Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng An Giang

ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN NGUYỄN TRỌNG HIẾU Đề Tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long xuyên, tháng 5 năm 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG Chuyên ngành: Quản

pdf75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xi măng An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG HIẾU Lớp: ĐH3KN2 Mã Số SV: DKN021203 Giáo viên hướng dẫn: TRẦN MINH HẢI Long xuyên, tháng 5 năm 2006 LỜI CẢM TẠ –  – Con người sống phải biết ước mơ và phải phấn đấu hết sức mình để thực hiện cho được ước mơ đó - lời dạy của thấy - người đã nâng cánh cho tôi trong suốt những năm phổ thông đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Đó cũng chính là hành trang vô cùng quí giá mà tôi mang theo khi bước vào giảng đường Đại học để thực hiện ước mơ của mình. Sau bốn năm ngồi trên ghế giảng đường, miệt mài phấn đấu cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ, lòng nhiệt huyết của quí thầy cô và biết bao người, tôi đã đi được một chặng đường vô cùng quan trọng để rèn luyện và ngày càng hoàn thiện bản thân – góp phần xây dựng quê hương và tổ quốc - tiến gần hơn ước mơ của mình. Cái mốc quan trọng để đánh dấu một chặng đường mới đó chình là luận văn tốt nghiệp. Sau ba tháng thực tập tại nhà máy xi măng An Giang Giang, tôi có điều kiện vận dụng những kiến thức mà mình đã học cọ sát, thâm nhập vào thực tế để có thể củng cố, mở rộng hiểu biết của mình. Đến nay khóa luận đã hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn. - Gia đình, người thân và bạn bè trước hết là ba, mẹ tôi nguồn cổ vũ tinh thần lớn nhất đã tạo mọi điều kiện, An Giang ủi tôi phấn đấu. - Ban Giám Hiệu nhà trường. - Các phòng khoa trước hết là khoa Kinh Tế - QTKD. - Giáo viên chủ nhiệm là cô Nguyễn Vũ Thùy Chi và cô Nguyễn Thị Ngọc Lan và quí thầy cô trong bộ môn. - Ban Giám Đốc, công nhân viên nhà máy xi măng An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. - Đặc biệt cuối cùng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Hải - Giảng viên khoa Kinh Tế - QTKD người đã trực tiếp hường dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn ! Long Xuên, tháng 5 năm 2006 Nguyễn Trọng Hiếu NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Long xuyên, ngày……tháng…..năm 2006 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Long xuyên, ngày…...tháng……năm 2006 MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 1.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3 CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................................................................................................................4 2.1. Khái niệm và vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh............................4 2.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 4 2.1.2. Ý nghĩa và vai trò....................................................................................... 4 2.1.3. Nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh....................................5 2.2. Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh............................................. 6 2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhà máy....................7 2.2.2. Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm hàng hoá của nhà máy.................. 7 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của nhà máy...................................................8 2.3. Các tỷ số tài chính................................................................................................ 8 2.3.1. Khả năng thanh toán nhanh........................................................................ 8 2.3.2. Khả năng thanh toán hiện thời.....................................................................9 2.3.3. Tỷ số nợ....................................................................................................... 9 2.3.4. Kỳ thu tiền bình quân................................................................................ 10 2.3.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định...............................................................10 2.3.6. Doanh lợi tiêu thụ...................................................................................... 11 2.3.7. Vòng quay tồn kho.................................................................................... 11 2.3.8. Vòng quay tổng tài sản.............................................................................. 12 2.3.9. Doanh lợi tài sản........................................................................................12 2.3.10. Tỷ lệ lãi gộp.............................................................................................12 CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG.........................................14 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát tiển của nhà máy.................................. 14 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy.................................................................. 16 3.2.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 16 3.2.2. Tình hình cơ cấu nhân sự của nhà máy..................................................... 19 3.2.3. Tình hình trả lương cho người lao động....................................................20 3.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động của nhà máy..............21 3.3.1. Chức năng..................................................................................................21 3.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................... 21 3.3.3. Quyền hạn..................................................................................................22 3.3.4. Mục tiêu hoạt động.................................................................................... 22 3.4. Thuận lợi, khó khăn, nguy cơ và cơ hội của nhà máy........................................ 22 3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 22 3.4.2. Khó khăn................................................................................................... 22 3.4.3. Cơ hội........................................................................................................ 23 3.4.4. Nguy cơ..................................................................................................... 23 i 3.5. Thị trường tiêu thụ và phương thức kinh doanh.................................................23 3.6. Kết quả kinh doanh của nhà máy trong 3 năm................................................... 24 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG............................................................................. 26 4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang.............................26 4.2. Phân tích tình hình cung ứng của nhà máy xi măng An Giang.......................... 29 4.2.1. Phân tích tình hình mua vào của nhà máy xi măng An Giang.................. 29 4.2.2. Phân tích tình hình dự trữ của nhà máy xi măng An Giang...................... 29 4.3. Phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy xi măng An Giang..............31 4.3.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy................................... 31 4.3.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của nhà máy.............................32 4.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của nhà máy..................................34 4.4.1. Phân tích các khoản phải thu..................................................................... 34 4.4.2. Phân tích các khoản phải trả..................................................................... 35 4.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính...................................................................... 37 4.5. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của nhà máy..................................... 39 CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.......................................................................................................................... 44 5.1. Giải pháp về marketing......................................................................................46 5.1.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm.............................................................46 5.1.2. Giải pháp về chiến lược giá...................................................................... 46 5.1.3. Giải pháp về chiến lược phân phối............................................................ 47 5.1.4. Giải pháp về chiến lược chiêu thị.............................................................. 47 5.1.5. Giải pháp về con người..............................................................................47 5.2. Giải pháp về nhân sự.......................................................................................... 48 5.3. Giải pháp về vốn và thanh toán......................................................................... 48 5.4. Giải pháp về công nghệ...................................................................................... 48 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ................................................................. 49 6.1. Kết luận.............................................................................................................. 49 6.2. Kiến nghị............................................................................................................ 49 6.2.1. Về phía nhà nước.......................................................................................49 6.2.2. Về phía nhà máy........................................................................................ 50 PHỤ LỤC....................................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng tình hình lao động của nhà máy xi măng An Giang............................... 19 Bảng 2: Bảng tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên của nhà máy xi măng An Giang............................................................................................................................... 20 Bảng 3: Bảng doanh thu và lợi nhuận qua 3 năm (2003 – 2005)................................... 24 Bảng 4: Bảng phân tích các tỷ số tài chính của nhà máy xi măng An Giang................. 37 Bảng 5: Bảng đánh giá thời gian giao hàng của khách hàng.......................................... 39 Bảng 6: Bảng đánh giá phong cách phục vụ của nhân viên............................................40 Bảng 7: Bảng thực hiện các chương trình thu hút khách hàng....................................... 41 Bảng 8: Bảng phân tích ma trận SWOT......................................................................... 44 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu từ năm 2003 – 2005........................................................ 25 Biểu đồ 2: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế từ năm 2003 – 2005...........................................25 Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu hiện tình hình tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 – 2005..................................................................................................................... 28 Biểu đồ 4:Biểu đồ biểu hiện tình hình gia công của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 – 2005..................................................................................................................... 28 Biểu đồ 5: Biểu đố thỏa mãn về thời gian giao hàng từ năm 2002 – 2004.....................40 Biểu đồ 6: Biểu đồ góp ý của khách hàng về phong cách phục vụ của nhân viên......... 41 Biểu đồ 7: Biểu đồ thực hiện các chương trình.............................................................. 42 Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy xi măng An Giang.....................................16 Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán....................................................................................... 18 PHỤ LỤC Phụ luc 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005........................................................................................................................ a Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán của nhà máy xi măng An Giang .................................. c Phụ lục 3: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ cảu nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003- 2005.........................................................................................................................f Phụ lục 4: Bảng phân tích tình hình mua nguyên liệu đầu vào của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005................................................................................................. g Phụ lục 5: Bảng phân tích tình hình dự trữ của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 – 2005 ............................................................................................................................... h Phụ lục 6: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005.............................................................................................................i Phụ lục 7: Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 – 2005 ................................................................................................ j Phụ lục 8: Bảng phân tích các khoản phải thu của nhà máy xi măng An Giang từ năm 200 -2005...........................................................................................................................k Phụ lục 9: Bảng phân tích các khoản phải trả của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005.........................................................................................................................l Phụ lục 10: Bảng phân tích hiệu quả và kết quả kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005................................................................................................m iii CHƯƠNG I MỞ ĐẦU  1.1. Lý do chọn đề tài Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới và tình hình, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, từ sau Đại Hội Đảng lần VI Đảng và nhà nước ta đã kiên trì đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do đó, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty và các xí nghiệp phải hết sức năng động, mạnh dạn cải tiến bộ máy hoạt động để phù hợp với đường lối chính sách của Đảng; đồng thời bắt kịp xu hướng chung của thời đại – xu hướng toàn cầu hóa. Chính xu thế toàn cầu hóa làm cho việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (đặc biệt là việc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO và Khu Mậu Dịch Tự do Thương Mại AFTA) trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu không muốn tụt hậu so với các nước khác, tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ việc mở cửa thị trường trong nước và tham gia vào thị trường thế giới tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế các nước phát triển đặc biệt là các nước đang phát triển như nước ta; thị trường tiêu thụ được mở rộng, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới; hiện đại; kinh nghiệm quản lý tiên tiến… Cơ chế thị trường này tạo nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng mang lại không ít những thách thức buộc các nền kinh tế phải đương đầu. Đảng và nhà nước ta đã thấy được những thuận lợi nêu trên đồng thời cũng dự báo những nguy cơ ta có thể gặp phải đó là: tụt hậu xa về kinh tế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Từ đó đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển cho phù hợp đó là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Mặt khác, xu thế chung của nền kinh tế thế giới, việc mở cửa hội nhập làm cho sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng ngày càng gay gắt. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, xác định đúng phương hướng, mục tiêu trong đầu tư kinh doanh, có biện pháp sử dụng hợp lý, tận dụng các điều kiện thuận lợi, tranh thủ nguồn lực và vật lực sẵn có đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro do mặt trái của cơ chế thị trường mạng lại, có như thế mới có thể đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc đánh giá thường xuyên, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, khả năng khai thác tiềm năng sẵn có của mình như thế nào, hiệu quả của hoạt động đó ra sao là rất là cần thiết, từ đó thấy được mình đã đạt được gì và chưa đạt được gì, đang ở trong cung đoạn nào của quá trình phát triển và đang ở vị trí nào trong quá trình thi đua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Trong tình hình chung như thế và trong suốt quá trình thực tập tại nhà máy xi măng An Giang, tôi nhận thấy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, để có thể đứng vững trên thị trường là một vấn đề sinh động và rất cần thiết đối với nhà máy xi măng An Giang nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Từ việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng An Giang, tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH 1 DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG” coi đây là mục đích quan trọng để phân tích các vấn đề gặp phải tại nhà máy xi măng An Giang. Qua đó, đề xuất một số biện pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy để có thể tận dụng lợi thế sẵn có của nhà máy, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, khắc phục những hạn chế đồng thời phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp định hướng và quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, việc phân tích hoạt động kinh doanh nhằm nhận ra những nguy cơ và cơ hội ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cũng như phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục. Mặt khác, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhằm: tìm hiểu tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy để biết rõ hơn nguồn tài chính của nhà máy như thế nào cũng như việc sử dụng nguồn vốn vào quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây ra sao. Đồng thời, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy để biết được trong thời gian qua nhà máy đã đạt được những gì và chưa đạt được những gì. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh đó của nhà máy nhằm cùng với nhà máy đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng, đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1.3. Nội dung nghiên cứu Ngoài chương mở đầu và chương kiến nghị - kết luận, nội dung của đề tài gồm 4 chương: Chương II: Lý luận chung- khái quát chunh về hoạt động kinh doanh Nội dung chủ yếu của chương này nhằm nêu lên khái niệm và ý nghĩa vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh. Chương III: Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng An Giang Nội dung của chương này nhằm giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng An Giang, tìm hiểu tình hình nhân sự cũng như tình hình trả lương của nhà máy, chức năng nhiệm vụ của nhà máy. Đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và nguy cơ và kết quả hoạt động kinh mà nhà máy đạt được trong 3 năm qua (năm 2003- 2005). Chương IV: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang. Chương này nhằm đi sâu để tìm hiểu chính xác hơn những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tình hình cung ứng sản phẩm hàng hoá, tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của nhà máy, cũng như tìm hiểu tình hình và khả năng thanh toán của nhà máy, nêu lên những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. Chương V: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 2 Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy từ đó đưa một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như: marrketing, nguồn vốn và nhân sự. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Các loại dữ liệu sơ cấp bao gồm các báo cáo tài chính (bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán) để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. Dữ liệu chủ yếu được thu thập từ phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán. Các dữ liệu thứ cấp bao gồm: báo, tạp chí, Internet và các thông tin có liên quan đến lĩnh vực xi măng… Phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và nhân viên tại nhà máy để nắm bắt tình hình hoạt động của nhà máy cũng như quá trình hình thành và phát triển của nhà máy. Phương pháp xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được, dùng phương pháp so sánh để đánh giá tinh hình hoạt động của nhà máy qua từng năm; dùng phương pháp diễn dịch, quy nạp để đưa ra những nhận xét; dùng phương đồ thị, biểu đồ … để xử lý số liệu. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang trong phạm vi các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và thị trường Campuchia từ 2003 đến 2005 có chiều hướng phát triển như thế nào, có những thuận lợi và khó khăn ra sao dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do thời gian thực tập có hạn và sự hạn chế của tôi về tình hình thực tế kinh doanh ngoài thị trườ._.ng của nhà máy như thế nào. Chính vì vậy, bài viết của tôi không đi sâu vào phân tích chi tiết, không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ đánh giá và phân tích một vài nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy dựa trên các số liệu thu thập được từ nhà máy và những thông tin liên quan đến lĩnh vực xi măng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh cho nhà máy. Số liệu phân tích được giới hạn trong 3 năm từ 2003 đến 2005 3 CHƯƠNG II LÝ LUẬN CHUNG- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Khái niệm và vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Vậy phân tích hoạt động kinh doanh là gì ? Theo phó tiến sĩ Phạm Văn Được – Phân tích hoạt động kinh doanh – NXB Thống Kê năm 1996 “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở một doanh nghiệp nhằm làm rỏ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở một doanh nghiệp”. Người ta phân biệt hoạt động kinh doanh như một hoạt động thực tiễn, vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp áp dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với các yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. 2.1.2. Ý nghĩa và vai trò Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn và hạn chế rủi ro xảy ra thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư…. Doanh nghiệp còn phải quan tâm xem xét các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Trên cơ sở phân tích đó, doanh nghiệp có thể xác định được các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. Do đó việc phân tích hoạt động kinh doanh nó mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng như sau: - Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. 4 - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp nữa hay không và tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không. 2.1.3. Nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh ở một doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ như sau: a) Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng: Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự đoán, định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu đã xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài quá trình đánh giá trên phân tích, cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các qui định, các thể lệ thanh toán trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá, người ta có được cơ sở là cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rỏ các vấn đề mà nhà doanh nghiệp cần quan tâm. b) Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. Ví dụ: Khi căn cứ vào các khoản mục chi phí, xác định số của khoản mục nào là chủ yếu: nguyên liệu, lao động hay chi phí sản xuất chung ? Nếu là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, thì do lượng của nguyên liệu hay giá của nguyên liệu. Nếu là lượng nguyên liệu tăng lên thì là do khâu quản lý, do thiết bị cũ hay do tình hình định mức chưa hợp lý. c) Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở việc xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở đó phát hiện các tiềm năng cần phải khai thác, những chổ còn tồn tại yếu kém nhằm đề xuất các giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình. 5 d) Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định. Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài như môi trường kinh doanh hiện đại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không ? nếu không phù hợp sẽ điều chỉnh kịp thời. 2.2. Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin này thường không có sẵn trong các báo cáo kế toán tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Do đó, để có những thông tin này ta phải thông qua quá trình phân tích. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được. Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định chứ không thể là kết quả chung chung. Các quá trình hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự toán. Quá trình định hướng trong hoạt đông kinh doanh được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá. Ví dụ: nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm của toàn bộ doanh nghiệp hay của một bộ phận doanh nghiệp, tiêu thụ năm qua hay kế hoạch dự toán năm tới, tiêu thụ của một loại sản phẩm hay bao gồm nhiều loại sản phẩm. Hoặc nói đến lợi tức, là lợi tức trước khi trừ thuế hay sau khi trừ thuế, lợi tức của sáu tháng hay cả năm, lợi tức của tất cả các mặt hoạt động ở doanh nghiệp hay chỉ là hoạt động kinh doanh chính. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ tiêu là biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến động xác định. Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu, xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích. Và nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm: 6 - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như sau: sản lượng, doanh thu, tài chính, lợi nhuận… - Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai… 2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhà máy Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, bởi vì: - Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo và như vậy sản xuất mới có thể ổn định và phát triển. - Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được, mới xác định được kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ và lãi lỗ ở mức độ nào. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá xác định được đúng đắn những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh. - Doanh thu bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có những yêu cầu và nhiệm vụ sau: + Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp về khối lượng, mặt hàng, giá bán. + Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. + Phân tích điểm hoà vốn trong tiêu thụ. + Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận. + Phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. 2.2.2. Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm hàng hoá của nhà máy Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sức lao động, vật tư và tiền vốn, bởi vậy muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn và liên tục, phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại vật tư (đối với doanh nghiệp sản xuất) và tiền vốn để mua sản phẩm hàng hoá (đối với doanh ngiệp kinh doanh thương mại) về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Đó là điều bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, mà nếu thiếu thì không thể có quá trình kinh doanh được. Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình cung ứng sản phẩm hàng hoá ở doanh nghiệp bao gồm: kiểm tra tình hình thực hiện cung ứng đầu 7 vào của hàng hoá, đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời. 2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của nhà máy Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản là: xác định nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư… Bởi vậy để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên, nhiệm vụ cơ bản của việc phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp là: + Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp + Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động thực tế doanh nghiệp. + Phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp + Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Do đó việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm khác nhau, đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là hướng vào các yếu tố như: sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói, mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh daonh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. 2.3. Các tỷ số tài chính 2.3.1. Khả năng thanh toán nhanh Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài khoản có tính thanh khoản cao. Tỷ số thanh toán nhanh tốt nhất trung bình là: 1 lần. 8 Được xác định bởi công thức sau: Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Đó là tỷ lệ của những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho bởi vì hàng tồn kho là tài sản cần phải có thời gian bán chúng và có khả năng mất giá cao- nghĩa là nó có khả năng thanh toán kém nhất. 2.3.2. Khả năng thanh toán hiện thời Chỉ tiêu này cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng chính tài sản ngắn hạn của mình. Tỷ số này của doanh nghiệp tốt nhất nằm trong khoảng 1,5 lần đến 2,5 lần. Được xác định bởi công thức sau: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn - Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. - Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện thời quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả. Ngoài ra, một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện thời cao, mà hàng tồn kho là hàng ứ đọng, hàng có phẩm chất kém. Vì vậy trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.3.3. Tỷ số nợ Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nợ và qua đó đánh giá tình hình nợ vay của doanh nghiệp có hiệu quả không. Đây cũng là căn cứ để nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Tỷ số nợ tốt nhất trung bình là: 33 % Được xác định bởi công thức sau: Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Các nhân tố ảnh hưởng đến công thức được xác định như sau: - Tổng nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, các khoản nợ tích lũy, các khoản vay ngắn hạn và các khoản nợ khác. Nợ dài hạn: các khoản nợ vay dài hạn của ngân hàng, nợ do phát hành trái phiếu, do mua trả chậm. - Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện cho đến thời điểm lập báo cáo, gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. 9 Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ càng được đảm bảo. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động thêm vốn bằng cách đi vay. Nhưng doanh nghiệp lại muốn tỷ số nợ cao, vì việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng vốn tự có để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm quyền kiểm soát của doanh nghiệp; còn việc tăng lợi nhuận bằng cách đi vay nợ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Và điều này làm hạn chế khả năng huy động thêm vốn cho doanh nghiệp một khi tỷ số nợ của doanh nghiệp quá cao. 2.3.4. Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân tốt nhất trung bình là: 20 ngày. Được xác định bởi công thức sau: Các khoản phải thu * 360 Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau: - Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán. - Doanh thu thuần là doanh số bán ra của doanh nghiệp trong năm sau khi trừ đi các khoản giảm trừ trong năm như: chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại và thuế doanh thu… Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp tuỳ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tỷ số này càng thấp càng tốt, nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp thấp thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó cao do vốn ít bị chiếm dụng trong khâu thanh toán. Nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp quá cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm do các khoản phải thu quá lớn, điều đó có nghĩa chính sách bán chịu của doanh nghiệp là quá nhiều- điều mà thông thường chỉ doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém mới thực hiện chính sách này để tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào chỉ số kỳ thu tiền trong kỳ mà kết luận tính hiệu quả về khả năng thu hồi vốn mà cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược phát triển, chính sách bán hàng của doanh nghiệp. 2.3.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tốt nhất trung bình là: 3 - 4 lần Được xác định bởi công thức sau: Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Tài sản cố định 10 Tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định( tài sản cố định thuần) đến thời lập báo cáo. Nó được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định sau khi khấu trừ phần khấu hao tích luỹ đến thời điểm lập báo cáo. Tỷ số này càng cao thì càng tốt. Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công sử dụng tài sản cố định cao. Nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp không cao thì doanh nghiệp cần xem lại nguyên nhân của việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả, thường là: đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định được sử dụng với công suất thấp hơn công suất thiết kế. 2.3.6. Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, chúng ta nên kết hợp chỉ tiêu nà với mức sinh lợi tức sau thuế của năm trước để so sánh. Doanh lợi tiêu thụ tốt nhất trung bình là: 5 % Được xác định bởi công thức sau: Lợi tức sau thuế Doanh lợi tiêu thụ = x 100 Doanh thu thuần Lợi tức sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh thu thuần sau khi đã khấu trừ phần chi phí và thuế thu nhập. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả. Đây cũng là yếu tố để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Nếu chỉ tiêu này không cao có nghĩa là chi phí hoạt động của doanh nghiệp không hợp lý so với các doanh nghiệp cùng ngành. Do đó, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp nhất chi phí để gia tăng mức sinh lời. 2.3.7. Vòng quay tồn kho Chỉ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu… Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng vì dự trữ nguyên vật liệu là để sản xuất, sản xuất hàng hóa là để tiêu thụ nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy mô tồn kho của một doanh nghiệp có thể lớn nhưng cũng có thể nhỏ, điều đó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và thời gian kinh doanh trong năm. Vòng quay tồn kho tốt nhất trung bình là: 9 lần Được xác định bởi công thức sau: Doanh thu thuần Vòng quay tồn kho = Tồn kho Tồn kho là toàn bộ các loại tài sản như: nguyên vật liệu trong khâu dự trữ, chi phí sản xuất dở dang trong khâu sản xuất và thành phẩm trong khâu lưu thông. 11 2.3.8. Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần. Vòng quay tổng tài sản tốt nhất trung bình là: 2 lần Được xác định bởi công thức sau: Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản Tổng tài sản được xác định bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản này rất hiệu quả trong một kỳ kinh doanh. Nếu chỉ tiêu này rất thấp, doanh nghiệp phải xem xét việc sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động có hiệu quả không, bằng cách kết hợp các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời và hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 2.3.9. Doanh lợi tài sản Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư. Doanh lợi tài sản tốt nhất trung bình là: 10 % Được xác định bởi công thức sau: Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tài sản = x 100 Tổng tài sản Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả; cho thấy mức độ hiệu quả mà tổng tài sản của doanh nghiệp mang lại. Đồng thời, cũng cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các khoản lãi vay trong doanh nghiệp đang rất tốt, nó không làm giảm lợi tức sau thuế quá nhiều. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp có nghĩa là việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt, tài sản của doanh nghiệp quá lớn trong khi lợi tức sau thuế không đổi, doanh nghiệp cần giảm lượng tài sản không cần thiết sử dụng và nâng cao năng suất sử dụng tài sản trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng là nguyên nhân làm giảm lợi tức sau thuế, dẫn đến làm giảm doanh lợi tài sản. 2.3.10. Tỷ lệ lãi gộp Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trước khi trừ chi phí chung, chi phí trả lãi vay, thuế thu nhập của doanh nghiệp trên doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp tốt nhất trung bình là: 20 % Được xác định bởi công thức sau: Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = x 100 Doanh thu thuần 12 Lãi gộp được xác định là phần doanh thu thuần của doanh nghiệp còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp cao cho thấy doanh nghiệp đang có chi phí sản xuất sản phẩm ở mức hiệu quả nhất, không ảnh hưởng đến lãi gộp của doanh nghiệp. Nếu tỷ số lãi gộp của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp phải xem lại chi phí sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả không so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 13 CHƯƠNG III GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG ♥♥♥☺♥♥♥ 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát tiển của nhà máy Nhà máy xi măng An Giang là một trong những nhà máy thuộc doanh nghiệp nhà nước được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng, được khởi công xây dựng từ tháng 11 năm 1978 và đưa vào sử dụng năm 1979. Nhà máy xi măng An Giang được đặt tại khu vực ấp Đông Thạnh, Xã Mỹ Thạnh, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, với diện tích mặt bằng chiếm 9 ha nằm cạnh quốc lộ 91, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 6 Km. Hàng năm nhà máy đã góp phần rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp xi măng cho các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng cơ bản trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự ra đời của nhà máy xi măng là cần thiết để cung cấp nguyên vật liệu cho công trình xây dựng, khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra, đồng thời phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Từ khi thành lập nhà máy xi măng An Giang hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh. Từ nguồn tích lũy qua nhiều năm đến tháng 4 năm 1995, nhà máy có 4 máy nghiền( loại công suất 2 tấn/ giờ), ba dãy nhà kho chứa nguyên liệu và thành phẩm, mọt kho chứa phế liệu và sân phơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là loại máy móc cũ kỹ, hầu hết dây chuyền sản xuất thủ công là chính, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hiệu quả kinh tế không cao. Hằng năm, nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất xi măng ở trên giao, nguyên liệu tự do và chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn xi măng loại mác thấp P 300( tương đương PC 20) tiêu thụ rất khó khăn. Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này chiếm 15% nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh An Giang. Năm 1986, nhà máy hoạt động khá vất vả, khó khăn lớn nhất trong giai đoạn này là nhà máy nằm trong bối cảnh cả nước tiến tới xóa bao cấp, sản xuất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, sản xuất mang tính độc lập, tự chủ nên hoạtđộng của nhà máy rất bấp bênh. Năm 1995, nền công nghiệp xi măng của tỉnh An Giang nằm trong tình trạng lạc hậu về công nghệ. Tháng 4 năm 1995, nhà máy xi măng được sáp nhập vào Công Ty Xây Lắp An Giang. Trước yêu cầu của sự công nghiệp hóa- hiện đại hóa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thay đổi cách nhìn và cung cách làm ăn mới, lãnh đạo Công Ty Xây Lắp xin ý kiến tỉnh Ủy- thường trực Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và được sự đồng ý, chỉ đạo cho nhà máy tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng- lắp đặt dây chuyền nghiền hiện đại đầu tiên hoàn thành vào tháng 5 năm 1997 có công suất 100.000 tấn/năm, nhập thiết bị Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 7.300 triệu đồng. Với công nghệ kỹ thuật cao, tự động hóa và định lượng hoàn toàn điều khiển bằng máy vi tính. Cùng với sự nhiệt tình năng nổ của tập thể cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều sáng kiến, thay đổi mẫu mã mới, tiết kiệm trong xây dựng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, quảng cáo thương hiệu,… Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà máy đã hoàn vốn đầu tư, đồng thời đã được Trung Tâm 3 cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 1998. Nhà máy hoạt động hết công suất thiết kế nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của xã hội, nên đầu năm 2000 lãnh đạo Công Ty Xây Lắp đồng ý cho nhà máy tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ hai (công suất 100.000 tấn/năm), về thiết bị 14 chỉ mua máy nghiền bi, máy phân li của Trung Quốc, một số thiết bị còn lại như gầu nâng, sàn quay, máy đóng bao vít tải, cân băng điện tử… nhà máy tự chế tạo và lắp đặt. Rút kinh nghiệm từ dây chuyền trước có cải tiến máy phân ly, silô xi măng, bố trí dây chuyền hợp lý, nên giảm chi phí đầu tư công trình gần 2.000 triệu đồng, hoàn thành đưa vào sử dụng trước thời hạn một tháng (ngày 15/ 11/ 2000). Phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của hai dây chuyền, tháng 3 năm 2001 được sự chỉ đạo của Công Ty Xây Lắp, nhà máy tiếp tục đầu tư dây chuyền thứ 3 và thứ tư với công nghệ thiết bị như hai dây chuyền nêu trên, cũng chỉ mua ống nghiền và máy phân ly còn các thiết bị khác do các cán bộ công nhân viên nhà máy tự chế tạo. Nhờ có kinh nghiệm trong chế tạo và lắp đặt nên tiến độ xây dựng nhanh hơn, chi phí đầu tư giảm chỉ còn 4.500 triệu đồng (giảm 2.800 triệu đồng so với dây chuyền thứ nhất và giảm 500 triệu đồng so với dây chuyền thứ hai). Công trình đã đưa vào sử dụng tháng 2 và thánh 12 năm 2002. Nâng tổng công suất của nhà máy lên 400.000 tấn/năm. Từ tháng 7/2003 nhà máy có tung ra thị trường sản phảm xi măng chất lượng cao PCB 40, tháng 12/2003 nhà máy được Trung Tâm Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn- QUACERT cấp dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6260: 1997 số SP 314.03.16 ngày 23/12/2003 cho sản phẩm xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 40. Đến nay, sau hơn 3 năm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại nhà máy. Nhà máy đã._.i ngủ marketing chuyên biệt. W2W7O2: Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận để khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết hợp WT W1W2W5T2T3T4: Nâng cao năng lực cạnh tranh. W4W8T1T6: Xác lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp với giá rẽ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định. W3W6T2T3T5: Đẩy mạnh thực hiện việc quảng cáo trên báo, Internet, lập trang Web riêng cho nhà máy. 45 Qua việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu bên trong nhà máy cũng như các nguy cơ, các cơ hội bên ngoài tác động đến nhà máy, từ đó tôi xin đưa ra các chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy như sau: - Mở rộng nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường Campuchia bằng cách thành lập đội ngủ marketing chuyên biệt, thiết lập kênh phân phối, đẩy mạnh việc quảng cáo trên báo, Internet và lập trang Web riêng cho nhà máy để quảng cáo sản phẩm xi măng của nhà máy nhằm làm cho người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Và đồng thời dựa vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam để đẩy mạnh việc mở rộng thị trường. - Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xác lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu với giá rẽ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định, huy động nguồn vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm, đồng thời nghiên cứu cải tiến máy móc, trang thiết bị đặc biệt là các dây chuyền để nhằm giảm chi phí đầu vào đủ để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. - Giữ vững và cũng cố thị trường hiện tại, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ mạnh bằng các hình thức như: khuyến mãi, chiết khấu theo sản lượng, giảm giá hoặc cho hưởng điều kiện thanh toán ưu đãi..., tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận thành một hệ thống đồng bộ nhằm hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh. 5.1. Giải pháp về marketing 5.1.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm - Nên tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 phù hợp với Trung Tâm Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn ( QUACERT) và tổ chức chứng nhận QMS ( Úc) để sản phẩm có chất lượng ổn định hơn. - Nhà máy nên xây dựng phòng thí nghiệm cải tiến sản xuất theo qui trình công nghệ mới để kiểm soát kịp thời, chính xác đầu vào lẫn đầu ra. - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xi măng PCB 30 và PCB 40, mà những loại sản phẩm này chỉ phù hợp với nước ngọt và chuyên dùng cho các vùng ven biển. Do đó, để đi vào chổ hở của thị trường và mở rộng sang thị trường mới thì nhà máy nên đầu tư nghiên cứu tìm ra loại xi măng phù hợp với các nơi cũng như phù hợp với các vùng nước phèn. - Tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào có uy tín với giá rẽ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định và kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào để chất lượng của sản phẩm được ổn định và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. - Đối với bao bì của sản phẩm xi măng PCB 40 thì nhà máy nên thay đổi kiểu dáng bên ngoài như sản phẩm PCB 30 nhưng vẫn giữ màu cũ để khách hàng nhận dạng được đó là sản phẩm xi măng. 5.1.2. Giải pháp về chiến lược giá - Thưởng cho khách hàng thanh toán hóa đơn sớm bằng cách chiết khấu tiền mặt; đối với khách hàng mua với khối lượng lớn, tiêu thụ đạt hoặc vượt chỉ tiêu do nhà máy qui định thì nhà máy thưởng cho khách hàng bằng hình thức chiết khấu theo mùa hoặc chiết khấu theo số lượng, trợ giá vận chuyển cho các khách hàng lâu năm. 46 - Đối với từng khu vực khác nhau mà nhà máy nên thực hiện chính sách giá bán khác nhau để chiếm lĩnh thị trường nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên tìm hiểu những phản ứng của khách hàng cũng như của đối thủ cạnh tranh như thế nào về giá bán sản phẩm của nhà máy để có biện pháp điều chỉnh giá bán kịp thời nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh. 5.1.3. Giải pháp về chiến lược phân phối Để đưa được sản phẩm ra thị trường, điều trước tiên mà nhà máy phải làm là phải nghiên cứu để xác định nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, để thuận tiện trong việc nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng và thị trường cũng như đảm bảo tính kịp thời khi khách hàng cần thì nhà máy nên phân loại khách hàng thành các nhóm và phân khúc thị trường theo khu vực địa lý. Từ đó xây dựng các kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng như sau: - Đối với thị trường An Giang: thành lập 3 nhà phân phối, 28 đại lý. - Đối với thị trường các tỉnh ĐBSCL: thành lập 3 nhà phân phối, 70 đại lý - Đối với thị trường Miền Đông Nam Bộ: thành lập 1 nhà phân phối, 4 đại lý - Đối với thị trường Campuchia: thành lập 1 nhà phân phối. Sỡ dĩ, tôi đề xuất số lượng các nhà phân phối và các đại lý như trên là do tôi căn cứ vào sự ổn định và ngày càng phát triển của các thị trường: An Giang, các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và thị trường tiềm năng Campuchia. 5.1.4. Giải pháp về chiến lược chiêu thị - Nhà máy nên lập trang Web riêng của nhà máy để giới thiệu sản phẩm của mình cho người tiêu dùng biết đến. - Trên vỏ bao bì nhà máy nên ghi địa chỉ trang Web, địa chỉ email, số điện thoại để khách hàng dễ dàng liên lạc với nhà máy khi cần hàng. - Thực hiện chăm sóc khách hàng thường xuyên bằng cách điện thoại của đội ngũ tiếp thị, mời các đại lý đến dự hội nghị khách hàng hàng năm. - So với các loại sản phẩm xi măng khác thì sản phẩm xi măng của nhà máy xi măng An Giang không mấy người biết đến. Do đó, nhà máy nên thực hiện việc tặng Băng gol, bảng hiệu giới thiệu sản phẩm của nhà máy cho các đại lý hoặc cửa hàng hợp tác lâu năm nhà máy. - Tổ chức đi du lịch nước ngoài cho những đại lý nào tiêu thụ khoảng 2.000 đến 2.500 tấn sản phẩm xi măng trên một năm nhưng tùy theo tình hình tiêu thụ mà nhà máy điều chỉnh mức sản lượng được hưởng khuyến mãi lại. - Hỗ trợ về kỹ thuật cho khách hàng ngoài ra nhà máy cũng nên tiến hành đào tạo về kỹ thuật cho khách hàng khi khách hàng cần. 5.1.5. Giải pháp về con người Nhà máy nên thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nhân viên của nhà máy đặc biệt là nhân viên phụ trách công tác tiếp thị và bán hàng hiểu rõ hơn về: lịch sử hình thành của nhà máy; đặc tính sản phẩm của nhà máy; mục tiêu, phương hướng kinh doanh của nhà máy; tâm lý và đặc tính của khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh nguyên tắc bán hàng, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm trong giao tiếp, tạo quan hệ; tiến trình hoạt động thực tế và trách nhiệm của họ đối với nhà máy. 47 5.2. Giải pháp về nhân sự - Một sản phẩm tốt hay xấu bị ảnh hưởng rất nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân và cách bố trí sắp xếp lực lượng lao động sao cho hợp lý và phù hợp với sở thích của người công nhân. Do đó, nhà máy phải thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho các người lao động và cả cán bộ quản lý về chuyên môn kỷ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý…nhằm làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng một cao hơn để thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. - Để việc mở rộng thị trường tiêu thụ và vươn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Campuchia thì nhà máy nên tuyển chọn một bộ phận Marketing chuyên biệt để thu thập thông tin chính xác về thị trường, đối thủ cạnh tranh nhằm đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ và tốc độ tiêu thụ. - Ngoài công tác đào tạo nhà máy nên tổ chức cho các cán bộ công nhân viên đi tham quan các nhà máy xi măng khác để học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. - Phải tuyển dụng thêm nhân sự từ các trường đại học hoặc cao đẳng để bố trí nhân sự đúng với trình độ chuyên môn hoặc những qui định về mẫu mã, các tiêu chuẩn về chất lượng chứ không lấy nhâ sự khâu này chuyển qua khâu khác. 5.3. Giải pháp về vốn và thanh toán * Đối với các khoản phải thu: - Thị trường Campuchia: nhà máy nên kết hợp với ngân hàng để thực hiện các thương vụ mua bán. Điều này sẽ giúp nhà máy tránh được những rủi ro về vấn đề thu hồi đồng vốn kinh doanh. - Tìm hiểu kỷ về khách hàng cũng như theo sát tình hình công nợ của nhà máy, tránh trường hợp bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, đôn đốc khách hàng thanh toán. Cụ thể: + Tăng cường sử dụng các biện pháp để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước và đúng hạn bằng hình thức giảm giá, chiết khấu. + Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thanh toán tiền nhanh. * Đối với các khoản phải trả: Nhà máy nên đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng thì khi đó nhà máy sẽ có thêm một khoản vốn để trang trãi các khoản nợ. 5.4. Giải pháp về công nghệ - Để tiến tới thực hiện ISO 14000 thì nhà máy nên đẩy mạnh việc nghiên cứu và đầu tư việc sử dụng công nghệ sạch và phù hợp hơn để bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của quốc tế. - Sử dụng xỉ lò cao làm phụ gia để sản xuất xi măng, nó chỉ cần trộn với Clinker là tạo được xi măng. Sử dụng xỉ lò cao sẽ thay thế một phần Clinker, không cần sử dụng các phụ gia khác như xi măng thông thường và giảm được năng lượng điện và không cần đầu tư thêm trang thiết bị. - Với 4 dây chuyền hiện có nhà máy nên nghiên cứu cải tiến để nâng cao năng suất lên 400.000 tấn/năm nhằm tạo ra sản phẩm ngày càng hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. 48 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ  6.1. Kết luận Trên con đường hội nhập kinh tế trong thời gian qua của nền kinh tế Việt Nam cùng với nền kinh tế thế giới và khu vực có không ít khó khăn và thách thức nhưng nhà máy xi măng An Giang vẫn đảm bảo được doanh thu và đem lại lợi nhuận cho nhà máy. Qua đó có thể thấy rằng trong thời gian qua nhà máy xi măng An Giang đã từng bước tăng trưởng và phát triển, từng bước tạo thế vững chắc cho mình. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhà máy cũng còn nhiều hạn chế về sản lượng tiêu thụ, thị trường chưa vững chắc và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của đối thủ nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh nhà máy đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh An Giang phát triển, đem lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh và thu về nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian thực tập tại nhà máy về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình nhân sự, hình thức trả lương, những khó khăn và thuận lợi, nguy cơ, thách thức và kết quả đạt được của nhà máy trong thời gian qua. Bên cạnh đó còn đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ; tình hình mua vào; tình hình dự trữ; tình hình biến động tài sản; tình hình biến động nguồn vốn; các khoản phải thu; các khoản phải trả; tình hình tài chính và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy từ năm 2003 – 2005. Trên cơ sở đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như các mặt hạn chế, tôi đã đề ra các chiến lược kinh doanh cho nhà máy trong những năm tiếp theo và đưa ra một số giải pháp để thực hiện các chiến lược đó nhằm cùng với nhà máy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nói chung, để khắc phục được những mặt hạn chế đang gặp phải trong quá trình kinh doanh và ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm tiếp theo thì nhà máy nên mở rộng nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường Campuchia bằng cách thành lập đội ngủ marketing chuyên biệt, thiết lập kênh phân phối, đẩy mạnh việc quảng cáo trên báo, Internet và lập trang Web riêng cho nhà máy để quảng cáo sản phẩm xi măng của nhà máy. Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì nhà máy nên xác lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá rẽ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định, huy động nguồn vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm, đồng thời nghiên cứu cải tiến máy móc, trang thiết bị đặc biệt là các dây chuyền để nhằm giảm chi phí đầu vào đủ để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, nhà máy cũng nên giữ vững và cũng cố thị trường hiện tại, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ mạnh bằng các hình thức như: khuyến mãi, chiết khấu theo sản lượng, giảm giá hoặc cho hưởng điều kiện thanh toán ưu đãi..., tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận thành một hệ thống đồng bộ nhằm hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh. 6.2. Kiến nghị 6.2.1. Về phía nhà nước - Nên giảm thuế nhập khẩu Clinker nhằm giúp cho các công ty sản xuất xi măng trong nước nói chung và cho nhà máy xi măng An Giang nói riêng. 49 - Nên đẩy mạnh việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, hội chợ giao thương, thủ tục hành chính để bán hàng qua Campuchia. - UBND tỉnh An Giang nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy tiến đến việc thực hiện cổ phần hóa trong một thời gian nhanh nhất. 6.2.2. Về phía nhà máy Về bảo vệ môi trường: như đã biết sức khỏe con người vốn là quí nhất, giữ gìn sức khỏe không gì bằng sống và làm việc trong môi trường trong sạch và để có sự phát triển bền vững cần phải có cuộc sống bền vững, cần phải có cuộc sống hòa hợp với cộng đồng xung quanh, bảo vệ môi trường nhà máy đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh, nghĩa là phải xử lý triệt để chất thải ra môi trường bên ngoài. Do đó để bảo vệ môi trường nhà máy cũng như của xã hội thì nhà máy xi măng An Giang cần đẩy mạnh việc hình thành và thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000. Về hỗ trợ người lao động: hàng tuần nhà máy nên tổ chức cuộc họp các trưởng phòng và các quản đốc của các phân xưởng để lấy ý kiến phản hồi của người lao động tại các nơi mà các trưởng phòng và các quản đốc quản lý về các nhân tố ảnh hưởng đế phúc lợi xã hội, sự thỏa mãn và động lực của người lao động về mức thu nhập hàng tháng; chế độ bảo hiểm; chế độ bồi dưỡng ăn ca trưa và bồi dưỡng độc hại; các vấn đề an toàn vệ sinh lao động; việc phát triển nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Trong lao động sản xuất: nếu có tăng ca thì nhà máy nên trả cho người lao động mức tiền lương theo đúng Bộ Luật Lao Động. Ngoài ra, nhà máy cũng nên đẩy mạnh hơn nữa việc động viên tinh thần, tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động như: sinh hoạt, vui chơi giải trí, thể dục thể thao… nhân dịp các ngày lễ. Ngoài ra, nhà máy nên thực hiện chính sách cho vay không lãi đối với các cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng cách trả chậm trong 4 năm hoặc bằng hình thức trừ dần vào lương. Đối với những trường hợp có nhu cầu mua vật dụng gia đình, vốn phát triển sản xuất chăn nuôi nhỏ nhà máy nên thực hịện bảo lãnh ngân hàng để người lao động trong nhà máy có điều kiện vay vốn hình thức trả góp hàng tháng. Đối với công nhân viên mới tuyển dụng nhà máy nên bố trí nhân viên cũ hoặc tổ trưởng nơi làm việc kèm cập và hướng dẫn để nhân viên mới nắm rõ môi trường làm việc thực tế tại nhà máy và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn. Về y tế: ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ mua bảo hiểm y tế 100 % cho cán bộ công nhân viên, hàng tháng nhà máy nên tiếp tục duy trì hơn nữa việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho tất cả cán bộ công nhân viên để nhà máy có kế hoạch bồi dưỡng hoặc cho nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe. Về nguyên liệu đầu vào: nhà máy nên chủ động tìm kiếm nhà cung cấp ổn định và lâu dài với giá cả hợp lý và có thể tạo mối quan hệ lâu dài với họ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục nhằm làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm. Trong lĩnh vực nghiên cứu tiếp thị thì nhà máy nên thành lập đội ngủ marketing chuyên biệt để nhằm làm cho người tiêu dùng biết đến và tiêu thụ sản phẩm xi măng của nhà máy. Về công tác phòng cháy chữa cháy: đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp của tỉnh phải phối hợp cùng nhà máy tổ chức đào tạo và tập huấn các phương án chữa 50 cháy cho những người lao đông trong phân xưởng sản xuất và phân xưởng cơ điện khi có sự cố xảy ra. 51 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang từ năm 2003 - 2005 ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng 133.382.280 140.711.334 120.148.233 Các khoản giảm trừ 0 0 0 Chiết khấu thương mại 0 0 0 Giảm giá hàng bán 0 0 0 Hàng bán bị trả lại 0 0 0 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 0 0 0 1 Doanh thu thuần 133.382.280 140.711.334 120.148.233 2 Giá vốn hàng bán 109.267.952 121.631.402 108.298.379 3 Lợi nhuận gộp 24.114.328 19.079.932 11.849.854 4 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 5 Chi phí tài chính 1.328.274 1.444.114 1.683.074 Trong đó: Lãi vay 1.328.274 1.444.114 1.683.074 6 Chi phí bán hàng 4.817.236 4.757.914 2.507.102 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.202.020 5.033.392 4.479.735 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 12.766.798 7.844.512 3.179.943 9 Thu nhập khác 52 0 11.244 10 Chi phí khác 0 13.216 0 11 Lợi nhuận khác 52 -13.216 11.244 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 12.766.850 7.831.296 3.191.187 13 Thuế TNDN phải nộp 3.417.289 2.013.263 828.757 14 Lợi nhuận sau thuế 9.349.561 5.818.033 2.362.430 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 A TSLĐ VÀ ĐTNH 35.563.258 44.670.852 46.435.958 I Tiền 86.876 12.761 0 1 Tiền mặt tại quỹ 86.876 12.761 0 2 Tiền gởi ngân hàng 0 0 0 3 Tiền đang chuyển 0 0 0 II Các khoản ĐTTCNH 0 0 0 1 Đầu tư chứng khoán NH 0 0 0 2 Đầu tư NH khác 0 0 0 3 Dự phòng giảm giá đầu tư NH 0 0 0 III Các khoản phải thu 24.140.607 28.815.668 30.723.713 1 Phải thu của khách hàng 23.871.414 28.378.447 30.553.064 2 Trả trước cho người bán 0 0 0 3 Thuế GTGT được khấu trừ 0 333.162 90.439 4 Phải thu nội bộ 0 0 0 Vốn KD ở các ĐV trực thuộc 0 0 0 Phải thu nội bộ khác 0 0 0 Phải thu theo tiến độ KHHĐXD 0 0 0 5 Các khoản phải thu khác 269.193 211.759 159.760 6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 -107.700 -79.550 IV Hàng tồn kho 11.209.733 15.773.232 15.706.245 1 Hàng mua đang đi trên đường 0 0 0 2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 8.844.427 13.265.826 13.442.356 3 Công cụ, dụng cụ trong kho 1.207.560 2.402.446 2.103.394 4 Chi phí SXKD dở dang 0 103.578 148.348 5 Thành phẩm tồn kho 1.157.746 1.382 12.147 6 Hàng hóa tồn kho 0 0 0 7 Hàng gởi đi bán 0 0 0 8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 V Tài sản lưu động khác 126.042 69.191 6.000 1 Tạm ứng 54.191 69.191 6.000 2 Chi phí trả trước 12.851 0 0 3 Chi phí chờ kết chuyển 0 0 0 4 Tài sản thiếu chờ xử lý 0 0 0 5 CK cầm cố, ký quỹ, ký cược NH 59.000 0 0 VI Chi sự nghiệp 0 0 0 1 Chi sự nghiệp năm trước 0 0 0 2 Chi sự nghiệp năm nay 0 0 0 B TSCĐ VÀ ĐTDH 15.357.702 14.587.823 14.489.065 I Tài sản cố định 15.197.745 14.070.416 14.353.239 1 Tài sản cố định hữu hình 14.124.960 12.988.631 13.209.691 Nguyên giá 28.836.366 31.134.286 34.280.090 Giá trị hao mòn lũy kế -14.711.406 -18.145.655 -21.070.399 2 Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 Nguyên giá 0 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 3 Tài sản cố định vô hình 1.072.785 1.081.785 1.143.548 Nguyên giá 1.394.438 1.403.438 1.465.201 Giá trị hao mòn lũy kế -321.653 -321.653 -321.653 II Các khoản đầu tư tài chính DH 70.000 100.000 110.000 1 Đầu tư chứng khoán DH 70.000 100.000 110.000 2 Góp vốn liên doanh 0 0 0 3 Đầu tư DH khác 0 0 0 4 Dự phòng giảm giá đầu tư DH 0 0 0 III Chi phí XDCB dở dang 89.957 417.407 25.826 IV Các khoản ký cược, ký quỹ DH 0 0 0 V Chi phí trả trước DH 0 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 50.920.960 59.258.675 60.925.023 A NỢ PHẢI TRẢ 22.210.426 26.606.644 29.659.042 I Nợ NH 21.653.426 25.515.693 28.529.564 1 Vay NH 0 0 0 2 Nợ DH đến hạn trả 0 0 0 3 Phải trả cho người bán 4.032.923 10.817.182 11.805.546 4 Người mua trả tiền trước 0 0 0 5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.479.077 943.933 -137.512 6 Phải trả công nhân viên 889.966 789.645 332.153 7 Phải trả cho các ĐV nội bộ 14.184.783 12.905.041 16.550.037 8 Phải trả khác 66.677 59.892 -20.660 9 Phải trả theo tiến độ KHHĐXD 0 0 0 II Nợ DH 0 0 0 1 Vay DH 0 0 0 2 Nợ DH 0 0 0 3 Trái phiếu phát hành 0 0 0 III Nợ khác 557.000 1.090.951 1.129.478 1 Chi phí phải trả 557.000 1.090.951 1.129.478 2 Tài sản thừa chờ xử lý 0 0 0 3 Nhận ký quỹ, ký cược DH 0 0 0 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 28.710.534 32.652.031 31.265.981 I Nguồn vốn, quỹ 26.764.729 31.370.067 31.265.981 1 Nguồn vốn kinh doanh 22.313.645 28.354.878 29.372.681 2 Chênh lệch đánh gái lại tài sản 0 0 0 3 Chênh lệch tỷ giá 0 0 0 4 Quỹ đầu tư phát triển 3.783.275 1.800.675 1.778.786 5 Quỹ dự phòng tài chính 667.809 1.214.514 114.514 6 Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 0 7 Nguồn vốn đầu tư XDCB 0 0 0 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.945.805 1.281.964 0 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 886.300 1.281.964 0 2 Quỹ quản lý của cấp trên 0 0 0 3 Nguồn kinh phí sự nghiệp 366 0 0 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 0 0 0 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 366 0 0 4 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 0 5 Quỹ DP về trợ cấp mất việc làm 1.059.139 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50.920.960 59.258.675 60.925.023 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 3: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: tấn Tháng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 XMAG Gia công XMAG Gia công XMAG Gia công XMAG Gia công XMAG Gia công 1 10.272 8.817 10.922 4.853 12.923 13.099 650 -3.965 2.000 8.246 2 11.326 8.748 15.076 9.478 7.994 6.788 3.751 730 -7.082 -2.691 3 16.726 14.709 18.973 10.424 14.832 14.456 2.247 -4.285 -4.141 4.032 4 21.028 12.095 22.386 10.807 17.082 15.368 1.359 -1.288 -5.304 4.561 5 19.397 19.001 20.380 11.034 14.916 14.367 983 -7.967 -5.463 3.334 6 15.341 9.052 14.756 8.690 12.774 4.182 -585 -362 -1.981 -4.508 7 12.004 10.735 14.428 9.878 11.709 0 2.424 -857 -2.719 -9.878 8 13.527 9.935 12.629 10.083 11.883 0 -898 148 -746 -10.083 9 10.903 9.441 10.939 8.047 10.315 0 36 -1.393 -624 -8.047 10 12.953 9.895 11.287 10.426 11.287 0 -1.666 531 0 -10.426 11 12.812 11.512 12.383 11.243 12.489 0 -429 -269 106 -11.243 12 15.080 121.536 15.962 11.533 14.891 0 882 -110.003 -1.071 -11.533 Tổng cộng 171.368 245.477 180.122 116.496 153.096 68.260 8.753 -128.981 -27.026 -48.236 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 4: Bảng phân tích tình hình mua nguyên liệu đầu vào của nhà máy xi măng An Giang f ĐVT: tấn TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % 1 Clinker 146.200 136.150 114.454 -10.050 -7 -21.696 -16 2 Thạch cao 5.910 5.794 4.537 -116 -2 -1.257 -22 3 Đá phụ gia 38.531 40.365 39.652 1.833 5 -713 -2 Tổng cộng 190.641 182.309 158.643 -8.333 -4 -23.666 -13 ( Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 5: Bảng phân tích tình hình dự trữ hàng hóa của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) g 1 Hàng mua đang đi trên đường 0 0 0 0 0 0 0 2 Nguyên vật liệu tồn kho 8.844.427 13.265.826 13.442.356 4.421.399 49.99 176.530 1.33 3 Công cụ, dụng cụ tồn kho 1.207.560 2.402.446 2.103.394 1.194.886 98.95 -299.052 -12.45 4 Chi phí SXKD dở dang 0 103.578 148.348 103.578 44.770 43.22 5 Thành phẩm tồn kho 1.157.746 1.382 12.147 -1.156.364 -99.88 10.765 778.94 6 Hàng hóa tồn kho 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 11.209.733 15.773.232 15.706.245 4.563.499 41 -66.987 -0.42 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 6: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NH 35.563.260 44.670.852 46.435.958 9.107.592 25.6 1.765.106 4 1 Vốn bằng tiền 86.876 12.761 0 -74.115 -85.3 -12.761 -100 2 Đầu tư tài chính NH 0 0 0 0 0 0 0 3 Các khoản phải thu 24.140.607 28.815.668 30.723.713 4.675.061 19.4 1.908.045 6.6 h 4 Hàng tồn kho 11.209.733 15.773.232 15.706.245 4.563.499 40.7 -66.987 -0.4 5 Tài sản lưu động khác 126.042 69.191 6.000 -56.851 -45.1 -63.191 -91.3 6 Chi phí sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 B TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DH 15.357.702 14.587.823 14.489.065 -769.879 -5 -98.758 -0.7 1 Tài sản cố định 15.197.745 14.070.416 14.353.239 -1.127.329 -7.4 282.823 2 2 Đầu tư tài chính DH 70.000 100.000 110.000 30.000 42.9 10.000 10 3 Chi phí XDCB dở dang 89.957 417.407 25.826 327.450 364 -391.581 -93.8 4 Các khoản ký cược, ký quỹ DH 0 0 0 0 0 0 0 5 Chi phí trả trước DH 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 50.920.962 59.258.675 60.925.023 8.337.713 16.4 1.666.348 2.8 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 7: Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A Nợ phải trả 22.210.426 26.606.644 29.659.042 4.396.218 19.8 3.052.398 11.5 INợ NH 21.653.426 25.515.693 28.529.564 3.862.267 17.8 3.013.871 11.8 1 Vay NH 0 0 0 0 0 0 0 2 Nợ DH đến hạn trả 0 0 0 0 0 0 0 3 Phải trả cho người bán 4.032.923 10.817.182 11.805.546 6.784.259 168.2 988.364 9.1 4 Người mua trả tiền trước 0 0 0 0 0 0 0 5 Thuế và các khoản phải nộp 2.479.077 943.933 -137.512 -1.535.144 -61.9 -1.081.445 -114.6 6 Phải trả công nhân viên 889.966 789.645 332.153 -100.321 -11.3 -457.492 -57.9 7 Phải trả cho các ĐV nội bộ 14.184.783 12.905.041 16.550.037 -1.279.742 -9 3.644.996 28.2 i 8 Phải trả khác 66.677 59.892 -20.660 -6.785 -10.2 -80.552 -134.5 9 Phải trả theo tiến độ KHHĐXD 0 0 0 0 0 0 0 II Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 III Nợ khác 557.000 1.090.951 1.129.478 533.951 95.9 38.527 3.5 B Nguồn vốn chủ sở hữu 28.710.534 32.652.031 31.265.981 3.941.497 13.7 -1.386.050 -4.2 I Nguồn vốn - quỹ 26.764.729 31.370.067 31.265.981 4.605.338 17.2 -104.086 -0.3 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.945.805 1.281.964 0 -663.841 -34.1 -1.281.964 -100 Tổng cộng 50.920.960 59.258.675 60.925.023 8.337.715 16.4 1.666.348 2.8 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 8: Bảng phân tích các khoản phải thu của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng cộng 24.140.607 28.815.668 30.723.713 4.675.061 19.4 1.908.045 6.6 1 Phải thu của khách hàng 23.871.414 28.378.447 30.553.064 4.507.033 18.9 2.174.617 7.7 2 Trả trước cho người bán 0 0 0 0 0 0 0 3 Thuế GTGT được khấu trừ 0 333.162 90.439 333.162 0 -242.723 -72.9 4 Phải thu nội bộ 0 0 0 0 0 0 0 5 Vốn KD ở các ĐV trực thuộc 0 0 0 0 0 0 0 6 Phải thu nội bộ khác 0 0 0 0 0 0 0 7 Phải thu theo tiến độ KHHĐXD 0 0 0 0 0 0 0 8 Các khoản phải thu khác 269.193 211.759 159.760 -57.434 -21.3 -51.999 -24.6 9 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 -107.700 -79.550 -107.700 0 28.150 -26.1 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) j Phụ lục 9: Bảng phân tích các khoản phải trả của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) Phụ lục 10: Bảng phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang ĐVT: 1.000 đồng k TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng cộng 21.653.426 25.515.693 28.529.564 3.862.267 17.8 3.013.871 11.8 1 Vay NH 0 0 0 0 0 0 0 2 Nợ DH đến hạn trả 0 0 0 0 0 0 0 3 Phải trả cho người bán 4.032.923 10.817.182 11.805.546 6.784.259 168.2 988.364 9.1 4 Người mua trả tiền trước 0 0 0 0 0 0 0 5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.479.077 943.933 -137.512 -1.535.144 -61.9 -1.081.445 -114.6 6 Phải trả công nhân viên 889.966 789.645 332.153 -100.321 -11.3 -457.492 -57.9 7 Phải trả cho các ĐV nội bộ 14.184.783 12.905.041 16.550.037 -1.279.742 -9 3.644.996 28.2 8 Phải trả khác 66.677 59.892 -20.660 -6.785 -10.2 -80.552 -134.5 9 Phải trả theo tiến độ KHHĐXD 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng kế toán của nhà máy xi măng An Giang) l TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Doanh thu bán hàng 133.382.280 140.711.334 120.148.233 7.329.054 5.49 -20.563.101 -14.6 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần 133.382.280 140.711.334 120.148.233 7.329.054 5.5 -20.563.101 -14.6 4 Giá vốn hàng bán 109.267.952 121.631.402 108.298.379 12.363.450 11.3 -13.333.023 -11.0 5 Lợi nhuận gộp 24.114.328 19.079.932 11.849.854 -5.034.396 -20.9 -7.230.078 -37.9 6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 0 0 7 Chi phí tài chính 1.328.274 1.444.114 1.683.074 115.840 8.7 238.960 16.5 8 Chi phí bán hàng 4.817.236 4.757.914 2.507.102 -59.322 -1.2 -2.250.812 -47.3 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.202.020 5.033.392 4.479.735 -168.628 -3.2 -553.657 -11.0 10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 12.766.798 7.844.512 3.179.943 -4.922.286 -38.6 -4.664.569 -59.5 11 Thu nhập khác 52 0 11.244 -52 -100 11.244 0 12 Chi phí khác 0 13.216 0 13.216 0 -13.216 -100 13 Lợi nhuận khác 52 -13.216 11.244 -13.268 -25515.4 24.460 -185.1 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 12.766.850 7.831.296 3.191.187 -4.935.554 -38.7 -4.640.109 -59.3 15 Thuế TNDN phải nộp 3.417.289 2.013.263 828.757 -1.404.026 -41.1 -1.184.506 -58.8 16 Lợi nhuận sau thuế 9.349.561 5.818.033 2.362.430 -3.531.528 -37.8 -3.455.603 -59.4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Văn kiện Đại Hội Đảng. năm 2003. nhà máy xi măng An Giang 2.Văn kiện Đại Hội Đảng. năm 2004. nhà máy xi măng An Giang 3.Văn kiện Đại Hội Đảng. năm 2005. nhà máy xi măng An Giang 4. 5. - ctylindoanhximngholcim-28b32d.vn/ 6. 7. 8. 9.Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh. năm 2005. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Trường Đại Học An Giang. 10.Phó tiến sĩ Phạm Văn Được. năm 1996. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. TP Hồ Chí Minh: NXB thống kê 11.Phạm Thanh Hà. năm 2004. . Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài chính. Khoa Kinh Tế. Đại Học An Giang. 12.Nhà máy Xi Măng An Giang. Báo Cáo Tự Đánh Giá tháng 07/2005. An Giang 13.Nguyễn Văn Thuận. năm 1996. Quản trị tài chính. NXB Thống Kê. A ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1076.pdf
Tài liệu liên quan