Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội

Tài liệu Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU Hạ tầng kĩ thuật đô thị là một bộ phận của kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Quận Tây Hồ là một quận mới được thành lập cách đây hơn 10 năm của Hà Nội bởi vậy vấn đề phát triển hạ tầng kĩ thuật là mộ... Ebook Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đòi hỏi rất cấp thiết. Quá trình đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật của quận Tây Hồ còn rất ngắn, các công trình còn kém về chất lượng, thiếu về số lượng. Một trong những lí do chính của tình trạng hạ tầng kĩ thuật yếu kém ở Quận Tây Hồ là thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Quận Tây Hồ còn rất lúng túng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn, nhất là các nguồn vốn tư nhân và nước ngoài. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của thành phố trung tâm. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kĩ thuật góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. Trong quá trình thực tập tại phòng Kế hoạch- Kinh tế UBND Quận Tây Hồ công tác thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật là vấn đề thu hút sự quan tâm của tôi. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội”. Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ. CHƯƠNG Ι :MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KĨ THUẬT VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KĨ THUẬT VIỆT NAM Ι. Tổng quan về hạ tầng kĩ thuật đô thị 1.1. Định nghĩa về hạ tầng kỹ thuật Kết cấu hạ tầng đô thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng co liên quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị.( giáo tri trình quản lý đô thị). Như vậy,toàn bộ các công trình giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ xã hội như: đường sá, cầu cống, kênh mương dẫn thoát nước, sân bay, vệ sinh môi trường, cở sở năng lượng, hệ thồng điện, kho tàng, bến bãi, khách sạn, khu thương mại, trường học, nhà văn hoá, y tế, rác thải môi trường, vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… đều được gọi là kết cấu hạ tầng đô thị. Căn cứ vào vai trò của các công trình hạ tầng đô thị chúng ta co thể chia các công trình thành ba loại : Cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và cơ sỏ hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng sản xuất đô thị: bao gồm các công trình như đường sá, kho tàng, các khách sạn thuộc các khu công nghiệp, các khu thương mại (chợ, siêu thị) và các khu du lịch. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị: bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác( cứu hoả,công viên ..). Cơ sỏ hạ tầng xã hội đô thị: bao gồm trường học, bệnh viện, các công trình lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh đã xếp hạng, các khu bảo tồn, bảo tàng…( giáo trình Kinh tế đô thị). Trong phạm vi của đề án này chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu trong phạm vi Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị. 1.2.Phân loại hạ tầng kĩ thuật - Giao thông đô thị: bao gồm hai bộ phận đó là giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của một địa phương,một đô thị, một thành phố. Hệ thống giao thông quốc gia co ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một trong các yếu tố hình thành đô thị. Không co giao thông liên lạc thì rất khó giao lưu kinh tế, văn hoá do đó không co kinh tế hàng hoá và cũng không co đô thị. Hệ thống gíao lưu đường bộ nối liền các tỉnh, thành phố, đô thị với nhau tạo khả năng giao lưu về kinh tế, văn hoá giữa các vùng trong nước và quốc tế. Hệ thống các loại đường : quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường làng, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng ;các loại cầu như cầu vượt, cầu chui, đường hầm..cùng những hạ tầng kĩ thuật khác phục vụ cho việc vân chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng.. Hệ thống giao thông đường sắt bao gồm :các tuyến đường ray, đường hầm, cầu sắt. các nhà ga và hệ thống tín hiệu đường sắt… Hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm: toàn bộ điều kiện vật chất kĩ thuật bao gồm đường thuỷ nội địa, cảng, bến thuỷ nội địa, kè đập và các công trình phụ trợ khác. Hệ thống giao thông đường hàng hải bao gồm: hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng container và các công trình phụ :hoa tiêu. hải đăng… Cấp nước sạch đô thị Nhu cầu nước sạch phục vụ sinh hoạt, đời sống dân cư luôn luôn là một nhiệm vụ bức thiết đối với các đô thị, thành phố. Giải quyết vấn đề nước sạch cho dân cư đô thị là một vấn đề khó khăn vì phải giải quyết một loạt các vấn đề về nguồn nước, hệ thống nhà máy, đường ống dẫn nước, công nghệ xử lý nước, quản lý sử dụng. Thoát nước đô thị Thoát nước đô thị cũng co vai trò quan trọng không kém cấp nước. Tình trạng nước thải không được xử lý, không đựơc tiêu thoát thì không những ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn đe doạ an toàn của dân cư, để lại biết bao dịch bệnh làm suy giảm sức khoẻ dân cư và làm thiệt hại về vật chất cho xã hội. Trong thiết kế của quy hoạch đô thị đã hình thành một hệ thống thoát nước bao gồm các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ co nhiệm vụ và vai trò riêng của nó. Cấp 1 là hệ thống kênh rạch, sông hồ giữ vai trò tiếp nhận, điều tiết, trao đổi, là trục chính tiêu nước thải của thành phố. Cấp 2 là các cống trục chính, tiếp nhận nước mặt từ các khu vực dân cư trực tiếp đổ vào tuyến cấp 1. Cấp 3 là các cống thoát nước từ các khu vực co vai trò tiếp nhận nước mặt của khu sản xuất, dịch vụ, dân cư và trực tiếp đổ vào tuyến cấp 2. Cấp 4 là các cống thoát từ các tiểu khu, trực tiếp nhận nước mặt từ các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình và đổ trực tiếp vào cống cấp 3.(Giáo trình Quản lý đô thị, ĐH KTQD) Hệ thống thoát nước đô thị liên quan rất nhiều đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sự tồn tại của các sinh vật dưới nước. Nguyên tắc chung là nước thải sinh hoạt và nước công nghiệp đều phải xử lý tuỳ theo tính chất của từng nguồn nước thải, rồi mới đổ ra song suối, kênh rạch. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị Hệ thống tải điện chiếu sáng cho thành phố hiện nay vẫn bao gồm nhiều cấp tải điện khác nhau, từ 110v, 220v,360v và co cả đường dây 6v. Hệ thống này được chuyển tải trên 2dạng cơ bản: cable ngầm và đường dây trên không. Cable ngầm hiện nay co rất ít, thời gian tới cải tạo chủ yếu theo hướng này. Cable ngầm vừa đảm bảo mỹ quan cho đô thị, vừa an toàn hơn, nhất là đối với các đô thị bị ảnh hưởng bởi gió bão.( Giáo trình Quản lý đô thị, ĐH KTQD) Cây xanh trong đô thị Một đô thị hiện đại không phải co nhiều nhà cao tầng, nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí..mà phải co quy hoạch không gian hợp lý giữa các khu vực sản xuất, siêu thị,khu dân cư, khu thể thao, lưu thông, đặc biệt phải xen vào các thảm thực vật, cây xanh hợp lý. “Cây xanh chính là lá phổi của thành phố”. Cây xanh không những hấp thu các chất độc thải ra của thành phố mà còn điều hoà không khí, nhiệt độ, cây xanh còn giúp cho con người gần gũi với thiên nhiên, tạo môi trường sống tốt đẹp hơn. Rác thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải đô thị Rác thải là vấn đề rất quan trọng trong đô thị. Một ngày co hàng ngàn tấn rác thải do sinh hoạt, sản xuất đô thị thải ra. Vì vậy nếu một ngày các bộ phận rác thải không làm việc thì k biết môi trường sống ở đô thị sẽ ô nhiễm đến mức nào. Do vây, việc thu gom và xử lý rác thải là nhiệm vụ hàng ngày không thể thiếu. 1.3. Đặc diểm, vị trí, vai trò của hạ tầng kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Hạ tầng kĩ thuật co tính đồng bộ, hệ thống, giữa các bộ phận co sự gắn kết một cách hài hoà tạo thành một tổng thể vững chắc đảm bảo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống được phát huy một cách triệt để. Nếu một khâu nào đó trong hệ thống không được thiết kế xây dựng phù hợp, tương thích với các phần còn lại của hệ thống thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống, thậm chí còn co thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được. Hạ tầng kĩ thuật co quy mô rất lớn và chủ yếu phân bố ngoài trời rải rác trên khắp đô thị do đó bị chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường tự nhiên. Bởi vậy công tác quản lý hạ tầng kĩ thuật cần phải co sự phối hợp giữa các cấp, các nghành liên quan từ trung ương đến địa phương, đồng thời phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, thay mới các công trình hạ tầng. Cơ sở hạ tầng mang tính vùng và địa phương một cách rõ rệt. Việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố riêng biệt của địa phương như: đặc điểm về địa hình, khí hậu. phong tục tập quán, trình độ phát triển của từng vùng, chính sách của địa phương..Vì vậy qui hoạch phân bố hệ thống cơ sỏ hạ tầng vừa phải đặt trong điều kiện chung của đất nước vừa phải đặt trong điều kiện cụ thể của từng địa phương để tạo sự phù hợp, nâng cao hiệu quả xây dựng và sử dụng của hạ tầng kĩ thuật. Hạ tầng kĩ thuật co tính chất công cộng cao và chủ yếu là do Nhà nước phân phối và kiểm soát. Hạ tầng kĩ thuật là để phục vụ cuộc sông của cả xã hội. Tất cả các nghành nghề, người với đủ độ tuổi, giới tính.. đều co quyền sử dụng cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu về giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh, lợ nhuận và lợi ích công cộng mang tính chất phúc lợi xã hội của việcđầu tư co cơ sở hạ tâng kĩ thuật. Vì vậy phải xây dựng một hệ thống các chính sách phù hợp để điều hoà mối quan hệ này. 1.4. Vị trí, vai trò của hạ tầng kĩ thuât đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên yếu để phát triển kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu hạ tầng kĩ thuật là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Một quốc gia giàu mạnh phải co một kết cấu hạ tầng kĩ thuật hiện đại, vững mạnh. Trước tiên cơ sở hạ tầng là để phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của dân cư. Giao thông vận tải là để phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư; điên nước, hệ thống thu gom rác thải,..là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống đơn giản nhất của dân cư. Một nền kinh tế muốn phát triển dù bất cứ nghành nghề gì thì cơ sở hạ tâng cũng không được xem nhẹ. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật tham gia vào tất cả các quá trình từ sản xuất, lưu thông, phân phối cho đến tiêu dùng. Tiếp đến chúng ta xem xét tác động của cơ sở hạ tầng đến chính trị, văn hoá và xã hội. Ở những nơi cơ sở hạ tầng còn bị xem nhẹ hoặc chưa được đầu tư thoả đáng thì điều kiện học tập, giao lưu, phát triển chắc chắn sẽ kém hơn các nơi khác. Phát triển cơ sở hạ tầng giúp cho giao lưu văn hoá, phổ biến và áp dụng được công nghệ mới, nền giáo dục và tri thức mới dễ dàng hơn. Nâng cao trình độ dân trí và tăng nhận thức về chính trị xã hội của nhân dân. II. Đầu tư và nguồn vốn trong xây dựng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam. 2.1. Khái niệm Đầu tư ( theo nghĩa rộng) là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để thực hiện một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích nhất định trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Đầu tư ( theo nghĩa hẹp ) hay đầu tư phát triển là hình thức đầu tư co ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.(giáo trình đầu tư, NXB giáo dục). Một cách tổng quát, đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực được sử dụng co thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, là chất xám. Những kết quả đạt được co thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực. Nhìn trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì đầu tư không những chỉ mang lại lợi ích tài chính, kinh tế mà còn mang lợi ích xã hội cao. Đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật kinh tế- xã hội. Theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng vốn thi “vốn đầu tư co thể định nghĩa là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. dịch vụ, là tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn co và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.( giáo trình kinh tế đầu tư, NXB giáo dục, 1998) 2.2. Phân loại nguồn vốn 2.2.1. Nguồn vốn trong nước 2.2.1.1 Vốn Ngân sách nhà nước Vốn Ngân sách nhà nước là vốn được nhà nước cấp phát hàng năm, hàng kì trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư do các Bộ chuyển sang Bộ đầu tư, Bộ tài chính xem xét và sau đó trình lên Chính phủ phê duyệt. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước thường được sử dụng làm nguồn vốn đối ứng trong các dự án sử dụng vốn ODA hoặc sử dụng làm vốn đầu tư trực tiếp cho các công trình quan trọng mà không co nhà đầu tư nào muốn tham gia mà thường là các dự án ít lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật. 2.2.1.2.Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là nguồn vốn mà hệ thống ngân hàng huy động được thông qua ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, trái phiếu Chính phủ…Sau vốn Ngân sách nhà nước nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn đối ứng chủ yếu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này tạo được một lượng huy động lớn, tạo sự chủ động cho chủ đầu tư đáp ứng kịp thời và tương đối đầy đủ cho nhu cầu vốn. Tuy nhiên nguồn vốn này chỉ được cấp cho các dự án nằm trong kế hoạch đầu tư trong năm của Nhà nước. 2.2.1.3.Vốn từ các doanh nghiệp và dân cư Vốn từ doanh nghiệp và dân cư bao gồm phần tích luỹ của dân cư và các doanh nghiệp được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Vốn này được huy động và sử dụng chủ yếu cho các công trình địa phương. Địa phương co dự án sẽ huy động, kêu gọi người dân đóng góp công của; các doanh nghiệp đầu tư, tài trợ để xây dựng công trinh. Còn đối với công trình của các doanh nghiệp tư nhân thì các doanh nghiệp sẽ tự đầu tư xây dựng các công trình chuyên dụng phục vụ cho chính nhu cầu của doanh nghiệp.Khối lượng vốn huy động tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của nhân dân và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, kêu gọi của địa phương. Để huy động tốt nguồn vốn này chính quyền địa phương phải thực hiện công khai tài chính, thông báo mục đích của hoạt động, công khai hoạt động sử dụng vốn,… Ngoài ra thì vốn của dân cư và doanh nghiệp co thể huy động thông qua hệ thống ngân hàng và các kênh huy động vốn của thị trường tai chính Việt Nam. Trong đó thì trái phiếu là một hình thức hữu hiệu được sử dụng để huy động vốn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.Trái phiếu bao gồm các hình thức cơ bản sau: Trái phiếu của Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư. Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ do Kho bạc nhà nước phát hành để huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.Thông thường tín phiếu kho bạc được phát hành với kỳ hạn 6 tháng hoặc 12 tháng và được phát hành liên tục. Tín phiếu này được huy động theo hình thức đấu thầu và lãi suất được Bộ tài chính quy định. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiéu Chính phủ dùng để huy động vốn từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế. Trái phiếu kho bạc thường là co kỳ hạn là 1 năm trở lên.Hiện nay loại trái phiếu này được phát hành dưới nhiều hình thức đó là: đấu thầu, bảo lãnh phát hành..Bộ tài chính là cơ quan kiểm soát phương thức phát hành, đối tượng phát hành, mệnh giá, lãi suất, kì hạn, các quy định về phương thức thanh toán. Các đợt phát hành trái phiếu sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đợt phát hành. Trái phiếu đầu tư co hai loại: trái phiếu công trình và trái phiếu huy động vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển.Trong đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng kĩ thuật thì trái phiếu công trình là kênh huy động vốn hiệu quả nhất, quan trọng nhất. 2.2.2.Nguồn vốn huy động từ nước ngoài 2.2.2.1 Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA Đây là nguồn vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như viện trợ không hoàn lại, hoàn lại,cho vay ưu đãi với thời gian dài, lãi suất thấp cho chính phủ nước sở tại. Trong cơ cấu vốn ODA thường co từ 15% đến 35% là viện trợ không hoàn lại còn lại là cho vay ưu đãi. Nguồn vốn này co đặc điểm là vốn huy động lớn và thời gian cho vay dài, lãi suất thấp nên rất thuận lợi và phù hợp với đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật. Ở Việt Nam vốn ODA thường được huy động cho đầu tư cơ sỏ hạ tầng kĩ thuật bằng các cách: các Bộ liên quan sẽ lập danh mục các dự án đầu tư kêu gọi đầu tư nước ngoài. Căn cứ vào danh mục này Chính phủ cho phép các tổ chức nước ngoài đầu tư vào dự án theo hình thức đầu tư trực tiếp hay hỗ trợ phát triển. Ngoài ra Nhà nước co thể trực tiếp vay vốn nước ngoài để đầu tư các công trình trọng điểm mà hiện nay tình hình tài chính của đất nước chưa đáp ứng được đây đủ.Hiện nay các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam chủ yếu là sử dụng nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn mà Chính phủ thu hút để tăng cường và giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án mang lại ít hoặc hầu như không mang lại lợi nhuận trong nước. Nguồn vốn này huy động chủ yếu dựa vào hiệp định kí kết giữa Chính phủ và các bên liên quan vì vậy co thể xem đây là nguồn vốn tín dụng do Nhà nước đảm bảo. Nguồn vốn đối ứng chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Khi huy động loại nguồn vốn này cần phải xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng giải ngân, các cam kết với bên đối tác..vì sự an ninh, phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. 2.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn của doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cơ sỏ hạ tâng kĩ thuật Viêt Nam chủ yếu là dưới hình thức BOT, BT. BOT là hình thức đầu tư xây dựng sau đó kinh doanh và chuyển giao công trình, hầu như là sẽ chuyển giao công trình sau khi đã hoàn vốn. BT là hình thức đầu tư xây dựng sau đó chuyển giao luôn công trình. Đây là hình thức chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án và quản lý quá trình sử dụng vốn của mình. Các Bộ chỉ co thẩm quyền phê duyệt hoặc từ chối cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư và quản lý kết quả hoạt động đầu tư. 2.3.Vai trò của vốn đầu tư đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Đối với sự phát triển của hạ tầng kĩ thuật đô thị thì vốn đầu tư là tiền đề, điều kiện tiên quyết để Chính phủ phê duyệt và đưa vào thực hiện dự án. Không co vốn nghĩa là đô thị dẫm chân tại chỗ, không thể phát triển. Thậm chí đối với hạ tầng kĩ thuật không co vốn nghĩa là cơ sỏ hạ tầng không những không được đầu tư xây dựng mới mà còn xuống cấp, hư hỏng theo thời gian. Với một đô thị thì càng ngày nhu cầu đổi mới cơ sở hạ tầng để bắt kịp và đáp ứng đựoc nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế càng lớn vì vậy nhu cầu về vốn cho cơ sở hạ tầng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư 2.4.1.Nhân tố kinh tế Nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Khi nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc tích luỹ trong khu vực Nhà nước và Phi Nhà nước từ đó mà tăng đầu tư cho các lĩnh vực. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và tích luỹ từ doanh nghiệp-dân cư là nguồn vốn chủ đạo cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là một nước đang còn kém phát triển như Việt Nam. Mặt khác, nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng vốn gần như là độc quyền của Nhà nước. Đây là một nguồn lực rất lớn rất cần được khai thác. 2.4.2.Nhân tố hệ thống pháp luật – chính trị Hệ thống pháp luật- chính trị là một những cái đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi xem xét đầu tư vào một dự án. Hệ thống chính sách thông thoáng, ổn định, đồng bộ, rõ ràng..; chính trị ổn định là môi trường, điều kiện tốt cho việc thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị. 2.4.3.Nhân tố xã hội Cơ sở hạ tầng mang đặc điểm của từng vùng địa phương, do đó các nhân tố xã hội của từng địa phương sẽ co ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hạ tầng kĩ thuật. Xã hội càng phát triển, nhận thức con người càng cao thì nhu cầu về hạ tầng kĩ thuật cũng tăng lên cả về chất và lượng. Đồng thời tập quán sinh hoạt, đi lại của dân cư cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu về cơ sỏ hạ tầng. 2.4.5.Các nhân tố khác Một số nhân tố khác như: lịch sử,truyền thống của đất nước, từng vùng, từng địa phương; điều kiện địa lí, tự nhiên, cơ sỏ hạ tầng sẵn co, nguồn tài nguyên,..cũng co ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút, huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tâng. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ I.Tổng quan về quận Tây Hồ 1.1.Lịch sử hình thành của của Quận Tây Hồ. Quận Tây Hồ là một Quận phía bắc Thủ đô Hà nội mới được thành lập theo nghị định 69 CP ra ngày 28/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích : 23,94 km2 Dân số: 92.7009 (người ) Mật độ dân số: 3.874 người/ km2 Địa chỉ Trụ sở UBND Quận: 657 Đường Lạc Long Quân Các đơn vị hành chính: gồm 8 phường (phường Bưởi, phường Yên Phụ, phường Nhật Tân, phường Xuân La, phường Thuỵ Khuê, phường Tứ Liên, phường Quảng An, phường Phú Thượng). * Vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của quận Tây Hồ :  Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường đó là: phường Bưởi, phường Yên Phụ, phường Thuỵ Khuê, phường Tứ Liên, phường Quảng An, phường Nhật Tân, phường Xuân La, phường Phú Thương. Phía đông giáp với quận Long Biên; Phía tây giáp với huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp với quận Ba Đình; Phía bắc giáp với huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Dân số của quận (tính đến năm 2005) là 109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2, quận Tây Hồ là Quận có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành Hà Nội. Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới của Quận, đây là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đông của Quận là sông Hồng chảy từ phía Bắc xuống phía Nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây co rất nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Các công trình di tích lịch sử có giá trị văn hoá tập trung xung quanh Hồ Tây tạo cho Tây Hồ  trở thành một danh thắng đẹp và nổi bật nhất của Thủ đô. Sau hơn 10 năm xây  dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày càng một lớn mạnh hơn.Trong 5 năm giai đoạn 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội II đề ra. Công tác quy hoạch được triển khai rất tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ với tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện,quy hoạch cấp thoát nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch xong khu đô thị mới Nam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư cho khu đô thị Tây Hồ Tây. Quận phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường Phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đào truyền thống, hệ thống hạ tầng kỹ thuật để trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duỵêt đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ để tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủa trong việc thực hiện Nghị quyết. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Tỷ lệ các gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá", các tổ dân phố đạt "Tổ dân phố văn hoá", các khu dân cư đạt "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số lượng và chất lượng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá trên địa bàn Quận. Tỷ lệ các cấp học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng đáp ứng phần nào yêu cầu chất lượng dạy và học. Đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp y tế trên địa bàn Quận được quan tâm chỉ đạo, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn, có 5 trong 8 phường của Quận được công nhận đạt là chuẩn quốc gia về y tế. Hoàn thành xây dựng mới và đưa vào hoạt động Trung tâm y tế quận có phòng khám đa khoa. Trang thiết bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh. Trong vòng 5 năm qua không có dịch bệnh lớn nào xảy ra ở trên địa bàn của quận. Quận thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - công tác quân sự của địa phương, công tác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật, công khai, dân chủ và công bằng (đảm bảo 100% chỉ tiêu được giao cho quận). Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có những điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. ( Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ đến năm 2020) 1.2.Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 1.2.1 Lĩnh vực kinh tế Kể từ khi thành lập (10/1995) đến nay đã 13 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế trên địa bàn co nhiều bước phát triển đáng kể. Kinh tế trên địa bàn co tốc độ tăng trưởng khá cao khá là rõ rệt và theo xu hướng gia tăng liên tục. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ( theo giá so sánh vào năm 1994) thì năm 1996 mới đạt hơn 875 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt hơn 3449 tỷ đồng, gấp 3,9 lần so với năm 1996. Trong giai đoạn 2001-2006 tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 11,7%/năm. Trong đó sản xuất công nghiệp, xây dưng và nghành dịch vụ co vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quân. Nghành công nghiệp tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm đầu thành lập quận và co xu hướng giảm trong những năm tiếp theo. Nghành xây dựng thì xu hướng biến động không ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nghành này trong năm 2002 âm đến 23,58%, giai đoạn 2001-2006 là 9,8%, co năm lại tăng đột biến lên đến 54,38%. Nghành thương mại và dịch vụ co tốc độ phát triển theo xu hướng tăng lên , bình quân trong giai đoạn 2001-2006 là 8.9%. Doanh thu của nghành dịch vụ năm 2005 là 2.223.198 triệu đồng, tăng gấp 3,2 lần so với mức 684.491 triêu đồng năm 2001. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu dịch vụ ngày càng lớn. Nghành nông nghiệp( bao gồm cả thuỷ sản) co tốc độ tăng chậm và xu hướng giảm khi tốc độ đô thị của quận càng ngáy càng nhanh. Giai đoạn 2001-2005 nông nghiệp giảm bình quân 7,4%/ năm. Sản xuất nông nghiệp giảm trong cơ cấu kinh tế là phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận cũng như của Hà Nội nói chung. Tuy nhiên trong nông nghiệp vẫn co những nghành co hiệu quả kinh tế cao và còn điều kiện phát triển, đó là nghề trồng hoa, cây cảnh. Trong tổng giá trị sản xuất của các nghành kinh tế trên địa bàn nghành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 1% trong giá trị sản xuất trên địa bàn. Cơ cấu các nghành sản xuất đã co sự chuyển dịch theo đúng định hướng: dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Điều đó là kết quả của những biến động của các ngành sản xuất. Trên địa bàn quận Tây Hồ co sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Năm 2006, trên địa bàn Quận co 21 doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và xây lắp( 8 doanh nghiệp). Các lĩnh vực khác chỉ co 1-2 doanh nghiệp như: vận tải biển:2 DN, dịch vụ khách sạn:2 DN, kinh doanh in ấn chế phẩm, sản xuất bao bì:2 DN. Khu vực co vốn đầu tư nước ngoài co 21 DN tập trung trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: khách sạn, cho thuê bất động sản, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ đào tạo và dạy nghề, dịch vụ bảo hành sau bán hàng, dich vụ thể thao…Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2006 co 93 doanh nghiệp và 2 hợp tác xã trong nghành công nghiệp cơ sở kinh doanh trong ngành xây dựng, 444 doanh nghiệp và 4 hợp tác xã kinh doanh nghành thương mại-dịch vụ-du lịch và 6.317 hộ kinh tế cá thể. Kinh tế nhiều thành phần góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa sở hữu, đa dạng hoá phát triển và thị trường mang tính cạnh tranh hơn. Thực hình kinh tế quận Tây hồ quí I năm 2008 Kinh tế tiếp tục phát triển, doanh thu thương mại - dịch vụ - du lịch có tốc độ tăng cao so ._.với cùng kỳ năm trước . Thu ngân sách đạt khá so với kế hoạch năm. Thực hiện tốt công tác  quản lý thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 42,982 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 24,6% KH (Trong đó: loại hình CTy TNHH đạt 18,876 tỷ, tăng 13,9%; CTy cổ phần đạt 13,582 tỷ, tăng 29,6% và doanh nghiệp tư nhân đạt 0,495 tỷ, tăng 48,6%). Doanh thu thương mại - dịch vụ - du lịch ước đạt 911,152 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,7% KH (Trong đó: Doanh thu của khối DN NQD đạt 689,152 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước; Hộ cá thể đạt 222 tỷ, tăng 13,8%). Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây hoa trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý: Do rét đậm rét hại kéo dài từ 14/1 nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây hoa, nhiều diện tích cây hoa đã không thu hoạch được. Tổng diện tích cây hoa tiêu thụ trong dịp Tết là 66,9 ha, giảm 28,8 ha so với cùng kỳ năm trước.Trong đó: Cây Hoa Đào là 43,5 ha, đạt gần 37% so với diện tích gieo trồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm trước; Cây Quất tiêu thụ được 19,4 ha, đạt 88,2% diện tích gieo trồng; Cây hoa khác khoảng 4 ha, đạt 40% so với diện tích dự kiến tiêu thụ. Tổng giá trị cây hoa tiêu thụ là 28,796 tỷ đồng, giảm 1tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (Trong đó: Cây hoa Đào đạt 11,846 tỷ đồng, giảm 168 triệu đồng; Cây Quất đạt 16,352 tỷ đồng, tăng 205 triệu đồng; Cây hoa khác đạt 598 triệu đồng, giảm 222 triệu đồng). Tình hình đàn gia súc vẫn phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận ước đạt 85,513 tỷ đồng, tăng 72,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 20,6% KH (Trong đó: Cục Thuế quản lý là 13,115 tỷ đồng, đạt 68,5% KH, Chi cục Thuế quản lý là 63,398 tỷ đồng, đạt 28,1% KH). Chi ngân sách quận là 21,69 tỷ đồng, đạt 8,9% KH (Trong đó: Chi thường xuyên là 10,04 tỷ, đạt 14%; chi từ nguồn XDCB phân cấp là 2 tỷ, đạt 4,6%; chi từ nguồn ngân sách sự nghiệp là 1 tỷ, đạt 11,8%). ( Nguồn : cổng điện tử quận Tây Hồ) 1.2.2 Lĩnh vực văn hoá-xã hội Nghành giáo dục đào tạo ở Quận Tây Hồ co những chuyển biến rõ rệt trong những năm gần đây. Các bậc học đều hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu củ yếu của từng năm học. Chất lượng đội ngũ nhà giáo không ngừng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho nghành giáo dục được ưu tiên hàng đầu và trong 5 năm qua cơ sở vật chất các trường được đầu tư mạnh. Trang thiết bị dạy và học trong các trường cũng được đầu tư phát triển. Tuy vậy cơ sở vật chất của một số trường chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất của một số trường chưa đảm bảo được quy định về trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống trường lớp đã được quan tâm đầu tư xây mới và cải tạo, song vẫn còn thiếu và một số cơ sở đã bị xuống cấp, trang thiết bị cho dạy và học còn chưa đủ và nhiều trường còn thiếu hệ thống các phòng chức năng. Trong hơn 10 năm qua hệ thống cơ sở vật chất ytế của quânh Tây Hồ được quan tâm và đầu tư, phát triển nhanh. Cơ sỏ vật chất, trang thiết bị ytế và nhân lực đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Tuy vậy hệ thống cơ sở vật chất ytế, trang thiết bị thiếu đồng bộ và chắp vá. Trên địa bàn Quận nhìn chung vẫn còn lạc hậu so với quận nội thành khác, không co bệnh viện của Trung ương hay Thành phố đóng trên địa bàn Về cơ bản cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục thể thao trên phạm vi toàn Quận và từng phường, tổ dân phố đã từng bước được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân tuy hiện phon trào TDTT của quận cũng đang gặp khó khăn. Tình hình văn hoá- xã hội quận Tây Hồ quí I năm 2008 Thực hiện tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào thi đua "Mừng Đảng - Mừng Xuân" . Tổ chức tốt công tác chăm sóc  thương binh, liệt sỹ, người có công nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tý. Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao "Mừng Đảng - Mừng Xuân", lễ giao nhận quân đợt I/2008, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị nơi công cộng và trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại các nơi thờ tự. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong các hoạt động văn hoá, công tác quản lý danh thắng và các hoạt động lễ hội, tôn giáo đảm bảo đúng quy định của Bộ Văn hoá thể thao và du lịch. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường đảm bảo cảnh quan sạch sẽ. Tổ chức tốt công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ và người có công nhân dịp Tết nguyên đán Mậu Tý; Chuyển 385 triệu đồng tiền quà tặng của Thành phố, 42 triệu đồng tiền quà tặng của Trung ương trợ cấp cho 1.498 đối tượng; UBND các phường đã vận động, quyên góp và trích ngân sách tặng 357 suất quà trị giá 43,3 triệu đồng cho đối tượng. Giải quyết và tham gia giải quyết việc làm cho 484 lao động, đạt 10,8% kế hoạch. Đưa 15 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm, đạt 12,5% kế hoạch. Cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền là 150 triệu đồng. Sơ kết học kỳ I năm học 2007-2008, các bậc học đều hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp THCS là 71,8%. Tổ chức tốt các chuyên đề đổi mới chương trình bậc học Mầm non, có tác dụng định hướng, hỗ trợ cho giáo viên MN trong toàn quận. Tổ chức thi và chấm thi nghề cho học sinh lớp 9.Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố đạt 01 giải nhì, 02 giải ba, 01 giải khuyến khích. Phối hợp với sở GD-ĐT thực hiện kiểm tra chất lượng 4 trường tiểu học, kết quả : TH Chu Văn An, TH An Dương đạt mức khá; TH Quảng An, TH Xuân La đạt mức tốt. Triển khai có hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn quận. Tổ chức khám chữa bệnh cho 3.892 lượt người, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là 1.100 lượt. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán. Triển khai các chương trình y tế theo quy định trên địa bàn 8 phường. 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đúng quy định. Tổ chức tuyên truyền chiến lược gia đình, vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu chính sách DS-GĐ-TE gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Quý I/2008 tổng số sinh trên toàn quận là 383 cháu, tỷ lệ sinh là 3,31%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 0,26% (giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước). Vận động quỹ bảo trợ trẻ em được 27,5 triệu đồng. Bằng các hình thức cứu trợ thường xuyên, đột xuất, ủng hộ quần áo… các cấp hội Chữ thập đỏ đã giúp đỡ cứu trợ cho 779 lượt người với tổng số tiền là 177,506 triệu đồng và 10,6 tấn quần áo. Duy trì phụng dưỡng 02 Mẹ Việt Nam anh hùng và 01 trẻ mồ côi phường Yên phụ với mức 150.000dd-250.000đ/tháng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ vững. Thực hiện công tác tuyển giao quân đợt I/2008 đảm bảo chỉ tiêu, có chất lượng . Tiếp tục duy trì có nề nếp công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Các lực lượng chức năng quận đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình có liên quan đến an ninh chính trị, hoạt động của các loại đối tượng, người nước ngoài, Việt kiều hồi hương trong dịp tết Nguyên đán. Bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, địa điểm tổ chức bắn pháo hoa tại vườn hoa Lý Tự Trọng, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố thăm, chúc tết các cơ quan và nhân dân trên địa bàn quận; không để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây bạo loạn, rải tờ rơi, khẩu hiệu phản động và cháy nổ làm ảnh hưởng đến ANCT. Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, lực lượng công an đã khám phá 20/30 vụ tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, đạt 66,7% KH, tài sản hàng hoá thu giữ trị giá 80 triệu đồng; Điều tra án hình sự 38/47 vụ, đạt 80,8% (Trong đó: thường án là 38 vụ, không có trọng án), tang vật thu giữ trị giá khoảng 233 triệu đồng. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì và phát triển.   Lực lượng quân sự quận triển khai tốt kế hoạch đảm bảo trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tết Nguyên đán theo quy định; 100% cán bộ chiến sĩ được phân công trực sẵn sàng chiến đấu đều chấp hành mệnh lệnh nghiêm chỉnh. Đảm bảo 50% quân số làm nhiệm vụ trực sở chỉ huy; lực lượng dân quân tự vệ luôn có 02 trung đội, 01 tiểu đội làm nhiệm vụ sẵn sàng cơ động khi có mệnh lệnh của cấp trên. Các phương án hiệp đồng phối hợp các lực lượng chiến đấu do Ban chỉ huy quân sự lập và tổ chức thực hiện khi xảy ra các tình huống được thực hiện tốt. Tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa theo đúng kịch bản và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thực hiện công tác tuyển giao quân đợt I/2008 là 110 người, đạt 100% chỉ tiêu . Công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, xây dựng và củng cố chính quyền được thực hiện đúng quy định. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2007: 540 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 516 người hoàn thành nhiệm vụ loại khá và 21 người chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức lại bộ máy của lực lượng Thanh tra xây dựng theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 16/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành rà soát biên chế của các phòng ban chuyên môn, UBND các phường để đăng ký nhu cầu thi tuyển công chức hành chính, công chức cơ sở; Rà soát biên chế khối trường và các đơn vị sự nghiệp để thực hiện tinh giản biên chế theo Quyết định số 4804/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 của Thành phố. Thành lập Hội đồng thi tuyển viên chức ngạch giáo viên năm học 2007-2008. (Nguồn: cổng điện tử quận Tây Hồ) II .Thực trạng hệ thống hạ tầng kĩ thuật 2.1- Hệ thống đường giao thông. 2.1.1. Mạng lưới đường. a , Trên địa bàn quận Tây Hồ hiện có các tuyến đường chính như sau: -Đường vành đai 1: Đường vành đai 1 chạy qua quận Tây Hồ từ Bưởi- Lạc Long Quân- Đường Âu Cơ. Đoạn từ UBND quận Tây Hồ đến Nhật Tân đã được mở rộng với diện tích lòng đường 30m, dải phân cách ở giữa rộng 1m, hè mỗi bên rộng 5-6 m. Tổng chiều dài khoảng 3km.Đoạn đường còn lại từ Bưởi đến UBND quận Tây Hồ đang trong thời kì thi công. Đoạn từ Nhật Tân đến Quảng Bá có chiều rộng là 36 m và đoạn Quảng Bá – Yên Phụ chiều rộng 8m. -Đường vành đai 2: Đường vành đai 2 chạy qua Tây Hồ bắt đầu từ nút giao thông Bưởi -Lạc Long Quân-Đê Nhật Tân. Đoạn chạy qua Tây Hồ từ nút giao thông Bưởi -Lạc Long Quân trùng với đường vành đai 1 (theo Quy hoạch giao thông vận tải TP Hà Nội đến năm 2020, đoạn từ Bưởi đến đê Nhật Tân sẽ xây mới đoạn vành đai 2 chạy song song với đường Lạc Long Quân ). Các tuyến giao thông chíng trên địa bàn do Trung ương và Thành Phố quản lý được thể hiện ở biểu sau: Biểu 2.1 : Các tuyến đường chính trên địa bàn quận Tây Hồ TT Tên đường Chiều dài (m ) Bề rộng ( m ) Kết cấu Tình trạng 1 Thanh Niên 990 15 Thảm Bêtông nhựa Tốt 2 Mai Xuân Thưởng 100 10 Nt Tốt 3 Đường Thụy Khuê 3 200 7 - 8 Đá dăm nhựa Xấu 4 Hoàng Hoa Thám 3 500 6.5 - 8 Thảm Bêtông nhựa Trungbình 5 Nhật Tân - Quảng Bá 1 675 3.5 - 4 Thảm Bêtông nhựa Nt 6 Quảng Bá – Nghi Tàm 1 125 3.5 - 6 Nt Nt 7 Nghi Tàm – Yên Phụ 1 150 5.5 Nt Nt 8 Quảng Bá _ Yên Phụ 2 615 8.5 - 10 Nt Tốt 9 Đường Lạc Long Quân - Đoạn H.H. Thám – X. La - Đoạn X. La – Âu Cơ 4200 1600 2600 6 30 Asphalt97 Xấu Tốt 11 Đường xung quanh Hồ Tây 18 000 3 - 12 nt Hiện tại vẫn đang còn một số đoạn chưa thông do chưa giải phóng mặt bằng 12 Xuân La 5.5 – 6 m Đá nhựa Đang trong quá trình cải taọ nâng cấp 13 Xuân Diệu 1 100 6 – 7 m Asphalt98 Trung bình 14 Đặng Thai Mai 971 5.5 - 7 Asphalt97 Trung bình 15 An Dương Vương 16 Nguyễn Hoàng Tôn Nguồn : Phòng Xây Dựng và Đô thị , quận Tây Hồ , 2007 b, Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Tây Hồ được phân vùng như sau: * Vùng phía tây Hồ Tây bao gồm các đường : Đường Lạc Long Quân :đã được cải tạo đoạn tư đường Âu Cơ đến UBND quận. Đoạn còn lại từ UBND Quận đến Bưởi đang trong quá trình cải tạo nâng cấp. Đường đê Phú Thượng :nằm trên đê sông Hồng đã được cải tạo nâng theo dự án của ADB. Đường Xuân La: Đây là đường nối giưa đường Nam Thăng Long với Lạc Long Quân. Hiện tại, đường này đang được mở rộng theo quy hoạch với mặt cắt theo quy hoạch là 64m. * Vùng phía nam hồ Tây: -Đường Hoàng Hoa Thám : Liền ranh giới giữa quận Ba Đình và quận Tây Hồ , bề mặt đường hiện tại là 5.5 m. -Đường Thụy Khuê :Mặt đường bê tông nhựa , rộng từ 9-12. * Vùng phía đông và phía bắc Hồ Tây Đường Thanh Niên, mặt đường bê tông nhựa, 2* 5.5. Đường dọc đê sông Hồng (Nghi Tàm ,Âu Cơ) nối tiếp đường đê Phú Thượng , mặt đường bê tông nhựa 11-15 m. Phố Yên Phụ, mặt đường bê tông nhựa, rộng 7 m. Đường Xuân Diệu, co chiều rộng 7 m, bê tông nhựa. * Đường ngoài đê - Đường An Dương Vương,mặt đường bê tông nhựa, rộng từ 4-6 m. Ngoài các đường chíng kể trên còn co các con đường nhỏ gắn với các cụn dân cư ở bán đảo Quảng An như đường Tây Hồ , Tô Ngọc Vân.v..v.., được xây dựng bằng bê tông xi măng hoặc bằng bê tông nhựa. Đường đê quai co bề rộng 3.4-5 m bằng bê tông xi măng hoặc bằng đá nhựa , đường này nằm trên đê quai Tứ Liên. Nối đê Nghi Tàm, Âu Cơ với đê quai này còn co các đường ngang quâc các cum dân cư 2, 3, 4..của phường Tứ Liên . Đường co bề rộng từ 2- 4 m bằng bê tông xi măng. Ngoài ra, còn các ngõ nối các cụm dân cư với con đường chính kể trên , tổng chiều dài đường hiện co là 42,82 km. C, Các tuyến đường chính ở từng khu vực * Các tuyến đường ngõ, nghách Trên địa bàn Tây Hồ co 582 ngõ, nghách với tổng chiều dài 84,782 km đựoc phân bố theo các phường như sau: Biểu 2.2: Hệ thống đường ngõ, nghách ở các phường STT Tên Phường Số Tuyến Tổng chiều dài 1 Yên Phụ 56 5,996 2 Tứ Liên 80 10,425 3 Quảng An 68 9,953 4 Nhật Tân 65 11,454 5 Phú Thượng 123 20,433 6 Xuân La 56 12,286 7 Bưỏi 67 9,286 8 Thuỵ Khê 67 4,949 Tổng 582 84,782 Nguồn :Phòng Xây Dựng và đô thị , quận Tây Hồ, 2007 Các tuyến đường ngõ, nghách co chiều rộng hạn chế từ 1-5 m, mặt đường chủ yếu bằng bê tông ,hoặc đá rải nhựa, trong đó co nhiều tuyến đã bị xuống cấp nghiêm trọng. * Các tuyến đường ven Hồ Tây Theo dự án xây dựng kĩ thuật xung quanh Hồ Tây đã được phê duyệt năm 2000, tổng chiều dài ven Hồ Tây co chiều dài 19,488 km (trong đó bao gồm cả các tuyến đường Thanh Niên , Lạc Long Quân). Hiện nay, các tuyến đường xung quanh Hồ Tây đang được thi công, dự kiến cuối năm 2007 các gói thầu sẽ hoàn tất. 2.1.2. Các điểm giao thông tĩnh a, Các điểm và bãi đỗ xe Nhìn chung mạng lưới các bãi, điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn quận Tây Hồ hầu như chưa có. Các bãi đỗ xe ở khu dân cư hầu như chưa được xây dựng. Đối với các cơ quan, đơn vị, chủ yếu phải sử dụng các ô đất trống của các đơn vị. Trên các tuyến đường Lạc Long Quân, Xuân La, Xuân Đỉnh, Thuỵ Khuê..., trong mấy năm gần đây đã xác định một số điểm đỗ xe buýt phục vụ cho mạng luới xe buýt hoạt động trên các tuyết đường này. b, Hè đường Hiện tại trên địa bàn quận mới chỉ co 14 tuyến đường co hè với tổng diện tích hè đường là 84 065 m2, trong đó hè lát gạch 30*30 co 10 tuyến với diện tích 58.944 m2 và hè lát gạch bloc co 3 tuyến với diện tích 8.041 m2, hè lát gạch hình sin với diện tích 17.080 m2. Nhiều tuyến đường vỉa hè đã xuống cấp, chất lượng vỉa hè xấu ảnh hưởng không nhỏ đến đi lại của dân cư. 2.1.3. Tổ chức giao thông Giao thông trên các tuyến giao thông chính đều được tổ chức đi hai chiều, các cụm đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Quận hầu như chưa có. 2.1.4. Đánh giá chung. Cơ sơ hạ tầng của Quận Tây Hồ còn khá nghèo nàn lạc hậu với quy mô nhỏ,tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và năng lực giao thông hạn chế. Quỹ đất dành cho giao thông đang còn rất thấp, mới chỉ đạt 6,7% và thấp hơn mức trung bình là 10,3% của các quạn nội thành cũ và đang còn cách xa so với mức 20-25% theo quy hoạch giao thông của thành phố đến năm 2020. Hầu hết đường co mặt cắt nhỏ, không đảm bảo đủ thành phần đường , hoặc vỉa hè bị cắt xén để mở rộng lòng đường. Một số tuyến đường phai đảm đương chức năng khu vực nhưng nhỏ, hẹp không đáp ứng đựoc yêu cầu. Các đường hiện co trong các điểm dân cư, làng xóm đều chủ yếu hình thành tự phát. Các tuyến đường này do dân cư xây dựng, chưa được nhà nước đầu tư. Các tuyến đường chính như Nghi Tàm, Âu Cơ, Phú Thượng, đường Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê.. đã co kế hoạch đầu tư, cải tạo nhưng tiến độ triển khai khá chậm. Vì vậy , mạng luới đường giao thông trên địa bàn Quận chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao thông của một đô thị hiện đại. Các giao nhau của các tuyến đường trên địa bàn quận Tây Hồ đều là giao nhau đồng mức. Tình trạng ách tắc giao thông đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực đường Lạc Long Quân,nút giao thông Bưởi. Trước tốc độ đô thị hoá nhanh, cần sớm tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông làm cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ. 2.2. Thưc trạng hệ thống điện 2.2.1. Thực trạng nguồn và trung tâm cấp điện Lưới điện Tây Hồ nằm trong hệ thống điện của thành phố Hà Nội được cung cấp từ hệ thống điện miền Bắc. Tây Hồ hiện tại được cấp điện từ 4 nguồn trạm 110 kV :Nguồn E21 Nhật Tân và Nghĩa Đô E9, Trạm 110 Yên Phụ E8 và Trạm 110 kV Giám E14.Các thông số kĩ thuật chính của các nguồn trạm được thống kê trong biểu sau: Biểu 2.3 : Các thông số kĩ thuật của các trạm nguồn 110 kV TT Tên trạm Công suất Điện áp Hệ số(%) Tổng C.s Pmax/Pmin 1 E21 Yên Phụ 1T: 40 MVA 110/22/6 100/100/100 80 57 2T: 40 MVA 110/22/6 100/100/100 2 E8 Nhật Tân 1T : 40 MVA 110/22 100/100 40 23 3 E14 Giám 1T: 40 MVA 110/20/6 100/100/100 103 65 2T :63 M4VA 110/22/6 100/100/100 4 E9 Nghĩa Đô 1T : 40 MVA 110/22/6 100/100/40 2T : 25 MVA 110/10/6 100/100/40 3T : 40MVA 110/22/10 100/100/40 Nguồn : Điện lực Tây Hồ Các trạm biến áp 110kV vận hành an toàn và có độ tin cậy khá cao. 2.2.2. Thực trạng mạng lưới điện trung thế. Hiện tại luới điện trung thế quận Tây Hồ chỉ còn tồn tại cấp điện áp 22kV. Thực trạng mạng luới điện trung thế trên địa bàn Quận thể hiện ở biểu sau đây. Biểu 2.4 : Các thông số kĩ thuật của trạm nguồn TT Tên lộ Công suất Số máy Pmax cho Quận (kW) Phạm vi cấp điện (Phường) 1 471 E21 180 26 Nhật Tân,Quảng An 2 473 E21 270 41 Xuân La, Bưởi, Thụy Khuê 3 475 E21 100 34 Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An 4 477 E21 40 12 Phú Thượng 5 479 E21 – 477 E8 300 33+14 Xuân La, Thuỵ Khuê 6 471 E8 đấu chập 473 E8 250 17 Yên Phụ, Tứ Liên 7 474 E8 180 26 Yên Phụ, Tứ Liên,Quảng An 8 474 E14 Không dùng 1 Đến chờ tại trạm 22 /0,4 kV Làng hoa Thuỵ Khuê 9 476 E14 40 21 Đô thị Nam Thăng Long loại 1 Tổng cộng 1360 225 Nguồn: Điện lực Tây Hồ, 2007 Đường dây trung thế, trạm biến áp tiêu thụ điện hiện có của Quận Tây Hồ được thống kê trong biểu sau : Biểu 2.5 : Khối Lượng đường dây trung thế hiện có trên địa bàn Quận STT Hạng mục Chiều dài (km) Điện lực qlý Khách hàng Tổng 1 2 Đường dây trên không 22 kV Cáp ngầm 22 kV Tổng 11 791 0 88114 11 810 99 905 11810 Nguồn : Điện Lực quận Tây Hồ, 2007 Như vậy, tổng chiều dài đường dây trung thế hiện có của Quận là 99.905 km, trong đó 11% là do khách hàng quản lý và 89% do Điện lực Tây Hồ quản lý. Phần do khách hàng quản lý chủ yếu là trong các khu đô thị mới. Trong tổng số 99.905 km đường dây điện trung thế trên địa bàn quận Tây Hồ. Các trạm biến áp tiêu thụ của quận Tây Hồ có nhiều loại : Trạm treo, trạm cột, trạm xây và trạm kíok. Toàn Quận có 215 trạm biến áp, trong đó do điện lực Tây Hồ quản lý là 158 trạm, chiếm tỉ lệ 73%. So với năm 2000, số trạm biến áp đã tăng lên 86 trạm. Nhìn chung lưới điện trung thế quận Tây Hồ chủ yếu là cáp ngầm và đã vận hành ở cấp điện áp 22 kv, các đường dây mới được xây dựng và cải tạo nên đảm bảo cấp điện cho các phụ tải của Quận và các khu vực lân cận. Các đường dây 22 kv đều có liên hệ mạch vòng giữa các thanh cái hoặc các trạm 110 kv nên vận hành an toàn và linh hoạt. 2.2.3. Lưới điện hạ thế 0,4 kV và công tơ a, Lưới điện 0,4 kV. Tổng số chiều dài đường dây 04 kv trục chính do quận Tây Hồ quản lý là 205,82 km, chủ yếu là cáp bọc PVC và cáp xoay vặn XLPE được cải tạo trong những năm gần đây. Nhìn chung, luới điện hạ thế sau khi cải tạo bằng cáp vặn xoắn đảm bảo an toàn cung cấp điện. b, Công tơ. Trên địa bàn Quận có 38.570 công tơ các loại do điện lực Tây Hồ quản lý, trong đó có 36.600 công tơ 1 pha, 1970 công tơ 3 pha. 2.2.4. Tình hình sử dụng điện Điện năng tiêu thụ năm 2006 của quận Tây Hồ được thể hiện trong biểu sau : Biểu 2.6: Điện năng tiêu thụ trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2006 STT Thành phần phụ tải Điện năng (10^3 kWh) Cơ cấu ( % ) 1 2 3 4 5 Công nghiệp- Xây dựng Trong đó : công nghiệp tập trung Nông – lâm – ngư nghiệp Thương mại – khách sạn – nhà hàng Quản lý và tiêu dùng dân cư Trong đó : khu đô thị mới Hoạt động khác Tổng điên năng thương phẩm Tổn thất Tổng điện nhận 7 781 150 0 0 34 237 060 105 823 640 778 115 7 003 035 155 623 000 kWh 5.7% 165 029 693 kWh 5 22 68 0.5 4.5 Nguồn : Điện lựcTây Hồ,2007 Cơ cấu tiêu thụ điện năng của quận Tây Hồ cho thấy: Tỷ trọng tiêu thụ trong nghành công nghiệp- xây dựng chiếm 5%, thương mại – khách sạn –ngân hàng chiếm 22%, quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm 68%. Bình quân điện thương phẩm cho 1người dân năm 2006 đạt 1425 kwh/người/năm. Tình hình tổn thất điện năng trên địa bàn quận Tây Hồ trong những năm gần đây đã co chuyển biến tích cực, năm sau giảm so với các nẳm trước. Năm 2000, mức tổn thất là 13,50%,giảm xuống 9,65% năm 2004 và 5,7% năm 2006. 2.3. Thực trạn bưu chính viễn thông 2.3.1. Thực trạng mạng viễn thông Mạng lưới thông tin bưu điện phục vụ thuê bao cho quận Tây Hồ được cấp từ tổng đài vệ tinh Bái Ân, Nam Thăng Long, Nghĩa Đô, Lạc Long Quân, Liên Mạc, Xuân Đỉnh, Yên Phụ với các thông số thể hiện ở biểu sau: Biểu 2.7: Các thông số kĩ thuật của các tổng đài cung cấp dịch vụ cho quận Tây Hồ Tổng đài POTS xây lắp 2B+D xây lắp 30 B+ D xây lắp POTS hiện có 2 B +D hiện có 30 B + D hiện có POTS đang chạy 2 B + D đang chạy 30 B + D đang chạy PCM Nam ThăngLong 9 945 8 8 9 946 8 0 9 653 5 0 0 Nghĩa Đô 11 714 8 0 11 714 8 0 10 805 1 0 35 Bái Ân 6 886 8 0 6 886 8 0 6 538 0 0 23 Xuân Đỉnh 3 522 8 0 3 522 8 0 2 090 0 0 17 HOST Yên Phụ 10 874 168 6 10 874 160 6 10 131 4 1 0 Yên Phụ 6 359 8 0 6 359 8 0 5b963 4 0 24 Tóm lại, hiện nay trên địa bàn quận đã sử dụng gần hết các dung lượng. Các tổng đài vệ tinh đã sử dụng hơn ½ dung lượng. Về cơ bản các tổng đài này hiện đang đảm bảo được phục vụ thuê bao trên địa bàn Quận. Chất lượng mạng cấp gốc tương đối tốt và hầu hết được đi ngầm. 2.3.2. Thực trạng mạng lưới bưu chính Dịch vụ bưu điện trên địa bàn quận Tây Hồ được cung cấp từ Trung tâm bưu điện 4. Các đại lý bưu điện trên địa bàn được phân bố như sau: Biểu 2.8: Danh sách các đại lý bưu điện trên địa bàn Quận Mã bưu cục Tên bưu cục Tên phường Địa chỉ 124059 Nhật Tân Nhật Tân 466 Đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân 124060 Hồ Tây Nhật Tân 614 Đường Lạc Long Quân, Phường Nhật Tân 124124 Phú Thượng 1 Phú Thượng Tổ 30 cụm 4 Đường An Dương Vương 124125 Phú Thượng 2 Phú Thượng Kiốt 35 cụm 5 Đương An Dương Vương 124248 Xuân La Xuân La Cụm 5 tổ 34,Phường Xuân La 124249 Xuân La 1 Xuân La 453 Đường Lạc Long Quân, Phường Xuân La 124250 Xuân La 2 Xuân La 43 cụm 5 tổ 34,Phường Xuân La 124251 Xuân La 3 Xuân La 11 cum 2 tổ 11, Phường Xuân La 124252 Xuân La 4 Xuân La 16 cụm 5 tổ 34, Phường Xuân La 124253 Xuân La 5 Xuân La 6 cụm 5 tổ 34, Phường Xuân La 124326 Thụy Khuê 1 Thụy Khuê 86 Phố Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê 124327 Hoàng Hoa Thám Thụy Khuê 148 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thụy Khuê 124328 Thụy Khuê 3 Thụy Khuê 251a Phố Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê 124330 Hoàng Hoa Thám 7 Thụy Khuê 214 Hoàng Hoa Thám 124329 Hoàng Hoa Thám 2 Thụy Khuê 406 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thụy Khuê 124464 Tô Ngọc Vân Quảng An 11 Đường Tô Ngọc Vân, Phường Quảng An 124465 Tô Ngọc Vân 1 Quảng An 98 Đường Tô Ngọc Vân, Phường Quảng An 124752 Quảng An 1 Quảng An 11 ngõ 310 Đường Nghi Tàm 124543 Tứ Liên Tứ Liên 44b Ngõ 124, Đường Âu Cơ, Phường Tứ Liên 124655 Thụy Khuê 2 Bưởi 323 Phố Thụy Khuê, Phường Bưởi 124656 Hoàng Hoa Thám 5 Bưởi 666 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Bưởi 124748 An Dương Yên Phụ 75 Phố An Dương, Phường Yên Phụ 124749 Yên Phụ Yên Phụ 128 Phố Yên Phụ,Phường Yên Phụ 124751 An Dương 1 Yên Phụ 66 Phố An Dương, Phường Yên Phụ Các đại lý bưu điên trên địa bàn Tây Hồ khá dày đặc vá được phân bố rồng khắp các phường. Nhìn chung các đại lý bưu điện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu. 2.3.4. Thực trạng cấp nước và thoát nước. 2.3.4.1. Cấp nước Các nguồn cấp nước Trên địa bàn quận Tây Hồ, nước sạch được cấp từ hê thống đường cấp nước của thành phố. Nguồn nước của quận Tây Hồ được cấp từ ba nguồn chính là: nhà máy nước Yên Phụ, nhà máy nước Ngọc Hà và nhà máy nước Cáo Đỉnh, trong đó: Nhà máy nước Ngọc Hà 2: Xây dựng năm 1992, công suất đạt 27.000-28.000 m3/ngđ Nhà máy nước Yên Phụ: Xây dựng năm 1970, công suất 20.000 m3/ngđ. Đến năm 1992 được cải tạo, công suất đạt 40.000 m3/ngđ. Đến năm 1997 đã đưa công suất lên 80.000 m3/ngđ Nhà máy nước Cáo Đỉnh, công suất hiện tại là 30.000 m3/ ngày đêm. Giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 60.000 m3/ ngđ Ngoài ra, trên địa bàn Quận có một trạm cấp cục bộ , có quy mô tương đối lớn là trạm cấp nước cho Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tram này do xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ba Đình thuộc Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý, có 6 giếng khoan và 1 trạm tăng áp Thụy Khuê sử dụng lại nước làm lạnh của Lăng Bác. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn còn phải sử dụng nước bằng hệ thống giếng khoan cục bộ, chất lượng nước không đảm bảo. Hiện trạng các tuyến cấp nước Tuyến đường Lạc Long Quân có tuyến 600 truyền dẫn nối với 300 Thụy Khuê và 300- 400 cuối đê Quảng Bá – Nhật Tân. Tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn có tuyến ống nước D 600 Khu vực phường Bưởi và Thụy Khuê có các tuyến truyền dẫn 300 từ chợ Bưởi đến Quán Thánh cùng với tuyến phân phối 150 dọc đường Thụy Khuê. Nguồn cung cấp chính cho khu vực Phường Bưởi và Thụy Khuê là nhà máy nước Ngọc Hà, dẫn vào các khu dân cư bằng các tuyến nhánh _<100. Khu vực các phường Yên Phụ, Nhật Tân, Tứ Liên (dọc theo đường Yên Phụ và Nghi Tàm có 2 tuyến ống 250 và 300 từ nhà máy nước Yên Phụ có 1 tuyến 100 và các tuyến nhánh đi dọc đường làng Yên Phụ 50, 40. Từ nhà máy nước Yên Phụ lên bán đảo Quảng An có tuyến 400. Dọc theo các tuyến này , có mạng lưới ống phân phối vào nhà đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho các hộ gia đình. Như vậy có thể nhận thấy khu vực xung quanh Hồ Tây đã được cấp nước bằng các ống dẫn chính của chương trình Cấp nước Hà Nội, cấp nước cho các đối tượng trong khu vực theo nguyên tắc: Nhà nước đầu tư tuyến ống phân phối và nhánh chính. Các đối tượng sử dụng tự bỏ kinh phí dẫn tiếp về đồng hồ nước và nơi tiêu thụ theo quy chế của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Các khách sạn Tây Hồ, Thắng Lợi có trạm cấp nước cục bộ. Biểu 2.9: Thống kê các công trình cấp nước hiện có trên địa bàn Quận TT Hạng Mục Đơn vị Khối lượng 1 Giếng khoan nhà máy nước thành phố Cái 15 2 Ống nước thô 0 600 mm 0 400 mm 0 300 mm O 200 mm m 600 3970 560 890 580 3 ống nước sạch 600 mm 300 mm 250 mm 200 mm 160 mm 150 mm 100 mm 80 mm M 27 140 1 700 4 510 1 320 3 830 3 060 5 360 5 900 1 460 4 Trạm cấp riêng lẻ Trạm 12 5 Họng cấp nước chữa cháy Họng 2 6 Hố thu nước chữa cháy Hố 2 7 Bể nước dự trữ chữa cháy Bể 1 Nguồn: UBND quận Tây Hồ Đánh giá chung Với hiện trạng cấp nước của quận Tây Hồ đến năm 2006, có thể đánh giá như sau. Thứ nhất, mạng lưới cấp nước hiện tại do phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau nên còn bị chắp vá, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại. Thứ hai, lường nước thất thoát còn cao. Theo đánh giá của Sở giao thông – Công chính Hà Nội, lượng nước thất thoát, thất thu trên địa bàn Quận là khoảng 65-70%. Việc giảm lượng nước thất thoát, thất thu này đòi hỏi phải nâng hiệu quả công tắc quản lý, kết hợp với sự đầu tư đồng bộ. Thứ ba, mạng lưới đường cấp nước đang còn han chế, nhất là ở các phường : Phú Thượng, Xuân La và vùng ngoài đê sông Hồng. Do đường ống được xây dựng từ lâu và chưa đồng bộ và do nguồn nước còn thiếu nên chưa thể cấp nước trải rộng trên địa bàn quận. Mặt khác, để giải quyết cấp nước cho các hộ, đã phải tiến hành cấp nước theo lịch, không đủ áp lực, lưu lượng và chất lượng nước chưa đảm bảo. 2.3.4.2. Thoát nước Hệ thống thoát nước của quận Tây Hồ chia làm ba khu vực: Khu vực ngoài đê: Hướng thoát nước chính là ra sông Hồng. Khu vực phường Thụy Khuê, Bưởi và một số địa điểm khác, thoát nước ra mương Thụy Khuê. Khu vực còn lại: Chủ yếu là đang thoát vào Hồ Tây Khu vực ngoài đê chính sông Hồng: Nước chảy tràn hoặc theo các tuyến rãnh nắp đan B 0.3- B 0.8 m,H 0.2-1,0 m và các tuyến cống D300 – D800 xả trực tiếp vào các ao hồ rồi chảy ra sông Hồng Khu vực ven Hồ Tây: Nước chảy tràn hoặc theo tuyến rãnh nắp đan B 0.2 – B 0.8 m,H 0.2 – 1,0 m và các tuyến cống D300-D800 xả trực tiếp vào các ao, hồ đầm trũng kề liền hoặc vào Hồ Tây. Khu vực nằm giữa đường Thụy Khuê và đường Hoàng Hoa Thám: Nước thoát theo tuyến mương Thụy Khuê với kích thước B 40 – B 8,0 m. Tuyến mương này nối tiếp tuyến cống B 3,5m, H 1,75 m ở phố Phan Đình Phùng với sông Tô Lịch Khu vực phía tây đường Lạc Long Quân: Khu vực phường Phú Thượng thoát nước chủ yếu bằng cách chảy tràn hoặc theo các mương, rãnh đất có kích thước B 1,0- B 1,2 m,H 0,4 – 1,2 m,xả vào tuyến mường tưới tiêu kết hợp. Khu vực dân cư phường Xuân La đã xây dựng được những tuyến rãnh nắp đan có kích thước B 0.2 m- B 0,8 m,H 0,3 m-0,6m, chạy dọc đường ở các cụm dân cư và được nối vào các tuyến mương tiêu hủy nông. Nước từ khu vực này thoát theo 2 hướng: Phần diện tích trong đe của phường Phú Thường và phần lớn diện tích phường Xuân La được thoát theo hệ thống thủy nông phường Phú Thượng (có kích thước B2.0- 15.0, H 0,7- 3.0 m) và theo hệ thống thủy nông Xuân Đỉnh ra mương Cổ Nhuế thoát ra sông Nhuê. Phần diện tích còn lại của phường Xuân La giáp với quận Cầu Giấy thoát theo hệ thống thủy nông có kích thước B 8,0-12,0 m,H 0,9-2,5 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11783.doc
Tài liệu liên quan