Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt: ... Ebook Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, thông tin kinh doanh đang được lợi dụng để làm giàu, nhiều nhà sản xuất, các đại lý đã có lúc xem nhẹ những lợi ích đích thực của người mua hàng, khi cung ứng cho họ những sản phẩm không đạt chất lượng. Đặc biệt khi lý thuyết marketing đã thực sự gia nhập vào đời sống, đã trở thành cứu cánh cho các nhà sản xuất đang cạnh tranh với nhau quyết liệt, để hòng chia sẻ thị trường, chiếm đoạt mức lợi nhuận mỗi ngày một khan hiếm hơn, thì chất lượng sản phẩm từ những người sản xuất, có lúc đã buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp. Vì vậy cạnh tranh càng quyết liệt, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng, càng phải tăng lên. Sự đổ vỡ sự nghiệp kinh doanh của nhiều hãng sản xuất, kể cả những hãng lớn trên thế giới, cũng bắt đầu từ sự đổ vỡ uy tín về chất lượng sản phẩm, từ sự xa lãnh của những người tiêu dùng, khi nhu cầu của họ không được thỏa mãn. Chất lượng sản phẩm là chất keo gắn kết người tiêu dùng với các nhà sản xuất, là uy tín và sự sống còn của các công ty. Người bán không vì cái mà họ đang sản xuất, mà vì cái mà thị trường đang cần, trong đó trước hết là giá trị sử dụng và chất lượng của hàng hóa dịch vụ. Trong phương châm kinh doanh đó, hành vi bán của người sản xuất đã không chỉ vì lợi ích của người mua mà trước hết vì lợi ích sống còn của chính họ. Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu của tập hợp người tiêu dùng, không chỉ là sự ngang giá cho đồng tiền mà họ đã quyết định bỏ ra để mua hàng, mà hơn hết vì chính sự tồn tại để phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, trong thời gian hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi đã quyết định chọn đề tài:"Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt". Báo cáo tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận được chia thành 3 phần: - Phần I: Một số khái niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm trong kinh doanh. - Phần II: Tình hình tổ chức - quản lý và sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Sao Việt và những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm in trong những năm gần đây. - Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sao Việt. PHẦN I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Tất cả các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trên thị trường đều có mục đích duy nhất là thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng từ đó tìm kiếm lợi nhuận. Có nghĩa là các sản phẩm làm ra của doanh nghiệp đều được đem bán, trao đổi trên thị trường. Đây là đặc điểm khác biệt giữa nền kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) với nền kinh tế thời kỳ bao cấp trước đây. Thời kỳ bao cấp sản phẩm làm ra chỉ thỏa mãn nhu cầu nội bộ hoặc đem phân phối theo yêu cầu Nhà nước, các sản phẩm đó chưa phải là hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp phải được đem ra thị trường "cân, đo" giá trị của nó, thông qua trao đổi với các đơn vị giá trị khác, nếu không sản phẩm đó chưa được gọi là hàng hóa. "Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán , có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ". Với khái niệm đó, sản phẩm không có sự phân biệt với hàng hóa, vì quan niệm rằng, trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm là kết quả của khâu sản xuất, trước khi đi vào tiêu dùng, đều được trao đổi qua thị trường. Hay nói cách khác thị trường đã là hàng hóa mọi sản phẩm dịch vụ, đặt các nhu cầu mua, cũng như những hành vi sản xuất để bán, dưới sự điều tiết khắc nghiệt của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường. Cũng trong khái niệm đó, sản phẩm hàng hóa gồm 2 loại: hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Hàng hóa vô hình là những lợi ích mà người tiêu dùng có thể nhận được khi tiêu dùng chúng, nhưng không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Người ta gọi chúng là các dịch vụ. Hàng hóa hữu hình là những hàng hóa tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể mang ra trao đổi mua bán trên thị trường. Nhưng ngay trong một hàng hóa hữu hình cũng bao hàm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình. Dù là hàng hóa hay dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng (tức là nhu cầu mua và có khả năng thanh toán) chỉ xuất hiện khi hàng hóa dịch vụ đó đem lại cho người mua một hay nhiều lợi ích nào đó. Như vậy những hàng hóa hay dịch vụ mà người kinh doanh đem bán chỉ là phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng chờ đợi. Những lợi ích đó lại phụ thuộc vào nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh doanh là phải xác định chính xác nhu cầu, mong muốn và do đó, lợi ích mà người tiêu dùng cần được thỏa mãn, để từ đó sản xuất và cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lợi ích cho người tiêu dùng. Hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng được xác định bằng các đơn vị hàng hóa. Đơn vị hàng hóa là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng các thước đo khác nhau, có giá cả, hình thức bên ngoài và các đặc tính khác nữa về một sản phẩm hàng hóa. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó được sắp xếp theo 3 cấp độ tương xứng với tầm quan trọng của các cấp độ đó: + Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm - hàng hóa theo ý tưởng. Cấp sản phẩm hàng hóa theo ý tưởng có chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: Về thực chất, sản phẩm và hàng hóa này thỏa mãn những đặc điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có thể thay đổi tùy những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những hàng hóa có khả năng thỏa mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi. + Cấp độ thứ hai cấu thành một sản phẩm - hàng hóa là hàng hóa hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hàng hóa. Những yếu tố đó bao gồm: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố này. Và cũng nhờ hàng loạt các yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác. + Cuối cùng là hàng hóa bổ sung. Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành... Nhờ các yếu tố này đã tạo ra sự định giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. Nó góp phần tăng cường sức cạnh tranh của các nhãn hiệu hàng hóa. Trước một quyết định tiêu dùng của người mua, lợi ích của hàng hóa và dịch vụ mang lại biểu hiện dưới nhiều tiêu thức khác nhau. Song chung qui lại, có thể lượng hóa lợi ích của hàng hóa và dịch vụ trên 2 mặt chủ yếu: số lượng và chất lượng. Số lượng là khái niệm của chỉ lượng của sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được khi họ trao đổi mua bán trên thị trường. Số lượng là hình thái hữu hình, là những hiện vật cụ thể mà con người có thể quan sát trực tiếp. Số lượng cũng là một nhu cầu cơ bản của loài người vì "con người thích nhiều hơn ít". Nhưng nhu cầu về số lượng thường nhanh đạt được sự thỏa mãn, đặc biệt khi đời sống kinh tế - xã hội phong phú, thu nhập ngày một tăng cao. Khi nền kinh tế càng phát triển thì con người có xu hướng chuyển từ yếu tố số lượng sang yếu tố chất lượng. Với càng nhiều loại sản phẩm như nhau người ta tìm đến yếu tố chất lượng nhiều hơn và cao hơn. Chất lượng sản phẩm là khái niệm chỉ khả năng thích ứng cao của hàng hóa, nhằm thỏa mãn tốt nhất một hay nhiều mong muốn của người mua chúng. Đây là yếu tố định tính, thường chỉ thông qua sự tiêu dùng hàng hóa mới nhận thức được một cách toàn diện và đầy đủ. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm là cách hiểu, cách đánh giá của con người bằng kinh nghiệm, bằng nhận thức, bằng ước đoán và mang nhiều đặc tính chủ quan hơn là cách đánh giá và hiểu về số lượng. Cái còn lại, lưu giữ mãi, những ấn tượng sâu sắc tốt đẹp với người tiêu dùng về một sản phẩm của doanh nghiệp nào đó là chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng họ có thể quên kiểu dáng, kích cỡ... của hàng hóa, nhưng nhắc đến tên các hãng sản xuất hay các doanh nghiệp kinh doanh là họ nhớ ngay đến sản phẩm làm ra với những lời nhận xét mà chỉ chất lượng sản phẩm mới phản ánh được. Làm tan vỡ trong họ lòng tin về chất lượng một sản phẩm nào đó, cũng tức là loại bỏ hàng hóa đó khỏi các nhu cầu tiêu dùng, cũng đồng nghĩa với việc đóng cửa sản xuất. Chất lượng sản phẩm đã là thước đo năng lực cạnh tranh, uy tín và khả năng tồn tại của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp mới ra đời, rất nhiều các sản phẩm mới đượ làm ra đa dạng phong phú, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt khốc liệt. Đặc biệt khi có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật công nghệ, một mặt giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển, một mặt với sự phát triển như vũ bão nó lại đặt các doanh nghiệp trong những tình thế cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới mọi mặt, thích nghi trong mọi hoàn cảnh mà thị trường đặt ra cho nó. Trên thị trường không chỉ có một người sản xuất với một mặt hàng duy nhất của anh ta. Những người cùng sản xuất loại hàng hóa đó, cũng ngấm ngầm tìm giải pháp tranh giành khách hàng với đối thủ của mình. Họ cũng thay đổi mẫu mã, hạ giá bán, mời chào người mua, hứa hẹn những dịch vụ tốt nhất với khách hàng "thị trường giống như cái sân chơi trên đó các nhà kinh doanh tha hồ thi thố tài lực của mình. Ai chiếm được nhiều phần sân chơi nhất, sẽ hành động thuận lợi, kinh doanh phát triển, ngược lại, ai đuối sức hơn, sẽ bị đối thủ cùng chơi lấn át, và kết cục, anh ta sẽ nhận lấy phần thất bại" (Paul Sammelson - Kinh tế học tập I - Viện quan hệ quốc tế xuất bản - 1989). Do đó, để tránh phá sản, để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp chạy đua với nhau, cạnh tranh với nhau. "Nâng cao chất lượng sản phẩm" là một biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng thêm uy tín, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và vươn lên ở hiện tại mà còn giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển mở rộng trong tương lai. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là phương châm để duy trì "sự sống" của sản phẩm, cũng là cách duy trì sự sống của doanh nghiệp. Bởi vì nói như Kono Suke Matsuhita - Chủ tịch tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản :"Nếu cho rằng mọi hàng hóa có linh hồn, thì chất lượng chính là linh hồn của nó" (Bản lĩnh trong kinh doanh và cuộc sống - NXB chính trị quốc gia 1994). Nâng cao chất lượng sản phẩm cần đến nhiều nỗ lực và thái độ của các nhà sản xuất. Chỉ khi các nhà sản xuất thấy yêu cầu về chất lượng sản phẩm không phải từ phía người mua, mà từ chính sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, lúc đó chất lượng sản phẩm sẽ là một mục tiêu quan trọng không kém mục tiêu lợi nhuận. Nâng cao chất lượng sản phẩm có thể thực hiện thông qua hàng loạt các giải pháp, từ khâu định chiến lược kinh doanh, đến việc thu mua các yếu tố đầu vào, tổ chức công nghệ sản xuất và cung ứng sản phẩm đến đối tượng tiêu dùng. Nó đặt ra không chỉ đối với những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, mà còn là yêu cầu với những nhân viên bán hàng, những người làm dịch vụ phân phối... Về mặt lý thuyết, chất lượng sản phẩm liên quan đến các yếu tố sau: + Công nghệ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm. + Tay nghề bậc thợ của lao động trực tiếp sản xuất, trình độ chuyên môn của các nhà quản lý trong việc tổ chức sản xuất. + Các quyết định về bao bì, mẫu mã sản phẩm, đóng gói, nhãn hiệu... + Các quyết định trong việc ưu đãi và quan tâm đến người lao động. + Các dịch vụ khác đi kèm để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm bao trùm trên mọi khâu, mọi giai đoạn của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng sản phẩm, từ muôn thủa luôn là lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng chính nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ lại trở thành mệnh lệnh và sự quyết định thành bại của các hãng kinh doanh. Do đó, phương châm "nâng cao chất lượng sản phẩm" là đặt ra với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trên thị trường. Nó giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh, đánh bại các đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng đó và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể tập trung vào các vấn đề sau: (+) Thứ nhất, tăng cường thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại. Khoa học kỹ thuật công nghệ, với sự phát triển như vũ bão đã thổi vào các doanh nghiệp những luồng sinh khí mới. Nó giúp cho năng suất lao động tăng lên không ngừng, sản phẩm làm ra ngày một nhiều. Đặc biệt những công nghệ hiện đại đã tạo ra sản phẩm rất đa dạng phong phú, thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng và khắt khe của người tiêu dùng. Đầu tư vào việc mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm làm ra đảm bảo độ chính xác cao hơn, có nhiều tính năng hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, và do đó tạo chỗ đứng vững chắc trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên khi đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ mới hiện đại phải chú ý một số điểm sau: - Các thiết bị mua sắm phải phù hợp với tình hình sản xuất chung của doanh nghiệp. Có nghĩa là các thiết bị lắp đặt phải hài hòa với đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Nguyên nhiên vật liệu phải đảm bảo tối ưu sao cho công suất hoạt động của máy móc đạt tối đa. Mặt khác, việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp phải là tốt nhất để thu hồi vốn nhanh, vòng sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn. - Thiết bị công nghệ được mua phải tương xứng với trình độ hiểu biết và chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp. Có như vậy họ mới vận hành máy móc được chính xác, sản phẩm làm ra đảm bảo yêu cầu chất lượng. Đáp ứng hai yêu cầu trên thì việc đầu tư công nghệ sản xuất của doanh nghiệp sẽ cho kết quả tốt, tránh sự lãng phí vốn sản xuất mà tình hình sản xuất không được cải thiện. (+)Thứ hai, nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ máy móc thiết bị dù hiện đại đến đâu cũng do con người làm ra. Người lao động vận hành máy móc chính xác mới tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, đa tính năng. Bên cạnh đó năng suất lao động của công nhân phản ánh năng suất lao động của toàn doanh nghiệp trình độ tay nghề chuyên môn, bậc thợ tay nghề của người lao động quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với cùng các yếu tố đầu vào các các yếu tố môi trường như nhau thì người lao động nào có trình độ hơn sẽ tạo ra được số sản phẩm nhiều hơn và đẹp bền hơn. Mà trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, với các sản phẩm cùng loại, sản phẩm nào có sự cải tiến độc đáo, có giá trị sử dụng cao, tức là có các đặc tính thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng, thì sản phẩm đó sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Và vì vậy, sản phẩm đó sẽ tìm được một chỗ đứng trên thị trường, ngược lại các sản phẩm bị đào thải dần dần. Do đó yêu cầu nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động là một yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề bậc thợ cho người lao động cũng là cách nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra của doanh nghiệp, cũng là cách để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: - Doanh nghiệp có thể cử một bộ phận lao động của mình đi học, bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn đang công tác, hoặc đào tạo cho họ một lĩnh vực mới, một chuyên môn mới phù hợp. - Có thể đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ: các công nhân có tay nghề bậc thợ cao trực tiếp hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho những người lao động có trình độ thấp. - Tổ chức sắp xếp lại bộ máy làm việc cho phù hợp, gọn nhẹ, tận dụng tối đa năng suất lao động của từng người trong doanh nghiệp. Phân các công việc hợp với khả năng và trình độ của họ... Tùy từng điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp đào tạo tại chỗ hay nhờ đào tạo, hay phối kết hợp nhiều biện pháp sao cho hiệu quả đào tạo là tốt nhất. (+) Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm còn liên quan đến bao bì, mẫu mã, đóng gói và nhãn hiệu sản phẩm. Sự thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã cũng là một biện pháp lôi kéo các khách hàng tiêu dùng. Mẫu mã, bao gói, nhãn hiệu phải thay đổi thường xuyên liên tục đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm đẹp về thẩm mỹ, gọn nhẹ về kiểu dáng. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp có những bí quyết hữu hiệu trong việc thường xuyên cải tiến mẫu mã, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng tức thời, mà còn kích thích những nhu cầu mới ở dạng tiềm năng khuyếch đại thị trường, kể cả những thị trường "khó tính" mà đối thủ của nó phải bó tay. Thành công trong cạnh tranh là "Doanh nghiệp biết làm những việc mà doanh nghiệp không thể làm được". (+) Thứ tư, mọi cán bộ, nhân viên doanh nghiệp như gia đình của mình, họ nỗ lực vì sự thịnh vượng của doanh nghiệp, đồng thời sự phát triển của doanh nghiệp lại là tiền đề để tăng thu nhập và những phúc lợi giành cho họ. Bí quyết quản lý và cách sử dụng con người để phát huy hiệu quả các hoạt động kinh doanh hiện được xem là lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của các doanh nghiệp. Suy cho cùng, chiến lược, sáng tạo những phương thức kinh doanh độc đáo đều được thực hiện bởi con người và vì mục tiêu do con người vạch ra. Các doanh nghiệp phải có các chính sách ưu đãi, khuyến khích người lao động, tạo cho họ niềm say mê gắn bó hơn với công việc sản xuất. Có như vậy toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp mới là một khối đoàn kết thống nhất, cùng cố gắng nỗ lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. (+) Thứ năm, để nâng cao chất lượng sản phẩm còn kết hợp nhiều yếu tố khác nữa. Đó là đẩy mạnh hoạt động của hệ thống dịch vụ Marketing của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nắm vững thị trường mà nó đang phục vụ, hiểu về đối thủ, cung cấp cho người quản lý những thông tin nhanh, chuẩn xác về mọi khâu của quá trình tái sản xuất, về nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn các sản phẩm nó đang cung ứng. Đó là việc doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ đi kèm bổ trợ cho sản phẩm như dịch vụ hướng dẫn, tư vấn, dịch vụ lắp đặt... Nó làm tăng thêm tính hoàn chỉnh của sản phẩm tới tay người tiêu dùng, cũng từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Nói tóm lại, chất lượng sản phẩm là 1 chỉ tiêu khái quát. Trong thực tế nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tùy thuộc từng loại hàng và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết định. Nâng cao chất lượng sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo động lực giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phối kết hợp nhiều yếu tố, tạo ra các sản phẩm có nhiều tính năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. PHẦN II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SAO VIỆT VÀ NHỮNG NỖ LỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY I. Tổng quan về Công ty TNHH Sao Việt 1. Quá trình hình thành và phát triển Tên chính thức của công ty : Công ty TNHH Sao Việt Tên giao dịch: VIETSTAR Co., LTD Trụ sở: số 49 - Ngõ 291 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội Văn phòng: P204 - 132 - 138 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội ĐT: 04.7344095 - Fax : 7344097 Loại hình công ty: TNHH Lĩnh vực kinh doanh: - Quảng cáo thương mại và in ấn - Kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in Mục tiêu kinh doanh: trở thành nhà tư vấn chiến lược quảng cáo, có thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn quảng cáo, dịch vụ khách hàng chu đáo tin cậy nhất. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: công ty được thành lập vào ngày 09/06 /2000. công ty TNHH Sao Việt có đầy đủ tư cách pháp nhân, con dấu riêng. Công ty có quyền tham gia các hoạt động quảng cáo, in ấn ký kết hợp đồng liên kết hợp tác như các thành phần kinh tế khác. Qua hơn 5 năm hoạt động trong thị trường quảng cáo công ty đã không ngừng thay đổi và phát triển ngày càng vững mạnh và đang từng bước vươn lên khẳng định mình trên thị trường quảng cáo, đặc biệt là trong lĩnh vực in ấn các ấn phẩm, các tài liệu, tư liệu cho các doanh nghiệp, trong đó khách hàng mục tiêu của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Trong tương lai công ty sẽ đi sâu hơn vào lĩnh vực tư vấn phát triển thương hiệu và mục tiêu là trở thành nhà tư vấn làm thương hiệu cho các doanh nghiệp. Là một công ty được thành lập khá sớm trong lĩnh vực quảng cáo và tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đi vào hoạt động trong lĩnh vực thương hiệu, một lĩnh vực mà đối với thế giới thì không còn mới mẻ, nhưng đối với Việt Nam thì còn rất nhiều bỡ ngỡ. Điều đó khẳng định trong một vài năm qua ở Việt Nam một số đã bị mất thương hiệu của mình và bị mất lợi thế trong kinh doanh do không có thương hiệu, phải sử dụng thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Với phương châm lấy chất lượng, hiệu quả, làm kim chỉ nam cho các hoạt động, các dịch vụ chăm sóc khách hàng nền công ty đã nhanh chóng lấy được uy tín của các khách hàng và lượng khách hàng của công ty ngày được mở rộng. 2. Cơ cấu tổ chức nhân sự 2.1. Bộ máy tổ chức Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Kế toán CT. Hội đồng thành viên Giám đốc PGĐ: kinh doanh PGĐ: sản xuất Phòng Marketing Thiết kế sáng tạo Bộ phận sản xuất Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng rất gọn nhẹ điều đó giải thích vì sao mà công ty hoạt động khá hiệu quả, với các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền cao nhất bao gồm tất cả những thành viên công ty. Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Thành phần kế toán thực hiện quản lý tình hình tài chính của công ty. PGĐ kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc phụ trách các lĩnh vực kinh doanh hàng ngày của công ty. Phòng Marketing: Marketing trong một công ty quảng cáo có những điểm khác so với marketing của các công ty sản xuất. Nhân viên trong bộ phận marketing chịu trách nhiệm nghiên cứu xem mẫu quảng cáo nên nhắm vào loại khách hàng nào, những chiến lược truyền thông nào có tác dụng đến họ và phương tiện nào là tốt nhất có thể tiếp cận được nhóm khán giả đó. Các công việc chính của bộ phận này là: Quan hệ và tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm thăm dò khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty, xem họ chịu ảnh hưởng bởi những nguyên nhân nào và cung cấp cho bộ phận sáng kiến thiết kế những thông tin thị trường cụ thể. Công việc chính thứ hai của bộ phận này là nghiên cứu tìm kiếm phương tiện với mức giá hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải thông điệp. Tìm kiếm các nhà cung cấp, các nhà trung gian trong quảng cáo. Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất các mẫu mã quảng cáo của công ty, do đặc điểm kinh doanh của công ty, công việc sản xuất quảng cáo của công ty chủ yếu là việc in các mẫu quảng cáo và làm một số bảng biểu ngoài trời: công việc sản xuất của công ty chủ yếu do 3 xưởng thực hiện: Xưởng 1 - in máy; xưởng 2 - in lưới, xưởng 3 - sản xuất bảng biển quảng cáo. 2.2. Cơ cấu nhân sự Bảng: Cơ cấu lao động của công ty TT Trình độ học vấn Số lượng 1 Thạc sĩ 4 2 Đại học 11 3 Công nhân kỹ thuật 17 Nguồn: Phòng kế toán Về mặt nhân sự công ty hiện nay có 32 cán bộ công nhân viên, về trình độ chuyên môn có 4 người có trình độ thạc sĩ, 11 người có trình độ đại học và, 17 người là công nhân kỹ thuật . Những cán bộ của công ty chủ yếu là những người có trình độ kinh doanh, tốt nghiệp chủ yếu là các trường đại học khối kinh tế, trong đó có chủ yếu là Đại học kinh tế Quốc dân. Lực lượng lao động của công ty là lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, năng động. Về mặt hợp đồng lao động của công ty thể hiện ở dưới đây - Lao động dài hạn: 9 nhân viên, chủ yếu là những người làm việc ở văn phòng công ty. - Hợp đồng thời vụ: 10 nhân viên, làm việc theo những hợp đồng của công ty - Cộng tác viên: 10 2.3. Cơ cấu lương Về cơ cấu lương của công ty rất linh hoạt thể hiện đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh riêng của quảng cáo. - Lương cứng + phụ cấp + thưởng doanh thu + chế độ khác theo quy định của bộ luật lao động: Lương cứng đã bao gồm bảo hiểm xã hội. Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp , do trình độ khác nhau của cán bộ công nhân viên, công nhân đảm nhiệm, và cơ cấu lao động của công ty nên có sự chênh lệch lớn của các mức lương. 3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty Công ty TNHH Sao Việt là đơn vị chuyên kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là lĩnh vực in ấn như các: báo in, Catalogue, tờ rơi, quà tặng, POS tại cửa hàng, Poster, báo cáo hàng năm, giấy mời, lịch năm mới… Do đó đối tượng khách hàng của công ty là tương đối rộng. Khách hàng chủ yếu là các nhà máy sản xuất, cơ quan hành chính, công ty TNHH… Do đặc điểm riêng của ngành in và quảng cáo nên sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo sạch sẽ, đúng màu sắc và đặc điểm là phải đúng mẫu mã mà khách hàng yêu cầu. Đây là tính đặc thù riêng của sản phẩm công ty nói riêng; ngành in và quảng cáo nói chung. Do vậy sản phẩm của công ty luôn được kiểm tra chất lượng cũng như màu sắc rất nghiêm ngặt trước khi giao cho khách hàng và kèm theo đó là chất lượng chăm sóc khách hàng rất chu đáo chỉ có như vậy các sản phẩm của công ty sản xuất ra mới tạo ra được sự tin tưởng nơi khách hàng mà từ đó các chỉ tiêu kinh tế mới được thực hiện và hiệu quả kinh doanh cũng như doanh thu của công ty mới được hoàn thành. Việc mở rộng thị trường là rất cần thiết đối với công ty vào lúc này bởi vì thị trường hoạt động của công ty chỉ bó hẹp trong địa bàn Hà Nội, các hợp đồng làm quảng cáo và in ấn ở các tỉnh chỉ khi khách hàng liên lạc tận nơi mới đi các tỉnh gặp khách hàng, do vậy thị trường của công ty là khá nhỏ lại bị các doanh nghiệp cùng ngành và các công ty khác cạnh tranh rất khốc liệt. Vì điều này việc ký kết hợp đồng, mở rộng của công ty gặp rất nhiều khó khăn và nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. II. Chất lượng sản phẩm in và những nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sao Việt những năm gần đây Như phần lý thuyết đã nêu, in là một hoạt động sản xuất, dịch vụ chuyên ngành. Sản phẩm của công ty in vừa có tính sản xuất vật chất, vừa là một dịch vụ văn hóa. Do đó yêu cầu đối với một sản phẩm in rất đa dạng và khắt khe. Có những sản phẩm in thỏa mãn những yêu cầu của nhóm người này nhưng lại không phù hợp với yêu cầu của nhóm người khác. Có những người tiêu dùng ưa thích hình dáng bên ngoài phải nổi, phải hoa mỹ. Có những người tiêu dùng lại chuộng phần trình bày và trang trí bên trong, người ưa thích màu này, người lại ưa màu khác... Chất lượng sản phẩm in được người tiêu dùng quan niệm rất khác nhau, với những yêu cầu cao, và đặc biệt chất lượng sản phẩm in phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có được một sản phẩm in tới tay người tiêu dùng phải trải qua những giai đoạn, những quá trình. Thực hiện chính xác mỗi khâu, mỗi quá trình trong công đoạn sản xuất là sự đảm bảo cho tính hoàn thiện của sản phẩm in. Chất lượng sản phẩm in chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng trong đề án này với khối lượng dữ liệu về Công ty TNHH Sao Việt hiện có, chúng tôi phân tích những nỗ lực của công ty trên các phương diện sau: + Công nghệ kỹ thuật in: biểu hiện qua việc đầu tư vốn sản xuất mua sắm trang bị các thiết bị kỹ thuật công nghệ in hiện đại của khu vực và thế giới của công ty qua một một số năm. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thông qua chỉ tiêu về lực lượng lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tay nghề người lao động không ngừng được nâng cao đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngành công nghiệp in và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. + Các chính sách đối với người lao động của công ty qua các chỉ tiêu: chế độ ưu đãi với cán bộ CNV, các chính sách đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động (tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp...) + Một số dịch vụ triển khai để nâng cao hơn chất lượng sản phẩm in như dịch vụ cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào, dịch vụ cung cấp điện, nước, phù trợ khác cho quá trình sản xuất... Đương nhiên, còn rất nhiều yếu tố khác nữa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới chất lượng sản phẩm, nhưng với giới hạn vạch ra của chuyên đề thực tập ở trên, bài viết chỉ tập trung phân tích 4 yếu tố cơ bản nhất liên quan tới chất lượng sản phẩm, thông qua đó cho phép đánh giá tương đối toàn diện những nỗ lực mà Công ty TNHH Sao Việt đã cố gắng, và đạt được những thành công đáng kể trong mấy năm gần đây. 1. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật. Với ngành công nghệ in nói chung và với Công ty TNHH Sao Việt nói riêng công nghệ in là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm in cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường. Công nghệ in được chú trọng đầu tư và thường xuyên đổi mới giúp cho chất lượng sản phẩm in ngày càng nâng cao và tăng cường sức cạnh tranh của công ty. Có thể phân tích điều này qua các giai đoạn phát triển của công ty. Sản phẩm của Công ty TNHH Sao Việt sẽ có chất lượng và sức cạnh tranh cao hơn các cơ sở in quốc doanh và các cơ sở in tư nhân khác, nếu cuối năm nay công ty hoàn tất việc lắp đặt một máy in 4 màu của Mỹ. Tóm lại, công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, là lợi thế quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Các yếu tố về con người Nếu khoa học kỹ thuật công nghệ là điều kiện cần, thì yếu tố người lao động là điều kiện đủ, là yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Bởi vì , dù công nghệ có hiện đại như thế nào chăng nữa nhưng nếu người lao động không có tay nghề cao, không có trình độ tốt về chuyên môn kỹ thuật thì máy móc đó cũng không phát huy được tác dụng, sản phẩm làm ra cũng không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm có sự kết hợp của nhiều yếu tố nhưng yếu tố con người (hay người lao động) trong công ty là yếu tố quan tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4505.doc