Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng: ... Ebook Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Cơ điện và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
I. Lý do lựa chọn đề tài
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là xu thế tất yếu, là hướng đi quan trọng và là giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Nhìn lại quá trình tồn tại và phát triển của nền kinh tế thế giới, loại hình doanh nghiệp được đánh giá là loại hình doanh nghiệp mang đầy đủ các yếu tố phát triển qua các thời kì. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được đảng và chính phủ ta bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Sau nhiều năm thử nghiệm có kết quả tốt, gần đây chính phủ đã bắt đầu thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, coi cổ phần hoá là một trong những giải pháp chủ yếu để đổi mới cơ bản khu vực kinh tế nhà nước, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, của cả nền kinh tế nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, nhiều bộ, nghành địa phương đã chư trọng đến công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Một số công ty công ty cổ phần đã đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tháo gỡ được những vướng mắc trước khi cổ phần. Tuy nhiên các công ty cổ phần cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất đó là tiếp cận môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt hơn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm vì mục đích của họ là lợi nhuận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Vì vậy em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty Cổ phần Cơ điện và xây dựng
II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
1.1. Mục đích chung
Nghiên cứu các giải pháp chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá tại Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng. Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng mới cổ phần hoá và hoạt động sau cổ phần được 1 năm còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.2. Mục đích cụ thể.
+ Góp phần hệ thống hoá các lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Đánh giá thực trạng hoạt động tại Công ty Cổ phần cơ điện và Xây dựng
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích theo thời gian được sử dụng như một công cụ chủ yếu
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp tổng hợp số liệu
III. Bố cục của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận còn gồm 3 phần chính:
Phần I: Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty
Phần III. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sau cổ phần hoá
Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Đào Duy Cầu cùng các bác, các cô, các chú các anh chị trong Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng đã giáp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn
Phần 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh
1. Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng dến hiệu quả kinh doanh
1.1. Khái niệm chung về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh đầy đủ các lợi ích đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Hiệu quả kinh doanh có thể bao gồm hiệu quả sản xuất và hiệu quả thương mại. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thuơng mại cũng tương tự như việc đánh giá và xác định hiệu quả sản xuất nhưng nó chỉ khác là hiệu qủa kinh kinh doanh thương mại , nó chỉ tính toán những chi phí và kết quả liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thi trường. Xác định đúng hiệu quả kinh doanh mà một doanh nghiệp đạt được là rất khó khăn trong một giai đoạn kinh doanh nhất định. nhiều khi hàng hoá được mua ở kỳ khinh doanh này nhưng được tiêu thụ ở kỳ kinh doanh sau.Việc xác định chi phí kinh doanh cũng không phải là việc dễ dàng. Chi phí kinh doanh được xác định là chi phí vô hình và chi phí hữu hình. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn chưa chắc đã trùng nhau. Nhiều khi trong ngắn hạn doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Khi phân tích bất cứ hoạt dộng trong quá trình sản xuất kinh doanh nào cần phân biệt gianh giới giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là những gì đạt được sau một quá trình sản suất kinh doanh nhất định. Kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh Nông nghiệp có thể hiểu là số lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận, doanh thu …
Trong khi đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta sử dụng cả kết quả đầu ra và các chi phí để phân tích. Phạm trù hiệu quả chỉ ra trình độ lợi dụng các nguồn lực để tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh nhất định. Nó không chỉ dùng đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào mà còn xem xét trình độ sử dụng từng yếu tố nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành và trong toàn bộ hoạt động của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Kết quả thu được càng lớn , chi phí bỏ ra càng ít thì hiệu quả càng cao.
Về mặt lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả kinh doanh cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý các yếu tố, các hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hợp lý lựa chọn phương hướng kinh doanh, chiến lược và các kết quả kinh doanh.
Nói tóm lại hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh: kết quả kinh doanh, chi phí kinh doanh, lợi nhuận thu được, khả năng lợi dụng các nguồn lực …Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh là một phạm trù tương đối và được phản ánh bằng số tương đối. Ngày nay hiệu quả kinh doanh là một thước đo quan trọng để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà phải tìm cách hạn chế những tác động tiêu cực của nhân tố đó và tận dụng những tác động tích cực của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế:
Các yếu tố chủ yếu trong môi trường kinh tế là hoạt động của nền kinh tế và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng. Đây là hai bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng không giống nhau. Hoạt dộng của nền kinh tế là những gì thực tế đang diễn ra, còn mức độ tin tưởng của người tiêu dùng thể hiện sự nhận thức của người tiêu dùng như thế nào về điều đang diễn ra. Môi trường kinh tế cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng.
Mức độ tin cậy của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau.
+ Sự biến động của chỉ số giá cả hàng hoá, tỷ lệ lạm phát
+ Các thông tin kinh tế được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Các sự kiện khác về đời sống kinh tế xã hội diễn ra ở trong nước và trên thế giới cũng ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của người tiêu dùng
+ Môi trường pháp lý;
Môi trường chính trị, pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây;
Hệ thống các luật, Pháp lệnh, Nghị định …có tác dụng diều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại của doanh nghiệp
Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng nông sản, thực phẩm
Hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn
Cơ chế điều hành của Chính Phủ có tác động dến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thị trường từng loại sản phẩm nông nghiệp.
Việc nhận biết chính xác thị trường của từng loại sản phẩm nông nghiệp cụ thể cho phép doanh nghiệp nhận biết được các chủ thể liên quan dến doanh nghiệp gồm: Người cung ứng, đối thủ cạnh tranh và khách hàng
Người cung ứng là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên một dây truyền sản phẩm nông nghiệp. Nhà quản lý phải luôn theo dõi sự biến động từ nhà cung ứng về các phương diện; số lượng, chất lượng, giá cả …các nguồn lực được cung ứng; thái độ của các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh; Việc phát hiện và có giải phá xử lý hợp lý những đột biến về phương diện nêu trên sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp hay công ty cùng loại hoạt động trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh tương tự của doanh nghiệp
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường và quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải nhận biết rõ sản phẩm của mình phục vụ cho thi trường nào; thị trường tiêu dùng cuối cung hay thị trường tiêu dùng trung gian. Do vậy điều quan trọng đối với doanh nghiệp là xác định rõ thi trường mục tiêu và đặc điểm về nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
+ Môi trường văn hoá xã hội
Một số tác động của môi trường văn hoá tác dộng trực tiếp hoặc gián tiếp dến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Các giá trị văn hoá- xã hội dược hiểu là các ý tưởng được coi trọng hoặc là các mục tiêu mà mọi người mong muốn hướng tới
Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bó dân số, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết
+ Môi trường công nghệ, kỹ thuật
Môi trường công nghệ, kỹ thuật được hiểu là các nhân tố liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới. Các nhà hoạt động thị trường cần phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thức khác nhau mà một công nghệ mới có thể phục vụ cho nhu cầu của con người; mặt khác họ phải cảnh giác kịp thời phát hiện các khả năng xấu có thể xảy ra, gây thiệt hại tớ người tiêu dùng hoặc khía cạnh đối lập có thể phát sinh. Tất cả những thay đổi kỹ thuật nói trên đều ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh trên các phương diện chủ yếu sau: Làm thay đổi tập quán và thay đổi xu thế mới trong tiêu dùng; tạo ra nhiều sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, làm thay đổi chi phí sản xuất và năng suất lao động do vậy làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh theo các hướng khác nhau như; thay đổi kiểu dáng, bao bì,nhãn hiệu,thêm một số đặc tính mới, copy và cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh..
1.2.2. Nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là tập hợp các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được và điều chỉnh ảnh hưởng của chúng để thực hiện những mục tiêu nhất định. Các nhân tố này bao gồm :
+ Tình hình tài chính của đơn vị kinh doanh
Đây là yếu tố quan trọng vì nó liên quan đến mọi kế hoach, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh là một doanh nghiệp có khả năng độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Có khả năng tài chính tốt, doanh nghiệp mới có điều kiện cải tiến kỹ thuật, đầu tư mới công nghệ, đón bắt được những thời cơ kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Lực lượng lao động
Lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể coi việc bố trí lao động phù hợp trong kinh doanh là điều kiện cần để kinh doanh đạt hiệu quả
+ Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bố trí hợp lí bao nhiêu thì càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu
+ Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì người mua bao giờ cũng quan tâm đến chất lượng, tác dụng của sản phẩm mà họ mua. Do đó các doanh nghiệp luôn tăng tính ưu việt sản phẩm của mình. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các sản phẩm trên thị trường là sự phát triển không ngừng về nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt được những thay đổi trong tiêu dùng của người mua để có phương án kinh doanh hợp lí nhất
+ Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang có tác dụng to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt như hiện nay bắt buộc các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin về nhu cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về đối thủ cạnh tranh, về những thay đổi chính sách của nhà nước …..
+ Quản trị công ty
Là cơ chế quản lý của các cổ đông đối với người đại diện điều hành trong việc sử dụng vốn đầu tư trong kinh doanh, nhằm đảm bảo người đại diện này thực hiện đúng các mục tiêu của cổ đông.
+Chiến lựơc và sách lược kinh doanh
Một doanh nghiệp có chiến lược và sách lược kinh doanh đúng đắn trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ là nhân tố đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Với chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường và chính sách giá cá phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, thị phần nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm, từ đó tăng doanh thu đẩy nhah vòng quay của vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay là bởi vì :
+ Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải vươn lên lấy thu nhập bù chi phí và có lãi để đảm bảo được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế hiện nay. Để làm được điều bắt buộc doanh nghiệp phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có của mình cũng như tận dụng những lợi thế của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. ngược lại nếu không nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị phá sản trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
+Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường như hiện này thì cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn.Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về mẫu mã, giá cả, số lượng …Muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để làm được điều này doanh nghiệp phải có hàng hoá, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa ba chủ thể: Tập thể, nhà nước và người lao động. Bởi vì khi nâng cao hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, kích thích họ làm việc tích cực hơn đồng thời tăng thêm các khoản nộp cho ngân sách nhà nước
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu của quy luật tiết kiệm. Bởi vì hiệu quả và tiết kiệm là hai mặt của một vấn đề. Việc thực hiện tiết kiệm là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vì làm ăn hiệu quả thì chi phí bỏ ra sẽ it hơn. Do vậy muốn tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh thì phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh là đơn vị kinh doanh được quyền chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, phải tự bù đắp chi phí và có lãi, tự bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, mà muốn kinh doanh có lãi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
3.1. Chỉ tiêu tổng hợp
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cơ sở kinh doanh nông nghiệp.
Lợi nhuận ròng(lãi ròng ) Pr = Tổng doanh thu(hoặc tổng giá trị sản xuất ) - Tổng chi phí
DVKD(%) =
Trong đó:
DVKD : là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Pr : là lợi nhuận ròng
I : là tiền lãi trả vốn vay
V(KD) tổng vốn kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
DCP =
Trong đó:
DCP :Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
TC : Tổng chi phí kinh doanh thời kỳ tính toán
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết mức sinh lời của mỗi đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
DTR =
Trong đó
DTR : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
chỉ tiêu này cho chúng ta biết trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu lợi nhuận
3.2.Chỉ tiêu bộ phận
* Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh
NKD =
NKD : Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh
TR : Tổng doanh thu
V(KD) Toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết: số vòng quay của vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
*Mức sinh lời bình quân của lao động:
ML(đồng/lao động) =
trong đó
ML: lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra
L : số lao động làm việc bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
* Hiệu suất tiền lương
HW =
Trong đó HW là hiệu suất tiền lương
W là tổng quỹ lương
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Hà Nội
2.1. Tình hình tổ chức quản lý kinh doanh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng trước đây có tên là Xưởng sửa chữa máy kéo 250 A được thành lập năm 1956. Năm 1969 đổi tên thành: Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội. Năm 1977 có tên là nhà máy cơ khí Nông nghiệp I Hà Nội. Năm 1993 được đổi tên thành Công ty cơ điện và phát triển nông thôn
Ngày 09 tháng 12 năm 2005 thực hiện quyết định số 4465/ QĐ/BNN-TCCB của bộ trưởng Bộ NN& PTNT về việc: Chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội thành Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG
- Tên giao dịch đối ngoại: MECHANIZATION ELECTRIFICATION AND CONSTRUCTION JOIN STOCK COMPANY
- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: MECO JSC
Trụ sở chính của công ty đặt tại 102 Đường Trường Chinh, Đống Đa Hà Nội
Điện thoại: 04 8694774 – 8693434 – 8693433
Fax 04 8691568 – 8694774
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty cổ phần và cơ điên Hà Nội thuộc sở hữu của các cổ đông, được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau :
2.1.3. Đặc điểm về lao động của công ty
Cơ cấu về trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
Bảng 1: Bảng cơ cấu cán bộ công nhân viên năm 2005
Chỉ tiêu
ĐH
CĐ - TC
CN Bậc 6/7 VÀ 7/7
CN Bậc 3/7-5/7
Tổng số
Số lượng (người)
96
30
50
474
650
Tỷ trọng (%)
14.77
4.62
7.69
72.92
100
Qua bảng cơ cấu số lượng cán bộ công nhân viên của công ty ta thấy số người có trình độ đại học là 96 người chiếm 14,77% đây chủ yếu là các cán bộ chủ chốt trong công ty. Số lượng công nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp là 30 người chiếm 4.62%. Đây là số lao động thường xuyên và không thường xuyên của công ty. Số lượng công nhân bậc 3/7 đến 5/7 là 474 người chiếm 72.92 % đây là đội ngũ lao động chính của công ty. Công ty đang thực hiện nhiều biện pháp nâng cao trình độ cho công nhân viên. cụ thể là:
+ Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực
+ Đào tạo nguồn nhân lực chưa có chuyên môn
+ Nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp, đảm bảo tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
2.2.1. Đặc điểm ngành nghề hoạt động của Công Ty: một số lĩnh vực kinh doanh mà công ty đảm nhận;
- Công nghiệp sản xuất thiết bị, phụ tùng máy Nông nghiệp
- Xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, Giao thông vận tải, dân dụng
- Công nghiệp khác: Chế tạo sửa chũa lắp đặt Cơ điện, các thiết bị phục vụ thuỷ lợi, nông nghiệp phát triển nông thôn. Nhận thầu phần cơ điện và xây dựng vỏ bao che công trình, công trình công nghiệp, công trình hạ thế, chế biến nông lâm sản, thuỷ lợi và nông nghiệp
- Kinh doanh, thương mại xuất nhập khẩu
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh, bán buôn bán lẻ, Lương thực, thực phẩm nông, lâm sản
- Sản xuất, thiết kế thiết bị máy móc, cấu kiện cho các công trình thuỷ lợi
2.2.2. Đặc điểm về vốn của công ty
Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nhiều nguồn. Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ vốn góp của các cổ đông bằng cách bán cổ phần của Công ty. Nguồn vốn của Công ty cũng bao gồm các quỹ như : Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Nguồn vốn của Công ty cũng có thể vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ góp vốn liên doanh. Đặc biệt nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Nguồn vốn tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của Công ty thay đổi về quy mô và cơ cấu qua các năm .Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm ta thấy; nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng. Tổng nguồn vốn năm 2005 so với năm 2004 tăng 41,8%. Năm 2006 tổng nguồn vốn của công ty tăn 38.75% so với năm 2005 và tăng 96,74% so với năm 2004. Trong đó vốn cố định năm 2005 tăng 79,3% so với năm 2004, năm 2006 vốn cố định tăng 83,96% so với năm 2005 và tăng 229,83% so với năm 2004. Vốn lưu động của công ty không ngừng tăng qua các năm. So với năm 2004 năm 2005 nguồn vốn lưu động tăng 30,47%, năm 2006 tăng 20% so với năm 2005 và tăng 56,56% so với năm 2004. Như vậy ta thấy sau cổ phần hoá Nguồn vốn của công ty lớn hơn so với trước khi thực hiện cổ phần hoá. Nguồn vốn kinh tăng cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Mặt khác giải quyết được vấn đề tiền lương đối với người lao động
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cơ điện và xây dựng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Biến động (%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền ( đồng )
Tỷ trọng (%)
Số tiền ( đồng )
Tỷ trọng (%)
05/04
06/05
06/04
Tổng số vốn
127,133,282,205
100
180,268,759,496
100
250,123,324,456
100
41.80
38.75
96.74
Vốn cố định
29,479,887,724
23.19
52,856,924,012
29.32
97,234,564,823
38.87
79.30
83.96
229.83
Vốn lưu động
97,653,394,481
76.81
127,411,835,484
70.68
152,888,759,633
61.13
30.47
20.00
56.56
2.2.3. Đặc điểm về hàng hoá của công ty
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây lắp công trình thuỷ điện. Do vậy hàng hoá của công ty là máy móc thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi. Hàng hoá của công ty bán ra phụ thuộc vào các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện mà công ty đảm nhận hoặc nhập khẩu sau đó bán cho các doanh nghiệp khác để thu lợi nhuận. Hàng hoá của công ty có vai trò quan đối với sự nghiệp phát triển Nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Nó sẽ giúp cho sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2.2.4. Nguồn cung ứng:
Nguồn cung cấp hàng hoá của công ty có thể do các nhà máy xí nghiệp cơ điện của nhà máy sản xuất ra, phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài về.
Nguồn nhập chủ yếu hàng hoá của công ty là từ các nước như: Trung Quốc, Ấn độ….
Ở trong nước một số hàng hoá mà Công ty cần được nhập từ một số công ty trong nước như Công ty Nam Vang, …
2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lựa chọn cho mình một thị trường nhất định. Thị trường này phải phù hợp với doanh nghiệp và đảm bảo phù hợp với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Mỗi một thời kỳ doanh nghiệp lại xác định lại thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp là rất rộng, trên phạm vi cả nước. Đó là các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện mà doanh nghiệp đang tiến hành thi công. Doanh nghiệp thường đấu thầu các dự án có quy mô lớn.
Các công trình trọng điểm mà Công ty đang thực hiện
- Công trình thuỷ điện Pleikrong Kon Tum
- Công trình thuỷ điện Bình Điền- Thừa thiên Huế
- Công trình thuỷ điện Hương Điền- Thừa thiên huế
- Công trình thuỷ điện Sông Tranh - Quảng Nam
- Công trình thuỷ điện SÊ San 4- Gia lai
- Công trình thuỷ điện Đồng Nai – 3 Đắc Nông
2.2.5. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp thiết bị điện, xây dựng. Do năng lực của công ty bước đầu còn hạn chế do vậy lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Tuy nhiên công ty đã lấy uy tín và chất lượng để quảng bá và xây dựng thương hiệu Công ty: tạo cho công ty có chỗ đứng vững chắc và bền vững trên thị trường. hiện trên thị truờngcó các Công ty hoạt động cùng ngành nghề như .
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây
2.3.1. Tình hình hoạt động của công ty trước khi cổ phần hoá
Công ty Cơ Điện –NN& Thuỷ Lợi Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng Công ty Cơ Điện XD- NN& TL được giao nhiệm vụ là sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây lắp công trình thuỷ điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội và trên toàn quốc. Trong điều kiện kinh tế thị trường Công ty đa chủ động chuyển đổi đa dạng hoá các mặt hàng và hướng kinh doanh mới cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Công ty đã chủ động tìm khách hàng, chủ động ký kết các hợp đồng mua bán phụ tùng máy nông nghiệp. Trong những năm qua Công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng mua bán máy móc thiết bị dây truyền chế biến café, mày tẽ ngô.Ba năm từ 2003 đến 2005 Công ty mua vào và bán ra một lượng hàng hoá như sau
Bảng 3 Kết quả kinh doanh của đơn vị sản xuất cơ khí
TT
Tên vật tư hàng hoá
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Biến Động +/- %
2004/2003
2005/2004
1
Bình bơm thuốc trừ sâu
Chiếc
7513
8456
4567
12.55
-45.99
2
Phụ tùng máy Nông nghiệp
Cái
234
789
123
237.18
-84.41
3
Máy tẽ ngô
Chiếc
1524
1035
567
-32.09
-45.22
4
Dây truyền chế biến Cà Phê
triệu đồng
234
456
123
94.87
-73.03
5
Gia công, sửa chữa máy móc thiết bị
triệu đồng
345
423
547
22.61
29.31
Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Qua 3 năm do nhu cầu của thị trường về Bình bơm thuốc trừ sâu do vậy trong lĩnh vực kinh doanh bình bơm có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 giảm mạnh 45,99 %.
Qua bảng trên lĩnh vực gia công sửa chữa máy móc thiết bị liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2004 tăng 22.51 % so với năm 2003. Đặc biệt năm 2005 tăng 29.31% so với năm 2003. Đây là lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty
Trong những năm qua doanh nghiệp đã thực hiện đầu thầu nhiều hợp đồng có quy mô lớn, giá trị hợp đồng cao, với đòi hỏi công nghệ hiện đại, vốn lớn. Các hợp đồng mà doanh nghiệp thực hiện trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4 Danh sách các hợp đồng ĐVT:1.000.000 VN
Tên Công Trình
Tổng giá trị gói thầu
Giá trị nhà thầu thực hiện
Khởi Công
Hoàn thành
Di chuyển nhà máy đường Linh Cảm, Xây dựng nhà máy đường Trà Vinh
25.557
25.557
10/2000
3/2001
Xây dựng đê bao, các thiết bị trạm bơm vùng nguyên liệu mía đường Hiệp Hoà Long An
5.100
5.100
2001
2002
Chế tạo lắp đặt các thiết bị chế biến Cà Phê Nghệ An
832
832
2001
2002
Gia công chế tạo lắp đặt hệ thống phụ và kết cấu thép đầu mối trạm bơm Linh Cảm- Hà Tĩnh
1.331
1.331
2001
2002
Sủa chữa lắp đặt máy bơm nước 20 PB – 60 và gia công lắp đặt hệ thống kết cấu thép các trạm bơm nam Nghệ An
1.200
1.200
2001
2002
Qua bảng số liệu về một số hợp đồng trên cho ta thấy được hầu hết các hợp đồng mà công ty ty thực hiện đều với quy mô lớn. Thời gian hoàn thành công việc nhanh. Tháng 10/2000 khởi công xây dựng nhà máy đường Trà Vinh với giá trị hợp đồng 25.557 triệu đồng. Đây là hợp đồng đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Những hợp đồng lớn trên đều được công ty hoàn thành đúng kế hoạch, đem lại không những uy tín của Công ty trên thương trường mà còn đem lại cho doanh nghiệp nhiều việc làm và đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Hy vọng ttrong thời gian tới doanh nghiệp tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình.
Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi cổ phần hoá
Đơn vị tính: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Biến động(+/- % )
04/03
05/04
05/03
1
Doanh thu
98,068,234,231
103,708,711,078
125,996,707,087
5.75
21.49
28.48
2
Giá vốn hàng bán
89,923,345,431
100,200,780,371
121,435,291,241
11.43
21.19
35.04
3
Lãi gộp
2,968,023,213
3,507,930,707
4,561,415,846
18.19
30.03
53.69
4
Lợi nhuận thuần
1,123,321,456
1,393,034,699
1,799,325,090
24.01
29.16
60.18
5
Lợi nhuận trước thuế
52,324,678
66,370,354
119,333,969
26.84
79.80
128.06
6
Lợi nhuận sau thuế
52,324,678
66,370,354
119,333,969
26.84
79.80
128.06
7
Các khoản nộp ngân sách
1,123,234,670
1,126,682,476
1,240,972,241
0.31
10.14
10.48
8
Thu nhập bình quân
1,236,569
1,247,068
1,833,022
0.85
46.98
46.99
Chúng ta hãy xem kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm này của Công ty
+ Doanh thu từ bán hàng hoá và dịch vụ của Công ty không ngừng tăng qua 3 năm: Năm 2004 tăng 5,75% so với năm 2003, năm 2005 tăng 21,49% so với năm 2003 và tăng 35,04 % so với năm 2003. Đó là Công ty đã thực hiện một số hợp đồng có quy mô lớn và giá trị hợp đồng cao
+ Lợi nhuận thuần của Công ty năm 2004 tăng 24,01% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng 29,36% so với năm 2004 và tăng 60,18% so với năm 2003.
+ Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2004 tăng 26,84% so với năm 2003, Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 79,8% so với năm 2004 và tăng 128,25% s._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32091.doc