Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Nguyễn Trãi

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008 vừa qua là một năm đầy biến động đối với nền tào chính toàn cầu. Sự sụp đổ của những đại gia trong nghành tài chính ngân hàng tại các quốc gia lớn trên thế giới là bài học cho tất cả các ngân hàng.Cac NHTM Việt Nam cũng không trách khỏi những biến động chung đó. Để vực dậy sau những khó khăn đã qua và đối mặt với những thử thách trước mắt đòi hỏi các ngân hang phai định hướng cho mính một con đường đi vững chắc. Năm 2009, Việt Nam sẽ thực hiện theo đúng tiến trình

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội nhập WTO, mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Phải làm gì để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn tài chính lớn mạnh nước ngoài ? Làm thế nào để tận dụng được thế mạnh là một ngân hang trong nước am hiểu về thị trường của chính mình? Đây chính là những câu hỏi được đặt ra và là hướng đi chung cho các NHTM VN hiện nay. Nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hang trong tình hình hiện tại để đảm bảo an toàn về vốn, tránh được những rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng làm ăn có hiệu quả.Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động này, nên sau một thời gian thực tập tại NHCT Nguyễn Trãi ,cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ chi nhánh, và sự hướng dẫn của T.S Trần Trọng Khoái, với những gì đã học hỏi được từ thực tế em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hang công thương Nguyễn Trãi” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn chia làm 3 chương: Chương I : Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại Chương II : Thực trạng hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi. Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng công thương nguyễn trãi CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động chung của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và chức năng Có rất nhiều cách để định nghĩa về NHTM nhưng một cách tổng quát nhất NHTM được định nghĩa : NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, một trung gian tài chính cung cấp vốn chủ yếu, hữu hiệu cho nền kinh tế. NHTM thực hiện 3 chức năng chính sau : -Trung gian tài chính: bao gồm chức năng làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. +Trung gian tín dụng : Chức năng làm trung gian tín dụng là một trong những chức năng cơ bản nhất của NHTM. Với chức năng này NHTM có thể huy động được những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng để cung cấp vốn cho những đối tượng thiếu vốn trong xã hội. Nhờ có chức năng này của NHTM mà nền kinh tế có thể phát triển được, các doanh nghiệpcó thể thực hiện được ý tưởng kinh doanh của mình. +Trung gian thanh toán: NHTM thực hiện được chức năng làm trunggian thanh toán là do NHTM đang đóng vai rò là người thủ quỹ lớn của cácdoanh nghiệp. NHTM thực hiện chức năng này bằng cách thực hiện theo lệnh của các chủ tài khoản trích một khoản tiền của người này để chuyển sang tài khoản của người khác. -Chức năng tạo tiền: tức làchức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế. -Chức năng “sản xuất” : bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. 1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Huy động vốn 1.1.2.1.1. NHTM được huyđộng vốn dưới các hình thức sau đây: +Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. +Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. +Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. +Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của luật NHNN VN. 1.1.2.1.2. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn Đối với NHTM: Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốncho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Đối với khách hàng: Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 1.1.2.2.1. Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: +Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. +Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn. +Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.2.2.2. Các loại hình tín dụng của ngân hàng -Thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bi, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được 2 bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được lựachọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồngcho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. -Bảo lãnh: bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (bên được bảo lãnh)khi kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. -Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu là chứngchỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu gồm 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu. Chiết khấu thương phiếulà hình thức tín dụng ngắn hạn của NHTM được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu. -Cho vay: cho vay là một nghiệp vụ tín dụng điển hình của NHTM. Nghiệp vụ này sẽ được nghiên cứu cụ thể ở mục 1.2. 1.1.2.3. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác như: +Hoạt động dịch vụ thanh toán +Hoạt động ngân quỹ +Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn 1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 1.2.1. Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.2. Các loại hình cho vay Hoạt động cho vaycủa NHTM rất đa dạng và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như: mục đích của tín dụng; thời hạn tín dụng; mức độ tín nhiệm của khách hàng; phương thức cho vay; phương thức hoàn trả nợ vay. Một cách phân loại thường được dùng là phân loại dựa vào phương thức cho vay. Theo đó cho vay được phân thành các loại hình như sau: Cho vay theo món vay: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợpđồng tín dụng. Đặc điểm của loạivay này là khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó. Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và khách hàng xác định, thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay. Cho vay theo định mức thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được vay vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Ngoài ra một cách phân loại phổ biến nữa là theo thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.Thông thường mục đíchcủa vay ngắn hạn là để đầu tư vào tài sản lưu động, vay tiêu dùng. Cho vay trung và dài hạn :là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến trên 60 tháng.Mục đích của vay dài hạn là để đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư dự án. 1.2.3. Quy trình cho vay Bước1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay say khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng.Nhìn chung, một bộ hồ sơ cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: +Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng +Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng +Thông tin về đảm bảo tín dụng Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng,tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Bước 3:Quyết định và ký hợp đồng tín dụng Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng.Khâu quan trọng này lại là khâu khó xử lý nhất và dễ phạm sai lầm nhất.Có 2 loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này: +Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt +Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt Cả 2 loại sai lầm này đều dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Nhằm hạn chế sai lầm, NH thường chú trọng 2 vấn đề : +Thu thập thông tin một cách đầy đủ vàchính xác làm cơ sở để ra quyết định +Trao quyền quyết địnhcho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. Bước 4:Giải ngân Là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Bước 5:Giám sát và thanh lý tín dụng Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết , kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý: +Thu nợ cả gốc và lãi +Tái xét hợp đồng tín dụng +Thanh lý hợp đồng tín dụng 1.3. Hiệu quả cho vay 1.3.1. Khái niệm Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vaycủa NHTM nhưng trong luận văn này chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản: 1.3.2.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Doanh số cho vay phu thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.Thông thường những ngân hàng có uy tín, có mối quan hệ rộng, chính sách khách hàng tốt thì có doanh số cho vay lớn. 1.3.2.2 Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay là tổng số tiền ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một thời điểm thống kê thường là cuối tháng, quý, hoặc năm. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của ngân hàng đó.Tổng dư nợ cao (dư nự lành mạnh )chứng tỏ ngân hàng công tác marketing tốt, thu hút được nhiều khách hàng, đáp ứng phù hợp nhu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế, thu được lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng làm ăn chưa thực sự hiệu quả, chưa tận dụng tối đa nguồn vốn mà mình huy động được, chưa thu hút được những khách hàng tốt làm ăn với mình. Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng đó. 1.3.2.3 Tỉ lệ nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỷ trọng của các khoản vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ. Tỉ lệ nợ quá hạn phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả công tác cho vay. Tỉ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ các khoản vay của ngân hàngcó chất lượng tốt, ngân hàng thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định tín dụng. Trong quá trình cho vay, có sự theo sát, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Ngược lại tỉ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc ngân hàng không thu đựơc nợ gốc và laic từ khách hàng vay vốn. Điều này cho thấy ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, không thu được lợi nhuận đồng thời phải mất thêm chi phí cho việc thu hồi nợ.Nếu tình trạng này kéo dài nguy cơ dẫn đến những rủi ro cho hoạt động của ngân hàng là rất lớn. Chính vì vậy mà các NHTM luôn dùng mọi biện pháp tích cực để tỉ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất. Theo quy định của NHNNVN, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% là có thể chấp nhận được. 1.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng= Doanh số thu nợ / Dư nợ tín dụng bình quân Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quảnlý vốn tín dụng, quy mô và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong thời gian một năm.Vòng quay tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.3.3. Các nhân tó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHTM 1.3.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô -Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm các hệ thống chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc quản lý hoạt động của cáctổ chức. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên luôn phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật như các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc , tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay… -Môi trường kinh tế: Đặc tính của ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm với những biến động kinh tế vĩ mô. Môi trường kinhtế tác động trực tiếp đến ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cho vay và huy động vốn, lãi suất cho vay và huy động, chinh sách cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, môi trường kinh tế còn tác động đến khách hàng vay vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của họ. 1.3.3.2 Các nhân tố về phía ngân hàng -Chính sách tín dụng : Đối với mỗi ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập nhưng cũng đồng thời là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Bởi vậy để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệuquả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý, nhất thiết phải xâydựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phát huy được các thế mạnh, khắc phục hạn chế các điểm yếu nhằm mục tiêu an toàn và sinh lợi. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay và do đó hiệu quả của các món vay được nâng cao. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm: +Chính sách khách hàng +Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng +Chính sách lãi suất và phí tín dụng +Chính sách đảm bảo +Chính sách đối với các tài sản có vấn đề -Quy trình thẩm định tín dụng: Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất của quy trình cho vay và là cơ sở để cán bộ tín dụng và cơ quan quản lý ra quyết định cho vay hay không. Do vậy chất lượng thẩm định cho vay là cơ sở đầu tiên để đánh giá chất lượng một khoản vay, từ đó sẽ quyết định tính hiệu quả của khoản vay. -Đội ngũ nhân sự: Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng, có vai trò quyết định đến tính chính xác của các quyết định cho vay. Vì vậy cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay và do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay. Chất lượng cán bộ tín dụng được đánh giá trên 2 tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. -Chất lượng hệ thống thông tin: Đối với hoạt động tín dụng thì thông tin mang ý nghĩa sống còn. Vì vậy mỗi ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin để hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra những quyết sách điều hành nhanh nhạy và khoa học. 1.3.3.3 Các nhân tố về phía khách hàng Khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt độngcho vay của ngân hàng vì họ là đối tác của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Ảnh hưởng của khách hàng có thể xét trên 2 khía cạnh là khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ bao gồm : tiềm lực tài chính, thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ý trí trả nợ và đạo đức của khách hàng: bao gồm việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Khách hàng có trung thực thiện chí trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng? Khách hàng có muốn trả nợ không? 1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay 1.4.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Ngân hàng là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả cho vay sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt vai trò là trung gian tài chính, giúp điều hoà vốn cho nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn. Hơn nữa, nâng cao hiệu quả cho vay sẽ giúp ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, mang lại tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế. 1.4.2. Đối với NHTM Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán. Vì vậy việc nângcao hiệu quả cho vay sẽ giúp ngân hàng đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng: rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGUYỄN TRÃI. 2.1. Khái quát về Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Nguyễn Trãi 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT Nguyễn Trãi trụ sở tại 39 Trần Phú - Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Nội được nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT tỉnh Hà Tây thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHCT Việt Nam từ ngày 01/07/2006 với quy mô 4 phòng chức năng, ba quỹ tiết kiệm hoạt động trên địa bàn phường Văn Mỗ - Hà Đông - Hà Tây. Tổng số cán bộ nhân viên và người lao động là 41 người. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn giáp danh thủ đô là khu vực hoạt động kinh tế rất sôi động và phát triển, dân cư đông đúc nên có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM dày đặc trên địa bàn. Với một quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh mà ban lãnh đạo NHCT Việt Nam giao cho .Hai năm liền hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều được NHCT Việt Nam xếp loại Khá. Các chỉ tiêu cơ bản như sau: - Tổng nguồn vốn đến nay: 532 tỷ đồng - Tổng dư nợ và đầu tư: 250 tỷ đông Các hoạt động dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng trưởng nhất là dịch vụ phát hành thẻ ATM năm 2007 được NHCT Việt Nam khen thưởng. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức NHCT Nguyễn Trãi - Hà Nội NHCT Nguyễn Trãi là một chi nhánh chịu sự quản lý của NHCT Việt Nam. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh: Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế Toán Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: -Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng, là người ra quyết định chủ yếu trong sx kinh doanh, và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban. -Phó giám đốc: Gồm 2 người, là những người giúp việc cho giám đốc, phân công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ tho quyền hạn chức năng mà họ đảm nhiệm. - Phòng kế toán giao dịch: hạch toán kế toán đầy đủ ,chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đảm bảo an toàn tài sản ,kiểm tra mở và sử dụng TK của KH một cách thường xuyên liên tục, thu nợ và thu lãi đảm bảo đúng chế độ quy định. + Thực hiện dịch vụ chuyển tiền, tham gia thanh toán bù trừ đảm bảo an toàn chính xác đúng chế độ và quy trình nghiệp vụ. Thực hiện công tác mua sắm tài sản, công cụ lao động theo đúng chế độ, hạch toán xuất khẩu công cụ, vật liệu phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của chi nhánh; mở thẻ kho theo dõi tình hình tài sản, công cụ lao động theo đúng quy định. + Triển khai thanh toán điện tử liên hàng giai đoạn II đảm bảo an toàn thông suốt;triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh western Union. + Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong chi nhánh để tiếp thị nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đạt kết quả tốt. - Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện công tác kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp cầm cố theo đúng quy định và đảm bảo an toàn chính xác. Phát hiện tiền giả,tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đảm bảo chất lượng khi đưa tiền ra lưu thông tạo sự tin tưởng cho KH, nâng cao uy tín cho chi nhánh. Chấp hành tốt về quy định mức tồn quỹ theo quy định của NHCT Việt Nam. +Thực hiện việc điều chuyển nhận tiền từ các chi nhánh khác và NHNN, NHCT VN + Thực hiện nộp NHNN, NHCT VN và điều chuyển đi chi nhánh khác. - Phòng tổ chức hành chính nhân sự: thực hiện công tác tổ chức, bố trí sắp xếp lao động tại phòng nhằm sử dụng hợp lý và phát huy hết khả năng của người lao động. Đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh cũng như phối hợp với các phòng ban trong việc vận chuyển áp tải tiền an toàn. Giải Quyết chế độ tiền lương phụ cấp theo đúng tiêu chuẩn nguyên tắc theo quy định của NN và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. - Phòng khách hàng:bám sát các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đầu tư, cho vay các dự án ,phương án mới. Đồng thời tiếp cận thu hút các khách hàng mới tập trung tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây và khu vực lân cận nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lãi suất theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh. + Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp và phân loại khách hàng, tính toán kiểm tra bảo đảm nợ vay, đầu tư khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn đốc thu nợ đến hạn và thu róc lãi hàng tháng, không có nợ quá hạn và lãi treo phát sinh. 2.2. Tình hình hoạt động và kinh doanh của Chi nhánh: 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Nguyễn Trãi -Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 so sánh 2008/2007 tuyệt đối tương đối Thu nhập 53798 79918 26120 48.50% Chi phí 48315 65118 16803 35% Lợi nhuận 3973 14800 10827 272.50% (báo cáo tổng kết hđ kd năm 2007-2008) Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nguyễn Trãi chịu nhiều ảnh hưởng bởi nền kinh tế đất nước có nhiều biến động bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp đến hoạt động nghành ngân hàng. Tuy vậy, thu nhập của ngân hàng vẫn tăng mạnh năm 2008 tăng 26.120 triệu đồng tương ứng tăng 48.50 % so với năm 2007. Chi phí cũng tăng nhưng không lớn (tăng 16.803 triệu đồng). Chính do thu nhập của ngân hàng tăng cao nên lợi nhuận của ngân hàng tăng 10.827 triệu đồng. Đây là một con số tăng đáng kể, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nguyễn Trãi đã đạt hiệu quả cao trong năm 2008. Lương bình quân năm 2007 đạt 5.600 nghìn đồng /người/tháng. Đến năm 2008 do lợi nhuận tăng nên lương bình quân đạt 10.500 nghìn đồng/người/tháng. 2.2.2. Hoạt động huy động vốn: Chú trọng trong công tác huy động nguồn vốn, Chi nhánh không ngừng nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng và có chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, liên tục. Phong cách giao dịch tận tình, chu đáo, tổ chức thu chi tại chỗ đối với các khách hàng nếu có yêu cầu đã làm tăng uy tín cho Chi nhánh, và sự tin tưởng của khách hàng. Thường xuyên kiểm tra thẻ phiếu trắng, chứng từ thu chi đảm bảo đúng chế độ và an toàn tài sản của Ngân hàng cũng như khách hàng. Một số kết quả đạt được như sau: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Đvt:triệu đồng chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 so sánh 2008/2007 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 876366 100 515920 100 -360446 -41 1.Phân theo đối tượng Nguồn vốn VNĐ 834028 95.2 483989 93.8 -350039 -42 Tiền gửi TK và kì phiếu 108221 12.3 105611 20.5 -2610 -2.4 Tiền gửi tổ chức KT 75807 8.7 88378 17.1 12571 16 Nguồn vốn vay ủy thác 650000 74.2 290000 56.2 -360000 -55.4 NV ngoại tệ quy USD 42338 4.8 31931 6.2 -10407 -24.6 2.Phân theo kì hạn Không kỳ hạn đến 12 tháng 465914 53.16 472971 91.67 7057 1.51 12 tháng đến 60 tháng 410452 46.84 42949 8.33 -367503 -89.54 (báo cáo tổng kết hoạt động kd năm 2007-2008) Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy hoạt động nguồn vốn của Chi nhánh giảm ở tất cả các nguồn nội tệ và ngoại tệ. nguồn nội tệ giảm 350.039 triệu đồng, nguồn ngoại tệ giảm 10.407 triệu đồng. Nguồn tiền gửi dân cư gặp không ít khó khăn giảm 2.610 triệu đồng do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn; cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của Chính phủ và chính sách lãi suất cơ bản của NHNN theo cơ chế thị trường đã trực tiếp tác động bất lợi đối với các NHTM Quốc doanh nói chung và NHCT Nguyễn Trãi nói riêng. Trong các giải pháp tiền tệ tín dụng và hoạt động Ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô, NHNN đã yêu cầu điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành từ 0,5% - 1,5% (lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm đến 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm đến 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm đến 6%/năm). Từ cuối tháng 2, yêu cầu các NHTM áp dụng trần lãi suất tiền gửi tối đa là 12%/năm, trần lãi suất vay vốn giữa các NHTMNN và các NHTM khác là 10%/năm, nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Vào tháng 5, tháng 6 năm 2008, sau khi NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12% và 14%/năm, đã suất hiện cuộc đua lãi suất giữa các NHTM, mà mở đầu là các NHTMCP nhỏ, buộc các NHTM lớn cũng phải chạy theo nếu không muốn mất khách hàng, kéo theo một lượng vốn nhất định. Cũng chính từ cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM vừa qua đã có tác động tiêu cực đối với thị trường tài chính, nền kinh tế và môi trường kinh doanh của chính các Ngân hàng. Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và kì phiếu của NHCT thấp hơn các NHTMCP khác trên địa bàn làm nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm mạnh. Ví dụ, ngày 11 tháng 6, khi lãi suất cao nhất của NHCT Việt Nam mới đến mức 16%/năm thì mức lãi suất cao nhất của một số NHTMCP là 17,8%/năm. Mặt khác, nguồn vốn vay ủy thác cũng đến kì hạn trả nợ cũng làm tổng nguồn vốn chung giảm mạnh (giảm 360 tỷ đồng). Trong đó chỉ có tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 12.571 triệu đồng do Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tăng cường tiếp thị, tiếp cận một số doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi vận động về mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã cố gắng bằng nhiều biện pháp để giữ thị phần và phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn do NHCT Việt Nam giao kế hoạch đến 31/12/2008 là 505 tỷ đồng (tăng 10.920 triệu đồng), đạt 102% so với kế hoạch.Khi phân theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động không kỳ hạn đến 12 tháng tăng trưởng nhẹ: Năm 2007 là 465.914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53.16 %. Nưm 2008 là 472.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91.67 %. Đặc biệt ta thấy rằng tỷ trọng của nguồn vốn huy động này năm 2008 chiếm một tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động.Để có được sự tăng trưởng này, Ngân hàng đã dùng nhiều chiến lược marketing, tạo mối quan hệ tốt với các KH là các tổng công ty, trường đại học, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn để họ tin tưởng gửi tiền vào NH. Loại nguồn vốn huy động này chủ yếu để thực hiện các khoản chi trả của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hay tiêu dùng cá nhân chứ không nhằm mục đích hưởng lãi. Đối với lại nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 12 tháng đến 60 tháng luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động và đang có xu hướng giảm mạnh mẽ. Năm 2007 huy động được 410.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46.84 %. Năm 2008 nguồn tiềm này giảm mạnh chỉ còn 42.949 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8.33 % trên tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2008, tại nhiều thời điểm khi sức mua của đồng VN giảm giá, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn dài thật sự khó khăn với mỗi ngân hàng. 2.2.3. Tình hình sử dụng vốn: 2.2.3.1. Doanh số cho vay đvt: triệu đồng Chỉ tiêu năm 2007 Năm 2008 so sánh 2008/2007 số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền % Tổng cho vay 248380 100 369674 100 121294 48.83 Ngắn hạn 212141 85.4 319028 86.29 106887 50.38 Trung hạn và dài hạn 36239 14.6 50646 13.71 14407 39.75 Doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng qua 2 năm 2007-2008. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 212.141 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85.4 % so với tổng doanh số cho vay. Sang đến năm 2008 con số nay là 319.028 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86.29 % trên tổng doanh số cho vay.Ngân hàng Công Thương Nguyễn Trãi chủ yếu cho vay các đối tượng KH là các hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tây( Hoài Đức, La Phù, Vạn Điểm, Triều Khúc..); giảm cho vay tiêu dùng và cho vay để đầu tư vào kinh doanh bất động sản – phù hợp với chủ trương của NHNN đã đề ra. Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua 2 năm. Năm 2007 là 36.239 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.6 % tổng doanh số cho vay. Năm 2008 là 50.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13.71 %. 2.2.3.2 Tình hình dư nợ Bảng 2.3 Tình hình dư nợ Đvt: triệu đồng chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 so sánh 2008/2007 tuyệt đối tỉ trọng tuyệt đối tỷ trọng tuyệt đối tương đối Tổng dư nợ 213264 100% 276640 100% 63376 29.70% 1.Theo kỳ hạn Cho vay ngắn hạn 181976 85.30% 238201 86.10% 56225 31% Cho vay trung dài hạn 31288 14.70% 38439 13.90% 7151 22.80% 2.Theo thành phần kinh tế Cho vay DNNN 53726 25.20% 0 0% -53726 -100% Cho vay công ty cổ phầnNN 77658 36.40% 157489 56.90% 79831 102.70% Cho vay ngoài quốc doanh 81880 38.40% 119151 43.10% 37271 45.50% (báo cáo tổng kết hđ kd 2007-2008) Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tín dụng của toàn Chi nhánh Nguyễn Trãi có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22715.doc
Tài liệu liên quan