LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, mặc dù có sự tham khảo song hoàn toàn không có sự sao chép từ các tài liệu đó. Các dữ liệu, kết quả được nêu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
SXKD
Sản xuất kinh doanh
VTN
Cô
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty Viễn thông liên tỉnh (Vietnam Telecom National)
VTN1
Trung tâm Viễn thông khu vực I
BCVT
Bưu chính Viễn thông
VNPT
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
NGN
Mạng thế hệ sau (Next Generation Network)
KHKT
Khoa học kỹ thuật
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
EVN
Công ty Viễn thông Điện lực
NVL
Nguyên vật liệu
DN
Doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Danh mục
Trang
Sơ đồ 1: Các nhân tố tác động tới hoạt động SXKD của DN
8
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm VTN1
28
Bảng 3: Sản lượng các dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1
34
Bảng 4: Doanh thu dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1 qua các năm
36
Bảng 5: Doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN
38
Biểu đồ 6: Tỷ trọng doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN
38
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Trung tâm
39
Bảng 8: Các chỉ tiêu về doanh lợi
40
Bảng 9: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
42
Bảng 10: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
44
Bảng 11: Ma trận SWOT
56
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Liên tục nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện tiên quyết để DN tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc tìm kiếm, lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, các DN càng có nhiều khả năng sử dụng tốt hơn các nguồn lực đầu vào có hạn như vốn, lao động,… nhằm tạo ra một khối lượng đầu ra hợp lý để đạt được sự tăng trưởng theo mục tiêu. Đây chính là điều kiện quan trọng để DN đạt được mục tiêu lợi nhuận - mục tiêu quan trọng nhất của DN trong điều kiện cạnh tranh và phát triển.
Thị trường viễn thông trong thời điểm hiện tại đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt với sự thay đổi từng ngày của khoa học công nghệ đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng cho viễn thông Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với các DN hiện có để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ rất lớn mới gia nhập vào thị trường trong nước. Không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, Trung tâm Viễn thông khu vực I cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn gây ảnh hưởng tới tốc độ phát triển cũng như vị thế của Trung tâm. Trong giai đoạn tới mục tiêu của Trung tâm là phát triển bền vững, tăng cường vị thế cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Trung tâm là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD của mình để phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Chính vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp hướng đến các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động SXKD
- Phân tích hiệu quả SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I qua các chỉ tiêu phù hợp từ đó tìm ra các tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I trong những năm tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong việc nghiên cứu tại Trung tâm Viễn thông khu vực I về hiệu quả SXKD của Trung tâm những năm từ 2005 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình viết báo cáo, trong thời gian tìm hiểu, thu thập dữ liệu, tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp thống kê - so sánh; phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề thực tập chuyên ngành với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I”, nghiên cứu vấn đề hiệu quả SXKD tại các DN nói chung cũng như Trung tâm Viễn thông khu vực I nói riêng. Chuyên đề nêu lên thực trạng, kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đo lường, những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và bản chất hiệu quả SXKD của các DN.
Qua nghiên cứu những vấn đề trên để thấy được những mặt tồn tại, yếu kém ảnh hưởng tới hoạt động SXKD, cần khắc phục để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động SXKD của DN trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các DN là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước hết, mọi DN phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển kinh doanh thích ứng với những biến động của thị trường, phải tiến hành có hiệu quả các hoạt động quản trị nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào và trong quá trình đó phải luôn kiểm tra xem liệu phương án kinh doanh đang tiến hành là có hiệu quả hay không? Có nghĩa là DN không thể không chú ý đến việc tính toán hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD.
Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã đề cập ở trên, ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà DN đã xác định, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của DN và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD đã khẳng định bản chất của hiệu quả SXKD là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được các mục tiêu của DN - mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả SXKD vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động SXKD của DN thì chúng ta cần:
- Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả SXKD thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của DN. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả SXKD là:
H = K - C
Còn về so sánh tương đối:
H = K/C
H : Là hiệu quả SXKD
K : Là kết quả đạt được
C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
- Thứ hai: Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh tế của DN:
- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường....
- Hiệu quả kinh tế xã hội là mục tiêu hiện nay đang được quan tâm giải quyết trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn. Kinh tế học vĩ mô đã chỉ ra một trong các hạn chế cơ bản của các hoạt động vi mô nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận và ít chú ý đến lợi ích của cả tổng thể xã hội và vì thế Nhà nước phải can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở cả hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy, nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ và hiệu quả kinh tế hoạt động SXKD. Muốn đạt hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ cao, vai trò điều tiết vĩ mô là cực kỳ quan trọng Trích Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này, tôi sẽ nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động SXKD.
1.1.3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD
Hiệu quả SXKD là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị DN thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động SXKD nào thì các DN đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà DN có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà DN đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của DN thì DN đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình SXKD của DN là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của DN. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà DN phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả SXKD là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả SXKD không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động SXKD của DN (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động SXKD của DN, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động SXKD của DN. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả SXKD không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn DN mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn DN cũng như ở từng bộ phận cấu thành của DN. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả SXKD đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của DN đã đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động SXKD thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả SXKD có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các DN
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, DN phải tự đưa ra chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định, đòi hỏi DN phải tìm được hướng đi phù hợp nhất với mình, luôn luôn tìm tòi học hỏi các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.
Mọi nguồn tài nguyên trên Trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khan hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người. Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn. Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải có sự lựa chọn kinh tế, khi đó con người phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất. Cùng với sự phát triển của KHKT ngày càng có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sự phát triển kinh tế theo chiều rộng nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các nhân tố khách quan
1.2.1.1. Môi trường kinh tế khu vực và quốc tế
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của DN. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả SXKD của các DN. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các DN trong khu vực tiến hành các hoạt động SXKD thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả SXKD.
Sơ đồ 1 - Các nhân tố tác động tới hoạt động SXKD của DN
(Nguồn: Giáo trình Chiến lược kinh doanh)
1.2.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô
a. Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các DN, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả SXKD của các DN.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các DN hoạt động, các hoạt động của DN như SXKD cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu, đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các DN phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong DN... ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động SXKD của các DN.
b. Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng DN. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD và ngược lại.
c. Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả SXKD của mỗi DN, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của DN sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả SXKD của DN và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của DN sẽ giảm làm tăng hiệu quả SXKD của DN, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả SXKD của DN. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các DN. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD của các DN.
d. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của các DN trong vùng.
Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho DN nâng cao hiệu quả SXKD.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các DN. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các DN do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả SXKD của DN.
e. Trình độ Khoa học kĩ thuật công nghệ
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của DN do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của DN.
Nhìn chung, các nhân tố về môi trường bên ngoài tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơ đối với mỗi DN, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường nội bộ tạo nên môi trường kinh doanh của DN. Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan, gây nhiều khó khăn cũng như các điều kiện thuận lợi tác động đến hiệu quả kinh tế của SXKD.
1.2.1.3. Môi trường ngành
a. Sự cạnh tranh của các DN hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi DN, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi DN.
b. Khả năng gia nhập mới của các DN khác
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề SXKD có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các DN khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các DN trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của DN, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của DN.
c. Sản phẩm thay thế
Hầu hết các sản phẩm của DN đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của DN. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả SXKD của DN.
d. Nhà cung ứng
Các nguồn lực đầu vào của một DN được cung cấp chủ yếu bởi các DN khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của DN phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của DN là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của DN phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của DN phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả SXKD của DN. Còn nếu các yếu tố đầu vào của DN là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả SXKD.
e. Khách hàng
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các DN đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của DN sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì DN không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của DN, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của DN vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của DN.
1.2.2. Các nhân tố bên trong
1.2.2.1. Bộ máy quản trị DN
Các DN hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị DN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển DN, bộ máy quản trị DN phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:
- Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị DN và xây dựng cho DN một chiến lược kinh doanh và phát triển DN. Nếu xây dựng cho DN một chiến lược kinh doanh và phát triển DN. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển DN hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của DN) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để DN tiến hành các hoạt động SXKD có hiệu quả.
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của DN trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển DN đã xây dựng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động SXKD đã đề ra.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị DN, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả SXKD của DN. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của DN đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị DN được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả SXKD của DN không cao.
1.2.2.2. Nhân tố Lao động - tiền lương
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình SXKD của DN. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình SXKD, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của DN. Ngoài ra công tác tổ chức lao động phải thực hiện hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cá nhân trong DN, sử dụng người đúng việc sao chi phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức lao động của DN nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả cao. Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động (con người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành SXKD thì công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để DN tiến hành SXKD có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ SXKD của DN, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một DN nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD của DN vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí SXKD của DN đồng thời nó còn tác động tói tâm lý người lao động trong DN. Nếu tiền lương cao thì chi phí SXKD sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả SXKD, nhưng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của DN nên làm tăng hiệu quả SXKD. Còn nếu mà mức lương thấp thì ngược lại. Cho nên DN cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của DN.
1.2.2.3. Tình hình tài chính của DN
DN có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho DN có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của DN yếu kém thì DN không những không đảm bảo được các hoạt động SXKD của DN diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của DN, tới khả năng chủ động trong SXKD tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của DN, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của DN tác động rất mạnh tới hiệu quả SXKD của chính DN đó.
1.2.2.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
a. Đặc tính của sản phẩm
Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các DN trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi DN, khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của DN trên thị trường.
Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của DN góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của DN nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả SXKD của DN.
b. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình SXKD của DN, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình SXKD. DN sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. Cho nên nếu DN tổ chức được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sách tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho DN mở rộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của DN đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòng quay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
1.2.2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các DN sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của DN, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các DN công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả SXKD của DN. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của SXKD, không để xảy ra tình trạng thiếu hay ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho SXKD của DN diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN.
1.2.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của DN
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình SXKD của DN, làm nền tảng quan trọng để DN tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho DN trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của DN thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt ._.động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của DN qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một DN có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho DN một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của DN ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN. Nếu DN có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho DN sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của DN thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của DN rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
1.2.2.7. Môi trường làm việc trong DN
Môi trường văn hoá do DN xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng DN. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của DN. Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều DN đặc biệt là các DN liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của DN, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau. Những DN thành công trong kinh doanh thường là những DN chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khách với các DN khác. Văn hoá DN tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các DN, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của DN, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã lựa chọn của DN. Cho nên hiệu quả của các hoạt động SXKD của DN phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong DN.
a. Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong DN
Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, các hoá chất gây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tới tinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của DN, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máy móc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của DN.
b. Môi trường thông tin
Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong DN ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động trong DN và các thông tin khác. Để thực hiện các hoạt động SXKD thì giữa các bộ phận, các phòng ban cũng như những người lao động trong DN luôn có mối quan hệ ràng buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các thông tin cần thiết. Do đó mà hiệu quả các hoạt động SXKD của DN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của DN. Việc hình thành quá trình chuyển thông tin từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để DN thực hiện có hiệu quả các hoạt động SXKD của mình.
1.2.2.8. Phương pháp tính toán của DN
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong DN. Mỗi DN đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của DN cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong DN đó.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
1.3.1. Chỉ tiêu doanh lợi Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động SXKD, lợi nhuận càng cao, DN càng tự khẳng định vị trí và sự phát triển của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ dựa vào số lợi nhuận mà DN thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động SXKD tốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tời những kết luận sai lầm bởi lẽ số lợi nhuận có thể sẽ không tương xứng với chi phí bỏ ra, với khối lượng tài sản mà DN đã sử dụng. Để khắc phục khuyết điểm này, ta phải bổ sung thêm chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ, với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào quá trình SXKD.
1.3.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn
Chỉ tiêu này tính cho toàn bộ vốn kinh doanh của DN. Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà DN đã sử dụng. Đây có thể coi là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu quả kinh doanh.
DVKD(%) =
Trong đó:
DVKD: Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
PR : Lãi ròng
PVV : Lãi trả vốn vay
VKD : Tổng vốn kinh doanh của DN.
1.3.1.2. Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ddt(%) =
Trong đó:
Ddt: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định.
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó.
1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
1.3.2.1. Số vòng quay toàn bộ vốn
SVV = TR/VKD
Với SVV là số vòng quay của vốn, chỉ tiêu này cho biết lượng vốn của DN quay được bao nhiêu vòng trong chu kỳ, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng càng lớn.
1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
HTSCĐ(%) = /TSCĐG
Trong đó:
TSCĐ: Tài sản cố định
HTSCĐ: hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ được tính theo giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến thời điểm lập báo cáo.
1.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
HLĐ = /VLĐ
Trong đó:
HLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ: Vốn lưu động bình quân năm.
1.3.2.4. Số vòng luân chuyển vốn lưu động
SVLĐ = TR/VLĐ
Trong đó:
SVLĐ: số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong một năm vốn lưu động quay được mấy vòng, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
1.3.3. Hiệu quả sử dụng lao động Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
1.3.3.1. Năng suất lao động bình quân năm
APN =
Trong đó:
APN: năng suất lao động bình quân năm
Q : Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
AL : Số lao động bình quân trong năm
1.3.3.2. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động
=
Trong đó:
Lợi nhuận do một lao động tạo ra
L : Số lao động tham gia
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
1.3.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS Ngô Đình Giao (1997), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Mọi DN hoạt động trong môi trường kinh tế - xã hội ngoài những mục tiêu riêng là tối ưu hóa lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh còn có những đóng góp đối với sự phát triển chung của toàn xã hội, có thể kể tới một số vai trò sau:
1.3.4.1. Tăng thu ngân sách cho chính phủ
Mọi DN khi SXKD thì đều phải có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Đây là nguồn thu chính của Chính phủ.
1.3.4.2. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi mỗi DN phải tìm tòi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động SXKD, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
1.3.4.3. Nâng cao mức sống cho người lao động
Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi mỗi DN phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như: Tăng mức thu nhập bình quân GDP/người, tăng đầu tư xã hội và phúc lợi xã hội...
1.3.4.4. Phân phối lại thu nhập
Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để từng bước xoá bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế xã hội, phân phối lại thu nhập thì đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các vùng kinh tế kém phát triển.
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I
2.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Viễn thông khu vực I
Là một đơn vị kinh tế trực thuộc Công ty viễn thông liên tỉnh (Vietnam Telecom National - VTN), Trung tâm Viễn thông khu vực I (VTN1) được thành lập theo quyết định số 1001/QĐ-TCCB ngày 20/12/1990 và được thành lập lại theo quyết định số 1510/QĐ-TCCB ngày 16/6/1997 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trung tâm có trụ sở chính đặt tại: 97 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Qua gần 20 năm thành lập và phát triển, Công ty Viễn thông liên tỉnh nói chung và Trung tâm Viễn thông khu vực I nói riêng đã từng bước trưởng thành, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, và đời sống của nhân dân trong công cuộc đổi mới đất nước. Năm 2002, cùng với những nỗ lực trong công tác quản lý và kinh doanh, Công ty Viễn thông liên tỉnh đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2005, Trung tâm Viễn thông khu vực I được tặng Huân chương lao động hạng nhì. Trung tâm đang cố gắng nâng cao vị thế của mình trên thị trường và phấn đầu trở thành nhà cung ứng hàng đầu các dịch vụ viễn thông trong khu vực.
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm viễn thông khu vực I có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác tất cả các thiết bị, phương tiện kỹ thuật viễn thông, làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông của 3 khu vực trong cả nước, thực hiện tốt công tác phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân từ Đèo Ngang - Hà Tĩnh trở ra, đồng thời, phối hợp với Trung tâm II, Trung tâm III đảm bảo phục vụ thông tin liên tỉnh trong cả nước.
Cụ thể, Trung tâm có những chức năng, nhiệm vụ sau:
- Quản lý toàn bộ mạng viễn thông liên tỉnh của khu vực I bao gồm các phương thức thông tin vi ba, cáp quang, hệ thống quản lý mạng, tổng đài theo phân cấp của Công ty.
Kết hợp chặt chẽ với các Bưu điện tỉnh, thành phố để đảm bảo khai thác và kinh doanh có hiệu quả mạng viễn thông trong nước, đảm bảo thường xuyên, lưu thoát lưu lượng thông tin trong toàn mạng theo quy định của Công ty và ngành. Kinh doanh đường thông tin trên các phương thức truyền dẫn, cho thuê kênh viễn thông theo quy định hiện hành.
Xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phù hợp với kế hoạch tài chính của Công ty, xây dựng, quy hoạch phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược quy hoạch của Công ty.
Tham gia khảo sát, thiết kế, dự toán và xây lắp các công trình, dự án đầu tư thuộc chuyên ngành thông tin liên lạc theo phân cấp và yêu cầu của Công ty.
Tổ chức nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học mới. Đề xuất đối tác liên doanh, hợp tác trong và ngoài nước, xây dựng phương án hợp tác kinh doanh trình cấp trên.
2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy của Trung tâm
Xuất phát từ tình hình và trách nhiệm mà cấp trên giao, việc tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý của Trung tâm phải vừa phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, vừa đủ nhu cầu về mặt nhân lực và chất lượng sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cơ cấu Lãnh đạo Trung tâm gồm 3 người, Giám đốc Trung tâm và hai Phó Giám đốc. Đứng đầu Trung tâm là Giám đốc Trung tâm do Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Công ty.
Giám đốc Trung tâm là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Giám đốc Công ty. Giám đốc Trung tâm có quyền quyết định mọi phương thức kinh doanh, mọi hoạt động kinh tế của đơn vị.
Các Phó Giám đốc được Giám đốc phân công và ủy quyền quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Trung tâm.
Biên chế tại văn phòng Trung tâm gồm 154 người, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, giúp việc cho Ban Giám đốc, đảm bảo hoạt động SXKD được thông suốt.
Nhiệm vụ chung của phòng ban chức năng:
- Lập và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ nội quy của Trung tâm, phục vụ đắc lực cho SXKD của Trung tâm.
- Đề xuất với Giám đốc những chủ trương, biện pháp để giải quyết khó khăn trong SXKD và tăng cường công tác quản lý của Trung tâm.
Sơ đồ 2: Mô hình bộ máy tổ chức của Trung tâm Viễn thông khu vực I (Xem trang 28)
2.1.1.3. Năng lực nội bộ của Trung tâm
a. Năng lực mạng lưới, công nghệ
Trung tâm là đơn vị quản lý, khai thác, vận hành các thiết bị, mạng lưới thông tin viễn thông liên tỉnh kết nối giữa các Bưu điện tỉnh trên 28 tỉnh thành phía Bắc, trong đó có gần 70% số trạm là trên các vùng núi cao, các vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Trang này vẽ hình
Hệ thống thông tin cáp sợi quang chôn ngầm dưới lòng đất, trải rộng khắp đất các tỉnh miền Bắc qua nhiều địa hình phức tạp và qua nhiều sông ngòi, đồi núi. Số lao động công nghệ của Trung tâm phân bố theo các trạm và theo các tuyến cáp quang bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ thuộc nhiều dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau nhưng đều phải thực hiện những nhiệm vụ trong mạng lưới thông tin hiện đại và thống nhất.
Công nghệ hiện Trung tâm đang sử dụng là công nghệ kỹ thuật số chuyên ngành viễn thông hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngoài và thuộc loại tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Từ tháng 11/2004, Trung tâm đã bắt đầu triển khai các loại hình dịch vụ viễn thông mới trên nền mạng thế hệ sau NGN của Siemens với công nghệ chuyển mạch gói.
b. Chất lượng nguồn nhân lực
Trung tâm luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề có tính cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Cùng với việc tuyển dụng những cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ KHCN, có bằng cấp, Trung tâm ra sức đẩy mạch công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mạng lưới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Hàng năm thường xuyên có từ 45-50% tổng số CBCNV được tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo công nghệ mới.
Đội ngũ lao động của Trung tâm có nhiều trình độ, thuộc nhiều lứa tuổi. Theo thống kê của Trung tâm, tổng số CBCNV của Trung tâm đến thời điểm hiện nay là: 950 người; được tổ chức thành 6 phòng ban chức năng và 7 đơn vị trực thuộc Trung tâm.
- Tổng số lao động quản lý là 302 người, chiếm 31,8%.
- Lao động phụ trợ (nhân viên phục vụ, bảo vệ, lái xe) là 172 người, chiếm 18,1%.
- Lao động sản xuất trực tiếp tại các đơn vị (làm việc tại các Đài, trạm, tuyến viễn thông…) là 476 người, chiếm 50,1%.
Nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao, lại được tổ chức và sử dụng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của VTN1 và cũng là thế mạnh của Trung tâm trong quá trình phát triển.
2.1.1.4. Sản phẩm và đặc điểm về sản phẩm của Trung tâm
Trên phạm vi các tỉnh phía Bắc, Trung tâm được phép kinh doanh các loại dịch vụ viễn thông sau:
Điện thoại liên tỉnh
Truyễn dẫn tín hiệu truyền hình
Cho thuê các kênh riêng theo nhu cầu của khách hàng
Các dịch vụ mới trên nền mạng NGN: Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước 1719; Dịch vụ thoại miễn phí 1800; Dịch vụ thông tin giải trí 1900; Dịch vụ mạng riêng ảo VPN.
a. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN
Đây là dịch vụ gọi điện thoại đường dài liên tỉnh chất lượng cao. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khách hàng khi thực hiện cuộc gọi quay số như sau: 0 + Mã vùng + Số thuê bao.
b. Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh VoIP 171
Đây là dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ đi đường dài liên tỉnh. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khách hàng khi thực hiện cuộc gọi quay số như sau: 171 + 0 + Mã vùng + Số thuê bao.
c. Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình
Dịch vụ này cho phép khách hàng truyền dẫn tín hiệu truyền hình một hoặc hai chiều tới mọi địa điểm khách hàng có nhu cầu trên lãnh thổ Việt nam. Truyền hình trực tiếp các phiên bóng đá, ca nhạc, thời trang, thời sự … với bất cứ thời gian và địa điểm nào. Có khả năng truyền dẫn tín hiệu Audia/Video (1 chiều, 2 chiều) trên toàn lãnh thổ Việt nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
d. Dịch vụ kênh thuê riêng
Đây là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.
Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng.
e. Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước 1719
Dịch vụ thoại trả trước 1719 (Calling Card) là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, di động và quốc tế trả trước, người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện thoại trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đến 500.000 đồng là có thể thực hiện cuộc gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719.
f. Dịch vụ miễn cước ở người gọi - 1800
Chăm sóc khách hàng là yếu tố thiết yếu để tạo uy tín kinh doanh trên thương trường và là mối quan tâm hàng đầu của mọi DN trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dịch vụ 1800 là con đường hiệu quả nhất để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ sau bán hàng.
Dịch vụ miễn cước ở người gọi (1800) là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều số đích khác nhau thông qua một số điện thoại thống nhất trên toàn mạng. Toàn bộ cước phí sử dụng dịch vụ của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800 với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
g. Dịch vụ Thông tin, Giải trí, Thương mại
Dịch vụ 1900 là loại hình dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi tới nhiều số đích khác nhau để truy cập các thông tin giải đáp hoặc giải trí và thương mại của nhà cung cấp dịch vụ thông tin thông qua một số truy cập thống nhất trên mạng Viễn Thông.
h. Dịch vụ mạng riêng ảo VPN
Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN: Vitural Private network) là một mạng riêng của khách hàng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng công cộng dùng chung dịch vụ XDSL-WAN là dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong nước và quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng) kết hợp với công nghệ MPLS/VPN trên mạng NGN.
Những sản phẩm trên của Trung tâm là sản phẩm dịch vụ viễn thông, là sự thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin. Sản phẩm này có đặc điểm không phải là sản phẩm vật chất cụ thể, sản phẩm không tồn tại ngoài quá trình sản xuất nên không thể đưa vào kho, không thể thay thế. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này diễn ra đồng thời khi có nhu cầu của khách hàng. Vì vậy mà vấn đề chất lượng sản phẩm dịch vụ luôn được Trung tâm đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của Trung tâm VTN1 đều được khai thác trên hệ thống mạng đường trục liên tỉnh dựa trên hai công nghệ chuyển mạch: Chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Sản phẩm dịch vụ của Trung tâm là kết quả của một chuỗi các hoạt động thống nhất trong toàn bộ dây -chuyền sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không những là thành quả của tập thể lao động trong Trung tâm mà còn có sự tham gia của các Bưu điện tỉnh, thành phố và các Công ty dọc trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam mới tạo ra được sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KHU VỰC I
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm 3 năm gần đây
Trung tâm Viễn thông khu vực I thuộc loại hình DN Nhà nước, là đơn vị trực thuộc Công ty Viễn thông liên tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo pháp luật, theo sự phân cấp quản lý của Công ty Viễn thông liên tỉnh.
Trung tâm VTN1 được Công ty giao vốn, tài sản và các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ SXKD. Trung tâm có trách nhiệm bảo tồn vốn được giao, không ngừng đầu tư vốn để đầu tư phát triển làm tròn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, Tập đoàn và Công ty.
Trung tâm VTN1 có phạm vi hoạt động trải rộng trên địa bàn 29 tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Với 144 trạm viễn thông, trong đó có gần 70% số trạm được lắp đặt hầu hết trên các đỉnh núi cao, khu vực xa dân, hẻo lánh như Tây Bắc, Tây Nguyên, có những trạm ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển như Trạm Mỏ Neo (Hà Giang), Tăng Quái (Lai Châu), Pi Cáp (Lạng Sơn), Quỳnh Lâm (Hòa Bình), Trúc Líp (Hà Tĩnh)… Hệ thống cáp quang do Trung tâm quản lý khoảng 3000 Km xuyên suốt 29 tỉnh thành phía Bắc. Hệ thống thông tin cáp sợi quang được chôn sâu dọc các quốc lộ, tỉnh lộ qua nhiều cầu cống, sông ngòi, đồi núi và nhiều địa hình phức tạp.
Do những đặc thù này nên công tác quản lý của Trung tâm cũng có nhiều khó khăn, phức tạp riêng. Nhờ có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả đã giúp Lãnh đạo Trung tâm có công cụ để hạn chế các rủi ro, đảm bảo thực hiện công việc kinh doanh một cách có hiệu quả và an toàn.
Tình hình về sản lượng của các dịch vụ viễn thông truyền thống của Trung tâm biến động qua các năm 2006, 2007, 2008 được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3: Sản lượng các dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I
Tổng lưu lượng thoại thông qua
1.000 phút
1.366.989
1.408.532
1.485.440
1
Lưu lượng điện thoại VoIP 171 trong nước
1.000 phút
445.981
478.522
493.641
2
Lưu lượng điện thoại liên tỉnh
1.000 phút
921.008
930.010
991.799
a
Lưu lượng điện thoại PSTN
1.000 phút
388
426
495
b
Lưu lượng điện thoại cố định quốc tế
1.000 phút
39.349
40.168
43.752
c
Lưu lượng điện thoại di động qua VTN
1.000 phút
881.271
889.416
947.552
II
Kênh cho thuê trong nước
Kênhxtháng
92.288
135.000
164.416
III
Truyền dẫn tín hiệu truyền hình
Giờ
891
875
1.120
(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng sản lượng các dịch vụ viễn thông có xu hướng tăng lên qua các năm. Lưu lượng điện thoại năm 2008 (gồm cố định PSTN, 171, cố định quốc tế, di động qua VTN) đạt hơn 1.485 triệu phút, bằng 105,5% so với năm 2007. Kênh thuê riêng đạt 164.416 (kênh x tháng), tăng 21,8% so với năm 2007. Truyền hình đạt 1.120 giờ, tăng 28% so với năm 2007 và đạt 106% so với kế hoạch Công ty giao.
Do nhu cầu về viễn thông ngày càng tăng, với sự xuất hiện của nhiều DN kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên nhu cầu thuê kênh thông tin cũng vì thế mà tăng mạnh (năm 2008 tăng 21,8% so với năm 2007). Bên cạnh đó dịch vụ viễn thông di động cũng đang trở nên thông dụng và hữu ích vì vậy mà sản lượng dịch vụ này cũng tăng nhanh.
Tháng 11/2004, Trung tâm đã mở thêm các loại hình dịch vụ mới trên nền mạng công nghệ thế hệ mới NGN sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng các dịch vụ mới đã mở ra hướng kinh doanh mới, góp phần đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin, tăng cơ hội lựa chọn của khách hàng và giúp tăng thêm doanh thu cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Đối với doanh thu, căn cứ vào tổng sản lượng hay tổng thời gian tính ra phút thực hiện dịch vụ viễn thông, đồng thời căn cứ vào đơn giá sản phẩm do Công ty VTN xác định cho Trung tâm để tính ra doanh thu cho Trung tâm, ta có bảng thống kê dưới đây:
Bảng 4: Doanh thu dịch vụ viễn thông của Trung tâm VTN1 qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
A
Doanh thu
I
Tổng doanh thu phát sinh
136.508
148.043
160.508
1
Doanh thu hoạt động kinh doanh
136.332
147.757
160.057
1.1
Doanh thu dịch vụ VT-CNTT
136.007
147.418
159.715
a
Truyền dẫn tín hiệu truyền hình trong nước
6.623
7.706
8.202
b
Kênh thông tin cho thuê trong nước (KTR, Mega Wan)
115.598
125.085
135.201
c
Bán thẻ 1719
5.608
3.953
3.401
d
Hòa mạng, dịch chuyển thuê bao
2.376
3.609
4.461
e
Thu khác Viễn thông - Công nghệ thông tin
5.802
7.065
8.450
1.2
Doanh thu hoạt động tài chính
325
339
342
2
Thu nhập khác
176
286
451
II
Doanh thu phân chia
(28.761)
(32.483)
(36.615)
III
Doanh thu thuần = I + II
107.747
115.560
123.893
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Trung tâm Viễn thông khu vực I qua các năm)
Doanh thu phát sinh được tính là doanh thu Trung tâm thu trực tiếp từ khách hàng. Doanh thu phân chia là doanh thu mà Trung tâm chi trả cho các Bưu điện tỉnh, thành phố và các công ty ngoài ngành ký hợp đồng với VTN1 theo quy định của Tập đoàn.
Do nhu cầu của thị trường trong nước đối với dịch vụ viễn thông tăng, đồng thời Trung tâm đã không ngừng đổi mới công nghệ, điều này đã làm cho doanh thu của Trung tâm tăng lên qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu bình quân có xu hướng tăng chậm lại cho thấy sức ép cạnh tranh ngày một lớn từ các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài ngành đã tác động mạnh tới hoạt động SXKD của Trung tâm.
Doanh thu các dịch vụ viễn thông như kênh thuê riêng, truyền dẫn tín hiệu truyền hình… có xu hướng tăng lên do nhu cầu sử dụng các dịch vụ này tăng nhờ những lợi ích mà nó đem lại cho các DN. Trong khi đó, dịch vụ bán thẻ 1719 có xu hướng giảm mạnh do người tiêu dùng chưa có thói quen sử dụng thẻ 1719 và dịch vụ điện thoại di động lại rất thuận tiện và dễ dàng sử dụng, do đó thị phần của thẻ 1719 ngày càng có xu hướng giảm.
Trung tâm Viễn thông khu vực I là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Viễn thông liên tỉnh VTN, thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên 29 tỉnh, thành phố phía Bắc, do đó muốn hiểu tình hình hoạt động công tác của Trung tâm cũng cần phải xem xét, so sánh với hoạt động của các Trung tâm II, III và toàn thể Công ty.
Bảng 5: Doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Đơn vị
Điện thoại liên tỉnh
VoIP 171 trong nước
Kênh cho thuê
Truyền dẫn truyền hình
Tổng cộng
Năm 2006
Trung tâm I
245.955
11.647
115.598
6.623
379.823
Trung tâm II
217.559
9.544
98.256
4.881
330.240
Trung tâm III
204.461
7.327
76.940
1.518
290.246
Công ty
667.975
28.518
290.794
13.022
1.000.309
Năm 2007
Trung tâm I
221.584
9.857
125.085
7.706
364.232
Trung tâm II
209.447
8.843
110.639
4.930
333.859
Trung tâm III
164.540
5.784
99.410
1.766
271.500
Công ty
595.571
24.484
335.134
14.402
969.591
Năm 2008
Trung tâm I
235.611
11.874
135.201
8.201
390.887
Trung tâm II
217.822
10.086
127.748
6.714
362.370
Trung tâm III
189.442
78.514
114.855
3.418
386.229
Công ty
642.875
100.474
377.804
18.333
1.139.486
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Công ty Viễn thông liên tỉnh qua các năm)
Biểu đồ 6: Tỷ trọng doanh thu cước viễn thông của các đơn vị trong Công ty VTN
Qua bảng và biểu đồ trên, ta thấy tỷ trọng doanh thu cước của các đơn vị có sự khác biệt, doanh thu cước của Trung tâm Viễn thông khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn Công ty. Có rất nhiều nguyên nhân: Phạm vị hoạt động khác nhau, do tập quán tiêu dùng của người dân, do điều kiện kinh tế, môi trường và điều kiện kinh doanh theo từng khu vực Bắc, Trung, Nam khác nhau. Đối với thị trường miền Nam, việc kinh doanh viễn thông diễn ra rất sôi động và cạnh tranh rất gay gắt về các loại hình dịch vụ, chất lượng dịch vụ, khả năng thu hút lao động, vốn…
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu v._.ới chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Tăng cường hơn nữa công tác phát triển và quảng bá dịch vụ, cung cấp thông tin tới khách hàng bằng nhiều hình thức. Đưa hệ thống thiết bị chăm sóc khách hàng vào hoạt động phục vụ việc chăm sóc và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Tiếp tục triển khai hoàn thành pha 3,4 của dự án NGN đúng tiến độ, tiếp tục phát triển hiệu quả các dịch vụ gia tăng trên mạng NGN và đưa vào khai thác mới trên mạng lưới một số dịch vụ gia tăng mới như dịch vụ IP Centrex, nhắn tin trên mạng cố định vào khai thác đạt hiệu quả cao.
Hoàn thành lắp đặt thiết bị nâng cấp các Ring phía Bắc lên 2,5 Gb/s để tăng dung lượng cho các tỉnh phía Bắc đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các phòng ban, đơn giản hóa các thủ tục, cung cấp vật tư, thiết bị, triển khai dịch vụ kịp thời thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là các khách hàng lớn như Bộ tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp, VMS…
Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV. Quan tâm đến việc nâng cao và tự đào tạo kiến thức nắm chắc về thiết bị mới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đưa vào áp dụng trong thực tế.
Tiếp tục chăm lo đời sống CBCNV. Thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định. Đảm bảo đời sống, thu nhập ổn định phù hợp với kết quả SXKD của đơn vị theo quy chế của Công ty.
Triệt để thực hành tiết kiệm trong SXKD đặc biệt là nhiên liệu và điện năng. Tiết kiệm trong đời sống, tránh phô trương lãng phí.
Duy trì các phong trào thi đua, xây dựng văn minh Bưu điện từ cá nhân đến các tổ trạm, đài, tuyến, động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong SXKD.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, giữ gìn an ninh an toàn mạng lưới viễn thông liên tỉnh. Bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy, chuyên môn, Công đoàn Công ty, tăng cường hợp tác với các Bưu điện tỉnh, Thành phố, các Trung tâm, các đơn vị trong và ngoài ngành vì mục tiêu quản lý và phát triển mạng lưới viễn thông quốc gia.
Thứ nhất, Phát triển kinh doanh dịch vụ phải gắn với nâng cao hiệu quả kinh doanh và gắn với chiến lược phát triển tổng thể của ngành Bưu chính Viễn thông.
Thứ hai, Phát triển kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ, tận dụng năng lực mạng lưới phát triển nhanh, đa dạng hóa, khai thác có hiệu quả các loại dịch vụ viễn thông mới, dịch vụ giá trị gia tăng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào mọi hoạt động SXKD của Trung tâm: đổi mới và nâng cấp thiết bị, mạng lưới để khai thác và cung cấp dịch vụ mới đa dạng và có chất lượng hơn. Khai thác hạ tầng viễn thông quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ viễn thông với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
3.3.1. Giải pháp từ phía Trung tâm
3.3.1.1. Giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí
Trung tâm cần cố gắng tập trung toàn bộ nỗ lực vào việc kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo thế mạnh của mình để đáp ứng quy mô thị trường, giữ thị phần hiện có và phát triển thêm thị phần mới. Nâng cao hiệu quả SXKD ở Trung tâm còn thể hiện việc phát hiện và khai thác các nhân tố làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí quản lý và bán hàng, hạ giá thành, thay đổi kết cấu sản phẩm, dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao. Để thực hiện được điều này, Trung tâm cần chú trọng các giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí như sau:
a. Các giải pháp làm tăng doanh thu
Một là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để dự báo sát nhu cầu thị trường, xây dựng chính sách Marketing phù hợp cho DN, tăng cường chiến lược quảng cáo tiếp thị. Để có thể củng cố vị trí, uy tín, hình ảnh của Trung tâm thì ngoài việc tác động vào mức giá có thể kết hợp thêm các hình thức xúc tiến Marketing để đem lại hiệu quả cao như: quảng cáo có trọng điểm, quảng cáo trên các phương tiện đại chúng như báo chí chuyên ngành, truyền hình; khuyến mại giảm giá cước, tặng giá trị sử dụng, tặng thẻ (1719)… vì đây là các biện pháp kích thích tiêu dùng của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông. Khi thực hiện các biện pháp này, Trung tâm phải chú ý đến chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ, chi phí hoạt động Marketing và các hình thức sử dụng Marketing và điều quan trọng là dù chưa lựa chọn hình thức nào Trung tâm cũng phải chú ý đến hiệu quả kinh tế xã hội.
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ viễn thông của Trung tâm để tạo uy tín, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và thu hút khách hàng.
Ba là, mở rộng quy mô kinh doanh dịch vụ thông qua việc hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các Bưu điện tỉnh, thành phố cung cấp các dịch vụ viễn thông. Mở thêm các phòng giới thiệu dịch vụ để quảng bá dịch vụ và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Xây dựng trang Web giới thiệu các dịch vụ của Trung tâm và coi đây là một kênh tiếp nhận những đóng góp ý kiến của khách hàng. Đối với dịch vụ thẻ 1719, có chế độ và chính sách hoa hồng hợp lý đối với các đại lý bán thẻ ngoài hệ thống đại lý, bưu cục của ngành bưu điện. Thay đổi kết cấu dịch vụ, tăng tiêu thụ khối lượng sản phẩm dịch vụ có tỷ suất lợi nhuận cao.
Bốn là, phát triển thêm thị trường mới các dịch vụ sản phẩm mới. Các sản phẩm, dịch vụ mới sẽ tận dụng được nguồn lực còn dư thừa và thay thế dần cho các dịch vụ đã bão hòa và suy giảm. Trung tâm cần chú trọng hơn đến việc mở rộng thị trường mới để tăng khả năng cung cấp dịch vụ thông qua việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ trên địa bàn mới, tìm thị trường mục tiêu mới… Nghiên cứu và sớm đưa vào thử nghiệm, khai thác các dịch vụ mới trên nền mạng công nghệ thế hệ sau NGN, tăng doanh thu phát sinh qua việc cung cấp các dịch vụ trên cùng một mạng, lợi nhuận sẽ tăng lên. Trong giai đoạn bắt đầu đưa vào khai thác và cung cấp dịch vụ ra thị trường, có thể chú trọng tăng cường quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm, dịch vụ mới để gây sự chú ý của khách hàng. Đặc biệt, đối với thị trường viễn thông nông thôn, hiện tại nhu cầu dịch vụ còn ít, tuy nhiên đây là những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Năm là, coi trọng công tác chăm sóc khách hàng. Thực hiện các dịch vụ sau bán hàng để giữ khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ, khách hàng đang sử dụng ít chuyển sang sử dụng nhiều và thường xuyên hơn sản phẩm dịch vụ của mình. Ưu tiên, theo dõi chặt chẽ và đề ra chế độ chăm sóc đặc biệt đối với những khách hàng sử dụng nhiều các dịch vụ và tạo doanh thu cao cho Trung tâm.
b. Các giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh
Thứ nhất, Do sự thay đổi rất nhanh của công nghệ, khoa học kỹ thuật, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cũ đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp. Vì vậy, Trung tâm cần phối hợp với Viện Kinh tế Bưu điện để bổ sung, xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp hơn trong công tác xây dựng cơ bản, lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng thiết bị viễn thông, vật liệu, linh kiện dự phòng… tránh lãng phí. Xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật đúng và phù hợp sẽ là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ sử dụng hợp lý năng lực sản xuất của Trung tâm, là cơ sở để tiết kiệm các chi phí, tăng hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cũng là một cách giảm bớt các công đoạn sản xuất, tăng khả năng cung cấp dịch vụ và nhờ đó giảm được các chi phí.
Thứ hai, Tổ chức lại sản xuất, phân công bố trí lao động hợp lý để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Giảm thiểu số lao động phụ trợ và cải tiến bộ máy quản lý phù hợp với sự phát triển của Trung tâm.
Thứ ba, Thực hiện các biện pháp như: giảm chi phí quản lý hành chính, giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm bớt các khoản chi tiêu có tính chất hình thức phô trương.
Thứ tư, Giảm các chi phí trong đầu tư tài sản cố định như quy hoạch, lập các dự án phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thông tin, tránh lãng phí năng lực mạng lưới; tiến hành các thủ tục đấu thầu dự án; sử dụng một số thiết bị trong nước thay thế cho thiết bị nhập ngoại có thể được…
Thứ năm, Do điều kiện đường sá ở nước ta còn kém, thường xuyên phải sửa chữa, nâng cấp và mở rộng đường, điều này ảnh hưởng tới hệ thống cáp quang dọc theo các quốc lộ trong quá trình thi công. Và chi phí cho mỗi lần hàn nối cáp quang khi bị đứt là khá lớn cả về nhân lực và vật lực. Do đó, Trung tâm cần đẩy mạnh các hoạt động tuyền truyền, phát tờ rơi, vận động mọi người dân có ý thức tham gia bảo vệ cáp quang, góp phần bảo vệ mạng lưới thông tin quốc gia an toàn, giảm chi phí sửa chữa. Đồng thời tăng cường mối quan hệ mật thiết và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các đơn vị giao thông, các đơn vị làm đường, với nhân dân địa phương… để đảm bảo an toàn mạng lưới viễn thông, hạn chế tối đa việc đứt cáp quang trên từng địa bàn.
Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, hiệu quả SXKD cần được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần phải tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát triển các lợi thế và cơ hội kinh doanh nhằm lựa chọn và tìm kiếm các biện pháp kết hợp hợp lý giữa tăng doanh thu và giảm chi phí, đảm bảo có lợi nhuận trong SXKD.
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông
Khi thị trường bị chia sẻ, đối thủ cạnh tranh rất mạnh mẽ và khách hàng có nhiều lựa chọn thì nâng cao chất lượng dịch vụ trở thành phương châm cho mọi hoạt động của DN viễn thông. Chất lượng dịch vụ viễn thông quyết định khả năng cạnh tranh của các DN viễn thông, quyết định sự tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của Trung tâm nói riêng và đến hiệu quả của xã hội nói chung. Chất lượng dịch vụ viễn thông thể hiện ở hai khía cạnh: chất lượng về kỹ thuật (thời gian kết nối dịch vụ, chất lượng âm thanh, hình ảnh, mức độ bảo mật…) và chất lượng phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ chính là nâng cao cả chất lượng kỹ thuật của dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng. Do vậy, phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua một số biện pháp chủ yếu sau:
Một là, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào hiện đại hóa mạng lưới để nâng cao năng lực kỹ thuật của mạng lưới. Đây là biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tăng cường bộ phận đo kiểm, tập hợp số liệu toàn diện về năng lực mạng lưới theo định kỳ để đảm bảo các tham số tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, phát hiện và khắc phục những nguyên nhân làm giảm chất lượng dịch vụ.
Hai là, xây dựng mạng lưới hợp lý đảm bảo chất lượng thông tin. Trung tâm phải thực hiện tốt công tác dự báo, quy hoạch mạng lưới, tối ưu hóa và tăng cường năng lực mạng lưới. Muốn vậy, Trung tâm cần bố trí bộ phận chuyên trách theo dõi chất lượng dịch vụ, theo dõi, điều hành lưu lượng thoại hàng ngày để tránh tình trạng nghẽn mạch làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi. Trên mạng lưới phải đảm bảo có tuyến dự phòng, có dự trữ công suất, có phương án dự phòng đảm bảo đáp ứng và duy trì chất lượng dịch vụ viễn thông trong những giờ cao điểm và tại những khu vực, thời điểm có sự kiện đặc biệt (dịp Lễ, Tết…). Nghiên cứu, xây dựng và cải tạo mạng cáp quang trên tuyến trục phải đảm bảo an toàn và mỹ quan; xử lý cáp kém chất lượng, quy hoạch thu gọn mạng cáp treo, tăng cường ngầm hóa và sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các Bưu điện tỉnh, thành phố.
Ba là, tổ chức tốt quá trình SXKD, đảm bảo sự phối hợp tất cả các công đoạn, các thao tác, quy trình và sự phối hợp giữa các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc Trung tâm trong quá trình SXKD.
Bốn là, Áp dụng các biện pháp làm giảm sự không đồng đều của nhu cầu thông tin bằng cách có những mức ưu tiên, ưu đãi giảm giá vào những giờ nhu cầu truyền đưa thông tin ít để giảm tải lưu lượng vào những giờ cao điểm; hoặc nghiên cứu mật độ nhu cầu truyền đưa thông tin để tổ chức bố trí thiết bị dự phòng cho phù hợp.
Năm là, Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV, nâng cao công tác chăm sóc khách hàng; Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng cần được thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề khuyến khích nâng cao chất lượng công tác phục vụ khách hàng. Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng chăm sóc khách hàng, xây dựng văn hóa giao tiếp… để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Trung tâm nên đa dạng các hình thức tiếp cận khách hàng thông qua số điện thoại miễn phí phục vụ công tác chăm sóc khách hàng 18001719, Website, thu nhận thư, phiếu góp ý, số thuê bao, hội nghị khách hàng… để ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng về dịch vụ, từ đó đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Tại Trung tâm cần xây dựng văn phòng chăm sóc khách hàng để đảm nhiệm công tác quản lý toàn bộ hoạt động chăm sóc khách hàng trong Trung tâm.
Sáu là, Nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận chăm sóc khách hàng: công bố công khai thời gian trả lời khách hàng về các thắc mắc, yêu cầu, thời gian lắp đặt chuyển dịch thuê bao… giải quyết công việc với khách hàng phải đúng hẹn, giảm thiểu việc đi lại cho khách hàng.
3.3.1.3. Phát triển mạng lưới kinh doanh và đa dạng hóa dịch vụ
Do sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và phân công lao động quốc tế đã làm xuất hiện các kỹ thuật sản xuất mới, công nghệ mới tiên tiến hơn, làm xuất hiện các sản phẩm dịch vụ mới, làm cho chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ bị rút ngắn lại. Khi nền kinh tế xã hội phát triển mạnh thì nhu cầu sử dụng điện thoại cố định sẽ giảm đi, thay vào dó là nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động, Internet có xu hướng tăng lên… Khách hàng thường lựa chọn những loại dịch vụ nào có sẵn tại nhiều nơi, chất lượng và tiện ích cao nhất và giá rẻ. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, các DN hiện nay đều tập trung vào việc thu hút khách hàng, phát triển kinh doanh thông qua việc phát triển mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ mới để tạo ra thị trường mới ngay trên thị trường hiện tại, công nghệ sản xuất hiện có hoặc cải tiến chút ít. Đây là biện pháp nhằm tận dụng năng lực mạng lưới sẵn có, tạo ưu thế đáp ứng và vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nhau. Trước mắt Trung tâm cần thực hiện các biện pháp sau:
Hiện tại, phương thức cung cấp dịch vụ của Trung tâm chủ yếu qua hai kênh phân phối chính:
- Kênh trực tiếp: Cung cấp các dịch vụ viễn thông cho khách hàng tại Trung tâm và tại các phòng kinh doanh trực thuộc các đơn vị. Cung cấp chủ yếu các dịch vụ viễn thông sau: dịch vụ kênh thuê riêng, truyền dẫn tín hiệu truyền hình, thẻ 1719, dịch vụ 1800, 1900.
- Kênh gián tiếp: cung cấp dịch vụ viễn thông qua các đơn vị trung gian là các Bưu điện tỉnh, thành phố, qua các đại lý bưu điện trên 28 tỉnh, thành phố với các dịch vụ viễn thông chủ yếu là: điện thoại liên tỉnh, VoIP 171, thẻ 1719…
3.3.1.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư và áp dụng công nghệ mới
Công nghệ là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dịch vụ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ luôn thay đổi đến chóng mặt, việc ứng dụng công nghệ vào trong SXKD là rất cần thiết. Nhằm đạt được các mục tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đã đề ra, mạng viễn thông liên tỉnh phải được đầu tư xây dựng, phát triển công nghệ nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đáp ứng việc lưu thoát lưu lượng.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Giá dịch vụ phải có xu hướng giảm.
Trong quá trình SXKD hiện nay, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ là:
Một là, nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
Hai là, nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có. Phương án lựa chọn thiết bị phải phù hợp với đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Ba là, nâng cao chất lượng quản trị kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị đúng hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Bốn là, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản lý tổ chức SXKD.
Giải pháp về đầu tư và đổi mới công nghệ mạng lưới là nâng cấp và đổi mới công nghệ: Với mỗi DN viễn thông, tận dụng triệt để năng lực SXKD hiện có, nâng cao hiệu suất thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ là động lực giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đổi mới công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ viễn thông của DN tăng lên, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng, khi đó DN sẽ tạo được uy tín về sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường.
3.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động quản trị lao động
Bất kỳ một DN nào cũng phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng có tính quyết định trong kinh doanh, nhất là trong ngành dịch vụ công nghệ cao như Bưu chính Viễn thông. Một DN có năng lực cạnh tranh cao đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng như công nghệ giỏi, cơ cấu lao động hợp lý và bố trí lao động phù hợp.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Bộ máy quản trị của DN gọn nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi của thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết đối với DN. Cơ cấu của bộ máy quản trị DN phải thích ứng được với sự biến động của môi trường kinh doanh. Bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tiếp tục được điều chỉnh thích ứng, tinh gọn và năng động hơn phù hợp với mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của DN đảm bảo khai thác tất cả nguồn nhân lực sẵn có của đơn vị. Mục tiêu là hình thành cơ cấu lao động và bố trí lao động hợp lý, tận dụng được khả năng kỹ thuật và thời gian của người lao động.
Để nâng cao hiệu quả SXKD cần chú ý tới việc tạo động lực cho tập thể, cá nhân thông qua việc trả lương, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động, khuyến khích nhân viên sáng tạo, và có chế độ thưởng hợp lý.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, mở các lớp bồi dưỡng, bổ túc về kỹ thuật, công nghệ mới…
Đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có, đặc biệt là khả năng quản lý, khai thác mạng lưới và kiến thức kinh doanh bằng các hình thức: đào tạo có tuyển chọn trình độ cao học, nghiên cứu sinh, đào tạo chính quy tập trung hoặc tại chức nâng cao trình độ, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ…
Chú trọng xây dựng “văn hóa DN” theo hướng khuyến khích người lao động có thể cống hiến nhiều nhất và hưởng thụ tương xứng, có môi trường sống, làm việc lành mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, gắn bó người lao động với DN. Nâng cao ý thức cạnh tranh cho CBCNV để tăng năng suất lao động và hiệu quả lao động.
3.3.2. Một số kiến nghị
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc huy động mọi nguồn lực để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói là điều hết sức cần thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã xác định rõ vai trò mũi nhọn của công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đặt ra cho ngành Bưu điện đến năm 2010 là phải “Tiếp tục phát triển mạnh và hiện đại hóa dịch vụ bưu chính viễn thông, phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng dịch vụ Internet trên 100 dân phải đạt mức trung bình trong khu vực”. Từ những định hướng đó, thị trường viễn thông Việt Nam đã có nhiều thay đổi với việc chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh, từng bước cho phép các thành phần kinh tế khác nhau tham gia khai thác dịch vụ viễn thông. Với những bước phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua, đời sống nhân dân và dân trí đã từng bước cải thiện dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông đa dạng hơn với mức độ phổ cập rộng hơn, chất lượng cao hơn và giá thành ngày rẻ hơn. Một số văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành trong thời gian qua như: Luật thương mai, Luật dân sự, Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, Luật DN, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông… đã phần nào làm thay đổi môi trường bưu chính, viễn thông trong nước.
Đứng trước nhu cầu hội nhập và phát triển, hiện nay Trung tâm Viễn thông khu vực I cùng với các Trung tâm II, III đang nằm trong quá trình tái cơ cấu mô hình tổ chức theo hướng xây dựng tập đoàn sản xuất. Trong thời gian qua, cơ chế quản lý của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bộ máy quản lý cồng kềnh, chậm đổi mới… đã cản trở sự phát triển của Tập đoàn, giảm sức cạnh tranh của các đơn vị trực thuộc. Từ thực tiễn quá trình vận động và phát triển của Tập đoàn, và trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi Tập đoàn phải có những điều chỉnh về mô hình, cơ cấu tổ chức trong thời gian tới để đảm bảo tính hợp lý hơn trong quá trình cùng các đơn vị khác thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
3.3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông
Về phía Nhà nước: Thực tế cho thấy một quốc gia có đầy đủ các hạ tầng dịch vụ viễn thông tốt, chất lượng sẽ tạo được vị thế của mình đối với các quốc gia khác. Do đó, việc cung cấp dịch vụ viễn thông của Trung tâm không chỉ mang tính chất SXKD mà còn mang tính chính trị, an ninh quốc gia. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho Trung tâm vay vốn trong và ngoài Nhà nước, cho vay với lãi suất ưu đãi. Một thực tế đối với các nước đang phát triển như nước ta, do không có vốn nên hầu như chúng ta phải vay vốn đầu tư nước ngoài với lãi suất nhất định, do vậy giá cước viễn thông của ta còn cao do phải bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Nhà nước làm trung gian tích cực trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài vì các dự án viễn thông thường đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao, hiện đại. Nhà nước, Bộ Tài chính cần nghiên cứu chính sách về giá, về các khoản thuế dịch vụ cho phù hợp nhằm tạo điều kiện cho DN chủ động trong kinh doanh.
Về phía Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Trước mắt, Bộ BCVT sớm xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường viễn thông vận hành có hiệu quả, chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ; Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể. Từ đó, các DN có định hướng để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cho phù hợp và có hiệu quả. Bộ BCVT là đơn vị chủ quản quản lý thị trường dịch vụ viễn thông, đảm bảo cho các DN cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh đi đôi với hợp tác. Bên cạnh việc ưu tiên, khuyến khích sự phát triển của các DN mới, Bộ cũng phải đề ra những chính sách phù hợp để đảm bảo cạnh tranh công khai và bình đẳng, không hạn chế DN này mà thả lỏng DN khác.
3.3.2.2 Kiến nghị đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cần sớm đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh thật sự, tạo động lực để các DN phấn đấu nâng cao hiêu quả SXKD, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ. Theo lộ trình giảm cước của Ngành thì đến giai đoạn 2010 – 2020 hầu hết giá cước bưu chính, viễn thông, Internet của Việt Nam thấp hơn hẳn hoặc tương đương với mức bình quân của các nước trong khu vực.
Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh, đẩy nhanh sắp xếp lại các DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, hình thành các tập đoàn viễn thông mạnh. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp, thực hiện hạch toán độc lập, trao quyền chủ động cho các DN, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh doanh.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động SXKD có một vai trò rất quan trọng đối với mỗi DN trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt, các DN muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải SXKD có hiệu quả, tận dụng được năng lực và khả năng của nguồn lực sẵn có để hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh có lợi nhuận cao với chi phí thấp nhất.
Trong phạm vi giới hạn về không gian, thời gian và địa điểm, chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh” đã đạt được những kết quả như sau:
- Nêu lên được những khó khăn tồn tại của Trung tâm như: địa bàn hoạt động không thuận tiện, đội ngũ CBCNV thiếu năng động và các sản phẩm của Trung tâm bị quy định khung giá hạn chế nhiều đến hoạt động của Trung tâm
- Từ những khó khăn đó, chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp về giải pháp về tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Viễn thông khu vực I, Báo cáo kết quả SXKD năm 2005, 2006, 2007, 2008.
2. Trung tâm Viễn thông khu vực I, Báo cáo tài chính của Trung tâm năm 2005, 2006, 2007, 2008.
3. Trung tâm Viễn thông khu vực I, Báo cáo thống kê lao động của Trung tâm năm 2008.
4. Công ty Viễn thông liên tỉnh, Báo cáo thống kê của Công ty Viễn thông liên tỉnh các năm 2006, 2007, 2008.
5. GS.TS Ngô Đình Giao (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các DN, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
6. Đào Công Bình, Minh Đức (biên dịch, 2006), Triển khai chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản trẻ, Hà Nội.
7. PTS. Đào Duy Huân (1996), Chiến lược kinh doanh phương án sản phẩm lựa chọn và quyết định, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Trần Hoàng Kim (1994), Chiếc lược kinh doanh phương án sản phẩm lựa chọn và quyết định, NXB Thống kê, Hà nội.
9. GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng, Ths Phan Thị Nhiệm (1999), Giáo trình chiến lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Tài liệu báo cáo thống kê sản lượng viễn thông của VNPT năm 2007, Trung tâm thông tin Bưu điện.
11. Tài liệu báo cáo nghiên cứu của Viện khoa hoc kỹ thuật Bưu điện (2006), Viện khoa học và kỹ thuật Bưu điện.
12. Viện quản lý kinh tế Trung ương (1995), Chiến lược cạnh tranh thị trường quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2076.doc