Tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương: ... Ebook Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
2
Danh mục chữ viết tắt
5
Lời mở đầu
6
Chương I. Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
8
I. Giới thiệu chung Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
8
1. Giới thiệu chung.
8
2. Nhân sự.
11
3. Sơ đồ tổ chức.
13
4. Sản phẩm và thị trường
14
II. Đánh giá kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008
15
III. Quá trình hình thành Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO trên thế giới và nước ta.
16
IV. Sự cần thiết tổ chức hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty.
17
Chương II. Thực trạng tổ chức Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
20
I. Các nhân tố tác động chất lượng sản phẩm.
20
1. Nhân tố bên ngoài.
20
1.1 Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm.
20
1.2 Trình độ phát triển của khoa học - công nghệ.
21
1.3 Vai trò quản lí kinh tế vĩ mô.
21
1.4 Cơ chế quản lí kinh tế.
22
2. Nhân tố bên trong
23
1. Con người (Men)
23
2. Máy móc (Machine)
24
3. Phương pháp ( Method)
25
4. Nguyên vật liệu (Material)
26
II. Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
26
1. Quá trình xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng ISO tại Công ty.
26
1.1. Nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn ISO và lựa chọn nhà tư vấn
26
1.2. Xây dựng nội dung.
27
1.3. Tổ chức đánh giá, đăng kí hồ sơ và cấp chứng chỉ.
28
2. Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
32
3. Vận hành Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
51
III. Đánh giá Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
57
1. Thành tích đạt được
57
2. Hạn chế và nguyên nhân
59
Chương III. Một số giải pháp nhằn hoàn thiện Hệ thống quản lí định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
61
I. Định hướng phát triển trong 5 năm tới
61
1. Định hướng chung.
61
2. Định hướng về quản trị chất lượng
64
3. Các mục tiêu cần đạt được
66
II. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
67
1. Bộ máy quản trị.
67
2. Phát triển nguồn nhân lực.
68
3. Đầu tư nâng cấp máy móc, nhà xưởng.
70
4. Hoàn thiện quản trị sản xuất.
71
5. Hoàn thiện hệ thống xử lí khứu nại.
72
III.Kiến nghị.
74
1. Kiến nghị với Nhà nước
74
2. Kiến nghị với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
75
Kết luận
76
Nhận xét của cở sở thực tập
78
Nhận xét của giáo viên
79
Tài liệu tham khảo
80
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PGĐ: Phó Giám đốc
KH: Kế hoạch
VT: Vật tư
PX: Phân xưởng
CKLR: Cơ khí lắp ráp
GHR: Gò - Hàn - Rèn
KD: Kinh doanh
TCKT: Tài chính kế toán
TKCN: Thiết kế công nghệ
KTCĐ: Kỹ thuật cơ điện
TCLĐ: Tổ chức lao động
QLCL: Quản lí chất lượng
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
KCS: Kiểm tra chất lượng
SX: Sản xuất
ISO: International Organization for Standarization
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng nền kinh tế hội nhập là tất yếu, hàng hóa các nước thông thương nó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Đến nay, sau hơn 2 năm là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nền kinh tế nước ta có bước chuyển biến đáng kể trên con đường xây dưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó sự cạnh tranh ngày càng mạnh, xu hướng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng các doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, điều đó thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng phương pháp quản trị, hệ thống quản trị định hướng chất lượng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và các yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Trong sản xuất, sinh hoạt nhu cầu cấp và tiêu nước vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội. Việc thiết kế chế tạo các loại bơm đáp ứng nhu cầu trên là hết sức cần thiết.
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã có gần 50 năn kinh nghiệm trong việc thiết kế chế tạo cung cấp các loại bơm. Là một trong công ty hàng đầu Vịêt Nam chế tạo sản xuất các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp… phục vụ nhu cầu trong sản suất nông công nghiệp, nước sinh hoạt, giao thông vận tải, đóng tàu… Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và sử dụng. Các sản phẩm bơm của công ty có mặt hầu hết các trạm bơm lớn của quốc gia và khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú và anh chị trong Công ty. Em đã hiểu thêm nhiều điều và bổ xung thêm kiến thức đã học trong nhà trường. Là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, qua tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy em xin chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp:
“Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương”.
Em xin viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp này gồm các nội dung sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
Chương II: Thực trạng tổ chức Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
Chương III: Một số giải pháp nhằn hoàn thiện Hệ thống quản lí định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
Em trân trọng gửi lời cảm ơn tới nhà giáo – PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân và các cô chú anh chị trong Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Trong quá trình viết sẽ không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơm!
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG
I. Giới thiệu chung Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
1. Giới thiệu chung.
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương tiền thân là Công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp đã có trên 48 năm xây dựng và trưởng thành, là công ty hàng đầu Việt Nam về thiết kế chế tạo và bán các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước… phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, cấp nước sinh hoạt, tàu biển…. Sản phẩm của công ty được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, thao tác vận hành thuận tiện, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
Công ty có dây truyền công nghệ kép kín từ khâu đầu: Thiết kế, Tạo phôi đúc, Gò – Hàn – Rèn, Gia công cơ khí, Lắp ráp, Thử nghiệm, Nhập kho, Bán hàng. Công ty đầu tư các trang bị những thiết bị hiện đại như: Hệ thống máy tính cho quản lí và thiết kế, lò điện trung tần để nấu luyện kim loại, lò sấy khuôn thao dùng khí gas, máy phân tích nhanh, hàng trăm thiết bị gia công cơ khí, hệ thống sơn tĩnh điện, hệ thống thiết bị đo kiểm gia công và thông số kỹ thuật sản phẩm trước khi suất xưởng.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, cùng sự phát triển của doanh nghiệp Công ty đã sớm áp dụng các phương pháp quản lí hiện đại vào sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt cuối năm 2002, Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương vinh dự được tổ chức BVQI tại Việt Nam đánh giá có Hệ thống quản trị chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nó là mốc son trong công cuộc xây dựng và trưởng thành và điều đó làm cho sản phẩm của Công ty được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Ngoài ra trong chế tạo và sản xuất Công ty áp dụng các tiêu chuẩn phổ của thế giới, cũng như các tiêu chuẩn cơ sơ do Công ty xây dựng.
Công ty đã liên doanh với các tập đoàn lớn như EBARA( Nhật Bản ), AVK( Đan Mạch ) để sản xuất bơm, van nước chất lượng cao, đã được tổ chức Quốc tế BVQI đánh giá chứng nhận Hệ thống Quản lí Chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lí Môi trường phù hợp Tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Công ty đã giành được phần thưởng cao quý của nhà nước và giải thưởng ghi nhận sự đóng góp như: Huân trương Độc lập hạng Ba; Huân trương Lao động Nhất, Nhì, Ba; Cúp vàng Thương hiệu Việt; Giải thưởng Sao Vàng đất Việt… và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Thông tin cơ bản về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương:
+ Tên công ty: Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
+ Giấy đăng kí kinh doanh số 0403000144 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp ngày 07/12/2007.
+ Vốn điều lệ: 17.143.300.000 đồng.
+ Tên giao dịch tiếng Anh: HAIDUONG PUMP MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY ( HPMC)
+ Trụ sở: Số 37 Đường Hồ Chí Minh - Thành phố Hải Dương - Hải Dương
+ Điện thoại: (0320) 3853 594/ 3858 658/ 3852 314
+ Fax: 0320.3858 606
+ Tàì khoản số:
- 102.010.000.350.967 tại Ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương
- 460.100.000.12594 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Dương
+ Mã số thuế: 0800287016
+ Email: hpchd@.vnn.vn
+ Website:
+ Chi nhánh Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương tại TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 9C - Quốc lộ 22 - Phường Trung Mỹ Tây - Quận 12 – TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 08.4474.858 Fax : 08.4474.859
+ Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước và sản phẩm khác.
Kinh doanh nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van và các sản phẩm khác của công ty.
Kinh doanh ngành nghề khác phù hợp với quy định phát luật.
Công ty chế tạo bơm Hải Dương thành lập ngày 1/8/1960 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương theo QĐ số 07/2004/ QĐ – BCN ngày 12/1/2004. Với vốn điều lệ 17 143 300 000 đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu nhà nước là 51% tương đương 87.431cổ phiếu và tỷ lệ bán cho người lao động là 49% tương đương 84.000 cổ phiếu. Trị giá mỗi cổ phiếu 100.000 đồng.
Quyết định số 1759/QĐ – BTC ngày 25/9/2007 về việc chuyển giao quyền quản lí cổ phần vốn nhà nước của Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương cho Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Điện Cơ Hà Nội thuộc Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam.
Ngày 28/7/2006 theo giấy chứng nhận đăng kí giao dịch cổ phiếu số 13/TTGDCKHN – ĐKGD của giám đốc Trung tâm giao dịc chứng khoán Hà Nội. Công ty chính thức được đăng kí giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 28/7/2006 với mã chứng khoán CTB.
Ngày 27/9/2006 Công ty được cấp giấy chứng nhận lưu kí chứng khoán số 06/2006/GCNCP – TTLK do giám đốc trung tâm lưu kí thuộc Uỷ ban chứng khoán. Với:
Tên: Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
Mã chứng khoán: CTB
Mệnh giá: 10.000 đồng
Loại chứng khoán: Cổ phiếu thường
Số lượng lưu kí: 1.714.330 cổ phiếu.
Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Chế tạo bơm Hải Dương là thiết kế chế tạo và lắp đặt các loại bơm van nước phục vụ cấp thoát nước trong sản xuất công - nông - dịch vụ.
2. Nhân sự
Qua các thời kì xây dựng và phát triển có lúc số công nhân viên tại Công ty đã lên tới hơn 1000 người. Sau khi cổ phần hoá với việc sắp xếp lại bộ máy và áp dụng các phương pháp quản lí định hướng chất lượng nên Công ty đã tiến hành tinh giảm biên chế và cơ cấu lại lượng lao động. Nên tính tới tháng 1/2009 tổng số công nhân viên tại Công ty là 344 người. Nhưng người lao động trực tiếp tại Công ty đều được đào tạo qua các trường chung cấp dạy nghề chuyên nghiệp các ngành: Cơ khí, Điện, Luyện kim, … Và có trình độ trung bình bậc 4/7. Công ty có đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học kỹ thuật Thái Nguyên… với trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu thiết kế và tổ chức sản xuất. Cụ thể:
+ Nếu chia theo lĩnh vực thì:
- Lĩnh vực sản xuất có 324 người ( Cán bộ chuyên môn 65 người ).
- Lĩnh vực kinh doanh có 20 người ( Cán bộ chuyên môm 10 người ).
+ Nếu chia theo cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên gồm:
- Số đại học, cao đẳng 68 người.
- Số công nhân lành nghề 256 người.
- Số lao động phổ thông 20 người.
+ Nếu chia theo độ tuổi:
- Độ tuổi từ 18 – 25: 31 người
- Độ tuổi từ 25 – 35: 78 người
- Độ tuổi từ 35 – 45: 132 người
- Độ tuổi từ 45 – 60: 103 người
Nhìn chung Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương có lực lượng lao động có tay nghề, những công nhân có tham niên công tác, kinh nghiệm trong việc chế tạo và lắp đặt sữa chữa các loại bơm. Công ty luôn chú trong xây dựng đội ngũ lao động trẻ kế cận nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Công ty trong tương lai.
3. Sơ đồ tổ chức:
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
4. Sản phẩm và thị trường.
Để phục vụ nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất công – nông – lâm nghiệp cũng như đời sống xã hội Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã thiết kế và chế tạo sản xuất các loại bơm van quạt công nghiệp. Cụ thể:
+ Các loại máy bơm dùng tưới tiêu trong nông nghiệp, cấp thoát nước thuỷ lợi, bơm cấp thoát nước cho khu dân cư, dùng trong dây truyền công nghiệp và cấp thoát nước trong khai thác mỏ… Với lưu lượng từ 5 m3/h đến 20.000m3/h, cột áp 350 m.
+ Các loại van có đường kính danh nghĩa từ ø 50 mm – ø 600 mm, áp suất danh nghĩa 16 bar.
+ Các loại quạt công nghiệp có lưu lượng đến 80.000 m3/h, áp suất đến 16.000 mmH2O
Sản phẩm của Công ty đã có mặt các vùng miền trên toàn quốc, Công ty chia thị trường nội địa thành ba khu vực:
+ Khu vực miềm Bắc: Công ty đã xây dựng hệ thống đại lí uỷ quyền bán các sản phẩm tại một số tỉnh, cùng với đó Công ty cũng xây dựng môt của hàng bán sản phẩm trực tiếp tại Công ty. Phòng kinh doanh theo dõi tình hình tiêu thụ và lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
+ Khu vực miền Trung : Tại một số tỉnh như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam … Công ty đã có đại lí uỷ quyền bán các sản phẩm. Sản phẩm của Công ty đã có được thị phần khá tại thị trường này, Công ty luôn chú trọng xây dựng hệ thống phân phối tại đây.
+ Khu vực miền Nam và Tây Nguyên: Công ty đã thành lập một chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh có nhiệm vụ phát triển và tiêu thụ các sản phẩn khu vực thị trường này. Đây là thị trường tiềm năng và nhu cầu bơm phục vụ sinh hoạt và sản xuất rất lớn.
Ngoài ra sản phẩm của Công ty được xuất khẩu đi một số nước, Công ty đã cung cấp bơm cho các dự án phát triển Nông nghiệp của Lào, Campuchia. Sản phẩm của Công ty được đánh giá cao chất lượng, dễ vận hành.
II. Đánh giá kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008
Qua tìm hiểu tình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Nhìn chung doanh thu và lợi nhuận qua các năm có xu hướng tăng, Tổng tài sản của Công ty tăng nhưng đồng thời khoản nợ cũng tăng theo. Lượng vốn lưu động dao động khoảng trên 50% so với tổng tài sản.
Bảng 1.1 Tóm tắt số liệu tài chính đã được kiểm toán giai đoạn 2005 – 2008
Đơn vị: 1000VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
41.941.652
59.232.435
59.424.725
62.782.808
2
Tổng nợ phải trả
22.136.138
36.733.038
32.326.072
34.687.32
3
Vốn lưu động
24.353.606
36.518.455
31.767.380
36.556.770
4
Nợ ngắn hạn
17.717.498
31.982.187
29.874.702
32.336.526
5
Tổng doanh thu
39.570.994
50.749.140
53.758.797
66.213.784
6
Lợi nhuận trước thuế
4.059.986
6.155.816
6.269.923
6.476.355
7
Lợi nhuận sau thuế
4.059.986
5.294.001
5.392.133
6.030.573
8
Cổ phần lưu hành
1.714.330
1.714.330
1.714.330
1.714.330
9
Thu nhập cổ phần
2,368
3,088
3,145
3,518
Nguồn: Báo cáo kiểm toán các năm 2005→2008
Tổng tài sản của Công ty được tăng đều đặn qua các năm, do Công ty đang đầu tư vào dây chuyền đúc công nghệ Furan (Đài Loan) ở cơ sở 2, cộng với lượng hàng tồn kho lớn.
Nợ phải trả qua các năm gần đây có xu hướng tăng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn - phải trả người bán.
Hình 1.2 Biểu đồ doanh thu- lợi nhuận sau thuế
Từ đồ thị ta thấy doanh thu - lợi nhuận sau thuế trung bình năm sau tăng so với năm trước khoảng 10% đến 14%. Qua biểu đồ ta thấy chi phí chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh thu.
Thuế phải nộp nhà nước là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh. Do vậy hằng năm Công ty luôn luôn nộp đầy đủ theo quy định của nhà nước.
III. Quá trình hình thành phát triển Hệ thống quản trị định hướng theo bộ tiêu chuẩn ISO trên thế giới và nước ta.
Những năm đầu của thế kỷ 20 lần đầu tiên khái niệm kiển tra chất lượng được biến đến, sau thế chiến thứ hai nền kinh tế thế giới đánh dấu sự xuất hiện của lượng cung lớn hơn cầu nó đã buộc nhà sản xuất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Từ đó xuất hiện khái niệm quản trị chất lượng đồng bộ.
Đến năm 1947, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế được thành lập – ISO. Là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ. ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật có nhiệm vụ ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trên thế giới có khoảng trên 200 nước tham gia.
Vào năm 1979, Viện Tiêu chẩn Anh ban hành các tiêu chuẩn BS 4778 về thuật ngữ đảm bảo chất lượng, BS 4891 về hướng dẫn đảm bảo chất lượng và BS5750 – chính là các tiêu chuẩn tền thân của bộ tiêu chuẩn ISO sau này.
Năm 1987 bộ ISO 9000 được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế - ISO công bố. Năm 1992 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được soát xét lần đầu, năm 1994 chỉnh lí và bổ xung lần hai (ISO 9000:1994) và năm 1996 ban hành Hệ thống bảo vệ môi trường ISO 14001. Ngày 15.12.2000 ban hành Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000.
Việt Nam là thành viên của ISO từ năm 1977 và là thành viên thứ 72. Năm 1996 Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành của tổ chức ISO.
Hiện nay việc áp dụng Hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn ISO có thể được coi là giấy thông hành để doanh nghiệp tham gia thị trường. Chính vì vậy mà bộ tiêu chuẩn này đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
IV. Sự cần thiết tổ chức Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty.
Cùng vời sự phát triển nền kinh tế là sự hội nhập mở rộng thị trường, nó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt liên quan trực tiếp sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do vậy nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nhiệp phải gắn liền với nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó tạo điều kiện cho doanh nhiệp chiếm lĩnh mở rộng thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa sản phẩm và doanh nghiệp sẽ có thương hiệu.
Khi doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào sản xuất kinh doanh, nó tạo cơ sở tin cậy cho khách hàng khi quyết định mua sản phẩm. Nó chứng minh mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được kiểm soát. Hệ thống quản trị chất lượng cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu quả quá trình, các thông số về sản phẩm không ngừng cải tiến nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Một trong triết lí của bộ tiêu chuẩn ISO là làm đúng ngay tư đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ. Chính vì vậy làm giảm sản phẩm sai hỏng, giảm sự lãng phí thời gian và nguyên vật liệu, tiết kiệm được chi phí nguồn nhân lực và kiểm tra. Làm cho doanh nghiệp có chi phí kinh doanh hợp lí, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Với những ưu điểm đó, năm 2002 Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dưong đã xây dựng thành công Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đến nay công ty vẫn duy trì và áp dụng hai tiêu chuẩn trên vào sản xuất tại Công ty.
Sau khi áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO Công ty đạt được một số thành tích đáng kế:
- Bộ máy quản trị của Công ty được sắp xếp lại cho phù hợp, nó giảm được chi phí, nâng cao hiệu quản bộ máy quản lí.
- Các phân xưởng được cải tổ nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Từ đó giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành tạo điều kiện cho cạnh tranh.
- Tỷ lệ sản phẩm không phù hợp giảm. Các thủ tục và các bước công việc hành chính đã sắp xếp lại tránh gây phiền hà và mất thời gian.
- Sản phẩm của Công ty được khách hàng đánh giá cao chất lượng, Công ty tham gia và trúng thầu một số dự án lớn của quốc gia trong các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn về cung cấp bơm HTĐ.
Tóm lại việc áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã nâng cao năng lực sản xuất và sự cạnh tranh của sản phẩm bơm van của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã đạt nhiều thành tích đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển, là một trong công ty cung cấp bơm van hàng đầu Việt Nam.
Chương II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG
I. Các nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm.
1. Nhân tố bên ngoài.
1.1 Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm
Nhu cầu và cầu về sản phẩm chất lượng luôn luôn hiện hữu trong các thời kì. Nó là nhân tố thúc đẩy quá trình quản trị chất lượng, là các căn cứ xác định các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể.
Khi nền kinh tế phát triển khách hàng có các yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Cầu của chất lượng sản phẩm thay đổi theo thời gian. Để đáp ứng được yêu cầu đó doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh tế - xã hội – chính trị - luật pháp mà doanh nghiệp hoạt động. Từ đó lập ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Càng ngày yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng cao. Do vậy doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu chất lượng phù hợp cầu thị trường là nhân tố góp phần tạo nên thành công.
Với những tác động đó Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã chủ động áp dụng phương pháp sản xuất khoa học, hệ thống quản lí chất lượng, các tiêu chuẩn chất lượng vào thiết kế và chế tạo các sản phẩm nhằm cho ra sản phẩm có chất lượng phù hợp nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của công ty đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.
1.2 Trình độ phát triển của khoa học - công nghệ.
Khoa học công nghệ phát triển là đòi hỏi khách quan chất lượng sản phẩm. Khoa học công nghệ thời kỳ nào tương ứng với chất lượng của thời kỳ đó. Nó góp phần làm tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Nó tạo ra sự quốc tế hoá chất lượng sản phẩm ngày một gia tăng. Do vậy các doanh nghiệp luôn có cơ hội hợp tác học hỏi kinh nghiệm.
Trong những năm qua khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nó mang lại cải tiến đáng kế cho sản xuất bơm van trên thế giới. Đề đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Công ty cổ phần chế tạo bơm tham gia hợp tác, liên doanh với các công ty sản xuất bơm van nổi tiếng trên thế giới như EBARA - Nhật Bản, Thompsom Killy&Lewis – Australia, AVK – Đan Mạch học hỏi kinh nghiệm công nghệ sản xuất. Chính điều đó tạo nền tảng cho Công ty áp dụng các phương pháp sản xuất mới làm giảm tỷ lệ sản phẩm không phù hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.3 Vai trò quản lí kinh tế vĩ mô.
Trong cơ chế kinh tế thị trường yếu tố quản lí vĩ mô của nhà nước hết sức quan trọng. Với những tiêu chuẩn và các quy chuẩn nó là cơ sở pháp lí cho quản lí chất lượng và chất lượng hàng hoá bán trên thị trường. Chính nhờ có sự quản lí nhà nước nên chất lượng hàng hoá được kiểm soát, tiêu chuẩn hoá.
Môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế đang lành mạnh hóa, đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, điều đó tạo ra những thuận lợi cho công tác quản trị chất lượng cuả Công ty. Song song với vai trò quản lí kinh tế vĩ mô thì những luật pháp về chất lượng sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị chất lượng tại Công ty. Luật quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa ra đời vào năm 2008 đã tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động quản trị chất lượng của Công ty. Luật đã tạo ra sự thống nhất trong cách thức tổ chức, hoạt động của hoạt động quản trị chất lượng tại Công ty. Như vậy, có thể thấy yếu tố cơ chế, chính sách quản lí của quốc gia đã mang lại nhiều thuận lợi nhất định cho hoạt động quản trị chất lượng tại Công ty.
Vai trò quản lí kinh tế vĩ mô là nhân tố định hướng chất lượng sản phẩm khi cung ứng ra thị trường. Các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn sẽ được ra nhập thị trường và được khách hàng chấp nhận. Chính vì điều này mà ngay từ ngày đầu thành lập nhà máy ban lãnh đạo áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc thiết kế chế tạo ra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn ban hành.
Công ty luôn tuân thủ các tiêu chuẩn trong thiết kế chế tạo, trong môi trường kinh doanh hiện nay việc áp dụng các tiêu chuẩn này không những là bắt buộc mà là yếu tố giúp đưa sản phẩm của Công ty ra thị trường.
1.4 Cơ chế quản lí kinh tế.
Cơ chế kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, lúc đó chất lượng sản phẩm không chỉ còn là phạm trù của nhà sản xuất mà nó là phạm trù phản ánh cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không là phạm trù bất biến mà nó thay đổi theo thời gian và nhóm người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn luôn thúc đẩy cải tiến chất lượng để cạnh tranh.
Trong nền kinh tế tập chung sản phẩm của công ty được nhà nước bảo hộ tiêu thụ nên chất lượng sản phẩm hầu như cải tiến rất ít, nhưng khi xoá bỏ bao cấp với sự ra nhập các doanh nghiệp, xưởng cơ khí nhỏ sản xuất bơm như Công ty cơ khí thuỷ lợi, Công ty cơ khí Sao Mai, Công ty chế tạo bơm Hải Nam... nó tạo ra môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp tới sự phát triển của Công ty.
Sau khi nước ta mở của thị trường khuyến khích đầu tư, đã làm cho thị trường cạnh trạnh ngày một gay gắt hơn với sự gia nhập của các công ty sản xuất bơm van hàng đầu thế giới như AVK (Đan Mạch), EBARA (Nhật Bản), Thompsom Killy&Lewis (Australia)… đã liên doanh lập các cơ sở sản xuất và cung cấp các sản phẩm bơm van trên thị trường. Cùng vớí đó là các sản phẩm bơm van từ Trung Quốc, Đài Loan, Italia, Thụy Điển… cũng tham gia phân phối trên thị trường. Do vậy để tồn tại và cạnh tranh được phải đổi mới tư duy quản lí thiết kế chế tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tóm lại những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty nói chung và hoạt động quản trị chất lượng nói riêng. Nó đã làm thay đổi sâu sắc tư duy quản trị chất lượng tại Công ty.
2. Các nhân tố bên trong.
2.1. Con người (Men)
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị chất lượng. Người lao động với trình độ chuyên môm, ý thức kỷ luật và tinh thần hiệp tác lao động là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Với một đội ngũ lao động sáng tạo, làm chủ kỹ thuật công nghệ nó tạo sản phẩm ổn định về chất lượng với chi phí có thể chấp nhận được.
Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương hiện tại có 344 cán bộ công nhân viên, bao gồm kỹ sư, công nhân kỹ thuật các ngành cơ khí chế tạo - luyện kim - điện với kinh nghiệm thết kế chế tạo bơm, van và quạt. Những người lao động được tuyển chọn sàng lọc và đào tạo trước khi vào làm. Phần lớn công nhân đã gắn bó nhà máy nhiều năm, trình độ bậc nghề trung bình 5/7. Nhưng phần lớn các cán bộ quản lí xuất phát từ cán bộ kỹ thuật nên các kiến thức về quản lí kinh tế, quản lí chất lượng còn hạn chế. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị chất lượng trong công ty.
Sau khi cổ phần hóa công ty vẫn giữ chế độ trả lương theo cấp bậc nhà nước, các biện pháp khuyến khích động viên cho những sáng kiến phát minh còn hạn hẹp. Chính những điều đó không tạo ra động lực phấn đấu trong lao động cũng như khả năng sáng tạo, trình bày và phát triển các ý tưởng mới của cá nhân, tập thể cán bộ công nhân viên. Mặt khác với mức lương trung bình 2 triệu/tháng cho các kỹ sư, cử nhân và 1.6 triệu/ tháng cho các công nhân kỹ thuật trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tư nhân sẵn sàng trả các mức lương hấp dẫn, đây sẽ là khó khăn khi tuyển dụng nhân tài cũng như giữ những nhân viên giỏi có kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu phát triển công ty.
2.2. Máy móc (Machine)
Máy móc là công cụ tác nghiệp tạo ra các sản phẩm, ở mỗi giai đoạn công nghệ có máy móc tạo ra sản phẩm có chất lượng tương ứng với công nghệ đó. Do vậy chất lượng sản phẩm không vượt quá giới hạn khả năng của trình độ khoa học công nghệ của máy móc trong giai đoạn lịch sử nhất định. Máy móc ngày càng hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, đồng thời nâng cao hiệu suất.
Vớí đặc điểm đó công ty đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu sản suất có xuất xứ từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như Liên Xô, Hungari, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ, Đức… Chính điều này giúp cho công ty chế tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nhưng chính điều này gây ra sự thiếu đồng bộ trong dây truyền sản xuất. Mặt khác đa số các máy móc được đầu tư từ những năm 1960 nên hết khấu hao và lạc hậu, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa lớn do vậy mà hiệu suất mang lại không cao. Do vậy nó tác động xấu đến hiệu quả của hoạt động quản trị chất lượng.
2.3. Phương pháp quản trị ( Method)
Phương pháp tổ chức quản trị là nhân tố tác động trực tiếp và liên tục đến chất lượng sản phẩm. Nó là tâm điểm của quản trị chất lượng, với một phương pháp quản trị khoa học nó tạo cơ hội cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu, sứ mệnh cùa mình.
Phương pháp quản trị chất lượng toàn diện (TQM) là hướng đi cho các doanh nghiệp, là nền tảng khi ta xây dựng hệ thống quản trị chất lượng. Có thế nói khi mọi yếu tố đáp ứng yêu cầu sản xuất nhưng phương pháp tổ chức quản lí không khoa học làm giản hiệu lực của công nghệ của máy móc cũng như trình độ chuyên môn của con người. Do vậy không tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhận thức tầm quan trọng của phương pháp quản lí nên sau khi xoá bỏ bao cấp, những nhà lãnh đạo Công ty không ngừng học hỏi phương pháp quản lí mới để phù hợp với môi trường kinh doanh mới – môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Vào đầu năm 2000, Công ty đã cử cán bộ quản lí đi tham quan học hỏi kinh nghiệm Hệ thống quản lí chất lượng của các Công ty sản xuất bơm van danh tiếng thế giới như EBARA (Nhật), AVK (Đan Mạch). Đồng thời góp vốn tham gia liên doanh với công ty trên. Đặc biệt năm 2001 sau khi có văn bản hướng đẫn áp dụng Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Công ty đã tiến hành triển khai áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào sản xuất.
2.4. Nguyên vật liệu (Material)
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của sản phẩm.
Trong sản xuất cung ứng nguyên vật liệu đúng thời điểm, chất lượng, số lượng là yếu tố đảm bảo quá trình sản xuất được lưu thôn._.g, nó giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành trên mỗi sản phẩm.
Chính vì vậy công tác chuẩn bị nguyên vật liệu cho sản xuất đựợc Công ty chú trọng từ việc lựa chọn nhà sản xuất, lập kế hoạch cung ứng cho các phân xưởng sản xuất sao cho đúng thời điểm, số lượng và chất lượng yêu cầu. Các nhà cung ứng lựa chọn phải có Hệ thống quản lí chất lượng ISO hoặc có danh tiếng trên thị trường.
Tóm lại các nhân tố bên trong tác động trực tiếp lên chất lượng sản phẩm, kết hợp hài hoà các yếu tố này tạo ra các sản phẩm chất lượng, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng làm cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn hơn.
II. Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
1. Quá trình xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng ISO tại Công ty.
1.1. Nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn ISO và lựa chọn nhà tư vấn
Năm 2001 khi Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được Bộ công nghiệp và Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam có văn bản giới thiệu về nội dung, tính cấp thiết áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO đối với các doanh nghiệp trên toàn quốc. Khi đó nhận thức được tầm quan trọng về việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO trong công ty nên Công ty chế tạo bơm Hải Dương đã cử cán bộ đến Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam xin tài liệu và yêu cầu tư vấn giúp đỡ áp dụng Hệ thống quản lí chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO vào nhà máy. Công ty chế tạo bơm Hải Dương đã thành lập ban nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn ISO, tổ chức cho ban nghiên cứu bộ tiêu chuẩn ISO đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các công ty nước ngoài như EBARA ( Nhật Bản), AVK (Đạn Mạch)… qua những buổi học tập kinh nghiệm và tư vấn các tức tổ chức đó. Đặc biệt chính nhờ chương trình Danila của chính phủ Đan Mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nên các chuyên gia đến từ tập đoàn AVK đã tư vấn và đào tạo chương trình Hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO. Cùng với đó là các chuyên gia của Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam đã tích cực giúp đỡ. Năm 2002 Công ty chế tạo bơm Hải Dương đã được tổ chức BVQI chứng nhân có Hệ thống quản trị chất phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2006 sau khi đánh gía lại lần 2 Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và lần đầu cấp chứng nhận có Hệ thống quản lý môi truòng phù hợp têu chuẩn ISO 14001:2004.
1.2. Xây dựng nội dung.
Với cở sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực đã có Công ty, cùng với sự đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại hóa nhà máy. Công ty cổ phần chế tạo bơm xây dựng Hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO theo các nội dung sau:
+ Phần 1: Các yêu cầu chung của hệ thống quản lí chất lượng.
Yêu cầu chung
Yêu cầu Hệ thống tài liệu
Cam kết lãnh đạo
Hướng vào khách hàng
Chính sách chất lượng
Hoạch định
Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin
Xem xét lãnh đạo
+ Phần 2: Quản lí nguồn lực.
Cung cấp nguồn lực,
Đào tạo nguồn nhân lực,
Cơ sở hại tầng,
Môi trường làm việc.
+ Phần 3: Tạo sản phẩm.
Hoạch định việc chế tạo sản phẩm.
Các quá trình liên quan đến khách hàng.
Thiết kế và phát triển sản phẩm.
Mua hàng.
Sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường.
+ Phần 4: Đo lường, phân tích và cải tiến:
Theo dõi và đo lường.
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
Phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục.
1.3. Tổ chức đánh giá, đăng kí hồ sơ và cấp chứng chỉ.
Để tránh những tổn thất và sai phạm không đáng có Công ty chế tạo bơm đã được sự giúp đỡ từ các chuyên gia của tập đoàn sản xuất bơm van AVK nổi tiếng thế giới trong chương trình Danila của chính phủ Đan mạch và cùng với đó là các chuyên gia tư vấn Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO từ Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam tham gia giúp doanh nghiệp xây dựng. tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân ngay từ đầu năm 2001. Công ty chế tạo bơm Hải Dương kí hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn BVQI Việt Nam về việc đánh giá cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Công ty trách nhiệm hữu hạn BVQI Việt Nam cùng thanh tra của Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng thành lập đoàn kiểm tra đánh giá dựa trên các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đoàn thanh tra tiến hành trao đổi, khảo sát, thanh tra với Công ty chế tạo bơm Hải Dương về các nội dung bộ tiêu chuẩn ISO bao gồm: Các yêu cầu chung, quản lí nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và cải tiến… Đến tháng 9 năm 2002 tổ chức BVQI đã chứng nhận Hệ thống quản lí chất lượng của Công ty chế tạo bơm Hải Dương phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Hằng năm Công ty trách nhiệm hữu hạn BVQI Việt Nam cử một đoàn thanh tra kiểm tra Hệ thống quản lí chất lượng của công ty theo tiêu chí ISO.
Đến tháng 12 năm 2006, với sự yêu cầu Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, tổ chức BVQI Việt Nam đã tiến hành tổng kiểm tra đánh giá Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty. Ngày 27/12/2006 Công ty cổ phần chế tạo bơm đã được chứng nhận lần 2 về áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, giấy chứng nhận số N0 202846. Đồng thời, Công ty cổ phần chế tạo bơm được đánh giá có Hệ thống quản lí môi trường phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với giấy chứng nhận số N0 202847.
Hình 2.1 Giấy chứng nhận có Hệ thống quản trị chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Hình 2.2 Giấy chứng nhận có Hệ thống quản lí môi trường phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2. Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
Hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương được thể hiện chủ yếu qua các nội dung sau:
Yêu cầu chung hệ thống chất lượng:
+ Chính sách chung.
Quá trình sản xuất và bán hàng là một quá trình khép kín từ khâu tiếp nhận, thu thập, phân tích các thông tin về yêu cầu của khách hàng đến thiết kế, chế tạo, bán sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau bán.
Các khâu trong quá trình phải được kiểm soát theo các chuẩn mực đã đề ra nhằm phát hiện, khắc phục, loại bỏ sự không phù hợp và phòng ngừa tái diễn sự không phù hợp.
Để các khâu trong quá trình được thực hiện có chất lượng phải có sự chuẩn bị và thường xuyên bổ xung nguồn lực, các thông tin cần thiết.
Thường xuyên phân tích, đánh giá kết quả các khâu và toàn bộ quá trình để tìm biện pháp liên tục nâng cao, cải tiến phương pháp quản lí, điều hành để quá trình đạt hiệu quả.
+ Cam kết lãnh đạo.
Các cam kết của lãnh đạo là yêu tố hỗ trợ tích cực trong công cuộc xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp.
Lãnh đạo Công ty cam kết điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách chất lượng của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt và công bố tất cả các đơn vị trong cơ cấu tổ chức Công ty, đây là bộ phận thống nhất không thể tách rời của kế hoạch nhận thức chất lượng của Công ty.
Lãnh đạo công ty luôn luôn xem xét đánh giá việc thực thi chính sách chất lượng nhằm đảm bảo tính trung thực và phù hợp của chính sách đó đối với yêu cầu của khách hàng và chiến lược kinh doanh hiện hành.
Tất cả cán bộ Công ty có trách nhiệm quản lí, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra các công việc ảnh hưởng đến chất lượng do nhân viên thuộc mình quản lí theo các thủ tục đảm bảo chất lượng, các hướng dẫn công việc đã ban hành.
Lãnh đạo công ty thường xuyên xem xét bổ xung nguồn lực để quản lí, thực hiện và kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là người đứng đầu công ty nên nhiệm vụ hoạch định chất lượng hướng vào khách hàng luôn luôn được quan tâm và thực hiện trong các thời kì chiến lược.
Lãnh đạo Công ty thực hiện việc xem xét tổng thể Hệ thống quản trị chất lượng ít nhất năm một lần. Ngoài ra xem xét thường kỳ hàng tháng vào đầu tháng cùng với sự tham gia của các trưởng đơn vị.
+ Chính sách chất lượng
Công ty cổ phần chế tao bơm Hải Dương cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật về máy bơm van nước quạt công nghiệp, tuốc bin nước đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ giao hàng với giá cả hợp lí nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện chính sách quan tâm tới khách hàng và trợ giúp việc tư vấn lựa chọn vận chuyển lắp đặt và bảo trì sản phẩm.
Để đạt được cam kết trên công ty tiến hành:
- Duy trì thực hiện Hệ thống quản lí chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để mọi nhân viên đều hiểu được chính sách chất lượng nhận thức được rõ trách nhiệm các nhân, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Liên tục cải tiến Hệ thống chất lượng, đầu tư hiện đại hoá sản xuất, chú trọng đào tạo để mọi nhân viên có đủ năng lực thực hiện có chất lượng công việc được giao.
- Cộng tác chặt chẽ với khách hàng, không ngừng nghiên cứu phát triển để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Lựa chọn nhà cung cấp để việc mua vật tư đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí.
- Dự đoán trước và lập kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, tài chính để sản phẩm đạt thông số kỹ thuật, đúng tiến độ với chi phí sản xuất hợp lí.
Với phương châm làm đúng ngay từ đầu và phòng ngừa là chính nên công tác kiểm tra chất lượng được thực hiện đầu tiên bởi người sản xuất của bộ phận đó, cùng với đó là nhân viên KCS của phòng quản lí chất lượng.
+ Trao đổi thông tin
Thông tin liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài đến Công ty dưới hình thức văn bản, điện thoại, fax, mail … và trao đổi trực tiếp.
Người nhận thông tin phải ghi nhận đầy đủ, chính xác kịp thời chuyến tới người, đơn vị có trách nhiện xem xét và xứ lí. Kết quả báo cáo Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc cung cấp các phương tiện cần thiết, quy định người tiếp nhận truyền đạt giải quyết thông tin.
+ Xây dựng hệ thống tài liệu.
Để đảm bảo các yêu cầu của Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Công ty đã xây dựng hệ thống quy chuẩn về tài liệu. Hệ thống tài liệu xây dựng trên tiêu chí thông tin đầy đủ về các tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy trình thao tác chuẩn, các hồ sơ báo cáo, các tài liệu liên quan. Các tài liệu Hệ thống quản lí chất lượng phải được thiết lập văn bản và có mối liên quan với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Mối liên quan tài liệu của Hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương.
- Sổ tay chất lượng: Công bố chất lượng và mô tả hệ thống chất lượng, lãnh đạo.
- Các thủ tục đảm bảo chất lượng: Xác định rõ trách nhiệm và điều hành được áp dụng đơn vị bộ phận.
- Hướng dẫn và mô tả công việc: Tài liệu hướng dẫn, quy trình công nghệ, bản vẽ, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật của Công ty và từ bên ngoài.
Các tài liệu phải đảm bảo thống nhất, rõ ràng, dễ nhận biết và luôn có sẵn sàng ở nơi sử dụng. Các tài liệu bên ngoài phải đảm bảo dễ nhận biết, kiểm soát và phân phối đúng nơi cần sử dụng.
Tài liệu sản xuất gồm các tài liệu sản xuất gốc, quy trình nấu luyện gang, tạo khuôn đúc, hồ sơ vận hành máy móc, bản vẽ kỹ thuật. Tài liệu gốc của công ty có ghi đầy đủ tên công ty, tên sản phẩm, bộ phận và đơn vị, số trang và ngày ban hành, nội dung, nơi nhận, thông tin khái quát.
Công tác xây dựng hệ thống tài liệu không phải là mới ở các công ty cũng như Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. Tuy nhiên khi áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi chặt chẽ hơn và được lưu chữ tốt hơn. Tài liệu giúp cho công tác quản trị chất lượng của công ty phát hiện, hạn chế và xử lí các lỗi trong sản xuất, phân phối hàng hoá. Hệ thống tài liệu của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO.
Quản lí nguồn lực
+ Cung cấp nguồn lực
Cung cấp nguồn lực được xác định đồng thời khí xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng năm, bao gồm việc xác định nhu cầu lao động, kế hoạch sửa chữa bổ xung trang thiết bị cải tạo hoặc xây mới nhà xưởng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, đào tạo nghề mới, công nghệ mới.
Trong năm tuỳ theo nhu cầu kế hoạch, kế hoạch nguồn lực có thể trao đổi bổ xung đề xuất. Kế hoạch nguồn lực do trưởng đơn vị đề xuất, Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Cung cấp nhân lực
Các nhân viên điều phải qua đào tạo, có trình độ chuyên môm nghiệp vụ tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp đáp ứng công việc được giao theo bậc thợ yêu cầu.
Có sức khẻo, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng cao, khỉêm tốn học hỏi, cầu tiến bộ không ngừng nâng cao trình độ tay nghề.
Nhân viên mới phải được tuyển chọn kỹ theo các tiêu chuẩn cho từng loại công việc và phải đạt kết quả kiểm tra tốt sau thời gian thử việc theo quy định.
Trong thời gian làm việc nhân viên được định kỳ đào tạo nâng cao hoặc đào tạo đột xuất theo yêu cầu chất lượng công việc. Những nhân viên không đạt yêu cầu chất lượng sẽ phải loại khỏi dây truyền hoặc sắp xếp làm những công việc không ảnh đến chất lượng.
Để đảm bảo sản xuất thì số lượng công nhân làm việc tại trên phân xưởng luôn phải đáp ứng đủ. Mỗi vị trí công việc khác nhau đều có bản mô tả công việc và nhiệm vụ cụ thể:
- Đối với người lao động trực tiếp tại xưởng cần đạt được yêu cầu trên.
- Hằng năm công ty tổ chức cho công nhân viên thi nâng bậc tay nghề đáp ứng tình hình sản suất, sáu tháng một lần đánh giá toàn bộ công nhân viên trong nhà máy về mức độ hoàn thành trong công việc, khối lượng công việc đã và sẽ làm, tinh thần làm việc để từ đó có biện pháp kế hoạch cho thời gian tiếp theo.
+ Cơ sở hạ tầng
Với khuôn viên diện tích 25535m2 mặt bằng của nhà máy sản xuất rượu từ thời Pháp. Công ty đã cải tạo và xây mới bổ xung các nhà xưởng mua sắm các máy móc thết bị. Cụ thể:
Bảng 2.1 Trang thiết bị của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
TT
Tên thiết bị
Số kiểm kê
Nước sản xuất
Năm sản suất
Năm sử dụng
I
X Ư ỞNG C Ơ KH Í
1
M áy tiện T616
T4
Việt Nam
1960
1961
2
M áy tiện T616
T11
Việt Nam
1961
1962
3
M áy tiện T616
T13
Việt Nam
1961
1962
4
M áy tiện T616
T28
ViệtNam
1966
1966
5
M áy tiện T616
T29
Việt Nam
1966
1966
6
M áy tiện T616
T31
Việt Nam
1966
1966
7
M áy tiện T616
T9
Việt Nam
1961
1962
8
Máy tiện E400
T38
Hungari
1969
1972
9
Máy tiện E400
T41
Hungari
1969
1973
10
Máy tiện E400
T49
Hungari
1970
1974
11
Máy tiện E400
T50
Hungari
1970
1974
12
Máy tiện E400
T51
Hungari
1970
1974
13
Máy tiện 1K62
T33
Liên Xô
1966
1966
14
Máy tiện 1K62
T42
Liên Xô
1968
1973
15
Máy tiện 1K62
T52
Liên Xô
1969
1974
16
M áy tiện C620
T30
Trung Quốc
1966
1966
17
M áy tiện T630
T15
Việt Nam
1964
1964
18
Máy tiện T630
T19
Việt Nam
1963
1963
19
Máy tiện T630
T22
Việt Nam
1964
1965
20
Máy tiện T630
T24
Việt Nam
1965
1965
21
Máy tiện T630
T26
Việt Nam
1965
1966
22
Máy tiện T630
T36
Việt Nam
1967
1967
23
Máy tiện T630
T27
Việt Nam
1967
1967
24
Máy tiện T630
T37
Việt Nam
1969
1970
25
Máy tiện T630
T56
Việt Nam
1980
1981
26
Máy tiện Rơvonve
V2
Liên Xô
1969
1974
27
Máy tiện 163
T47
Liên Xô
1969
1970
28
Máy tiện TR70B
T48
BaLan
1967
1974
29
Máy tiện CW6
T45
Trung Quốc
1969
1973
30
Máy tiện 1A64
T44
Liên Xô
1968
1973
31
Máy tiện cụt 1H692
T53
Liên Xô
1968
1974
32
Máy tiện đứng 1531M
T34
Liên Xô
1966
1968
33
Máy tiện đứng 1541
T43
Liên Xô
1968
1973
34
Máy tiện KNA135
T40
Ba Lan
1967
1976
35
Doa ngang 2620B
D1
Liên Xô
1967
1968
36
Doa ngang 2620B
D6
Liên Xô
1968
1976
37
Doa ngang HWCA110
D2
BaLan
1969
1973
38
Doa ngang HWCA 110
D3
BaLan
1967
1974
39
Doa ngang WFB80
D4
BaLan
1967
1976
40
Phay vạn năng 6M83
P7
Liên Xô
1968
1974
41
Phay vạn năng 6P83
P9
Liên Xô
1977
1979
42
Phay đứng P12
P5
V Nam
1965
1967
43
Phay lăn răng 5K32
P10
Liên Xô
1968
1993
44
Phay chép hình FO8C
P11
Tiệp
1965
1990
45
Khoan bàn HC12A
K2
Việt Nam
1969
1969
46
Khoan K2A125
K8
Việt Nam
1961
1961
47
Máy Khoan Z32K
K18
Trung Quốc
1966
1966
48
Khoan VR6A
K19
Tiệp
1967
1973
49
Khoan 2H57
K22
Liên Xô
1967
1976
50
Khoan RF20
K21
Hungari
1968
1974
51
Khoan WKA - 125
K1
BaLan
1957
1961
52
Bµo xäcB5020
B6
Trung Quốc
1966
1967
53
Bào ngang B665
B5
Việt Nam
1968
1968
54
Bào xọc 7 450
B7
Liên Xô
1975
1998
55
Mài 2 đá
M1
Việt Nam
1962
1962
56
Mài 2 đá
M15
Việt Nam
1966
1966
57
Mài 2 đá
M3
Việt Nam
1962
1964
58
Mài tròn ngoài3b151
M9
Liên Xô
1961
1965
59
Mài phẳng SFW - 315
M27
Đức
1969
1975
60
Mài lỗ 3A228
M22
Liên Xô
1969
1970
61
Mài ngoài 3A141
M29
Liên Xô
1969
1979
62
Ép Thuỷ lực OKC -1671
FT1
Liên Xô
1969
1974
63
Máy thử áp lực
AT1
Việt Nam
1973
1974
64
Cẩu trục treo 2T
TR21
Việt Nam
1974
1974
65
Cẩu trục treo 1.5T
TR23
Việt Nam
1977
1977
66
Cẩu trục lăn 1 T
TR24
Việt Nam
1977
1977
67
Cẩu trục lăn 1 T
TR25
Việt Nam
1977
1977
68
Máy BT hàn
H21
Việt Nam
69
Máy hàn di động nhỏ
Việt Nam
70
Máy BT hàn(cũ)
Việt Nam
71
Máy cắt đá ( bằng tay)
Việt Nam
72
Máy khoan cần
K24
Trung Quốc
2007
73
Máy NK PU MA
NK3
Đài loan
74
Máy NK E U RO
NK6
Đài loan
75
Máy NK nhỏ
NK7
Đài loan
76
Máy làm ren ống
Trung Quốc
2008
77
Máy mái treo 1
78
Máy mài treo 2
79
Máy mài treo 3
II
XƯỞNG CƠ ĐIỆN
1
Máy tiện E400M
T39
Hungari
1969
1971
2
Máy tiệnT620
T25
Việt Nam
1964
1965
3
Máy tiện 16k20
T57
Liên Xô
1981
1985
4
Máy tiện1M63
T46
Liên Xô
1969
1974
5
Máy phay PU1
P6
Rumani
1967
1967
6
PhayVạn năng MSZ320
P8
Hungari
1969
1977
7
Bào ngang S20
B2
Trung Quốc
1954
1959
8
Máy mài 2 đá
M13
Việt Nam
1966
1966
9
Máy mài vạn năng M602b
M23
Trung Quốc
1965
1965
10
Mài phẳng M7130
M10
Trung Quốc
1965
1966
11
Mài tròn 2ud
M26
Tiệp
1967
1971
12
Khoan đứng RF20
K23
Hungari
1968
1974
13
Cân bằng động
§B1
Liên Xô
1969
1974
14
Máy hàn xoay chiều
H5
Việt Nam
2006
2006
III
XƯỞNG GÒ – HÀN – RÈN
1
Bào ngang 736
B3
Việt Nam
1960
1962
2
Khoan K325
K17
Việt Nam
1966
1966
3
Khoan 2A592
K12
Việt Nam
1962
1963
4
Máy mài 2 đá
M2
Việt Nam
1962
1962
5
Máy lốc tôn25x3000
L4
Việt Nam
1999
2000
6
Máy lốc tôn10x2000
L5
Việt Nam
2000
2002
7
Máy lốc tôn XZM8/2000
L1
Tiệp
1968
1974
8
Búa hơi C41- 250
L2
Trung Quốc
1965
1970
9
Búa hơi 75kg
L3
Trung Quốc
1965
1999
10
Đột dập PELI- 40T
C7
Rumani
1966
1968
11
Đột dậpLENP - 100T
C9
Tiệp
1970
1979
12
Máy cắt Hz - 111
C12
Liên Xô
1970
1980
13
Máy cắt NU15
C2
Hungari
1961
1966
14
Cẩu 1T
TR26
Việt Nam
1980
1980
15
Máy thử áp lực
AT2
Việt Nam
1973
1974
16
Máy cán cao su
CA1
Việt Nam
1978
1979
17
Máy mài 2 đá
M12
Vịêt Nam
1966
1966
18
Máy mài 1 dá¸
M 11
Việt Nam
1979
1979
19
Lò NL ACOL
L02
Bunga ri
1976
1979
20
Lò NL H45
L03
Liên Xô
1966
1971
21
Lò tôi tần số
LCT
Liên Xô
1964
1993
22
Lò NL phục hồi
L05
23
Máy cắt bằng đá¸
Việt Nam
2002
2002
24
Máy NK PUMA
NK1
Đài loan
25
Máy NKphục hồi
NK2
Đài loan
26
Máy NK Hi ta chi
NK10
Nhật
2007
27
Máy biến thế hàn
H1
Việt Nam
28
Máy hàn Lincoln
H2
Mĩ
1998
1998
29
Máy biến thế hàn
H3
Việt Nam
30
Máy biến thế hàn
H4
Việt Nam
31
Máy biến thế hàn
H22
Việt Nam
32
Máy biến thế hàn
H23
Việt Nam
33
Máy biến thế hàn
H24
Việt Nam
34
Máy biến thế hàn
H25
Việt Nam
35
Máy biến thế hàn
H28
Việt Nam
36
Máy biến thế hàn
H29
Việt Nam
37
Máy.cắt hàn Plasma
Trung Quốc
2006
2007
38
Máy hàn 1 chiều
Trung Quốc
2007
39
Máy hàn Mi x/mag
Trung Quốc
2007
40
Máy hàn Mi x/mag
Trung Quốc
41
Máy hàn Mi x/mag
Trung Quốc
42
Máy chép hình
Trung Quốc
2007
2008
43
Máy chép hình
Trung Quốc
2007
2008
44
Máy cắt rũa
Trung Quốc
2008
2008
IV
XƯỜNG ĐÚC 1
1
Khoan cần K325
K11
Việt Nam
1969
1970
2
Máy khoan bàn HC12A
K3
Việt Nam
1969
1969
3
Máy mài 2 đá
M5
Việt Nam
1962
1963
4
Búa đập gang
ĐG1
Việt Nam
1979
1979
5
Máy làm sạch
LS1
Việt Nam
1984
1984
6
Máy trộn cát to
NT1
Việt Nam
1981
1981
7
Máy trộn cát
NT3
Việt Nam
1999
1999
8
Mài lưỡi cưa
M42
Việt Nam
1975
1979
9
Đúc li tâm
LT1
Việt Nam
2001
2001
10
Lò thép UCT-0.4
Nga
M. cò
1986
11
Lò thép MK8
Mĩ
1996
1996
12
Cẩu 0.5 T
TR11
Liên Xô
1965
13
Cổng 5T
TR22
Việt Nam
1975
1975
14
Cổng 3T
TR27
Việt Nam
1975
1975
15
Cẩu 1T
TR30
Việt Nam
1986
1986
16
Máy tiện gỗ T- 40
TG1
Liên Xô
1986
1974
17
Máy phát 63 KVA
Đức
1998
18
Máy thu gom bavia
Việt Nam
2005
2005
19
Máy NK phục hồi
NK8
20
Máy NK phun sơn
NK9
21
Máy BT hàn phục hồi
H11
22
Máy dập bụi
V
XƯỞNG ĐÚC 2
1
Máy trộn cát
NT2
Việt Nam
1998
1998
2
Máy trộn cát
NT5
Việt Nam
2001
2001
3
Máy trộn cát(nhỏ)
NT4
Việt Nam
1998
1998
4
Máy LK cátt FD - 2A
LK1
Đài Loan
1999
2000
5
Máy LK cát FD - 2A
LK2
Đài Loan
1999
2000
6
Máy LK cát FD - 2A
LK3
Đài Loan
1999
2000
7
Máy LK cát FD - 2A
LK4
Đài Loan
1999
2000
8
Máy LK cát TL - 25
LK5
Đài Loan
1999
2002
9
Máy LK cát TL - 25
LK6
Đàii Loan
1999
2002
10
Máy mài 2 đá
M16
11
Máy sàng lắc
12
Máy khoan cần K325
K16
13
LT KGPS350 - 1.05
Trung Quốc
2002
2003
14
Lò nấu thép 2T
Trung Quốc
15
Máy phun bi
16
Máy cắt đá
Việt Nam
2007
2007
17
Dây chuyền Đúc Furan
Đài loan
1999
2007
18
Máy cưa vòng BS26
CV2
Đài Loan
19
Máy cắt trục tâm nghiêng
CD2
Đài loan
20
Máy bào thẩmHS112
BT2
Đài loan
21
Máy mài rung kiểu đứng
ĐB2
Đài loan
22
Máy mài dao thẳng SA500A
M17
Đài loan
23
Máy cắt kiểu bàn EX1300
CC2
Đài loan
24
Máy bào kiểu giường tốc độ cao
BC2
Đài loan
25
Cẩu trục 5T
TR1
26
Cẩu trục 5T
TR2
27
Cẩu trục 10/3 T
TR3
28
Bá cổng trục 1T
TR4
Việ Nam
29
Bán cổng trục 1T
TR5
Việt Nam
30
Cẩu cánh gà
TR6
Đan mạch
31
Cẩu cáng gà tự chế
TR7
Việt Nam
32
Máy BT hàn
H
33
Máy NK trục vít
NK5
Nhật
34
Máy NK Hitachi
NK4
Nhật
35
Máy NK Kobelko
NK11
Nhật
1992
2007
( Nguồn phòng Kế hoạch)
Tất cả máy móc thiết bị này tuy không cùng một nước sản xuất những đều đạt tiêu chuẩn ISO. Máy móc được bố trí dọc theo các phân xưởng sản xuất theo dây truyền và đồng bộ với nhau và các bộ phận sản xuất theo thứ tự và liên tục. Chính nhờ sự đầu tư bài bản ngay từ ngày đầu thành lập nó là lợi thế khi xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lí chất lượng và các phương pháp sản xuất khoa học mang lại chất lượng cho sản phẩm. Nhưng như ta biết chất lượng luôn song hành vời trình độ khoa học công nghệ, trong khi đó khoa học công nghệ luôn được cải tiến ngày càng hiện đại không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của hoạt động quản trị. Do vậy các máy móc lạc hậu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả của hoạt động quản lí chất lượng. Với hầu hết máy móc được đầu tư từ năm 60 nên để hoàn thiện nâng cao hoạt động quản trị chất lương Công ty nên có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ và thường xuyên, ngoài ra lên ké hoạch về tài chính phục vụ như cầu thay mới các máy móc thiết bị,
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng, Công ty đầu tư các thiết bị đo và thí nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Các thiết bị giúp Công ty kiểm soát chất lượng sản phẩm luôn ổn định.
Bảng 2.2 Thiết bị đo và thí nghiệm của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
TT
Thiết bị
Số lượng
Năm SX
Xuất xứ
I
ĐO
1
Máy thử áp lực
01
2000
Đan mạch
2
Máy phân tích nhanh thành phần kim loại cast
01
1997
Đức
3
Máy kiểm tra cơ tính RM140( kéo uốn)
01
1985
Liên Xô
4
Máy kiểm tra cơ tính HP250(độ cứng)
01
1985
Liên Xô
5
Máy đo nhiệt độ
01
2002
Anh
6
Máy kiểm tra độ bền khuôn
01
2001
Nga
7
Máy kiểm tra đọ rung ồn
01
2002
8
Máy đo nhiệt độ hiện số
01
2002
Hàn Quốc
9
Máy đo lưu lượng siêu âm PT868
01
2001
Mỹ
10
Hệ thống thử bơm hiện số
01
1995
Đức
II
THÍ NGHIỆM
1
Máy đo lưu lượng vạn năng PT808
01
2001
Mỹ
2
Đồng hồ đo áp lực thang đo 1 – 1,5 kg/cm2
01
2000
Nga
3
Máy đo nhiệt độ TMTP1
01
1999
Hà Lan
4
Máy đo diện trở cách điện M4100/4T
01
2001
Nga
5
Máy đo độ ồn TESTO815
01
2000
Đức
6
Máy đo số vòng quay DT2236
01
2000
Đức
7
Máy đo rung VIBRO 1022A
01
2000
Nhật Bản
8
Biến dòng điện CT06
02
2001
Việt Nam
( Nguồn phòng Quản tri chất lượng)
+ Môi trường làm việc
Công ty đảm bảo môi trường làm việc theo Hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Đầu tiên là đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân trực tiếp sản xuất, tất các các công nhân vào sản xuất đều được trang bị các bảo hộ lao động. Hệ thống ánh sáng và thông gió luôn luôn được kiểm tra thường xuyên và định kì bảo dưỡng luôn luôn đảm bảo yêu cầu. Các tiếng ồn luôn trong giới hạn cho phép. Luôn luôn đảm bảo vệ sinh tại hệ thống đường bao, đường thoát nước, khu vực nhà kho, đảm bảo vệ sinh máy móc, thiết bị nhà xưởng. Tất cả đều được làm liên tục và định kì có sự tổng kiểm tra.
+ Đào tạo
Đào tạo là nội dung hết sức quan trọng trong định hướng phát triển công ty. Hằng năm công ty có kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên. Đào tạo có kế hoạch theo thời gian như đào tạo mới, đào tạo thường niên, đào tạo bất thường. Kế hoạch phải được xây chi tiết từng nội dung, kết quả đào tạo phải được lưu trữ. Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo, Công ty đã lên kế hoạch đào tạo tại chỗ và tại các trung tâm đào tạo cho tất cảc các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đối với nhân viên mới phải đựơc tuyển chọn kỹ theo tiêu chuẩn cho từng loại hình công việc và phải đạt kết quả tốt trong thời gian thử việc. Và được đào tạo tại chỗ về quy trình sản suất và hệ thống quản lí chất lượng ISO.
Tạo sản phẩm.
Trong sản xuất khi xác định rõ được quy trình sản xuất là yếu tố quan trọng. Nó cho thấy những bước công việc cụ thể phải thực hiện và giúp phát hiện nhanh các sai sót nằm ở bước nào khi thực hiện các bước công việc đó.
Sơ đồ 2.2 Tổng quan quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương
Tiếp nhận/ thu thập, phân tích nhu cầu của khách hàng
Thiết kế/ Cải tiến thiết kế
Mua vật tư
Bổ xung yêu cầu chất lượng nguồn lực
Chế tạo sản phẩm
Thử nghiệm
Bán hàng
Thu thập thông tin phản hồi
Phân tích tiến nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Mua vật tư
Để nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thì hoạt động mua vật tư đóng vai trò hết sức quan trọng, nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty đã xây dựng được qui trình mua vật tư, trong đó cán bộ phụ trách mua vật tư sẽ là những người chịu trách nhiệm thực hiện. Hoạt động mua vật tư của Công ty trải qua 6 bước: Xác định nhu cầu mua vật tư; tìm nhà cung ứng; phê duyệt nhà cung cấp; ký hợp đồng; mua hàng; kiểm tra vật tư mua về; nhập kho, lưu hồ sơ.
Khi có nhu cầu mua vật tư, các bộ phận có nhu cầu lập phiếu yêu cầu mua vật tư. Trong đó tên, qui cách, đặc tính kĩ thuật của vật tư phải được miêu tả cụ thể và ghi đúng mã hiệu, ngày cấp vật tư, tên nhà sản xuất (nếu chỉ định). Những yêu cầu mua vật tư được chuyển cho Trưởng phòng kinh doanh (đối với động cơ) và chuyển cho Trưởng phòng vật tư (đối với vật tư dùng cho sản xuất), bộ phận tài chính để kiểm tra và cân đối tài chính, đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho quá trình nhập hàng và trình Tổng giám đốc phê duyệt.
Sau khi được duyệt, phiếu yêu cầu mua vật tư sẽ được cán bộ phụ trách mua hàng của Phòng kinh doanh hoặc Phòng vật tư tiếp nhận, tiến hành lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp hoặc tìm nguồn cung cấp mới để gửi yêu cầu báo giá và kĩ thuật. Yêu cầu báo giá có thể gửi bằng Fax, thư điện tử hoặc qua điện thoại. Trong trường hợp yêu cầu qua điện thoại thì người gọi phải ghi vào sổ đặt hàng qua điện thoại. Sau khi nhận được bản chào hàng từ phía các nhà cung cấp, cán bộ phụ trách mua hàng sẽ tiến hành phối hợp với Phòng quản lí chất lượng để đánh giá khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật của các nhà cung cấp, đánh giá hồ sơ chào hàng về mặt giá cả, tiến độ giao hàng và hình thức thanh toán để lựa chọn nhà cung cấp thích hợp nhất, sau đó trình Tổng giám đốc duyệt. Sau đó, cán bộ phụ trách mua hàng tiến hành đàm phán, soạn thảo hợp đồng mua bán. Cán bộ phụ trách mua hàng chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Đến thời hạn giao hàng phải thông báo và yêu cầu nhà cung cấp thực hiện giao hàng như hợp đồng đã ký.
+ Sản xuất và cung cấp dịch vụ
Quá trình sản xuất là nội dung quan trọng của Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, phải có quy trình rõ ràng, có hệ thống sổ sách ghi chi tiết. Tất cả nguyên vật liệu khi nhập kho của Công ty đều có sổ sách chi tiết, có mã số và đều được kiểm tra định kì. Nguyên vật liệu được cấp phát luôn đảm bảo chất lượng, số lượng yêu cầu. Quá trình tạo phôi diễn ra trong các phân xưởng đúc và gò – hàn – rèn, với các quy trình được tiêu chuẩn hoá. Quy trình gia công các phôi phân xưởng cơ khí lắp ráp, tại đây các sản phẩm được lắp giáp hoàn thiện và tiến hành bao dưỡng, kiển tra và nhập kho. Song song với việc đưa ra quy trình sản xuất Công ty ban hành các hướng dẫn cụ thể cho quy trình sản xuất tại các phân xưởng. Hướng dẫn này sẽ đưa ra những hướng dẫn chung nhất về từng bước công việc phải thực hiện, bên cạnh đó nó cũng đưa ra các yêu cầu kĩ thuật cho từng công đoạn, công việc, hơn thế nữa, trong hướng dẫn này, Công ty cũng đưa ra các phương pháp kiểm tra, thông qua đó giúp theo dõi chất lượng ngay trong khâu sản xuất. Quá trình sản xuất luôn được giám sản bởi nhân viên KCS của Phòng quản lí chất lượng.
+ Xử lí khiếu nại của khách hàng
Để đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng ISO, Công ty cổ phần bơm Hải Dương đã yêu cầu Phòng kinh doanh tiếp nhận các khứu nại và trả lại sản phẩm của khách hàng. Phòng kinh doanh lập văn bản trình Phó Tổng giám đốc kinh doanh xin ý kiến chỉ đạo và phương hướng, biện pháp thực hiện. Phòng kinh doanh cùng Phòng chất lượng, Bán hàng, Thủ kho lập biên bản xác định nguyên nhân gửi Phòng thiết kế công nghệ đề xuất biện pháp khắc phục, sau đó trình Phó Tổng giám đốc duyệt. Phòng kế hoạch chỉ định đơn vị khắc phục. Xử lí ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32817.doc