Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì

Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới [23,11]. Du lịch là sứ giả hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tấc độ cao, thu hút được nhiều

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội mà nó đem lại. Điều này cũng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá [2,1]. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, con người có nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn. Việt Nam là quốc gia nhận khách hấp dẫn trong khu vực Đông Nam á bởi sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch còn mới mẻ về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng. Các hình thức, hoạt động du lịch phần lớn là tận hưởng môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa. Các hoạt động diễn giải nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, từ đó đóng góp cho nỗ lực bảo tồn còn chưa được chú trọng nhiều trong các chương trình du lịch. Thêm vào đó, các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách còn nghèo nàn, chưa đa dạng nên phần đông khách quốc tế chỉ đến Việt Nam một lần mà ít quay trở lại những lần tiếp theo. Khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì nói riêng và du lịch tỉnh Hà Tây nói chung cũng nằm trong xu thế chung đó. Khu du lịch Thác Đa rất giàu tiềm năng để khai thác các loại hình du lịch, trong đó có du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả kinh doanh và có nguồn tái đầu tư đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Tuy vậy, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch còn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sinh thái, chưa gắn kết trong bối cảnh liên vùng, nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa sâu sắc trong tâm trí du khách....Chính vì vậy, em đã chọn đề tài khoá luận: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì”. 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài. * Mục đích: Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. Bước đầu đánh giá những mặt mạnh, lợi thế, những cơ hội đồng thời xem xét những điểm yếu, thách thức của bản thân khu du lịch sinh thái Thác Đa, cũng như xem xét những yếu tố trên với đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh. Trên cơ sở đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ấn tượng trong tâm trí du khách bằng những lợi ích bao quanh, bổ sung mà họ sẽ nhận được, thoả mãn nhu cầu của du khách và quan trọng hơn là bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn để đảm bảo sự phát triển bền vững. *Giới hạn: Đề tài khoá luận được giới hạn trong phạm vi của khu du lịch sinh thái Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì. Tuy nhiên, do tính chất liên kết, liên vùng của hoạt động du lịch mà đề tài đề cập đến tình hình phát triển du lịch của đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh, khu vực Sơn Tây- Ba Vì, và du lịch tỉnh Hà Tây nói chung. *Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của đề tài được xác định như sau: -Khái quát cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh. -Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. -Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. 3. Các phương pháp nghiên cứu. *Phương pháp nghiên cứu thực địa: Phương pháp được tiến hành qua việc đi thực tế khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì để đánh giá tiềm năng, hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì. Phương pháp này giúp thu thập số liệu và có những đánh giá khách quan nhất. *Phương pháp thống kê: Phương pháp được thực hiện dựa trên các nguồn tư liệu, nguồn thông tin để thống kê các số liệu cụ thể- là cơ sở để phân tích hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Thác Đa- Ba Vì trong thời gian từ khi khai thác hoạt động kinh doanh du lịch đến nay. Phương pháp này giúp nhìn nhận một cách tổng quát những con số mà khu du lịch Thác Đa đã thực hiện được. *Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được thực hiện căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài khoá luận để phân tích, tổng hợp số liệu, làm cơ sở đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa- Ba Vì. Từ đó, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch trong thời gian tới. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng một số phương pháp như: *Phương pháp cân đối số liệu. *Phương pháp tranh ảnh và biểu bảng. *Phương pháp so sánh. *Phương pháp điều tra, phỏng vấn khách du lịch. 4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của khóa luận. Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì, khoá luận đề xuất hai giải pháp gồm bốn nội dung sau: -Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái ở khu du lịch Thác Đa- Ba Vì. -Nâng cao lợi ích cho đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái. -Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. -Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái. 5. Kết cấu của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh 1.1. Du lịch sinh thái 1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua, du lịch sinh thái như một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người [17,3]. Mặc dù du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, do đây là lĩnh vực mới ở Việt Nam, nên còn thiếu những hiểu biết về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn [17,4]. Khái niệm du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới mẻ và được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau với những tên gọi khác nhau. Tuy những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về du lịch sinh thái, đa số ý kiến tại các điểm diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn thăm quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa [17,6]. Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về du lịch sinh thái, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về du lịch sinh thái. Một số định nghĩa về du lịch sinh thái khá tổng quát có thể xem xét đến là: “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch nhằm giảm thiểu tác động của du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” ( Allen, 1993) [17,9]. Định nghĩa của Nêpan [17,9]: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”. Định nghĩa của Malaixia [17,9á10]: “ Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”. Định nghĩa của Việt Nam[17,11]: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Tuy khái niệm về du lịch sinh thái còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng bất cứ một hoạt động du lịch được coi là du lịch sinh thái phải đảm bảo hội tụ bốn nguyên tắc sau đây [17,19á21]: +Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. +Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. +Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. +Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 1.1.2. Sự cần thiết của du lịch sinh thái Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội [17,17]. Du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch bền vững hay du lịch có trách nhiệm... là những khái niệm mà ngay trong tên gọi của nó đã chứa đựng những nét đặc trưng nhất của loại hình du lịch luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường và những gì mà hoạt động đó thăm quan. Không giống như các loại hình du lịch thông thường khác, du lịch sinh thái luôn quan tâm đến các nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái. Nguồn lợi từ hoạt động du lịch sinh thái không bao giờ được phép tiêu dùng hết, mà luôn giành 20% đến 30% doanh thu đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nói riêng luôn phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để khai thác biến thành những sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Ngành du lịch sẽ ra sao nếu chúng ta chỉ biết khai thác ồ ạt, không tuân thủ các nguyên tắc về việc giữ gìn tài nguyên cho thế hệ mai sau? Ngành du lịch chỉ có thể phát triển bền vững khi các nhận thức về du lịch sinh thái được nhìn nhận một cách đầy đủ. Hoạt động du lịch sinh thái cần thiết hơn lúc nào hết vì nó cân bằng hài hoà các lợi ích của nhà đầu tư du lịch, dân cư địa phương, những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch. Du lịch sinh thái đảm bảo sự phát triển bền vững vì nó vừa khai thác vừa diễn giải và đóng góp tích cực cho nỗ lực bảo tồn. Bên cạnh đó, du lịch sinh thái đem lại những lợi ích về kinh tế- xã hội, đó là các lợi ích như: tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, giúp họ cải thiện đời sống kinh tế. Từ đó, họ sẽ phụ thuộc ít hơn vào môi trường tự nhiên họ đang sống. Du lịch sinh thái tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiên. Hoạt động du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho khách du lịch trong việc nhận thức đầy đủ hơn thông qua việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và văn hoá bản địa. Qua sự nhận thức này sẽ hình thành trong tâm trí họ trách nhiệm về bảo tồn sự toàn vẹn các giá trị tự nhiên, văn hoá nơi họ đến tham gia hoạt động du lịch sinh thái. Đó là những lý do giải thích tại sao du lịch sinh thái đang ngày càng trở lên hết sức quan trọng và cần thiết. 1.1.3 Mối quan hệ của việc phát triển du lịch sinh thái với các ngành khác *Du lịch sinh thái với Môi trường Đây là mối quan hệ hai chiều: du lịch sinh thái tác động đến môi trường và môi trường tác động ngược trở lại đối với du lịch sinh thái. Sự tác động ở đây có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực nếu không có sự ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của sự phát triển du lịch sinh thái đối với môi trường. Ngay trong khái niệm của du lịch sinh thái chúng ta đã thấy: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, do vậy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái có thể tác động tích cực đến môi trường bao gồm: +Bảo tồn thiên nhiên +Tăng cường chất lượng môi trường +Đề cao môi trường +Cải thiện cơ sở hạ tầng +Tăng cường hiểu biết về môi trường [3,56] Không như các loại hình du lịch khác (chủ yếu chỉ đưa con người về với thiên nhiên, hưởng thụ thiên nhiên), hoạt động du lịch sinh thái luôn chú trọng đến việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho khách du lịch về thiên nhiên và môi trường, từ đó đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Trong các qui định du lịch sinh thái của ASTA, vấn đề môi trường rất được quan tâm như: “ Tìm hiểu và ủng hộ những chương trình và tổ chức bảo vệ môi trường” hay “ Tôn trọng sự mong manh của trái đất. Nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh quí và đẹp, thế hệ sau không có gì để thưởng thức”. Tuy nhiên, khi hoạt động du lịch sinh thái phát triển và ngày càng trở lên hấp dẫn thì hoạt động này có thể thu hút ngày càng nhiều khách đến tham quan. Sự có mặt đông đúc của du khách có thể gây ra những tác động không tốt đến môi trường. Tức là việc phát triển du lịch sinh thái có thể tác động tiêu cực đến môi trường bao gồm: +Nước thải +Rác thải +Ô nhiễm không khí +Ô nhiễm tiếng ồn +Ô nhiễm phong cảnh +Làm nhiễu loạn sinh thái [3,58]. Do vậy, môi trường sẽ tác động ngược trở lại hoạt động du lịch sinh thái. Nếu môi trường được quan tâm đúng mức và mọi nỗ lực bảo tồn được tự nhiên và sự đa dạng sinh thái sẽ là nhân tố tích cực làm cho hoạt động du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Ngược lại, nếu môi trường bị khai thác quá mức, vượt quá các giới hạn về khả năng tự phục hồi, các qui định về sức chức không được quan tâm thì đối tượng khai thác cho hoạt động du lịch sinh thái sẽ dần biến mất. Môi trường sinh thái bị huỷ hoại sẽ kìm chế sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái. *Du lịch sinh thái và Văn hoá Nếu loại hình du lịch văn hoá chỉ đơn thuần mang đến cho du khách những trải nghiệm về các giá trị văn hoá, thì hoạt động du lịch sinh thái còn đóng góp cho ngành văn hoá các nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hoá đó, tức là bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. Sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái sẽ đem đến nhiều lợi nhuận, từ đó, 20% đến 30% doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đóng góp để bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái. Đây vừa là mối quan hệ qua lại vừa là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái. Nguyên nhân là do các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường, hệ sinh thái của một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái. *Du lịch sinh thái và Kinh tế Phát triển du lịch sinh thái có mối quan hệ ràng buộc với ngành kinh tế. Du lịch sinh thái làm cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển sẽ dẫn đến ngày càng có nhiều người tham gia hoạt động du lịch sinh thái. Một trong những điểm khác biệt của hoạt động du lịch sinh thái là khách du lịch sinh thái. Khác với khách du lịch thông thường, khách du lịch sinh thái là những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục, có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên. Đặc biệt, khách du lịch sinh thái thường có thời gian đi du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch thông thường. Chính điều đó đã làm cho doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái nhiều hơn các hoạt động khác và làm cho kinh tế phát triển. Khi kinh tế phát triển, nguồn vốn đầu tư có nhiều hơn, sẽ hỗ trợ trở lại cho hoạt động du lịch sinh thái, làm cho hoạt động này ngày càng phát triển bền vững hơn. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái Có thể đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái qua hai yếu tố: yếu tố định tính và yếu tố định lượng. *Yếu tố định tính bao gồm: Yếu tố 1: Chỉ số phát triển cộng đồng Yếu tố 2: Chỉ số bảo tồn thiên nhiên Yếu tố 3: Hiệp hội, tổ chức bảo vệ môi trường Yếu tố 4: Các giá trị được tôn vinh Cho đến nay, yếu tố 1 và yếu tố 2 (chỉ số phát triển cộng đồng và chỉ số bảo tồn thiên nhiên) đang bị tranh cãi ở các quốc gia trên thế giới và chưa đi đến sự thống nhất cuối cùng. Do vậy, khoá luận chỉ xin đề cập đến yếu tố 3, yếu tố 4 của yếu tố định tính và các yếu tố định lượng. + Các hiệp hội, tổ chức bảo vệ môi trường thiên nhiên: Tuỳ theo mức độ quan trọng của môi trường sinh thái được đánh giá mà các tổ chức, hiệp hội này sẽ đánh giá theo định kỳ (hai hoặc ba năm một lần). Tiêu chí đánh giá của các tổ chức, hiệp hội sẽ là các chỉ số về môi trường sinh thái (gồm có: thực vật, động vật, cảnh quan…). Theo đó, các chỉ số về môi trường sinh thái tăng lên hay giảm đi sẽ được xem xét để nhận biết du lịch sinh thái ở môi trường ấy phát triển hay đi ngược sự phát triển. Trên thế giới có các tổ chức như: IUCN, UNESCO, WWF… ở Việt Nam có thể kể đến các tổ chức như: Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm tài nguyên và môi trường, Cục kiểm lâm thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. +Các giá trị được tôn vinh Đó có thể là các giải thưởng hay các danh hiệu được phong tặng. Khi các đơn vị, công ty, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đạt được các giải thưởng hay các danh hiệu này cũng có nghĩa là môi trường sinh thái ở đó luôn được bảo vệ và phát triển tốt. ở nước ta hiện nay, một số khu du lịch, vườn quốc gia đã được công nhận với các giá trị như: Khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. *Yếu tố định lượng bao gồm: Yếu tố 1: Lượng khách Yếu tố 2: Doanh thu Yếu tố 3:Lao động +Lượng khách: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái. Lượng khách và môi trường sinh thái là hai yếu tố cấu thành lên hoạt động du lịch sinh thái. Khách đến thường xuyên hay không thường xuyên nói lên sự phát triển của du lịch sinh thái. Khách sẽ đến thường xuyên khi và chỉ khi môi trường được bảo vệ và nâng lên theo các tiêu chí của sự phát triển bền vững. Đó là các tiêu chí sau đây: Mối quan hệ giữa bảo tồn tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế. Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo [17,55]. Môi trường, cảnh quan luôn được giữ gìn sạch sẽ là những yếu tố thẩm mỹ đầu tiên hấp dẫn và kéo chân du khách quay trở lại. Khi đó, khách du lịch sẽ đánh giá cao môi trường họ đã đến, sẽ nói cho bạn bè, người thân họ về mức độ hài lòng. Do vậy, lượng khách hàng tiềm năng này sẽ đến môi trường sinh thái mà họ đã được giới thiệu để có những trải nghiệm thực tế. Vì vậy, lượng khách đến thường xuyên là một trong các yếu tố để đo sự phát triển của du lịch sinh thái một cách chính xác và khách quan nhất. +Doanh thu: Hoạt động du lịch sinh thái phát triển khi phần trăm doanh thu hoặc các nguồn đầu tư được trích ra hàng năm để tôn tạo cảnh quan môi trường. Khác với các loại hình du lịch thông thường, du lịch sinh thái yêu cầu cao về sự bảo tồn. Do vậy, 20% đến 30% doanh thu từ hoạt động du lịch sẽ đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn này. Nếu không có sự đóng góp đó, hoạt động du lịch sinh thái chưa được coi là hoạt động du lịch sinh thái thực sự theo đúng nghĩa của nó. +Lao động: Nhà điều hành Hoạt động du lịch sinh thái sẽ không phát triển nếu không có “người điều hành có nguyên tắc”. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn và quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để được biết các giá trị tự nhiên trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi [17,23]. Hoạt động du lịch sinh thái chỉ thực sự phát triển khi các nhà điều hành du lịch sinh thái cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, hướng dẫn viên, cộng đồng địa phương và khách du lịch để đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về các giá trị họ đang có và họ cần phải bảo vệ như bảo vệ cuộc sống của họ. Có như vậy, hoạt động du lịch sinh thái mới phát triển bền vững được. Nhà hoạch định chính sách Các nhà hoạch định chính sách phải có các phương án và các giải pháp phù hợp để tối đa hoá lợi ích từ hoạt động phát triển du lịch sinh thái, đồng thời đảm bảo việc phát triển du lịch sinh thái như một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho công tác bảo tồn [17,28]. Nhà quản lý lãnh thổ Nhà quản lý lãnh thổ là những người gần gũi nhất, kiểm soát thường xuyên nhất đối với sự biến đổi của môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên trong phạm vi quản lý. Hoạt động du lịch sinh thái chỉ phát triển được khi các nhà quản lý lãnh thổ kết hợp chặt chẽ với nhà điều hành và các đối tượng tham gia du lịch sinh thái để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự đóng góp vào quá trình bảo tồn và phát triển bền vững ở lãnh thổ được quản lý. Hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên là cầu nối quan trọng giữa khách du lịch và môi trường tự nhiên, sinh thái để thoả mãn nhu cầu của du khách. Yêu cầu đối với hướng dẫn viên, ngoài việc phải nắm vững đầy đủ các thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hoá bản làng dân tộc, cộng đồng địa phương, còn phải tuyên truyền tích cực nhất đối với du khách sinh thái để họ đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Thông qua hướng dẫn viên, khách du lịch không chỉ bày tỏ tình yêu thiên nhiên đơn thuần của mình, mà họ còn thấy được trách nhiệm trong việc bảo tồn thiên nhiên, văn hoá bản địa. Trong nhiều trường hợp, thông qua hướng dẫn viên, khách du lịch đã đóng góp những khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận từ hoạt động du lịch đó, để bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và văn hoá bản địa. Như vậy, hướng dẫn viên là người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch sinh thái. 1.2. Hiệu quả kinh doanh 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh Các nhà quản trị học quan niệm: hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh doanh có thể được biểu hiện bằng các công thức sau đây: 1, H = Trong đó, H: Hiệu quả kinh doanh K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả kinh doanh 2, H = Trong đó, D: doanh thu thuần tuý. 3, H = Trong đó, LN: là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Như vậy, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh càng cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài và tối đa hoá lợi nhuận [10,341 á 342]. Hiệu quả kinh doanh du lịch: Khác với các ngành kinh tế khác, ngành kinh tế du lịch mang tính tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng sâu sắc. Do vậy, sản phẩm du lịch cũng mang tính đặc thù, là kết quả tổng hợp của nhiều khâu, nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo ra. Hiệu quả kinh doanh du lịch được xem xét dưới góc độ biến các yếu tố đầu vào (là tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách trong một thời gian nhất định. Từ đó, doanh nghiệp du lịch sẽ thu được nguồn lợi từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, nhằm đạt mục tiêu và nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh *Phân tích môi trường kinh doanh- Ma trận SWOT Phân tích môi trường kinh doanh dựa vào công thức phân tích SWOT Sơ đồ1: Phân tích môi trường kinh doanh theo công thức SWOT Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô Điểm yếu Weaknessess Điểm mạnh Strengths Cơ hội Opportunities Hiểm hoạ Threats Kế hoạch chiến lược cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp du lịch và Khách sạn Để đạt được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích môi trường bên ngoài để đón nhận các cơ hội và tránh những hiểm hoạ. Phân tích môi trường bên trong để phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu. Hay nói cách khác, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có nhiều điểm mạnh và tận dụng được nhiều cơ hội hay không. Nếu khắc phục được các điểm yếu và tránh được các hiểm hoạ, phát huy tối đa lợi thế thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. *Chính sách giá áp dụng Chính sách giá là một trong các yếu tố được đánh giá khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, nhu cầu của thị trường mục tiêu, mức cung các sản phẩm dịch vụ của bản thân doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chiến lược giá khác nhau đối với từng thời điểm để tối đa hoá lợi nhuận thu được, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bảng 1: Chính sách giá áp dụng Các chiến lược giá Trường hợp áp dụng Chiến lược giá cao -Mùa đông khách -Ngày nghỉ cuối tuần -Sự kiện đặc biệt, lễ hội -Sản phẩm có những đặc tính và lợi ích độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước được. -Chu kỳ năm vào mùa vụ du lịch Chiến lược giá thấp -Mùa vắng khách -Quản lý tận thu (Yield Management) -Giá cạnh tranh khi cần thiết Chiến lược giảm giá -Giá cho khách đoàn -Chu kỳ tuần -Những đối tượng khách hàng đặc biệt -Thâm nhập một thị trường mục tiêu cụ thể -Chu kỳ năm cho giai đoạn cần thiết Hiệu quả kinh doanh sẽ đạt được khi doanh nghiệp biết sử dụng các chiến lược giá linh hoạt tuỳ thuộc vào từng thời điểm, tuỳ thuộc vào yếu tố bên trong của doanh nghiệp (mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing, chiến lược marketing hỗn hợp) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (bản chất của thị trường, cạnh tranh và các yếu tố khác về kinh tế, Chính phủ..). *Giá trị tăng thêm của sản phẩm dịch vụ Giá trị bổ sung Sơ đồ2: Thực thể dịch vụ [21,244] Giá trị cốt lõi Dịch vụ bao quanh Nếu khách hàng nhận được nhiều giá trị bao quanh và giá trị bổ sung, họ sẽ cảm thấy thoả mãn, hài lòng và muốn trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ những lần tiếp theo hoặc nói cho bạn bè, người thân biết về điều đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh phải chú trọng đến hai giá trị là giá trị bao quanh và giá trị bổ sung để làm hài lòng khách hàng của mình. Sơ đồ 3: Các yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ nhận được [21,134]Thông tin truyền miệng Kinh nghiệm quá khứ Nhu cầu cá nhân -Giá trị cốt lõi SP, DV -Giá trị bao quanh SP,DV -Giá trị bổ sung SP,DV -Thương hiệu SP hoặc DN Giá trị mong ước về SP,DV (D- Demand) Giá trị đáp ứng về SP,DV ( S- Suplement) Hành vi của người tiêu dùng: S< D: Thất vọng S= D: Đạt chuẩn S> D: Hài lòng S>>D: Tuyệt vời Trình độ quản lý, tay nghề CNV, chất lượng phục vụ Sự đúng lúc Môi trường kinh doanh và không khí trao đổi SP,DV *Chiến lược xây dựng sản phẩm mới DT TCP DT/CP E Sơ đồ 4: Chiến lược xây dựng sản phẩm mới TCP ( GP) CPBĐ CPBĐ(GP) E (GP) CPCĐ CPCĐ(GP) t/SL 0 1 2 3 4 SL hoà vốn(GP) SL hoà vốn Chú thích : DT: Doanh thu CP: Chi phí E: Điểm hoà vốn GP: Giải pháp CPCĐ: Chi phí cố định CPBĐ: Chi phí biến đổi SL: Sản lượng t : Thời gian TCP: Tổng chi phí Doanh thu (lãi )có đựơc trước khi có giải pháp Doanh thu( lãi) có được sau khi có giải pháp Như vậy, khu du lịch, điểm du lịch đạt được hiệu quả kinh doanh khi khu du lịch xây dựng các sản phẩm mới đạt được sản lượng hoà vốn càng sớm càng tốt. Tổng chi phí để xây dựng sản phẩm mới gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, sản phẩm mới nâng cao hiệu quả kinh doanh khi miền có lãi càng mở rộng và càng lùi về gần gốc toạ độ. 1.2.3. ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với điểm du lịch Đối với điểm du lịch, khu du lịch, các nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận mà họ thu được sau khi bỏ một lượng vốn đầu tư để khai thác tài nguyên du lịch phục vụ du khách. Lợi nhuận chỉ có thể đạt được khi hiệu quả kinh doanh cao, hay tổng doanh thu bao giờ cũng lớn hơn tổng chi phí khi nhà đầu tư thiết kế và bán sản phẩm du lịch. Hiệu quả kinh doanh cao là điều chủ đầu tư luôn mong muốn nhưng không phải lúc nào cũng đạt được. Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố con người, chiến lược sản phẩm mới, chiến lược giá áp dụng cho các khúc đoạn thị trường khác nhau... Tổng doanh thu tăng được là do các chiến lược giá khác nhau phụ thuộc vào lượng cầu của thị trường Bảng 2: Các chiến lược quản lý tận thu [1,87] Lượng cầu Chiến lược Cao Tối đa hoá dịch vụ bán ra Thấp Tối đa hóa lượng khách Tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh ý nghĩa rất quan trọng đối với điểm du lịch. Điểm du lịch chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi hiệu quả kinh doanh cao. Chính hiệu quả kinh doanh sẽ là nguồn vốn tái đầu tư tuyệt vời để điểm du lịch đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ du khách. 1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh trong du lịch sinh thái 1.3.1. Các mối quan hệ Khác với các loại hình du lịch khác, du ._.lịch sinh thái là loại hình du lịch có yêu cầu cao về quĩ tái bảo tồn. Du lịch sinh thái chỉ có thể phát triển bền vững khi nguồn ngân sách cho việc đảm bảo hài hoà các lợi ích của các đối tượng tham gia du lịch sinh thái được chú trọng. Hơn thế nữa, hoạt động du lịch sinh thái cần tối thiểu 20% đến 30% lợi nhuận đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Do vậy hoạt động du lịch chỉ thực sự trở thành du lịch sinh thái khi vấn đề này được xem xét kỹ lưỡng và hành động có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh sẽ là điều kiện cần để du lịch sinh thái phát triển. Còn điều kiện đủ là các vấn đề bao quanh và bổ sung như: nhận thức của nhà đầu tư, của các nhà hoạch định chính sách, nhà điều hành, nhà quản lý lãnh thổ, cộng đồng dân cư, những hướng dẫn viên du lịch lành nghề. Hiệu quả kinh doanh sẽ là đòn bẩy cho du lịch sinh thái và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh tốt có nghĩa là ngân sách dành cho bảo tồn sinh thái sẽ được quan tâm đầu tư. Môi trường sinh thái tốt do được đầu tư đúng hướng sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự lựa chọn của du khách. Khách du lịch luôn muốn tận hưởng môi trường sinh thái tốt, từ đó nhận thấy trách nhiệm của bản thân đóng góp cho nỗ lực bảo tồn. Hiệu quả kinh doanh lại được nâng cao do thu hút được nhiều khách tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Trên cơ sở này, các sản phẩm du lịch, dịch vụ lại có điều kiện để đổi mới hoặc hoàn thiện hơn nữa phục vụ du khách. Do vậy, hiệu quả kinh doanh và du lịch sinh thái có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại và tỷ lệ thuận với nhau. 1.3.2. ý nghĩa Hiệu quả kinh doanh là thước đo đánh giá sự tồn tại và phát triển của một điểm, một khu du lịch, đặc biệt là điểm, khu du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm cao cho các nỗ lực bảo tồn. Hiệu quả kinh doanh cao giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng doanh thu để đảm bảo sự phát triển của du lịch sinh thái bằng việc trích ra nguồn ngân sách đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn. Bên cạnh đó, khu du lịch sẽ kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm của sản phẩm, dịch vụ, đầu tư xây dựng các sản phẩm mới để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phục vụ du khách. Đây là một vòng tròn, một chu trình khép kín của mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh cao với hoạt động tôn tạo tài nguyên du lịch, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn, nâng cao đời sống kinh tế cho dân cư địa phương, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Mối quan hệ ấy thể hiện bằng cách: +Hiệu quả kinh doanh tốt sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. +Tăng cường nhận thức về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả kinh doanh và phát triển du lịch bền vững. Do vậy, hiệu quả kinh doanh cao sẽ là nguồn kinh phí cho các đóng góp và nỗ lực bảo tồn tài nguyên du lịch và phát triển bền vững. Kết luận chương 1 Chương 1 đã đưa ra cơ sở lý thuyết căn bản về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh. Đó là những vấn đề lý luận về sự cần thiết của du lịch sinh thái, mối quan hệ biện chứng giữa du lịch sinh thái với các ngành khác, các tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái cũng như hiệu quả kinh doanh, ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh trong du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhận biết được những mặt mạnh, lợi thế khu du lịch Thác Đa đã có, cũng như tìm hiểu những điểm yếu, thách thức đang đặt ra. Thông qua kết quả phân tích khoá luận sẽ xây dựng những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong chương 3 theo hướng phát triển du lịch sinh thái và phát triển du lịch nói chung một cách bền vững. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - ba vì 2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của khu du lịch Thác Đa - Ba Vì 2.1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm cách Hà Nội 60 km về phía Tây, cùng trong quần thể du lịch nổi tiếng: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên...trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc tập đoàn công ty công nghệ Việt Mỹ- ATI- là công ty đầu tư trong nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất là lĩnh vực du lịch. Công ty ATI được thành lập năm 1997 do những doanh nhân người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Mỹ thành lập. Giám đốc là TS. Đinh Đức Hữu nguyên là Viện trưởng Viện năng lượng hạt nhân của Mỹ. Công ty ATI đầu tư và khai thác thế mạnh du lịch sinh thái: “ Rì rầm biển cả, thì thầm trung du, âm vang đại ngàn, du lịch sinh thái ATI giúp bạn cảm nhận trọn vẹn những khoảnh khắc đẹp nhất của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông” [5]. Khu du lịch sinh thái Thác Đa của công ty ATI nằm dưới chân núi Ba Vì, trải rộng 89,9 ha, trong đó diện tích nhận của Vườn quốc gia Ba Vì: 73,6 ha và địa phương huyện Ba Vì giao: 16,3 ha, tập trung vào các lĩnh vực: +Nghỉ ngơi và vui chơi giải trí +Khám phá thiên nhiên môi trường +Tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc +Phục vụ hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khoa học Đến với khu du lịch Thác Đa, quí khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của vùng núi Ba Vì, được đắm mình trong cảm xúc nguyên sơ của một vùng non nước thần tiên. Quí khách sẽ được sống trong không khí tập thể đầm ấm trong những ngôi nhà sàn của dân tộc Mường rộng hàng trăm mét vuông, những ngôi nhà sàn khép kín với tiện nghi hiện đại hoặc trong những ngôi nhà sàn xinh xắn xen kẽ những vườn cây xanh tươi hoa trái bốn mùa và những dòng suối nhỏ chảy róc rách suốt ngày đêm. Khu du lịchThác Đa sẽ đưa quí khách ngược dòng thời gian bước vào thế giới truyền thuyết khiến quí khách có cảm giác như đang được sống trong tộc người Việt Cổ, trong những trận thắng năm xưa của Sơn Tinh đối với Thuỷ Tinh, Thánh Gióng... Khu du lịch Thác Đa sẽ giúp quí khách tạm quên những bộn bề của cuộc sống mưu sinh để hoà mình trong không khí lễ hội, quí khách sẽ cùng vui múa xoè, nhảy sạp cùng các chàng trai, cô gái dân tộc ít người, say trong men rượu Cần của những đêm lửa trại bập bùng và thưởng thức các món nướng dân giã. Khu du lịch Thác Đa trong tổng thể của Vườn quốc gia Ba Vì và 16 xã vùng đệm xung quanh với 80.680 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm: 46,2%; dân tộc Mường: 51,5%; dân tộc Dao: 2,3% [ 14,153] đã hình thành nên bản sắc văn hoá độc đáo của cộng đồng địa phương. Khu du lịch Thác Đa sẽ đem đến cho quí khách yêu thể thao một khu thể thao trên núi mà người chơi được giáp với mây trời khi tham gia vào hoạt động thể thao ưa thích. Bên cạnh đó, khu du lịch Thác Đa còn là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị, hội thảo, lớp học dài hạn với các trang thiết bị và tiện nghi hiện đại [11]. 2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.2.1. Vị trí địa lý Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm dưới chân Vườn quốc gia Ba Vì, nên toạ độ địa lý của khu du lịch Thác Đa được xem xét nằm trong toạ độ địa lý của Vườn quốc gia Ba Vì. Khu du lịch sinh thái Thác Đa có vị trí thuộc toạ độ sau: Từ 22˚55’ đến 21˚07’ độ vĩ Bắc Từ 105˚18’ đến 105˚30’ độ kinh Đông [4,36] Khu du lịch Thác Đa nói riêng thuộc khu vực Ba Vì của tỉnh Hà Tây nói chung có vị trí quan trọng. Nguyên nhân là do Hà Tây là một tỉnh của địa bàn trọng điểm du lịch Bắc Bộ, đồng thời là nơi chuyển tiếp từ vùng đồng bằng sông Hồng nổi tiếng trù phú với vùng núi phía Bắc và Tây Bắc giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Với vị trí thuận lợi như trên, khu du lịch Thác Đa nói riêng và vườn quốc gia BaVì nói chung là điểm nhận khách với lượng khách lớn đến từ Hà Nội và vùng phụ cận để tham gia hoạt động du lịch sinh thái đặc biệt hấp dẫn. 2.1.2.2. Địa hình Khu du lịch sinh thái Thác Đa trải rộng 89,9 ha nằm ngay dưới chân núi Ba Vì. Địa hình của khu du lịch Thác Đa rất thích hợp cho hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng. Nhìn chung, địa hình tương đối đa dạng với đồi, núi, thác nước…tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, tiêu biểu nhất là Thác Đa. Theo TS Đinh Đức Hữu- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty ATI- chủ đầu tư khu du lịch Thác Đa cho biết: “ Sở dĩ đặt tên là Thác Đa-Ba Vì, bởi tại khu vực này có một ngọn thác cao, với những tảng đá lớn, nước chảy suốt ngày đêm. Dưới chân thác có một cây đa, theo người dân địa phương nó có tuổi thọ khoảng hơn 1000 tuổi”. 2.1.2.3. Khí hậu Khu du lịch Thác Đa nằm trong khu vực Ba Vì có khí hậu mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa. Trong năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Từ tháng 4-10 là mùa hạ nóng, từ tháng 11-3 năm sau là mùa đông lạnh và khô, từ cos 400m trở lên không có mùa khô [9,27]. Bảng3: Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm ở khu vực Sơn Tây- Ba Vì. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm T0 TB 16.6 17.3 20.2 23.7 27.2 28.5 28.5 28.0 27.1 24.6 21.2 17.8 23.4 T0 tối đa cao TB 20.3 20.5 23.5 27.7 31.9 32.6 32.5 31.8 31.0 28.9 25.5 22.0 27.4 T0 tối thấp TB 13.6 14.8 17.7 20.6 23.6 25.4 25.1 24.3 21.5 24.3 21.5 18.1 20.8 Đánh giá Thuận lợi Nguồn: Trạm khí tượng Sơn Tây - Ba Vì [9,27] Rất thuận lợi Thuận lợi vừa ít thuận lợi Theo một số công trình nghiên cứu, điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho hoạt động du lịch dao động từ 170C đến 230C . Theo chỉ số đó, hàng năm ở Sơn Tây- Ba Vì có sáu tháng (từ tháng 11 -3) có điều kiện tốt về nhiệt độ nên tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch [6,28]. Đây là một lợi thế của khu vực Sơn Tây- Ba Vì nói chung và khu du lịch sinh thái Thác Đa nói riêng. Điều này cũng cho thấy tính mùa vụ đối với khu du lịch Thác Đa không cao như một số khu du lịch khác. Nhìn chung, khí hậu của khu du lịch sinh thái Thác Đa rất thuận lợi cho hoạt động du lịch. Khách du lịch có thể chạy trốn cái nóng oi bức của mùa hè ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, để đến khu du lịch Thác Đa tận hưởng núi rừng và phong cảnh thiên nhiên. Về mùa đông, bên đống lửa trại bập bùng, các món ăn cùng điệu múa sạp truyền thống sẽ giúp quý khách ấm cúng hơn rất nhiều. 2.1.2.4. Nguồn nước Lượng mưa khá lớn và mùa mưa kéo dài (từ tháng 05 đến tháng 10) khiến cho nguồn nước ở khu du lịch Thác Đa thuận lợi cho khai thác du lịch sinh thái. Nguồn nước phong phú này đã tạo cho khu du lịch Thác Đa có nhiều suối, khe, và các thác nước đẹp. Có thể kể đến các thác như: Thác Đa, Thác Mây, Thác Dốc Mông... 2.1.2.5. Sinh vật Động vật, thực vật tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Ba Vì- nơi có thể coi là phòng phiên bản sống của nhiều loài động vật, thực vật. Nơi đây lưu giữ nhiều loài gen quí của thú, chim, hệ thực vật đồng thời là nguồn tài nguyên rất có giá trị cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái - loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hoá bản địa. 2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.3.1. Di tích văn hóa lịch sử Khu du lịch Thác Đa nằm trong khu vực Sơn Tây- Ba Vì, nên tài nguyên nhân văn của khu du lịch Thác Đa được xét đến dưới hai khía cạnh: vùng Sơn Tây- Ba Vì và trong khu du lịch sinh thái Thác Đa. Bảng 4 : Các di tích được xếp hạng của khu vực Sơn Tây- Ba Vì Cả nước Hà Tây Sơn Tây- Ba Vì Số di tích(cái) Mật độ (di tích/100km2) 2450 2,2 355 13,0 21 3,8 Nguồn: PGS.PTS Lê Thông, Tổ chức lãnh thổ du lịch [9,33 á34]. Tuy Sơn Tây-Ba Vì có số lượng và mật độ di tích thấp hơn các vùng khác trong địa bàn tỉnh Hà Tây, nhưng ở đây lại tập trung các di tích đặc biệt quan trọng như: Thành cổ Sơn Tây, K9- Đá Chông, đền thờ Bác Hồ trên đỉnhVua, đền Thượng thờ Tản Viên Đức Thánh, đền Và... khiến khả năng liên kết khai thác các điểm tuyến du lịch là rất lớn và đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, tổ chức du lịch. Trong nội vi khu du lịch sinh thái Thác Đa, nhằm mục đích khuyến khích phát triển du lịch sinh thái - một loại hình du lịch còn khá mới mẻ của Việt Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị TS. Đinh Đức Hữu đã có ý tưởng xây dựng một số công trình nhằm nhớ về cội nguồn và lịch sử oai hùng của dân tộc. Du khách sẽ chiêm nghiệm lại quá trình Hùng Vương dựng nước, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Phùng Hưng... qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Đặc biệt hơn nữa là quần thể di tích mô tả cuộc sống của cộng đồng người Việt cổ . “ Việt Nam theo sử sách có trên bốn ngàn năm văn hiến, thể hiện nền văn hoá Đông Sơn còn tồn tại đến ngày nay. Đó là những phù điêu hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, của cả quá trình phát triển thời kỳ đồ đồng” (Theo một tấm bia ở khu du lịch Thác Đa). 2.1.3.2. Các yếu tố dân tộc học Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì ở độ cao từ 110m trở xuống là nơi sinh sống của 10.125 hộ với 46.547 dân, thuộc ba dân tộc: Kinh, Mường, Dao. Trong đó, dân tộc Mường có 2.720 hộ với 17.520 người, dân tộc Dao có 300 hộ với 1676 dân [17,197]. Ba Vì gắn với truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh nổi tiếng. Nơi đây còn là mảnh đất của các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt, Mường, Dao sống quanh chân núi Ba Vì. Cụ thể như sau: Từ cos 400m trở lên: Không có dân sinh sống Từ cos 400m trở xuống: Mường: 51,5%, Dao: 2,3%, Kinh: 46,2%. Mỗi dân tộc đều có những phong tục độc đáo, hấp dẫn du khách: Đồng bào Mường: Đồng bào Mường có nhiều ngày lễ hội hàng năm: Hội xuống đồng (Khuông mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới... Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, hát ru em, đồng dao, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo, trống, khèn lù...[24,142]. Đồng bào Dao Người Dao có nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp kém, nhưng tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền [24,60]. Khu du lịch sinh thái Thác Đa đã đưa các yếu tố của cộng đồng các dân tộc để khai thác phục vụ du khách. Tuy nhiên, du khách mới chỉ được trải nghiệm qua sự tái hiện lại những nét độc đáo trong sinh hoạt dân gian của đồng bào, mà chưa có điều kiện chứng kiến tận mắt cuộc sống của đồng bào Dao, Mường. Sơ đồ phân vùng quản lý và Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa-Ba Vì 2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.1.1.Cơ sở lưu trú: Có thể nhận thấy rằng tất cả các cơ sở lưu trú của công ty công nghệ Việt Mỹ- ATI đều được thiết kế dưới dạng nhà sàn. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đi đến với: Khu du lịch thung lũng hoa hồng ATI- Sapa, khu du lịch sinh thái biển ATI -Bái Tử Long, khu du lịch sinh thái ATI - Đảo Quan Lạn và khu du lịch Thác Đa - Ba Vì là đặc biệt hơn cả bởi ở đây nhà sàn được thiết kế dưới dạng nhà sàn của người dân tộc Mường với vật liệu chỉ thuần là gỗ pơmu và lá cây. Điều đó giúp du khách có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn và gần gũi với bản sắc văn hoá cộng đồng của đồng bào dân tộc. Hiện nay trong khu du lịch có 60 phòng khép kín với các tiện nghi hiện đại. Bên cạnh đó còn có 12 nhà sàn tập thể có khả năng cung cấp cơ sở lưu trú cho vài trăm người, phục vụ những đoàn khách lớn, khách lẻ, khách đi theo hộ gia đình. Các trang thiết bị trong phòng được trang bị khá đồng bộ, gồm có: ti vi, tủ lạnh, mini bar, điều hoà nhiệt độ, phòng tắm riêng biệt ngay trong phòng, các vật dụng trong phòng đều được thiết kế và trang trí rất hài hoà, xinh xắn, và đều là các sản phẩm của thiên nhiên (mây, tre,..). Du khách sẽ có cảm giác như tạm tránh những ồn ào của cuộc sống công nghiệp hiện đại, để hoà mình vào thiên nhiên, lắng nghe âm hưởng của núi rừng với những trang thiết bị trong khung cảnh rất thôn bản, dân giã. Khách du lịch có thể lựa chọn phòng đơn hoặc phòng đôi trong 60 phòng khép kín tại khu du lịch Thác Đa tùy thuộc vào đối tượng khách cùng tham gia. Khu du lịch có 15 phòng đơn và 45 phòng đôi phục vụ cho sự đa dạng của đối tượng khách. Khách đi theo nhóm nhỏ hoặc theo hộ gia đình có thể sử dụng phòng đôi để lưu trú. Khách lẻ thường sử dụng phòng đơn trong khi khách đi theo những đoàn lớn của trường học hay công ty tổ chức hội nghị hội thảo kết hợp du lịch có thể sử dụng nhà sàn tập thể để tổ chức các hoạt động buổi tối như uống rượu Cần, trò chuyện, nhảy sạp... 2.2.1.2. Cơ sở ăn uống Hiện nay, khu du lịch Thác Đa có hai nhà hàng phục vụ du khách với sức chứa 1000 thực khách. Hai nhà hàng phục vụ du khách các món ăn đặc sản của núi rừng và các món ăn truyền thống của ba dân tộc: Dao, Mường và Việt. Bàn, ghế và các vật dụng trong nhà hàng được thiết kế rất "sinh thái". Đây là sáng kiến của chủ đầu tư, muốn đem đến cho du khách cảm giác được sống trong thiên nhiên một cách trọn vẹn từ việc ăn, ngủ đến các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và thăm quan. Du khách sẽ cảm nhận một bầu không khí thiên nhiên trong lành khi tất cả các bàn ăn và ghế ngồi đều được thiết kế như những gốc cây. Đối diện với nhà hàng số hai là không gian riêng của một quê Bắc bộ, nơi quý khách có thể thưởng thức các món ăn tại " chợ quê". Đây là những gian hàng nhỏ với lều bằng lá, ghế tre, chõng tre... quý khách có thể thưởng thức thú vui này vào những ngày cuối tuần. Khu du lịch sẽ phát cho quý khách những phiếu ăn với những mệnh giá khác nhau (1000đ, 2000đ, 5000đ) khi quý khách đăng ký tham gia du lịch tại Thác Đa. Đến với các gian hàng ẩm thực này, quý khách sẽ thưởng thức các món ăn dân giã và trả tiền bằng các phiếu ăn với các mệnh giá khác nhau. 2.2.1.3. Cơ sở vui chơi giải trí Tại khu du lịch Thác Đa, quý khách có thể tham gia các hoạt động thể thao tại: sân tennis, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, tham gia hoạt động cắm trại, bơi tại 2 hồ bơi sinh thái, tham gia các trò chơi dưới nước hay tận hưởng dòng nước suối thiên nhiên tại khu du lịch Thác Đa. Bên cạnh đó, quý khách có thể sử dụng các dịch vụ saunna, massage, hát karaoke, với các trang thết bị khá hiện đại và đầy đủ. Buổi tối, du khách hoà mình trong hoạt động đốt lửa trại tại bãi cắm trại riêng, thưởng thức rượu Cần, các món ăn đặc sản nướng cùng giao lưu với các chàng trai, cô gái dân tộc Dao, Mường, nhảy sạp, múa xoè, thổi kèn lá, giao lưu văn nghệ. 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng khác. Ngoài cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái Thác Đa còn có 03 phòng hội thảo có sức chứa 60-300 khách với đầy đủ các trang bị hiện đại. Điều này đã khiến khu du lịch Thác Đa trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều tổ chức, công ty, doanh nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị kết hợp du lịch sinh thái, giải trí và nghỉ dưỡng. 2.2.2. Khách du lịch Người con xa quê hương Việt Nam 26 năm- TS Đinh Đức Hữu, sau khi thành danh ở xứ người đã quay trở về với khát khao duy nhất là làm một điều gì đó cho quê hương đất nước. Với niềm đam mê đó, vùng đất Ba Vì hoang vu với vài nhà sàn và vườn cây trái thưa thớt đã biến thành một công viên sinh thái trên sườn núi. Điều đó đã tạo điều kiện cho khách du lịch cơ hội khám phá loại hình du lịch sinh thái trên một diện tích khiêm tốn 89,9 ha này. Khu du lịch Thác Đa được phát hiện ra vào năm 1999 và được đầu tư bởi công ty công nghệ Việt Mỹ vào tháng 8 năm 1999. Đến năm 2001 mới chính thức đi vào hoạt động. Lượng khách đến với khu du lịch Thác Đa được thống kê qua số liệu dưới đây: Bảng 5: Khách du lịch đến với khu du lịch Thác Đa (Tính đến tháng 3/2004) Đơn vị tính: Người Năm SL khách 2001 2002 2003 2004 Quốc tế 137 265 540 700 Nội địa 5.472 11.243 14.630 16.232 Tổng số khách 5.609 11.508 15.170 16.932 Nguồn phòng du lịch - Công ty ATI [7,45] Biểu đồ 1: Xu hướng phát triển lượng khách Qua bảng số liệu số liệu trên ta thấy: có sự gia tăng đáng kể lượng khách đến với khu du lịch sinh thái Thác Đa. Lượng khách quốc tế đến với khu du lịch Thác Đa năm 2003 tăng gấp 3,9 lần so với năm 2001. Trong khi đó, lượng khách nội địa đến khu du lịch Thác Đa năm 2003 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2001. Lý giải nguyên nhân trên là do: Năm 2001 là năm đầu tiên đi vào hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa. Một số hạng mục công trình còn đang trong quá trình hoàn thiện. Vấn đề tuyên truyền, quảng bá còn chưa được chú trọng đúng mức. Khách quốc tế đến khu du lịch Thác Đa phần đông là những nhà nghiên cứu, đến khu du lịch Thác Đa để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Còn khách nội địa chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh niên trong vùng chọn khu du lịch Thác Đa cho những chuyến đi dã ngoại nhỏ. Họ đến khu du lịch Thác Đa cũng do nguyên nhân đi Khoang Xanh, Suối Tiên rồi kết hợp đi khu du lịch Thác Đa. Tuy nhiên, năm 2004 lượng khách quốc tế và nội địa đến với khu du lịch Thác Đa tăng là do: Cơ sở vật chất kỹ thuật đã hoàn thiện, vấn đề tuyên truyền quảng bá là được quan tâm. Một lý do đặc biệt quan trọng nữa là: Khu du lịch Thác Đa đã biết khai thác thế mạnh của mình trong mảng du lịch hội nghị, hội thảo ngay tại sườn núi Ba Vì. Do vậy, khách đến với khu du lịch Thác Đa ngoài học sinh, sinh viên, thanh niên còn có khách công vụ, khách du lịch sinh thái, công nhân viên chức nhà nước, hộ gia đình đi du lịch cuối tuần. Khu du lịch Thác Đa đã được biết đến nhiều hơn trong nhận thức của du khách nên vào những ngày nghỉ cuối tuần, những dịp lễ số lượng ngày nghỉ nhiều, hay dịp hè..lượng khách đến khu du lịch Thác Đa đông đến mức vượt qua các quy định về sức chứa của điểm du lịch. Đây là tình trạng chung không chỉ của du lịch Thác Đa. Vấn đề là khu du lịch có những chiến lược gì để thu hút khách trong mùa thấp điểm và chiến lược mùa cao điểm. Khoá luận sẽ có một số đề xuất trong chương 3 - Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì. 2.2.2.1. Cơ cấu khách du lịch: Khu du lịch sinh thái Thác Đa là khu du lịch tương đối mới mẻ và độc đáo, còn chưa phổ biến trong nhận thức của đại bộ phận dân cư. Do vậy trong thời gian đầu khi mới bước vào giai đoạn khai thác phục vụ mục đích du lịch, khu du lịch Thác Đa chủ yếu chỉ đón được những nhóm khách nhỏ, khách lẻ và thường là khách nội địa. Cũng do trong thời gian đầu các hạng mục công trình chưa được hoàn thiện hết, các điều kiện phục vụ hoạt động du lịch còn gặp nhiều khó khăn nên mức độ hấp dẫn du khách không cao. Khách đến khu du lịch mang tính nội vùng sâu sắc và đa số là tầng lớp thanh niên trẻ tuổi - những người ham thích sự mới mẻ phưu lưu khám phá và khả năng chi trả cũng không cao. Khách quốc tế đến khu du lịch chủ yếu là đi nghiên cứu khảo sát phục vụ mục đích chuyên môn kết hợp đi du lịch. Đến năm 2004, sau ba năm đi vào hoạt động cùng với đó là sự hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ cấu khách đã có sự thay đổi. Đặc biệt thế mạnh của khu du lịch Thác Đa là du lịch hội nghị, hội thảo đã thu hút nhiều hơn các nhóm đối tượng khách đến với khu du lịch Thác Đa. Khách du lịch, ngoài thanh niên, học sinh, sinh viên còn có thương gia, khách đi theo đoàn lớn theo loại hình du lịch khen thưởng hay nhóm khách đi theo hộ gia đình tăng lên đáng kể. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của khu du lịch Thác Đa cũng là nơi dừng chân lý tưởng của các đôi vợ chồng trẻ mới cưới đến khu du lịch Thác Đa hưởng tuần trăng mật hay các cặp tình nhân. Hơn nữa, khi thời gian nhàn rỗi tăng lên do một tuần chỉ làm việc 40 giờ, đã tạo điều kiện cho khu du lịch Thác Đa đón nhận một lượng khách lớn đến nghỉ ngơi cuối tuần. 2.2.2.2.Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch: Thời gian đầu khi mới bước vào khai thác phục vụ mục đích du lịch, du khách đến khu du lịch Thác Đa chủ yếu là trong vòng một ngày. Nguyên nhân là do các dịch vụ phục vụ khách chưa đa dạng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác chưa hoàn thiện. Ngay sau đó, khu du lịch đã biết khai thác những thế mạnh của mình. Hệ thống nhà sàn khép kín và nhà sàn tập thể đã dần hoàn thiện.Những ngôi nhà sàn được dựng theo phong cách của đồng bào dân tộc Mường đã là điểm nhấn hấp dẫn du khách. Thêm vào đó là các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: Giao lưu văn nghệ với các chàng trai cô gái dân tộc, nhảy sạp đêm lửa trại, múa xoè, thưởng thức các món đặc sản vùng rừng núi Ba Vì để nghe truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, tích chuyện Thần lửa xua tan bóng đêm, hay khám phá vùng thiên nhiên hoang sơ Ba Vì, tắm ở hồ bơi sinh thái và tham gia các hoạt động thể thao trên núi... Tất cả những hoạt động đó đã kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Thời gian lưu trú không còn là một ngày như trước đây mà đã kéo dài thành hai ngày, ba ngày... thậm chí là một tuần, hai tuần đối với du khách tham gia loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Phổ biến nhất hiện nay là các chương trình Tour du lịch được thiết kế đến Thác Đa là tour hai ngày một đêm (xem phụ lục 7). 2.2.2.3. Mức chi tiêu bình quân của du khách: Bảng 6: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch ĐVT: VND Mức chi tiêu TB 2001 2002 2003 2004 Khách quốc tế 78.500 235.000 500.000 600.000 Khách nội địa 10.000 40.000 80.000 90.000 Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI Mức chi tiêu trung bình của du khách năm 2003 đã tăng 6,4 lần đối với khách du lịch quốc tế và 8 lần đối với khách du lịch nội địa và tương lai sẽ tiếp tục tăng. Thời gian đầu khai thác khu du lịch chỉ thu được 10.000 đồng từ khách nội địa và 78.000 đồng từ khách quốc tế. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch của du khách chưa hoàn thiện nên chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách, vì vậy họ sử dụng rất ít các dịch vụ ở đây. Qua phỏng vấn một số khách du lịch đã đi khu du lịch Thác Đa hai lần từ khi khu du lịch này bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, họ nói rằng họ đến khu du lịch Thác Đa lưu trú không dài, thường là một ngày nên đa số khách thường mang theo đồ ăn, đồ dùng để tự phục vụ. Những năm sau đó mức chi tiêu trung bình đã tăng lên. Một trong những lý do tăng đó phải kể đến môi trường vĩ mô của khu du lịch. Do điều kiện sống đã tăng lên, thu nhập của người dân cao hơn trước, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nên việc đi du lịch và tiêu dùng các dịch vụ trong hoạt động du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu. Tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ từ du lịch để có những trải nghiệm đa dạng dần trở thành một xu hướng trong xã hội đang phát triển. Trong môi trường vi mô của khu du lịch Thác Đa phải kể đến là sự hoàn thiện các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như sự phong phú từ các sản phẩm du lịch của khu du lịch Thác Đa, Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho việc "móc túi" du khách được dễ dàng hơn, khiến mức chi tiêu trung bình cao hơn so với trước. 2.2.3. Doanh thu Doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa đã có những bước tăng trưởng rõ rệt sau ba năm đi vào hoạt động. Có thể thấy sự thay đổi về doanh thu qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Doanh thu của khu du lịch Thác Đa Đơn vị: vnđ Năm Doanh thu DVT 2001 2002 2003 2004 Khách quốc tế VND 10.519.000 62.407.500 270.000.000 420.000.000 %tăng 0 5,9% 4,3% 1,5% Khách nội địa VND 56.060.000 449.720.000 1.170.400.000 1.460.880.000 %tăng 0 8,0% 2,6% 1,24% Tổng doanh thu vnd 66.579.000 512.127.500 1.440.400.000 1.880.880.000 %tăng 0 7,6% 2,8% 1,3% Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI Biểu đồ 2: Xu hướng phát triển doanh thu Năm 2003 có thể coi là một năm hoạt động du lịch thành công của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Doanh thu của năm 2003 đã tăng 21,6 lần so với năm mới đi vào hoạt động cách đó 2 năm. Nguyên nhân tăng trưởng của doanh thu là do thị trường mục tiêu của khu du lịch đã thay đổi. Khu du lịch Thác Đa đã hướng tới các khúc đoạn khách tham gia du lịch sinh thái hay tầng lớp doanh nhân - những đối tượng có khả năng chi trả cao cho việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thêm vào đó là sự hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Điều này đã khuyến khích được nhiều đối tượng khách khi lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến và cũng kích thích họ tiêu dùng nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ của khu du lịch Thác Đa. Từ năm 2001 đến nay, theo ông Lại Hồng Khánh - Giám đốc sở du lịch Hà Tây, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành du lịch Hà Tây luôn đạt 15% cả về lượt khách và doanh thu. Có được kết quả đó cũng phải kể đến sự đóng góp của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Dự báo trong 2 năm: 2005 và 2006 doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa sẽ tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2003. Cụ thể dự báo về lượng khách đến và doanh thu như sau: Bảng 8: Dự báo về lượng khách và doanh thu của khu du lịch Thác Đa trong 2 năm tới. Năm Khách DL 2005 2006 ĐV Lượng khách ĐVT Doanh thu Lượng khách Doanh thu Khách quốc tế Người 1300 VND 700.000.000 1600 750.000.000 %tăng 1,85% %tăng 1,66% 1,23% 1,07% Khách nội địa Người 20.500 VND 1.500.000.000 22.400 1.650.000.000 %tăng 1,26% %tăng 1,02% 1,09% 1,11% Tổng Người 21.800 VND 2.200.000.000 24.000 2.400.000.000 %tăng 1,28% %tăng 1,16% 1,1% 1,1% Nguồn phòng du lịch Công ty ATI 2.2.4. Lao động. Tổng số lao động trong khu du lịch sinh thái Thác Đa là 140 người. Trình độ lao động được thống kê như sau: Bảng 9: Thống kê lao động của khu du lịch Thác Đa Đơn vị: Người Trình độ Số lượng Tỷ lệ % Đại học 5 3.57% Cao đẳng 7 5.00% Trung cấp 11 7.85% Lao động phổ thông 117 83.57% Nguồn: Ban quản lý khu du lịch Thác Đa [7,49] Biểu đồ 3: Biểu đồ lao động Lực lượng lao động của khu du lịch sinh thái Thác Đa chủ yếu là lao động địa phương. Đây là một trong những mặt ưu điểm của khu du lịch vì khu du lịch Thác Đa đã thực hiện nguyên tắc thứ tư của loại hình du lịch sinh thái. Đó là: Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Thế mạnh này đã giúp cho hoạt động du lịch sinh thái ở khu du lịch Thác Đa ngày càng phát triển. Người dân địa phương sau khi được tuyển chọn, sẽ được tập huấn khoảng hai tuần, sau đó sẽ làm việc tại khu du lịch. Họ sẽ đảm nhiệm các công việc như: Bán hàng lưu niệm, phục vụ các món ăn nhanh, phục vụ trong nhà hàng, đảm bảo việc giữ gìn trật tự an ninh, giữ gìn môi trường sạch sẽ, biểu diễn văn nghệ trong các buổi giao lưu, nuôi các giống động vật dùng chế biến món ăn như thỏ, lợn mán, gà ri... Hoạt động này sẽ làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Kết quả là cuộc sống của người dân ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên. Đồng thời họ sẽ nhận thức được rằng: việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa chính là bảo vệ cuộc sống thường ngày c._.doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa trong thời gian tới. 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp -Nâng cao hiệu quả bán sản phẩm, dịch vụ mang lại doanh thu cho công ty- khu du lịch. -Không ngừng cải tiến và đa dạng hoá các sản phẩm, giúp khách hàng có cơ hội lựa chọn nhiều hơn khi quyết định khu du lịch Thác Đa là điểm đến. -Tạo nền móng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của khu du lịch. -Chuyên nghiệp hơn trong việc xây dựng, thiết kế và phục vụ các sản phẩm mới. -Để lại những ấn tượng mới, cảm nhận mới trong tâm trí du khách. -Tiếp cận những thị trường mới ( mở rộng thị trường) bằng các biện pháp tuyên truyền quảng bá. -Giúp khách phân biệt được sự độc đáo, sáng tạo và mức độ quan tâm tới nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. -Đem lại cho du khách những giá trị mới sau khi tham gia chương trình du lịch tại khu du lịch Thác Đa và phụ cận của Vườn quốc gia Ba Vì. 3.2.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp. -Căn cứ vào hiện trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch, tiềm năng du lịch phong phú, vốn đầu tư lớn...nhưng sự phát triển của khu du lịch sinh thái Thác Đa chưa cân xứng với tiềm năng. -Căn cứ vào số lượng khách du lịch đến Thác Đa chưa nhiều và nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa phổ biến trong tâm trí du khách. -Căn cứ vào khả năng thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu mong muốn đa dạng hoá các loại hình du lịch hay sản phẩm dịch vụ để thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa. -Căn cứ vào tâm lý du khách: Khi bỏ tiền ra mua sản phẩm dịch vụ du lịch đều mong muốn chất lượng tương xứng với đồng tiền đã bỏ ra. -Căn cứ tình hình phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ và môi trường kinh doanh du lịch diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Khu du lịch mong muốn có những sản phẩm độc đáo, mới lạ hấp dẫn du khách., đặc biệt cả những du khách khó tính nhất. “ Hãy mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ hơn số tiền họ đã bỏ ra và bạn sẽ nhanh chóng nhận được số tiền nhiều hơn số tiền bạn đã bỏ ra” ( Napoleon Hill)[15,42]. 3.2.2.3. Nội dung của giải pháp Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa còn tồn tại một số vấn đề như: sản phẩm du lịch của khu du lịch Thác Đa chỉ đơn thuần khai thác nội vi khu du lịch, chưa gắn kết với các điểm du lịch có ý nghĩa trong vùng, khu du lịch Thác Đa được đầu tư rất tốt để biến tài nguyên tự nhiên thành các sản phẩm du lịch đặc trưng nhưng nhận thức về khu du lịch Thác Đa còn chưa sâu sắc trong tâm trí du khách. Do vậy, giải pháp đặt ra hai nội dung cần giải quyết: Nội dung 1: Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Ngoài các sản phẩm du lịch đang được khai thác hiện nay như: du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch tham quan vui chơi giải trí...Luận văn xin đưa ra hai sản phẩm du lịch mới: Sản phẩm1-Tour du lịch tâm linh, sản phẩm 2 - Tour du lịch nghiên cứu các giá trị bản sắc dân tộc của đồng bào Dao, Mường sống trong vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì. * Sản phẩm1: Tour du lịch tâm linh Lý do xây dựng sản phẩm tour du lịch tâm linh Tour du lịch tâm linh là tour du lịch đem lại cảm giác thư thái cho du khách, có nghĩa là du khách sẽ được thư giãn trong môi trường sinh thái. Tour du lịch này khai thác những giá trị linh thiêng của khu vực vùng núi Ba Vì. Mảnh đất Ba Vì là vùng đất địa linh nhân kiệt. Từ xa xưa trong lịch sử truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Đức Thánh Tản Viên là một trong tứ bất tử trong tâm linh người Việt. Ba Vì có những đỉnh núi rất hấp dẫn cho hoạt động du lịch như: +Đỉnh Vua: 1296m +Đỉnh Tản Viên: 1227m +Đỉnh Ngọc Hoa: 1131m Từ đây có thể bao quát cả một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ với các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Đà, các thành phố, làng quê, đồng ruộng ...[23, 155]. Từ trung tâm của khu du lịch Thác Đa, du khách có thể lên ba đỉnh cao nhất của Vườn quốc gia Ba Vì là đỉnh Vua, đỉnh Tản Viên, đỉnh Ngọc Hoa. Nơi đây, có đền Thượng trên đỉnh Tản Viên và đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua đặc biệt linh thiêng. Đền Thượng là ngôi đền được dân cư địa phương và du khách thập phương coi là ngôi đền linh thiêng nhất của khu vực Ba Vì nói riêng cũng như của xứ Đoài huyền thoại. Qua kết quả điều tra, cứ 100% du khách lên vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Vì thì: 85% du khách thăm đền Thượng ( đỉnh Tản Viên) 12% du khách thăm đền thờ Bác Hồ ( đỉnh Vua) 3% du khách thăm đỉnh Ngọc Hoa Con số 85% đã cho thấy sự linh thiêng của ngôi đền nổi tiếng này. Như vậy, tour du lịch tâm linh sẽ giúp quí khách nhận ra được những giá trị đích thực sau khi trốn chạy những vất vả của cuộc sống thường nhật. Đến với khung cảnh núi non hùng vĩ ở độ cao > 1100m , du khách sẽ thật sự tĩnh tâm trong bầu không khí hoang sơ, yên tĩnh và linh thiêng. Sản phẩm du lịch tâm linh có khả năng đem lại lợi nhuận cao, nâng cao hiệu quả kinh doanh vì loại hình du lịch này có thể khai thác quanh năm, không bị lệ thuộc vào tính mùa vụ. Đối tượng khách có thể thu hút cũng đa dạng hơn. Ngoài các đối tượng khách truyền thống của khu du lịch Thác Đa, có thể thu hút những người đã nghỉ hưu, người cao tuổi vì khả năng chi trả của họ phù hợp với thời điểm ngoài mùa vụ, thời gian nhàn rỗi nhiều, họ lại thích sự yên tĩnh, nghỉ dưỡng dài ngày trong khung cảnh thiên nhiên và rất tin vào sự linh thiêng trong tín ngưỡng người Việt. Để tour du lịch tâm linh có thể khai thác hiệu quả, cần có sự phối kết hợp giữa khu du lịch Thác Đa và Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì. Thác Đa sẽ là trung tâm gửi khách, Đền Và, K9 - Đá Chông, Vườn quốc gia Ba Vì là trung tâm nhận khách. Giá tour du lịch tâm linh Bảng 19: Dự kiến giá bán tour du lịch tâm linh Đơn vị: đồng Số lượng khách Giá bán / khách Nhóm 2 khách 889.000 Nhóm 4 khách 589.000 Nhóm dưới 7 khách 529.000 Nhóm dưới 15 khách 419.000 Nhóm dưới 25 khách 369.000 Nhóm dưới 35 khách 359.000 Nhóm trên 35 khách 349.000 Nguồn: Tính toán ở phụ lục 4. *Sản phẩm 2:Du khảo bản làng cùng Thác Đa. Loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, tham quan dân tộc Dao, Mường. Thời gian: 02 ngày. Điểm gửi khách: Hà Nội Điểm nhận khách: Thác Đa, bản làng dân tộc Dao, Mường. Nghỉ đêm tại: Khu nhà sàn của Thác Đa. Giới thiệu lịch trình chuyến tour: Lịch trình sơ lược: Tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa” là tour du lịch đem lại cho du khách những cảm nhận mới mẻ, độc đáo khi được trải nghiệm, khám phá, tận hưởng vẻ đẹp của khu du lịch sinh thái Thác Đa và khám phá những phong tục độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào Dao, Mường. Ngày thứ nhất, từ Hà Nội, du khách đến Thác Đa thăm quan, vui chơi, giải trí, tận hưởng bầu không khí thiên nhiên nơi đây. Ngày thứ hai, từ Thác Đa, du khách lên ô tô đến thăm bản làng các dân tộc Mường, Dao sống ở vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì. giá TOUR du lịch "Du khảo bản làng cùng Thác Đa" Bảng 20: Dự kiến giá bán tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa” Đơn vị: đồng Số lượng khách Giá bán / khách Nhóm 2 khách 880.000 Nhóm 4 khách 580.000 Nhóm dưới 7 khách 520.000 Nhóm dưới 15 khách 435.000 Nhóm dưới 25 khách 379.000 Nhóm dưới 35 khách 359.000 Nhóm trên 35 khách 348.000 Nguồn: Tính toán ở phụ lục 5 Các nội dung hỗ trợ của tour du lịch: “ Du khảo bản làng cùng Thác Đa”: +Phương tiện vận chuyển: Căn cứ vào khoảng cách của chuyến tour, điều kiện đường xá cũng như mức độ đảm bảo an toàn cho khách, nên phương tiện lựa chọn là ô tô. Ô tô được chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau: Động cơ tốt, chịu được điều kiện đường đi ở vùng núi Tốn ít nguyên liệu, làm giảm khí thải tác động xấu đến môi trường. Sức chứa phù hợp với lượng khách. Tiếng ồn không lớn Giúp khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ghế có thể ngả ra để nằm, chân được duỗi một cách thoải mái, điều hoà nhiệt độ, hệ thống tăng âm vừa đủ cho khách nghe... +Các bữa ăn: ở khu du lịch Thác Đa: -Món ăn chính: Cơm nấu bằng gạo nương, thịt thỏ hấp, dê xào sả ớt, măng luộc chấm vừng, rau muống xào thịt bò, cá kho trong niêu đất, thịt lợn rừng nướng, súp khoai tây, cà rốt, xườn... -Món tráng miệng: Dưa hấu, sữa chua hoặc Caramen, các sản phẩm từ bò Ba Vì.. ở bản làng dân tộc Dao, Mường: -Có thể phục vụ du khách theo hai hình thức: Mang đồ ăn đi phục vụ bữa trưa cho du khách hoặc thưởng thức các món ăn của đồng bào địa phương. Các món ăn này đảm bảo 3 điều kiện sau đây: Vệ sinh Phù hợp với văn hóa ẩm thực Công nghệ chế biến và phục vụ tốt. +Vai trò và nhiệm vụ của hướng dẫn viên trong tour du lịch: Cung cấp những thông tin chính xác cho du khách bằng những bài thuyết minh đã được chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu chuyến tour. Hướng dẫn viên giải thích một số phong tục, cách đối xử , ứng xử, những điều kiêng kỵ của đồng bào dân tộc Dao, Mường để khách có những cử chỉ đẹp khi đến thăm đồng bào và tránh mắc lỗi khi sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc. Nội dung 2: Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái. Mặc dù tiềm năng cũng như vốn đầu tư của khu du lịch sinh thái Thác Đa có ưu thế hơn hẳn so với khu du lịch Khoang Xanh, nhưng khu du lịch Thác Đa có một điểm yếu không thể phủ nhận, đó là các biện pháp tuyên truyền quảng bá chưa mạnh mẽ. Điều đó cũng lý giải một phần nguyên nhân của hoạt động kinh doanh phát triển chưa cân xứng với tiềm năng. Trong khi đối thủ cạnh tranh Khoang Xanh đón khoảng 300.000 khách năm 2004, thì con số này ở khu du lịch Thác Đa năm 2004 chưa vượt quá 20.000 khách. Do vậy, khoá luận xin đưa ra một số biện pháp về tuyên truyền, quảng bá để du khách biết đến khu du lịch Thác Đa nhiều hơn và sẽ lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến trong tương lai gần. Thị trường khách cần tiếp cận khi thực hiện tuyên truyền quảng bá: Khách du lịch thuần tuý Khách du lịch sinh thái Khách du lich công vụ Khách du lịch văn hoá Khách du lịch tâm linh Nội dung tuyên truyên, quảng bá: Tuyên truyền, quảng bá cần đưa ra những hình ảnh, nội dung phù hợp với sở thích, thị hiếu, tâm lý của những thị trường khách khác nhau. Đối với khách du lịch thuần tuý: Những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên, cảnh vật, những dịch vụ du lịch hấp dẫn sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Đối với nhóm khách du lịch sinh thái, thì sự đa dạng về sinh học, nhóm loài đặc hữu, điển hình, các hình thức sinh hoạt và phong tục tập quán của cộng đồng địa phương sẽ là điểm nhấn quyết định sự lựa chọn của du khách. Ngược lại, đối với thị trường khách công vụ, yếu tố quan tâm hàng đầu là mục đích công việc có đạt được hay không, các trang thiết bị cần thiết để phục vụ hội nghị, hội thảo, các vấn đề đầu tư, chính sách đầu tư...sẽ là những quan tâm hàng đầu. Khách du lịch văn hoá lại quan tâm đến các giá trị về văn hoá khác với nền văn hóa nơi họ đến, còn khách du lịch tâm linh lại tin vào sự huyền diệu của đối tượng khai thác cho hoạt động du lịch. Đối với từng phân đoạn thị trường khác nhau đến với khu du lịch Thác Đa, các công cụ lựa chọn quảng bá là khác nhau. Bên cạnh đó, mục tiêu của giải pháp còn tiếp cận đến những thị trường khách rộng hơn nữa, không chỉ là nội tỉnh mà còn là nội vùng, quốc gia và quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, sẽ cần đến các phương tiện dưới đây: +Các phương tiện tuyên truyền quảng bá: Đối với nhóm khách đã đến khu du lịch Thác Đa và tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đây: -Du khách khi đến với khu du lịch Thác Đa tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau, tuỳ theo số ngày lưu trú mà sẽ nhận được các món quà lưu niệm có giá trị khác nhau. Nếu là khách lẻ đi tour 1 ngày ở khu du lịch Thác Đa, sẽ nhận được món quà nhỏ như: bút bi, dây đeo chìa khoá. Nếu là khách lẻ đi tour 2 ngày ở khu du lịch Thác Đa sẽ nhận được mũ, nón... Đây là hình thức quảng cáo vật dụng, bởi tất cả các đồ vật được tặng sẽ được ghi những thông tin cần thiết, biểu tượng của khu du lịch Thác Đa, số điện thoại để du khách có thể liên lạc sau. Những vật dụng này du khách có thể tiêu dùng hoặc có thể tặng lại cho người thân, bạn bè như một món quà kỷ niệm. Như vậy, nhiều đối tượng hơn đã biết đến khu du lịch Thác Đa, từ đó kích thích trí tò mò của họ dẫn đến hành vi: muốn đến thăm khu du lịch Thác Đa một lần. Nếu là khách đoàn, có thể tặng cho đoàn khách những băng hình, đĩa CD-ROM với các chương trình họ đã trải nghiệm, những hình ảnh đẹp nhất, đặc trưng nhất, ấn tượng nhất về khu du lịch Thác Đa. Ưu điểm của hình thức tuyên truyền, quảng cáo này là: chi phí không cao, gửi được hình ảnh và công cụ liên lạc với khách hàng hiện tại và một lượng khách hàng tiềm năng. Các thông tin có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách khi họ được xem băng hình về khu du lịch sinh thái Thác Đa. “ Mọi người ai cũng thích quà tặng miễn phí. Người được nhận qùa sẽ có ấn tượng tốt với công ty tặng quà” ( Louise Bullis Yarmoff)[15.33] -Đổi mới các sản phẩm lưu niệm: Du khách đến Thác Đa sẽ mua một số món quà ở khu du lịch làm vật kỷ niệm chuyến đi của mình hay tặng nó cho người thân, bạn bè. Tuy nhiên, các món quà lưu niệm ở đây không mang nét đặc trưng vì nó có thể xuất hiện ở bất kỳ một điểm du lịch nào. Nên chăng xây dựng những sản phẩm mới, một mô hình nha sàn nhỏ xinh có ghi thông tin về khu du lịch Thác Đa có thể sẽ khiến du khách rất thích thú. Hiệu quả quảng bá này sẽ còn lan rộng khi những du khách này tặng quà cho người thân, bạn bè. Những chiếc quạt nan, quạt giấy, ...có in biểu tượng của khu du lịch Thác Đa cũng có thể là công cụ quảng bá tốt. Những chiếc quạt xinh xắn này vừa có tác dụng quạt mát lại vừa có tác dụng quảng cáo, là món quà đặc trưng mà khách du lịch sẽ giúp khu du lịch Thác Đa tiếp cận những thị trường tiềm năng mới. Đối với nhóm khách sẽ đến Thác Đa -Khu du lịch Thác Đa có thể đăng bài quảng cáo trên một số tạp chí như: Heritage, Vietnam News, Time out, Cutural Window, Sai Gon Time, Quê Hương,...Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận được số lượng độc giả lớn, kể cả những người Việt Nam xa quê và đối tượng khách quốc tế. Tuy nhiên chi phí để đăng bài quảng cáo có thể hơi cao. -Tham gia các cuộc họp báo, hội thảo du lịch, các hội chợ, liên hoan du lịch (Liên hoan du lịch Hà Tây, Liên hoan du lịch Hà Nội…) để quảng bá cho hình ảnh của khu du lịch. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí quảng bá không lớn. Đối tượng để cung cấp thông tin không chỉ là các tổ chức du lịch mà còn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch- Những khách hàng tiềm năng trong tương lai. - Học tập kinh nghiệm của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, trên thực tế điểm du lịch Khoang Xanh và một số công ty du lịch khác đã có những thước phim quảng cáo trên truyền hình Hà Tây. Đặc biệt, mẫu quảng cáo này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài và nó đã mang lại hiệu quả nhất định trong nhận thức của du khách. Đối với khu du lịch Thác Đa, một vài phút quảng cáo trên truyền hình Việt Nam có thể gây tốn kém về chi phí, mặc dù đối tượng tiếp cận rất đông đảo. Khu du lịch Thác Đa có thể phát những thước phim quảng cáo ở đài truyền hình Hà Tây. Tuy chỉ quảng cáo trên truyền hình của tỉnh, nhưng hiệu quả không phải là nhỏ. Trên thực tế, nhiều địa phương khác có thể nhận được tín hiệu và phát sóng chương trình truyền hình Hà Tây như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên... Tuy nhiên, những thông điệp quảng cáo phải thật sự hấp dẫn và mang những nét đặc trưng nhất về khu du lịch Thác Đa mà các đối thủ cạnh tranh cùng cấp không có được. Các hình ảnh có thể khai thác cho thông điệp quảng cáo như: Thác nước Thác Đa, những ngôi nhà sàn xinh xắn, đêm lửa trại bập bùng, góc chợ quê lung linh huyền ảo.. -Đối với các sản phẩm mới cần có chiến lược quảng cáo giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin mới nhất cũng như các dịch vụ du khách sẽ được hưởng khi tiêu dùng sản phẩm mới. Chiến lược quảng cáo cần nêu bật được những hình ảnh độc đáo của sản phẩm và áp dụng chính sách giảm giá cho những đối tượng khách hàng đầu tiên tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó khu du lịch Thác Đa cần đem đến cho khách du lịch được hưởng những lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch tại khu du lịch Thác Đa. Đó là hoạt động nhằm thu hút và kéo chân du khách đến với khu du lịch Thác Đa. +Tăng các giá trị bao quanh và bổ sung cho các sản phẩm du lịch bán ra -Tổ chức chương trình: “ Khách hàng thân thiện của Thác Đa” nhằm mục đích thu hút và kéo chân du khách. Chương trình này sẽ có hiệu quả cao, bởi vì tất cả du khách đến khu du lịch sẽ điền thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại liên lạc vào phiếu. Khách hàng sẽ biết được mình là người thứ bao nhiêu đến Thác Đa và đóng góp gì cho nỗ lực bảo tồn, duy trì hệ sinh thái. Sau đó, hàng năm một số lượng khách hàng nhất định sẽ là người may mắn trong khi rút phiếu trúng thưởng. Khách hàng có thể chọn giải thưởng là một món quà đặc trưng của khu du lịch hay nếu trở lại khu du lịch lần hai, những lần tiếp theo hoặc tặng cho người thân, bạn bè những phiếu khách hàng may mắn này, nhưng đối tượng khách hàng đó sẽ được giảm giá tuỳ theo sản phẩm, dịch vụ sẽ tiêu dùng. -Khi khách đến du lịch Thác Đa, đội ngũ nhân viên ngoài việc đứng xếp hàng vỗ tay đón khách, nhân viên của khu du lịch sẽ đeo cho khách những vòng hoa nhỏ vào cổ khách. Nếu đoàn khách quá đông, sẽ đeo đại diện cho trưởng đoàn, khách đặc biệt quan trọng ( khách VIP). Khách sẽ cảm thấy được đón tiếp trong không khí thân thiện, cởi mở, từ đó mà các giá trị bao quanh của sản phẩm, dịch vụ và sẽ có ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với khu du lịch. -Du khách đến khu du lịch đến Thác Đa sử dụng các sản phẩm du lịch ở đây, sẽ được lưu tên vào những danh sách riêng biệt (Customers’ list). Đó là những nhà quản lý, những người đảm nhiệm các chức vụ cao. Điều này sẽ làm cho khách cảm thấy được đối xử đặc biệt và sẽ làm tăng thêm mức độ thoả mãn của du khách. 3.2.2.4. Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp. Bảng 21: Dự kiến đầu tư thực hiện giải pháp 2: (Trên cơ sở thông tin chưa đầy đủ) Đơn vị 1000đ Nội dung Số tiền Bút bi, dây đeo chìa khoá 7.000 Mũ, nón, quạt 10.000 Đĩa CD - ROM 10.000 Quảng cáo trên tạp chí 48.000 Quảng cáo trên truyền hình Hà Tây 50.000 Kinh phí cho công tác PR 10.000 Tổng cộng 135.000 Tổng hợp số tiền dự kiến của cả hai giải pháp là 10% nên ngân sách được chấp nhận . 3.2.2.5. Dự kiến lợi ích thực hiện giải pháp. - Nhìn nhận sự phát triển của khu du lịch Thác Đa trong bối cảnh liên vùng. - Mở rộng thị trường khách hàng cho khu du lịch, thu hút đối tượng khách hàng đa dạng hơn. - Nhận biết những xu thế mới để có kế hoạch chiến lược đứng đầu thị trường. - Tạo sản phẩm độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. - Đem lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn so với sự mong đợi. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh qua việc bán sản phẩm, dịch vụ mới. - Quảng cáo khu du lịch theo bước chân của du khách. - Tiếp cận gián tiếp những thị trường tiềm năng mới. - Công tác PR được nâng cao. 3.2.2.6. So sánh lợi ích thực hiện giải pháp. Bảng 22. So sánh lớp ích thực hiện giải pháp. Vấn đề tồn tại Lợi ích giải pháp - Sản phẩm du lịch không đa dạng, chỉ đơn thuần khai thác các giá trị tự nhiên và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. - Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch phục vụ du khách - Khu du lịch Thác Đa tự coi mình là ốc đảo riêng. - Mở ra khả năng liên kết để tạo sự hấp dẫn trong các sản phẩm du lịch bán ra, tạo cho khách hàng những giá trị mới. - Thị trường khách chủ yếu là khách đi du lịch cuối tuần, khách công vụ, khách du lịch thuần tuý. - Phát triển thêm đối tương khách: Khách du lịch tâm linh, khách du lịch sinh thái . - Sản phẩm chỉ đơn thuần mang giá trị cốt lõi. - Tạo thêm giá trị bao quanh và bổ sung để chăm sóc tốt hơn khách hàng của khu du lịch. Nhận thức về khu du lịch chưa sâu sắc trong tâm trí khách hàng. - Quảng cáo khu du lịch theo bước chân của du khách. - Công tác PR còn kém - Nâng cao công tác PR. Bảng 23: Tổng hợp lợi ích giải pháp nếu thực hiện. Giải pháp 1- Phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn Vườn quốc gia Ba Vì Nội dung: Hiện trạng Dự kiến lợi ích thu được từ giải pháp 1, Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái ở khu du lịch sinh thái Thác Đa-Ba Vì Môi trường tương đối sạch sẽ, chưa bị đe doạ bởi rác thải -Kịp thời bảo vệ môi trường và hệ sinh thái trước khi nó bị tổn hại. -Uy tín của công ty tăng do có những biện pháp khai thác tài nguyên thân thiện với môi trường. 2, Nâng cao lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái. Nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên du lịch sinh thái chưa cao, có thể tác động xấu tới Vườn quốc gia Ba Vì -Giúp các đối tượng tham gia hoạt động du lịch có những hành động thiết thực để vừa khai thác tài nguyên bền vững vừa đem lại lợi ích cho từng đối tượng. Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu du lịch Thác Đa trong thời gian tới 1, Đa dạng hoá sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch hiện tại chỉ đơn thuần khai thác những giá trị sẵn có về mặt tài nguyên, dịch vụ hội thảo, hội nghị -Đem đến cho du khách những sản phẩm mới, khai thác những giá trị sâu hơn của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. -Thu hút các đối tượng khách rộng hơn thị trường khách hiện tại của khu du lịch Thác Đa. -Nâng cao hiệu quả kinh doanh do bán được nhiều sản phẩm hơn với sự phong phú về các khúc đoạn thị trường khác nhau. 2, Hoạt động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái Nhận thức về khu du lịch đối với khách hàng tiềm năng chưa cao. Công tác PR, tuyên truyền quảng bá chưa đạt hiệu quả mong muốn -Quảng cáo khu du lịch khắp nơi theo bước chân của du khách bằng những sản phẩm mang đặc trưng của khu du lịch, những món quà lưu niệm được du khách tặng cho người thân, bạn bè. -Không bỏ sót khách hàng tiềm năng -Công tác PR được nâng lên. Kết luận chương 3 Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc công ty công nghệ Việt Mỹ là một trong số mười doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã và đang đầ tư khai thác du lịch trong vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Tuy mới đi vào hoạt động được bốn năm, là một khu du lịch còn tương đối mới mẻ nhưng khu du lịch Thác Đa đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thuê đất rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để kinh doanh du lịch. Khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch sinh thái và khách công vụ kết hợp đi du lịch tận hưởng những giá trị của tự nhiên đã và đang lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì còn tồn tại một số điểm yếu như vấn đề tuyên truyền quảng bá, trình độ của đội ngũ nhân viên, sản phẩm du lịch chưa đa dạng...Do vậy, chương 3 đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa trong thời gian tới, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái cho sự phát triển du lịch ở khu du lịch Thác Đa nói riêng và Vườn quốc gia Ba Vì nói chung. Các giải pháp về bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái, nâng cao lợi ích cho các đối tượng tham gia hoạt động du lịch ở địa bàn Thác Đa, vấn đề tuyên truyền quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ dần khắc phục những điểm yếu, thách thức của khu du lịch Thác Đa. Khi các giải pháp thực hiện, khu du lịch Thác Đa sẽ được biết đến nhiều hơn trong tâm trí du khách và thật sự trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh đó, khu du lịch Thác Đa còn là mắt xích quan trọng trong việc khai thác tài nguyên du lịch liên vùng. Đó là sự gắn kết giữa khu du lịch Thác Đa với các di tích văn hoá lịch sử trong vùng phụ cận của Vườn quốc gia Ba Vì, sinh thái sông nước và cảnh quan sông Đà...để xây dựng các sản phẩm mới, đem lại cho khách du lịch những giá trị nhiều hơn sự mong đợi của họ. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch và đóng góp vào sự phát triển du lịch bền vững của Vườn quốc gia Ba Vì nói riêng và Hà Tây nói chung. Phần kết luận và khuyến nghị Kết luận: Khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch phong phú và đa dạng phục vụ du khách. Trong tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Thác Đa- Ba Vì sẽ trở thành khu du lịch phát triển nhanh, mạnh trong vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào nhìn nhận được xu hướng phát triển, nhu cầu, mong muốn của thị trường, doanh nghiệp ấy sẽ có những bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Khu du lịch Thác Đa đã biết khai thác thế mạnh của mảng du lịch hội nghị, hội thảo phục vụ khách du lịch và thực tế đã chứng minh sự thành công của khu du lịch Thác Đa. Không chỉ dừng lại ở đó, khoá luận mong muốn khu du lịch Thác Đa sẽ có những bước đi tiên phong trong các chiến lược xây dựng sản phẩm mới, để luôn dẫn đầu trong việc chiếm ngách các thị trường mà các công ty đối thủ cạnh tranh chưa chú ý tới. Bên cạnh đó, các chiến dịch về tuyên truyền, quảng bá phải được thực hiện song song cũng như luôn luôn thực hiện cam kết về bảo đảm sự sạch sẽ của môi trường du lịch và phủ xanh diện tích rừng được giao từ Vườn quốc gia Ba Vì. Do nhận thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên khoá luận không thể tránh được những khiếm khuyết, sai sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô và bè bạn. Khuyến nghị: Sau đây là một số khuyến nghị đối với khu du lịch sinh thái Thác Đa và các ban ngành có liên quan nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch Thác Đa, phát triển du lịch của khu du lịch Thác Đa nói riêng và Vườn quốc gia Ba Vì nói chung theo xu hướng phát triển bền vững: 1. Vấn đề đầu tư, khai thác loại hình du lịch sinh thái ở khu du lịch Thác Đa và Vườn quốc gia Ba Vì phải luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, đảm bảo khai thác được diễn ra trong khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái. Luôn luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững là nhiệm vụ hàng đầu. Tức là mọi hoạt động khai thác tài nguyên du lịch phục vụ mục đích kinh doanh du lịch phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho thế hệ tương lai, nếu không con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng một gia tài trống rỗng từ bà mẹ Trái Đất. 2. Mọi hoạt động kinh doanh du lịch phải đảm bảo cân bằng hài hoà các lợi ích cho: Cộng đồng địa phương Nhà hoạch định chính sách Nhà quản lý lãnh thổ Nhà điều hành du lịch Hướng dẫn viên Ngân sách nhà nước thu được từ hoạt động du lịch 3. Khu du lịch sinh thái Thác Đa kết hợp với các ban ngành chức năng liên quan để nâng cao trình độ dân trí cho địa phương, từ đó nâng cao nhận thức về sự phát triển của hoạt động du lịch với đời sống kinh tế. Cần có chính sách tạo nguồn cho con em địa phương được cử đi học để được đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, sau đó trở về đóng góp cho mảnh đất quê hương của mình. 4. ủy ban nhân dân huyện Ba Vì có những chính sách ưu đãi, phát triển du lịch, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuê đất rừng của Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển kinh tế trong đó có phát triển hoạt động du lịch., kết hợp giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế như: trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu. chăn nuôi....Trên cơ sở đó sẽ phát triển đời sống, giảm bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên, tạo bước đệm cho sự bảo vệ và tôn tạo sự đa dạng tài nguyên sinh học của Vườn quốc gia Ba Vì. Danh mục tài liệu tham khảo [1] Trần Nữ Ngọc Anh, 2002, Marketing chiến lược trong kinh doanh du lịch và khách sạn. Giáo trình khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội, 162 trang. [2] Báo cáo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, 2001, 47 trang. [3] Lê Quỳnh Chi, 2003, Tổng quan du lịch. Giáo trình khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 104 trang. [4] Đoàn Liêng Diễm, 2003, Du lịch sinh thái ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Du lịch sinh thái ATI- Nâng niu cảm xúc bốn mùa,2005, khu du lịch sinh thái Thác Đa, 16 trang. [6] Nguyễn Thị Đông, 2002, Phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ. Thư viện khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội, 79 trang [7] Nguyễn Hương Giang, 2003, Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu du lịch sinh thái Thác Đa. Thư viện khoa Du lịch, Viện đại học Mở Hà Nội. [8] Nguyễn Hồng Giáp, 2002, Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Trẻ. [9] Cấn Duy Hải, 2002, Phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây- Ba Vì. Thư viện khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 91 trang. [10] Nguyễn Ngọc Hiến, 2003, Quản trị kinh doanh.Nhà xuất bản Lao Động. [11] [12] Hoàng Thị Huệ, 2004, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thái Nguyên và phụ cận, luận văn cao học. [13] Frank Jefkins, 2004, Phá vỡ bí ẩn PR. Nhà xuất bản Trẻ, 184 trang [14] Vũ Đăng Khôi, 2005, Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn-Vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận. Luận văn cao học. [15] Theodore B. Kinni & Donna Greiner, 2000, 1001 cách giữ chân khách hàng. Nhà xuất bản Đồng Nai, 272 trang. [16] Philip Kotler, 2003, Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. [17] Phạm Trung Lương, 2002, Du lịch sinh thái-Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục, 247 trang. [18] Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, 2001, Kinh tế du lịch và du lịch học. Nhà xuất bản Trẻ, 471 trang [19] Non nước Việt Nam,2004, Tổng cục Du lịch, 710 trang. [20] Trần Ngọc Nam, 2000, Marketing du lịch. Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 168 trang. [21] Lưu Văn Nghiêm, 2001, Makerting trong kinh doanh dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, 324 trang. [22] Tạp chí du lịch, số.2/02, 1/05, 2/05..., Tổng cục Du lịch [23] Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, 1999, Địa lý du lịch. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 264 trang. [24] Việt Nam, hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc, 1997. Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, 204 trang. Phụ lục Một vài hình ảnh về Vườn quốc gia Ba Vì Chương trình tour du lịch Tâm linh Chương trình tour du lịch Du khảo bản làng cùng Thác Đa Giá bán tour du lịch Tâm linh Giá bán tour du lịch Du khảo bản làng cùng Thác Đa Giới thiệu khu du lịch Thác Đa- Ba Vì Các chương trình du lịch Thác Đa Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái, Ths. Nguyễn Quyết Thắng Thực trạng và những vấn để đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững, PGS.TS Phạm Trung Lương. Bác Hồ và vùng đất thiêng K9 Bảng báo giá xe ô tô 2005 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0047.doc
Tài liệu liên quan