Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ trong các Doanh nghiệp công nghiệp hiện nay

Lời nói đầu Cơ chế kinh tế thị trường với sự hoạt động vô cùng mạnh mẽ của nó dưới sự điều tiết của Chính phủ và sự hoạt động tự nhiên của các quy luật khách quan về kinh tế đã được đánh giá là cơ chế tốt nhất từ trước đến nay để đảm bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau cùng phát triển, thông qua đó mà toàn bộ nền kinh tế phát triển theo. Nhưng trong quá trình cạnh tranh, vũ khí quan trọng nhất để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường đó

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ trong các Doanh nghiệp công nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là công nghệ. Vì công nghệ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nguồn nguyên, nhiên vật liệu, giảm thời gian lao động, tận dụng tốt và hợp lý các nguồn lực sẵn có...để từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nào biết đầu tư cho công nghệ một cách có hiệu quả thì gần như doanh nghiệp đó đã nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng hãy nhìn lại về thực trạng và tình hình công nghệ nước ta xem sao? Trong khi các nước phương Tây đã phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ như vũ bão (từ thế kỷ thứ 18 trở đi) thì Việt Nam, khoa học kỹ thuật hầu như không có, nền kinh tế thì vô cùng lạc hậu dưới chế độ phong kiến và chịu ảnh hưởng triền miên trong các cuộc chiến tranh. Nặng nề nhất là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Đã thế sau khi thoát khỏi chiến tranh rồi, nước ta lại bị các thế lực bên ngoài bao vây về kinh tế khiến cho chúng ta không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bất lợi hơn nữa vì sự xoay chuyển chậm chạp về cơ chế kinh tế của nước ta khi chiến tranh đã kết thúc nên phải đến tận năm 1986, Việt Nam mới bắt đầu dần dần chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Như vậy, nền tảng và cơ sở từ trước để cho chúng ta phát triển công nghệ thì không có, thêm vào đó, cơ chế kinh tế thị trường mới ra đời và chậm phát triển (14năm). Điều đó khiến cho năng lực công nghệ của chúng ta còn rất thấp. Đặc biệt hiệu quả đầu tư vào công nghệ còn kém vì chưa có kinh nghiệm trong việc chuyển giao, lựa chọn và sử dụng công nghệ. Thêm vào đó, nguồn vốn cho đầu tư vào phát triển công nghệ của Nhà nước và các doanh nghiệp lại rất ít nên cũng rất khó khăn trong việc thúc đẩy công nghệ phát triển. Như vậy, vốn ít thì không có điều kiện để đầu tư cho công nghệ, công nghệ lạc hậu thì sản xuất kém hiệu quả và không tăng được vốn. Chỉ khi nào chúng ta bứt phá ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thì mới tạo đà thuận lợi để phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Để bứt phá ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó thiết nghĩ chỉ có một cách duy nhất là làm sao sử dụng đồng vốn ít ỏi của mình để đầu tư vào sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ. Vì công nghệ là vũ khí quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chính vì lẽ đó mà đề tài này được hoàn thiện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay. Kết cấu của đề án này gồm các phần sau: Phần I- Một số vấn đề lý luận về đầu tư công nghệ + Công nghệ và vai trò công nghệ. + Những nội dung cơ bản về đầu tư công nghệ. Phần II- Thực trạng tình hình đầu tư công nghệ và hiệu quả sử dụng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay. + Thực trạng tình hình đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trong những năm qua. + Những kết quả và hạn chế. Phần III- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay. + Phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới. + Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ. Phần I Một số vấn đề lý luận về đầu tư công nghệ. I- Công nghệ và vai trò của công nghệ. 1. Khái niệm về công nghệ và các thành phần công nghệ. * Khái niệm: Khi nghiên cứu bất kỳ một vấn đề nào đó thì trước hết ta phải hiểu được bản chất của đối tượng nghiên cứu là cái gì. ở đây, ta đang nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến công nghệ. Nhưng trên thực tế, trên thế giới lại có rất nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ. Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) thì: "Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ hệ thống và có phương pháp". Theo tổ chức ESCAP - uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương thì: "Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin" Sau đó, ESCAP mở rộng thêm:"Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ và thông tin". Ngoài hai định nghĩa trên, còn có rất nhiều các định nghĩa khác về công nghệ. Các cách hiểu của chúng về công nghệ không đồng nhất với nhau mà chỉ giao thoa với nhau hoặc thiên về thể hiện, nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của công nghệ. Định nghĩa của UNIDO đứng trên giác độ của một tổ chức phát triển công nghiệp, nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó. Định nghĩa của ESCAP được coi là một bước ngoặt lịch sử trong quan niệm về công nghệ - Nó mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý như công nghệ du lịch, công nghệ ngân hàng, công nghệ đào tạo, công nghệ văn phòng... Ngoài ra, ở Việt Nam còn có quan niệm: "Công nghệ là kiến thức, là kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi". Và một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ: "Công nghệ là tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra". Tất cả những quan niệm đó đã giúp cho chúng ta có một nhận thức tương đối rõ về công nghệ, mặc dù không thể có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho công việc nghiên cứu của đề án này, tác giả sẽ thiên về hiểu công nghệ theo quan điểm của UNIDO: "Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp". * Các thành phần của công nghệ Có hai cách tốt nhất để phân chia các thành phần của công nghệ: - Có thể phân chia công nghệ thành hai phần: + Phần cứng: là phần công nghệ được hàm chứa trong các vật thể, bao gồm một phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà máy .... Trong công nghệ chế tạo, các máy móc thiết bị thường lập thành dây chuyền công nghệ. + Phần mềm: Bao gồm con người, thông tin công nghệ và quản lý. Công nghệ được hàm chứa trong nó bao gồm các kiến thức, kỹ năng và quy trình của sản xuất. Phần cứng của công nghệ thường ít biến động, ít chịu sự tác động của kinh tế, xã hội. Nhưng những biến động của nền kinh tế xã hội sẽ tác động một cách rõ rệt, hết sức nhạy cảm và tác động đối với từng vùng khác nhau. Phần mềm chứa hàm lượng chất xám lớn, vì vậy phải thực sự biết sử dụng thì nó mới có thể phát huy tác dụng tốt. - Cũng có thể phân chia công nghệ thành 4 thành phần: + Công nghệ hàm chứa trong phần vật tư kỹ thuật (Techno Ware) viết tắt là phần T - chính là phần cứng đã được nêu ở trên. + Công nghệ hàm chứa trong con người làm việc. Nó bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như: kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động.... Dạng hàm chứa này của công nghệ gọi là phần con người - Human Ware (H). + Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hoá như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, các công thức, các bí quyết.... Dạng hàm chứa này gọi là phần thông tin của công nghệ - Infor Ware (I). + Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết v..v... Có thể gọi đây là phần tổ chức của công nghệ - Orgaware (O). Các thành phần trên của công nghệ bổ xung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào trong mọi công nghệ. Phần vật tư kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào. Khi vật tư kỹ thuật càng tăng thì các thành phần H,I,O cũng phải tăng theo. Phần con người làm cho công nghệ hoạt động làm cho máy móc thiết bị, các phương tiện kỹ thuật phát huy hết tính năng của chúng. Con người đóng vai trò chủ động trong công nghệ, song lại chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức. Phần thông tin thể hiện tri thức tích luỹ trong công nghệ. Nhờ tri thức này con người rút ngắn được thời gian học và làm. Thông tin phải thường xuyên được cập nhật. Cùng một thiết bị và phương tiện, song với kiến thức khác nhau sử dụng trong sản xuất sẽ làm ra các sản phẩm khác nhau, đó là những bí quyết của công nghệ. Vì thế thông tin của một công nghệ được coi là sức mạnh của công nghệ. Phần tổ chức đóng vai trò điều hoà hay phối hợp 3 phần trên để thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động biến đổi. Nó phụ thuộc vào độ phức tạp của phần vật tư kỹ thuật và thông tin, song nó lại quyết định sự cấu thành của 3 bộ phận còn lại. 2. Vai trò của công nghệ: Khác với cơ chế chỉ huy tâp trung trước đây, cơ chế thị trường vừa chịu sự điều tiết của Chính phủ, lại vừa hoạt động mạnh mẽ, tích cực theo sự chi phối của các quy luật khách quan (Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh...). Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay có nhiều quyền tự chủ hơn, đồng thời phải chịu nhiều trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nghĩa là phải đảm bảo cho các doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển tốt trong môi trường chúng tôi quyết liệt này. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng nhiều hình thức như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín.... Nhưng hình thức cạnh tranh chủ yếu nhất là giá cả và chẩt lượng sản phẩm, mà hai yếu tố này lại thường phụ thuộc vào trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Vì nếu sử dụng công nghệ ở trình độ cao và có hiệu quả, có thể giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, các nguồn lực khác để từ đó giảm giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Vai trò của công nghệ cũng được thể hiện rõ hơn trong tình trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Khi mà công nghệ đang có nguy cơ bị tụt hậu so với các quốc gia khác và hàng hoá trong nước không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài. II. Những nội dung cơ bản về đầu tư công nghệ 1. Nâng cao trình độ công nghệ trong điều kiện thiếu thốn: Sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của cá doanh nghiệp nói riêng, hiện nay đang gặp hai thách thức cơ bản: Thứ nhất: Chúng ta là nước nghèo, thu nhập quốc dân và đầu người rất thấp, vậy bây giờ làm thế nào để có thể nhanh chóng hiện đại hoá được công nghệ? Điều này sẽ đòi hỏi có vốn lớn? Thứ hai: Các doanh nghiệp của ta có công nghệ lạc hậu (bình quân lạc hậu từ 15-20 năm) làm sao cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ ưu việt hơn nhiều? Đó là một trong những vấn đề cấp bách nhẩt hiện nay của các doanh nghiệp mà chúng ta cần phải giải quyết để nhanh chóng thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Lựa chọn công nghệ thích hợp: Nếu chúng ta chỉ đơn thuần là hiện đại hoá và nâng cao trình độ công nghệ thôi thì chưa chắc điều đó đã đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và cho đất nước, mà song song với công cuộc hiện đại hoá đó, chúng ta phải biết lựa chọn chế tạo và du nhập các loại công nghệ thích hợp - phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của từng doanh nghiệp, từng quốc gia, đánh giá hiệu quả công nghệ về nhiều mặt, trên nhiều phương tiện. * Các tiêu thức tham khảo để lựa chọn công nghệ thích hợp: + Công nghệ thích hợp có mục tiêu cơ bản là đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân, đặc biệt là dân nông thôn. + Công thích hợp có khả năng thu hút số lượng lớn lao động, trong đó có lao động nữ. + Công nghệ thích hợp bảo tồn và phát triển công nghệ tuyên truyền và tạo ra các ngành nghề mới. + Công nghệ thích hợp bảo đảm chi phí và kỹ năng thấp. + Công nghệ thích hợp tạo ra khả năng hoạt động cho các cơ sở sản xuất nhỏm, vừa, lớn kết hợp. + Công nghệ thích hợp tiết kiệm tài nguyên. + Công nghệ thích hợp có khả năng thu hút sử dụng dịch vụ, nguyên vật liệu trong nước. + Công nghệ thích hợp phải sử dụng được các phế liệu và không gây ô nhiễm môi trường. + Công nghệ thích hợp tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. + Công nghệ thích hợp tạo ra sự phân bố rộng rãi và giảm sự không bình đẳng trong thu nhập. + Công nghệ thích hợp không gây xáo trộn đối với văn hoá xã hội. + Công nghệ thích hợp tạo tiền đề tăng cường xuất khẩu, phân công hợp tác quốc tế. + Tạo tiềm năng nâng cao dần năng lực công nghệ. + Công nghệ thích hợp phải được hệ thống chính trị chấp nhận. Như vậy, không thể có một công nghệ vạn năng nào đáp ứng một cách đầy đủ và tốt nhất các yêu cầu trên. Sự thích hợp của công nghệ không phải là bản chất nội tại của bất kỳ một công nghệ nào mà nó xuất phát từ môi trường xung quanh. Trong đó, công nghệ được sử dụng. Chính con người xác định sự thích hợp bằng cách phối hợp tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả của công nghệ cho hiện tại cũng như cho tương lai. Hơn nữam môi trường xung quanh chúng ta đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện. 3. Một số chỉ tiêu cơ bản về trình độ công nghệ và đánh giá hiệu quả công nghệ của hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Chỉ tiêu về trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất: - Hao mòn hữu hình: h: Mức hao mòn hữu hình, tính bằng %. P: Tổng các tích số giữa giá trị và mức hao. T: Tổng các tỷ trọng giá trị của các bộ phận cấu thành thiết bị, thường bằng 100. - Hao mòn vô hình: (tính qua hệ số k, %). Hao mòn vô hình được biểu thị bằng hệ số giảm giá trị của thiết bị đang sử dụng (ký hiệu k), do ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật và sự hoàn thiện về tổ chức sản xuất xã hội. Hệ số k được tính bằng % bằng cách so sánh giữa trạng thái ban đầu của nó (thiết kế hay các thông số cơ bản nhận được khi mới đưa vào sử dụng). Với tính năng kỹ thuật tổng hợp của thiết bị cùng loại ở mức trung bình tiên tiến của thế giới. - Hệ số đổi mới thiết bị (Kđm, %). Chỉ tiêu này phản ánh động thái của tiến bộ kỹ thuật và chất lượng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của sản xuất tính bằng tỉ số giữa giá trị thiết bị mới đưa vào trong thời gian cần tính toán, năm hay một số năm (Gtbm) và tổng giá trị thiết bị (Gsx). Kđm = Gtmb Gsx x 100% - Mức huy động công suất của thiết bị (Kcs, %) Chỉ tiêu này phản ánh định lượng về công suất thực tế đưa vào sản xuất của thiết bị so với công suất thiết bị lắp đặt. Kcs = Tổng công suất thiết bị được huy động (theo thống kê kinh tế) Tổng công suất thiết bị lắp đặt trên dây chuyền (theo lý lịch máy) x 100% - Tỷ trọng thiết bị hiện đại: (Ihđ, %) Chỉ tiêu này đặc trưng cho mức độ hiện đại về trang thiết bị, công nghệ của sản xuất, tính bằng tỉ số giữa giá trị máy móc, thiết bị hiện đại (Ghđ) với tổng gia trị thiết bị máy móc (Gsx) Ihđ = Ghđ Gsx x 100% - Trình độ cơ khí hoá, tự động hoá (Kck,%) Chỉ tiêu này thể hiện mức độ thu hút lao động bằng lao động cơ khí hoá: Kck = Lck Lsx x 100% Lck: Số công nhân lao động cơ khí, tự động. Lsx: Số công nhân sản xuất. - Hệ số sử dụng nguyên vật liệu (Kvl, %) Kvl = Khối lượng thành phẩm công trình Khối lượng nguyên vật liệu cung cấp để sản xuất ra thành phẩm đó. b) Chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm: - Tỉ trọng phẩm cấp của sản phẩm: Đặc trưng cho ưu thế của trình độ công nghệ trong quá trình sản xuất, được tính theo các chỉ tiêu cụ thể: + Tỷ trọng sản phẩm từng cấp so với sản phẩm sản xuất ra + Tỷ trọng phế phẩm (tính theo % trước khi xuất xưởng bị loại phân huỷ hoặc tái chế hoặc tính phế phẩm tại một số công đoạn nào đó) so với tổng sản phẩm sản xuất ra %. - Tỷ trọng sản phẩm hợp chuẩn (Chc, %) Chỉ tiêu này đặc trưng cho trình độ công nghệ trong gia công, chế biến đồng thời thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, tính bằng tỉ số giữa giá trị sản phẩm hợp chuẩn (Ghc) với tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm. Ghc = Giá trị sản phẩm hợp chuẩn x 100% Tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm c) Chỉ tiêu về trình độ tổ chức sản xuất - Trình độ tổ chức sản xuất chuyên môn hoá + Tỷ lệ số phân xưởng (hay bộ phận) được chuyên môn hoá và tổng số phân xưởng (hay bộ phận) trong xí nghiệp, tính bằng %. + Tỷ lệ sản phẩm (tính theo giá trị hay khối lượng) của các phân xưởng (hay bộ phận) được chuyên môn hóa so với tổng sản phẩm của xí nghiệp, tính bằng %. - Chi phí cho bộ máy quản lý: Thể hiện qua quản lý về mặt kinh tế, tính bằng tỷ số giữa số tiền thực tế đã chi cho bộ máy quản lý với tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm. - Mức trang bị kỹ thuật và lao động có kỹ thuật nghiệp vụ của bộ máy quản lý. + Đánh giá mức độ đáp ứng, tính bằng % các phương tiện kỹ thuật tối thiểu cần thiết để làm việc của mộ máy quản lý (như diện tích làm việc, bàn ghế tủ, máy chữ, điện thoại, telex, xe cộ,....) + Thống kê tính tỷ số giữa cán bộ, nhân viên được đào tạo và sắp xếp công việc đúng với kỹ năng và nghiệp vụ so với tổng số nhân viên. d) Các chỉ tiêu về hiệu quả chung của sản xuất: - Năng suất lao động (Nlđ) Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả chung của hoạt động sản xuất được tính bằng giá trị hay khối lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian của người lao động. Nlđ = Q Lđ Nlđ: Năng suất lao động Q: Khối lượng hay giá trị sản phẩm thực hiện. Lđ: Khối lượng lao động bỏ ra. + Tính theo phương pháp hiện vật: Khối lượng sản phẩm tạo ra (tấn, kg, m3, m2, cái) trong một đơn vị thời gian. + Tính theo phương pháp giá trị: giá trị sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian. - Doanh lợi: thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất qua lợi nhuận so với chi phí sản xuất, với vốn sản xuất, với áp dụng biện pháp khách hàng công nghệ. + Tính doanh lợi theo chi phí sản xuất DL = LN S DL: Doanh lợi LN: Lợi nhuận thu được trong năm S: Chi phí sản xuất (giá thành) trong năm + Tính doanh lợi theo vốn sản xuất: DL = LN (%) Vcđ + Vlđ Vcđ: Giá trị trung bình năm của vốn cố định Vlđ: Giá trị trunh bình năm của vốn lưu động. + Tính doanh lợi do áp dụng biện pháp công nghệ mới. DL = LN(thuần) (%) chi phí cho áp dụng biện pháp công nghệ mới Phần II Thực trạng tình hình đầu tư công nghệ và hiệu quả sử dụng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay. I- Thực trạng. 1. Đánh giá chung về tình hình công nghệ của ngành. Nói một cách tổng quát nhất, tình hình công nghệ ở nước ta còn rất lạc hậu, ở trình độ rất thấp và hiệu quả sử dụng công nghệ rất kém do thiếu kiến thức và kinh nghiệm của những người quản lý. - Tuổi trung bình của máy móc thiết bị là cao, khoảng vài chục năm, lạc hậu từ 2 – 4 thế hệ. - Công nghệ được hình thành từ nhiều nguồn khác nên có sự chắp vá, không đồng bộ. - Mức hao mòn hữu hình của máy móc thiết bị là phổ biến từ 40-60%. - Số thiết bị máy móc ở trình độ trung bình của thế giới còn ít. Nhìn chung còn lạc hậu và thủ công. Hệ số cơ khí hoá trong nền kinh tế chỉ vào khoảng 20%. - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu như mức tiêu hao nguyên vật liệu cao gấp 1,5 – 2 lần so với mức trung bình của thế giới. - Năng lực triển khai và tiếp thu, phát triển công nghệ ở các doanh nghiệp còn yếu và thiếu, đặc biệt là những dây chuyền, công đoạn, qui trình sản xuất đòi hỏi tay nghề và kiến thức về công nghệ cao. Hiện tại, trong nền kinh tế mới chỉ có hơn chục phần trăm lực lượng lao động đã qua đào tạo, nhưng trong số đó, một bộ phận không nhỏ cần phải được đào tạo lại và cập nhật kỹ năng mới. - Cơ cấu nhân lực còn bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu cần thiết của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Kỹ thuật và tác phong lao động còn lỏng lẻo, thiếu nghiêm túc và thiếu động lực để sáng tạo và lao động. - Mức độ và trình độ tin học hoá và xử lý thông tin còn thấp và chậm, làm cho các quyết định về quản lý sản xuất kinh doanh còn kém chính xác, chậm chễ, chắp vá, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh thị trường. - Điều kiện lao động nhìn chung còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động cũng như về môi trường lao động. 2. Một số chỉ tiêu, số liệu và các thông số phản ánh sơ bọ thực trạng ở các doanh nghiệp công nghiệp. - Tuổi trung bình của máy móc thiết bị là 30 năm. - Hao mòn hữu hình khoảng 45% - Mức huy động công suất 60% - Hệ số cơ khí hoá 40% - Tiêu hao nguyên vật liệu cao gấp 1,5-2 lần so với nước trung bình của thế giới. - Chi phí cho quản lý trong các ngành sản xuất cao: Lắp ráp điện tử: 21-37%; thi công bê tông: 14,5%; sành sứ, thuỷ tinh: 11%. - Chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn rất thấp làm cho năng lực cạnh tranh yếu. - Mẫu mã đơn điệu, kém hấp dẫn và chắp vá. - Thị trường cho sản phẩm, dịch vụ còn hạn hẹp. - Sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chậm, hàng hoá ứ đọng nhiều. 3. Thể hiện cụ thể về trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém ở một số lĩnh vực chính trong ngành. - Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm: Vốn cố định nhỏ, qui mô doanh nghiệp nhỏ (62% các doanh nghiệp này có sóo lao động ít hơn 10 công nhân). Công nghệ đơn giản, cũ kỹ. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chấp nhận được. - Các doanh nghiệp chế biến hải sản: Việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh sản phẩm hải sản chế biến là khó khăn lớn nhất. Tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn thấp. Công nghệ chế biến còn chưa cao và không đồng bộ, rất ít nhà máy chế biến hải sản có trang bị thích hợp để xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến. - Các doanh nghiệp dệt may: Máy móc thiết bị rất lạc hậu, đặc biệt là ngành dệt (trong số các doanh nghiệp dệt quốc doanh, có khoảng 15% máy móc là đạt chất lượng sản xuất, 45% cần được sửa chữa, 40% còn lại cần được thay thế). Năng suất lao động tính bằng giá trị gia tăng theo lao động là rất thấp so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Malaysia, Inđônexia, Hàn Quốc, Đài Loan....). Công nghệ quản lý doanh nghiệp Nhà nước xơ chứng, kém năng động. - Các doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô: Các doanh nghiệp này có mức đầu tư cơ bản rất nhỏ so với mức cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công nghệ hầu như là lắp ráp (100% ô tô được lắp ráp dưới dạng CKD). Hơn nữa, chi phí lắp ráp cao gấp 5 lần so với ở chính quốc. Thêm vào đó, tỷ lệ khai thác năng lực máy móc thiết bị lại rất thấp. - Các doanh nghiệp cơ khí. + Máy móc cũ kỹ và hỗn tạp. Hệ thống sản xuất lỗi thời. Trình độ công nghệ ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất cơ khí không phù hợp để sản xuất các sản phẩm có chất lượng và hiệu suất cao. + ít tiếp cận các dịch vụ thiết kế kỹ thuật (khối lượng đầu vào trong quá trình chế tái rất nhỏ bé so với quốc tế). + Thiếu các ngành hỗ trợ (chế tác khuôn mẫu, đúc, rèn, xử lý bề mặt). Tỷ lệ phế phẩm cao. + Nhân lực có nhiều vấn đề về số lượng, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu... và hiện đang mất dần cơ sở để duy trì và phát triển nguồn nhân lực. + Các sản phẩm cơ khí không có tính cạnh tranh quốc tế, do chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. - Tình hình công nghệ tiểu thu công nghiệp ngoài quốc doanh: Trang bị vật chất kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ sản xuất nói chung là yếu kém, lạc hậu. Đa số máy móc thiết bị là do các cơ sở quốc doanh chuyển sang, hoặc do các cơ sở trong nước chế tạo. Do đó năng suất, chất lượng sản phẩm kém sức cạnh tranh. Các cơ sở ngành nghề phân tán rải rác, hiện trong nông thôn có khoảng 300 làng nghề. Bên cạnh các làng nghề truyền thống (100 làng), đang hình thành các làng nghề mới. Mức trang bị cơ giới ở nông thôn trong thời gian gần đây có xu hướng tăng rõ rệt. Mặc dù vậy, tính theo mức bình quân còn rất thấp so với các nước xung quanh. (Tính bình quân trên 100 hộ có: 0,33 máy kéo lớn, 0,7 máy kéo nhỏ, 5,5 máy bơm nước, 0,8 máy tuốt lúa, 0,27 máy xay sát; 1,3 động cơ điện; 3,2 động cơ dầu; máy phát điện; 0,25 ô tô; 0,18 máy nghiền thức ăn gia súc). Một khó khăn lớn là trình độ người lao động rất thấp kém: 55% lao động chưa qua đào tạo, trong các hộ kiêm lao động không có tay nghề là 85%. II- Những kết quả và hạn chế. 1. Những kết quả đạt được. Đại hội Đảng lần thứ V năm 1986 là một cái mốc lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Tại đại hội này, Đảng ta đã có những đấu tranh quyết liệt và công khai thừa nhận những nhnữg sai lầm, yếu kém trong các giai đoạn trước và nhận thức được những mặt hạn chế, tiêu cực của cơ chế quản lý tập trung. Do đó, Đảng đã quyết định thay đổi chính sách như một bước ngoặt để chuyển nền kinh tế của chúng ta từ cơ chế quản lý tập trung, chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường. Đặc biệt, tạo điều kiện cho tư nhân và các tỏ chức nước ngoài phát triển kinh tế. Song song với đó là bước đột phá trong quan hệ ngoại giao, với nhiều nước trên thế giới. Những thay đổi đó đã thúc đẩy nền kinh tế của nước ta ngày càng hoàn thiện và phát triển. Những thành tựu đạt được của nền kinh tế, một phần không nhỏ là do sự tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ngược lại những kết quả đạt được của khoa học kỹ thuật – công nghệ cho đến hiện nay là nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách và mở cửa quan hệ với nhiều quốc gia phát triển thế giới. Trong suốt 14 năm qua, KHKT- CN của Việt Nam đã đạt được những thành quả vô cùng quan trọng, tạo bước đi cho nước ta chuẩn bị cắt cánh vào thể kỷ 21: - Thứ nhất: Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại vào việc đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ, bước đầu nâng cao trình độ công nghệ của nhiều doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị phận của hàng công nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. - Thứ hai: Các doanh nghiệp đã khai thác được nhiều nguồn, khơi thông được nhiều dòng công nghệ, bước đầu thâm nhập vào thị trường công nghệ. Có hai hướng chủ yếu giúp công nghệ mới thâm nhập vào các doanh nghiệp: + Một là: các doanh nghiệp cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước nghiên cứu sáng tạo, hay nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới từ những nghiên cứu cải tiến nhỏ và từ những nghiên cứu cơ bản. + Hai là: các doanh nghiệp nhập công nghệ từ nước ngoài dưới nhiều hình thức như: đầu tư 100% vốn của nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua dây chuyền công nghệ theo hình thức chìa khoá trao tay, mua licence, hoặc cử người đi học ở nước ngoài. 2. Những hạn chế yếu kém cần tiếp tục xem xét và giải quyết: Như chúng ta đã biết, cơ chế thị trường của Việt Nam mới hình thành và phát triển, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân còn rất trẻ, các doanh nghiệp Nhà nước thì chưa làm quen với cách quản lý kinh doanh của cơ chế thị trường coh nên việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý là một vấn đề hết sức nan giải và một phần không nhỏ là phải phụ thuộc vào thời gian – chúng ta không thể nóng vội một sớm một chiều mà nâng cao được kinh nghiệm, đó là qui luật tất yếu của sự phát triển từ thấp đến cao. Song song với vấn đề này là vấn đề về trình độ học vấn của các nhà quản lý. Hầu hết các nhà quản lý trong các doanh nghiệp từ thế hệ nay trở lại trước đều không có điều kiện để đào tạo cơ bản về quản trị kinh doanh từ trước. Những hạn chế về kinh nghiệm và trình độ đó đã kìm hãm sự phát triển và vận dụng có hiệu quả của khoa học – công nghệ vào các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp về đầu tư , công nghệ của Việt Nam còn rườm ra, chưa chặt chẽ, có nhiều sơ hở để các đối tác nước ngoài lợi dụng. Các nhà quản lý của các cơ quan Nhà nước chưa thoát khỏi nốt nghỉ của thời kỳ quan liêu bao cấp, điều đó ảnh hưởng đến cả lĩnh vực chuyển giao và đổi mới công nghệ làm kìm hãm quá trình phát triển công nghệ. Ngoài ra, môi trường về dịch vụ hợp tác, trao đổi thông tin và vai trò xúc tác của các tổ chức thuộc Nhà nước còn kém, không tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ. Cùng với các nguyên nhân cơ bản trên thì một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng tới việc phát triển khoa học – công nghệ là vấn đề về vốn. Một bài toán nan giải đối với cả các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp là tìm đâu ra nguồn vốn hợp lý để đầu tư vào phát triển công nghệ, tạo đà cho phát triển kinh tế. Từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến những hạn chế sau: - Việc đổi mới công nghệ nhìn chung còn chậm chập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình mở cửa hợp tác đầu tư, yếu tố chuyển giao công nghệ còn thấp. Vì thiếu vốn nên các doanh nghiệp không đủ khả năng để mua các thiết bị tiên tiến, hiện đại, không ít trường hợp công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ được nhập vào nước ta gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động, môi trường sinh thái. - Cơ sở hạ tầng kinh tế cho hoạt động chuyển giao công nghệ còn thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh. - Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ còn rời rạc, ít có sự hợp tác và tương hỗ lẫn nhau. - Vai trò hướng dẫn, quản lý của ngành kinh tế kỹ thuật, của các cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ trong cơ chế thị trường còn lúng túng và bất cập. Chẳng hạn việc quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, qui chế giám định công nghệ chưa chặt chẽ nên nhiều thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu vẫn được nhập vào nước ta gây tổn thất nhiều về kinh tế. Phần III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay. I- Phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới. 1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước cho phù hợp với các điều kiện, tình hình và cơ chế kinh tế hiện nay của nước ta. 2. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh và hợp tác giữa tổ chức cảu doanh nghiệp, Nhà nước và các tổ chức nước ngoài khác.... nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển công nghệ trong nước. 3. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn và các nguòn lực khác từ bên ngoài; đồng thời tìm ra các biện pháp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó. II- Một số giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả đầu tư vào công nghệ. Thực tế cho thấy, trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay là rất kém. Bên cạnh đó, sự biến đổi của nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá là không thể tránh khỏi. Hiện nay nước ta đã ký kết hiệp định thương mại và tăng cường mậu dịch tự do với nhiều nước và khu vực, để từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều đó có nghĩa là hàng rào thuế quan về xuất nhập khẩu qua biên giới giữa nước ta và nhiều nước khác ngày càng được nới lỏng làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nước ta. Và một điều băn khoăn là chúng ta cần phải làm gì để nâng coa trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35036.doc