Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ

MỤC LỤC Lời mở đầu ********************* Phần 1: Cơ sở lý luận Khách sạn và hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Khách sạn Khái niệm Tiêu chuẩn xếp hạn khách sạn Sự ảnh hưởng của hạng khách sạn đến hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh. Khái niệm Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh + Yếu tố chủ quan + Yếu tố khách quan Chi phí kinh doanh. Doanh thu & Lợi nhuận Chi phí kinh doanh Khái niệm Ảnh hưởng chi phí kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh Doanh thu & Lợi nhuậ

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Khái niệm + Doanh thu + Lợi nhuận Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Doanh thu và lợi nhuận có phải là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả kinh doanh ********************* Phần 2: Thực trạng về hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Nhà Cổ 2.1. Khái quát về khách sạn Nhà Cổ 2.1.1. Quá trình hình thành 2.1.1.1. Yếu tố tác động đến việc thành lập khách sạn Nhà Cổ 2.1.1.2. Thời gian và địa điểm thành lập 2.1.1.3. Ảnh hưởng của thời gian và địa điểm thành lập đến hiệu quả kinh doanh 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Nhà Cổ 2.1.3. Tổ chức bộ máy của khách sạn Nhà Cổ 2.2. Hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ hiện nay 2.2.1. Nhận xét chung quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian 4 tháng đầu năm 2009 2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 2.2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian 4 tháng đầu năm 2009 ********************* Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Nhà Cổ 3.1. Vấn đề đặt ra cho khách sạn Nhà Cổ đối với hiệu quả kinh doanh như hiện nay 3.2. Yếu tố ảnh hưỡng đến hiệu quả kinh doanh 3.3. Nhận xét về hiệu quả kinh doanh của khách sạn Nhà Cổ 3.4. Đề xuất ý kiến ********************* Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Kinh doanh du lịch! Đây là ngành đang rất được quan tâm trong thời đại công nghiệp hiện nay. Bởi vì nó có rất nhiều ưu điểm mà các ngành kinh doanh khác không có, đó là: Du lịch góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch là sứ giả của hòa bình, của tình hữu nghị, là sự kết nối năm châu. Du lịch còn là sứ giả của lòng yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc. Không những thế, du lịch còn có ưu điểm khá quan trọng liên quan đến vấn đề được cả thế giới quan tâm đó chính là môi trường. Bởi vì “Ngành du lịch là ngành công nghiệp không khói”. Việt Nam đã hội tụ được tất cả những điều đó vì vậy ngành du lịch trên đất nước hình chữ S này đang trên đà phát triển và phát triển hơn nữa. Hòa cùng xu hướng phát triển chung của đất nước, Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng cũng đã và đang ra sức phấn đấu trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành du lịch góp phần đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy ở nơi đây, một Hội An sầm uất của thế kỷ 16-17 và một Hội An lung linh huyền ảo của những đêm rằm của thế kỷ 20-21 cũng đang trở mình trong vòng xoáy của ngành kinh doanh du lịch. Để giữ gìn và phát huy hơn nữa những gì đã đạt được Đảng Bộ Hội An đã có những biện pháp, chính sách thu hút Kinh doanh du lịch như tổ chức các lễ hội, các hành trình di sản... Những hoạt động đó đã thu hút du khách đến với Hội An. Du khách đến với Hội An để tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ, để được nghỉ ngơi trong khách sạn của phố cổ Hội An. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của du khách một số khách sạn ở Hội An đã được thành lập với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ nhân viên thân thiện với trình độ chuyên môn cao. Và khách sạn Nhà Cổ cũng là một trong những khách sạn như vậy. Dù lượng khách đến Hội An ngày càng cao nhưng cũng cần phải đặt ra câu hỏi là họ cần gì? Nhà sản xuất cần phải cung cấp những gì? Vì vậy mỗi khách sạn cần phải có chính sách, biện pháp cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệu quả. Trước tình hình kinh doanh như vậy thì: Để thu hút khách nhà cung ứng cần phải làm gì? Giải pháp nào để có một nguồn doanh thu ổn định, nâng cao được hiệu quả kinh doanh? Đó là những vấn đề được nhà quản lý quan tâm. Vì lẽ đó mà trong thời gian thực tập tại khách sạn Nhà Cổ cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn Nhà Cổ”. Tuy nhiên thời gian thực tập không cho phép và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành từ ban giám đốc, anh chị nhân viên trong khách sạn và của giáo viên hướng dẫn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể anh chị nhân viên của khách sạn Nhà Cổ đã giúp em hoàn thành đề tài này. Hội An, tháng 6 năm 2009 Sinh viên thực tập Võ Thị Kim Tình PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Khách sạn và hiệu quả kinh doanh khách sạn Khách sạn Khái niệm: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Tiêu chuẩn để được xếp hạng khách sạn: Theo quyết định số 02/2001, QD-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của tổng cục du lịch thì: Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chát lượng phục vụ cao đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn nghỉ sinh hoạt giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: + Vị trí kiến trúc + Trang thiết bị tiện nghi + Trình độ quản lý và nhân viên phục vụ + Dịch vụ và mức độ phục vụ + Vệ sinh an toàn Sự ảnh hưởng của hạng khách sạn đến hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh và trong đó hạng khách sạn củng là một yếu tố không nhỏ. Hạng khách sạn là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiện nghi, chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ... Đối với khách sạn có hạng càng cao thì mức độ tiện nghi cũng sẽ càng cao. Một yếu tố quan trọng làm cho hạng khách sạn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh đó chính là nhu cầu của con người. Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao, vì vậy họ sẽ chọn lựa ở những khách sạn đạt tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì việc chọn lựa khách sạn theo tiêu chuẩn sao là cần thiết. Với mỗi hạng khách sạn khác nhau thì giá cả cũng như mức độ tiện nghi sẽ khác nhau. Lúc này khách sẽ chọn lựa, so sánh giữa khách sạn này với khách sạn khác dựa trên hạng khách sạn. Hiệu quả kinh doanh Khái niệm: Hiệu quả kinh doanh là kết quả của tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phải phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh trong kỳ. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. a. Yếu tố chủ quan: * Kiến trúc và các trang thiết bị trong khách sạn: Có thể nói rằng đây là yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Với cuộc sống hiện nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao vì vậy trang thiết bị tiện nghi cũng cần phải đầy đủ, đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng và phải đạt tiêu chuẩn. Về kiến trúc khách sạn, đây cũng là yếu tố có vai trò trong việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn. Bởi vì với một không gian đẹp sẽ tạo cảm giác thỏa mái, điều đó sẽ thu hút khách du lịch. * Đội ngũ cán bộ công nhân viên và phong cách phục vụ: Với khách sạn đạt chuẩn khách sạn 3 sao thì đội ngũ cán bộ công nhân viên cần phải có trình độ chuyên môn cao và phong cách phục vụ tận tình chu đáo, luôn có thái độ hòa nhã và thân thiện. Điều đó sẽ làm nảy sinh tình cảm giữa khách với khách sạn. Nhờ vậy họ sẽ lưu lại lâu hơn và khi rời khách sạn họ chính là những nhà quảng cáo tốt nhất cho hình ảnh của khách sạn. Như vậy khách sẽ đến với khách sạn ngày một nhiều hơn, làm cho hiệu quả kinh doanh của khách sạn được tốt hơn. * Chất lượng các dịch vụ trong khách sạn: Chất lượng dịch vụ của khách sạn là kết quả phản ánh quá trình hoạt động của cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Nó phản ánh chất lượng của thiết bị tiện nghi trong khách sạn. Với tái độ làm việc như trên với trang thiết bị đầy đủ, chất lượng cao thì chất lượng dịch vụ sẽ làm du khách hài lòng. Điều đó sẽ có tác dụng rất tốt đối với hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố trên ảnh hưởng một phần nào đó đối với hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp còn tùy thuộc vào các yếu tố khách quan thuận lợi hay bất lợi. b. Yếu tố khách quan: * Môi trường kinh doanh: Với môi trường kinh doanh lý tưởng tức là không đối thủ cạnh tranh luon có nhiều cơ hôi thì hiệu quả kinh doanh trong khách sạn chắc chắn sẽ được nâng cao. Tuy nhiên đó chỉ là giả thuyết, là điều mơ ước của những nhà quản lý khách sạn. Hiện nay, ngành du lịch dang trên đà phát triển thì sự cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp du lịch là không tránh khỏi. Có một câu nói được áp dụng cho tất cả các ngành không chỉ riêng ngành du lịch đó là “thương trường là chiến trường”. Vì vậy một khách sạn qui mô nhỏ nếu không có chính sách, biện pháp cạnh tranh hợp lý thì sẽ phải chịu bị đẩy ra khoi thương trường cùng với sự thất bại. Qua đó ta có thể nói rằng môi trường kinh doanh có thể làm tăng hiệu quả kinh doanh nhưng nó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ nếu không có giải pháp phát triển cụ thể. * Nền kinh tế thị trường: Trong những năm gần đây kinh tế thế thế giới đang bước vào nguy cơ khủng hoảng tài chính, và Việt Nam cũng một phần nào đó bị ảnh hưởng. Điều đó đã làm cho cuộc sống của con người cũng bị suy giảm. Mọi hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Vì vậy nó cũng ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh, làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nằm trong vòng luân chuyển của nền kinh tế thị trường. 1.2. Chi phí kinh doanh. Doanh thu & Lợi nhuận 1.2.1. Chi phí kinh doanh 1.2.1.1 Khái niệm: Chi phí kinh doanh là toàn bộ giá trị của nguồn lực mà doanh nghiệp đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định cho các hoạt đọng của doanh nghiệp đó. Tùy theo mục đích quản trị mà thời kỳ xem xét sẽ thay đổi nhưng thông lệ chung thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thường được đánh giá hàng năm. 1.2.1.2 Ảnh hưởng chi phí kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh: Chi phí kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có thể nói là 2 mảng riêng lẻ nhưng lại có một sự gắn bó trong cùng một doanh nghiệp. Nếu chi phí kinh doanh tăng thì bắt buộc nhà quản lý phải chỉnh sửa giá các dịch vụ trong kinh doanh. Có như vậy khách sạn mới phải không bù lỗ. Nhưng với giá cả như vậy liệu khách sạn có giữ được khách và thu hút khách đến với khách sạn của mình, có giữ được sự ổn định trong hiệu quả kinh doanh. Với tình trạng như trên nếu khách sạn có chính sách hợp lý thì có thể giữ hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, hiệu quả kinh doanh được giữ vững. Ngược lại, chi phí giảm, gía các dịch vụ giảm nhưng chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo thì sẽ thu hút được khách, giữ được khách và làm hiệu quả kinh doanh được tốt hơn. Doanh thu và Lợi nhuận Khái niệm: + Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phàn làm tăng vốn chủ sở hữu. + Lợi nhuận: Là giá trị thặng dư, là giá trị còn lại sau khi đã trừ ra các chi phí kinh doanh. 1.2.2.2 Mối quan hệ của doanh thu và lợi nhuận: Để có được lợi nhuận ta phải lẩy doanh thu trừ tất cả các chi phí và thu được lợi nhuận. Nếu doanh thu cao trong khi đó chi phí kinh doanh thấp thì ta sẽ thu được một khoản lợi nhuận cao. Cũng với doanh thu cao nhưng chi phí phải trả cho kinh doanh cũng cao thì khoản lợi nhuận thu được không đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận có phải là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả kinh doanh. Để trả lời được câu hỏi trên ta cần phải phân tích và đánh giá để chứng minh giữa doanh thu và lợi nhuận có sợi dây ràng buộc đó là chi phí kinh doanh. Nhưng hiệu quả kinh doanh tăng hay giảm thì không chỉ do doanh thu và lợi nhuận mà còn nhiều yếu tố đã phân tích ở trên. Các yếu tố trên tác động vào sự biến đổi doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy doanh thu và lợi nhuận không phải là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả kinh doanh. PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN NHÀ CỔ 2.1. Khái quát về khách sạn Nhà Cổ 2.1.1 Quá trình hình thành 2.1.1.1. Yếu tố tác động đến việc thành lập khách sạn Nhà Cổ: + Ngành du lịch đang trên đà phát triển và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. + Với xã hội như ngày nay cuộc sống của con người ngày cang ổn định do đó nhu cầu sống của họ ngày càng cao. Tiêu xài trong du lịch không còn là sự xa hoa lãng phí. + Nắm trong tay một nguồn vốn lớn, một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. + Môi trường kinh doanh trong thời điểm khách sạn thành lập thuận lợi, có nhiều cơ hội để khách sạn phát triển và hoàn thiện. 2.1.1.2. Thời gian và địa điểm khách sạn thành lập: Khách sạn Nhà Cổ là đơn vị trực thuộc công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hoàng Thịnh. Được khởi công xây dựng đầu năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2003. Là một khách sạn ra đời muộn nhưng chỉ trong 5 năm kinh doanh vừa qua, Nhà Cổ đã trở thành doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trên thị trương du lịch. Đây là một khách sạn đạt chuẩn 3 sao thuộc loại cao cấp ở Hội An. Vì mới thành lập nên đội ngũ nhân viên của khách sạn còn rất trẻ, tuy nhiên ngay từ khi đang xây dựng chủ đầu tư đã tuyển nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có chính sách đào tạo một cách hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy với phong cách làm việc chu đáo, nhiệt tình và đã tạo được uy tín đối với các công ty du lịch và khách hàng. Với diện tích 6600 m2, khách sạn Nhà Cổ nằm trên đường Cửa Đại, cách trung tâm phố cổ 1,5 km và cách biển Cửa Đại 3 km. Khách sạn có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ với 52 phòng. Ngoài ra còn có hồ tắm riêng trong khu vườn lý tưởng; có xe đưa đón đi phố và đi biển theo nhiều chuyến miễn phí. Trong khuôn viên khách sạn còn có ngôi nhà cổ 200 năm tuổi được công nhận là di tích cấp tỉnh. Ngôi nhà cổ này đã trải qua 5 đời và tiếp tục được gìn giữ cẩn thận. Đây cũng là nơi đang hằng ngày diễn ra hoạt động sản xuất bánh tráng, phở để cung cấp cho phố cổ như một nguồn phân phối chính. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Nhà Cổ: 2.1.2.1. Chức năng: Ngay tư khi mới thành lập khách sạn đã có chức năng sản xuất và tổ chức cung ứng và cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí... cho tất cả các khách du lịch quốc tế lẫn nội địa đến với Hội An và lưu lại khách sạn. 2.1.2.2. Nhiệm vụ: Khách sạn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí... cho khách, đồng thời quản lý tốt các khâu tài chính vật tư nhân sự. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng luật lao động, đảm bảo thu nhập, chế độ nghỉ ngơi cho cán bộ nhân viên. Khách sạn còn phải thực hiện đầy đủ các khoản nộp cho Nhà Nước, hoàn thành nghĩa vụ đối với công ty. 2.1.3. Tổ chức lao động: 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Bảng 1. Sơ đồ hệ thống quản lý của khách sạn: Hội đồng quản trị Giám đốc Trưởng BP Nhà Hàng Trưởng BP Buồng Trưởng BP Kế Toán Trưởng BP Nhân Sự Hành Chính Trưởng BP MK Trưởng BP Lễ Tân Trưởng BP Bảo Vệ * Nhận xét: Bộ máy tổ chức của khách sạn xây dựng theo mô hình trực tuyến, chức năng. Bộ phận nhà hàng, buông, lễ tân, là các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các bộ phần chức năng là : kế toán, nhân sự, các bộ phận này không có quyền trực tiếp ra lệnh cho các bộ phận khác mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Mỗi mô hình tổ chức đều có ưu và nhược điểm. Đối với mô hình tổ chức trong khách sạn Nhà Cổ có ưu và nhược điểm như sau: * Ưu điểm: Sứ dụng hiệu quả được năng lực quản lý của các trưởng bộ phận, các nhân viên có thể tự do phát huy năng lực, khong bị áp lực do bị giám sát công việc. Các trưởng bộ phận chịu trách nhiệm phân chia công việc cho nhân viên của mình nên thuận lợi trong việc theo dõi thực trạng làm việc của từng người để từ đó khuyến khích nếu nhân viên làm tốt và ngược lại. Ban giám đốc chỉ cần thông qua các trưởng bộ phận để biết năng lực của từng nhân viên. * Nhược điểm: Một số bộ phận không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đôi khi phản ánh tình hình không đúng với ban giám đốc dẫn đến đưa ra các chính sách không phù hợp. 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: a. Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất trong khách sạn có trách nhiệm thực hiện hợp đồng ký kết với các đối tác, thi hành và sửa đổi điều lệ của khách sạn trong khuôn khổ pháp lý cho phép, quyết định thành lập các bộ phận quản lý tiền lương, phúc lợi và các đãi ngộ khác cho lao động trong khách sạn. b. Giám đốc: Có trách nhiệm phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong bộ máy kinh doanh của khách sạn, có trách nhiệm cao nhất về pháp lý và trách nhiệm trước Nhà nước về vốn và tài sản, toàn quyền điều hành và giải quyết các hoạt động kinh doanh. c. Phòng tổ chức nhân sự: Đây là bộ phận không liên quan đến hoạt đông kinh doanh nhưng nó đóng một vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động hiệu quả. Có nhiệm vụ xây dựng bố trí tổ chức mạng lưới các nguồn lực lao động phù hợp với tưng bộ phận kinh doanh của công ty. Theo dõi công tác nhân sự của khách sạn, lập chính sách lao động tiền lương, đề ra và giải quyết các chính sách về đào tạo bồi dưỡng tay nghề co cán bộ công nhân viên trong công ty. d .Phòng kế toán: Có trách nhiệm giúp cho giám đốc hoạch toán kinh doanh, quản lý tài chính đơn vị, theo dõi thu chi của các bộ phận trong quá trình tổ chức kinh doanh. Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm theo dõi chặc chẽ và viết báo cáo hàng ngày các khoản chi phí về thực phẩm và thức ăn được sủ dụng. Quản lý tiền vốn của công ty, nộp ngân sách theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước qui định giải quyết tiền lương, thưởng cho toàn bộ nhân viên của công ty, xuất nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. e. Phòng marketing: Giao dịch mua bán các sản phẩm du lịch của khách sạn với khách hàng và các công ty du lịch. Đồng thời xúc tiến thường xuyên để khai thác nguồn khách đến lưu trú tại khách sạn. f. Lễ tân: Là bộ mặt của khách sạn, các nhân viên của bộ phận này có liên quan đầu tiên với kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như thông tin đặt ký giữ chỗ bán dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung cho khách. Tổ chức đón tiếp và sắp xếp chỗ cho khách, phục vụ khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Làm thủ tục thanh toán và tiễn khách khi khách trả phòng. Bên cạnh đó, bộ phận này còn phối hợp với bộ phận buồng để kiểm tra phòng, phối hợp với nhà hàng để đặt xuất ăn cho khách, kết nối các cuộc điện đàm từ bên ngoài vào trong khách sạn. Họ còn đảm nhận việc giữ tiền bạc, đồ vật quý giá khác cho khách, đổi ngoại tệ, nhận và chuyển thư, bưu phẩm cho khách. Nhận mua giúp khách vé tàu, máy bay, thuê ô tô... Nhân viên của bộ phận này phải ghi sổ sách thường xuyên để báo cáo lên Ban giám đốc và nộp về bộ phận kế toán hằng ngày. g. Bộ phận nhà hàng, bar: Đây là bộ phận thực hiện chức năng cơ bản thứ 2 của việc kinh doanh khách sạn, đó là phục vụ nhu cầu ăn uống của khách. Về cơ bản bộ phận này bao gồm các bộ phận sau: + Bộ phận bếp: Tổ chức quản lý thu mua, bảo quản thực phẩm, chế biến các món ăn phục vụ khách. + Bộ phận phục vụ bàn: Phục vụ các món ăn do bộ phận bếp chế biến hoặc các món ăn đồ uống khác do các cơ sở khác sản xuất mà nhà hàng là người bán hộ. Chức năng chính của cộ phận này là liên hệ với bộ phận lễ tân, bộ phận buồng để nhận thông tin yêu cầu từ khách và phối hợp với các bộ phận khác tổ chức các dịch vụ bổ sung kèm theo dịch vụ ăn uống. Ngoài ra bộ phận này còn nhận tổ chức hội nghị hội thảo... + Tổ bar: Chế biến và phục vụ các đồ uống cho khách, đồng thời bán một số hàng hóa khác như thuốc lá, bánh kẹo... h. Bộ phận buồng phòng: Đây là bộ phận sản xuất các dịch vụ cơ bản, bộ phận này chịu trách nhiệm về tình trạng vệ sinh, sự ngăn nắp và hình thức bên trong của các phòng nhằm duy trì sự lôi cuốn hấp dẫn cho các phòng ở. Đó là tiền đề để thu hút khách. Bộ phận này có nhiệm vụ quét dọn các khu vực phòng ở hằng ngày, làm vệ sinh phòng của khách, các hành lang và khu vực khác của khách sạn. Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị, tiện nghi trong phòng, kiểm tra, thay đổi, bổ sung đồ dùng trong phòng cho khách như khăn tắm, bàn chải răng, xà phòng, ra trải giường, giẩy vệ sinh... Ngoài ra nhân viên buồng còn đảm nhận một số việc liên quan đến việc phục vụ khách như giặt là... i. Bộ phận bảo vệ: Là bộ phận vận chuyển hành lý của khách từ xe lên phòng và từ phòng ra xe, bảo vệ toàn bộ tài sản của khách sạn, đảm bảo an ninh trật tự trong khách sạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của khách trong suốt thời gian khách lưu tại khách sạn. j. Bộ phận bảo trì: Mặc dù các nhân viên ở bộ phận này thực hiện công việc của họ phần lớn là phía sau khách sạn nhưng bộ phận này rất quan trọng đối với hoạt động và doanh thu của khách sạn. Các chi phí về năng lượng và đèn điện là những chi phí cho hoạt đông chính và là vấn đề bảo dưỡng tu sửa cũng chiếm một chi phí đáng kể hàng năm của khách sạn. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo dưỡng và vận hành tốt trang thiết bị tiện nghi được lắp đặt trong khách sạn như hệ thống nước, ánh sáng, điều hòa nhiệt độ và các máy móc khác. Có trách nhiệm sửa chữa trang thiết bị hỏng, kiểm tra và lắp đặt trang thiết bị mới tại khách sạn, tham gia đề xuất ý kiến trong việc lắp đặt hay thay thế trang thiết bị trong khách sạn. Tóm lại: công tác tổ chức lao động theo các bộ phận như trên đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, mỗi bộ phận dễ dàng truyền đạt, đánh giá thông tin về đặt điểm thị hiếu của khách. Bên cạnh đó, việc phân chia các bộ phận như vậy giúp Ban giám đốc dễ dàng trong việc theo dõi nhân viên, làm cho nhân viên nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong lao động. Khách hàng khi nhìn vào đội ngũ lao động họ cảm nhận được tính chuyên nghiệp, như vậy đã tạo được ấn tượng tốt cho khách góp phần tăng khả năng thu hút khách cho khách sạn. 2.2. Hiệu quả kinh doanh trong khách sạn hiện nay 2.2.1. Nhận xét chung quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn Từ khi thành lập cho đến nay, tức là khách sạn đã trải qua 5 năm hoạt động kinh doanh với nhiều biến đổi. Tuy nhiên khách sạn vẫn giữ duy trì được sự ổn định trong quá trình kinh doanh khai thác khách. Lượng khách đến với khách sạn có nhiều biến đổi, có năm tăng, năm giảm, điều đó không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của khách sạn mà phụ thuộc vào yếu tố khách quan bên ngoài chẳng hạn như môi trương kinh doanh... Nhìn chung hoạt động kinh doanh của khách sạn Nhà Cổ đang trên đà phát triển và ngày càng hoàn thiện. 2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Nhà Cổ 2.2.2.1. Tình hình khai thác khách của khách sạn Nhà Cổ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển 07/06 08/07 Lượt khách Lượt 10.879 11.020 10.767 101,29 97,7 Số ngày khách Ngày 12.325 16.402 15.184 133,08 92,57 Thời gian lưu lại bình quân Ngày 1,39 1,49 1,41 107,19 94,63 Tổng chỉ tiêu 1.000đ 21.598.167 31.361.818 30.211.152 145.21 96.33 Chỉ tiêu bình quân ngày/khách 1.000đ/N 1.750 1.910 1.990 109,14 104,19 (Nguồn: KS Nhà Cổ) Nhận xét: Về tổng lượt khách đến khách sạn có xu hướng biến động, không đều. Cụ thể năm 2007 tăng 1,29 % so với năm 2006, lượt khách đến với khách sạn tăng vì trong năm này khách sạn đưa vào hoạt động thêm 10 phòng mới. Năm 2008 tổng lượt khách giảm 2,3 %, nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế nên nhu cầu du lịch giảm dẫn đến lượng khách giảm, đông thời do sự cạnh tranh gay gắt với nhiều khách sạn trên địa bàn đã làm giảm số lượng khách đến với khách sạn. Đó là nguyên nhân khách quan còn nguyên nhân chủ quan dẫn đến trình trạng tổng lượt khách bị giảm đó là khách sạn không có những chính sách thu hút khách, thực hiện câu quảng cáo còn quá yếu vì vậy lượt khách đến với khách sạn bị giảm. Về số ngày khách qua các năm cao hơn tông số lượt khách, nguyên nhân là do khách sạn có chính sách giảm giá đối với khách đoàn và khách lưu trú lâu. Do vậy dẫn đến số ngày khách qua các năm đều cao hơn so với lượt khách. Số ngày khách của năm 2007 tăng 33,08% so với năm 2006 là do ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: do thời gian lưu trú bình quân tăng và tổng lượt khách đến khách sạn tăng. Bên cạnh đó khách sạn đã thiết lập được các mối quan hệ duy trì tốt với các công ty lữ hành, các nhà cung cấp khách và tạo được cho mình một chỗ đứng trên thị trường nên đã thu hút được một lượng khách đến khách sạn cao như vậy. Số ngày khách năm 2008 giảm 7,45%. Tốc độ giảm như vậy là do khách sạn đã có lượng khách ổn định cho mình thông qua các công ty lữ hành. Một nguyên nhân nữa là do tình hình kinh tế thế giới cũng đã ảnh hưởng chi tiêu của khách, họ thường rút ngắn thời gian lưu lại khách sạn để tiết kiệm chi phí. Về chỉ tiêu bình quân của khách tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2006 là 1.750 ngàn đồng, năm 2007 là 1.910 ngàn tăng 9,14% so với năm 2006. Năm 2008 chi tiêu bình quân của khách là 1.990 ngàn tăng 4,19% so với năm 2007, nguyên nhân là do khách sạn có nhiều dịch vụ bổ sung kích thích tiêu dùng của khách. 2.2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, việc tính toán hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu. Để tính được hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải phân tích kết quả thu được và những chi phí trong quá trình kinh doanh, từ đó có thể điều chỉnh được các chi tiêu đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008 (Nguồn: phòng kế toán KS Nhà Cổ) ĐVT: 1.000 đồng Năm 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển 2007/2006 2008/2007 Tổng doanh thu 3.579.540 4.673.482 4.960.209 130,56 106,14 Tổng chi phí 3.196.586 3.983.119 4.001.886 124,61 100,47 Tổng lợi nhuận 382.954 690.363 958.323 180,26 138,81 Doanh thu/chi phí 1,12 1,17 1,24 1,05 1,06 Lợi nhuận/chi phí 0,12 0,17 0,24 1,45 1,38 Nhận xét: Đối với tổng doanh thu: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn ta thấy được doanh thu tăng liên tục nhưng tốc độ tăng giảm mạnh, cụ thể: 2007/2006 tốc độ phát triển đạt 130,56%. Con số đó cho ta biết được năm 2007 tăng 30,56%. Điều đó chứng minh rằng năm 2007 khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả vì trong năm này khách sạn đã xây thêm 10 phòng mới đáp ứng nhu cầu của du khách đến với khách sạn. Năm 2008/2007 doanh thu tăng 6,14% nhờ nguồn thu từ dịch vụ bổ sung. Tốc độ phát triển doanh thu giảm là do doanh thu của bộ phận lưu trú và ăn uống giảm mạnh. Vì trong năm 2008 số lượng đến với khách sạn giảm, thời gian lưu trú bình quân cũng giảm do đó doanh thu lưu trú tại khách sạn không cao. Đối với doanh thu ăn uống khách sạn chưa chú trọng đến việc làm mới nhà hàng, chưa thực hiện tốt các hoạt động nhằm thu hút khách. Điều đáng chú ý là giá các món ăn trong nhà hàng của khách sạn bao giờ cũng đắc hơn các nhà hàng trong thành phố. Vì vậy du khách ít đến với nhà hàng của khách sạn. Do đó khách sạn cần có chính sách thu hút khách đến với nhà hàng nhằm tăng doanh thu ăn uống, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh của khách sạn chúng ta sẽ đi sau vào phân tích cơ cấu doanh thu của khách sạn từ năm 2006 đén 2008. Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu của khách sạn Nhà Cổ (Nguồn: phòng Kế toán KS Nhà Cổ) Năm 2006 2007 2008 ST TT ST TT ST TT DT lưu trú 3.128.781 87,41 4.008.560 85.78 4.202.238 84,72 DT Nhà hàng 330.479 9,32 480.171 10,27 521.309 10,5 DT Dịch vụ bổ sung 120.190 3,36 184.751 3,95 236.662 4,77 Tổng DT 3.579.450 100 4.673.482 100 4.960.209 100 Tốc độ tăng trưởng (%) 2007/2006 2008/2007 128,12 104,83 145,30 108,57 153,72 128,1 130,56 106,14 Nhận xét: Qua phân tích ở phần kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta cũng đã biết được biến động của doanh thu. Trong phần này chúng ta sẽ phân tích doanh thu của từng dịch vụ, cụ thể như sau: Qua bảng chúng ta thấy doanh thu lưu trú luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm: năm 2006 chiếm 87,41%, năm 2007 chiếm 85,78%, năm 2008 chiếm 84,72% trong tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ đây là đặc thù kinh doanh của khách sạn. Doanh thu lưu trú liên tục tăng nhưng với tốc đọ tăng giảm mạnh, cụ thể: năm 2007/2006 tăng 28,12%, năm 2008/2007 tăng 4,83%. Doanh thu lưu trú luôn cao là do khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu của du khách và số ngày lưu lại bình quân cao. Cơ cấu doanh thu nhà hàng qua các năm đều tăng. Năm 2007 tăng 45,3% so với 2006, năm 2008 tăng 8,57% so với 2007. Tốc độ tăng giảm mạnh. Có được kết quả như trên là do khách sạn đã đầu tư vào kinh doanh nhà hàng, luôn thay đổi thực đơn tạo sự mới lạ cho khách và có các kiểu phục vụ dẫn. Bên cạnh đó các nhân viên ở bộ phận bếp có tay nghề cao, giỏi chế biến. Còn doanh thu của dịch vụ bổ sung có sự tăng mạnh,cụ thể năm 2007 là 184.751 ngàn tăng 53,72% so với năm 2006 góp phần tăng doanh thu đáng kể cho khách sạn. Do khách sạn đã đầu tư thêm các dịch vụ bổ sung: lắp ráp hệ thóng vi tính nối mạng cho các phòng, tu sửa lại hồ bơi, trang thiết bị bàn ghế ở bãi biển riêng của khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tóm lại, xu hướng biến động doanh thu từ bộ phận của khách sạn là hợp lý vì hiện nay giá phòng có xu hướng giảm. Để tăng được doanh thu cho khách sạn cần phải có nhiều dịch vụ bổ sung vì chỉ có dịch vụ bổ sung là có khả năng thu hút khách nhiều nhất. Đối với tình hình chi phí: Năm 2007 chi phí tăng mạnh 24,61% so với năm 2006, là do khách sạn đầu tư xây dựng thêm phòng, đầu tư thêm nhà hàng và dịch vụ bổ sung. Năm 2008 việc thực hiện chi phí vẫn tăng lên 0,47% so với 2007 chiếm tỉ lệ rất ít. Nguyên nhân củ sự tăng này là do khách sạn nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho khách sạn. Tuy tốc đọtăng chi phí không quá lo ngại nhưng khách sạn vẫn phải cố gắng tiết kiệm điện nhằm tận dụng tối đa nội lực phục vụ khách, khuyến khích nhân viên thực hiện tiết kiệm như kiểm tra ngắt điện, máy lạnh khi khách ra ngoài...nhằm giảm bớt tiền điện cho khách sạn, bảo dưỡng trang thiết bị dụng cụ lao động cẩn thận. Bảng 2.4: Cơ cấu chi phí của khách sạn Nhà Cổ (Nguồn: phòng kế toán KS Nhà Cổ) ĐVT: SL (1000đ), TT (%) Năm 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển SL TT SL TT SL TT 2007/2006 2008/2007 Tổng CP 3.196.536 100 3.983.119 100 4.001.886 100 124,61 100,47 CP lưu trú 2.997.020 93,76 3.581.238 89,91 3.521.711 88 119,49 98,34 CP nhà hàng 118.577 3,71 250.981 6,3 301.986 7,55 21._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2885.doc
Tài liệu liên quan