Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty In và Văn hoá phẩm

LỜi mỞ đẦu Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, đã có hàng loạt các công ty ra đời để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và nhân tố đào thải mạnh mẽ, đã đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức một triết lý rằng nếu muốn tồn tại và phát triển, cần phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thiết lập lợi thế cạnh tranh vững chắc và hơn hết phải có trong tay một đội ngũ lao động trung thàn

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty In và Văn hoá phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, làm việc hiệu quả. Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệ. Tuy nhiên việc sử dụng và quản lý người lao động đạt hiệu quả cao trong doanh nghiệp là không đơn giản. Thực tế, sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt Nam, các doanh nghiệp đều gặp những khó khăn trong quản lý nhân lực. Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của cán bộ, công nhân viên (CNV) nhưng vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp với đặc điểm lao động. Do đó, việc tìm tòi ứng dụng các biện pháp sao cho tận dụng nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ cần thiết. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động nhân lực là vấn đề tiền lương. Tiền lương là giá cả sức lao động, là nguồn sống chủ yếu của người lao động, là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương được hiểu là thành quả người lao động tạo ra, nếu tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra hoặc tương đương với tính chất công việc kết thúc thì nó sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh nhất, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương là vấn đề không chỉ người lao động và doanh nghiệp quan tâm, mà nó là vấn đề của cả xã hội, không chỉ động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc mà còn góp phần tạo đòn bẩy đưa nền kinh tế phát triển. Với mục đích áp dụng các kiến thức đã học trong công tác trả lương cho người lao động và tiến hành phân tích tại một công ty cụ thể, tôi lựa chọn công ty In và Văn hóa phẩm làm đơn vị thực tập và lựa chọn chuyên đề: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm” làm chuyên đề thực tập cho mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I. Giới thiệu về công ty In và Văn hóa phẩm Chương II. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công ty công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm. Trong quá trình thực tâp và hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cám ơn thầy TS. Trần Việt Lâm – giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường đại học KTQD đã tận tình hướng dẫn và định hướng chuyên đề này. Đồng thời xin gửi lời cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên đơn vị thực tập Công ty In và Văn hóa phẩm (Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch) đặc biệt là các phòng Tổ chức tài chính, phòng tài vụ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đây. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Phan Thị Lan Oanh Chương I. Giới thiệu khái quát về Công ty In và Văn hóa phẩm (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) Lịch sử hình thành và phát triển Cuối năm 1996, thực hiện chỉ thị 500 TTG – CP của thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào thông báo 5864/ ĐMDN của chính phủ ngày 18/11/1996 về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ văn hóa thông tin. Bộ văn hóa – thông tin đã đưa ra quyết định số 3839/ TC – QĐ ngày 30/12/1996 về việc thành lập Công ty in và văn hóa phẩm trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Công ty văn hóa phẩm Công ty phát triển kỹ thuật in Công ty nhạc cụ Việt Nam Công ty in và văn hóa phẩm là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của tổng Công ty in Việt Nam, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản ngân hàng. Trụ sở Công ty đóng tại Hà Nội. Công ty có hai trụ sở chính: Cơ sở 1: Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Cơ sở 2: Hào Nam – Phường Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội Tổng diện tích mặt bằng khoảng 11000 m2. Công ty có số đăng ký kinh doanh 111920, với. Tổng số vốn ban đầu là: 7.378.000.000 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 4.662.000.000 đồng. Vốn lưu động: 2.716.000.000 đồng. Năng lực sản xuất ban đầu: In: Trên 5 tỷ trang in công nghiệp/ năm. Nhạc cụ: 6000 chiếc / năm. Hàng thủ công mỹ nghệ :27000 bộ/ năm. Đồ gỗ: 691 sản phẩm / năm Đầu chổi quét sơn và bút vẽ: 1.150.000.000 sản phẩm/ năm. Đồ gỗ xuất khẩu: 500.000 chiếc/ năm. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh những khó khăn chung của ngành như sự cạnh tranh gay gắt thì một khó khăn riêng của Công ty chính là làm sao có thể nhanh chóng ổn định tổ chức, sản xuất sau khi sáp nhập, đặc biệt là khi bản thân các công ty thành viên trước đây đang nằm trong tình trạng hết sức phức tạp. Trong số ba đơn vị thì chỉ có Công ty Văn hoá phẩm là hoạt động có hiệu quả. Hai đơn vị còn lại đều nợ ngân sách và ngân hàng từ một đến hai tỷ đồng, gần 100 trường hợp không giải quyết được chế độ hưu cũng vì đơn vị không còn tiền nộp bảo hiểm. Tổng số cán bộ, công nhân viên kể cả số chưa có điều kiện giải quyết chính sách tăng lên đến 500. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, manh mún, nhà xưởng lụp xụp. Để ổn định tình hình, việc đầu tiên Đảng uỷ và Ban giám đốc đã sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, phân công lại lao động cho phù hợp, đề nghị các cán bộ nêu cao tinh thần trách nhiệm tập thể, chống tư tưởng cục bộ. Tư tưởng chỉ đạo đó được Đảng uỷ và Ban giám đốc gương mẫu thực hiện, tạo điều kiện để Công ty mới hợp nhất ổn định ngay từ đầu. Đồng thời, Công ty xác định mũi nhọn chủ yếu cần đẩy mạnh là khối sản xuất in, tổ chức lại, mở thêm ngành nghề và phát huy vai trò của khối sản xuất nhạc cụ, đào tạo tại chỗ cho những người trái ngành, bố trí công nhân đan xen giữa người giỏi và người yếu để kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau. Công ty cũng tiến hành soạn thảo và ban hành điều lệ hoạt động, qui định về quản lý tài chính, vật tư theo nhóm sản phẩm, qui định về trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tài sản của Công ty không bị thất thoát. Nhưng trước những biến động của thị trường, năm 2007 công ty đã quyết định ngừng việc sản xuất nhạc cụ và đồ gỗ, tập trung vào bộ phận in. Nhờ những biện pháp đúng và quyết tâm của Đảng uỷ, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên nên chỉ sau một thời gian ngắn, Công ty đã đi vào ổn định, mặt hàng từng bước được mở rộng, người lao động có thu nhập khá. Chỉ sau ba năm, Công ty đã trả xong cho ngân hàng và ngân sách số nợ cũ, vốn cố định của Công ty tăng lên gấp rưỡi còn vốn lưu động tăng lên gấp nhiều lần, tín nhiệm của Công ty ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và có đủ năng lực hoàn thành mọi nhiệm vụ của Công ty giao trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cùng với sự đi lên, Công ty In và Văn hóa phẩm đã không ngừng hoàn thiện mình để có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Với chất lượng hàng hóa luôn được nâng cao, cải tiến mẫu mã sản phẩm, cố gắng chiễm lĩnh thị trường nội địa, nâng cao xuất khẩu. Liện tục đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ mà công tác quản lý đạt hiệu quả cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị trường. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, chú trọng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, khẩn trương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn mới. Do có những thành tích to lớn như vậy, Công ty đã được Chính phủ và Bộ VH- TT (nay là Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch) tặng cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền, bản thân Giám đốc Trần Văn Cường được công nhận là giám đốc doanh nghiệp giỏi của thành phố Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ Căn cứ vào quyết định 3839 TC – QĐ của Bộ Văn hóa thông tin. Công ty In và Văn hóa phẩm có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Chức năng: Một trong các chức năng chính của Công ty là sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, thiết bị, vốn) một cách có hiệu quả để sản xuất ra các ấn phẩm, văn hóa phẩm và các mặt hàng thủ công nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài. Chức năng nhân sự: Bao gồm các công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, định mức lao động. Chức năng kỹ thuật: Bao gồm các hoạt động về cơ điện và kỹ thuật công nghệ của công ty. Chức năng hạch toán: Bao gồm hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và sau sản xuất. Chức năng thương mại: Tìm nguồn khai thác vật tư kỹ thuật, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Nhiệm vụ: In và gia công các ấn phẩm như sách, báo, giấy tờ quản lý, nhãn hàng, bao bì… trên giấy và trên các vật liệu khác. + Các loại sách: sách giáo khoa, giáo trình, truyện ngắn, truyện Kim Đồng, từ điển, ... + Các loại tạp chí, đặc san, báo: Tạp chí Sinh viên, Tạp chí Thuỷ sản, Tạp chí Vì trẻ thơ, Tạp chí Sân khấu điện ảnh, Đặc san Văn hoá, Báo Văn hoá, Báo Hải Phòng... + Các loại ấn phẩm khác: như tranh ảnh, bưu thiếp, nhãn màu cho các sản phẩm rượu, bia, dầu ăn, bánh kẹo, xà phòng, các tờ gấp quảng cáo, tuyên truyền; các loại giấy tờ trong đơn vị sản xuất kinh doanh như Hợp đồng, đơn xin vay, khế ước... Kinh doanh các loại vật tư và thiết bị dùng trong in. Nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao công nghệ in. Kinh doanh mặt hàng văn hóa phẩm khác theo quy định của pháp luật. Để hoàn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ đó, Công ty đã có một cơ cấu tổ chức bộ máy tương đối phù hợp. Công ty In và Văn hóa phẩm dược tổ chức theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, công đoàn tham gia quản lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của Công ty In và văn hóa phẩm là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của doanh nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định nhưng vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Trong cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo (giám đốc) trong cơ quan sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc của công đoàn trong việc ra các quyết định. Nhưng trong cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong cơ quan ra quyết định trên sự tham gia của cả Đảng Ủy trong Công ty. Đặc điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh 3.1. Cơ cấu tổ chức Là một DNNN, công ty được tổ chức theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành, Công đoàn tham gia quản lý. Mặt khác, ngoài chức năng chính là sản xuất kinh doanh thì công ty còn có các chức năng khác như : nhân sự, kỹ thuật, hạch toán, thương mại, kiểm tra...Các chức năng này sẽ được các phòng ban khác nhau đảm nhận. Để làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan đã có một cơ cấu bộ máy tổ chức tương đối phù hợp. Công ty In và Văn hoá phẩm được tổ chức theo cơ chế : Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, công đoàn tham gia quản lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty In và Văn hoá phẩm là cơ cấu trực tuyến - chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của doanh nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định nhưng vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Trong cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo ( giám đốc ) trong cơ quan sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc của công đoàn trong việc ra các quyết định. Nhưng trong cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong cơ quan ra quyết định dựa trên sự tham gia của Đảng uỷ trong công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY Ban giám đốc đốc đốc Phòng Kỹ thuật Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Tài vụ Phòng Điều hành SX Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Tổ chức hành chính P.X Sách P.X In P.X chế bản (Trích tài liệu phòng tổ chức hành chính) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trong sơ đồ trên, các phòng ban được chỉ định quyền hạn và nhiệm vụ riêng của mình như sau: Giám đốc: Do Bộ văn hóa thông tin bổ nhiệm có quyền hạn theo qui định của Nhà nước, điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên và cán bộ công nhân viên trong công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật dây chuyền công nghệ. ( ban giám đốc ) Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc về mặt kinh doanh của Công ty. ( ban giám đốc ) Phòng tổ chức hành chính: Số lượng nhân viên: khoảng 40-42 ngưới Nhiệm vụ: + Đào tạo, tuyển mộ, bố trí lao động, lưu trữ hồ sơ sa thải. +Công tác lao động, các chế độ chính sách về lao động. +Công tác tiền lương. +Công tác thi đua khen thưởng. +Xây dựng các điều lệ, hoạt động thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhiệm vụ quản lý. Phòng kế hoạch vật tư: Số lượng nhân viên: 10-15 người Nhiệm vụ: +Quản lý và cung cấp vật tư cho các phân xưởng. +Tham mưu cho giám đốc về việc mua sắm, sử dụng, bảo quản và quyết toán vật tư kỹ thuật theo số liệu của phòng kỹ thuật – thi công. +Phân chia giá trị sản lượng nếu có nhiều đơn vị phối hợp. Phòng kỹ thuật: Số lượng nhân viên: 12-15 người Nhiệm vụ: +Quản lý, vận hành và sửa chữa kỹ thuật +Nghiên cứu hướng triển khai sản xuất mặt hàng mới bao gồm: in, chếbản +Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các nguyên liệu, vật tư. +Quản lý các thiết bị theo quy phạm của Nhà nước (Điện, áp lực). +Quản lý các thiết bị máy mới của toàn dây chuyền sản xuất thông qua lập kế hoạch tu sửa, theo dõi tổng hợp, thực hiện lịch tu sửa của công ty. +Đầu tư và tổ chức lắp đặt thiết bị mới. +Ban hành và tham gia quản lý việc thực hiện quy trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Phòng xuất – nhập khẩu có nhiệm vụ: Số lượng nhân viên: 20-12 người người Nhiệm vụ: +Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kinh doanh. +Nghiên cứu và phát triển thị trường. +Điều hành, theo dõi và kiểm tra việc xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty. +Ngoài ra, thực hiện thêm công tác tiêu thụ sản phẩm và Marketing. +Phối hợp mật thiếu với các phòng khác để lên kế hoạch sản xuất phù hợp với cầu thị trường. Phòng điều hành sản xuất: Số lượng: 10 – 12 nhân viên. Nhiệm vụ: +Điều hành các công việc về sản xuất như lệnh sản xuất, phiếu lĩnh vật tư, tiến độ làm việc cho các phân xưởng sản xuất. +Kiểm tra, xác định chất lượng của bản in đúng tiêu chuẩn. +Xác nhân chất lượng sản phẩm của các phân xưởng. Phân xưởng in: Số lượng: 190-199 người Nhiệm vụ: đảm bảo in đúng tờ, đúng mẫu, không nhăn, không đạt mực (theo phiếu của phòng sản xuất). Phân xưởng sách: Số lượng: 165 – 170 người Nhiệm vụ: +Kiểm tra tờ in đúng yêu cầu chất lượng (ảnh đạt 80% - 90% so với mẫu), đúng kích thước qui ước, đúng mẫu theo tờ ký bông, đúng tay kê, đủ số lượng, bắt lồng đúng số trang, tài liệu theo yêu cầu của phân xưởng, vào bìa, xén đóng gói. +Nhập kho và giao hàng. 3.2. Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, sản phẩm Khách hàng Công ty In và Văn hoá phẩm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực in sách báo, tạp chí, công ty đã tạo ra vị thế, uy tín trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu, Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng từ phía các đối tác và đã có nhiều đối tác trở thành khách hàng trung thành của công ty: +Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương. +Ban tổ chức trung Ương- bản tin +Ban tổ chức Trung Ương Đảng- TCXD Đảng +Các báo và tạp chí: báo diễn đàn Doanh nghiệp, Báo giáo dục và thời đại, Báo thể thao Việt Nam, Báo đầu tư, Tạp chí văn hóa Doanh nhân, Tạp chí văn hóa nghệ thuật…..và còn nhiều các báo và tạp chí đã tin tưởng đặt hàng với công ty trong suốt thời gian qua. +Các nhà xuất bản: NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục tại Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, NXB Giáo dục tại TP Đà Nẵng, NXB Khoa học kỹ thuật, NXB Thanh Niên, NXB Văn hóa thông tin, NXB Thống kê.... Và rẩt nhiều NXB khác đã trở thành khách hàng thường xuyên của công ty. +Nhà sách: Nhà sách Minh Đức, nhà sách Minh Trí- Phạm Ngọc Tới, Nhà sách Dương Nguyệt – Phạm Ngọc Tới…… +Công ty: Công ty cổ phần sách Giáo dục tại Hà Nội, công ty TNHH bao bì Việt Hưng, công ty quảng cáo dolphin, công ty quảng cáo ánh sáng mặt trời, công ty TNHH Truyền thông QC và TM…..Ngoài việc đặt hàng các ấn phẩm báo chí, tập san của riêng công ty thì đăng kí hợp đồng sản phẩm như bao bì phục vụ cho quá trình đóng gói sản phẩm cũng được các công ty đặt hàng thường xuyên Thị trường: Công ty in và văn hóa phẩm là công ty trung gian sản xuất giữa các công ty, nhà xuất bản, các báo….với người tiêu dùng nên thị trường của công ty chủ yếu là trong nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các vùng lân cận Hà Nội. Ngoài việc nhận in sách báo, tạp chí cho các công ty khác, Công ty cũng có những ấn phẩm sách báo, tập san riêng và sản phẩm được tiêu thụ khắp mọi nơi. Là công ty in thuộc Bộ văn hóa thông tin, có uy tín trong lĩnh vực in sách báo, tạp chí trong nhiều năm, nên ngoài thị trường trong nước, công ty cũng được nhiều đối tác ở nước ngoài đặt hàng các ấn phẩm sách báo, tạp chí. Đối thủ cạnh tranh Thị trường các ấn phẩm sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triến trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội. Chính vì vậy đã có khá nhiều công ty in mới được thiết lập bên cạnh những công ty đang hoạt động hiện nay. Thị trường ngành in cạnh tranh khá gay gắt. Trong hoàn cảnh hiện nay, công ty In và Văn hóa phẩm không tránh khỏi việc cạnh tranh của các đối thủ. Đối thủ hiện nay là các công ty in trong khu vực Hà Nội như: Công ty in Tiến Bộ, Công ty in Thống Nhất, Công ty in Hàng không… và các xí nghiệp in trong khu vực và các vùng lân cận Hà Nội. Để nâng cao được uy tín, số lượng hợp đồng in, nâng cao vị thế của công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngành diễn ra khá gay gắt như hiện nay, công ty cần có những biện pháp đảm bảo chất lượng in như: đủ, đúng về số lượng và chất lượng như trong đúng hợp đồng. Nhà cung ứng Các sản phẩm in ấn của công ty cần rất nhiều các loại nguyên vật liệu khác nhau, trong đó một số các loại nguyên vật liệu chính như: mực photo, giấy opset, giấy cacbon, ống đồng, băng dính, cồn….v..v Do vậy, việc tìm kiếm nhà cung ứng tốt cũng như thiết lập mối quan hệ bạn hàng lâu dài với họ là một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Trong suốt quá trình thành lập đến nay, công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều nhà cung ứng và trở thành khách hàng uy tín. Một số các nhà cung ứng lớn như: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp An Thái (CT ANTHAI), công ty TNHH 19/5, công ty CP EPIC Việt Nam, công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại DKSH…. Công ty In và văn hóa phẩm là công ty có uy tín, luôn nhận được các hợp đồng lớn từ phía các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức công ty. Do vậy, công ty luôn đảm bảo lượng hợp đồng thường xuyên và có giá trị lớn đem lại nguồn doanh thu lớn với các nhà cung ứng. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, các nhà cung ứng cũng đáp ứng các đơn đặt hàng của công ty đúng thời gian, số lượng cũng như chất lượng. Sản phẩm Sản phẩm in ấn vốn không phải là một sản phẩm đặc biệt, tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường từ công nghệ in ấn lại là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Do vậy đây có thể coi là một đặc điểm của sản phẩm in. Công ty In & Văn hóa phẩm được xây dựng trên diện tích 7.167 m2 với hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước được thiết kế và xây dựng phù hợp qui hoạch chung của thành phố cũng như bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh. +Khí thải: hoạt động sản xuất của công ty hầu như không phát sinh khí thải tập trung. Một lượng nhỏ khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển (xe nâng, ôtô), hơi mực in, hóa chất. +Nước thải: Nước thải từ công ty chủ yếu phát sinh từ các khu vệ sinh/sinh hoạt của cán bộ nhân viên hoặc từ nhà bếp, một phần nhỏ phát sinh từ khâu rửa bản và hiện bản. +Phát sinh chất thải: chất thải rắn chủ yếu sinh ra từ các sản phẩm loại bỏ và bao bì không thẻ tái sử dụng và rác thải từ khu vực văn phòng. Một phần chất thải là chất nguy hại như giẻ dính dầu mỡ, vỏ thùng/can hóa chất thải, vỏ hộp mực in, các loại dầu mỡ thải, đèn túyp neon ỏng…v…v.. +Tiêu thụ năng lượng: Nguồn năng lượng chính được sử dụng là năng lượng điện. +Tiêu thụ nguyên liệu: Nguyên liệu chính để chế tạo sản phẩm là giấy, mực, hạt keo. Một số hóa chất khác cũng được sử dụng nhưng đều đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của khách hàng như Kein Package. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4.1. Sản phẩm Môi trường luôn cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in với nhau, việc tìm kiếm các sản phẩm mới cũng như cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm đang sẩn xuất là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược trong việc thiết lập lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cho công ty. Bảng 1:Kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty giai đoạn 2004-2008 SST Sản phẩm ĐV tính 2004 2005 2006 2007 2008 1 In Tỷ trang 11,229 12,562 15,867 18,586 15,296 2 Đồ gỗ xuất khẩu Triệu cái 1,835 1,852 1,756 - - 3 Nhạc cụ Triệu cái 782 765 750 - - (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Các sản phẩm đồ gỗ và nhạc cụ trong các năm gần đây đã đang mất dần chỗ đứng cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ phía thị trường. Do vậy, năm 2007 là năm đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm của công ty với sự sắp xếp lại 2 phân xưởng sản xuất đồ gỗ và nhạc cụ. Đến năm 2007 công ty đã không còn sản xuất mặt hàng đồ gỗ và nhạc cụ. Mặc dù năm 2008 chỉ tập trung vào vào sản phẩm in ấn nhưng lượng in lại giảm đáng kể khoảng 3,29 tỉ trang (giảm khoảng 17.7% ) so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khó khăn đang ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nói chung. 4.2. Khách hàng, thị trường Nói chung, mặc dù phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như yêu cầu phải đổi mới công nghệ và sản phẩm nhưng công ty In và Văn hoá phẩm vẫn luôn nỗ lực bảo vệ những thành quả đã đạt được từ việc thiết lập khách hàng và xác lập thị trường. Công ty nói riêng và các công ty trong nước nói chung đang phải cố gắng khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính năm 2008, công ty vẫn giữ được những khách hàng trung thành, vẫn giữ được những khu vực thị trường vốn có, thể hiện thành tựu đáng kể trong việc giữ thị trường không bị thu hẹp. Nguyên nhân của tình hình này là một phần do chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, một phần là do uy tín từ một công ty Nhà Nước. 4.3. Doanh thu, lợi nhuận Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh từ 2004- 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng vốn Tỷ đồng 154.145 174.696 192.006 144.669 198.248 2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 157.471 175.160 190.487 215.673 187.256 3 Lợi nhuận Triệu đồng 595.119 788.394 799.561 825.284 789.243 4 Tổng nộp ngân sách (cả thuế) Tỷ đồng 6.172 6.186 6.761 6.804 6.629 5 Lao động bình quân Người 611 611 611 592 574 6 Thu nhập bình quân Đồng/tháng 1,250,932 1,297,059 1,296,423 1,298,456 1,251,068 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng rất nhanh, năm 2005 tăng một lượng so với với năm 2004 với số tương đối là 17.89 tỷ đồng hay tăng 11.23%. Năm 2007 tăng 25.86tỷ đồng hay 13.22% so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ là không phải mọi doanh nghiệp Nhà Nước đều làm ăn kém hiệu quả. Nhưng đến năm 2008, tổng doanh thu giảm đáng kể, giảm 28.17 tỷ đồng so với năm 2007, nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối năm 2008 làm cho lượng đơn hàng của công ty giảm xuống. Lợi nhuận của công ty luôn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận tăng 193.75 triệu đồng ( tăng 32.48% ), năm 2007 tăng 25.23 triệu đồng ( tăng 3.22% ) so với năm 2006. Riêng năm 2008 lợi nhuận có giảm đi 36.041 triệu đồng ( giảm 4.36%) so với năm 2007 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên nhìn chung công ty hoạt động có lãi và đang cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. 4.4. Đóng góp ngân sách Nhà Nước, thu nhập người lao động Theo bảng số liệu trên công ty đã nộp ngân sách tăng đều qua các năm, năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 một lượng tương đối là 0.014 tỷ đồng hay tăng 0.22%, năm 2006 tăng 0.575 tỷ đồng hay tăng 9.29% so với năm 2005, năm 2007 tăng 0.043 tỷ đồng hay tăng 0.64% so với năm 2006. Rất nhiều các công ty trốn tránh việc nộp ngân sách cho Nhà Nước bằng nhiều hình thức nhưng công ty In và Văn hóa phẩm lại có những bước tiến mới trong vấn đề này ( nộp ngân sách tăng hơn so với năm trước). Đây là những thành tựu đáng kể của công ty mà không phải công ty nào cũng đạt được như vậy. Nổi bật là đời sống người lao động tăng nhanh qua những năm gần đây. Và đặc biệt năm 2005 tăng 46,127 đồng/tháng hay 3.69% so với năm 2004 và năm 2007 tăng 42,033 đồng/tháng hay 3.24% so với năm 2006. Công ty không ngừng quan tâm tới lợi ích của công nhân viên và đã áp dụng đòn bảy kinh tế. Do đó, thu nhập bình quân đầu người lao động không ngừng được cải thiện qua các năm. Đây cũng là một thành tựu đáng kể do công ty tạo dựng nên. Chương II. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương . Đặc điểm đội ngũ lao động 1.1.1. Số lượng lao động trong công ty Với lực lượng lao động khoảng 600 người đây là lực lượng nòng cốt góp phần vào sư phát triển của công ty. Bảng 3: Số lượng lao động của công ty giai đoạn 2006- 2008 (Đơn vị: Người) Đơn vị Số lao động 2006 2007 2008 Phân xưởng chế bản 99 97 95 Phân xưởng in 190 206 195 Phân xưởng sách 153 170 165 Phân xưởng sản xuất đồ gỗ và nhạc cụ 60 0 0 Phòng tổ chức hành chính 40 42 42 Phòng vật tư 10 15 15 Phòng điều hành sản xuất 10 10 10 Phòng tài vụ 7 10 10 Phòng kỹ thuật 12 12 12 Phòng xuất nhập khẩu 20 20 20 Phòng thị trường 10 10 10 Tổng số lao động 611 592 574 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động trong công ty đã giảm từ năm 2006 - 2008, việc giảm lao động là do năm 2007 công ty đã ngừng việc sản xuất nhạc cụ và đồ gỗ, nên lao động trong hai phân xưởng này có sự biến động. Đến năm 2008, lượng lao động lại giảm đi khoảng 18 người, và tập trung tại các phân xưởng sản xuất. Sở dĩ có hiện tượng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm, điều đó buộc công ty phải sa thải một số lao động không có tay nghề cao, những lao động làm trái ngành nghề. Số lượng lao động không quá nhiều nên không quá tạo áp lực trong chế độ tiền lương của công ty, là một công ty trực thuộc Bộ, tuân theo những quy định của Nhà Nước trong tiền lương, càng phải thực hiện một chế độ tiền lương hợp lý, công bằng và tạo ra những điều kiện làm việc để giữ chân những người lao động giỏi. 1.1.2. Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động không hợp lý sẽ gây ra tình trạng thừa lao động ở một số bộ phận trong khi có một số bộ phận khác thì thiếu, gây lãng phí nguồn nhân lực và tăng chi phí lao động, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Bảng 4: Phân bố cơ cấu lao động của công ty trong năm 2006 - 2008. Bộ phận lao động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Tỷ lệ( %) Số lượng Tỷ lệ ( % ) Số lượng Tỷ lệ ( %) LĐ trực tiếp 498 81 473 79.9 455 79.3 LĐ gián tiếp 113 19 119 20.1 119 20.7 Tổng số 611 100 592 100 574 100 Theo bảng số liệu trên, trong 2 năm 2006 và 2007, công ty không có sự biến động lớn về lao động, thể hiện qui mô kinh doanh chưa mở rộng. Tuy nhiên, số lao động trực tiếp trong năm 2007 đã giảm đáng kể, điều này là do công ty cơ cấu lại sản phẩm sản xuất. Đồng thời, lao động của năm 2008 so với năm 2007 cũng có sự biến động, lượng lao động trực tiếp giảm 18 người, còn lao động gián tiếp chưa có biến động. Lý do là sự thay đổi lao động ở các phân xưởng nhạc cụ và đồ gỗ nên gây ra sự chênh lệch lao động trực tiếp làm việc. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng ổn định, không biến động nhiều, mặc dù lao động trực tiếp giảm gây ảnh hưởng đến sản xuất nhưng lại không ảnh hưởng đến cơ cấu tiền lương giữa bộ phận sản xuất và bộ phận quản lý, không gây áp lực tăng chi phí tiền lương một cách lệch hướng. 1.1.3. Chất lượng lao động của công ty Chất lượng lao động là luôn là yếu tố đáng quan tâm nhất của các nhà quản lý. Số lượng lao động nhiều không quyết định đến năng suất lao động mà chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn. Người lao động có chuyên môn, có sức khoẻ tốt cùng với sự nhiệt tình trong công việc thì sẽ có năng suất cao và làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng, doanh thu bán hàng tăng lên và quỹ lương cũng tăng người lao động cũng tăng lên theo => Đây là một yếu tố làm động lực nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhận thức rõ ràng các nhu cầu cạnh tranh, công ty In và Văn hoá phẩm đã chú trọng công tác nâng cao chất lượng lao động. Bảng 5: Chất lượng lao động quản trị của Công ty năm 2008 ( Đơn vị: người ) Trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Trung cấp Kỹ thuật 8 2 2 Kinh tế 10 3 7 Kế toán 6 3 1 Hành chính 15 0 0 Quản trị kinh doanh 5 0 0 Lao động tiền lương 0 0 7 Tổng số 44 8 17 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Qua bảng trên ta thâý trình độ cán bộ công nhân viên còn quá thấp thể hiện qua trình độ đại học và trung cấp. Ngay trong cấp quản lý số người có trình độ đại học chỉ là 44 người, tức là 6.98%, tỷ lệ cao đẳng là 8 người(1.26%), còn lại là trung cấp dạy nghề và trung học phổ thông. Cần lưư ý rằng các cán bộ trung cấp này làm ở các bộ phận giám sát và trực ban nhưng trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì số cán bộ này cần được học chuyên tu thêm để nâng cao trình độ. Hàng năm công ty cũng tổ chức thi nâng bậc cho công nhân viên để kích thích họ nâng cao trình độ chuyên môn, tăng năng suất lao động cũng như cải thiện mức lương hiện tại của mình. Chính bậc thợ của người lao động sẽ là cơ sở tính lương cho họ, ai có bậc thợ cao sẽ được hưởng lương cao và ngược lại. Do đó chính tay nghề của người lao động sẽ quyết định trực tiếp đến số tiền lương mà họ được hưởng. 2 Tình hình tài chính 1.2.1. Vốn Tổng số vốn ban đầu là: 7.378.000.000 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 4.662.000.000 đồng. Vốn lưu động: 2.716.000.000 đồng. Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, tổng vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Bảng 6: Cơ cấu vốn 3 năm 2006-2008 ( đơn vị: đồng ) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn CSH 69,505,017,538 69,241,013,514 69,582,935,027 Vay ngắn hạn 88,813,400._.,435 50,623,230,008 97,524,121,121 Vay dài hạn 33,687,766,167 24,805,470,739 31,141,266,167 Tổng nguồn vốn 192,006,184,140 144,669,714,261 198,248,322,315 Vốn cố định Vốn lưu động 106,434,397,550 82,410,386,790 109,172,159,975 85,571,750,590 62,259,327,471 89,076,162,340 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) 1.2.2. Một số chỉ tiêu tài chính Doanh thu trong kỳ - Sức sản xuất của vốn cố định = ----------------------------- Vốn cố định bình quân trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ - Sức sinh lời của vốn cố định = --------------------------- Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu trong kỳ - Sức sản xuất của vốn lưu động = ---------------------------- Vốn lưu động bình quân trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ - Sức sinh lời của vốn lưu động = -------------------------- Vốn lưu động bình quân trong kỳ Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu ( tỷ đồng ) 190.487 215.673 187.256 Lợi nhuận ( triệu đồng ) 799.561 825.284 789.243 Sức sản xuất của vốn cố định 1.79 2.62 1.72 Sức sinh lời của vốn cố định 0.0075 0.01 0.0072 Sức sản suất của vốn lưu động 2.23 3.46 2.10 Sức sinh lời của vốn lưu động 0.0093 0.013 0.0088 Qua bảng tính ta thấy, doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 nhưng sang năm 2008 lại giảm đi, thể hiện doanh thu không ổn định một xu hướng do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Lợi nhuận, sức sản xuất, sức sinh lời cũng có xu hướng tương tự như doanh thu. Doanh thu càng lớn càng thể hiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển thuận lợi, càng tạo thêm nhiều của cải cho công ty và làm tăng các quỹ chi tiêu của công ty, trong đó có tiền lương của người lao động. Doanh thu năm 2007 tăng 25,186 tỷ đồng hay tăng 13% so với năm 2006, cũng là một thành tích đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nếu mức tăng này phù hợp với mức tăng của quỹ tiền lương thì là một dấu hiệu gia tăng quỹ lương cho người lao động, ngược lại thì có thể là dấu hiệu xấu, chắng hạn nếu quỹ tiền lương gia tăng với tỷ lệ cao hơn mức gia tăng của doanh thu thể hiện chi phí cho tiền lương quá cao, không phù hợp với tình hình kinh doanh, không đảm bảo điều kiện chi trả và có thể phải tính toán lại tiền lương, kiểm tra lại các yếu tố liên quan và xem xét lại hoạt động quản lý tiền lương. Tuy nhiên sự chênh lệch quá lớn của sức sản xuất và sức sinh lời thể hiện việc quản lý chi phí lỏng lẻo, chưa đạt hiệu quả và tiết kiệm. Công ty tạo ra nhiều doanh thu nhưng không tạo ra nhiều lợi nhuận từ doanh thu đó. Tình hình còn nghiêm trọng hơn nữa khi vốn lưu động cũng có tình trạng tương tự như theo bảng trên. Hoạt động tạo lợi nhuận thể hiện khả năng vững mạnh của tài chính công ty, nếu không tạo nhiều lợi nhuận không thể mang lại nhiều tiền của cho chủ sở hữu, không khuyến khích họ thêm đầu tư mở rộng kinh doanh, không tạo điều kiện để họ quan tâm nhiều đến chế độ lương bổng và công ty cũng không thể phát triển lâu dài, không đảm bảo việc làm ổn định và tiền lương hàng tháng cho người lao động. 1.3 Thị trường lao động Thuận lợi Với địa điểm tại 83 Hào Nam- phường Ô Chợ Dừa – Đống Đa- Hà Nội, công ty In và Văn hóa phẩm được tiếp nhận một nguồn cung lao động dồi dào từ rất nhiều các trường đào tạo ở Hà Nội. Hơn nữa ngành công nghiệp in ấn cũng đang ngày đựơc quan tâm hơn, sẽ còn có thêm rất nhiều các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp về in ấn ra đời, sẽ là nguồn cung lao động lâu dài và gần gũi của công ty. Tuy nhiên để thu hút được nhiều lao động giỏi về công ty mình thì lại tùy thuộc vào chính sách đãi mộ của mỗi công ty, hơn nữa mỗi công ty lại có một đặc điểm về lao động riêng. Khó khăn + Các công ty In tại Hà Nội không nhiều nhưng số lượng lao động có tay nghề cao lại hạn chế, do vậy tạo thách thức thu hút người lao động tay nghề về cho công ty. Không chỉ vậy mà chính sách trả lương không thỏa đáng sẽ tạo cơ hội cho người lao động trong công ty nghĩ đến công việc tại các công ty khác. Nếu không có những chính sách trả lương hợp lý thì công ty đánh mất những người lao động hiện thời, thêm vào đó lại mất thêm một khoản chi phí khác để tuyển dụng và đào tạo người lao động mà năng suất làm việc vẫn không bằng. + Ngày nay các ngành nghề càng đa dạng , thị trường đang tạo ra nhiều hình thức làm việc mới nên người lao động có khả năng chuyển sang ngành nghề khác có lợi nhuận cao hơn. 1.4 Chính sách quản lý của Nhà Nước Để đảm bảo tính dân chủ, công khai và việc phân phối tiền lương một cách công bằng gắn với kết quả lao động, Nhà Nước đã ban hành Bộ Luật lao động để quy định những quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như người lao động, kèm theo đó là những nghị định, thông tư hướng dẫn cách thức thực hiện cho các doanh nghiệp. Và công ty In và Văn hóa phẩm cũng là một công ty Nhà Nước cho nên mọi nội quy, quy chế trả lương của công ty đều phải tuân theo những quy định của Nhà Nước. Như việc thực hiện mức tiền lương tối thiểu theo Nghị định của Chính Phủ là 620,000 đồng vẫn đang được công ty áp dụng, tiền lương, thu nhập hàng tháng của người lao động được ghi vào sổ lương theo quy định tại Thông tư 15/LDTBXH – TL ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Công ty cũng đã thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo công văn số 4320/LĐTBXH ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà Nước. Việc tính định mức lao động để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương của công ty dựa trên Thông tư 14/LĐTBXH. Từ ngày 01 tháng 05 năm 2009 công ty sẽ áp dụng mức lương tối thiểu là 650,000 đ thay vì 620,000 đ. Ta có thể thấy Bộ Luật lao động và những Nghị định , thông tư hay các công văn mà Nhà Nước và các cơ quan ban hành đã giúp công ty In và Văn hóa phẩm có được cách thức thực hiện công tác trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty một cách hợp lý, đảm bảo công bằng và dân chủ cho mọi người. Đây cũng là căn cứ pháp lý giúp công ty quản lý công tác trả lương của mình và thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật Nhà Nước. Khi nghiên cứu về định mức tiền lương , công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề lương bổng trên thị trường, chi phí sinh hoạt, các tổ chức công đoàn xã hội, nền kinh tế và cả đến các hệ thống pháp luật…Chỉ riêng về yếu tố pháp luật, chính sách lương bổng cũng phải tuân theo luật lệ của Nhà Nước. 1.5 Đặc điểm về ngành nghề sản xuất kinh doanh Ngành in là ngành có đặc điểm với mức lương không cao, không thuộc khối ngành nghề sử dụng nhiều về công nghệ cao hay quy trình tư duy phức tạp. Do vậy, nhìn mặt bằng chung công nhân trong công ty in thường không có mức lương cao, chỉ đảm bảo một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều khối ngành khác trong xã hội, nếu sản xuất gia tăng nhanh chóng, người lao động làm việc hăng say và công ty có chính sách hợp lý thì việc nâng cao tiền lương vẫn là một điều trong tầm tay. 1.6 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm in ấn là các sách báo, tạp chí…là các sản phẩm hữu hình, khá dễ dàng đo đếm, kiểm tra, vận chuyển…do vậy việc tính lương cũng không mang nhiều yếu tố phức tạp như các sản phẩm khác. Sản phẩm in được tạo ra qua nhiều công đoạn nên mỗi công đoạn lại có đặc điểm vật chất riêng và cần sự phối hợp rất lớn từ công nhân và cán bộ, do vậy việc tính lương lại phải chia nhiều mức độ, phải phân công cán bộ với trình độ hợp lý. Hơn nữa công nhân in ấn chịu nhiều yếu tố độc hại từ mực in và máy móc chuyên dụng nên công ty phải tính toán và tuân theo các quy định cụ thể của Nhà Nước để tính lương khoa học, công bằng và đảm bảo lợi ích của người lao động. 1.7 Quan điểm triết lý của công ty trong trả lương Với hình thức một công ty Nhà Nước, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, công ty luôn nhận thức rằng mọi chế độ tiền lương phải tuân theo quy định của Nhà Nước, phải theo những Nghị định, Công văn và Thông tư hướng dẫn của Chính Phủ. Hơn nữa với phương châm: “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, công ty luôn cố gắng xây dựng một chế độ lương bổng thật công bằng, hợp lý và nâng cao lòng trung thành của người lao động. Để gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, Ban giám đốc đã ban hành quy chế quản lý quỹ lương và trả lương cho cán bộ công nhân viên theo sản phẩm và theo công việc, bởi lẽ tiền lương là thành quả của người lao động tạo ra, nếu tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra, tương đương với tính chất công việc sẽ mau chóng thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc một cách sớm nhất và tốt nhất, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất một cách tích cực. 1.8 Đặc điểm công nghệ, trang thiết bị cơ sở vật chất Khởi đầu với một cơ sở thiết bị, phương tiện in ấn còn thô sơ, thấp kém, chất lượng hoạt động không cao, đến nay công ty đã trang bị cho mình dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hàng loạt máy in với chất lượng cao, hiện đại bao gồm 11 máy in kích cỡ 32 trang, 16 trang, 8 trang, 4 trang… Công ty In và văn hóa phẩm là công ty lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh chia làm 3 khối: In, nhạc cụ và đồ gỗ xuất khẩu (Nhưng hiện nay khối nhạc cụ và đồ gỗ xuất khẩu đã tạm ngừng hoạt động từ năm 2007). Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ những năm 1990 trở lại đây, từ những nước có công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, và một số quốc gia khác. Hệ thống này của công ty còn khá mới ( giá trị còn lại của chúng từ 65 %– 90%) nên khả năng sản xuất kinh doanh của công ty là khá cao. Đặc biệt, công ty cũng rất chú trọng vào đầu tư thay đổi công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bảng 9: Đầu tư thay đổi công nghệ từ năm 2006 đến năm 2008 (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Xâydựng cơ bản 6,382,259,000 5,120,146,000 6,258,456,000 Mua sắm tài sản 2,025,041,000 1,056,258,000 2,058,016,000 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Việc đưa những máy móc hiện đại vào sản xuất có một ý nghĩa quan trọng với việc giảm bớt thời gian gián đoạn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh thu bán hàng tăng lên làm quỹ tiền lương của công ty tăng. Đồng thời việc thiết bị máy móc hiện đại cũng làm tăng năng suất lao động của người lao động. Tất cả những điều đó làm cho tiền lương của họ tăng lên. Mặt khác, tiến độ sản xuất của phân xưởng này sẽ ảnh hưởng đến các phân xưởng khác nên công ty phải xây dựng cách trả lương cho các phân xưởng để kích thích họ làm việc và phối hợp công việc với nhau để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra được liên tục. 2. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm Chế độ tiền lương (cấp bậc, chức danh) Chế độ tiền lương cấp bậc được áp dụng cho công nhân sản xuất ở công ty. Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 bộ phận hợp thành. + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân. + Thang lương: bảng xác định mối quan hệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề (nhóm nghề) theo trình độ cấp bậc của họ. + Mức lương tối thiểu: mức tiền lương tháng trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất. Cơ cấu mức lương tối thiểu bao gồm tiền trả cho các khoản ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà, đi lại, chữa bệnh, chi phí nuôi một người ăn theo… Bảng 10:Thang lương ngành văn hóa (Ngành in, quảng cáo…) Nhóm lương Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Nhóm I 1.45 1.71 2.03 2.39 2.83 3.34 3.95 Nhóm II 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.20 Nhóm III 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.40 (Nguồn NĐ số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004) Bảng 11:Thang lương ngành cơ khí, điện, điện tử, tin học Nhóm lương Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Nhóm I 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.20 Nhóm II 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.40 Nhóm III 1.78 2.10 2.48 2.92 3.45 4.07 4.80 Bảng 12:Thang lương ngành dệt, thuộc da, giả đầu tư, giấy, may Nhóm lương Bậc 1 2 3 4 5 6 Nhóm I 1.55 1.85 2.22 2.65 3.18 3.80 Nhóm II 1.67 2.01 2.42 2.90 3.49 4.20 Nhóm III 1.78 2.13 2.56 3.06 3.67 4.40 Mức lương tối thiểu tính cho công nhân sản xuất là 620,000 đồng/tháng, đến ngày 01/05/2009 Công ty sẽ áp dụng mức lương mới là 650,000 đồng/tháng theo quy định mới nhất của Chính phủ. Chế độ tiền lương chức danh được áp dụng cho các nhà quản lý và các cán bộ được đào tạo kỹ thuật ở trình độ nhất định của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương chức danh cũng bao gồm 3 bộ phận hợp thành: + Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp + Bảng hệ số chức danh + Mức lương tháng tối thiểu Những người hưởng lương chức danh cũng được hường thêm các khoản phụ cấp thích hợp với điều kiện, môi trường làm việc riêng của họ. Dưới đây là các bảng lương cho nhân viên mà công ty đang áp dụng. Bảng 13:Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty Nhà Nước (Ban hành kèm theo NĐ số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ) (Đơn vị: 1,000đồng) Chức danh Hệ số, mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 1.Chuyên viên (CV) cao cấp, kinh tế viên(KTV) cao cấp,kỹ sư (KS) cao cấp - Hệ số - Mứclương01/10/2004 5.58 1618.2 2.92 1716.8 6.26 1815.4 6.60 1914.0 CVchính,KTV chính, KS chính - Hệ số - Mức lương từ 01/10/2004 4.00 1160.0 4.33 1255.7 4.66 1351.4 4.99 1447.1 5.32 1542.8 5.65 1638.5 3. CV, KTV, KS - Hệ số - Mức lương từ 01/10/2004 2.34 678.6 2.65 768.5 2.96 858.4 3.27 948.7 3.58 1038.5 3.89 1128.1 4.20 1218.0 4.51 1307.9 Bảng 14:Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ ở các công ty Nhà Nước ((Ban hành kèm theo NĐ số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ) (Đơn vị: 1,000đồng) Chức danh Hệ số, mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.Nhân viên văn thư - Hệ số - Mức lương từ01/12/2004 1.35 391.5 1.53 443.7 1.71 495.9 1.89 548.1 2.07 600.3 2.25 652.5 2.43 704.7 2.61 756.9 2.79 809.1 2.97 861.3 3.15 913.5 3.33 956.7 2.Nhân viên phục vụ - Hệ số - Mức lương từ01/12/2004 1.00 290.0 1.18 342.2 1.36 394.4 1.54 446.6 1.72 498.8 1.90 551.0 2.08 603.2 2.26 655.4 2.44 707.6 2.62 759.8 2.80 812.0 2.98 864.2 Bảng 15: Lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Đơn vị: triệu đồng) Chức danh Đặc biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV Giám đốc 6,72-7,60 5,72- 6,03 4,98- 5,26 4,32- 4,60 3,66- 3,94 Phó giám đốc và kế toán trưởng 6,03-6,34 4,98- 5,26 4,32- 4,60 3,66- 3,94 3,04- 3,28 Công ty In và Văn hóa phẩm cũng như các công ty khác áp dụng cả hai hình thức này trong công tác trả lương của mình. Việc kết hợp hai hình thức này theo đúng pháp luật và phù hợp đặc điểm của từng công việc cụ thể. Căn cứ trả lương của công ty: + NĐ số 205/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về quy định thang lương, bảng lương và các chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà Nước. + Căn cứ Công văn số 195/KT- LĐ ngày 01/03/2007 của Cục Kinh Tế Bộ Quốc Phòng và Công văn số 361/L ĐTBXH – TL ngày 29/01/2007 của Bộ L ĐTBXH về việc triển khai và xây dựng đơn giá tiền lương năm 2007 trong các công ty Nhà Nước. + Căn cứ Công văn số 51/CV- KT ngày 14/03/2007 của phòng Kinh Tế về việc xây dựng đơn giá tiền lương năm 2007. + Căn cứ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. . Các hình thức trả lương 2.2.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp Trả lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành. Với hình thức trả lương theo sản phẩm tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị sản phẩm là không đổi (trừ trường hợp trả lương sản phẩm lũy tiến) còn chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian lại thay đổi tùy thuộc theo năng suất của người lao động . Theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp, tiền lương được xác định và trả trực tiếp cho người lao động làm lương sản phẩm. Tại công ty In và Văn hóa phẩm, lương được tính như sau: TL= TLSP + TLTG( Theo chế độ) + TLSP= ĐG * SP Trong đó: TLSP: tiền lương mà người lao động được lĩnh SP: số lượng sản phẩm (bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được MLTT* HSCB(1 + Hi) * ĐMTG ĐGTL= ------------------------------ N*G*60 Hoặc: MLTT* HSCB(1 + Hi) ĐGTL= --------------------- N*G*ĐMSP Trong đó: ĐGTL: đơn giá tiền lương cho sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc) MLTT: mức tiền lương tháng tối thiểu. (MLTT= 620,000 đ) HSCB: hệ số cấp bậc đối với sản phẩm (bộ phận, chi tiết, công việc) Hi: hệ số phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gồm 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.4 so với mức lương tối thiểu). ĐMTG: định mức thời gian hoàn thành sản phẩm tính theo phút ĐMSP: định mức sản phẩm giờ lao động N: số ngày làm việc trong tháng theo chế độ G: số giờ làm việc trong ngày theo chế độ + TLTG: Tiền lương công nhân được hưởng theo chế độ Nhà Nước quy định như: ngưng việc (do công ty), nghỉ 30/04, 01/05, Tết nguyên đán, 02/09,… Đối tượng áp dụng Công ty áp dụng hình thức này cho công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng. Vì công việc của những người công nhân này là làm ra các bán thành phẩm và thành phẩm hoàn chỉnh. Những sản phẩm này có thể tính toán được số lượng cụ thể và định mức lao động cụ thể. Vì vậy dựa vào định mức lao động để tính lương sản phẩm cho người lao động. Ưu điểm Việc áp dụng hình thức tính lương sản phẩm cho lao động sản xuất trực tiếp làm cho việc tính lương của cán bộ tiền lương trở nên đơn giản, dễ tính, bám sát thực tế việc làm và phản ánh đúng những đóng góp của người lao động. Gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất của từng người, làm nhiều hưởng nhiều và làm ít hưởng ít. Thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động của mình. Tạo cho người lao động linh hoạt trong việc tăng tiền lương của bản thân Nhược điểm - Hình thức trả lương có thể dẫn đến tình trạng người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, làm hao phí nhiều nguyên vật liệu, sử dụng máy móc quá công suất. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ khiến công ty phải chịu nhiều chi phí kinh doanh về nguyên vật liệu hao phí và hao mòn máy móc thiết bị lớn, quan trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. - Mặt khác, khi trả lương sản phẩm doanh nghiệp không thể trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương thời gian của họ nên rủi ro khi năng suất lao động thấp hơn định mức doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Hình thức trả lương khoán sản phẩm Đây là hình thức trả lương sản phẩm đặc biệt (thường trong điều kiện không có định mức). Hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Tại công ty In và Văn hóa phẩm chưa có hình thức lương khoán, vẫn chỉ đơn thuần theo hình thức tính lương cho sản phẩm trực tiếp mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì đặc thù sản phẩm in ấn của công ty là kết quả hợp tác của nhiều công đoạn, nhiều sự phối hợp của các phân xưởng, không có một khối lượng công việc cụ thể nào để giao khoán cho người lao động cả. 2.2.3. Hình thức trả lương thời gian Trả lương theo hình thức theo thời gian là hình thức doanh nghiệp căn cứ vào thời gian có mặt của người lao động tại nơi làm việc mà trả lương cho họ. Hình thức này tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là chi phí kinh doanh trả lương trên một đơn vị thời gian là không đổi còn còn chi phí kinh doanh trả lương trên một một đơn vị sản phẩm lại thay đổi tùy thuộc vào năng suất của người lao động. Tại công ty In và Văn hóa phẩm, tiền lương được tính như sau: HS* Lương tối thiểu Lương cơ bản = ---------------------------- * Công tác thực tế Công chế độ Trong đó: + Lương tối thiểu là 620,000 đồng + Công chế độ là 26 công * Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp trách nhiệm được tính vào lương thời gian cho các cán bộ nhân viên. Theo quy định của Nhà Nước, những người giữ chức vụ như trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng…đều có một phần phụ cấp trách nhiệm. Phụ cấp phụ thuộc vào vị trí của từng người mà quy định ít hay nhiều. Ở Công ty In và Văn hóa phẩm, các cán bộ công nhân viên giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm. Bảng 16:Bảng phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng công ty (Đơn vị: 1,000 đồng) Chức danh Hệ số, phụ cấp Tổng công ty đặc biệtvàtương đương Tổng công ty và tương đương Công ty (hạng) I II III 1.Trưởng phòng và tương đương - hệ số - Mứclương 0.7 203.0 0.6 174.0 0.5 145.0 0.4 116.0 0.3 87.0 2.Phó trưởng phòng và tương đương - hệ số - Mứclương 0.6 174.0 0.5 145.0 0.4 116.0 0.3 87.0 0.2 58.0 Công ty In và Văn hóa phẩm là công ty Hạng I nên các khoản phụ cấp được tính theo quy định Hạng I như trên. Đối tượng áp dụng Công ty áp dụng cách tính này cho cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng. Do công việc của bộ phận này không phải là làm ra một sản phẩm cụ thể và tác động của họat động đó không chỉ trong phạm vi nhỏ mà ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn công ty, và có ảnh hưởng trong thời gian dài, không thể định lượng được. Ưu điểm Do công việc của cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng khó định mức nên việc áp dụng trả lương thời gian là hợp lý. Cách tính lương thời gian đơn giản , dễ tính, thuận lợi cho cán bộ tiền lương tổng hợp lương dễ dàng. Người lao động có thể dễ dàng hiểu được phương pháp tính và tự tính tiền lương cho mình, vì vậy người lao động sẽ ít thắc mắc về tiền lương của mình. Tiền lương thời gian có gắn với hệ số lương nên sẽ khuyến khích được bộ phận này nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Điều này sẽ làm cho đội ngũ quản lý của công ty ngày càng làm việc có chuyên môn hơn, hiệu quả quản lý sẽ tốt hơn. Tiền lương được tính dựa vào số ngày công làm việc thực tế nên đã có tác dụng khuyến khích người lao động đi làm chăm chỉ, đầy đủ ngày công theo quy định để nâng cao thu nhập. Nhược điểm Công thức tính lương chỉ dựa vào ngày công thực tế, hệ số lương nên chưa phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của người lao động ở mức độ nào tốt hay chưa tốt. Do vậy người lao động làm việc không hết mình, chưa tận tâm tận lực với công việc. Không khuyến khích người lao động say mê làm việc và phát huy sáng kiến, làm ảnh hưởng không tốt tới năng suất lao động toàn công ty. Tiền lương chưa phản ánh hết độ phức tạp của vị trí người được tính lương đảm nhận, chưa căn cứ vào trình độ bản thân, năng lực, khả năng làm việc của từng người, cho nên có nhiều cán bộ đã chuyển đi làm việc ở những nơi khác có mức lương và chế độ ưu đãi cao hơn. Có ít sự chủ động trong cách tính lương thời gian của công ty vì bị phụ thuộc nhiều vào các quy định của Nhà Nước.Việc tăng lương tối thiểu có tác dụng làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, nhưng hiện nay giá cả leo thang ko ngừng, thậm chí giá cả còn tăng cao hơn cả tiền lương tối thiểu tăng, dơ vậy sự chủ động tính lương thời gian tạo ra cuộc sống tốt hơn cho người lao động là một việc nên làm nhưng rất khó. Công ty tính lương không dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của công ty nên vấn đề đặt ra là khi công ty hoạt động có hiệu quả thì tính lương như thế nào để có tác dụng khuyến khích người lao động và khi kết quả kinh doanh giảm sút lại tạo động lực cho người lao động ở lại cung vượt qua khó khăn với công ty. - Chỉ nên áp dụng hình thức này ở những nơi tự động hóa cao, bộ phận quản trị, cho những công việc đòi hỏi quan tâm đến chất lượng, cho những công việc ở những nơi khó hoặc không thể áp dụng định mức hoặc có những công việc mà nếu người lao động tăng cường độ làm việc sẽ dẫn đến tai nạn lao động, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, làm cho máy móc hao mòn với tốc độ cao hơn bình thường. - Tiền lương càng trả cho khoảng thời gian càng ngắn bao nhiêu càng chính xác bấy nhiêu. Lương tháng có khung thời gian dễ tính hơn cả nhưng lại là hình thức đem lại hiệu quả thấp hơn cả. - Để nâng cao hiệu quả trả lương thời gian phải bố trí người đúng với công việc, tổ chức hệ thống theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc, kết hợp sử dụng biện pháp giáo dục – thuyết phục. Các hình thức lương khác 2.3.1. Lương nghỉ phép Công ty thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật lao động ban hành. Các cán bộ, công nhân viên làm đủ 11 tháng thì nghỉ 12 ngày và cứ 5 năm công tác liên tục được nghỉ thêm 1 ngày. Từ 30 năm trở lên thì được nghỉ phép thêm 6 ngày, thời gian cán bộ, công nhân viên nghỉ phép được nghỉ nguyên lương cơ bản, tiền tàu xe đi nghỉ phép được thanh toán theo quy định của Nhà Nước. 2.3.2. Lương ngừng việc Công ty có các chế độ đối với cán bộ công nhân viên như sau: Nếu ngừng việc nguyên nhân do công ty gây ra thì công nhân được hưởng nguyên lương. Nếu ngưng việc do người lao động thì không được hưởng bất kỳ một chế độ nào, đặc biệt người lao động làm hỏng sản phẩm thì do người lao động đền bù toàn bộ vật tư và chi phí khác. 2.4. Xây dựng tổng quỹ lương Bảng 17: Kết quả sản xuất của khối In và quản lý giai đoạn 2004- 2008 Chỉ tiêu Đơn vị In và quản lý hành chính 2004 2005 2006 2007 2008 1. Chỉ tiêu lao động Lao động định biên Người 600 600 600 600 600 Lao động thực tế sử dụng BQ Người 590 600 585 572 587 2. Tổng quỹ lương Nghìn đ 8,106,944 8,105,223 8,156,257 7,158,987 7,540,120 4. Tiền lương BQ Nghìn đ/tháng 675,579 675,435 679,689 596,582 628,343 (Nguồn từ phòng tổ chức hành chính) Tổng quỹ lương của công ty gồm 2 thành phần là quỹ lương cho khối giám đốc và quỹ lương của công ty. Trong đó quỹ lương cho giám đốc được xác định riêng dựa vào khối lượng công việc hoàn thành, lợi nhuận …theo các quy định của ban giám đốc đưa ra. Còn lại khối công ty lại được tính lương theo các hình thức đã trình bày ở trên. Để quản lý lao động về mặt số lượng, công ty sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập (lập riêng cho từng bộ phận và lập chung cho toàn công ty), để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để tính lương cho người lao động là bảng chấm công (xem phụ lục). Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc tổ trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động, tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương thời gian. Một số các chứng từ khác để tính lương cho ngừơi lao động như: + Bảng thanh toán lương + Phiếu xác nhận công việc hoàn thành + Bảng theo dõi công tác ở tổ sản xuất + Giấy báo ca + Phiếu giao nhận sản phẩm Các chứng từ này được lập do tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận. Chứng từ được chuyển cho phòng lao động tiền lương xác nhận và chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương. Đánh giá chung công tác tiền lương Ưu điểm Nói chung công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm đã được thực hiện khá tốt, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về tiền lương của công nhân lao động, đã mang lại một nguồn thu nhập tương đối ổn định và hợp lý cho người lao động. Bảng 18: Báo cáo tình hình quỹ lương từ năm 2006 đến năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (đồng) Tỷ trọng (%) Tổng quỹ lương 8,156,257 100 7,158,987 100 7,540,120 100 1. Quỹ lương sản phẩm 6,530,668 80.06 5,733,420 80.09 6,123,338 81.21 2. Quỹ lương thời gian 1,625,589 19.94 1,425,567 19.91 1,416,782 18.79 Qua bảng trên ta thấy, quỹ lương năm 2007 có sự biến động do thay đổi cơ cấu lao động, tuy nhiên năm 2008 lại tăng hơn so với năm 2007, thể hiện công ty đang dần dần đi vào ổn định và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Tỷ trọng tiền lương qua các năm đều thể hiện tiền lương sản phẩm trực tiếp chiếm vị trí ngày càng lớn, số lao động trực tiếp vẫn chiếm số lượng lớn, năm 2006 là 80.06% rồi tăng lên 80.09% năm 2007 và 81.21% vào năm 2008. Chứng tỏ công ty đã có hướng đi đúng trong trong việc tinh giảm bộ máy quản trị, tăng thêm lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Đồng thời giảm bớt chi phí lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 19: Sự thay đổi thu nhập bình quân người lao động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Tỷ trọng (2008/2007) Tổng quỹ lương Nghìn đồng 7,158,987 7,540,120 105.32% Tiền lương bình quân Nghìn đồng/tháng 596,582 628,343 105.32% Thu nhập bình quân (theo lương) Đồng/người 1,042,976 1,070,431 102.63% Số lao động bình quân Người 572 587 102.62% Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng quỹ lương năm 2008 tăng 381,133 đồng so với năm 2007 (hay tăng 5.32%), lại có số lao động bình quân tăng lên 15 người (hay 2.62%), chứng tỏ quỹ lương tăng nhanh hơn số lao động, phản ánh công ty đã thực hiện quy chế trả lương tốt, thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động và làm việc hăng say hơn, dẫn đến việc tiền lương bình quân theo tháng cũng tăng lên. Tiền lương chỉ là một yếu tố cấu thành nên thu nhập của người lao động và nếu một chính sách lương tốt phải mang lại thu nhập gia tăng cho người lao đông. Thật vậy, theo bảng trên ta thấy, thu nhập người lao động năm 2008 tăng 27,455 đồng (tăng 2.63%) so với năm 2007, chứng tỏ tiền lương tăng lên góp phần cải thiện đời sống người lao động, tạo động lực cho người lao động phấn đấu làm việc tạo thêm thật nhiều của cải cho xã hội và thu nhập cho bản thân mình. Hàng năm vào tháng 7, công ty tổ chức định kỳ để nâng bậc lương cho công nhân, tạo cơ hội thiết thực cho người lao động nâng cao tay nghề, phấn đấu tăng lương và cải thiện đời sống của mình. Số lượng lao động có tay nghề cao càng nhiều chứng tỏ công ty đã tập trung vào phát triển nguồn nhân lực khiến cho công nhân làm việc ngày càng có năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, được nhiều khách hàng đón nhận và như vậy làm tăng doanh thu và quỹ lương của công ty tăng dẫn đến thu nhập người lao động cũng tăng lên. Thu nhập lại là nguồn động lực thúc đẩy ngừơi lao động làm việc tích cực hơn. Tuy nhiên năm 2008 là một năm khó khăn cho tất cả các công ty, do vậy với công ty In và Văn hóa phẩm có một sự đột biến về năng suất. Bảng 20: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh tăng (._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21557.doc
Tài liệu liên quan