Lời nói đầu
Với đường lối phát triển mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/ 1986) đề ra, sau hơn 10 năm thực hiện, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất khả quan, tạo tiền đề thuận lợi để bước sang thế kỷ XXI. Với quan điểm mở cửa, tăng cường hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt nam trở thành một địa chỉ rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là tháng 12 năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam ra đời thì mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của Việt nam v
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng & hiệu quả đấu thầu ở Công ty xây lắp & sản xuất công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới các tổ chức kinh tế quốc tế, Chính phủ các nước không ngừng phát triển. Theo tạp chí Thời báo kinh tế số “Kinh tế ’97 -‘98: Việt Nam và Thế giới”, tính đến hết năm 1997, ở Việt nam tổng số dự án được cấp giấy phép là 2.257 với số vốn đăng ký là 31.438 triệu USD chưa kể viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chiến lược phát triển kinh tế Việt nam theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, thời gian qua và trong tương lai các dự án đầu tư chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng.
Như vậy, cơ hội tham gia đấu thầu vào các dự án, các công trình xây dựng là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà cụ thể là đấu thầu tư vấn, đấu thầu mua sắm thiết bị vật tư, đấu thầu xây lắp. Tuy nhiên, công tác đấu thầu ở nước ta còn rất mới mẻ. Các nhà thầu Việt nam thường bị các chủ đầu tư nước ngoài đánh giá thấp về năng lực quản lý, năng lực thi công, còn có hạn chế lớn trong việc thi công, lắp đặt các công trình có trình độ kỹ thuật, công nghệ phức tạp. Chính vì vậy, muốn có cơ hội tham gia đấu thầu các công trình lớn, đặc biệt là các công có vốn đầu tư nước ngoài thì trước hết các nhà thầu Việt nam phải hiểu biết các vấn đề về kinh tế trong xây dựng như: lập hồ sơ dự thầu, quản lý chi phí trong xây dựng, bóc tiên lượng và lập dự toán dự thầu... trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp để nâng cao khả năng thắng thầu mà vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để tạo được khả năng thắng lợi trong đấu thầu, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện tốt tất cả các khâu, từ công tác tiếp thị, xây dựng chiến lược cho đến công tác lập dự toán dự thầu, thi công công trình... Đây cũng là vấn đề thực tiễn đặt ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp - Tổng Công ty Thép Việt nam. Với những kiến thức đã tích luỹ được từ nhà trường và các tài liệu, xuất phát từ thực trạng của Công ty, qua thời gian thực tập tại Công ty tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp “. Ngoài lời nói đầu, kết luận, nội dung chính của chuyên đề bao gồm các vấn đề chủ yếu sau:
Phần thứ nhất: Đấu thầu - phương thức lựa chọn đối tác kinh doanh tối ưu trong xây dựng cơ bản, đảm bảo sự thành công cho các nhà đầu tư.
Phần thứ hai: Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Phần thứ ba: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Phần thứ nhất:
Đấu thầu - Phương thức lựa chọn đối tác kinh doanh tối ưu trong xDCB, đảm bảo sự thành công cho các nhà đầu tư
Trong công cuộc xây dựng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay, xây dựng đang là một trong những lĩnh vực sôi động nhất, thu hút nhiều nhà xây dựng trong nước cũng như quốc tế, do vậy đấu thầu xây dựng đã trở thành một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến và có hiệu quả cao đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần khẳng định uy tín và sự thành công cho chủ đầu tư và nhà xây dựng.
I/ xây dựng - ngành sản xuất vật chất đặc thù trong nền kinh tế quốc dân.
1. Khái quát về hoạt động của ngành xây dựng.
Trong thực tiễn quản lý xây dựng đòi hỏi phải phân biệt các khái niệm: ngành (hay lĩnh vực) xây dựng cơ bản (thường được gọi tắt là ngành xây dựng), ngành công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và tổ hợp liên ngành thực hiện và phục vụ công tác xây dựng.
Ngành xây dựng cơ bản (gọi tắt là ngành xây dựng) thường bao gồm các lực lượng của bên chủ đầu tư có liên quan trực tiếp đến xây dựng công trình, các lực lượng chuyên nhận thầu thi công xây dựng và các dịch vụ trực tiếp phục vụ xây dựng như các tổ chức tư vấn, quy hoạch, thiết kế, nghiên cứu, thông tin và đào tạo cán bộ cho ngành xây dựng.
Ngành công nghiệp xây dựng chủ yếu chỉ bao gồm các tổ chức chuyên nhận thầu thi công xây dựng, kèm theo các tổ chức sản xuất phụ và các tổ chức quản lý, dịch vụ thuộc ngành xây dựng quản lý. Còn ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, về bản chất, nó phải là một ngành riêng và có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại vật liệu khác bán thành phẩm và các cấu kiện xây dựng để bán cho ngành công nghiệp xây dựng.
ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp xây dựng còn bao gồm cả ngành vật liệu xây dựng và phân tán ở nhiều bộ và ngành sản xuất khác, trong đó Bộ Xây dựng đóng vai trò chủ chốt.
Tổ hợp liên ngành thực hiện và phục vụ xây dựng bao gồm các tổ chức nằm trong ngành xây dựng cơ bản như vừa kể trên và còn thêm các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sửa chữa máy móc xây dựng, các tổ chức vận tải và cung ứng phục vụ xây dựng.
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát hoạt động xây dựng cơ bản là hoạt động nhằm tạo ra những tài sản cố định thông qua các hình thức: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, sửa chữa lớn và khôi phục. Thông thường một công trình xây dựng kể từ lúc khảo sát, thiết kế, chuẩn bị và bước vào thi công cho đến khi hoàn tất bàn giao đưa vào sử dụng đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều giai đoạn và rất nhiều công việc khác nhau. Nhưng để thực hiện được với hiệu quả cao nhất đòi hỏi các công việc phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo NĐ/42-CP ngày 16/07/1996 đã được sửa đổi theo NĐ/92-CP ngày 23/08/1997, trình tự đầu tư và xây dựng gồm 3 giai đoạn:
- Chuẩn bị đầu tư:
Nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm:
+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thu sản phẩm. Xem xét các khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa đIểm xây dựng.
+ Lập dự án đầu tư (tuỳ theo loại công trình mà lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chỉ cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi).
+ Thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
- Thực hiện đầu tư:
Giai đoạn này được thực hiện sau khi có quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư, bao gồm các nội dung sau:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
+ Tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát kỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình.
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây dựng và lắp đặt.
+ Xin giấy phép xây dựng.
+ Ký kết với nhà thầu để thực hiện dự án.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành xây lắp đưa dự án vào khai thác sử dụng.
- Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng:
Đây là giai đoạn mà các nhà thầu xây dựng hoàn thành công việc xây lắp, bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Giai đoạn này bao gồm các công việc chủ yếu sau:
+ Bàn giao công trình: Công trình xây dựnh chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng (kể cả việc hoàn thiện nội ngoại thất công trình và thu dọn vệ sinh mặt bằng). Khi bàn giao công trình phải bàn giao cả hồ sơ hoàn thành công trình và những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao.
+ Kết thúc xây dựng: Hoạt động xây dựng được kết thúc khi công trình đã bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao công trình, các nhà thầu phải di chuyển hoặc thanh lý hết tài sản của mình ra khỏi khu vực xây dựng công trình và trả lại đất mượn hoặc thuê để phục vụ thi công. Tuy nhiên, nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình.
+ Bảo hành công trình: Trong thời hạn bảo hành thì người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát thiết kế xây lắp nghiệm thu, giám định công trình, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ thầu xây dựng, người cung cấp vật tư, giám sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình công trình đó. Thời hạn bảo hành công trình phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm, quy mô của từng công trình.
2. Vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựng.
Vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựngcó thể tóm tắt ở các mặt sau đây:
- Ngành xây dựng là một trong những ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ tái sản xuất các tài sản cố định (xây dựng các nhà cửa, vật kiến trúc, lắp đặt các thiết bị máy móc) cho mọi lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của đất nước. Có thể nói không một ngành sản xuất nào, không một hoạt động văn hoá xã hội nào là không phải sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng.
- Ngành xây dựng sử dụng một lượng vốn lớn của xã hội, do đó một sai lầm trong xây dựng có thể dẫn đến lãng phí lớn rất khó sửa chữa trong nhiều năm (ví dụ như Nhà hát chèo Kim Mã). Theo dự đoán, để nâng cao thu nhập tính cho một đầu người lên gấp đôi như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, thời kỳ 1996 đến 2010 hàng năm vốn đầu tư toàn xã hội lên tới 7 đến 10 tỷ USD. Số tiền này phần lớn phải sử dụng để xây dựng công trình. Như vậy, nhiệm vụ của ngành xây dựng trong những năm tới rất lớn lao.
- Ngành xây dựng còn có một đóng góp đáng kể vào giá trẹi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Theo một số liệu của Liên Xô (cũ) sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm xã hội, giá trị tài sản cố định sản xuất của ngành xây dựng kể cả ở những ngành trực tiếp phục vụ xây dựng như vật liệu xây dựng và công nghiệp chế tạo máy xây dựng chiếm khoảng 20% giá trị tài sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. ở một số nước tư bản phát triển, giá trị sản phẩm của ngành xây dựng chiếm khoảng từ 6 đến 10%, cá biệt lên tới 12%. ở nước ta, phần đóng góp này còn thấp hơn nhưng cũng có giá trị đáng kể. (trích giáo trình Kinh tế các ngành sản xuất vật chất - Đại học Kinh tế quốc dân).
- Trong nhiều ngành khác ở Việt nam, vị trí của nhập khẩu còn giữ vị trí đáng kể. Riêng đối với ngành xây dựng phần tự làm trong nước về vật liệu xây dựng và phần sử dụng nhân công trong nước cũng khá lớn, có nhiều công trình xây dựng bắt buộc phải do lực lượng trong nước thực hiện. Vì vậy, ngành xây dựng trong thời gian tới còn có nhiệm vụ lớn lao là phải đảm bảo là có đủ lực lượng và trình độ để cộng tác với chủ đầu tư nước ngoài, phấn đấu vươn ra cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài trên thị trường trong nước và Quốc tế.
3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng.
3.1. Các đặc đểm của sản phẩm xây dựng.
Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm các công việc kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ, các công việc lắp đặt thiệt bị máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động.
Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dưng đã hoàn chỉnh thường có các tính chất sau:
- Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuầt xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định.
- Sản phẩm của ngành xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào đIều kiện địa phương mang nhiều tính cá biệt cao về công dụng về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo.
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa.
- Sản phẩm xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống, công trình thủy lực, lò luyện gang thép... )
- Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng.
3.2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng.
Từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có thể suy ra những đặc điểm chủ yếu của sản xuất trong xây dựng như sau:
- Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phai di chuyển từ công trình này sang công trình trường này sang công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Do vậy, các tổ chức xây dựng cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
+ Tăng cường tính cơ động linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang thiết bị tà sản cố định sản xuất.
+ Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt tăng cường điều hành tác nghiệp phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển.
+ Lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến chi phí vận chuyển khi lập giá thành thầu.
+ Phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn ứ đọng lâu tại công trình đang còn xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học công nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý...
- Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Sản phẩm xây dựng không thể sản xuất sẵn hàng loạt để bán trừ một số trường hợp rất hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà ở để bán, nhưng ngay cả trường hợp này mỗi nhà cũng sẽ có đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra. Do vậy, các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu.
- Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ.
- Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. Tác động của thời tiết thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hòa theo 4 quý gây khó khăn cho việc lựa chọn cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn... Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý chú ý đến độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán đấu thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới.
II. những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng.
Đấu thầu xây dựng là hình thức mà chủ đầu tư có khối lượng về xây dựng cơ bản tiến hành thông báo một cách rộng rãi hoặc hạn chế đến các bên dự thầu và thông qua các thủ tục nhất định (đấu thầu công khai) để lựa chọn lấy một đơn vị thích hợp nhất, sẽ đảm nhận thực hiện những phần xây dựng cơ bản đó.
Các công trình tổ chức đấu thầu phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 đã được sửa đổi theo Nghị định số 93/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997, trong đó phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
- Đảm bảo đủ vốn để thanh toán hợp đồng.
- Có đủ hồ sơ thiết kế được duyệt, có giấy phép đầu tư, có mặt bằng xây dựng đã được giải phóng và đảm bảo các điều kiện xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Phải đăng ký với cơ quan quản lý xây dựng cơ bản của ngành hoặc địa phương và thông qua danh sách hội đồng xét thầu.
- Đơn giá dự thầu được xác định trên cơ sở định mức, đơn giá xây dựng cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá hiện hành và phải được chủ quản đầu tư xét duyệt.
1. Hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp và phương thức áp dụng.
1.1. Hình thức lựa chọn nhà thầu.
Điều 3 của Quy chế đấu thầu cho phép chủ đầu tư có thể vận dụng một trong ba hình thức đấu thầu sau:
- Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham dự đấu thầu.
Hình thức đấu thầu này được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, liên vùng, toàn quốc hoặc Quốc tế.
- Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu cuả hồ sơ mời thầu.
Hình thức đấu thầu này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng tối thiểu phải có ba nhà thầu có khả năng tham gia.
+ Các nguồn vốn sử dụng có yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế .
+ Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
- Chỉ định thầu: Đây là hình thức đặc biệt, được áp dụng theo quy định của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước được phép chỉ định thầu. Bên mời thầu chỉ thương thảo với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định nếu không đạt được yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác.
1.2. Phương thức áp dụng.
- Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì):
Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung
- Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì):
Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những những đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng. Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất về kỹ thuật sẽ được xem xét tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về tài chính và các điều kiện của hợp đồng, bên mời thầu phải xin ý kiến của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nếu được chấp thuận mới được mời nhà thầu tiếp theo để xem xét.
- Đấu thầu hai giai đoạn: Thường được áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án thuộc chìa khoá trao tay.
+ Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án đề xuất sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình.
+ Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu điều chỉnh lại các yêu cầu lần cuối cùng và thông báo đến các nhà thầu để họ nghiên cứu tìm các giải pháp về kỹ thuật, tiến độ thực hiện, điều kiện tài chính, đặc biệt là giá dự thầu... Trên cơ sở hồ sơ ở giai đoạn thứ hai, bên mời thầu sẽ tổ chức xét chọn, xếp hạng các nhà thầu và chọn ra nhà thầu hợp lý nhất.
- Giao thầu trực tiếp: Là phương thức chọn ngay một nhà thầu có độ tin cậy coa để xem xét thương thảo hợp đồng. Phương thức này chỉ được áp dungh đối với những gói thầu có quy mô nhỏ dưới 500 triệu đồng và các gói thầu được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu. Trường hợp nhà thầu được chỉ định không đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu thì chủ đầu tư được quyền kiến nghị với người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét thay đổi nhà thầu khác để thương thảo hợp đồng.
2. Điều kiện mời thầu và dự thầu.
2.1. Điều kiện mời thầu:
Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
- Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Kế hoạch đấu thầu đã được duyệt.
- Hồ sơ mời thầu (trường hợp sơ tuyển phải có hồ sơ sơ tuyển).
2.2. Điều kiện dự thầu:
Nhà dự thầu phải có các điều kiện sau:
- Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký hành nghề.
- Có đử năng lực về tài chính và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Hồ sơ dự thầu hợp lệ và chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu dù là đơn phương hay liên danh dự thầu.
3. Nguyên tắc của hoạt động đấu thầu trong nền kinh tế thị trường.
Đấu thầu là một công nghệ hiện đại, một hệ thống giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp liên quan đến quá trình xây dựng, đảm bảo cho quá này đạt được hiệu quả tối ưu về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công, tài chính, thẩm mỹ... đồng thời cũng hạn chế được những “ rắc rối” giữa các bên hữu quan. Phương thức đấu thầu tuân thủ hàng loạt những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc công bằng: Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Các đơn vị tham dự thầu đều phải nhận được những thông tin từ phía mời thầu ngang bằng nhau, không có sự phân biệt đối xử.
- Nguyên tắc bí mật: Về những thông tin trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư hay các đại diện hợp pháp của chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu đặc biệt là mức giá, chi phí liên quan... phải đảm bảo tính bí mật. Nếu có sự thay đổi, chủ đầu tư phải có thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu, không được ưu đãi bên nào.
- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: Không chỉ các nghĩa vụ, quyền lợi của các bên có liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định rạch ròi để không có một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
- Nguyên tắc ba chủ thể: Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu luôn có sự hiện diện đồng thời ba chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó, kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho hợp đồng luôn được thực hiện một cách nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật và tiến độ được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là nhân tố hạn chế tối đa đối với những âm mưu thông đồng hoặc thỏa hiệp gây thiệt hại cho chủ dự án.
4. ý nghĩa của công tác đấu thầu xây dựng.
Từ các nguyên tắc trên có thể thấy rằng chính sự tuân thủ các nguyên tắc đấu thầu đã nói lên được ý nghĩa, tác dụng tích cực của phương pháp đấu thầu.
4.1. Đấu thầu đảm bảo lựa chọn được nhà thầu phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư .
Quá trình đấu thầu phải trải qua rất nhiều giai đoạn và trong tất cả các giai đoạn đó phía chủ đâù tư (bên mời thầu) luôn là bên ra các điều kiện và phía các nhà thầu là bên phải đáp ứng mọi yêu cầu của bên mời thầu trong khả năng cho phép của mình. Nếu các chủ đầu tư thấy các nhà thầu không thoả mãn được các yêu cầu của mình thì họ có thể tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn được nhà thầu phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của họ.
4.2. Đấu thầu tạo ra tính hiệu quả cho các chủ đầu tư.
Trước tiên, đấu thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để thực hiện dự án của mình. Trên cơ sở đó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự thành công của chủ đầu tư khi dự án được đưa vào vận hành. Đấu thầu cũng giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí đầu tư. Thực tế, giá trúng thầu chưa chắc đã là giá bỏ thầu thấp nhất nhưng nếu đứng trên lợi ích tổng hợp của các chủ đầu tư mà xem xét thì nó sẽ là phương án tối ưu.
4.3. Đấu thầu tạo ra chất lượng, hiệu quả ở các doanh nghiệp xây dựng.
Ưu điểm nổi bật nhất trong đấu thầu là sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu mà trong kinh tế thị trường, cạnh tranh tạo ra chất lượng, giá cả, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Cạnh tranh trong đấu thầu cũng tạo ra giá cả, chất lượng... tốt nhất cho các chủ đầu tư và nó cũng tạo ra hiệu quả, chất lượng ở phía các nhà thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu sẽ phát huy cao nhất tính chủ động để tìm kiếm các cơ hội tham gia đấu thầu và đây cũng là cách hữu hiệu nhất để tự hoàn thiện tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ nhân viên...
4.4. Đấu thầu tạo ra chất lượng hạ tầng cơ sở phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Thực trạng ở nước ta hiện nay, hạ tầng cơ sở đang là mối quan tâm lớn của Chính phủ. Trải qua nhiều năm chiến tranh, nước ta không có điều kiện phát triển kinh tế, nên nền kinh tế rất lạc hậu so với thế giới, hạ tầng cơ sở thấp kém. Trong khi nước ta có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, là địa chỉ rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, hiềm một nỗi hệ thống cơ sở hạ tầng lại rất yếu nên các chủ đầu tư nước ngoài e ngại khi tiến hành đầu tư.
Như trên đã nói, đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm tìm ra nhà thầu tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư mà mục đích của nó là đảm bảo chất lượng công trình, bao gồm cả các công trình hạ tầng cơ sở, nghĩa là đấu thầu tạo ra tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay.
III. trình tự đấu thầu.
Quy chế đấu thầu xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 43/ CP ngày 16/07/96 đã được sửa đổi theo Nghị định 93/ CP ngày 23/08/97 của Chính phủ với mục đích đảm bảo tính công bằng khách quan thống nhất các hoạt động đấu thầu trên toàn quốc về lĩnh vực xây lắp thực hiện trên toàn lãnh thổ Việt nam.
Quy chế này quy định thể thức đấu thầu xây lắp các công trình thuộc sở hữu Nhà nước, các công trình thuộc dự án của Nhà nước, vốn Nhà nước, vốn viện trợ ODA, các dự án liên doanh của doanh nghiệp Nhà nước Việt nam có vốn góp 30% trở lên...
Nhìn chung các công trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu mới được triển khai xây dựng trừ các loại công trình có tính chất sau không phải tổ chức đấu thầu:
- Công trình có tính chất thử nghiệm.
- Công trình mang tính cấp bách.
- Công trình có tính bí mật quốc gia, an ninh, quốc phòng.
- Công trình có giá trị dưới 500 triệu VNĐ.
- Một số công trình đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
1. Trình tự đấu thầu trong nước:
Tổ chức đấu thầu trong nước được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự đấu thầu trong nước.
Chỉ định tổ chuyên gia giúp việc
À
Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)
Á
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
Â
Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu
Ã
Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Ä
Mở thầu
Å
Đánh giá, xếp hạng nhà thầu
ặ
Trình duyệt kết quả đấu thầu
ầ
Thông báo kết quả trúng thầu và ký hợp đồng
ẩ
* Chú ý: Trước khi thực hiện tổ chức đấu thầu, bên mời thầu phải xây dưng kế hoạch đấu thầu phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
À Chỉ định tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu do bên mời thầu thành lập hoặc thuê có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị các tài liệu pháp lý, soạn thảo hồ sơ mời thầu.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.
- Phân tích đánh giá, xếp hạng các hồ sơ mời thầu.
- Tổng hợp chuẩn bị hồ sơ về kết quả đấu thầu, báo cáo chủ đầu tư xem xét.
Á Sơ tuyển nhà thầu (nếu có): Chỉ áp dụng cho những dự án lớn, phức tập, có yêu cầu kỹ thuật cao nhằm chọn ra được những nhà thầu có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án.
 Chuẩn bị hồ sơ mời thầu:
- Thư mời thầu (nếu có sơ tuyển) hoặc thông báo mời thầu (nếu không có sơ tuyển).
- Mẫu đơn dự thầu.
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật.
- Tiến độ thi công.
- Các điều kiện tài chính, thương mại, tỷ giá (nếu có) phương thức thanh toán.
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Mẫu thoả thuận hợp đồng.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Trong hồ sơ mời thầu cần đặc biệt lưu ý: Hồ sơ thiết kế và bản tiên lượng phải được xác định từ thiết kế kỹ thuật thi công (trường hợp thiết kế một bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) những chỉ dẫn kỹ thuật phải hết sức cụ thể và rõ ràng. Riêng đối với các dự án có quy mô lớn, khi tổ chức đấu thầu chưa có bản vẽ thi công thì bản tiên lượng có thể được xác định từ thiết kế kỹ thuật. Ngoài ra, nếu được phép, bên mời thầu phải ước tính một bản tiên lượng thống nhất để làm căn cứ đấu thầu.
à Thông báo mời thầu: Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi và nội dung của nó phải được phát hành rộng rãi nhằm cung cấp thông tin cho các nhà thầu. Thông báo mời thầu được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu.
Đối với trường hợp đấu thầu hạn chế thì gửi thư mời thầu đến trực tiếp các nhà thầu trong danh sách mời thầu đã duyệt.
Thông báo mời thầu bao gồm:
- Tên và địa chỉ của bên mời thầu.
- Mô ._.tả tóm tắt dự án, địa điểm và thời gian xây dựng.
- Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
- Các điều kiện đối với bên dự thầu.
- Thời hạn, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu.
Ä Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.
- Đối với bên dự thầu, sau khi nhận được thông báo mời thầu, có thể yêu cầu bên mời thầu cho đi tham quan hiện trường. Sau đó, tiến hành lập hồ sơ dự thầu, bao gồm:
+ Đơn dự thầu.
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.
+ Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu.
+ Biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình.
+ Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng.
+ Bản dự toán giá dự thầu.
+ Bảo lãnh dự thầu.
Khi đã hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải niêm phong và ghi rõ ràng bản gốc, bản sao bên ngoài phong bì cùng với tên gói thầu, tên dự án, tên nhà thầu, tên và địa chỉ bên mời thầu. Sau đó nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định của hồ sơ mời thầu đến bên mời thầu.
Sau khi gửi hồ sơ dự thầu, nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại thì nhà thầu phải có văn bản xin rút hồ sơ dự thầu gửi trực tiếp hoặc bằng Fax... cho bên mời thầu và gửi trước thời hạn nộp thầu cuối cùng đã được quy định.
Trong trường hợp nộp hồ sơ dự thầu muộn tức là nộp sau khi hêt shạn cuối cùng như đã quy định thì hồ sơ này được coi là không hợp lệ và được gửi lại nhà thầu theo nguyên trạng trừ một số trường hợp bên mời thầu có thể xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào dấu bưu điện đóng trên vỏ phong bì có ghi ngày tháng nhận gửi.
* Bảo lãnh dự thầu:
Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ dự thầu với tỉ lệ trong khoảng từ 1% đến 3% tổng giá trị ước tính giá dự thầu hoặc một mức tiền bảo lãnh thống nhất được quy định trong hồ sơ mời thầu.
Đồng tiền trong bảo lãnh dự thầu là tiền sử dụng trong hồ sơ dự thầu hoặc là đồng tiền chuyển đổi tự do khác được bên mời thầu chấp nhận dưới các hình thức sau:
ã Bảo lãnh Ngân hàng hoặc thư tín dụng không huỷ ngang được phát hành bởi một Ngân hàng đóng tại nước bên mời thầu hoặc ở nước ngoài được bên mời thầu chấp thuận và có giá trị 30 ngày sau khi hết hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
ã Tiền mặt hoặc tiền séc.
(Nếu nhà thầu không nộp bảo lãnh dự thầu như đã quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại).
Å Mở thầu: Những hồ sơ dự thầu nộp đùng hạn sẽ được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ mật. Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu. Trong một số trường hợp đặc biệt (dự án thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng), bên mời thầu chỉ mời một số hạn chế các địa diện tham gia buổi mời thầu. Đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự (nếu có phải ký vào biên bản mời thầu).
ặ Đánh giá, xếp hạng nhà thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo 3 bước chủ yếu sau:
* Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu.
Trong khi đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ và làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần thiết).
a, Đối với các gói thầu đã tiến hành sơ tuyển, cần kiểm tra các thông tin cập nhật mà nhà thầu kê khai ở thời điểm sẽ tuyển để tiếp tục xem xét khả năng đáp ứng về năng lực tài chính và kỹ thuật. Mọi thông tin cập nhật không thống nhất với hồ sơ dự thầu đều được kiểm tra và xem xét.
b, Đối với các gói thầu không tiến hành sơ tuyển cần kiểm tra tư cách và năng lực của nhà thầu.
1. Kiểm tra giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.
2. Kiểm tra năng lực về kỹ thuật và tài chính, kinh nghiệm của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Kiểm tra số lượng dự thầu của nhà thầu.
4. Kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận trong hồ sơ dự thầu, bảo hành dự thầu...
Ngoài tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu thì sự đáp ứng của hồ sơ dự thầu là yếu tố quan trọng để xét thầu. Hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản là sự phù hợp với các yêu cầu, điều kiện và đặc điểm kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, không có những sai lệch hoặc hạn chế về tài liệu làm ảnh hưởng lớn tới quy mô, chất lượng hoặc việc thực hiện công trình, hạn chế quyền hạn của bên mời thầu hoặc nghĩa vụ của nhà thầu. Việc xác định một hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng cơ bản phải được tiến hành một cách khách quan theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Trong quá trình đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu, nếu thấy cần thiết phải làm rõ hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải gửi văn bản đến tất cả các nhà thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu nhằm giúp qúa trình kiểm tra đánh giá so sánh các hồ sơ dự thầu được tốt hơn.
Những hồ sơ được coi là bị loại khi không đáp ứng được đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và phải được báo cáo cho cấp có thẩm quyền đầu tư xem xét.
* Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Các hồ sơ dự thầu được xác định là hợp lệ và đáp ứng cơ bản sẽ được bên mời thầu kiểm tra các lỗi số học và hiệu chính giá trị thầu, đồng thời cần xem xét tính phù hợp của hồ sơ dự thầu về kỹ thuật, quy mô công trình, thiết bị, nguyên vật liệu, tiến độ thi công... Trong trường hợp hồ sơ dự thầu có những sai lệch không cơ bản (không quá 10% tổng giá trị dự thầu) so với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải tiến hành điều chỉnh bổ sung giá dự thầu để so sánh các hồ sơ dự thầu trên cùng một mặt bằng.
Sau khi hiệu chỉnh các sai sót về số học và xác định các sai lệch, các hồ sơ dự thầu được đánh giá theo từng tiêu chuẩn với nội dung chủ yếu sau:
1.Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng.
Với tiêu chuẩn này bên mời thầu phải xem xét mức độ đáp ứng của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu chất lượng về vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật. Đồng thời phải xem xét tính hợp lý và khả thi của các dự án kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí đội ngũ lao động tại công trường có phù hợp hay không (chú ý phải có danh sách cán bộ chủ chốt trình độ thâm niên công tác, nhiệm vụ, trình độ và kinh nghiệm của từng người được giao).
Các biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn khác như phòng cháy, nổ, an toàn lao động, sự phù hợp của thiết bị thi công, số lượng, chủng loại, năm sản suất, số thiết bị đi thuê và công suất họat động...
2. Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu.
Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật có vùng địa lý và hiện trường tương tự. Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án, số năm kinh nghiệm trong các chuyên ngành xây dựng cụ thể, danh sách hợp đồng có giá trị 10 tỷ đồng Việt nam trở lên trong vòng 10 năm gần nhất và các công trình khác có tính chất tương tự trong vòng 3 đến 5 năm gần nhất.
3. Tiêu chuẩn, tiến độ thi công.
Khi đánh giá về tiêu chuẩn này, bên mời thầu phải xem xét mức độ bảo đảm tổng tiến độ thi công theo quy định trong hồ sơ mời thâù đồng thời xem xét tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình có liên quan.
4. Tiêu chuẩn tài chính, giá cả.
- Tiêu chuẩn tài chính: Xem xét khả năng tài chính trong 3 năm gần nhất về tổng số tài sản có, tài sản lưu động, tổng số nợ phải trả, nợ phải trả trong kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh; đồng thời phaỉ xem xét khả năng tín dụng của nhà thầu và địa chỉ các ngân hnàg cung cấp tín dụng cho nhà thầu (đây là yếu tố quan trọng trong việc bảo lãnh cho các nhà thầu tham gia dự thầu và cung cấp vốn cho nhà thầu trong quá trình thi công).
Ngoài ra, phải xem xét danh mục và tổng giá trị của hợp đồng đang thi công, giá trị công trình thi công dở dang, ngày hoàn thành các công việc còn lại của hợp dồng.
- Tiêu chuân giá cả: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng gói thầu giá trúng thầu không được vượt giá xét thầu đã được quy định. Trong quá trình đánh giá cần có những biện pháp cụ thể để loại trừ trường hợp phá giá trong đấu thầu. Giá dự thầu được coi là phù hợp khi nó phù hợp về cơ cấu giá xây lắp các hạng mục hoặc phần việc được duyệt của gói thầu và đơn giá xây lắp của những khối lượng xây lắp chủ yếu của gói thầu nhằm bảo đảm chất lượng công việc và sự hợp lý của đơn giá so với mặt bằng giá cả chung.
* Đánh giá tổng hợp và xếp hạng nhà thầu.
Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng công trình, việc đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn có thể áp dụng theo phương pháp giá quy đổi trên cùng một mặt bằng hoặc theo hệ thống thang điểm đã được phê duyệt. Điểm chuẩn của các tiêu chuẩn và các tiêu chí cấu thành tiêu chuẩn được xác định trong hệ thống thang điểm do người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt trước thời điểm mời thầu.
Đối với các công trình phải sơ tuyển thì các nhà thầu phải đảm bảo trong hồ sơ dự thầu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm. Do vậy cần phải xây dựng thang điểm để đánh giá 3 yếu tố trên. Tuy nhiên cần căn cứ vào tính chất của mỗi gói thầu để từ đó xác định tỷ trọng của từng yếu tố và các nhà thầu phải đạt được ít nhất 60% tổng số điểm chuẩn về kỹ thuật mới được chọn để dự thầu.
Đối với công trình không qua sơ tuyển thì cần phải xây dựng hệ thống thang điểm 100 để đánh giá chi tiết với từng tiêu chuẩn, trong đó 3 tiêu chuẩn chính phải có tỷ lệ 65 % tổng số điểm trở lên.
Sau khi đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn theo phương pháp giá quy đổi hoặc theo hệ thống thang điểm như trên, các hồ sơ dự thầu được xếp hạng theo thứ tự để có căn cứ trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét phê duyệt nhà thầu trúng thầu.
ầ Trình duyệt kết quả đấu thầu xây dựng.
Việc trình duyệt kết quả đấu thầu tuỳ thuộc vào quy mô các công trình xây dựng.
- Đối với các dự án nhóm A mà gói thầu xây dựng có giá trị từ 50 tỷ VND trở lên sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các gói thầu còn lại do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xem xét có thẩm quyền xem xét quyết định trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư.
- Đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B có giá trị từ 10 tỷ VND đến dưới 50 tỷ VND do người có thẩm quyền quyết định đầu tư trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư. Các gói thầu có giá trị từ 50 tỷ VND trở lên phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước khi phê duyệt cũng do người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Các gói thầu khác có giá trị thấp hơn, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép uỷ quyền cho cấp dưới mình một cấp phê duyệt.
- Đối với dự án nhóm C, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án vàthủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết diịnh đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu của dự án.
- Đối với các gói thầu thuộc dự án liên doanh do Hội đồng quản trị của dự án phê duyệt.
ẩ Thông báo kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua thư bảo đảm hoặc qua điện báo, điện tín, Fax tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có lưu ý những điểm cần thiết phải bổ sung (nếu có) để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Đồng thời, bên mời thầu gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hợp đồng. Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc nhận được thư từ chối của nhà thầu, bên mời thầu sẽ không hoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định. Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký kết hợp đồng chính thức. Đối với các hợp đồng nhỏ và đơn giản (không nhất thiết phải áp dụng các quy định trên), khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện.
Chủ đầu tư chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu (nếu có) và tổ chức triển khai hợp đồng khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ thông báo trúng thầu.
*Lưu ý: Kết quả đấu thầu được xem xét huỷ bỏ và tổ chức đấu thầu lại vì những lý do khách quan mà dự án phải thay đổi hoặc tất cả các hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc có bằng chứng cho thấy có tiêu cực trong đấu thầu.
2. Trình tự đấu thầu quốc tế.
Hiện nay, các nhà xây dựng Việt nam vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm khi tham gia dự thầu đặc biệt là các dựu án được tổ chức đấu thầu theo trình tự đấu thầu quốc tế. Do vậy, trong quá trình tham gia đấu thầu còn có nhiều sơ hở thiếu sót... dẫn đến khả năng trúng thầu quốc tế hầu như là không có hoặc trúng thầu những công trình có giá trị không lớn. Từ thực tế cho thấy công tác đấu thầu quốc tế còn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu xem xét, bản luận văn này xin nêu ra khái quát trình tự đấu thầu quốc tế.
Trình tự đấu thầu quốc tế do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo đã được coi là tài liệu chung cho các nhà thầu trên toàn thế giới sử dụng trong đấu thầu quốc tế. Mục đích của đấu thầu quốc tế nói riêng cũng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đòi hỏi của các công trình xây dựng về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thực hiện và tiết kiệm chi phí, hạn chế thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên. Phương pháp đấu thầu quốc tế ngày càng tỏ ra có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi, riêng đối với các dự án lớn, các công trình có yêu cầu về mặt kỹ thuật phức tạp, công trình của những công ty có nhiều chủ sở hữu và đặc biệt là những dự án, công trình thuộc khu vực Nhà nước, các công trình được sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế thì việc xây dựng thông qua đấu thầu quốc tế là cách duy nhất tránh những sai lầm có thể gây thiệt hại và giảm uy tín cho các bên hữu quan.
Trong đấu thầu quốc tế có hai loại: Đấu thầu mua sắm thiết bị vật tư để lắp đặt và đấu thầu xây dựng công trình bao quát cả đấu thầu khảo sát, đấu thầu thiết kế và đấu thầu thi công xây lắp. Tuy cả hai loại này mặc dù có những điểm khác nhau về cả tính chất và nội dung, nhưng về thể thức và điều kiện có nhiều điểm giống nhau. Trong phạm vi chuyên đề, tôi xin trình bầy phần đấu thầu xây dựng.
Tổ chức đấu thầu quốc tế được chia thành ba giai đoạn chủ yếu và có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Trình tự đấu thầu quốc tế.
Mời dự sơ tuyển
À
Phát và nhận đơn xin dự sơ tuyển
Á
a
Phân tích đánh giá đơn sơ tuyển
Â
Lập tài liệu mời thầu
Ã
Chuẩn bị lập hồ sơ mời thầu
Ä
b
Lập hồ sơ dự thầu
Å
Mời thầu
ặ
Đánh giá, xếp hạng nhà thầu
ầ
c
Xét duyệt kết quả đấu thầu
ẩ
Công bố kết quả trúng thầu và ký hợp đồng
ẫ
a, Giai đoạn sơ tuyển: Danh sách sơ tuyển chỉ hạn chế trong phạm vi 7 ứng thầu trở lại. Thực chất của sơ tuyển là bước lựa chọn những nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu và chỉ có những nhà thầu được lựa chọn qua giai đoạn sơ tuyển mới được tham gia giai đoạn sau.
À Mời dự sơ tuyển: Bên mời thầu thông báo cho các nhà thầu nói rõ chủ đầu tư, ngày phát hành tài liệu, phát hành đơn mời thầu, chỉ dẫn nhà thầu kê khai năng lực, thông báo ngày và địa điểm nộp đơn dự thầu. Bên dự thầu tự động tìm kiếm thông tin.
Á Phát và nhận đơn xin dự tuyển:
- Bên mời thầu cần phát hành chỉ dẫn dự sơ tuyển đến các nhà thầu. Trong đó, cần nêu rõ:
+ Cơ cấu sản xuất và cơ cấu quản lý.
+ Kinh nghiệm thi công công trình.
+ Năng lực về quản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ lao động.
+ Khả năng về tài chính, đặc biệt là tính ổn định về mặt tài chính.
- Bên dự thầu phải kê khai chính xác yêu cầu của bên mời thầu và nộp đơn sơ tuyển.
 Phân tích, đánh giá đơn sơ tuyển và chọn ứng thầu.
- Bên mời thầu nhận hồ sơ của các nhà thầu xin sơ tuyển, nghiên cứu và chọn lọc ra các nhà thầu có điều kiện tham gia ứng thầu.
- Cần lưu ý một số vấn đề sau khi lựa chọn ứng thầu:
+ Kinh nghiệm của nhà thầu, nhất là các công trình có tính chất tương tự mà nhà thầu đã thi công.
+ Năng lực của nhà thầu có đáp ứng được không ?
+ Năng lực tài chính, đặc biệt là tính ổn định của bên dự thầu.
b, Giai đoạn nhận đơn thầu:
à Lập tài liệu mời thầu: Sau khi chọn được danh sách ứng thầu, phải gửi danh sách đó thông báo cho nhà thầu trúng sơ tuyển kèm theo tài liệu mời thầu. Trong đó, bao gồm:
- Thông báo mời dự đấu thầu.
- Mẫu đơn dự đấu thầu.
- Những chỉ dẫn đối với nhà thầu để họ kê khai.
- Tài liệu về thiết kế kỹ thuật của công trình.
- Tài liệu về tiến độ thi công công trình.
- Tài liệu về điều kiện chung và điều kiện cụ thể về hợp đồng giao nhận thầu.
- Tài liệu về bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Ä Chuẩn bị nộp hồ sơ dự thầu:
- Bên dự thầu yêu cầu bên mời thầu cho đi tham quan hiện trường, chi phí này do bên dự thầu bỏ ra và có thể đặt ra câu hỏi cho bên mời thầu giải đáp. Trên cơ sở đó, bên dự thầu sẽ tìm ra được giải pháp thi công hiệu quả hơn.
- Bên mời thầu thông qua đó hoàn chỉnh, bổ xung tài liệu mời thầu.
Å Lập hồ sơ dự thầu: Phải lập theo đúng quy định của bên mời thầu. Chủ đầu tư tuyệt đối không được giải thích thêm, bàn bạc trao đổi riêng với bất kỳ nhà thầu nào mà phải công bố bằng văn bản cho mọi nhà thầu.
Các tài liệu, văn bản trong hồ sơ dụ thầu tương tự như trong hồ sơ dự thầu của đấu thầu tronh nước.
c, Giai đoạn mở thầu và đánh giá xếp hạng:
ặ Mở thầu: Chủ công trình có thể mở công khai, hạn chế hoặc đơn lẻ từng đơn thầu. Sau đó, công bố, ghi tên ứng thầu và giá thầu bao gồm giá các phương án thầu khác (nếu có).
Công bố và ghi tên các ứng thầu không được xét hoặc nộp đơn muộn hoặc không gửi đơn dự thầu. Về phía các ứng thầu có thể gửi đại diện đến dự buổi lễ mở thầu này.
ầ Đánh giá, xếp hạng nhà thầu:
Việc đánh giá xếp hạng nhà thầu xây lắp được xem xét theo 3 mặt chủ yếu: kỹ thuật, điều kiện hợp đồng, thương mại. Đồng thời, yêu cầu các ứng thầu phải thuyết minh những điểm chưa rõ ràng (nếu cần thiết) và tiến đến hoàn chỉnh đánh giá.
ẩ Xét duyệt kết quả đấu thầu:
Sau khi đánh giá, xếp hạng được các ứng thầu, kết quả đấu thầu phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt mới có giá trị. Nếu kết thúc giai đoạn đấu thầu, không có nhà thầu trúng tuyển phải xin ý kiến của cơ quan này để tổ chức đấu thầu lại.
ẫ Công bố kết quả trúng thầu và ký hợp đồng:
Chủ công trình họp riêng với từng ứng thầu đã được chọn để trao đổi thêm về năng lực hoặc các mặt khác chưa phù hợp với yêu cầu. Sau khi có quyết định trúng thầu, chủ công trình yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng đồng thời chuẩn bị văn kiện ký hợp đồng và sau đó phải báo lại cho các nhà thầu không trúng thầu, trả lại bảo lãnh dự thầu.
Về phía nhà thầu, sau khi có quyết định trúng thầu thì phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho chủ công trình trong vòng 28 ngày từ khi nhận được giấy chấp nhận trúng thầu với số tiền ghi trong phụ lục của hồ sơ dự thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải dược thoả thuận giữa chủ công trình và nhà thầu về hình thức và cơ quan bảo lãnh đó phải được chủ công trình đồng ý. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giá trị 10% đến 15% giá trị hợp đồng và có hiệu lực cho đến khi nhà thầu thi công, hoàn thiện sửa chữa sai sót theo yêu cầu của hợp đồng. Thời hạn trả lại bảo lãnh thực hiện hợp đồng là 14 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ nghiệm thu công trình.
phần thứ hai:
Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp.
I. quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt nam. Tiền thân của Công ty là các lực lượng xây dựng khu Gang Thép Thái nguyên trong những năm 60, bao gồm 3 công ty:
- Công ty Xây lắp cơ khí.
- Công ty Xây lắp luyện kim.
- Công ty Xây lắp công nghiệp.
Sau khi khu Công nghiệp Gang Thép Thái nguyên được xây dựng xong, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, 3 công ty này được tổ chức lại thành 2 Công ty Xây lắp I và Công ty Xây lắp II. Nhiệm vụ mới của 2 công ty này là tiếp tục tham gia xây dựng các công trình xây lắp công nghiệp và dân dụng trên địa bàn tỉnh Bắc thái và trong cả nước, phục vụ mục tiêu chiến lược của Nhà nước ta lúc bấy giờ là phát triển mạnh ngành công nghiệp nặng như một ngành kinh tế mũi nhọn của nèn kinh tế quốc dân.
Đến năm 1985, hai công ty này lại được sáp nhập lại thành Công ty Xây lắp II trực thuộc Bộ công ngiệp nặng.
Sang năm 1996, để phù hợp với cơ cấu sản phẩm chính của Công ty, Công ty Xây lắp II được đổi tên thành Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp và trở thành viên của Tổng Công ty Thép Việt nam (theo quyết định số 2121/QĐ - TCCB ngày 30/ 07/ 1996 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp).
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp ngày càng lớn mạnh và đang dần dần thích nghi với cơ chế thị trường. Hiện nay, Công ty có 26 nhà máy, xí nghiệp thành viên tập trung chủ yếu ở 2 khu vực Hà nội và Thái nguyên.
- Tại Hà nội có 10 xí nghiệp, nhà máy.
- Tại Thái nguyên có 11 xí nghiệp, nhà máy.
- Tại Tuyên quang, Quảng ninh, Thanh hoá và Nam định mỗi tỉnh có 1 xí nghiệp.
Ngoài ra, Công ty có 2 chi nhánh tại Hà nội, Hải phòng, 1 văn phòng đại diện tại Bắc cạn, 1 Trung tâm tư vấn và thiết kế xây dựng, 1 công ty liên doanh sản xuất cốp pha thép và kết cấu với Trung quốc.
Hiện nay, Công ty có đội ngũ công nhân viên chức gồm hơn 5000 kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề cao chuyên đảm nhận xây dựng công trình có quy mô vừa và lớn, các công trình dân dụng đến cấp I, cùng với các sản phẩm công nghiệp khác như: xi măng, tấm lợp, gạch lát nền, kết cấu phi tiêu chuẩn. . .
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp cùng với những thành tựu mà Công ty đã được là những ưu thế của công tác đấu thầu. Nó chứng tỏ Công ty có đủ uy tín, kinh nghiệm và khả năng xây dựng các công trình có quy mô lớn, trình độ khoa học công nghệ cao. Vì vậy, Công ty cần triệt để khai thác có hiệu quả và tiếp tục khẳng định hơn nữa lợi thế quan trọng này trong quá trình phát triển của mình.
II. những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của Công ty.
1. Nhiệm vụ sản xuất và đặc điểm sản phấm của Công ty.
Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp là một đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng được Nhà nước thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình thuộc Bộ công nghiệp và của ngành công nghiệp cả nước, xây dựng các công trình dân dụng đến cấp I. Những năm gần đây, với phương hướng đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp phục vụ cho thi công công trình của Công ty và sản xuất theo nhu cầu thị trường, Công ty đã mở rộng đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay của Công ty chủ yếu là: xi măng PC30, đá ốp lát các loại, kết cấu bê tông đúc sẵn, các loại sản phẩm kết cấu thép, các khu nhà tiền chế, kết cấu phi tiêu chuẩn, các loại thiết bị nâng hạ có tải trọng đến 50 tấn, các loại cốp pha thép, tấm lợp kim loại và phi kim loại...
Cạnh đó, Công ty còn có nhiệm vụ kinh doanh kim khí và vật liệu xây dựng, cung cấp các loại sắt, thép phục vụ sản xuất và xây lắp từ nguồn nhập khẩu và các nhà máy trong nước.
Ngoài ra, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào, Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp không chỉ có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận, tái sản xuất mở rộng mà còn có nhiệm vụ tạo ra của cải vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sốngdân sinh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sự cân đối về cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Song song với đó, Công ty cũng góp phần tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình đôí với Ngân sách Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành 3 mặt: xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh, song trên 3 mặt đó Công ty coi xây lắp là thế mạnh và tập trung cho hoạt động này. Lợi nhuận do xây lắp công trình đem lại chiếm xấp xỉ 50% tổng lợi nhuận của Công ty.
Được xác định là một trong những đơn vị xây dựng trọng điểm của Bộ Công nghiệp, với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật thuận lợi, được Bộ chủ quản và cơ quan quản lý quan tâm đầu tư, khuyến khích cùng sự cố gắng của toàn thể CBCNV, Công ty đã dần dần vươn lên tự khẳng định mình. Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình có tầm quan trọng đặc biệt như: khu Công nghiệp Gang Thép Thái nguyên, công trình đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao bằng), trung tâm công nghệ quốc tế Hà nội, nhà máy cán thép VSP, nhà máy lắp ráp ôtô TOYOTA, HONDA... Hiện nay, Công ty đang tham gia xây dựng nhiều công trình có vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài: nhà máy hệ thống công nghiệp LGIS - VINA, khách sạn trung tâm Hà nội, phòng mổ Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức, công trình mở rộng nhà máy đường Lam sơn (Thanh hoá)...
Tuy nhiên, sản phẩm xây lắp của Công ty thường có chu kỳ sản xuất dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực tài chính, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, các loại nguyên vật liệu phục vụ thi công... Thực tế, chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty thường kéo dài ít nhất 6 tháng. Do đó, đòi hỏi phải tập trung một cách cao độ các yêu cầu phải cung ứng cho thi công công trình. Điều này có tác động đến việc lập hồ sơ dự thầu, phương pháp và tiến độ thi công, dự toán dự thầu..., ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác đấu thầu. Bởi vì đây là các vấn đề quan trọng mà bên mời thầu sử dụng để xét chọn nhà thầu.
Trong những năm gần đây nhờ đổi mới công nghệ, đầu tư các thiết bị thi công tiên tiến, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật các chuyên ngành, tuyển dụng thêm nhiều kỹ sư trẻ vào công tác quản lý đã làm tăng trưởng mạnh mẽ kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy, Công ty đã trúng thầu xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn. Tất cả các công trình đó đều đảm bảo chất lượng, tiến độ, các yêu cầu kỹ thuật công nghệ, mỹ quan được các chủ đầu tư đánh giá cao.
2. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực thi công của công ty.
Đặc điểm về công nghệ chế tạo ra sản phẩm trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nói lên năng lực sản xuất của công ty. Muốn thành công trong đấu thầu xây lắp các công trình có quy mô lớn, công nghệ hiện đại thì công ty cần phải có dây chuyền công nghệ cùng máy móc thiết bị thi công hiện đại, các thao tác trong thi công phải thành thạo chuẩn xác.
Hiện nay, Công ty đã có đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, luôn làm việc với mục đích đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, nâng cao uy tín của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn có một hệ thống thiết bị phục vụ thi công rất đa dạng, đầy đủ, hiện đại được sản xuất chủ yếu tại Liên Xô (cũ), SNG, Nhật Bản, Đức, Hàn quốc, và có giá trị hàng chục tỷ đồng (Danh mục máy móc và các trang thiết bị thi công của Công ty xem trong phụ lục I). Hơn thế nữa Công ty còn có quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, Trung tâm khoa học kỹ thuật chuyên ngành và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Công ty cũng đang đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh doanh nước ngoài nhằm không ngừng nâng cao và đổi mới công nghệ sản suất.
Đặc biệt, trong hệ thống tổ chức sản xuất, Công ty còn có các nhà máy xí nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chuyên môn hoá đạt chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phục vụ xây lắp công trình của Công ty. Các sản phẩm này cũng là một nguồn cung ứng hiệu quả cho thi công, được trao đổi theo phương thức mua bán nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến độ cung ứng và xây lắp công trình, tiết kiệm chi phí. Vì vậy, điều nổi bật trong công nghệ sản xuất của Công ty chính là tính đồng bộ, tính chuyên môn hoá, tính hiệp tác hoá trong xây lắp công trình rất cao, linh hoạt và hiệu quả.
Về năng lực thi công Công ty có khả năng:
- Về làm đất: Đào, đắp đất mặt bằng, mương, đê, đập.
- Thi công và gia công nền móng công trình.
- Về bê tông: Thi công đổ bê tông tại chỗ, các khu nhà cao tầng, bể chứa hầm ngầm, bể đập.
- Về kết cấu thép: Chế tạo và lắp đặt khung nhà công nghiệp, bể chứa xilô, khung vỏ lò công nghiệp.
- Về lắp đặt: Lắp đặt thiết bị và hệ thống thiết bị với đầy đủ các chuyên ngành máy, điện, hơi nước, nước, khí nén, điện lạnh.
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp thiết kế và lập tổng dự toán các công trình công nghiệp nhóm B, các công trình dân dụng cấp 2.
3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành của Công ty.
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp được thiết lập theo 2 cấp: Tổng giám đốc Công ty và giám đốc điều hành các nhà máy, xí nghiệp thành viên. Giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty có 2 cố vấn và 4 giám đốc phụ trách chuyên môn bao gồm:
- Giám đốc kỹ thuật.
- Giám đốc sản xuất.
- Giám đốc kinh doanh.
- Giám đốc hành chính.
Ngoài ra, còn một kế toán trưởng phụ trách việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán thống kê. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến, chức năng như trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp
Tổng giám đốc
GĐ
kỹ thuật
GĐ
sản xuất
GĐ
kinh doanh
GĐ
hành chính
Phòng
xây
lắp
Trung
tâm
tư
vấn
thiết
kế XD
Phòng
kế hoạch
sản
xuất
Phòng
kỹ
thuật
OTK
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
nhân
lực
Văn
phòng
Công
ty
26 nhà máy, xí nghiệp thành viên
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cấp phòng ban trong Công ty.
- Tổng Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Tổng Công ty Thép Việt nam và pháp luật về doanh nghiệp mình phụ trách.
Tổng Giám đốc Công ty là người có thẩm quyền điều hành cao nhất trong Công ty, tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quyết định các phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động đấu thầu, điều hành công tác thi công xây lắp.
- Giám đốc sản xuất được Tổng Giám đốc ủy quyền và chịu trác._. Đặc điểm tổ chức của Công ty: Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt nam và Công ty có 26 đơn vị nhà máy, xí nghiệp thành viên. Tất cả các bộ phận trong Công ty có sự liên kết chặt chẽ nhằm tạo ra lợi thế cho Công ty trong cạnh trạnh.
- Đặc điểm sản xuất của Công ty: Toàn bộ hoạt động của Công ty được chia thành 3 hoạt động cụ thể: xây lắp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động này có mối quan hệ tương tác với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau. Hơn nữa đặc điểm của sản xuất xây dựng là sử dụng nhiều sản phẩm công nghiệp làm vật liệu phục vụ cho công tác thi công. ở Công ty các loại vật liệu phục vụ cho thi công bao gồm: xi măng, kết cấu thép, thép xây dựng, gạch lát...
Theo giải pháp này, ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh, các đơn vị của Công ty phải không ngừng thắt chặt sự liên kết, hợp tác dựa trên cơ sở chuyên môn hoá cao. Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ tổ chức quản lý, sản xuất... hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín lớn cho sản phẩm trên thị trường. Trong công tác đấu thầu, Phòng xây lắp mạnh dạn thuyết phục chủ công trình cho phép sử dụng nguồn nguyên vật liệu do Công ty tự sản xuất ra với nhiều điều kiện ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc chất lượng, kỹ thuật cho công trình. Đối với việc lập dự toán dự thầu, cán bộ lập dự toán phải có sự năng động, nhanh nhạy trong việc sử dụng giá sao cho đưa ra được giá dự thầu hợp lý, đảm bảo khả năng trúng thầu và hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình thi công theo hợp đồng, các đơn vị thi công phải có trách nhiệm cao trong việc tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu từ các đơn vị thành viên, đảm bảo đúng tiến độ, kiểm tra chặt chẽ chất lượng, các chỉ tiêu đã được quy định... Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh để xẩy ra tình trạng hư hao, mất mát, kém phẩm chất nguồn vật liệu đó.
Nếu thực hiện kiến nghị này, Công ty có thể đạt được hiệu quả trong công tác đấu thầu thông qua xem xét lại ví dụ về lập giá dự toán dự thầu cho hạng mục công đổ bê tông sàn mái M200 tại địa điểm thi công là Hà nội.
ở đây, để cho đơn giản, giả sử với sự cho phép của chủ công trình, Công ty đã sử dụng các vật liệu do Công ty sản xuất ra vào phục vụ thi công là: Xi mămg lấy từ Nhà máy xi mămg Lưu xá, thép xây dựng lấy từ Tổng kho của Tổng Công ty Thép Việt nam với giá nội bộ. Các chỉ tiêu khác vẫn giữ nguyên, chỉ có phần tính chênh lệch vật liệu đối với xi măng và thép xây dựng được tính lại như sau:
Mã
Thành phần hao phí
Đơn vị
Khối lượng
Giá tính
Thành tiền
Giá nội bộ
Thành tiền
Tiền chênh lệch
063
Xi măng PC 30
kg
1460,0
850
1.2421.000
770
1.124.200
-116.800
109
Thép tròn d6-8
kg
678,4
4155
2.818.752
4120
2.795.008
-23.744
Chi phí vật liệu được tính lại như sau:
Chi phí vật liệu theo cách tính cũ: 5.240.085 đồng.
Chi phí chênh lệch vật liệu theo cách tính lại: - 140.544 đồng.
ị Chi phí vật liệu: 5.099.541 đồng.
Do đó, giá trị dự toán xây lắp được tính lại là:
1. Chi phí vật liệu: 5.099.541
2. Chi phí nhân công: 389.588
3. Chi phí máy: 77.418
Cộng chi phí trực tiếp: 5.566.547
4. Chi phí chung: 262.972
Cộng: 5.829.519
5. Lãi và thuế: 524.657
ị Giá trị dự toán xâylắp: 6.354.176
Như vậy so với cách tính cũ (6.507.309 đồng) giá trị dự toán xây lắp theo cách tính lại này tiết kiệm được một khoản chi phí là:
6.507.369 - 6.354.176 = 153.193 đồng.
Trên đây là ví dụ đưa ra nhằm chứng minh hiệu quả của giải pháp tăng cường sự liên kết chặt chẽ của Công ty với Tổng công ty Thép và với các đơn vị thành viên trong Công ty nhằm sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu tự sản xuất ra phục vụ cho thi công công trình và việc vận dụng áp giá một cách linh hoạt sao cho đưa ra được giá dự thầu hợp lý nhất. Tuy nhiên, trong việc lập giá dự thầu, Công ty không nên đưa ra giá nội bộ để tính mà phải sử dụng giá thị trường bởi vì việc đưa ra giá dự thầu quá thấp chưa đảm bảo chắc chắn là sẽ trúng thầu. Nếu có trúng, hiệu quả kinh tế đạt được không cao, Công ty có lãi ít, thậm chí còn bị lỗ.
Nói như vậy vì chất lượng và hiệu quả của Công tác đấu thầu không chỉ thể hiện ở việc có trúng thầu hay không mà còn thể hiện ở hiệu quả kinh tế thu được do thi công xây lắp công trình đó đem laị. Nếu một công ty xây dựng có tỷ lệ trúng thầu xây lắp rất cao nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này rất thấp hoặc lỗ thì không thể coi công tác đấu thầu là có hiệu quả.
2. Tăng cường hoạt động tạo vốn, rút ngắn thời gian xây dựng, bảo đảm nguồn lực tài chính để tạo cho Công ty có điều kiện thắng thầu. Mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà thầu lớn trong và ngoài nước.
Như đã trình bày ở trên, do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu á, tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp xây lắp và cả các chủ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đang là bài toán nan giải. Nếu không giải được bài toán hóc búa này, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong công tác đấu thầu nói riêng. Ngay trong bước đầu tiên của công tác đấu thầu, tại vòng sơ tuyển các công trình có giá trị lớn, chỉ vì năng lực tài chính còn yếu mà Công ty bị loại giữa chừng của cuộc đua. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, chủ công trình không phải ai cũng có sẵn trong tay nguồn vốn đầu tư xây dựng mà đều phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, số lượng vốn và thời gian vay vốn phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng nhiều khi muốn có ngay cũng không được. Từ thực tế ấy, Công ty thấy rằng với khả năng tài chính nhất định ở từng công trình có giá trị không lớn lắm, thời gian thi công ngắn nếu đưa điều kiện ứng trước vốn phục vụ cho thi công trong hồ sơ dự thầu thì khả năng trúng thầu là rất cao.
Để giải quyết vấn đề vốn phục vụ sản xuất kinh doạnh, Công ty cần tiến hành một loạt biện pháp nhằm triệt để tận dụng các cơ hội làm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình mà Công ty đã thực hiện trong thời gian qua và sẽ phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa trong thời gian tiếp theo.
- Tạo vốn một cách hợp lý bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến hành đầu tư hợp lý thông qua việc mở rộng và tiến sâu vào các thị trường có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn của nước ngoài, giải được bài toán thu hồi vốn nhanh.
- Tận thu vốn của các chủ đầu tư bằng các biện pháp thi công dứt điểm, quyết toán thu hồi vốn nhanh theo từng giai đoạn. Tìm kiếm các biện pháp “mềm dẻo” để thu hồi vốn nhanh ở các công trình khó thu hồi vốn.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với các tổ chức tín dụng để tranh thủ sự trợ giúp vốn xây dựng và thực hiện cơ chế vay vốn nội bộ để tăng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhanh chóng ban hành Quy chế vay vốn trong nội bộ công nhân viên chức trong Công ty với lãi suất thích hợp, vừa khuyến khích được người cho vay, vừa đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Mở rộng đầu tư sản xuất các sản phẩm hứa hẹn nhiều triển vọng trên thị trường, tạo ra khả năg tài chính mạnh, nâng cao khả năng trúng thầu. Tập trung các biện pháp tích cực tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện triệt để tiết kiệm trong sản xuất, thi công.
Bên cạnh đó, Công ty cần mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các nhà thầu lớn để tăng khối lượng xây lắp của Công ty lên. Thực tế đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, các nhà thầu Việt nam rất khó cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài nên đối sách khôn ngoan nhất là tìm mọi cách liên kết với các nhà thầu này và chấp nhận làm thầu phụ cho họ. Từ đó, dần dần khẳng định vị trí của mình trên thị trưòng. Với cách này, trong những năm qua, Công ty đã làm thầu phụ cho một số nhà thầu nước ngoài trong một số công trình như: Nhà máy lắp ráp ô tô TOYOTA, Nhà máy lắp ráp xe máy HONDA...
Thực tế hoạt động đấu thầu, những tháng đầu năm 1998, với giải pháp này Công ty đã tham dự và trúng thầu công trình xây dựng khu nhà ở độc thân của Công ty giấy Bãi Bằng - Phú Thọ và công trình mở rộng Nhà máy đường Lam Sơn - Thanh Hoá. Sau đây, ta xét tính hiệu quả của giải pháp này ở công trình mở rộng Nhà máy đường Lam Sơn - Thanh Hoá (gói thầu xây lắp phân xưởng ép mía).
Trong công trình này có các nhà thầu sau tham gia:
- Tổng Công ty Xây dựng sông Đà.
- Tổng Công ty Xây dựng sông Hồng.
- Công ty Xây dựng số 1 - Thanh Hoá.
- Công ty Xây lắp hoá chất.
- Công ty Xây dựng Gia Minh.
- Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.
Các nhà thầu trong hồ sơ dự thầu đưa ra các điều kiện tương tự nhau, đều cam kết đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và hạ giá thành từ 2% đến 5%, riêng Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp đưa thêm điều kiện ứng trước vốn với giá bỏ thầu là 20 tỷ đồng (đã làm tròn số), tiến độ thi công 90 ngày.
Để có được số vốn ứng trước, Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp phải đi vay Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội số tiền 12 tỷ đồng với lãi suất 1,1%/ tháng. Chi phí lãi vay cho thi công công trình này là:
1,1% ´ 12.000 tr ´ 3 tháng = 396 triệu đồng.
Theo phương pháp lập dự toán dự thầu và Thông tư số 08 / 1997 / TT - BXD - VKT ngày 05 tháng 12 năm 1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản thì lãi và thuế quy định đối với công trình xây dựng công nghiệp là 9%.
Gxl = T + C + TL = T + C + 9% ´ ( T + C )
Gxl 20.000
ị T + C = = = 18.348,6 triệu đồng
1 + 9% 1 + 9%
Do đó: TL = 9% ´ 18.348,6 = 1.651,4 triệu đồng.
Như vậy, trừ chi phí lãi vay Ngân hàng, Công ty có phần thuế và lãi thực là: 1.651,4 - 396 = 1.255,4 triệu đồng. Chỉ số này là khá cao và phản ánh được hiệu quả của thi công công trình.
3. Tổ chức một bộ phận chuyên trách về Marketing, thu nhập thông tin nhanh chóng chính xác, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả linh hoạt để có ứng biến kịp thời với sự biến động của thị trường.
Thực tế, nước ta mới qua hơn chục năm phát triển theo cơ chế thị trường, nhưng công tác Marketing đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp, dù ít dù nhiều, cũng đã chú ý đến công tác Marketing. Marketing tạo ra chất lượng, hiệu quả, giá cả, sự phục vụ phù hợp với yêu cầu thị trường.
ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp, thực sự công tác Marketing vẫn chưa được coi trọng. Với cơ cấu sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn mà lơ là công tác Marketing là một thiếu sót lớn của Công ty. Thực tế, công tác Marketing mới chỉ được xem trọng ở một số đơn vị thành viên của Công ty như: Nhà máy xi mămg Lưu xá, Nhà máy tấm lợp Amiăng Thái nguyên, Nhà máy kết cấu thép cơ khí Đông anh và một số đơn vị khác. Công ty chưa lập ra được một chiến lược đồng bộ về công tác Marketing của mình.
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thực ra cho đến nay vẫn chưa được định hình một cách cụ thể ở bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào ở nước ta. Các doanh nghiệp thường tuỳ theo cách nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động Marketing. Trên thực tế hiện nay, trong công tác Marketing xây dựng cơ bản có tồn tại một số “hoạt động ngầm” bị pháp luật cấm, nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để thực hiện nhằm giành giật những ưu thế về mình. Mức độ của các hoạt động này phụ thuộc vào quy mô, tầm vóc, mối quan hệ với các cấp, các ngành... của mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Trong công tác đấu thầu, các hoạt động này mặc dù bị Nhà nước cấm nhưng nó lại bảo đảm sự thắng lợi tuyệt đối cho doanh nghiệp nếu giữ được bí mật.
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thường bao gồm các nội dung sau:
- Thu thập các thông tin về tình hình biến động của giá cả thị trường để có biện pháp điều chỉnh gía dự toán, dự thầu kịp thoì cũng như việc thông tin cho chủ đầu tư biết để đàm phán, thoả thuận nhằm tránh các rủi ro cho Công ty.
- Thu thập các thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trên thị trường (cả trong và ngoài nước) để có biện pháp điều chỉnh, bổ xung kịp thời các yếu tố, nguồn lực phục vụ công tác thi công sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty, của ngành.
- Thu thập các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu (năng lực phương pháp tính giá dự toán, dự thầu... ), trong tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp đề xuất ứng phó kịp thời, nâng cao khả năng thắng thầu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đề xuất các chiến lược Marketing nhằm nâng cao uy tín của Công ty, thuyết phục, khuyến khích chủ đầu tư sử dụng nguồn vật liệu do Công ty sản xuất ra phục vụ thi công, với các chính sách khuyến mại hợp lý và hiệu quả.
- Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư, đề xuất các biện pháp thu hồi vốn nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để làm tốt công tác Marketing trong xây dựng, Công ty phải thực hiện các phương pháp thông qua các chiến lược Marketing như sau:
3.1. Chiến lược phân khu, phân đoạn thị trường.
Với loại chiến lược này, Công ty chia thị trường xây dựng thành thị trường có tính đồng nhất cao nhằm phát huy được tối đa lợi thế của mình.
- Phân đoạn thị trường theo chủng loại xây dựng như: thị trường xây dựng công nghiệp, thị trường xây dựng công nghiệp, thị trường xây dựng công trình giao thông vận tải...
- Phân đoạn thị trường theo nhân tố địa lý như: Thị trường xây dựng nước ngoài, thị trường xây dựng trong nước, thị trường Bắc, Trung, Nam...
- Phân đoạn thị trường theo tình hình cạnh tranh: Thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo...
Trên cơ sở phân đoạn thị trường đó, Công ty lựa chọn ra đâu là thị trường thích hợp nhất và có hiệu quả cao nhất phù hợp với tình hình của Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm cơ cấu tổ chức và đặc điểm sản xuất, Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp có 26 đơn vị thành viên tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Thái nguyên và Hà nội có nhiệm vụ chủ yếu là xây lắp và sản xuất công nghiệp. Do vậy, đoạn thị trường mà Công ty có lợi thế nhất là thị trường khu vực phía Bắc, đặc biệt là 2 tỉnh Thái nguyên và thành phố Hà nội với chủng loại xây lắp chính là xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Đây là đoạn thị trường rất giàu tiềm năng phát triển trong hiện tại và cả trong tương lai, một nơi là khu công nghiệp với nhiều ngành chủ chốt như hoá chất, mỏ, luyện kim..., một nơi là Thủ đô, trung tâm của cả nước đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá mạnh mẽ, tập trung nhiều công trình xây dựng lớn. Hơn nữa tại đây, Công ty đã có sự quen thuộc, thuận lợi cho việc bố trí, di chuyển sản xuất, gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhân công và lại có lợi thế về “sân nhà” mà trong bóng đá người ta coi đó là ưu thế lớn vì hội đủ 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.
3.2. Chiến lược cạnh tranh:
Sử dụng chiến lược này Công ty sẽ phát huy được rất lớn những ưu thế của mình thông qua các chiến lược cụ thể như sau:
- Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối, Công ty cần khai thác triệt để lợi thế do khả năng sản xuất đặc thù của mình mang lại. Với đặc điểm là doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành của Bộ Công nghiệp, Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp có lợi thế trong xây lắp công trình xây dựng cơ bản với quy mô vừa và nhỏ phục vụ quá trình tái sản xuất phù hợp với đặc thù của kinh tế Việt nam. Lợi thế này nhiều doanh nghiệp khác không có được, kể cả một số nhà xây dựng nước ngoài.
- Chiến lược liên kết để tăng sức mạnh cạnh tranh: Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp là sự liên kết của 26 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt nam. Mục đích của việc liên kết này là tạo sức mạnh cho Công ty trên thị trường xây dựng.
- Chiến lược đặt giá tranh thầu thấp: Theo chiến lược này Công ty luôn đặt giá tranh thầu thấp hơn so với các đối thủ khác. Điều này có thể đảm bảo cho Công ty tăng khả năng thắng thầu, có công ăn việc làm. Cơ sở để thực hiện được việc đặt giá thầu thấp là Công ty triệt để tiết kiệm chi phí không đáng có, tận dụng, sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu do Công ty sản xuất ra phục vụ thi công, đưa các thiết bị kết cấu, cầu trục là sản phẩm của các nhà máy cơ khí thành viên vào sử dụng có hiệu quả.
3.3. Chiến lược khuyếch trương, giao tiếp.
Công ty thường xuyên, tích cực tăng cường công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đưa ra các thông tin có lợi về công ty lên các báo, đài địa phương và Trung ương nhằm làm tăng thêm uy tín của các sản phẩm của Công ty. Tham gia vào các hội chợ, triển lãm của Bộ, ngành, địa phương để chào hàng, tiếp cận, tăng thêm nhiều mối quan hệ trong Công ty, bạn hàng và chủ đầu tư. Đặc biệt mở rộng quan hệ của Công ty với các cấp có thẩm quyền tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của các cơ quan cấp trên nhất là của Tổng Công ty Thép Việt nam, đồng thời thắt chặt quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự giúp đỡ trong quá trình tổ chức thi công.
Nếu như công tác Marketing của Công ty được thực sự chú trọng thì Công ty sẽ giải quyết được một số vấn đề tồn tại đang nổi cộm ở Công ty là:
- Khả năng thu hồi vốn của Công ty sẽ khả quan hơn. Với hơn 162 tỷ đồng phải thu vào cuối năm 1997, nếu thu được nhanh sẽ góp phần tạo ra khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được một khoản chi phí trả cho lãi vay tương đối cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạt động của Công ty.
- Với sự hỗ trợ của bộ phận Marketing, Công ty sẽ giảm được số hàng hóa tồn đọng của Công ty, giảm được vốn ứ đọng không hiệu quả, góp phần thuyết phục chủ đầu tư sử dụng sản phẩm công nghiệp của Công ty phục vụ thi công, tăng uy tín của Công ty trên thị trường.
- Với các thông tin mà bộ phận Marketing thu thập được về các đối thủ cạnh tranh, về phía chủ đầu tư và thị trường, bộ phận đấu thầu sẽ có biện pháp điều chỉnh giá dự toán dự thầu hoặc tổ chức liên kết với các nhà thầu khác để nâng cao khả năng thắng thầu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, mỗi chính sách Marketing có phạm vi và mức tác động khác nhau nhưng liên quan đến nhau. Nó giúp cho Công ty dần dần hoàn thiện bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hay nói cách khác là sản xuất kinh doanh các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường chứ không phải sản xuất kinh doanh cái mình có.
II. Kiến nghị với nhà nước.
1. Nhà nước nên nhanh chóng xem xét ban hành các văn bản quy định rõ ràng các chế độ ưu tiên với các nhà thầu trong nước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.
Trong điều 7 của Quy chế đấu thầu có quy định về chế độ ưu đãi đối với nhà thầu trong nước.
1. Nhà thầu trong nước tham dự đấu thầu Quốc tế (đơn phương hoặc liên danh) được xét ưu tiên khi các điều kiện nhận thầu được đánh giá tương đương với các điều kiện nhận thầu của nhà thầu nước ngoài.
2. Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu Quốc tế sau khi trúng thầu sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định riêng của Nhà nước.
Như vậy, ngay cả trong Quy chế đấu thầu xây dựng, các chế độ, chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước đã không được quy định rõ ràng, cụ thể. Trên thực tế, ngay từ vòng sơ tuyển hầu hết các nhà thầu Việt nam bị đánh trượt, chỉ rất ít nhà thầu lọt được vào giai đoạn sau vì có những tiêu chuẩn mà đa số các nhà thầu Việt nam đáp ứng được. Vậy thì rất hiếm có nhà thầu Việt nam nào trúng thầu để được hưởng các chính sách ưu đãi.
Hơn nữa, sự quản lý trong hoạt động đấu thầu của Nhà nước chưa chặt chẽ. Trong điều lệ đã quy định trước khi đấu thầu phải trình duyệt kế hoạch đấu thầu và sau khi đấu thầu phải trình duyệt kết quả đấu thầu. Nhưng do không quản lý chặt chẽ, kế hoạch đấu thầu không nói rõ đấu thầu hạn chế hay đấu thầu rộng rãi, có công trình chủ đầu tư không mời nhà thầuViệt nam (như trường hợp đấu thầu xây dựng nhà máy bia TIGER), có công trình gói thầu rất lớn gộp nhiều phần việc với nhiều chuyên ngành khác nhau (thiết kế, công nghệ, thiết bị xây dựng) gây ra sự đánh đố cho các nhà thầu Việt nam. Cho nên rất cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong việc hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu hợp lý phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng Việt nam để các nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu được nhiều công trình.
2. Nhà nước cần xây dựng một ngân hàng lưu trữ và cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ cho công tác đấu thầu.
Một thực tế hiện nay là các nhà thầu trong nước rất thiếu thông tin phục vụ công tác đấu thầu. Các tổ chức tư vấn trong các Tổng Công ty còn hạn chế về năng lực, về nắm bắt tình hình công trình, về giá cả máy móc thiết bị, về trình độ công nghệ trong nước và thế giới... Các nhà thầu thì thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nên thông tin thu được không chính xác và chưa mang tính quy chuẩn. Do đó, Nhà nước cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng... phối hợp xây dựng một ngân hàng dữ liệu chuyên lưu trữ và cung cấp các thông tin về tình hình xây dựng cơ bản cùng các vấn đề có liên quan trong và ngoài nước một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Kết luận
Trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay, với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng cơ bản được coi là vấn đề hàng đầu. Hơn ai hết chúng ta đều hiểu rằng một đất nước công nghiệp không thể có cơ sở hạ tầng thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời đại mới. ở Việt nam hiện nay, việc tham gia đấu thầu vào các dự án, các công trình xây dựng trở lên rất phổ biến.
Nếu như trong thời bao cấp, Nhà nước giao chỉ tiêu cho các đơn vị xây dựng và các đơn vị này chỉ thực hiện với nguồn vốn cấp và phương án xây dựng rất hạn chế (cả về hiệu quả cũng như chất lượng) thì hiện nay trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự thích ứng trong giai đoạn mới, muốn giành được quyền xây dựng, các nhà xây dựng phải đưa ra được phương án có hiệu quả nhất, tiết kiệm tối đa nguồn lực nhưng phải bảo đảm được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tính thẩm mỹ...
Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp là một vấn đề tương đối rộng lớn và mới mẻ. Trong chuyên đề này đã phần nào nêu được một cách khái quát những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng, thực trạng của công tác đấu thầu, những thành tựu, vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp. Từ thực trạng công tác đấu thầu của Công ty, qua thời gian học tập ở trường và thực tập tìm hiểu ở Công ty, tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty với mong muốn những ý kiến đóng góp của mình được ghi nhận vì đó chính là kết quả hoạt động thực tiễn đầu tiên sau những năm học ở trường. Tuy nhiên, do kiến thức và khả năng có hạn, chuyên đề này chưa đề cập được hết những vấn đề về đấu thầu xây dựng cũng như không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp bổ xung của thầy cô và bạn đọc để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Tiến Quang, các thầy cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh Công nghiệp và xây dựng cơ bản - Trường Đại học Kinh tế quốc dân và chú Nguyễn Đăng Khoa cùng các cô, chú, anh chị trong Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian học tập ở trường và thực tập ở Công ty.
Phụ lục I: Bảng tổng hợp các trang thiết bị của Công ty hiện đang quản lý và sử dụng.
tt
loại thiết bị
đvt
sl
1
2
3
4
I
1
2
3
4
II
1
2
3
III
1
2
3
4
5
6
7
8
IV
1
2
3
4
5
V
1
2
VI
1
2
3
VII
1
2
3
Thiết bị làm đất.
Máy đào và xúc đất.
Máy ủi.
Máy lu.
Máy đầm.
Thiết bị thi công nền móng.
Máy đóng và ép cọc.
Máy nén khí.
Máy khoan phá bê tông.
Thiết bị thi công bê tông + vữa.
Máy trộn bê tông từ 200 đến 500 lít
Máy trộn vữa.
Máy đầm rung.
Trạm trộn 400 m3/ h.
Xe MIX vận chuyển.
Máy đầm bàn và đầm dùi.
Máy xoa bê tông.
Máy bơm nước các loại.
Thiết bị gia công thép.
Máy cắt thép.
Máy uốn thép.
Máy hàn điện và hàn hơi.
Cắt thép di động.
Dây chuyền kéo thép.
Cốp pha các loại.
Cốp pha thép.
Dàn giáo thép (75 bộ).
Thiết bị vận chuyển.
Ôtô tự đổ dưới 18 tấn.
Ôtô vận tải.
Rơmooc và xà lan tự hành.
Thiết bị nâng hạ.
Cẩu dưới 20 tấn.
Cẩu 40 tấn.
Cẩu thiếu nhi
cái
“
“
“
“
“
“
“
“
“
trạm
cái
“““““““hệm2
m2
cái
“““““
5
5
2
10
3
3
3
28
4
1
1
3
94
4
46
17
4
80
1
1
5.400
9.500
10
13
5
5
1
7
1
2
3
4
4
5
VII
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
IX
1
2
3
X
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Thang tải + tời các loại.
Pooclif (máy nâng).
Thiết bị chế tạo kết cấu cơ khí.
Máy cắt thép.
Máy lốc.
Máy khoan.
Máy bào.
Máy phun cát.
Lò luyện thép.
Các loại máy hàn (hơi, điện, tự động)
Máy phun sơn.
Bể phốt phát hoá.
Máy cắt đột.
Máy tiện các loại.
Máy cán.
Máy mài đá.
Máy cưa cần 872A.
Máy khoan cần.
Máy ống nối.
Máy phay.
Máy nén khí.
Máy cắt ren.
Thiết bị kiểm tra trắc địa.
Máy kinh vĩ các loại.
Máy laze.
Máy chuyên dùng khác.
Thiết bị thí nghiệm kiểm định.
Thí nghiệm cơ học đất các loại.
Thí nghiệm ép bêtông, gạch, panel.
Thí nghiệm kéo nén thép.
Kiểm tra siêu âm mối hàn.
Máy kiểm tra chất lượng vật liệu.
Cân các loại.
Máy nghiền luân xa.
Máy nghiền bi sứ.
Tủ sấy.
Bộ dụng cụ thí nghiệm VLXD.
Máy cắt nắn.
cái
“
“
“““““““““““““““““““““““““““
“
“
“
bộ
cái
10
1
7
2
18
3
2
1
22
9
1
2
9
3
5
1
13
1
1
2
1
13
7
5
2
1
3
1
2
6
2
1
3
2
1
1
2
3
4
12
13
XI
1
2
3
4
5
Máy uốn bi chì.
Lò nung 1200°C.
Thiết bị văn phòng.
Máy vi tính.
Máy in bản vẽ các loại.
Máy in laze.
Máy in kim.
Máy photocopy
cái
““““““
1
2
55
1
10
9
11
Phụ lục 2: Lập dự toán xây lắp cho hạng mục đổ bê tông sàn mái M200 với địa điểm xây dựng là Hà nội.
Về hình thức, việc lập dự toán dự thầu của Công ty được tuân theo trình tự như quy định nêu trên. Tuy nhiên, để tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí và giúp cho công việc lập giá dự toán thuận tiện, Công ty đã đầu tư mua phần mềm tin học “Dự toán” của trung tâm tin học Xây dựng - Bộ Xây dựng. Dựa vào chương trình này, việc lập dự toán cho hạng mục này được tính như sau:
Mã
Tên công việc
ĐV
KL
Đơn giá
Thành Tiền
VL
NC
M
VL
NC
M
225.112
240.621
Bêtông sàn mái M200 đá 1´2:6´5´0,15
Cốt thép sàn mái D<10
m3
Tấn
4,5
0,675
427.649
4261587
48.425
158139
11.625
22.232
1.924.421
2.876.571
217.913
106.744
52.313
15.007
Tổng giá thành =
4800992
324657
67.320
Để tính được chi tiết các chi phí và phần chênh lệch vật liệu, có bảng sau
Mã
Thành phần hao phí
ĐV
KL
Giá gốc
T.tiền
Giá tính
T.tiền
Tiền CL
003
Cát vàng
m3
1,9
41119,0
78.126
60000,0
114,000
35.874
014
Đá dăm 1 x 2
m3
3,9
70688,0
275.683
105.000,0
409.500
133.817
063
Xi măng PC30
kg
1460
783,2
1.143.472
850,0
1.241.000
133.817
102
Gỗ ván khuôn
m3
0,5
5639,0
407.820
1.100.000,0
550.000
97.528
109
Thép tròn d 6-8
kg
678,4
4122,7
2.796.840
4155,0
2.818.752
142.180
126
Dây thép buộc F0,30
kg
14,5
5522,2
80.072
6055,0
87.798
21.912
172
Đinh đóng gỗ dài 60
kg
22,7
7050,0
19.035
7050,0
19.035
7.726
Cộng giá vật liệu
4.800.992
5.240.085
439.093
126
Ngày công bậc3,5/7
Công
30
10809,2
324657
135
Máy vận thăng 0,8T
Ca
0,5
35858,0
17.927
167
Máy trộn bê tông250l
Ca
0,4
56585,0
22.634
190
Đầm dùi 1,5 kw
Ca
0,4
25901,0
10.360
292
Máy cắt uốn
Ca
0,3
51994,0
15.598,2
Tổng hợp chi phí. Thành tiền
Khoản mục chi phí:
I. Chi phí trực tiếp:
1. Chi phí vật liệu 5.240.085
- Theo đơn giá 4.800.992
- Chi phí chênh lệch 439.093
2. Chi phí nhân công 389.588
- Theo đơn giá 324.657
- Hệ số nhân công 1,2
3. Chi phí máy 77.418
- Theo đơn giá 67.320
- Hệ số máy 1,15
Cộng chi phí trực tiếp 5.707.091
II. Chi phí chung
(Tỉ lệ chi phí chung 67,5%) 262.972
Cộng 5.970.063
III. Lãi định mức, thuế 537.306
(Tỉ lệ 9%)
IV. Giá trị dự toán xây lắp 6.507.369
(Dự toán được tính theo đơn giá: Hà Nội số 1736 tháng 8/94, thông báo số: 08/TT - BXD 5/12/1997 và thông báo số 2524 năm 1997)
Các bảng định mức:
Bảng định mức cấp phối vật liệu cho1m3 vữa bê, cát vàng, đá dăm 1 x 2
Mã hiệu
Thành phần hao phí
Đơn vị
Mác bê tông M200
D212
Xi măng
kg
35,2
Cát vàng
m3
0,412
Đá dăm
m3
0,841
Bảng định mức cốt thép sàn mái
Mã hiệu
Công tác
xây lắp
Thành phần hao phí
Đơnvị
Đường kính cốt thép(mm)
dÊ 10
Vật liệu
240.6
Cốt thép sàn mái
Thép tròn
kg
1005
Dây thép
kg
21,42
Nhân công 3,5/ 7
công
14,36
Máy thi công
Máy cắt uốn
ca
___Máy vận thăng_ca_0,04__Tài liệu tham khảo1. Các văn bản pháp quy mới về Quản lý đầu tư và xây dựng. NXB Xây dựng - 1997. Định mức xây dựng cơ bản - 1994.Đơn giá xây dựng cơ bản thành phố Hà Nội - 1994.Giáo trình kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng. Trường Đại học Xây dựng.5. Tổ chức đấu thầu và giám sát thi công trong XDCB. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.6. Giáo trình kinh tế các ngành sản xuất vật chất. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.Tài liệu hướng dẫn đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình.Quản lý công nghiệp xây dựng - NXB Khoa học kỹ thuật - 1996.Một số tài liệu và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp.Một số tạp chí Tài chính, Đầu tư, Thời báo kinh tế. Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Phần thứ nhất: Đấu thầu phương thức lựa chọn đối tác kinh doanh tối ưu trong XDCB, bảo đảm sự thành công cho các nhà đầu tư
3
I. Xây dựng - ngành sản xuất vật chất đặc thù trong nền kinh quốc dân
3
II. Những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng
8
III. Trình tự đấu thầu
12
Phần thứ hai: Phân tích tình hình thực hiện công tác đầu thầu ở Công ty Xây lắp và sản xuất công nghiệp
23
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
23
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác đấu thầu của Công ty
24
III. Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp trong những năm qua
31
IV. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Công ty xây lắp sản xuất công nghiệp
52
Phần thứ ba: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty xây lắp sản xuất công nghiệp
57
I. Những giải pháp đối với công ty
57
II. Kiến nghị với nhà nước
65
Kết luận
67
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0103.doc