LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mục tiêu hoạt động: kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và v
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; tối đa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia bởi nó cung cấp điện cho các ngành nghề khác có thể hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có điện thì ngành công nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, điện cũng rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt dân cư, nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, ngành điện luôn được giành sự quan tâm hàng đầu của Chính phủ.
Trong sản xuất và kinh doanh điện năng, lượng điện dùng để truyền tải và phân phối điện luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Chỉ khi nào lưới điện đạt đến mức “siêu dẫn” thì “mặt trận” giảm tổn thất điện năng mới không còn nóng bỏng. Nhưng để lưới điện đạt đến mức “siêu dẫn” chỉ có trong phòng thí nghiệm. Còn trên thực tế, lượng điện thất thoát trong kinh doanh không chỉ là vấn đề dây dẫn, lưới điện, phương thức vận hành, đó là thất thoát kỹ thuật, mà còn là gian lận trong sử dụng điện. Giảm tổn thất điện năng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sản xuất và kinh doanh của ngành điện. Nếu giảm được tổn thất điện năng thì kinh doanh điện năng mới có hiệu quả và đời sống CBCNV mới được nâng cao. Đó là mục tiêu chiến lược của ngành điện nói chung và Điện lực Nghệ An nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện. Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch của Điện lực Nghệ An, với việc tiếp thu từ thực tế, kết hợp với những kiến thức đã được học tập và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Tiến Dũng, của cán bộ phòng Kế hoạch, em xin lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An”.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Chương III: Giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An.
Do trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên đề tài còn có nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được thực tế và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN
1 – Tổn thất điện năng
1.1 – Khái niệm và phân loại
Tổn thất điện năng là lượng điện tiêu hao và thất thoát trong quá trình truyền tải và phân phối từ các nhà máy điện đến các đối tượng sử dụng điện thông qua hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp.
Có nhiều cách phân loại tổn thất điện năng tùy theo phương pháp và mục đích phân loại.
Theo các giai đoạn phát sinh tổn thất thì tổn thất được phân loại:
Tổn thất điện năng
Theo các giai đoạn
phát sinh
Theo
tính chất
tổn thất
Tổn thất
kỹ thuật
Tổn thất thương mại
Tổn thất trong
quá trình sản xuất
Tổn thất trong
quá trình truyền tải và
phân phối
Tổn thất
ở khâu
tiêu thụ
+ Tổn thất trong quá trình sản xuất
Là lượng điện tiêu hao ngay tại nhà máy điện do việc sử dụng không hết công suất của máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ dẫn đến tình trạng công suất phát điện lớn hơn công suất tiêu thụ của các hộ dùng điện.
+ Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối
Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện tới các hộ dùng điện. Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên và môi trường, kỹ thuật và công nghệ…) và nguyên nhân chủ quan (trình độ quản lý) gây ra.
+ Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ
Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của người tiêu dùng. Vấn đề này được quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng các trang thiết bị đó của người tiêu dùng.
Theo tính chất của tổn thất thì tổn thất điện năng được chia thành:
+ Tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là đặc biệt quan trọng bởi vì nó dẫn đến tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí về nguyên liệu. Tổn thất kỹ thuật gồm có:
- Tổn thất máy biến áp (MBA):
Máy biến áp là thiết bị điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng, chuyển đổi năng lượng từ điện áp này sang điện áp khác phù hợp với mục đích sử dụng. Trong quá trình làm việc MBA tiêu tốn một lượng điện năng nhất định, điện năng này chủ yếu: do từ hóa lõi thép (tổn thất sắt), do sự phát nhiệt của cuộn dây, do tổn hao trong dầu MBA và các vật liệu cách điện khác.
- Tổn thất điện năng trong các mạch đo đường: việc thanh toán tiền điện hàng tháng giữa bên bán và bên mua điện thông qua hệ thống đo đếm điện năng bao gồm: công tơ điện, máy biến dòng, máy biến áp đo lường, sơ đồ đo.
Khi lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải căn cứ vào công suất phụ tải sử dụng mà lắp đặt trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp. Trong quá trình làm việc sẽ tồn tại một lượng tổn thất điện năng do chính các thiết bị đo gây nên, nó phụ thuộc vào cấp chính xác của công tơ điện, máy biến dòng và máy biến áp đo lường.
+ Tổn thất thương mại
Là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng do sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm, thất thi tiền điện, gian lận…
1.2 – Cách tính tổn thất điện năng
Điện nhận tiêu thụ - Điện thương phẩm
Tỷ lệ tổn thất =
Điện nhận tiêu thụ
Trong đó:
- Điện nhận tiêu thụ là lượng điện Điện lực nhận từ Công ty Điện lực I
- Điện thương phẩm là lượng điện Điện lực bán ra cho khách hàng
1.3 – Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng
Chế độ sử dụng điện không hợp lý
Chế độ sử dụng điện không hợp lý làm cho đồ thị phụ tải thay đổi lớn. Sự chênh lệch quá cao giữa phụ tải giờ cao điểm và giờ thấp điểm không những làm cho chất lượng điệm giảm, mà còn làm ảnh hưởng đến các tham số chế độ khác như: tổn thất công suất, tổn thất điện áp…
Mô hình quản lý và kinh doanh điện chưa hợp lý
Hiện đang tồn tại nhiều mô hình quản lý kinh doanh điện năng, mỗi mô hình chỉ có thể thích hợp với các điều kiện cụ thể. Vì vậy, các địa phương đang lúng túng trong việc xác định mô hình kinh doanh điện hợp lý. Một số mô hình lỗi thời như thầu khoán vẫn tồn tại dưới các danh nghĩa khác nhau, gây thất thoát điện năng dưới dạng lấy cắp điện, dùng qua các công tơ ưu tiên…
Sự thiếu hiểu biết của khách hàng dùng điện
Sự thiếu hiểu biết dẫn đến việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện một các tùy tiện, làm tăng tiêu thụ công suất phản kháng và tăng thêm tổn thất trong lưới.
Chế độ làm việc và sự phân bố phụ tải bất hợp lý
Sự phân bố phụ tải và chế độ làm việc ảnh hưởng lớn đến hình dạng của đồ thị phụ tải. Nếu đồ thị phụ tải thay đổi nhiều trong ngày thì sự chênh lệch phụ tải cực đại và cực tiểu sẽ rất lớn, dẫn đến hiện tượng quá tải máy biến áp ở một khoảng thời gian nhất định, nhưng lại rất non tải ở khoảng thời gian khác, điều đó làm giảm chất lượng điện, tăng tổn thất…
Sai số của các thiết bị đo lớn
Thiết bị đo đếm điện năng thiếu đồng bộ và không được kiểm định định kỳ, do đó dẫn đến sai số và thất thoát điện năng. Sai số của các thiết bị đo vượt quá giới hạn cho phép. Một trong những sai số rất đáng kể là do các máy biến dòng được lựa chọn không phù hợp với phụ tải, khi khoảng làm việc của máy biến dòng gần với điểm gập của đường đặc tính bão hòa từ thì sai số rất lớn. Đồng thời, do trình độ của người lắp đặt hạn chế hoặc do có sự thông đồng với khách hàng để đấu nối thiết bị đo sai, nhất là ở bị trí đảo các dây pha và trung tính, tạo điều kiện cho việc lấy cắp điện năng không qua công tơ. Trong một số trường hợp, còn có hiện tượng can thiệp bất hợp pháp của người dùng điện, làm tăng sai số của công tơ, thậm chí làm công tơ bị hãm hoặc chạy ngược.
2 – Một số nét chính về Điện lực Nghệ An:
2.1 – Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An
Vào đầu năm 1956 tại thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), nhất là khu vực Bến Thủy người, xe, vật liệu xây dựng, tiếng loa phóng thanh cứ rộn ràng tấp nập, không khí chuẩn bị cho công trình xây dựng Nhà máy Điện Vinh náo nhiệt đông vui.
Ngày 01/6/1956 lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel 270KW để cung cấp điện cho công trường.
- Tháng 12/1956 hoàn thành việc lắp máy. Sau đó điều chỉnh chạy thử.
Đến ngày 19/2/1957 bắt đầu sản xuất điện để cung cấp cho công trường kiến thiết Nhà máy Điện Vinh và cung cấp ánh sáng cho cơ quan, nhân dân ở thị xã Vinh – Bến Thủy.
- Ngày 01/01/1957 ngày khởi công xây dựng nhà máy chính.
Tháng 12/1957 đúng 1 năm sau ngày khởi công nồi hơi số I, máy phát điện số I lắp xong và chạy thử hiệu chỉnh và đóng điện thành công đã tạo niềm tin tưởng và phấn khởi cho toàn bộ công trường, tạo đà thúc đẩy nhanh cho việc hoàn thành các công trình kế tiếp. Ngày 18/01/1958 nồi hơi số 2, máy phát điện số 2 cũng lắp xong và chạy thử tốt. Tháng 3/1958 lắp xong nồi hơi số 3 và cho vận hành.
- Ngày 01/01/1959 Nhà máy Điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch, nhiệm vụ của Điện Vinh đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất quan trọng, đó là việc phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống nhân dân. Nhà máy Điện Vinh là đứa con đầu lòng của ngành điện miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhà máy là nơi đào tạo cung cấp cho ngành Điện và các ngành khác nhiều cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nòng cốt.
- Tháng 12/1966 Nhà máy Điện Vinh được tuyên dương Đơn vị Anh hung
- Ngày 03/02/1971 Khánh thành nhiệt điện 3-2, 4000KW
- 1976 – 1983 Nhà máy Điện Vinh có tổng công suất nhiệt điện :
8000KW + Diezel 20.000KW = 28.000KW
- 08-02-1983 Nhà máy Điện Vinh nối vào lưới điện Quốc gia
- 13-8-1984 Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh (nay là Điện lực Nghệ An)
- 10-1985 Nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động do nguồn điện phía Bắc được tăng cường.
- 24-12-1988 Tổ máy số I thủy điện Hòa Bình phát điện lên lưới
Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu, Điện lực Nghệ An đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần tự lực tự cường, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, Điện lực Nghệ An đã đạt được những thành quả nhất định.
Ngày 30/09/1991 Sở điện lực Nghệ Tĩnh được tách ra làm hai đơn vị quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (cơ sỏ chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ). Sở Điện lực Nghệ Tĩnh sau khi tách được gọi là Điện lực Nghệ An.
Điện lực Nghệ An được chính thức giao nhiệm vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân góp phần quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bán điện của công ty Điện lực I- Hà Nội. Bán điện cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và ánh sáng tiêu dùng sinh hoạt cho nhân dân. Điện lực Nghệ An có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện công tác hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty Điện Lực I.
2.2 – Chức năng, nhiệm vụ Điện lực Nghệ An
Trên cơ sở quyết định của Bộ Công nghiệp về giấy phép kinh doanh của Điện lực Nghệ An số 1612/GP- BCN ngày 28/4/2004 với các chức năng kinh doanh điện trong phạm vi tỉnh Nghệ An như sau :
Quản lý vận hành các nhà máy thuỷ Điện nhỏ với công suất đến 300kwa, vận hành các máy phát điện ĐIEZEN công suất đến 400kwa
Quản lý vận hành lưới điện và trạm biến áp phân phối từ 35kv trở xuống, kinh doanh bán điện cho khách hàng
Tư vấn lập và quản lý các dự án ĐTXD lưới điện và trạm biến áp phân phối đến 35kv
Tư vấn giám sát thi công các công trình ĐTXD.
2.3 – Lĩnh vực kinh doanh
* Lĩnh vực kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của Điện lực Nghệ An hiện nay là Công nghiệp điện năng; Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện; Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Xây lắp các công trình và đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn thông; tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV; Kinh doanh xăng, dầu, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa lỏng,...); Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí, điện, tôn thép, mạ kim loại.
* Phương thức kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ là do sự vận động của quy luật cung cầu quyết định. Nhưng điện năng là mặt hàng do Nhà nước độc quyền quản lý do đó phương thức kinh doanh bán điện ở Công ty Điện lực Nghệ An có nhiều điểm đặc biệt: Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, thông qua đơn vị chủ quản là Công ty Điện lực I, sau đó tổ chức kinh doanh bán điện cho khách hàng. Các chỉ tiêu kinh tế được giao hàng tháng, hàng quí và hàng năm, được phân bổ điều hòa phụ tải của hệ thống lưới điện Quốc gia tùy theo từng thời kỳ. Giá mua điện do Tổng Công ty định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc… có tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên. Sản lượng điện áp mua vào thông qua hệ thống đo đếm đầu nguồn đặt tại các trạm trung gian.
2.4 – Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy
2.4.1 – Bộ phận quản lý Ban lãnh đạo công ty gồm :
+ 1 Giám đốc : Trần Phong.
Được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm là người chỉ huy cao nhất trong Điện lực Nghệ An, : chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty, về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư, phòng điều độ, …
+ 3 Phó giám đốc: Là người được Giám đốc Công ty Điện lực I bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Điện lực Nghệ An, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Điện lực I và Giám đốc Điện lực Nghệ An về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được Giám đốc Điện lực phân công phụ trách.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề về kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các mặt sản xuất khác. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, trung tâm điều độ thông tin, xưởng công tơ , xưởng vật tư, xưởng 110KV, xưởng thiết kế, xí nghiệp xây lắp.
Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện mà Điện lực Nghệ An đã và đang thực hiện, chỉ đạo trực tiếp tới Phòng kinh doanh và các chi nhánh điện về việc kinh doanh bán điện, thu tiền điện và nộp tiền điện về Công ty Điện lực I. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm . Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo trực tiếp các phòng sau: Phòng kinh doanh bán điện, phòng quản lý điện nông thôn và trung tâm máy tính.
Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản: là người chỉ đạo, điều hành các công tác quản lý đầu tư và xây dựng công trình điện, Phó giám đốc đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạo trực tiếp các phòng ban sau: phòng quản lý dự án, phòng quản lý đầu tư, trung tâm thiết kế điện, xí nghiệp xây lắp điện
Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban : có 15 phòng ban chức năng :
- Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị...
- Phòng kế hoạch (P2): Là phòng nghiệp vụ giúp Giám đốc quản lý công tác kế hoạch hoá về hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng trong công ty, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Tổng hợp, cân đối xây dựng kế hoạch tổng thể cho toàn công ty.
- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3) : có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong toàn công ty.
- Phòng kỹ thuật (P4) : là đơn vị quản lý về kỹ thuật trong khâu quy hoạch, xây dựng, vận hành, sữa chữa và cải tạo lưới điện của công ty, giám sát kỹ thuật, đôn đốc các đơn vị sản xuất vận hành trong công ty
- Phòng tài chính kế toán (P5) : Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, thu thập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của công ty.
- Phòng vật tư (P6): Có nhiệm vụ lập kế hoạch mua sắm quản lý và cấp phát vật tư cho toàn đơn vị trong phạm vi kế hoạch được giao.
- Phòng điều độ (P15): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế 24/24 giờ. Ngoài chức năng điều độ lưới điện vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả phòng còn đảm nhiệm chức năng thông tin cho toàn bộ hệ thống điện của Điện lực, đặc biệt là mang thông tin nội bộ của ngành.
- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo chế độ của Nhà nước ban hành.
- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách hàng, chống tổn thất, kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh doanh.
- Phòng điện nông thôn (P10): Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận và quản lý lưới điện trung áp nông thôn, phát triển lưới điện về các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Nghệ An .
- Phòng an toàn - lao động (P11): Có chức năng bồi huấn kiểm tra việc thực hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
- Phòng thanh tra pháp chế (P12): Có nhiệm vụ thanh tra, bảo vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện công tác pháp chế.
- Phòng thẩm định: Có nhiệm vụ thấm định các công trình thuộc Điện lực Nghệ An quản lý.
- Phòng máy tính: Giúp cung cấp các dữ liệu việc quản lý tài chính, báo cáo các kế hoạch của Công ty.
- Phòng tư vấn thiết kế: có nhiệm vụ khảo sát lập phương án, dự toán, thiết kế kỹ thuật thi công các hạng mục.
2.4.2 – Bộ phận sản xuất
* 20 chi nhánh điện có chức năng quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện trên địa bàn được phân cấp quản lý nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khách hàng và thuận tiện cho việc kinh doanh bán điện. Bao gồm : Chi nhánh điện Vinh, Chi nhánh điện huyện Anh Sơn, Chi nhánh điện huyện Con Cuông, Chi nhánh điện thị xã Cửa Lò, Chi nhánh điện huyện Diễn Châu, Chi nhánh điện huyện Đô Lương, Chi nhánh điện huyện Hưng Nguyên, Chi nhánh điện huyện Kỳ Sơn, Chi nhánh điện huyện Nam Đàn, Chi nhánh điện huyện Nghĩa Đàn, Chi nhánh điện huyện Nghi Lộc, Chi nhánh điện huyện Quỳnh Lưu, Chi nhánh điện huyện Quỳ Hợp, Chi nhánh điện huyện Quỳ Châu, Chi nhánh điện huyện Quế Phong, Chi nhánh điện huyện Tân Kỳ, Chi nhánh điện huyện Thanh Chương, Chi nhánh điện huyện Tương Dương, Chi nhánh điện huyện Yên Thành, Chi nhánh điện Thái Hòa
* 4 phân xưởng:
- Phân xưởng vận tải: Có nhiệm vụ quản lý xe ô tô cơ giới phục vụ cho việc đi lại làm việc công tác kiểm tra lưới điện chuyên chở vật tư phục vụ cho sản xuất với đội ngũ xe 29 chiếc lớn nhỏ, phân xưởng có 30 người.
- Phân xưởng thí nghiệm điện với chuyên môn là thí nghiệm, hiệu chỉnh và sửa chữa các thiết bị, khí cụ máy biến áp phân xưởng có 21 người.
- Phân xưởng cơ khí chuyên gia công sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ lưới điện trong và ngoài kế hoạch sản xuất là đơn vị sản xuất chính, phân xưởng có 20 người.
- Phân xưởng thí nghiệm công tơ có nhiệm vụ thí nghiệm công tơ phục vụ cho việc lắp mới và thay định kỳ. Phân xưởng có 18 người
Bộ máy tổ chức của Điện lực Nghệ An là một bộ phận máy kiểu trực tuyến chức năng. Giám Đốc là người lãnh đạo toàn quyền quyết định mọi hoạt động và vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong phạm vi thuộc quyền đã được Giám Đốc Công ty Điện lực I uỷ nhiệm.
20 Chi nhánh điện là những cơ sở trực thuộc Điện lực Nghệ An được phân chia làm công tác quản lý phân phối và bán điện theo vùng lãnh thổ độc lập. Các phân xưởng còn lại làm nhiệm vụ sản xuất phục vụ chung cho các hoạt động kinh doanh trên toàn bộ Điện lực Nghệ An. Qua sơ đồ bộ máy tổ chức có thể nói rằng đây là một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, với số lượng 3 cấp, nhờ vậy mà quyền lực của nhà lãnh đạo được tập trung cao hơn.
2.5 – Tình hình về vốn, tài sản và nhân sự của Điện lực Nghệ An
Bảng 1: Tình hình vốn và tài sản tại Điện lực Nghệ An
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm2007
Năm2008
So sánh2008/2007
Sốlượng
%
Sốlượng
%
Sốlượng
%
Sốlượng
%
Sốlượng
%
+/-
%
Tổng vốn
318.545
100
506.604
100
672.809
100
806.578
100
998.135
100
+
24%
I- Vốn chủ sở hữu
196.599
62%
232.407
46%
275.964
41%
346.829
43%
519.030
52%
+
50%
II- Nợ phải trả
121.946
38%
274.147
54%
396.845
59%
459.749
57%
479.105
48%
+
4%
Tổng tài sản
318.545
100
506.604
100
672.809
100
806.578
100
998.135
100
+
24%
I- Tài sản cố định
184.471
58%
337.651
67%
472.535
70%
525.960
65%
692.565
69%
+
32%
II- Tài sản lưu động
134.074
42%
169.003
33%
198.274
30%
280.618
35%
305.570
31%
+
9%
Nguồn: Báo cáo của phòng tài chính kế toán
Để có thể tiến hành kinh doanh điện năng, Điện lực Nghệ An phải tổ chức một hệ thống lưới truyền tải phân phối, đem điện năng đến tận nơi tiêu dùng. Cùng với việc mở rộng và hoàn thiện mạng lưới điện trong cả tỉnh mở rộng thêm địa bàn quản lý, xây dựng nhiều trạm biến áp, trụ sở, nhà xưởng,…nên yêu cầu về vốn tăng mạnh qua các năm.
Cơ cấu vốn theo tính chất thể hiện đặc điểm sản xuất của đơn vị. Tài sản của ngành điện chủ yếu là lưới điện và các trạm biến áp, trạm phân phối nên tỷ trọng của nó chiếm trong tổng vốn là rất lớn.
Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành thể hiện mức độ an toàn về vốn trong kinh doanh. Với ngành điện mức đầu tư cho trang thiết bị của ngành là rất lớn nên nguồn vốn ngân sách cấp không thể đáp ứng đủ nên được Chính phủ bảo lãnh cho vay các nguồn vốn nước ngoài để hiện đại hoá và nâng cấp thiết bị cho ngành điện. Còn vốn chủ sở hữu tăng trong những năm qua cho thấy đơn vị làm ăn có lãi.
3 – Sự cần thiết của giảm tổn thất điện năng
So với các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ tổn thất điện năng (TTĐN) ở nước ta vẫn còn quá cao. Việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất và các giải pháp khắc phục đã và đang là vấn đề cấp bách đối với hệ thống điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh doanh điện năng đang đứng trước ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh. Giảm TTĐN có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội.
3.1 – Đối với ngành Điện
Tổn thất điện năng là một trong những nhân tố cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của ngành Điện. Việc giảm tổn thất điện năng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh.
Giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện. Quá trình giảm tổn thất điện năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý cũng như vận hành, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa lưới điện. Điều này chứng tỏ việc thực hiện mục tiêu giảm tổn thất điện năng góp phần hoàn thiện, nâng cao công tác tổ chức, quản lý, nâng cao và đổi mới hệ thống lưới điện của ngành Điện.
Trong năm 2007 nếu giảm 1% tổn thất điện năng, Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ tiết kiệm được 340 triệu KWh tương đương với 260 tỷ đồng. Số tiền này có thể dùng để đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống nguồn và lưới điện, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
Hàng năm ngành Điện đầu tư khoảng 20000 tỷ đồng cho công tác nâng cấp hệ thống nguồn và lưới điện, trong đó gần 70% số tiền này phải đi vay. Thực hiện tốt việc giảm tổn thất điện năng sẽ đồng nghĩa với tăng sản lượng điện sản xuất ra, như vậy sẽ bớt gánh nặng đầu tư phát triển thêm nguồn và lưới điện của ngành Điện và của Nhà nước. Nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ bản của quốc gia.
3.2 – Đối với nền kinh tế và xã hội
Để sản xuất ra điện chúng ta phải sử dụng các dạng năng lượng sơ cấp khác như: than, sức nước, khí đốt, năng lượng nguyên tử… Nhưng trong điều kiện hiện nay các nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, điều này có nghĩa là chúng ta phải sản xuất điện trong điều kiện các yếu tố đầu vào có hạn đòi hỏi phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn năng lượng trên. Giảm tổn thất điện năng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sản xuất và phân phối được nhiều điện thương phẩm hơn với lượng yếu tố đầu vào không thay đổi do giảm được những tiêu hao trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Bởi vậy vô hình chung chúng ta tiết kiệm được các nguồn lực của xã hội như: nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, nhân lực…
Mặt khác, điện năng là một trong những yếu tố đầu vào khó có thể thay đổi đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ, đồng thời điện năng là vật phẩm không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại của con người trong điều kiện hiện nay. Giá bán điện có ảnh hưởng quan trọng đến giá cả của hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Do đó nó cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của mọi tầng lớp dâ cư trong xã hội. Giảm tổn thất điện năng giúp cho ngành Điện có khả năng giảm giá thành, từ đó giảm giá bán điện, điều này dẫn đến giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN
1 – Tình hình kinh doanh điện năng của Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua
1.1 – Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng
Bảng 2: Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2008
TT
Chỉ tiêu
ĐV
2005
2006
2007
2008
1
Tổng điện nhận
103kWh
884.017
960.084
1.048.929
1.151.989
2
Điện thương phẩm
103kWh
814.268
888.942
974.560
1.080.221
3
Tỷ lệ tổn thất
%
7,89%
7,41%
7,09%
6,23%
4
Doanh thu tiền điện
Triệu Đồng
512.963
562.985
653.749
730.623
5
Giá bán bình quân
Đồng
629,96
633,32
668,80
676,1
6
Số thu tiền điện
Đồng
556515081965
460840528863
426053623713
426583709293
7
Số HĐ mua bán điện
HĐ
98.472
110.457
118.809
123.543
8
Số công tơ
CTơ
104.701
116.730
136.264
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng – Điện lực Nghệ An
Bảng 3: Điện nhận tiêu thụ - điện năng thương phẩm 2005 – 2008
1.2 – Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng:
1.2.1 – Sản lượng điện thương phẩm và phân phối điện năng:
Điện năng thương phẩm có mối quan hệ chặt chẽ tới doanh thu: tăng thương phẩm là tăng doanh thu. Đây chính là chỉ tiêu được chú ý hàng đầu để quyết định thu được lợi nhuận cao hay thấp.
Sản lượng điện thương phẩm chia theo các hộ tiêu thụ chính: công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp, ánh sáng tiêu dùng và thành phần khác.
Bảng 4: Điện năng thương phẩm phân theo ngành năm 2005 – 2008
(Đơn vị: 1000kwh)
NămTP kinh tế
2005
2006
2007
2008
Tổng điện năng
814.268
888.942
974.560
1.080.221
Công nghiệp XD
276.089
296.324
328.239
355.542
Thương nghiệp dịch vụ
18.092
20.973
24.048
28.508
Nông – lâm - ngư nghiệp
17.093
17.554
18.129
18.171
Thành phần khác
20.521
23.485
25.059
28.761
Ánh sáng tiêu dùng
482.473
530.606
579.084
649.239
Bảng 5: Biểu đồ thành phần phụ tải năm 2008
Qua phân tích số liệu ở bảng 2 ta nhận thấy:
· Điện năng thương phẩm của thành NLNN năm 2007 tăng 3,3% so với năm 2006, năm 2008 tăng 0,23% so với năm 2007
· Điện năng thương phẩm của thành phần CNXD năm 2007 so với năm 2006 tăng 10,8%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 8,3%
· Điện năng thương phẩm của thành phần TNDV năm 2007 so với năm 2006 tăng 14,7%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 18,5%
· Điện năng thương phẩm của thành phần ASTD năm 2007 so với năm 2006 tăng 9%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 12%
· Điện năng thương phẩm của thành phần khác năm 2007 so với năm 2006 tăng 6,7%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,8%. Nhìn chung trong giai đoạn 2005 – 2008 tốc độ tăng điện năng thương phẩm toàn bộ hay từng thành phần đều có xu hướng tăng. Nhưng chủ yếu vẫn là ở các ngành công nghiệp và thương ngiệp dịch vu có tăng hơi cao, thành phần khác cũng tăng vừa phải, ánh sáng tiêu dùng và nông lâm ngư nghiệp tăng có chậm hơn . Có được kết quả này một phần là do điện đầu nguồn tăng lên, một phần là do tổn thất điện giảm xuống. Cụ thể: tổng điện nhận đầu nguồn năm 2007 so với 2006 tăng 9,4%, năm 2008 so với 2007 tăng 10%. Qua đó ta thấy những thành phần có nhu cầu lớn thì sản lượng điện năng thương phẩm lớn hay nói một cách khác tốc độ tăng của điện năng thương phẩm tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng điện. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tới tốc độ tăng điện năng thương phẩm bởi vì nó do thị trường quyết định Công ty chỉ có thể xác định được chứ không thể thay đổi được.
1.2.2 – Tỷ lệ tổn thất điện năng:
Tổn thất điện năng là một chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất kinh doanh bán điện. Sau nhiều năm hoạt động và vận hành, lưới điện ở nhiều nơi đã xuống cấp, đường dây trung áp và hạ áp dài quá mức tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng mất an toàn và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất điện năng.
Bảng 6: tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2005 – 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Kế hoạch
7,94%
7,49%
7,35%
5,9%
Thực hiện
7,89%
7,41%
7,09%
6,23%
Nguồn: phòng kinh doanh điện năng – Điện lực Nghệ An
Qua bảng 3 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, năm 2006 tỷ lệ là 7,41%, năm 2007 là 7,09% ,năm 2008 còn 6,23%. . Có được thành tích này là do:
+ Trong những năm qua, Điện lực đã thực hiện rất nhiều công trình cải tạo lưới trung và hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, Điện lực đã tiến hành củng cố hòm công tơ cũ, kiểm tra và đã phát hiện thay thế những công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh.
+ Thực hiện chỉ thị 89/HĐBT nay là Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ăn cắp điện, công tác kiểm tra sử dụng điện đã được tăng cường hơn. Điện lực Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành Điện lực - Công an thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó ._.kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được hàng chục tỷ đồng (tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm).
+ Trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Điện lực có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục.
Ngoài những biện pháp trên cùng với một loạt các biện pháp đồng bộ, kịp thời mà trong những năm qua tỷ lệ tổn thất của Điện lực đã giảm đi đáng kể. Đây là thành tích đạt được của Điện lực Nghệ An trong công tác kinh doanh điện năng.
1.2.3 – Giá bán điện bình quân và doanh thu:
Xu thế mặt bằng giá điện nói chung toàn quốc sẽ còn tiếp tục tăng đến hoàn thiện, ngang bằng mức giá điện của các nước trong khu vực, ở Nghệ An giá điện cũng tiếp tục tăng theo mức giá chung cả nước. Nhưng để đuổi kịp mặt bằng giá toàn quốc thì khó có thể được, vì Nghệ An là một tỉnh có điện tiêu thụ cho ánh sáng chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu tăng nhưng điện năng phục vụ cho ánh sáng tiêu dùng không làm tăng giá điện bình quân lên được mà làm giảm giá điện bình quân trong kinh doanh của Điện lực Nghệ An, bên cạnh đó nhà nước lại đang có chính sách hỗ trợ điện đối với hộ tiêu dùng. Mà yêu cầu đặt ra là doanh nghiệp phải kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nên nhiều vấn đề được nêu ra để tìm biện pháp giải quyết, trong đó có vấn đề tận dụng thu đúng giá, bán đúng đối tượng và mục đích sử dụng điện cùng nhiều biện pháp nữa chắc chắn mặt bằng giá bán điện bình quân sẽ còn tiếp tục đẩy tăng cao.
Bảng 7: Giá bán bình quân của Điện lực Nghệ An từ 2005 - 2008
(Đơn vị tính: Đồng)
Năm
2005
2006
2007
2008
Kế hoạch
629,50
632,29
668,00
664,03
Thực hiện
629,96
633,32
668,80
676,1
Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh điện năng - Điện lực Nghệ An từ 2005 – 2008
Doanh thu và giá điện bình quân là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét kết quả kinh doanh điện năng. Ở đây chỉ xét đến giá điện bình quân vì có nhiều mức giá tiêu thụ điện dùng cho các mức sử dụng theo quy định của Nhà nước. Giá bán điện bình quân được xác định bởi thương số của tổng doanh thu và điện năng thương phẩm.
Từ năm 2005 – 2006 giá bán điện bình quân tăng 3,36 đồng
Năm 2006 – 2007 giá bán điện bình quân tăng 35,48 đồng, sở dĩ tăng nhiều là do năm 2007 tình hình chính trị - kinh tê – xã hội và thời tiết có nhiều biến động. Việc tăng doanh thu kinh doanh điện phản ánh rõ nét nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của điện lực. Từ năm 2005 – 2008 doanh thu tăng liên tục, nó đã tác động đến quỹ lương của CBCNV của Điện lực Nghệ An. Điều này đã kích thích, thúc đẩy mạnh mẽ động lực, tinh thần làm việc của mọi người
1.2.4 – Hợp đồng mua bán điện:
Số hợp đồng mua bán điện của Điện lực Nghệ An không ngừng tăng trong các năm qua.
Bảng 8: số hợp đồng mua bán điện năm 2005 – 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Số lượng
98.472
110.457
118.809
123.543
2 – Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An
2.1 – Thực trạng lưới điện của Điên lực Nghệ An năm 2008
2.1.1 – Công tác quản lý vận hành mạng lưới đường dây tải điện
Đối với hệ thống điện do ngành điện đầu tư bao gồm:
- Đường dây trên không 35KV có chiều dài 1762,78 km
- Đường dây trên không 22KV có chiều dài 94,87 km
- Đường dây trên không 10KV có chiều dài 1350,46 km
- Đường dây trên không 6KV có chiều dài 52,6 km
- Đường dây trên không 0,4KV có chiều dài 237,8 km
- Đường dây cáp ngầm các loại có chiều dài 70,0 km
Công tác quản lý vận hành đường dây trung thế bao gồm các công việc trực tiếp của công nhân kiểm tra theo dõi thường xuyên tình trạng vận hành lưới điện, kiểm tra hiện trường về các vi phạm hành lang an toàn giao thông, kiểm tra và phát hiện các sự cố không bình thường của lưới đang vận hành, thay thế các vật tư thiết bị trên lưới khi đã hết niên hạn sử dụng hoặc có sự cố phải thay thế. Quản lý công tác cắt đóng điện trên lưới, trực tiếp thao tác đóng cắt lưới điện khi cần thiết.
Đối với hệ thống điện do các đơn vị khác tự đầu tư bao gồm :
- Đường dây trên không 35KV có chiều dài 233,2 km
- Đường dây trên không 22KV có chiều dài 7,4 km
- Đường dây trên không 10KV có chiều dài 258,9 km
- Đường dây trên không 6KV có chiều dài 17,5 km
- Đường dây trên không 0,4KV có chiều dài 179,6 km
- Đường dây cáp ngầm các loại có chiều dài 12,0 km
Công tác quản lý phần lưới này chủ yếu là kiểm tra định kỳ cùng các khách hàng để phát hiện các sự cố, thông báo đến khách hàng có tài sản lưới điện trung thế về các sự cố có thể xẩy ra hoặc thiết bị vật tư đã quá niên hạn cần thay thế. Trực tiếp các thao tác đóng cắt điện khi có sự cố cần thay thế của lưới điện do khách hàng sửa chữa.
Bảng 9: Thống kê khối lượng đường dây đang quản lý vận hành
Số liệu đường dây trung thế
Đường dây trung thế ( km )
35kV
22kV
10kV
6kV
ĐDK
Cáp ngầm
ĐDK
Cáp ngầm
ĐDK
Cáp ngầm
ĐDK
Cáp ngầm
Tài sản điện lực
1762,8
0,7
94,9
63,3
1350,5
2,88
52,6
0,754
Tài sản khách hàng
233,13
0,1
7,4
7,25
258,93
2,47
17,5
2,461
Số liệu đường dây trung thế
Đường dây hạ thế ( km )
Đường trục
Nhánh rẽ
ĐDK
Cáp ngầm
ĐDK
Cáp ngầm
D. trần
Cáp bọc
D.trần
Cáp bọc
Tài sản điện lực
153,1
11621
1
84,83
14604
1,55
Tài sản khách hàng
179,6
14,64
0
364,2
5
0
Nguồn: Số liệu của phòng kỹ thuật Điện lực Nghệ An
2.1.2 – Công tác quản lý vận hành các trạm biến áp trung gian và phân phối:
- Trạm trung gian 35/10kv có 14 trạm Công Suất : 75410 KVA , trạm trung gian 35/6kv có 3 trạm Công suất :19200KVA
- Trạm biến áp phân phối do ngành điện đầu tư : Trạm 35/0.4kv có 715 trạm, trạm 22/0.4kv có 178trạm, trạm 10/0.4kv có 904Trạm, trạm 6/0.4kv có 40trạm
- Trạm biến áp phân phối do khách hàng đầu tư : Trạm(35/0.4kv có 266trạm, Trạm 22/0.4kv có 98trạm, Trạm10/0.4kv có 348trạm, Trạm 6/0.4kv có 62trạm
Công tác quản lý vận hành các trạm điện được qui định theo tiêu chuẩn ngành. Các trạm trung gian được vận hành bởi các công nhân trực vận hành tại chỗ cập nhật các thôn tin về phụ tải, các điều kiện làm việc của máy biến áp cùng các thiết bị kèm theo. Toàn bộ được phản ánh thông qua sổ trực vận hành.
Các trạm biến áp phân phối được quản lý vận hành theo qui trình không trực vận hành tại chỗ mà kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo hồ sơ cập nhật tại cơ quan, sửa chữa thay thế bổ sung dầu cho máy biến áp.Các trạm phân phối do khách hàng đầu tư cũng phải vận hành tương tự trạm của điện lực nhưng chi phí do khách hàng chịu trách nhiệm.
Bảng 10: Thống kê số lượng trạm biến áp đang quản lý vận hành
Số liệu trạm trung gian
Trạm 35/22 kV
Trạm 35/10 kV
Trạm 35/6 kV
Trạm
Máy
Công suất
Trạm
Máy
Công suất
Trạm
Máy
Công suất
Tài sản của Điện lực
0
0
0
14
22
75410
3
4
19200
Tài sản khách hàng
0
0
0
0
0
0
4
5
15700
Số liệu trạm phân phối
Trạm 35/0,4 kV
Trạm 22/0,4 kV
Trạm 10(6)/0,4 kV
Trạm
Máy
Công suất
Trạm
Máy
Công suất
Trạm
Máy
Công Suất
Tài sản của Điện lực
715
721
140263
178
183
57700
944
944
206696
Tài sản khách hàng
266
280
84501
98
104
31903
410
420
82330
Nguồn: Số liệu của phòng quản lý kỹ thuật Điện lực Nghệ An
2.1.3 – Quản lý đường dây hạ thế và công tơ đo điện :
Là công việc của công nhân hạ thế, kinh doanh tại chi nhánh điện. Ngành điện chỉ quản lý phần công tơ tổng hay công tơ bán lẻ đến tận hộ do ngành điện đầu tư, đối với các công tơ bán lẻ không phải của điện lực thì việc quản lý do các ban quản lý điện địa phương hoặc hợp tác xã mua điện quản lý.
Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh điện đến tận hộ đang từng bước được thay đổi. Trước đây đã tồn tại một mô hình tổ điện của địa phương nhận khoán thao hình thức cai thầu dẫn đến giá điện của nhân dân phải chịu giá cao. Nay đã chuyển đổi sang hợp tác xã là đại diện bên mua điện cho tập thể nhân dân trong xã, tuy nhiên đối với một số xã làm tốt công tác này còn lại một số xã vẫn thực hiện theo hình thức khoán như cũ. Ngành điện đang nỗ lực đầu tư lưới điện và công tơ để bán điện đến tận hộ gia đình sử dụng điện. Các dự án đầu tư lưới điện trung áp nông thôn và xoá công tơ tổng bán lẻ đã được triển khai nhờ vay vốn của ngân hàng thế giới WB. Các dự án này nhằm mục đích các hộ dân nông thôn miền núi được hưởng giá điện trong khung giá do chính phủ Việt Nam qui định
2.2 – Phân tích tình hình tổn thất điện năng
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giá mua và giá điện Công ty đều không thể quyết định được nên muốn kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống CBCNV thì phải tăng được sản lượng điện năng thương phẩm hay nói cách khác là phải tăng nhu cầu dùng điện và tìm cách giảm tổn thất điện năng. Có thể nói tổn thất điện năng là nhân tố chủ quan tác động đến công ty vì nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất thì sản lượng điện năng thương phẩm sẽ tăng. Vì vậy mục đích của chuyên đề là đi vào phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua để có thể đề ra những biện pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả nhất nhằm giúp Điện Lực Nghệ An nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đạt được chỉ tiêu Công ty đề ra.
Đi vào phân tích điện năng sẽ bao gồm:
Phân tích tình hình tổn thất điện năng theo hướng nghiên cứu xem xét biến động của chỉ số tổn thất trong giai đoạn 2003 – 2008. Mục đích của phần này là để thấy rõ được hiệu quả của công tác giảm tổn thất điện năng.
Đánh giá kết quả tổn thất điện năng trong từng tháng của một năm để đề ra được những biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất cụ thể và hiệu quả sát với tình hình thực tế của Điện lực Nghệ An.
Tổn thất điện năng giai đoạn 2003 – 2008:
Để giảm tổn thất điện năng từ năm 2003 Điện lực Nghệ An đã thành lập Tổ giảm tổn thất điện năng (đến năm 2005 thì chuyển thành Ban giảm tổn thất điện năng) do Giám đốc Điện lực trực tiếp chỉ đạo, nhằm xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực. Với những cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Nghệ An, việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng đã thu được các kết quả bước đầu hết sức khả quan và đáng khích lệ.
Bảng 11: tỷ lệ tổn thất trong các năm 2003 - 2008
Năm
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Kế hoạch
8,36%
7,98%
7,94%
7,49%
7,35%
5,9%
Thực hiện
8,32%
8,17%
7,89%
7,41%
7,09%
6,23%
Nguồn: phòng kinh doanh – Điện lực Nghệ An
Bảng 12: Biểu đồ minh kết quả tổn thất từ năm 2003 - 2008
Nhận thấy tỷ lệ tổn thất giảm dần qua các năm, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Điện lực Nghệ An cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trên mặt trận chống tổn thất. Nếu như năm 2003, tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An là 8,32% thì đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn là 6,23%. Các số liệu về hệ số tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An trong các năm từ 2003 đến 2008, cho thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 đã giảm đi 2,09% so với năm 2003 – một con số không lớn về mặt giá trị số học nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt to lớn về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội.
Năm 2004, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 8,17% giảm 0,15% so với năm 2003
Năm 2005, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,89% giảm 0,28% so với năm 2004
Năm 2006, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,41% giảm 0,48% so với năm 2005.
Sỡ dĩ có được thành công trên là nhờ Điện lực đã thực hiện rất nhiều công trình cải tạo lưới trung và hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, Điện lực đã tiến hành củng cố hòm công tơ cũ, kiểm tra và đã phát hiện thay thế những công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh. Trước đây, điện năng được coi như là một sản phẩm dùng chung của toàn xã hội, thêm vào đó hệ thống lưới điện phân phối không được đổi mới và công tác quản lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho hành vi ăn cắp điện gây tổn thất điện thương mại. Điện lực Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An lập nhiều đoàn kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được hàng chục tỷ đồng (tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm).
Năm 2007, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,09% giảm 0,32% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ tổn thất có giảm nhưng không nhiều lắm. Nguyên nhân là do trong năm 2007, công tác kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại. Tình hình sự cố lưới điện trung thế như sau:
Xảy ra 451 lần sự cố thoáng qua ,giảm 188 vụ so với cùng kỳ năm 2006, 226 lần sự cố vĩnh cửu giảm ,giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2006. Suất sự cố vĩnh cửu trung bình là 0,408 giảm 0,124 so với cùng kỳ 2006
Toàn đơn vị cháy 24 máy biến áp phân phối, tăng 2 máy biến áp so với cùng kỳ năm 2006. Đóng điện thêm 186 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng đạt 44.817KVA và 140,3km đường dây trung thế.
Sản lượng điện mất do sự cố và chủ động cắt gần 7 triệu KWh tăng 0,58 triệu KWh so với cùng kỳ năm 2006.
Việc phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường xuyên và có 723 trường hợp vi phạm nhiều, vì vậy suất sự cố điện còn cao.
Hiện tượng lấy cắp điện đã trở nên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Qua kiểm tra đã phát hiện một số các thủ đoạn tinh vi như: gắn chip, đấu tắt cuộn dòng, sử dụng thiết bị quay ngược công tơ,…đặc biệt là trường hợp các hộ sản xuất thép có biểu hiện thất thoát nhưng chưa xác định được cách thức tác động lên công tơ. Đặc biệt, năm 2007 là năm nắng nóng gay gắt kéo dài, phụ tải biến động lớn, đặc biệt công suất đỉnh trong các giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch rất lớn.
Năm 2008, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 6,23% giảm 0,86% so với năm 2007. Đến năm 2008, tỷ lệ tổn thất giảm mạnh là một thành công của Điện lực Nghệ An. Năm 2008 đã đầu tư xây dựng 124 công trình với tổng giá trị 47,789 tỷ đồng. Giá trị thực hiện 53,726 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch, giải ngân được 46,09 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch. Thực hiện hoàn thành 28 công trình với giá trị 39,8 tỷ đồng. Trong đó, 14 công trình điện, 6 công trình kiến trúc và công trình khác, 8 công trình viễn thông và 28 trạm BTS (đã phát sóng 24 trạm.
Ngoài ra, trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành từng cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Điện lực có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một các liên tục.
Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 là 6,23% đã ở mức khá thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2008 của Điện lực Nghệ An với một số điện lực khác trong Công ty Điện lực 1 thì còn nhiều điện lực khác có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp hơn so với tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An. Chẳng hạn như: Điện lực Phú Thọ 5,10%; Điện lực Vĩnh Phúc 4,55%; Điện lực Sơn La 5,60%. Đối với Điện lực Nghệ An, trong tổng sản lượng điện để tính tổn thất, phần bán cho khách hàng ở cấp điện áp trung thế 6, 10, 22, 35 kV chiếm tỷ trọng lớn, mà đây lại là thành phần có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp, dễ quản lý. Do vậy, Điện lực Nghệ An có thể giảm hơn nữa tỷ lệ tổn thất điện năng của mình. Vấn đề đặt ra đối với Điện lực Nghệ An hiện nay là, cần tìm ra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổn thất từng tháng năm 2008
Bảng 13: Kết quả thực hiện tổn thất từng tháng năm 2008
Tháng
Tỷ lệ TT (%)
Gía bán(đồng)
Tháng 1
11,28
677,55
Tháng 2
3,55
643,75
Tháng 3
7,83
669,8
Quý I
7,6
663,8
Tháng 4
10,18
673,16
Tháng 5
13,85
674,66
Tháng 6
8,09
678,64
Quý II
10,65
675,65
Tháng 7
10,68
702,73
Tháng 8
4,91
682,63
Tháng 9
(0,88)
676,58 67
Quý III
5,15
676,28
Tháng 10
2,44
670,23
Tháng 11
1,25
663,87
Tháng 12
(0,26)
676,66
Quý IV
1,49
668,34
Năm 2008
6,23
674,53
(Nguồn: phòng kinh doanh – Điện lực Nghệ An)
Nhìn vào bảng kết quả tỷ lệ tổn thất giữa các tháng và biểu đồ ta thấy tỷ lệ tổn thất có sự biến động mạnh theo thời gian. Có những tháng rất cao như tháng 1 (11,28%), 4 (10,18%), 5 (13,85%), 7 (10,68%), đây là những tháng mà tỷ lệ tổn thất lên đến 2 con số. Lại có những tháng mà tỷ lệ tổn thất ở mức âm, đó là tháng 9 ( - 0,88%), tháng 12 (-0,26%). Nguyên nhân cho những kết quả bất thường này bên cạnh việc sử dụng điện nhiều thì còn phải xét đến chu kỳ ghi chỉ số công tơ đầu nguồn (công tơ đo điện nhận) và chu kỳ ghi chỉ số công tơ cho các khách hàng (điện thương phẩm) chênh lệch nhau về thời gian. Lịch ghi chỉ số công tơ đầu nguồn được bắt đầu vào 0h00 ngày mùng 1 hàng tháng, trong khi lịch ghi chỉ số công tơ bán điện cho khách hàng được ghi vào ngày 11 và 25 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp công cộng và vào ngày 7, 17, 29 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp chuyên dùng. Kết quả ghi lại được tính cho tháng đó để kịp với kế hoạch in hóa đơn tiền điện.
Qua bảng kết quả điện năng 12 tháng của năm 2008 ta thấy rõ được sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, khí hậu lên chỉ tiêu tổn thất làm cho nhu cầu phụ tải biến động, tỷ lệ tổn thất dao đông. Vào mùa hè nhu cầu sử dụng điện cao hơn mùa đông, sản lượng thương phẩm tăng nhanh nên giá bình quân cao hơn các mùa còn lại trong năm. Tuy nhiên, do tỷ lệ tổn thất cao dẫn đến chi phí mua điện đầu nguồn cũng bị đẩy lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh điện năng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến việc kết quả tổn thất cao hay thấp.
3 – Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An
3.1 – Nguồn nhân lực:
Bảng 14: Tình hình phân bổ lao động tại ĐLNA năm 2003 - 2007
(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng lao động
1.148
100
1.221
100
1.270
100
1.171
100
1.340
100
Phân theo trình độ
Đại học và trên đại học
204
18%
230
19%
254
20%
249
21%
334
25%
Cao đẳng và trung học
324
28%
352
28%
384
30%
351
30%
395
29%
Công nhân kỹ thuật
564
49%
569
47%
557
44%
510
44%
532
40%
Lao động phổ thông
56
5%
70
6%
75
6%
61
5%
79
6%
Phân theo giới tính
Nam
866
75%
931
76%
969
76%
859
73%
978
73%
Nữ
282
25%
290
24%
301
24%
312
27%
362
27%
Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương - Điện lực Nghệ An
Lực lượng lao động mạnh về số lượng và có chất lượng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Về cơ cấu lao động: Lực lượng lao động là đại học, trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật đã được đào tạo, tự đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đại học và trên đại học, lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ cao chuyển biến tốt tạo khả năng tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả SXKD cao, phù hợp với tiến trình phát triển.
Về giới tính: Do Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp kinh doanh điện năng - một ngành kinh doanh đặc thù nên vấn đề giới tính trong tuyển dụng cũng như trong biên chế rất quan trọng. Số CBCNV nữ chủ yếu đảm nhận những công việc nhẹ và không phải trèo cao nên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số CBCNV của đơn vị từ 24 - 27%. Tuy nhiên số lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 73%.
Vì ngành điện là ngành quan trọng của quốc gia, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội lại đang đứng trước ngưỡng chuyển thị trường điện sang thị trường cạnh tranh nên Điện lực Nghệ An cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên hơn nữa để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, chất lượng của các cán bộ công nhân viên được nâng cao sẽ giúp cho công tác giảm tổn thất điện năng cũng như hoạt động kinh doanh của Điện lực được hiệu quả hơn nữa.
3.2 – Kỹ thuật
Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã gây ra tổn thất điện năng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An. Tổn thất kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố sau:
Yếu tố thứ nhất là các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng.
Hiện nay, đối với ngành Điện nước ta nói chung và Điện lực Nghệ An nói riêng, do hạn chế về vốn đầu tư nên việc trang bị những thiết bị hiện đại và đồng bộ cho toàn hệ thống điện là rất khó khăn. Trong năm 2008, Điện lực Nghệ An đã dành một số vốn đáng kể đầu tư nâng cấp các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống các thiết bị đo đếm điện năng như: thay các công tơ cơ khí thành các công tơ điện tử ba thời điểm, thay các máy biến dòng hết hạn kiểm định, hạ ngầm một số đường dây trên không… Việc đầu tư này sẽ có tác dụng giảm bớt tỷ lệ tổn thất điện năng cho Điện lực trong thời gian tới.
Yếu tố thứ hai là chiều dài, tiết điện đường dây, vật liệu chế tạo dây dẫn và điện áp truyền tải.
Đường dây càng dài, tiết diện đường dây càng lớn thì tổn thất điện năng càng cao. Với một bán kính cấp điện rộng như hiện nay của Điện lực Nghệ An, Điện lực cần phải tính toán, bố trí, xây dựng hợp lý nguồn điện và các trạm biến áp sao cho chiều dài đường dây tải tải điện đến các đối tượng sử dụng là ngắn nhất để giảm thiểu tổn thất đến mức nhỏ nhất.
Về điện áp truyền tải, khi điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng nhỏ. Hiện nay Điện lực Nghệ An đang trong quá trình chuyển các cấp điện áp 6, 10, 15 Kv thành cấp điện áp 22 Kv đối với lưới điện phân phối nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng. Quá trình chuyển đổi này cần thời gian và lượng vốn đầu tư lớn do dây truyền tải ở cấp điện áp càng cao thì xây dựng càng tốn kém.
Yếu tố thứ ba là tính ổn định trong việc sử dụng điện của các phụ tải. Vào giờ cao điểm lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với giờ bình thường. Do đó, cần phải điều hòa các đồ thị phụ tải để đảm bảo cho việc sử dụng điện tương đối ổn định giữa các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, giữa các ngày trong tháng, giữa các tháng trong năm. Điều này không chỉ giúp giảm tổn thất điện năng đáng kể mà còn đảm bảo cho việc cung cấp điện liên tục và ổn định. Trong thực tế, khách hàng sử dụng điện không giống nhau, tùy vào các khoảng thời gian trong ngày mà có lúc sử dụng điện nhiều, khi sử dụng ít, do đó các thiết bị đo đếm này không phải lúc nào cũng làm việc chính xác dẫn đến không xác định đúng lượng điện năng tiêu thụ của người tiêu dùng; đồng thời gây khó khăn cho Điện lực trong việc xác định công suất cấp điện.
3.3 – Khách hàng
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời do đó hoạt động kinh doanh điện năng đòi hỏi bên mua điện và bên bán điện phải tuân thủ những quy định, ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ điện được an toàn, hiệu quả. Điện lực Nghệ An hoạt động theo phương châm: đảm bảo thỏa mãn mọi yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp tốt.
Nghệ An là một tỉnh đất rộng người đông, nhưng số khách hàng tiêu thụ điện, mua điện còn hạn chế do sự đầu tư của ngành chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Bảng 15: Diễn biến khách hàng của Điện lực Nghệ An thời kỳ 2004- 2008
Năm
Diễn giải
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số hợp đồng
64.441
98.472
110.457
118.809
123.543
HĐ công nghiệp XD
1.300
1.400
1.564
1.685
1.832
HĐ thương nghiệp DV
600
623
636
685
752
HĐ thành phần khác
1.248
1.265
1.291
1.347
1.388
HĐ N-L-Ngư nghiệp
188
189
194
205
214
HĐ ánh sáng tiêu dùng
61.105
94.995
106.772
114.887
119.357
Tổng số công tơ
70.367
104.701
116.730
120.220
125.100
Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng - Điện lực Nghệ An
Nhìn tổng thể thì lượng khách hàng tăng từ 2004 đến năm 2008 là 59.102 hộ và số lượng công tơ đếm điện cũng tăng 54.733. Khi phân chia đối tượng phục vụ theo định hướng 5 thành phần kinh tế cho thấy:
- Khách hàng ngành công nghiệp - xây dựng, tuy tăng về sản lượng điện song số khách hàng số lượng khách hàng này tăng chưa nhiều lắm. Đó là kết quả do cơ chế SXKD thị trường, một số doanh nghiệp giải thể, sáp nhập, một số lớn hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp gia nhập mới ít vì thiếu đầu tư
- Khách hàng ngành thương nghiệp - dịch vụ có gia tăng nhưng vẫn còn ít, chủ yếu tập trung vào khối dịch vụ bưu điện, công trường xây dựng.
- Khách hàng ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2004 - 2008 tăng chậm về số lượng nhưng cơ bản vẫn có xu thế tăng lên.
- Khách hàng các thành phần khác có lượng tăng trưởng không đáng kể. Tính đến cuối năm 2008 số khách hàng này có 1.388 hợp đồng, mức gia tăng còn thấp.
- Khách hàng ánh sáng tiêu dùng trong 5 năm qua có sự biến động lớn, từ 61.105 hộ năm 2004 đến cuối 2008 đã có 119.357 hộ. Trong đó lượng gia tăng khách hàng mới tập trung vào hộ tiêu thụ tư gia. Cốt lõi của gia tăng khách hàng tư gia chủ yếu do tách từ các nhóm mua buôn ra mua lẻ là chính, còn lượng tư gia hình thành mới chỉ chiếm số ít.
Điện lực Nghệ An cần chú ý khai thác mạnh hơn thành phần khách hàng thương nghiệp dịch vụ và công nghiệp xây dựng để tăng lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu kinh doanh điện. Đồng thời phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… với sản lượng tiêu thụ điện lớn này sẽ giúp việc tính toán tổn thất điện năng dễ dàng hơn.
3.4 – Điều kiện tự nhiên và các nhân tố môi trường
Ngành Điện là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên môi trường. Tổn thất điện năng trong ngành Điện cũng chịu sự tác động của những yếu tố này. Ở nước ta, để đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế nên các nhà máy điện thường được xây dựng gần các nguồn năng lượng sơ cấp như: than, nguồn nước, khí đốt… Vì vậy, muốn đưa điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cần thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp trải dài trên toàn bộ đất nước. Mặt khác, toàn bộ hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp này đều đặt ngoài trời và chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố môi trường, khí hậu, địa lý. Việt Nam nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa, giông sét nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Cụ thể như sau:
- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối là do điện trở của dây dẫn điện gây ra và nó thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị điện trở đó. Do đó, khi nhiệt độ tăng lên thì tổn thất điện năng cũng tăng lên và ngược lại.
- Độ ẩm cao, mưa nhiều, hơi nước biển… làm tăng nhanh quá trình ô xi hóa các dây dẫn bằng kim loại và làm tăng điện trở tiếp xúc các mối nối, từ đó làm giảm tính dẫn điện, tăng điện trở của đường dây dẫn đến làm tổn thất điện năng tăng lên.
- Mưa bão, lũ lụt, gió lốc… gây ra các sự cố ở nhiều mức độ đối với lưới điện như: đổ cột, vỡ sứ, ngắn mạch, đứt dây… Các sự cố này không những làm gián đoạn quá trình cung cấp điện mà còn làm tăng tổn thất điện năng do một phần điện năng đã bị truyền xuống đất hoặc đốt cháy dây dẫn một cách vô ích.
- Do ở nước ta có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền nên dẫn đến nhu cầu dùng điện khác nhau giữa các tháng, các mùa trong năm. Điều này làm cho các máy biến áp, công tơ, các thiết bị đo lường điện năng hoạt động không đúng công suất và dòng điện định mức theo thiết kế và lắp đặt.
4 – Đánh giá
4.1 – Thành tựu
4.1.1 – Thành tựu chung:
Sỡ dĩ trong những năm qua Điện lực Nghệ An không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh tăng doanh thu liên tục, nâng cao mức sống của người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước là vì Điện lực Nghệ An đã có những cố gắng qua những thành tựu sau:
+ Chuyển đổi hợp thời cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp với tình hình mới, khi nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
+ Thực hiện cơ chế quản lý phân cấp có hiệu quả, từng bước mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh điện khu vực trong kinh doanh. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các chi nhánh trong quản lý kinh doanh.
+ Hoàn thiện phương thức quản lý từ ký hợp đồng đến theo dõi thanh toán thu tiền điện. Các biện pháp thực hiện khá đồng bộ góp phần làm tốt công tác thu tiền điện phát sinh, giảm nợ đọng.
+ Chú trọng các giải pháp kỹ thuật tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp, lưới điện. Không ngừng mở rộng mạng lưới tới các địa bàn tiêu thụ. Nhờ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng. Giảm dần tổn thất điện năng do nguyên nhân lạc hậu kỹ thuật gây ra. Cùng với quá trình đầu tư, nâng cấp đổi mới mở rộng, mạng lưới điện là quá trình tăng cường bồi huấn quản lý kỹ thuật, giảm các sự cố kỹ thuật, và nhanh chóng khắc phục khi có sự cố xảy ra
+ Xây dựng các mô hình quản lý, tiến hành vào các chức năng thích hợp như các tổ quản lý tổng hợp, điều độ lưới điện đi đôi đại tu sửa chữa, tổ kiểm tra điện cùng với việc hoàn thiện các phòng ban chức năng đã góp phần quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh bán điện của Điện lực Nghệ An đề ra.
4.1.2 – Thành tựu đạt được trong công tác giảm tổn thất điện năng:
Nhận thức rõ vai trò của công tác giảm tổn thất điện năng trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như những ảnh hưởng của nó đối với tình hình kinh doanh điện năng, từ năm 2003, cùng với các đơn vị khác trong toàn công ty, Điện lực Nghệ An đã thành lập Ban chỉ đạo chống tổn thất điện năng. Việc đi vào hoạt động của Ban chỉ đạo đã tạo ra được những thành công đáng kể. Tỷ lệ tổn thất đã giảm đáng kể. Thành công này đã tạo nên động lực lớn cho toàn Điện lực, thúc đẩy ban lãnh đạo, các Đảng viên và toàn t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31770.doc