Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong việc ký kết & thực hiện hợp đồng Nhập khẩu

Mục lục Phần i: Lời mở đầu 1 Phần ii: Nội dung 3 Chương i: Cơ sở lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu 3 I-Vai trò của kinh doanh xuất nhập khẩu 3 1. Vấn đề xuất nhập khẩu hàng hoá 3 2. Khái niệm, vị trí và vai trò của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3 II-Ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 4 1. Vài nét khái quát về hợp đồng mua bán ngoại thương nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng 4 2. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu 7 3. Đi

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các Doanh nghiệp Việt Nam trong việc ký kết & thực hiện hợp đồng Nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu 9 4. Các chứng từ cần sử dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10 5. Các bước để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 10 Chương ii: Những vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú ý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 12 I-Những vấn đề cần chú ý trước khi ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 12 1. Vấn đề nghiên cứu thị trường 12 2. Vấn đề lựa chọn người xuất khẩu 12 II-Những vấn đề cần chú ý trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu 14 1. Những vấn đề cần chú ý trong khi đàm phán để tiến tới ký kết hợp đồng nhập khẩu 14 2. Những vấn đề cần chú ý trong khi ký kết hợp đồng nhập khẩu 16 III-Những vấn đề cần chú ý trong khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu 25 1. Những vấn đề cần chú ý đối với những nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải thực hiện 25 theo hợp đồng nhập khẩu 2. Những vấn đề cần chú ý đối với việc thực hiện những nghĩa vụ của người xuất khẩu nước ngoài 31 Chương iii: Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 32 I-Những giải pháp hạn chế rủi ro trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu 32 1. Thứ nhất là trong phương thức đàm phán trực tiếp để tiến tới ký kết hợp đồng nhập khẩu 32 2. Thứ hai là trong phương thức đàm phán gián tiếp thông qua:thư từ, điện tín, telex... 32 II-Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết hợp đồng nhập khẩu 37 1. Về điều khoản đối tượng của hợp đồng nhập khẩu 37 2. Về điều khoản giao hàng của hợp đồng nhập khẩu 43 3. Về điều khoản thanh toán của hợp đồng nhập khẩu 44 4. Về điều khoản bảo hành của hợp đồng nhập khẩu 46 5. Về điều khoản bất khả kháng của hợp đồng nhập khẩu 46 III-Những giải pháp hạn chế rủi ro đối với việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu 47 1. Những giải pháp đối với nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải thực hiện theo hợp đồng nhập khẩu 47 2. Những giải pháp đối với việc thực hiện nghĩa vụ của người xuất khẩu nước ngoài 50 IV-Một số giải pháp khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 58 Phần iii: Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61 Phần i: Lời mở đầu Đứng trước tình hình quốc tế hoá và thương mại hoá nền kinh tế thế giới đồng thời thấy dược vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà Đảng và nhà nước ta đã ra nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 cho phép cả 5 thành phần kinh tế của nước ta đều được phép xuất- nhập khẩu hàng hoá trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh việc khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì vấn đề nhập khẩu để tăng cường lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất, hỗ trự cho hoạt động xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu dân sinh... đối với nước ta –một nước đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước là một hoạt động tối cần thiết. Để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu có hiệu quả đạt được mục tiêu lợi nhuận là vấn đề mà tất cả các nhà nhập khẩu quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình này do có khoảng cách xa về không gian, sự khác biệt của các chủ thể về các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp và quan trọng nhất là yếu tố quyền lợi nên các nhà kinh doanh nhập khẩu thường gặp rủi ro, sự cố dẫn đến thiệt hại lớn. Vì vậy, với mong muốn phần nào giúp các nhà kinh doanh nhập khẩu tránh được rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đảm bảo được mục đích kinh doanh là lợi nhuận, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu “ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn gồm được kết cấu thành các phần như sau: Phần I: - Lời mở đầu Phần II: - Nội dung Chương I: Cơ sở lí luận chung về hoạt động kinh doanh xuất-nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu Chương II: Những vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú ý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Phần III-Kết luận Luận văn sẽ đi sâu phân tích các khía cạnh về mặt pháp lý cũng như nghiệp vụ liên quan tới một hợp đồng nhập khẩu nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Lời tự sự Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy:Bùi Đức Dũng _Giảng viên bộ môn Nghiệp vụ Thương mại Quốc tế thuộc khoa Thương mại Quốc tế của trường, các cán bộ làm công tác nhập khẩu tại Công ty ViNAPLAST HA NÔi, những người đã hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này. Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, khả năng người viết còn hạn chế nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà kinh doanh nhập khẩu có nhiều kinh nghiệm và các bạn đồng nghiệp. Phần ii- Nội dung Chương i: Cơ sở lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu i . Vai trò của kinh doanh xuất nhập khẩu 1. Vấn đề xuất nhập khẩu hàng hoá Kinh doanh quốc tế xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu trao đổi, mua bán hàng hoá giữa hai hay nhiều quốc gia. Cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh doanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển. Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế Thế giới, đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng quốc tế hoá đối với nền kinh tế từng quốc gia và Thế giới, hoạt động kinh doamh quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, và đang trở thành một nội dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ quốc tế. Xuất-nhập khẩu hàng hoá, đây là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và trên Thế giới. Hình thức kinh doanh xuất- nhập khẩu nó là một hoạt động kinh tế quốc tế cơ bản của một quốc gia, nó là chiếc chìa khoá mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế. Kinh doanh xuất- nhập khẩu cũng là một hoạt động kinh tế quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Kinh doanh xuất-nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất-nhập khẩu hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình (dịch vụ), xuất-nhập khẩu trực tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận, xuất- nhập khẩu gián tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận. 2. Khái niệm, vị trí và vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh xuất-nhập khẩu. Khái niệm: Doanh nghiệp xuất-nhập khẩu được hiểu là một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế, là phần tử trung gian thực hiện việc buôn bán hàng hoá giữa hai thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ sở nghiên cứu và thoả mãn nhu cầu của hai thị trường này. Vai trò và vị trí: Vị trí: Doanh xuất-nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia. Vì vậy doanh nghiệp xuất-nhập khẩu có vị trí quan trọng trong quá trình tổ chức và vận hành hệ thống thương mại xã hội. Nó là một khâu trung gian trong kênh phân phối và vận động của hàng hoá, là nhịp cầu nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng trong và ngoài nước, giữa các khu vực, các ngành kinh tế và giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Vai trò: Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, nhập khẩu góp phần hình thành nên môi trường cạnh tranh trong nước buộc các nhà sản xuất trong nước phải xác định cơ cấu sản xuất, kinh doanh sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả. Nhờ có hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể sử dụng các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà điũu kiện sản xuất trong nước không đáp ứng được với một mức giá thích hợp. Đồng thời nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo công ăn, việc làm cho người lao động thông qua việc sản xuất hàng hoá trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhằm tăng lợi nhuận và nguồn thu ngân sách cho nhà nước. Ngoài ra, thông qua hoạt động xuất-nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ thiết lập được mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời củng cố và phát triển nguồn cung ứng và tiêu thụ hiện có của doanh nghiệp. ii. Ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1. Vài nét khái quát về hợp đồng mua bán ngoại thương nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng Khái niệm: Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Theo đó thì một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu )có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu qua một bên gọi là bên mua (bên nhập khẩu một tài sản nhất định (gọi là hàng hoá ). Còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả cho bên bán một số tiền ngang bằng số tiền của hàng đã nhận. Sự thoả thuận giữa các đương sự có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản tuỳ theo luật pháp của từng nước quy định. Tuy nhiên ở Việt nam, luật pháp không thừa nhận hình thức thoả thuận bằng miệng mà chỉ coi hình thức thoả thuận bằng văn bản là hợp lệ. Hợp đồng mua bán ngoại thương chính là một hợp đồng mua bán. Tuy nhiên khác với một số hợp đồng mua bán thông thường khác, hợp đồng mua bán ngoại thương có tính chất quốc tế (hay còn gọi là yếu tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương được biểu hiện không giống nhau theo quan điểm của các chẳng hạn theo công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, điềui có quy định tính chất quốc tế của hoạt động ngoại thương bao gồm: *Chủ thể ký kết hợp đồng ngoại thương là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. *Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc *ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được lập ở các nước khác nhau. Nếu các bên ký kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ. Vấn đề quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo công ước viên của Liên hợp quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá (United Nations Convention on Contructs for international Sales of Goods, Vienna 1980) tiêu chuẩn duy nhất để khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương là: “ Các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau “ ( Điều 1 Công ước viên 1980 ). Như vậy, ở công ước viên đề hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác không được quan tâm đến khi xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán ngoại thương. ở Pháp, khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn là kinh tế và pháp lý. Theo tiêu chuẩn kinh tế, hợp đồng mua bán quốc tế là hợp đồng tạo ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác hợp đồng đó thể hiện quyền lợi thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn quốc tế, một hợp đồng được coi là quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia khác nhau như: quốc tịch của các bên, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán. ở Việt nam, khái niệm về hợp đồng ngoại thương được hiểu theo quy chế tạm thời số 4794/ TN-XNK ( ngày 31/7/1991) của bộ Thương nghiệp ( nay là bộ Thương mại ) hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Quy chế này có đưa ra ba tiêu chuẩn để một hợp đồng mua bán ngoại thương được thừa nhận là hợp đồng mua bán ngoại thương, đó là: . Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là các bên có quốc tịch khác nhau. . Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này sang nước khác. . Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên ký kết ( Phần 1- Những quy định chung của quy chế tạm thời số 4794/ TN-XNK ) ở một chừng mực nhất định, quan điểm này có thể áp dụng được. Tuy nhiên nếu xem xét trường hợp sau đây, quan điểm này có thể không còn phù hợp. Một thương nhân mang quốc tịch Việt nam, có trụ sở chính đặt tại Hồng Kông. Công ty này có ký kết một hợp đồng mua hàng mây tre đan của Việt nam. Nếu theo quy chế tạm thời số 4784 /TN-XNK, ngày 31/07/1991, hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán ngoại thương vì các bên chủ thể có quốc tịch giống nhau, mặc dù thực tế nó chính là một hợp đồng mua bán ngoại thương. Cũng cần thấy rằng, việc hình thành các khu chế xuất ở Việt nam cùngvới quy chế đặc biệt về khu chế xuất, tiêu chuẩn quy định rằng: Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương phải được chuyển qua biên giới quốc gia cũng không còn thích hợp nữa. Qua phân tích ở trên có thể hiểu hợp đồng mua bán ngoại thương là tất cả các hợp đồng mau bán có tính chất quốc tế (yếu tố nước ngoài ). Tính chất này được biểu hiện: + Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương có trụ sở đặt tại các nước khác nhau. + Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có thể được chuyển qua biên giới quốc gia. + Đồng tiền tính giá và thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên đương sự. - Hợp đồng nhập khẩu thực chất là hợp đồng mua bán ngoại thương. Bất cứ hợp đồng xuất-nhập khẩu nào cũng được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương. Tuy nhiên, không phải hợp đồng mua bán ngoại thương nào cũng được coi là hợp đồng nhập khẩu. Xét về tính chất quốc tế của hợp đồng xuất-nhập khẩu khác với hợp đồng mua bán ngoại thương ở chỗ: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng xuất-nhập khẩu nhất định phải được chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác. Các khu vực pháp lý phải hiểu là chịu sự điều chỉnh cũng như quy định pháp luật khác nhau. Ranh giới giữa các khu vực pháp lý có thể là biên giới quốc gia, hoặc cũng có thể là ranh giới ngăn cách giữa khu chế xuất với phần lãnh thổ còn lại của một quốc gia. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta có thể xem xét ví dụ sau đây: Một công ty A của Nhật bản đã ký kết hợp đồng mua bán vải với công ty dệt Nam Định, Việt nam. Hợp đồng quy định hàng hoá là đối tượng của hợp đồng này sẽ được chuyển cho công ty May Hà nội, là công ty đã ký kết hợp đồng may gia công cho công ty A của Nhật bản. Hợp đồng ký kết giữa công ty A của Nhật bản với công ty dệt Nam định của Việt nam là một hợp đông mua bán ngoại thương. Tuy nhiên công ty A của Nhật bản không thể coi hợp đồng này là hợp đồng nhập khẩu vì vải là đối tượng của hợp đồng không chuyển qua bất cứ một danh giới pháp lý nào, tức không chuyển vào nước Nhật và không phải làm thủ tục nhập khẩu vải. * Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán ngoại thương. Chính vì vậy tính chất quốc tế cũng là đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng nhập khẩu, thể hện ở một số nội dung sau: . Hợp đồng nhập khẩu mang tính chất thương mại, tính chất kinh doanh (nghĩa là mục đích ký kết mang tính chất thương mại) . Trụ sở của hợp đồng nhập khẩu là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. . Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng nhập khẩu được chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác. Sở dĩ có khái niệm khu vực pháp lý là do sự phát triển và ngày càng mở rộng của các khu chế xuất ( là các khu công nghiệp tập trung, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu được hoạt động theo quy chế khu chế xuất tại Việt nam ). Theo quy định khu chế xuất, khu chế xuất nằm trong lãnh thổ quốc gia, song nếu hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán được di chuyển qua ranh giới pháp lý, ngăn cách khu chế xuất với phần lãnh thổ còn lại của quốc gia đó thì nó cũng được coi là biểu hiện tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán, với một bên là chủ thể trong nước và một bên kia là các xí nghiệp của khu chế xuất. . Tiền tệ để dùng thanh toán giữa bên mua và bên bán có thể là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên. . Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng mang tính chất đa dạng và phức tạp). Khác với hợp đồng mua bán trong nước chỉ phải chịu sự điều chỉnh hợp đồng của luật pháp nước đó, hợp đồng nhập khẩu có thể áp dụng cả luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc điều ước quốc tế. . Tranh chấp phát sinh xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do toà án của một nước hoặc do toà án quốc tế xét xử 2. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu Nói chung nội dung của hợp đồng nhập khẩu thường có các mục sau: -Về ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng -Về các bên tham gia hợp đồng -Về các điều khoản đối tượng của hợp đồng -Về điều khoản bao bì và ký mã hiệu -Về điều khoản điều kiện giao hàng -Về điều khoản giá cả -Về điều khoản giao hàng -Về điều khoản vận tải -Về điều khoản thanh toán -Về điều khoản bảo hành -Về điều khoản quy định trường hợp miễn trách -Về điều khoản khiếu nại -Về điều khoản trọng tài _Về điều khoản chế tài Hợp đồng nhập khẩu có hình thức như sau: Hợp đồng Số:............... Ngày... tháng... năm... Giữa: Địa chỉ: Điện tín: Telex: Dưới đây gọi tắt là:“người bán ” Điện thoại: Fax: Và: Địa chỉ: Điện tín: Telex: Dưới đây gọi tắt là:”Người mua “ Điện thoại: Fax: Đã thoả thuận ký kết hợp đồng với những điều kiện dưới đây: (Hợp đồng nhập khẩu có thể dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào số điều kiện thoả thuận nhiều hay ít giữa hai bên). Thông thường hợp đồng nhập khẩu có những khoản mục sau: 1. Tên hàng 2. Số lượng 3. Chất lượng 4. Bao bì và ký mã hiệu 5. Giao hàng 6. Điều kiện cơ sở giao hàng 7. Thanh toán 8. Bảo hành 9. Khiếu nại 10. Trọng tài 11. Trường hợp bất khả kháng 12. Chế tài Hợp đồng có hiệu lực từ: Làm tại Ngày... tháng... năm... Hợp đồng làm thành... bản gốc bằng tiếng... mỗi bên giữ... bản. Người bán Ngươì mua 3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, người nhập khẩu cần nẵm được những quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu. Một hợp đồng nhập khẩu muốn có hiệu lực phải thoả mãn 4 điều kiện đó là: -Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp: Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp có nghĩa là các doanh nghiệp (công ty, hãng... )phải được thành lập một cách hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam muốn được ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu thì phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Nếu không có giấy phép xuất nhập khẩu mà ký kết với doanh nghiệp nước ngoài thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Chủ thể là doanh nghiệp nước ngoài cũng phải hợp pháp. Nếu không may ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, sau đó mới phát hiện doanh nghiệp này không phải là chủ thể hợp pháp thì cần phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu để khỏi phải thực hiện hợp đồng. Bởi vì nếu vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng có khi sẽ bị thiệt hại và có đòi được tiền thì cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí. -Hình thức của hợp đồng nhập khẩu phải hợp pháp Tuỳ theo luật pháp của các nước quy định hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác hay hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản. Công ước Viên 1980 trong điều 11 có quy định rằng:Hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được ký kết bằng miệng và không phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng, nhưng ở điều 96 thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu không áp dụng điều 11 nếu luật pháp quốc gia quy định hình thức mua bán bằng văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán ngoại thương. Luật pháp Việt Nam quy định, hợp đồng mua bán ngoại thương phải được ký kết bằng văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra nó còn quy định cụ thể thêm rằng:mọi sửa đổi, bổ xung mua bán hợp đồng ngoại thương cũng phải được làm bằng văn bản ( thư từ, điện tín, fax, telex cũng được coi là văn bản. Mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều được coi là không hợp pháp và không có giá trị. Vì vậy, khi ký kết một hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhất thiết ký kết hợp đồng bằng văn bản, nếu không hợp đồng đó được coi là không hợp pháp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chịu những rủi ro pháp lý phát sinh. - Nội dung của hợp đồng nhập khẩu phải hợp pháp. Thứ nhất, nội dung của hợp đồng hợp pháp khi hợp đồng có đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Luật pháp mỗi nước quy định một khắc và các điều khoản chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu. Luật pháp Việt Nam quy định rằng điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương gồm có các điều khoản tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, thời hạn và địa điểm giao hàng, giá cả và điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán. Thứ hai, để cho nội dung của hợp đồng nhập khẩu hợp pháp thì đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Vì vậy người nhập chủ yếu chỉ ký kết những hợp đồng nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện cấm nhập khảu của nước mình, cũng như không thuộc diện cấm xuất khẩu của nước người xuất khẩu. Nếu ký hợp đồng nhập khẩu một mặt hàng được phép nhập khẩu của nước mình nhưng thuộc diện cấm xuâts khẩu của nước người xuất khẩu (và ngược lại)thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Từ đó, người nhập khẩu phải thường xuyên theo dõi danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu để tránh ký kết các hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng này. -Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên hoàn toàn tự do thoả thuận về những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật. Theo nguyên tắc này, tất cả các hợp đồng được ký trên cơ sở dùng bạo lực, do bị đe doạ, bị lừa bịp hoắc do có sự nhầm lẫn đều được coi là vô hiệu. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng, người nhập khẩu không thể dùng ưu thế của mình để đe doạ người xuất khẩu hay không dùng thủ đoạn lừa bịp người xuất khẩu và ngược lại, người nhập khẩu cũng cần phải chú ý không để tình trạng đó diễn ra đối với mình. Việc ký kết như thế sẽ làm cho hợp đồng không có hiệu lực. Và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng như thế sẽ có thể bị thiệt hại lớn. 4. Các chứng từ thường sử dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. -Hoá đơn thương mại -Vận đơn đường biển -Chứng từ bảo hiểm -Giấy chứng nhận phẩm chất -Giấy chứng nhận số lượng -Giấy chứng nhận xuất sứ -Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh -Phiếu đóng gói Ngoài ra còn có:Biên bản giám định dưới tàu, biên bản giám định kết toán nhận hàng với tàu, biên bản hàng đổ vỡ, giấy chứng nhận hàng thiếu, thư dự kháng, biên bản giám định trong lượng –số lượng trong các bao kiện, kháng nghị hàng hải, biên bản giám định tổn thất chung... 5. Các bước để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Bước 1: Những công việc cần phải làm trước khi giao dịch ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1-Nghiên cứu thị trường 2-Vấn đề lựa chọn người xuất khẩu 3-Lập phương án kinh doanh: Thông qua các bước -Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân. Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong kinh doanh. -Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện-phương thức kinh doanh(Phải có tính thuyết phục ) -Đề ra những mục tiêu và những mục tiêu này phải có số liệu cụ thể (Hàng gì, số lượng bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào... ) -Đề ra những biện pháp thực hiện -Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế Bước 2:Lựa chọn phương thức đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu Có thể đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc đàm phán thông qua thư từ, điện tín, telex... *Các bước giao dịch thông qua phương thức đàm phán gián tiếp: 1-Hỏi giá (Enquiry) 2-Phát giá (offer) 3-Đặt hàng (order) 4-Hoàn giá (Couter-offer) 5-Chấp nhận (Acceptance ) 6-Xác nhận(Confermation) Bước 3:Ký kết hợp đồng nhập khẩu Bước 4:Thực hiện hợp đồng nhập khẩu:Gồm các bước 1-Mở L/C ( Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C) 2-Đôn đốc người xuất khẩu giao hàng 3-Thuê tàu (Nếu hợp đồng quy định ) 4-Mua bảo hiểm 5-Làm thủ tục nhập khẩu:gồm các bước -Xin giấy phép nhập khẩu -Làm thủ tục hải quan -Nhận hàng Chương ii- Những vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú ý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu i. Những vấn đề cần chú ý trước khi ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1. Vấn đề nghiên cứu thị trường Bước vào chuẩn bị ký kết một hợp đồng nhập khẩu, người nhập khẩu trước hết phải nghiên cứu kỹ trước tình hình thị trường trong nước để có thể nắm vững giá cả, nhu cầu về hàng hoá trong nước cũng như hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu kỹ sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại nó cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm cho việc ký kết hợp đồng trái với pháp luật, dẫn tới việc hợp đồng vô hiệu, chẳng hạn như ký kết hợp đồng nhập khẩu một mặt hàng bị nhà nước cấm nhập khẩu. Người nhập khẩu cũng cần nghiên cớu thị trường nước người xuất khẩu. Người nhập khảu phải xem xét mặt hàng đó có được bán ra khỏi nước xuất khẩu hay không . Mặt khác, loại hàng đó đáp ứng được thị hiếu, công dụng... mà thị trường nước mình đang cần hay không. Hơn nữa người nhập khẩu cần phải tìm hiểu giá cả của hàng hoá đó so với hàng cùng loại ở các nước khác có phải là giá cạnh tranh hay không. Có nghiên cứu kỹ như vậy mới có thể tránh khỏi những sơ xuất lúc đầm phán, ký kết hợp đồng, nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh sau này. 2. Vấn đề lựa chọn người xuất khẩu Việc nghiên cứu tình hình thị trường có thể giúp cho người nhập khẩu lựa chọn thị trường, thời cơ thuật lợi, lựa chọn được phương thức mua hàng và các điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên kết quả của hoạt động kinh doanh trong nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào bạn hàng. Vì vậy người nhập khẩu còn có một nhiệm vụ quan trọng nữa trong giai đoạn chuẩn bị, đó là lựa chọn người xuất khẩu. Khi lựa chọn người xuất khẩu nước ngoài cần chú ý các vấn đề: - Vấn đề về tư cánh pháp lý của người xuất khẩu: Người xuất khẩu nước ngoài có thể là thương nhân cá thể hay thương nhân tập thể (pháp nhân ). Thương nhân cá thể:thường tồn tại dưới hình thức hãng buôn hoặc công ty gồm một thành viên. Khi xem xéttư cách pháp lý của thương nhan này, điều quan trọng là phải kiểm tẻa xem thương nhân này có được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh hay không. Thương nhân tập thể (pháp nhân ):Là một tổ chức được thành lập theo pháp luật và được dùng danh nghĩa của mình tham gia độc lập các quan hệ pháp luật. Một tổ chức muốn thừa nhận là pháp nhan phải có 4 điều kiện: *Phải có tài sản riêng Phải là tổ chức được thành lập hợp pháp, được luật thừa nhận, có điều kiện riêng và phải có đăng ký thành lập theo thỉ tục qui định. Phải dùng danh nghĩa rieng của mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Việc xác định tư cách pháp lý của người xuất khẩu nước ngoài có giá trị pháp lý ở chỗ:Nếu người xuất khẩu nước ngoài không đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý thì hợp đồng được ký kết sẽ không có hiệu lực và người nhập khẩu sẽ rất khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Mặt khác có tìm hiểu và xác định được người xuất khẩu có tư cách pháp lý, tồn tại thực sự, có trụ sở kinh doanh thì mới tránh được trường hợp ký hợp đồng với công ty “MA” và do đó tránh được thiệt hại phát sinh sau này. -Về uy tín của người xuất khẩu nước ngoài: Uy tín của một doanh nghiệp thể hiện thái độ kinh doanh của doanh nhgiệp đó trên trường. Nó được xác định một phần dựa trên mối quan hệ xã hội của chính doanh nhgiệp đó. Một doanh nghiệp có quan hệ rộng rãi, được bạn hàng tin cậy là có uy tín trong kinh doanh. Giao dịch với một doanh nghiệp có uy tín, người nhập khẩu có thể yên tâm không bị lừa đảo hay gian lận trong quá trình kinh doanh. Người nhập khẩu nên chú ý chọn bạn hàng quen biết, đã qua thử thách trong quan hệ buôn bán, thì giao dịch sẽ thuận tiện hơn nhiều. Tuy nhiên sự tin cậy vào bạn hàng cũng chỉ nên tương đối vì không loại trừ trường hợp do bức bách, không có lối thoát mà một bạn hàng tin cậy, có uy tín đột nhiên bội tín. _Về lĩnh vực kinh doanh, vốn và cơ sở sản xuất của người xuất khẩu nước ngoài: Những vấn đề này cần được xác định vì có thể do ttrường hợp người xuất khẩu thiếu vốn để giao hàng hay không có khả năng giao hàng như đã thoả thuận trong hựp đồng do hàng hoá không thuộc lĩnh vực kinh doanh của người xuất khẩu làm cho người nhập khảu bị lỡ cơ hội kinh doanh. Khi xác định khả năng tài chính của nhà xuất khẩu, người nhập nên xem xét cả tài khoản của người xuất khẩu tại ngân hàng thường giao dịch và tài sản riêng của người xuất khẩu. Điều này là cần thiết vì không ít truòng hợp người xuất khẩu có tài khoản trong ngân hàng nhưng khả năng thanh toán không đáng kể, người nhập khẩu không xem xét kỹ sẽ gặp phải những rủi ro khi tranh chấp phát sinh. -Về hình thức tổ chức công ty của người xuất khẩu nước ngoài. Trong trường hợp người xuất khẩu nước ngoài là một công ty, có một vấn đề mà người nhập khẩu cần chú ý là hình thức pháp lý của công ty đó. Nếu xác định được điều này, người nhập khẩu sẽ biết được người chịu trách nhiệm chính đối với những nghĩa vụ của công ty, mức độ chịu trách nhiệm của các thành viên đối với các khoản nợ của công ty đi đến đâu. Chẳng hạn, nếu là một công ty trách nhiệm vô hạn thì khi toàn bộ tài sản của công ty trang trải không hết nợ thì các chủ nợ có quyền đòi trả nợ từ tài sản của các thành viên trong công ty.... Ngoài ra do sự qui định khắc nhau của pháp luật các nước về hình thức pháp lý của công ty, việc nghiên cứu hình thức pháp lý của công ty, cũng giúp người nhập khẩu tránh được các công ty “ma” là những công ty có thể được thành lập hợp pháp nhưng không có mục đích kinh doanh... Có thể nói, chọn được người xuất khẩu tin cậy, mạnh về tài chính, có khẳ năng cung cấp hàng lớn, có uy tín kinh doanh trên thương trường là bước đầu đảm bảo cho việc nhập khẩu có thể thành công, đật được hiệu quả cao. Khi lựa chọn người xuất khẩu, người nhập khẩu không nên chỉ xác định vào lời quảng cáo, tự giới thiệu của người xuất khẩu. Người nhập khẩu có thể thông qua sách báo, người thứ ba như phòng thương mại, các sứ quán, lãnh sự quán, dịch vụ cung cấp thông tin hay thông qua các thương nhân khác để tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết về người xuất khẩu nước ngoài. Phương pháp này mang lại cho người nhập khẩu những thông tin thực tế , chính xác, tuy nhiên sử dụng phương pháp này rất tốn kém về thừi gian và tiền bạc. Hiện nay do các doanh nghiệp xuất –nhập khẩu thường có văn phòng đại diện ở nước ngoài, khoả._.ng cách giữa người bán và người mua được rút ngắn lại, do đó việc tìm hiểu và lựa chọn người xuất khẩu thuận lợi và có hiệu quả hơn rất nhiều. II. Những vấn đề cần chú ý trong khi đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu. 1. Những vấn đề cần chú ý trong khi đàm phán để tiến tới ký kết hợp đồng nhập khẩu. Đàm phán, ký kết hợp đồng là quá trình trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất về những nội dung trong kinh doanh như phương thức giao dịch, điều kiện giao dịch... Do giao dịch ngoại thương được tiến hành giữa các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau, nên khi tiến hành đàm phán các nhà đàm phán thường gặp phải một số khó khăn nhất định như: -Sự khác biệt về luận pháp và chính sách giữa các nước: Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật pháp riêng biệt để điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng. Mỗi hệ thống luật pháp lại có những đặc điểm riêng biệt, có thể là cùng một vấn đề nhưng luật pháp mỗi nước có cách giải thích khác nhau. Sự thay đổi về luật pháp và chính sách có thể gây cho những nhà kinh doanh nhập khẩu những tình huống bất lợi. Chẳng hạn khi các bên đàm phán xong, đã ký hợp đồng, luật pháp nước người xuất khẩu lại đưa ra chính sách cấp xuất khẩu mặt hàng đó làm cho người xuất khẩu không thể giao hàng được gây lãng phí tiền bạc và thời gian cho cả hai bên. -Khó khăn trong việc thu thập thông tin: Do điều kiện khoảng cách không gian giữa các bên đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu ở rất xa nhau nên các bên thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin chính xác. Có nhiều trường hợp do thiếu hoặc sai lệch thông tin, các nhà kinh doanh đã vấp phải những công ty “ma “, những công ty đang gặp khó khăn về tài chính... Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thu thập thông tin đã trở nên bớt nan giải do được sự trợ giúp của hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại. -Sự biến động đột xuất của tình hình thị trường: Sự biến động đột xuất của thị trường đôi khi cũng gây ra những tình huống bất ngờ, ngoài ý muốn chủ quan của các bên. Chẳng hạn do thời tiết thay đổi bất thường đưa người xuất khẩu nước ngoài không gom đủ số hàng cần giao, và gây cho người nhập khẩu những thiệt hại phát sinh do hợp đồng không được thực hiện. -Sự khác nhau giữa các bên về văn hoá và ngôn ngữ: Yếu tố văn hoá truyền thống và hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, hành vi và cách cư xử của mỗi người. Sự khác biệt về văn hoá ứng xử cũng là sự ngăn trở đối với các bên. Trong thương mại quốc tế, ngôn ngữ chung được sử dụng nhiều nhất là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên tất cả các nhà kinh doanh không phải đều sử dụng thành thạo ntoại ngữ, nhất là ngôn ngữ thương mại và luật pháp nên ngôn ngữ cũng là một nguyên nhân gây cho các nhà kinh doanh hiểu không chính xác nội dung giao dịch. -Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên: Lợi ích của mỗi bên ký kết hợp đồng thường khác biệt nhau, có khi lợi ích của bên này lại là lợi ích của bên kia và ngược lại. Đã có những trường hợp đàm phán, ký kết một bên đưa đối phương vào tình thế quá bất lợi nên khi thực hiện hợp đồng đối phương đã vi phạm cam kết của mình để đạt được quyền lợi. Do có những khó khăn như vậy, bước vào đàm phán, người nhập khẩu nên có sự chuẩn bị kỹ càng. Người nhập khẩu cũng phải nên tìm hiểu rõ đối phương cũng như cá nhân người đại diện cho đối phương. Người nhập khẩu cần phải chuẩn bị cho mình phương án, mục đích cho mỗi đợt đàm phán để không lúng túng trước những đề nghị bất ngờ của đối phương, và đạt được kết quả đàm phán như mong muốn. Nếu người nhập khẩu biết khai thác sử dụng những khác biệt về văn hoá, về quyền lợi... của hai bên để phục vụ cho đàm phán, thì việc đàm phán kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. *Phương thức đàm phán a- Phương thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp Phương thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp ( còn gọi là đàm phán trực tiếp ) là phương thức đàm phán mà các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để trao đổi các vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Phương thức này đậưc biệt quan trọng vì nó rút ngắn được thời gian giao dịch, giúp các bên có thể giải quyết cặn kẽ về các điều khoản giao dịch để đi đến thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tạo cơ sở cho việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên do khoảng cách không gian giữa các bên ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu thường xa nhau nên việc đàm phán trực tiếp không phải bao giờ cũng giúp cho giao dịch đạt hiệu quả cao. Hơn nữa phương pháp đàm phán này đòi hỏi chi phí rất tốn kém, thủ tục rườm rà và đôi khi doanh nghiệp chỉ sử dụng phương pháp này đối với những hợp đồng có giá trị lớn, tính chất phức tạp. Trong phương thức này, thời diểm các bên hoàn toàn thống nhất với nhau về các vấn đề đã nêu ra trong quá trình đàm phán và cùng nhau ký vào bản dự thảo hợp đồng được coi là thời điểm ký kết hợp đồng. Ngày và nơi ký kết hợp đồng cũng sẽ được xác định theo ngày và nơi các bên cùng ký vào hợp đồng đó. b- Phương thức đàm phán thông qua thư từ, điện tín, telex.... Phương thức đàm phán thông qua thư từ, điện tín, telex ( còn gọi là phương pháp đàm phán gián tiếp ) là phương thức đàm phán mà trong đó các vấn đề liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng được các bên thoả thuận thông qua việc trao đổi bằng thư từ, điện tín, telex... Phương thức đàm phán này hay sử dụng rộng rãi trong mua bán quốc tế bởi nó khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp đàm phán trực tiếp. Phương pháp này cho phép các bên có thể đàm phán mà không phải gặp gỡ trực tiếp do đó có thể giảm bớt được chi phí đàm phán, nó còn giúp các bên có thời gian nghiên cứu kỹ những điều kiện của nhau. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của phương pháp này, vì các bên phải mất mhiều thời gian chờ đợi mà có thể bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh. 2. Những vấn đề cần chú ý trong khi ký kết hợp đồng nhập khẩu Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu là những điều kiện mua bán, mà bên mua (bên nhập khẩu ) thoả thuận với bên bán (bên xuất khẩu ). Để thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong viẹc vận dụng điều kiện thương mại là có thể mang lại sự bất lợi cho doanh nghiệp của mình, dẫn tới các vụ tranh chấp, kiện tụng làm tăng chi phí trong kinh doanh. Do vậy để ký kết hợp đồng nhập khẩu mà đạt được thoả thuận về nội dung hợp đồng nhập khẩu như mong muốn quả là thành công của các nhà nhập khẩu. Khi đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu cần phải chú ý tới một số vấn đề sau như:Về ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng, về các bên tham gia hợp đồng, về điều khoản đối tượng của hợp đồng, về điều khoản bao bì và ký mã hiệu, về điều khoản cơ sở giao hàng... Việc chú ý tới các vấn đề đó nhằm xây dựng một nội dung hoàn chỉnh, rõ ràng, nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đồng thời cũng có thể giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh sau naỳ. 1. Ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng Nếu hợp đồng được ký kết thông qua phương thức đàm phán gặp gỡ trực tiếp thì điều khoản này phải được xác định rõ ràng để tránh những rắc rối nảy sinh sau này đối với những vấn đề liên quan tới thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu hợp đồng được ký kết thông qua thư từ, điện tín, telex, fax... , người nhập khẩu cũng cần phải chú ý tới ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng, vì đó là cơ sở để xác định nhiều yếu tố khác có liên quan như giá cả hàng hoá, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán hoặc mở L. /C, luật áp dụng, thẩm quyền của cơ quan xét xử tranh chấp... Việc xác định hai yếu tố ngày tháng và địa điểm ký kết hợp đồng trong phương thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp là rất đơn giản. Song trong phương thức đàm phán gián tiếp, việc xác định hai yếu tố này lại là một việc hoàn toàn không đơn giản. Trong tập quán thương mại quốc tế hiện nay tồn tại hai thuyết mà dựa vào đó người ta xác định thơì gian và địa diểm ký kết hợp đồng. Đó là thuyết Tống phát và thuyếtTiếp thu. Theo thuyết Tống phát, ngày và nơi ký kết hợp đồng là ngày và nơi mà người được chào hàng gửi đi thư chấp nhận chào hàng vô điều kiện Anh, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật là những nước theo thuyết này. Theo thuyết Tiếp thu, ngày và nơi hợp đồng được ký kết là ngày và nơi mà người chào hàng nhận được thư chấp nhận chào hàng vô điều kiện từ người được chào hàng. Các nước theo thuyết này là Pháp, Aó, Đức. Theo tập quán, các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng thuyết Tiếp thu, do vậy khi giao dịch với bạn hàng ở các nước Anh, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Nhật, doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý tới sự khác biệt này để tranh sự nhầm lẫn (có thể do vô tình hay cố ý ) về thời điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng gây ra những tranh chấp không đáng có. 2. Về các bên tham gia hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu phải được ghi rõ ràng như là một điều khoản không thể thiếu được. Một hợp đồng nếu thiếu điều khoản này sẽ được coi là vô hiệu vì không thể xác định được chủ thể của hợp đồng. ở điều khoản này người nhập khẩu cần chú ý tới những vấn đề sau: -Ghi đúng tên, địa chỉ, quốc tịch của các bên chủ thể hợp đồng (chú ý ghi nguyên văn, không dịch tên của các chủ thể ). Ngoài ra ghi thêm số điện thoại, số telex, số tài khoản... vì đây là những vấn đề có liên quan tới việc liên lạc, thông báo, giải quyết tranh chấp sau này. -Ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện các bên để dễ dàng cho việc xác định them quyền của người đại diện ký kết hựp đồng. 3. Về điều khoản đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng có thể là hàng đặc định hoạc hàng đồng loại. Hàng đặc định (specific goods) là hàng có những dấu hiệu đặc biệt làm cho người ta có thể phân biệt nó với hàng hoá khác. Thường tại thời điểm ký kết hợp đồng, người nhập khẩu đã xem xét và chấp nhận toàn bộ lô hàng đó nhưng chưa nhận hàng. Hàng đồng loại (generic goods) là những hàng hoá được xác định theo đơn vị đo lường (đơn vị trọng lượng, thể tích, dung tích... )như hàng lương thực, nguyên liệu... Nhóm điều khoản đối tượng của hợp đồng thường bao gồm các điều khoản về tên hàng, qui cách, phẩm chất, số lượng, trọng lượng. Đây là nhóm điều khoản nói nên yêu cầu đối với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng. 4. Về điều khoản bao bì và ký mã hiệu Trong thương mại quốc tế, bao bì là một bộ phận rất quan trọng, không thể tách rời khỏi hàng hoá. Bao bì không những giúp cho hàng hoá tránh khỏi những tác động bên ngoài trong quá trình vận chuyển mà còn hướng dẫn người mua cách thức sử dụng và bảo quản hàng hoá. Bao bì đẹp cũng là một nhân tố để quảng cáo hàng hoá. Đối với điều khoản bao bì, người nhập khẩu nên chú ý tới các vấn đề:Chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì ‘giá cả bao bì. Ngoài ra người nhập khẩucũng cần nên chú ý về các quy định về baop bì trong pháp luật quản lý nhập khẩu của nước mình để tránh các rủi ro phát sinh. Nếu hàng hoá giao có bao bì, người nhập khẩu phải quy định ký mã hiệu thích hựp để cá biệt hoá hàng hoá và thuận lợi cho việc giao nhận, chuyên chở, bảo quản và chuyển tải hàng hoá. Ký mã hiệu phải dễ thấy, không tác động đến phẩm chất hàng hoá, thống nhất, ngắn gọn trên các kiện hàng, không phai maù và không dễ them nước. Nội dung của ký mã hiệu phải đáp ứng được các yêu cầu: -Đủ những dấu hiệu cần thiết cho người nhận hàng:Tên người nhận, tên người gửi, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyến hàng... -Đủ những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá:tên nước và địa điểm hàng đi, tên nước và địa điểm hàng đến, tên tàu, số vận đơn. -Đủ những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hoá trên đường vận chuyển như:dỡ vỡ, mở ở chỗ nào, không lật ngược được... Quy định điều khoản này chặt chẽ, nếu hàng bị hư hại, hao hụt hoặc giao nhầm lẫn do lỗi của bao bì hoặc kẻ ký mã hiệu, người nhập khẩu có quyền đòi người xuất khẩu bồi thường. 5. Về điều kiện cơ sở giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận giữa bên bán và bên mua. Những cơ sở đó là: -Sự phân chia giữa người bán và người mua trong việc giao nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu... ) -Sự phân chia giữa hai bên các chi phí trong việc giao nhận hàng (chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, lưu kho, bảo hiểm, thuế... ) -Thời điểm chuyển rủi ro hàng hoá từ người bán sang người mua. Để diễn đạt các nội dung trên, quá trình buôn bán quốc tế đã làm nảy sinh một số thuật ngữ nhất định như:giao tại xưởng(EXW), giao trên boong tàu (FOB), tiền hàng +cước phí +bảo hiểm(CiF)... Có nhiều cách giải thích các thuật ngữ trên, nhưng cách giải thích được nhiều người áp dụng hơn cả là “Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại –Incoterms do phòng thương mại đưa ra năm 1936 và đã được sửa đổi 5 lần (bản sửa đổi gần đây nhất là Incoterms 1990). Khi áp dụng Incoterms người nhập khẩu cần chú ý tới 4 điểm sau: -Incoterms không có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng xuất nhập khẩu. Nó chỉ có giá trị bổ xung cho hợp đồng. Do vậy nó chỉ được áp dụng khi các bên dẫn chiếu đến trong hợp đồng. -Phải quy định rõ ràng theo Incoterms nào (vì có rất nhiều bản Incoterms) -Incoterms chỉ có giá trị tuỳ ý, nên ngay cả khi hợp đồng đã dẫn chiếu tới Incoterms, các bên vẫn có thể thoả thuận với nhau để thay đổi một số nội dung cụ thể nào đó. Ví dụ:Giao hàng theo điều kiện EXW incotermms 1990 nhưng hai bên thoả thuận, người bán sẽ làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá và chịu chi phí về vấn đề này. Việc quy định về điều kiện cơ sở giao hàng, có một đặc điểm nữa mà người nhập khẩu cần chú ý, đó là khi hàng hoá đang trong Container thì có sử dụng điều kiện FOB, CiF (Incoterms 1990)được hay không, trong khi trong thực tế nhiều hợp đồng ký như vậy. FOB và CiF là hai điều kiện cơ sở giao hàng thông dụng. Khi áp dụng hai điều kiện này thời điểm di chuyển rủi do về hàng hoá từ người bán sang người mua là khi hàng qua khỏi lan can tàu tại cảng bố hàng. Trong khi đó, việc giao nhận hàng hoá đóng trong container được tiến hành theo hai phương pháp: Phương pháp 1:Nếu giao hàng nguyên (Full container load –FCL), người gửi hàng giao nguyên một hay nhiều container đã niêm phong kẹp chì cho hãng vận tải tại bãi container(Container yard –CY) do hai bên thảo thuận ở nơi gửi hàng. Người vận tải sẽ vận chuyển các container đó và giao cho người vận CY ở nơi đến trong tình trạng container còn nguyên cặp chì. Phương pháp 2:Nếu là giao hàng lẻ (Less than Container load_LCL), chủ hàng lẻ sẽ giao hàng của mình cho người vận tải tại trạm giao nhận, đóng gói container(Container Freight Station _CFS). Người vận tải sẽ đóng gói lô hàng lẻ vào containerrooif niêm phong cặp chì vận chuyển đến nơi đến. Tại nơi đến, người vận tải đưa container về CFS <dỡ hàng và giao cho người nhận. Như vậy, diểm giao hàng khi chuyên chở hàng hoá bằng containerlaf CY hoặc CFS. Tại đây, người vận tải hàng nhận hàng và cấp chứng từ thì người bán hết trách nhiệm và hàng được coi là đã giao cho người mua. Do đó nếu sử dụng điều kiện FOB và CiF thì rủi ro về hàng hoá đã chuyển từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu khi người vận tải nhận hàng ở CY hoặc CFS. Và nếu tổn thất hàng hoá xảy ra trên quãng đường từ CY hay CFS đến lan can tàu thuộc rủi ro được bảo hiểm, người nhập khẩu vẫn không được bồi thường vì tại điểm tổn thất người nhập khẩu vẫn chưa có quyền lợi bảo hiểm. Điều này có thể tránh được nếu người nhập khẩu sử dụng FCA(Free Carrier) hay CiF (Cots and insurance paid to) và CFR. Tương tự như vậy đối với hai điều khoản CPT(Carriage paid to) và CFR (Cost and Freight). Như vậy khi người nhập khẩu hàng hoá trong container, người nhập khẩu nên ký các hợp đồng theo các điều kiện FCA, CiP, CPT thay vì FOB, CiF, hay CFR. Thông thường, người ta không đưa điều kiện giao hàng thành một điều khoản riêng trong hợp đồng mà ghép chung vơí điều khoản giá cả. Và đây là một điều khoản không thể thiếu được trong hợp đồng xuất nhập khẩu. 6. Về điều khoản giá cả: Điều khoản giá cả là mội điều khoản đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, về điều khoản giá cả, người nhập khẩu cần nêu rõ cả đơn giá và tổng trị giá hàng hoá, ghi rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan tới giá đó, đồng tiền tính giá... Theo nguyên tắc thì các bên trong hợp đồng có thể thoả thuận chọn bất cứ một đồng tiền nào làm đồng tiền tính giá. Người nhập khẩu thường muốn xác định giá cả bằng đồng tiền đang có xu hướng mất giá:bởi nếu sau khi mức giá hàng đã được xác định, đồng tiền mới mất giá thì họ mới có lợi. Tuy nhiên trên thực tế, việc lựa chọn đồng tiền tính giá phụ thuộc vào người có uy thế hơn trên thị trường. Do trên thế giới, rất nhiều nước có tên đơn vị tiền tệ giống nhau như Mỹ, Hồng Kông, Singapore đều có đơn vị tiền tệ là Dola, Pháp, Thuỵ sỹ có đơn vị tiền tệ là Frăng, người nhập khẩu cần xác định chính xác tên gọi của đồng tiền như:Đola Mỹ, Đola Hồng Kông, Frăng Pháp, Frăng Hồng Kông, Frăng Thuỵ Sỹ... Người nhập khẩu cũng nên dự đoán xu hướng biến động của đồng tiền tính giá để có biện pháp bảo đảm giá cả, tránh thiệt hại. Giá cả là yếu tố quan trọng trong việc quyết định thành công của một giao dịch. Khi xác định giá cả của hàng hoá, người nhập khẩu nhất thiết phải nắm được mức giá chung của thế giới, xu hướng biến động của giá cả, và các chi phí cấu thành nên giá hàng (chẳng hạn như giá cả hàng hoá đã tính tới chi phí vận tải, chi phí bao bì... ). Có như vậy người nhập khẩu mới tìm ra giải pháp tránh những thiệt hại do sự biến động của giá cả gây nên. 7. Điều khoản về giao hàng: Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng. Nói chung điều khoản giao hàng liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Điều khoản này phải được quy định rõ trong hợp đồng để hạn chế các tranh chấp sau này. 8. Về điều khoản vận tải: Khi nhập khẩu theo điều kiện CiF hoặc FCR cảng Việt Nam, do không có quyền thuê tàu nên người nhập khẩu cần quy định thêm về tàu biển. Thực tế, trên thị trường người xuất khẩu nhiều khi muốn giảm chi phí bằng cách thuê tàu có giá cước rẻ, thường là tàu già. Để ngăn cản việc làm đó, người nhập khẩu có thể quy định trong hợp đồng như:”Tàu dưới 15 tuổi, được đăng kiểm vào loại A... ”Một số nhà nhập khẩu do không tính đến khả năng như vậy nên đã không quy định điều khoản về tàu. Cuối cùng tàu đắm do không có khả năng đi biển và các doanh nghiệp nhập khẩu đó bị tổn thất. Mặt khác, người nhập khẩu cần quy định về thời gian dỡ hàng ở cảng đến cho phù hợp, mức thưởng phạt dỡ hàng, tránh bị phạt do dỡ hàng chậm. 9. Về điều khoản thanh toán: Trong điều khoản thanh toán, người nhập khẩu cần phải xác định rõ ràng và cụ thể những vấn đề sau:Đồng tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán. Chẳng hạn nếu quy dịnh đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là khác nhau, người nhập khẩu cần phải quy định rõ tỷ giá quy đổi hai đồng tiền đó là tỷ giá nào:Tỷ giá mua vào hay bán ra, tỷ giá ở nước người xuất khẩu hay nhập khẩu ), thời điểm tính giá đó (tính vào thời điểm ký kết hợp đồng hay là thời điểm giao hàng... ) 10. Về điều khoản bảo hành: Đây là điều khoản quy định sự đảm bảo của người xuất khẩu về chất lượng của hàng hoá trong một thời gian nhất định gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn bảo hành chính là thời hạn giành cho người nhập khẩu phát hiện về những khuyết tật về hàng hoá, trong thời hạn này những khuyết tật đó sẽ được người xuất khẩu khắc phục với chi phí của mình. Điều khoản này thường được quy định trong các hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị... Nó bảo vệ lợi ích của người nhập khẩu và vì thế nhà nhập khẩu phải có những quan tâm thích đáng tới những vấn đề này. 11. Về điều khoản quy định về trường hợp miễn trách: Trường hợp miễn trách là những trường hợp mà nếu xảy ra, các bên đương sự được hoàn toàn hoặc trong một chừng mục nào đó, miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Đó là những trường hợp xảy ra một cách khách quan sau khi ký kết hợp đồng các bên không lường trước được và phải có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng. Quy định trượng hợp miễn trách (còn gọi là “Trường hợp bất khả kháng “ hoặc “Trường hợp miễn trách nhiệm ”), các bên có thể đưa ra tiêu chuẩn để xác định một trường hợp là miễn trách nhiệm Ơ điều khoản này người nhập khẩu phải thoả thuận với người xuất khẩu cách giải quyết khi gặp trường hợp bất khả kháng. 12. Về điều khoản khiếu nại: Về điều khoản khiếu nại, người nhập khẩu cần quy định rõ là khi có tranh chấp phát sinh, hai bên có thể giải quyết tranh chấp trước với nhau bằng khiếu nại hay không, đồng thời phải quy định thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, (về số lượng, phẩm chất hàng hoá, về hàng giao chậm... )thời hạn người xuất khẩu phải trả lời khiếu nại của người nhập khẩu... Người nhập khẩu nên quy định thời hạn khiếu nại hợp lý cho tờng tranh chấp cụ thể để đảm bảo đủ khoảng thời gian có thể phát hiện thấy sự vi phạm của hợp đồng của người xuất khẩu, thời gian lập bộ hồ sơ khiếu nại, thời gian gửi bộ hồ sơ khiếu nại đến tận tay người xuất khẩu, có như vậy người nhập khẩu mới có thể đảm bảo mình sẽ không bỏ lỡ thời hạn khiếu nại và đảm bảo được quyền lợi khiếu nại của mình. 13. Về điều khoản trọng tài: Trong hợp đồng xuất nhập khẩu, khi có tranh chấp xảy ra, nếu các bên không giải quyết bằng con đường thương lượng thì sẽ phát sinh việc kiện tụng. Các bên có thể kiện ra toà án hoặc trọng tài, nhyưng trong hai biện pháp đó, biện pháp trọng tài thường được sử dụng nhiều hơn, do nó có rất nhiều ưu điểm so với biện pháp toà ấn như:thủ tục đơn giản, xét sử kín, tiết kiệm được thời gian... Về mặt lý thuyết thì hợp đồng xuất nhập khẩu không bắt buộc phải có điều khoản trọng tài nhưng nếu nó không được thoả thuận hay thoả thuận không chặt chẽ thì dễ đưa việc giải quyết tranh chấp vào chỗ bế tắc. Thực tế chứng minh rằng có rất nhiều hợp đồng trong khi ký kết quên không ghi điều khoản trọng tài, kết quả là khi có tranh chấp xảy ra, bên vi phạm khăng khăng không chịu đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài, lấy cớ là hợp đồng không quy định điều khoản đó. Vì vậy, một điều khoản trọng tài hợp lý và chặt chẽ sẽ giúp cho các bên giải quyết rứt điểm và nhanh chóng tranh chấp phát sinh. Điều khoản trọng tài (hay còn gọi là thoả hiệp trọng tài )có thể được ghi trong hợp đồng hoặc có thể được hai bên thoả thuận bổ xung vào hợp đồng khi có tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên sẽ rất phức tạp cho cả hai bên nếu thoả hiệp trọng tài được quy định khi đã có tranh cháap xảy ra vì lúc đó sự bất đồng về quyền lợi sẽ khiến các bên khó có thiện chí để lựa chọn tổ chưcs trọng tài phù hợp. Như vậy cách tốt nhất là người nhập khẩu nên đưa điều khoản trọng tài thành mộy điều khoản của hợp đồng ngay từ khi hợp đồng được ký kết. Khi quy định về điều khoản của trọng tài phải xác định một loại hình trọng tài nhất định: Nếu chọn trọng tài quy chế (institutional Arbitration), tức là trọng tài hoạt động thường xuyên theo một quy chế định sẵn thì nên chọn luôn quy tắc tố tụng của trọng tài đó, chứ không nên chọn tổ chức trọng tài A và quy tắc tố tụng của trọng tài B, vì như vậy sẽ gây rất nhiều khó khăn , thậm chí còn nhiều mâu thuẫn dẫn đến chõ không có tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền xét xử. Khi chọn tổ chức trọng tài quy chế cũng phải quy định đúng tên tổ chức trọng tài. Nếu quy định không đúng tên của tổ chức trọng tài quy chế có thể dẫn đến các tranh chấp sau này và có khi bị từ chối thụ lý đơn kiện. Trong thực tế đã có doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng quy định “Các tranh chấp phát sinh nếu giải quyết với nhau không được thì sẽ được đưa ra Hội đồng trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam “. Tuy nhiên, bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam chỉ có trung tâm trọng tài Quốc tế. Vì vậy, khi doanh nghiệp Việt Nam kiện ra trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam, thì nước ngoài đã phản đối và họ cho rằng không chọn trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam, vì vậy Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam không có thẩm quyền đối với vụ tranh chấp này. -Nếu chọn một trọng tài vụ việc thì người nhập khẩu cần quy định cụ thể về: *Trình tự tiến hành trọng tài (gồm việc tổ chức uỷ ban trọng tài, tiến hành xét xử, tài quyết, chi phí trọng tài... ) *Luật dùng để xét xử nội dung tranh chấp. *Tính chất của phán quyết trọng tài có giá trị trung thẩm không. 14. Về điều khoản chế tài: Chế tài là điều khoản quy định biện pháp xử lý khi các bên vi phạm hợp đồng. Điều kiện này có thể làm cho các bên từ bỏ ý định không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không tốt hợp đồng. Có bốn hình thức chế tài: -Chế tài phạt -Chế tài bồi thường thiệt hại -Chế tài thực sự -Chế tài hợp đồng Thực tế, nếu các bên không quy định điều khoản chế tài, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể áp dụng chế tài theo luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, nếu quy định chặt chẽ từng trường hợp khi các bên vi phạm sẽ áp dụng chế tài nào, người nhập khẩu sẽ gặp ít rủi ro hơn khi người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Trên đây là những điểm chung nhất về hợp đồng nhập khẩu mà người nhập khẩu cần lưu ý khi đàm phán, ký kết một hợp đồng nhập khẩu. Trong từng trường hợp cụ thể, tuỳ vào tính chất hàng hoá, mối quan hệ giữa người nhập khẩu vớingười xuất khẩu, tình hình thị trường, tương quan giữa hai bên thị trường... người nhập khẩu có thể bớt đi hoặc thêm vào hợp đồng của mình một số điều khoản, hoặc có thể quan tâm hơn một số điều khoản nào đó trong hợp đồng. Chẳng hạn trong hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, người nhập khẩu cần quy định thêm các điều khoản sau: *Điều khoản bằng phát minh sáng chế hoặc bản quyền *Các điều khoản về tài liệu kỹ thuật, quy định về việc lắp ráp iii. Những vấn đề cần chú ý trong khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 1. Những vấn đề cần chú ý đối với nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải thực hiện theo hợp đồng. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu, người nhập khẩu thường phải thực hiện các công việc sau: _Mở L/C (Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C) -Đôn đốc người xuất khẩu giao hàng. -Thuê tàu. -Mua bảo hiểm. -Làm thủ tục nhập khẩu. Thực tế ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam, chủ yếu nhạp khẩu theo điều kiện CiF hoặc CFR nên vấn thuê tàu ít được chú ý tới. 1. Về việc mở L/C: Hiện nay có rất nhiều các hợp đồng xuất nhập khẩu đã lựa chọn thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán do những ưu điểm của nó. Khi hợp đồng quy định việc thanh toán được thực hiện bằng L/C, một trong những công việc đầu tiên mà người nhập khẩu làm trong bước thực hiện hợp đồng là việc mở L/C. Để mở một L/C, người nhập khẩu phải làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. Căn cứ để mở L/C chính là hợp đồng mua bán được hai bên ký kết. Nội dung của L/C phải phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên khi mở L/C, người nhập khẩu có thể dùng L/C như một công cụ để: Cụ thể hoá những điểm mà trong hợp đồng quy định chưa rõ ràng. Chẳng hạn, hợp đồng chỉ quy định giao hàng trong thàng 6 /1999, còn trong L/C quy dịnh cụ thể ngày giao hàng chậm nhất là ngày 30/6/1999. Bổ xung những điểm còn thiếu chưa quy định trong hợp đồng. Chẳng hạn, trong hợp đồng có thể không đề cập đến việc giao hàng từng phần đến việc chuyển tải hàng hoá dọc đường vận chuyển, nhưng trong L/C lại quy định:Không được phép chuyển tải hàng hoá và giao hàng từng phần. 2. Về việc đôn đốc người xuất khẩu nước ngoài giao hàng. Người xuất khẩu nước ngoài không phải lúc nào cũng giao hàng đúng thời hạn. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến người xuất khẩu chậm giao hàng. Việc chậm giao hàng này có thể gây lên những thiệt hại rất lớn cho người nhập khẩu. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, người nhập khẩu nhất thiết phải đôn đốc người xuất khẩu giao hàng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc đôn đốc người xuất khẩu giao hàng sẽ là một căn cứ giúp người nhập khẩu được miễn trách nếu quá thời hạn giao hàng một khoảng thời gian rất định mà hàng vẫn chưa được giao và người nhập khẩu do không thể chờ thêm được nữa đã huỷ hợp đồng. Thông thường, trong trường hợp người xuất khẩu chậm giao hàng, người nhập khẩu phải gửi đi một bức điện gia hạn đến một ngày nào đó buộc người xuất khẩu giao hàng. Bức điện này là bằng chứng thể hiện thiện chí hợp tác của người nhập khẩu trong giao dịch. Người nhập khẩu sẽ chỉ huỷ bỏ hợp đồng nếu hết thời hạn gia thêm đó mà người xuất khẩu vẫn không giao hàng. Lúc này, những bức điện giục người xuất khẩu và gia hạn giao hàng sẽ là một phần của bộ hồ sơ giúp cho ngươì nhập khẩu khiếu nại hay khởi kiện người xuất khẩu không giao hàng. 3. Về việc mua bảo hiểm. Vì khoảng cách giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế thường ở cách xa nhau nên viêcj vận chuyển hàng hoá (đặc biệt là vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ) gặp phải rất nhiều rủi ro, tổn thất. Việc mua bảo hiểm có thể là nghĩa vụ của người xuất khẩu nếu hợp đổng quy định điều kiện giao hàng là CiF hay CiP. Trong trường hợp này giá cả của hàng hoá bao gồm cả phần bảo hiểm hàng hoá mà người xuất khẩu mua cho người nhập khẩu hưởng và nếu trên đường vạan chuyển hàng hoá đó có gặp phải rủi ro đã được bảo hiểm, người nhập khẩu có quyền đòi Công ty bảo hiểm bồi thường những tổn thất do những rủi ro đó gây lên. Đối với những hợp đồng ký theo những điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, FCA... , những điều kiện cơ sở giao hàng mà theo đó giá cả của hàng hoá chỉ gồm tiền hàng và chi phí đưa hàng qua lan can tàu (FOB)hay chi phí đưa hàng đến tay người vận tải (FCA)... , không bao gồm phí bảo hiểm hàng hoá, các doanh nghiệp nhập khẩu dễ nhận thấy điểm giao hàng ở nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu, nghĩa là người nhập khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ người xuất khẩu về nước mình. Vì vậy để tránh các rủi ro, người nhập khẩu vẫn thường mua bảo hiểm. Riêng đối với trường hợp đồng mua bán ký kết theo điều kiện giao hàng CFR (tiền hàng và cước phí ) người nhập khẩu cần phải đặc biệt quan tâm, bởi khác với điều kiện FOB hay FCA, theo điều kiện CFR, nơi chuyển chi phí khác với nơi chuyển rủi ro về hàng hoá. Theo điều kiện CFR, người nhập khẩu phải chịu: Mọi chi phí ._. người mua và người bán gần nhau, hành trình của hàng hoá nhanh hơn hành trình của chứng từ, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu gửi 1/3bộ B/L gốc cùng với một bộ chứng từ gửi hàng không thể thanh toán được đến trước để người nhập khẩu có thể nhận hàng ngay khi hàng đến cảng đích Trong trường hợp này người nhập khẩu cần quy định rằng bộ chứng từ thanh toán mà nhười xuất khẩu sẽ xuất trình phải bao gồm cả biên lai chứng minh đã gửi 1/3 bộ L/C gốc cùng một bộ chứng từ gửi hàng không thể thanh toán được. -Về nội dung của hàng hoá: Tất cả các nội dung về hàng hoá như tên hàng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, ký mã hiệu... đều được ghi một cách cụ thể trong L/C. Tuy nhiên, riêng có quy cách phẩm chất của hàng hoá có thể ghi “như đã quy định trong hựp đồng số X (As stipulated in the Contract No X”) nếu những quy định về quy cách phẩm chất của hàng hoá là rất chi tiết, cụ thể và phức tạp, khó có thể đưa vào L/C được. -Cách vận tải, nơi giao nhận, nơi bốc hàng... cũng phải được đưa vào trong L/C theo như đã quy định trong hợp đồng mua bán. -Số liệu, ngày ký và hai bên ký kết hợp đồng mua bán phải được ghi rõ vì hợp đồng mua bán là cơ sở để ngươì nhập khẩu mở thư tín dụng. Cần lưu ý khi mở L/C, người nhập khẩu có thể đưa vào L/C những điểm sửa đổi, bổ xung hợp đồng nếu khi ký kết hợp đồng do sơ suất đã quy định bất lợi cho mình. Nếu người xuất khẩu nước ngoài không kiểm tra L/C mà giao hàng hoặc kiểm tra mà không yêu cầu sửa đổi L/C thì những điểm sửa đổi bổ sung đó đã đượcchấpnhận. Nhưng nếu người xuất khẩu yêu cầu sửa đổi lại L/Cthì người nhập khẩu phải điện thoả thuận thêm với người xuất khẩu, giải thích những điểm sửa đổi bổ sung đó, đề nghị người xuất khẩu chấp nhận. Còn nếu người xuất khẩu cương quyết không đồng ý thì người nhập khẩu cần phải cân nhắc, có thể quyết định theo một trong hai cách: Cách thứ nhất, sửa đổi L/C để cho người xuất khẩu giao hàng, nếu không người xuất khẩu không giao hàng, quy kết người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ L/C, tuyên bố huỷ hợp đồng, đòi phạt hoặc bồi thường thiệt hại. Cách thứ hai, nếu sửa đổi L/C thì số thiệt hại lớn hơn so với số tiền phạt do không thực hiện hợp đồng, hoặc mất giá cả hàng hoá vào lúc đó hạ xuống hơn mức tiền phạt thì không nên sửa L/C, chấp nhận trả tiền phạt sau này thì tốt hơn. Mở L/C là nghĩa vụ theo hợp đồng của người nhập khẩu (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C ). Vì vậy việc thực hiện không đúng (mởL/C chậm ), hay không thực hiện nghĩa vị này (không mở L/C )là sự vi phạm hợp đồng của người nhập khẩu. Nó có thể dẫn tới những hậu quả như gây thiệt hại cho bên bán, hay làm chấm rứt giao dịch... và người nhập khẩu như vậy sẽ phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm do việc vi phạm hợp đồng của mình. Chẳng hạn như trường hợp hợp đồng mua bán xi măng Trung quốc số JET/HNi/98/06 ký ngày 30/03/1998 giữa hai công ty sau đây:Gọi là công ty A và công ty B. Theo hợp đồng, bên mua (Công ty A) phải mở thư tín dụng chậm nhất là ngày 08/04 /1998 qua ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tới ngân hàng thông báo là Banque National de Paris 20 Collyer Quay Tung Centre, Singapore 0104. Hàng giao theo điều kiện C&F cảng Đà Nẵng. Thực hiện hợp đồng, bên bán nên bán (Công ty B) đã giao 11564 MT xi măng lên tàu MUKACUEVO, vận đơn số 98 LXO 322 ký ngày 30/3/1998. Tàu đến cảng Đà Nẵng ngày 05/04/1998 nhưng do công ty A chưa mở L/C nên việc dỡ hàng không thể thực hiện được. Công ty B đã giục công ty A mở L/C nhưng đến ngày 19/04/1998 công ty B vẫn không tiến hành mở L/C. Do đó, công ty B đã bán lại lô hàng đó cho MEXiMCO Khánh Hoà Việt Nam, và tiến hành khiếu lại công ty A đòi bồi thường thiệt hại. Trong văn bản tự bảo vệ ngày 26/11/1998, công ty A đã trình bày rằng:Công ty B đã chào bán lô hàng này cho nhiều đơn vị Việt Nam nhưng đều bị từ chối. Để tháo gỡ khó khăn cho công ty B vì hàng đã được bốc lên tàu, công ty A đã ký hợp đồng mua lô hàng đó ngày 30/03/1998. Ký xong hợp đồng, Công ty A không mở được L/C do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam xét thấy thương vụ không có hiệu quả nên rứt khoát khong cho mở L/C. Tuy nhiên, công ty A đã giúp công ty b về thủ tục để tàu váo cảng và sau đó công ty B đã bán lại lô hàng đó cho công ty MEXiCO Khánh Hoà. Sau khi xem xét vụ kiện, hội đồng trọng tài đã phân tích sự việc như sau:Việc công ty A không mở L/C theo quy định của hợp đồng là một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Việc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam dứt khoát không cho mở L/C không phải là căn cứ miễn trách nhiệm về việc vi phạm hợp đồng. Vì vậy công ty A phải chịu mọi trách nhiệm về những thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng của mình gây ra như tiền phạt do không dỡ hàng và tàu phải chờ, tiền giảm giá do bán lại hàng, lãi suất trên tổng số thiệt hại từ ngày công ty B phát đơn kiện đầu tiên (21/06/1998) đến ngày ban trọng tài xét xử (18/01/1999), cùng với chi phí trọng tài, tổng cộng lên tới 36. 751, 47 USD. Đây quả thật là một thiệt hại rất lớn và cũng là bài học kinh nghiệm để các đơn vị nhập khẩu xem xét, rút kinh nghiệm, tránh việc vi phạm nghĩa vụ mở L/C theo hợp -đồng. -Về làm thủ tục nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Thông thường, việc xin giấy phép nhập khẩu là nghĩa vụ theo hợp đồng của người nhập khẩu. Nếu không hợp đồng sẽ chấm dứt vì hàng hoá sẽ không được vượt qua biên giới vào Việt Nam, và vì những thủ tục này thuộc nghĩa vụ của người nhập khẩu, nên người nhập klhẩu sẽ phải chịu mọi tổn thất do rủi ro này gây ra. Vậy, người nhập khẩu trong mọi trường hợp phải cố gắng hoàn tất mọi thủ tục này để tránh các thiệt hại phát sinh sau này. 2. Những giải pháp đối với việc thực hiện nghĩa vụ xuất khẩu của người xuất khẩu nước ngoài. Mỗi hợp đồng xuất nhập khẩu đều có những đặc điểm riêng biệt của nó. Việc dự đoán các khả năng vi phạm hợp đồng của bên bán quả là một công việc khó khăn. Song nhìn chung, người xuất khẩu nước ngoài thường hay vấp phải một số lỗi sau đây mà người nhập khẩu phải đặc biêtj chú ý tới: 1-Về việc người xuất khẩu giao hàng chậm: Giao hàng đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ theo hợp đồng mà người xuất khẩu phải thực hiện. Việc người xuất khẩu chậm giao hàng (Tức đã hết thời hạn giao hàng trong hợp đồng, người xuất khẩu nước ngoài vẫn không giao hàng. ). Việc chậm giao hàng này có thể dẫn tới hai trường hợp sau: -Người xuất khẩu giao hàng chậm (Tức là người xuất khẩu sẽ giao hàng sau khi hết hạn giao hàng một khoảng thời gian nhất định )hoặc -Người xuất khẩu sẽ không giao hàng. Khi người xuất khẩu giao chậm hàng, người nhập khẩu cần phải tiến hành những công việc sau để bảo vệ quyền lợi cho mình: *Đầu tiên khi gần đến thời hạn giao hàng, người nhập khẩu điện nhắc nhở người xuất khẩu giao hàng. *Nếu đã hết thời hạn giao hàng mà người xuất khẩu vẫn chưa giao hàng thì người nhập khẩu phải lập tức gửi đi một bức điện báo cho người xuất khẩu biết về việc đã hết thời hạn giao hàng, đồng thời gia hạn giao hàng thêm một số ngày nhất định và giục người xuất khẩu giao hàng ngay. Còn đối với hợp đồng có thời hạn giao hàng cố định (ví dụ thời hạn giao hàng bán hoa tươi để bán vào dịp lễ mùng 8/3) thì không thể điện hàng hoá thêm được mà phải tuyên bố với người xuất khẩu huỷ hợp đồng. *Thông thường sau khi gửi đi bức điện giục người xuất khẩu giao hàng như thế, người nhập khẩu phải chờ một khoảng thời gian hợp lý, để người xuất khẩu thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Trong khoảng thời hạn này, nếu người xuất khẩu giao hàng, người nhập khẩu sẽ nhận hàng và phạt người xuất khẩu giao chậm hàng (nếu trong hợp đồng có ghi phạt giao hàng chậm )hoặc yêu cầu người xuất khẩu phải bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm. *Nếu hết thời hạn gia hạn thêm mà người xuất khẩu vẫn không giao hàng thì người nhập khẩu có thể tuyên bố với người xuất khẩu là huỷ hợp đồng vì không thể chừ đợi lâu hơn nữa và buộc người xuất khảu phải nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh do việc không giao hàng. Tuy nhiên, nếu vẫn cần hàng, người nhập khẩu có thể gia thêm hạn giao hàng hoặc chờ cho đến khi người xuất khẩu giao hàng rồi mới tiến hành khiếu nại, yêu cầu người xuất khẩu nộp phạt hoặc bồi thường các thiệt hại do giao hàng chậm. Khi người xuất khẩu giao hàng chậm, để có thể buộc người xuất khẩu bồi thường thiệt hại phát sinh, người nhập khẩu nhất thiết phải có các chứng từ có giá trị pháp lý sau chứng minh rằng người xuất khẩu đã giao hàng chậm: Vận đơn đường biển (B/L): là một chứng từ vận tải bao gồm có 3 chức năng là:biên lai nhận hàng để chở, chứng từ sở hữu hàng hoá, và là bằng chứng của hợp đồng vận tải. Do đó trên vận đơn có ghi rõ ngày mà người gửi hàng xếp hàng lên tàu. Như vậy, qua vận đơn đường biển, có thể xác định được ngày mà người xuất khẩu kết thúc việc giao hàng lên tàu, so sánh với thời hạn giao hàng trong hợp đồng hay trong L/C, người nhập khẩu qua đó có thể chứng minh người xuất khẩu có thể xác định thời hạn giao hàng đúng thời hạn hay không. - Thông đạt sẵn sàng (NOR): Thông thường khi tàu đến cảng thì lập tức tàu sẽ gửi thông đạt sẵn sàng cho người gửi hàng, sau đó kể từ ngày nhận được chấp nhận của người gửi hàng thì chủ tàu sẽ tính thời hạn bốc hàng. Đây là t trường hợp hợp đồng quy định thời hạn giao hàng trong một khoảng thời gian xác định nào đó. Dựa vào ngày tàu gửi NOR cho người xuất khẩu thì người nhập khẩu có thể xác định một cách chính xác thời hạn giao hàng được tính bắt buộc từ ngày nào và đối chiếu với ngày ký B/L để chứng minh việc người xuất khẩu có chậm trễ trong việc giao hàng hay không. Ví dụ:Thuyền trưởng giao NOR ngày 15/08/1998, người xuất khẩu nhận NOR ngày 16/08/1998, bốc hàng lên tàu mất 4 ngày, nhưng B/L lại ký vào ngày mùng 04/08/1998, song thời hạn giao hàng chậm nhất trong hợp đồng quy định là ngày 05/08/1998. Trong trường hợp này rõ ràng người xuất khẩu đã giao hàng chậm 15 ngày chứ không phải giao hàng đúng thời hạn. Thu thập các chứng từ chứng minh người xuất khẩu giao hàng chậm trên là việc làm hết sức quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó sẽ quyết định sự thành công hay thất bại do việc giao hàng chậm trễ gây lên. 2- Về việc giao hàng thiếu số lượng, trọng lượng: Như chúng ta đã biết, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu thường phải vượt qua nửa chặng đường rất xa từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu. Việc hàng hoá bị thiếu hụt so với trong hợp đồng có thể là do lỗi của người xuất khẩu, nhưng cũng có thể do lỗi của bên thứ ba. (người vận tải ). Vì vậy, khi nhận hàng, nếu phát hiện thấy sự thiếu hụt về số lượng, trọng lượng, người nhận hàng cần phải xác định sự thiếu hụt đó là do lỗi của ai (bên bán hay bên thứ ba ) để có các biện pháp sử lý kịp thời. Để chứng minh được việc hàng hoá thiếu hụt về số lượng, trọng lượng là do người xuất khẩu , người nhận hàng có thể dựa vào các căn cứ sau: -Vận đơn đường biển (B/L):do một trong ba chức năng của B/L là biên lai nhận hàng, trên B/L bao giờ cũng ghi số lượng hàng hoá thực tế đã xếp lên tàu ở cảng bốc hàng là bao nhiêu. Vì vậy căn cứ vào B/L có thể xác định được số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng bốc thực tế là bao nhiêu do người xuất khẩu đã giao. So sánh số lượng hàng hoá ghi trong hợp đồng với số lượng hàng hoá ghi trong B/L, nếu thấy số lượng hàng hoá ghi trong B/L ít hơn thì rõ ràng là người xuất khẩu đã giao thiếu hàng. -Biên bản giám định số lượng, trọng lượng: Nếu biên bản này do cơ quan giám định cấp mà kết luận rằng hàng hoá bị thiếu trong các bao kiện cond nguyên đai, kẹp chì, hay hàng hoá bị thiếu so với phiếu đóng gói hoặc số lượng, trọng lượng được ghi trong bao kiện... thì rõ ràng việc giao thiếu hàng thuộc trách nhiệm của người xuất khẩu. Khi đã xác định hàng hoá là thiếu hụt do người xuất khẩu giao thiếu, thông thường người nhập khẩu thực hiện các công việc sau: *Lập tức gửi đi ngay một bức điện thông báo cho người xuất khẩu biết về tình trạng thiếu hụt về soó lượng, trọng lượng của hàng hoá. *Trong trường hợp đối với hàng rời hay không đồng bộ giao một chuyến, hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C, việc giao thiếu hàng của người xuất khẩu quá mức dung sai cho phép trong L/C có thể dẫn đến việc người xuất khẩu không được ngân hàng thanh to0án do xét thấy bề mặt của chứng từ (thể hiện là số lượng hàng ghi trên vận đơn )không phù hợp với L/C. Thông thường ngân hàng sẽ hỏi ý kiến người nhâpợ khẩu về vấn đề này. Trong trường hợp này người nhập khẩu nên chỉ thị cho ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu số tiền tương ứng với phần hàng thực giao để lấy chứng từ đi nhận hàng. Sau đó, nếu vẫn có nhu cầu về số hàng giao thiếu, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu giao bù cho đủ số hàng còn thiếu và thanh toán bằng TTR và yêu cầu người xuất khẩu bồi thường các thiệt hại phát sinh. *Trường hợp hàng hoá đồng bộ, nếu hàng giao thiếu là những bộ phận, phụ tùng, đồ thay thế... người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu giao hàng bù cho đủ phần thiếu với chi phí của người xuất khẩu và bồi thường các thiệt hại phát sinh. Nếu hàng giao thiếu là những bộ phận quan trọng, chủ chốt và do thiếu phần này, hàng giao không hoạt động được, người nhập khẩu phải yêu cầu người xuất khẩu giao hàng ngay lập tức phần hàng còn thiếu này, yêu cầu người xuất khẩu bồi thường các thiệt hại do đình trệ sản xuất và các chi phí phát sinh khác. Nếu người xuất khẩu lúc này không có khả năng giao nốt số hàng còn thiếu, người nhập khẩu có thể đề nghị tự mua số hàng này với chi phí của người xuất khẩu. Trường hợp nếu người xuất khẩu im lặng hay từ chối đề nghị đó thì nhười xuất khẩu phải khởi kiện người xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi của mình. Người xuất khẩu giao hàng thiếu số lượng hay trọng lượng tức là người xuất khẩu đã vi phạm hợp đồng. Cũng như các trường hợp khác:Khi người xuất khẩu vi phạm hợp đồng, điều quan trọng nhất mà người nhập khẩu cần phải chú ý đó là việc thu thập các chứng từ để chứng minh việc vi phạm hợp đồng của người xuất khẩu. Có như vậy, người nhập khẩu mới có thể thành công khi thương lượng hay kiện người xuất khẩu về việc vi phạm hợp đồng. 3-Về việc giao hàng kém phẩm chất. Giao hàng đúng quy cách phẩm chất như đã quy định trong hợp đồng là nghĩa vụ quan trọng mà người xuất khẩu phải thực hiện. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ mà người xuất khẩu hay vi phạm nhất khi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Khi người xuất khẩu giao hàng kém phẩm chất (giao hàng có phẩm chất sai khác so với phảm chất đã được quy định trong hợp đồng ), người nhập khẩu phải tiến hành các bước sau: -Người nhập khẩu phải mời cơ quan giám định đến giám định phẩm chất hàng hoá một cách kịp thời theo quy định của hợp đồng nhập khẩu. Cơ quan giám định có thể là cơ quan giám định trong hoặc ngoài nước. ở Việt Nam, theo quyết định số 1343/TM-PC của bộ Thương mại ra ngày 07/11/1994 về quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam sẽ do các tổ chức giám định độc lập và trung lập của Việt Nam được bộ thương mại cho phép hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức giám định nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện. Nếu hợp đồng quy định, hoặc hai bên mua bán cùng chỉ định một giám định nước ngoài giám định hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, thì tổ chức giám định này phải uỷ thác qua một tổ chức giám định của Việt Nam, và tổ chức giám định của Việt Nam này sẽ đứng ra làm các thủ tục xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu cho các chuyên gia giám định nước ngoài và các phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam. Cơ sở để giám định là tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện phải bắt buộc phải áp dụng, ngoài ra còn có các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định mà các bên thoả thuận trong hợp đồng. Nếu biên bản giám định này kết luận hàng kém phẩm chất so với quy định của hợp đồng thì phải khiêú nại ngay người xuất khẩu, đưa ra các yêu cầu cụ thể, kèm theo biên bản giám định. Người nhập khẩu có thể đưa ra các yêu cầu như sau: -Buộc người nhập khẩu nhận hàng lại và trả lại tiền hàng cùng với các chi phí phát sĩnh khác trong trường hợp hàng giao sai mẫu tropng hợp đồng, hàng hoá không còn có thể sửa chữa được nữa hoặc hàng hoá có phẩm chất xấu tới mức không thể đáp ứng được mục đích sử dụng của hợp đồng, đặc biệt là đối với những mặt hàng dễ bị hư hỏng như hàng tươi sống. -Có thể chấp nhận toàn bộ lô hàng đó nhưng buộc người xuất khẩu phải nhân nhượng giảm giá hàng hay bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp hàng giảm giá trị sử dụng như hàng tiêu dùng hay những mặt hàng mà phẩm chất được quy định theo chỉ tiêu kỹ thuật. -Buộc người xuất khẩu phải thay thế hàng khuyết tật bằng hàng mới có chất lượng phù hợp với hợp đồng với chi phí của mình trong trường hợp đã giao không thể sửa chữa được nhưng người nhập khẩu rất cần hàng và không muốn huỷ hợp đồng... _Buộc người xuất khẩu phải sửa chữa hàng đã giao và giảm giá hàng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là máy móc, thiết bị có thể sửa chữa được. Nếu người xuất khẩu chấp nhận và thực hiện theo các yêu cầu đưa ra trong đơn khiếu nại thì quyền lợi của người mua đã được đảm bảo. Nếu người xuất khẩu im lặng hoặc trả lời không chấp nhận thì người nhập khẩu phải mời người xuất khẩu sang nước mình để giải quyết vấn đề. Nếu người xuất khẩu chấp nhận sang thì hai bên có thể giải quyết thương lượng theo các cách. -Giảm giá hàng không cần giám định lại nếu người bán sau khi xem hàng không nhận là hàng kém phẩm chất và người nhập khẩu đồng ý. -Cả hai bên cùng làm giám định (hoặc cả hai bên cùng mời giám định thứ ba (giám định quốc tế )làm giám định hàng hoá. Kết quả của việc giám định này sẽ giàng buộc cả hai bên. Nếu kết quả giám định này kết luận phẩm chất của hàng hoá phù hợp với quy định trong hợp đồng thì người nhập khẩu phải chấm rứt việc đi khiếu nại. Nhưng nếu biên bản giám định kết luận hàng hoá có phẩm chất kém hơn so với hợp đồng thì người xát khẩu phải thực hiện các yêu cầu trong đơn khiếu nại của người nhập khẩu, nếu người xuất khẩu không thực hiện, người nhập khẩu phải tiến tới khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng mà người nhập khẩu cần phải chú ý là việc thu thập các chứng từ có giá trị pháp lý ràng buộc cả hai bên chứng minh việc hàng hoá có phẩm chất kếm hơn so với quy định của hợp đồng. Nếu không thực hiện việc này, người nhập khẩu có thể gặp phải những tranh chấp rất khó giải quyết. Chẳng hạn như trường hợp một công ty của Việt Nam, gọi là công ty A đã ký một hợp đồng nhập khẩu bột mỳ của ấn độ số CI/PHUYEN-VTH/95 SP 70 ngày 16/10/1998. Hợp đồng quy định chất lượng của hàng hoá sẽ được kiểm tra ở cảng đi và biên bản giám định có tính chất quyết định. Khi giao hàng ở cảng Thành phố Hồ Chí Minh, thuyền trưởng đã ký vào biên bản hàng dễ vỡ hư hỏng _COR ngày 30/12/1998 xác nhận 8919 bao bị ẩm ướt, rách vỡ, cứng... Sau đó ngày 04/01/1999, Công ty A đã mời ViNACONTROL đến làm giám định tổn thất số hàng ghi trong COR. ViNACONTROL đã cấp biên bản giám định tổn thất số hàng tổn thất với tổng số là 222, 421 MT là tổn thất xảy ra trên tàu trước khi dỡ hàng do nước ngọt gây ra. Tiếp đó công ty A lại mời VINACONTROL giám định bột mỳ để trong kho của mình. ViNACONTROL đã cấp biên bản giám định số 30160 A-G3, trong đó kết luận 57, 75 MT bột mỳ bị cứng, vón cục trước khi bốc xếp xuống hầm tàu tại cảng bốc hàng. Qua nhiều lần thương lượng không có hiệu quả, ngày 27/07/1999 công ty A đã khởi kiện ra trọng tài đòi bên bán phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên uỷ ban trọng tài đã phân tích sự việc đó là: Do biên bản giám định chất lượng ở cảng đi có tính chất quyết định mà bên mua đã không yêu cầu bên bán làm biên bản giám định đối tịch (hay biên bản giám định quốc tế )nên biên bản giám định số 30160 A-G3 do ViNACONTROL cấp không có giá trị pháp lý ràng buộc bên bán và do đó, biên bản giám định hàng hoá ở cảng đi có giá trị cuối cùng. Vì vậy, yêu cầu của người nhập khẩu về việc buộc người xuất khẩu phải chịu trách nhiệm về 57, 75MT bột mỳ kém phẩm chất là không hợp lý và bị bác bỏ. Như vậy người nhập khẩu trong trường hợp trên phải chịu mọi tổn thất lớn do sơ xuất không mời giám định thứ ba làm giám định đối tịch cho hàng hoá mặc dù đã quy định rằng biên bản giám định phẩm chất ở bến đi có tính chất quyết định. 4. Về việc giao sai loại hàng so với quy định trong hợp đồng. Giao sai loại hàng so với quy định trong hợp đồng tức là giao hàng có mục đích sử dụng khác hẳn vơí mục đích sử dụng của loại hàng hoá quy định trong hợp đồng. Chẳng hạn, đối tượng mua bán là gạo nhưng người xuất khẩu lại giao Ngô. Hay với hợp đồng mua hoá chất axit axetic quy định hàm lượng chất chủ yếu phải là 99, 5%, tỷ lệ tất cả các hợp chất khác đều phải nhỏ hơn phần triệu, nếu người xuất khẩu giao loại axit axetic hàm lượng chất chủ yếu chỉ chiếm 98% thì tức là người xuất khẩu đã giao sai hàng bởi vì: -axit axetic 99. 5% là hoá chất tinh khiết phân tích, dùng làm hoá chất để phân tích các hoá chất khác phục vụ cho mục đích nghiên cứu. -axit axetic có hàm lượng chất chủ yếu nhỏ hơn 99. 5% là hoá chất không thể dùng làm hoá chất chuẩn để phân tích các hoá chất khác. Nó chỉ được dùng với mục đích công nghiệp như để sản xuất các hoá chất... Khi người xuất khẩu giao sai hàng, người nhập khẩu có thể áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Tuy nhiên, việc xác định người xuất khẩu giao sai loại hàng và việc người xuất khẩu giao hàng kém phẩm chất nhiều khi rất khó phân biệt. Khi gặp phải trương hợp người xuất khẩu giao sai loại hàng, người nhập khẩu trước hết cần phải chứng minh rằng người xuất khẩu đã giao sai loại hàng, so với quy định trong hợp đồng. Khi đã chứng tỏ được người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như vậy, người nhập khẩu có thể có những cách giải quyết sau: -Buộc người bán thay thế hàng đúng quy định của hợp đồng và chịu các thiệt hại phát sinh. -Hoặc buộc người xuất khẩu phải nhận lại hàng, trả lại tiền hàng và bồi thường các thiệt hại phát sinh. 5. Về việc người xuất khẩu lập bộ chứng từ không phù hợp với L/C: Khi hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C, để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập một bộ chứng từ phù hợp hoàn toàn với L/C. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của L/C thì phải đạt được các yêu cầu sau: -Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán mà hai nước ký kết hợpp đồng đang áp dụng. -Nội dung và hình thức của chứng từ thanh toán phải lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C, không được tự ý làm trái các quy định đó. -Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ về hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi... phải rõ ràng, thống nhất, không mâu thuẫn với nhau. Khi lập bộ chứng từ thanh toán, nếu người xuất khẩu vi phạm một trong những yêu cầu trên thì bộ chứng từ thanh toán đó sẽ được coi là không phù hợp và vì thế sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán. Như vậy , người nhập khẩu cũng sẽ không nhận được hàng vì không có các chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng. Trong trường hợp phát hiện ra bộ chứng từ không phù hựp như vậy, ngân hàng bao giừ cũng hỏi ý kiến người nhập khẩu, người nhập khẩu có thể giải quyết vấn đề đó theo những trường hợp sau đây: -Yêu cầu người xuất khẩu ngay lập tức sửa chữa những sai sót hoặc bổ sung những chứng từ còn thiếu trong thơì hạn hiệu lực của L/C để người nhập khẩu nhận được các chứng từ đi nhận hàng. -Trường hợp bộ chứng từ có sai sót không đáng kể, người nhập khẩu có thể chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, lấy chứng từ để đi nhận hàng. Trường hợp bộ chứng từ sai sót nghiêm trọng (chẳng hạn khiến người nhập khẩu không thể nhận được hàng ) người nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ đó. -Trường hợp trên B/L ghi số trọng lượng lớn hơn số trọng lượng ghi trong L/C:Thông thường trong trường hợp như thế này để đảm bảo thanh toán tiền hàng theo hợp đồng, người nhập khẩu ký phát hai hối phiếu (một hối phiếu có số tiền bằng số tiền của L/C, một có số tiền vượt quá số tiền của L/C ) Trong trường hợp này ngân hàng cũng sẽ hỏi ý kiến người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể chấp nhận bộ chứng từ như vậy, tuy nhiên nếu không có nhu cầu với số hàng giao thừa, người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán số hàng đó và trả lại số hàng đó cho người xuất khẩu vơí chi phí của anh ta. iV- Một số giải pháp khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu đảm bảo được mục đích kinh doanh là “Lợi Nhuận “ thì ngoài việc cần chú ý tới những vấn đề pháp lý, cũng như một số giải pháp đã đề cập và phân tích ở các phần trên thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải đặc biệt chú ý tới các thông tin thương mại cần thiết sau: -Cung và cầu, sự biến động của các nhân tố và tác động của chúng lên sự biến động của giá cả. -Giá hàng nguyên liệu trong trao đổi với sản phẩm. -Thống kê về số lượng và giá trị tính theo giá CiF hàng nhập khẩu. -Giá cước vận tải. -Thuế và chi phí nhập khẩu. -Nước cung cấp (hoặc sản xuất ), nước xuất khẩu. -Danh mục các nhà sản xuất. -Đặc tính, tiêu chuẩn sản phẩm. -Nguồn thông tin về giá cả của các nhà sản xuất. -Quy định về giá xuất khẩu ở nước người xuất khẩu -Chỉ số giá được sử dụng trong công thức tính giá và do các tổ chức của các nước xuất khẩu công bố chính thức. -Đánh giá nhu cầu:Sự thiếu hụt hàng nhập khẩu và chu kỳ thời gian của nó. -Đánh giá môi trường kinh tế chung và triển vọng của nó. -Thông tin về cung và cầu toàn cầu của hàng hoá hoặc sản phẩm đang kinh doanh. -Giá cả hiện hành và xu hướng dự đoán. -Tình hình vận tải và phí vận chuyển. -Tỷ giá hối đoái và xu hướng. -Lãi xuất trong nước và ngoài nước -VV......VV... Những nguồn thông tin mà tính chất toàn diện và chiều sâu nội dung của nó gần sát với yêu cầu của tổ chức nhập khẩu ( không nênh thiếu hoặc quá thừa những thông tin không cần thiết ) Những nguồn thông tin mang tính chất thời sự, được xuất bản định kỳ với mức độ vừa phải Những nguồn thông tin được tín nhiệm theo truyền thống về sự thành công của nhà xuất bản và sự đanhs gia của người sử dụng theo thời gian Điều tra “”Khảo sát kinh tế của các bộ “, tổng cục, viện nghiên cứu, ngân hàng thương mại, hiệp hội kinh tế, các tuần báo chuyên đề. Thông báo về chính sách xuất nhập khẩu của Chính phủ Các ấn phẩm của chính phủ về thống kê thương mại và kinh tế Báo cáo của các đại diện thương mại ở nước ngoài và của các tổ chức nước ngoài ở nước mình Các danh mục và hướng dẫn về luật lệ buôn bán, cơ cấu thuế, thủ tục hải quan và luôn được bổ xung thông tin mới nhất Văn phòng đại diện ở nước ngoài và đại diện thương mại nước ngoài tại nước mình Phòng thương mại của các hiệp hội kinh doanh và công nghiệp trong và ngoài nước Đại lý tại địa phương của những người cung cấp hàng ngoài nước Các nhà nhập khẩu khác cùng kinh doanh các sản phẩm tương tự Hội chợ thương mại, triển lãm... Các tổ chức dịch vụ (ngân hàng, vận tải ... ) Phần iii - Kết luận Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và nghiệp vụ liên quan tới quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, chúng ta có thể thấy rằng các sự cố, rủi ro trong quá trình này trong nhiều trường hợp đối với nhiều nhà kinh doanh nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà kinh doanh nhập khẩu là làm sao có thể ngăn chặn từ xa các rủi ro, đảm bảo kết quả kinh doanh mong đợi. Quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một quá trình tương đối phức tạp. Ngay từ các bước nghiên cứu thị trường, chọn đối tác, tới bước đàm phán, thoả thuận để đi đến ký kết và thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh các yêu cầu đòi hỏi người nhập khẩu phải xem xét, nghiên cứu kỹ. Do đó, để trở thành một nhà kinh doanh am hiểu về nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ cũng như nghệ thuật đàm phán kinh doanh sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho các nhà nhập khẩu thành công trong mọi giao dịch. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu cũng là một yếu tố giữ vai trò chủ chốt trong việc thành công hay thất bại của một giao dịch kinh doanh, bởi hợp đồng là một văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ giữa người nhập khẩu và xuất khaảu nước ngoài. Ký kết được một hợp đồng nhập khẩu hợp pháp, chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, người nhập khẩu bước đầu đã đảm bảo được quyền lợi của mình sẽ không bị vi phạm Với một hợp đồng như vậy, người nhập khảu không chỉ phòng ngừa được ý định vi phạm hợp đồng của người xuất khẩu mà khi ngươì xuất khẩu vẫn cố tình vi phạm hợp đồng, người nhập khẩu có thể dựa vào chính hợp đồng để buộc người xuất khẩu nước ngoài bồi thường cho mình tất cả những thiệt hại có thể phát sinh. Như vậy với một mong muốn phần nào giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tránh được rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu đảm bảo được mục đích kinh doanh là lợi nhuận, luận văn đã đi sâu phân tích các nghiệp vụ liên quan đến một hợp đồng nhập khẩu nhằm đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương –PGS Vũ Hữu Tửu, NXB Giáo dục 1998 2. Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại –PGS Nguyễn Thị Mơ, PTS Hoàng Ngọc Thiết, NXB Giáo dục 1994 3. Làm thế nào để tránh rủi ro Pháp lý khi mua bán _ Nocole Perry, NXB Pháp luật 4. Những quy định Pháp lý của Việt Nam và Công ước quốc tế về giao nhận hàng hoá Xuất Nhập khẩu -NXB TP HCM, 1993 5. Incoterm 1990 và hướng dẫn sử dụng incoterm 1990 6. Hướng dẫn thực hành kinh doanh Xuất Nhập khẩu tại Việt Nam –PGS – TS Võ Thanh Thu, TS Đoàn Thị Hồng Vân , NXB Thống kê 7. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng Xuất Nhập khẩu -Bài học kinh nghiệm. —Trường Đại học Ngoại thương , 1997 8. Cẩm nang nghiệp vụ Xuất Nhập khẩu, NXB TP HCM 1993 9. Giáo trình thanh toán quốc tế –PTS Đinh Xuân Trình , NXB Giáo dục 1996 10. Quyết định số 2578/QĐ -TĐC của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 28/10/1996 về việc kiểm tra nhà nước về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. 11. Quyết định số 1343 /TM-PC của bộ Thương mại -ra ngày 07/11/1994 về quy chế giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. 12. Báo thương mại các số năm 1999-2000. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0025.doc
Tài liệu liên quan