Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán không dụng tiền mặt tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(50tr)

Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Lý luận cơ bản về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 2 I. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt 2 1. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 3 2. Yêu cầu và nguyên tắc trong việc áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 4 II. Nội dung cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 6 1. Thanh toán bằng Séc 6 2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi- Chuyển tiền 12 3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu 15 4. Thanh toán bằng

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán không dụng tiền mặt tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam(50tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư tín dụng 17 5. Thanh toán bằng Thẻ thanh toán 21 III. Nhân tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt 22 Nhân tố chủ quan 22 Nhân tố khách quan 24 Chương II: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam 25 Khái quát hoạt động của NHNTVN 25 Sự ra đời và phát triển của NHNTVN 25 2. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm qua 26 Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 28 1. Tình hình chung 28 2. Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mằt tại Ngân Hàng 29 III. Đánh giá chung 35 Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt 38 Giải pháp mở rộng nghiệp vụ thanh toán tiêu dùng tiền mặt tại Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới 38 Giải pháp chung 38 2. Giải pháp đối với các hinh thức thanh toán không dùng tiền mặt 44 II. Kiến nghị 45 Kết luận 46 Tài liệu tham khảo 47 Lời Mở đầu Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đắc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế . ở thế kỷ XX lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển đã làm cho hoạt động của ngân hàng trở nên sôi động và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Với nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với khách hàng trong việc thanh toán tiền, để năng cao và cải thiện phương thức thanh toán tiền qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng với kỹ thuật tin học xâm nhập mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghệ ngân hàng đã làm nên những bước tiến quyết định trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Để có những bước tiến bộ trong việc xử lý khối lượng tiền trong giao dịch ngân hàng cần đẩy mạnh sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt góp phần nâng cao hiệu quả thanh toán. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng đặt ra đòi hỏi ngân hàng phải áp dụng hàng loạt các hoạt động là: “ổn định- Phát triển vững chắc- An toàn hiệu quả” nhằm sớm hoà nhập với mạng lưới quốc tế. Với nguyện vọng góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi mới chung của nền kinh tế vào sự phát triển của ngân hàng đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, sau một thời gian thực tập và nghiên cứu em hy vọng có một vài ý kiến nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thanh toán không dụng tiền mặt tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Chương I Lý luận cơ bản về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt I. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở nước ta được tổ chức thanh toán qua ngân hàng, kho bạc nhà nước theo tinh thần văn bản pháp quy của ngân hàng nhà nước Trung ương. Hiện nay việc thực hiện “Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng” theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước số 1284/2002/QĐ – NHNN ngày 21 tháng 11 năm 2002 đó ban hành. Căn cứ luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12-12-1997; Căn cứ nghị định 15/CP ngày 02-03-1993 của chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức dịch vụ cung ứng thanh toán; Căn cứ quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hoạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ kế toán – Tài chính. Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả, để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng, hay bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM đã trở thành một sản phẩm dịch vụ quan trọng của Ngân hàng Thương Mại nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng là các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong suốt quá trình giao dịch. 1. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thì TTKDTM càng có 1 vị trí vô cùng quan trọng. TTKDTM đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và là một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế vì vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau: TTKDTM giúp cho ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rổi tạm thời trong nền kinh tế để tiến hành cho vay và đầu tư phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Khi khách hàng mở tài khoản, ký thác vốn tại ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế cũng như khả năng tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh toán được coi là khâu đầu tiên cũng là khâu cuối cùng của một chu kỳ sản xuất. Do vậy việc tổ chức thanh toán nhanh hay chậm, an toàn, chính xác hay không đều trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá của các tổ chức tham gia thanh toán. Nếu tổ chức thanh toán nhanh gọn, chính xác an toàn sẽ tạo điều kiện rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho toàn xã hội. TTKDTM tạo điều kiện cho NHNN thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát, thực hiên chính sách tiền tệ. Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước chỉ thực sự phát huy tác dụng khi phần lớn khối lượng thanh toán tập trung qua ngân hàng. Việc mở rộng TTKDTM tạo điều kiện cho NHNN quản lý một cách tổng thể quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực thi chính sách tiền tệ quốc qia, kiểm soát mức cung tiền nhằm hạn chế lạm phát, tạo ra sự ổn định để nâng cao hiệu quả tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với nền kinh tế thì việc tăng tỷ trọng trong TTKDTM sẽ làm giảm khối lượng tiền trong tưu thông góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí in ấn, phát hành, kiểm đếm, bảo quản…, đồng thời góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm xã hội, tăng độ an toàn và phòng ngừa rủi ro. Như vậy công tác TTKDTM có vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Việc thực hiện tốt công tác TTKDTM sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho từng thành viên trong nền kinh tế đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. 2. Yêu cầu và nguyên tắc trong việc áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của chính phủ về “ Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”. Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy chế mở và sử tài khoản tiền gửi tại NHNN và tổ chức tín dụng” quy định: - Mỗi khách hàng có quyền mở một hay nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán ở một hay nhiều nơi, có thể là nơi cư trú, nơi đặt trụ sở chính hay nơi khác tuỳ theo yêu cầu sử dụng. - Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi VNĐ và ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước về quy định ngoại hối. 2.1. Yêu cầu Mỗi thể thức thanh toán có nội dung kinh tế, phạm vi thanh toán, kỹ thuật kế toán khác nhau, từ đó đòi hỏi quá trình kế toán phải nắm vững đặc điểm của từng thể thức thanh toán để đảm bảo công việc kế toán đạt các yêu cầu: chính xác, nhanh chóng, an toàn tài sản. 2.2. Nguyên tắc áp dụng 2.2.1. Đối với chủ tài khoản - Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản trừ trường hợp đã có thoã thuận thấu chi với ngân hàng. Khách hàng và tổ chức tín dụng có nhận thanh toán phải duy trì bên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định. - Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với Giấy báo nợ, Giấy báo Có, hoặc Giấy báo số dư tài khoản do ngân hàng nơi mở tài khoản gửi đến. - Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. - Tuân thủ các hướng dẫn của ngân hàng nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh thanh toán và sử dụng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán qua tài khoản; sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch; đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán do ngân hàng quy định. - Thông báo kịp thời với ngân hàng nơi mở tài khoản khi phát hiện thấy sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng. Cung cấp thông tin chính xác khi yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. - Không được cho thuê, cho mượn tài khoản, hoặc sử dụng tài khoản của mình cho các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Đối với người Mua Người mua khi tham gia thanh toán phải có đủ tiền trong tài khoản để đáp ứng kịp thời thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư trên tài khoản tại ngân hàng kho bạc là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật. Đối với người Bán Người bán hay người cung cấp dịch vụ phải có trách nhiện giao hàng và cung cấp dịch vụ kịp thời đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán, đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán như kiểm soát các tờ séc của người mua giao khi nhận hàng. 2.2.2. Đối với bên Ngân hàng Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán của mình. - Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng hay tổ chức thanh toán có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi trên tài khoản. Các trung gian thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, lựa chọn các phương tiện thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hoá. - Ngân hàng phải kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán: nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán ; lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký hoặc không phù hợp với các thoã thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản đảm bảo cho việc thực hiện thanh toán nếu không có thoã thuận thấu chi trước với ngân hàng. - Trong trường hợp phát hiện người sử dụng tài khoản vi phạm các quy định hiện hành hoặc thoã thuận có với ngân hàng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ngân hàng có quyền không thực hiện các yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng, gửi lại tang vật và thông báo ngay với cấp có thẩm quyền xem xét xử lý. II. Nội dung cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt Theo quyết định số 226/2002/QĐ ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ. Hình thức TTKDTM được tổ chức qua ngân hàng kho bạc nhà nước theo tinh thần văn bản pháp quy của NHNNTW. Có nhiều thể thức thanh toán được sử dụng để áp dụng nhu cầu thanh toán đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ở Vịêt Nam các thể thức thanh toán được sử dụng làm phương thức thanh toán trong nước là: séc, uỷ nhiệm chi - chuyển tiền, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ thanh toán. 1. Thanh toán bằng Séc Séc là một lệnh trả tiền bằng chủ tài khoản, được lập theo mẫu do NHNN quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Séc là một lệnh chi tiền được giao ngay cho người thụ hưởng sau khi nhận hàng. Các chủ thể liên quan đến thanh toán séc: + Người phát hành séc là đơn vị trả tiền. + Đơn vị thụ hưởng séc là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc. + Đơn vị thanh toán là ngân hàng giữ tài khoản của người trả tiền. + Đơn vị thu hộ là ngân hàng giữ tài khoản của người thụ hưởng. Thời hạn thanh toán séc: Thời hạn hiệu lực thanh toán là 15 ngày kể từ ngày phát hành séc đến khi người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng xin thanh toán tính ngày lễ và chủ nhật. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ thì ngày thanh toán lùi vào ngày kế tiếp, nếu quá thời hạn trên thì tờ séc không còn giá trị. Séc là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng khá rộng rãi (tổ chức và các cá nhân). Séc bao gồm các loại: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền…nhưng 2 loại séc được dùng làm phương tiện thanh toán trực tiếp tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua (người chi trả) và người bán (người thụ hưởng) lá séc chuyển khoản và séc bảo chi. 1.1. Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản (SCK) là một tờ séc do chủ tài khoản phát hành và trực tiếp giao cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản được thực hiện thanh toán nhanh chóng thuận tiên đối với khách hàng cùng một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng thanh toán bù trừ. Phạm vi thanh toán: Là thanh toán cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản thanh toán tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) và thanh toán khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng mở tài khoản ở hai tổ chức cung ứng dich vụ khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ. Để đảm bảo quy định người chi trả (người mua) phải có đủ tiền để trả cho người thụ hưởng (người bán), khi kế toán Séc phải thực hiện nguyên tắc ghi “nợ” trước ghi “có” sau. Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản: + Séc chuyển khoản giữa hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng. Người bán (thụ hưởng) Ngân hàng cung ứng DVTT mua bán Người mua (chi trả) (1) (2) (4a) (4b) (3) (1) Người bán giao hàng hoá cho người mua. (2) Người mua sẽ ký phát séc và trao cho người bán. (3) Người bán sẽ lập Bảng kê nộp séc gửi kèm cùng tờ séc chuyển khoản vào ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán mua bán (NH). (4) Ngân hàng thanh toán kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của tờ séc (kiểm tra số dư tên tài khoản của người mua). Nếu không có gì sai xót ngân hàng cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện thanh toán. (4b) Báo có cho người bán + Séc chuyển khoản giữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng trên cùng một địa bàn - Thanh toán bù trừ: (1) Người mua (chi trả) Người bán (thụ hưởng) Ngân hàng cung ứng DVTT phục vụ người mua Ngân hàng cung ứng DVTT phục vụ người bán (2) (5a) (6) (3) (5b) (1) Người bán giao hàng hoá cho người mua (2) Người mua sẽ ký phát séc và trao cho người bán (3) Người bán sẽ lập Bảng kê nộp séc gửi kèm cùng tờ séc chuyển khoản vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình. (4) Ngân hàng cung ứng dịch vụ người bán chuyển séc + Bảng kê nộp séc sang tổ chức cung ứng dịch vụ của người mua qua phiên thanh toán bù trừ. (5) Ngân hàng người mua kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tờ séc, nếu không có gì sai xót Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán (5a) Báo nợ cho người mua (5b) Chuyển có sang ngân hàng người mua (6) Ngân hàng người bán nhận được chuyển có ngân hàng sẽ ghi có cho người bán. + Đối với thanh toán bù trừ điện tử giữa hai khách hàng có hợp đồng uỷ quyền chuyển nợ: Người bán (thụ hưởng) Ngân hàng cung ứng DVTT phục vụ bên mua Ngân hàng cung ứng DVTT phục vụ bên bán Người mua (chi trả) (1) (2) (5a) (6) (3) (4) (5b) (1) Người bán giao hàng hoá cho người mua. (2) Người mua sẽ ký phát séc và trao cho người bán. (3) Người bán sẽ lập Bảng kê nộp séc gửi kèm cùng tờ séc chuyển khoản vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình. (4) Ngân hàng người bán lập lệnh chuyển nợ gửi ngân hàng người mua. (5) Ngân hàng người mua kiểm tra nếu không có gì sai xót sẽ hạch toán: (5a) Báo nợ cho người mua (5b) Ngân hàng gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ (LCN) (6) Ngân hàng người bán nhận được thông báo chấp nhận LCN ngân hàng ghi có cho người bán. Báo có cho người bán 1.2. Séc bảo chi Séc bảo chi là loại séc chuyển khoản nhưng ngân hàng đảm bảo chi trả cho từng tờ séc trên cơ sở số tiền mà người phát hành séc đã lưu ký, vì vậy người chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc là ngân hàng bảo chi séc. Như vậy khả năng thanh toán của séc bảo chi được đảm bảo không xảy ra tình trạng phát hành quá số dư. Bảo chi séc thực hiện hai cách: hoặc người chi trả trích tài khoản thanh toán của mình một số tiền bằng số tiền giá trị trên séc để lưu ký vào tài khoản “đảm bảo thanh toán séc bảo chi”, hoặc chữ ký xác nhận đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Sử dụng theo cách nào là sự thoã thuận giữa người phát hành séc bảo chi và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Hình thức này được sử dụng trong trường hợp người bán không tín nhiệm người mua về mặt thanh toán. Quy trình thanh toán: Trải qua 2 giai đoạn Giai đoạn bảo chi séc Khi khách hàng có nhu cầu bảo chi séc, sẽ lập giấy yêu cầu bảo chi séc gửi tới ngân hàng kèm tờ séc chuyển khoản đã ghi đầy đủ các yếu tố đồng thời lập UNC xin trích tài khoản tiền gửi thanh toán đã ký quỹ vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán SBC. Ngân hàng kiểm tra các nội dung trên tờ séc số dư tài khoản của người chi trả (người mua) nếu đủ kiều kiện sẽ làm thủ tục bảo chi séc và thực hiện thanh toán. Sau đó ngân hàng sẽ đóng dấu bảo chi trên tờ séc và giao séc cho khách hàng. Giai đoạn thanh toán Séc + Hai khách hàng mở tài khoản tại một ngân hàng Người mua (chi trả) Người bán (thụ hưởng) Ngân hàng cung ứng DVTT mua bán (1) (2) (4a) (4b) (3) Người bán giao hàng hoá cho người mua Người mua ký phát séc và trao hàng hoá cho người bán Người bán sẽ lập Bảng kê nộp séc và gửi kèm cùng séc bảo chi vào tổ chức cung ứng dịch vụ Ngân hàng cung ứng dịch vụ kiểm tra tờ séc nếu không có gì sai xót ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán. (4a) Báo nợ cho người mua (4b) Báo có cho người bán + Thanh toán SBC gữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng trên cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ (tương tự séc chuyển khoản) + Thanh toán SBC gữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng hệ thống Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT người mua Ngân hàng cung ứng DVTT người bán Người bán (thụ hưởng) (1) (2) (5) (4b) (3) (4a) Người bán giao hàng hoá cho người mua Người mua ký phát séc và trao hàng hoá cho người bán Người bán sẽ lập Bảng kê nộp séc và gửi kèm cùng séc bảo chi vào Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình Ngân hàng người bán kiểm tra tờ séc nếu hợp lệ sẽ thực hiện thanh toán. (4a) Gửi lệnh chuyển nợ (LCN) sang ngân hàng người mua (4b) Ghi có cho người bán Nhận được LCN ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán. Báo nợ cho người mua 2. Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền Uỷ nhiệm chi (UNC) Là một lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một khoản tiền trên UNC để chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi do người mua chủ động lập. Tuy nhiên khi sử dụng hình thức thanh toán này thì người bán phải rất tín nhiệm người mua về khả năng thanh toán. Đây là hình thức thanh toán đơn giản thuận tiện khi có lệnh chi và số dư đảm bảp UNC được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dich vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Phạm vi thanh toán của UNC: + Thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dich vụ thanh toán + Thanh toán giữa hai tổ chức cung ứng dich vụ thanh toán khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ + Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN Thời hạn thực hiện: Do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoã thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán. Khi kiểm soát, hạch toán lệnh chi các bên phải thực hiện đúng thời hạn đã quy định để đảm bảo thanh toán nhanh lệnh chi (UNC). Lệnh chi hay UNC dùng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ nên khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng. Trường hợp dùng lệnh chi để chuyển tiền đứng tên người thụ hưởng thì chuyển qua hệ thống bưu điện hoặc qua mạng nội bộ (chuyển tiền điện tử) hay chuyển bằng séc chuyển tiền cầm tay. Số tiền chuyển đứng tên cá nhân người thụ hưởng được hạch toán vào tài khoản có tên gọi “chuyển tiền phải trả” tại tổ chức nhận chuyển tiền. Trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả tiền phải hoàn tất lệnh chi đó, hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ hợp lệ phải ghi có ngay vào tài khoản và báo cho khách hàng biết. Quy trình thanh toán: Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT mua bán Người bán (thụ hưởng) + Thanh toán UNC giữa hai khách hàng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng (1) (2) (3a) (3b) Người bán giao hàng hoá cho người mua Người mua lập UNC gửi Ngân hàng cung ứng DVTT Ngân hàng cung ứng DVTT kiểm tra số dư trên tài khoản của người mua nếu không có gì sai xót thì sẽ thực hiện thanh toán. (3a) Báo nợ cho người mua (3b) Báo có cho người bán + Thanh toán UNC giữa hai khách hàng cùng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT người bán Ngân hàng cung ứng DVTT người mua Người bán (thụ hưởng) (1) (2) (4) (3) Người bán giao hàng hóa cho người mua Người mua lập UNC gửi cho Ngân hàng của mình Ngân hàng người mua kiểm tra UNC trên tài khoản của người mua, nếu không sai xót ngân hàng sẽ thanh toán. Chuyển có cho Ngân hàng người bán Ngân hàng người bán nhận được báo có của ngân hàng người mua sẽ thực hiện quá trình thanh toán. 3. Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm thu (UNT) Là một giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập theo mẫu quy định, uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ tiền từ người mắc nợ trên cơ sở hợp đồng đã ký kết. Nhờ thu hoặc UNT được áp dụng trong giao dich thanh toán khi hai bên mua và bán ký kết một hợp đồng kinh tế thống nhất sử dụng UNT trong thanh toán. Sau đó thông báo bằng văn bản cho ngân hàng biết để làm căn cứ thanh toán. Thực chất của nhờ thu (UNT) là giấy tờ thanh toán do người bán lập để uỷ thác cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ một số tiền ở người mua tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng. Thời hạn thực hiện nhờ thu hay UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoã thuận với người sử dụng thanh toán. Xuất phát từ đặc điểm người bán lập chứng từ nên rất dễ xảy ra tranh chấp nếu người bán lập chứng từ không đúng. Vì vậy những hàng hoá dịch vụ thường phải có phương tiện đo hường chình xác. Trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm UNT được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền trả thì bên trả tiền sẽ bị phạt do thanh toán chậm, đồng thời theo dõi để thanh toán khi tài khoản của người trả tiền có đủ. UNT cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán giống như UNC. Quy trình thanh toán: Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT mua bán Người bán (thụ hưởng) (1) (3a) (3b) (2) Người bán giao hàng hóa cho người mua Người bán lập UNT gửi cho ngân hàng cung ứng DVTT Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp UNT (3a) Báo nợ cho người mua (3b) Báo có cho người bán + Thanh toán UNT giữa hai khách hàng mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau. Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT của người mua Ngân hàng cung ứng DVTT của người bán Người bán (thụ hưởng) (1) (4a) (2) (5) (3) (4b) Người bán giao hàng hóa cho người mua Người bán lập UNT gửi cho ngân hàng cung ứng DVTT của mình Ngân hàng người bán nhận được UNT của người bán ngân hàng sẽ nhập sổ theo dõi UNT gửi đi. làm thủ tục chuyển bộ UNT sang Ngân hàng người mua. Ngân hàng người mua nhận được UNT sẽ thực hiện thanh toán. (4a) Báo nợ cho người mua (4b) Báo có cho người bán (5) Nhận được chuyển có ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán. Xuất sổ theo dõi UNT gửi đi 4. Thư tín dụng (L/C) Thư tín dụng (L/C) là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng thanh toán, theo đó ngân hàng sẽ trả hay uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay cho người thụ hưỏng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của L/C. Thư tín dụng lập ra trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán. Khi lập xong, quá trình thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ theo L/C nó độc lập với hợp đồng kinh tế. Mức tiền tối thiểu của L/C là 10 triệu đồng, tiền mở L/C không được hưởng lãi và mỗi L/C được dùng thanh toán cho người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực: Là 3 tháng lể từ ngày đơn vị mua được ngân hàng phục vụ mình nhận mở L/C. L/C được sử dụng trong phạm vi hai bên khách hàng mở tài khoản tại 2 ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Tuy nhiên hình thức thanh toán L/C chỉ được sử dụng trong thanh toán quốc tế đối với các đơn vị xuất nhập khẩu hàng hoá vì khi đó các bên mua bán hầu như không quen biết nhau và do đó không biết được tình hình tài chính của nhau. Quy trình thanh toán: + Thanh toán Thư tín dụng giữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng hệ thồng Giai đoạn mở Thư tín dụng Người mua muốn thanh toán bằng Thư tín dụng sẽ lập giấy xin mở Thư tín dụng gửi vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản Nếu đồng ý ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ: Nợ TK 4311/ Người mua Có TK 4662/ Người mua Ngân hàng phát hành Thư tín dụng và gửi thông báo mở Thư tín dụng sang ngân hàng người bán . Khi nhận được thông báo mở Thư tín dụng ngân hàng người bán sẽ: - Nhập sổ theo dõi Thư tín dụng đến Thông báo mở Thư tín dụng cho người bán Người bán giao hàng hoá dịch vụ cho người mua Người bán lập bảng kê chứng từ hoá đơn phù hợp với điều kiện thanh toán của Thư tín dụng và gửi đến ngân hàng của mình để xin thanh toán Ngân hàng cung ứng DVTT của Người mua Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT của Người bán Người bán (thụ hưởng) Giai đoạn thanh toán Thư tín dụng (4) (1) (2) (7) (3b) (5) (6b) (6a) (3a) Ngân hàng người bán kiểm tra sự phù hợp giữa bộ chứng từ hoá đơn với điều kiện thanh toán của Thư tín dụng. Nếu không có gì sai xót ngân hàng hạch toán: Nợ TK 5111 Có Tk 4311/ Người bán (6a) Gửi LCN sang ngân hàng người mua (6b) Báo có cho Người bán Suất sổ theo dõi Thư tín dụng đến Thu tền từ tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán (4662) Nợ TK 4662/ Người mua Có Tk 5112 Số tiền trên hoá đơn nhỏ hơn số tiền đã mở trên tài khoản 4662 ta sẽ tất toán tài khoản này: Nợ TK 4662 Có TK 4311/ Người mua Và báo nợ cho Người mua + Thanh toán Thư tín dụng giữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác hệ thống nhưng trên địa bàn của ngân hàng người bán có một ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng của người mua và tham gia thanh toán với ngân hàng người bán Người mua (chi trả) Ngân hàng cung ứng DVTT của Người bán Ngân hàng cung ứng DVTT của Người mua Người bán (hưởng thụ) Ngân hàng Thông báo (6) (1) (2) (11) (5) (7) (10) (9a) (8) (4) (3) (9b) a. Giai đoạn mở Thư tín dụng Người mua muốn thanh toán bằng Thư tín dụng sẽ lập giấy xin mở Thư tín dụng gửi vào ngân hàng nơi mình mở tài khoản Nếu đồng ý ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ: Nợ TK 4311/ Người mua Có TK 4662/ Người mua Ngân hàng phát hành Thư tín dụng và gửi thông báo mở TTD sang ngân hàng thông báo cùng hệ thống Ngân hàng thông báo ghi nhập sổ theo dõi TTD đến và chuyển cho người bán Ngân hàng người bán nhập sổ theo dõi TTD đến và thông báo cho người bán Người bán giao hang hoá dịch vụ cho người mua Người bán nộp chứng từ hoá đơn xin thanh toán vào ngân hàng của mình Ngân hàng người bán gửi chứng từ sang ngân hàng thông báo qua phiên thanh toán bù trừ Ngân hàng kiểm tra và hạch toán: Nợ TK 5111 Có TK 4012 (9a) Chuyển nợ sang ngân hàng người mua (9b) Chuyển có sang ngân hàng người bán, và xuất sổ theo dõi TTD đến Ngân hàng người bán nhận được chuyển có ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán: Nợ TK 5012 Có TK 4311/ Người bán Và xuất sổ theo dõi TTD đến (11) Ngân hàng người mua khi nhận được LCN sẽ tất toán: Nợ TK 4662 Có TK 5112 Và báo nợ cho người mua 5. Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹ thuật ứng dụng trong ngân hàng do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền tại các ngân hàng đại lý hoặc các điểm rút tiền tự động. Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thạnh toán số tiền do khách hàng là người sử dụng thẻ trả cho người thụ hưởng. Người sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc quầy trả tiền mặt tự động, mức tối thiểu để khách hàng mở tài khoản qua ATM là 5 triệu đồng và mỗi ngày thẻ chỉ được rút một lần. Đối với nước ta, thẻ thanh toán là một phuơng thức thanh toán mới xuất hiện. Người đi tiên phong trong lĩnh vực này là NHNTVN. Đó là đơn vị đầu tiên và cũng là duy nhất phát hành thẻ tín dụng tiền đồng vào tháng 7 năm 1993. Đây là một ứng dụng kỹ thuật mới, hiện đại, dùng công nghệ từ trường và ứng dụng kỹ thuật tin học tiên tiến. hy vọng trong tương lai sẽ được sử dụng rộng rãi trong dân chúng. Quy trình thanh toán : Ngân hàng phát hành Ngân hàng đại lý Khách hàng Cơ sở chấp nhận thẻ (4) (3) (1) (2) (7) (5) (6) Giai đoạn phát hành thẻ Khách hàng muốn sử dụng thẻ phải làm các thủ tục đăng ký mua thẻ Sau một thời gian Ngân hàng sẽ trao thẻ cho khách hàng Giai đoạn thanh toán thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ giao hàng hoá cho khách hàng Khách hàng giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ gửi hoá đơn đến Ngân hàng đại lý Ngân hàng đại lý lập LCN gửi Ngân hàng phát hành: Nợ TK Thanh toán Vốn (5112,5012…) Có TK 4311/ Cơ sở chấp nhận thẻ Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán với khách hàng Nợ T K 4311 Có TK Thanh toán._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH393.doc
Tài liệu liên quan