Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010

GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lý do chọn đề tài Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.488km2 và dân số trung bình 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (năm 2005). Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thuỷ sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An, thủy sản đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thời gian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Tiềm năng về phát triển kinh tế thủy sản của Nghệ An rất phong phú: Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào.Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều loại động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các đàn cá sinh sống và phát triển. Khả năng sinh sản của cá rất mạnh, không di cư xa mà chỉ di cư theo tầng và thời gian trong ngày.Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%. Tính đến tháng 7/2005, dân số trong độ tuổi lao động của Nghệ An là 1.782 nghìn người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh. Lao động ở độ tuổi từ 15-24 chiếm 22,45%; 25-34 chiếm 14,96%, 35-44 chiếm 12,68% và 45-54 chiếm 8,71%. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2005 là 1.548 nghìn người (chiếm 99,2% lực lượng lao động), trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm gần 86,11%, cao hơn so với mức bình quân cả nước (79,8%). Tỷ lệ lao động nông - lâm - thủy sản ở mức cao (năm 2005 chiếm 79,6% tổng số lao động làm việc); tỷ lệ này lớn so với mức bình quân trong cả nước (56,8%) và vùng Bắc Trung Bộ (67,0%) Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2005, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2006. . Qua những điều trên, có thể khẳng định: Tỉnh Nghệ An có thế mạnh về ngành thủy sản, phát triển ngành thủy sản là một trong điều kiện phát triển kinh tế Tỉnh. Đồng thời giải quyết lượng việc làm lớn cho người dân trong Tỉnh. Song song với những thuận lợi cũng như những kết quả đạt được, kinh tế thủy sản Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chưa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng; sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào nuôi trồng, đánh bắt, chế biến còn hạn chế; sản xuất thủy sản còn mang nặng tính tự phát, tôm bị dịch bệnh trên diện rộng và kéo dài nhưng chưa có khả năng khắc phục được; năng suất, sản lượng và giá trị không cao, kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh,... Những khó khăn, tồn tại đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư cho ngành thủy sản đã qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành thủy sản. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên định hướng cơ cấu vốn đầu tư trên từng lĩnh vực chưa chuyển biến nhanh theo hướng tích cực và có hiệu quả cao. Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra giải pháp về vốn đầu tư nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành thủy sản trong thời gian tới, giúp cho ngành thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là vốn đầu tư cho phát triển thủy sản, em chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Nghệ An đến 2010 ”. 2. Mục đích nghiên cứu : Làm rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng ngành thủy sản Nghệ An Làm rõ vai trò vốn đầu tư cho việc phát triển ngành thủy sản Nghệ An Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản Nghệ An Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới 3. Nội dung nghiên cứu : Chuyên đề nghiên cứu vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng NH và vốn đầu tư của nước ngoài trong ngành thủy sản. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp để tăng cường, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ngân hàng và vốn đầu tư nhân dân trong ngành thủy sản 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu: là vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ngân hàng và vốn đầu tư của nhân dân đối với sự phát triển thủy sản ở tỉnh Nghệ An - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An 5. Phương pháp nghiên cứu : Vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, sử dụng các phương pháp , thống kê, phân tích, tổng hợp, dự báo ... kết hợp với nghiên cứu chọn lọc những kiến thức lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn về tình hình triển khai thực hiện vốn đầu tư đối với sự phát triển ngành thủy sản. Chuyên đề cũng sử dụng các tài liệu, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Thủy sản, sở Thủy sản, sở Kế họach - Đầu tư, Cục thống kê, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và một số đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo tham luận về vốn đầu tư, về hoạt động của ngành thủy sản, ... 6. Kết cấu của chuyên đề : Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương : CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỂ THỦY SẢN VÀ SỦ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S Đặng Thị Lệ Xuân trực tiếp hướng dẫn, các cô chú trong phòng tổng hợp Sở KH&ĐT Nghệ An cung cấp tài liệu cùng các ý kiến đóng góp của bạn bè đã giúp em hoàn thành Chuyên đề này. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Sơ lược về ngành thủy sản. Ngành thủy sản là ngành mà hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm, và thủy sản khác..) có sự tham gia trực tiếp của con người. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, nước có đường bờ biển dài trên 3.200 km và một Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) có diện tích trên 1 triệu km2. Mạng lưới sông ngòi rộng khắp có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống canh tác lúa nước đã tạo cho đất nước một tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong quá trình xây dựng đất nước. Chủ trương phát triển ngành thủy sản  của Đảng và Nhà nước ta là khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương để thúc đẩy phát triển ngành, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở vùng bãi bồi ven biển, nhưng không ảnh hưởng đến vành đai rừng ngập mặn, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái bền vững và lâu dài; tận dụng các hồ đập nuôi tôm, cá nước ngọt. Chọn hình thức nuôi, giống loài nuôi trồng cho phù hợp với từng vùng để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời tập chung đầu tư nuôi trồng thủy sản biển theo hướng thâm canh và bán thâm canh với các đối tượng nuôi chính: tôm sú, tổm rảo, tôm chân trắng, cua biển, cá biển….. Chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh để phát huy tối đa tiềm năng.  Mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể không đê cống ở một số bãi cát.Cùng với đó là đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phụ vụ cho nuôi trồng thủy sản cũng như khai thác thủy sản. Đặc biệt chú ý đến khâu chế biến, hậu cần nghề cá và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Nâng cấp số lượng tàu thuyền hiện có để nâng cao công suất, hạn chế tàu thuyền công suất dưới 20CV. Công tác qui hoạch tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ở một số vùng trọng điểm. Xác định ngành thủy sản là ngành kinh tế nhiều thành phần, vì vậy phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi tổ chức, cá nhân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Chú trọng cải tạo các ao, đầm có điều kiện để nuôi bán thâm canh và từng bước chuyển sang nuôi công nghiệp những giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo nguồn hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên tất cả các vùng nước mặm, lợ, ngọt, kể cả nuôi không đê cống với những loài thủy sản có năng xuất, sản lượng cao và có giá trị hàng hóa lớn, tạo bước phát triển vượt trội, đặc biệt là nuôi tôm theo hướng tăng sản và công nghiệp để tăng nhanh sản lượng tôm, có điều kiện tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu từ nuôi thủy sản.Đầu tư xây dựng các trại giống, cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp phục vụ cho phong trào nuôi trong nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, sắp xếp lại lực lượng khai thác gần bờ một cách hợp lý. Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển và nguồn lợi thủy sản nhằm tái tạo nguồn lợi. Phát huy lợi thế thị trường, về khả năng nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhanh chóng hiện đại hóa các nhà máy chế biến thủy sản, đa dạng hóa các mặt hàng, đa phương hóa quan hệ.  Đầu tư cơ sở hậu cần nghề cá đảm bảo cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản có điều kiện phát triển. Khẳng định vai trò quan trọng mang tính chiến lượng của nghề cá nhân dân, trong đó lấy các hộ gia đình làm là đơn vị tự chủ. Thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản mỗi vùng bền vững và lâu dài Đóng góp chính của ngành vào GNP xuất phát từ năng lực xuất khẩu dồi dào và ngành dự kiến vẫn tiếp tục phát triển. Hiện nay, hải sản đứng vị trí thứ tư trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép). Chính phủ Việt Nam đánh giá thủy sản là một ngành quan trọng trong những nỗ lực cải cách và phát triển của đất nước và chính phủ tiếp tục đặt những mục tiêu kế hoạch giàu tham vọng cho sản xuất và xuất khẩu tới năm 2010. Lĩnh vực thủy sản là lĩnh vực đầu tiên chịu thử thách, rủi ro từ hội nhập kinh tế. Khởi đầu từ một nền sản xuất phụ trong ngành nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu trong nước, mãi cho đến những năm 1990, thị trường xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn trong khu vực Đông Âu. Nhưng giờ đây, ngành thuỷ sản vươn mình đứng dậy và trở thành một trong số ít những lĩnh vực đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD và là một trong những ngành phải "rát mặt" nhiều nhất khi hội nhập. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển ngành thủy sản ở các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước đang phát triển, khiến sản phẩm thuỷ sản dần mất đi tính xa xỉ, mà có xu hướng bình dân hoá tiêu dùng. Không chỉ ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản cũng gia tăng. Thị trường thuỷ sản cũng đang có sự phân cực trong tiêu thụ, trong đó, sản phẩm đắt tiền dành cho người tiêu dùng giàu có và sản phẩm rẻ tiền dùng cho các thị trường nghèo; hầu như không có sản phẩm dư thừa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng đã mở ra được nhiều thị trường khác, như Trung Đông, ASEAN, Trung Quốc… II. Đặc điểm của ngành thủy sản. Ngành thủy sản có các đặc điểm như sau: Ngành thủy sản là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối tượng phức tạp so với các ngành sản xuất khác. Tính chất rộng khắp của ngành thủy sản thể hiện ở nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển ngành thủy sản. Song, mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau nên có sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất ... Do đó, trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành thủy sản cần lưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, vốn đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ. Trong ngành thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặt biệt không thể thay thế được. Nếu không có đất đai, diện tích mặt nước thì không thể tiến hành sản xuất được. Đất đai không những là tư liệu sản xuất mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác. Do diện tích đất đai, mặt nước có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, diện tích mặt nước không những không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước ngày một tăng); mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả 3 mặt: pháp chế, kinh tế và kỹ thuật. Ngành thủy sản là ngành có tính thời vụ cao. Trong ngành thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong ngành thủy sản là: Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũng khác nhau. Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căng thẳng. Là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau. Các đối tượng ngành nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau. Tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản có xu hướng dẫn tới tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai, diện tích mặt nước. Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến bất thường, tính thời vụ trong ngành thủy sản càng gây nên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, tính thời vụ trong ngành thủy sản còn ảnh hưởng và đòi hỏi ngành thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa cho phù hợp). Đối tượng sản xuất của ngành ngành thủy sản là những cơ thể sống. Chúng sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học. Do đó, trong quá trình sản xuất chúng luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Vì thế, có hàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để đạt năng suất các đối tượng nuôi trồng thủy sản cao như: nâng cao chất lượng con giống, quản lý chất lượng môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiến cho năng suất cao. Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất vụ sau. Trong ngành nuôi trồng thủy sản một số sản phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt được tuyển chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất tiếp theo. Do đó, trong quá trình nuôi trồng thủy sản phải quan tâm đến việc sản xuất, nhân ra các loại giống tốt. Đồng thời, ngành thủy sản phải quan tâm xây dựng một hệ thống giống quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng, từng khu vực. Ngoài những đặc điểm trên, ngành thủy sản Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Đó là: Ngành thủy sản Việt Nam có từ lâu đời, song hiện tại vẫn trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu còn là thủ công. Cơ cấu ngành thủy sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Do đó, ngành thủy sản phải thấy hết những tồn tại khó khăn của nền sản suất nhỏ, đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ, nông dân ở nhiều nơi, nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém, tâm lý người sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, ... để quản lý sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong ngành thủy sản, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế trong ngành thủy sản Trong ngành thủy sản đất đai, diện tích mặt nước phân bố không đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý ngành thủy sản. Đặc điểm này đòi hỏi ngành thủy sản phải có kế hoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có; mặt khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lao động, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Ngành thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới. Tài nguyên khí hậu, một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản có thể nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và những đối tượng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, đồng thời có thể nuôi được nhiều vụ trong một năm; mặt khác, khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho ngành nuôi trồng thủy sản như: bão lụt, gió mùa Đông Bắc, sương muối, các vùng ven biển sóng gió thủy triều, sóng thần, ... Do đó, ngành thủy sản cần có những phương án đề phòng để chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đảm bảo năng suất sản lượng cao và ổn định. III. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thủy sản. 1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. Đây là yếu tố tiên quyết để phát triển ngành thuỷ sản của một quốc gia. Việt Nam có hệ thống sông ngòi đa dạng và bờ biển trải dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Yếu tố khí hậu cũng là yếu tố quyết định sự sống còn để phát triển ngành thủy sản. Là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối cao rất thích hợp cho phát triển thủy sản. 2. Con người và nguồn nhân lực. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Là đất nước có dân số đông, chủ yếu tập trung vào ngành nông - lâm - thủy sản là chủ yếu. Việc phát triển ngành thủy sản sẽ tạo một khối lượng việc làm lớn, giúp giải quyết nhu cầu việc làm hiện tại. 3. Vốn đầu tư Ngành thủy sản phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư cho nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến. Nếu không có sự đầu tư đúng đắn về lĩnh vực này, thì dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng không thể phát triển tốt. Vấn đề này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau. 4. Thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản cũng đã xâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa kì…đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. IV. Vốn đầu tư và vai trò vốn đầu trong phát triển ngành thủy sản. 1. Khái niệm về vốn đầu tư. Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm về vốn có sự khác nhau tùy theo gốc độ tiếp cận. - Theo hình thái biểu hiện: vốn được chia thành 2 loại: Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các giấy tờ có giá trị và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như: đất đai, nhà máy, đường sá, ... Vốn vô hình: gồm giá trị những tài sản vô hình như: vị trí đất cửa hàng, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh, ... Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn, sẽ có biện pháp quản lý và khai thác triệt để vốn, cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng về vốn, đặc biệt là phát triển vốn vô hình, vì đây là lợi thế riêng có. Vốn vô hình được sử dụng tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị vốn, làm cơ sở cho họat động góp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư. - Theo phưong thức luân chuyển giá trị: vốn được chia thành 2 loại: Vốn cố định: là giá trị của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. Vốn lưu động: là giá trị của tài sản lưu động dùng vào mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. - Theo thời hạn luân chuyển: vốn được chia thành 3 loại Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển dưới một năm. Vốn trung hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ một năm đến năm năm. Vốn dài hạn: là loại vốn có thời hạn luân chuyển trên năm năm. - Theo nguồn gốc hình thành: vốn được chia làm 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do chủ doanh nghiệp, công ty cổ phần, hộ gia đình sở hữu. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ số tiền đóng góp của các nhà đầu tư - Người chủ sở hữu doanh nghiệp như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tự có, vốn do chủ đầu tư đóng góp, ... ; từ số tiền được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi kinh doanh); từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, ... Vốn vay: là nguồn vốn huy động từ bên ngoài dưới mọi hình thức và mức độ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình, như: vay Ngân hàng thương mại, vay các tổ chức tín dụng khác, thấu chi, chiết khấu thương phiếu, ... Theo cuốn tự điển kinh tế học hiện đại của David W.Pearce (1999), vốn là yếu tố của sản xuất do quá trình sản xuất tạo ra, trong khi đó, đất đai và lao động là những thứ không phải do sản xuất tạo ra. Đối với một quốc gia, thường có nhiều kênh chuyển tải vốn khác nhau phục vụ phát triển kinh tế. Người ta thường phân loại các kênh như sau: Nguồn vốn tự huy động của dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc điểm quan trọng của nguồn vốn ở nông thôn khác với ở đô thị, đó là tính nhỏ lẻ, tỷ lệ huy động thấp. Vốn của các hộ thuần nông hoặc nuôi trồng ven biển, ven sông, trong ao hồ phân tán làm kinh tế phụ cũng trong trường hợp đó. Nguồn vốn huy động từ Chính phủ thường được coi là nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, mang tính định hướng, quy mô lớn, tập trung và có ý nghĩa quyết định. Nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc hình thành từ Ngân sách Nhà nước (các tổ chức tín dụng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại quốc doanh) và nguồn huy động trong dân cư đô thị hoặc nông thôn. Vốn tín dụng thường được phân thành 2 loại: chính thức và phi chính thức. Trong nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn tín dụng đang trở thành nguồn vốn chủ lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế cho một quốc gia khác vì mục tiêu hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc môi trường. Nguồn vốn này thường đầu tư cho xây dựng các kết cấu hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện hoặc mua sắm các trang thiết bị trong các lĩnh vực lợi ích công cộng, trong đó có nhiều cơ sở phục vụ nuôi trồng thủy sản Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của nước khác. Nguồn kiều hối là nguồn vốn từ những người đang làm ăn, sinhsống ở nước ngoài gửi về để đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo kênh gia đình hoặc cộng đồng của người gửi tiền. Trong lĩnh vực thủy sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng những năm qua, các loại vốn trên đây đều được khai thác và sử dụng theo các nội dung và hình thức khác nhau, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn tín dụng có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước (Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các NH thương mại quốc doanh khác, quỹ tín dụng). 2. Vốn đầu tư cho phát triển ngành thủy sản. Ngành thủy sản là ngành kinh tế mà hoạt động hữu ích của con người đầu tư trên cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn nước, khí hậu thiên nhiên sẵn có và lao động con người, nên hoạt động này có nhiều đặc điểm riêng khác với những lĩnh vực khác. Sản phẩm sản xuất của ngành có mục tiêu chính là để bán, một bộ phận là hàng hóa chất lượng cao để xuất khẩu như nuôi tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cá tra, các ba sa, cá chình, cá bống tượng... Vì vậy, ngành thủy sản cần có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phải đầu tư lớn, chi phí cao, nhất là thủy lợi, cơ sở sản xuất giống, phòng trừ dịch bệnh, khuyến ngư, vệ sinh ao hồ, đầm phá, nguồn nước sử dụng, hệ thống lồng bè, đội ngũ kỹ sư chuyên gia thủy sản, cơ sở sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, thị trường xuất khẩu, máy móc thiết bị phục vụ nuôi trồng. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đòi hỏi phải có vốn lưu động lớn để đáp ứng yêu cầu trang trải chi phí thường xuyên và dụng cụ nhỏ. Do vậy vốn cho ngành thủy sản là rất lớn. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thủy sản, vốn cho các khoản chi phí thường xuyên của hộ nuôi trồng thủy sản lên tới trên 30 khoản chi, lớn, nhỏ trong đó có 4 khoản chi phí lớn gồm : - Chi phí về giống, thức ăn, các chất vi lượng... - Chi phí xử lý môi trường, nguyên nhiên liệu, thuế, phí ... bao gồm: vệ sinh xử lý ao, đầm, thuốc xử lý nước, vôi, thuốc diệt tạp, hóa chất khác, thuốc phòng chữa bệnh, chi phí xăng dầu, nhớt, mỡ, điện, thủy lợi phí, khấu hao TSCĐ, dụng cụ nhỏ, bảo hiểm tôm, cá nuôi, thuế sử dụng đất/mặt nước, chi phí trực tiếp khác, như đấu thầu, thuê đất, mặt nước... - Chi phí thuê ngoài gồm các loại lớn: thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển không kèm người điều khiển, cải tạo ao hồ, chăm sóc, chế biến thức ăn, thu hoạch, vận chuyển, sửa chữa máy móc thiết bị, các chi phí khác. - Chi phí lao động tự làm của hộ nuôi thủy sản. Nhận thức được yêu cầu về vốn như trên nên trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về phát triển ngành thủy sản đều đề cập đến vấn đề này như là một nội dung hỗ trợ không thể thiếu của các cấp, các ngành. Cụ thể, đối với thủy sản: đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước hỗ trợ quy hoạch và hướng dẫn nông dân khai thác tốt diện tích mặt nước, bao gồm cả những diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, để nuôi trồng thủ sản, phát triển các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và các hình thức nuôi sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên ở vùng nước biển, nước lợ, nước ngọt, tổ chức sản xuất và cung cấp giống tốt, phòng chống các loại bệnh, bảo đảm cho nông dân nuôi trồng có hiệu quả. Vốn đầu tư cho Chương trình huy động từ các nguồn: - Vốn Ngân sách Nhà nước (kể cả vốn vay ngoài nước, vốn tín dụng dài hạn, viện trợ chính thức, tài trợ của các tổ chức quốc tế). - Vốn tín dụng trung và dài hạn. - Vốn tín dụng ngắn hạn. - Vốn huy động từ các tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư. - Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành hữu quan có giải pháp cân đối vốn và bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ đầu tư theo dự án thực hiện Chương trình phát triển thủy sản đạt kết quả. Liên quan đến vấn đề vốn, Thủ tướng Chính phủ còn có Quyết định số 103/2000/TTg ngày 25/08/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển giống nuôi trồng thủy sản. Quyết định xác định Ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu bảo vệ nguồn gien thủy sản, sản xuất giống gốc, nhập khẩu giống gốc, giống mới, giống quý có khả năng thuần hóa để sản xuất rộng rãi, nhập công nghệ sản xuất giống, sản xuất giống để thả vào vùng nước tự nhiên ở những nơi quy hoạch, xây dựng một số trung tâm giống quốc gia ở một số vùng cần thiết, tăng kinh phí khuyến ngư cho trung ương và địa phương, ưu tiên cho việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống để hỗ trợ các tổ chức và gia đình sản xuất giống thủy sản. Việc đầu tư trên phải tiến hành theo dự án do các cấp thẩm quyền phê duyệt. Về vốn tín dụng, Nghị quyết cũng nêu rõ: từ năm 2000 đến 2005, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ 1.000 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) để cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay để phát triển thủy sản. Tín dụng thương mại: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân vay đủ vốn để sản xuất giống thủy sản; lãi suất và thời gian vay theo quy định hiện hành, mức vay dưới 50 triệu đồng thì không phải thế chấp. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tùy theo điều kiện cụ thể của tỉnh, thành phố hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sản xuất giống. Bộ Khoa học & Công nghệ ưu tiên dành kinh phí cho các dự án thử nghiệm về sản xuất giống thủy sản. Quỹ hỗ trợ phát triển Khoa học & Công nghệ quốc gia ưu tiên cấp tín dụng với điều kiện thuận lợi hoặc với lãi suất ưu đãi cho việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học & công nghệ về sản xuất giống. Bộ Thủy sản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trong ngành thủy sản và huy động lực lượng ngoài ngành tham gia nghiên cứu tạo giống, sản xuất giống thủy sản... Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu thuê chuyên gia nước ngoài về sản xuất giống thủy sản. 3. Hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành Thủy sản Nghệ An. Trong giai đoạn từ năm 2000-2010 , tỉnh Nghệ An đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong, ngoài nước để phát triển thủy sản. Chính sách tín dụng của các Ngân hàng trong địa bàn tỉnh đã bám sát, phục vụ đắc lực đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, thực hiện phương châm huy động vốn mạnh mẽ bằng cách xúc tác các ngân hàng đi vay, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm kh._.ai thác tốt hơn các nguồn vốn trong nước và nước ngoài, thay đổi cơ cấu thu hoạch và các nguồn vốn có lợi cho đầu tư trung và dài hạn với những nổ lực trong công tác huy động vốn. Những năm qua, nguồn huy động được mở rộng vốn đầu tư thực hiện hàng năm đều tăng. Bằng nhiều công cụ thiết thực huy động vốn phong phú, đa dạng và phù hợp với điều kiện trên địa bàn Nghệ An nên chúng ta đã đạt được kết quả đầy khích lệ. 3.1 Kênh huy động vốn qua kho bạc Nhà nước Như chúng ta đã biết, các học thuyết kinh tế có nêu rằng chỉ tiêu đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó mà đối với Nghệ An trong giai đoạn hiện nay bắt buộc phải huy động vốn trong và ngoài nước để bớt khả năng tài trợ cho mục tiêu đầu tư của mình do các khoản phải thu ngân sách từ thuế và các khoản đống góp của xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của đầu tư. Theo như luật Ngân sách Nhà nước được thông qua ngày 20/9/1996 ở điều 7 có ghi : "Quỹ Ngân sách được quản lý tại Kho bạc Nhà nước", nên điều này thật đễ hiểu, Chính phủ phải huy động vốn thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Nguồn vốn huy động này càng được gia tăng, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ trong nước, Vốn huy động bù đắp được sự thiếu hụt trong những năm qua. Để đạt được những kết quả đó, Kho bạc Nghệ An đã áp dụng các biện pháp huy động sau đây : Trái phiếu kho bạc Nhà nước : Đây là ngày càng đa dạng, thời gian vay vốn với lãi suất cao khác nhau cho từng hình hình thức huy động nhằm mục đích để bù đắp, bù chi NSNN và đáp ứng nhu cầu chi tiêu đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách hàng năm được duyệt, với hình thức thức cụ thể đã thích hợp với những nhu cầu gửi tiền chủ nguồn chủ sở hữu vốn. Huy động thông qua hình thức này thì chúng ta có một nguồn vốn được huy động rất lớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong từng nguồn vốn huy động được trong tỉnh. Trái phiếu công trình : Là loại trái phiếu chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên được phát hành đẻ xây dựng các công trình, dự án lớn do Chính phủ thực hiện. Trái phiếu này gồm hai loại : + Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho các công trình đầu tư TW, do ngân sách tài chính (NSNN) bảo lãnh thanh toán. + Trái phiếu huy động vốn cho các công trình địa phương do UBND tỉnh, Thành phố (NSĐP) bảo lãnh thanh toán. Trong thời gian tới đây loại trái phiếu này sẽ được và đã được thực hiện bán đồng bộ, trái phiếu công trình sẽ trở nên quen thuộc hơn với người dân như trái phiếu kho bạc, thì đây sẽ là một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư của nhà nước. Với ưu điểm là độ rủi ro thấp vì do NSNN bảo lãnh thanh toán nên nó rất thích hợp với tâm lý của người dân, các đơn vị tổ chức kinh tế đầu tư vốn cho Nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư của một công trình cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, tránh lãng phí vốn đầu tư. Tín phiếu kho bạc Nhà nước là loại trái phiếu ngắn hạn (một năm), phát hành đầu tiên vào năm 1991 với lãi suất quy định theo từng đợt phát hành. 3.2. Vốn ngân sách nhà nước. Đây là nguồn vốn do UBND tỉnh dành đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nguồn vốn này có được từ thu thuế, lệ phí, các khoản phải thu khác từ các doanh nghiệp thành phần kinh tế trong tỉnh, và phàn lớn còn do TW rốt xuống. 3.3. Huy động vốn từ những nguồn khác : Vốn đầu tư trực tiếp FDI: Ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng cho tới nay vẫn chưa thu hút được mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài do nhiều nguyên nhân. Trong đó 3 nguyên nhân chính được xem xét khiến cho lĩnh vực thủy sản ít thu hút FDI là: thứ nhất là đầu tư vào thủy sản rất nhiều rủi ro thiên tai dịch bệnh. Thứ hai là đất đai, hiện nay đất đai của ta rất manh mún và phần lớn do nông dân giữ. Thứ ba là phía chúng ta cũng có lỗi là chưa thật mạch lạc trong thu hút đầu tư, về mặt tổ chức, hướng dẫn cũng chưa thật tốt. Gần đây phát triển thuỷ sản, việc cung cấp nguyên liệu có trở lên phong phú, đa dạng và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khoa học công nghệ chỉ được đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản với các dây chuyền máy móc xử lý nguyên liệu. Để thu hút hơn nữa nguồn vốn nước ngoài chúng ta cần đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, thúc đầy cơ sở hậu cần nghề cá và xây dựng các chương trình cụ thể Trong lượng vốn đầu tư vào thủy sản thì lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản vẫn chiếm lượng vốn đầu tư lớn nhất, lĩnh vực khai thác hải sản từng bước thu hút được đầu tư Vốn đầu tư ODA vào phát triển thuỷ sản ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi công pháp quốc tế. Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại: + Viện trợ không hoàn lại: Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường... + Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi) Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm: · Lãi suất thấp · Thời gian trả nợ dài · Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ + ODA cho vay hỗn hợp Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi. Vốn đầu tư ODA vào thuỷ sản Nghệ An chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá và các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nghề cá. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư chưa nhiều và do lĩnh vực đầu tư có đặc điểm riêng mà hiệu quả đầu tư rất khó đánh giá hoặc rất chậm CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN I. Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An 1. Vị trí địa lý kinh tế Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 16.488km2 và dân số trung bình 3,03 triệu người, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên và 3,64% dân số cả nước (năm 2005). Về mặt hành chính, có 17 huyện (gồm 7 huyện đồng bằng ven biển và 10 huyện miền núi), thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, với 473 xã, phường và thị trấn, trong đó có 244 xã, thị trấn miền núi. Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới và biển Đông ở phía Đông với chiều dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế – xã hội Bắc – Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. 2. Tài nguyên khí hậu Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. a. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7o c. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,50C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500-1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3500oC-4.000oC. b. Chế độ mưa Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ đạt 7-60 mm/tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80-85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15-19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão. 3. Tài nguyên biển Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều loại động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các đàn cá sinh sống và phát triển. Khả năng sinh sản của cá rất mạnh, không di cư xa mà chỉ di cư theo tầng và thời gian trong ngày. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn (số liệu công bố năm 1998), khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm. Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30 m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10-15%. Tôm biển cũng có đến 8 loài; các loài chính như tôm he, rảo, bộp, vang, sắt, đát, hùm sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào, tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250–300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Mực cũng có nhiều loài, nhiều nhất là mực ống, nang và cơm, tập trung ở gần bờ thuận tiện cho việc khai thác, khả năng khai thác 1.200-1.500 tấn/năm. Ngoài ra còn các loại moi biển, rắn biển, sò biển cũng có giá trị kinh tế cao. Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện trong toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu). Trong thời gian qua Nghệ An là một tỉnh sản xuất muối lớn ở miền Bắc, đồng muối Nghệ An có khả năng phát triển 900-1.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. 4. Tài nguyên nước. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm. Do lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1.200-2.000 mm, nên nguồn nước mặt dồi dào. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt có trên 20 tỷ m3. Bình quân trên 1 ha đất tự nhiên có 13.064 m3 nước mặt. Điểm đáng lưu ý là mặc dù lượng nước mặt lớn nhưng phân bố không đều trong năm và theo mùa. Trên 70% lượng nước mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10, thường gây lũ lụt, các tháng còn lại chiếm 30% lượng nước. Mùa mưa lượng nước quá tập trung và lại trùng với mùa lũ. Ngược lại, mùa khô lượng mưa ít nên hoạt động canh tác nông nghiệp không thể dựa vào nước mưa tự nhiên và đòi hỏi phải có biện pháp thuỷ lợi hữu hiệu để điều tiết sử dụng hợp lý. Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6-0,7 km/km2. Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 375 km có diện tích lưu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nước toàn tỉnh. Do địa hình dốc nên các sông suối có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùng cao và hoà lưới điện quốc gia. Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán có thể lên tới 950-1000 MW. 5. Dân số và lao động Dân số trung bình của tỉnh Nghệ An tăng bình quân 1,1%/năm trong cả thời kỳ 1996-2005 (trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng chậm hơn, bình quân 0,86%/năm). Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của vùng (1,09%) và cả nước (1,29%) nhờ thực hiện tốt công tác dân số và một bộ phận khá lớn thanh niên đi làm việc ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, miền Trung và xuất khẩu lao động. Tính đến tháng 7/2005, dân số trong độ tuổi lao động của Nghệ An là 1.782 nghìn người, chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh (Biểu 4-HT). Lao động ở độ tuổi từ 15-24 chiếm 22,45%; 25-34 chiếm 14,96%, 35-44 chiếm 12,68% và 45-54 chiếm 8,71%. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2005 là 1.548 nghìn người (chiếm 99,2% lực lượng lao động), trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm gần 86,11%, cao hơn so với mức bình quân cả nước (79,8%). Lao động khu vực thành thị tăng tương đối nhanh cùng với xu hướng đô thị hoá trong tỉnh (từ 6,71% năm 2000 lên hơn 11,5% năm 2005); tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp so với mức bình quân trong cả nước (20,2%). II.Cơ cấu các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản Nghệ An Tham gia hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản Nghệ An có các thành phần kinh tế như sau: 1. Kinh tế nhà nước. Nhìn chung các thành phần kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất thuỷ sản hoạt động trong thời gian quan không hiệu quả. Các đội tàu đánh cá quốc doanh hoặc phải giải thể, phải chuyển hướng sang khai thác kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Thành phần kinh tế này nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn, có nhiều đơn vị nợ đọng kéo đang dẫn tới nguy cơ bị phá sản. Trước năm 200 các quốc doanh chế biến thuỷ sản xuất khẩu hoạt động có lãi. từ năm 2001 đến nay hiệu quả kinh tế có giảm.. Trong chế biến thuỷ sản nội địa các đơn vị quốc doanh cũng thu hẹp dần và chỉ còn một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm hoạt động có hiệu quả. 2.Kinh tế tập thể. Về cơ bản các hợp tác xã khai thác hải sản đã chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất trong thời gian trước năm 2000. Có nhiều hợp tác xã làm ăn hiệu quả. Xu hướng các hình thức hợp tác ngày nay là độc lập về sở hữu tư liệu sản xuất, cùng góp cổ phần vào hợp tác lao động. 3. Kinh tế tư bản tư nhân. Trong những năm sau 2000, thành phần kinh tế này phát triển mạnh. Trong khai thác hải sản dưới hình thức chủ thuyền tư nhân bỏ vốn sắm thuyền thuê bạn nghề đi khai thác và ăn chia theo thoả thuận. Số chủ thuyền có vốn lớn, tổ chức đội tàu lớn khai thác vùng biển xa bờ ngày một tăng. Nhiều chủ thuyền đã có trên dưới 10 tàu đánh cá, với số vốn hàng tỷ đồng. Trong nuôi trồng thuỷ sản, nhiều tư nhân đã bỏ vốn thuê đất và mặt nước xây dựng những cánh đồng nuôi trồng thuỷ sản với qui mô lớn, từ 20 ha đến hành trăm ha, dưới dạng tranh trại hoặc cônh ty trách nhiệm hữu hạn, thuê lao động tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư doanh thu đến hành chục tỷ dồng. Trong thương mại thuỷ sản các chủ vựa với cơ chế ứng trước vốn cho các tàu thuyền đi khai thác thuỷ sản và mua toàn bộ sản phẩm khi thuyền về bến, ứng vốn cho tiểu thương mua gom nên đã làm chủ thị trường nguyên liệu. Nhiều chủ vựa đã có số vốn ứng trước hàng chục tỷ đồng, đồng thời lượng vốn lưu động dùng mua cá thanh toán trong một ngày cũng lên tới hành tỷ đồng. Một số chủ vựa đã đầu tư xây kho bảo quản và cơ sở chế biến. 4. Kinh tế cá thể. Đây là thành phần kinh tế năm giữ đa số tàu thuyền của tỉnh Nghệ An, có số lượng lao động cao, chiếm tỷ trọng sản lượng lớn trong nghề cá hiện nay. 5. Kinh tế tư bản Nhà nước. Nghệ An đã có hình thức liên doanh với nước ngoài trong các lĩnh vực khai thác chế biến và nuôi trồng thuỷ sản. Mặc dù có ưu thế về công nghệ, và vốn, nhưng tỷ trọng đóng góp cho ngành kinh tế thuỷ sản chưa đánh kể trong tỉnh Mặc dù đường lối của Đảng đã đề ra trong Nghị quyết VIII là: “ Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần “, “giúp đỡ kinh tế cá thể tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý để mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. “, “ thực hiện các biện pháp chính sách để khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và chiến lược của đất nước “, nhưng một điều đánh quan tâm ở đây là cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế còn chưa công bằng. Thành phần kinh tế tư nhân gặp nhiều thủ tục phiền hà trong việc vay vốn xin cấp đất...để phát triển sản xuất; các cấp chính quyền và cơ quan nghiệp vụ như: thuế, tài chính, ngân hàng...chưa nhìn nhận thành phần kinh tế này, đặc biệt là đối với thành phần tiểu chủ và tư bản tư nhân, làm ăn trung thực như các thành phần kinh tế khác, do đó luôn có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ gây khó khăn trong quan hệ sản xuất kinh doanh cho thành phần kinh tế này. Như vậy trong sản xuất thuỷ sản đã có các thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế đều có những mặt mạnh riêng, nếu được tổ chức và có cơ chế thích hợp, tất cả các thành phần kinh tế này sẽ phát huy được sức mạnh của mình, tạo nhưng bước phát triển mới bền vững cho ngành thuỷ sản. III. Thực trạng phát triển ngành thủy sản Nghệ An trong những năm qua Trong những năm vừa qua, có thể nói ngành thủy sản Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Sự bất lợi về thời tiết không những làm ảnh hưởng đến năng suất khai thác, nuôi trồng, mà còn gây những thiệt hại cho ngư dân về người và của. Tuy nhiên, thủy sản cũng đã có những bước đột phá. 1. Tổng sản lượng thủy sản. Sản lượng thủy sản phân theo địa phương ( Đơn vị : tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 164873 175556 192554 217198 231293 247717 266245 281200 Thanh Hoá 48968 52340 57723 63896 68495 73544 79217 83830 Nghệ An 38628 42237 48261 57457 61133 66604 70894 76934 Hà Tĩnh 24044 24949 25842 27870 28736 29688 30556 31966 Quảng Bình 20493 22250 24369 27557 29361 31113 34151 36800 Quảng Trị 12744 13266 14444 15995 17575 18308 19620 19443 Thừa Thiên-Huế 19996 20514 21915 24423 25994 28460 31807 32227 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương ( Đơn vi: nghìn tỷ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 1260,7 1395,2 1606,3 1818,5 1920,4 2064,1 2218,2 2329,7 Thanh Hoá 367,6 399,0 462,4 510,6 532,6 579,9 615,8 655,1 Nghệ An 290,3 314,6 365,1 432,2 447,9 499,3 537,4 585,4 Hà Tĩnh 176,3 176,2 193,8 219,6 232,1 252,5 250,2 250,6 Quảng Bình 175,8 192,1 205,8 229,9 249,9 249,4 273,1 303,2 Quảng Trị 92,6 104,8 114,4 135,3 148,9 160,9 168,1 167,2 Thừa Thiên-Huế 158,1 208,5 264,8 290,9 309,1 322,1 373,6 368,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê) GTSX thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 12,89% trong cả thời kỳ 10 năm 1996-2005, trong đó giai đoạn 2000-2007 tăng 10,4%. Giá trị tổng sản lượng năm 2005 đạt 741 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm, bằng 119% so với năm 2004. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 76.934 tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản đạt 48.844 tấn (chủ yếu là cá) và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.109 tấn, cao hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch. Phong trào nuôi tôm, cua tiếp tục phát triển rộng khắp trên các huyện, thị ven biển, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tăng nhanh (chiếm trên 68% tổng diện tích nuôi tôm mặn lợ). Nuôi ngao vùng bãi triều tiếp tục phát triển, mở ra một hướng đi mới cho việc khai thác có hiệu quả vùng bãi triều tại các cửa sông. Nuôi cá lồng trên biển bước đầu được phát triển. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt cũng phát triển khá. Nuôi cá rô phi thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã thu hút ngày càng nhiều hộ dân tham gia. Hình thức nuôi cá trong ruộng lúa đã phát triển rộng khắp trong tỉnh. Nuôi cá lồng bè trên sông suối, hồ đập phát triển mạnh, tuy nhiên, hình thức nuôi này đang gặp khó khăn về vốn đầu tư, hằng năm thường có lũ lớn làm hư hỏng các lồng bè. Các trại sản xuất giống tôm sú trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu nuôi với chất lượng khá, các cơ sở đã bắt đầu sản xuất và ương san các giống nuôi khác như cua, cá vược, cá tra,... 2. Nuôi trồng : Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ đã được khai thác nhiều trong những năm qua và ít có khả năng tăng thêm nhưng diện tích nuôi trồng nước ngọt còn nhiều khả năng mở rộng đến khoảng 22 nghìn ha (trong đó diện tích nuôi cá rô phi có thể tăng lên 2.700-3.000 ha), nuôi cá lồng trên biển có điều kiện để mở rộng với quy mô lớn Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ( Đơn vị : tấn ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 28109 33269 38818 53317 57759 65508 73488 78695 Thanh Hoá 12448 13231 15401 16714 17427 19143 21406 23152 Nghệ An 8335 10144 11352 18378 19771 22101 25109 28090 Hà Tĩnh 3120 3779 4743 7236 7686 9569 10048 9634 Quảng Bình 1995 2354 2658 3678 4226 4962 5482 6052 Quảng Trị 744 1210 1422 2310 3002 3437 3706 3575 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3. Khai thác : khai thác hải sản có nhiều tiến bộ, sản lượng tăng đều qua các năm, nhất là sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Năng lực khai thác phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá, tàu thuyền công suất nhỏ giảm, thay vào đó là tàu thuyền công suất lớn có khả năng khai thác vùng khơi tăng nhanh;trình độ kỹ thuật đánh bắt và sử dụng phương tiện tàu thuyền của ngư dân ngày càng được nâng cao. Nếu có những đội tàu lớn, với trang bị đồng bộ đủ khả năng đánh bắt dài ngày trên biển thì khả năng có thể khai thác 50-55 nghìn tấn hải sản/năm(bao gồm đánh bắt ở vùng vịnh Bắc Bộ, ngư trường của các tỉnh khác). Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương (Đơn vi : tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 136764 142287 153736 163881 173535 182210 192757 202506 Thanh Hoá 36520 39110 42322 47182 51068 54401 57811 60678 Nghệ An 30294 32093 36909 39079 41362 44503 45785 48844 Hà Tĩnh 20924 21170 21099 20634 21050 20119 20508 22332 Quảng Bình 18498 19896 21711 23879 25135 26152 28669 30748 Quảng Trị 11999 12055 13022 13685 14573 14871 15914 15868 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương ( Đơn vị : chiếc) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 801 971 1054 1074 1152 1390 1631 1849 Thanh Hoá 140 145 185 198 205 338 335 442 Nghệ An 108 110 112 152 163 233 247 288 Hà Tĩnh 61 72 71 69 56 49 35 30 Quảng Bình 369 447 501 503 604 645 878 953 Quảng Trị 38 77 66 34 33 25 30 30 Thừa Thiên - Huế 85 120 119 118 91 100 106 106 Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (Đơn vị : nghìn CV) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 96,5 111,1 122,1 125,3 137,6 166,8 184,4 208,4 Thanh Hoá 25,1 26,6 30,7 31,1 32,1 50,8 51,0 65,8 Nghệ An 17,9 18,5 20,5 26,0 28,8 40,1 42,0 47,8 Hà Tĩnh 13,5 14,6 14,9 14,5 13,3 11,9 9,1 8,4 Quảng Bình 26,0 29,4 34,2 34,4 47,1 50,1 67,4 71,6 Quảng Trị 4,4 6,8 6,7 4,3 4,6 3,1 4,0 3,9 Thừa Thiên - Huế 9,6 15,1 15,1 14,9 11,7 10,8 10,9 10,9 Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (đơn vị : nghìn CV) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Bắc Trung Bộ 96,5 111,1 122,1 125,3 137,6 166,8 184,4 208,4 Thanh Hoá 25,1 26,6 30,7 31,1 32,1 50,8 51,0 65,8 Nghệ An 17,9 18,5 20,5 26,0 28,8 40,1 42,0 47,8 Hà Tĩnh 13,5 14,6 14,9 14,5 13,3 11,9 9,1 8,4 Quảng Bình 26,0 29,4 34,2 34,4 47,1 50,1 67,4 71,6 Quảng Trị 4,4 6,8 6,7 4,3 4,6 3,1 4,0 3,9 Thừa Thiên - Huế 9,6 15,1 15,1 14,9 11,7 10,8 10,9 10,9 4. Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá tiếp tục được đầu tư góp phần thúc đẩy nghề cá phát triển. Bến cá Nhân dân lạch Quèn, lạch Vạn đã đưa vào sử dụng. Cảng cá Cửa Hội sau 5 năm hoạt động đã phát huy hiệu quả, đáp ứng phần lớn nhu cầu khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá. Phương tiện tàu thuyền cập cảng không ngừng tăng lên; các cơ sở dịch vụ nghề cá trong cảng được đầu tư khá đồng bộ, như nhà máy đá, kho lạnh, cơ sở chế biến, cửa hàng xăng dầu… Chế biến thuỷ sản phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng không ngừng tăng lên, mẫu mã được cải tiến đáp ứng bước đầu nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản của Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn, như nuôi trồng thuỷ sản đối mặt với dịch bệnh gây hại, thị trường biến động gây bất lợi cho người sản xuất; nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm, công nghệ đánh bắt lạc hậu, do vậy hiệu quả thấp; công nghệ chế biến thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu, việc xây dựng thương hiệu để xuất khẩu còn yếu kém, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, v.v... IV. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển thủy sản những năm qua 1. Nhu cầu vốn đầu tư ngành thủy sản Nghệ An những năm qua Trong những năm qua, ngành Thủy sản Nghệ An nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để cải tiến sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm mang kim ngạch xuất khẩu lớn về cho tỉnh nhà. Qua đó nhu cầu đầu tư ngày một tăng, đầu tư cụ thể vào các công trình : NHU CẦU VỐN NĂM 2005 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 129551 55833 73718 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 17000 17000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 45000 22000 23000 3 Xây dựng trại SX giống 13000 8295 4705 4 Trạm kiểm dịch 200 200 0 5 Chế biến xuất khẩu 13.000 0 13.000 6 Khai thác 46000 0 46000 7 Vốn hỗ trợ 2588 2588 0 8 Kinh phí đào tạo 200 200 0 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 3850 3850 0 10 Vốn lưu động 1200 1200 0 11 Nhà làm việc 500 500 0 NHU CẦU VỐN NĂM 2006 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 187470 109120 78350 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 22000 22000 0 2 Nuôi trồng thủy sản 50000 35000 15000 3 Xây dựng trại giống 29000 17250 11750 4 Trạm kiểm dịch 300 200 100 5 Chế biến xuất khẩu 29900 7500 22400 6 Khai thác 28350 3050 25300 7 Vốn hỗ trợ 13200 13200 0 8 Kinh phí đầo tạo 7000 4000 3000 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 4000 4000 0 10 Vốn lưu động 3000 2200 800 11 Nhà làm việc 720 720 0 NHU CẦU VỐN NĂM 2007 CHO NGÀNH THỦY SẢN NGHỆ AN ĐV : Triệu đồng TT Tên công trình Tổng số Trong đó Vốn NS Vốn khác Tổng cộng 221284 90043 131241 1 Cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá 30550 15000 15550 2 Nuôi trồng thủy sản 53361 22000 31361 3 Xây dựng trại giống 26250 15200 11050 4 Trạm kiểm dịch 320 320 0 5 Chế biến xuất khẩu 54050 18360 35690 6 Khai thác 36280 6530 29750 7 Vốn hỗ trợ 8000 3500 4500 8 Kinh phí đầo tạo 3600 2300 1300 9 Vốn sự nghiệp Thủy sản 5000 5000 0 10 Vốn lưu động 3000 960 2040 11 Nhà làm việc 873 873 0 2. Mức độ huy động vốn trong những năm qua. 2.1 Vốn huy động thông qua hệ thống Ngân hàng. Nhìn chung hình thức này đã có chiều hướng phát triển một cách mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả trong những năm từ 2001 - 2006 tăng lên một cách đáng khích lệ. Mặt khác nhờ tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi một cách rõ rệt nhất. Nguồn vốn tiền gửi kỳ hạn (tiết kiệm có kỳ hạn, trái phiếu NHTM, kỳ phiếu) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động được của Tỉnh. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, xây dựng cơ bản được nâng dần lên. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn ngày càng là địa chỉ tin cật của khách hàng gửi tiền và vì vậy khách hàng đến gửi tiền ngày càng đông, tạo đươc niềm tin của người dân 2.2 Huy động vốn tư nước ngoài Nhà nước có chính sách mở rộng quan hệ bang giao với các nước khác về lĩnh vực kinh tế trong đó có quan điểm mở rộng chính sách đầu tư. Chính vì vật mà ngày càng đông các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, số tiền vốn ở nguồn này đổ vào Nghệ An tăng qua từng năm. Đặc biệt là hiệ có các việt kiều đang có xu hướng đàu tư tiền vào công trình và đầu tư tái sản xuất, có hướng trở lại địa phương sinh sống. 2.3 Huy động vốn dân tự đóng góp Vùng đồng bằng Nghệ An đất chật người đông, diện tích đất canh tác trong nông nghiệp nông thôn còn ít. Để tự giải quyết việc làm nhiều người dân đã tự bỏ vốn đầu tư thâm canh sản xuất, tạo ra ngành nghề mới. Trong đó nghề đánh bắt nuôi trồng Thủy sản được chú trọng. V. Nguyên nhân những thành tựu và những hạn chế 1. Nguyên nhân của những thành quả : Đạt được những thành quả nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó bao trùm là đường lối đổi mới đúng đắn, hợp lòng dân về công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đại hội VIII và Đại Hội IX của Đảng và các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước đề ra được cụ thể hoá trong các Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, XII và XIII của tỉnh Nghệ An, cùng với cơ chế chính sách phù hợp là sự đầu tư hổ trợ của TW về vốn, khoa học, công nghệ, môi trường xuất khẩu … Trong điều kiện một tỉnh còn nghèo nếu không có sự hổ trợ tích cực của TW một cách toàn diện thì Nghệ An khó có thể đạt được những thành tựu như đã nêu trên. Tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp là Đảng bộ và quân dân trong tỉnh biết sử dụng có hiệu quả sự hổ trợ của TW, đồng thời khai thác tiềm năng và lợi thế các nguồn lực tại chổ về tài nguyên rừng, biển, đất đai, lao động, vốn và kinh nghiệm để phát triển ngành thuỷ sản, mà chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc mở rộng các hoạt động dịch vụ gắn liền với sự phát triển của ngành thuỷ sản phù hợp với điều kiện của địa phương. 2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra: Sản xuất thuỷ sản là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, trong những năm qua tuy có bước phát triển mới cả về qui mô, tốc độ và phạm vi, song cũng tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là: Tốc độ tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh ,nhưng tính bền vững chưa cao. Điều này thể hiện rõ nhất trong sản lượng thủy sản nuôi trông từ 2001 - 2007: năm 2002-2003 tăng nhanh sản lượng. Nhưng những._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21425.doc
Tài liệu liên quan