LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Cạnh tranh vừa là công cụ để chọn lựa vừa là công cụ đào thải các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn biến động cùng nhiều cơ hội và nguy cơ tiềm ẩn với mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất. Vì thế để giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là điều rất khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có biện pháp tiếp cận thị trường một cách có chủ động, phù hợp và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ cũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh theo hướng thị trường, theo khách hàng và phải ứng dụng hoạt động marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sách Mar_mix với những chiến lược và biện pháp cụ thể nhằm thúc đầy tiêu thụ sản phẩm sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén nhất, hiệu quả nhất của doanh nghiệp để đi đến thành công.
Từ nhận thức trên trong quá trình thực tập tại Công ty cao su An Dương và
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giaó trong Khoa marketing mà trực tiếp là Thầy giáo Vũ Trí Dũng cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo, tạo điều kiện thực
tập tốt của các cô chú cán bộ công nhân viên trong Công ty cao su An Dương, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương ”.
Mục đích của đề tài nhằm phân tích tình hình thực trạng thị trường săm lốp ôtô tại Việt nam và vị thế hiện tại của Công ty cao su An Dương cùng những biến động của thị trường và mục tiêu sắp tới của Công ty cao su An Dương để
đề suất các chiến lược, biện pháp Mar_mix phù hợp cho sản phẩm săm lốp ôtô, góp phần giữ vững và nâng cao vị thế của Công Ty trên thị trường săm lốp ôtô trong điều kiện sản xuất kinh doanh mới.
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận về chiến lược và các giải pháp marketing hỗn hợp trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Phần II: Thực trạng thị trường săm lốp và việc tổ chức, vận hành chiến
lược marketing hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng săm lốp tại Công ty cao su An Dương.
Phần III: Hoàn thiện chương trình marketing hỗn hợp nhằm tiêu thụ mặt
hàng săm lốp ôtô tại Công ty cao su An Dương .
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP TRONG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
I-DOANH NGHIỆP, THỊ TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP :
1-Doanh nghiệp:
Theo điều 3-luật Công Ty định nghĩa doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ
yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận ”.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do vậy mà có rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
tập thể (hợp tác xã), các Công Ty kinh doanh (công ty TNHH và Công Ty cổ phần). Đây là những doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực của nền kinh tế .
Ngoài ra còn một số như cơ sở kinh doanh của Đảng, của Đoàn thanh niên. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường bằng cách cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp mua hàng hoá đầu vào và bán sản phẩm đầu ra của mình, lợi nhuận thu được là khoản chênh lệch giữa
chi phí bỏ ra và số tiền thu về. Như vậy một doanh nghiệp vừa là người cung ứng hàng hoá, dịch vụ vừa là người mua các hàng hoá đầu vào. Lợi nhuận cuối cùng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp
đều muốn mua hàng hoá đầu vào với giá thấp nhất có thể và bán với mức giá cao nhất có thể tương ứng với mức sản lượng mong muốn.
Trong cơ chế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền với
thị trường. Mức giá và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp không phải do doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định, bởi mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường do không chỉ có doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hoá, dịch vụ mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác đang sẵn sàng giành giật khách hàng, lợi nhuận với doanh nghiệp .Vì thế thị trường, khách hàng là yếu tố sống còn quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp phải giữ lấy khách hàng của mình, sản xuất theo nhu cầu thị trường để “bán cái người tiêu dùng cần chứ không phải là cái mà doanh nghiệp có”.
2-Thị trường:
2.1.Khái niệm thị trường :
Trong nền kinh tế, thị trường là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Thị trường hiểu một cách đơn thuần
đó là sự vận động của cung-cầu phát sinh ra giá được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ, ở những thời gian, không gian, đối tượng, phương thức khác nhau. Vậy tuỳ theo góc độ tìm hiểu và phương thức thể hiện mà có những định nghĩa khác nhau. Nhưng theo quan điểm marketing thị trường được hiểu theo 2 góc độ :
-Theo phân tích đánh giá thị trường dưới góc độ Xã hội tổng thể:
Thị trường là một tập phức hợp và liên tục các nhân tố, môi trường kinh doanh và các quan hệ trao đổi thương mại được hấp dẫn và thực hiện trong một không gian mở hữu hạn các chủ thể cung- cầu và phương thức tương tác chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
-Dưới góc độ thị trường của doanh nghiệp :
Thị trường là tập hợp các khách hàng và người cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những mặt hàng của hàng hoá mà Công Ty
có ý định kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và tập hợp người bán-đối thủ cạnh tranh của nó.
Biểu hình 1: Mô hình quyết định Marketing về thị trường của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh
Công Ty kinh
doanh
Những người sản xuất Những người môi giới
Những người phân Người mua
2.2.Vai trò của thị trường :
Việc giải quyết những mâu thuẫn kinh tế giữa người mua và người bán, giữa người sản xuất và người tiêu dùng đều được thực hiện trên thị trường. Do đó thị trương có vai trò quan trọngtrong sản xuất , kinh doanh và quản lý kinh
tế.
-Thị trường chỉ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó thị trường còn được coi là môi trường của
doanh nghiệp. Thị trường tồn tại một cách khách quan, từng Công Ty không có khả năng làm thay đổi thị trường mà trong quá trình kinh doanh phải từng
bước thay đổi để thích ứng và tiếp cận với thị trường. Ngược lại qua thị trường, các Công Ty có thể nhận biết được nhu cầu Xã hội, và cũng qua thị trường, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình.
-Thị trường là “chiếc cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng ”, qua hoạt động ngiên cứu thị trường người sản xuất sẽ định hướng được hướng phát triển sản xuất ra cái gì để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thị trường vừa là mục
tiêu, vừa là suất phát điểm của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Thật vậy, để có hàng hoá, Xã hội phải chi các chi phí sản xuất, chi phí phụ khác. Thị trường lại là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm lao động xã hội.
-Trong quản lý kinh tế thị trường là căn cứ, là đối tượng của kế hoạch hoá, là công cụ bổ xung cho các công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Thị trường là nơi Nhà nước tác động qua lại với các cơ sở sản xuất kinh doanh .
Biểu hình 2: Mô hình tổng quát vai trò của thị trường.
Quản lý kinh tế vĩ mô
Cơ chế hạch toán
Cơ chế thị trường
Thị trường có điều tiết
Người sản xuất
Cung Cầu
Giá cả
Người tiêu dùng
3.Môi trường marketing của doanh nghiệp :
Môi trường marketing được định nghĩa như sau: “môi trường marketing của doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt
động ở bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với khách hàng mục tiêu”.
Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường
marketing đụng chạm sâu sắc đến đời sống của doanh nghiệp, nó có thể gây ra những bất ngờ lớn và những hậu quả lặng nề. Vì thế Công Ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường.
Môi trường marketing gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô với những yếu tố sau:
3.1.Môi trường vi mô:
Các lực lượngtachính sách dụng trong môi trường vi mô của doanh nghiệp được trìnhbày trên hình sau:
Biểu hình 3: Những lực lượng cơ bản tác dụng trong môi trường vi mô của Công Ty
Những người cung
ứng
Công ty
Các đối thủ
cạnh tranh
Trung gian marketing
Khách hàng
Công chúng trực tiếp
-Công ty: khi soạn thảo các kế hoạch marketing những người lãnh đạo bộ phận marketing của Công Ty phải chú ý tới lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân Công Ty như: Ban lãnh đạo tối cao, phòng Tài chính, Phòng Thiết kế thử nghiệm, phòng Cung ứng vật tư sản xuất, bộ phận sản xuất và Kế toán…tất cả những nhóm này tạo nên môi trường vi mô của Công Ty Hoạt động của tất cả những bộ phận này dù thế này hay thế khác đều ảnh hưởng tới những kế hoạch và hoạt động marketing .
-Những người cung ứng: những người cung ứng là những Công Ty kinh doanh, những người có thể cung cấp cho Công Ty và các đối thủ cạnh tranh ,
các nguồn vật tư cần thết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Những sự kiện xảy ra trong môi trường “ người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketing của Công Ty. Do vậy Công
Ty phải chú ý theo dõi chặt chẽ những biến động từ phía nguồn cung.
-Những người môi giới marketing : là những Công Ty hỗ trợ cho doanh nghiệp đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hoá của doanh nghiệp trong giới khách hàng. Bao gồm những người môi giới thương mại, các Công Ty chuyên tổ
chức lưu thông hàng hoá, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ chức tài chính tín dụng. Những người này thực hiện hỗ trợ về các mặt: tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm, tổ chức lưu thông hàng hoá, dự trữ, các hoạt động
marketing cùng các hỗ trợ về tài chính, tín dụng. Do vậy những lực lượng này rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
-Khách hàng:
Là lực lượng quan trọng nhất, ảnh hưởng đến thành bại của Công Ty. Công ty cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Nhìn chung có 5 dạng thị trường khách hàng đó là: thị trường người tiêu dùng, thị trường các nhà sản xuất, thị trường nhà bán buôn trung gian, thị trường các cơ quan nhà nước và thị trường quốc tế.
-Đối thủ cạnh tranh:
Mọi Công Ty đều rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau, có 4 kiểu đối
thủ cạnh tranh cơ bản đó là: những mong muốn cạnh tranh, những loại hàng cạnh tranh, những mặt hàng cạnh tranh, những nhãn hiệu cạnh tranh. Người làm marketing phải xem xét kỹ 4 dạng đối thủ cạnh tranh và phải lưu ý đặc biệt đến các nhãn hiệu cạnh tranh.
-Công chúng trực tiếp:
Trong thành phầng của môi trường marketing có nhiều công chúng trực tiếp khác nhau. Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ, hoặc là chống lại
những nỗ lực của Công Ty nhằm phục vụ thị trường.
Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp cơ bản của mình cũng như cho tất cả thị trường khách hàng. Bất kỳ
Công ty nào cũnghoạt động trong môi trường gồm 7 loại công chúng trực tiếp là: giới tài chính, công chúng thuộc các phương tiện thông tin, công chúng thuộc cơ quan nhà nước, công chúng thuộc các nhóm công dân hành động,
công chúng địa phương, quần chúng đông đảo và công chúng nội bộ. Công ty cần lôi kéo và tạo sự ủng hộ từ phía công chúng trực tiếp.
3.2.Môi trường vĩ mô:
Các Công Ty, những người cung ứng, những người trung gian marketing khách hàng các đối thủ cạnh tranh và công chúng đều hoạt động trong một môi
trường vĩ mô rộng lớn của các lực lượng và xu hướng tạo ra những cơ hội, đồng thời nảy sinh ra những mối đe doạ. Do vậy Công Ty luôn phải theo dõi và đối phó với các yếu tố môi trường. Môi trường marketing vĩ mô của doanh
nghiệp bao gồm:
3.2.1. Môi trường nhân khẩu:
Con người tạo nên thị trường vì vậy yếu tố đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số. Môi trường nhân khẩu đề cập đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở
các thành phố, khu vực và quốc gia, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn và mẫu hình hộ gia đình cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực. Sau đâylà những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và
những hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch marketing .
-Sự bùng nổ dân số thế giới:
Dân số thế giới đang tăng vọt tạo ra một sự tăng nhu cầu về nhiều loại sản phẩm thiết yếu trong khi các nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm.
Điều này có nghĩa là thị trường đang tăng cùng với sức mua khá lớn, song bên cạnh nhu cầu hàng hoá tăng lên thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt vơío chi phí sản xuất tăng cao do sự khan hiếm nguồn lực và sức mua có thể không tăng cùng với nhu cầu.
-Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu :
Dân số các nứơc có cơ cấu tuổi khác nhau. Mỗi nhóm sẽ có một số nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ nhất định, những tập hợp về nhu cầu về sản phẩm, dịch
vụ này sẽ tạo ra những đoạn thị trường khác nhau cho các doanh nghiệp . Mỗi nhóm tuổi trong cơ cấu dân số cũng sẽ có những sở thích về phương tiện chuyền thông, về hình thức bán lẻ sẽ giúp những người làm marketing xác định
chi tiết hơn những hàng hoá tung ra thị trường của mình.
-Thị trường dân tộc:
Cơ cấu dân tộc và chủng tộc ở các nước rất khác nhau, mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và thói quen mua sắm nhất định, vì vậy các biện
pháp nỗ lực marketing sẽ có tác dụng khác nhau đối với các dân tộc, chủng tộc khác nhau ngay trong mỗi quốc gia, do đó các Công Ty đã hướng sản phẩm và
các hoạt động marketing vào một hay một số nhóm :
- Các nhóm chình độ học vấn:
Trình độ học vấn của dân cư trong một quốc gia được phân thànhnhiều nhóm khác nhau và mỗi nhóm sẽ có nhu cầu đặc trưng về một số loại sản phẩm dịch
vụ .
-Các kiểu hộ gia đình:
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống gia đình cũng có những thay đổi theo, hình thành nên các kiểu hộ gí đình. Mà kiểu hộ gia đình sẽ có những nhu
cầu và thói quen mua sắm riêng.
-Di chuyển chỗ ở trong dân cư:
Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư đã tạo ra sự thay đổi trong phân bố dân cư, mật độ dân số tại các khu vực, các quốc gia. Địa điểm cư chú của dâ cư tạo nên sự khác biệt về sở thích đối với hàng hoá, dịch vụ, và việc di chuyển chỗ ở trong dân cư từ đó sẽ làm thay đỗi nhu cầu về các loại hàng hoá dịch vụ khác nhau trong dân cư.
Những tác động của các thay đổi trên sẽ dẫn đến việc chia nhỏ thị
trường đại chúng thành rất nhiều vi thị trường khác nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa lý… Mỗi nhóm có những sở thích rõ rệt và đặc điểm tiêu dùng riêng.
3.2.2. Môi trường kinh tế:
Thị trường cần có sức mua và công chúng, sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lương, tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Vì thế những người làm marketing phải theo dõi chặt chẽ
những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiêủ chi tiêu của người tiêu dùng . Những xu hướng này sẽ chịu tác động của sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất tín dụng và lạn phát.
3.2.3 Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên đang ngày càng có những thay đổi xấu đi với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Những biến động này đều có ảnh hưởng đến hàng hoá mà Công Ty sản xuất và đưa ra thị trường. Có bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên với các mối đe doạ và cơ hội gắn liền:
-Thiếu hụt nguyên liệu:
Hầu hết các tài nguyên tự nhiên đều là hữu hạn và có những tài nguyên không tái tạo, do vậy các Công Ty đang phải đương đầu với tình hình khan
hiếm nguyên liệu, chi phí tăng lên điều này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gây khó khăn trong tiêu thụ, song cũng mở ra hướng mới cho các Công Ty đầu tư vào nghiên cứu, tìm ra vật liệu mới thay thế.
-Chi phí năng lượng tăng:
Nguồn năng lượng chủ yếu hiện nay đang sử dụng là các phế phẩm từ dầu mỏ, than đá, khí đốt. Đây là những dạng tài nguyên không phục hồi được trong
khi mức tiêu dùng ngày càng tăng đã làm cho giá năng lượng tăng và các giả pháp cho việc tìm kiếm năng lượng mới thay thế đang mở ra cho các công ty những hứa hẹn trong tương lai.
-Mức độ ô nhiễm tăng:
Các hoạt động sản xuất công nghiệp đều ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Các chất thải hoá học, giác thải tiêu dùng… đều làm cho môi trường
bị ô nhiễm nếu không được xử lý tốt, vì thế ô nhiễm môi trường đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia cũng như công chúng. Mọi lo lắng của công chúng đã tạo ra cơ hội marketing cho cac Công Ty nhạy bén trong việc tìm ra các giải pháp kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên bên cạnh đó chính phủ
và các tổ chức bảo vệ môi trường đang đặt ra nững yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh .
-Sự thay đổi vai trò của các chính phủ trong việc bảo vệ môi trường .
Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu chứ không chỉ trong từng quốc gia vì thế ngay cả những Công Ty cũng phải nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường .
3.2.4. Môi trường công nghệ:
Với sự phát triển một cách nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những cơ hội đổi mới vô hạn về công nghệ. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
chịu ảnh hưởng của số lượng công nghệ mới quan trọng được khám phá ra. Mỗi một công nghệ mới đều tạo ra những thị trường và cơ hội đầu tư mới, song nó cũng tạo ra một hậu quả lâu dài quan trọng mà không phải bao giờ
cũng thấy trước được.
Những người làm marketing phải theo dõi những xu hướng thay đổi lan trong môi trường công nghệ.
- Sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ.
- Những cơ hội đổi mới vô hạn với sự xuất hiện những khả năng vô hạn.
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm.
- Quan tâm hơn đến việc ứng dụng những cải tiến nhỏ cho những hàng hoá hiện có và quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ.
3.2.5. Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị tác động mạnh mẽ đến các quyết định marketing. Môi trường này bao gồm luật pháp, các cơ quan nhà nứơc và những nhóm gây
sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội với hai xu hướng chủ yếu sau:
-Có nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh : Ngày càng có nhiều
đạo luật ảnh hưởng đến kinh doanh nhằm mục đích bảo vệ các Công Ty quan hệ với nhau và bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh gian dối, cuối cùng là bảo vệ lợi ích của xã hội, chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh .
-Sự xuất hiện của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng. Trong những thập kỷ qua, số lượng của sức mạnh, của các nhóm bảo vệ lợi ích công cộng đã tăng lên nhiều. Những đạo luật mới và số nhóm gây sức ép ngày càng nhiều đã kìm
trế lớn những người làm marketing, và họ ngày càng phải chú ý tới lợi ích của mình đối với lợi ích công cộng.
3.2.6. Môi trường văn hoá.
Trong môi trường văn hoá có một số đặc điểm cần quan tâm sau:
- Những giá trị văn hoá cốt lõi rất bền vững. Những người sống trong một xẫc hội cụ thể, có rất nhiều niềm tin và giá trị cốt lõi, khuynh hướng tồn tại
lâu bền được chuyền từ bố mẹ sang con cái và được các định trế xã hội như nhà trường, nhà thờ, doanh nghiệp, nhà nước củng cố thêm. Những người làm marketing rất có khả năng làm thay đổi những giá trị văn hoá cốt lõi.
- Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hoá. Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hoá và các nhóm văn hoá của nhánh văn hoá thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau.
- Những giá trị văn hoá thứ yếu biến đổi theo thời gian. Mặc dù những giá trị văn hoá khá bền vững song cũng có những biến đổi nhất định. Những người làm marketing rất quan tâm đến việc phát hiện những biến
đổi về văn hoá có thể báo trước những cơ hội marketing và những mối đe doạ mới.
II-MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP:
1-Khái niệm.
Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo quan điểm, góc độ nhìn nhận mà
giữa các định nghĩa có sự khác nhau. Tựu chung lại có ba khái niệm marketing cần quan tâm sau:
-Khái niệm của viện nghiên cứu Anh:
“ Marketing là chức năng quản lý Công Ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho Công Ty thu được lợi nhuận dự kiến.”
Khái niệm này liên quan đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thoả mãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến tính chất quá trình của hoạt động marketing bao gồm từ việc phát hiện nhu cầu đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng, và khái niệm marketing bao gồm các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo thu hút được lợi nhuận cho Công Ty .
-Khái niệm của hiệp hội marketing :
“Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện nội dung sản phẩm, định giá, xúc tiền và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức .”
-Theo Philip Kotle, marketing được định nghĩa như sau:
“ Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và
ước muốn thông qua qua trình trao đổi.”
Hai định nghĩa này bao gồm cả quá trình chao đổi trong kinh doanh như là
một bộ phận của marketing. Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả các lĩnh vực trao đổi nhằm hướng tới thoả mãn nhu cầu với các hoạt động cụ thể trong thực tiễn kinh doanh cũng như ở các lĩnh vực trao đổi không kinh doanh khác.
2- Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Doanh nghiệp nhận chỉ tiêu sản xuất định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu, sản phẩm sản xuất ra được phân phối qua tem phiếu,
do đó hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trường và hoạt động marketing không hề tồn tại.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh
tranh để đáp ứng nhu cầu của khoa học một cách tốt nhất. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh càng cao, cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào thải, chọn lựa khắt khe của thị trường đối với doanh nghiệp. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải hoà mình vào thị trường một cách năng động, linh hoạt. Khi khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp lớn buộc phải nhận thức được vai trò của khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, và marketing trở thành “chìa khoá vàng” của doanh nghiệp để đi đến thành công.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường và họ cũng không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường với môi trường bên ngoài của Công Ty. Do vậy, bên cạnh chức năng tài chính,
chức năng sản xuất, chức năng quản trị nhân sự, thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị marketing. Chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp
với thị trường, với khách hàng, với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường-nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh .
Hoạt động marketing trong các doanh nghiệp đóng vai chò quyết định đến vị
chí của doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hoá, đến thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán hoạt động marketing vẫn được tiếp tục cho đến chức năng quản trị marketing có liên quan đến các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó đem lại lợi nhuận cho Công Ty .
Nói chung chức năng hoạt động marketing của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp trả lời những câu hỏi sau:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu, mua bao nhiêu?
mua như thế nào? Vì sao họ mua?
- Họ cần những hàng hoá nào? hàng hoá đó có đặc tính gì? Vì sao những đặc tính đó là cần thiết ?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có ưu điểm và hạn chế gì? Có cần thay đổi không? Tại sao? Những đặc tính nào cần thay đổi?
- Giá của sản phẩm cuả doanh nghiệp nên quy định là bao nhiêu? Tại sao?
Khi nào cần tăng giá, giảm giá? Mức tăng giảm là bao nhiêu? Thay đổi đổi với những khách hàng nào?
- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hay dựa vào tổ chức trung gian khác? Khi nào đưa hàng ra thị trường ? Khối lượng là bao nhiêu?
- Làm thế nào để khách hàng biết, ưa thích và mua hàng của doanh nghiệp
?Trong các phương thức thu hút khách hàng, doanh nghiệp chọn phương thức nào, phương tiện nào? Tại sao?.
- Dịch vụ sau bán hàng sẽ được thực hiện như thế nào?.
Đó là những câu hỏi mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào có thể trả lời được. Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây
dựng cho mình một chính sách marketing mới phù hợp với thị trường, đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng .
Tóm lại, trong một doanh nghiệp chỉ có bốn lĩnh vực quản trị chủ yếu là:
sản xuất-kỹ thật, lao động, tài chính và marketing thì chức năng marketing là chức năng quan trọng nhất khi doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường và các chức năng lĩnh vực khác trong doanh nghiệp chỉ có thể phát huy sức mạnh qua các hoạt động marketing, nhờ đó các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh trên thị trường .
III- CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .
1-Vị trí của tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cũng như trong hoạt động kinh doanh thương mại thì tiêu thụ hàng hoá chiếm một vị chí then chốt và nó giữ một vai trò rất quan trọng.
Việc tiêu thụ hàng hoá không những làm tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó còn khẳng định rằng phương hướng, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp là đúng. Doanh nghiệp đã xác định được nhu cầu của
khách hàng và góp phần thoả mãn nhu cầu đó, qua đó sản phẩm của doanh nghiệp đã khẳng định được lợi thế, chỗ đứng của mình trong tiêu thụ. Tất cả các điều trên được đánh giá vá kiểm tra, khẳng định qua sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh .
2-Các giải pháp marketing chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
2.1.Khái niệm về marketing hỗn hợp.( marketing - mix).
“Marketing-mix là tập hợp những công cụ marketing mà Công Ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu”.
Marketing hỗn hợp là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thoả mãn thị trường mục tiêu và đạt các mục tiêu của tổ chức . Trong marketing - mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một
biến số có thể diều khiển được và được phân loại theo 4 yếu tố là 4 P: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến khuyếch trương (promotion).
2.2- Các bước xây dựng chương trình marketing -mix.
Để xây dựng được một chiến lược marketing - mix Công ty cần thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu marketing .
Mọi Công Ty đề theo đuổi những mục tiêu nhất định nào đó. Các mục tiêu marketing thường được định hướng theo các mục tiêu của tổ chức, trong trường hợp Công Ty được định hướng marketing hoàn toàn, hai nhóm mục tiêu này là trùng nhau. Các mục tiêu marketing thường được đánh giá như là các tiêu chuẩn hoạt động hay như là công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định. Các mục tiêu này cung cấp khuân khổ thực hiện cho chiến lược marketing. Mục tiêu marketing được thiết lập từ những phân tích về khả năng của thị trường và đánh giá khả năng của Công Ty. Những phân tích này dựa trên cơ sở những số liệu về sản phẩm thị trường cạnh tranh, môi trường marketing, từ đó rút ra được những tiềm năng của thị trường cần khai thác và lựa chọ những ý tưởng mục tiêu phù hợp với khả năng marketing của Công Ty
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Việc nghiên cứu, lựa chọn chính sác thị trường muc tiêu cho Công Ty đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên những phân tích kỹ lưỡng các số liệu về thị trường, khách hàng. Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng và lựa chọn các nhóm hoạc các đoạn khách hàng tiềm năng mà Công Ty sẽ phục
vụ với mỗi sản phẩm của mình. Công Ty có thể lựa chọn, quyết định xâm nhập một hay nhiều khúc của thị trường. Những khúc thị trường này có thể được phân chia theo những tiêu chí khác nhau, trong đó các yếu tố của môi trường vĩ mô có nhiều ảnh hưởng tới sự phân chia thị trường thành các khúc thị trường nhỏ hơn. Như vậy, để lựa chọn được thị trường mục tiêu cho Công Ty đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng yếu tố của môi trường vĩ mô, của thị trường và môi trường vi mô. Những yếu tố này làm ơ sở cho việc phân khúc và đánh giá các khúc của thị trường khác nhau, Công Ty sẽ phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào.
Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược .
Trước khi thiết lập các chiến lược marketing - hỗn hợp cho sản phẩm ở thị trường mục tiêu, Công Ty phải đề ra các định hướng chiến lược cho sản phẩm cần đạt tới ở thị trường mục tiêu. Những định hướng này cung cấp đường lối cụ thể cho chiến lược marketing - mix. Việc xây dựng các định hướng chiến lược phải căn cứ vào thị trường mục tiêu nhằm định vị sản phẩm hàng hoá của Công Ty trên thị trường một cách có hiệu quả.
Bước 4: Hoạch định chiến lược marketing - mix .
Nội dung của chiến lược này bao gồm 4 chính sách cơ bản. Công Ty phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trường marketing, thị trường
khách hàng và các mục tiêu chiến lược cần được thực hiện cần với đặc điểm của thị trường mục tiêu của mình để thiết lập một bộ phận 4 biến số phù hợp nhất để thoả mãn thị trường mục tiêu, từ đó để đạt được các mục tiêu của tổ
chức .
Bước 5: Xây dượng các chương trình marketing -mix.:
Chiến lược marketing phải được thực hiện thành các chương trình marketing, chiến lược mới chỉ thể hiện những nét chính về marketing nhằm
đạt được mục tiêu. Vì vậy phải xây dựng các chương trình hoạt động để thực hiện các chiến lược marketing -mix.
Markting-mix là sự cụ thể hoá chiến lược marketing bằng các biến số
marketing được kế hoạch chi tiết ở thị trường mục tiêu.
Như vậy,._. để thiết lập được một chiến lược marketing-mix chu đáo, hiệu quả và phù hợp với thị trường mục tiêu của Công Ty, Công Ty phải làm rõ các
yếu tố thuộc về thị trường, môi trường vi mô và vĩ mô của Công Ty , từ đó đi sâu, phân tích những vấn đề cơ bản, điểm yếu và mạnh, các mối đe doạ có
những căn cứ xác đáng nhằm xây dựng mục tiêu, xây dựng các định hướng chiến lược và hoạch định, thiết kế một chiến lược marketing -mix hiệu quả cho sản phẩm thị trường mục tiêu với các chương trình hoạt động cụ thể.
2.3-Nội dung của các chiến lược marketing hỗn hợp( marketing -mix).
2.3.1.Chính sách sản phẩm .
Đây là biến số quan trọng nhất của cả chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing hỗn hợp, chính sách sản phẩm được thực hiện thông qua các quyết định sau:
*Quyết định về danh mục, chủng loại sản phẩm .
“Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua “.
- Danh mục sản phẩm của một Công Ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều dài và mật độ nhất định. Chiều rộng của danh mục sản phẩm thể hiện Công Ty có bao nhiêu sản phẩm khác nhau. Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm . Chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện có
bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại.
Mật độ của mỗi danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến nức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuấi cùng,
thiết bị sản xuất kinh doanh , phân phối hay một phương tiện nào khác.
Bốn chiều trên của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác
định chiến lược sản phẩm của Công Ty, có thể khuyếch trương doanh nghiệp của mình theo bốn cách:
+Mở rộng danh mục sản phẩm của mình bằng cách bổ sung sản phẩm mới.
+Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục.
+Bổ sung thêm các phương án sản phẩm cho từng sản phẩm và tăng chiều sâu của danh mục sản phẩm
+Tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tuỳ theo ý đồ Công Ty muốn có uy tín vững chắc trong lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực.
-Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng, qua cùng kênh như nhauhay tạo nên một khung giá cụ
thể .
Một danh mục sản phẩm bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau. Người quản lý cần biết doanh số bán và lợi nhuận của từng mặt hàng trong loại sản phẩm và tình trạng của loại sản phẩm đó so với loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, từ đó có quyết định về chiều dài tối ưu của loại sản phẩm, quyết định hiện đại hoá sản phẩm , quyết định làm nổi bật hoạc thanh lọc loại sản phẩm .
*Quyết định về nhãn hiệu , bao bì sản phẩm :
Khi hoạch định chiến lược marketing cho từng loại sản phẩm người bán phải đứng trước việc quyết định nhãn hiệu. Việc gắn nhãn hiệu là chủ đề quan
trọng trong chiến lược sản phẩm. Nhãn hiệu về cơ bản là một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất lợi ích và dịch vụ . Một nhãn hiệu có thể có 6 cấp độ và mỗi nhãn hiệu có sức mạnh và giá trị khác nhau trên thị trường . Những quyết định về nhãn hiệu
là những quyết định rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm bởi nhãn hiệu được coi là tài sản lâu bền quan trọng của một Công Ty. Việc quản lý nhãn hiệu cũng được coi như một công cụ marketing chủ yếu trong chiến lược sản
phẩm .
Bao bì có thể đóng vai trò chủ yếu hay thứ yếu đối với từng loại sản phẩm . Đối với những người làm marketing bao bì được xem như là một yếu tố của chiến lược sản phẩm và trở thành một công cụ marketing đắc lực. Bao bì thiết kế tốt có thể tạo ra giá trị thuận tiện cho người tiêu dùng và giá trị khuyến mãi cho người sản xuất .
*Quyết định về chất lượng sản phẩm :
“ Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng “.
Giữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn của khách hàng và khả năng sinh lợi của Công Ty có một mối liên hệ mật thiết . Mức chất lượng càng cao thì mức độ thoả mãn của khách hàng cũng càng cao, trong khi có thể
tính giá cao hơn mà chi phí thường là thấp hơn.
Chất lượng hàng hoá đối với sản phẩm là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất đối với khách hàng khi lựa chọn sản phẩm , do vậy chất lượng sản
phẩm phải lấy khách hàng làm trung tâm. Chất lượng phù hợp là chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường mục tiêu và khi phân tích chất lượng phải tính đến chất lượng theo thị trường chứ không chỉ là chất lượng theo kỹ thuật.
Trong chiến lược sản phẩm thì quyết định về chất lượng sản phẩm là quyết định then chốt bởi tất cả nỗ lực marketing là vô nghĩa khi sản phẩm đó là một sản phẩm tồi, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến hiệu quả của các biến số marketing khác, do vậy đòi hỏi phải luôn cải tiến chất lượng sản phẩm
Để cải tiến chất lượng sản phẩm cần xuất phát từ những tiêu đề sau:
- Chất lượng phải được khách hàng nhận thức được .
- Chất lượng phải phản ánh trong mọi hoạt động của Công Ty chứ không chỉ trong sản phẩm của Công Ty .
- Chất lượng đòi hỏi sự tận tâm chung của toàn thể công nhân viên.
- Chất lượng đòi hỏi phải có những người công tác chất lượng cao.
- Chất lượng bao giờ cũng có thể cải tiến.
- Cải tiến chất lượng đôi khi đòi hỏi phải có bước đột phá .
- Chất lượng không đòi hỏi chi phí thêm.
- Chất lượng là cần thiết nhưn có thể là không đủ.
- Chạy đua chất lượng không thể cứu vãn một sản phẩm tồi, khiếm khuyết.
*Dịch vụ sau bán hàng:
Đây là một công cụ quan trọng để đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Công Ty. Dịch vụ sau bán hàng nếu được thực hiện tốt sẽ làm tăng lợi nhuận nhận được của khách hàng, làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Dịch vụ sau bán
hàng là một công cụ đắc lực trong việc tạo ra sự khác biệt và tỏ ra có hiệu quả
khi tạo ra sự khác biết cho sản phẩm vật chất.
2.3.2- Chính sách giá:
Các nhà kinh tế phân định hai kiểu giá kinh doanh cơ bản: Giá thực hiện(
giá thị trường ) và giá chuẩn.
- Giá thị trường : Là mức giá tồn tại trên thị trường, đó là giá mà người bán nhận thức được từ sản phẩm của mình và người mua thực trả cho sản phẩm
nhận được.
- Giá chuẩn là một quan niệm có tính lý thuyết để phản ứng mức giá trị điểm cân bằng của hai đường cong cung-cầu thị trường đối với một sản phẩm mà
giá trị thị trường có su hướng tiệm cận nó.
Giá kinh doanh là một vấn đề quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp được hình thành như một dẫn xuất lợi ích tương hỗ, khi cầu
gặp cung trên thị trường và việc thực hiện nó ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề của Công Ty như: lợi nhuận, doanh số bán…Do vậy việc xây dựng một chính sách giá đúng đắn là một yêu cầu cấp thiết của Công Ty làm sao để bán
được hàng mà đối thủ cạnh tranh không phản đối.
Người ta có thể thayđổi giá nhanh hơn bất kỳ một yếu tố nào khác của marketing-mix, đặc tính này góp phần quan trọng vào việc tăng giá chiến
thuật hoặc khi họ phải đối mặt với một tình huống đòi hỏi phải có một quyết
định nhanh chóng để phản ưngs lại .
Việc đánh giá một bộ phận tinh vi, phức tạp và quan trọng của quyết
định quản trị marketing. Nó một mặt vừa là yếu tố chiến lược chủ chốt của marketing-mix, vì nó ảnh hưởng tới sự chấp nhận chất lượng sản phẩm và do đó đóng một vị thế quan trọng đối với vị thế sản phẩm .
Mục tiêu của chính sách giá là đảm bảo doanh số gia tăng tối đa, lợi
nhuận của Công Ty tăng, đảm bảo các hoạt động của Công Ty được thông suốt.
Khi Công Ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình và định vị trên thị
trường thì lúc đó việc hoạch định chiến lược marketing-mix được tiến hành. Chiến lược định giá của Công Ty sẽ phụ thuộc vào mục tiêu marketing của Công Ty. Khi xác định giá cho sản phẩm, Công Ty cần tuân thủ 6 bước định giá sau:
Bước 1: Công Ty phải lựa chọn mủ tiêu marketing của mình thông qua
định giá đó là: Sống sót, tăng tối đa lợi nhuận trước mắt, tăng tối đa thu nhập trước mắt, tăng tối đa mức tiêu thụ, tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị
trường hay dành vị chí về mặt dẫn đầu về chất lượng sản phẩm .
Bước 2: Công Ty xác định đồ thị nhu cầu để căn cứ vào độ co giãn của cầu
để đánh giá cho thích hợp.
Bước 3: Công Ty ước tính giá thành, đây sẽ là mức giá sàn mà Công ty có thể có.
Bước 4: Tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định vị trí
cho giá của mình.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá , bao gồm các phương pháp: Đánh giá theo phụ giá, định giá theo lợi nhuận mục tiêu, định giá theo giá trị nhận
thức được, định giá theo mức giá hiện hành…
Bước 6: Công Ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, phối hợp với các yếu tố
khác của marketing-mix.
Tình hình thị trường luôn thay đổi do vậy Công Ty sẽ phải điều chỉnh giá cho phù hợp, có các chiến lược điều chỉnh sau: Định giá theo nguyên tắc địa
lý, chiết giá và bớt giá, định giá khuyến mãi, định giá phân biệt và định giá cho danh mục hàng hoá .
Khi xem xét việc thay đổi giá , Công Ty cần thận trọng xem xét những phản ứng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh .
2.3.3- Chính sách phân phối .
Khái niệm :
Kênh phân phối của Công Ty là một tập cấu chúc lựa chọn có chủ đích mục tiêu giữa Công Ty với các trung gian phân phối và người tiêu dùng cuối cùng để tổ chức phân phối và vận động hàng hoá hợp lý nhất cho các khách hàng tiềm năng trọng điểm, trực tiếp và cuối cùng của Công Ty .
Nghiên cứu về marketing phân phối hàng hoá của Công Ty phải nghiên cứu hình thức đưa hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, các thành phần nào tham
gia kênh phân phối, phối hợp điều hành trong kênh như thế nào, chính sách phân phối tổ chức lực lượng bán ra sao, các trang bị cơ sở vật chất, các hoạt động hỗ trợ…
Phân phối trong marketing bao gồm các yếu cơ bản sau:
- Người cung ứng và người tiêu dùng cuối cùng.
- Các phần tử trung gian.
- Hệ thống thông tin thị trường, các dịch vụ mua bán hàng hoá và các hoạt
động yểm trợ khuyếch trương.
- Hệ thống kho tàng bến bái, phương tiện vận tải.
Để tổ chức tốt quyết định quá trình phân phối chúng ta cần phải xác lập
được các kênh phân phối hợp lý, muốn vậy phải căn cứ vào tính chất vật lý của hàng hoá, vị trí hàng hoá trong nền kinh tế, chiến lược kinh doanh của Công Ty.
- Kênh phân phối vận động vật lý hàng hoá: Đây là yếu tố cấu thành nên kênh tập thể , nó là một lĩnh vực sản xuất vật chất đặc biết có sự tham gia của nhiều tổ chức hoạt động kinh tế khác nhau và không gian cấu thành trực tiếp
vào kênh phân phối . Nó bao gồm các hoạt động: Vận chuyển, phân loại, chỉnh lý, bao bì, bao gói và các nghiệp vụ về kho. Hoạt động phân phối vận động vật lý được nhìn nhận ở hai khía cạnh:
+Theo không gian nó bắt đầu khởi điểm (Nhà máy, xí nghiệp…) đi qua trạm điều tiết (các trung gian thương mại) cuối cùng tới các khu vực không gian khác nhau của thị trường với một dung lượng thích ứng.
+Theo thời gian: Nó bắt đầu từ khi kết thúc quá trình sản xuất và kết thúc
bằng việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
Điều hành phân phối vận động vật lý là một hoạt động phức tạp và đa dạng, có những lĩnh vực rất trọng yếu trong marketing điều đó chứng tỏ rằng
điều hành này sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh trong marketing .
Công ty sản
xuất
Công Ty thương mại bán buôn
Công Ty thương mại bán lẻ
Công Ty thương mại bán lẻ
Người tiêu dùng
cuối
Nhà phân phối công nghiệp
Công Ty thương mại bán
Đại lý bán buôn
Đại lý bán lẻ
cùng
Biểu hình 4: Các loại kênh phân phối chủ yếu.
Các loại kênh phân phối bao gồm các loại kênh sau:
+ Kênh ngắn: Trong một số trường hợp, kênh này được tổ chức thực hiện thông qua bán lẻ thuộc Công Ty sản xuất , trường hợp này thường để giới
thiệu sản phẩm mới, hoạc đẩy mạnh bán ra hàng chậm luân chuyển với giá hạ
hoặc những hàng có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có ý nghĩa xã hội lớn.
Trường hợp công dụng thứ hai là phương pháp án đặt hàng và giao hàng bưu điện giữa người tiêu dùng và người sản xuất, đối với các loại hàng có dấu
chất lượng đủ tin cậy và rõ ràng.
+Kênh dài: áp dụngtrong phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng tới các cửa hàng bán lẻ độc lập bởi phần lớn các nhà sản xuất hàng hoá này chỉ có một
sản lượng không lớn trong danh mục hàng hoá trên thị trường và cũng không có khả năng giao tiếp trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ được phân phối rộng khắp trên thị trường tổng thể. Trong trường hợp này nhà sản xuất thường tổ
chức giao tiếp với các nhà bán buôn để thực hiện việc mua bán, tập hợp, chỉnh lý, dự trữ hàng hoá và làm hậu cần cho thị trường bán kẻ tổng hợp, thậm chí ở các vùng xa xôi so với điểm phát luồng.
Các chính sách phân phối điển hình thường được các nhà doanh nghiệp sư dụng là chính sách phân phối rộng rãi, chính sách phân phối đặc biệt và chính sách phân phối chọn lọc vừa đảm bảo được những ưu thế của chính sách
phân phối đặc biệt, đồng thời lại tiết kiệm được trong kinh doanh .
Các quyết định tổ chức kênh phân phối của Công Ty :
Nghiên cứu, phân định mục tiêu và ràng buộc.
Phân tích động thái hệ kênh tổng thể .
20
Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị chủ yếu
Biểu Hình 5: Quy trình quyết định tổ chức kênh phân phối .
Từ việc tổ chức kênh phân phối , bây giờ nó phải vận hành và quản trị kênh đã lựa chọn. Việc quản trị kênh đòi hỏi sự lựa chọn và kích thích từng thành viên và đánh giá hoạt động của họ theo thời gian.
+Tuyển chọn thành viên của kênh.
+Kích thích các thành viên của kênh.
+Đáh giá các thành viên của kênh.
+Điều chỉnh các quyết định biến thể kênh mạng.
2.3.4- Chính sách xúc tiến hỗn hợp.(giao tiếp – khuyếch trương).
Khái niệm:
- Giao tiếp thương mại là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích đã được định hướng vào việc chào hàng, chiều khách và xác lập mối
quan hệ thuận lợi nhất giữa Công Ty và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp chiển khai năng động chiến lược và chương trình marketing - mix đã được lựa chọn của Công Ty .
- Khuyếch trương được hiểu là một hệ thống hoạt động nhằm mở rộng tư duy, sự hiểu biết của khách hàng về những lợi ích , ưu thế trội và kích thích, thu hút khách hàng tiềm năng, thành lập khách hàng hiện thực và đẩy mạnh hiệu lực bán hàng, tăng cường trách nhiệm và tín nhiệm về hình ảnh thương
mại của Công Ty trên thị trường mục tiêu.
- Ở lĩnh vực kinh doanh, các Công Ty rất chú trọng tới giao tiếp khuyếch trương, những công cụ làm kích thích khả năng tiêu thụ và giành giật nhà tiêu
dùng đến với nhà sản xuất. Ngoài ra hoạt động này còn đẩy mạnh mối quan hệ
với các tổ chức liên quan tới hoạt động mua bán của Công Ty nhằm thúc đẩy hàng hoá bán ra trên thương trường. Để khách hàng mua buôn và người mua hàng, các Công Ty đã sử dụng nhiều hình thức và phương tiên quảng cáo phù hợp với mặt hàng vào thời điểm thích hợp, cụ thể là:
Thông qua các cửa hàng bán lẻ để quảng cáo, giới thiệu các mặt hàng đã và kinh doanh, một hình thức được tiến hành thường xuyên.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC TỔ CHỨC, VẬN HÀNH CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ MẶT HÀNG SĂM LỐP TẠI CÔNG TY CAO SU AN DƯƠNG.
I-MỘT SỐ NÉT CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU AN DƯƠNG.
1-Quá trình hình thành và phát triển của công ty cao su AN DƯƠNG
Công ty cao su AN DƯƠNG là công ty TNHH chuyên đắp, phục chế các loại lốp ô tô, sản xuất các loại băng tải, cao su chịu dầu và các chi tiết kĩ thuật bằng cao su.
Công ty cao su AN DƯƠNG được khởi công xây dựng vào năm 1989 tại khu an dương, tiền thân của công ty cao su AN DƯƠNG là HTX- AN DƯƠNG
Trải qua trên 10 năm phát triển,tuy gặp nhiều khó khăn thử thách trong những năm đầu của công cuộc đổi mới song với sự quyết tâm nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty cao su AN DƯƠNG đã từng bước ổn định,
vượt qua khó khăn của giai đoạn đầu tiên hoà nhập nhanh chóng và đứng vững
trong cơ trế thị trường.Đến năy, công ty cao su AN DƯƠNG đã thực sự khẳng định vị trí của mình, sản phẩm của công ty đã từng bước in sâu vào trong tâm trí người tiêu dùng viết nam với chất lươngj đảm bảo, giá cả hợp lý.
Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,công ty cao su AN DƯƠNG đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh trong cơ chế mới. Trong những
năm vừa qua, doanh thu hàng năm của công ty đạt được trên một trăm tỷ đồng, lợi nhuận hàng năm của công ty cũng tăng lên nhanh chóng, đời sống của cán bộ, công nhân viên vì thế được nâng lên với mức lương bình quân hiện năy hơn 1 triệu đồng/tháng/người. Sản phẩm của công ty hiện đang có mặt ở hơn
31 tỉnh thành trong cả nước thông qua hơn 100 đại lý phân phối và 3 chi nhánh (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố HCM) đảm bảo cung cấp đến tận tay người tiêu dùng. Có dược thành tích đó là nhờ công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và
hơn 100 công nhân viên đoàn kết , gắn bó cùng nhau chia xẻ gánh vác mọi khó khăn thử thách .
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh sự đi lên vững chắc của công ty cao su
AN DƯƠNG:
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
% so
với 98
2000
% so với
99
2001
% so với
2000
Giá trị tổng
sản lượng
18875
22950
121.6
66593
290
98389
147.7
Doanh thu
55464
69000
124.4
73247.5
106.1
115232
157.3
Nộp ngân sách
3187.5
3455
4215.5
6021.05
Lợi nhuận
601.5
1005
167
1080
107.5
1250
115.7
Lương bình
quân
679550
725183
106.7
950000
131
1200000
126.3
Sản phẩm chủ
yếu: lốp ôtô
15981
24727
154.7
36306.5
146.8
52273
143.9
Biểu hình 6: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu
2-Chúc năng , nhiệm vụ của công ty cao su An Dương.
2.1.Chức năng:
Công ty cao su AN DƯƠNG được thành lập với những chức năng sau:
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su.
+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng săm lốp của các phương tiện như:
ô tô, xe cơ giới, máy khai thác…
+Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu: Hoá chất cốt cao su cùng các nguyên vật liệu trong nước để tái sản xuất lốp ô tô.
2.2.Nhiệm vụ.
+Thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài
sản,vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với nhà nức, bảo toàn và phát triển.
+Chấp hành các chính sách, chế độ và biện pháp của nhà nước, thực hiện
đầy đủ các hợp đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước .
+Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,lập quy hoạch và tiến hành gây dựng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để sao cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, bảo vệ môi
trường và ngày càng nâng cao chất lượng thoả mãn tối đa nhu cầu và đa dạng hoá các sản phẩm cao su.
+Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, trẻ hoá đội ngũ đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách, chế dộ tiền lương, BHXH, an toàn và bảo vệ lao động đối với các bộ công nhân viên chức và chế độ bồi dưỡng độc hại.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty cao su AN DƯƠNG:
Công ty cao su AN DƯƠNG là một doanh nghiệp TNHH với sự góp vốn của ba thành viên, công ty thực hiện phương thức quả lý trực tuyến tham mưu, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là trên 260 người và được phân bổ như sau:
Biểu hình 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cao su An Dương
Giám đốc Công ty
Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ sản xuất Phó GĐ kinh doanh
Phòng
KCS
Phòng kỹ thuật cao su
Xưởng cao su
Phòng
TC- HC
Phòng kế hoạch kinh doanh
Trong đó với 300 công nhân viên sản xuất chính và 60 nhân viên phục vụ cho công tác quản lý và tiêu thụ. Đứng đầu công ty là một giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh.
Với một cơ sở vật chất kỹ thuật và một mạng lưới phân phối rộng khắp đã giúp cho công ty không nhuững đứng vững trên thị trường mà còn phát triển một cách ngày càng lớn mạnh.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm.
Năm
Chỉ số
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Giá trị tổng sản lượng
12415
17055
18875
22950
66593
98389
Tổng doanh thu tiêu thụ
28356
50032
55464
69000
73247
115232
Nộp ngân sách
2204
3755
3187
3455
4215
6021
Thu nhập bình quân (Đ/ng/th)
248.05
368.000
679550
725183
95000
1200000
Mức độ tăng trưởng ( % )
10
22
15
9.3
16.3
11.1
Biểu hình 8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doan của công ty
Cao Su An Dương (1996-2001)
Nhận xét:
Nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản các hoạt động kinh doanh của công ty thật
đáng khích lệ. Nó phản ánh một sự tăng trưởng lành mạnh, ổn định và tiến bộ. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình: là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và có các khoản nộp ngân sách cao, có nhịp độ tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động dần dần được nâng cao, đời sống luôn luôn được cải thiện.
II. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG SĂM LỐP Ô TÔ Ở VIỆT NAM.
1.Quy mô và cơ cấu của thị trường :
Trong số các loại hình vận chuyển ở Việt Nam gồm đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ và đường không thì vận tải đường bộ luôn chiến một vị trí quan trọng, ngoài nhiệm vụ trực tiếp tham gia vận chuyển như các ngành vận tải khác thì vận tải đường bộ còn là cầu nối, gắn kết giữa các ngành vận tải với nhau. Tính ưu việt của vận tải đường bộ là cơ động, kịp thời, đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hành khách và hàng hoá. Do vậy sản lượng vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn so với toàn ngành, xấp xỉ 67,5% về tấn hàng hoá và
76% về lượt hành khách trong mấy năm vừa qua (tạp chí giao thông vận tải số
52), cụ thể năm 2000 vừa qua, khối lượng vận tải hành khách đạt tổng số
726.169.000 lượt hành khách, trong đó vận chuyển đường bộ là 581.511000 lượt hành khách, chiếm 80% so với toàn ngành và tăng 6,1% so với năm
1999. Khối lượng vận tải hàng hoá năm 2000 đạt 120.050.000 tấn hàng hoá,
trong đó vận chuyển đường bộ là 77.878.000 tấn, chiếm 65% và tăng 7,3% so với năm 1999 (số liệu từ tạp chí con số và sự kiện).
Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vận tải đường bộ ở Việt Nam là rất lớn
và tăng lên qua các năm. Trong các loại phương tiện vận chuyển đường bộ thì phương tiện chủ yếu, quan trọng nhất là ô tô, do đó cùng với sự gia tăng về nhu cầu giao thông vận tải kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về số phương tiện vận tải đường bộ. Thập kỷ qua, ngành vận tải đường bộ đã không ngừng phát triển về các mặt: Số lượng phương tiện, các thành phần kinh tế tham gia vận tải và phạm vi hoạt động .
Như vậy, số lượng ô tô tại Việt Nam đã không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua cho thấy nhu cầu về saưm, lốp ô tô là rất lớn và tăng
nhanh.Quy mô cầu săm lốp ô tô phụ thuộc vào số lượng xe hiện có ở Việt
Nam,và số lần thay thế săm lốp trung bình hàng năm mỗi xe. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/1995 nước ta có 351000 xe ô tô các loại. Hàng
năm do nhu cầu vận chuyển tăng lên, lượng nhập khẩu ô tô vào Việt Nam khá cao. Cụ thể năm 1997 là 28.433 chiếc, năm 1998 là 19.499 chiếc ….Bên
cạnh đó một số liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động hàng năm đã cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn xe ô tô các loại, số lượng đầu xe vì thế hàng năm đã tăng với số lượng khá
lớn.Tính đến tháng 12/2000, cả nước ta có khoảng 46.235 xe ô tôcác loại, tăng 95.235 xe tương ứng 27% so với năm 1997.
Săm lốp ô tô là bộ phận không thể thiếu được khi sử dụng xe ô tô và đó là bộ phận có mức độ hao mòn, thời gian thay thế nhanh nhất trong tổng
thành xe ô tô. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng nực vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa đông. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, cầu cống còn thấp kém, chưa hoàn thiện,vì thế mức độ hao mòn săm lốp giao
thông vận tải của các phương tiện giao thông đường bộ là khá cao, nhu cầu thay thế săm lốp ô tô hang năm do đó cũng rất lớn. Trung bình mỗi bộ săm lốp ô tô xe khách, xe tải chạy được 5-7 vạn Km, xe du lịch , xe hơi khoảng 4-
6 vạn Km phải thay thế. Thời gian thay thế lốp bình quân như vậy khoảng 2-
3 năm một lần. Một chiếc ô tô cần ít nhất 4 chiếc lốp, vậy mỗi năm một chiếc ô tô cần khảng 4:2,5 =1,6 chiếc lốp thay thế . Tuy nhiên khi thay thế người ta
thường thay thế cả bộ săm lốp, trung bình cứ thay thế 1,5 chiếc lốp sẽ thay thế một chiếc săm và như thế một xe ô tô một năm cần thay thế 1,6/1,5 =1,07 chiếc săm ô tô.
Qua phân tích ta thấy nhu cầu hàng năm về lốp ôtô khoảng 1,6 số đầu xe ô tô sử dụng và nhu cầu về săm khoảng 1,07 số đầu xe ô tô. Năm 2000 cả nứơc ta có khoảng 446.235 xe ô tô, nhu cầu về lốp sẽ là:
1,6* 446.235 = 713.976 lốp ô tô.
Nhu cầu về săm là 1,07 * 446.235 = 477471 săm ô tô /năm.
Năm 2000 nước ta nhập khẩu khoảng 19.499 chiếc ô tô, sản xuất lắp ráp trong nước khá cao, khoảng 20.000 xe ô tô các loại. số lượng phương tiện xe
ô tô mấy năm qua được biểu diễn qua biểu sau:
(theo tạp chí số liệu và sự kiện năm 2000 )
Biểu hình 10: Số lượng xe ôtô ở Việt nam qua các năm
500000
400000
300000
200000
100000
0
1997 1998 1999 2000
Sau đây là biểu nhu cầu về săm lốp ôtô qua các năm:
800000
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
1997 1998 1999 2000
Biểu hình 11: Nhu cầu săm lốp ôtô qua các năm
Như vậy đến nay cả nước ta có khoảng gần 500.000 xe ô tô các loại với nhu cầu săm lốp ô tô gần 800.000 lốp mỗi năm, hơn 500.000 săm mỗi năm. Số đầu
xe hàng năm đều tăng lên kéo theo nhu cầu về săm lốp ô tô cũng tăng lên nhanh chóng. Ô tô là loại hàng hoá có giá trị cao thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, các tổ chức phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy số đầu xe tập trung ở các tổ chức, các doanh nghiệp và được coi là các tư liệu sản xuất . Săm lốp ô tô là loại hàng hoá bổ sung, cần thiết cho sử dụng ô tô. Vì vậy săm lốp ôtô trở thành sản phẩm thiết yếu đối với các tổ chức, các doanh nghiệp trong hoạt động của mình .Trong tổng số đầu xe lưu hành cả nước thì các khu vực công nghiệp phát triển, các trung tâm và khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp chiếm tỷ lệ lớn về đầu xe ôtô do nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách cao và đường xá, giao thông thuận tiện hơn.Các khu vực nông thôn miền núi do đường xá không thuận tiện, điều kiện giao thông khó khăn ,sản xuất không tập trung nên nhu cầu vận tải ít, nhỏ bé. Vì thế phương tiện vận tải chủ yếu là các loại xe thồ, xe cải tiến, xe công nông, máy kéo và các loại xe tải nhỏ phù hợp địa hình, số đầu xe ôtô vì vậy mà chiếm tỷ lệ ít.
Trong tổng số 446.235 xe ôtô(năm 2000) có 115.694 xe tham gia kinh doanh vận tải chiếm 26% .Trong đó có 70.018 xe tải chiếm 60,5% và 45.676
xe khách chiếm 39,5% số lượng xe tham gia kinh doanh vận tải.
Trong tổng số đầu xe trong cả nước lực lượng tham gia vận tải kinh doanh chiếm 26% được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chiếm 89,5% số đầu xe tham gia kinh doanh .Số đầu xe tham gia kinh doanh vận tải giao thông vận chuyển với cường độ cao ,mức độ sử dụng tối đa và đi lại với quãng đường dài qua nhiều địa hình khác nhau ,vì vậy mức độ hao
mòn săm lốp ôtô lớn hơn và thời gian thay thế săm lốp mới nhanh hơn so với lực lượng vận tải không tham gia kinh doanh .Với mức độ hao mòn nhanh, thơì gian thay thế săm lốp mới ngắn hơn nhu cầu săm lốp mới mỗi năm của mỗi xe
tham gia kinh doanh vận tải lớn hơn và tổng số 115.694 xe, chiếm 26% tổng số đầu xe trong cả nước sẽ có nhu cầu vào khoảng 35% tổng số săm lốp tiêu dùng hàng năm. Số xe trong các doanh nghiệp tổ chức không kinh doanh vận tải là
7,4% sẽ chiếm 65% nhu cầu săm lốp ôtô do số lần thay thế trung bình một năm ít hơn.
Việc nghiên cứu phân tích cơ cấu thị trường theo khu vực , theo lĩnh vực
hoạt động và loại hình kinh doanh cho phép công ty có thể sử dụng các biện pháp marketing có hiệu quả đối với từng khu vực thị trường, có cách tiếp cận phù hợp với các doanh nghiệp,tổ chức có nhu cầu săm lốp ôtô lớn cũng như có các biện pháp tổ chức lực lượng phân phối hiệu quả nhất và lựa chọn phương tiện quảng cáo, truyền thông thích hợp. Bên cạnh đó cho phép công ty có thể hiểu rõ hơn cơ cấu thị trường hiện tại để có phương án sản xuất ,kết cấu sản phẩm tối ưu nhất.
2.Thực trạng nguồn cung ứng trên thị trường:
Thị trường săm lốp ôtô tại Việt nam hiện nay có khoảng gần 30 nhãn hiệu săm lốp ôtô khác nhau với hàng trục chủng loại đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, song chủ yếu từ hai nguồn :
Nguồn trong nước:
Việt nam có 3 công ty sản xuất săm lốp ôtô trực thuộc Tổng công ty hoá chất Việt nam, đó là : Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su Đà nẵng, Công
ty cao Miền nam. Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất săm lốp ôtô ở các địa phương như: cao su An Dương,....Năng lực sản xuất trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu về săm lốp ôtô với sản lượng năm 2000 đạt
135.000 bộ săm lốp, năm 2001 đạt 200.000 bộ tăng 48% so với năm 2000.Như
vậy năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, mức sản xuất toàn ngành phụ thuộc vào công suất sản xuất săm lốp của mỗi công ty.Cụt hể như sau:
+Công ty cao su Sao vàng là doanh nghiệp quốc doanh sản xuất các sản phẩm cao su lâu đời nhất và là công ty có công suất sản xuất săm lốp lớn nhất tại Việt nam.Công ty hàng năm cung cấp ra thị trường trên 50% sản lượng săm
lốp sản xuất trong nước với mức sản lượng hiện nay là 120.000 bộ.
+Công ty cao su Đà nẵng là công ty đứng thứ hai tại Việt nam về sản xuất và cung ứng sản phẩm săm lốp ôtô với công suất hiện nay khoảng 100.000 bộ
mỗi năm.Sắp tới công ty này có kế hoạch nâng tổng công suất lên 200.000 bộ mỗi năm và đã được Bộ kế hoạch đầu tư phê duyệt với số vốn là 357 tỉ đồng.Tuy nhiên do đầu tư trước đây nhiều lần không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm chỉ đạt 85-90% so với hàng nhập ngoại.
+Công ty cao su Miền nam : sản phẩm săm lốp ôtô của công ty chủ yếu là các loại cỡ nhỏ như: xe tải nhỏ ,xe nông nghiệp với công suất khoảng hơn
10.000 bộ mỗi năm.
Ngoài ba công ty lớn trên còn có một số liên doanh cua nước ngoài với các công ty trong nước hàng năm cũng cung ứng ra thị trường một lượng đáng kể sản phẩm săm lốp ôtô.
Nguồn nhập ngoại:
Săm lốp ôtô được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt nam với các nguồn chủ yếu sau:
+Nhật bản : săm lốp ôtô nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng của Nhật bản chiếm tới gần 40% săm lốp trên thì trường với các hãng như: Bridge, Dumlop, Falken...
+Ấn độ, Trung quốc : ngoài các nhãn hiệu lốp nhật thì nhãn hiệu lốp ngoại được sử d._. hình thị trường.
Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới và mở cửa của nền kinh tế. Nền kinh
tế Việt Nam đã ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của các phương tiện gia thông, các liên doanh sản xuất ô tô đã đi vào hoạt động và cung cấp ra thị trường nhiều loại xe ô tô. Do đó nhu cầu về mặt hàng săm lốp ô tô là rất lớn. Dẫn tới xuất hiện rất nhiều các loại sản phẩm săm lốp trên thị trường. Trong đó, có các hàng nhập ngoại từ các nước như: Nhật Bản ,Thái Lan, Trung Quốc... còn trong nước có các công ty như: công ty cao su Sao Vàng, công ty cao su Đà Nẵng, và các cơ sở sản xuất ở địa phương...do vậy tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất mạnh mẽ. Người tiêu dùng đứng trước một sự lựa chọn sản phẩm săm lốp sao cho phù hợp.
Qua đó đòi hỏi công ty cao su An Dương phải có một hướng sản xuất và kinh doanh sao cho phù hợp vơí nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty trên thị trường .
1.2. Đề suất nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm:
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy công ty cao su An Dương có
chất lượng sản phẩm tương đối hoàn hảo và sản phẩm đang được đánh giá cao trên thị trường : như Quảng inh, Thái Nguyên và một số tỉnh khác. Trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm theo ý kiến đánh giá của khách hàng . Trên thực tế chúng tôi thấy phương tiện giao thông ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vì vậy bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có công ty có thể mở rộng sản xuất các laọi săm lốp cố chất lượng và độ chuẩn cao hơn, phục vụ cho các loại phương tiện có giá trị cao và cạnh tranh với các sản phẩm cụng loại trên thị trường.
Qua hơn 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Đây cũng là thành công của công ty trong việc coi trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mặc dù vậy, trong một số phương tiện giao thông có giá trị cao thì các sản phẩm săm lốp của công ty vẫn chưa được người tiêu dùng chấp nhận vì chất lượng và độ chuẩn của mặt hàng chưa phù hợp với yêu cầu phương tiện
của khách hàng. Với mục tiêu của công ty trong thời gian tới là duy trì và mở rộng thị trường hiện có,đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ ở các thị trường mới, thoả mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Đòi hỏi công ty phải ngạy càng nâng cao chất lượng sản phẩm và có những chiến lược nhằm đưa sản phẩm
vào thị trường đó thành công. Ngoài ra, đối với tựng khu vực thị trường khác nhau, công ty nên có những chiến lược khác nhau.
-Đối với thị trường lớn và quen thuộc của công ty như: Thành phố Hồ
Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Ninh công ty sẽ tiếp tục đi sâu thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Công ty nên tung ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao muốn
vậy công ty phải đầu tư những dây truyền sản xuất hiện đại, tiên tiến của nước ngoài đặc biệt các nước có uy tín về săm lốp như : Nhật, Thái ... như vậy ngoài việc công ty tung ra được sản phẩm có chất lượng tốt mà lại lợi dụng được uy tín của nước ngoài để sản phẩm tiếp xúc nhanh hơn với người tiêu dùng.
Tại các thành phố tập chung đông dân cư thì lại có sự phát triển dân số
nhanh, mạnh do đó đời sống người dân cao hơncác phương tiện đi lại tốt và hiện đại hơn. Vì vậy mà họ đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao hơn và
hoàn hảo hơn.
Nếu ở thị trường công ty chấp nhận nhập dây truyền công nghệ cao để
cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Với loại sản phẩm này tôi tin chắc công ty sẽ rễ ràng đưa nó vào thị trường và các kênh tiêu thụ và có thể nâng giá bán mà thị trường vẫn chấp nhận. Nhưng vậy không có nghĩa là công ty cứ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao là được mà công ty cần phải có một chiến lược marketing cụ hoàn thiện chi tiết bên cạnh đó cần trang bị một đội ngũ marketing có trình độ và kinh nghiệm.
+Thái độ của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty cả đối với những sản phẩm đã từng được tiêu thụ ở thị trường lớn này cũng như đối với những sản phẩm săm lốp có chất lượng và đọ chuẩn cùng mức giá cao hơn mà công ty dự định đưa ra thị trường.
+Ứng xử của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm của công ty.
Những thông tin này sẽ là những đầu vào đáng giá để công ty xác định chính xác có nên hay chưa nên đưa vào thị trường sản phẩm săm lốp mới này
không ?
Ngoài ra muốn tiêu thụ được tốt công tycũng cần phải có một chiến lượctuên truyền quảng cáo, cổ động kịp thời. Công ty nên khuếch trương sản
phẩm của mình cùng một lúc với kênh thương mại (các nhà kinh doanh bán
buôn bán lẻ...)và người tiêu dùng. Một tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn đối với các đại lý tiêu thụcho công ty. Còn người tiêu dùng sẽ được cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm săm lốpnày của công ty, không những qua các kênh phân phối mà còn qua các phương tiện thông tin khác. Hơn nữa công ty nên kết hợp với các nhà phân phối thực hiện các chiến dịch khuyến mại.
Công ty có thể quảng cáo các loại săm lốp có chất lượng cao này trên các tờ báo, tạp chí có quảng cáo của hãng xe có giá trị, danh tiếng. Như vậy
sẽ gây được sự thu hút từ các khách hàng hàng này.
- Đối với thị trường nhỏ ở các thị xã, nông thôn hoặc các vùng chậm phát triển ... thì công ty vẫn có thể sử dụng dây truyền sản xuất cũ đưa ra các
sản phẩm có chất lượng nhưng độ chuẩn hoàn hảochưa cao với giá cả thấp thì có thể có thể tiêu thụ được. Vì đặc điểm ở các vùng này phương tiện giao thông thường là những loại xe cũ đường xá thì không được tốt do vậy mà ở
đây người tiêu dùng chỉ đòi hỏi ở săm lốp độ bền và giá rẻ. Ở những thị trường này thì sản phẩm của công ty đã có uy tín và được người tiêu dùng sử dụngnhiều nên công ty không cần quảng cáo nhiều mà chỉ cần đưa sản phẩm
kịp thời và đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
Chiến lược sản phẩm là ciến lược có vị trí rất quan trọng. Để chất lượng sản phẩm được thực hiện tốt công ty cần phải thực hiện các bước sau:
+ Phân tích sản phẩm và khái niệm thích ứng thị trường.
+ Tạo uy tín của sản phẩm.
+Tạo một kiểu dáng bao bì thích hợp cho sản phẩm.
+Tạo ra phối thức sản phẩm thích hợp và sự kết hợp với giá, phân phối, giao tiếp khuyếch trương.
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm săm lốp của công ty có đặc tính nổi trội đó là độ bền và giá nhưng mặt khác cũng còn bộc lộ yếu kém đó là
kết cấu của sản phẩm thể hiện ở độ bì lớn. Công ty cũng đã tăng cường dịch vụ sau bán hàng với hình thức đưa hàng đến tận nơi. Ngoài ra công ty cần có phân phương pháp định giá sao cho phù hợp với sản phẩm. Quảng cáo sao
cho khách hàng biết, hiểu được lợi ích của sản phẩm .
-Sau khi đã qua các bước trên đây, công ty nên tung sản phẩm vào thị
trường theo các quá trình sau.
+ Trước hết công ty phải quảng cáo cho khách hàng biết về sản phẩm của mình, khách hàng lúc này bắt đầu nhận thức và tìm hiểu về sản phẩm mới của công ty .
+Người tiêu dùng làm quen với sản phẩm :khi đã xem xét lợi ích của sản phẩm mới khách hàng quyết định sẽ dùng thửqua đó họ cảm nhận được lợi ích thực sự của sản phẩm .
+Việc tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm mới biểu hiện ở số lượng
tiêu thụ gia tăng. Thông tin về sản phẩm của công ty trở nên thông suốt ở
khắp các kênh phân phối sức tiêu thụ ngày càng gia tăng.
1.3.Đề suất chính sách giá kinh doanh.
Qua ngiên cứu tình hình giá cá của sản phẩm săm lốp hiện naycủa công ty tôi nhận thấy công ty đã thiéet lập được chính sách giá cả phù hợp làm cho sản phẩm đã có được sự hấp dẫn và thu hút được sức mua của khách hàng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay giá cả của nguyên vật liệu như Dầhoá chất và các nguyên liệu nhập ngoạiđang có su hướng tăng lên mặt khácchính sách thuế của nhà nước cũng có sự thay đổi, đẫn đến đầu vào để sản xuất tăng. Trước tình hình này các nhà sản xuất săm lốp đang dần tăng mức giá bán của mình.
Đối vơi công ty cao su An Dương, chúng tôi thấy công ty nên thực hiện việc thay đổi giá nhưng sự thay đổi này phải thích ứng với các đối thủ cạnh
tranh. Ngoài ra nếu công ty sản xuất thêm các sản phẩm săm lốp có chất lượng cao hơn để có thể lôi kéo khách hàng về phía mình. để làm được điều này ngoại việc công ty cải tiến dây truyền thiết bị công ty còn phải hiểu được
đối thủ cạnh tranh cũng như mức giá của đối thủ cạnh tranh.
Trên thực tế cho thấy, đối với thị trường ngoài Bắc, công ty đã đề ra
được mức giá trên cơ sở gí trị của sản phẩm cộng với mức lợi nhuận đề ra, trên cơ sở đó kết hợp với mức giá của các sản phẩm săm lốp cùng loại của các
Công Ty sản xuất khác để đưa ra mức giá thích hợp.
Ngoài ra, ở từng vùng, từng khu vực Công Ty lại đưa ra mức giá khác nhău.Qua đó, chúng ta nhận thấy , Công Ty đã có một chính sách giá rất linh
hoạt.
Kết quả này thể hiện qua việc tiêu thụ của Công Ty cũng như thị phần của Công Ty ngoài miền Bắc.Các sản phẩm săm lốp của Công Ty sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, hàng tồn đọng gần như không có, nếu có chỉ là các sản phẩm không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Còn ở trong khu vực phía Nam, do phải vận chuyển xa, ngoài ra còn phải cạnh tranh với các sản phẩm săm lốp của các Công Ty cao su khác như: Cao su miền nam, Cao su đà nẵng… Đã được người tiêu dùng phía nam biết
đến từ lâu. Cho nên, việc địng giá các sản phẩm của Công Ty trong thị trường
này là hết sức khó khăn. Mặc dù vậy, Công Ty đã đưa ra một biện pháp là giảm bớt lợi nhuận ở thị trường này, qua đó để từng bước xâm nhập thị trường cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để dần từng bước chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này.
Do vậy, theo tôi, Công Ty nên có các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm không những để thoả mãn sâu hơn nhu cầu của khách
hàng , mà qua đó Công Ty có thể mở rộng thêm thị phần, cũng như việc tăng giá đẻ phù hợp hoàn cảnh, điều kiện mới của thị trường hiện nay.
Qua nghiên cứu chính sách giá của Công Ty , chúng tôi nhận thấy, Công
Ty định giá sản phẩm trên cơ sở: giá trị của sản phẩm và giá cả trên thị trường
Điều này giúp cho giá cả sản phẩm săm lốp của Công Ty phù hợp với thị
trường .
Nhưng nếu tung một sản phẩm mới ra thị trường, với chất lượng cao, phục vụ cho các phương tiện giao thông có giá trị lớn thì đòi hỏi Công Ty phải có một hướng định giá sao cho phù hợp.
Đối với các sản phẩm săm lốp có giá trị thấp hơn, sản xuất trên dây truyền cũ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở các khu vực, các vùng có sự phát triển chậm, đời sống người dân còn thấp. Công Ty nên thực hiện việc giữ nguyên
mức giá đã xác định. Tuy nhiên cũng cần có sự trợ giúp và ưu tiên hơn về giá cả, để qua đó có thể lôi kéo khách hàng về phía Công Ty .
Mặt khác, Công Ty cũng nên xem xét kỹ các phản ứng của đối thủ cạnh tranh.Để dữ được sự ổn định, đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đồng thời cố
gắng tránh được những phản ứng bất lợi từ đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, nhiều Công Ty chỉ chú trọng đến thị trường mục tiêu mà không để ý đến thị trường xung quanh khác đã dẫn đến kẽ hở để các Công Ty khác xâm nhập và
dần chiếm mất thị phần của Công Ty , dẫn đến lợi nhuận của Công Ty cũng bị
giảm theo.
Ngoài việc định giá cho sản phẩm săm lốp , Công Ty cũng cần phải quan tâm đến việc thanh toán và đặt giá sao cho phù hợp và thu hút được khách
hàng Trong việc thanh toán theo tôi xin có đề xuất sau:
+ Nếu khách hàng là bạn hàng lớn, có quan hệ làm ăn lâu dài với Công Ty , Công Ty nên đặt giá cổ động để khuyến khích và tạo mồi quan hệ tốt, cụ
thể Công Ty nên thực hiện:
- Trả từng kỳ: Nhằm khuyến khích các bạn hàng mua nhiều sản phẩm của
Công Ty . Số tiền bán hàng được Công Ty chiếu cố trả từng kỳ trong một thời gian nhất định.
- Tài trợ với lãi xuất thấp: Thay vì mua nhiều hạ giá , Công Ty có thể bán cho khách hàng với điều kiện trả chậm trong một thời gian với lãi xuất
thấp
- Bảo hành và những hợp đồng dịch vụ: Công Ty có thể cổ động bán tăng bằng cách cộng thêm một món bảo hành không tốn kém hay một hợp
đồng dịch vụ, có như vậy, Công Ty mới tạo được điều kiện để có được bạn hàng lớn có thể mua được các sản phẩm săm lốp số lượng nhiều hơn, và lượng khách hàng này sẽ tăng lên tạo điều kiện cho việc tiêu thụ
sản phẩm của Công Ty .
Mặt khác để hạn chế dủi do, Công Ty cũng nên lường trước những rủi ro của việc định giá trên các đoạn thị trường bằng biện pháp sau:
+Đối với từng đoạn dự báo, khối lượng bán kỳ vọng tại từng mức giá.
+Dự báo chi phí khả biến trung bình cho một đơn vị để tiếp cận thị trường bán số lượng sản phẩm kết hợp được bán tại các mức giá kết hợp được tương ứng cả các đoạn trên thị trường
+Tính toán mức đóng góp vào lợi nhuận và chi phí cố định đối với từng mức giá.
Từ thực tế đó, phương pháp xây dựng giá của Công Ty phải dựa trên việc thăm dò thị trường , dự đoán số lượng cần sản phẩm , phân tích điểm hoà vốn, trên cơ sở đó Công Ty sẽ phân tích và lựa chọn mức giá tối ưu cho sản phẩm .
Ở đây chúng tôi đề xuất phương pháp định giá theo phân tích cận biên
đơn giản, được tiến hành theo các bước sau:
Biểu hình 20: Sơ đồ các bước định giá
Xác định mục tiêu định giá
Xác lập cặp sản phẩm thị
trường và chọn thị trường đích
Xác định vùng giá và mức giá dự kiến, giá lựa chọn
Phân tích lợi nhuận và thị phần
Thẩm định giá lựa chọn
Quyết định chọn mức giá tối ưu
1.4. Đề suất chính sách phân phối:
Công Ty cao su An Dương là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với hơn 10 năm hoạt động. Các sản phẩm của Công Ty được tiêu thụ khắp cả nứơc với ba chi nhánh và nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm . Do vậy việc quản lý các đại lý , điểm bán cũng không phải đễ dàng , hơn nữa các đại lý lại nằm rải rác khắp cả nước nên việc vận chuyển hết sức khõ khăn.
Mặt khác, với số lượng cán bộ trong phòng kinh doanh là 15 người mà phải quản lý việc tiêu thụ sản phẩm , cung ứng đảm bảo vật tư sản xuất và quản lý
tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối là một việc hết sức khó khăn.
Cùng với đội ngũ phương tiện vận chuyển ít ỉo, cho nên trong suốt các năm qua, việc tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối Công Ty chỉ dừng lại ở
việc giao sản phẩm tới các đại lý. Ngoài ra việc quản lý và thu nhận thông tin phản hồi cũng như các biện pháp marketing khác gần nhuư Công Ty chưa thực hiện được.
Vì vậy trong thời gian tới, Công Ty nên áp dụng một kênh phân phối như
sau:
Biểu hình 21: Sơ đồ mạng lưới kênh phân phối
Công ty cao su An Dương
DISTRIBUTOR
Chi nhánh
Tổng đại
Tổng đại
Cửa hàng bán lẻ
của Công ty Đại lý
Đại lý
Đại lý
Người tiêu dùng cuối cùng
Do mạng lưới kênh phân phối của Công Ty rất nhiều, cho nên rễ dẫn đến việc quản lý sẽ bị trồng chéo và gây ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ sản phẩm
của Công Ty. Vậy việc đưa vào kênh phân phối của Công Ty thêm
DỉTIBUTOR sẽ giúp Công Ty tốt hơn trong việc quản lý kênh phân phối .
-DISTRIBUTOR: Thực chất đây là đại lý lớn được Công Ty lựa chọn, cung ứng hàng hoá cho các đại lý uỷ thác và người tiêu dùng . Nhưng việc lựa
chọn DISTRIBUTOR ở đây là việc lựa chọn một đơn vị như thế nào, phươg thức thanh toán và phần lãi của họ ra xao là một vấn đề .
-DISTRIBUTOR được lựa chọn phải là người được Công Ty hoàn toàn tin cậy, có nghĩa vụ và quyền lợi gắn bó chặt chẽ với Công Ty , phải có những hiểu biết sâu sắc về thị trường cũng như về sản phẩm của Công Ty có năng lực và khả năng tổ chức quản lý , gây ảnh hưởng đến các thành viên khác trong
kênh. Với kênh phân phối như vậy, việc quản lý hệ thống phân phối trở nên đơn giản và gọn nhẹ hơn. Nhờ vậy Công Ty sẽ có nhiều thời gian, nhân lực và tiền của vào việc nghiên cứu và mở rộng thị trường
Ở kênh này, Công Ty và người phân phối do chuyên môn hoá nên khả năng thoả mãn như cầu lớn và khả năng hàng hoá thông qua cũng lớn, tuy nhiên kênh này cũng có những hạn chế là vì kênh dài, có nhiều trung gian nên
khả năng rủi ro, thời gian lưu thông hàng hoá dài và chi phí của kênh lớn.
Về chính sách phân phối, với kênh phân phối như vậy, Công Ty nên sử
dụng chính sách phân phối lưah chọn.Với chính sách phân phối này, Công Ty duy trì được sự kiểm tra chặt chẽ với giá bán lại, loại hình bán hàng và hoàn
thành mục tiêu đề ra là “ tất cả cho thị trường” và qua đó doanh số bán của
Công Ty cũng tăng lên.ngoài ra để đáp ứng nhu cầu trên Công Ty nên:
- Xây dựng nhiều đại lý , điểm bán tại khu vực quan trọng như khu đông dân cư, khu công nghiệp, các trục đường giao thông quan rọng,các thành phố lớn… nhằm đảm bảo thoả mãn kịp thời , nhanh chóng, tiện lợi cho tất cả các
đối tượng tiêu dùng săm, lốp .
- Trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật như: kho tàng, phương tiện vận chuyển, thiết bị bốc rỡ…
- Tăng cường đội ngũ cán bộ kinh doanh , thực hiện đào tạo họ để họ làm
tốt công tác bán hàng, tiêu thụ, đi giới thiệu mặt hàng, sản phẩm với các nhà máy, Công Ty vận tải, các đơn vị tiêu thụ…
Mặt khác đối với các trung gian Công Ty cần chú ý:
- Khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt hàng( số lượng , chất lượng và gía cả) để các trung gian đạt được mục tiêu kinh doanh theo đúng nguyện vọng mong muốn của họ.
- Nên có những ưu đãi cần thiết trong kinh doanh để dúp họ có những đối phó với các doang nghiệp khác trong cạnh tranh. Đối với những sản phẩm có doanh lợi thấp cần biết được ý muốn cụ thể của trung gian để có biện pháp giải
quyết.
- Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Công Ty và trung gian trong kênh phân phối . Xây dựng chính sách sản phẩm Công Ty phải dựa trên yêu cầu mong muốn của trung gian .
1.5. Đề xuất về chiến lược xúc tiến hỗn hợp.
Qua thời gian nghiên cứu ở Công Ty , chúng tôi nhận thấy.Công Ty cao su
An Dương là một Công Ty sản xuất kinh doanh đã hoạt động trên 10 năm, sản phẩm của Công Ty đã được người tiêu dùng biết đến và sử dụng, các sản phẩm
săm, lốp của Công Ty cùng với chất lượng ngày càng cao đã từng bước thu hút
được khách hàng , người tiêu dùng.
Mặc dù đã ssạt được những thành tích đáng khích lệ, nhưqng trong nền kinh tế hiện nay, và cũng như mục tiêu đã đề ra của Công Ty là “tất cả cho thị trường” thì vai trò của quảng cáo và xúc tiến bán chiếm một vị chí rất lớn ngang hàng với sản xuất ra sản phẩm .
Vì vậy , trong thời gian tới, Công Ty nên chú trọng,quan tâm hơn nữa đến quảng cáo sản phẩm săm, lốp .Công Ty cần gây sức thu hút với khách hàng về sản phẩm săm, lốp của mình. Cần giúp khách hàng hiểu biết hơn về sản phẩm
của mình, cũng như chất lượng ngày càng được cải tiến nâng cao hơn. Muốn vậy Công Ty nên đề ra, xây dựng một chương trình quảng cáo . Nhưng trước hết Công Ty cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Công Ty phải tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với công luận, phải có tín nhiệm trong hoạt động kinh doanh. Trong vấn đề này Công Ty cần đặc biết quan tâm tới những nội dung sau:
+Tăng cường chiến lược công tác qua thông tin, liên lạc qua telephone, fax,
điện thoại nhanh nhậy và kịp thời.
+ Xây dựng chế độ thông báo, các đơn đặt hàng, các thủ tục giao tiếp với khách hàng .
-Công Ty cần lưan chọn và thiết kế hợp lý các kênh quảng cáo , việc lựa chọn và thiết kế phải đảm bảo được:
+Hiệu lực của quảng cáo với địa chí khách hàng đáp ứng thích hợp nhất với
quá trình tâm lý thị trường và mua bán hàng hoá của khách.
+Hiệu quả của quảng cáo .Hiệu quả phải đảm bảo tăng nhanh được mức bán, từng bước đạt tới mục tiêu cuấi cùng là lợi nhuận.
Cùng với nội dung thông điệp quảng cáo là xác định kênh và phương tiện quảng cáo được thể hiện qua sơ đồ sau:
Biểu Hình 22 :Sơ đồ hệ thống kênh quảng cáo hoàn thiện:
Chủ thể quảng cáo
Mặt hàng
Đối tượng quảng cáo
Dịch vụ với mặt hàng
Điều kiện mua bán giao hàng
Cách thức quảng cáo
Con đường và nhịp điệu quảng
Các trung gian
quảng cáo 52
Ngoài ra, Công Ty nên mở rộng các hoạt động quảng cáo trên các phương tiênh thông tin đại chúng: quảng cáo bằng báo chí, tạp chí, nhất là trên các tạp chí có quảng cáo các phương tiện giao thông: Đây là phương tiện quảng cáo hết sức quan trọng vì số độc giả rộng và đông cho phép Công Ty phát huy khai thác chiệt để các hình ảnh mằu sắc, cũng như nội dung quảng cáo .
Thêm vào đó Công Ty nên quảng cáo qua bao bì, nhãn hiệu, trên các pano- ap phích lớn ở các trục đường giao thông, các nút giao thông, xây dựng các biển quảng cáo về Công Ty .
Thêm vào đó Công Ty có thể áp dụng thêm các hoạt động hội thảo, cũng như tham gia vào các hoạt động triển lãm…
*Xúc Tiến Bán:
Công Ty nên có các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm , thực hiện cho in ra những tranh ,ảnh, tạp chí giới thiệu về sản phẩm , chất lượng các sản phẩm , làm như vậy Công Ty sẽ gây được sự chú ý và uy tín của sản phẩm , tạo được sự gắn bó của khách hàng đối với Công Ty , tạo điều kiện cho Công Ty bán được nhiều sản phẩm hơn.
2. Hoàn thiện các yếu tố có liên quan.
Để đảm bảo tốt việc chiếm lĩnh thị trường , ngoài việc hoàn thiện các yếu tố về marketing-mix, Công Ty cao su An Dương cần hoàn thiện các yếu tố có
liên quan khác để có thể phát huy tốt hiệu quả kinh doanh của Công Ty .
-Lao Động:
Công Ty cao su An Dương được thành lập và phát triển đến nay đã hơn
10 năm, Công Ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 200 người. Trong
đó hơn 100 công nhân lao động trực tiếp. Đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ xung, song còn ít và được đào tạo chưa hoàn chỉnh. Bộ máy gián tiếp tuy được tinh giảm gọn nhẹ, số cán bộ có trình độ đại học dần được tăng cường, tuy nhiên hiệu quả công việc chưa cao. Do vậy để phù hợp với cơ trế mới, với sự
phát triển của xã hội. Công Ty cao su An Dương nên có sự cải tiến về lao
động:
+Tăng cường đội ngũ công nhân trẻ, có sức khoẻ và trìng độ, được đào tạo tốt,để họ có thể sử dụng tốt đây truyền thiết bị hiện đại, năng động trong công
việc, đảm bảo thời gian sản xuất để cho ra những sản phẩm chất lượng cao, cũng như số lượng.
+Công Ty nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trở thành người có trình độ, năng động có đức, có tài, luôn luôn đoàn kết ca đồng lòng phấn đấu vì lợi ích chung của Công Ty , trong đó cũng có lợi ích của chính bản thân họ.
-Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cùng với sự hình thành và phát triển của Công Ty ,dây truyền thiết bị
công nghệ ở đây đã cũ, máy móc đã lạc hậu.Do hạn trế về nguồn vốn cho nên trong nhiều năm qua ,Công Ty đã có những thay đổi về máy móc thiết bị đây
truyền nhưng còn chắp vá, không đồng bộ. Do vậy, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng sản phẩm , cũng như đảm bảo điều kiện cho việc lưu thông
hàng hoá, Công Ty cần phải có những đổi mới sau:
+Đầu tư, xây dựng thiết bị dây truyền hiện đại của các nước tiên tiến, từng bước gắn công tác khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đưa ra những sản phẩm
săm, lốp ôtô có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích.
+Cải tiến điều kiện cơ sở vật chất kho tàng, bến bãi. Mở rộng kho hàng đảm bảo bảo quản và xếp dỡ hàng hoá nhanh chóng.
+Mở rộng, tăng cường các phương tiện vận tải, đảm bảo cung ứng hàng hoá
trên mọi khu vực.
3. Đề xuất một số phương pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ
hàng hoá.
Trong thời gian nghiên cứu trực tiếp tại Công Ty cao su An Dương , tôi nhận thấy Công Ty đang theo đuổi mục tiêu “tất cả cho thị trường”.Công Ty đã
chiếm lĩnh được một số thị trường ngoài miền Bắc .
Ngoài ra Công Ty đang cố gắng mở rộng thị trường sang các nơi khác như: Đà Nẵng, Thành phố HCM… vì vậy nên chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp đề tiếo cận thị trường :
Qua thực tế cho thấy, hàng hoá dù tốt và rẻ mấy cũng khó có thể tiêu thụ
nhanh nếu không biết cách tổ chức tiếp cận thị trường hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hoá, là một thách thức đối với những
Công Ty muốn thâm nhập và mở rộng thị trường mới. Công Ty cao su An Dương muốn mở rộng và thâm nhập thị trường có thể tham khảo một số ý kiến sau:
- Khởi đầu nên đánh tỉa:
Khi thâm nhập vào thị trường mới, bất cứ Công Ty nào cũng không thể
chánh khỏi những trở ngại. Một linh nghiệm đã được đúc kết là phải tập chung dồn sức vào từng điểm, từng phần của thị trường mà Công Ty đã chọn làm
mục tiêu chiếm lĩnh. Đừng tham vọng ôm lấy toàn bộ thị trường từ buổi “ chân ướt, chân ráo” mà phải lựa chọ từng vùng, từng đại lý và thậm chí từng khách hàng đã được ngắm tới. Đó là cơ sở ban đầu, đặc biết quan trọng cho những bước tiến công tiêps theo.
- Chọn đại lý ký gửi sản phẩm :
Chỉ những người có khả năng bao quát được phần lớn thị trường thì Công ty mới nên chọn làm tiêu thụ hàng hoá cho Công Ty. Yêu cầu này có tính chất
quyết định ở chỗ Công Ty sẽ dựa vào uy tín của các tổ chức bán hàng để tạo uy tín trong con mắt người tiêu dùng những sản phẩm của Công Ty luôn có chất lượng cao. Mặt khác Công Ty có thể thay vì thành lập các tổ chức tiêu thụ
như các đối thủ cạnh tranh, Công Ty có thể mở các điểm bán lẻ, bán săm, lốp
để lập mạng lưới tiêu thụ.
- Lấy chất lượng làm đầu.
Ở những nơi này Công Ty nên chọn bán ra những sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá hợp lý để thâm nhập thị trường .Công Ty có thể bán ké sản phẩm của Công Ty với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác. Qua đó các sản phẩm của Công Ty dần được người tiêu dùng biết tới và thử nghiệm. Từ đó Công Ty có thể soá bỏ được một phần trở ngại ban đầu khi thâm nhập thị trường mới.
Các sản phẩm có chất lượng cao đó , sẽ dần gây được uy tín với khách hàng , từ đó Công Ty có thể thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. Mặt khác việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường mới bằng cách gửi qua cho người trung gian chứ không cần biết việc tổ chức tiêu thụ đó ra sao sẽ bộc lộ rất nhiều hạn chế. Vì như vậy, Công Ty sẽ mất quyền quản lý trực tiếp việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm . Công Ty cũng không chủ động được phương hướng kinh doanh và tiếp cận thị trường . Vì vậy trong giai đoạn đầu Công Ty nên tổ chức các chi nhánh ở thị trường mới, chỉ bằng cách này Công Ty mới tích luỹ được kinh nghiệm và đẩy mạnh tiếp cận thị trường ở địa phương. Những chi nhánh tiêu thụ đó sẽ là trung tâm để phát triển mạng lưới tiêu thụ ở các thị trường mới cho Công Ty .
Ngoài ra, Công Ty phải thoả đáng với người tiêu thụ.Công Ty cao su An
Dương nên coi việc người tổ chức tiêu thụ sản phẩm của họ trở nên khấm khá hơn là điều rất cần thiết . Công Ty nên trả công cho người trung gian cao hơn
mức trả của đối phương nhằm tạo lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Có như vậy mới tạo động lực để người tổ chức tiêu thụ và các đại lý tổ chức tốt việc tiêu
thụ , mới chiếm được thị phần trên thị trường .
Thực tế cho thấy đây là vũ khí quan trọng giúp Công Ty thúc đẩy việc tiêu thụ trên thị trường mà nhãn hiệu của mình chưa được người tiêu dùng biết tới.Đồng thời cũng giúp tạo tên tuổi về chất lượng và dịch vụ của Công Ty .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Marketing căn bản - Phillip Kotler - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2000
2. Quản trị Marketing - Phillip Kotler - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2000
3. Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm - Trương Đình Chiến - GS. PTS Nguyễn Văn Thường - Nhà Xuất Bản Thống kê năm 1999.
4. Giáo trình nghiên cứu Marketing - PTS. Nguyễn Viết Lâm - Nhà Xuất bản
Giáo dục Hà Nội 1999.
5. Kinh tế xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - PTS. Lê Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Thống kê năm 1996.
6. Tài liệu giảng dạy Quản trị bán hàng - Khoa Marketing Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
7. Marketing dịch vụ - TS. Lưu Văn Nghiêm - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 2001.
8. Một số tài liệu tham khảo khác.
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
Trong quá trình thực tập sinh viên Nguyễn Bá Diên chấp hành tốt nội qui của công ty đề ra đồng thời đã sử dụng những số liệu của công ty dùng cho chuyên đề thực tập này. Sinh viên Nguyễn Bá Diên đã căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra những giải pháp Marketing nhằm hoàn thiện những khiếm khuyết trong hoạt động Marketing của công ty.
Trong thời gian tới công ty sẽ xem xét những đề xuất giải pháp này và áp dụng vào thực tế.
Hà Nội, ngày ... tháng.... năm 2002
Phó giám đốc
Nguyễn Ngọc Dũng
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I. Lý luận về chiến lược và các giải pháp Marketing hỗn 3
hợp trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm
I. Doanh nghiệp, thị trường và môi trường kinh doanh của doanh 3
nghiệp
1. Doanh nghiệp 3
2. Thị trường 3
2.1. Khái niệm thị trường 3
2.2. Vai trò của thị trường 4
3. Môi trường Marketing của doanh nghiệp 5
3.1. Môi trường vi mô 6
3.2. Môi trường vĩ mô 7
II. Marketing trong doanh nghiệp 10
1. Khái niệm 10
2. Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh 11 nghiệp
III. Các giải pháp Marketing chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản 12
phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1. Vị trí của tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh té thị trường 12
2. Các giải pháp Marketing chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản 12 phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Chương II. Thực trạng thị trường và việc tổ chức, vận hành 21
chiến lược Marketing hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng săm lốp tại Công ty cao su An Dương
I. Một số nét chủ yếu về tình hình hoạt động kinh doanh của công 21
ty cao su An Dương
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cao su An Dương 21
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cao su An Dương 22
3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của công ty cao su An Dương
23
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
23
II. Thực trạng và triển vọng thị trường săm lốp ô tô ở Việt Nam
24
1. Quy mô và cơ cấu của thị trường
24
2. Thực trạng nguồn cung ứng trên thị trường
27
III. Phân tích thực trạng tình hình tổ chức, thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp nhằm tiêu thụ mặt hàng săm lốp tại công ty cao su An Dương
28
1. Chính sách sản phẩm
28
2. Chính sách giá cả
30
3. Phân phối hàng hoá của công ty (chính sách phân phối)
32
4. Quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp
35
IV. Những thành công và tồn tại của công ty cao su An Dương
36
1. Thành công
36
2. Những tồn tại của công ty
37
Chương III. Hoàn thiện chương trình Marketing hỗn hợp nhằm 39
tiêu thụ mặt hàng săm lốp tại công ty cao su An Dương
I. Xu hướng vận động của thị trường săm lốp ô tô trong thời gian 39
tới
II. Quan điểm đổi mới và phương hướng tổ chức kinh doanh của 40
công ty trong thời gian tới
1. Quan điểm đổi mới 40
2. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công 41 ty trong thời gian tới
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn 42
hợp để tiêu thụ mặt hàng săm lốp tại công ty cao su An Dương
1. Hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp 42
2. Hoàn thiện các yếu tố có liên quan 51
3. Đề xuất một số phương pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiêu 52 thụ hàng hoá
KẾT LUẬN 54
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8254.doc