Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu

LỜI NÓI ĐẦU Sau hai mươi hai năm thực hiện cơ chế chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, kể từ đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội đã được cải thiện vượt bậc, tạo cho Việt Nam một bộ mặt với những thay đổi to lớn về diện mạo kinh tế mới trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng với sự thay đổi về cơ chế chính sách như vậy, nền kinh tế nước nhà đã liên tục tăng trưởng qua các năm một cách ổn định và bền vững, tạo nguồn lực tài chính để thúc đẩy sự phát triển lâu dài. Tr

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị Doanh nghiệp là một yếu tố quyết định thành công của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Từ những thành tựu phát triển kinh tế mà nước ta đạt được trong những năm qua đã khẳng định được sự đúng đắn trong đường lối của Đảng và Nhà nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ chế đó, mục tiêu của các doanh nghiệp là đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và đạt được mục tiêu lợi nhuận của Doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, vấn đề quản trị chất lượng sản phẩm trở lên sống còn đối với mỗi một doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có có các Doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng nói riêng. Sau một thời gian nghiên cứu thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu là một Doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành xây dựng cơ bản, em đã thu thập các thông tin, kiến thức thực tế tại về hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để bổ sung cho kiến thức đã học tại nhà trường em thấy. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là rất rộng lớn nó bao gồm các bước lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình bởi công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập canh tranh như ngày nay để tạo được uy tín trên thương trường là một vấn đề mà khiến các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp phải suy ngẫm để khẳng định Doanh nghiệp của mình trên thương trường một trong những mục tiêu mà các nhà quản trị Doanh nghiệp đặt ra đó là chất lượng của công trình mà Doanh nghiệp mình tạo ra. Qua thực tế được thực tập tại một Doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng cộng với những kiến thức đã được học tại Nhà trường em xin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề thực tập với nội dung “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu” Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS TrầnViệt Lâm cùng các anh chị trong Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp và hoàn thành bài viết của mình./. Em xin chân thành cảm ơn. Than Uyên, tháng 8 năm 2008 CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TEONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG A. Một số khái niệm trong lĩnh vực xây dựng: 1. Công trình xây dựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. 2. Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng: Bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ. 3. Thi công xây dựng công trình: Bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình. 4. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. 5. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. 6. Chỉ giới đường đỏ trên bản đồ quy hoạch xây dựng: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. 7. Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất. 8. Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. 9. Quy hoạch xây dựng vùng: là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. 10. Quy hoạch chung xây dựng đô thị: là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. 11. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. 12. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn. 13. Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác. 14. Thiết kế đô thị: là việc cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong đô thị. 15. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình: là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. 16. Dự án đầu tư xây dựng công trình: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. 17. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định. 18. Quy chuẩn xây dựng: là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành. 19. Tiêu chuẩn xây dựng: là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. 20. Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. 21. Nhà thầu trong hoạt động xây dựng: là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 22. Tổng thầu xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. 23. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. 24. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng. 25. Nhà ở riêng lẻ: là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. 26. Thiết kế cơ sở: là tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. 27. Giám sát tác giả: là hoạt động giám sát của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế. 28. Sự cố công trình xây dựng: là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế. B. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng 1. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; 2. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; 3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; 4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; 5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. C.Phân loại và cấp công trình xây dựng 1. Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình. 2. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. 3. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng. 4. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng. D. Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng 1. Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng thống nhất trong hoạt động xây dựng. 2. Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. 3. Tổ chức, cá nhân được nghiên cứu, đề xuất về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng để ban hành hoặc công nhận. E. Năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng 1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. 2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình. 3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động. 5. Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình. F. Giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng 1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về xây dựng. G. Chính sách khuyến khích trong hoạt động xây dựng Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt. H. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng 1. Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này; 2. Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; 3. Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc; 4. Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; 5. Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng; 6. Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố; 7. Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu; 8. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; 9. Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật; 10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng. II/ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1. Định nghĩa Quản lý chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như: lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Định nghĩa này đã đưa hoạt động quản lý chất lượng lên một trình độ cao, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề chất lượng trong phạm vi hệ thống. Có thể hiểu định nghĩa trên một cách đơn giản: quản lý chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và tìm biện pháp thực hiện một cách hiệu quả nhất. Bản chất của quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động trong chức năng quản lý như: hoạch định, tố chức, kiểm soát và điều chỉnh. đây là một loạt các hoạt động tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Chỉ khi nào toàn bộ các yếu tố trên được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ thống nhất ràng buộc với nhau của hệ thống chất lượng mới có cơ sở nói rằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Quản lý chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. 2. Hoạt động chất lượng Hoạt động chất lượng là tất cả các thao tác quản lý, đảm bảo và kiểm tra nhằm bảo tồn và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ một cách kinh tế nhất có tính đến yêu cầu của khách hàng, bao gồm: - Kiểm tra chất lượng là tất cả các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ đối với sản phẩm so sánh với những yêu cầu đặt ra trước. Yêu cầu đó thuộc về tiêu chuẩn chất lượng. Dựa trên cơ sở kiểm tra chất lượng để loại bỏ những nguyên nhân xấu. - Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động xây dựng chương trình chất lượng sản phẩm từ thiết kế, sản xuất đến phân phối dịch vụ. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng có ý nghĩa trong cả nội bộ và bên ngoài mỗi doanh nghiệp. Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng là xây dựng niềm tin của lãnh đạo và của của công nhân vào công việc của mình,. Bên ngoài doanh nghiệp nó đảm bảo niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Doanh nghiệp. - Quản lý chất lượng là các hoạt động về quy hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra cần thiết để thực hiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng với giá rẻ nhất và phù hợp với các hoạt động khác như sản xuất và tiêu thụ. Cáchoạt động đó bao gồm: + Quy hoạch chất lượng: Có nghĩa là thiết kế và dự toán các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và mục tiêu chất lượng phải đạt được. Doanh nghiệp phải đặt ra những tính chất cố định, những mục tiêu cần theo đuổi trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, những quy định cụ thể mà sản xuất và tiêu thụ phải tuân theo. + Tổ chức quản lý là khả năng sử dụng nguồn nhân lực, hợp đồng chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng bằng cách tận dụng nguồn nhân lực sẵn có như con người, tài chính và kỹ thuật, đồng thời xác định các vị trí để kiểm tra. + Kiểm tra thường xuyên để đánh giá các kết quả theo mục đích đã xây dựng và đề ra các biện pháp sửa chữa kịp thời đối với những khuyết tật phát hiện được. Quản lý chất lượng nó là cơ sở pháp lý dựa trên các tiêu chuẩn, các văn bản từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đến quốc gia và quốc tế về chất lượng sản phẩm để đảm bảo và kiểm tra chất lượng. Đây là hoạt động rất quan trọng trên phương diện quản lý. Quản lý chất lượng sản phẩm nhằm xác định các yêu cầu cần phải đạt được của sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu đó được thực hiện trong thực tế bằng cách tác động có hiệu quả vào những yếu tố và điều kiện có liên quan tới việc hoàn thành và duy trì chất lượng sản phẩm. III. CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Hoạch định chất lượng Đây là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm xác định mục tiêu, chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn làm giảm chi phí cho chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo bởi vì tất cả chúng đều phụ thuộc vào các kế hoạch. Hoạch định chất lượng được coi là chức năng quan trọng nhất cần ưu tiên hàng đầu hiện nay. Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng bao gồm: - Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách chất lượng và kế hoạch hoá chất lượng. - Xác định vai trò của chất lượng trong chiến lược sản xuất. Cách tiếp cận được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc tác nghiệp cần bổ sung cho chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. - Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới tững giai doạn nhất định, tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu câù thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể nhất định với những chi phí tối ưu. - Đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể để thực hiện được những mục tiêu chất lượng đề ra. - Cuối cùng là xác định kết quả dài hạn của những biện pháp thực hiện. Khi hình thành các kế hoạch chất lượng cần phải cân đối tính toán các nguồn lực: lao động, nguyên vật liệu và nguồn tài chính cần thiết để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch. Dự tính trước và đưa chúng vào thành một bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC. 1. Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 2. Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ thiết kế. 3. Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hóa các yếu tố đã nêu trong nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi. Thiết kế sơ bộ được phê duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi là căn cứ để lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công. 4. Thiết kế kỹ thuật là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và bản vẽ được triển khai trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải bảo đảm đủ điều kiện để lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và lập bản vẽ thi công. 5. Thiết kế bản vẽ thi công là các tài liệu thể hiện bằng bản vẽ được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải thể hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện, cấp nước, thoát nước, cấp hơi, điều hoà không khí...) và công nghệ để doanh nghiệp xây dựng thực hiện thi công. 6. Thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra lại thiết kế của tổ chức tư vấn xây dựng thực hiện theo các yêu cầu của chủ đầu tư đối với thiết kế công trình do một tổ chức tư vấn thiết kế khác lập. 7.Thẩm định thiết kế là công việc của người có thẩm quyền tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thiết kế; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công; kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thiết kế sơ bộ và các nội dung đã được phê duyệt trong quyết định đầu tư; đánh giá sự hợp lý của giải pháp thiết kế để làm cơ sở phê duyệt thiết kế kỹ thuật. 8. Giám sát tác giả là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh tại hiện trường nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế và bảo vệ quyền tác giả thiết kế của tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật thực hiện tại hiện trường trong quá trình xây dựng. 9. Giám sát thi công xây lắp của chủ đầu tư là hoạt động theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại hiện trường của chủ đầu tư để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác xây lắp do doanh nghiệp xây dựng thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, theo thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt, Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. 10. Kiểm định chất lượng thi công xây lắp là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của sản phẩm hoặc công trình xây dựng, so sánh với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng của tổ chức tư vấn. 11. Giám định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, trên cơ sở Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, văn bản quy phạm pháp luật và kết quả kiểm định chất lượng để đánh giá, kết luận về chất lượng của sản phẩm hoặc công trình xây dựng. 12. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lập trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư xác nhận. 13. Bảo hành công trình là công việc sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời hạn bảo hành của doanh nghiệp xây dựng thi công công trình 14. Bảo trì công trình là công việc duy tu, bảo duỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn do chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình thực hiện nhằm đảm bảo cho công trình sử dụng, vận hành an toàn theo quy trình vận hành do người thiết kế và nhà chế tạo quy định. V. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA NHÀ NƯỚC. 1- Bộ Xây dựng: Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm: a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, nghiệm thu, bàn giao công trình, bảo hành xây lắp, bảo trì công trình; thoả thuận để các Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ quản lý chuyên ngành kỹ thuật ban hành các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành và quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong công trình. b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. c) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thực hiện thiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình thuộc dự án nhóm A. Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình trong cả nuớc khi cần thiết. d) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc giám định chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp của Chính phủ; e) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ 6 tháng, 1 năm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Vụ Khảo sát, thiết kế xây dựng và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Xây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện trách nhiệm trên. 2- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tại địa phương có trách nhiệm: - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương. - Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư nhóm B, C do địa phương quản lý. Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình tại địa phương khi cần thiết. - Xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng tại địa phương theo phân cấp. - Tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng về tình hình chất lượng các công trình xây dựng do địa phương quản lý. - Phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư. Sở Xây dựng là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm trên. Tùy theo tính chất của dự án, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Xây dựng hoặc Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng do địa phương quản lý; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng tại địa phuơng; b) Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành có nhiệm vụ quản lý ngành tại địa phương về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, có trách nhiệm: - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương. - Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình chuyên ngành thuộc dự án đầu tư nhóm B,C do địa phương quản lý.Trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương khi cần thiết. - Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; phối hợp với Sở Xây dựng để giải quyết sự cố công trình xây dựng chuyên ngành do địa phương quản lý. - Báo cáo định kỳ 06 tháng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý ngành của Sở gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng. 3- Bộ có công trình xây dựng chuyên ngành bao gồm Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Bưu chính - Viễn thông có trách nhiệm: a) Ban hành các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành sau khi có thoả thuận với Bộ Xây dựng. b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Bộ ._.quản lý trên phạm vi cả nước. c) Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng chuyên ngành theo phân công của Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các công trình chuyên ngành do Bộ quản lý; d) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng đối với các công trình chuyên ngành do Bộ quản lý. Khi cần thiết, trực tiếp tổ chức kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc Bộ quản lý. Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng. Riêng đối với công trình thuộc dự án nhóm A cần có sự phối hợp với Bộ Xây dựng khi thực hiện các công việc trên. e) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 4- Bộ chuyên ngành kỹ thuật bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện; an ninh; quốc phòng có trách nhiệm: a) Ban hành các quy định quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong các công trình xây dựng sau khi có thoả thuận với Bộ Xây dựng. b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý chất lượng chuyên ngành kỹ thuật trong các công trình xây dựng trên phạm vi cả nước. c) Tham gia với cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng để kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật như phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn lao động; an toàn công nghiệp; an toàn đê điều; an toàn giao thông; bưu điện đối với từng loại công trình có yêu cầu. 5- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) có dự án đầu tư và được giao vốn để quản lý đầu tư xây dựng công trình theo dự án được duyệt có trách nhiệm: a) Tổ chức thực hiện theo các quy định quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng thuộc Bộ quản lý thông qua cơ quan có chức năng của Bộ, hoặc tổ chức quản lý điều hành dự án có đủ năng lực theo quy định của pháp luật. b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng theo phân công của Chính phủ; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các công trình do Bộ quản lý c) Phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kế và doanh nghiệp xây dựng; theo dõi, phát hiện và kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng công trình đối với các công trình xây dựng thuộc Bộ quản lý đồng thời thông báo cho Sở Xây dựng và các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương biết để phối hợp. d) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình xây dựng gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VI. TRÁCH NHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC TƯ VẤN ĐẦU TƯ X ÂY DỰNG, DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG. 1- Đối với Chủ đầu tư: a) Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự án do mình quản lý. b) Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định. c) Phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công xây lắp khi chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định. e) Báo cáo định kỳ 6 tháng về chất lượng công trình gửi cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. 2- Đối với tổ chức và cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế: a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm và chất lượng sản phẩm khảo sát, thiết kế của mình; b) Phải thực hiện theo quy định tại Điều 15, khoản 2 Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ. 3- Đối với doanh nghiệp xây dựng: a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn công tác thi công xây lắp của công trình đang thi công và an toàn của các công trình lân cận. b) Thực hiện theo quy định tại Điều 16, khoản 3 Điều 46 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM QUA (2004-2007 ) I. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU.(1) 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên. Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 95 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 170.000ha, và 95.559 nhân khẩu, có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã Thân Thuộc, Trung Đồng, Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Cần, Hố Mít, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Mường Than, Phúc Than, Tà Mít, Mường Mít, Pha Mu, Mường Cang, Hua Nà, Tà Hừa, Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On và Thị trấn Tân Uyên, Thị trấn Than Uyên trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị trấn Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Cao Lan, dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số tới 70%. Bố trí ở 15 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá. Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661), các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XIV nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng bộ huyện Than Uyên luôn đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP hàng năm đều đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng. 1.1.1 Sản xuất Nông - Lâm nghiệp. Với tỷ lệ về diện tích đất sử dụng và kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Tổng diện tích trồng cây lương thực là 10.460 ha, trong đó diện tích lúa nước là 8.802 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 38.504 tấn, bình quân lương thực năm 2005 là: 424 kg/người/năm. Phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện còn lạc hậu, điều này dẫn tới mức sống của nhân dân còn thấp. Để cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Than Uyên đang tận dụng sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh từ các chương trình mục tiêu, chương trình hỗ trợ giá, giống cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện đề án nâng hệ số sử dụng ruộng đất, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diên tích canh tác, nhân rộng diện tích cánh đồng thâm canh, đặc biệt là đầu tư vào cánh đồng Mương Than, cánh đồng rộng thứ ba trong khu vực tây bắc, phấn đấu đạt mức 50 triệu/ha từ 300 - 500 ha. Về sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè với tổng diện tích 1.555,3 ha; sản lượng chè búp tươi 8.000 tấn. Chăn nuôi có bước chuyển đổi theo hướng tập trung, hàng năm bán ra thị trường gần 3.000 con trâu, bò, dê; 800 tấn thịt lợn. Huyện đã thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sử dụng đất cho nhân dân, năm 2005 đã giao 20.670 ha đất lâm nghiệp để dân tự trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. 1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2006 ước đạt khoảng 30.800 triệu đồng, bình quân tăng so với năm trước 15,4%. Như đã đề cập ở trên huyện Than Uyên có sông Nậm Mu chảy qua, đây là nguồn tài nguyên lớn cho huyện Than Uyên khai thác cả hiện tại cũng như tương lai. Năm 2005 đã được Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng 2 công trình thuỷ điện lớn đó là: đầu tư xây dựng hai dự án Thuỷ điện Bản Chát và Huổi Quảng với thiết kế: Công suất: 520 MW. Cao trình: 370 m. Điện lượng trung bình hàng năm: 1.868 triệu KWh. Tổng mức đầu tư: 9.788,572 tỷ đồng (VND) Thời gian hoàn thành công trình đưa vào vận hành: năm 2010. Hai công trình trên từ khởi công đến khi khánh thành đi vào sử dụng, sẽ tạo điều kiện làm thay đổi diện mạo của huyện Than Uyên cả về kinh tế, chính trị và xã hội một cách nhanh chóng và ổn định. 1.1.3 Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước cho cơ sở hạ tầng, trong huyện đã thi đua Thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư 65 tỷ đồng để phát triển đường giao thông. Trong đó nhân dân đóng góp 8,5 tỷ đồng, làm được 243,5 km đường liên xã, liên thôn bản. Trong huyện đã 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng các trung tâm cụm xã, các công trình kết cấu hạ tầng bằng nhiều kênh vốn, dự án của Nhà nước đã đầu tư 168,83 tỷ đồng. Tạo ra cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.4 Công tác tài chính - tín dụng, thương mại - dịch vụ. Do có sự tăng trưởng về kinh tế cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa trong nhiều lĩnh vực, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về tăng cường biện pháp điều hành ngân sách Nhà nước nên các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện đã đề ra, mức tăng bình quân hàng năm từ 10% trở lên thể hiện qua những số liệu sau: Năm 2004: + Thu ngân sách địa phương: 53.868,1 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương: 53.731,0 triệu đồng. Năm 2005: + Thu ngân sách địa phương: 67.218,2 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương: 66.061,2 triệu đồng. Năm 2006: + Thu ngân sách địa phương: 84.662,5 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương: 83.405,7 triệu đồng. Năm 2007: + Thu ngân sách địa phương ước đạt: 101.704 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương ước đạt: 101.381 triệu đồng. Năm 2007 tổng thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc huyện ước đạt 102,2 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 101,4 tỷ đồng. Số dư nợ ngân hàng năm 2006 ước đạt 96,7 tỷ đồng. Hàng hoá dịch vụ đảm bảo lưu thông, cung ứng đủ cho các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn huyện. 1.1.5 Công tác giáo dục đào tạo. Cấp lãnh đạo của địa phương đã ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục và thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, xã hội hoá công tác giáo dục chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học, năm 2005 - 2006 đã có 795 phòng học đưa vào sử dụng, với trang thiết bị dậy và học tương đối đầy đủ; cơ bản đã xoá bỏ tình trạng nhà tranh tre lứa lá và học 3 ca; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động ra lớp đạt 95% năm học 2006, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ ở 17 xã, thị trấn. 1.1.6 Công tác y tế, dân số, gia đình - trẻ em. Với mạng lưới y tế được củng cố về cả tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ thầy thuốc, y, bác sỹ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và chất lượng điều trị, chăm sóc sức khoẻ đã được nâng lên. Với 228 gường bệnh ở hai bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực đạt chuẩn quốc gia và số gường bệnh các trạm y tế đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số để giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm nhanh qua các năm. 1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội. Toàn huyện đã được phủ sóng phát thanh - truyền hình, 90% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã; các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao có bước phát triển mới, đa dạng, phù hợp với phong tục tập quán của các dân tộc miền núi, duy trì được nét đẹp văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Không ngừng tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai thực hiện đồng bộ, thể hiện rõ qua tỷ lệ hộ đói nghèo được giảm dần qua các năm. Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên đã nêu trên cho thấy: Than Uyên là một huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn hẹp, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên. Chính vì vậy, cần phải tăng cường đẩy mạnh các giải pháp để khai thác nguồn thu cho ngân sách theo quy định, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân trong huyện được nâng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG TRONG THỜI GIAN QUAN ( 2004-2007) 1 / Giới thiệu chung về Doanh nghiệp Bắc Hồng Tên Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Bắc Hồng Địa chỉ trụ sở: Khu 3 Thị trấn Than Uyên - huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Số điện thoại: 0231.784.208; 0231.784.999. Ngày thành lập: ngày 31 tháng 5 năm 1994 đăng ký được thay đổi lại lần thứ 5 vào ngày 22 tháng 5 năm 2008 số: 23 01 000003 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu cấp. Vốn đầu tư: 4.000.000.000 đồng ( Bốn tỷ đồng chẵn ) a) Quá trình hình thành và phát triển. Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1994 với các nghành nghề kinh doanh là: Xây dựng công trình dân dụng, xây dựng công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, Cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc các công trình thuỷ lợi nhỏ có kỹ thuật đơn giản. Doanh nghiệp Bắc Hồng đã nhiều lần thay đổi bổ sung cho đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp để mở rộng thêm nghành nghề kinh doanh của mình cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường đồng thời nâng cao nguồn vốn kinh doanh cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp và gần đây nhất Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh bổ sung lần thứ 5 với các nghành nghề kinh doanh được bổ sung như: Làm đường Giao thông; San ủi mặt bằng và mua bán vật liệu xây dựng. đồng thời nâng mức vốn tư từ 300.000.000đồng năm 1994 lên 4.000.000.000 đồng năm 2008. Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Doanh nghiệp Bắc Hồng thi công các hạng mục công trình luôn được đánh giá là đạt chất lượng tốt, kỹ, mỹ thuật đảm bảo và là địa chỉ tin cậy cho các Chủ đầu tư trong tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng. Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng là một thành viên tích cực của Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Lai Châu là một thành viên năng động, tích cực thanh gia xây dựng và phát triển Hội. Lai Châu là một tỉnh mới được thành lập lên tiềm năng phát triển cho các nhà đầu tư xây dựng cở hạ tầng là rất khả quan. Để nâng cao hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như công nhân để nâng cao chất lượng các công trình hơn nữa nhằm gây dựng được uy tín và vị thế của mình trên thị trường đầu tư xây dựng của Lai Châu cũng như các tỉnh lân cận. b) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ khi được thanh lập cho tới nay Doanh nghiệp tư nhân Bắc Hồng đã thi công rất nhiều hạng mục công trình lớn đạt chất lượng cao từ đó khẳng định được vị trí trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó Doanh nghiệp đã thi công rất nhiều công trình có tính chất trọng điểm và được đánh giá cao. c) Bảng kê một số công trình doanh nghiệp đã thi công trong những năm gần đây: Tên công trình Năm KC-HT Giá trị công trình Chủ đầu tư Sân vận động huyện Văn Chấn Yên Bái 2003-2004 5.000.000.000 UBND huyện Văn Chấn Trường trính trị huyện Than Uyên 2003-2004 1.650.000.000 UBND huyện Than Uyên Nhà làm việc HĐND-UBND huyệnThan Uyên 2005-2006 1.550.000.000 UBND huyện Than Uyên Chợ trung tâm xã Khao Mang huyện Mù Cang Chải 2003-2004 2.200.000.000 UBND H Mù Cang Chải TrườngTHCS xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn 2004-2005 2.400.000.000 UBND huyện Văn Bàn Trung tâm hội nghị văn hoá huyện Phong Thổ 2006-2007 9.500.000.000 UBND huyện Phong Thổ Nhà làm việc Huyện Uỷ Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái 2004-2005 2.700.000.000 UBND H Mù Cang Chải Cụm Trụ sở xã Mường Mít huyện Than Uyên 2003-2004 700.000.000 UBND huyện Than Uyên Nhà Khách UBND huyện Than Uyên 2004-2005 900.000.000 UBND huyện Than Uyên Trường tiểu học số 1 xã Nà Cang 2005-2006 1.450.000.000 UBND huyện Than Uyên Sân vận động trung tâm huyện Than Uyên 2006-2007 1.950.000. 000 UBND huyện Than Uyên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Than Uyên 2006-2007 950.000.000 Sở GD& ĐT Lai Châu Trụ sở HĐND-UBND huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái 2004-2005 4.500.000.000 UBND huyện Lục Yên Cấp nước sinh hoạt xã Mường Mít huyện Than Uyên 2005-2006 1.350.000.000 Ban QLDA H Than Uyên Nhà Họp Huyện Uỷ huyện Than Uyên 2004-2005 1.245.000.000 UBND huyện Than Uyên Nguồn: Theo báo cáo năng lực của Doanh nghiệp tháng 5 năm 2008 Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp hiện có 4 cán bộ trình độ Đại học, 5 cán bộ trình độ cao đẳng, 3 cán bộ trung cấp, Công nhân lao động gồm 45 người trong đó công nhân bậc 3/7 là 13 người, công nhân bậc 4/7 là 15 người còn lại là lao động phổ thông. d) Một số chỉ tiêu về tài chính của Doanh nghiệp: Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu 4.600.000.000 5.750.000.000 5.800.000.000 6.880.000.000 Vốn lưu động 2.520.000.000 3.150.000.000 3.260.000.000 5.370.000.000 Tổng doanh thu 7.280.000.000 9.100.000.000 17.125.000.000 21.175.000.000 Khả năng huy động vốn 6.000.000.000 7.500.000.000 10.800.000.000 22.000.000.000 Nguồn: Theo báo cáo năng lực của Doanh nghiệp tháng 5 năm 2008 Nhìn vào bảng tài chính trên ta có thể thấy Doanh nghiệp Bắc Hồng hoạt động trong những năm gần đây là rất có hiệu quả và nguồn vốn đầu tư của Doanh nghiệp là rất ổn định: 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Doanh nghiệp Bắc Hồng a) Sơ đồ bộ máy tổ chức: GIÁM ĐỐC Phó GĐ điều hành PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG PHÒNG VẬT TƯ + BẢO VỆ PHÒNG KỸ THUẬT TỔ MỘC TỔ NỀ TỔ ĐIỆN TỔ GIA CÔNG CHI TIẾT Phòng kế toán: Cập nhật đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tham mưu giúp việc cho phó giám đốc điều hành quản lý về mặt tài chính kế toán của Doanh nghiệp. Cập nhật những thông tin về kinh tế tài chính có liên quan đến Doanh nghiệp. Cân đối các khoản thu chi về tài chính, Báo cáo thuế, Lập bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính gửi các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc và pháp luật của Nhà nước về mặt tài chính của Doanh nghiệp. Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ kỹ thuật của Doanh nghiệp. Giúp đỡ phó giám đốc điều hành về mặt kỹ thuật và khối lượng của công trình, Hồ sơ thiết kế thi công, dự toán, Lập hồ sơ hoàn công, Bản vẽ hoàn công, lập hồ sơ dự thầu các công trình theo quy định của lậut đấu thầu. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc về chất lượng của công trình về mặt kỹ thụât và chất lượng công trình. Phòng chỉ huy trưởng công trường: Giúp phó giám điều hành về mặt nhân lực thi công của các công trình, tiến độ và chất lượng của công trình, bố trí sắp xếp nhân lực thi công cho công trường. Phòng vật tư bảo vệ: Giúp phó giám đốc điều hành về nhập xuất vật tư vật liệu, bảo vệ Doanh nghiệp cũng như công trình, máy móc thi bị phục vụ thi công. Cung cấp vật tư cho công trường thi công. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP BẮC HỒNG HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU Từ những ngày đầu mới thành lập, Doanh nghiệp Bắc Hồng gặp phải rất nhiều khăn: Lực lượng của đơn vị còn thiếu và yếu , đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm, cán bộ công nhân viên đa số là mới, kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức còn hạn chế, cơ sở sản xuất chưa đủ….. Nhưng với quyết tâm đoàn kết một lòng của tập thể cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp, cùng với sự giúp đỡ từ tỉnh đến huyện, và các cơ quan, ban ngành đã đưa Doanh nghiệp đứng vững, ổn định và ngày càng phát triển. Sau 13 năm hoạt động đơn vị đã khẳng định vị trí của mình trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lai Châu nói chung và huyện Than Uyên nói riêng, Mọi cán bộ trong Doanh nghiệp Bắc Hồng đều ý thức rõ việc đảm bảo chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu nhằm tạo lên thương hiệu cho Doanh nghiệp, từ đó động viên cán bộ trong Doanh nghiệp phấn đấu làm tốt hơn nữa chất lượng sản phẩm do chính mình tạo ra để ngày càng có nhiều công trình xây dựng đạt chất lượng cao. Để phát huy những kết quả đã đạt được và quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra đồng thời nâng cao chất lượng của công trình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường Doanh nghiệp Bắc Hồng đã xây dựng lên một quy trình thi công phù hợp riêng của Doanh nghiệp mình dựa trên các văn bản quy phạm phát luật hiện hành của Nhà nước để cán bộ công nhân viên làm nền tảng trong việc thực hiện các hợp đồng xây dựng. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công tổng dự toán của công trình theo từng nội dung và tính chất của công trình mà Doanh nghiệp Bắc Hồng đưa ra biện pháp tốt nhất để quản trị chất lượng và tiến độ thi công của công trình sao cho đảm bảo đạt chất lượng cao nhất. Chủ yếu việc quản trị chất lượng của công trình được tiến hành từng bước theo từng giai đoạn thi công của công trình. Tổ chức mặt bằng thi công: * Sau khi chủ đầu tư cùng đơn vị tư vấn bàn giao mặt bằng công trình cho Doanh nghiệp bằng văn bản và các mốc, cốt cao độ trên thực địa, có ký nhận giữa hai bên theo quy định. Nhà thầu sẽ kiểm tra lại các số liệu tại hiện trường, đối chiếu với thiết kế nếu có điều gì không phù hợp, Nhà thầu đề nghị thiết kế và Chủ đầu tư giải quyết. Sau đó Nhà thầu thực hiện những công việc. 1. Chuẩn bị mặt bằng thi công: Trên cơ sở mặt bằng hiện trạng: Nhà thầu tổ chức thu dọn mặt bằng, quy hoạch các công trình tạm phục vụ cho công việc thi công công trình. - Lắp đặt đường điện và nước thi công. - Làm lán trại tạm và kho tập kết vật liệu. - Xin phép và thi công đường nội bộ. - Chuẩn bị máy và thiết bị thi công. Làm việc với chính quyền và công an địa phương để hỗ trợ và tạo điều kiện cho Nhà thầu thi công công trình. 2. Định vị công trình:Nhà thầu dùng máy trắc đạc và các dụng cụ chuyên dùng để định vị công trình theo hồ sơ thiết kế và các mốc do Chủ đầu tư giao. Trong khi định vị công trình Nhà thầu sẽ báo Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế xem xét và quyết định. 3. Hàng rào bảo vệ: Dự trên mặt bằng được giao, Nhà thầu dựng hàng rào tôn cao 2.1 m ngăn phạm vi xây dựng công trình với khu vực bên ngoài. Dọc theo hàng rào có lắp các bóng điện bảo vệ và cảnh báo không chơi gần khu vực thi công. Có cổng và người thường trực 24/ 24 h. Cạnh cổng có treo bảng hiệu công trình, bảng hiệu gồm các nội dung: Tên công trình, tên Chủ đầu tư, tên tổ chức thiết kế, tổ chức giám sát, Nhà thầu thi công. 4. Lán trại, kho tàng tạm để thi công: - Nhà thầu sẽ thảo luận với BQL công trình để sử dụng đất và làm một số công trình tạm, phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình. Các công trình tạm này được quy hoạch sao cho phù hợp với các giai đoạn thi công, không ảnh hưởng đến các hạng mục công trình chính. - Nhà điều hành, bảo vệ công trường. - Nhà nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên . - Lán cho máy trộn lưu động. - Bể nước thi công. - Nhà vệ sinh lưu động (được dẹp hàng ngày theo ca làm việc ) - Bãi gia công tập kết vật liệu được Nhà thầu bố trí theo từng giai đoạn thi công sao cho không bị chồng chéo. 5. Cấp thoát nước thi công: Nước thi công và nước sinh hoạt Nhà thầu xin phép được lấy tại đường cấp nước thuộc mạng trong khu vực. Nhà thầu ký hợp đồng mua nước với cơ quan chức năng quản lý để thanh toán hoá đơn hàng tháng. Chủ động khoan giếng và đặt máy bơm nước sinh hoạt và thi công để phòng sự cố. Nhà thầu sẽ xây dựng các bể chứa nước sinh hoạt và thi công. Trước khi dùng nước phải được qua thử nghiệm. Nếu đạt yêu cầu và sự nhất trí của Chủ đầu tư mới được phép đưa vào sử dụng. Trong quá trình thi công sẽ tổ chức thoát nước theo mặt bằng hệ thống rãnh tự tạo, nước bẩn sẽ được chảy, bơm về nơi quy định. 6. Điện thi công Nguồn điện thi công và sinh hoạt được lấy từ hệ thống điện trong khu vực xây dựng công trình. Nhà thầu ký hợp đồng mua điện với cơ quan quản lý chuyên ngành để thanh toán khi sử dụng, để chủ động thi công Nhà thầu dự phòng một máy phát điện công xuất 15KVA. Mạng điện nguồn thi công đều dùng cáp cao su được treo cao đảm bảo an toàn, mỗi thiết bị đấu vào mạng điện đều phải qua cầu dao, hộp và có dây tiếp địa. 7. Tập kết thiết bị thi công: Thiết bị thi công được tập kết về công trình phù hợp với từng giai đoạn thi công và đáp ứng tiến độ thi công xây dựng công trình. Thiết bị thi công của Nhà thầu luôn đảm bảo hoạt động tốt, có nguồn gốc và chứng chỉ cho từng loại. Các thiết bị thi công chính được thống kê ở bảng sau. 8. Cung ứng vật tư: Nhà thầu đảm bảo cung ứng vật tư theo đúng yêu cầu thiết kế và chỉ định của Chủ đầu tư, đáp ứng tiến độ thi công theo từng giai đoạn đã được duyệt. Tất cả các loại vật tư sử dụng cho công trình đều phải có chứng chỉ về nguồn gốc, chất lượng. Những vật tư chính Nhà thầu sẽ sử dụng đều đáp ứng các tiêu chuẩn Nhà nước ban hành như: - Sắt TISCO Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn xi măng TCVN 6062 – 1997. - Tiêu chuẩn cát TCVN 1770 – 86 - Tiêu chuẩn đá dăm các loại TCVN 1771 – 86 - Tiêu chuẩn đá hộc TCVN 1771 – 86 - Tiêu chuẩn nước cho bê tông và vữa TCVN 4560 – 87 - Tiêu chuẩn cán nóng TCVN 1650 – 75 đến 1657 – 75 - Vôi đạt TCVN 2231 – 89 - Tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1073 – 91 - Gạch xây TCVN 1450 – 86; TCVN 1451 – 86 Yêu cầu chất lượng với một số vật tư chính: * Cát xây dựng cho sản xuất bê tông: Khi đưa vào sử dụng phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 1770 – 86 TCVN 4453 – 87, đảm bảo độ sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ, kích thức hạt theo quy định với từng loại kết cấu công trình. Cát đá được vận chuyển về nơi tập kết trong nền kho láng vữa xi măng hoặc lót ván ngay tại vị trị của trạm trộn, độ sạch phải đảm bảo và hàm lượng nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7782.doc
Tài liệu liên quan