Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1

Tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1: ... Ebook Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Từ khi chuyển đổi cơ chế kính tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức cho các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và sự chỉ đạo trực tiếp của nhà nước trở thành các doanh nghiệp độc lập tự chủ, tự hoạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã bị thua lỗ phải dải thể, song cũng có không ít doanh nghiệp do hoạt động có hiệu quả nên đã không những đứng vững trên thị thường mà ngày càng phát triển hơn trước. Trong những năm gần đây xu hướng cổ phần hoá đã rất được phổ biến đối với các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá có rất nhiều mặt tích cưc, song cũng có rất nhiều trở ngại đối với những doanh nghiệp xưa nay vẫn quá lệ thuộc vào nhà nước và khó thay đổi những tập quán, lề lối cũ. Để phù hợp với cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những cải tổ toàn diện về bộ máy quản lý. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xây lắp cũng không nằm ngoài luồng máy đó. Thấy được vai trò quan trọng của công tác quản trị trong công ty, đặc biệt lĩnh vực quản trị tài chính đối với công ty cổ phần. Bản thân em thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1- Bộ thương mại, em đã được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, các anh chị tại phòng Tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh doanh tổng hợp, đặc biệt với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Hoàng Thị Thu Hương, em đã quyết định chọn đề tài” Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1” làm chuyên đề thực tập tôt nghiệp của mình Mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn ngủi nên bản chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của toàn thể thầy cô giáo trong trường, các cô chú trong công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1 để em có thể hoàn thiện tốt bản chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thị Thanh Hương đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Ánh Tuyết I. Tính cấp thiết của đề tài Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1 em nhận thấy vấn đề hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính có tác dụng rất lớn trong việc phát huy sức mạnh bộ máy quản trị chung của công ty. Nhất là trong bối cảnh mới được cổ phần hoá, khi mà có nhiều cái mới và cái cũ đan xen. Thì vấn đề quản trị tài chính lại càng được quan tâm hàng đầu. Trong quá trình phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty và kịp thời đưa ra những giải pháp để phù hợp với những thay đổi của quá trình cổ phần hoá nhằm tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp. Do vậy “ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1” là đề tài làm chuyên đề thực tập của em. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản trị tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. Và phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1 trực thuộc Bộ Thương Mại. III. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận kết hợp với các phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích toán học, phương pháp so sánh, phương pháp mô phỏng; phương pháp thống kê và tổng hợp một cách có logic các dữ liệu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. Chuyên đề đã khái quát thực trạng tình hình quản trị tài chính của công ty từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động quản trị tài chính nói riêng và hoạt động quản trị của công ty nói chung. IV. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp em sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra giao tiếp và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý công ty về thực trạng quản lý tài chính trong công ty, ngoài ra còn sử dụng tổng hợp các hình thức khai thác thông tin như qua điện thoại, email… Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu là một số tài liệu ở các doanh nghiệp xây dựng mà công ty Cổ phần đầu tư thương mại xây lắp liên quan. V. Kết cấu nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 phần Phần I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. Phần II: Thực trạng về tổ chức hoạt động quản trị tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. Phần III: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. Phần I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại xây lắp 1. 1.1. Thông tin chung về công ty. Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại 1. Tên tiếng anh: Investment and construction trade joint stock company no1. Cơ quan chủ quản: Bộ Thương Mại Địa chỉ: 605 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (04) 971.2584 _ 971.6636_ 862.3934. Fax: (04) 862.1116. Đại diện doanh nghiệp: Tổng giám đốc - Kỹ sư Đỗ Công Toàn Mã số thuế: 0100107451. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng. Tài khoản số: 102010000018928 tại ngân hàng Công thương khu vực II, Hai Bà Tưng, Hà Nội. Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 108838 ngày 12/07/1997 do Bộ Xây Dựng cấp Công ty cổ phần đầu tư xây lắp thượng mại 1 là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, là đơn vị hoạch toán độc lập , tự chủ về tài chính, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 1.2. Quá trình phát triển. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Nội Thương đã ra quyết định 217/QĐ-NT ngày 18/04/1969 thành lập công ty Xây lắp Nội thương khu nam sông Hồng, gọi tắt là công ty Xây lắp Nội thương I, trụ sở đóng tại Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Nhiệm vụ công ty lúc đó là tổ chức thi công xây lắp các công trình cơ bản của nghành nội thương. Ra đời trong lúc cuộc kháng chiến cứu nước khi dân tộc ta đang bước vào giai đoạn ác liệt, công ty Xây lắp thương mại I đã góp một phần vào cuôc kháng chiến anh hùng của dân tộc. Công ty đã trực tiếp xây dựng nhiều cửa hàng bách hoá, cửa hàng lương thực, thực phẩm, các cụm kho chứa hàng. Qua bao nhiêu năm kể từ khi thành lập, công ty đã phát triển qua các giai đoạn sau đây: 1.2.1 Giai đoạn 1969- 1978 Mặc dù mới thành lập, Công ty Xây lắp Nội thương đã bước ngay vào công cuộc xây dựng đất nước, phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Công ty đã trực tiếp xây dựng nhiều cửa hàng bách hoá, các cửa hàng lương thực, thực phẩm, các cụm kho chứa hàng tại Đồng Mỏ- Lạng Sơn, kho xăng dầu tiên lãng Hải Phòng, cải tạo kho Văn Điển, xây dựng nhà cao tầng đầu tiên tại số 9 Trần Hưng Đạo- Hà Nội. Có thể khẳng định Công ty Xây lắp Nội thương mại I là đơn vị chủ lực của ngành Nội thương, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do cấp trên giao cho. Từ năm 1973 đến năm 1978, Công ty xây lắp Nội thương mại I đã tham gia xây dựng nhiều công trình tạo cơ sở vật chất cho nghành Nội thương nói riêng và miền Bắc XHCN nói chung. Đó là các công trình kho lạnh Thái Bình, Đồng Văn, Nam Định, Cao Băng, các cụm kho nông sản Vĩnh Tuy. 1.2.3 Giai đoạn 1979- 1993 Cộng ty đã cử một đội ngũ cán bộ lên tăng cường cho các tỉnh biên giới, đã tham gia xây dựng nhiều kho tàng phục vụ cho các nghành tại các tỉnh biên giới phía bắc như các cửa hàng thương nghiệp, kho muối và các kho dự trữ Nà Phặc_ Cao Bằng hoặc cắc công trình cụm kho, nhà tầng khác. Giai đoạn này đất nước ta bước vào thời kỳ chuyển đổi từ nên kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nhiều doanh nghiệp đã không thích ứng thậm chí còn bị phá sản, giải thể. Song công ty Xây lắp Nội thương đã thích ứng kịp thời để phát triển. Cũng trong giai đoạn này công ty được Bộ giao thêm nhiệm vụ sản xuất xi măng và các sản phẩm từ xi măng panen, gạch lát và các loại tấm đan. Ngoài ra, công ty còn phát triển thêm nhiệm vụ kinh doanh vật liệu và hàng trang trí nội thất hỗ trợ cho xây lắp, thúc đẩy sản xuất và giải quyết công ăn việc làm. Một số mặt hàng mới như các loại cửa nhôm kính, cửa cuốn. Có thể nói, trong giai đoạn này công ty đã chớp nhoáng thời cơ để tăng nhanh tốc độ phát triển của mình. 1.2.5 Giai đoạn 1993 đến nay Giai đoạn này, đất nước ta luôn đạt tăng trưởng khá cao của khu vực và thế giới tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Năm 1993 Công ty Xây lắp Thương mại I trực thuộc Bộ Thương Mại. Sự chuyển đổi này làm cho thế và lực của công ty tăng thêm song cũng đòi hỏi không ít thách thức to lớn. Sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo Công ty, sự toàn tâm toàn ý của cán bộ công nhân viên cùng với sự quan tâm của bộ thương mại, sự cổ vũ động viên của các địa phương nơi công ty thi công xây lắp, sự giúp đỡ của các đơn vị thi công là động lực to lớn cho công ty vươn lên tầm cao hơn. Trong giai đoạn này, phương châm chiến lược của công ty là củng cố chữ “Tín” bằng những công trình đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên công nghệ xây lắp của công ty đã được khẳng định bằng công trình khách sạn Thuỷ Tiên đạt tiêu chuẩn chất lượng 3 sao, công trình khách sạn 4 sao Bảo Sơn, trụ sở báo đầu tư nước ngoài, trụ sở Uỷ ban kế hoạch tinh Lạng Sơn. Công ty cũng được giao nhiệm vụ thi công trong lĩnh vực thuỷ lợi và giao thông. Ngoài ra công ty đã được Bộ Thương Mại quan tâm phê duyệt dự án đầu tư khôi phục, cải tạo nâng cấp xi măng Nội thương. Bằng tinh thần cố gắng phát huy nội lực, Công ty đã đổi mới dây chuyền công nghệ đầu tiên đạt tiêu chuẩn song hoàn toàn làm trong nước. Bằng tinh thần cố gắng phát huy nội lực, Công ty đã đổi mới dây chuyền công nghệ đầu tiên đạt tiêu chuẩn song hoàn toàn làm trong nước. Mặt khác, ngoài sản phẩm xi măng PC 30, Công ty còn thêm sản phăm xi măng đặc chủng. Từ tháng 7/1993 Bộ Thương Mại giao cho công ty quản lý nhà các khu của Bộ, mặc dù địa bàn rộng, có nhiều phức tạp song công ty đã mở rộng ra những hướng phát triển mới trong liên doanh liên kết, kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang tạo cho công ty những bước phát triển nhanh hơn. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh của công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ năm 1998 đến 2003, đây là thời kỳ phát triển mạnh và vững chắc của Công ty Xây lắp Thương mại I. Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của Công ty trên dưới một lòng nhất trí cùng quyết tâm góp sức lực và trí tuệ cùng đưa Công ty phát triển, hoà mình vào dòng chảy chung của đất nước. Các chỉ tiêu hiệu quả không những giữ vững mà còn nâng cao hơn trước, hứa hẹn những kết quả tốt của các giai đoạn tiếp theo. Ngày 13 tháng 10 năm 2005, Bộ Thương mại ra quyết định số: 2526/QĐ-BTM về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây lắp Thương mại I thành công ty cổ phần đầu tư Xây lắp Thương mại I. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty. 1.3.1 Bộ máy quản trị của Công ty. Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại I, gồm có: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Ban giám đốc điều hành. - Các phòng, ban, các chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, các đội xây dựng, đội công trình Sơ đồ1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần đầu tư xây lắp thương mại I C¸c xÝ nghiÖp C¸c trung t©m C¸c ®éi x©y dùng C¸c chi nh¸nh C¸c ®éi c«ng tr×nh P. tµI chÝnh kÕ to¸n p. kinh tÕ Tæng hîp p. kinh doanh xnk P. tæ chøc hµnh chÝnh Ban thanh tra vµ sö lý c«ng nî §¹i héi ®ång cæ ®«ng Héi ®ång qu¶n trị Ban gi¸m ®èc ®iÒu hµnh Ban kiÓm so¸t Ghi chó: : §iÒu hµnh trùc tuyÕn : KiÓm so¸t ho¹t ®éng Giới thiệu cán bộ lãnh đạo điều hành Công ty hiện nay. 1. Ông Đỗ Công Toàn - Chủ tịch hội đồng quản trị. Trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, số năm kinh nghiệp trong nghề: 27 năm 2. Ông Đặng Đình Vinh - Ủy viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty. Trình độ chuyên môn: kỹ sư xây dựng. Số năm kinh nghiệp trong nghề là 21 năm. 3. Ông Đặng Văn Nghĩa - Ủy viên Hội đồng quản trị, phó Tổng giám đốc công ty. Số năm kinh nghiệp là 24 năm. 4. Ông Nguyễn Văn Chứ - Ủy viên Hội đồng quản trị, giám đốc xí nghiệp Xi măng Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế. Số năm kinh nghiệp trong nghề là 36 năm 5. Ông Phạm Đức Tân - Ủy viên Hội đồng quản trị, Giám đốc trung tâm Kinh doanh tổng hợp Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế. Số năm kinh nghiệp trong nghề là 31 năm. Cơ cấu của Công ty gồm Đại hội đồng cổ đồng , Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các phòng chức năng. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Quyế định của Đai hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Hội Đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ làm tổng giám đốc. Tổng giám đốc công ty là người điều hành công việc hàng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động của công ty Cổ phần theo Điều lệ công ty. Tổ chức thực hiện các quy định của HĐQT. Xây dựng phương án, bố trí cơ cấu, tổ chức quy chế quản lý nội bộ Công ty. Công tác cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty sau khi đã thông qua HĐQT. Công tác tài chính, công tác kế hoạch, công tác xây lắp, công tác đấu thầu, công tác kinh doanh. Ban kiểm soát có 3 thành viên, nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá ba năm. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Các phòng chức năng nghiệp vụ của công ty là đơn vị tham mưu cho Tổng giám đốc, phó giám đốc Công ty. Các phòng chịu trách nhiệm về các biện pháp đề xuất thuộc chuyên môn của mình đối với công ty và các đơn vị trực thuộc. Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ đối với các đơn vị là quan hệ hướng dẫn thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của phòng, đồng thời phòng là đơn vị được tổng giám đốc công ty ủy nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra. 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban a. Phòng tổ chức hành chính * Công tác nhân sự, mạng lưới Lập phương án xây dựng mạng lưới các cơ sở theo yêu cầu nhiệm vụ của Công ty, nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty cổ phần: - Tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật toàn công ty, nhằm bảo đảm nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của mỗi thành viên theo luật lao động, luật doanh nghệnp, Điều lệ của công ty hiện hành và các quy định khác có liên quan. - Tham mưu, giúp việc cho HĐQT, Tổng Giám đốc trong công tác tuyển dụng, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. - Giải quyết các thủ tục cho CBCNV như: Chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa.. - Tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc Công ty về điều hòa nhân sự, điều động, bố trí công tác phù hợp với tình hình thực tế của Văn phòng công ty và đơn vị trực thuộc. - Quản lý hồ sơ, lý lịch, sổ BHXH của cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn công ty. * Công tác lao động tiền lương, BHYT, BHXH. - Trên cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm, dự kiến kế hoạch hàng quý, 6 tháng, phòng tổ chức hành chính phối kết hợp với các phòng ban, đơn vị trực thuộc lập kế hoạch tiền lương hàng tháng. - Cùng các phòng ban chức năng lên kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị về thực hiện quỹ tiền lương, tiền thường, thu nhập của người lao động. - Phổ biến kịp thời các chế độ, chính sách về lao động tiền lương, BHXH, BHYT cho CBCNV, cho các đơn vị khi Nhà nước có sửa đổi, bổ sung, kết hợp với các phòng ban trong công ty. - Hàng tháng nắm chắc diễn biến về lao động, BHXH của từng đơn vị, có số liệu báo cáo cho lãnh đạo Công ty, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành xử lý nghiệp vụ. * Công tác văn phòng. - Quản lý tốt công tác văn thư, tài liệu, con dấu của Công ty đảm bảo theo nguyên tắc bảo mật. - Thay mặt lãnh đạo công ty tiếp khách đến liên hệ công tác, xử lý công việc trong phạm vi cho phép của lãnh đạo. Giới thiệu khách làm việc với lãnh đạo Công ty và các phòng ban chức năng - Thay mặt lãnh đạo Công ty tiếp CBCNV, ghi nhận những yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, trình Tổng Giám đốc cho hướng giải quyết. - Duy trì thời gian làm việc của khối văn phòng, theo dõi thực hiện các chế độ nghỉ lễ, nghỉ tết của toàn Công ty, các chế độ: nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ an ninh, dân quân tự vệ... * Công tác hành chính quản trị. - Lập kế hoạch sửa chữa, tu bổ, mua sắm các thiết bị cho văn phòng Công ty theo kế hoạch và chỉ đạo của lãnh đạo Công ty. - Theo dõi các mặt công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ phòng gian bảo mật, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định của nhà nước, của Công ty. - Chuẩn bị cơ sở, vật chất các cuộc họp, sơ kết, tổng kết theo lịch của lãnh đạo. - Quản lý xe ô tô, theo dõi, đôn đốc, điều hành và bảo quản xe phục vụ công tác an toàn với tinh thần phục vụ an toàn, chính xác, kịp thời. * Công tác khác - Căn cứ tình hình thực tế được lãnh đạo Công ty giao nhiệm vụ, phòng bố trí, sắp xếp để thực hiện công việc đột xuất đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời và hiệu quả. - Phối hợp với các phòng ban chức năng, giải quyết mọi công việc của văn Phòng Công ty, các đơn vị trực thuộc như thành lập đoàn kiểm tra định kỳ. - Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty, nhu cầu thị trường, thực trạng sản xuất kinh doanh với tiềm năng sẵn có, lợi thế của công ty để xây dựng phương án tiền lương. b. Phòng Tài chính kế toán * Công tác tài chính - Tham gia, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh - Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, quản lý tốt các khoản công nợ và đảm bảo khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động tài chính của Doanh nghiệp, thực hiện tốt việc phân tích tài chính - Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa tài chính. * Công tác kế toán. - Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. - Tổ chức lập hệ thống tài khoản toàn công ty - Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty - Tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp về quản trị - Hoạch định kế hoạch tài chính của công ty - Cung cấp số liệu kế toán theo quy định của pháp luật c. Phòng kinh tế tổng hợp. * Kế hoạch đầu tư. - Chủ trì trong các công việc liên quan đến việc lập, xây dựng kế hoạch - Chủ trì và phối hợp các phòng chức năng lập và quản lý tiến độ chuẩn bị đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư. - Chủ trì và phối hợp các phòng chức năng lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác trên. - Là đầu mối quan hệ với các cơ quan chức năng lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác trên. - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tìm kiếm công việc. * Kỹ thuật thi công. - Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn, quy trình và quy phạm trong quá trình xây dựng các công trình, nghiệm thu chất lượng và khối lượng xây lắp từng phần, từng hạng mục và toàn bộ công trình hoàn thành. - Chủ trì và phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện việc lập, tiến độ cung ứng vốn và toàn bộ công trinh, dự án. - Điều động phương tiện máy móc thi công, mua sắm máy móc trang thiết bị thi công theo phương án đã được phê duyệt cho các đơn vị. - Đề xuất các nội dung về kỹ thuật xây dựng các dự án. - Tiếp nhận, kiểm tra, thống kế, bảo quản hồ sơ, thiết kế, dự toán các công trình ký kết hợp đồng xây lắp, các công trình Công ty. - Thực hiện hạch toán thống kê cụ thể trong công tác xây lắp, sản xuất, kinh doanh, tập hợp thông tin, dữ liệu về hoạt động xây lắp, sản xuất. - Làm thủ tục liên quan đến các công tác đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu, thực hiện các công tác tư vấn, xấy lắp, mua sắm các thiết bị hàng hoá. - Thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. * Chức năng quản trị kinh tế - Thực hiện chức năng tư vấn pháp lý, lập, trình Tổng Giám đốc duyệt các hợp đồng kinh tế; theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng trong và ngoài nước. - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược marketing, mục tiêu và kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của công ty. Tư vấn cho hội động quản trị và tổng giám đốc trong lĩnh vực cổ phần và thị trường chứng khoán. - Cùng với phòng Tài chính kế toán, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. - Thẩm định các hoá đơn chứng tờ, khế ước xin vay vốn của các đơn vị mạng lưới; cùng với các phòng ban liên quan tham mưu cho tổng giám đốc ra quyết định đầu tư cho vay vốn. d. Phòng Kinh doanh. - Tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tư vấn các nghành nghề theo chức năng mà Công ty được phép kinh doanh - Tổ chức mạng lưới kinh doanh trong và ngoài nước, tiêu thụ sản phẩm, thiết lập mối quan hệ hợp tác, ổn định, lâu dài với khách hàng. - Thẩm định các hóa đơn, chứng từ, khế ước xin vay vốn của các đơn vị mạng lưới; cùng với các phòng ban chức năng liên quan tham mưu cho tổng giám đốc ra quyết định. - Phụ trách đàm phán hợp đồng kinh tế với khách hàng. - Phụ trách các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, mở tờ khai, duyệt đơn hàng, thanh toán.. - Trực tiếp tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm do đó phải có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm đối với trường hợp kinh doanh tiêu thụ không tốt như: khách hàng kém, các khoản thu khó đòi... 2. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật. 2.1. Ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Công ty sản xuất và kinh doanh bên lĩnh vực xây dựng, do có những đặc điểm riêng của ngành cộng với nhiệm vụ kinh doanh nên Công ty có những chức năng, nhiệm vụ sau: -Tổng nhận thầu và nhận thi công xây dựng trang trí nội thất, ngoại thất, lắp đặt thiết bị thông gió cấp nhiệt, các công trình dân dụng, công nghiệp, những công trình kỹ thuật hạ tầng khu đân cư và những cơ sở hạ tầng khác của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và đăng ký hành nghề xây dựng. - Tổ chức sản xuất và gia công các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất, sản xuất xi măng, sản phẩm ngỗ, tổ chức đầu tư liên doanh, liên kết tổ chức hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo ra các sản phẩm hàng hoá phục vụ xây lắp tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. -Tổ chức các hoạt động tư vấn theo quy định của Nhà nước và đăng ký nghành nghề tư vấn xây dựng. -Kinh doanh, quản lý nhà ở thuộc Bộ giao thông và phát triển nhà theo qui định của nhà nước. -Xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá, thiết bị máy móc thuộc ngành xây dựng, lắp trang thiết nội thất, ngoại thất và các mặt hàng được Bộ Thương Mại cho phép. -Xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ. 2.2. Sản phẩm xây lắp và thị trường của công ty. 2.2.1 Đặc điểm của công trình xây lắp Sản phẩm xây dựng là các công trình được tổ hợp từ rất nhiều nghành sản xuất xây lắp tạo ra. Công trình xây dựng được phân theo lĩnh vực hoạt động, gôm: công trình kinh tế, công trình văn hoá- xã hội, công trình an ninh quốc phòng. Theo đó các công trình được chia chi tiết hơn thành nhóm: công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thông tin bưu điện, nhà ở, sự nghiệp… Nếu căn cứ vào quy mô và kỹ thuật có công trình quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trên thực tế, ở nước ta kết hợp quy mô vốn với tính chất quan trọng của dự án xây dựng công trình, người ta còn phân các dự án công trình theo 3 nhóm A, B, C. Theo mức độ hoàn thành công trình, người ta chia thành: Sản phẩm trung gian(ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, ở giai đoạn khảo sát thiết kế, ở giai đoạn xây lắp) và sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư. So với sản phẩm của các nghành khác, sản phẩm xây dựng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật sau: Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, thường yêu cầu chất lượng cao. Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ngoài trời. Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên nghành, mang ý nghĩa kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng. 2.2.2 Công trình xây lắp. - Các khu công nghiệp - Các loại văn phòng làm việc - Các loại khách sạn cao cấp - Các loại nhà xưởng công nghiệp - Các loại nhà ở cao tầng và dịch vụ - Bệnh viện - Các công trình công cộng - Siêu thị và chợ - Các trường học - Các loại kho hàng - Hạ tầng cơ sở, khu dân cư - Các loại đường giao thông - Các công trình thuỷ lợi 2.2.3. Về thị trường của công ty Thị trường truyền thống là thành phố Hà Nội, tại thị trường này tập trung nhiều xí nghiệp, đội xây dựng: Xí nghiệp xây dựng II Hà Nội Xí nghiệp xây dựng I Đức Giang Xí nghiệp VLKD Thanh trì – Hà Nội Đội xây dựng II Minh Khai Và các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Trung tâm kinh doanh VLXD và thương mại I Cửa hàng VLXD II Hà Nội Chi nhánh IV Gia Lâm Xí nghiệp quản lý nhà Hà Nội. Địa bàn hoạt động công ty trải dài từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Lạng Sơn. Nhiều khu vực Công ty thường xuyên tiến hành thi công xây lắp công trình và có chi nhánh, xí nghiệp đại diện là: Chi nhánh I Hà Tĩnh Chi nhánh II Lạng Sơn Chi nhánh III Hà Nam Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh Chi nhánh V Nam Định Xí nghiệp xi măng Nội thương Kim Bảng tỉnh Hà Nam Đội xây dựng Bắc Cạn tỉnh Bắc Cạn Hiện giờ công ty đã thi công các dự án: Dự án xây dựng nhà để bán và cho thuê khu Nam đường Trần Hưng Đạo- Phủ Lý- Hà Nam. Dự án đầu tư nhà chung cư cao tầng A13 Mai Động- Bộ Thương Mại Hà Nội Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp huyện Thanh Trì- Hà Nội. Học viện chính trị quốc Hà Nội Dự án nhà ở 302 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Trường Đông Ngạc A, huyện Cầu Giấy , Hà Nội Công trình 7 điểm trường học huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Bên cạnh việc tiến hành thi công các dự án, công trình. Công ty luôn tìm kiếm tham gia dự thầu nhiều công trình khác tại nhiều tỉnh thành khác nhằm mở rộng thị phần, khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín của công ty. 2.3 Về lao động và công nghệ 2.3.1 Về lao động Đội ngũ lao động của công ty hiện nay chủ yếu là những người có trình độ đã qua đào tạo, hầu hết công nhân có bậc thợ là trên bậc 5. Còn cán bộ công nhân viên thì giàu kinh. nghiệm, năng lực. Bảng 1 : Số lao động qua các năm Đơn vị tính: người năm Số lao động 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số lao động 952 937 987 990 992 Nguồn: phòng nhân sự Năm có số lao động thấp nhất là năm 2003 với số lao động là 937 người. Và 3 năm gần đây số lao động đã tăng lên, nhưng mức độ tăng không đáng kể. Sự biến động lao động chủ yếu do số công nhân thuê theo công trình. * Các cán bộ quản lý chuyên môn: Bảng 2: Cán bộ chuyên môn công ty cổ phần xây lắp I Đơn vị tính: người Cán bộ quản lý chuyên môn Số người *Kỹ sư: - Xây dựng dân dụng và câu đường - Kiến trúc sư - Kỹ sư kinh tế - Kỹ sư cơ khí - Kỹ sư cầu đường - Kỹ sư thủy lợi - Kỹ sư máy xây dựng - Kỹ sư điện - Kỹ sư tự động hóa - kỹ sư hóa * Cử nhân kinh tế * Cử nhân luật 70 34 04 07 03 02 03 01 01 01 04 35 05 * Trung cấp kỹ thuật - Xây dựng các nghành - Kinh tế - Ngành khác 55 18 22 15 * Thợ lành nghề - Thợ từ bậc 5 trở lên 172 Nguồn: phòng nhân sự Nhìn vào bảng ta thấy công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, Có tay nghề. Thể hiện cán bộ có trình độ Đại học là 110 người, Trong đó cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật 55 người. Tất cả các thợ lành nghề đều là trên bậc 5. Ngoài ra đội ngũ cán bộ trong công ty còn có kinh nghiệm nhiều năm. 2.3.2 Về cơ cấu lao động * Cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 3 : Cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị tính: người. Trình độ 2002 2003 2004 2005 2006 Đại học 93 93 92 95 99 Cao đẳng 99 84 87 67 63 Thợ kỹ thuật 530 530 540 540 540 Lao động phổ thông 230 230 268 288 290 Tổng số 952 937 987 990 992 Nguồn: phòng tổ chức hành chính Nhìn vào bảng ta thấy, lao động có trình độ đại học trong 5 năm đều tăng lên. Còn lao đông có trình độ cao đẳng giảm đi đáng kể. Từ 99 người năm 2002 xuống còn 63 người năm 2006. Điều này cũng chính tỏ chất lượng lao động đã được nâng lên. Thợ kỹ thuật ở mức độ ổn định tương đối qua các năm còn lao động phổ thông có xu hướng tăng lên từ 2002 đến nay. * Cơ cấu lao động theo chức năng. Bảng 4: Cơ cấu lao động trong công ty. Đvt: người STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 I. 1.1 1.2 1.3 1.4 Lao động gián tiếp Nv quản lý kinh tế NV hành chính NV quản lý k thuật NV khác 137 51 10 50 26 137 48 10 52 27 137 48 12 52 25 120 45 10 45 20 120 45 10 45 20 II. 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 2.1.5 2.1.6 2.2 2.3 Lao động trực tiếp CN kỹ thuật Kỹ sư xây dựng Kỹ sư máy Kỹ sư tự động hóa Kỹ sư thủy lợi Kỹ sư cơ khí Kỹ sư điện Thợ kỹ thuật CN lđộng trực tiếp 815 51 34 5 3 3 2 4 530 230 800 47 32 3 3 3 2 4 530 230 850 49 32 3 2 4 2 6 540 268 870 49 32 3 2 4 2 6 540 288 872 49 32 3 2 5 2 6 540 289 III Tổng số lao động 952 937 987 990 992 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu lao động gián tiếp các năm có xu hướng giảm xuống. Thể hiện năm 2002 lao động gián tiếp chiếm 14,39% so với tổng số lao động còn năm 2004 là 13,88% và đến 2 năm qua thì nó cũng tiếp tục giảm.. Cơ cấu lao động trực tiếp có xu hướng tăng lên ngoại trừ năm 2003. Do công ty đã tiến hành tinh giảm bộ máy hành chính để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí gián tiếp. 2.3.3 Cơ cấu lao động theo tuổi. Bảng 5 : Cơ cấu lao động theo tuổi Đơn vị tính: người Độ tuổi 2002 2003 2004 2005 2006 18- 39 280 277 300 315 323 40- 49 455 467 503 495 490 50- 59 172 164 169 160 159 60- 65 45 29 17 20 20 Tổng số 952 937 978 990 992 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng cơ cấu lao động theo độ ._.tuổi của công ty ta thấy độ tuổi lao động của công ty chủ yếu nằm ở trong khoảng 18 đến 49, và từ 40 đến 49 là vẫn nhiều nhất. Số lượng lao động trẻ tăng dần qua các năm, đây là một xu hướng tốt vì những người trẻ thường năng động sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Độ tuổi từ 60- 65 có xu hướng giảm, hầu hết họ thường nằm trong bộ máy quản lý điều hành. 2.3.4 Dây truyền công nghệ xây lắp của công ty. - Dây truyền sản xuất xi măng đên: 3 dây truyền - Dây truyền khai thác sản xuất đá: 4 dây truyền - Thiết bị và máy làm đất: 11 loại thiết bị và máy - Thiết bị vận chuyển và nâng hàng: 11 loại thiết bị. - Máy móc thiết bị thi công: 44 loại máy móc thiết bị - Thiết bị dụng cụ kiểm tra: 8 dụng cụ. Qua thống kê về năng lực máy thi công ta thấy các loại máy thi công mới chỉ khấu hao từ 5% đến 15%. Giá trị còn lại của máy, thiết bị thi công trên 85%, chứng tỏ năng lực làm việc của máy cao, số lượng trang thiết bị máy tương đối mới và đầy đủ. Đây cũng là một lợi thế của công ty. 2.3.5 Về nguồn vốn của công ty. Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: tr.đ Năm 2002 2003 2004 2005 2006 I. Tổng nguồn vốn 198.720 196.212 206.558 213.223 225.197 - Vốn chủ sở hữu 105.267 105.350 108.973 110.210 120.389 - Vốn nợ * Nợ ngắn hạn * Nợ dài hạn 93.453 75.760 17.693 90.862 74.764 16.098 97.585 78.943 18.642 103.013 86.273 16.740 104.808 89.768 15040 II. Tổng tài sản 198.720 196.212 206.558 213.223 221.565 - Tài sản lưu động 136.532 133.641 135.752 138.143 140.351 Tài sản cố định 62.188 62.571 70.0806 75.080 81.214 Nguồn: Phòng tài chính kế toán. Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn công ty ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên trong 5 năm qua. Cụ thể là năm 2002 tổng vốn là 198.720 tr.đ, và tới năm 2006 thì tổng vốn đã lên tới 225.197 tr.đ. Trong đó vốn chủ sở hữu có cơ cấu tăng nhanh hơn so với vốn nợ. Thể hiện năm 2002 vốn CSH chiếm 52,97%, còn năm 2006 là 53,45% điều nay chứng tỏ công ty tự chủ trong kinh doanh hơn. Tổng tài sản cũng tăng lên theo các năm trong đó tài sản cố định trong 3 năm gần đây đã tăng lên nhanh hơn. Điều này chứng tỏ việc tăng nguồn vốn của công ty có thể dành vào viêc mua sắm, tu sửa máy móc thiết bị 3. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại cổ phần Xây lắp I. 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006 Bảng 7: Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu Tr. đồng 238.077 225.374 286.699 301.230 304.170 2 Doanh thu thuần Tr. đổng 238.077 225.352 268.667 301.000 304.050 3 Giá vốn hb Tr. đồng 210.088 193.727 215.306 255.423 255.372 4 Nộp ngân sách Tr. đồng 9.109 9.136 9.278 10.003 10.583 5 tổng quỹ lương Tr. đồng 9.034 11.160 12.200 14.000 15.932 6 Tổng lao động người 952 937 987 990 997 7 Lương bình quân Đ/ng/tháng 783.000 710.000 942.000 1.200.000 1.250.000 8 Lợi nhuận sthuế Tr. đồng 18.880 22.489 44.083 35.574 38.095 Nguồn: Phòng Kinh Doanh Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây lắp thương mại I trong năm 2002 đến năm 2006 ta có thể nhận thấy một số điểm sau: Giai đoạn 2002-2006 doanh thu công ty đã có những bước tăng đáng kể so với những năm về trước. Đi sâu vào phân tích ta thấy, doanh thu các năm 2002,2004,2005,2006 đều tăng. Chỉ riêng năm 2003 là 225.374 tr. đồng, giảm hơn so với năm 2002. Nhưng 3 năm sau đó thì liên tục tăng. Doanh thu năm 2006 đạt cao nhất là 304.170 tr. đồng. Nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2004 là 44.083 tr. đồng cao nhất trong 5 năm qua. Năm 2006, 2005 lợi nhuận thu được thấp hơn so với 2004 nhưng đã tăng hơn so với 2002, 2003. Để có sự được tăng trưởng này chứng tỏ Công ty đã có những nỗ lực về mảng kinh doanh vật liệu xây dựng và thắng thầu nhiều dự án. Đã tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho người lao động. Do vậy tiền lương bình quân của công nhân cũng được tăng dần theo các năm. Mặt khác, cũng có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ trong việc điều hành hoạt động và tìm kiếm thị trường. 3.2 Kết quả kinh doanh vật liệu xây lắp giai đoạn 2002- 2006. Công ty cổ phần thương mại xây lắp I có 2 trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty chủ yếu kinh doanh các loại mặt hàng gỗ và vật liệu như: Đá xẻ đánh bóng dùng trong xây dựng:, xi măng trắng Trung Quốc, thép chế tạo CT45, thép cuộn cán nguội, thép lá, thép tấm cán mỏng, phôi thép, thép phế liệu, dây nhôm, dây thép dạng cuộn, nhôm lá, que hàn, sợi thuỷ tinh, đá xẻ tự nhiên, gỗ dán, gỗ lát sàn, đồ gỗ các loại, thép cacbon... Về mặt hàng thép, Công ty đã xây dựng mới nhà máy cán thép Trường Giang và đi vào hoạt động từ trung tuần tháng 10 năm 2004, sản lượng sản xuất từ 15.000 đến 20.000 tấn thép/ năm. Lượng thép công ty sản xuất chủ yếu cung cấp cho các đội công trình đang thi công, một phần nhỏ được bán tại 2 Trung tâm KĐVLX. Về mặt hàng xi măng, Công ty có xí nghiệp xi măng Nội Thương mỗi năm đáp ứng cho thị trường 35.000 đến 40.000 tấn. Doanh thu từ xi măng và thép chiếm tới 50% tổng doanh thu bán VLXD Bảng 8: Kết quả kinh doanh vật liệu xây dựng giai đoạn 2002- 2006 Đơn vị tính: tr. đ. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 80.000 98.963 108.895 120.351 130.000 Nguồn: Phòng kinh doanh. Số liệu doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng giai đoạn 2002- 2006 cho thấy: Doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu đã tăng dần trong 5 năm qua. Năm 2003 doanh thu tăng 18963 tr.đồng so với năm 2001, đây cũng là mức tăng mạnh nhất giữa các năm. Có nghĩa là năm 2003, khối lượng vật liệu bán được nhiều nhất. Mức tăng doanh thu giữa các năm thay đổi không giống nhau. Sự biến đổi về mức tăng doanh thu giữa các năm tương đối lơn. Điều này được giải thích rằng lượng vật liệu xây dựng mà 2 trung tâm bán ra hoàn toàn phụ thuộc vào 2 nhân tố chính là: - Nhu cầu xây lắp của dân chúng - Số lượng các hợp đồng xây lắp mà Công ty thắng thầu Về nhu cầu xây lắp: giai đoạn 2002-2006 có những biến động lớn về giá cả vật liệu xây dựng, giá cả vật liệu xây dựng có xu hướng gia tăng trong mấy năm gần đây. Đặc biệt là giá thép và giá xi măng. Đây là 2 loại vật liệu chủ yếu dùng trong thi công xây lắp mọi công trình xây dựng. Riêng trong năm 2006 giá thành của mỗi tấn xi măng của Công ty sản xuất ra tăng bình quân 34.000 đồng đó là do các nguyên nhân: giá xăng tăng 19%, dầu MFO tăng 7,5%, thạch cao tăng 17%, vỏ bao xi măng tăng 31%. Giá mỗi bao xi măng Công ty bán ra là 78.000 đồng/ bao so với giá thị trường thấp hơn từ 2000 đồng đến 3000 đồng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí xây lắp tăng làm cho nhu cầu xây dựng, cải tạo giảm. Đối với thép xây dựng cũng liên tục tăng từ 2002 đến 2006: năm 2002 giá của một tấn thép từ 6,7 đến 6,8 triệu đồng. Còn đến năm 2006 thì giá thép từ 7,8 đến 7,9 triệu đồng.Giá thép tăng cũng làm cho nhu cầu xây lắp giảm. Mặc dù thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động thất thường nhưng qua kết quả bán hàng ta thấy Công ty vẫn đảm bảo được mức tăng còn chưa ổn định. Số lượng các hợp đồng xây lắp mà công ty đạt được giữ tỉ trọng tương đối lớn trong doanh thu vật liệu xây dựng. Số lượng hợp đồng nhiều thì mức cung ứng vật liệu xây dựng từ các trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty cho thi công các công trình càng tăng, nên doanh thu cũng tăng. Từ đó ta thấy mối quan hệ giữa vật liệu xây dựng và khả năng thắng thầu của Công ty là mối quan hệ thuận, tức là khả năng thắng thầu của Công ty lớn thì số hợp đồng xây lắp cũng tăng dẫn tới tăng doanh thu vật liệu. 3.3. Kết quả kinh doanh xây lắp giai đoạn 2002-2006 Các hợp đồng xây lắp của công ty thực hiện một phần do Công ty tự mở rộng tham gia tranh thầu, phần lớn hợp đồng đạt được là do Bộ Thương Mại phân giao. Vì vậy kết quả kinh doanh xây lắp phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu kế hoach Bộ đề ra và số lượng các công trình Bộ phân cho. Sau đây là bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh xây lắp một số năm vừa qua. Bảng 9: Doanh thu xây lắp chia theo tính chất công trình Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Các công trình 2002 2003 2004 2005 2006 1 Công trình nhà ở 2.354 3.556 4.386 9.655 9.857 2 Công trình nhà kho 287 302 350 490 505 3 Công trình sửa chữa, cải tạo 9.302 10.751 11.807 29.474 29.735 4 Công trình cơ sở hạ tầng 34.437 54.253 71.681 63.258 63.100 5 Tổng giá trị xây lắp 46.380 68.880 88.224 102.877 109.937 Nguồn: Phòng kế hoạch Về giá trị tuyệt đối tổng giá trị xây lắp có mức tăng tương đối nhanh: năm 2003 tăng 22.500 tr.đồng so với năm 2002, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 19.344 tr. đồng, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14.653 tr.đồng, năm 2006 tăng so với 2005 là 7060 tr.đồng. Mức độ tăng giữa các năm khác nhau. Trong đó năm 2003 có mức tăng lớn nhất đó là: 22.500 tr.đồng so với năm 2002. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần đoàn kết làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Phần II. Thực trạng về tổ chức hoạt động quản trị Tài chính của công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. 1. Thực trạng hoạt động quản trị tài chính của công ty sau cổ phần. 1.1. Về mục tiêu quản trị tài chính Mục tiều tài chính quan trọng nhất của công ty là tối đa hoá lợi nhuận vì nếu thua lỗ công ty sẽ không thể bảo đảm mức chi trả cổ tức cho các cổ đông. Quy mô và mức gia tăng lợi nhuận thuần phản ánh tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận công ty cần duy trì và bảo vệ việc làm cho người lao động. Lợi nhuận là mục tiêu rất quan trọng vì nó là điều kiện cần để tạo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công ty được cho là làm ăn có hiệu quả thì trước hết phải có lãi hay lợi nhuận . Nhưng mục tiêu tài chính của công ty không chỉ là lợi nhuận vì những lý do sau: Lợi nhuận chỉ là một chỉ tiêu kế toán, là phần chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí. Trong kỳ hoạt động, bản thân chỉ tiêu lợi nhuận không cho ta biết công ty đã tiêu hao bao nhiêu nguồn lực để tạo ra một lượng lợi nhuận nào đó. Mặt khác nó cũng không cho thấy công ty đã đầu tư bao nhiều tài sản của nó trong kỳ, đồng thời cũng không phản ánh lượng tiền mặt ròng mà công ty thu về được sau 1 kỳ hoạt động. Lợi nhuận là phần thưởng cho sự gánh chịu rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động có tính rủi ro, rủi ro cao thì lợi nhuận có thể sẽ cao. Do đó, nếu theo đuổi lợi nhuận mà không xem xét đến yếu tố rủi ro thì có nghĩa nhà quản lý đang mạo hiểm vốn đầu tư của cổ đông. Lợi nhuận không thể hiện sự thoả mãn chi phí cơ hội của đồng vốn tham gia và vào hoạt động sản suất. Bất kỳ 1 thị trường tài chính nào cũng đều mang lại cho các nhà đầu tư trên thị trường 1 mức chi phí cơ hội của đồng vốn đầu tư nhất định. Bởi vậy, Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1 nên xem lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp. Không nên xem mục tiêu tài chính của doanh nghiệp chỉ là lợi nhuận. Và mục tiêu lợi nhuận phải tương thức với mức rủi ro của hoạt động kinh doanh . 1.2 Về việc tổ chức thực hiện chức năng quản trị tài chính- kế toán công ty. Chức năng: Tham mưu, giúp ban giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các mặt về công tác tài chính và hoạt động kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước và quy chế của công ty. Quyền hạn: Thừa lệnh của Giám đốc Công ty quản lý hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị trong toàn công ty; Quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong Công ty, và bên ngoài để thực hiện công tác tài chính; Kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ quan, đơn vị của Công ty về việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc tài chính. Mối quan hệ: Chịu sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của ban Giám đốc Công ty; Quan hệ hiệp đồng với các phòng ban trong công ty cùng thực hiện nhiệm vụ; Quan hệ với các đơn vị trong công ty là mối quan hệ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ kế toán tài chính.. Nhiệm vụ: Tham gia, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp; Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, quản lý tốt các khoản công nợ và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận , trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc phân tích tài chính. Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính; Xây dựng các quy chế quản lý tài chính: quản lý quỹ tiền mặt, quản lý tài sản…..hướng dẫn các bộ phận trong toàn công ty thực hiện. Tổ chức công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn nghề nghiệp cho nhân viên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời quản lý sử dụng tốt đội ngũ nhân viên kế toán. Số lượng nhân viên tại phòng tài chính kế toán gồm có 10 người, mỗi người phụ trách một khâu với các nhiệm vụ sau: - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát mọi việc trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận chấp hành các quy định, chế độ kế toán mà Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người trực tiếp cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc và cơ quan chủ quản. - Phó phòng kế toán: Giúp việc cho kế toán trưởng cùng tổ chức và điều hành công tác kế toán tại công ty - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà các cán bộ công nhân viên hoàn ứng báo cáo quyết toán của bộ phận văn phòng công ty, tập hợp các nhật ký, bảng kê của các kế toán để lên báo cáo quyết toán của bộ phận văn phòng công ty, tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các nghành hàng - Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu, chi về tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng, làm thủ tục cho vay, giúp lãnh đạo phòng ban trong việc theo dõi trả nợ đúng hạn, đúng cam kết trong khế ước vay nhân hàng - Kế toán kho: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kịp thời tình trạng nhập, xuất và tồn kho từng loại vật tư hàng hoá trên cơ sở giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua bán hàng -Kế toán thanh toán nội bộ: Theo dõi việc mua và bán hàng, đối chiếu với các đơn vị cơ sở trực thuộc về tình hình vay vốn và hoàn trả vốn cho công ty, phân bổ các khoản chi phí cho đơn vị trực thuộc. - Bộ phận kiểm tra kế toán: Kiểm tra tính hợp pháp của hệ thống chứng từ về việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ phận này hoạt động như là một bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ chấn chỉnh công tác kế toán trong đơn vị. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán với các đơn vị bên ngoài và theo dõi các khoản thanh toán với mọi bộ phận trong công ty. - Kế toán TSCĐ và CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và CCDC, đồng thời còn theo dõi các khoản trích khấu hao của các TSCĐ và việc phân bổ chi phí sử dụng CCDC trong đơn vị - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tiền mặt tại quỹ cụ thể: làm nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu và phiếu chi - Kế toán tại các đơn vị, xí nghiệp, nhà máy trực thuộc công ty: Bao gồm trưởng bộ phận kế toán và các phần hành. 1.3. Về tình hình công khai hoá tài chính. Quản trị công ty cần phải là một hình thức văn hoá kinh doanh. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, các cán bộ cao cấp của công ty trước cổ đông và những người có quyền lợi có liên quan đến công ty, chức năng lãnh đạo và giám sát có hiệu quả do các thành viên Hội đồng quản trị chuyên nghiệp thực hiện cũng như cơ chế công bố thông tin kịp thời và chính xác tới người đầu tư và thị trường cần được thấm nhuần và được thể chế hoá như là các chuẩn mực và giá trị được tuân thủ bởi các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, hiện nay vẫn rất khó tiếp cận với thông tin liên quan đến tình hình tài chính của công ty. Mọi thành viên trong công ty vẫn đang quen với hiện tượng “ số liệu tài chính kế toán là thông tin bất khả lộ, chỉ phòng tài chính kế toán và ban giám đốc mới được quyền biết” 2. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1. 2.1 Khả năng thanh toán Tỉ số thanh toán hiện hành (CR) và tỉ số thanh toán nhanh(QR) phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ lưu động hay nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ. Ta xét bảng sau: Bảng 10: Các tỉ số thanh toán Đơn vị tính:Trđ Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tài sản lưu động 136.532 133.641 135.752 138.143 140.351 Nợ ngắn hạn 75.760 74.764 78.943 86.273 89.768 Hàng tồn kho 75.134 75.113 78.214 85.927 85.137 CR 1,802 1,788 1,72 1,601 1,563 QR 0,81 0,783 0,729 0,605 0,615 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Hệ số thanh toán hiện thời(CR)= Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của công ty. Còn hệ số thanh toán nhanh(QR)= (tài sản lưu động- hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn. Hay còn gọi là hệ số thử 1, là một cách tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính xác hơn so với hệ số thanh toán hiện thời bởi vì tính thanh khoản nhanh. Nhìn vào bảng tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán hiện thời có xu hướng giảm. Năm có hệ số thanh toán hiện thời lớn nhất là năm 2002 và năm có hệ số này thấp nhất là năm 2006. Tỉ số thanh toán thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ lưu động của công ty càng thấp và ngược lại.Nếu tỉ số thanh toán cao quá sẽ giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung. QR năm 2002 là 0,81 và liên tục giảm những năm sau đó. Năm 2006 có tăng nhưng không đáng kể. Theo các chuyên gia tài chính thì doanh nghiệp nên duy trì CR=2 và tỉ số thanh toán nhanh QR=1 là tốt. Do vậy, xu hướng giảm của CR và QR của công ty là không tốt. Do vậy, công ty cần có biện pháp để duy trì khả năng thanh toán ở mức cần thiết. Dưới đây là bảng xu hướng biến động của hệ số nợ . Biểu đồ 1: Sự biến động của hệ số nợ Vậy, Hệ số nợ CR và QR đều có xu hướng giảm. Chứng tỏ, trong những năm gần đây khả năng thanh toán nợ của công ty ngày càng giảm đi. 2.2. Tình hình sử dụng vốn và tài sản 2.2.1.Tình hình sử dụng vốn kinh doanh Để đánh gía tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty chúng ta xem xét bảng tổng hợp sau: Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Đvt Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 Doan thu trđ 238.077 225.352 268.667 301.000 304.050 Lợi nhuận trđ 18.880 22.489 44.083 35.574 38.095 Vốn bình quân trđ 198.720 196.212 206.558 213.223 225.164 Sức sản xuất của vốn trđ 1,19 1,15 1,3 1,41 1,35 D.lợi/ 1.000.000 vốn trđ 0,095 0,0115 0,213 0,167 0,169 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán Từ bảng tổng hợp trên ta có những nhận xét sau: Sức sản xuất của đồng vốn được tính = DT/ vốn BQ. Có nghĩa cứ 1tr đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu triệu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2005 có sức sản xuất vốn lớn nhất hay 1,41. Có nghiã là trong năm 2005, cứ 1tr vốn bỏ ra thì thu được 1,41 triệu đồng.. Năm 2003 có mức sản xuất vốn thấp nhất , cứ 1tr đồng vốn bỏ ra chỉ thu được 1,15 triệu đồng . Và nó đã tăng đều 2 năm tiếp theo, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty đang ở mức trung bình, công ty chưa khai thác tối đa được sức sản xuất của vốn. Chỉ tiêu doanh lợi trên 1 triệu đồng vốn kinh doanh của Công ty cũng ở mức trung bình: Mức sinh lời trên đồng vốn cao nhất vào năm 2004 là 0,213 . Có nghĩa là cứ 1tr đồng vốn bỏ ra thu được 0,213 trđ lợi nhuận. Nhưng nó lại giảm vào năm 2005 là 0,167 và tăng rất ít năm 2006 là 0,169. Năm có mức doanh lợi thấp nhất là năm 2002là 0,095 nhưng nó tăng đều vào các năm sau đó. Để thấy rõ hơn về xu hướng về sự biến động về sức sản xuất và doanh lơi/ vốn ta có bảng sau: Biểu đồ 2: Sự biến động sức sản xuất và doanh lợi /vốn Như vậy, Sức sản xuất vốn kinh doanh của Công ty bình thường, mức lợi nhuận do vốn sinh ra chưa cao và tốc độ tăng chỉ tiêu này còn chưa ổn định. Do vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng chưa được cao. 2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định chiếm một tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm cũng như chất lượng của nó trong mỗi công ty. Do vậy quản lý, sử dụng tài sản cố định tốt là chìa khoá tốt giúp cho công ty có thể thành công trên thương trường Bảng12 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Đơn vị tính: trđ Chỉ tiêu Đvt 2002 2003 2004 2005 2006 Doan thu Trđ 238.077 225.352 268.667 301.000 304.170 Lợi nhuận trđ 18.880 22.489 44.083 35.574 38.095 TSCĐbình quân trđ 62.188 62.571 70.806 75.080 81.214 Sức sản xuất của TSCĐ trđ 3,828 3,601 3,794 4,009 3,745 Sức sinh lời 1 trđồng TSCĐ trđ 0,303 0,359 0,622 0,473 0,469 Suất hao phí TSCĐ trđ 0,216 0,277 0,263 0,249 0,267 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán Từ bảng số liệu trên ta có các nhận xét sau: Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của công ty ở mức độ khá cao. Năm 2005 có sức sản xuất cao nhất là 4,009, có nghĩa là cứ 1trđ TSCĐ năm 2005 tạo ra 4,009 trđ doanh thu. Nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 3,745. . Sức sản xuất năm 2002 là 3,828, nhưng 2 năm sau đó lại giảm tương ứng là 3,601 và3,794. Vậy,ta thấy sức sản xuất TSCĐ của công ty ở mức khá nhưng có biến động không đều qua các năm. Sự biến động không ổn định chỉ tiêu sức sản xuất kéo theo chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cũng không ổn định, cứ 1trđ TSCĐ bỏ ra năm 2002 thu được 0,303 trđ lợi nhuận. Và nó đã tăng lên ở những năm tiếp theo. Năm có sức sinh lời lớn nhất là năm 2004 là 0,622. Xét chỉ tiêu hao phí TSCĐ cho thấy giữa chỉ tiêu này với 2 chỉ tiêu trên có mối quan hệ với nhau: năm có hao phí TSCĐ thấp sẽ có tỉ suất sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ cao. Năm 2002,.có suất hao phí thấp nhưng sức sản xuất và sức sinh lời vẫn cao. Năm 2003 có suất hao phí lớn nhất là 0,277. Như vậy, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ ở mức trên trung bình. Tình trạng này đã xảy ra ở các chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu sức sản xuất của vốn đồng thời chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ của Công ty lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty chưa được hoàn thiện. Đê thấy rõ xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính trên ta có các biểu sau: Biểu đồ 3: Sức sản xuất tài sản cố định Biểu đồ 4: Sức sinh lời TSCĐ Biểu đồ 5: Suất hao phí TSCĐ 2.2.3. Tình hình sử dụng TSLĐ. Tài sản lưu động là bộ phận thứ 2 tạo nên toàn bộ nguồn vốn của công ty. Để xem xét tình hình sử dụng tài sản lưu động công ty chúng ta xét bảng tổng hợp sau: Bảng 13: Tình hình sử dụng tài sản lưu động của Công ty Đơn vị tình: trđ Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 Doan thu Trđ 238.077 225.352 268.667 301.000 304.170 Lợi nhuận Trđ 18.880 22.489 44.083 35.574 38.095 TSLĐBQ Trđ 136.532 133.641 135.752 138.143 140.351 Mức sinh lời TSLĐ Trđ 0,138 0,168 0,324 0,257 0,271 Số vòng quay TSLĐ Lần 1,743 1,686 1,979 2,178 2,167 Thời gian luân chuyển Ngày 206,540 213,523 181,910 165,289 166,128 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ trđ 0,573 0,593 0,505 0,459 0,461 Nguồn: phòng tài chính- kế toán Nhìn vào bảng trên ta thấy: Mức sinh lời của TSLĐ ở mức trung bình. Năm có mức sinh lời lớn nhất là năm 2004 là 0,324 tức là cứ 1 trđ TSLĐ bình quân bỏ ra thu được 0,324 trđ lợi nhuận. Nhưng nó lại giảm suống 2 năm sau đó tương ứng là 0,257 và 0,271. Mức sinh lời củaaTSLĐ biến động trong 5 năm cho thấy tình hình sử dụng TSLĐ của công ty còn chưa có hiệu quả. Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động của Công ty ở mức độ thấp. Năm có số vòng quay thấp nhất là năm 2003 là 1,686 lần. Còn năm có số vòng quay lớn nhất là năm 2005 là 2,178 lần. Số vòng quay TSLĐ có xu hướng tăng cho thấy dấu hiệu tốt trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay, chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSLĐ có xu hướng biến động ngược lại, nó cho biết 1 trđ TSLĐ tạo ra Chỉ tiêu thời gian luân chuyển của TSLĐ= 360 ngày/ chỉ tiêu số vòng quay của TSLĐ. Do vậy, nó có sự biến động với cùng chiều với số vòng quay của TSLĐ. Để vốn lưu động quay được 1 vòng trong năm thì năm 2002 cần 206,540 ngày. Năm 2003 cần 213,523 nhưng nó có xu hướng giảm so với những năm sau đó.Xu hướng giảm của thời gian luân chuyển TSLĐ phản ánh dấu hiệu tốt trong công tác thực hiện huy động vốn cũng như thu hồi vốn, quoay vòng vốn lưu động của công ty. 2.3. Mức độ sử dụng vốn nợ trong cơ cấu vốn và khả năng sinh lời. Quan sát hệ số nợ cho phép chúng ta đánh giá khả năng tự đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số nợ phản ánh số vốn nợ có trong 1 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng cao thì khả năng tự tài trợ vốn của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại. Hơn nữa mức độ sử dụng vốn nợ càng cao thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao. Sự tồn tại của vốn nợ trong cơ cấu vốn sẽ làm phát sinh chi phí trả lãi cố định hàng kỳ và chi phí trả lãi sẽ làm gia tăng mức độ dao động của thu nhập sau thuế. Chỉ tiêu ROA cho biết khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Chỉ tiêu ROE cho biết khả năng sinh lời trên một đòng vốn chủ sở hữu. Đây là 2 hệ số được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả chung của công ty trong việc quản lý chung các khoản đầu tư vào tài sản và khả năng tạo ra doanh thu cho các cổ đông. Bảng14 : Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính Chỉ tiêu ĐV 2002 2003 2004 2005 2006 DT thuần Tr.đồng 238.077 225.352 268.667 301.000 304.050 LNST Tr.động 18.880 22.489 44.083 35.574 38.095 Tổng TS Tr.đông 198.720 196.212 206.558 213.223 219.782 VCSH Tr.đồng 105.267 105.350 108.973 110.210 120.356 Vốn nợ Tr.đồng 93.453 90.862 97.585 103.013 104.808 ROA % 9,5 11,46 21,34 16,68 17,33 ROE % 17,93 21,34 40,45 32,27 31,65 Hệ số nợ 0,89 0,86 0,89 0,93 0,87 Nguồn: phòng tài chính kế toán. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2004 có ROA là 21,34% và ROE là 40,45%, là năm có 2 chỉ tiêu này cao nhất. Điều này thể hiện đây là một năm làm ăn hiệu quả nhất. Nhưng đến năm 2005,2006 thì 2 hệ số này lại giảm suống cụ thể là. Năm 2005 ROA là 16,68%, còn ROE là 32,27%. Năm 2006 có ROA cao hơn năm 2005 là 0,65% nhưng ROE lại thấp hơn 0,62%. Xét hệ số nợ trong 5 năm qua thì năm 2005 có hệ số nợ lớn nhất là 0,93%. Tức vốn nợ của công ty tăng lên so với vốn chủ sở hữu. Còn năm có hệ số nợ thấp nhất là năm 2003 là 0,86% nhưng đã tăng liên tục những năm sau đó. Điều này chứng tỏ khả năng tự tài trợ nợ của công ty giảm là không tốt. Để xét một cách rõ ràng hơn về xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính này, ta xét bảng sau: Biểu đồ 6: Sự biến động xu hướng ROA, ROE Hệ sốnợ Nhìn vào bảng ta dễ dàng thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu ROA, ROE và hệ số nợ. Năm có ROA, ROE cao nhất là năm 2004. Điều này cũng cho thấy đây là năm công ty làm ăn tốt nhất do công ty có được nhiều hợp đồng lớn và kinh doanh có hiệu quả tại năm tài chính này. Và xu thế có sự thay đổi tương đối giữa các năm. Còn đường xu thế của hệ số nợ cho thấy sự thay đổi rất nhỏ trong cả 4 năm. 2.3. Đánh giá về hoạt động quản trị tài chính của công ty - Vấn đề nợ tồn đọng của quá trình cổ phần hoá chưa được xử lý dứt điểm. Nợ đọng trước khi cổ phần hoá ( nợ khó đòi tồn đọng nhiều năm, khó có khả năng thu hồi mặc dù con nợ vẫn tồn tại) nên doanh nghiệp sau cổ phần tiếp tục gặp khó khăn trong đòi nợ, trả nợ , trả lãi đối với khoản nợ khó đòi này . Đây cũng là 1 gánh nặng không nhỏ đối với công ty sau cổ phần hóa. - Quản lý vốn và tài sản nhà nước của công ty còn nhiều vướng mắc: Công ty sau cổ phần hoá vẫn tiếp tục giữ hộ nhà nước số tài sản không cần sử dụng (đã được công ty đề nghị là không đưa vào giá trị cổ phần hoá). Nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, điều đó vừa không rõ ràng trong quản lý tài sản, vừa dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý đối với tài sản. đồng thời công ty vẫn tiếp tục khai thác số tài sản này mặc dù là không phải của mình. Do chưa có quyết định rõ ràng, cụ thể, hợp lý quyền lợi và trách nhiệm của người đại diện hoặc kiêm nhiệm quản lý cổ phần nhà nước trong công ty. Thẩm quyền và phương hướng xử lý việc bán bớt hay tăng thêm cổ phần nhà nước trong công ty chưa đủ rõ ràng và hiệu lực. Thực tế, gây khó khăn trong việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty. - Việc huy động vốn, vay vốn từ ngân hàng của công ty cũng còn nhiều khó khăn. Theo quy định thì doanh nghiệp cổ phần hoá được vay vốn như doanh nghiệp nhà nước. Nhưng trên thực tế chỉ những công ty có cổ phần chi phối mới được hưởng những ưu đãi như vậy. Còn công ty cổ phần đầu tư thương mại xây lắp 1( là công ty không có cổ phần chi phối do tỷ lệ cổ phần của nhà nước chỉ 10% ). Phải thế chấp khi vay vốn, trong khi doanh nghiệp nhà nước có thể vẫn được tín chấp. Các ngân hàng thương mại không thực hiện cơ chế đối với công ty giống như khi vẫn còn là doanh nghiệp nhà nước. Trong khi Chính phủ quy định quyền vay vốn của doanh nghiệp cổ phần hoá, thì về phía ngân hàng lại quy định những doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước mới được áp dụng. - Nhà quản lý chức năng và giám đốc điều hành tuy có trình độ kỹ thuật, chuyên môn tốt nhưng thiếu kiến thức về tài chính, kế toán. Do đó , khả năng tham gia quản lý tình hình tài chính của họ bị hạn chế. Thông tin tài chính- kế toán ít được sử dụng trong quá trình ra các quyết định quản lý. Các quyết định quản lý thường dựa vào cảm tính của nhà quản trị và dựa trên cơ sở định lượng. Cho nên, cần phải trang bị kiến thức quản trị tài chính và kế toán quản trị cho các nhà quản lý cấp trung trong công ty thông qua các khoá huấn luyện ngắn hạn. Khi đề bạt giám đốc điều hành cần chú trọng những người có chuyên môn tài chính- kế toán. Kết luận: Hoạt động QTTC trong công ty có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng đến việc bảo tồn vốn và tăng lợi ích tài chính lâu dài của các nhà đầu tư trên thị trường. Loại hình công ty cổ phần có cơ cấu sử hữu hỗn hợp hình thành từ quá trình cổ phần hoá 1 bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Sau khi cổ phần hóa, quy mô hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể nhưng hiệu quả sản xuất có xu hướng chưa ổn định. Ngoài ra, tình hình tài chính vẫn không vững mạnh d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31967.doc
Tài liệu liên quan