Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội

lời mở đầu “Hội nhập” đó là một xu thế mà không một quốc gia nào có thể đi ngược lại hoặc đứng ngoài trong thế kỉ 21.Với xu thế này, tất cả các quốc gia đều có sự liên kết với nhau về kinh tế, văn hoá, chính trị...Một trong những hoạt động kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ nhất nhờ xu thế này là thương mại quốc tế ra đời và phát triển như ngày nay thì không thể không nhắc tới vai trò của thanh toán quốc tế. Trước xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ về hoạt động kinh tế quốc tế, hoạt động thanh toán quốc

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế cũng không ngừng phát triển và đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển ngày càng bền vững. Ngoài ra, thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng với hoạt động của một ngân hàng thương mại, nó hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động khác của ngân hàng, tăng tính thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. ở nước ta, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và Thế giới, hoạt động Thanh toán quốc tế cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thực sự đã có những tác động lớn lao đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm vừa qua. Là một ngân hàng non trẻ trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (NHNN&PTNT Nam Hà Nội) đang dần bước những bước chập chững để sánh vai cùng các ngân hàng đi trước trong mảng Thanh toán quốc tế và thực sự đã có những biến chuyển rõ rệt.Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN&PTNT Nam HN cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn trong cạnh tranh trong nước cũng như đối đầu với những khó khăn từ hội nhập kinh tế quốc tế trong hiện tại và tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế, qua quá trình học tập tại trường ĐH QL&KD Hà Nội và khoảng thời gian tiếp cận với thực tế tại NHNN&PTNT Nam HN, em đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNNN&PTNT Nam Hà Nội”. Kết cấu của khoá luận:Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung gồm có 3 chương: Chương 1:Lý luận chung về Thanh toán quốc tế của NHTM Chương 2:Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNN&PTNT Nam HN Chương 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại NHNN&PTNT Nam HN. Chương một Lý LUậN CHUNG Về THANH TOáN QUốC Tế CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI 1.1. Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại: NHTM là một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Tổng tài sản có của NHTM luôn chiếm khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khối lượng séc, tiền gửi không kì hạn mà nó có thể tạo ra cũng là bộ phận quan trọng trong tổng mức cung tiền của nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền để họ có cơ hội đầu tư sinh lợi và họ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng, hữu hiệu.Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các nghiệp vụ thuộc 3 trung tâm của ngân hàng là trung tâm tiền mặt - trung tâm tín dụng – trung tâm thanh toán (trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế). 1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM: Nghiệp vụ ngân hàng nói chung bao gồm tất cả những hoạt động mà ngân hàng thường làm trong khuôn khổ luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng. Các nghiệp vụ ngân hàng phát triển theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động kinh tế càng mở rộng thì nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển như một số nghiệp vụ cơ bản của NHTM: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kí thác, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ngoài nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò quan trọng. Khối lượng và chất lượng của nghiệp vụ thanh toán của NHTM và về phương diện vĩ mô góp phần thực thi hữu hiệu chính sách tiền tệ tín dụng của Nhà nước còn về phương diện vi mô nó tác động đến sự tăng giảm nguồn vốn của ngân hàng và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá. 1.2. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế: 1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. Hiểu một cách đơn giản thì thanh toán là việc người mua trả tiền cho người bán để nhận hàng hoá và dịch vụ từ người bán. Cũng mang bản chất như vậy nhưng TTQT phức tạp hơn nhiều, nó liên quan đến chủ thể ở các quốc gia khác nhau, đến ngoại tệ, ngoài ra là những vấn đề pháp lý qui định quan hệ thương mại giữa hai quốc gia và các tập quán thanh toán ở mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Với xu thế toàn cầu hoá và chuyên môn hoá như hiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển và kéo theo là sự phát triển của hoạt động TTQT. TTQT có thể chia thành: Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán có liên quan trực tiếp phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại quốc tế. Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá, không mang tính chất thương mại: quan hệ về ngoại giao . 1.2.2.Vai trò của TTQT đối với Ngân hàng thương mại: 1.2.2.1.TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và bản thân nó lại thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế TTQT là khâu kết thúc một giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ, là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thông qua người chi trả lẫn nhau trong quá trình thực hiện TTQT. Chính vì vậy, nếu hoạt động TTQT hoạt động có hiệu quả nó sẽ rút ngắn thời gian chu chuyển vốn. Và như vậy nó sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. 1.2.2.2. TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định ra các chính sách về hoạt động ngoại thương Sở dĩ như vậy là do hoạt động TTQT của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng ngoại tệ dự trữ của một quốc gia. Sự theo dõi hoạt động TTQT của các NHTM sẽ giúp Nhà nước hoạch định chính sách thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Khi Nhà nước đã nắm vững tình hình TTQT của cả hệ thống NHTM thì sẽ nắm vững được hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. 1.2.2.3. TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh tăng cường quan hệ đối ngoại của NHTM TTQT giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia hoà nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần vào nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế, xã hội. 1.2.2.4. TTQT góp phần tăng thu nhập giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng thông qua TTQT, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ. 1.2.2.5. TTQT góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM Nghiệp vụ TTQT không chỉ tạo điệu kiện thu hút khách hàng, làm tăng số dư tiền gửi thanh toán mà trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền ký quỹ mở thư tín dụng của khách hàng tạo nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định. 1.2.3. Những nội dung cơ bản của TTQT 1.2.3.1.Tiền tệ thanh toán Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng trong khi mục tiêu tiền tệ của người xuất khẩu và người nhập khẩu cũng khác nhau. Ngoài ra sức mua của đồng tiền cũng có thể thay đổi thậm chí biến động mạnh giữa thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán. Điều kiện tiền tệ là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán cũng như quy định cách xử lý khi có sự biến động sức mua của các đồng tiền đó. 1.2.3.2. Địa điểm thanh toán Trong thanh toán XNK, địa điểm thanh toán cũng là điều hai bên quan tâm. Địa điểm thanh toán là nơi thực hiện nghĩa vụ thanh toán có thể là nước người xuất khẩu, nhập khẩu hay là một nước thứ ba. 1.2.3.3. Thời gian thanh toán Điều kiện thời gian thanh toán quy định thời hạn người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Do đó điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro do các yếu tố lãi suất, tỉ giá cũng như ảnh hưởng đến cách thức, nghiệp vụ TTQT. Có 3 cách thức thanh toán sau đây thường được sử dụng: Trả tiền trước Trả tiền ngay Trả tiền sau 1.2.3.4. Phương tiện thanh toán quốc tế a. Hối phiếu Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. Đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế. Hối phiếu không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là một công cụ tín dụng. b. Lệnh phiếu Lệnh phiếu là một phiếu cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát hành ra hứa sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi, được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho người khác theo quy định trên lệnh phiếu đó. Trong thanh toán quốc tế lệnh phiếu ít được sử dụng vì nó cần phải có sự bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán. c. Séc Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho NHTM phục vụ mình trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. d. Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là sản phẩm dịch vụ tương đối mới của ngân hàng. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, thẻ thanh toán là một loại giấy tờ có giá trị đặc biệt được làm bằng chất dẻo tổng hợp, được nhà phát hành ấn định giá trị, dùng để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ hay để rút tiền mặt thông qua các máy đọc thẻ. 1.3. Các phương thức TTQT Phương thức thanh toán là cách thức mà qua đó người xuất khẩu giao hàng, nhận tiền, người nhập khẩu nhận hàng trả tiền.Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào phụ thuộc vào mục tiêu, khả năng tài chính, mối quan hệ, độ tín nhiệm của các bên. Có 3 phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất hiện nay là : phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. 1.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định) Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) Ngân hàng trả tiền (Paying bank) Người chuyển tiền (remitter) Người thụ hưởng (Beneficiary) (3) (2) (4) (1) Trong đó: Người xuất khẩu chuyển hàng và giao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng chuyển tiền làm thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý(chi nhánh) ngân hàng trả tiền. Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền chi trả người thụ hưởng. Có 2 hình thức chuyển tiền :chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện. Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất về mặt thủ tục và thực hiện nhanh chóng.Phương thức này được thực hiện trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm và hưởng hoa hồng. Vì vậy khi áp dụng phương thức này yêu cầu các bên phải có sự tín nhiệm cao. 1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) Nhờ thu là phương thức mà người bán (người xuất khẩu) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ tín dụng cho người mua (người nhập khẩu), uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu kí phát. 1.3.2.1. Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu chỉ căn cứ vào hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra.Các chứng từ thương mại do bên xuất khẩu chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu không qua ngân hàng. Sơ đồ 1.2:Qui trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu phiếu trơn Người xuất khẩu (Drawer) Người nhập khẩu (Drawee) Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng thu tiền (Collecting bank) (3) (6) (2) (7) (4) (5) (1) Hợp đồng Trong đó: Người xuất khẩu giao hàng hoá, đồng thời chuyển giao chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu. Người xuất khẩu lập hối phiếu và giấy tờ nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ số tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu đòi tiền tới người nhập khẩu. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau: - Người bán và người thu tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc công ty chi nhánh của nhau. - Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán không cần kèm chứng từ. - Phương thức thanh toán Nhờ thu này không áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch,vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. 1.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo, yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu sau khi họ đã thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán. Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng thu tiền (Collecting bank) Người xuất khẩu (Drawer) Người nhập khẩu (Drawee) (3) (7) (2) (8) (6) (5) (4) (1) Hợp đồng Trong đó: Người xuất khẩu giao hàng hoá cho người nhập khẩu theo điều kiện của hợp đồng. Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo qui định và viết giấy nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng nhận uỷ thác thu chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấy nhờ thu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu để nhờ thu tiền. Ngân hàng thu tiền báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngân hàng trao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Ngân hàng thu tiền chuyển số tiền đã thu được(hoặc tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận ) sang ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng thanh toán tiền hàng hoặc trao tờ hối phiếu đã được ký chấp nhận cho người xuất khẩu 1.3.3. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ 3 hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ 3 đó (người thụ hưởng) hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành hoặc cho phép ngân hàng khác trả tiền chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã qui định và mọi điều khoản điều kiện của thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ. Phương thức thanh toán TDCT là một phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)theo yêu cầu của khách hàng (người yc mở thư TD) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng có các loại sau: - Thư TD có thể huỷ ngang (Revocable L/C) - Thư TD tuần hoàn - Thư TD không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) - Thư TD giáp lưng - Thư TD không thể huỷ ngang có xác nhận - Thư TD đối ứng - Thư TD không thể huỷ ngang miễn truy đòi - Thư TD dự phòng - Thư TD chuyển nhượng - Thư TD thanh toán dần -Thư TD điều khoản đỏ Tham gia vào phương thức thanh toán TDCT có các chủ thể sau: người xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng thanh toán .. Sơ đồ 1.4:Qui trình nghiệp vụ thanh toán TDCT Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) Ngân hàng thu tiền (Colleting bank) Người xuất khẩu (Drawer) Người nhập khẩu (Drawee) (8) (7) (2) (3) (5) (6) (1) (9) (10) (4) Hợp đồng Trong đó: Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải ký kết hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở TDCT thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. Ngân hàng này chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Sau khi đã thanh toán ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy đáp ứng những điều kiện của thư tín dụng thì hoàn tiền cho ngân hàng đã thanh toán. Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành trả tiền(hoặc chấp nhận) ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng.Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng không trao bộ chứng từ cho họ. Trong thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán L/C là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho tất cả các bên: người mua, người bán, ngân hàng. Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức TDCT khá cao.Khách hàng thường phải trả các khoản chi phí: phí mở L/C, phí thông báo L/C, phí xác nhận. Mặt khác để mở được L/C khách hàng phải chứng minh được năng lực tài chính của mình và có thể phải ký quỹ. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về TTQT:Khái niệm, vai trò, các phương tiện, phương thức TTQT. Đây là những cơ sở cho những phân tích, đánh giá về tình trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng NN&PTNT Nam Hà Nội, từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại trong hoạt động TTQT của ngân hàng biết được vị thế của ngân hàng hiện nay để đề ra các giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động TTQT cho phù hợp. Chương hai thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng nông nghiệp Và PTNT nam hà nội 2.1. Khái quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp & PTNT Nam HN 2.1.1.Giới thiệu chung về NHNN&PTNT Việt Nam Hiện nay NHNN&PTNT Việt Nam là một trong 4 NHTM quốc danh lớn của Việt Nam.Có thể nói đây là NHTM lớn nhất cả nước về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng phát triển Nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 1990 là năm đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của ngân hàng.Tháng 5/1990 Pháp lệnh Ngân hàng ra đời khẳng định hệ thống ngân hàng 2 cấp. Ngày 14/11/1990 được Thủ tướng Chính phủ Uỷ ban quyền thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNN Việt Nam thành NHNN &Việt Nam. NHNN&PTNT hoạt động theo mô hình Tổng Công Ty 90,là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNN&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 2.1.2. Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Nam HN quá trình xây dựng và trưởng thành Chi nhánh Nam HN trực thuộc NHNN&PTNT VN ra đời với trụ sở chính tại C3 Phương Liệt –Thanh Xuân –Hà Nội. Ngày 12/03/2001 chi nhánh được thành lập và khai trương vào ngày 08/05/2001.Chi nhánh NHNN&PTNT Nam HN thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau: - Nhận tiền gửi ngoại tệ không kì hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của mọi tổ chức và dân cư với nhiều hình thức khác nhau. - Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, thu xếp nguồn vốn cho các dự án và các chương trình đầu tư. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế:chuyển tiền, nhờ thu, mở và thanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Đến nay, chi nhánh Nam HN đã có 3 chi nhánh cấp 2 và 5 phòng giao dịch có trụ sở trên tất cả các quận của thành phố Hà Nội. Tổ chức bộ máy của chi nhánh Nam HN được bố chí theo sơ đồ sau: Chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Thanh toán quốc tế Phòng nguồn vốn – Kế hoạch tổng hợp Phòng Thẩm định Phòng Tín dụng Ban Giám đốc 2.1.3. Thực trạng kết quả hoạt động của NHNN&PTNT Nam HN 2.1.3.1.Thuận lợi Trong năm 2004 nền kinh tế quốc gia và trên địa bàn vẫn tiếp tục tăng trưởng cao:GDP tăng 7.7%(HN 11%).Tình hình an ninh chính trị ổn định, hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong đó có Chi nhánh NHNN&PTNT Nam HN cũng phát triển ổn định. Năm 2004 cũng là năm mà NHNN&PTNT VN có nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu (Tài trợ chính giải bóng đá AGRIBANK CUP: Tổ chức huy động tiết kiệm AGRIBANK CUP, tiết kiệm với giải thưởng bằng vàng “3 chữ A”).Đồng thời tài trợ Festival Huế và nhiều sự kiện văn hoá, thể thao khác khiến cho uy tín của toàn ngành được nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chi nhánh NHNN&PTNT Nam HN. 2.1.3.2.Khó khăn Sự biến động về tình hình kinh tế chính trị giới lớn:Chiến tranh, khủng bố gia tăng, giá dầu lửa, giá vàng tăng quá cao, lãi xuất của đồng USD tăng nhiều lần. Tình hình trong nước: Sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế chậm được khắc phục lại gặp phải tình trạng bùng phát triển về dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá cả tiêu dùng tăng 9,5% ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Sự phát triển nhanh mạng lưới của các ngân hàng trên địa bàn, việc tăng mức dự trữ an toàn chi trả, tình trạng khan hiếm vốn, hệ thống thông tin chưa đầy đủ đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Tài chính- tiền tệ và tăng khả năng xảy ra rủi ro của các NHTM. 2.1.4. Kết quả kinh doanh năm 2004 2.1.4.1. Nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Tỷ trọng % Năm 2004 Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm 2003 TĐ % I. Tổng nguồn vốn 2.550.286 100% 3.784.272 100% 1.233.986 48.40% 1. Cơ cấu NV theo đồng tiền 2.550.286 100% 3.784.272 100% 1.233.986 48.40% - Nguồn vốn nội tệ 2.101.784 82.41% 3.061.582 80.90% 959.798 45.7% - NV ngoại tệ QĐ VNĐ 448.502 17.59% 722.690 19.10% 274.188 61.13% 2. Cơ cấu NV theo kỳ hạn 2.550.286 100% 3,784.272 100% 1.233.986 48.40% - NV không kỳ hạn 324.127 12.71% 720,120 19.03% 395.993 122.2% - NV có KH < 12T 694.862 27.25% 1.444.878 38.18% 705.016 101.5% - NV có KH từ 12T trở lên 1.486..297 60.04% 1.619..274 42.79% 132.977 8.95% 3. Phân theo loại nguồn vốn 2.550.286 100% 3.784.272 100% 1.233.986 48.40% - Tiền gửi dân cư 900.649 35.32% 1.121.080 29.62% 220.431 24.47% - Tiền gửi TCTD 894.643 35.08 1.224.447 32.36% 329.804 36.9% - Tiền gửi TCKT,TCXH 754.994 29.6% 1.438.745 38.02% 683.751 90.56% Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành NHNo (23,5%) và bình quân tăng trưởng của các NHTM trên địa bàn (18,7%). - Cơ cấu nguồn vốn: + Tiền gửi khách hàng 2,559 tỷ chiếm tỷ trọng 68% tăng 904 tỷ so với đầu năm.Trong đó tiền gửi dân cư đạt 1,121 tỷ tăng 220 tỷ so với đầu năm (tăng 24.47% chiếm tỷ trọng 30% tổng nguồn vốn, 44% tổng tiền gửi khách hàng. So với KH Trung ương giao là 40% tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của chi nhánh chưa đạt) + Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng của chi nhánh cuối năm là 1,224 tỷ trọng 32% tổng nguồn vốn, tốc độ tăng 36.9%. Đây là nguồn vốn từ trước đến nay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Những quý đầu năm 2004 chi nhánh đã giảm dần tỷ trọng nguồn vốn này. Đến 15/10/2004 nguồn các TCTD chỉ còn 20% nhưng do tình trạng khan hiếm nguồn vốn ở quý 4 nguồn vốn này lại tăng lên. - Xét theo kỳ hạn + Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 19% là nguồn tăng nhanh nhất trong năm (tăng 122,2%) điều đó phản ánh kết quả của việc tích cực khai thác các nguồn vốn dự án, bộ ngành, kết quả của việc phát triển màng lưới và các dịch vụ khác. + Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38% tổng nguồn. + Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn nhưng có tốc độ tăng chậm lại(tăng 8,95%) phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền kinh tế xã hội. - Xét theo đồng tiền + Nguồn vốn bằng nội tệ đạt: 3,061 tỷ tăng 959 tỷ so với 2003 (tăng 46%) + Nguồn vốn bằng ngoại tệ đạt: 722 tỷ tăng 274 tỷ so với 2003 (tăng 61.2%) 2.1.4.2.Sử dụng vốn 2.1.4.2.1. Dư nợ Bảng 1: Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay năm 2004 Đơn vị: triệu đồng Thời hạn Dư nợ 2003 Tỷ trọng Dư nợ 2004 Tỷ trọng Tăng giảm so 2003 Số tiền % Tổng dư nợ 610,277 100% 873,764 100% 263,487 43,2% Ngắn hạn 398,142 65,23% 580,765 66,5% 182,623 46% Trung hạn 30,943 5,07% 132,203 15,1% 101,260 327,2% Dài hạn 181,192 29,7 160,796 18,4% -20,396 -11,2% (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đến ngày 31/12/2004) + Dư nợ ngắn hạn 581 tỷ chiếm tỷ trọng 66% tăng 182 tỷ so với đầu năm (tăng 46%) + Dư nợ trung và dài hạn đạt 293 tỷ chiếm tỷ trọng 34% tăng 81 tỷ so với đầu năm (tăng 38%). Như vậy tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn của chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và của địa bàn Hà Nội là 44%. Xét theo loại tiền: + Dư nợ nội tệ là 338 tỷ tăng 57 tỷ so với đầu năm (tăng 20%) chiếm tỷ trọng 38,6% dư nợ. + Dư nợ ngoại tệ là 536 tỷ tăng 187 tỷ so với năm 2003 (tăng 54%), chiếm tỷ trọng 61,4% dư nợ. Như vậy, dư nợ chủ yếu của NHNN & PTNT Nam Hà Nội là cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào. Xét theo thành phần kinh tế Kết quả Báo cáo hoạt động năm 2004 cho thấy dư nợ theo thành phần kinh tế đã tăng rất nhanh so với năm 2003. Bảng 2: Phân tích dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Thành phần Dư nợ 2003 Tỷ trọng % Dư nợ 2004 Tỷ trọng % Tăng giảm so 2003 Số tiền % Tổng dư nợ 610,277 100 873,764 100 263,487 43.17 DNNN 522,206 85,5 672,287 76.9 150,081 28,73 DNNQD 59,604 9,8 152,044 17.4 92,440 155,09 Dư nợ HTX 0 0 100 0.1 100 0 Tư nhân cá thể, hộ gđ 28,467 4,7 49,333 5.6 20,866 73.30 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Nam Hà Nội đến ngày 31/12/2004) Dư nợ DNNN: 672 tỷ tăng 150 tỷ so với đầu năm (tăng 28.73%) chiếm tỷ trọng 76.9% Dư nợ DNNQD: 152 tỷ tăng 92 tỷ so với đầu năm (tăng 155,09%) chiếm tỷ trọng 17.4% Dư nợ HTX & KT tư nhân: 49 tỷ tăng 21 tỷ so với đầu năm (tăng 73.3%), chiếm tỷ trọng 5,7% Như vậy, cơ cấu dư nợ của NHNo Nam Hà Nội vẫn chủ yếu là cho vay các DNNN, tuy cho vay các DNNQD và kinh tế hộ gia đình đã tăng rất nhanh trong năm nhưng tỷ trọng vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên kết quả trên cũng đã khẳng định 1 cách chắc chắn đường lối chiến lược của Ngân hàng là phát triển theo xu hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng thời Ngân hàng đang tăng cường, tập trung phát triển khu vực khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.1.4.2.2.Nợ quá hạn Dư nợ quá hạn: Nợ quá hạn đầu năm là 5.262 triệu. Đến 31/12/2004 là 3.582 triệu giảm 1.680 triệu. 2.1.4.3.Công tác kinh doanh đối ngoại: Bảng 3 : Doanh số kinh doanh đối ngoại Đơn vị:1000 USD Danh mục Năm 2003 Năm 2004 So với năm 2003 So với kế hoạch TĐ % TĐ % TT hàng nhập khẩu 34.913 64.373 29.460 46 15.495 32 TT hàng xuất khẩu 32.020 46.422 14.402 31 1.595 4 Mua ngoại tệ 47.889 77.403 29.514 38 10.359 16 Bán ngoại tệ 49.577 90.679 41.102 45 21.271 31 (Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội đến ngày 31/12/2004). Doanh số TTQT vẫn được duy trì và phát triển với tốc độ khá cao, tổng doanh số thanh toán hàng XNK trong năm là 111 triệu USD tăng 44 triệu so với đầu năm(tăng 66%). Doanh số mua bán ngoại tệ là 168 triệu USD tăng 71 triệu so với đầu năm (tăng 73%),trong đó: ngoại tệ bán cho NHNN Việt Nam là 33 triệu USD.Chi nhánh luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng. Đương nhiên hoạt động TTQT của chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu là các món thanh toán có giá trị nhỏ, do vậy doanh số chưa phản ánh hết cố gắng của chi nhánh và kết quả kinh tế đưa về còn khiêm tốn( thu 1.127 triệu, chi 419 triệu chênh lệch 708 triệu). 2.1.4.4. Tình hình tiếp nhận các dự án nước ngoài: Bảng 4 : Doanh số tiếp nhận các dự án nước ngoài Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng giảm Số tiền % 1.Số dự án 4 5 1 25% 2.Doanh số giải ngân 10.175 28.318 18143 178% 3.Doanh số gửi vào 12.741 31.968 19227 151% 4.Số dư 2.570 1.723 -847 -33% (Nguồn : Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội năm 2._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34344.doc
Tài liệu liên quan