Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát: ... Ebook Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA Kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ  & œ b¸o c¸o thùc tËp chuyªn ®Ò ®Ò tµi: mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh nhËp khÈu thÐp t¹i c«ng ty TNHH Th­¬ng m¹i hoµ ph¸t Sinh viªn thùc hiÖn :NguyÔn ThÞ Minh HiÓn M· sinh viªn : CQ460995 Chuyªn ngµnh : Qu¶n trÞ kinh doanh quèc tÕ Líp :Kinh doanh quèc tÕ A Kho¸ :46 HÖ : ChÝnh quy Gi¶ng viªn h­íng dÉn :Ths. NguyÔn ThÞ Thanh Hµ Hµ Néi 4- 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Sinh viên : Nguyễn Thị Minh Hiển Lớp  : Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế 46A Khoa  : Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế Tôi xin cam đoan là Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, đề tài ‘‘ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát ’’ là do chính tôi viết dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Ths. Nguyễn Thị Thanh Hà, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các tài liệu như luận văn, giáo trình chỉ mang tính chất tham khảo phục vụ cho quá trình viết và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi. Nếu những lời cam đoan trên đây là sai tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường. Sinh viên MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP...............1 1.1 Tổng quan về nhập khẩu....................................................................1 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu...................................................................1 1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu 1 1.1.3 Vai trò của nhập khẩu 3 1.1.4 Các hình thức nhập khẩu 4 1.2 Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 4 1.2.1 Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 7 1.2.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 10 1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 10 1.2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 10 1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 12 1.2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẨ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ PHÁT 20 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 2.1.2 Mô hình bộ máy quản trị Công ty 21 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản trị 21 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 22 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty 24 2.2 Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 28 2.2.1 Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 28 2.2.1.1 Thị trường nhập khẩu 28 2.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty 29 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 32 2.2.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 32 2.2.2.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 34 2.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu qả sử dụng lao động 36 2.3 Các biện pháp mà Công ty đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 38 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 39 2.4.1 Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 40 2.4.2 Nhược điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 40 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh 41 2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 41 2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 43 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ PHÁT 45 3.1 Dự báo tình hình thị trường thép trong những năm tới 45 3.1.1 Tình hình thị trường thép thế giới trong những năm tới 45 3.1.2 Tình hình thị trường thép Việt Nam trong thời gian tới 45 3.2 Phương hướng và mục tiêu kinh doanh thép nhận khẩu thép của Công ty trong những năm tới 46 3.2.1 Về thị trường nhập khẩu 46 3.2.2 Về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu 48 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 48 3.3.1.1 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu 48 3.3.1.2 Tăng cường công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường hàng nhập khẩu 50 3.3.1.3 Hạ thấp chi phí lưu thông phân phối 51 3.3.1.4 Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 52 3.3.1.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53 3.3.2 Một số kiến nghị 3.3.2.1 Kiến nghị dối với nhà nước 54 3.3.2.2 Kiến nghị với các cơ quan hữu quan................................. 56 LỜI MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài : Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đặc biệt khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng nghĩa với việc nước ta ngày càng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước. Do đó vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước càng trở nên gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề trở nên vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với không chỉ các doanh nghiệp trong nước khác mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thép tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát ” nhằm đưa ra những đóng góp từ phía bản thân em trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. 2, Mục đích : Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. 3, Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 4, Phạm vi nghiên cứu: Thời gian : Từ năm 2004-2007. Không gian: Các sản phẩm nhập khẩu thép của Công ty như : Ống mạ , Ống đen, Ống đúc, Thép cuộn, Thép tấm, Phế liệu Thị trưòng nhập khẩu của Công ty như : Trung Quốc , Đài Loan, Nga 5, Phương pháp nghiên cứu : Thu thập thông tin, Phân tích, Đánh giá , So sánh 6, Kết cấu đề tài : Chương I : Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu Chương II : Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty...............................................20 Hình 2.2 : Lợi nhuận nhập khẩu qua các năm...............................................31 Hình 2.3 : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu qua các năm 2005-2007...............................................................................................................32 Hình 2.4 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu qua các năm 2005-2007...............................................................................................................33 Hình 2.5 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................................34 Hình 2.6 : Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu........................................34 Hình 2.7 : Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu....................................35 Hình 2.8 : Doanh thu bình quân một lao động nhập khẩu............................36 Hình 2.9 : Lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu......................36 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động trong Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát...24 Bảng 2.2 : Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát..25 Bảng 2.3 : Tình hình nhập khẩu thao thị trường...........................................28 Bảng 2.4 : Cơ cấu chủng loại thép nhập khẩu qua các năm..........................29 Bảng 2.5 : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty..............................................30 Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận hoạt động nhập khẩu.......31 Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn......................................................33 Bảng 2.8 :Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động..............................................35 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU, HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về nhập khẩu 1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu Dưới những giác độ và tiêu chí khác nhau thì nhập khẩu lại có những cách hiểu khác nhau Dưới giác độ kinh doanh thì nhập khẩu là việc mua các hàng hoá dịch vụ từ quốc gia khác vào trong nội địa để thực hiện các hoạt động kinh doanh để kiếm lời. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hay viện trợ không hoàn lại thì nhập khẩu là việc lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ qua biên giới quốc gia không vì mục đích kiếm lời của các chủ thể. “Trên giác độ của nghiệp vụ ngoại thương thì nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế. Đó không chỉ là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền kinh tế thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.Vì vậy nhập khẩu được coi là hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể tham gia không dễ dàng khống chế được” Mai Quốc Nhật (2006):”Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty thép Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. . 1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu + Hoạt động nhập khẩu gắn với việc mua bán hàng hoá qua biên giới quốc gia, do đó nó chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như luật của nước người mua, luật của nước người bán và luật pháp quốc tế. Nên đòi hỏi các bên tham gia trong quan hệ mua bán này phải thoả thuận nguồn luật nào điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động mua bán của họ, để khi tranh chấp phát sinh sẽ thuận lợi trong việc giải quyết các tranh chấp này. + Hoạt động nhập khẩu gắn với các hợp đồng kinh tế. Hai bên khi thực hiện quan hệ mua bán này phải đàm phán, thoả thuận và ký kết với nhau các hợp đồng kinh tế. Trong đó hợp đồng này nêu rõ quyền lợi , trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán. nếu bên nào không thực hiện không đúng các trách nhiệm nêu trong hợp đồng thì hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để bên kia khiếu kiện đối tác trước cơ quan pháp luật, để buộc đối tác phải thực hiện đúng các trách nhiệm của họ như đã thoả thuận trong hợp đồng. + Trong hoạt động nhập khẩu các bên có thể thực hiện nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ,… Điều này phụ thuộc vào thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Nhưng phương thức được áp dụng phổ biến trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu là phương thức tín dụng chứng từ + Đồng tiền trong thanh toán là ngoại tệ với ít nhất một bên hoặc cả hai bên. Thường sử dụng các ngoại tệ mạnh như USD, EURO, AUD,…. + Hai bên có thể sử dụng nhiều điều kiện giao hàng khác nhau như : Giao tại nhà máy (nhóm E), giao cho người vận tải đầu tiên (FCA), hàng xếp dọc lan can tầu (FAS), chi phí và bảo hiểm đến tận chân công trình (nhóm C: CPT, CIP), rủi ro đến tận chân công trình, chi phí đến tận chân công trình trừ thuế( nhóm D : DAF, DDU, DDP),…. Nhưng các phương thức được sử dụng phổ biến hiện nay là FOB, CIP, việc lựa chọn phương thức nào là phụ thuộc vào điều kiện và thoả thuận của các bên. + Hoạt động nhập khẩu được thực hiện trên địa bàn đa quốc gia nên nó chịu tác động từ nhiều môi trường kinh doanh như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá của các bên khác nhau. Do đó phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu và cách ứng phó của các bên với nhau cho hợp lý để quan hệ làm ăn diễn ra thuận lợi. + Hoạt động nhập khẩu gắn liền với các hoạt động như vận tải, giao nhận, bảo hiểm, thanh toán,…quốc tế. Đây là những yếu tố không thể thiếu trong việc thực hiện hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 1.1.3 Vai trò của nhập khẩu 1.1.3.1 Đối với Nhà nước Nhập khẩu hàng hóa , dịch vụ tạo ra sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, góp phần phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia và tận dụng được lợi thế so sánh của mình Cung cấp cho nước nhập khẩu các mặt hàng mà nước đó chưa sản xuất được, hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về giá cả, chất lượng, mẫu mã,…góp phần làm đa dạng các mặt hàng trong nước. 1.1.3.2 Đối với Doanh nghiệp Việc nhập khẩu các hàng hoá từ nước ngoài với giá cả, chất lượng, mẫu mã tốt hơn gây ra áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, hạ thấp chi phí và có các biện pháp thu hút khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp trong nước tăng năng lực cạnh tranh đối với hàng nhập ngoại để tìm chỗ đứng cho mình ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, thông qua hoạt động nhập khẩu họ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh để kiếm lời. 1.1.3.3 Đối với người tiêu dùng Thông qua nhập khẩu, các mặt hàng trong nước trở nên đa dạng hơn, do đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng hơn và giá cả cũng cạnh tranh hơn. Nhập khẩu giúp người tiêu dùng trong nước có cơ hội mua được các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, giá cả. Nói cách khác, nhập khẩu làm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.1.4 Các hình thức nhập khẩu + Nhập khẩu trực tiếp Là hình thức mà người xuất khẩu và người nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện việc giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua trung gian. + Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu mà trong đó người có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá nhưng không có giấy phép nhập khẩu, không có quota nhập khẩu hoặc không có kinh nghiệm nhập khẩu trực tiếp, nên công ty đã uỷ thác cho một công ty khác có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của đơn vị. Bên nhận uỷ thác tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục ký kết hợp đồng nhập khẩu và nhận được một khoản thù lao gọi là phí nhập khẩu. + Tạm nhập tái xuất Là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ không phải để tiêu thụ ở trong nước mà thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sau đó lại xuất sang một nước thứ ba nhằm hưởng một khoản lợi nhuận do chênh lệch giá. 1.2 Cơ sở lý luận chung về Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.1 Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh khác nhau, do những quan điểm này dựa trên những tiêu chí khác nhau, giác độ nghiên cứu khác nhau và đều thể hiện được một hoặc một vài khía cạnh nào đó của phạm trù hiệu quả kinh doanh. “Sau đây là bốn nhóm quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh + Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kêt quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau. + Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí Quan điểm này đã nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổ sung. + Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn được kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả là trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên kết quả và chi phí đều luôn vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và về chất giữa kết quả và chi phí. + Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vân động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo nên kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của sản xuất . Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. + Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế toàn xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện cả về định tính lẫn định lượng, không gian và thời gian. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội về kinh tế, chính trị, xã hội Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từng giai đoạn không làm giảm sút hiệu quả cuả các giai đoạn các thời kỳ kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài ”. PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Giáo trình: “Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI”, Tập 2, trang 318-320, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Năm 2004. . 1.2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh Có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh nói chung theo các tiêu thức khác nhau. Cách phân loại hiệu quả hoạt động nhập khẩu về cơ bản cũng giống như cách phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Dưới đây là một số cách phân loại. * Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả hoạt động nhập khẩu Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả hoạt động nhập khẩu có hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối + Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó biểu hiện qua các chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh thu HQ tuyệt đối = Kết quả -- Tổng chi phí bỏ ra thu được để thu được kết quả đó + Hiệu quả tương đối Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Có hai cách tính chỉ tiêu này mỗi chỉ tiêu lại cho một ý nghĩa khác nhau H1 = H1 : Hiệu quả tương đối (1) KQ : Kết quả thu được CP : Chi phí bỏ ra Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng kết quả. Nó phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ càng cao và ngược lại. H2 = H2 : Hiệu quả tương đối (2) CP, KQ như trên Chỉ tiêu này cho biết một đồng kết quả kinh doanh được tạo ra từ bao nhiêu đồng chi phí. Nó phản ánh suất hao phí của các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động này càng thấp và ngược lại. * Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả hoạt động nhập khẩu +Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp , cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Nó cho biết kết quả thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đề ra trong mỗi thời gian nhất định. + Hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận, cho từng lĩnh vực hoặc cho từng yếu tố sản xuất cụ thể của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng vốn, lao động,….Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ánh hiệu quả ở từng mặt hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải của cả doanh nghiệp. * Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả + Hiệu quả trước mắt Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một khoảng thời gian ngắn hạn, trước mắt. Kết quả thu được xem xét là kết quả mang tính chất tạm thời. Để doanh nghiệp phát triển bễn vững, đạt được hiệu quả ở giai đoạn này nhưng không làm ảnh hưưởng xấu đến hiệu quả của các giai đoạn tiếp theo, nhà quản trị ngoài việc tính toán hiệu quả ngắn hạn, trước mắt , còn cần phải tính đến hiệu quả lâu dài. + Hiệu quả lâu dài Hiệu quả lâu dài hay hiệu quả dài hạn là hiệu quả được tính toán, xem xét trong một khoảng thời gian dài gắn với chiến lược, các kế hoạch dài hạn liên quan đến sự tốn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả ngắn hạn nếu suy rộng ra là hiệu quả dài hạn sẽ không đảm bảo được tính chính xác vì không phải giai đoạn kinh doanh nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lâu dài sẽ giúp chúng ta hình dung chính xác hơn về kết quả trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Căn cứ vào giác độ đánh giá hiêu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu + Hiệu quả tài chính Loại hiệu quả này được xét dưới giác độ doanh nghiệp. Nó chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là các kết quả tài chính nhận được trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, hiệu quả tài chính chỉ đơn giản được xét là kết quả thu được từ hoạt động nhập khẩu trong mối quan hệ với toàn bộ chi phí bỏ ra thực hiện hoạt động nhập khẩu đó. + Hiệu quả chính trị xã hội Đây là loại hiệu quả được xét dưới giác độ xã hội. Nó chính là những lợi ích mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại cho xã hội như việc đóng góp vào phát triển sản xuất chung của đất nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và những tác động đến môi trường sinh thái, tốc độ đô thị hoá,…Loại hiệu quả này trên thực tế rất khó định lượng nhưng nó lại rất quan trọng trong việc thẩm tra, xét duyệt các dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh…Đây cũng chính là mối quan tâm lớn của các tổ chức xã hội, các cơ quan hoạch định chính sách. 1.2.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Hiệu quả kinh doanh xét trên lĩnh vực nhập khẩu có thể hiểu như sau : “ Hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản lý hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Xét trên giác độ doanh nghiệp , đạt được hiệu quả nhập khẩu tức là phải đảm bảo chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa bằng việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tổ chức hợp lý hoạt động nhập khẩu. Xét trên giác độ xã hội, hiệu quả hoạt động nhập khẩu đạt được khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí phải bỏ ra để mua chúng, phải lớn hơn lợi ích đạt được khi sản xuất những hàng hoá, dịch vụ này ở trong nước ” . Mai Quốc Nhật (2006), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty thép Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. . 1.2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh + Lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Lợi nhuận nhập khẩu = doanh thu nhập khẩu - Chi phí nhập khẩu Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. Đây là tiền đề để duy trì và tái mở rộng các hoạt động của doanh nghiệp trong những kỳ tiếp theo. Lợi nhuận nhập khẩu càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng lớn và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thu đựoc từ hoạt động nhập khẩu sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao và ngược lại. +Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. + Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động dành cho hoạt động nhập khẩu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Đồng thời chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu trong một kỳ kinh doanh. Số vòng quay càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. + Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu trong một kỳ kinh doanh. Số vòng quay càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. + Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu Doanh thu bình quân một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động này. Lợi nhuận bình quân một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia hoạt động nhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động này. 1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp a, Nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi nó mà chỉ có thể hiểu, tuân thủ và đưa ra những phương án ứng xử của mình sao cho tận dụng đựợc tối đa những thuận lợi do nhân tố khách quan mang lại cũng như hạn chế tối thiểu những bất lợi do nhân tố khách quan dó tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhân tố khách quan không chỉ tác động tới một doanh nghiệp mà có thể tác động tới một ngành, một nhóm doanh nghiệp. Những nhân tố khách quan được xem xét ở đây là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế. * Môi trường chính trị, luật pháp Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện hoạt động nhập khẩu không chỉ tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu, nước xuất khẩu mà cả luật pháp, công ước quốc tế. Nếu môi trường luật pháp có các chính sách tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu như thuế, hạn ngạch,…thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi cho hoạt động của mình. Do đó giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Mặt khác nếu các chính sách luật pháp có tính ổn định thì tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh doanh do am hiểu được môi trường luật pháp. Còn nếu các chính sách luật pháp thường xuyên thay đổi mà doanh nghiệp lại không dự báo được thì có thể đưa ra những quyết định kinh doanh sai lầm. Do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước nhập và nước xuất khẩu được xây dựng trên quan hệ tốt đẹp thì cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong quan hệ làm ăn. Còn nếu quan hệ đối ngoại giữa hai nước ở trong tình trạng xấu, chẳng hạn chính phủ một nước ra lệnh cấm vận, hoặc hạn chế các quan hệ làm ăn với nước kia thì gây bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu. Do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Môi trường chính trị của một nước có nhiều đảng phái, khi một đảng phái khác lên nắm chính quyền lãnh đạo, ban hành những chính sách mới. Điều này có thể gây thuận lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp , do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Môi trường kinh tế - Quan hệ kinh tế quốc tế Một nước khi tham gia vào các liên kết kinh tế thế giới (WTO) hay liên kết kinh tế khu vực thì nước đó phải áp dụng các chính sách thuế quan ưu đãi hơn đối với các quốc gia là thành viên, tuân thủ các quy định chung của khối. Do đó chẳng hạn một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá từ một nước là thành viên của khối liên kết trong đó thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu mức thuế quan thấp hơn Þ giá cả hàng hoá sẽ thấp hơn. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Chính sách thuế quan Chính sách thuế quan của chính phủ là nhân tố có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính phủ áp mức thuế cao một mặt hàng nào đó thì dẫn đến giá cả của loại mặt hàng này được nhập vào trong nội địa sẽ cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Do giá cao nên lượng cầu mặt hàng này sẽ giảm đi. Dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc kinh doanh loại mặt hàng này trong nước. - Hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quan là hàng rào bảo hộ của chính phủ bằng các quy định như các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này làm cho hàng hoá của một nước bên ngoài muốn nhập khẩu vào trong nước thì phải đáp ứng các các tiêu chuẩn này thì mới có thể thâm nhập thành công. Mặt khác, để đáp ứng các tiêu chuẩn này thì doanh nghiệp sản xuất phải tốn kém nhiều chi phí hơn để hàng hoá của họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn. Do đó giá hàng hoá của họ sẽ cao hơn khi chịu các hàng rào phi thuế. Điều này có thể làm cầu giảm và làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Sự biến động của thị trường Nếu thị trường có sức cung hàng hoá tăng mà cầu lại không tăng tương ứng thì các doanh nghiệp kinh doanh sẽ cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hơn. Nếu các doanh nghiệp có biện pháp cạnh tranh khôn khéo thì có thể chiếm được một lượng thị phần lớn và trụ lại được, còn những doanh nghiệp không có những biện pháp cạnh tranh hiệu quả có thể bị đào thải khỏi thị trường. - Sự biến động của tỷ giá hối đoái Nếu tỷ giá hối đoái được xác định ở mức đồng nội tệ có giá trị tăng thì giá trị hàng hoá nhập khẩu sẽ có giá trị giảm đi tương ứng. Do đó sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu từ bên ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái được xác định ở mức đồng nôi tệ có giá trị thấp hơn thì làm lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra bên ngoài và gây bất lợi cho hàng hoá nhập khẩu. Do đó tỷ giá hối đoái là nhân tố có ảnh hưởng tới các doanh ngh._.iệp có hoạt động kinh doanh quốc tế. - Hệ thống tài chính ngân hàng Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp một phần lớn là phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Do đó nếu hệ thống ngân hàng phát triển sẽ là nguồn cung vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Song doanh nghiệp họ chỉ vay vốn khi họ dự tính rằng họ kinh doanh sau khi trả lãi ngân hàng họ vẫn có lãi. Do đó mức lãi suất ngân hàng áp dụng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của của doanh nghiệp là có vay hay không hay vay với giá trị bao nhiêu. Nếu mức lãi suất ngân hàng tăng cao thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực lớn khi thực hiện hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn vay. Khoản trả lãi vay lớn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Þ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc Nếu nhà nước đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng cầu cảng, đường xá tốt thì sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc nhập hàng, vận chuyển hàng về thời gian cũng như tiền bạc. Do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Thông tin là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống thông tin tốt giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác một cách dễ dàng, cũng như quảng bá về doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài. Điều này tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. b, Nhân tố chủ quan + Trình độ quản lý Nếu doanh nghiệp có những nhà quản lý giỏi biết khen thưởng kỷ luật hợp lý, đúng thời điểm thì sẽ động viên khuyến khích người lao động làm cho người lao động trong doanh nghiệp phát huy được hết năng suất, hiệu quả công việc. Do đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc những nhà quản lý co khả năng dự báo, nắm bắt được thông tin, sự thay đổi từ môi trường bên ngoài cũng như trong doanh nghiệp dể đưa ra những phương án, quyết định kinh doanh để tận dụng được cơ hội cũng như giảm thiểu được những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong những giai đoạn khác nhau. + Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có được những ngưới lao động có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ vững, tận tình, hăng say với công việc thì điều này sẽ là yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp khai thác và tận dụng tối đa được các nguồn lực của mình trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Song động lực của người lao đông trong doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các chính sách quản trị nhân lực như tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp,….Do đó các chính sách quản lý của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. + Khả năng huy động vốn Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào vốn tự có mà cả nguồn vốn vay từ bên ngoài, vốn huy động từ cổ phiếu. Nếu doanh nghiệp có khă năng huy động vốn tốt sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hôi làm ăn cũng như giữ chữ tín với bạn hàng trong các thương vụ kinh doanh thể hiện ở khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn tốt thanh toán cho bạn hàng sớm họ có thể được hưởng các chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…Do đó doanh nghiệp có thể được hưởng mức giá thấp hơn, điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. + Hệ thống thông tin của doanh nghiệp Hệ thống thông tin của doanh nghiệp thể hiện ở việc doanh nghiệp tìm được những nguồn tin để tìm kiếm được bạn hàng, cũng như nắm bắt được những thay đổi của chính sách vĩ mô, sự biến động của thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn tận dụng được cơ hội nâng cao được hiệu quả kinh doanh. + Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt như phòng làm việc, hệ thống máy móc, thiết bị trang bị cho nhân viên hiện đại tạo điều kiện cho người lao động làm việc hiệu quả Þ nâng cao được hiêu quả kinh doanh và ngược lại. Hệ thống nhà xưởng máy móc hiện đại tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh 1.2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp a, Tạo ra khả năng tồn tại, cạnh tranh và đứng vững của doanh nghiệp trong điều kiện hôi nhập Trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên của WTO như hiện nay thì môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng trở nên rộng lớn và khắc nghiệt. Nếu doanh nghiệp nào không biết thích ứng, không tìm các biện pháp nâng cao các hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp đó sẽ bị môi trường kinh doanh đào thải. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng hợp lý, có hiệu qủa các yếu tố đầu vào, khai thác có hiệu quả các cơ hội trên thị trường giúp doanh nghiệp có được ưu thế trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tồn tại, cạnh tranh, đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. b, Do sự khan hiếm của các nguồn lực sản xuất Các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp không phải là vô cùng vô tận, nó có giới hạn. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố này tiết kiệm, hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp có thể bán hàng với mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng được thị phần và nâng cao lợi nhuận kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. c, Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có được khoản lợi nhuận lớn hơn. Điều này giúp người chủ doanh nghiệp có điều kiện nâng cao mức thu nhập của người lao động thông qua lương, thưởng giúp nâng cao đời sồng vật chất của người lao động và tạo điều kiện cho người lao động nâng cao đời sống tinh thần như: tổ chức thăm quan, nghỉ mát…Khi người lao động được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thì điều này lại giúp tạo động lực cho người lao động trong công việc, họ có thể làm việc tốt hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh d, Đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào. Nhất là đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc sử dụng tiết kiệm này giúp hạn chế việc “chảy tiền” ra bên ngoài. Đặc biệt trong điều kiện nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu như hiện nay. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận lớn hơn, đóng góp cho nhà nước về thuế sẽ nhiều hơn góp vào sự phát triển của đất nước. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ PHÁT 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Nhận thấy nhu cầu ngày càng cao về sử dụng sắt thép trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một nước đang phát triển, Ban lãnh đạo của Tập đoàn Hoà Phát đã quyết định thành lập thêm một một công ty thành viên mới, chuyên kinh doanh các sản phẩm sắt thép trong nước chưa sản xuất hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được về chất lượng, tiêu chuẩn và giá cả phục vụ cho tất cả các công ty trong Tập đoàn Hoà Phát nói riêng và thị trường Viêt Nam nói chung. Đó là Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát là một công ty được thành lập với 100% vốn đầu tư trong nước, theo GPKD số 010201 4012 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 09/09/2004. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát đang từng bước khẳng định là một trong những công ty thương mại lớn nhất miền Bắc Việt Nam cung cấp một lượng lớn các sản phẩm sắt thép nhập khẩu bán trên thị trường nội địa. Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát (Hoà Phát trading company limited) Trụ sở giao dịch: 119 Bùi Thị Xuân-Hai Bà Trưng- Hà Nội Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng Việt Nam) Đây là thành viên thứ 6 của tập đoàn Hoà Phát với chức năng nhập khẩu, kinh doanh, phân phối nguyên vật liệu sắt thép các loại cho công ty mẹ, 5 công ty thành viên còn lại và cả thị trường Việt Nam. Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu Thép phế: Xuất xứ châu Âu, châu Mỹ Thép mạ kép nhúng nóng: Xuất xứ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan Thép cuộn cán nóng: Xuất xứ CIS, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Malayxia Thép tấm cán nóng : Xuất xứ CIS, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Malayxia Thép không gỉ : xuất xứ Trung Quốc, Nhật bản Ống thép hàn, Ống thép đúc đường kính lớn : xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan Thép dải cán nóng và cán nguội : xuất xứ Trung Quốc Phôi thép: xuất xứ CIS, Trung Quốc Thép cán nguội: xuất xứ CIS, Hàn Quốc, Nam Phi Các loại phụ kiện sử dụng cho ống dẫn nước và ống công nghiệp 2.1.2 Mô hình bộ máy quản trị Công ty Kho hàng Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng vật tư-XNK Phòng hành chính Phó giám đốc công ty Giám đốc công ty 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản trị Hình 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty Hiện có khoảng 20 nhân viên hoạt động tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát. Với cơ cấu kinh doanh gọn nhẹ, các phòng ban cụ thể có chức năng và nhiệm vụ riêng song đều có mối quan hệ chặt chẽ đó là cùng thực hiện các kế hoạch kinh doanh chung và trợ giúp cho giám đốc, phó giám đốc để thúc đẩy kinh doanh. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo cơ cấu trực tuyến : Đó là cấp dưới chịu sự chỉ huy cuả một tổ chức cấp trên. Các cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh của một người chỉ huy trực tiếp và chỉ thi hành mệnh lệnh của người đó. - Ưu điểm của cơ cấu này: + Tính thống nhất và tập trung của quá trình quản trị là rất cao. + Có khả năng giải quyết nhanh và đơn giản các vấn đề quản trị. + Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đơn giản. - Nhược điểm của cơ cấu này : + Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức tổng hợp và năng lực quản trị tốt. + Dễ độc đoán và hạn chế việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các nhà quản trị cấp dưới. 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty * Giám đốc : Do Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Hoà Phát bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc có chức năng và nhiệm vụ như sau : + là người đại diện cho pháp nhân Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động cảu Công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị cấp Tập đoàn, theo các chính sách pháp luật của nhà nước. + Theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và báo cáo với Hội đồng quản trị cấp Tập đoàn về kết quả hoạt động của Công ty. * Phó Giám đốc : Do Giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm với các chức năng nhiệm vụ sau + Là người được Giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động nào đó của Công ty. + Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước Giám đốc Công ty. * Phòng vật tư và xuất nhập khẩu : Thực hiện nghiên cứu tìm hiểu thị trường nước ngoài. Tìm nguồn hàng từ thị trường nước ngoài, tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng và nhập hàng về trong nước. * Phòng kinh doanh : Thực hiện việc nghiên cứu thị trường kinh doanh trong nước Thiết lập mạng lưới bán hàng, quan hệ bạn hàng với các đối tác tại thị trường nội địa để bán hàng nhập trong thị trường nội địa cũng như việc mua bán các lô hàng trong nước. * Phòng kế toán có nhiệm vụ : Theo dõi sổ sách, hàng tồn, hàng nhập, hàng xuất căn cứ trên thực tế của cả ba phòng vật tư, kinh doanh, kho hàng. Lập các báo cáo quyết toán của Công ty theo định kỳ đưa ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lên cấp trên. * Kho hàng : có nhiệm vụ Nhập hàng theo lệnh nhập hàng của phòng vật tư- XNK và xuất hàng cho khách theo lệnh xuất của phòng kinh doanh. Lưu trữ hàng hoá đảm bảo cho hàng hóa không bị biến dạng, thay đổi chất lượng. *Phòng hành chính: Quản lý các vấn đề về nhân sự như hồ sơ nhân viên trong Công ty, thực hiện chấm công cho nhân viên theo thời gian làm việc. Mua các thiết bị cần thiết cho hoạt động của các phòng ban để phục vụ nhu cầu làm việc. Giúp ban giám đốc quản lý cán bộ nhân viên, và xây dựng chi phí tiền lương cho Công ty. Thực hiện đóng BHYT và BHXH cho nhân viên theo quy định. 2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty * Đặc điểm về sản phẩm : Với đặc điểm Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản phẩm chính là thép Loại mặt hàng này có tính chất cồng kềnh, trọng lượng lớn. Do đó gây khó khăn trong việc vận chuyển, Công ty phải sử dụng nhiều phương thức vận chuyển như đường biển, đường bộ, đường sông ; chi phí vận chuyển lớn. Vì sản phẩm cồng kềnh nên đòi hỏi Công ty phải có hệ thống kho tàng lớn. Đặc biệt trong trường hợp nhiều lô hàng nhập về cùng một lúc thì Công ty phải thuê thêm kho để chứa hàng nhập về. Sản phẩm kinh doanh của Công ty là sản phẩm thép : Loại sản phẩm này hay chịu sự điều chỉnh của nhà nước về thuế đối với từng chủng loại hàng và hay có sự thay đổi về chính sách . Giá loại hàng này lại lên xuống thất thường. Do đó, Công ty luôn phải cân nhắc kỹ càng về chủng loại hàng nhập, số lượng hàng nhập và thời điểm bàn hàng để đảm bảo không bị thua thiệt trong các thương vụ kinh doanh. Sản phẩm của Công ty không chỉ để kinh doanh mang lại lợi nhuận mà còn cung cấp đầu vào cho các Công ty khác trong Tập đoàn như cung cấp thép phế để chế tạo phôi cho Công ty Cổ phần Thép Hoà Phát và cung cấp cho các Công ty khác như Công ty Thiết bị Phụ tùng Hoà Phát, Điện lạnh Hoà Phát,… * Đặc điểm về lao động + Nhìn vào cơ cấu lao động theo giới ta thấy: Tỷ lệ lao động nữ giới trong Công ty giảm dần qua các năm (từ 57.2% năm 2005 xuống 50% năm 2006, còn 45% năm 2007). Do đặc điểm Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại các nhân viên trong phòng kinh doanh, phòng vật tư-XNK được tuyển thêm các lao động nam qua các năm và Công ty cần những lao động nam thích hợp hơn. Chẳng hạn như phải đi nhận hàng , đi giao hàng, đi công tác thường xuyên để nhận hàng cũng như bán hàng. Do đó xu hướng tỷ lệ lao động nam tăng qua các năm( từ 42.8% năm 2005 lên 50% năm 2006 và 55% năm 2007) Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động trong Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát STT Năm Lao động 2005 2006 2007 Người % Người % Người % 1 Căn cứ theo giới Nam 6 42.8 9 50 11 55 Nữ 8 57.2 9 50 9 45 2 Căn cứ theo trình độ đào tạo Đại học 10 71.4 14 77.8 16 80 Cao đẳng 4 28.6 4 22.2 4 20 3 Căn cứ theo tuổi Trên 40 1 7.14 1 5.5 1 5 Dưới 40 13 92.9 17 94.5 19 95 Tổng lao động 14 100 18 100 20 100 Nguồn : Phòng hành chính + Nhìn vào cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo : Ta thấy lực lượng lao động qua đại học chiếm tỷ lệ lớn ( 71.4% năm 2005, 77.8% năm 2006, và 80% năm 2007). Do Công ty là Công ty tư nhân mới thành lập từ cuối năm 2004, hoạt động kinh doanh lỗ lãi tự chịu trách nhiệm. Do đó lao động được tuyển vào là những người có trình độ, có khả năng làm việc thực sự thì mới được nhận vào Công ty, lực lượng lao động của Công ty đa số là có trình độ đại học. Còn một số nhân viên trong phòng hành chính, bộ phận kho có trình độ cao đẳng do tính chất công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao. + Nhìn vào cơ cấu lao động theo tuổi, ta thấy lao động của Công ty chủ yếu là lao động trẻ, có độ tuổi dưới 40, chiếm trên 90% qua các năm. Nhưng lao động trẻ là những người năng động, có nhiều sức khoẻ để cống hiến, ham học hỏi để tiến bộ. Điều này tạo ra khả năng phát triển mạnh mẽ cho Công ty trong tương lai. * Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Công ty hiện đang có trụ sở làm việc rộng 100m2, 2 tầng trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội. Đây là tuyến phố chính thuận lợi cho việc giao dịch, đi lại của Công ty. Các phòng làm việc được trang bị mỗi nhân viên một máy tính, mỗi phòng đều có một máy in, máy tính được nối mạng thuận lợi cho các nhân viên trong việc thực hiện các giao dịch, cập nhật thông tin. Các thiết bị khác như máy photocopy,…. Công ty còn có ôtô riêng phục vụ cho cán bộ, nhân viên đi lại trong việc thực hiện các giao dịch. Hệ thống kho lưu hàng tương đối rộng 1000m2 tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên thuận lợi cho việc lưu hàng, bảo quản hàng hoá. * Đặc điểm về tài chính của Công ty Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm như sau Bảng 2.2 Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ ( %) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ ( %) Tài sản: Tài sản cố định Tài sản lưu động Tổng 12 45.687,836 45.699,836 0.026 99.974 100 581,238 41.550,685 42.131,924 1.38 98.62 100 494 98.390,572 98.884,632 0.5 99.5 100 Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng 16.607,757 29.092,079 45.699,836 36.34 63.66 100 10.522,432 31.579,491 42.131,924 25.05 74.95 100 57.961,643 40.922,989 98.884,632 58.62 41.32 100 Nguồn : Phòng kế toán Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ( 0.026% năm 2005, 1.38% năm 2006, 0.5% năm 2007) còn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (99.974% năm 2005, 98.62% năm 2006, 99.5% năm 2007). Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, không phải đầu tư máy móc nhà xưởng để sản xuất. Do đó, tỷ tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ còn tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 74.95% tăng hơn 11.3% so với năm 2005 ( là 63.66%). Nhưng tỷ trọng này lại giảm cho đến năm 2007 chỉ là 41.32%. Tỷ lệ nợ phải trả tăng lên qua các năm. Đó là do việc Công ty thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh lên nhanh chóng. Trong đó vốn không tăng lên tương ứng nên Công ty phải vay nợ từ bên ngoài nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Điều này cũng mang lại rủi ro lớn cho Công ty. * Đặc điểm về phân phối Kể từ khi thành lập đến nay thời gian tuy không nhiều , song Công ty đã phát triển thi trường từ miền Bắc mở rộng đến miền Nam. Hiện nay các thị trường của Công ty chú trọng phát triển bao gồm các thành phố lớn, nhu cầu xây dựng và phát triển nhiều như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát còn bán sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh thương mại cấp 2 để bán lẻ hoặc cấp cho các công trình xây dựng, cấp thoát nước. 2.2 Hoạt động nhập khẩu và thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cuả Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát 2.2.1 Tình hình kinh doanh thép nhập khẩu của Công ty 2.2.1.1 Thị trường nhập khẩu Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty là thị trường Trung Quốc do đặc điểm : Trung Quốc có nhiều nhà máy liên hợp cỡ lớn ( năm 2005 có 13 nhà máy liên hợp với công suất từ 3-5 triệu tấn/năm ) vơi trang thiết bị và công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ Tây Âu, nhân công rẻ, sản lượng lớn nên sản phẩm của Trung Quốc có giá thành cạnh tranh so với nhiều nước. Ngoài ra, Trung Quốc còn tự túc được than cốc, tự khai thác được phần lớn quặng sắt từ các mỏ trong nước nên giá nguyên liệu sản xuất thép thấp hơn các nước phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… Do vị trí địa lý, sản phẩm thép Trung Quốc ưu thế hơn các nước khác khi xuất khẩu vào thi trường Việt Nam : giao hàng nhanh chóng,vận tải đường biển rẻ, giá cả hợp lý nên được các Công ty ưu tiên nhập khẩu hàng đầu tuy chất lượng sản phẩm không bằng các nước phát triển. Ngoài Trung Quốc, Công ty cũng chú trọng đến thị trường nhập khẩu các nước thuộc khối CIS ( Nga, Ukraina, Kazakhstal). Đây là thị trường nhập khẩu thép tấm cán nóng truyền thống để kinh doanh của Tập Đoàn Hoà Phát. Tuy nhiên vị trí điạ lý giữa Việt Nam và thị trường này cách xa nhau, thường phải mất 45-60 ngày vận chuyển đường biển, rủi ro cao và đọng vốn lớn. Bên cạnh đó, Công ty cũng có mối quan hệ làm ăn hợp tác với các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,… để nhập khẩu các mặt hàng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao đặc thù. Hiện nay, Công ty cũng đang mở rộng thị trường nhập khẩu phế liệu từ Nam Phi, Mỹ, Tây Âu, đặc biệt là các nước phát triển quy định không tái chế phế liệu. Mặt hàng này là nguyên liệu đầu vào của Việt Nam. Tuy nhiên, theo như quy định của Việt Nam, mặt hàng phế liệu là mặt hàng có tạp chất cao, ảnh hưởng đến môi trường nên chỉ được phép nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát nhập khẩu thép với mục đích hỗ trợ cung ứng cho Công ty Cổ phần thép Hoà Phát mà nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát. Bảng2.3: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu theo thị trường Đơn vị : 1000USD Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %) Trung Quốc 4.404 70 5.838 78.3 8.568 84 Nga 937 14.9 820 11 867 8.5 Kazhastal 610 9.7 500 6.7 490 4.8 Khác(HQ,ĐàiLoan,..) 340 5.4 298 4 275 2.7 Tổng cộng 6.291 100 7.456 100 10.200 100 Nguồn : Phòng vật tư- xuất nhập khẩu 2.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu và cơ cấu theo mặt hàng nhập khẩu của Công ty Là một Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đạt yêu cầu để cung cấp cho các Công ty thành viên của Tập đoàn và thị trường Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại Hoà Phát chuyên nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu sau: - Thép mạ kẽm nhúng nóng,xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, TháiLan… Thép cuộn cán nóng, xuất xứ CIS, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Malaysia…. Thép dải cán nóngvà cán nguội, xuất xứ Trung Quốc… Thép phế xuất xứ CIS, Trung Quốc… Thép cuộn cán nguội xuất xứ CIS, Hàn Quốc, Nam Phi…. Thép phế, xuất xứ Châu Phi, Châu Mỹ… + Và các sản phẩm kinh doanh tại thi trường nội địa Thép tấm cán nóng, xuất xứ CIS, Trung Quốc,… Thép không gỉ, xuất xứ Trung Quốc, Nhật Bản,… Ống thép hàn, ống thép đúc đường kính lớn, xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan… Thép băng cán nóng xuất xứ Trung Quốc.. Phôi thép xuất xứ CIS, Trung Quốc,… Thép cuộn cán nguội xuất xứ CIS, Hàn Quốc, Nam Phi.. Các loại phụ kiện sử dụng cho ống dẫn nước và ống công nghiệp Bảng2.4 : Cơ cấu chủng loại thép nhập khẩu qua các năm CHỦNG LOẠI NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng ( tấn) Tỷ lệ (%) 1, Thép tấm cán nóng 3257 23 6132 36.1 8300 39.5 2, Thép cuộn cán nóng 1144 8.1 2250 13.2 1000 4.8 3,Thép băng cán nóng 1284 9.1 2500 14.7 5700 27.1 4,Thép dải cán nóng 4862 34.3 2035 12 700 3.3 5,Ống thép và phụ kiện 590 4.1 1445 8.5 2700 12.9 6, Thép cán nguội 509 3.5 600 3.5 400 1.9 7, Thép dải cán nguội 2287 16.1 1000 5.9 500 2.4 8,Loại khác(phế thép..) 250 1.8 1030 6.1 3000 8.1 Tổng cộng 14182 100 16992 100 21000 100 Nguồn : Phòng vật tư- xuất nhập khẩu Đây là những mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và các nước thuộc khối CIS (Nga, Ukraina, Kazakstal). Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty đã có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cụ thể là lượng thép tấm vẫn tăng đều qua các năm, lượng băng cán nóng, ống thép tăng mạnh. Tuy nhiên, do chênh lệch giá quá lớn giữa thép cuộn cán nóng và thép băng cán nóng nên người tiêu dùng có xu hướng dùng thép băng cán nóng nhiều, thay thế thép cuộn cán nóng dẫn tới nhu cầu thép cuộn trong nước giảm mạnh, thép dải cán nóng cũng ít dần đi, thép cuộn và dải cán nguội sẽ giảm dần do trong nước đã bắt đầu sản xuất được. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các Công ty thương mại xuất hiện ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng lớn nên Công ty có hướng tìm nhập khẩu các sản phẩn mới thay thế các sản phẩm cũ đang dần bị bão hoà tại thị trường Việt Nam như : phế thép, phế giấy, linh phụ kiện ống hàn, thép hình, các sản phẩm chất lượng cao…Tương lai gần, các sản phẩm thuộc loại khác sẽ được đẩy mạnh nhập khẩu. Với mục tiêu cụ thể đặt ra trong thời gian qua, Công ty đã đạt được kết quả kim nghạch nhập khẩu: Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Kim ngạch NK 1000USD 6.291 7.546 10.200 % Biến động so với năm 2005 Tăng 18,5% Tăng 62% Nguồn :Phòng vật tư- xuất nhập khẩu Qua số liệu trên ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng trong năm 2006 tăng 18.5% so với năm 2005, và năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tăng 37% so với năm 2006 và tăng 62% so với năm 2005. 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 2.2.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Bảng2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận hoạt động nhập khẩu STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 1 Doanh thu NK Tr. đ 71.823,5 84.535,5 233.331,8 2 Chi phí NK Tr. đ 71.282 82.672,5 224.517 2 Lợi nhuận NK Tr. đ 541,5 1.863 8.814,8 4 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu % 0,75 2,2 3,78 5 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí % 0,76 2,25 3,926 Nguồn : Phòng kế toán *Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Hình 2.2: Lợi nhuận nhập khẩu qua các năm 2005-2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận nhập khẩu của Công ty tăng qua các năm : Lợi nhuận nhập khẩu của Công ty trong năm 2005 ở mức thấp là Công ty mới trong năm đầu tiên đi vào hoạt động. Do đó, kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều, các mối quan hệ bạn hàng mới được thiết lập nên lợi nhuận của Công ty trong năm 2005 ở mức thấp( 541,5 triệu đồng). Nhưng lợi nhuận trong năm 2006 tăng mạnh( gấp 3,4 lần so với năm 2005), và lợi nhuận trong năm 2007 tăng mạnh ( gấp 4,73 lần so với năm 2006). Điều này thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Công ty về kêt quả hoạt động qua các năm. *Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu TSLN Năm Hình 2.3: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu qua các năm 2005-2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu liên tục tăng qua các năm. Năm 2005. tỷ suất này còn ở mức thấp ( 0,75%) do đây là năm đầu tiên công ty bước vào hoạt động. Nhưng tỷ suất này tăng lên qua các năm : Năm 2006 là 2,2% ( tăng thêm 1,45% so với năm 2005 ) và năm 2007 là 3,37% ( tăng thêm 1,17% so với năm 2006). Tuy mức tỷ suất lợi nhuận này chưa cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng do tuổi đời của Công ty còn non trẻ, do vậy mức tỷ suất lợi nhuận này cũng thể hiện được sự tiến bộ của Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. *Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí TSLN Năm Hình 2.4 : Tỷ suât lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu qua các năm 2005-2007 Cũng tương tự như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của Công ty cũng tăng qua các năm, nhưng mức tỷ suất này là còn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. 2.2.2.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Bảng 2.7 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 1 Doanh thu NK Tr. đ 71.823,5 84.535,5 233.331,8 2 Lợi nhuận NK Tr. đ 541,5 1.863 8.814,8 3 Vốn lưu động NK Tr. đ 27.391,25 24.886,05 58.964,3 4 Toàn bộ vốn NK Tr. đ 27.439 25.541,2 59.575,1 5 Hiệu quả sử dụng VLĐ % 1,98 7,48 14,95 6 Số vòng quay VLĐ Lần 2,62 3,4 3,96 7 Số vòng quay toàn bộ vốn NK Lần 2,617 3,31 3,92 Nguồn: Phòng kế toán *Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động TSLN Năm Hình 2.5 : hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ tiêu này tăng mạnh qua các năm . Năm 2005 chỉ tiêu này ở mức thấp (1,98%) nhưng tăng gấp 3,7 lần lên 7,48% vào năm 2006 và năm 2007 là 14,95%( tăng gấp 2 lần so với năm 2006). Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động Năm Svqvlđ Năm Hình 2.6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu cho biết trong một năm số vốn này quay được bao nhiêu lần. Số vòng quay này càng cao phản ánh hiệu quả kinh doanh càng tốt và ngược lại. Nhìn vào biểu đồ ta thấy Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu được tăng lên. Tuy nhiên mức tăng này cũng chậm, và chỉ số này là còn thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. * Chỉ tiêu số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu svqtbvnk Năm Năm H ình 2.7: Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ tiêu này tăng qua các năm. Tuy nhiên , chỉ số này của doanh nghiệp còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành. 2.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Bảng 2.8 : Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 1 Doanh thu NK Tr. đ 71.823,5 84.535,5 233.331,8 2 Lợi nhuận NK Tr. đ 541,5 1.863 8.814,8 3 Số lao động NK Tr. đ 12 16 18 4 Doanh thu/ 1lđ Tr. đ 5.985,3 5.283,47 12.962,88 5 Lợi nhuận/ 1lđ Tr. đ 45,12 116,44 489,71 Nguồn: Phòng kế toán * Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu Dth/1lđ Năm H ình 2.8 : Doanh thu bình quân một lao động nhập khẩu Nhìn vào biểu đồ doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu ta thấy doanh thu bình quân của một lao động nhập khẩu năm 2006 có giảm đi một chút so với năm 2005 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2007( doanh thu bình quân năm 2007 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006 ). Điều này là do tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu. * Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu lợi nhuận/1lđ Năm H ình 2.9 :lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt năm 2007 lợi nhuận bình quân của một lao động nhập khẩu là 489,71 triệu đồng. Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu là cao. Đây là chỉ tiêu tốt, doanh nghiệp cần duy trì và phát huy. 2.3 Các biện pháp mà Công ty đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. + Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên làm công tác nhập khẩu trong Công ty Mặc dù các cán bộ, nhân viên là công tác nhập khẩu trong Công ty đều tốt nghiệp đại học, nhưng cũng chưa được học chuyên sâu về xuất nhập khẩu. Do đó, một số công tác thực hiện nghiệp vụ còn yếu, bị thua thiệt do bị đối tác gài bẫy. Nên Công ty cũng cử cán bộ nhân viên của mình đi học các khoá học về XNK hoặc mời các chuyên gia về tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Hoặc cách khác là._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26369.doc
Tài liệu liên quan