Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh

Lời mở đầu Kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đã tạo ra vận hội mới cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp này vào một bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, nền kinh tế càng phát triển với những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại được chuyển giao giữa các nước, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cầu kỳ hơn trước, nhiều mặt hàng phong ph

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú hơn. Họ có thể bị hấp dẫn bởi thứ hàng hoá nào đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của mình. Vì thế những công ty chiến thắng là những công ty thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình. Các công ty này ngày càng thấy được vai trò quan trọng của Marketing, xem Marketing là một công cụ của toàn công ty chứ không phải là một bộ phận riêng biệt. Những công ty này đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng. Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh, kết hợp với thực trạng hoạt động của công ty và các kiến thức đã được học trong Nhà trường em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình: "Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh ". Với đề tài đã lựa chọn, mục đích chính của chuyên đề thực tập này là cung cấp một số cơ sở phương pháp luận về những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Em đã cố gắng xử lý và đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ, gắn liền với thực tế đồng thời mang tính khả thi nhằm giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra giúp công ty có một phương hướng kinh doanh đúng đắn và giải pháp Marketing hợp lý. phần I Cơ sở lý luận của chiến lược Marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1. Khái niệm phân loại và quá trình phát triển của Marketing 1.1.Khái niệm về marketing Trong nền kinh tế hiện đại, thuật ngữ “ Marketing” ngày càng trở nên quen thuộc và việc ứng dụng nó ngày càng trở nên phổ biến trên phạm vi vĩ mô lẫn vi mô, trong nước và quốc tế. Marketing là một từ tiếng Anh, được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1902 trên giảng đường của đại học Tổng hợp Michigan – Mỹ, Đến năm 1910 tất cả các trường đại học tổng hợp ở Mỹ bắt đầu giảng dạy môn học Marketing. Trong lịch sử hình thành và phát triển trên thế giới đã xuất hiện nhiều quan niệm và định nghĩa. Nó phản ánh trình độ nhận thức, quan điểm của tác giả về vến đề này cũng như phản ánh trình độ phát triển Marketing thực tế từng thời kỳ. Buổi ban đầu Marketing có tên gọi là “Marketing bán hàng”, Marketing ở đây được hiểu là tất cả những gì đặt ra trước khi sử dụng bán hàng và quảng cáo trong bán hàng. Trong giai đoạn này tư tưởng định hướng Marketing và tư tưởng định hướng bán hàng chưa rõ ràng. Đến thời kì tiếp theo Marketing bán hàng được nâng lên thành “Marketing bộ phận” ở thời kì này người ta quan tâm nhiều đến tính hệ thống của Marketing nhằm đưa ra một hoặc một số cách thức nào đó trong quá trình tác động đến khách hàng để tăng doanh số bán hàng. Người ta đã lập ra một cách khá đầy đủ hệ thống các tham số cơ bản của Marketing hỗn hợp như : sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng và giao cho một bộ phận nào đó trong công ty thực hiện nhiệm vụ này. Trong giai đoạn này Marketing được hiểu là “quá trình gia quyết định về sản phẩm, xúc tiến, kênh phân phối và nơi phân phối” Tuy nhiên trình độ phát triển của “Marketing bộ phận” chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh. Trong nền kinh tế hiện đại, sự phát triển của Marketing được nâng lên thành “Marketing công ty – Marketing hiện đại” và đã đề xuất thêm nhiều cách hiểu khác nhau về marketing. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới đang khá phổ biến một quan niệm về Marketing như sau. Marketing là một khoa học nghiên cứu các quy luật cung - cầu, giá cả trên thị trường và hệ thống các phương pháp, nghệ thuật cả thủ đoạn làm cho quá trình sản xuất một cách phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 1.2. Mục tiêu của Marketing: - Marketing ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến mọi người trên thế giới. Mỗi người mua, người bán hay tất cả dân chúng nói chung đều có các yêu cầu khác nhau đối với hệ thống Marketing của doanh nghiệp Do đó, hoạt động Marketing của doanh nghiệp thường hướng theo các mục tiêu sau. - Mục tiêu tối đa hoá tiêu thụ : Đây là mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp của Việt Nam tìm cách để đạt được. Khi tối đa hoá tiêu thụ có nghĩa là khi đó đạt mức tiêu dùng cao nhất, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao từ đó có thêm những điều kiện tăng trưởng sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngươi lao động và phát triển của cải xã hội nhiều nhất. Tuy nhiên với người tiêu dùng, khi doanh nghiệp tối đa hoá tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó thì có nghĩa là họ sẽ phải chịu thiệt thòi nhất khi phải mua sắm những sản phẩm này. - Mục tiêu tối đa hoá sự thoả mãn: theo quan điểm này thì mục tiêu của hoạt động Marketing là đạt mức độ thoả mãn tiêu dùng cao nhất chứ không phải là mức tiêu dùng cao nhất. Do vậy, việc thoả mãn nhu cầu và mục đích thu lợi nhuận cao nhất sẽ có thể dẫn đến những hoạt hộng kinh doanh bất hợp pháp như buôn bán hàng cấm, tiêu thụ heroin v.v.. - Mục tiêu tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng: Doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hoá về chủng loại hàng hoa kiểu dàng, bao bì, nhãn hiệu… và dành cho người tiêu dùng sự lựa chọn cao nhất, khả năng tìm thấy những sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu, sở thích của họ, Mục tiêu này có thể dẫn đến sự lãng phí, làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ đắt thêm, người ta mất thêm nhiều thời gian lựa chọn đánh giá. 2. Chiến lược và quản trị chiến lược Marketing trong cơ chế thị trường: * Chiến lược Marketing: Nền kinh tế thị trường ngày nay chỉ chấp nhận những Công ty có sự nhạy bén với những thay đổi của môi trường kinh doanh, hoặc là họ phải tìm cách thích ứng hoặc là sẽ bị thị trường đào thải. Và thực tiễn đã chứng minh những công ty thành công là những công ty biết cách vận dụng chiến lược theo hướng thị trường. Họ nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược. Hoạch định chiến lược Marketing theo hướng thị trường là quả trình quản trị nhằm phát triển và duy trì sự ăn khớp có thể thực hiện được giữa các mục tiêu của tổ chức, kỹ năng tài nguyên và những cơ hội của mình trên một thị trường luôn biến động. a. Vai trò của hoạch định chiến lược: Trong nền kinh tế bao cấp, các doanh nghiệp thụ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do không có sự cạnh tranh nên kinh doanh trì trệ, không phát huy hết tiềm năng của mình doanh nghiệp không chủ động, sáng tạo tham gia thị trường mà mong đợi sự bao cấp của nhà nước nên tụt hậu so với sự phát triển mạnh mẽ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, các Công ty buộc phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh gay gắt, mức độ rủi ro rất cao. Sự hoạt động đồng bộ của bộ máy doanh nghiệp cũng như những chính sách để thích nghi với những thay đổi điều kiện môi trường đã chở thành yếu tố hết sức cần thiết đảm bảo sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, hoạch định chiến lược giúp cho doanh nghiệp có sự ăn khớp giữa mô trường nội bộ và môi trường bên ngoài nhằm phát huy tối đa các thế mạnh, hạn chế điểm yếu và mục đích cuối cùng là đạt được sự tăng trưởng mục tiêu cho doanh nghiệp. b. Mục đích của hoạch định chiến lược: Giúp Công ty tuyển chọn và tổ chức các hoạt động sao cho đảm bảo được tài sản của mình bất chấp sự đảo lộn bất ngờ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo cho doanh nghiệp khả năng thích ứng tiềm tàng để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh. Bất cứ khi nào Công ty cũng bảo vệ được thị phần và lợi nhuận. 3. Chiến lược Marketing - Mix Chiến lược Marketing sẽ giúp cho công ty thực hiện những chiến lược cụ thể mà công ty sẽ đề ra MC.CARTHY đưa ra một cách phận loại công cụ của Marketing – Mix gồm 4 yếu tố gọi là bốn P: Đó là sản phẩm (product), Giá cả (Price), Phân phối ( Place), Xúc tiến hỗn hợp (Promotion) Sản phẩm Chủng loại Chất lượng Mẫu mã Tính năng Nhãn hiệu Bao bì Kích cỡ Dịch vụ Bảo hành Trả lại Giá cả Giá quy định giá Giá chiết khấu Bớt giá Kỳ thanh toán Điều kiện trả chậm Phận phối Kênh Phạm vi Danh mục hàng hoá Điểm dự trữ vận chuyển Xúc tiến hỗn hợp Kích thích tiêu thụ Quảng cáo Lực lượng bán hàng Quan hệ công chúng Marketing trực tiếp Marketing - Mix Thị trường Marketing – Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu. 4.1. Sản phẩm ( Product). Theo quan điểm này sản phẩm hàng hoá bao hàm cả những vật thể vô hình và hữu hình (các dịch vụ), bao hàm những yếu tố vật chất phi vật chất nó luôn gắn kiền với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường. * Xây dựng chiến lược sảm phẩm. Nội dung của chiến lược sản phẩm là quyết định nên đưa ra thị trường những sản phẩm nào để có lãi, trong thời gian bao lâu thì nên đưa ra những sản phẩm mới hoặc thay đổi kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Điều cốt yếu trong chiến lược sản phẩm này là doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có sản phẩm mới để lúc cần thiết có thể đưa ra thị trường và điều cốt yếu là bán những cái mà khách hàng cần chứ không phải bán cái mà ta có. *. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm ( Product life cycle) Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi biến mất trên thị trường nào đó. Như vậy, chu kỳ sống của sản phẩm bao giờ cũng gắn bó với một thị trường cụ thể. Một sản phẩm không có chỗ đứng ở thị trường này nhưng lại cần thiết ở thị trường khác. Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 5 giai đoạn là: giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hoà, giai đoạn suy thoái, giai đoạn triệt tiêu. Chu kỳ sống của sản phẩm được biểu diễn bằng đồ thị sau: Doanh số bán O Giới thiệu Tăng trưởng Bão hoà Suy thoái Triệt tiêu Thời gian + Giai đoạn giới thiệu: Đây là giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Doanh nghiệp ra sức giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng nhanh chóng biết đến sản phẩm của mình. + Giai đoạn tăng trưởng: Sản phẩm bắt đầu được biết đến và được khách hàng chấp nhận trên thị trường. Khối lượng tiêu thụ bắt đầu tăng đáng kể, doanh nghiệp bù đắp được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận. Việc mở rộng thị trường tương đối thuận lợi, chi phí triển khai phân tích thị trường và hoàn thiện sản phẩm vẫn còn ở mức độ cao. + Giai đoạn bão hoà: Trong giai đoạn này, sản phẩm tiêu thụ chậm lại, doanh thu giảm bớt do sản phẩm đã được hầu hết khách hàng tiềm năng mua và các đối thủ cạnh tranh cũng có những sản phẩm tương tự. Lợi nhuận không tăng hoặc có khi giảm sút do doanh nghiệp phải tăng chi phí cạnh tranh, tăng chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại. + Giai đoạn suy thoái: Bắt đầu có sự trì trệ trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc bán hàng trở nên khó khăn, người tiêu dùng giảm dần, doanh số bán tụt xuống, ít hiệu quả cho dù có tiến hành các biện pháp chiêu thị một cách tích cực. + Giai đoạn triệt tiêu: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng. Doanh nghiệp cần phải tính toán thời điểm bắt đầu của giai đoạn này để giảm mức thiệt hại do không tiêu thụ được sản phẩm, sản phẩm đã bị “ lão hoá” cần phải được loại bỏ. 4.2. Giá cả (price): Giá cả là đặc trưng của một sản phẩm hoặc một dịch vụ mà người tiêu dùng có thể nhận thấy trực tiếp nhất. Do đó, nghiên cứu giá cả cho tiêu thụ sản phẩm là một điều kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định giá cả phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa. Chiến lược giá cả là đưa ra các loại giá cho một sản phẩm, dịch vụ tương ứng với thị trường, tương ứng với từng thời kỳ để bán được nhiều nhất và lãi cao nhất. Căn cứ để xác định chiến lược giá cả: - Chiến lược giá cả phải dựa trên cơ sở, ước lượng được tổng cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. - Chiến lược giá phải xác định phù hợp với đặc điểm thị trường cạnh tranh và các điều kiện thời gian, không gian cụ thể. - Chiến lược giá cả phải căn cứ vào luật pháp và văn bản dưới luật có liên quan. 4.3. Phân phối (place): Kênh tiêu thụ là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế kênh tiêu thụ của công ty. Công ty cần tổ chức tốt kênh tiêu thụ, quyết định các cấp kênh được sử dụng, các trung gian phân phối, xác định vai trò của các thành viên khác nhau của kênh trong dòng vận chuyển hàng hoá. 4.4. Xúc tiến hỗn hợp (Promotion): Chiêu thị là hoạt động xúc tiến việc bán sản phẩm của công ty trên thị trường nói chung và thị trường mục tiêu nói riêng của doanh nghiệp. Chiêu thị có tác dụng to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động chiêu thị chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí chứa trong giá thành sản phẩm. Chiêu thị phát triển ở các nước kinh tế phát triển, nơi mà sự cạnh tranh là thường xuyên gay gắt xảy ra trên thị trường. Mục tiêu của chiêu thị là nhằm bán hết số sản phẩm mà doanh nghiệp đã tạo ra trong điều kiện có nhiều chủ thể cạnh tranh trên thị trường. Chiêu thị gồm có : Chào hàng, quảng cáo, yểm trợ và xúc tiến bán. a. Chào hàng. Chào hàng là phương pháp sử dụng các nhân viên giao hàng để đưa hàng đến giới thiệu và bán trực tiếp cho khách. Chào hàng có vị trí quan trọng trong hoạt động chiêu thị vì nó sử dụng số lao động dư thừa của xã hội và có thể đưa sản phẩm đi rất xa khỏi nơi sản xuất. Nhân viên chào hàng phải hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp đem ra giao hàng phải biết nghệ thuật trình bày sản phẩm để thuyết phục khách hàng mua hàng. b. Quảng cáo. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để thông tin về sản phẩm hoặc cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Quảng cáo là một thông tin thị trường. Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của thị trường và sự phản ứng của thị trường một cách nhanh hơn. Quảng cáo là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Quảng cáo nhằm để thông tin cho thị trường biết được về sản phẩm mới, những thay đổi về giá cả, giải thích về công dụng của sản phẩm, xây dựng hình ảnh của công ty. Các doanh nghiệp nên lựa chọn các phương tiện quảng cáo hợp lý và hiệu quả, mang tính chất nghệ thuật, đồng bộ và đa dạng. Các phương tiện quảng cáo bao gồm: - Phương tiện in ấn: báo chí, tạp chí, chuyên gia. - Phương tiện truyền thông đại chúng: TV, Radio, phim quảng cáo. - Phương tiện ngoài trời: Pa nô, áp phích, đặt ở những nơi công cộng, tại những vị trí thích hợp nhất, dễ gây sự chú ý của người đi đường. - Quảng cáo qua đường bưu điện: Gửi thư, gọi điện thoại tới khách hàng ở các thị trường hiện tại và thị trường tương lai. * Xúc tiến bán hàng. Xúc tiến bán hàng là hoạt động của người bán hàng để tiếp tục tác động vào tâm lý người mua, để tiếp cận với người mua, nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu và phản ánh của khách hàng về sản phẩm của họ khi khách hàng tiếp nhận thông tin quảng cáo, tranh thủ lôi kéo sự ủng hộ của công chúng, trình bày và công bố các điều kiện mua bán, chức vụ và các ngành có liên quan, hướng dẫn sử dụng hàng hoá, giới thiệu chu trình bán hàng. phần II Thực trạng hoạt động Marketing ở công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh 1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phân Đầu tư tài chính An Khánh: 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh “Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh” Tên giao dịch tiếng Anh: An Khanh financial investment., JSC Trụ sở: 159 Pháo đài Láng - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 04.7755104 Email : an-khanh@fpt.vn Công ty đã có đầy đủ tư cách pháp nhân để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã có con dấu riêng và hạch toán độc lập quá trình sản xuất kinh doanh của mình,ngoài ra Công ty đã mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Công thương Đống Đa để dễ dàng cho việc giao dịch kinh doanh 1.2. Sơ đồ công nghệ tổ chức sản xuất, sản phẩm của công ty 1.2.1- Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty có quy mô nhỏ sản xuất hàng loạt. Cộng nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty tuy không phức tạp nhưng phải gia công nhiều chi tiết và đòi hỏi sự chính xác khuôn cối .Mỗi sản phẩm tuy không đòi hỏi sự chính xác hoàn hảo xong nó bao gồm nhiều chi tiết,nhiều bước công nghệ và quy trình khác nhau Sản phẩm của công ty phải qua nhiều bước công nghệ,vì thế thiết bị phục vụ cho sản xuất cũng đa dạng như máy đột dập máy cán ren, máy khoan, máy bào…. máy móc thiết bị của công ty nói chung tuy đã cũ, khoảng 50% sử dụng trước năm 1970,công suất thấp nên việc tiến hành sản xuất gặp nhiều khó khă.Song để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường,công ty luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản xuất bàng cách cải tiến công nghệ Về cơ cấu sản xuất công ty có 3 bộ phận sản xuất được tổ chức thành 5 phẩn xưởng bao gồm. Bộ phận sản xuất yên, bộ phận sản xuất van, bộ phận sản xuất chắn bùn được tổ chức thành 2 phân xưởng tương ứng là phân xưởng van và phân xưởng chắn bùn.còn đối với bộ phận sản xuất yên thì tổ chức thành 3 phân xưởng cơ khí và phân xưởng lắp ráp. Phòng kỹ thuật và bộ phận KCS Phân xưởng cơ khí Phân xưởng van Phân xưởng chắn bùn Phân xưởng đột Phân xưởng yên Kho thành phẩm Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. Sản phẩm chính của công ty là phủ tùng xe đạp . Đặc điểm sản phẩm của công ty nói chung là có kỹ thuật phức tạp nên sản xuất phải qua nhiều công đoạn chế biến thành phẩm được tạo thành từ việc lắp ráp cơ học các chi tiết, kết cấu đòi hỏi kỹ thuật cao. Sản phẩm công ty có nhiều loại, có quy trình công nghệ riêng, nhưng nhìn chung đều có quy trình như sau: - Giai đoạn chế tạo phôi. - Giai đoạn gia công. - Giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh. + Giai đoạn chế tạo phôi: Có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết, các bộ phận dưới dạng thô, những sản phẩm chủ yếu để chuyển sang giai đoạn gia công để chế biến tiếp thành bán thành phẩm, ngoài ra sản phẩm còn có thể đem bán ngoài cho các cơ sở sản xuất khác như một sản phẩm hoàn chỉnh. + Giai đoạn gia công: Là giai đoạn chủ yếu để chế tạo ra các chi tiết sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này là các chi tiết dưới dạng hoàn chỉnh chuyển sang bộ phận lắp ráp. + Giai đoạn lắp ráp: Là hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, đóng gói và nhập kho. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Công ty cổ phần công ty Đầu tư tài chính An Khánh mang đầy đủ nét đắc trưng của công ty cổ phần,đồng thời để đảm bảo cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh được hiệu quả và phù hợp với quy mô của doanh nghiệp các phòng ban của công ty được tổ chức theo hướng tinh giảm tối đa để có thể tiết kiệm được mọi nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo hệ thông trực tuyến chức năng và hoạt động theo nguyên tác tự nguyên bình đẳng dân chủ và tôn trọng pháp luật. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài vụ Phòng tổ chức nhân sự Phòng kỹ thuật và bộ phận KCS Đại hội cổ đông: Bầu ra Hội đồng quản trị để lãnh đạo công ty giữa hai kì đại hội và ban kiểm soát,kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đố: Do hội đồng quản trị bổ nhiêm và là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phòng tài vụ: Là bộ phận quan trọng, làm nhiệm vụ tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác toàn diện, liên tục các hoạt động kinh tế của Công ty. Thông qua việc tính toán, ghi chép để kiểm tra sự vận động của tài sản, việc dự trữ nguyên vật liệu, thanh toán, lợi nhuận... Tham gia vào việc lập kế hoạch tài chính hàng năm, lập báo cáo định kỳ theo chế độ quy định và theo yêu cầu quản trị của Công ty. Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu giúp giám đốc về tổ chức lao động quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương, Nghiên cứu va đề xuất giúp giám đôc chỉ đạo, tổng hợp phân tích các hoạt động trong lĩnh vực tổ chức lao động và tiền lương trong toàn công ty phục vụ công tác quản lý chung.Tổ chức cán bộ,xây dựng biện pháp trả lương, tuyển dụng đào tạo và bảo hộ lao động. Phòng kinh doanh: Làm nhiệm vụ tiếp cận thị trương và thu thập số liệu về tình hình tiêu thu sản phẩm, phòng còn có nhiệm vụ phân phối sản phẩm của công ty cho khánh hàng và thực hiên các chính sách khuyến mại và triết khấu của công ty. Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế họach sản xuất dự trữ và cung ứng vật tư ngán hạn dài hạn và kế hạch năm sau. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật tiêu chuẩn chất lượng. Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ thiết kế các khuôn mẫu cung cấp các bản vẽ thiết kế nghiên cứu các ứng dụng khoa học chế thử sản phẩm. 1.4. Tình hình quản lý các yếu tố của công ty: 1.4.1. Tình hình trang thiết bị máy móc của công ty: Công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh được thành lập tương đối lâu, máy móc thiết bị là quá cũ và lạc hậu so với tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện tại… Một số năm gần đây, công ty cũng đã thay thế những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng những máy móc mới, hiện đại hơn, chủ yếu những máy móc này được nhập từ Lào, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,... Hiện nay, mặc dù một số máy móc đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng để phục vụ sản xuất. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến môi trường và an toàn cho công nhân viên. Từ năm 1995 trở lại đây, công ty đã đầu tư để đổi mới, thay thế một số máy móc thiết bị cũ. Nhưng do hạn chế về vốn nên sự cố gắng này vẫn không đáng kể. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường thì công ty cần có kế hoạch thanh lý, đổi mới những máy móc thiết bị đã quá thời gian khấu hao, cần đầu tư những máy móc có công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bảng 1: Danh mục một số máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty. Đơn vị 1000 đồng SSTT Tên máy móc Thiết bị Nước sản xuất Năm trang bị Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Máy phay FNCK_125 Balan 1974 23.372 23.372 0 2 Máy tiện TUD_50 Balan 1974 49.640 49.640 0 3 Máy dập PMS_40 Balan 1974 8.808 8.808 0 4 Máy cắt tôn NG_8 Balan 1981 39.955 39.955 0 5 Máy phay FHJ_9 Tiệp 1993 5.266 5.266 0 6 Máy dập PMS_63 Balan 1994 10.743 10.743 0 7 Máy dập 40 tấn Tiệp 1994 15.750 15.750 0 8 Máy khoan đứng 2A_125T Liên Xô 1996 14.500 6.217 8.283 9 Máy cưa cần 85_72 Liên Xô 1997 12.670 3.936 8.734 (Nguồn: Tất cả tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị... đều được theo dõi qua hệ thống sổ sách: phòng tài vụ có sổ và thẻ theo dõi hàng năm tính và chiết khấu hao theo quy định; phòng kỹ thuật có hồ sơ thiết bị, nhà xưởng để theo dõi về công tác cơ điện. Các tài sản tăng thêm trong kỳ như mua mới thiết bị, phương tiện vận chuyển... đều mở thẻ và hồ sơ theo dõi ở các bộ phận. Khi xuất thiết bị cho sản xuất, phải làm các thủ tục điều động thiết bị, thủ tục xuất nhập kho và bàn giao cho bộ phận sản xuất quản lý. Các tài sản giảm trong kỳ như bán thanh lý, điều chuyển... cũng được theo dõi qua hệ thống sổ sách của công ty. 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh trong những năm gần đây: Hiện nay trên thị trương có rất nhiều công ty sản xuất những mặt hàng cùng loạI, ngoàI ra các cơ sở tư nhân. Việc cung vượt quá cầu là một ép sức rất lớn đối với công ty,nhưng vượt lên tất cả mọi khó khăn, bằng sự cố gắng hết mình của tập thê công nhân viên chức, bằng sự sáng tạo trong sản suất khinh doanh, công ty không những đứng vứng trên trị trường, mà lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Căn cứ vào báo cáo chi tiết để phân tích kết quả kinh doanh năm 2001, 2003 cho thấy một số tình hình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tìm hiểu tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn cũng như thực trạng về tài chính thông qua bảng phân tích sau: Bảng 2: Tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng tàI sản 2.379.890 2.466.905 2.412.100 Tổng nguồn vốn 2.379.890 2.466.905 2.412.100 TàI sản cố định 772.918 798.001 687.953 TàI sản lưu động 15.866 23.386 24.373 Nợ phảI trả 1.030.544 1.026.468 1.037.552 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 1.367.345 1.438.437 1.374.548 Lợi nhuận trước thuế 353.028 372.912 Lợi nhuận sau thuế 240.059 253.580 Nợ ngắn hạn 1.030.544 1.026.468 1.037.552 Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1/ Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản TàI sản cố định/Tổng tài sản % 32,23 32,37 28,52 TàI sản lưu động/Tổng tài sản % 67.77 67,63 71,48 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phảI trả/Tổng nguồn vốn % 42,97 41,64 43.01 Nguồn vốn chủ sơ hữu/ Tổng nguồn vốn % 57,02 58,36 56.99 2/Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành Lần 2,32 2,41 2,32 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,57 1,63 1,67 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,08 0,14 0,095 3/Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 10,72 7,49 7,17 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 7,29 3,44 4,88 3.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tàI sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tàI sản % 9,09 5,5 15,46 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tàI sản % 6,18 3,7 10,51 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vố chủ sở hữu % 10,83 6,38 18,44 ( Nguồn: Qua các chỉ tiêu trên rút ra nhận xét sau: -Về cơ cấu vốn: + Tài sản cố định trên tổng tài sản (%) Năm 2001 = 32,23% Năm 2002 = 32,37% Tỷ trọng đầu tư tài sản cố định tương đối cao trong cả 2 năm thể hiện Công ty đã đầu tư theo chiều sâu, đây là một thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh doanh, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nếu Công ty sử dụng hợp lý và hiệu quả TSCĐ. - Tài sản lưu động trên tổng tài sản Năm 2001 = 67,77% Năm 2003 = 71,84% Tỷ trọng đầu tư tài sản lưu động năm 2003 tăng so với năm 2001 cho thấy năm 2003 Công ty đã tăng cường đầu tư tài sản lưu động để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bởi vì tài sản lưu động lưu chuyển nhanh hơn tài sản cố định. - Tỷ suất lợi nhuận + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm 2001 = 10,72% Năm 2003 = 7,17% + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Năm 2001 = 10,83% Năm 2003 = 18,44% Tỷ suất lợ nhuận trên doanh thu năm 2003 thấp hơn so với năm 2001 bởi vì chi phí năm 2003 tăng so với 2001. Tuy vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003 lại tăng so với 2001 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2003 cao hơn so với năm 2001. - Phân tích nợ phải trả Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2002 giảm so với năm 2001 cho thấy năm 2002 Công ty chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn của mình, vay nợ giảm. Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2003 không tăng so với năm 2001 nhưng khả năng thanh toán vẫn cao cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường. Mặc dù tỷ suất thanh toán nhanh trong năm 2003 tương đương so với năm 2001 song tỷ suất này đều nhỏ 0,5 cho thấy tình hình tài chính của Công ty không được khả quan lắm Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ban giám đốc và các tổ chức công đoàn mặc dù gặp phải một số khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau gặp bao thử thách bởi sự cạnh tranh của cơ chế thị trường nhưng Công ty vẫn liên tục trưởng thành và phát triển đã phát huy mọi khả năng sản xuất của mình để đứng vững trên thị trường nâng cao uy tín của Công ty. Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh của Công ty với một số chỉ tiêu chủ yếu Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh. (Đơn vị tính 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền % 1. Tổng doanh thu 4.662.069 5.192.303 530.234 11,37% 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 353.028 372.912 19.884 5,63% 4. Tổng lợi nhuận sau thuế 240.059 253.580 13.521 5,63% 4. Nộp ngân sách 112.969 119.332 6.363 5,63% Phương châm kinh doanh chính của công ty là Giá cả Chất lượng Thời gian giao hàng Bảo hành Lòng tin Nhờ có phương châm này mà lượng khách hàng đến công ty ngày một đông đảo, nếu như trước đây sản phẩm của công ty chỉ tập chung chủ yếu ở thị trường Hà Nội, và khách hàng chủ yêu là các công ty thanh viên trong liên hiệp xe đap trước đây, thì những năm gân đây sản phẩm của công ty đã có mặt hầu khắp các tỉnh phía bắc như Nam Định, Thanh Hoá, Thái Bình … 2.1. Thực trạng hoạt động Marketing ở công ty cổ phần Đầu tư tài chính An Khánh 2.1.1. Thực trạng hoạt động của thị trường phụ tùng xe đạp - xe máy ở Việt Nam trong những năm gần đây + Tình hình cung Thị trường hàng tiêu dùng nói chung và sản phẩm phụ tung xe đạp xe máy nói riêng ở nước ta khá phong phú về chủng loại, kiểu dáng, mầu sắc và chủ yếu tử hai nguồn chính: sản xuất trong nước và nhập khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Sản phẩm phụ tùng xe đạp xe máy và hàng tiêu dùng tăng nhanh cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã chất lượng do đổi mới công nghệ thiết bị hàng năm tăng khoảng 20-25% Tham gia sản xuất phụ tùng xe đạp xe máy và hàng tiêu dùng hiện nay có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như: các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các hợp tác xã, các xí nghiệp liên doanh và cả cơ sở sản xuất tư nhân v.v.. Sự phân bố các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và xe đạp nói riêng mặc dù được thực hiện trên cơ sở phát triển ngành, theo nguồn nguyên liệu sản xuất và nhu cầu của từng địa phương nhưng nhìn chung phân bố này còn chưa đồng đều dẫn đến tình trạng phải di chuyển sản phẩm với cự ly xa, không sử dụng được tối đa công suất thiết bị. Có thể nói ngành sản xuất nhu cầu tiêu dùng nói chung và phụ tùng xe đạp nói riêng hiện nay đang được thực hiện đan xen giữa các thành phần kinh tế có các cơ chế chính sách hoạt động khác nhau, trình độ công nghệ thiết bị v.v... khác nhau vì vậy sự hình thành chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh cũng rất khác nhau giữa các doanh nghiệp. * Tình hình cầu: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm xe đạp hàng năm thường phải phụ thuộc vào các nhân tố khách quan và chủ quan, cụ thể là: Nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ, giá bán và thị hiếu v.v... Những năm qua đất nước đang trên đường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37201.doc