Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: ... Ebook Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Lời mở đầu: Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta vào các định chế khu vực và trên thế giới với định hướng phát triển kinh tế quốc gia từ nay đến năm 2020. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta có sự thay đổi lớn. Với các doanh nghiệp thì ranh giới giữa thành công và thất bại trở nên rõ ràng. Ngày nay tràn ngập các doanh ngiệp sản xuất ra cùng 1 loại hàng hóa, khách có nhiều cơ hội lựa chọn nên việc sử dụng vốn lưư động sao cho có hiệu quả trở nên quan trọng .Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn tồn đọng những mặt hạn chế. Một số doanh nghiệp đ? gặp không ít những khó khăn bởi trình độ quản lý chưa theo kịp với đà của cơ cơ chế thị trường kèm theo là sự phản ứng kém linh hoạt với phương thức và cách thức điều hành doanh nghiệp điển hình trong lĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp còn lúng túng trong huy động, quản lý và sử dụng vốn. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác. Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại nhà m¸y,em đã chọn đề tµi: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị’’. Chương 1: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 1.1.Vốn lưu động: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền tài sản lưu động các doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ðó la số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thanh phẩm, thành phẩm. Giá trị vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Ðó la toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm , thành phẩm. - Hình thái giá trị: là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng lên do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. Sự lưu thông về mặt hiện vật và giá trị của vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất có thể biểu diễn bằng công thức chung: T- H- SX-H?-T? Trong quá trình vận động, đầu tiên vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng lại bằng hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để doanh nghiệp sản xuất sau đó đem bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Từ các kết quả đó giúp ta sáng tạo ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp: 1.1.2.1.Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2.1.1.Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất: + Vốn nguyên vật liệu chính. + Vốn vật liệu phụ. + Vốn nhiên liệu. + Vốn phụ tùng thay thế. + Vốn vật liệu đóng gói bao bì. + Vốn công cụ lao động nhỏ. 1.1.2.1.2. Vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất: + Vốn sản phẩm dở dang. + Vốn bán thành phẩm tự chế. + Vốn về chi phí tự kết chuyển. 1.1.2.1.3. Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông: + Vốn thành phẩm hàng hoá. + Vốn tiền tệ. + Vốn thanh toán 1.1.2.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện: Vốn vật tư hàng hoá: Là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện vật cụ thể nguyên nhiên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền quỹ, vốn, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, đầu tư ngắn hạn. 1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn: Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn tự bổ sung từ lợi nhận, từ các quỹ của doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết. Vốn chủ sở hữu được xác định phần còn lại trong tổng tải sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Các khoản nợ là khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác. 1.1.2.4. Phân loại theo nguồn hình thành: Vốn do nhà nước cấp: Là vốn do nhà nước cấp do doạnh nghiệp được xác nhận trên cơ sở biên bản giao nhận vốn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển. Vốn do nhà nước cấp có 2 loại là vốn cấp ban đầu và vốn cấp bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sử dụng vốn này phải nộp ngân sách một tỷ lệ phần trăm nào đó trên vốn cấp gọi là thu sử dụng vốn ngân sách. Vốn tự bổ sung: Là vốn nội bộ doanh nghiệp bao gồm: vốn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại, vốn cổ phần. Vốn liên doanh, liên kết: Là vốn do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác trong và ngoài nước để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Ðây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh này có thể gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng kinh doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị. Nguồn vốn đi vay: Nguồn vốn đi vay từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ được hoàn lại. Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu , tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua thị trường chứng khoán, tín dụng thuê mua. +)Tín dụng thương mại là tín dụng thường được các doanh nghịệp sử dụng, coi đó như một nguồn vốn ngắn hạn. Tín dụng thương mại chính là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, mua bán trả chậm hay trả góp.Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hóa dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chiụ sự tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh mà nó còn tạo ra khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh một các lâu bền. Tuy nhiên do đặc điểm của khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học, nó có thể đáp ứng phần nào vốn lưu động cho doanh nghiệp. Mặt khác, do là nguồn vốn ngắn hạn nên sử dụng qua nhiều loại hình này dễ gặp phải các rủi ro như: rủi ro về l?i suất, rủi ro về thanh toán. Trên thực tế, chiếm dụng đến một mức độ nào đó có thể coi là tín dụng thương mại. +) Tín dụng ngân hàng: Ðây là khoản vay tại các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp, với thời hạn có thể từ vài ngày tới cả năm với lượng vốn theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tài trợ của ngân hàng cho doanh nghiệp được thực hiên theo nhiều phương thức. Một là cho vay theo từng món. Theo phương thức này khi phát sinh nhu cầu bổ sung vốn với một lượng nhất định và thời hạn xác định, doanh nghiệp làm đơn xin vay. Nếu được ngân hàng chấp nhận, doanh nghiẹp sẽ ký khế ước nhận nợ và sử dụng tiền vay. Việc trả nợ được thực hiện theo các kỳ hạn nợ đ? thoả thuận hoặc trả một lần vào ngày đáo hạn. Hai là, cho vay luân chuyển. Phương thức này được áp dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn bổ sung thường xuyên và đáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra. Theo phương thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuận một hạn mức tín dụng cho mọt thời hạn nhất định. Hạn mức tín dụng được xác định dựa trên nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp và mức cho vay tối đa mà ngân hàng có thể chấp thuận. Căn cứ vào hạn mức tín dụng đ? thoả thuận, doanh nghiệp có thể nhận tiền vay nhiều lần nhưng tổng các món nợ sẽ không vượt quá hạn mức đã xác định. +) Vốn huy động qua thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động qua thị trương chứng khoán bằng cách phát hành trái phiếu, đây là công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cấu vốn cho sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút được số vốn nhàn rỗi trong x? hội để mở rông sản xuất kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp. +) Tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn tín dung thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ðây là hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính. Ngoài ra còn có các loại nguồn vốn khác như huy động vốn điều lệ cho các công ty cổ phần đang trong quá trình thành lập hoặc là thành lập mới hoàn toàn, hay tăng vốn điều lệ cho các công ty cổ phần. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động vật tư tiền vốn KÕt qu¶ HiÖu qu¶ = Chi phÝ 1.2.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Vốn là yếu tố của mọi hoạt động kinh doanh. Vốn là tiền tệ cho sự ra đời của doanh nghiệp, la cơ sở để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tao công ăn việc làm cho nguòi lao động. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi, đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phạm trù kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất. Xuất phát từ những nguyên lý chung như vậy, trong linh vực vốn kinh doanh định ra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Do vậy các nguồn lực kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho. Nó chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinh doanh đó được xác định bằng thước đo tiền tệ. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nó không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Chính vì thế các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp: 1.2.2.1. Sức sinh lời của vốn lưu động: lợi nhuận Sức sinh lời của vốn lưu động = vốn lưu động bình quân Trong đó: VLĐ đầu kỳ+VLĐ cuối kỳ VLĐ bình quân= 2 Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: VLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ= Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. 1.2.2.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển): Thời gian của một vòng luân chuyển Thời gian kỳ phân tích = Số vòng quay của VLĐ Thường lấy thời gian của kỳ phân tích là một năm hay 360 ngày. Chỉ tiêu này cho biết: Số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn. 1.2.2.4. Số vòng quay của hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu phản ánh số lần mặt hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. 1.2.2.5. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: 360 ngày Thời gian một vòng quay HTK= Số vòng quay HTK 1.2.2.6. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Tổng số tài sản LĐ Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tống số nợ ngắn hạn Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh toán, đó là khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nợ đến hạn thanh toán. Hệ số cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp, nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có dư khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan. 1.2.2.7. Tỉ suất thanh toán tức thời: Tổng số vốn bằng tiền Tỉ suất thanh toán tức thời= Tổng số nợ ngắn hạn Nếu tỉ suất lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nếu tỉ suất nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không dư tiền thanh toán. 1.2.2.8. Số vòng quay các khoản phải thu: Tổng số doanh thu bán chịu Số vòng quay các khoản phải thu= Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nơ.Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển của các khoản phải thu sẽ nâng cao và vốn của công ty ít bị chiếm dụng. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ. 1.2.2.9. Thời gian một vòng quay các khoản thu: Thời gian một vòng quay Thời gian kỳ phân tích Các khoản phải thu = Số vòng quay các khoản phải thu - Chỉ tiêu này cho thấy đẻ thu hồi các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. - Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồicác khoản phải thu là chậm và ngược lại. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng: 1.2.3.1. Nhân tố khách quan: - Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước: Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưung chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạnh như nhà nước tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp, điều này làm trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính sach cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiẹp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phương hướng định hướng phát triểncủa các ngành kinh tế đèu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Tác động của thị trường: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã hội nhưng trong nó có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới được linh hoạt, nhạy bén bao nhiêu thì mặt trái của nó lài là những thay đổi liên tục đến chóng mặt. Gía cả của các đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát lại vẫn thường xuyên xảy ra. Đương nhiên vốn của doanh nghiệp bị mất dần. Chúng ta biết rằng cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Do vậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có như vậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh, mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta biết rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm có rác động rất lớn tới việc hiệu quả sử dụng vốn cua doanh nghiệp. Nếu thị trường ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. - Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khi khoa học kỹ thuật phát triển đến tốc độ đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn. Mặt khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt ngày càng khốc liệt. Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và từ đó tăng hiệu quả công việc. Ngoài ra có một số nhân tố mà người ta thường gọi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan: - Tác động của chu kỳ sản xuât kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu ký ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngựơc lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. - Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới lượng hàng hoá bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu. Từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Dovậy trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận. - Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hương không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động. Điều đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng. Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ. - Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. + Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dữ trữ. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí mua hình giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. + Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất , thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm. + Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu và có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu nay quyết định đến doanh thu, là cơ sở để tái sản xuất. Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn: + Việc xác định cơ cấu vốn: cơ cấu vốn đầu tư mang tính chủ quan có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Tỉ trọng các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cao nhất thì mới là cơ cấu vốn tối ưu. . Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu độngtrong tổng vốn kinh doanh nghiệp. . Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định không tích cực. . Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng. + Việc xác định nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng. Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính xác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán – tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết. Lựa chọn các phương án đầu tư: Lựa chọn phương án đầu tư là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được phương án đầu tư nhằm tạo ra được những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu co, lợi nhuận nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng lên. Ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn bị ứ đọng là thế, vòng quay vốn bị chậm lại, tất yếu, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thích hợp: đổi mới quy trình thanh toán soa cho thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụng cho các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán, đa dạng hoá sản phẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ. 2.1. Tổng quan về nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của nhà máy: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thuộc tổng công ty thực phẩm miền Bắc - Bộ Thương Mại, đặt tại ngõ 122 phố Định Công, Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân Hà Nội, với diện tích sử dụng 20.000 m2. Tổng công ty thực phẩm miền bắc được thành lập theo quyết định số 699TM- TCCD ngày 13/08 năm 1996 của bộ thương mại. Trụ sở của công ty đặt tại 203 Minh Khai – Hai Bà Trưng - Hà Nội –Là một doanh nghiệp của nhà nước kinh doanh trên cả 3 lĩnh vực :sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Công ty có hệ thống hạch toán độc lập, hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân được mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước . Tổng công ty thực phẩm Miền Bắc khi mới thành lập, mặc dù có nhiều khó khăn, công ty đã đầu tư dây truyền sản xuất Cookies của cộng hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn trên một ngày. Đây là một dây truyền sản xuất tiên tiến hiện đại và lò nướng được điều khiển đốt bằng ga tự động. Sau một thời gian lắp đặt và xây dựng cơ sở vật chất, nhà máy sản xuất bánh của Công ty đã đi vào hoạt động theo QĐ số 1260 ngày 08/12/1997 của ban giám đốc Công ty thực phẩm miền Bắc ký. Nhà máy lấy tên là: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Ban đầu nhà máy mới chỉ có dây truyền sản xuất bánh với công suất 2500 - 2700 tấn /năm, cùng với số công nhân 100-120 người. Đến nay nhà máy ngày càng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chiều sâu . Nhà máy đã mở rộng và phát triển thêm hai phân xưởng sản xuất lương khô, tăng tổng diện tích kho lên 6.000m2. Số lượng công nhân tăng lên gần 300 người vào những thời điểm lễ tết trung thu, số lượng có thể tăng lên gần 700 người, sản lượng bình quân tăng mạnh đạt 3000 - 4000 tấn trên 1 năm riêng năm 2003 đạt trên 4200 tấn. Tuy thời gian đi vào hoạt động không dài nhưng với dây truyền sản xuất hiện đại, nhà máy đã cho ra những sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, nhà máy đầu tư mua 4 trục lăn mới của Italia có thể tạo hình đồng thời nhiều loại hoa văn, nhiều loại bánh khác nhau. Có thể nói sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Sản phẩm của nhà máy đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong nước. Trong thời gian tới nhà may sẽ mở rộng ra thị trường nước ngoài. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: a. Chức năng: Tổ chức sản xuất chế biến các loại sản phẩm công nghệ như: bánh kẹo, mứt, lương khô… Hoạt động của nhà máy bao gồm hai chức năng chính là sản xuất ra các sản phẩm và chức năng tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ hàng hoá không trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ thực hiện qua hệ thống các trung gian là các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các chi nhánh của nhà máy trong nước. b. Nhiệm vụ: Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của công ty Thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, nhà máy được công ty cho phép hạch toán độc lập. Có thể nói nhà máy như thể là công ty con của Tổng Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Do đó nhà máy có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước, nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu Nghị nói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kem xốp, lương kho, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấp cho thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu thị trường. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị: Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ Tài chính kế toán PGĐ kỹ thuật PGĐ TChức LĐộng P.Khoạch vật tư P. TC- Kế toán P.Kỹ thuật P.KCS P.Thị trường P.Hành chính Phân xưởng bánh quy Phân xưởng bánh kem xốp Phân xưởng lương khô Phân xưởng bánh ngọt, trung thu, Mứt Tết 2.1.3.1. Giám đốc Giám đốc nhà máy cũng chính là Giám đốc công ty Thực phẩm Miền Bắc, là người chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.2. Bốn phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách tổ chức - lao động là người phụ trách các vấn đề về tổ chứcquản lý về lao động, ra các quyết định và ký các hợp đồng lao động với công nhân. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chuyên phụ trách về các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ. - Phó giám đốc phụ trách tài chính - kế toán: là người phụ trách các hoạt động kế toán tài chính cua rnhà máy. - Phó giám đốc kỹ thuật: là người giám sát hoạt động sản xuất những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu. 2.1.3.3. Các phòng ban: - Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng tiến hành nghiên cứu chi tiết các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới. - Phòng tài chính kế toán: Chức năng cơ bản là tham mưu giám đốc về mặt tài chín._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7028.doc
Tài liệu liên quan