Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần XNK và đầu tư Thái Dương

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Mục tiêu các chỉ tiêu tài chính Công ty năm 2005 Bảng 2 : Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty năm 2004, 2005 Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004, 2005 Bảng 4 : Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước năm 2005 Bảng 5 : Thuyết minh một số chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính Bảng 6 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 7 : Bảng kê hàng tồn kho Bảng 8 : Bảng thống kê một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần XNK và đầu tư Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2004, 2005 Bảng 9 : Bảng đánh giá về tình hình thực hiện mục tiêu tài chính năm 2005 Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý Công ty LỜI GIỚI THIỆU Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các doanh nghiệp thiếu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, dẫn đến tình trạng hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm không cao và sản phẩm của chúng ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chúng ta đang tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp cần phải làm gì? Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải mở rộng quy mô sản xuất, trang bị thêm máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại. Muốn vậy, chúng ta cần phải đầu tư thêm vốn. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, lượng vốn trong nền kinh tế đang rất khan hiếm, do đó, tất yếu các doanh nghiệp phải đẩy mạnh khai thác, huy động vốn và biết cách sử dụng vốn có hiệu quả. Việc huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề cốt yếu của quản lý tài chính. Như vậy có nghĩa là các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính. Thực hiện kế hoạch của nhà trường tổ chức cho sinh viên khoá 44 hệ chính quy được tìm hiểu thực tế để tăng cường lý luận cũng như hiểu biết thực tiễn cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, em đã được thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương. Qua một thời gian được đến Công ty, làm quen với môi trường làm việc, tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thu thập thông tin về hoạt động của Công ty trong những năm gần đây, được sự tận tình chỉ bảo, huớng dẫn của cô giáo Lê Thị Anh Vân, em đã quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương”. Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận của quản lý tài chính tổ chức. Phần 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương. Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương. Với trình độ còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỔ CHỨC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế Khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu thị Hương – TS Vũ Duy Hào, NXB Lao động, Hà Nội, 2003, tr 8. . Những quan hệ giá trị ở đây được biểu hiện, được lượng hoá thông qua sự vận động lưu chuyển của tiền tệ. Các chủ thể trong nền kinh tế là các cá nhân, đơn vị có mối quan hệ giá trị với doanh nghiệp, đó có thể là các cá nhân, các doanh nghiệp khác, các trung gian tài chính, Nhà nước... Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động cơ bản nhất của doanh nghiệp, hoạt động tài chính doanh nghiệp nếu được duy trì ổn định và phát triển sẽ là tạo tiền đề, tạo nền tảng cho các hoạt động khác phát triển. Hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm để thực hiện các mục tiêu như: huy động, khai thác vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, phân bổ vốn hợp lý, sử dụng vốn có hiệu quả. 2. Quản lý tài chính doanh nghiệp Quản lý tài chính doanh nghiệp là đưa ra những quyết định tài chính và thực hiện những quyết định đó phù hợp với mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp là một quá trình từ việc nghiên cứu phân tích để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp đến việc đảm bảo các quyết định tài chính đó thực hiện được và phải phù hợp với mục tiêu hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nói chung. Nói cách khác, quản lý tài chính là việc các nhà quản lý làm cách nào đó để huy động vốn nhanh và ổn định nhất, phân bổ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất, đưa lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp ổn định và phát triển. 3. Vai trò của quản lý tài chính Quản lý tài chính giữ vai trò trọng yếu trong quản lý doanh nghiệp, vì nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó có tác động chi phối đến các hoạt động quản lý khác. Chính vì vậy, có thể nói hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính quyết định sự độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế hội nhập và quốc tế, điều kiện cạnh tranh gay gắt không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Một khi công tác quản lý tài chính được tổ chức tốt nó không chỉ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho các đối tác, bạn hàng hay rộng hơn là đem lại lợi ích kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc gia. 4. Các mối quan hệ tài chính Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức khác, vấn đề này cần phải được quán triệt trong ngay từ khi doanh nghiệp được thành lập và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển; các nhà quản lý doanh nghiệp phải coi việc thiết lập các mối quan hệ như là một nguyên tắc bắt buộc trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh của mình cũng cần phải thiết lập các mối quan hệ với các chủ thể khác, đồng thời phải không ngừng duy trì và cũng cố các mối quan hệ đó; cụ thể như sau Mục này tham khảo từ: Khoa Khoa học Quản lý, Giáo trình Khoa học Quản lý Tập II, TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Đoàn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002, tr 332 – 334. : 4.1. Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước Biểu hiện của mối quan hệ này là doanh nghiệp phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật. Mối quan hệ này được xác lập ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải được thành lập theo thủ tục pháp lý hiện hành; và trong quá trình hoạt động đến khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Một trong các biểu hiện đó là doanh nghiệp phải nộp thuế cho Nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình trên thương trường. Và ngược lại, Nhà nước phải ban hành, đổi mới các văn bản quy phạm pháp luật, thường xuyên điều chỉnh các hình thức thu thuế để tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 4.2. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính Thị trường tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, bởi vì vốn là yếu tố quyết định đến quá trình thành lập, quy mô và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Mà khả năng của chủ sở hữu thì có hạn, do đó nguồn vốn huy động trên thị trường tài chính là rất cần thiết. Doanh nghiệp có thể tiến hành vay vốn và trả lãi cho các nhà đầu tư hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Bên cạnh việc huy động vốn, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán...Do đó, việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính là một tất yếu khách quan. 4.3. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác Bên cạnh thị trường tài chính, doanh nghiệp cần phải tạo lập đồng thời mối quan hệ với các thị trường khác như thị trường khoa học công nghệ, thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường bất động sản, thị trường thông tin… Đối với các loại thị trường này, các doanh nghiệp vừa đóng vai trò là nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ đầu vào và vừa đóng vai trò là khách hàng tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ đầu ra. Cụ thể, để sản phẩm của doanh nghiệp mình có thể cạnh tranh được trong môi trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, phải thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Không những thế, doanh nghiệp còn phải thiết lập các mối quan hệ với nhà cung ứng để thu mua nguồn nguyên liệu đảm bảo cho chu kỳ sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục... Do vậy, một nhà quản lý giỏi là người phải biết tạo dựng và củng cố các mối quan hệ với các thị trường, đảm bảo thế chủ động cho doanh nghiệp trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh. 4.4. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Khác với các mối quan hệ trên, đây là mối quan hệ trong bản thân doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp, quan hệ giữa các phòng ban, giữa người và người lao động trong quá trình làm việc, quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, quan hệ giữa doanh nghiệp với người quản lý doanh nghiệp, quan hệ giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn… Đây là mối quan hệ mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Mối quan hệ này nếu được đảm bảo thì sẽ tạo động lực rất lớn đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, khi các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhau thì tất yếu sẽ tạo nên một cơ chế làm việc nhịp nhàng, giảm thiểu tình trạng ỷ lại, đố kỵ, không tự chịu trách nhiệm; khi đó, cỗ máy làm việc của doanh nghiệp sẽ được phối hợp ăn ý, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Do đó, nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm bắt được tầm quan trọng của mối quan hệ này, từ đó có biện pháp hữu hiệu để duy trì và cũng cố các mối quan hệ này như tạo bầu không khí làm việc thoải mái, có chế độ khen thưởng, kỷ luật công bằng hợp lý, có chế độ phân giao trách nhiệm rõ ràng, phải tôn trọng quyền lợi của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp 5.1. Những nhân tố khách quan Sự biến động của nền kinh tế, hiện tượng lạm phát, tăng giá vật tư hàng hoá, hiện tượng này sẽ làm cho nguồn vốn huy động được không đảm bảo để cung ứng đầu vào cho sản xuất, dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình trệ. Sự biến động của thị trường tài chính, các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô và tiến độ huy động vốn của doanh nghiệp. Những biến động từ thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên vật liệu ảnh hưởng đến đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp, gây nên tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quát, dài hạn để phòng ngừa, đối phó với hậu quả tiêu cực của các nhân tố này. 5.2. Những nhân tố chủ quan Trình độ chuyên môn của người quản lý doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, tình hình tài chính doanh nghiệp đi vào khủng hoảng, bế tắc do các nguyên nhân chủ quan như: Xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng khi thừa vốn, khi thiếu vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Quyết định lựa chọn phương án đầu tư không phù hợp. Trong nhiều trường hợp, cùng với một đồng vốn, thời gian và công sức bỏ ra, lựa chọn phương án sản xuất mặt hàng này thì sẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường, hàng hoá sản xuất ra đuợc tiêu thụ hết, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất mặt hàng khác thì ngược lại, gây tình trạng ứ đọng vốn cho doanh nghiệp. Hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác nhau thì sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Do đó, việc lựa chọn phương án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, sự nhạy cảm của nhà quản lý. Lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý. Nếu người quản lý lựa chọn cơ cấu vốn bất hợp lý, có nghĩa là đầu tư một lượng vốn lớn vào tài sản có hiệu quả hoạt động thấp thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Như vậy, nhà quản lý tài chính cần phải có chính sách phân bổ vốn hợp lý. Sự đầu tư vốn cho lĩnh vực tài chính chưa phù hợp. Nhà quản lý doanh nghiệp phải biết phân bổ vốn hợp lý cho các lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu...Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính bởi vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác. 6. Các nguyên tắc quản lý tài chính Ta thấy rằng, một cá nhân muốn sống mẫu mực thì phải tuân thủ các nguyên tắc sống, cũng như thế một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả thì phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính để có tiềm lực tài chính vững mạnh. Cụ thể, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, tôn trọng pháp luật. Đây là nguyên tắc bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nhà nước phải thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như luật pháp, chính sách tài chính... để quản lý các doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng để đảm bảo lợi ích, sự công bằng cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Mọi chủ thể trong nền kinh tế phải tuân thủ các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra. Thứ hai, tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thực hiện tốt nguyên tắc này tức là phải lấy thu bù chi, có doanh lợi. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và nắm chắc các chuẩn mực tài chính kế toán hiện hành, đồng thời phải không ngừng cập nhật, đổi mới theo sự điều chỉnh của Bộ Tài chính để đảm bảo quá trình hạch toán kinh doanh của doanh nghiêp phù hợp, tuân thủ nguyên tắc hạch toán kế toán. Để thực hiện được yêu cầu của nguyên tắc này, công tác quản lý tài chính doanh nghiệp phải hướng vào hàng loạt các giải pháp như chủ động khai thác các nguồn vốn, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các quyết định đầu tư phải tuân thủ theo những yêu cầu của thị trường… Thứ ba, giữ chữ “tín” trong hoạt động tài chính. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tạo được mối quan hệ bền vững với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo được niềm tin với các đối tác, bạn hàng, Nhà nước, nhà cung ứng, khách hàng… Để thực hiện được điều này, trước hết, doanh nghiệp cần tôn trọng các điều kiện trong hợp đồng, tôn trọng các cam kết kinh doanh, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm cách hạn chế, ngăn ngừa và tỉnh táo đề phòng sự bội tín của các đối tác. Thứ tư, nguyên tắc an toàn và hiệu quả Nhà quản lý tài chính thường xuyên phải đối mặt với nhiều phương án lựa chọn. Các phương án này có thể đưa lại hiệu quả khác nhau với mức rủi ro khác nhau. Một phương án có hiệu quả cao đôi khi phải đối mặt với rủi ro lớn. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý tài chính cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định của mình, họ có thể chấp nhận một phương án đầu tư đưa lại một mức lợi nhuận vừa phải nhưng an toàn hơn là một phương án có lợi nhuận cao nhưng mạo hiểm. Trên đây là các nguyên tắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo hoạt động tài chính được duy trì ổn định và phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc thị trường có hiệu quả, nguyên tắc gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông… II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỔ CHỨC 1. Hoạch định tài chính Đây là khâu khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu trong quá trình quản lý tài chính, trên cơ sở đó lựa chọn các phương án hoạt động tài chính trong tương lai của tổ chức và là căn cứ để tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức. Quy trình hoạch định tài chính của tổ chức gồm các bước sau Mục này tham khảo từ: Khoa Khoa học Quản lý, Giáo trình Khoa học Quản lý Tập I, TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Đoàn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002, tr 339 – 342. : Bước 1: Nghiên cứu và dự báo. Trước khi xây dựng kế hoạch tài chính, vấn đề đầu tiên là các tổ chức phải nghiên cứu những nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của hoạt động tài chính của tổ chức mình. Hoặc nói cách khác, nhà quản lý tài chính cần phải nghiên cứu môi trường bên ngoài để thấy được những thuận lợi, khó khăn đặt ra đối với hoạt động tài chính tổ chức, đồng thời cần phải nghiên cứu môi trường bên trong, tức là nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức mình để từ đó tìm cách phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu. Bước 2: Thiết lập các mục tiêu. Mục tiêu tài chính của tổ chức là các mục tiêu về lợi nhuận, doanh số và mục tiêu hiệu quả. Các mục tiêu tài chính cần phải xác định thật rõ ràng, có thể đo lường được và từ đó mang tính khả thi. Bên cạnh việc thiết lập các mục tiêu, các nhà quản lý tài chính cần phải xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu và thời hạn hoàn thành. Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu. Xây dựng các phương án phải dựa trên cơ sở khoa học, chỉ có những phương án có triển vọng nhất mới được đưa ra phân tích. Bước 4: Đánh giá các phương án. Tiến hành phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá các phương án. Bư ớc 5: Lựa chọn phương án tối ưu. Sau quá trình đánh giá các phương án, phương án tối ưu sẽ được lựa chọn và phổ biến xuống các cá nhân, đơn vị có thẩm quyền, phân bổ con người và nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch. 2. Kiểm tra tài chính Kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực, trong mọi tổ chức, đặc biệt trong hoạt động tài chính, kiểm tra càng có ý nghĩa quan trọng, vì tài chính là một vấn đề phức tạp. Kiểm tra giúp cho cơ quan quản lý theo dõi việc thực hiện các quyết định được ban hành và giúp cho các đơn vị được kiểm tra ngăn chặn, sửa chữa những sai sót trong việc thực hiện quyết định cấp trên. Nội dung của kiểm tra tài chính được chia làm 3 giai đoạn : Trước khi thực hiện kế hoạch tài chính. Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. 3. Quản lý vốn luân chuyển 3.1. Quản lý vốn cố định Khi ta định giá tài sản cố định thành tiền thì tổng lượng tiền đó được gọi là vốn cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị sử dụng trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất không thay đổi từ khi đưa vào sản xuất cho đến khi thanh lý. Để quản lý vốn cố định, cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau : Năm 2005 doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định theo định kỳ, đảm bảo chính xác. Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của tài sản cố định, căn cứ theo khung quy định tài sản của Bộ Tài chính để lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp, bảo đảm thu hồi vốn nhanh, khấu hao vào giá cả sản phẩm hợp lý. Thường xuyên thực hiện đổi mới, nâng cấp để không ngừng nâng cao hiệu suất sản xuất của tài sản cố định. Sau mỗi kỳ, sử dụng các chỉ tiêu để tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó tìm nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục hoặc tiếp tục tăng cường. 3.2. Quản lý vốn lưu động Khác với vốn cố định, vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là lượng tiền được bỏ ra để mua nguyên vật liệu sử dụng cho một chu kỳ sản xuất, giá trị của vốn lưu động được chuyển toàn bộ vào giá thành sản phẩm. Quản lý hiệu quả vốn lưu động cần phải đảm bảo các nội dung sau : Thực hiện phân tích, tính toán để xác định chính xác lượng vốn lưu động cần cho một chu kỳ kinh doanh. Khai thác các nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý. Phải thường xuyên phân tích tình hình, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, xem vốn lưu động bị ứ đọng ở mặt hàng nào, khâu nào để tìm biện pháp xử lý kịp thời. 3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia vào góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư tài chính ngày càng được phát triển, có tỷ trọng cao và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý vốn đầu tư tài chính ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. 4. Phân tích tài chính Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp Khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu thị Hương – TS Vũ Duy Hào, NXB Lao động, Hà Nội, 2003, tr 64 - 65. . Xuất phát từ khái niệm phân tích tài chính, ta thấy rằng phân tích tài chính là công việc hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng. Để tiến hành phân tích tài chính có hiệu quả, yêu cầu nguồn dữ liệu cung cấp phải chính xác, người phân tích phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nhất định. Kết quả của phân tích tài chính được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, đối với ngươi lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, họ muốn nắm được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp mình, so sánh với tình hình quá khứ, so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành, hoạt động cùng quy mô để từ đó có những điều chỉnh hợp lý, đặt ra các mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp mình trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đối với Ngân hàng và các chủ nợ, họ cần quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, để từ đó có những chính sách cho vay và đầu tư hợp lý... Tóm lại, mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu của họ. Do đó phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với nhà quản lý doanh nghiệp. 4.1. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp mà người phân tích sử dụng trong quá trình phân tích tài chính. Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ Mục này được tham khảo từ Khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu thị Hương – TS Vũ Duy Hào, NXB Lao động, Hà Nội, 2003, tr 66 - 67. . Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải chú ý các điều kiện có thể so sánh được như phải thống nhất về không gian, thời gian nội dung, tính chất và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu tài chính … và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này yêu cầu phải tính toán được các tỷ lệ so sánh chủ yếu theo các tiêu chí cơ bản, xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 4.2. Tài liệu phân tích Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, các nhà phân tích phải sử dụng tổng hợp rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Có 3 loại báo cáo tài chính chủ yếu, đó là : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 4.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Phân tích tình hình tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Phân tích khái quát các vấn đề sau: Phân tích diễn biến tài sản và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Phân tích kết cấu nguồn vốn diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng. 4.4. Các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính Mục này được tham khảo từ Khoa Ngân hàng – Tài chính, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Lưu thị Hương – TS Vũ Duy Hào, NXB Lao động, Hà Nội, 2003, tr 75 - 79. : Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để xem xét doanh nghiệp có đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành còn gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Lần Trong đó: Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho), còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn nếu hệ số này lớn hơn 1 và hệ số này càng lớn càng tốt. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Trong đó: tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nếu không tính đến các tài sản dự trữ. Tài sản dự trữ là các khoản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và khi bán có thể sẽ bị lỗ. Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền+Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Lần Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1. Hệ số này càng lớn càng tốt. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng nợ vay. Hệ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Đơn vị tính: Lần Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Hệ số nợ vốn cổ phần Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả Tổng vốn CSH Đơn vị tính: Lần Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Hệ số cơ cấu tài sản Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ hoặc TSLĐ x 100% Tổng tài sản Đơn vị tính: % Hệ số cơ cấu nguồn vốn Hệ số cơ cấu tài sản lưu động hay tài sản cố định trên tổng tài sản lớn là tốt hay không tốt còn phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn Đơn vị tính: % Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh về việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Vòng quay vốn lưu động Vòng quay VLĐ = Doanh thu Tài sản lưu động Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Nó cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết đầu tư một đồng vào tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản cho biết một đồng đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu Tài sản Đơn vị tính: Lần Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Hệ số sinh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần Đơn vị tính: % Hệ số này nhỏ hơn 1 và càng lớn càng tốt, nó cho biết trong một đồng doanh thu thuần thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: % Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Mục tiêu tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Hệ số sinh lợi của tài sản Hệ số sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100% Tài sản Đơn vị tính: % Tỷ số này cho biết đầu tư 1 đồng vào tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế. Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận. Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế Số lượng cổ phiếu thường Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 cổ phiếu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. 5. Quyết định đầu tư tài chính Đầu tư tài chính được đề cập chủ yếu ở đây là đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên trước sự biến động của môi trường thì rủi ro là điều không tránh khỏi. Do đó các nhà quản lý tài chính cần phải đưa ra các quyết định đầu tư tài chính hợp lý để bảo tồn và phát triển nguồn tài chính của tổ chức. Các quyết định này được rút ra dựa tr._.ên việc lựa chọn giữa các phương án đầu tư vào chính doanh nghiệp mình hay đầu tư ra bên ngoài. Nếu lựa chọn đầu tư ra bên ngoài thì nên chọn đầu tư vào đâu? Dưới hình thức gì? để hiệu quả đồng vốn đưa lại là cao nhất. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THÁI DƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THÁI DƯƠNG 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, tên giao dịch là THAI DUONG EXPORT – IMPORT AND INVESTMENHT JOIN STOCK COMPANY, tên viết tắt THE SUN.,JSC(Sau đây gọi là “Công ty”), là Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000182 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 12 năm 2000 và được sửa đổi ngày 21/06/2001. Hình thức sở hữu vốn Vốn điều lệ của Công ty là: 7.519.400.000 Đồng Số cổ phần: 75.194 Cổ phần phổ thông Mệnh giá cổ phần: 100.000 Đồng/ 1 cổ phần (Một trăm ngàn đồng trên một cổ phần). 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Kinh doanh bất động sản; sản xuất xe máy; sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu; buôn bán vật tư; thiết bị; nguyên liệu; phụ liệu; vật liệu xây dựng; lương thực; thực phẩm; đại lý mua; đại lý bán; đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá; kinh doanh phát triển nhà; san lấp mặt bằng; xây dựng dân dụng; xây dựng công nghiệp; xây dựng cầu đường; lắp đặt hệ thống cấp thoát nước; hệ thống điện chiếu sáng; tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); kinh doanh phương tiện; vật tư; thiết bị; phụ tùng giao thông vận tải; mua bán thuốc lá điếu sản xuất trong nước; giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; mua máy vi tính và thiết bị văn phòng; mua bán xăng; dầu; khí ga hoá lỏng (gas); vật liệu chất đốt các loại. 3. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương Ban Giám đốc: Thành viên Ban Giám đốc Công ty tại ngày lập Báo cáo tài chính gồm: - Ông Nguyễn Hồng Sơn Giám đốc - Ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Giám đốc - Ông Lưu Anh Cường Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Đình Tuấn Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Văn Chính Phó Giám đốc Địa điểm - Trụ sở giao dịch chính của Công ty: Số 204, Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Nhân viên Tổng số nhân viên của Công ty vào ngày lập Báo cáo là 60 người. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty GIÁM ĐỐC PGĐ Kinh doanh Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu PGĐ Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật chuyển giao công nghệ PGĐ Tổ chức nội chính Phòng tổ chức hành chính PGĐ Tài chính Phòng Kế toán-Tài vụ II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ THÁI DƯƠNG 1. Quá trình hoạch định tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương Đây là khâu mà Công ty coi là yếu tố có tính chất quyết định tới toàn bộ quá trình quản lý tài chính. Hoạch định tài chính của Công ty chủ yếu tập trung vào việc lựa chọn phương án hành động trong tương lai. Các kế hoạch tài chính của Công ty được xây dựng dựa trên mục tiêu tổng thể của Công ty nói chung và mục tiêu quản lý tài chính nói riêng. Ngoài ra để xây dựng kế hoạch tài chính, Công ty còn căn cứ vào các yếu tố: Xem xét tình hình, thực trạng của nguồn tài chính Công ty, điểm mạnh, điểm yếu. Căn cứ vào sự biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường tài chính. Tranh thủ sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên định hướng của các chính sách kinh tế xã hội, các chính sách chung của từng ngành và các chính sách cụ thể mà Công ty đặt ra. Quy trình hoạch định kế hoạch tài chính của Công ty trải qua các bước sau: Bước 1: Phân tích môi trường. Phân tích môi trường bên ngoài để biết được cơ hội và thách thức đối với Công ty. Phân tích môi trường bên trong để biết được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty. Cụ thể Phó Giám đốc tài chính của Công ty đã phân tích thực trạng của Công ty trong những năm gần đây, đặc biệt là kết quả hoạt động tài chính năm 2004. Bước 2: Xác định mục tiêu quản lý tài chính. Sau khi tiến hành phân tích, Phó Giám đốc tài chính cùng với Ban Lãnh đạo Công ty đã thống nhất mục tiêu hoạt động tài chính năm 2005 như sau: Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 45%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 15%. Các chỉ tiêu tài chính dự kiến đạt được: BẢNG 2 MỤC TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2005 Chỉ tiêu Mục tiêu năm 2005 Đơn vị tính 1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,2 Lần Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,8 Lần 2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn Hệ số nợ tổng tài sản 0,5 Lần Hệ số nợ vốn cổ phần 1,2 Lần Hệ số cơ cấu tài sản 70 % Hệ số cơ cấu nguồn vốn 50 % 3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 125 Lần Vòng quay vốn lưu động 35 Lần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 500 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 20 4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận Hệ số sinh lợi doanh thu 0,2 % Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu 8 % Hệ số sinh lợi tài sản 4 % Bước 3: Đưa ra các phương án thực hiện mục tiêu trên. Bước 4: Tiến hành phân tích, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu. Bước 5: Thể chế hoá kế hoạch tài chính, phổ biến xuống toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. 2. Công tác kiểm tra tài chính Kiểm tra tài chính là công việc thường kỳ mà Công ty phải tiến hành, kiểm tra giúp cho người điều khiển Công ty kịp thời phát hiện các sai lệch, các cơ hội, khó khăn để từ đó ra quyết định quản lý kịp thời, đồng thời kiểm tra tài chính còn góp phần để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách hiệu quả. Công ty đã thống nhất nguyên tắc kiểm tra tài chính như sau: Tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Kiểm tra chính xác, công khai, được tiến hành thường xuyên và mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ cập kế hoạch và kết quả kiểm tra. Hiệu lực và hiệu quả là hai mục tiêu trọng yếu nhất của kiểm tra tài chính. Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty : Kiểm tra tiến độ huy động vốn, nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính. Kiểm tra lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của Công ty có đảm bảo như kế hoạch và đảm bảo khách quan không. Kiểm tra tài chính thông qua việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính, bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Phạm vi của kiểm tra tài chính rất rộng, bao trùm toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của Công ty, kiểm tra trong mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý tài chính, tuy nhiên có chú ý đến trọng yếu. Cách thức Công ty tiến hành kiểm tra: Công ty tiến hành kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện các kế hoạch tài chính nằm đánh giá các kết quả đạt được về mặt thành tựu cũng như những hạn chế, những bất cập đang tồn tại, để từ đó đúc rút và tích luỹ được các kinh nghiệm trong việc triển khai, xây dựng và thực thi các kế hoạch tài chính tiếp theo, nhằm hướng vào mục đích tối cao của Công ty. 3. Quản lý vốn luân chuyển Vốn là điều kiện không thể thiếu được để Công ty được thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy Công ty coi vấn đề quản lý vốn có ý nghĩa quan trọng, trung tâm nhất trong vấn đề quản lý tài chính. Vốn của Công ty gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. Quản lý và sử dụng vốn của Công ty bao gồm nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh. 3.1. Quản lý vốn cố định Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh kiếm lời, gồm các loại sau : Tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất. Tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình được chia thành : Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như: xe ô tô tải, hệ thống điện, hệ thống nước. Thiết bị, dụng cụ quản lý như: các thiết bị văn phòng, các dụng cụ đo lường, hệ thống truyền dẫn thông tin như máy vi tính, máy fax..., máy hút ẩm, điều hoà… Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định của Công ty: Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Phương pháp khấu hao áp dụng Khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo phương pháp đường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sử dụng tài sản cố định được Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian Bộ Tài Chính quy định trong Quyết định 206/2003/QĐ - BTC, cụ thể thời gian sử dụng được ước tính như sau: - Phương tiện vận tải 5-6 năm - Thiết bị, dụng cụ quản lý 3-4 năm 3.2. Quản lý vốn lưu động Khác với vốn cố định, vốn lưu dộng không sử dụng nhiều lần và không có khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là tạo được vòng quay vốn nhanh. Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty chú trọng vào những nội dung sau: Xác định chính xác lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tránh thiếu vốn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc thừa vốn gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Sau khi xác định chính xác lượng vốn lưu động cần thiết, cần tiến hành tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý, vì đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn, gấp rút về thời gian nên đảm bảo các nguồn tài trợ là rất cần thiết. Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý các hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm phát triển và bảo toàn vốn lưu động. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động bằng cách sử dụng các tỷ số tài chính có liên quan để nhà quản lý phân tích đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sau. 3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính Ngoài việc tăng cường đầu tư trong nội bộ Công ty, Công ty đã rất chú trọng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm an toàn về vốn. Công ty đã thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài chủ yếu như mua cổ phiếu, trái phiếu, góp một số vốn nhàn rỗi để kinh doanh, liên kết... Tóm lại, mục đích quản lý vốn luân chuyển của Công ty là làm thế nào để một đồng vốn sinh lời nhiều nhất và làm thế nào để nguồn vốn đó không bị suy giảm do những rủi ro hay cách làm không đúng gây nên. 4. Phân tích quá trình quản lý tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương 4.1. Tài liệu phân tích Tài liệu sử dụng để phân tích là báo cáo tài chính của công ty 2 năm 2004 và 2005. Thể hiện thông qua các bảng sau: BẢNG II TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2004,2005 (Đơn vị tính: Đồng) A. TÀI SẢN Năm 2004 Năm 2005 Biến động Tuyệt đối Tương đối I, TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.090.933.289 38.101.451.165 21.010.517.876 122,93% 1, Tiền 1.008.035.799 3.999.480.440 2.991.444.641 296,76% Tiền tồn 311.723.627 201.414.233 -110.309.394 -35,39% Tiền gửi ngân hàng 696.312.172 3.798.076.207 3.101.764.035 445,46% 2, Các khoản phải thu 10.166.884.148 8.735.965.282 -1.430.918.866 -14,07% 3, Hàng tồn kho 4.104.366.624 24.398.195.556 20.293.828.932 494,44% Công cụ dụng cụ trong kho 24.918.190 24.918.190 0 Hàng hoá tồn kho 4.079.448.434 24.373.277.366 20.293.828.932 497,47% 4, Tài sản lưu động khác 1.813.646.718 967.799.887 -845.846.831 -46,64% Tạm ứng 1.524.231.618 832.532.978 -691.698.640 -45,38% Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 289.415.100 135.446.909 -153.968.191 -53,20% II, TÀI SẢN DÀI HẠN 9.254.550.914 8.139.810.562 -1.114.740.352 -12,05% 1, Tài sản cố định 3.297.799.982 246.195.422 -3.051.604.560 -92,53% Tài sản cố định hữu hình 366.359.982 246.195.422 -120.164.560 -32,80% Tài sản cố định vô hình 2.931.440.000 -2.931.440.000 -100,00% 2, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.454.035.233 4.805.981.634 351.946.401 7,90% 3, Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 243.506.485 1.452.688.656 1.209.182.171 496,57% 4, Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 5, Chi phí trả trước dài hạn 1.262.209.214 1.634.944.850 372.735.636 29,53% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 26.347.484.203 46.241.261.727 19.893.777.524 75,51% B, NGUỒN VỐN I, NỢ PHẢI TRẢ 15.550.217.370 37.659.592.213 22.109.374.843 142,18% 1,Nợ ngắn hạn 15.476.249.132 37.518.592.213 22.042.343.081 142,43% 2, Nợ khác 73.968.238 141.000.000 67.031.762 90,62% II, NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.797.266.833 8.581.669.514 -2.215.597.319 -20,52% 1,Nguồn vốn - quỹ 10.797.266.833 8.527.333.547 -2.269.933.286 -21,02% 2, Nguồn kinh phí, quỹ khác 54.335.967 54.335.967 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 26.347.484.203 46.241.261.727 19.893.777.524 75,51% (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương) BẢNG III KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2004, 2005 (Đơn vị tính: Đồng) CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 Năm 2005 /2004 Tuyệt đối Tương đối TỔNG DOANH THU 518.646.970.991 738.130.601.068 219.483.630.077 42,32% Các khoản giảm trừ 100.238.095 100.238.095 Giảm giá 5.000.000 5.000.000 Giá trị hàng bán bị trả lại 95.238.095 95.238.095 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK DOANH THU THUẦN 518.646.970.991 738.030.362.973 219.383.391.982 42,30% Giá vốn hàng bán 506.239.882.578 722.255.896.940 216.016.014.362 42,67% Lợi nhuận gộp 12.407.088.413 15.774.466.033 3.367.377.620 27,14% Chi phí bán hàng 10.197.094.564 11.404.891.419 1.207.796.855 11,84% Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.240.192.256 2.724.396.034 484.203.778 21,61% Doanh thu hoạt động tài chính 32.138.270 401.273.123 369.134.853 1148,58% Chi phí tài chính 165.443.542 825.847.531 660.403.989 399,17% LN THUẦN TỪ HĐKD (163.503.679) 1.220.604.172 1.384.107.851 -846,53% - Thu nhập khác 1.402.938.809 224.868.657 -1.178.070.152 -83,97% - Chi phí khác 318.938.360 318.938.360 Lợi nhuận khác 1.402.938.809 (94.069.703) -1.497.008.512 -106,71% TỔNG LN TRƯỚC THUẾ 1.339.435.130 1.126.534.469 -212.900.661 -15,89% Thuế thu nhập DN phải nộp 503.830.734 315.429.651 -188.401.083 -37,39% LỢI NHUẬN SAU THUẾ 735.604.396 811.104.818 75.500.422 10,26% (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương) B ẢNG IV TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NĂM 2005 (Đơn vị tính: Đồng) CHỈ TIÊU Số còn phải nộp đầu kỳ Số phải nộp Số đã nộp Số còn phải nộp cuối kỳ 1 2 3 4 5 I. THUẾ 903,649,477 3,773,360,875 4,097,852,227 579,158,125 1. Thuế GTGT hàng bán nội địa 2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 817,491,790 817,491,790 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt 68,801,494 942,945,380 992,148,380 19,598,494 4. Thuế xuất nhập khẩu 338,450,650 1,671,136,089 1,753,141,089 256,445,650 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp 496,397,333 341,787,616 535,070,968 303,113,981 TỔNG CỘNG 903,649,477 3,773,360,875 4,097,852,227 579,158,125 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương) BẢNG V THUYẾT MINH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tài sản cố định (Đơn vị tính: Đồng) Chỉ tiêu Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý Quyền sử dụng đất Tổng số Nguyên giá 01/01/2005 403,483,818 141,415,691 2,931,440,000 3,476,339,509 Tăng trong năm 12,767,520 12,767,520 Giảm trong năm 98,225,964 2,931,440,000 3,029,665,964 31/12/2005 403,483,818 55,957,247 459,441,065 Khấu hao 01/01/2005 105,532,760 73,006,766 178,539,526 Tăng trong năm 68,163,624 14,343,962 82,507,586 Giảm trong năm 47,801,469 47,801,469 31/12/2004 173,696,384 39,549,259 213,245,643 Giá trị còn lại Tại 1/1/2005 297,951,058 68,408,925 2,931,440,000 3,297,799,983 Tại 31/12/2005 229,787,434 16,407,988 246,195,422 Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Tiền mặt tại quỹ 311,723,627 201,414,233 Tiền gửi Ngân hàng 696,312,172 3,798,076,207 Cộng 1,008,035,799 3,999,490,440 Các khoản phải thu và công nợ phải trả Chỉ tiêu Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Tổng số Số quá hạn Tổng số Số quá hạn Các khoản phải thu 11,334,010,313 168,506,400 6,570,296,996 167,114,400 Phải thu khách hàng 9,750,560,082 168,506,400 4,125,840,350 167,114,400 Trả trước cho người bán 630,447,276 Tạm ứng 1,524,231,618 832,352,978 Thế chấp ký cược ngắn hạn 135,446,909 Các khoản phải thu khác 59,218,613 846,209,483 Các khoản phải trả 18,894,077,264 37,519,984,919 Vay ngắn hạn 1,500,000,000 20,280,000,000 Phải trả cho người bán 8,086,196,866 9,904,378,187 Người mua trả tiền trước 4,600,654,892 6,257,976,478 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 903,649,477 579,158,125 Phải trả công nhân viên 15,645,340 Phải trả phải nộp khác 370,102,557 197,079,423 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương) BẢNG VI BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 (Đơn vị tính : Đồng) CHỈ TIÊU KỲ NÀY I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh 1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 757,322,341,803 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ (752,013,631,536) 3. Tiền chi trả cho người lao động (4,829,792,897) 4. Tiền chi trả lãi (567,487,763) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (535,070,968) 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 624,134,780 7. Tiền chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh (12,891,902,079) Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (12,891,408,660) II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (1,412,747,958) 2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TS dài hạn khác 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ dụng cụ nợ của các đơn vị khác 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ dụng cụ nợ của đơn vị khác 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (354,946,401) 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7. Tiền thu hồi lãi cho vay, cổ tức 294,611,535 Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (1,473,082,824) III. Lưu chuyển thuần từ hạot động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu 2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH, mua lại cổ phiếu đã phát hành 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn đã nhận được 42,429,476,285 4. Tiền chi trả nợ gốc vay (24,653,785,982) 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (419,744,178) Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính 17,355,946,125 Lưu chuyển thuần trong kỳ 2,991,454,641 Tiền tồn đầu kỳ 1,008,035,799 Tiền tồn cuối kỳ 3,999,490,440 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương) 4.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương Phân tích diễn biến tài sản và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Năm 2004 so với năm 2005, tổng tài sản tăng đáng kể từ 26.347.484.203 lên 46.241.261.727, tức là tăng 76%, trong đó tăng chủ yếu ở tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Với một Công ty thương mại, đây không phải là dấu hiệu tốt, bởi vì tài sản lưu động tăng chủ yếu ở hàng tồn kho chứng tỏ tình hình tiêu thụ của Công ty đang có vấn đề và làm phát sinh thêm một khoản chi phí bảo quản hàng hoá. Tài sản ngắn hạn tăng tới 123%. Xét trong mối quan hệ với tốc độ tăng của tiền, mặc dù tốc độ tăng của tiền diễn ra nhanh hơn, khoảng 300%, song mức độ tăng tuyệt đối của tiền vẫn chưa đảm bảo hệ số thanh toán năm 2005 của Công ty. Năm 2004, hệ số đạt 0,72 nhưng năm 2005 chỉ đạt 0,34, điều này có thể đe dọa khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp vì không đạt mức độ trung bình 0,5. Nhất là với một Công ty thương mại thì điều này thực sự đáng lo ngại, thậm chí trong nhiều trường hợp Công ty có thể không đủ tiền để thực hiện các khoản thanh toán, giao dịch bất thường xẩy ra. Tuy nhiên, mặc dù mức tăng của tiền chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng tiền tăng chủ yếu ở tiền gửi ngân hàng, dấu hiệu này cho thấy Công ty đang sử dụng một phương thức thanh toán khá đảm bảo. Nếu mức dư tiền mặt tại quỹ đảm bảo quy định về mức dư tiền mặt tối thiểu của Công ty thì có thể thấy việc Công ty đang tận dụng tối đa ưu thế của việc thanh toán quan ngân hàng, nhất là khi các khoản tiền này là tiền gửi nhằm vào mục đích thanh toán chứ không nhằm sinh lợi. Xét trong mối quan hệ với khoản phải thu, có thể thấy dấu hiệu tốt là tổng số phải thu giảm 14%, tỷ lệ khoản phải thu năm 2005 chỉ chiếm 18% trong tổng tài sản. Trong cơ cấu các khoản phải thu, phải thu khách hàng giảm trong khi doanh thu năm 2005 vẫn tăng so với năm 2004. Điều này chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt chính sách bán hàng và thu tiền. Xét trong mối quan hệ với hàng tồn kho, tăng quá nhanh, xấp xỉ 6 lần, chủ yếu nằm ở hàng hoá tồn kho. Nếu không được bảo quản tốt, số hàng này có thể bị giảm chất lượng. So sánh với kết quả kinh doanh năm 2005, có thể thấy khoản mục giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại tăng, rất có thể điều này do nguyên nhân hàng hoá ứ đọng lâu ngày. Hơn nữa, hàng hoá ứ đọng lâu ngày còn làm cho Công ty ứ đọng vốn, đe dọa khả năng quay vòng vốn, làm gia tăng các chi phí bảo quản. Do vậy, Công ty cần xem xét lại chính sách dự trữ hàng hoá hoặc phải có chính sách bán được nhanh số hàng đang tồn kho. Nếu có đủ điều kiện cơ sở vật chất, Công ty nên tìm cách để một mặt tiết kiệm chi phí bảo quản, lưu kho, tránh ứ đọng vốn, quay vòng tiền nhanh, mặt khác vẫn đảm bảo hàng hoá trong kinh doanh. Cụ thể, ta có thể nhận xét về hàng tồn kho thông qua bảng kê hàng tồn kho năm 2004 và năm 2005 của Công ty: BẢNG VII BẢNG KÊ HÀNG TỒN KHO NĂM 2004, 2005 Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 Văn phòng Hà Nội Điều hoà 3,445,051,549 6,626,107,181 Thuốc lá 216,772,257 15,635,147,838 Sơ mi 36,680,666 Ô tô 187,392,000 Hàng hoá khác 417,624,628 1,408,171,281 Chi nhánh Quảng Ninh 479,778,400 Tổng cộng 4,079,448,434 24,373,277,366 Hàng tồn kho năm 2005 tăng xấp xỉ 6 lần so với năm 2004, trong đó Thuốc lá tăng từ 216.772.257 lên 15.635.147.838, tức là tăng khoảng 72 lần so với năm 2004, việc tăng mặt hàng Thuốc lá là một vấn đề của Công ty, vì việc bảo quản Thuốc lá hoàn toàn không đơn giản, nuếu Công ty tổ chức công tác bảo quản không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng chất lượng hàng hoá bị giảm sút làm giảm giá hàng bán gây thua lỗ cho Công ty. Mặt khác, Thuốc lá là mặt hàng không được xã hội khuyến khích tiêu dùng. Vì vậy, Công ty cần phải nghiên cứu lại việc kinh doanh mặt hàng này. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác như Điều hoà, tồn năm 2005 tăng xấp xỉ gấp 2 lần so với năm 2004, giá trị Áo Sơ mi năm 2005 là 36.680.666, Ô tô là 187.392.000, tồn của các mặt hàng khác tăng từ 417.624.628 lên 1.408.171.281 (xấp xỉ 3,4 lần), Công ty cần xem xét nguyên nhân của việc tồn hàng hoá từ đó đưa ra phương án giải quyết. Các tài sản lưu động khác, bao gồm tạm ứng và thế chấp, ký quỹ, ký cược giảm. Đối với tạm ứng, cần xem xét lại việc hoàn tạm ứng của những khoản tạm ứng trước tránh trường hợp chưa hoàn ứng tiền lần trước đã phê chuẩn tạm ứng lần sau. Việc giảm thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn có thể không đáng lo ngại vì tỷ lệ nhỏ và khoản mục này là không trọng yếu đối với một Công ty thương mại. Tổng tài sản dài hạn năm 2005 giảm so với năm 2004. Tỷ lệ so với tổng tài sản năm 2005 chỉ đạt 17%, chưa đạt mức trung bình (30%) của một Công ty thương mại, trong đó: tài sản cố định vô hình giảm toàn bộ và chi phí trả trước dài hạn tăng lên. Nếu theo xu hướng hiện nay, Công ty thay vì sử dụng đất của mình mà đi thuê địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng trong nhiều năm mà đem lại lợi ích kinh tế đáng kể thì cơ cấu tài sản như thế này vẫn hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty có thể được hưởng các lợi ích ngoại ứng tích cực từ các dịch vụ này đem lại. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang gia tăng, có thể hiểu là Công ty đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh doanh để nâng cao chất lượng. Điều này là hoàn toàn hợp lý trong chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty. Như vậy, mặc dù tổng tài sản tăng nhưng chủ yếu lại tăng ở hàng tồn kho. Vấn đề đặt ra là Công ty phải tìm được các chính sách bán hàng hợp lý và chính sách dự trữ tối ưu để đạt được hiệu quả cao nhất về sử dụng vốn, dự trữ cho lưu thông… Phân tích kết cấu nguồn vốn diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn. Nhìn vào bảng 1 ta thấy, nguồn vốn của Công ty năm 2005 là 46.241.261.727, so với năm 2004 nguồn vốn của Công ty là 26.347.484.203, như vậy nguồn vốn của Công ty đã tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 đã tăng lên 75,5%, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan, tuy nhiên ta thấy nguồn vốn tăng lên chủ yếu do tăng các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ ngắn hạn đã tăng lên một cách đáng kể, năm 2004 nợ ngắn hạn là 15.476.249.132 chiếm 99,52% nợ phải trả, năm 2005 nợ ngắn hạn là 37.518.592.213 chiếm 99,60% nợ phải trả, ta thấy rằng năm 2005 con số nợ ngắn hạn tăng đột biến so với năm 2004, tăng hơn gấp 2 lần và tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả cao. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty sử dụng các khoản vay ngắn hạn này vào mục đích đầu tư ngắn hạn, ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty tăng lên đáng kể, năm 2005 tăng gấp 2 lần so với năm 2004, tương đương với sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Việc sử dụng vay ngắn hạn để đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho trong khi hàng tồn kho bị ứ đọng có thể gây ra gánh nặng cho doanh nghiệp. Trong khi phải trả người bán tăng lên không đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, một mặt Công ty phải tận dụng khả năng chiếm dụng vốn của người bán, thông qua trả chậm vì đây thực chất là khoản vay không có lãi hoặc nếu có chỉ dưới dạng chi phí trả chậm rất nhỏ. Đồng thời cân đối giữa nợ trung hạn và ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho, tránh gây sức ép thanh toán. Tuy nhiên, vấn đề tiên quyết đặt ra vẫn là phải có chính sách quay vòng hàng tồn kho và dự trữ ở mức hợp lý. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm ta thấy: tổng doanh thu của Công ty năm 2004 là 518.646.970.991 và đến năm 2005 con số này lên tới 738.130.601.068. Như vậy tốc độ tăng doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là 42,32%, chưa đạt mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2004 âm, đây cũng là điều dễ hiểu đối với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trong thời gian này hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là hoạt động chính của Công ty, điều này đặc biệt rõ hơn khi ta xét đến các khoản thu nhập khác của Công ty trong năm 2004 là tương đối lớn, cụ thể năm 2004 là 7.902.938.809, con số này đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng lên. Kết quả hoạt động trước thuế và hoạt động sau thuế của doanh nghiệp cũng tương đối khả quan. Cụ thể lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2005 là 811.104.818, tăng so với năm 2004 là 10,26%, chưa đạt mục tiêu đề ra là 15%. Năm 2004, lợi nhuận của Công ty chủ yếu từ thu nhập khác. Thu nhập khác với các Công ty thương mại thường do: nợ với Công ty khác nhưng được Công ty khác xoá nợ, hoặc do đã xoá nợ cho Công ty khác nhưng lại thu hồi được. Nếu hai nguyên nhân này là chủ yếu trong thu nhập khác thì cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp là cực kỳ không tốt. Cùng trong năm này, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm, tỷ lệ lãi gộp chưa bù đắp nổi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy cần xem xét 2 vấn đề: Thứ nhất, giá vốn hàng bán cao là do giá mua hay chi phí thu mua. Nếu do chi phí thu mua thì Công ty cần thay đổi chiến lược tìm nhà cung cấp, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm. Thứ hai, phải hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp xong vẫn phải đảm bảo chất lượng công việc thực hiện. Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004, khoảng 42,32%, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu. Song trong năm 2005, Công ty lại phát sinh các khoản giảm trừ đặc biệt xuất hiện giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Hệ quả này có thể do chất lượng hàng bị giảm sút do hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Vì vậy, vấn đề mấu chốt đặt ra vẫn là phải quay vòng vốn hợp lý. Cơ cấu lợi nhuận năm 2005 tốt hơn 2004, Công ty đã có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chủ yếu do tăng số lượng hàng bán. Tuy nhiên trong năm 2005 cần chú ý hai vấn đề: Thứ nhất, chi phí tài chính tăng quá cao do Công ty đã vay quá nhiều để tài trợ cho hàng tồn kho bị ứ đọng. Điều này không những làm giảm lợi nhuận của Công ty mà còn làm cho Công ty không thể sử dụng hiệu quả tối ưu của cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu. Thứ hai, chi phí khác tăng cao. Đây là những khoản chi phí khó kiểm soát, do vậy Công ty cần xem xét lại nguyên nhân phát sinh và tìm ra cách thức giải quyết phù hợp. Nếu chi phí khác tập trung ở việc Công ty bị phạt các vi phạm thì đó là dấu hiệu cực kỳ không tốt. Vấn đề đặt ra cho các Công ty là không chỉ cân đối cơ cấu lợi nhuận mà còn phải làm cho lợi nhuận tăng cao đáng kể, tương xứng với quy mô của doanh thu. Qua các kết quả tính toán trên, ta thấy Công ty đã bắt đầu xây dựng được cơ cấu lợi nhuận hợp lý, Công ty đã điều tiết, kết hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Tuy nhiên, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Nhìn chung tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước của Công ty là tương đối tốt hơn so với năm 2004. Tổng số thuế còn phải nộp năm 2005 chỉ còn hơn một nữa so với năm 2004. Trong đó, riêng thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ một cách đầy đủ. Số tiền thuế mà doanh nghiệp đã nộp trong năm luôn lớn hơn số phát sinh trong năm. Rất có thể số thuế mà doanh nghiệp chưa nộp là do được Nhà nước cho phép nộp trong thời hạn năm sau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài sản lưu động và tiền mặt. Vấn đề đặt ra chỉ là việc xác định xem số thuế phải nộp có chính xác hay không, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp. 4.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36413.doc
Tài liệu liên quan