Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai

Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu cuả môi trường sống là địa bàn phân bổ dân cư xây dựng các cơ sở KTXH - ANQP. Trên cơ sở học tập tại trường CĐKTKT Thái Bình và quá trình nghiên cứu tại địa phương. Tôi thấy rằng trong những năm gần đây việc quản lý và sử dụng đất đai nói chung và của địa phương nói riêng có rất nhiều bất cập chưa hợp lý chưa đạt hiệu quả về Kinh tế - Chính trị -Xã hội d

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đất đai mang lại như tình trạng: - Tự ý chuyển mục đích SDĐ, phá vỡ mặt bằng đất canh tác. - Tình trạng lấn chiếm đất diễn ra rất nhiều có những trường hợp chưa giải quyết được - Tình trạng đất nông nghiệp nhỏ lẻ manh mún không phù hợp với tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Và còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến đất đai mà chúng ta cần nghiên cứu giải quyết. - Chính vì những lý do trên em cảm thấy đây là vấn đề bức xúc đối với địa phương nói riêng cũng như các địa phương khác nói chung. Cho nên em đã chọn đề tài về đất đai "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai". Song với thời gian có hạn và tính chất phức tạp của đề tài nên em chỉ đi sâu vào nghiên cứu và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.Trong quá trình nghiên cứu thực tế và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất tại địa phương . Bản thân rất mong được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như cô giáo Viên Thị An tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình . Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 phần Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý – sử dụng đất đai. Phần II: Thực trạng công tác quan lý – sử dụng đất đai của xã Chương Dương - Đông Hưng – Thái Bình Phần III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai đối với xã Chương Dương. Phần I: cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng đất đai I. Vị trí vai trò của đất đai Đất đai là TNTN vô cùng quý giá .Đất là tư liệu sản xuất chính không gì thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông lâm ngư nghiệp cũng là quá trình khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả. Đất đai là nguyên liệu của một số ngành sản xuất như làm gạch, làm ngói...đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng bến bãi nhà xưởng tạo chỗ đứng cho công nhân, công nghiệp. Các Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai(đất là mẹ, sức lao động là cha sản xuất ra mọi của cải vật chất). Đối với đời sống đất là nơi mà trên đó con người xây dựng nhà cửa công trình để làm chỗ ở và tiến hành các hoạt động văn hoá xã hội nơi phân bổ các vùng kinh tế các khu dân cư. Đất đai còn là cơ sở phát triển các hệ sinh thái tạo ra môi trường để duy trì sự sống cho loài người và sinh vật trên trái đất. Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Năm 1973 tại hội nghị các bộ trưởng tại Châu Âu họp tại Luân Đôn đã đánh giá khái quát (Đất đai là một trong những của cải quý giá của con người nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất). Dưới góc độ chính trị và pháp lý đất đai là một bộ phận không thể tách rời quốc gia. Không thể có quan niệm về quốc gia không có đất đai. Tôn trọng quốc gia trước hết là tôn trọng lãnh thổ quốc gia. Đất đai là một trong những bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Nhưng mặt khác nhà nước là đại diện cho chủ quyền quốc gia. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia nhà nước phải luôn luôn thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ quốc gia khỏi bị xâm phạm. Việt Nam là một nước nghèo nàn lạc hậu là một nước chậm phát triển có tới 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp do vậy đã bao đời nay người dân Việt Nam sống gắn bó với đất đai, kết hợp với đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu sản xuất chính tạo ra của cải vật chất mà chủ yếu là lương thực, thực phẩm yếu tố để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người II. Quản lý- sử dụng đất đai 1. Quản lý đất đai Đất đai có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi một quốc gia , mỗi khu vục, địa phương...Việc quản lý đất đai tốt đồng nghĩa với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và công cuộc xây dựng đất nước tốt. Mỗi quốc gia có một chế độ chính trị khác nhau do vậy mỗi chế độ có một phương pháp quản lý đất đai khác nhau. Đối với Việt Nam ngay từ khi dành được chính quyền thì Đảng và Nhà nước đã xác định “ Đất đai là tài sản chung do nhà nước quản lý”. Việc quản lý này dựa trên quy điịnh của pháp lật và được phân cấp cho từng cấp chính quyền cụ thể. Nhà nước cấp TW quản lý tầm vĩ mô, các cấp địa phương quản lý tầm vi mô trong địa giới hành chính mà mình quản lý. Tuy nhiên việc quản lý của cấp chính quền nào cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật ( luật đất đai năm 2003). Việc quản lý nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ qứôc gia, phát triển đất nước, ngăn ngừa các tiêu cực trong quản lý đất đai như tình trạng tự ý bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất và sử dụng đất đai vào các hành vi tiêu cực khác gây ảnh hưởng xấu đối với đất nước. 2. Sử dụng đất đai Song song với việc quản lý đất đai thì vấn đề sử dụng đất đai cũng là vấn đề rất quan trọng. Sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả cao nhất về mọi mặt như đời sống KTXH, ANQP. Đặc biệt là đối với đất nước ta có tới 90% dân số sống bằng nghề nông nghiệp chính vì vậy trong những năm qua Đảng và Nhâ nước rất quan tâm chỉ đạo và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai đặc biệt là đối với đất nông nghiệp. Cụ thể như năm 1986 Đảng và Nhà nước đã chuyển từ khoán người sang giao đất cho các cá nhân hộ gia đình. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng lớn trong việc cải cách rượng đất. Từ chính sách này đã mang lại hiệu quả rất lớn về đời sống KT, VHCT, an ninh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, từ chỗ ăn không đủ no đến nay thì Việt Nam đã đứng nhất nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nhờ chính sách này mà đất nước Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, không chỉ chú trọng tới phát triển nông nghiệp mà còn đầu tư phát triển các ngành CN, TMDV và tư đó cũng củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Không ngừng ở đó Đảng và Nhà nước luôn luôn tìm ra những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai hơn nữa, đồng thời cũng phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi địa phương trong việc quản lý và sử dụng đất đai gắn với điều kiện thực tế của mình. Tuy nhiên, mọi năng động sáng tạo trong việc quản lý và sử dụng đất đai đều phải dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đối với Thái Bình, trong những năm gần đây cũng đã ban hành rất nhiều văn bản pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: - Quyết định 652 của UBND tỉnh về việc giao đất ổn định lâu dài cho các cá nhân gia đình. - Nghị quyết số 07 của UBND tỉnh về việc DĐĐT, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời cũng đã vận dụng rất nhiều biện pháp khác như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến nông sản và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm nông nghiệp... Tóm lại: Việc quản lý và sử dụng đất đai luôn luôn phải đồng hành có quản lý tốt thì mới sử dụng tốt, nếu quản lý không tốt thì sử dụng không mang lại hiệu quả thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ chính trị. Quản lý tốt, sử dụng tốt tạo cho đất nước phát triển góp phần xây dựng thành công CNXH – con đường mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn. III. Một số văn bản quản lý nhà nước về đất đai Xác định được vị trí vai trò của đất đai cho nên ngay từ khi dành được chính quyền về tay nhân dân cho đến nay. Đảng và nhà nước đã có hàng loạt các văn bản pháp luật qua các thời kỳ lịch sử để từng bước hoàn thiện về trật tự quản lý và sử dụng đất cụ thể như. Một số văn bản quản lý nhà nước về sử dụng đất đai: - Luật đất đai có hiệu lực ngày 15/ 10/ 1993 - Nghị định 64/CP ngày 27/ 9/ 1993 của Chính Phủ - Quyết định 652/UBND Tỉnh ngày 17/ 11/ 1993 * Nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy định tại điều 6 luật đất đai năm 2003( luật sửa đổi). +Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó . +Xác định địa giới hành chính lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính lập bản đồ hành chính +Khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính ,bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. +Quản lý quy hoạch sử dụng đất, quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. + Đăng ký quyền sử dụng đất, lập bản đồ hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất. +Thống kê, kiểm kê đất +Quản lý tài chính về đất đai +Quản lý phát triển thị trường, quyền sử đụng đất trong thị trường bất động sản +Quản lý, giám sát việc thực ,hiện quyền và nghĩa vụ của người sử đụng đất +Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý các vi phạm về pháp luật đất đai +Giải quyết việc tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo và các vi phạm trong sử dụng và quản lý đất đai +Quản lý các hoạt động công về đất đai *Thẩm quyền của chính quyền cấp xã trong quản lý đất đai Trên cơ sở phân cấp của các cơ quan quản lý. Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND và chịu trách nhiệm sự chỉ đạo của UBND Huyện, Phòng tài nguyên môi trường. Trực tiếp thực thi các công việc thuộc địa phận địa phương quản lý. - Quản lý đất đai theo luật - Thường xuyên khảo sát biến động của đất đai - Sử lý vi phạm theo thẩm quyền - Với việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở UBND. - Quy hoạch sử dụng đất của xã phải lập chi tiết gắn với thửa đất. Trong quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, HĐND xã thông qua trước khi trình lên cấp trên xét duyệt. - Xã chỉ có quyền hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã. - Sau khi đã có quyết định cao nhất của cơ quan có thẩm quyền, chính quyền cấp xã có nhiệm vụ tiến hành tổ chức đo đạc. +Giao đất không thu tiền sử dụng như: giao cho người trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, giao đất nông nghiệp trong hạn mức, HTX Nông Nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho cơ sở dịch vụ sản suất nông nghiệp... Đất xây dựng công trình văn hoá- y tế - giáo dục và lợi ích cộng đồng. + Giao đất có thu tiền sử dụng đất như:Giao cho hộ gia đình cá nhân làm đất ở, tổ chức kinh tế xây dựng nhà để bán, cho thuê. Đầu tư xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng chuyển nhượng cho thuê. Thu tiền sử dụng đất vào một lần hay nhiều lần trong cùng loại đất. - UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với MTTQ cùng các tổ chức thành viên của MTTQ xã các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp về đất đai. - Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất có tính chất phức tạp thì UBND xã chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. IV. Đánh giá việc quản lý và sử dụng đất của tỉnh. 1- Công tác quản lý - Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tất cả các ranh giới được ngăn cách bởi các con sông. Việc quản lý và sử dụng đất đai đã đựơc UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để quản lý, sử dụng như: Quyết định 652, 948... - Tiến hành tổ chức quy hoạch đất đai thường xuyên từ xã đến tỉnh. Phân cấp quản lý đất đai theo đúng quy định của luật đất đai với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cấp. - Thực hiện Quyết Định 652 của UBND tỉnh ngày 17/11/1993 về việc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân. Toàn tỉnh đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. - Đối với đất ở thì thực hiện tốt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất từ xã đến huyện đảm bảo không bỏ sót. Việc lập quy hoạch, kế hoạch đảm bảo tính khoa học tính dân chủ. - Đối với một số loại đất khác việc lập quy hoạch kế hoạch cũng được tiến hành một cách chặt chẽ khoa học. - Nhìn chung công tác quản lý đất đai trong những năm qua của tỉnh là tốt thể hiện được tính pháp lý cao. Công tác quản lý đất đai của tỉnh không có vấn đề gì lớn xảy ra. Tuy nhiên công tác quản lý cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót cụ thể là: - Các văn bản quản lý nhà nước cấp tỉnh ban hành còn chồng chéo chưa đồng bộ, thống nhất. Các văn bản quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh mới chỉ mang tính chất sử lý tình huống chưa thực sự thể hiện được tính khoa học dự đoán trước. - Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai còn chưa nghiêm túc và chưa đúng tinh thần của văn bản. - Tình trạng tự ý bán đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các địa phương xảy ra rất phổ biến đặc biệt là những năm 1990 - 1995. - Tình trạng tranh chấp đất đai của hộ gia đình, cá nhân còn xảy ra nhiều. Việc sử lý giải quyết của các cấp chính quyền còn chưa kịp thời, chưa thoả đáng do vậy dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại còn xảy ra. - Công tác quản lý trong lĩnh vực mua bán bất động sản diễn ra phức tạp. Nhiều vấn đề mà chính quyền chưa can thiệp được như việc tự ý mua bán cho thuê chuyển nhượng...không qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do vậy khi xảy ra tranh chấp việc giải quyết rất khó khăn. 2- Việc sử dụng đất đai Nhìn chung vấn đề sử dụng đất của tỉnh tương đối ổn định không có vụ việc nào lớn do sử dụng đất không tốt đem lại hịêu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục: - Tình trạng tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền. Đặc biệt là việc phá vỡ mặt bằng đất canh tác. - Đối với tỉnh ta thì vấn để sử dụng đất như đất chuyên dùng, đất thổ cư và các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất ít còn phần lớn là đất nông nghiệp. Theo đánh giá của tỉnh thì kết quả đạt được trong 15 năm đổi mới như sau. Đặc điểm: - Thái bình là một tỉnh đồng bằng ven biển đất đai của Thái bình là đất bồi tụ hàng năm nên nhìn chung là đất tốt thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện. - Nguồn nước tương đối dồi dào có khả năng đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và đời sống phát triển cao.Có nguồn thuỷ, hải sản phong phú. Dân số đông đất hẹp. *Thành tựu đạt được: - Nông nghiệp được mùa liên tục từ năm 1995 sản lượng lúa đạt 939,5 ngàn tấn, đến năm 1998 đạt 968,9 ngàn tấn, năm 2000 đạt 1.050,6 ngàn tấn về năng suất lúa trên ha/năm 1995 đạt 5,54 tấn tạo ổn định về kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế chung, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Đặc biệt đã xác định tuyển chọn được bộ giống lúa có tiềm năng, năng xuất chất lượng cao, bố trí cơ cấu giống lúa và thời vụ gieo trồng hợp lý. - Tăng đầu tư cho các ngành để tăng sản suất nông nghiệp tăng sản phẩm hàng hoá: như tăng đầu tư cho chế biến nông sản thực phẩm khai thác kinh tế biển, cơ sở hạ tầng KTXH có bước cải thiện như : điện - đường - trường - trạm - thông tin... - Những cơ chế chính sách đổi mới của nhà nước đang được đẩy mạnh và đi vào cuộc sống. Việc triển khai các chương trình hành động thực hiện nghị quyết của TW và 5 chương trình kinh tế của tỉnh. Những kết quả trên đây là tiền đề quan trọng tạo đà chuyển sang giai đoạn đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của tỉnh ta. Phần II:thực trạng việc quản lý và sử dụng đất đai của địa phương 2000-2005 A-Điều kiện tự nhiên -KTXH của địa phương . I- Đăc điểm tự nhiên . Chương Dương là một xã nội đồng nằm ở phía tây của huyện Đông Hưng, cách thị trấn 6,5km. Xã có trục đường 39A chạy qua chiêù dài 2,0km - Phía bắc giáp xã Hợp tiến. -Phía đông giáp xã Minh châu . -Phía tây giáp xã Đồng phú. -Phía nam giáp xã Hoa lư- Thăng long. Địa giới hành chính xã được chia thành 5 cơ sở thôn: +Thôn Cao mỗ . +Thôn Cao Mỗ nam. +Thôn Cao Mỗ đông . +Thôn Nam Lỗ . + Thôn Sổ . - Tổng dân số cho tới thời điểm này là 4815 người và chia thành 1419 hộ. Số lao động trong độ tuổi lao động là 2481 người . Tổng diện tích đất của xã là 357,05 ha và được phân chia theo bảng sau. Loại đất Diện tích ha Tổng diện tích đất tự nhiên 357,05 ha Đất nông nghiệp 260,64 ha Đất chuyên dùng 72,08 ha Đất ở 24,33 ha II. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương năm 2000 - 2005 1- Điều kiện về kinh tế Trong những năm quan tình hình kinh tế của phương đã có sự chuyển biến rõ rệt đới sống nhân dân trong xã được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm. Bình quân lương thực đầu người đạt 700 - 750 kg/năm. Cụ thể trong các ngành như sau: a-Nông nghiệp -Trong những năm qua địa phương luôn giành được thắng lợi cả về trồng trọt và chăn nuôi: +Trồng trọt: Năm 2000 sản lượng lúa đạt 120,2 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực đạt 3000 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt750 kg/năm. Năm 2005 sản lượng lúa đạt 125,5 tạ/ha/năm tổng sản lượng lương thực đạt 3200 tấn bình quân lương thực đầu người đạt 780kg/ năm. +Chăn nuôi phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng. - Đàn lợn: năm 2001 có 1600 - 1800 con. Đến năm 2005 có 1800 - 2500 con - Đàn trâu bò: Năm 2001có 67 con đến năm 2005 có101 con. - Đàn gia cầm: Hiện nay có từ 14.000 - 18.000 con b-Ngành nghề tiểu thủ công nghịêp: - Trong những năm gần đây ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang từng bước khôi phục và phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Có tới 600 đến 700 lao động nông nghiệp trong xã làm nghè phụ như thêu ren đan nát thu nhập bình quân khoảng 280 đến 350 ngàn đồng/ tháng c- Thương mại dịch vụ - Phát triển mạnh mẽ đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân tổng thu từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ đồng d- Cơ sở hạ tầng: - Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được củng cố và phát triển - 100% các hộ có điện thắp sáng. - Xây dựng mới 02 trường học cao tầng. - Hệ thống giao thông, thuỷ lợi đã được bê tông hoá 2- Tình hình chính trị xã hội. - Tình hình chính trị ổn định không có hiện tượng khiếu kiện đông người, vượt cấp. Đảng bộ hoạt động có hiệu quả, dân chủ công bằng. Tổng số Đảng viên trong đảng bộ là 245đ/c và chia làm 8 chi bộ. - Các đoàn thể chính trị, xã hội như:Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hôi phụ nữ, Hội nông dân, MTTQ Việt Nam.... đã phát huy tốt vai trò chức năng nhiệm vụ của mình. - Hệ thống cán bộ đảng,chính quyền và các đoàn thể tương đối ổn định hầu hết đã được đào tạo về lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ. - Tình hình trật tự xã hội tương đói tốt tình trạng trộm cắp, cờ bạc gây rối trật tự giảm trong xã không có người ngiện ma tuý. - Năm 2004 tổng số vụ uỷ ban nhân sử lý 15 vụ đến năm 2005 chỉ còn 10 vụ. 3- Công tác y tế giáo dục. a- Công tác giáo dục - Trong những năm qua công tác giáo dục ngày càng được trú trọng về mọi mặt. Địa phương đã đầu rtư xây dựng 02 trường cao tầng . hàng năm các thầy cô giao thay phiên nhau đi học nâng cao trình độ.tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng nhiều.100%các cháu 5 tuổi đến trường .100%các chau TTN đều đạt phổ cấp THCS. b- Công tác y tế - Công tác y tế ngày càng phát huy tốt vai trò của mình thường xuyên chăm lo tới đời sống sức khoẻ của nhân dân đặc biệt là đói với các bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trạm ngày càng đổi mới. Cánn bộ y tế thường xuyên được học tập nâng cao trình độ. III. Kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương 2000 đến 2005. 1- Kết quả trong sản xuất nông nghiệp a- Trồng trọt Chỉ tiêu ĐV tính 2001 2002 2003 2004 2005 Lúa cả năm Diện tích Ha 251 249 249 249 249 Năng xuất Tạ 126,4 124,94 124,96 126,9 122,2 Sản lượng Tấn 3206 3111 3111,5 3161 3042 Cây vụ đông Diện tích Ha 2,1 1,7 3,5 7,8 8,6 Năng xuất Triệu/ha 9,5 9,7 10,05 9,1 2,2 Sản lượng Triệu 19,9 16,5 36,8 70,1 19 b- Chăn nuôi Chỉ tiêu ĐV.tính 2001 2002 2003 2004 2005 Đàn trâu bò Con 120 57 82 64 78 Đàn lợn Con 1.572 1.600 1.200 14.000 16.500 Đàn gia cầm Con 16.000 17.000 15.000 18.000 14.000 2-Tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vu. Ccchỉ tiêu Đ/VT 2001 2002 2003 2004 2005 TTCN Tỷ 1,2 1,5 1.9 2,7 3,1 TMDV Tỷ 1,5 1,6 2,0 3,0 3,5 *Nhận xét. Từ việc thống kê kết quả sản xuất kinh doanh cuar địa phương trong hai lĩnh vực chính là sản suất nông nghiệp – TTCNvà TMDV như trênta thấy: tình hình sản xuất nông nghiệp có chiều hướng phát triển theo hàng năm . Trong trồng trọt hàng năm tăng từ 80- 85 tấn. Trong chăn nuôi tăng trung bình hằng năm từ 1500- 2000 con. B- Thực trạng việc quản lý và sử dụng đất của địa phương (2000-2005) I-công tác quản lý. Trong những năm gần đây (2000-2005)công tác quản lý đất đai của địa phương nhìn chung đã từng bước khắc phục được tình trạng tự ý bán đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,phá vỡ mặt bằng canh tác ... công tác quản lý đất đai tương đối ổn định .Góp phần vào sự ổn định của địa phương, tạo điều kiện phát triển cho địa phương .Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Kết quả công tác quản lý đất đai cụ thể như sau . 1- Điều tra khảo sát , đo đạc đánh giá , phân hạng đất ,lập bản đồ địa chính . Đây là biện pháp đầu tiên trong công tác quản lý, nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng đất đai (diện tích ,loại hạng). Đây chính là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc quản lý và định hướng cho các loại đất. Thông qua việc đánh giá phân hạng đất, thống kê đất đai, nhận biết khả năng sinh lời của đất để có những quyết định phù hợp, điều chỉnh các quan hệ vê đất đai . - Năm 1996 thực hiện quyết định 241/QĐ-UB Ngày 09/6/1996 của UBND Tỉnh Thái Bình. UBND xã tổ chức đo đạc, chỉnh lý bản đồ.Tuy nhiên số liệu trên bản đồ và thực địa sai khác nhau nhiều.Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Năm 1998 xã, sở đia chính tiến hành đo đạc toàn bộ diện tích đất đai .Kết quả đã lập được bản đồ địa chính,sổ mục kê từng thửa sử dụng trên bản đồ. Căn cứ vào vị trí của đất đai theo 5 tiêu chuẩn (xa gần) căn cứ vào tinh chất thổ nhưỡng ,điều kiện nước và căn cứ vào khả năng sinh lời của đất . Xã đã tổ chức điều tra thực địa thực hiện việc phân hạng đất nông nghiệp kết quả như sau Biểu đánh giá phân hạng đất nông nghiệp Hạng đất Diện tích ha Tỷ lệ % Tổng diện tích đất nông nghiệp. 260,64 100 Đất hạng 1 144 52,2 Đất hạng 2 90 34,5 Đát hạng 3 26,64 10.2 2-Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai . Đây là một căn cứ pháp lý kỹ thuật quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ đất đai. Công tác quy hoạch hoá việc sử dụng đất đai là quá trình mà thực chất làthông qua đó Đảng và Nhà Nước thể hiện ý đồ tác động vào hiện trạng sử dụng đất một cách hợp lý nhất. Đảm bảo an toàn lương thực, đổi mới bộ mặt nông thôn, kiểm soát quá trình đô thị hoá, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Năm 2005 xã đã tiến lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2015 và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Biểu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2005 Đơn vị tính: ha Loại đất Diện tích Hiện trạng 2005 Tổng DT tự nhiên 357,05 I Đất nông nghiệp 260,64 1 Đất trồng cây hàng năm 247,72 a Đất ruộng lúa, lúa màu 241,19 b Đất trồng cây HN khác 6,53 2 Đất vườn tạp 3 Đất trồg cây lâu năm 4 Đất mặt nước NTTS 12,92 II Đất lâm nghiệp III Đất chuyên dùng 72,08 1 Đất xây dựng 7,39 2 Đất giao thông 19,31 3 Đất thuỷ lợi MMCR 35,08 4 Đấtdi tích LSVH 5 Đất ANQP 2,62 6 Đất khai thác khoáng sản 0,45 7 Đất nguyên vật liệu XD 0,56 8 Đất làm muối 9 Đất nghiã trang 6,67 10 Đất khác IV Đất ở 24,33 V Đất chưa sử dụng 3- Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý đất đai - Đây là nội dung quy định việc quản lý sử dụng đất đai bằng pháp luật, các văn bản dưới luật của Nhà nước. Là phương tiện để thể chế hoá đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân và điều chỉnh các quan hệ về đất đai. Những năm qua Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức và thực hiện tốt các văn bản về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp. - Nghị định 64/CP của chính phủ - Quyết định 652/của UBND Tỉnh - Hướng dẫn 200/HD của sở Nông Nghiệp - Nghị quyết 08/NQ của huyện uỷ Đông Hưng về việc giao đất ổn định lâu dài cho nhân dân( 1993 - 2015). - Quyết định 948/QĐUB ngày 25/9/2000 của UBND Tỉnh Thái Bình (giao đất bổ sung cho các hộ gia đình 48m2). *Đặc biệt là việc thực hiên Nghị quyết số 07 của Tỉnh uỷ Thái Bình về dồn điền đổi thưả và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói việc thực hiện NQ 07 của Tỉnh uỷ và quyết định 18/QĐ - UB của UBND tỉnh là cuộc cách mạng về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Nó khắc phục được tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún rất khó cho sản xuất, thâm canh ứng dụng KH - KT. Qua công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thì toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã đã hiểu và thấy được lợi ích của việc dồn điền đổi thửa. Do vậy công tác dồn điền đổi thửa của địa phương tương đối thuận lợi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì địa phương còn gặp khó khăn như: Một số hộ gia đình chưa ý thức được vấn đề, một số diện tích đất ở xa khu dân cư và một số diện tích đất khó giao... Song với quyết tâm của Đảng uỷ - HĐND- UBND, Ban chỉ đạo đã quyết tâm thực hiện và đạt kết quả tương đối tốt. Biểu so sánh số thửa trước và sau dồn điền đổi thửa Số TT Thôn Số hộ Số thửa trước DĐĐT Số thửa sau DĐĐT Cân đối ST giảm Tỷ lệ % 1 Cao Mỗ 301 1780 910 870 48 2 Cao Mỗ Nam 273 1455 801 654 44 3 Cao Mỗ Đông 287 1520 805 715 47 4 Nam Lỗ 334 1821 925 896 49 5 Thôn Sổ 224 1315 726 589 44 Tổng cộng 1419 7891 4167 3724 47 Qua số liệu trên cho thấy số thửa giảm sau khi dồn điền đổi thửa còn lại là: 4.167 thửa, bình quân số thửa trên hộ là: 2,9. Mặt khác khi dồn điền đổi thửa còn quy hoạch lại một số công trình giao thông thuỷ lợi, đê bờ vùng bờ thửa khoa học hợp lý, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Một số khu đất xấu khó giao địa phương đã tiến hành vân động và tạo điều kiện thuận lợi cho một số hộ có khả năng kinh tế nhận khoán gọn với diện tích lớn để đầu tư sản xuất. Đồng thời cũng cho đổi một số vùng sang nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt xã đã quy hoạch được quỹ đất 5% ( Do UBND xã quản lý) đáp ứng yêu cầu cho thuê, chuyển nhượng, thực hiện quyết định 372 của UBND tỉnh và một số vùng diện tích thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tạo việc làm cho người dân địa phương. 4/ Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đây là biện pháp quan trọng để nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ diện tích đất đai, biện pháp tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. - Năm 1998 UBND xã đã kết hợp với Sở địa chính, Phòng địa chính tiến hành đo đạc toàn bộ diện tích đất đai. Kết quả đã lập được chi tiêt sổ mục kê từng thửa, từng lô ruộng được thể hiện chi tiết trên bản đồ và các sổ theo dõi phản ánh mục đích sử dụng đất. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để xã quản lý chặt chẽ quỹ đất của mình, là cơ sở để giải quyết các vụ việc tranh chấp về đất đai. + Đối với đất thổ cư xã đã tiến hành đo đạc ( Có đủ các thành phần tham gia theo quy định của pháp luật). Lập biên bản đo hiện trạng, vào sổ quy chủ để theo dõi. Tất cả đất thổ canh, thổ cư đều lập thành 2 bộ theo hệ thống từng thôn. UBND xã quản lý 1 bộ và cơ sở thôn giữ 1 bộ làm cơ sở cho việc quản lý theo dõi sự biến động của đất đai, nhằm hạn chế các vi phạm về đất đai đây cũng là cơ sở để tính thuế. - Thống kê kiểm kê đất. Hàng năm vào ngày 1/10 xã tiến hành thống kê kiểm kê nhằm nắm được tình hình biến động của đất đai và có những biện pháp xử lý kịp thời. - Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Đất nông nghiệp 100% các hộ. + Đất thổ cư 45 hộ. 5/ Tổ chức thực hiện thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng đất. Nhằm tăng cường thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, phát huy tích cực, khắc phục thiếu sót đồng thời đưa ra những phương án giải quyết kịp thời góp phần ổn định tình hình chính trị ở địa phương. Do vậy địa phương luôn chú trọng làm tốt công tác này. - Năm 2004 Đảng uỷ xã đã ra Nghị quyết và giao cho HĐND, UBND tổ chức tiến hành thanh tra việc chấp hành các chế độ quản lý và sử dụng đất. Kết quả cho thấy trong xã không có vi phạm gì lớn việc tổ chức giao đất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận QSDĐ tương đối tốt. Việc tiến hành cho thuê quỹ đất 5% của xã đảm bảo đúng yêu cầu, có văn bản ký kết về thời gian mục đích, thuế.vv. Đảm bảo cho công tác quản lý thuận lợi. 6/ Giải quyết những tranh chấp về đất đai, giải quyết những khiếu nại tố cáo vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Nhìn chung công tác giải quyết những tranh chấp, khiếu nại tố cáo của xã tương đối tốt và kịp thời góp phần giữ vững ổn định chính trị tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Biểu kết quả thống kê như sau: Số TT Năm Tổng số vụ vi phạm Nội dung vi phạm Đã giải quyết Tồn tại Lấn chiếm đất SDĐ không đúng mục đích Tranh chấp khiếu nại 1 2002 18 8 7 3 14 4 2 2003 26 7 15 4 21 5 3 2004 25 6 10 9 19 6 4 2005 20 5 11 4 18 2 5 89 26 43 20 72 17 Qua bảng tổng hợp số liệu tranh chấp trên cho thấy tình trạng vi phạm luật đát đai vẫn thương xuyên xảy ra, nó không theo một quy luật nào. Tuy năm 2005 các vụ vi phạm có giảm hơn song đó chưa phải là xu hướng của năm tiếp theo. Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ các vụ vi phạm về sử dụng đất không đúng mục đích chiếm tỷ lệ lớn (43/89 vụ vi phạm) đây cũng là tình trạng chung của các địa phương. Các vụ lấn chiếm và tranh chấp cũng rất nhiều, có những vụ việc địa phương không giải quyết được mà phải lập hồ sơ gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết. 7) Nhận xét chung về công tác quản lý đất đai của địa phương a- Kết quả đạt được Nhìn chung công tác quản lý đất đai của địa phương trong những năm gần đây ( 2000-2005 ) đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. Góp phần ổn định chính trị tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. b- Hạn chế. Trong công tác quản lý đất đai của địa phương còn rất nhiều hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc phục cụ thể là. - Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, các văn bản pháp luật về đất đai còn hạn chế chưa thường xuyên liên tục, người dân còn chưa am hiểu sâu rộng về pháp luật đất đai dẫn đến tình trạng vi phạm luật đất đai còn xảy ra nhiều. - Việc tiến hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai còn chưa kho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7709.doc