Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp phải tự vận động vươn lên tìm hiểu nắm bắt những cơ hội để có định hướng phát triển, sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị hiếu.
Xây dựng cơ bản là một ngành trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất cơ sở vật chất kỹ thuật tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lượng vốn đầu tư cho xây dựng công
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng vốn đầu tư của cả nước đã thực sự tạo ra một động lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý vốn cho có hiệu quả, khắc phục được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình sản xuất xây lắp phải trải qua nhiều khâu như: thiết kế lập dự toán, thi công, nghiệm thu… vv với thời gian kéo dài. Trong khi đó điều kiện để một doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế thị trường chính là sự ứng xử linh hoạt, biết khai thác tận dụng khả năng của mình nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất để thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy chỉ có tính toán chi phí giá thành đầy đủ chính xác mới giúp doanh nghiệp phát triển đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hoàn thiện tổ chức, tổ chức sản xuất không ngừng để doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên sau một thời gian thực tập tại Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc em quyết định làm đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc" đề tài được chia thành 3 chương.
Chương I: Khái quát chung về Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.
Do thời gian và kiến thức có hạn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét phê bình của thầy cô để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Chương I
Khái quát chung về Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc, trực thuộc sở xây dựng Vĩnh Phúc được thành lập ngày 04 tháng 02 năm 1997, theo quyết định số 182/ QĐ - UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Có trụ sở chính đặt tại: số 9 đường Lê Lợi - Phường Tích Sơn - Thị xã Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiền thân của Công ty là Công ty sửa chữa và xây dựng Việt trì - Vĩnh Phúc (cũ) và văn phòng đại diện Công ty xây dựng 3 - 2 cũ. Công ty có giấy phép kinh doanh số 111. 493/ do sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp ngày 06/03/1997.
Từ những ngày đầu thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế vừa chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Để Công ty ngày càng phát triển, cuộc sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, Công ty đã tổ chức nhiều mô hình sản xuất, tìm hiểu thị trường và mở rộng thị trường. Bộ máy quản lý được tổ chức, củng cố lại, tuyển thêm nhiều cán bộ có trình độ, nhiệt huyết với công việc.
Qua nhiều năm hoạt động đến nay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Đến năm 2001 đạt tổng doanh thu 81. 581.000.000 từ đó đến nay doanh thu của Công ty ngày càng tăng, nộp cho ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng cao.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp của Công ty.
Xây dựng cơ bản là một ngành nghề sản xuất độc lập có chức năng sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp (SPXL) và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.
SPXL là công trình, nhà cửa, kiến trúc.. không giống như các sản phẩm khác, SPXL hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá đã được thoả thuận với chủ đầu tư từ trước. Nói một cách khác, quá trình tiêu thụ sản phẩm được tiến hành trước khi sản phẩm được sản xuất ra. Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
SPXL mang tính tổng hợp về nhiều mặt. Nó thể hiện bản sắc văn hoá, ý thức thẩm mỹ và phong cách kiến trúc của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó đa dạng nhưng mang tính đơn chiếc. Mỗi công trình được xây dựng theo kiểu thiết kế kỹ thuật riêng và taị một địa điểm nhất định. Đặc điểm này dẫn tới tính không ổn định trong thi công và lợi nhuận chịu ảnh hưởng do điều kiện mang lại. Cụ thể trong xây dựng các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) phải di chuyển lao động, máy thi công từ công trình này sang công trình khác và cùng một loại công trình nếu được thi công gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động thì sẽ có cơ hội hạ thấp chi phí và thu được lợi nhuận cao hơn.
SPXL thường có thời gian xây dựng dài và chi phí hoàn thành có giá trị lớn. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư của các doanh nghiệp xử lý ứ đọng, gặp rủi ro khi biến động về giá cả, vật tư lao động. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên lao động nặng nhọc, quá trình thi công dễ dàng bị gián đoạn.
Để hạn chế những tiêu cực trong xây dựng Nhà nước đã ban hành các chế độ về giá cả, nguyên tắc phương pháp lập dự toán các căn cứ (định mức kinh tế kỹ thuật đơn giá xây dựng) để xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình và dự toán cho từng hạng mục công trình. Một trong những điều lệ quản lý đầu tư có hiệu quả nhất là quy chế đấu thầu mà nội dung của nó quy định đối với hầu như gần hết các công trình trước khi giao cho các doanh nghiệp xây lắp thi công phải thông qua tổ chức đấu thầu.Vì vậy để trúng thầu thi công một công trình, doanh nghiệp phải xây dựng được giá dự thầu hợp lý sao cho vừa thấp hơn giá dự toán công trình, vừa phải có lãi. Chính vì điều này đã đặt ra vấn đề hết sức cấp bách trong việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề quyết định có tính chất sống còn đối với các DNXL trong điều kiện hiện nay.
Tóm lại, đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là phải tính toán giá thành sản phẩm chi phí sản xuất, xác định đúng đối tượng cần tập hợp sao cho phù hợp đối với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
3. Ngành nghề kinh doanh.
Do nhu cầu và phương hướng mở rộng Công ty nên Công ty đã thành lập các xí nghiệp trực thuộc Công ty, tạo nhiều việc làm cho người dân như:
* Xí nghiệp khai thác và kinh doanh cát sỏi Sông lô.
* Xí nghiệp xây lắp điện nước.
* Xí nghiệp xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Công ty thực hiện:
- Thi công xây dựng các công trình giao thông và thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ.
Thi công san nền, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, điện hạ thế.
Xây dựng và sửa chữa công trình công cộng, công trình nhà ở, trang trí nội thất.
Khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà.
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty.
Hiện nay cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm về mọi lĩnh vực và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Cơ cấu này đã tạo cho Công ty một cái khung hành chính vững chắc để quản lý điều hành có hiệu lực và hiệu quả.
Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc là doanh nghiệp nhà nước có hơn 07 năm hoạt động, phát triển và trưởng thành. Với những khó khăn đã qua, trở thành những kinh nghiệm xương máu cho nên Công ty đã hoàn thành tốt các hạng mục công trình được giao. Tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực xây dựng. Để đạt được những thành công đó Công ty đã phải kiện toàn tổ chức các phòng ban, sắp xếp lại lao động, bổ sung ngành nghề, thành lập các đơn vị thành viên trực thuộc.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách TC - HC
Phòng tài vụ - Hạch toán
Phòng KH - KT
Phòng TC - HC
XN khai thác và KD cát sỏi
XN xây lắp
điện nước
XN XD
hạ tầng
Đội XD công trình điện
Đội XD công trình nước
Xưởng cơ khí
Đội xây lắp
Đội quản lý tài nguyên
Đội Kinh tế
trên sông
Đội KD cát
trên bờ
Đội thi công
cơ giới
Đội vận tải
Độ Xây dựng số I
Độ Xây dựng số 2
Độ Xây dựng số 3
Độ Xây dựng số 4
Độ Xây dựng số 5
Độ Xây dựng số 6
Độ Xây dựng số 7
Độ Xây dựng số 8
Độ Xây dựng số 9
Độ Xây dựng số 10
Đội hoàn thiện và trang trí nội
Xưởng mộc
5. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
a. Ban giám đốc:
Thực hiện chức năng quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, thi hành các chính sách, nhiệm vụ của Nhà nước cũng như Sở Xây dựng giao phó. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xẩy ra vi phạm pháp luật.
Ban giám đốc bao gồm 3 người: 01 giám đốc, 02 Phó giám đốc do Sở Xây dựng Vĩnh Phúc bổ nhiệm.
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Sở xây dựng và pháp luật về các hoạt động của Công ty.
Công ty có hai Phó Giám đốc. Các phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực mà giám đốc giao phó, uỷ quyền thực hiện thay giám đốc.
Ban giám đốc tự xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn hàng năm, các phương án bảo vệ nội, ngoại lực. Lập các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu để tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên.
b. Cơ quan văn phòng Công ty.
Cơ quan văn phòng Công ty có 3 phòng chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty.
* Phòng kế hoạch - kinh tế; tham mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực xây dựng, kinh doanh, đầu tư, liên doanh, liên kết theo dõi quản lý các xí nghiệp trực thuộc về lĩnh vực được giao. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, hoạch định kế hoạch chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh (ngắn hạn, dài hạn) chủ động điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi quyền hạn.
Lựa chọn công nghệ mới để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rồi trình lên ban giám đốc. Có trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công các công trình, công tác bảo hộ lao động, thường xuyên đôn đốc các đơn vị thành viên thực hiện tiến độ thi công. Báo cáo kịp thời những chậm trễ, đề xuất biện pháp xử lý trong khi thực thi công trình lên cấp trên.
* Phòng Tài vụ - hạch toán: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong kế toán, kiểm toán nội bộ, thống kê tài sản nguyên vật liệu, tính công trả lương, thưởng, thu nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên. Bảo đảm nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, thành quyết toán được thuận lợi.
* Phòng tổ chức - hành chính. Chịu trách nhiệm tổ chức vận hành bộ máy Công ty, điều động cán bộ, công nhân viên, tổ chức tuyển dụng, đào tạo cán bộ, lao động. Giải quyết các thủ tục khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quyền lợi của người lao động, thực hiện chế độ bảo hộ lao động cho người lao động và sát hạch nâng bậc cho cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao. Phổ biến các chính sách Nhà nước ban hành, lưu trữ hồ sơ.
c. Các đơn vị thành viên:
Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc có 15 đơn vị thành viên, bao gồm:10 đội xây dựng, 3 xí nghiệp một xưởng mộc và một đội trang trí nội thất.
Các đội xây dựng nhận công trình từ Công ty để thi công hoặc có thể tự tìm đối tác rồi báo cáo lại ban giám đốc và các phòng ban chức năng để thi công tạo thêm thu nhập cho cán bộ công nhân.
- Xí nghiệp xây lắp điện nước chuyên thực hiện thi công các công trình điện, nước hoàn thiện điện, nước ở các công trình của Công ty. Hoặc cũng tự nhận thi công khi ký được các hợp đồng khác.
- Xí nghiệp khai thác và kinh doanh cát sỏi: làm việc kinh doanh, khai thác cát sỏi, đảm nhiệm việc cung cấp cát sỏi cho các công trình của Công ty.
Xí nghiệp xây dựng hạ tầng: đảm nhiệm việc thi công nền móng các công trình, xây lắp cầu cống, đường xá.
Đảm nhiệm việc vận chuyển nguyên vật liệu cho Công ty.
6. Nguồn nhân lực của Công ty.
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực trong Công ty Xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc
Lao động
20001
2002
2003
Ban giám đốc
3
3
3
Phòng Kế hoạch
8
8
8
Phòng Tài vụ
9
10
10
Phòng tổ chức - hành chính
12
13
14
Xí nghiệp xây lắp
30
36
40
Xí nghiệp khai thác và kinh doanh sỏi
50
52
54
xí nghiệp xây dựng hạ tầng
100
106
108
Các đội xây dựng
199
208
104
Tổng cộng
411
435
450
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Trình độ
2001
2002
2003
Đại học và trên Đại học
37
40
44
Cao Đẳng- Trung cấp
24
36
40
Lao động phổ thông
350
359
366
Tổng cộng
411
435
450
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Từ năm 2001 - 2003 số lượng lao động đã tăng lên do trong những năm này Công ty mở rộng thị trường và làm ăn phát triển, đến nay số lượng cán bộ công nhân viên (CBCVN) có trình độ đại học và trên đại học là 44 người trong 450 người đó là một tỷ lệ khá cao. Cao đẳng và trung cấp có 40 người lao động phổ thông có 366 người như vậy sự phân bổ khá đồng đều ở một Công ty xây dựng.
7. Đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng khá cao đây là thuận lợi lớn trong công tác quản lý tại Công ty. Đây là những người có hiểu biết quản lý, có kinh nghiệm tổ chức bộ máy phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Song do những cán bộ này có độ tuổi khá cao nên cần thiết phải xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận để tránh tình trạng thiếu hụt lực lượng cán bộ quản lý trong tương lai.
8. Chế độ lương, thưởng đối với cán bộ quản lý.
a. Tiền lương.
Cán bộ quản lý được xét theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, hệ số lương theo ngạch bậc, theo trình độ đào tạo và công việc được giao. Cách thức phân phối lương, ngoài phần lương cơ bản được trả đủ cho từng người. phần chênh lệch thực tế giữa phần lương được nhận với lương tối thiểu còn được Công ty căn cứ vào chất lượng công việc mà người đó thực hiện trong tháng để đơn vị quản lý cán bộ bình bầu theo tiêu chuẩn A, B, C.
b. Tiền thưởng.
Công ty có những khoản tiền thưởng mang tính chất thường xuyên cho CBCNV nhân dịp lễ tết, dịp truyền thống ngành.. Với những khoản tiền thưởng có tính chất đột xuất, Công ty có chế độ khen thưởng với những giám đốc xí nghiệp và đội trưởng các đội xây dựng khi hoạch toán công trình.
9. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Vĩnh Phúc.
Công ty đã nhận và trúng thầu nhiều công trình lớn, nhỏ trong và ngoài tỉnh đem lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty và dự trữ được mức thu nhập bình quân khá cao cho CBCNV. Ngoài chế độ lương thưởng đối với cán bộ quản lý và công nhân viên Công ty còn rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như:
- Đối với cán bộ quản lý gửi đi học như là học tại chức, học các khoá đặc biệt để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đối với nhân viên; Công ty đã bố trí những người có tay nghề còn kèm làm việc chung với công nhân có tay nghề cao làm việc lâu năm trong nghề để vừa học vừa làm giúp đỡ nhau trong công việc.
Các phòng ban chức năng của bộ máy quản lý Công ty thể hiện được tương đối đầy đủ các mặt quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc trong việc điều hành cơ quan Công ty và chỉ đạo các đơn vị thành viên, phối hợp tốt với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ là chung gian giữa các đơn vị thành viên với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo tính hệ thống từ trên xuống.
* Những tồn tại và nguyên nhân.
Nghiệp vụ quản lý của Công ty diễn ra trên nhiều lĩnh vực nên một số mặt quản lý còn có sự chồng chéo ,nhiệm vụ giữa các phòng ban dẫn đến sử lý công việc đôi khi còn lúng túng, trì trệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đội ngũ cán bộ quản lý Công ty tuy khá đông nhưng chủ yếu là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý vẫn còn thiếu. Một số ít cán bộ chưa đáp ứng đòi hỏi về trình độ và năng lực nên chưa thực hiện được nhiệm vụ do Công ty giao, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của thị trường với tính cạnh tranh quyết liệt.
Chương II
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng và kinh doanh nhà vĩnh phúc
I. Tình hình chung của Công ty.
1. Khách hàng Công ty.
Khách hàng của Công ty tương đối đa dạng bao gồm các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và tư nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu tiến độ khác nhau do đó điều kiện thanh toán khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng ứng trước một phần giá trị công trình, đối với khách hàng Công ty phải có kế hoạch huy động và sử dụng vốn cho phù hợp.
2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2001 - 2003.
Bảng 1:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
1. Tổng doanh thu
81.581
83.337
127.341
Mức độ tăng
1.756
44004
Tốc độ tăng
2,15%
52,8%
2. Doanh thu thuần
80.407
82.981
114.715
Mức độ tăng tương đối
2.574
39.370
Tốc độ tăng tuyệt đối
3,2%
47,4%
3. Giá vốn hàng bán
73.710
77.825
116.334
4. Lợi nhuận gộp
6.696
5.156
6.017
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.708
2.267
3.592
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
450
233
394
7. Lợi nhuận bất thường
75
60
26
8. Lợi nhuận sau thuế
3419
1760
3013
Mức độ tăng
-1659
1253
Tốc độ tăng
-48,5%
71,2%
Nguồn: Phòng kế toán
Qua số liệu ta thấy
Tổng doanh thu năm 2002 là 83337 tăng hơn so với năm 2001 là 1756 triệu với tỷ lệ 2,15%. Năm 2003 tổng doanh thu là 127341 tăng thêm so với năm 2002 là 44004 triệu tỷ lệ tăng là 52,8%. Mặc dù doanh thu vẫn tăng đều đặn hàng năm, nhưng lợi nhuận của Công ty lại có biến động tăng giảm. Cụ thể là năm 2001 lợi nhuận là 3419 triệu sang năm 2002 đã giảm1760 triệu tỷ lệ giảm là 48,5% đến năm 2003 lợi nhuận lại tăng 3013 triệu tăng thêm là 1253 tỷ lệ tăng rất cao là 71,2% với những biến động như vậy ta thấy khối lượng công trình Công ty nhận thi công ngày càng nhiều nhưng tỷ lệ lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất của Công ty còn cao và có một số công trình Công ty phải nhận ngoài ý muốn do nhu cầu giải quyết công ăn việc làm dù hiệu quả không cao, ngoài ra do thời gian thi công kéo dài có những công trình kéo dài năm này qua năm khác nên chi phí kinh doanh dở dang lớn và làm năm này nhưng quyết toán năm sau gây ra không ổn định lợi nhuận.
Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, trong năm 2003 Công ty có bước đột phá, công trình thi công ngày một nhiều và có giá trị cao hơn năm trước. Công ty đã rất chú ý đến việc chỉ đạo điều hành sản xuất ở từng đơn vị, kết hợp với sự chủ động trong công tác điều hành sản xuất, trách nhiệm tới cùng với các sản phẩm do mình làm ra, do đó sản lượng của các đơn vị đã đạt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả, công tác đấu thầu cùng phát triển theo chiều hướng cơ lợi.
3. Đánh giá hiệu sử dụng vốn lưu động của Công ty thông qua một số chỉ tiêu hiệu quả.
Bảng 2
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Năm 2002 so với năm 2001
năm 2003 so với năm 2002
Số tiền
Tỷ lệ tăng, giảm %
Số tiền
Tỷ lệ tăng, giảm %
1. Doanh thu
81581
8337
127341
+1756
2,15
44004
52,8
2. Lợi nhuận ròng
3419
1760
3013
-1659
-48,5
1253
71,2
3. VLĐ bình quân
67794
76212
78172
+8418
12,4
1960
2,57
4. Sức sinh lời của VLĐ (4) = (2) / (3)
0,05
0,023
0,038
-0,027
-54
0,015
65,2
5. số vòng quay của VLĐ (5) = (1) /(3)
1,203
1,093
1,692
-0,11
-9,1
0,536
49
6. Thờei gian một vòng quay (6) = 360 /(5)
299
329
221
+30
10
-108
-32,8
7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (7) = (3)/ (1)
0,831
0,914
0,614
+0,083
9,99
-0,3
-32,8
Qua bảng trên ta có nhận xét sau:
- Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2002 là 0,023 đồng lợi nhuận 1 đòng vốn lưu thông bình quân, giảm so với năm 2001 là 0,027 đồng lợi nhuận/ 1 đồng vốn lưu động bình quân tương ứng tỷ lệ giảm là 54%. Điều này cho thấy, nếu mức sinh lời của vốn lưu động không thay đổi so với năm 2001, để đạt được của năm 2002 Công ty cần sử dụng: 1760/0,05 = 35200 triệu đồng vốn lưu động bình quân.
+Với thực tế vốn lưu động bình quân năm 2002 ta thấy Công ty đã lãng phí một lượng vốn lưu động bình quân là: 76212 - 35200 = 41012 trệu đồng.
Năm 2003 sức sinh lời của vốn lưu động là 0,038 đồng lợi nhuận trên 1 đồng vốn lưu động bình quân tức là so với năm 2002 mức sinh lời tăng 0,015 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 65,2%. Điều này cho thấy nếu mức sinh lời của vốn lưu động không thay đổi so với năm 2002. Để đạt được mức lợi nhuận của năm, 2002 Công ty cần sử dụng: 3013/0,023 = 131000 triệu đồng vốn lưu động bình quân. Với thực tế vốn lưu động bình quân năm 2003 ta thấy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động bình quân là: 131000 - 78172 = 52828 triệu đồng.
+ Số vòng quay của VLĐ năm 2001 là 1,203 vòng/ năm giảm so với năm 2001 là 0,11 vòng với tỷ lệ là 9,1% làm cho số ngày của một vòng luân chuyển năm 2002 là 329 tăng so với năm 2001 là 30 ngày tương ứng với tỷ lệ là 10%. Nguyên nhân làm giảm số vòng quay VLĐ là do thời điểm cuối năm 2002 số công nhân xây dựng tăng, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, công trình thực hiện lớn, kéo dài thời gian thi công sang năm 2003 làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp sử dụng VLĐ là vốn đi vay thì lượng vốn trên phải tính lãi suất, chi phí vốn cho trường hợp này sẽ rất lớn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty (thể hiện ở chỉ số sức sinh lời của Công ty khá thấp).
- Số vòng quay năm 2003 là 1.629 vòng/ năm tăng so với năm 2002 là 0,536 vòng với tỷ lệ tăng 49% làm cho số này của một vòng luân chuyển năm 2003 là 221, ngày giảm so với 2002 là 108 ngày với tỷ lệ giảm 32,8%.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ năm 2002 là 0,914 tăng so với năm 2001 là 0,083 tương ứng với tỷ lệ tăng 9,9%. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cao năm 2002 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,914 đồng VLĐ. Nguyên nhân do doanh thu thấp so với sản lượng đồng thời VLĐ bị ứ đọng tại các công trình dở dang và các công trình đã bàn giao cho bên đầu tư dẫn đến thu hồi vốn chậm.
- Vốn lưu động chiếm phần lớn khối lượng vốn lưu động trong Công ty, do đó Công ty cần tập trung chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tác giả có một số biện pháp cho vấn đề này ở chương ba).
4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm
Bảng 3:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Năm 2002 so với năm 2001
Năm 2003 so với năm 2002
Số tiền
Tỷ lệ tăng, giảm%
Số tiền
Tỷ lệ tăng giảm%
1. Doanh thu
81851
83337
127341
1756
2,15
44004
52,8
2. Lợi nhuận ròng
3419
1760
3013
-1659
-48,5
1253
71,2
3. Vốn CĐBQ
16131
18580
22571
2449
15,2
3991
18,1%
4. Sức sinh lời TSCĐ
(5) = (2) /(3)
0,212
0,095
0,133
- 0,117
-55,2
0,038
40
5. Sức sản xuất của TSCĐ
5,057
4,485
5,642
-0,572
-11,3
1,157
25,8
6. Sức hao phí TSCĐ
(7) = (3)/ (1)
0,2
0,22
0,18
0,02
10
-0,04
-18,2
Nguồn: Phòng kế toán
Qua việc phân tích tình hình sử dụng VCĐ kết hợp với biểu số ta có thể đánh giá về hiệu quả vốn đạt được của Công ty như sau:
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong năm 2002 thấp hơn năm 2003 cao hơn 2002. Điều này được biểu hiện:
- Sức sinh lời của TSCĐ năm 2002 là 0,095 đồng lợi nhuận/ 1 đồng nguyên giá BQTSCĐ nghĩa là giảm 0,117 đồng so với năm, 2001 tương ứng với tỷ lệ 55,2% (giảm). Năm 2003 là 0,133 đồng lợi nhuận / 1đồng nguyên giá BQTSCĐ tức là so với năm 2002 mức sinh lời tăng 0,038 đồng/ 1 đồng nguyên giá BQTSCĐ tương ứng với tỷ lệ 40%.
- Điều này cho thấy, để đạt lợi nhuận như năm 2003 mà với sức sinh lời như năm 2002 thì sẽ cấn sử dụng tới 30113/0,095 = 31716 triệu đồng nguyên giá BQTSCĐ với thực tế TSCĐ năm 2003 ta thấy Công ty đã tiết kiệm được một lượng nguyên giá BQTSCĐ là: 31716 - 22571 = 9145 (triệu đồng).
- Sức sản xuất của TSCĐ năm 2001 là 4,485 đồng doanh thu/ 1 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2002 là 0,572 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,3% như vậy để đạt được mức doanh thu năm 2001 mà sức sản xuất vẫn như năm 2001 thì Công ty cần sử dụng: 83337/5,507 = 16479 triệu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.
- So sánh thực tế năm 2002 Công ty đã lãng phí một lượng nguyên giá TSCĐ là 18580 - 16479 = 1001 triệu đồng.
Đến năm 2003 thì sức sản xuất của TSCĐ của Công ty tăng lên đạt tới 5,642 như thế Công ty đã tiết kiệm được một lượng lớn nguyên giá bình quân tài sản cố định.
+ Suất hao phí của TSĐ năm 2002 là 0,22 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định trên 1 đồng doanh thu tăng 0,02 đồng so với năm 2001, tương ứng với tỷ lệ 10% có nghĩa là cứ tạo ra 1 đồng doanh thu Công ty đã lãng phí thêm 0,02 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định. Suất hao phí năm 2003 là 0,18 giảm 0,04 so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ 18,2% có nghĩa là cứ tạo ra được một đồng doanh thu Công ty đã tiết kiệm được 0,04 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.
Nguyên nhân: việc sử dụng vốn cố định năm 2002 kém hơn năm 2001 làm cho lợi nhuận của năm 2002 giảm so với năm 2001 là 1659 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 48,5%. Vốn cố định bình quân tăng với tỷ lệ 15,2% tỷ lệ này rõ ràng là thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, nên việc sức sản xuất của nguyên giá bình quân tài sản cố định giảm 11,3% là tất yếu. Còn năm 2003 hiệu quả sử dụng vốn cố định cao hơn năm 2002 do lợi nhuận tăng 1253 triệu tương ứng vơi tỷ lệ 542,8% trong khi đó ,số BQVCĐ cũng tăng 2306 triệu, tỷ lệ 18,1% nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận làm cho sức sinh lời của nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng 40%.
Như vậy nhìn chung hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty đã được cải thiện rất đáng kể nhưng xét trong 3 năm thì có thể thấy hiệu quả này chưa ổn định. Đặc biệt là năm 2002 có rất nhiều điều kiện phải khắc phục.
5. Kết cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty.
Bảng 4:
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
I. Tổng tài sản
88008
100%
88611
100%
88161
100%
1. TSLĐ
76157
86,5
76268
86,1
70076
79,5
2. TSCĐ
11851
13,5
12343
13,9
18085
20,5
II. Tổng nguồn vốn
88008
100%
88611
100%
88161
100%
1. Nợ phải trả
44351
50,4
43215
48,8
41190
46,7
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
43657
49,6
45396
51,2
46971
53,3
Nguồn: Phòng kế toán
Kết cấu tài sản nguồn vốn của Công ty có những đặc điểm là:
Tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng lớn, tầm trên 80%. Điều đó có thể giải thích do đặc trưng của ngành xây dựng có giá trị tài sản lưu động luân chuyển chiếm tỷ trọng lớn. Công ty đã có sự điều chỉnh về cơ cấu tài sản, tỷ lệ tài sản, tỷ lệ tài sản cố định đã tăng lên.
Về cơ cấu nguồn vốn: nợ vay (đa số vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn) có sự cân bằng giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm.
6. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 5
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
- TSLĐ
76157
76268
70076
- Tiềm mặt
406
755
737
- Phải thu
37884
36709
24043
- Nợ ngắn hạn
39552
40464
40634
Hệ số thanh toán
1,925
1,881
1,971
Hệ số thanh toán nhanh
0,968
0,924
0,609
Hệ số thanh toán tức thời
0,011
0,0186
0,00181
Nguồn: Phòng kế toán
Những chỉ tiêu thanh toán ở trên nói chung cho thấy khả năng thanh toán của Công ty đã tốt (chỉ tiêu thanh toán chung lớn hơn 1 tức là các khoản nợ của doanh nghiệp) hoàn toàn có thể thanh toán được đảm bảo bằng 1,971 đồng TSLĐ nó cho thấy nếu tình trạng xấu xảy ra doanh nghiệp không phải dùng TSCĐ. Nhưng đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi thanh toán ngay thì Công ty sẽ gặp khó khăn, vì chỉ số thanh toán tức thời của Công ty thấp. Chỉ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2003 giảm so với năm 2002 do quỹ tiền mặt của Công ty năm 2003 giảm so với năm 2002 là 18 triệu. Do nhu cầu về vốn xây dựng nên Công ty phải vay nợ thêm số tiền là 70 triệu. Đối với Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ lớn ,do đó vốn kinh doanh tập trung tại nguyên vật liệu dự trữ và giá trị công trình dở dang vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ.
II. Nhóm nguyên nhân của thực trạng
1. Đặc điểm nguyên vật liệu
trong xây dựng cơ bản nguyên vật liệu chiếm 70 - 80% giá trị công trình, do đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật liệu vì vậy sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty. Đặc điểm của nguyên vật liệu được sử dụng thường xuyên là khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại nên khó dự trữ. Thông thường Công ty chọn một số nhà cung cấp cố định nhằm đảm bảo nguồn vốn cung ứng nguyên vật liệu ổn định đáp ứng tiến độ thi công, đồng thời có được nguồn tín dụng đáng kể trong kinh doanh.
Hiện nay, nhà nước đã ban hành các quy chế kiểm định chất lượng công trình đòi hỏi cấp doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn quy định. Việc mua sắm nguyên vật liệu cho từng công trình được khoán gọn cho từng tổ đội và Công ty chỉ đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng. Việc làm này tương đối hợp lý và linh hoạt vì nó gắn trách nhiệm của các đội thi công với chất lượng công trình để giảm thiểu chi phí phát sinh. Tuy nhiên nếu không có sự quản lý tích cực có thể dẫn đến những tiêu cực.
2. Nguyên nhân về quản lý.
- Máy móc thiết bị, còn khá nhiều trong khi đó công tác quản lý máy móc thiết bị chưa được chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu do những tài sản chờ thanh lý Công ty không được quyền chủ động trong việc xử lý kể cả đối với tài sản nguồn vốn tự bổ sung.
- Việc xác định vốn lưu động định mức kế hoạch do tính không ổn định về khối lượng và giám thời gian thi công của các công trình, nên thiếu chính xác, các công trình thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết và biến động giá cả.
- Công ty chưa xác định được phương thức tính khấu hao TSCĐ hợp lý tỷ lệ khấu hao theo quy định của Nhà nước còn quá thấp do vậy mà gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động và đổi mới TSCĐ để đáp ứng cho khâu sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó cách tính khấu hao còn bộc lộ nhiều nhược điểm do chậm thu hồi vốn đầu tư và chịu ảnh hưởng lớn của hao mòn vô hình.
- Vốn lưu động bị chiếm dụng nằm trong khâu lưu thông còn khá lớn, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển, công tác quản lý sản xuất chưa cao.
3. Các chủ trương chính sách của Nhà nước
Về chính sách thuế: Hiện nay Nhà nước đã áp dụng phổ biến chính sách thuế VAT tránh cho doanh nghiệp khỏi các khoản thuế chồng chéo, tuy nhiên đối với doanh nghiệp xây dựng việc Nhà nước khống chế thời gian thu thuế trong khi không khống chế thời gian thanh tóan của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Về chính sách trong ngành xây dựng: Nhưng bắt buộc của các nhà thầu xây dựng sau khi hoàn thành công trình bàn giao phải để laị 5% giá trị công trình bảo hành trong 1 năm mà giá trị này khôn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28715.doc