Tài liệu Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà: ... Ebook Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá vai trò của việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, theo thời gian nó đã có những thay đổi cơ bản không những về hình thức mà còn có sự thay đổi lớn trong nội dung. Nếu như trong những năm đầu của thế kỷ XX các doanh nghiệp thể hiện khẩu hiệu “ Bán tất cả những gì mình có” thì chỉ sau 50 năm khẩu hiệu mà họ thực hiện là “Bán tất cả những gì mà thị trường cần”.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với mọi doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng mấu chốt nhất,chỉ có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh, thực hiện được lợi nhuận, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng, là vũ khí cạnh tranh sắc bén. Kết quả tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, phản ánh kết quả và sự cố gắng của doanh nghiệp trên thương trường. Thị trường luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, tiêu thụ sản phẩm tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà nói riêng và mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung.
Chính vì lý do đó, trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, các Cô , Chú trong Công ty vĩnh hà tôi đã mạnh dạn viết: Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
Đối tượng nguyên cứu chủ yếu của đề tài là sản phẩm gạo được sản xuất và tiêu thụ từ những năm 2006 đến nay. Nội dng của đề tài được chia thành 3 phần chính:
Phần 1: Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà.
Phần 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần và xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà.
Phần 3 : Một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biên lương thực vĩnh hà.
Do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên bài viết này chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo, các phòng ban lãnh đạo và các cô, chú ở Công ty cổ phàn xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà để bài viết của em đươc tốt hơn và có tác dụng thực tiễn hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, các cô, chú trong Công ty vĩnh hà .Đặc biệt xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo đã giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Phần 1
Tổng quan chung về công ty cổ phần và xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Giới thiệu sơ lược
- Tên công ty : Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà.
- Trực thuộc : Tổng Công ty lương thực Miền Bắc.
- Địa chỉ : Số 9A-Vĩnh Tuy – Quận Hai Bà Trưng – Tp.Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế : VINH HA PROCESSING AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt : VINH HA FOOD JSC.
- Hình thức : Cổ phần hóa(bán 1 phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp).
- Điện thoại : (84-4)3.987.1743.
- Fax : (84-4)3.987.0067.
- Vốn điều lệ Công ty cổ phần : 43.000.000.000 đồng. ( 43 tỷ đồng ).
1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.Công ty được thành lập từ năm 1993 theo quyết định số 44NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Công ty có đội ngũ công nhân là 264 người với lượng vốn điều lệ là 43 tỷ đồng.Nếu xét theo tổng lượng vốn và quy mô nhân công thì quy mô hoạt động của công ty ở mức trung bình so với các thành viên khác thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc.
Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Kinh doanh Vận tải-Lương thực,trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung Ương I.Năm 1996,công ty sáp nhập thêm công ty Vật tư,Bao bì lương thực.Năm 2001 tiếp tục sáp nhập thêm Công ty kinh doanh Xây dựng Lương thực và một số đơn vị thuộc liên hiệp các Công ty Lương thực Hà Nội.
Ngày 05 tháng 06 năm 2001,Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty lương thực Miền Bắc có Quyết định số 232 HĐQT/QĐ-TCLĐ đổi tên Công ty Kinh doanh Vận tải-Lương thực thành Công ty Vận tải-Xây Dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà.
Từ khi thành lập công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
► Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1990: Tiền thân của công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là xí nghiệp là “ Xí nghiệp vận tải lương thực V73”. Được thành lập từ ngày 30/10/1973 theo quết định số 353-LT – TCCB/QĐ. Mục đích của xí nghiệp lúc đó là giải quết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho các tỉnh miền núi phía bắc và phục vụ cho chiến tranh chống mỹ ở miền Nam, vận chuyển lương thực cho các tỉnh ở miền núi và nhu cầu đột suất ở hà nội. Xí nghiệp V73 khi đó có số vốn đầu tư ban đầu khá lớn là 1 tỷ đồng và tất cả đều do nhà nước cấp, trong đó:
- Chủ yếu là vốn cố định chiếm 700 triệu đồng gồm nhà xưởng, văn phòng làm việc và 80 xe vận tải 5 tấn loại IFA.
- Vốn lưư động còn lại là 300 triệu đồng
Giai đoạn này công ty hoạt động theo các chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước giao xuống với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải và phân phối lưu thông lương tực cho các tỉnh miền bắc và giải quết nhu cầu đột suất tại hà nội. Do mang tính chất phục vụ nên hầu như doanh số của công ty là bao cấp hạch toán lỗ lãi ( làm theo kế hoạch của bộ nông nghiệp giao xuống). Lượng vốn kinh doanh đều do nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm tuỳ theo hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng cán bộ công nhân viên kì này chỉ khoảng 204 cán bộ, tiền lương của cán bộ công nhân viên thoe bậc thợ ( theo trình độ), ngành nghề.
Đến năm 1984 “ Xí nghiệp V73 “ số lượng công nhân viên rut xuống chỉ khoảng 50 người. Lý do là xe đã khấu hao và thanh lý toàn bộ nên cần có kế hoạch chuyển đổi kinh doanh. Sau đó đổi tên thành “ Xí nghiệp vận tải lương thực I” và trong thời kì này công ty chuyển mình thoát khỏi cơ chế bao cấp. Lúc này xí nghiệp đã chuyển từ vận tải sang kinh doanh lương thực và số lượng công nhân viên tăng lên 100 người. Doanh thu của xí nghiệp dạt 500-600 triệu đồng một năm. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng là 260 ngàn đồng/ người. Như vậy xí nghiệp vận tải lương thực I tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển lương thực, bước đầu làm quen với hoạt động kinh doanh khai thác địa bàn hoạt động của công ty từ chỗ nhà nước bao cấp sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh.
► Giai đoạn 1990-1995 : Bao cấp xoá bỏ hoàn toàn dẫn đến “xí nghiệp vận tải lương thực I” phải thay đổi, đổi mới cho phù hợp với với công cuộc đổi mới của đất nước. Lúc này không còn lam theo kế hoạch của nhà nước nên xí nghiệp đã tự vận động và tìm hướng đi cho mình. Nhiệm vụ lúc này là vận tải hàng hoá đồng thời tiến đến kinh doanh các mặt hàng lương thực trên thị trường ( chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng gạo các loại).
Xí nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành lương thực, thực phẩm và vận tải theo tính chất bao thầu ( thuê vận tải ). Cuối năn 1995 “ Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà” chính thức được thành lập với những nhiệm vụ cơ bản sau :
- Kinh doanh lương thực: Bán buôn bán lẻ góp phần bình ổn về lương thực thị trường miền bắc
- Kinh doanh vận tải đường bộ
- Đại lý vận tải
Nhưng kinh doanh vận tải gặp khó khăn do phương tiện cũ dần, đầu tư của tổng công ty lương thực xuống cũng giảm xuống và tiến hành cắt hẳn. Đời sống của cán bộ công nhân viên lại rất khó khăn, tình trạng chờ việc xảy ra. Để giải quết vấn đề này qua tham dò nhu cầu thị trường, được phép của tổng công ty lương thực miền bắc công ty đi đến quết định mở thêm xưởng bia với công nghệ tiên tiến ở nước ngoài, sản phẩm bia được thị trường ( chủ yếu là thành phố hà nội) chấp nhận. Nhờ đó mà giả quết được thêm việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên tăng lên thu nhập bình quân đầu người trên tháng là 420 ngàn đồng. Doanh thu của công ty cũng tăng lên đáng kể từ khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
► Giai đoạn 1995-1998 : Nhà nước thành lập : Tổng công ty lương thực miền bắc để phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nàh nước. Đồng thời để giảm đầu mối tổ chức tập chung vốn có trọng điểm nên tổng công ty đã quết định sát nhập thêm : Công ty vận tải- xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Lúc bày do sát nhập hai công ty là một nên có sự dôi dư lao động, trong cơ cấu tổ chức, để tạo việc làm cho người lao động lãnh đạo công ty đã quyết định mở thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành và xưởng chế biến gạo chất lượng cao. Bên cạnh đó tận dụng được mặt bằng rộng nên công ty đã cho thuê nhà kho để tăng thu nhập cho công nhân viên.
► Giai đoạn 1999-2001: Để phù hợp với cơ chế quản lý của tổng công ty và phù hợp với xu thế phát triển, mở rộng kinh doan, đa dạng hoá ngành nghề, dịc vụ hàng hoá của công ty. Tổng công ty đã quyết định cho sát nhập thêm công ty xây lắp, xí nghiệp chế biến thực phẩm Trương Đinh và 3 trung tâm lương thực : Cầu giấy , Thanh Trì,Gia Lâm. Như vậy,do sát nhập nên số lượng cán bộ công nhân viên tăng lên. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công ty trong việc bố trí sáp xếp, định biên nhân lực cho các phòng ban và đơn vị sản xuất. Được phép của tổng công ty lương thực miền bắc lãnh đạo công ty đã cho lắp đặt và đi vào dâ chuyền snả xuất bột canh và dây chuyền nước lọc nguyên chất đóng chai. Đây là quyết định đúng đắn và kịp thời để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho công ty.
► Giai đoạn 2002-2005: Do mô hình sản xuất kinh doanh và cơ chế quản lý _ tổng công ty cho phép tách xí nghiệp chế biến thực phẩm Trương Định để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của từng đơn vị- lúc này số cán bộ công nhân viên giảm xuống còn 400 người .
Cuối năm 2002 do xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản tăng mạnh nên lãnh đạo công ty (được phép của tổng công ty) đã thành lập xí nghiệp nuôi trồng thủy sản ở tỉnh sóc trăng, Xí nghiệp đi vào hoạt động và thu được lợi nhuận đáng kể.
► Từ năm 2005 đến nay, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,khai thác tiềm năng mới trên thị trường đồng thời giải quyết lượng lao động dư thừa trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất kinh doanh trên ba chủng loại sản phẩm chính là Bia hơi, Sữa đậu nành và gạo các loại.
Qua 13 năm hình thành và phát triển,Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất,kinh doanh,xây dựng doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước,được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý,trong đó có : 01 Huân chương lao động hạng 3,02 cờ luân lưu “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Chính Phủ,nhiều bằng khen,giấy khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam,Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…..
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Công ty
2.1. Chức năng
Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến Lương thực Vĩnh Hà là công ty nhà nước có chức năng sản xuất kinh doanh và cung ứng cho thị trường các
sản phẩm nông sản,thủy hải sản chế biến,vật liệu xây dựng,vận tải…nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và một phần xuất khẩu
2.2. Nhiệm vụ
Bình ổn thị trường của hệ thống các công ty Nhà nước trong điều kiện mới.Để thực hiện nhiệm vụ này Công ty phải thực hiện hệ thống các chính sách quản lý thị trường như : Bình ổn giá cả,quản lý chất lượng sản phẩm,chống hàng giả,hàng nhái….
Mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động,đảm bảo hoạt động có hiệu quả tăng thu ngân sách.
3. Ngành nghề kinh doanh
Vận tải và đại lý vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ.
Thương nghiệp, bán buôn, bán lẻ.
Bán buôn, bán lẻ công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng, hương liệu, phụ gia.
Đại lý bán buôn, bán lẻ ga, chất đốt.
Kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Kinh doanh và sản xuất bao bì lương thực.
Kinh doanh bất động sản.
Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu……
Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng đã chế biến.
Xuất nhập khẩu lương thực và thực phẩm.
Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Sản xuất nước tinh lọc, bột canh.
Nuôi trồng thủy sản..
Dịch vụ dạy nghề, giới thiệu việc làm, hợp tác xuất khẩu lao động.
Dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
Cho thuê tài sản, nhà kho……
( Nguồn : Đăng kí kinh doanh Công ty VT - XD và CBLT Vĩnh Hà)
* Tổ chức quản trị của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện tại bao gồm các cấp các bộ phận sau:
Ban giám đốc.
07 phòng ban :
Phòng Hành chính-Bảo vệ.
Phòng Tổ chức-Lao động.
Phòng Kinh Doanh-Thị trường.
Phòng Tài chính-Kế toán.
Phòng Kế hoạch-Đầu tư.
Bộ phận xuất nhập khẩu.
Phòng Kỹ thuật.
iii. Các đơn vị trực thuộc :
Xưởng sản xuất bia.
Trung tâm kinh doanh lương thực Cầu Giấy.
Trung tâm kinh doanh lương thực Gia Lâm.
Trung tâm kinh doanh lương thực Thanh trì.
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Tuy.
Xí nghiệp thủy sản Vĩnh Hà.
Xí nghiệp xây dựng số 2.
TT GTSP và Dịch vụ Vĩnh Hà.
Đây là hệ thống quản trị kiểu trực tuyến chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Hệ thống quản trị của công ty có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đạt đớc điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định giữa hệ thống trực tuyến và các bộ phận hoạt động chức năng khác.
Nhược điểm : làm cho chi phí kinh doanh cho hoạt động ra quyết định quản trị là lớn.
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty.
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Bộ Phận XNK
Phòng Hành Chính Bảo Vệ
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Market-ting
Phòng Tài Vụ
Phòng Kinh Doanh
Phòng Tổ Chức
Cửa Hàn Dịch Vụ I
Cửa Hàng Dịch Vụ N
Xưởng Chế Biến Gạo
Xưởng Sản Xuất Bia
Xưởng Sản Xuất Sữa Đậu Nành
Các Phân Xưởng
Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty doanh nghiệp nào cũng đều phải tổ chức bộ máy quản trị sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có với mục đích thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tại Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà bộ máy quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,theo cơ cấu tổ chức này thì Giám đốc trực tiếp điều hành và chịu trách nghiệm với cấp trên về quá trình và kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc Giám đốc có hai Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực cụ thể. Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hóa và tham mưu cho Giám đốc vừa đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn vừa đảm bảo gánh vác trách nhiêm quản lý chung.
Cụ thể, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
1. Ban Giám đốc : gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc .
Giám đốc : là người nắm quyền điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm quản lý chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và chịu trách nhiệm trước hôi đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Giám đốc : có nhiệm vụ cố vấn,trợ giúp cho Giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành và quản lý Công ty.
2. Các phòng ban chức năng :
Phòng Kỹ thuật : chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý máy móc thiết bị, hoàn chỉnh công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuất của máy móc thiết bị được diễn ra liên tục với công suất cao nhất….
Phòng kinh doanh : chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho các phương án kinh doanh của công ty đã được xét duyệt.
Phòng tổ chức : với chức năng tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự, nghiên cứu đề xuất về công tác cán bộ nhân lực quản lý và lao động. Quản lý tiền lương thu nhập của người lao động, các chế độ khen thưởng, kỷ luật, công tác công đoàn, chế độ BHXH,BHYT…..
Phòng Marketing : phân tích nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của công ty, tổ chức quản lý mạng lưới phân phối, tìm kiếm khách hàng, thị trường,giá cả, xúc tiến bán hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đưa ra các chiến lược marketing nhằm mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Phòng tài vụ : quản trị các hoạt động tài chính, thu chi, phân bổ ngân sách, thực hiện các khoản đóng góp với nhà nước với mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí và tối đa hóa giá trị thu được.
Phòng hành chính-bảo vệ : chịu trách nhiệm về công tác hành chính thông thường đối với một cơ quan, các nghiệp vụ văn phòng, tiếp khách, bảo vệ an toàn và ổn định sản xuất cho Công ty.
Bộ phận xuất nhập khẩu : thực hiện các công tác liên quan tới việc nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm phục vụ công tác sản xuất, các hoạt động lưu kho và xuất khẩu thành phẩm ra thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm xuất khẩu.
4. Đặc điểm kinh tế _ kĩ thuật của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà
4.1. Đặc điểm mặt hàng gạo của công ty
Trong số các mặt hàng lương thực thì gạo là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của công ty, còn các mặt hàng khác đêu tiêu thụ chỉ ở các tỉnh miền bắc với số lượng không nhiều và phụ thuộc theo mùa.
Trong thời kì còn bao cấp , các loại gạo mà công ty chế biến hầu hết là gạo mậu dịch có chất lượng thấp chỉ với mục đích để phụ vụ các tỉnh miền bắc chống đói và sản lượng lúc đó bị hạn chế bởi tổng công ty lương thực miền bắc. Ngày nay do cơ chế thị trường phát triển, công ty có cơ hội để xuất khẩu gạo ra nước ngoài nên việc giữ nguyên chất lượng gạo như trước đây là không thể tiêu thụ được. Trải qua một thời gian dài tham gia hoạt động xuất khẩu công ty đã thu mua v chế biến được rất nhiêù loại ngon như gạo Tám Thơm,gạo nếp Bắc Hương,gạo Hải Hậu, gạo Ấp Bẹ… được nhiều người tiêu dùng thích.
Công ty còn kinh doanh khá nhiều chủng loại mặt hàng khác như bột canh, bia ,tôm sú, sữa đậu nành … Tuy loại mặt hàng tương đối đa dạng nhưng đó chính là điểm yếu của công ty vì kinh doanh quá nhiều mặt hàng nên công ty đầu tư cho xuất khẩu gao chưa được thỏa đáng. Chính vì thế mà lợi nhuận do xuất khẩu gạo mang lại tuy lớn nhất so với các mặt hàng khác nhưng cũng không đủ bù đắp lợi nhuận chung cho cả công ty. Lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu gạo mang lại chỉ chiếm 35%_40% trong tổng số lợi nhuận công ty thu được.
Bảng 1 : tỷ trọng lợi nhuận và doanh thu các loại mặt hàng năm 2008
Chỉ tiêu
Tỷ trọng về doanh thu (%)
Tỷ trọng về lợi nhuận (%)
1. Mặt hàng gạo
55
40
2. Dịch vụ vận tải và xây dựng.
10
30
3. Nông sản.
30
25
4. Hoạt động khác
5
5
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu đồ 1 : Tỷ trọng lợi nhuận các mặt hàng của công ty.
Qua bảng 1 và biểu đồ ta thấy :
-Mặt hàng chủ yếu của công ty là Gạo chiếm 35-40% tổng lợi nhuận vì công ty công ty có chức năng kinh doanh chủ yếu là mặt hàng lương thực vừa khai thác lợi nhuận vừa tham gia bình ổn thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia nên mặt hàng chủ yếu của công ty là mặt gạo.
- Mặt hàng thứ yếu của công ty bao gồm nông sản chiếm 20-25% tổng loại nhuận như bột mỳ, sắn lát, ngô, lạc, vừng, thức ăn chăn nuôi gia súc, vật liệu xây dựng, phân bón, hàng tiêu dùng, sản xuất bột canh, sản xuất sữa đậu nành , nước tinh lọc, nuôi trồng thuỷ sản…Hoạt động khác chiếm 5-10% tổng lợi nhuận như dịch vụ cho thuê kho bãi,cho thuê văn phòng, dịch vụ dậy nghề,dịch vụ giứo thiệu việc làm .. Dịch vụ vận tải và xây dựng chiếm 30-35% tổng lợi nhuận. Công ty tổ chức xây dựng các công trình dân dụng,và hạng mục công trình công nghiệp. Ngoài ra công ty còn liên doanh với nước ngoài xây dựng avf kinh doanh một cao ốc văn phòng cho thuê tại hà nội..
4.2. Đăc điểm vốn cố định của doanh nghiệp
Bảng 2: tài sản cố định của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa năm 2005-2008
Đvt: VNĐ
Các tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1. Nhà của và vật kiến trúc.
26.012.609.711
12.795.996.299
2. Máy móc thiết bị
1.405.448.602
772.118.110
3. Phương tiện vận tải
1.526.205.288
425.425.895
4. Thiết bị văn phòng
418.934.132
189.834.210
5. Tài sản cố định khác
812.815.635
259.243.048
( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà khi cổ phần hóa ).
Tình hình sử dụng đất của Công ty :
Tổng diện tích là : 193.034,89 m2.
Diện tích đang sử dụng trong kinh doanh là 188.034,89 m2.
Đặc biệt khi phân tích về tài của doanh nghiệp thì Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là đơn vị có thế mạnh về bất động sản, với diện tích và vị trí thuận lợi. Đó là cơ sở cho việc khai thác các thế mạnh về nguồn lực đất đai như xây dựng khu chung cư, xây dựng nhà cao tầng cho thuê làm văn phòng…Cụ thể, nguồn lực về bất động sản của Công ty được thể hiện rõ qua bảng 3 phân bố dưới đây : (trang bªn)
Bảng 3: Nguồn lực bất động sản của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá
TT
Địa chỉ
Diện tích (m2)
Các giấy tờ có liên quan
1
25 An Dương-Yên Phụ-Tây Hồ-Hà Nội.
846
- Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 1961 CV/UB.
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
2
Thị trấn Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội.
2.654,5
- Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 2521 CV/UB.
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
3
9A-Vĩnh Tuy-Hai Bà Trưng-Hà Nội.
9.040
- Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 397 UB/KBCT.
4
Thị Trấn Gia Lâm-Ngọc Lâm-Long Biên-Hà Nội..
3.835
- Quyết định giao đất của UBND-TP Hà Nội số 5342 UBXDCB.
5
Thị Trấn Sài Đồng-Phường Sài Đồng-Long Biên-Hà Nội.
2.000
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
6
Thị Trấn Đức Giang-Long Biên-Hà Nội.
517
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
- Hồ sơ thửa đất.
7
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
202
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 0842 QSDĐ.
8
780 Minh KhaI-Hai Bà Trưng-Hà Nội.
918,5
- Hợp đồng thuê đất 10 năm.
- Đã có hồ sơ hợp thức.
9
Thị Trấn Văn Điển.
741
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
10
Phường Lĩnh Nam-Hoàng Mai-Hà Nội.
610
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
11
Thị Trấn Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội
625
- Hợp đồng thuê đất 10 năm.
12
Xã Tả-Thanh Oai-Thanh Trì-Hà Nội.
109
- Hợp đồng thuê đất 20 năm.
13
Cổ Bi-Gia Lâm-Hà Nội.
589
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
14
Uy Nố-Đồng Anh-Hà Nội
4.130
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
15
Xã Thụy Phương-Từ Liêm-Hà Nội
3.300
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
16
Cổ Nhuế-Từ Liêm –Hà Nội
2.130
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
17
Thạch Bàn-Gia Lâm-Hà Nội.
2.643
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
18
Tây Mỗ-Từ Liêm-Hà Nội.
4.490
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
19
45 Nguyễn Sơn-Ngọc Lâm-Long Biên-Hà Nội.
3.343
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
20
231 Cầu Giấy-Hà Nội.
2.018
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
21
Phố Thụy-Gia Lâm-Hà Nội
7.702
- Đã nộp hồ sơ hợp thức.
22
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
25.364
-Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.356.
23
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
15.089
- Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.356.
24
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
5.740
- Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.354.
25
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
5.349
- Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.299.
26
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
15.714
- Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.298.
27
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
12.046
- Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.352.
28
Xã Lịch Hội Thượng-Huyện Long Phú-Tỉnh Sóc Trăng..
4.900
Giấy chứng nhận QSD đất số AB-096.297.
( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà khi cổ phần hóa )
4.3. Vốn điều lệ của Công ty sau khi cổ phần hóa
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 43.000.000.000 tỷ đồng ( Bốn mươi ba tỷ đồng ). Trong đó cơ cấu sở hữu vốn điều lệ như sau :
Bảng 4: Cơ cấu sở hữu vốn sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa 2005-2008
STT
Phân theo đối tượng
Số cổ phần
Tổng trị giá
Tỷ lệ
1
Nguồn vốn Nhà Nước
2.193.000
21.930.000.000
51,00%
2
CB-CNV trong Công ty
358.100
3.581.000.000
08,33%
3
Cổ phần bán đấu giá
1.748.900
17.489.000.000
40,67%
Trong đó tổng khối lượng cổ phần bán đấu giá là 1.748.900 cổ phần, với mệnh giá là : 10.000 đồng/cổ phần và giá khởi điểm là : 10.020 đồng/cổ phần. Tại thời điểm ngày 31/03/2005, theo quyết định số 2605 QĐ/BNN-ĐMDN ngày 30/09/2005 về việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là 91.684.754.066 đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 43.460.108.623 đồng.
Giá trị doanh nghiệp phân theo tài sản :
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn : 91.684.754.066 đồng.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn : 61.458.679.685 đồng.
4.4. Đăc điểm lao động và trình độ lao động của doanh nghiệp
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm lập phương án cổ phần hóa 31/05/2005 là 264 người.Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động được thể hiện trong bảng 4 ( trang bên ).
Bảng 5: Cơ cấu lao động và phương án sắp xếp lại lao động sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Tiêu chí
Số lượng
Tỷ lệ
1. Phân theo trình độ.
264
100,00%
1. Đại học và trên đại học :
82
31,06%
2. Cao đẳng và trung cấp :
35
13,26%
3. Công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông :
147
55,68%
2. Phân theo tính chất hợp đồng lao động
264
100,00%
1. BGĐ và kế toán trưởng thuộc diện không ký hợp đồng :
06
2,27%
2. Hợp đồng không xác định thời hạn :
216
81,82%
3. Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm :
42
15,91%
3. Phương án sắp xếp lại lao động :
264
100,00%
1. Tổng số lao động Công ty :
224
84,85%
2. Tổng số lao động tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ :
82
31,06%
3. Tổng số lao động nghỉ việc theo Bộ luật lao động và chuyển công tác :
13
04,92%
( Nguồn : Bản CBTT của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà khi cổ phần hóa )
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của công ty. Chính con người là chủ thể để khai thác các yếu tố, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu con người có năng lực sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất , nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Sử dụng lao động theo trình độ ngành nghề: Mặc dù công ty vận tải, xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, song trình độ lành nghề của cán bộ công nhân viên và người lao đông cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty. Cụ thể là lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 31,6%. Lao động trình độ phổ thông la công nhân kĩ thuật chiếm 55.68%. Ở các bộ phận quản lý công ty và các phòng ban chức năng thì đa số là được bố trí sắp xếp theo đúng trình độ, còn ở các đơn vị sản xuất kinh doanh và trung tâm lương thực thì việc bố trí và phân công lao động chưa được đúng trình độ. Đây cũng là mọtt hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.
Sử dụng lao động theo chất lượng lao động hiện đại : Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đều là những người có trình độ, là những người có năng lực , kinh nghiệm và trách nhiệm trong công việc. Đội ngũ lao động trực tiếp có tay nghề cao và thường xuyên đào tạo và kiểm tra tay nghề.
Qua bảng 4 cho ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học không nhiều 82 người phân bố ở tất cả các phòng ban và các đơn vị trong công ty chiếm 31.06% tổng số cán bộ công nhân viên, số lượng lao động phổ thông và nhân viên kĩ thuật là 147 người chiếm 55.68%. Đây cũng là vấn đề nan giải mà công ty cần phải quan tam hơn nữa đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ.
4.5. Đăc điểm máy móc thiết bị -nguyên nhiên vật liệu sản xuất và tiêu thụ gạo của công ty
Phần lớn các máy móc thiết bị trong công ty đều đã lạc hậu, thời gian khấu hao đã hết nên hiệu quả của công việc chế biến gạo ít nhiều bị ảnh hưởng . Trước năm 1995, do chưa đầu tư được cả máy đánh bóng nên sản phẩm gạo của công ty đem ra thị trường bị đánh giá là rất thấp. Sau đó công ty đã bỏ vốn đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại hơn của Séc nên chất lượng sản phẩm đã có chuyển biến dõ dệt. Tuy nhiên sự thay đổi của khoa học công nghệ diễn ra theo từng năm nên cho đến nay dây chuyền đó đã kịp trỏ thành lỗi thời , sắp tới công ty cũng cần có sự thay đổi phù hợp về máy mó thiết bị để có được sản phẩm đáp ứng tốt nhất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Bảng 6: Máy móc phục vụ hoạt động chế biên gạo để xuất khẩu
Loại máy
Nước sản xuât
Năm sản xuât
Máy làm sạch
Việt nam
1995
Máy tách vỏ
Séc
1995
Máy chà gạo
Việt nam
1995
Máy đánh bóng
Mỹ
1997
Máy sàn phân loại
Mỹ
1996
Máy đóng bao
Việt nam
1994
Bảng 7: Trang thiết bị phục vụ sản xuất của công ty
Loại thiết bị
Năm săn xuât
Nước sản xuât
Giá trị ban đầu
Giá trị còn lại
Sản xuất gạo
1989
Nhật bản
500 Tr.đ
400 Tr.đ
Sản xuất sữa đậu nành
1993
Việt nam
500 Tr.đ
450 Tr.đ
Sản xuất bia
1980
Việt nam
1 tỷ .đ
800 Tr.đ
Qua bảng 5 v à bảng 6 ta thấy việc đầu tư vào máy móc thiết bị để cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm được công ty rất quan tâm thực hiện . Đặc điểm là việc đầu tư, cải tiến công nghệ chế biến gạo là công nghệ mới nhập từ nhật bản. Nên chất lượng sản phẩm gạo của công ty tăng lên dáng kể. Còn phần lớn công nghệ để sản xuất bia và sữa đậu nành là ở nội địa. Do vậy đã có anh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh các sản phẩm đó trên thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh lương thực công đoạn công đoạn chế biến và bảo quản có ý nghĩa rất quan trọng đối việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thực tế trong hoạt động kinh doanh lương thực người ta đã nguyên cứu và chỉ ra mức hao hụt lớn nhất là khâu say sát và bảo quản. Điều này thể hiện qua bảng 7 sau:
Bảng 8: tỷ lệ tổn thất hao hụt sau khi thu hoạch
Đvt: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ tổn thất
Tổn thất lúc thu hoạch
1,3_1,7
Tổn lúc vận chuyển
1,2_1,5
Tổn thất lúc đạp tuốt
1.4-1.8
Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch
1.9-2.1
Tổn thất lúc bảo quả._.n
3.2-3.9
Tổn thất lúc xay xat
4.0-5.0
Tổng cộng
13.0-16.0
(Nguồn số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê)
Đối với những dây chuyền công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ tổn thất, hao hụt còn lớn hơn nhiều. Hiện tại công ty vẫn đang sử dụng máy xay xát đánh bóng gạo của công ty Sinco được đầu tư 175 triệu đồng vào năm 1991.Quy trình hoạt động của máy này gồm các bước sau ( Xem sơ đồ 2 )
Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ chế biến gạo.
Nguyên liệu
Bóc tách vỏ trấu
Sàng tạp chất
Sàng tấm
Đánh bóng
Xát lần II
Xát lần I
Máy chọn hạt
Thành phẩm
Đóng bao
Phân loại
Sàng tạp chất
Áp dụng với gạo xuất khẩu 5% tÊm Công nghệ chế biến gạo được coi là hiện đại nhất khi mới đầu tư nhưng cho đến nay mặc dù thường xuyên được bảo trì công suất đã giảm đi rất nhiều, thành phẩm thu hồi trung bình chỉ đạt 60% gây lãng phí lớn và không đảm bảo được chất lượng. Công ty chỉ đảm bảo cung ứng loại gạo 10%,15%, và 25% tấm, đối với loại 5% tấm đòi hỏi chất lượng tiêu chuẩn khắt khe hơn thì vẫn chưa đáp ứng được. Tiêu chuẩn chất lượng gạo mà công nghệ xay xát của công ty vẫn đáp ứng cho khách hàng quen thuộc như sau:
Gạo trắng 15%, 25% tấm, xay xát kĩ đóng bao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu:
Bảng 8 sau đây cho ch úng ta thấy tiêu chuẩn chất lượng gạo.
Bảng 9: Tiêu chuẩn chất lượng gạo trắng 15-25% tấm
Tấm
15% (25%)
Tạp chất : - chất hữu cơ
- chất vô cơ
-thóc
0.5% tối đa
1% tối đa
25%/kg
Hạt phần
10% tối đa
Hạt vàng
1% tối đa
Hạt hỏng
2% tối đa
Hạt non
2% tôi đa
Hạt đỏ sọc đỏ
5% tối đa
Hạt nếp
1% tối đa
Không nhiễm trùng sống, không có hạt kim loại. Ngoài ra còn đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn xuất khẩu việt nam.
Gạo trắng 10% ( bảng 9 tiêu chuẩn chất lượng gạo trắng 10%) trang bên
Bảng10: Tiêu chuẩn chất lượng gạo trắng 10% tấm
Tấm
10% tối đa
Thủy phần
14% tối đa
Tạp chất
: 0.2% tối đa
Không có côn trung sống và aflatoxin sau khi hun trùng trên tầu.
Ngoài ra còn đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu việt nam.
Khả năng xuất khẩu gạo cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ chế biến và bảo quản và nó cũng ảnh hưởng gái gạo từng loại. Ví dụ năm 2002 tính bình quân chung giá gạo : Loại 5% tấm vào khoảng 185-195 USD/tấn, loại 25% tấm vào khoảng 165-175 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu bình ổn và mức khá cao đã tác động làm cho giá lúa gạo của cả miền bắc vận động theo chiều hướng tích cực, người sản xuất cũng thấy lợi.
So với công nghệ chế biến hiện nay trên thị trường thì công nghệ của công ty vào loại trung bình. Để đạt được chất lượng cao hơn thì phải đầu tư công nghệ mới có thêm công đoạn sàn phân li thóc gạo và sàng tạp chất của thóc. Như vậy đối với những bạn hàng hiện nay thì công nghệ chế biến của công ty đủ đáp ứng đòi hỏi về chất lượng. Nhưng trong tương lai để canh tranh được thì công ty cần phải có sự đầu tư công nghệ mới và nâng cấp kho chứa đủ tiêu chuẩn để bảo quản dự trữ.
Hiện nay kho dự trữ nguyên liệu 500 m2, kho thành phẩm 200m2 đều được cải tạo từ các gara sửa chữa ô tô trước đây nên không đảm bảo chất lượng. Hệ thống kho này thực chất chỉ là các kho chứa trong một thời gian ngắn bởi vì nền kho được đỏ pê tông chắc chắn không được cách ẩm, gió, ánh sáng thích hợp đều chưa đạt tiêu chuẩn. Điều này khiến tỷ lệ hao hụt cao giảm chất lượng đặc biệt vào mùa hè. Khi có nhiệt độ cao hơi nước trong gạo bốc lên gây mốc ẩm... Đây là một trong những yếu điểm mà công ty cần khắc phục ngay để đảm bảo chất lượng gạo đủ sức cạnh tranh trên thi trường quốc tế.
Tổng tích lượng kho của công ty la 50000 tấn, tất cả kho tàng của công ty trong năm vừa qua đã được sữa chữa lại cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Vì công ty có mặt bằng rộng rãi nên các kho được tập chung , không phân tán tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển. Vào các thời gian trong năm các kho đều được sử dụng với hiệu suất là 100%, trong đó có khoảng 60% kho được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, còn lại 40% là để cá nhân tổ chưc khác thuê.
Những điểm thuận lợi đó giúp công ty chủ động trong việc dự trữ sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản tốt được thành phẩm sản xuất ra và hàng năm thu được khoản lợi nhất định từ việc cho thuê nhà xưởng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn nhờ đáp ứng kịp thời nhu cầu trên thị trường và tao ra sản phẩm đươc tốt.
Phần 2
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biên lương thực vĩnh hà
1. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà
1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi doanh nghiệp cổ phần hóa
a. Thuận lợi trong quá trinh sản xuất kinh doanh
Là doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác một lượng lớn tài sản, cơ sở vật chất kĩ thuật, kho tàng, đất đai…( như đã nêu trong phần nguồn lực ).
Trong những năm qua Công ty không ngừng mở rộng về quy mô, sát nhập thêm nhiều đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty.
Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
b. Khã kh¨n trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt kinh doanh
Số lượng lao động đông nhưng trình độ lao động nhìn chung thấp do được chuyển từ chế độ bao cấp sang. Điều này làm cho chi phí lao động sống tăng nhưng năng xuất lao động không tăng kịp với tốc độ tăng chi tiền lương cùng các khoản chi phí có tính chất lượng khác.
Nguồn vốn tuy lớn nhưng cơ cấu vốn cũng như hình thái vật chất của nó lạc hậu đặc biệt là hệ thống kho tàng xuống cấp nghiêm trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn…Điều này làm cho khả năng sinh lời bị hạn chế.
Nhận thức tư tưởng của người lao động chưa kịp với yêu cầu đổi mới trong quản lý và chuyển đổi sang cơ chế thị trường
Trong những năm tríc khi doanh nghiÖp cæ phÇn hãa miền Bắc gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xuất khẩu lương thực. Việc xuất khẩu lương thực của Công ty được thực hiện thông qua hình thức cung ứng cho Tổng Công ty lương thực Miền Bắc. Hoạt động kinh doanh lương thực nội địa mang tính thời vụ.Hơn nữa, Công ty lại nhận sát nhập một số đơn vị thành viên của Tổng Công ty, nên Công ty phải ổn định lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất kinh doanh, do vậy mà sản lượng và doanh thu của Công ty qua những năm qua bị hạn chế.
c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 11: Kết quả sản xuất kinh doanh trươc khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Đơn vị :1.000.000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Doanh thu thuần
103.063
142.702
151.569
2
Tổng nguồn vốn
60.222
66.115
63.383
3
Vốn Nhà nước
35.352
41.204
41.362
4
Lợi nhuận trước thuế
333
29
220
5
Lợi nhuận sau thuế
183
21
158,4
6
Tỷ suất LNST/Vốn NN
0,52%
0,05%
0,38%
7
Lao động thường xuyên ( Người )
441
330
264
8
Thu nhập bình quân
( /người/tháng )
1,22
1,38
1,42
9
Nộp ngân sách
2.253
1.900
999,7
10
Nợ phải trả
18.835
21.707
18.811
Trong đó :
- Nợ vay ngắn hạn
3.950
1.000
2.000
- Nợ dài hạn
-
-
-
- Nợ ngân sách
290
301
999
- Nợ khác
14.595
20.406
15.812
11
Nợ phải thu
17.181
19.978
11.466
12
Nợ khó đòi
464,89
464,89
-
( Nguồn : CBTT công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
1.2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp cổ phàn hóa
a. Thuận lợi trong quá trình kinh doanh
Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động lâu năm trong ngành lương thực nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh lương thực khi chuyển sang Công ty cổ phần sẽ có lợi thế và điều kiện tốt để tiếp tục kế thừa và phát huy trong kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột phá nhất định trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách của Nhà nước vào hoạt động thực tế của Doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp có trụ sở chính nằm tại vị trí đắc địa tại Thành Phố Hà Nội, hiện đang trực tiếp quản lý và sử dụng một diện tích đất đai lớn, có lợi thế đáng kể trong việc khai thác nguồn thu từ bất động sản, tiếp cận các dịch vụ và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng kinh tế vùng cũng như nền kinh tế quốc dân.
Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần hóa tạo điều kiện cho Công ty thu hút vốn đầu tư, nâng cấp các nguồn lực,….nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn tiềm ẩn như : Kinh doanh lương thực nội địa gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, nhận thức của người lao động chưa theo kịp yêu cầu của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
b. Khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Kinh doanh lương thực nội địa nhìn chung trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, các ngành nghề mới xâm nhập vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động chưa theo kịp nhu cầu của quá trình đổi mới cơ chế thị trường.
Giai đoạn đầu hoạt động Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong điều hành do sự chuyển đổi hình thức kinh doanh. Một số lĩnh vực đầu tư chiếm khối lượng vốn khá lớn nhưng trước mắt còn chưa có hiệu quả, phải lấy kết quả sản xuất kinh doanh từ nguồn khác để bù vào chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công ty cũng rất cần nâng cao trình độ đội ngũ lao động do nhu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ đào tạo lại để tiếp tục sử dụng lao động có hiệu quả.
Ngoài ra, các yếu tố mới về môi trường với doanh nghiệp cổ phần hóa vừa là thuận lợi vừa là khó khăn đối với công ty trong giai đoạn đầu cổ phần hóa.
Hoạt động của Công ty đòi hỏi nhu cầu vốn lớn và các hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ có nguy cơ thiếu vốn nếu như không tìm kiếm được nguồn vốn đáp ứng yêu cầu.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do quá trình mở của thị trường trong giai đoạn thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Ngoµi ra cßn rÊt nhiÒu rñi ro khac n÷a nh:
Rủi ro do biến động kinh tế, mà hiện tại là ảnh hưởng lớn lao của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 đầu năm 2009.
Rủi ro do chính sách phát triển kinh tế.
Rủi ro cạnh tranh.
Rưi ro khác.
c. KÕ ho¹ch ®Ò ra vµ kÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh ®¹t ®îc sau khi doanh nghiÖp thùc hiÖn cæ phÇn hãa
C¨n cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty trước khi cổ phần hóa cũng như thuận lợi và khó khăn sau khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thái Công ty cổ phần, Công ty dự kiến mội số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 3 năm sau cổ phần hóa như sau :
B¶ng 12: KÕ ho¹ch s¶n xuÊt kinh doanh n¨m 2006_2009
Đơn vị : 1.000.000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn điều lệ
43.000
43.000
43.000
2
Doanh thu
120.000
132.000
150.000
3
Chi phí
117.420
128.990
145.222
4
Lợi nhuận trước thuế
2.580
3.010
4.778
5
Lợi nhuận sau thuế
2.580
3.010
3.440
6
Lợi nhuận sau thuế/VĐL( %) )
6,00
7,00
8,00
7
Thu nhập bình quân(người)
1.590
1.710
1.860
8
Số lao động bình quân(gnưòi)
199
214
224
9
Tỷ lệ chi trả cổ tức ( % )
6,00
7,00
8,00
( Nguồn : CBTT công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà ).
Để đạt được các chỉ tiêu trên, Công ty có một số biện pháp trước mắt như sau:
Tận dụng khai thác mặt bằng kho bãi để tăng diện tích sử dụng cho thuê và giá cho thuê tăng từ 20 – 30 % ( tương đương từ 1,4 đến 1,8 tỷ đồng ).
Tăng cường các biện pháp để đưa các dự án đầu tư từ những năm trước ( Liên doanh FTC – Tungshing,nuôi trồng thủy sản tại Nam Bộ ) nay đã hoàn thiện đưa vào sử dụng sẽ làm lợi nhuận tăng thêm 1,2 đến 1,5 tỷ đồng.
Cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, xây dựng một cơ chế quản lý năng động hiệu quả, huy động được các nguồn lực vốn của cán bộ công nhân viên, các nhà đầu tư, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu chính. Nâng cao trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Lãnh đạo, công nhân viên đáp ứng có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 13: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006_2008
Đơn vị : 1.000.000 đồng.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Vốn điều lệ
43.000
43.000
43.000
2
Doanh thu
151.000
290.000
410.000
3
Chi phí
150.500
288.900
406.200
4
Lợi nhuận trước thuế
500
1.100
3.800
5
Lợi nhuận sau thuế
360
792
2736
6
Lợi nhuận sau thuế/VĐL ( %) )
0,84
1,84
6,36
7
Thu nhập bình quân
1.780
1.980
2.140
8
Số lao động bình quân (người) )
217
223
246
9
Tỷ lệ chi trả cổ tức ( % )
6,00
7,00
8,00
( Nguồn : Số liệu kết quả kinh doanh Phòng Tổ chức – Hành chính ).
Trong đó, nộp ngân sách Nhà nước như sau :
Bảng 14: Nộp ngân sách nhà nước
Đvt: Đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
4.000.000.000
3.100.000.000
5.100.000.000
Qua bảng 12 trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận các năm đều tăng với tốc độ tăng ổn định doanh thu năm 2007 tăng 139 000 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 92.05%. Năm 2008 tăng 120 000 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 29.27%. Như vậy tốc độ tăng doanh thu rất khả quan đồng thời công ty cũng nộp cho ngân sách nhà nước cũng tăng dần qua các năm. Lợi nhuận năm 2007 tăng so 432 000 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng tốc độ tăng là 120%. Lợi nhuận năm 2008 tăng 1944 000 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 245%. Như vậy lợi nhuận qua các năm tăng khá cao điều đó làm cho thu nhập của người lao động cao hơn giúp cải thiện cuộc sống cho người lao động. Qua bảng 12 thấy được thu nhập bình quân của người lao động tăng qua các năm từ 1780000 năm 2006 lên 1.98 triệu nănm 2007 tương ứng tốc độ tăng là 11.23 % năm 2008 thu nhập bình quân người lao động tăng 160000 tương ứng với tốc độ tăng là 7.4%. Số lao động bình quân cũng tăng đều qua các năm từ 217 ngưòi năm 2006 lên 246 ngưòi năm 2008. Chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất, có chiến lược kinh doanh hiệu quả nên doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm.
So sánh 2 bảng 11 và 12 cho thấy công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra cụ thể như sau: Năm 2006 doanh thu tăng so với mục tiêu đề ra là 31 000 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 25.8%. Năm 2007 doanh thu tăng 158.000 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 119.7%. Năm 2008 doanh thu tăng 260.000 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 173.3%. Công ty cần phát huy cho những năm tới.
2. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà
2.1. Tổng quan chung về thị tr ường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Công ty vận tải _xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà hoạt động xây dựng chủ yếu trên địa bàn 28 tỉnh thành phố miền bắc. Công ty có một vị trí xây dựng và điều kiện kinh doanh khá thuận lợi, với mtj bàng rộng 2 ha nằm ngoài vành đai thành phố, rất thuận tiện trong việc giao dịch buôn bán và vận chuyển hàng hóa. Tại khu vực thị trường này đang diễn ra tôcs độ đô thị hóa khá nhanh với các trung tâm kinh tế vừa và lớn như : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Thành PHố Vinh, Thành Phố Hồ Chí Minh...điều này sẽ góp phần tăng nhanh thu nhập và nhu cầu tiêu dùng nói chung của dân cư trong tương lai.
Sự ổn định về chính trị –xã hội và kinh tế đất nước trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chịu áp lực cạnh tranh do quá trình hội nhập và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á. đã tác động tích cực tới quá trình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong khu vực trong đó có công ty cỏ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà .
Trong những năm gần đây , công ty vận tải _xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà đã lựa chọn sản xuất ba mặt hàng chính đó là: Gạo, bia và sữa đậu nành lương thực. Những sản phẩm của công ty phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày.Do đặc điểm về ngành hàng kinh doanh khác nhau nên nguyên liệu để sản xuất ba mặt hàng trên cũng rất phong phú. Do đó máy móc, trang thiết bị va công nghệ sản xuất cũng khác nhau.
Hiện nay theo trương trình phòng chống bướu cổ quốc gia, công ty đang tiến hành sản xuất bột canh i ốt.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia hơi, gọa, giống như các sản phẩm của công ty với cơ cấu, chủng loại, chất lượng vô cùng phong phú và đa dạng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Nhưng nhờ lợi thế về vốn, nguồn nhân lực và với phương châm kinh doanh “ uy tín đi đầu, chất lượng đảm bảo “ toàn thể công nhân viên trong công ty không ngừng phấn đấu cho sự phát triển nền văn hóa công ty để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà
Bảng 8 trình bày về số liệu tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty đã chỉ ra xu hướng chung là các sản phẩm của công ty như gạo sữa đậu nành và bia hơi là các mặt hàng đạt mức tiêu thụ tăng ổn định trên thị trường . chính vì vậy doanh thu của công ty năm sau bao giờ cũng tăng hơn so với năm trước ; và doanh thu của 3 sản phẩm gạo, sữa đậu nành và bia cũng tăng theo từng năm.
Ngoài doanh thu từ các mặt hàng chính công ty còn có một khoản lợi nhuận thu về các hoạt động dich vụ khác: Ví dụ như dịch vụ vận tải, dịch vụ xây dựng, dịch vụ cho thuê kho tàng, nhà xưởng đất đai, dịch vụ thủy sản … Đây chính là nguồn thu không nhỏ đóng góp vào tổng doanh thu của công ty Vĩnh Hà
Bảng 15: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003_2008
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Tổng doanh thu
Tr.đ
103.063
142.702
151.569
151.000
290.000
410.000
2. Mặt hàng
- Gạo :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Tấn
Tr.đ
27.000
56.685
28.000
78.486
28.500
83.363
29.300
83.050
30.180
159.500
34.430
225.500
- Sữa đậu nành :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Lít
Tr.đ
240.000
20.613
250.000
28.540
270.000
30.314
295.000
30.200
620.000
58.000
654.000
82.000
- Bia :
+ Sản lượng tiêu thụ
+ Doanh thu
Tấn
Tr.đ
270.000
15.460
280.000
21.405
280.000
22.735
285.000
22.650
300.000
43.500
324.000
61.500
- Doanh thu từ các hoạt động khác.
Tr.đ
10.306
14.270
15.157
15.100
29.000
41.000
3. Tổng nguồn vốn hoặc VĐL sau CP.
Tr.đ
60.222
66.115
63.383
43.000
43.000
43.000
4. Lợi nhuận trước thuế
Tr.đ
333
29
220
500
1.100
3.800
5. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
183
21
158,4
360
792
2.736
6. Tổng số CBCNV
Người
441
330
264
217
223
246
7. Thu nhập BQ người/tháng
Tr.đ
1,22
1,38
1,42
1.78
1.98
2.14
( Nguồn : Phòng Kinh Doanh )
Bảng 16: Tỷ trọng doanh thu mặt hàng gạo so với tất cả các mặt hàng
Năm
Doanh thu gạo( triệu đồng)
Tổng doanh thu (triệu đồng)
% doanh thu gạo (%)
2003
56.685
103.063
55.0003
2004
78.486
142.702
54.9999
2005
83.363
151.569
55.0000
2006
83.05
151
55
2007
159.5
290
55
2008
225.5
410
55
Dựa vào bảng 14 cho thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm gạo là cao nhất trong tất cả các mặt hàng vì sản phẩm sản xuất tiêu thụ chủ yếu của công ty là mặt hàng gạo. Qua bảng 15 cho thấy doanh thu mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng lớn so với tổng doanh thu của công ty và ổn định qua các năm từ 2003-2008 sấp xỉ 55% so với tổng doanh thu. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư,mở rộng sản xuất mặt hàng chủ yếu của mình là gạo để góp phần làm tăng tổng doanh thu của công ty. Trong những năm qua công ty đã chú trọng đầu tư các dây chuyền công nghệ cao để sản xuất Gạo, tổ chức công tác tốt kho bảo quản và tiến hành sản xuất Gạo trên dây truyền tiên tiến vì thế mà khối lượng sản phẩm gạo tiêu thụ ngà càng nhiều qua các năm. Hơn nữa công ty cũng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt công tác dich vụ sau khi bán hàng mà giá của sản phẩm gạo của công ty trên thị trường ngày một tăng. Vì thế doanh thu mặt hàng gạo của công ty từ năm 2003-2008 tăng khá mạnh từ 56.685 tấn lên đến hơn 200.000 tấn.
2.3. Các thành tựu đã đạt được trong công tác tiêu thụ thụ sản phẩm:
Một phương án khả thi bao giờ củng phải đầy đủ các luận chứng xác thực và tiết kiệm chi phí. Đó là yêu cầu mà công ty đặt ra và yêu cầu các phòng ban thực hiện.
Tại công ty vận tải_ xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, trước khi thực hiện thương vụ, các phương án đưa ra luôn đề cập tới vị thế của công ty trên thị trường, lợi thế của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng đối với sản phẩm sữa đậu nành, về bao bì đối với sản phẩm gạo và về chất lượng với cả 3 sản phẩm, khả năng đáp ứng yêu cầu về hàng hóa và phục vụ khách hàng, dự kiến doanh thu và chi phí bán hàng... Điều này tạo ra sự chủ động của nhân viên khi bắt tay vạo thực hiện thương vụ.
Hiện tai cơ cấu tổ chức của công ty là tương đối hợp lý và phù hợp với dặc điểm kinh doanh của sản phẩm gạo, sữa đậu nành và bia hơi trên thị trường miền bắc.
Thông qua các báo cáo, các thông tintuwf các phòng ban phản hồi trong kì trước mà ban giám đốc đã có cơ sở để đưa ra chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công việc trong kì hiện tại.
Các công việc chuẩn bị phương tiện làm việc cho nhân viên, hàng hóa để gao cho khách hàng được sự quan tâm của ban giám đốc công ty. Các đưn vị đặt hàng của khách hàng (các đại lý) được cập nhật thường xuyên và thông báo cho bộ phận kho và giao nhận để họ có thể chủ động sắp xếp, vận chuyển cho khách hàng kịp thời.
Mặc dù đã thường xuyên nhận được sự hỗ chợ của ban giám đốc vế nguồn hàng xong vào những thời gian cao điểm vãn không đủ cung ứng số lượng sản phẩm ra thi trường (vì tính chất của các sanr phẩm như sữa đậu nành, bia hơi mang tính mùa vụ ) do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tiêu thụ của công ty, mức độ hoàn thành chỉ tiêu của cán bộ công nhân viên cũng như uy tín của công ty trên thị trường.
Mặc dù công ty nhận được nhiều chính sách bảo hộ cho sản phẩm sản xuất song trong quá trình quản lý lại lỏng lẻo rất dễ tạo cơ hội cho nhiều cơ sở sản xuất hàng giả lấy nhãn hiệu của công ty để hoạt động. Trong điều kiện mặt hàng bán chạy, những cơ sỏ này rất năng động ,họ làm hàng giả lấy nhãn hiệu và kiểu dáng của công ty nên việc kiểm soát đối với công ty là rất khó khăn. Điều này củng ảnh hưởng nhiều đến hoạt đông tiêu thụ và uy tín của công ty.
Chính sự nỗ lực toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vĩnh Hà trong những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Bảng số liệu sau đây cho thấy tác động tích cực đó đên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần xây dựng và chế biến lương thực vĩnh hà.
3.1 Phân tích tình hình thực hiện hoạt động tiêu thụ Gạo của công ty Vĩnh Hà
a: Tổng quan vế tình hình xuất khẩu gạo của cả nước
Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích gieo lúa cả nước năm 2004 la 7.36 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 4,7 tấn/ha, sản lượng cả nước ước khoảng 36 triệu tấn; trong đó vụ đông xuân chiếm 48.5%, vụ hè thu chiếm 28% và vụ mùa (chủ yếu là các tỉnh miền bắc) khoảng 23,5%. Sản lượng tăng do thời tiết thuận hòa , giá lúa luôn ở mức cao, phân nước đầy đủ , cơ cấu giống đa dạng; các địa phương đã chú trọng hơn việc xác định cơ cấu giống lúa thích hợp theo hướng sản xuất lúa hàng hóa với chất lượng cao, phục vụ xất khẩu và tiêu dùng. Các giống lúa thơm dặc sản và lúa nếp có giá trị xuất khẩu cao cũng được mở rộng diện tích.
Thực tế thị trường gạo trong nước có cạnh tranh cũng chỉ là sự canh tranh giữa các đơn vị thành viên của 2 tổng công ty, tuy nhiên do có sự điều chỉnh của nhà nước mà số lượng gạo xuất khẩu cũng như số các đơn đặt hàng đã được chỉ định cụ thể cho từng công ty.
Gạo là lương thực tiêu dùng tại chỗ của nhiều nước nhưng trong thương mại quốc tế gạo chiếm phần kém quan trọng hơn lúa mỳ rất nhiều. Lượng gạo đưa ra trao đổi trên thi trường từ 1989 đến 2005 dao động trên dưới 25 triệu tấn, chiếm 20-22% sản lượng và khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu lương thực. Xuất khẩu gạo thế giới tập chung chủ yếu tập chung ở các nước đang phát triển. Suôt nhiều thập niên qua, các nước đang phát triển chiếm từ 75-80% tổng lượng xuất khẩu gạo thế giới, những năm gần đây đã chiếm 80%, phần còn lại dưới 20% là của các nước đang phat triển. Xét theo phạm vi đại lục thì Châu xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng trung bình 77%, tỷ trọng nhập khẩu đạt 56%. Thứ đến là châu mỹ với tỷ trọng xuất khẩu lên tới 20%, tỷ trọng nhập khẩu là 17%. Cả 3 châu còn lại là Châu Âu , Châu Phi, Châu Đại Dương chiếm khoảng 5% tổng xuất khẩu và 27% tổng nhập khẩu gạo trên toàn thế giới. Ngoài trao đổi nnooij bộ dòng gạo trên thế giới chảy lớn nhất từ Châu á sang Châu Âu khoảng gần 1 triệu tấn.
Chúng ta đã biết Thái Lan ,Mỹ, ấn Độ, là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay. Do vậy họ đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định về thị trường và khách hàng. Gạo của các nước này là những loại đã có thương hiệu và thực chất rất chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về độ ẩm ,độ thơm cũng như về mặt bảo quản.
Việc xâm nhập và mở rông thị trường của Việt Nam trong những năm đầu gặp sự cạnh tranh quết liệt của Thái Lan. Trong những năm gần đây do tích cực mở rộng quan hệ và tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nên thị trường xuất khẩu gạo đã có những thay đổi dõ dệt theo hướng đa dạng hơn. Hiện nay Gạo của việt nam đã có mặt 40 quốc gia trên thế giới và được tiêu thụ trên các thị trường chính như ở Irap, Cu Ba, Triều tiên, Châu phi. Đây là những thị trường mà gạo của việt nam có sức cạnh tranh cao với ưu thế giá rẻ ( thậm chí cu ba còn được trả chậm) và đòi hỏi phẩm chất gạo trung bình. Còn những thị trường cao cấp với tiềm năng ngoại tệ lớn như Châu âu thì chất lượng gạo của nươc ta rất khó có thể cạnh tranh với Mỹ và Thái Lan. Trong những năm gần đây sản lượng gạo của việt nam xuất khẩu ngày càng cao, để làm được điều này tổng công ty lương thực cả 2 miền luôn chủ động sang các nước bạn tìm kiếm hợp đồng, tìm kiếm thị trường. Đặc biệt khi khai thác thị trường Châu âu loại gạo đại trà của ta không thể vào được vì không thể cạnh tranh nổi với gạo của Thái Lan hay Mỹ. Do đó chúng ta chỉ xuất khẩu các loại gạo có độ thơm đặc biệtnhuw gạo Móng Chim của vùng duyên hải, gạo nếp... và chủ yêu cho tiêu dùng việt kiều ở Nga ,Đức,CH Séc, Ba Lan...
Trong những năm gần đây, thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Bên cạnh những quốc gia có xu hướng tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan, thì có những nước có xu hướng ngược lại như ấn Độ, Pakistan. Tuy nhiên sự biến động có xu hướng trai ngược nhau này không ảnh hưởng tới lượng gạo xuất khẩu trên thế giới, mà ngược lại lượng gạo trên thế giới có xu hướng tăng trong 5 năm trở lại đây.
b: Tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong những năm qua
Công ty kinh doanh vận tải lương thực vĩnh hà là một trong số 35 thành viên của tổng công ty lương thực miền bắc- một trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất của việt nam ( năm 2004 tổng công ty lương thực miền bắc xuất khẩu trực tiếp 659.500 tấn, ủy thác 375.000 tấn, chỉ sau công ty lương thực miền nam là 2.662.113 tấn )_ do đó hàng năm công ty được giao nhiệm vụ cung ứng gạo xuất khẩu gạo cho tổng công ty hoạc có thể thực hiện xuất khẩu nếu đàm phán, kí kết được hợp đồng. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy hoạt động kinh doanh gạo xuất khẩu đã đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Trong tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ có kinh doanh gạo xuất khẩu và dịch vụ cho thuê kho bãi là thực sự có lãi. Còn những hoạt động khác được duy trì nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân viên. Vì vậy mặc dù kết quả do hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đem lại rất lớn nhưng kết quả của công ty lại không cao. Việc lấy lợi nhuận từ hoạt động này bù đáp cho hoạt động khác tới tái đầu tư nhằm mở rộng kinh doanh gạo xuất khẩu của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong thời ki cạnh tranh ngày càng gay gắt như bây giờ va cuộc khủng hoảng hiện tại. Đây là một vấn đề nan giải và khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh trên thương trường của các doanh nghiệp.
Bảng 17: So sánh kinh doanh gạo xuất khẩu và gạo nội địa
của công ty vĩnh hà
Năm
Số lượng
Giá trị
xuất khẩu( tấn)
tỷ lệ (%)
nội địa (tấn)
tỷ lệ (%)
xuất khẩu (tấn)
tỷ lệ (%)
nội địa (tấn)
tỷ lệ (%)
2006
15.693,3
62,65
9.355,7
37,3
42.528,8
68,4
19.646,9
31.6
2007
17.601,9
56,76
13.411,6
43,24
44.004,7
61,03
28.105,9
38.97
2008
18.355,8
54,7
15.183
46,3
45.196,1
57,5
33.402,6
43.0
Nhìn bảng 15 cho thấy số lượng và gía trị gạo xuất khẩu qua các năm 2006, 2007, 2008 bao giờ cũng cao hơn gạo nội địa điều đó cho thấy sản phẩm gạo của công ty chủ yếu là để xuất khấu . Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu phi, Irap, Cu Ba, mỹ, Châu á... Trong những năm gần đây sản lương gạo xuất khẩu của việt nam xuất khẩu ngày càng tăng để làm được điều này công ty luôn phải chủ động đi sang các nước bạn tìm kiếm các hợp đồng , tìm kiếm thị trường. Đặc biệt khi khai thác thị trường Châu âu loại gạo đại trà là không thể xuất khẩu được vì không thể cạnh tranh được với gạo của Thái Lan và Mỹ. Do đó công ty đã có biện pháp xuất khẩu các loại gạo có độ thơm đặc biệt như gạo Móng Chim của vùng duyên hải, gạo Nếp.. chủ yếu tiêu dùng Việt kiều ở Nga, Đức, CH séc, Ba Lan.. xuất khẩu gạo của công ty chủ yếu vào thị truờng Châu á , Châu Phi và Trung Đông... Trong những năm gần đây , thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Bên cạnh những quốc gia có xu hướng tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan và Việt nam thì lại có những quốc gia có xu hướng ngược lại như Ấn độ, Pakítan.
Là một doanh nghiệp kinh doanh lương thực công ty vừa được hưởng những đặc quền trong sản xuất gạo đồng thời cũng phải thực hiện những trách nhiệm đối với nhà nước như phải mua tạm trữ gạo, phải mua lương thực đưa vào dự trữ lưu thông để khi có sự biến động về giá sẽ có lực lượng can thiệp kịp thời.Do đó hoạt động kinh doanh gạo nội địa của công ty hoạt động không mấy hiệu quả. Giá trị cũng như sản lượng kinh doanh thường thấp hơn nhiều so với kinh doanh xuất khẩu. Để thấy rõ hiệu quả của kinh doanh gạo ta càn phân tich bảng sau:
Bảng 18: Kết quả xuất khẩu gạo của công ty v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2467.doc