Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty XNK Vật tư thiết bị văn hoá

Lời mở đầu Thế giới luôn là tổng thể thống nhất của các mối quan hệ tự n hiên, văn hoá, kinh tế, chính trị..và sự tồn tại của quan hệ thương mại giữacc nước về hàng hoá, tiền tệ trong lĩnh vực kinh tế, là sự tồn tại khách quan. Các sản phẩm cùng các dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày một dồi dào, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày một tăng. Đối với Việt Nam chúng ta, việc mở rộng quan hệ kinh tế Quốc tế là rất cần thiết và là một trong những điều kiện tiền quyết tron

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty XNK Vật tư thiết bị văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta vì nước ta hiện nay vẫn là một trong những nước đang phát triển; về kinh tế, do cơ sở vật chất còn kém,về tốc độ phát triển dân số vẫn cao trong khu vực và trình độ dân trí so với bề mặt chung vẫn còn thấp…Do vậy, nó có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển kinh tế của Việt Nam mà trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất nhiều công trình hạng mục công trình công nghiệp cũng như dân dụng đã và đang xây dựng. Từ đó nhu cầu, về vật tư, thiết bị cũng không ngừng tăng lên và ngày càng trở thành vấn đề rất đáng quan tâm của các Bộ, ngành. Trong đó, trang vật tư thiết bị văn hoá để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân kèm theo nó là rất cần thiết. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã cho phép các đơn vị kinh doanh chuyên ngành được phép nhập khẩu vật tư, thiết bị, phục vụ đời sống văn hoá của đất nước. Công ty xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị văn hoá thuộc Bộ văn hoá thông tin đã có sự đóng góp không nhỏ vào quá trình trên trong những năm gần đây. Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá, được sự giúp đỡi nhiệt tình của cán bộ và lãnh đạo công ty cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn tôi đã tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị tại công ty và đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu qủa công tác kinh doanh nhập khẩu tại công ty. Đề tài này gồm 3 chương: Chương I: Khái quát về nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị ở Việt Nam hiện nay. Chương II: Tình hình kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa việc nhập khẩu kinh doanh vật tư, thiết bị của công ty. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thanh Bình cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế ngoại thương. Chương I Khái quát về nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị ở Việt Nam hiện nay I. Tầm quan trọng của việc nhập khẩu vật tư, thiết bị đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay 1. Nhu cầu phát triển nền kinh tế trong nước Chúng ta đều biết nhập khẩu là 1 trong 2 hoạt động cấu thành nghiệp vụ ngoại thương xuất nhập khẩu, là một mặt không thể tách rời của thương mại quốc tế. Có thể hiểu đó là sự mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong những hoặc tái sản xuất nhằm thu lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc dân với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với một nền kinh tế. Đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay, các nước thống nhất tăng cường buôn bán quốc tế, nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của nhập khẩu càng trở nên quan trọng, cụ thể là: - Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, qui cách, cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước. - Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về sự phát triển trong xã hội. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tức là tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất phải không ngừng vươn lên tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất kém hiệu qủa. - Nhập khẩu giải quyết được những nhu cầu đặc biệt (như hàng hoá hiếm, hoặc quá hiện đại kỹ thuật mà trong nước không sản xuất được). - Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động là hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Đặc biệt đối với Việt Nam, một nước đang phát triển với nền sản xuất còn lạc hậu, manh mún thì việc nhập khẩu vật tư, thiết bị là rất cần thiết cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đời sống sinh hoạt đang có những chuyển biến thay đổi nhất định thì nhu cầu về tinh thần là không thể thiếu.Vậy để đáp ứng được những nhu cầu đó của con người thì những trang thiết bị đó lấy ở đâu? Trong giai đoạn hiện nay khi nền sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, thì chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Việc nhập khẩu giúp chúng ta tận dụng được lợi thế so sánh, tiết kiệm được chi phí và thời gian nghiên cứu và sản xuất, nhanh chóng theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Hiện nay, việc nhập khẩu vật tự, thiết bị hiện đại vào Việt Nam lúc này là giải quyết được nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, phá vỡ tình trạng độc quyền của sản xuất trong nước tạo ra sự ổn định kinh tế cho đất nước, tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại và đó chính là động lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. 2. Sự cần thiết cho việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Động lực của phát triển đời sống xã hội là sự phát triển lực lượng sản xuất vật chất và kinh tế. Trong những điều kiện khách nhau (ở những nước cụ thể) sự phát triển kinh tế theo những mô hình chiến lược và bước đi khác nhau nhưng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước đều phải trải qua quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong văn kiện Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: Nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đời sống văn hoá thiếu thốn, Đảng ta luôn xác định xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hình thành nền kinh tế năng động tự chủ đủ sức cạnh tranh, hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam á, bắt kịp trình độ phát triển tiên tiến trong một số ngành và lĩnh vực, dựa trên sự tiếp nhận chuyển giao công nghệ gắn liền với xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ nội sinh, cụ thể là: Trang bị công nghệ tiên tiến và hiện dại cho các ngành và các hoạt động kinh doanh xã hội, sử dụng có hiệu qủa nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng phổ cập những tiến bộ mới nhất của công nghệ sinh học, tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế công nghiệp khu vực và thế giới. - Phát triển kinh tế đối ngoại: Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phầm ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạch các thị trường mới. Với phương hướng và mục tiêu như vậy, nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta thật sự cấp bách và cần thiết. Điều này không chỉ đúng với riêng Việt Nam mà với tất cả mọi nước trên thế giới. Lịch sử đã cho thấy rằng không một nước nào trên thế giới thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà không nhập khẩu vật tư, thiết bị cả. 3. Trong nước không có khả năng tự đáp ứng Như đã trình bày ở trên, nhu cầu về thiết bị cho phát triển cộng đồng là vô cùng to lớn. Tuy nhiên với Việt Nam, một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ phong kiến lạc hậu, lại trải qua 2 cuộc chiến tranh tàn khốc thì việc tự đáp ứng đủ nhu cầu về vật tư, thiết bị quả thực là không thể.Sau khi đất nước thực hiện việc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên nền công nghiệp sản xuất về trang thiết bị của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế nếu không nói là rất lạc hậu và manh mún. Quả thực hiện nay chúng ta có rất ít các nhà máy có đủ trang thiết bị và trình độ kỹ thuạt có thể sản xuất ra các thiết bị phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. II. Những đặc trưng cơ bản của việc nhập khẩu vật tư, thiết bị - Nhập khẩu phục vụ cho ngành là chủ yếu: Phần lớnn vật tư thiết bị được nhập khẩu là phục vụ cho ngành văn hoá và một số đơn vị khác. - Kim ngạch đầu tư nhập khẩu lớn: Vật tư, thiết bị là mặt hàng được sản xuất với yếu cầu kỹ thuật cao nên giá trị lớn do vậy, kim ngạch đầu tư nhập khẩu thường lớn. Điều này đòi hỏi côg ty kinh doanh nhập khẩu chúng phải có nguồn vốn lớn. - Trình độ giao dịch tập trung và chuyên môn hoá cao: Do các đặc tính của mình việc nhập khẩu vật tư, thiết bị đòi hỏi phải có các nhà chuyên môn có kinh nghiệm, tính thông nghiệp vụ và mức độ tập trung cao. - Khi tiến hành nhập khẩu vật tư, thiết bị các nhà nhập khẩu cần phải nghiên cứu thị trường thận trọng, nên tìm những nhà cung cấp có uy tín đáng tin tưởng, đặc biệt nên giao dịch với những bạn hàng quen biết. Chương II Tình hình kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá I. Vài nét sơ lược về công ty 1. Thời gian thành lập và các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn há được thành lập năm 1962, khi đó công ty mang tên "Công ty cung ứng vật tư ngành văn hoá" theo quyết định số 340 VH/QĐ ngày 15/6/1962 của Bộ văn hoá thông tin - Thể thao, trụ sở đặt tại phố Hàng Trống. Khi đó nguồn vốn của công ty hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách do nhà nước cấp phát phương thức kinh doanh là phân phối theo địa chỉ đã được Bộ văn hoá - Thông tin chỉ định. Sau khi Miền Nam giải phóng (sau năm1975) trước yêu cầu đòi hỏi khôi phục kinh tế sau chiến tranh và từng bước phát triển đất nước về mọi mặt, năm 1977 thì tách ngành điện ảnh để thành lập 2 côgn ty với chức năng chuyên sâu cụ thể là: Công ty cung cấp vật tư ngành in và công ty cung cấp vật tư ngành điện ảnh. Trong thời gian này, công ty cung ứng vật tư ngành văn hoá tiếp tục tồn tại và phát triển để cung ứng vật tư cho các ngành chủ đạo nghệ thuật, bảo tàng, thư viện, mĩ thuật, văn hoá quần chúng…Cùng với sự thay đỏi và phát triển của đất nước thì nhiệm vụ của công ty cũng ngày càng nặng nề. Với 2 lần đổi tên sau đó vào năm1980 và 1981 là công ty "Công ty cung ứng và sản xuất vật tư ngày văn hoá" và "Tổng công ty vật phẩm văn hoá" thì đến năm 1993 cănướcứ vào quyết định thành lập theo nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và quyết định 786/QĐ ngày 26/3/1993 của Bộ văn hoá - Thông tin đổi tên thành "Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị văn hoá" tên giao dịch là CEMCO (Company for the export - import of Cultural equipsorent and merterial). Công ty CEMCO là một doanh nghiệp thuộc Bộ văn hoá thông tin chuyên sản xuất kinh doanh các loại vật tư, thiết bị văn hoá phục vụ cho thông tin, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, nghiệp dư cũng như phục vụ các nhu cầu văn hoá khác của nhân dân. Ngày 02/07/1993, trọngt ài kinh tế Hà Nội đã cấp đăng ký kinh doanh số 108890 cho côngty vàđến ngày 18/12/1993 thì Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1.17.1.033/GD để công ty bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Ngày 28/3/1993 công ty đã được cấp giấy chứng nhận hội viên phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam số 875/PTM. HN do phòng Thương mại và Việt Nam cấp. Công ty CEMCO có tổng sốvốn pháp định là 1.545.667.623 đồng Trong đó: Vốn cố định : 709.761.043 đồng Vốn lưu động : 835.906.580 đồng Hiện nay trụ sở chính của công ty đóng tại 67 Trần Hưng Đadọ Hà Nội Việt Nam. CEMCO là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trải qua nhiều năm và có kinh nghiệm cao. CEMCO là đại lý phân phối sản phẩm âm thanh và ánh sáng chuyên dung của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới Công ty còn có một lượng hàng hoá phong phú về chủng loại, đủ về số lượng sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đồng bộ cũng như đột xuất của khách hàng. Đặc biệt CEMCO là đại lý phân phối chính hãng TOA - một hãng sản xuất thiết bị âm thanh nổi tiếng trên thế giới của Nhật Bản. Thiết bị TOA đã được khách hàng Việt Nam tin tưởng, nhất là thiết bị truyền thanh, thiết bị âm thanh phục vụ hội nghị, hội thảo, thiếtbị phục vụ thông tin cổ đông và hoạt động văn hoá nghệ thuật cơ sở. CEMCO đã xây dựng được một mạng lưới đại lý bán hàng TOA trải rộng khắp cả nước và đã tổ chức một trung tâm bảo hành các thiết bị này với tinh thần "Tất cả để phục vụ khách hàng". * Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty - Xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động văn hoá nghệ thuật, thông tin tuyên truyền và các nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các ngành hàng Công ty đang kinh doanh. - Cung cấp trang thiết bị vật tư cho hoạt động văn hoá nghệ thuật, thông tin cổ động và và các hoạt động của các cơ quan và tổ chức. - Nhận thiết kế hệ thống âm thanh cho biểu diễn nghệ thuật, cho truyền thanh, hệ thống điện nhẹ, hệ thống điện chiếu sáng, sân khấu, hệ thống thu truyền hình từ vệ tinh (T.V.R.O) hệ thống kiểm tra, báo động (C.C.T.V), các phòng học ngoại ngữ. - Cung cấp, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các hệ thống truyền hình thu vệ tinh, truyền hình cáp, Camera giám sát, âm thanh, báo cháy, an ninh, hệ thống điện. - Cung cấp thiết bị, vật tư chụp ảnh dương bản (chụp ảnh lấy ngay, không qua phim, âm bản) của hãng POLAROID (mỹ). Cung cấp hệ thống thiết bị làm ảnh nhận dạng theo công nghệ POLAROID. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty - Giám đốc - Phó giám đốc - Các phòng bán quản lý gồm: + Phòng hành chính + Phòng kế hoạch tài chính + Phòng kinh doanh + Phòng xuất nhập khẩu + Phòng kho vận + Phòng kỹ thuật tư vấn và thiết kê - Các đơn vị trực thuộc công ty + Chi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh + Cửa hàng 67 Trần Hưng Đạo - Hà Nội + Cửa hàng 53 Hàng Bài - Hà Nội + Cửa hàng 97 Lê Hồng Phong - Hà Nội + Cửa hàng POLAROID, 37 Hàng Bài - Hà Nội + Các đại lý, kho hàng * Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước Bộ văn hoá - thông tin và cán bộ công nhân viên Công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm phụ trách toàn diện công tác sản xuất,kinh doanh tuyển dụng lao động. * Phó giám đốc: là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc nội dung công việc được giao theo chức trách hoặc nội dung công việc mà giám đốc uỷ quyền. Công ty có 2 phó giám đốc - Một Phó giám đốc phụ trách hành chính - Một Phó giám đốc phụ trách kinh doanh * Các phòng ban thuộc khối quản lý của công ty. 1. Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, quản lý cán bộ và chăm lo đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ, nhân viên toàn công ty. 2. Phòng kế hoạch - Tài chính: Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán kinh tế, thống kê, tài chính, thông tin kinh tế cho công ty lập và thực hiện các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính, cung cấp tài chính kịp thời và có hiệu qủa cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu giám đốc về các chế độ tài chính, thể lệ kế toán của nhà nước. 3. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm khách hàng, thiết lập và duy trì mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ, thực hiệ các hợp đồng bán hàng trong nước. 4. Phòng xuất, nhập, khẩu: Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và thực hiện các đầu mối xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh của công ty và các nghiệp vụ có liên quan tiến hành nhập khẩu uỷ thác, tạm nhập tái xuất. Phòng xuất nhập khẩu ví như bộ máy khởi động cho cỗ máy làm việc liên tục của công ty kinh doanh đều đặn trong năm có hàm lượng hàng hoá dự trữ của công ty. 5. Phòng kho vận: Đảm bảo dự trữ kho, bảo quản các loại vật tư hàng hoá, thiết bị… Thực hiện tốt các nghiệp vụ tiếp nhận, giao xuất để ngăn chặn vật tư, thiết bị kém phẩm chất…Tiến hành vận chuyểnn 2 cách kịp thời, nhanh gọn tới các công trình theo yêu cầu của chủ hàng. 6. Phòng kỹ thuật và tư vấn thiết kế: Hướng dẫn đào tạo cán bộ kỹ thuật trong công ty, tư vấn thiết kế các hệ thống âm thanh cho khách hàng. Thực hiện các hoạt động thiết kế, thi công lắp ráp đặt trang thiết bị cho công trình theo thoả thuận. - Các đơn vị trực thuộc gồm: + Các đại lý, cửa hàng của công ty: Thực hiện trực tiếp công tác bán hàng cho công ty, chủ yếu là bán lẻ cho khách mua với số lượng nhỏ là đầu mối tiêu thụ hàng hoá. + Kho hàng: Với nhiều dãy, kho luôn luôn dự trữ hàng hoá phục vụ cho kinh doanh. Các nhân viên làm việc tại kho luôm đảm bảo cho hàng hoá được bảo quản tốt, thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập hàng hoá, đảm bảo ghi sổ sách báo cáo chính xác để công ty có thể nắm vững hàng dự trữ Giám đốc P. giám đốc hành chính P. giám đốc Kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng XNK Phòng kế hoạch tài vụ Phòng hành chính tổ chức Phòng kho vận Phòng kỹ thuật tư vấn & thiết kế Các đại lý Hệ thống cửa hàng Các kho hàng và tồn đọng trong kỳ báo cáo. II.Tình hình kinh doanh nhập khẩu, vật tư, thiết bị của công ty trong thời gian qua 1. Tình hình chung Trong vài năm gần đây sự ổn định về chính trị và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thúc đẩy việc phát triển về thông tin văn hoá rộng khắp cả nước, kéo theo một khối lượng lớn nhu cầu về thiết bị, vật tư mà sản xuất trong nước chưa có khả năng hoặc chưa kịp đáp ứng. Vì vậy, để phát triển một cách đồng bộ về văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội…, Nhà nước đã cho phép các đơn vị kinh doanh chuyên ngành nhập khẩu,vật tư, thiết bị nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ văn hoá thông tin, cho phép kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị về âm thanh,ánh sáng và ngành in, ngành ảnh để phục vụ cho các đơn vị, các cơ quan trong ngành văn hoá và một số đơn vị cơ quan khác việc kinh doanh vật tư, thiết bị là một hoạt động rất phức tạph do tính chất của mặt hàng, do thị trường luôn biến động và tính cạnh tranh cao bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng cho nên giá trị kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị đã không ngừng tăng lên, cụ thể là qua các năm trong bảng sau: Bảng kim ngạch nhập khẩu của công ty từ năm 2000 đến năm 2004 Đơn vị: USD STT Năm Tổng kim ngạch nhập khẩu 1 2000 850.000 2 2001 924.000 3 2002 990.000 4 2003 1.025.000 5 2004 1.057.000 (Theo báo cáo tổng kết doanh số nhập khẩu hàng của phòng xuất nhập khẩu ) 2. Kết quả kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 1 Doanh số bán ra 43.200 59.300 2 Giá vốn hàng bán 35.470 46.111 3 Chi phí bán hàng 6.825 8.872 4 Chi phí quản lý 4.819 6.264 5 Lợi nhuận thuần 1.425 1.852 6 Nộp ngân sách 6.725 9.648 7 Thu nhập trước thuế (lãi) từ kinh doanh 1.516 1.560 (Theo báo cáo kinh doanh các năm 2003 - 2004) Qua biểu trên ta thấy lợi nhuận đạt được qua việc kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty tăng đều qua các năm kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty không những có mức tăng trưởng cao mà ngày càng chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu Công ty. Cụ thể là năm 2003 doanh số bán ralà 43 tỷ 200 triệu đồng, năm 2004 doanh số đạt 59.300 triệu đồng tăng 37,85%. Còn lợi nhuận năm 2004 là 1 tỷ 560 triệu đồng so với năm 2003 là 1 tỷ 516 triệu đồng tăng 3%. Những kết quả đạt được này là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo công ty và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên. Trong quá trình hoạt động không ngừng học hỏi và nâng cao nghiệp vụ do đó ngày càng tạo được uy tín đối với bạn hàng trong và ngoài nước, nhờ đó đã thu được những kết quả tốt và đem lại lợi nhuận cao cho công ty. 3. Kết quả kinh doanh của bộ phận bán hàng nhập khẩu của công ty Đơn vị: 1000 đồng STT Tên bộ phận bán hàng Năm 2003 Năm 2004 Tăng trưởng 1 Phòng kinh doanh Doanh thu 4.170.983 5.433.194 30,2% 2 Đại lý các tỉnh phía bắc Doanh thu 2.443.042 2.836.841 16,1% 3 Phòng XNK Doanh thu 3.385.828 6.343.936 87,3% 4 Cửa hàng 67 - Trần Hưng Đạo Doanh thu 11.444.148 12.176.313 6,4% 5 Cửa hàng 93 Lê Hồng Phong Doanh thu 6.528.780 4.256.930 - 34,8% 6 Cửa hàng 66 Hai Bà Trưng Doanh thu 7.419.416 19.534.500 163,2% 7 Cửa hàng 53 Hàng Bài Doanh thu 293.840 675.354 129889% 8 Chi nhánh Doanh thu 5.036.367 5.850.301 16,16% 9 (Theo báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003 - 2004) Qua số liệu trên cho thấy đứng đầu tăng doanh số bộ phận năm 2004 so 2003 tăng là phòng kinh doanh, đại lý các tỉnh phía Bắc, phòng xuất nhập khẩu, cửa hàng 67 Trần Hưng Đạo, chi nhánh và cửa hàng 66 Hai Bà Trưng. Qua 2 năm cho thấy sự tăng trưởng cao của các bộ phận bán hàng của công ty cho thấy sự phấn đấu và phát huy không ngừng của toàn công ty. 4. Qui cách chủng loại mặt hàng nhập khẩu Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh về mặt thiết bị và văn hoá. Các mặt hàng mà công ty kinh doanh hầu hết những sản phẩm có giá trị tương đối lớn khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn, do vậy, khách hàng luôn đòi hỏi công ty phải có mặt hàng có chất lượng cao, ổn điịnh và có thời gian bảo hàng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các mặt hàng vật tư, thiết bị nhập khẩu của công ty Đơn vị: USD Tên mặt hàng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thiết bị âm thanh 906.666 1.087.734 1.549.136 Thiết bị ánh sáng 72.102 146.976 162.056 Vật tư thiết bị ngành in 141.102 242.575 498.619 Vật tư ngành ảnh 8.534 12.801 16.641 (Theo báo cáo tổng kết năm 2002, 2003 của phòng xuất nhập khẩu) Với đội ngũ cán bộ năng động và chịu khó học hỏi của công ty đã tạo được uy tín lớn với bạn hàng trong và ngoài nước nhờ khâu tiếp thị và nghiên cứu thị trường rất chu đáo. Ngoài việc nhập khẩu kinh doanh, Công ty cũng nhận được nhiều hợp đồng uỷ thác nhập khẩu và không ngừng phát triển mặt hàng kinh doanh của mình. Chương III Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa việc nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty I. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị văn hoá của công ty. 1. Hiệu quả Trước hết cần phải khẳng định rằng hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về đời sống tin thần ngày càng tăng của đất nước, của nhân dân, góp phần không nhỏ cho việc gữi gìn nền văn hoá, kinh tế ổn định và phát triển. Trong thời gian qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty luôn đảm bảo và thực hiện đúng kế hoạch mà Bộ giao cho về công tác xuất nhập khẩu, chỉ số nộp lãi cho ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên qua các năm. Trong quá trình hoạt động cũng tẩo một đội ngũ cán bộ kinh doanh giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó đã đưa giá trị kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Nhưng những kết quả đạt được vẫn chưa phản ánh hết được thế mạnh và tiềm lực to lớn của Công ty. Mặc dù thị trường vật tư, thiết bị là rất phức tạp, ngày càng nhiều công ty cũng tham gia kinh doanh mặt hàng này, do vậy tính cạnh tranh cao; tuy vậy, công ty chưa biết phát huy hết thế mạnh và uy tín của mình trên thương trường để ký kết các hợp đồng với giá ưu đãi với các nhà sản xuất nước ngoài, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa. 2. Công tác nhập khẩu và thị trường nhập khẩu - Về nghiệp vụ nhập khẩu Nhìn chung công ty đã thực hiện tốt công tác nhập khẩu, tạo được nhiều uy tín với khách hàng. Công ty đã được nhiều đơn vị bạn hàng tin cậy, do đó đã nhận được nhiều hợp đồng uỷ thác không những cho các đơn vị trong ngành mà với rất nhiều đơn vị khác. Các hợp đồng nhập khẩu đều được thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết, hạn chế tối đa các trường hợp sai sót về nghiệp vụ. Công tác giao nhận có nhiều tiến bộ, đảm bảo giải phóng hàng đúng tiến bộ, có rất ít trường hợp bị lưu kho, lưu bãi. Với hình thức kinh doanh linh hoạt và nhạy bén, công ty đã nhập khẩu được nhiều loại mặt hàng vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu văn hoá tinh thần trong nước. Công tác kinh doanh nhập khẩu luôn bán sát và đảm bảo đúng quy định nhà nước. Thông qua nhập khẩu và thiết bị cho các đơn vị thuộc công ty và các đơn vị khác, công ty đã thu được nhiêu lợi nhuận từ các phí uỷ thác, đặc biệt tạo được nhiều mỗi khách hàng lớn tạo đà cho việc kinh doanh lâu dài. Bên cạnh đó việc kinh doanh những mặt hàng nhập khẩu từ doanh ngày càng tăng lên. Kết quả này tạo đà thuận lợi để công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Song trong công tác nghiệp vụ nhập khẩu công ty vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục như khi đôi còn chậm trễ các đơn hàng lẻ, đồng thời các thủ tục tiến hành nhập khẩu còn rườn rà, các khấu thanh toán tiến hàng của khách hàng phải trả qua các thủ tục hành chính không cần thiết. Do vậy nhiều khi không ăn nhập với cơ chế kinh doanh ngoài thị trường trong thời điểm hiện tại. 1.3 Về thị trường nhập khẩu. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập khẩu vật tư thiết bị từ nhiều nước khác nhau. Nhờ có hoạt động nhập khẩu công ty đã tạo ra mỗi quan hệ bạn hàng lâu dài và thân thiết với nhiều hãng khác nhau trên thế giới. Hàn Quốc, Nhật Bản, Sinpapore, Đài Loan, Thái Lan… là những thị trường chủ yếu cung cấp vật tư thiết bị cho công ty. Nhìn chung nhưng mặt hàng sản xuất tại các nước nói trên rất phù hợp với nhu cầu ở Việt Nam giá cả lại hợp lý và đồng thời tập quán thương mại ở các nước này rất phù hợp với tình thương mại ơ Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Thị trường các nước Châu Âu như Đức, ý cũng bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn trong hàng hoá nhập khẩu của Công ty. Máy móc thiết bị được sản xuất từ các nước này có chất lượng và kỹ thuật cao và giá thành ngày càng co xu hướng giảm. Trong vài năm tới nền kinh tế nước ta ngày càng đạt mức tăng trưởng cao nhu cầu về vật tư thiết bị ngày càng tăng. Để tạo sự ổn định và phát triển lâu dài, công ty cần có kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác tiếp cận và nghiên cứu thị trường tại các nước này để khi thị trường trong nước có nhu cầu thì có thể ứng ngay một cách nhanh chóng nhất. Về công tác nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường ở tổng công ty được tiến hành một cách tương đối đầy đủ, nhưng những thông tin chưa được xử lý chính xác. Trong nghiên cứu thị trường cán bộ tiếp thị mới chỉ dừng lại việc quan sát giá cả thị trường kết hợp với việc tìm bạn hàng trước mắt để thực hiện từng trường hợp. Do vậy việc dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai như việc dự đoán giá cả tăng giảm, khả năng tiêu thụ thay đổi (cả không gian và thời gian), thị trường đầu vào có ổn định không thì cán bộ tiếp cận thị trường chưa dự đoán chính xác được. II. Các giải pháp để nâng cao hiệu qủa việc kinh doanh vật tư, thiết bị của công ty 1. Nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường a. Thu nhập và xử lý thông tin từ thị trường mua Từ nhiều năm trước ở Việt Nam hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế cũ, những bạn hàng quen thuộc của Việt Nam là các nước xã hội chủ nghĩa để tính, trao đổi hàng hoá còn thông qua các nghị định thư. Còn về thị trường các nước khác chưa có quan hệ làm ăn nhiều nên không có thông tin đầy đủ, ngược lại các nước cũng không biết đến Việt Nam hiện đang làm gì và có gì. Do đó hiện nay cần phải xúc tiến ngay công tác thông tin quảng cáo ở các nước nhằm gây dựng lại hình ảnh của Việt Nam ngày càng tốt hơn. Không có thông tin chính xác, kịp thời thì không thể kinh doanh có hiệu quả đây là một thực tế hiển nhiên. Ví dụ ở anh khoảng 60% thu nhập quốc dân được mang lại bằng dịch vụ thương mại nguyên liệu chủ yếu của dịch vụ này là chất lượng thông tin. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc thu lượm và xử lý thôngtin thường chậm qua nhiều khâu vì thế không đầy đủ chính xác nên hay bỏ lỡ các cơ hội làm ăn. Qua đó ta thấy công tác thông tin và tiếp cận thị trường là vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua. Hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam đơn phương độc mã nhảy ra thị trường nước ngoài mà không được trang bị đầy đủ về thông tin và nghệ thuật thương mại thì chẳng khác gì một đoàn quân ra trận chưa được tập luyện, không được trịnh sát trước, vì vậy không có phương án tác chiến thích hợp, nên việc trả giá nặng nề là điều dễ hiểu. Thương trường cũng như chiến trường đều có quy luật riêng của nó, ai không vận dụng và nhận thức được thì không thể chiến thắng. Vì vậy để tiếp cận hoà nhập vầo thị trường quốc tế, công tác tiếp cận thông tin thị trường phải thực hiện tốt bảo đảm cho hoạt động kinh doanh,vận dụng được các cơ hội làm ăn, tránh rủi ro và mang lại lợi nhuận cao nhất. * Công tác thông tin và tiếp cậnh thị trường bán Như ta đã biết thị trường máy móc thiết bị trên thế giới luôn có sự biến động lớn về giá cả và lượng cung hàng hoá. Do vậy vần phải thu nhập đầy đủ các thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường các nước mà công ty thường có quan hệ buôn bán. Công việc nghiên cứu phải tiến hành một cách tỷ mỉ chính xác. Cần có những thông tin sau: - Khả năng đáp ứng của mỗi nước nước. - Giá cả - Tiến độ ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng Trong quá trình giao dịch nên biết rằng ở nước ngoài đặc biệt là các nước Châu á bên cạnh các công ty sản xuất và buôn bán đứng đắn còn có không ít các công ty "ma" chỉ có một lượng vốn ít ỏi hoặc các công ty nhỏ dựa vào các công ty lớn. Làm ăn với các công ty này rất nguy hiểm do đó phải nghiên cứu tình hình tài chính, uy tín của các công ty nước ngoài một cách cẩn thận để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Nghiên cứu thị trường máy móc thiết bị trên thế giới sẽ giúp cho công ty tìm được những bạn hàng mới, mở rộng thị trường, chủ động giao dịch và ký kết hợp đồng với các hãng trực tiếp sản xuất, hạn chế dao dịch với các đại diện trung gian để hạ thấp giá nhập khẩu. Điều này công ty đãd áp dụng rất hiệu quả trong các năm qua. Ban đầu do thông tin về thị trường còn ít công ty thường giao dịch với các công ty thương mại của Singapo, Hồng Kông, Thái Lan…nhưng sau khi tìm hiểu kỹ qua._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28079.doc
Tài liệu liên quan