Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Mở đầu Thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao trọng trách là “đầu tàu” của nền kinh tế, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN đã trở nên phổ biến. Do đó, các DNNN khó có thể đảm đương trọng trách trên nếu không được cải cách triệt để. Nhận ra tầm quan trọng của việc cải cách DNNN, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tiến hành cải cách DNNN từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong các biện pháp c

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải cách DNNN, CPH được xem là biện pháp chủ lực. CPH giúp nâng cao hiệu quả của các DNNN, qua đó nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong thời gian thực hiện CPH DNNN (từ năm 1990 tới nay), đã có nhiều DNNN được CPH thành công, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt. Tác dụng của CPH đã được khẳng định cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, tiến độ CPH DNNN nhìn chung còn chậm, chưa năm nào việc CPH đạt kế hoạch đề ra. Việc đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN là vô cùng cấp thiết vì sức ép của hội nhập đã quá gần. Tại Hội nghị toàn quốc về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định : “ Nếu cứ tiếp tục đổi mới chậm chạp như hiện nay, đến khi những ưu đãi, bảo hộ, bao cấp bị tháo bỏ trong quá trình hội nhập quốc tế thì DNNN có thể rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt ”. Với mong muốn đóng góp một phần công sức trong việc đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở nước ta, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”. Công trình nghiên cứu này hệ thống lại những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam, phân tích những nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân trên. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Phan Thị Thu Hà đã giúp em hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này ! Chương 1 Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) ở Việt Nam 1.1 Những vấn đề chung về DNNN ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm DNNN Theo Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995, DNNN là “ tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn; thành lập và tổ chức quản lý; hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế Nhà nước _ một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước ”. Như vậy, DNNN phải thoả mãn 3 điều kiện : (1) vốn của doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư, (2) doanh nghiệp được thành lập bởi Nhà nước, (3) doanh nghiệp được trực tiếp quản lý bởi Nhà nước. Trong 3 điều kiện trên, điều kiện (1) là quan trọng nhất. Việc xác định DNNN không dựa vào quyền chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là những doanh nghiệp mà Nhà nước có quyền chi phối nhưng không giữ 100% vốn không phải là DNNN. DNNN chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước. Điều này có nghĩa là cơ chế quản lý trong DNNN do pháp luật quy định. Người quản lý DNNN là người đại diện cho doanh nghiệp, do chủ sở hữu là Nhà nước cử ra. DNNN có tư cách pháp nhân nên phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản và phi tài sản một cách đầy đủ với các chủ nợ, đối tác của mình, ngay cả khi việc thực hiện những nghĩa vụ đó có thể chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. DNNN không được phép viện lý do Nhà nước không cấp vốn hay không cho phép thực hiện (trừ những trường hợp luật định) để từ chối thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Trách nhiệm của Nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi phần vốn mà Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp. Khái niệm DNNN được phát triển tiếp trong Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Theo điều 1 của Luật này, DNNN là “tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ”. Luật DNNN năm 2003 có một điểm mới đặc biệt quan trọng, đó là : DNNN chỉ cần thoả mãn một điều kiện là được chi phối bởi Nhà nước. Theo quy định của Luật này, quyền chi phối doanh nghiệp bao gồm các quyền : thông qua hay sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt; tổ chức quản lý và hoạch định các chính sách quan trọng khác của doanh nghiệp. Như vậy, DNNN không nhất thiết chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước. Những doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nhưng Nhà nước giữ quyền chi phối thì vẫn là DNNN. Một doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối có thể không còn là DNNN nữa nếu trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp, do sự vận động của cổ phần giữa các cổ đông với nhau, Nhà nước không còn giữ đủ số lượng cổ phần để đảm bảo quyền chi phối. 1.1.2 Phân loại DNNN Xét theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, các DNNN được chia thành 2 loại : (1) DNNN hoạt động công ích sản xuất những hàng hoá đặc biệt trong các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, y tế cộng đồng… Hiệu quả hoạt động của những DNNN này là hiệu quả về mặt chính trị - xã hội. Những doanh nghiệp này dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Nhà nước giao vốn và chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch và đơn đặt hàng của Nhà nước. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW, năm 2004 cả nước có 734 DNNN công ích, chiếm 13% tổng số DNNN, tổng vốn của các doanh nghiệp này là 15.125 tỷ đồng. (2) DNNN hoạt động kinh doanh tiến hành bất cứ công đoạn nào của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhà nước giao vốn ban đầu cho doanh nghiệp; sau đó doanh nghiệp phải tự chủ sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn. Khả năng bảo toàn, phát triển vốn là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và nếu hoạt động yếu kém thì phải giải thể hay phá sản. Việc phân loại DNNN như trên tạo điều kiện cho việc áp dụng những ưu đãi dành riêng cho các DNNN hoạt động công ích và để các DNNN hoạt động kinh doanh hoạt động cùng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong một môi trường kinh doanh bình đẳng. Xét theo mức độ chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp, các DNNN được chia thành 3 loại: (1) doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, được gọi là công ty Nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN năm 2003 (2) công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có 100% vốn Nhà nước (3) công ty có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Nhà nước. 1.1.3 Vai trò của DNNN Các DNNN trực tiếp sản xuất, cung cấp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong các lĩnh vực : kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin liên lạc ..); giáo dục; y tế; an ninh - quốc phòng… , là “công cụ” chủ yếu để Nhà nước tạo ra sức mạnh vật chất, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vững ổn định xã hội. Với những lĩnh vực quan trọng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, khó thu lợi nhuận như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, chế tạo vật liệu mới…, các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc chưa đủ khả năng đầu tư, DNNN phải có trách nhiệm đầu tư trước. DNNN hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển. Các DNNN được Đảng và Nhà nước giao trọng trách lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, tuy nhiên các DNNN đã không thực hiện tốt vai trò này. Nhìn chung, hệ thống DNNN hoạt động còn thiếu hiệu quả. 1.1.4 Tình trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN và nguyên nhân Tại Việt Nam, DNNN phát triển mạnh trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo. DNNN đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Tuy nhiên, những yếu kém của DNNN đã bộc lộ rõ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các tiêu chuẩn do Bộ tài chính đưa ra năm 1999 đối với một DNNN hoạt động hiệu quả là : bảo toàn và phát triển vốn, trích đủ khấu hao tài sản cố định, lương bình quân không thấp hơn mức lương bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn, trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn, nộp đủ tiền sử dụng vốn, lập đủ các quỹ của doanh nghiệp như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kiểm kê tài sản và xác định lại tài sản DNNN tại thời điểm 0 h ngày 01/01/2000 của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW : - Tổng giá trị tài sản của các DNNN theo sổ sách kế toán là 517.654 tỷ đồng. Sau khi kiểm kê, định giá lại tài sản, tổng giá trị tài sản của các DNNN là 527.256 tỷ đồng. - Tổng số nợ phải thu của các DNNN là 187.091 tỷ đồng, chiếm 35,5% tổng giá trị tài sản (đã được đánh giá lại) của các DNNN. - Tổng số nợ phải trả là 353.410 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn phải trả là 10.171 tỷ đồng, bằng 2,3 lần vốn Nhà nước cấp. - Hàng hoá tồn kho là 45.688 tỷ đồng, trong đó, hàng ứ đọng, mất phẩm chất, không dùng đến là 1.600 tỷ đồng. Theo số liệu trong Đề án “Tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển DNNN” của Ban cán sự Đảng Chính phủ, tính đến tháng 5/2001 cả nước có 5.655 DNNN với tổng tài sản là 126.000 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất). Theo đó, chỉ có khoảng 40% các DNNN kinh doanh có hiệu quả. Năm 2000, đóng góp của DNNN vào tổng thu ngân sách chỉ chiếm 39,2%. Tình trạng kém hiệu quả, thua lỗ là phổ biến ở các DNNN. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2003, 77,2% số DNNN có lợi nhuận, nhưng chỉ có 40% số DNNN có mức lãi bằng hoặc thấp hơn lãi suất Ngân hàng. Nếu tính đủ các yếu tố chi phí, tỷ lệ DNNN có lợi nhuận sẽ thấp hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của DNNN chỉ đạt 7,34%. Các DNNN nắm giữ 70% tài sản quốc gia, 50% vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm phần lớn nguồn tín dụng từ các ngân hàng, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)... nhưng chỉ đóng góp được 38% GDP, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân với tiềm lực kinh tế yếu hơn đã đóng góp tới 42% GDP; tốc độ tăng trưởng của các DNNN thấp hơn tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân từ 7 đến 8%. Trong 3 năm 2001 - 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân của các DNNN là 10%, của các doanh nghiệp tư nhân là 18%. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW, năm 2004, tổng vốn của các DNNN khoảng 189.000 tỷ đồng, tuy nhiên số thuế thu nhập đã nộp chỉ đạt 8.000 tỷ đồng. Tổng số nợ phải thu, phải trả lên đến 300.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần vốn của tất cả các DNNN, trong đó số nợ xấu khoảng 18.000 tỷ đồng. Chính phủ phải “cứu” các DNNN bằng các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ… Tại phiên họp ngày 14/4/2005 của UBTVQH về việc xây dựng Luật các công cụ chuyển nhượng, ông Lê Đức Thuý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trình bày về tình trạng nợ khó đòi giữa các DNNN. Ông công bố số nợ giữa các DNNN là 31.935 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu là 21.218 tỷ đồng, nợ phải trả là 10.717 tỷ đồng, nợ khó đòi trên 300 tỷ đồng. Nhiều khoản nợ giữa các DNNN không được xác nhận bằng văn bản. Các doanh nghiệp khách nợ bị giải thể, phá sản dẫn đến không có người kế thừa nghĩa vụ nợ. Các doanh nghiệp chủ nợ khó đòi được nợ vì không có đủ tài liệu chứng minh. Khả năng cạnh tranh của các tổng công ty trên thị trường quốc tế còn thấp. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của các tổng công ty. Theo số liệu của Bộ thương mại năm năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu của 18 tổng công ty 91 là 3,45 tỷ USD, trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của 17 tổng công ty chỉ đạt 230 triệu USD (33,22 tỷ USD còn lại là kim ngạch xuất khẩu của riêng Tổng công ty dầu khí). DNNN gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngay trên thị trường nội địa vì chất lượng sản phẩm của các DNNN thấp, không ổn định, chỉ có 15% số sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 65% đạt mức độ trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% số sản phẩm kém chất lượng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hoạt động kém hiệu quả ở các DNNN : Thứ nhất, tình trạng “cha chung không ai khóc” trong các DNNN đã dẫn tới sự lãng phí, tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến. Giám đốc và cán bộ công nhân viên trong DNNN thiếu ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp vì họ vẫn được hưởng lương khi DNNN hoạt động yếu kém, thậm chí sắp phá sản. Thứ hai, DNNN đầu tư quá dàn trải - đầu tư vào hầu như tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước có thể để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư. Một số bộ, ngành muốn được Nhà nước cấp càng nhiều vốn càng tốt, kể cả vốn vay nước ngoài để thành lập những DNNN không thật cần thiết. Một số quyết định đầu tư sai đã có từ thời bao cấp, tuy nhiên sau năm 1986, hiện tượng đầu tư sai vẫn tiếp diễn (Trường hợp các nhà máy đường, xi-măng lò đứng, bia, thuốc lá, gạch ngói là những ví dụ điển hình). Việc đầu tư sai từ khâu quy hoạch do chỉ dựa vào chủ quan, không tính tới biến động của thị trường. Sau đó, việc thực hiện lại được giao cho ban quản lý dự án kém về chuyên môn và vô trách nhiệm dẫn tới thất thoát vốn của Nhà nước. Thứ ba, cán bộ quản lý DNNN chưa được trao quyền hạn, quyền lợi tương xứng nên thiếu động lực trong kinh doanh. Ví dụ, đối với lãnh đạo doanh nghiệp, quyền quan trọng nhất là quyền bổ nhiệm cán bộ, tuy nhiên giám đốc DNNN chưa có quyền này vì DNNN hoạt động theo cơ chế tập thể, giám đốc muốn bổ nhiệm cán bộ phải được tập thể chấp thuận. Ông Lê Thanh Tâm, Bí thư tỉnh uỷ Long An, trong khi trả lời trên báo về nguyên nhân khiến công ty dệt Long An phá sản đã nói : “ Tư nhân thì giám đốc toàn quyền quyết định còn doanh nghiệp Nhà nước thì không. Muốn nhận người thì phải bàn với công đoàn, ban giám đốc…”. Nếu giám đốc phấn đấu để DNNN có lợi nhuận thì cũng không được tuyên dương, khen thưởng một cách xứng đáng, nhưng nếu họ để doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ bị phê bình, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy nhiều giám đốc DNNN chỉ đặt mục tiêu không để doanh nghiệp lỗ trong nhiệm kỳ của mình. Thứ tư, bộ máy nhân sự trong các DNNN cồng kềnh, kém hiệu quả. Theo số liệu của Cục tài chính doanh nghiệp năm 2004, số cán bộ quản lý trong DNNN gấp 2 đến 3 lần so với doanh nghiệp tư nhân cùng ngành nghề và quy mô. Cùng số tài sản cố định như nhau nhưng DNNN có số lao động gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh. Nguyên nhân là các DNNN không có một kế hoạch tuyển mộ và sử dụng lao động hợp lý và việc sa thải lao động dôi dư trong DNNN rất khó khăn. Thứ năm, DNNN không được tự chủ trong kinh doanh do phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như các bộ, UBND…. Các quyết định về tài chính, nhân sự, đầu tư dự án mới… đều phải có sự phê duyệt của các cơ quan chủ quản. Việc phê duyệt chậm, làm lỡ thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp. Bí thư tỉnh uỷ Long An trong khi trả lời trên báo về nguyên nhân khiến công ty dệt Long An phá sản cũng đã nói : “ Tư nhân từ sáng tới chiều thay giá liên tục, còn quốc doanh giữ một giá vì muốn thay giá phải họp. Quyết định xong thì thị trường thay đổi rồi. Chính cơ chế đảng uỷ, công đoàn, dân chủ cơ sở làm giám đốc bó tay bó chân ”. Một điều phi lý vẫn tồn tại là : các cơ quan nhà nước có quyền quản lý DNNN nhưng khi DNNN thua lỗ, các cơ quan này không phải chịu trách nhiệm trước Chính Phủ. Ví dụ điển hình là nhà máy dệt Nam Định, nhà máy đã đầu tư vào 26 dự án không hiệu quả. Cả 26 dự án này đều đã được Bộ Công nghiệp nhẹ phê duyệt nhưng sau sự việc trên, Bộ không phải chịu trách nhiệm gì. Thứ sáu, trình độ công nghệ của các DNNN còn lạc hậu. Qua khảo sát dây chuyền thiết bị của các DNNN, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã kết luận công nghệ của các DNNN Việt Nam lạc hậu so với các nước từ 10 đến 20 năm, tuổi đời trung bình của thiết bị từ 10 - 20 năm, đặc biệt trong ngành cơ khí, tuổi đời trung bình của thiết bị từ 30 - 40 năm. Theo điều tra của Viện bảo hộ lao động giữa năm 1999, trên 70% tài sản cố định của các DNNN đã được khấu hao hết. Đó là lý do khiến năng suất lao động trong các DNNN thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. Theo số liệu của Bộ thương mại năm 2004, xi- măng của Việt Nam có giá cao hơn xi măng nhập khẩu là 15% trong khi các nguyên liệu sản xuất xi-măng như đá vôi, đất sét, than… đều sẵn có trong nước. Ngoài ra, ở nhiều DNNN, tình trạng chia rẽ nội bộ đã khiến cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng yếu kém, cuối cùng bị phá sản. Ví dụ điển hình trong năm 2004 là sự mâu thuẫn nội bộ trong Công ty dệt Long An (Phó giám đốc, phó phòng tìm cách để giám đốc, trưởng phòng bị cách chức để mình được bổ nhiệm) khiến công ty cuối cùng phải phá sản. 1.1.5 Cải cách DNNN Trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN, cải cách DNNN là tất yếu khách quan.Tại Việt Nam, cải cách DNNN được xem là trọng tâm của đổi mới kinh tế. Quá trình cải cách DNNN ở Việt Nam từ 1992 đến nay được chia thành 2 hướng : (1) Hướng thứ nhất là đổi mới cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn thông qua một số hình thức : - Sáp nhập, hợp nhất các DNNN để các doanh nghiệp khai thác điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của nhau, tạo nên những DNNN mạnh hơn do Nhà nước giữ 100% vốn. Từ năm 2000-2004, Chính Phủ đã chỉ đạo sáp nhập, hợp nhất 409 DNNN. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số DNNN cần được CPH hay giải thể được sáp nhập nhập vào các tổng công ty. Đây là một hình thức trốn tránh việc CPH, giải thể, cần được ngăn chặn kịp thời. - Chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc CTCP mà các cổ đông đều là DNNN. Loại hình này được thực hiện từ năm 2003. đến cuối năm 2004 mới chỉ có 55 DNNN được chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong đó có 32 doanh nghiệp thuộc tỉnh, 10 doanh nghiệp thuộc bộ, 13 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty. Đây là mô hình doanh nghiệp vừa chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp vừa chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp Nhà nước - Chuyển các tổng công ty, công ty Nhà nước sang mô hình “ công ty mẹ-công ty con”. Đã có 47 tổng công ty, công ty được Chính Phủ cho phép xây dựng đề án cải cách DNNN theo mô hình này, nhưng đến ngày 31/12/2004 mới chỉ có 36 đề án được phê duyệt. Trong số các DNNN thực hiện cải cách theo mô hình này, Công ty Contesim và Viện máy công nghiệp đã hoạt động tốt hơn so với trước đó. Các tổng công ty và công ty khác đang được Chính Phủ chỉ đạo sơ kết đánh giá tình hình, làm rõ những mặt được và chưa được, nguyên nhân do mô hình hay do tổ chức thực hiện. Mô hình quản trị ở những doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, vừa thiếu sự giám sát đối với người quản lý doanh nghiệp, vừa áp đặt, gò bó, không tạo động lực cho họ phát huy khả năng sáng tạo. Đối với các tổng công ty, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng cải thiện hoạt động của các tổng công ty để các tổng công ty trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, làm trụ cột cho nền kinh tế đất nước.Tuy nhiên, trong các tổng công ty hiện nay, quyền quản lý kinh doanh vẫn chưa được tách bạch khỏi quyền quản lý Nhà nước. Các tổng công ty đã tạo nên những nhóm độc quyền, mang lại lợi ích cục bộ, chưa nâng cao được hiệu quả của hệ thống DNNN và trở thành trụ cột của nền kinh tế. (2) Hướng thứ hai là sắp xếp lại các DNNN có quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoạt động trong những lĩnh vực không quan trọng dưới các hình thức : bán, khoán, cho thuê, CPH... (Tuy nhiên, hiện nay, biện pháp CPH được áp dụng với cả những DNNN làm ăn có hiệu quả). Biện pháp bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho một hoặc cá nhân, tổ chức để hình thành doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong ngành thương nghiệp và các doanh nghiệp địa phương đang có lãi hoặc lỗ tạm thời nhưng chưa đến mức phá sản. Việc xác định trị giá doanh nghiệp để bán được áp dụng như đối với trường hợp CPH DNNN. Biện pháp cho thuê một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ, kết cấu tài sản cố định và công nghệ giản đơn như các cửa hàng, kho, bãi chứa hàng... Biện pháp khoán doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà tình trạng khó khăn hiện tại chủ yếu do sự yếu kém về mặt tổ chức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các biện pháp bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp có tài sản dưới 1 tỷ đồng, thua lỗ kéo dài. Đến ngày 31/12/2004, đã có 274 doanh nghiệp được áp dụng các biện pháp này, trong đó có 158 doanh nghiệp được giao cho người lao động. Riêng biện pháp CPH sẽ được đề cập trong các phần sau. 1.2 Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, điều kiện CPH DNNN Khái niệm CPH DNNN : CPH DNNN là việc “chia” vốn của DNNN thành những phần bằng nhau với mệnh giá nhất định và bán cho các các nhân, tổ chức, kết quả là chuyển DNNN thành CTCP. Mục tiêu CPH DNNN : Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Điều kiện CPH DNNN : Các DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí CPH 1.2.2 Hình thức, quy trình CPH DNNN: Hình thức CPH DNNN : (1) Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn (2) Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (3) Bán toàn bộ vốn hiện có tại doanh nghiệp Hình thức (2), (3) có thể được kết hợp với phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn Quy trình CPH DNNN : Bước 1 : Xây dựng phương án CPH a. Thành lập Ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc ban chỉ đạo b. Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu c. Xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp d. Hoàn tất phương án CPH Bước 2 : Tổ chức bán cổ phần a. Bán cổ phần b. Điều chỉnh phương án CPH Bước 3 : Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành CTCP a. Tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đăng ký kinh doanh b. Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và CTCP 1.2.3 Tác dụng của CPH DNNN (1) Đa dạng hoá sở hữu đối với DNNN. Điều này dẫn tới một hệ quả rất quan trọng : đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng trong các DNNN. Sự bao cấp của Nhà nước và cơ chế “xin - cho” đã tạo điều kiện cho tệ nạn tham nhũng và lãng phí phát triển. Sau khi DNNN được CPH, cán bộ công nhân viên chức không chỉ là người làm việc cho doanh nghiệp mà còn là chủ của doanh nghiệp, có lợi ích gắn chặt với doanh nghiệp. Điều đó khiến cho họ chủ động hơn trong quá trình lao động và tham gia quản lý. Đối với những nhà đầu tư từ bên ngoài, điều họ quan tâm hàng đầu là hiệu quả của doanh nghiệp nên họ luôn có sự giám sát chặt chẽ đối với bộ máy quản lý doanh nghiệp. Chính nhờ sự giám sát này mà giám đốc, nhân viên quản lý không thể thực hiện hành vi vụ lợi một cách dễ dàng như khi doanh nghiệp còn thuộc sở hữu 100% của Nhà nước. Kết quả là hiệu quả của doanh nghiệp tăng lên nhiều lần. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của việc CPH DNNN. (2) Tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Sau khi được CPH, doanh nghiệp sẽ hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ không còn các cơ quan chủ quản. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chỉ chịu sự chi phối của Pháp luật và thị trường. Cơ quan đại diện cho phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ có quyền tương ứng với phần vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có quyền tự chủ, doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn. (3) Giúp Nhà nước thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn đã được đầu tư vào DNNN. Do đó, những doanh nghiệp mà Nhà nước phải giữ 100% vốn có thể được bổ sung vốn. Điều này rất cần thiết vì một trong những lý do khiến hệ thống DNNN hoạt động kém hiệu quả là sự đầu tư dàn trải. Mặt khác, số DNNN mà các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhà nước buộc phải cho vay giảm nên các tổ chức tài chính này sẽ có ít khoản nợ xấu hơn. Các doanh nghiệp khác cũng sẽ có nhiều cơ hội được các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhà nước cho vay hơn. (4) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán phụ thuộc một phần vào khối lượng chứng khoán được giao dịch trên thị trường. Các CTCP thường cung cấp chứng khoán với tỷ lệ cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Số CTCP ở nước ta còn ít, đặc biệt thiếu những công ty có tiềm lực kinh tế mạnh. Nhiều doanh nghiệp lớn của Nhà nước chưa được CPH và chưa phát hành trái phiếu rộng rãi. CPH DNNN sẽ tạo ra những chủ thể phát hành chứng khoán có tiềm lực, qua đó góp phần phát triển thị trường chứng khoán. Chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn của xã hội vào sản xuất - kinh doanh. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán có những ưu điểm nhất định so việc huy động vốn thông qua các trung gian tài chính. Việc huy động vốn thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân…thường khó khăn vì các tổ chức này luôn đặt ra những điều kiện khắt khe đối với chủ thể cần vay vốn. Mặt khác, lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân thường không cao bằng cổ tức của các CTCP nên ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, nhà đầu tư thường mua cổ phiếu thay vì gửi tiền vào ngân hàng.Vốn được huy động thông qua thị trường chứng khoán được nhanh chóng đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Do đó phát triển thị trường chứng khoán là xu thế tất yếu ở các nước trên thế giới. Việt Nam cũng cần đi theo xu thế này. Việc CPH DNNN và khuyến khích các DN CPH niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chính là một cách để thực hiện mục tiêu trên. Chương 2 Tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2004 2.1 Tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2004 Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2004 được chia thành 4 giai đoạn dựa theo các văn bản luật hướng dẫn CPH - Giai đoạn 1 (6/1992 - 4/1996) : CPH theo Quyết định 143/HĐBT - Giai đoạn 2 (5/1996 - 6/1998) : CPH theo Nghị định 28/CP - Giai đoạn 3 (7/1998 - 6/2002) : CPH theo Nghị định 44/CP - Giai đoạn 4 (7/2002 - 12/2004) : CPH theo Nghị định 64/CP Kết quả CPH trong từng giai đoạn phụ thuộc rất lớn vào các quy định trong văn bản luật hướng dẫn CPH của giai đoạn đó. Vì vậy, trước khi xem xét kết quả CPH của từng giai đoạn, chúng ta hãy điểm lại một số điểm khác biệt quan trọng giữa văn bản luật hướng dẫn CPH. Bảng 1: Một số điểm khác biệt quan trọng giữa các văn bản luật hướng dẫn CPH Quyết định 143/HĐBT Nghị định 28/CP Nghị định 44/CP Nghị định 64/CP 1. Điều kiện CPH 1. Kinh doanh có lãi, có hướng phát triển 2. Doanh nghiệp tự nguyện CPH 3. Công nhân viên chức có khả năng mua CP 1. Có quy mô nhỏ và vừa (trừ những DN được CPH theo hình thức giữ nguyên giá trị hiện có của DN, phát hành CP thu hút thêm vốn) 2. Không thuộc diện những DN mà NN cần giữ 100% vốn 3. Có phương án kinh doanh hiệu quả. Các DN mà NN không cần tiếp tục giữ 100% vốn Các DN và đơn vị phụ thuộc của DN mà NN không cần tiếp tục giữ 100% vốn 2. Hình thức CPH 1. Giữ nguyên vốn NN, phát hành CP thu hút thêm vốn 2. Bán một phần vốn NN 3. Tách một bộ phận DN đủ điều kiện để CPH 1. Giữ nguyên vốn NN, phát hành CP thu hút thêm vốn 2. Bán một phần vốn NN 3. Tách một bộ phận của DN đủ điều kiện để CPH 1. Giữ nguyên vốn NN, phát hành CP thu hút thêm vốn 2. Bán một phần vốn NN 3. Tách một bộ phận của DN đủ điều kiện để CPH 4. Bán toàn bộ vốn NN 1. Giữ nguyên vốn NN, phát hành CP thu hút thêm vốn 2. Bán một phần vốn NN 3. Bán toàn bộ vốn NN * Hình thức 2, 3 có thể được kết hợp với việc phát hành CP thu hút thêm vốn 3. Đối tượng được mua CP Công nhân viên chức trong DN CPH, DNNN khác và các tầng lớp nhân dân khác Các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. * Việc thí điểm bán CP cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính Phủ. Các tổ chức kinh tế, xã hội Việt Nam, công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam * Việc bán CP cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính Phủ. Các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước 4.Quyền mua CP lần đầu của DN CPH Mỗi cổ đông không được mua quá 2% tổng số CP của DN Mỗi pháp nhân được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số CP của DN (1)Với DN mà NN giữ CP chi phối, CP đặc biệt, mỗi pháp nhân được mua không quá10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số CP của DN; (2)Với DN mà NN không nắm CP chi phối, CP đặc biệt, mỗi pháp nhân được mua không quá 20%, mỗi cá nhân được mua không quá 10% tổng số CP của DN; (3)Với DN mà NN không tham gia CP, NN không hạn chế số lượng CP mỗi pháp nhân, cá nhân được mua Các nhà đầu tư được mua CP lần đầu với số lượng không hạn chế nhưng phải đảm bảo CP chi phối của NN tại các DN NN giữ CP chi phối * trong một số ngành nghề (do Thủ tường Chính Phủ quy định), các nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng CP có tổng giá trị không quá 30% vốn điều lệ của các DN. Và sau đây là kết quả CPH trong từng giai đoạn 2.1.1 Giai đoạn 1 (từ 6/1992 đến 4/1996) Tháng 6/1992, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) đã ban hành Quyết định số 143/HĐBT về thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Theo Quyết định này, có 7 doanh nghiệp được chọn để thí điểm CPH là : Nhà máy xà phòng Việt Nam (thuộc Bộ công nghiệp); Nhà máy diêm Thống Nhất (thuộc Bộ công nghiệp); Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (thuộc Bộ công nghiệp); Xí nghiệp chế biến gỗ Long Bình (thuộc Bộ nông nghiệp); Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng (thuộc Bộ thương mại); Xí nghiệp sản xuất bao bì Hà Nội (thuộc thành phố Hà Nội); Xí nghiệp dệt may Legamex (thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, hơn 30 DNNN khác cũng đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm CPH. 190 doanh nghiệp trong số này đã được phê duyệt thí điểm CPH dưới sự chỉ đạo của các bộ. Nhưng sau đó, 7 doanh nghiệp đã được chọn để thí điểm CPH dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bộ trưởng đều xin rút khỏi danh sách CPH. Các doanh nghiệp dự kiến thực hiện CPH dưới chỉ đạo của các bộ cũng xin rút khỏi danh sách CPH hoặc phải ngừng triển khai CPH do thiếu một số điều kiện. Ví dụ, Công ty giày dép và hàng may mặc Legamex tiến hành CPH từ tháng 7/1994, đã phát hành 100.000 cổ phần đợt 1, mỗi cổ phần có mệnh giá 100.000 đồng, nhưng sau đó UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho ngừng ._.triển khai CPH ở công ty do công ty thiếu một số điều kiện luật định. Sau sự việc này, Chính Phủ rút kinh nghiệm, chọn những doanh nghiệp tự nguyện và đủ điều kiện để CPH. Kết quả đã có 5 DNNN được chuyển thành CTCP, trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc bộ, 2 doanh nghiệp thuộc địa phương và 1 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty. Các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng); kinh doanh hiệu quả; không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn; tập thể cán bộ công nhân viên nhất trí với việc thí điểm CPH. Những thông tin cụ thể về 5 doanh nghiệp được trình bày trong bảng 2 dưới đây Bảng 2: 5 DNNN được CPH đầu tiên STT Tên doanh nghiệp Cơ quan chủ quản trước đây Ngày chuyển sang CTCP Vốn điều lệ (tr.đồng) Tỷ lệ vốn NN (%) 1 Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển Bộ GTVT 1/7/1993 6.200 18 2 Công ty cơ điện lạnh Sở công nghiệp tp Hồ Chí Minh 1/10/1994 1.600 30 3 Nhà máy giày Hiệp An Bộ công nghiệp nhẹ 1/10/1994 3.784 30 4 Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi Bộ No&PTNT 1/7/1995 3.540 30 5 Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu UBND tỉnh Long An 1/7/1995 7.912 30 (Nguồn : Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW) Cũng trong giai đoạn này, một số DNNN đã được Bộ tài chính định giá để CPH như : Xí nghiệp đóng mới sửa chữa tàu thuyền Bình Định (thuộc tỉnh Bình Định); Công ty ong mật (thuộc Sở nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh); Xí nghiệp sản xuất đồ may mặc (thuộc Sở thương nghiệp thành phố Hồ Chí Minh). Tính đến đầu năm 1996, cả nước mới chỉ có 2/6 tỉnh, thành phố, 3/7 bộ có DNNN được CPH. Đó là tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp, và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong 5 năm chỉ có 5 DNNN được CPH. Như vậy, trung bình mỗi năm chỉ 1 doanh nghiệp được CPH. Tốc độ CPH như vậy là quá chậm so với yêu cầu đổi mới DNNN. Lý do : đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình CPH, Đảng và Nhà nước hết sức thận trọng, chỉ chủ trương thí điểm CPH một số ít DNNN. Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 khoá VII (11/1991) có nêu “ chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thực hiện ”. Do đó, trong các văn bản luật về CPH, đối tượng CPH rất hẹp, hình thức CPH không đa dạng, tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa của một cổ đông quá thấp (2%), thiếu điều khoản về ưu đãi cho DN CPH và người lao động… 2.1.2 Giai đoạn 2 (từ 5/1996 đến 6/1998) Trong giai đoạn này, số DNNN được CPH là 118 doanh nghiệp. Trung bình 1 năm có 59 DNNN được CPH. Như vậy, tiến độ CPH trong giai đoạn này nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước. Lý do chủ đạo là : Đảng và Nhà nước đã bắt đầu mở rộng diện CPH sau khi đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ giai đoạn trước. Do đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 28/CP với những điều khoản bổ sung về ưu đãi dành cho DN CPH và người lao động, mở rộng diện CPH, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của cổ đông ngoài doanh nghiệp, đa dạng hoá hình thức CPH. Tuy nhiên, tiến độ CPH như trên vẫn rất chậm so với yêu cầu của Đảng và Nhà nước. CPH vẫn là một vấn đề mới mẻ với các DNNN, cơ quan quản lý Nhà nước và người dân. 2.1.3 Giai đoạn 3 (từ 7/1998 đến 6/2002) Trong giai đoạn này, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực và thế giới. Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC). Đây là một tổ chức rất lớn, bao gồm 21 nước thành viên, chiếm 25% diện tích và 40% dân số của thế giới. Do vậy, các DNNN Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng cũng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Vấn đề CPH DNNN càng trở nên cấp bách do tính cạnh tranh của các DNNN ở Việt Nam còn yếu. Do vậy, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII (tháng 12/1997) đã nêu rõ “ Phân định loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định loại doanh nghiệp Nhà nước cần giữ 100% vốn, loại doanh nghiệp Nhà nước cần nắm tỷ lệ cổ phần chi phối, loại doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp ” và “ Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả ”. Sau đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 44/CP với nhiều điểm mới giúp tiến độ CPH được đẩy nhanh, tiêu biểu là sự thay đổi trong quy định về diện CPH. Lần đầu tiên Nhà nước quy định tất cả các DNNN không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ 100% được phép tiến hành CPH, do đó diện CPH được mở rộng hơn trước rất nhiều; hình thức CPH được quy định đa dạng hơn; ưu đãi dành cho DN CPH và người lao động nhiều hơn, đặc biệt Nghị định đã chú ý tới người lao động nghèo trong DNNN dựa trên tinh thần của Thông báo số 63/TB-TW ngày 4/9/1997 của Bộ chính trị. Cơ chế chính sách về cơ bản là thuận lợi cho việc CPH DNNN và việc CPH DNNN cũng đã trở nên quen thuộc với các DNNN, cơ quản lý nhà nước và người dân. Kết quả, số DNNN được chuyển thành CTCP trong giai đoạn này là là 834 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm CPH 280 doanh nghiệp. Như vậy tiến độ CPH đã nhanh hơn nhiều lần so với giai đoạn trước. Nhiều Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty đã tích cực thực hiện CPH, điển hình là Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh; Nam Định; Thanh Hoá; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Tổng công ty : Hàng hải; Cà phê; Than; Xi-măng; Dệt may. Tuy nhiên vẫn chưa năm nào việc CPH DNNN đạt chỉ tiêu kế hoạch. Từ năm 1999, Chính Phủ đã giao chỉ tiêu CPH cho từng bộ, ngành, địa phương, tổng công ty. Năm 1999, kế hoạch CPH trong cả nước là 505 doanh nghiệp, nhưng thực tế chỉ có 247 doanh nghiệp được CPH, đạt 49% kế hoạch. Năm 2000, kế hoạch CPH trong cả nước là 508 doanh nghiệp, nhưng thực tế chỉ có 218 doanh nghiệp được CPH, đạt 38,6% kế hoạch. Những bộ, ngành, địa phương, tổng công ty có tốc độ CPH chậm là : Bộ Công nghiệp; Bộ Thuỷ sản; tỉnh Cần Thơ; Khánh Hoà; Quảng Ninh; Vĩnh Phúc; Tổng công ty Hoá chất; Tổng công ty Thép. Những Tổng công ty 90 không CPH được DNNN nào là : TCT Dầu khí, TCT Hàng không, TCT Thuốc lá, TCT Giấy, TCT Công nghiệp tàu thuỷ, TCT Cao su, TCT Lương thực miền Nam. Đến hết năm 2001, vẫn còn 6/13 Bộ; 21/26 tỉnh chưa có DNNN nào được CPH. Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng trên là sự níu kéo của các giám đốc DNNN và cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. 2.1.4 Giai đoạn 4 (từ 7/2002 đến 12/2004) Trong giai đoạn này, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Ngày 13/7/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ. Đây là một hiệp định thương mại có tính toàn diện, theo đó Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ trong các lĩnh vực : thương mại hàng hoá (trade in goods); thương mại dịch vụ (trade in service); quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights); phát triển quan hệ đầu tư (development of investment relation); tạo thuận lợi cho kinh doanh doanh (bussiness facilitation). Việt Nam cam kết sẽ mở cửa hầu hết các lĩnh vực cho các nhà đầu tư và xuất nhập khẩu của Mỹ theo một lộ trình từ 3 đến 5 năm. Việt Nam cũng đã tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khởi đầu là Thoả thuận ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Theo đó, từ năm 2003, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu hầu hết các nhóm hàng từ 20-40% xuống còn 10-15%. Đến năm 2006, Việt Nam phải giảm thuế hàng nhập khẩu xuống còn 0-5%. Việt Nam cũng đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiền thân là GATT, một tổ chức có liên quan chát chẽ tới Liên hợp quốc, được thành lập từ tháng 1/1948 với mục đích là giảm bớt hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế. WTO là một hiệp ước thương mại đa phương với những nguyên tắc cơ bản : (1) Các nước thành viên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (Most Favored Nation _ MFN); (2) Các nước thành viên không được bảo hộ nền công nghiệp trong nước bằng các biện pháp như trợ cấp xuất khẩu; đặt hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp khác. Tham gia vào WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO. Những hàng hoá xuất khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam như hàng may mặc, giày da, nông sản …cũng là những hàng hoá có tính cạnh tranh cao của Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNN phải được nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Đảng đã chủ trương phải đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN. Nghị quyết Hội nghị TW ba, khoá IX (năm 2001) coi việc đẩy mạnh CPH những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần thiết giữ 100% vốn là khâu quan trọng để tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả của DNNN. Nghị quyết Hội nghị TW chín, khoá IX đã khẳng định “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ”. Do đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 64/CP với nhiều điều khoản hợp lý hơn, có tác dụng thúc đẩy CPH. Kết quả số DNNN được CPH trong gia đoạn này là 1.285 doanh nghiệp, trung bình mỗi năm có 643 DNNN được CPH. Tiến độ CPH tiếp tục được đẩy nhanh hơn trước. Một số bộ CPH nhanh là : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, vẫn chưa có năm nào việc CPH đạt chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2003, kế hoạch của Chính Phủ là CPH 1.600 DNNN, kết quả chỉ có 554 doanh nghiệp được CPH, đạt 60% kế hoạch. Năm 2004 việc CPH diễn ra nhanh nhất nhưng cũng chỉ đạt 68% chỉ tiêu kế hoạch. Một số tỉnh, tổng công ty CPH chậm như : Kiên Giang, Lai Châu, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ. Về thời gian trung bình để CPH 1 DNNN, theo ông Hồ Xuân Hùng, phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương, trong 3 năm 2002 đến 2004, thời gian bình quân để CPH một DNNN là 15 tháng (tính từ thời điểm thành lập ban đổi mới tại doanh nghiệp cho đến khi DN CPH có đăng ký kinh doanh), trong đó 30% - 50% thời gian được giành cho việc định giá. Công ty Ernst & Young cũng đã tiến hành khảo sát 492 DNNN được CPH trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 (chiếm 87% tổng số DNNN đã hoàn thành CPH trong giai đoạn này), kết quả như sau : để hoàn thành CPH một DNNN cần 411 ngày, trong đó, thời gian từ khi thành lập ban đổi mới doanh nghiệp đến khi bắt đầu định giá là 137 ngày, thời gian bắt đầu định giá đến khi phê duyệt giá trị doanh nghiệp là 122 ngày, thời gian để hoàn thành các công việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án, bán cổ phiếu, họp Đại hội đồng cổ đông, đăng ký kinh doanh là 150 ngày. Như vậy, thời gian trung bình để CPH 1 DNNN ở Việt Nam quá dài so với yêu cầu về tiến độ CPH và so với tốc độ CPH ở các nước khác. Từ 8/2004 đến hết năm 2006, chúng ta phải CPH hơn 1.400 DNNN. Nhưng với tốc độ này thì nhiệm vụ rất khó hoàn thành. Tổng kết việc thực hiện CPH DNNN từ năm 1992 đến năm 2004 Số DNNN được CPH từ năm 1992 đến năm 2004 và cơ cấu các DN CPH tính đến ngày 31/12/2004 được thể hiện trong bảng 3 và bảng 4 dưới đây Bảng 3 Kết quả CPH DNNN 1992 - 2004 Năm Số DNNN được CPH Số cộng dồn Năm 1992-1998 123 123 Năm 1999 247 370 Năm 2000 218 588 Năm 2001 205 793 Năm 2002 164 957 Năm 2003 532 1.489 Năm 2004 753 2.242 (Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW) Bảng 4 Cơ cấu các DN CPH tính đến 12/2004 STT Các DNNN được CPH đến 12/2004 Tỷ trọng 1 Các DNNN thuộc tỉnh 74% 2 Các DNNN trực thuộc Bộ 12% 3 Các DNNN thuộc Tổng công ty 90 8% 4 Các DNNN thuộc Tổng công ty 91 6%. (Nguồn : Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW) Hiệu quả của các DNNN sau khi được CPH tăng nhanh rõ rệt. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, trong 435 DN CPH, 92,72% hoạt động hiệu quả hơn, 4,85% hoạt động không thay đổi và 2,43% doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn so với trước khi được CPH. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp được CPH đều có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 10% số DN CPH có vốn hơn 10 tỷ đồng. Rất ít doanh nghiệp có vốn lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả như Vina Milk với 1.500 tỷ đồng vốn Nhà nước, Mía đường Lam Sơn 92 tỷ đồng, Đường La Ngà 82 tỷ đồng. Số cổ phần được bán cho cổ đông ngoài doanh nghiệp còn thấp (được thể hiện qua bảng 5). Do đó, tính đến ngày 31/12/2004, số vốn Nhà nước được CPH mới chỉ chiếm 8% tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Bảng 5 Cơ cấu sở hữu ở các DN CPH tính đến 12/2004 Nhà nước 45,6% Cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp 39,3% Cổ đông ngoài doanh nghiệp 15,1% (Nguồn : Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW) Tiến độ CPH DNNN ở một số Bộ, ngành, địa phương cụ thể : ở Hà Nội, từ năm 1998 đến năm 2004, mới chỉ có 14 DNNN của thành phố được CPH. Như vậy trung bình hàng năm, Hà Nội chỉ CPH được từ 2 cho đến 3 doanh nghiệp. Với tốc độ này, phải mất 10 năm Hà Nội mới hoàn thành kế hoạch CPH trên 30 doanh nghiệp tính đến năm 2005 Thành phố Hồ Chí Minh CPH được 180 DNNN kể từ khi chương trình CPH DNNN được triển khai. Bốn DN CPH có vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng là : khách sạn Bông Sen, khách sạn Quê Hương, công ty Savico, công ty vận tải biển Sài Gòn. Riêng năm 2004, thành phố CPH được 45 DNNN. Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố, gần 2/3 số DN CPH nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó là những doanh nghiệp vốn có lợi thế độc quyền, có thị trường tiêu thụ ổn định, tình hình tài chính đã được lành mạnh hoá trước khi CPH như REE, GEMADEBT, VIFOCO, TRIBECO, SAVIMEX, Bông Bạch Tuyết, May Sài Gòn 3, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Với CTCP Cơ điện lạnh (REE), một trong những DNNN được CPH đầu tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao thấy rõ. REE có vốn ban đầu là 16 tỷ đồng, sau 10 năm kể từ khi được CPH, vốn tăng 15 lần, doanh thu tăng 10 lần, lợi nhuận tăng 7 lần, các khoản nộp ngân sách tăng 4 lần, số lao động tăng từ 334 lên 788, sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng. CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (MEGADEBT) sau 10 được CPH (1992-2002), vốn điều lệ tăng 30 lần, tỷ suất lợi nhuận sau trên vốn chủ ở mức 25%- 30%/năm, công ty đảm bảo việc làm ổn định cho 500 lao động (làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và các cảng biển trong cả nước) với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. CTCP Việt Phong sau 7 năm được CPH, vốn điều lệ tăng từ 7,9 tỷ đồng lên 25 tỷ đồng. Sau khi được CPH, các doanh nghiệp có mức doanh thu tăng bình quân 27,6%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng 119%/năm, cổ tức đạt mức 15%-17%/năm Thực hiện Chỉ thị số 20/1998/Ct-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN, thành phố Hải Phòng đã xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp và đổi mới 153 DNNN thuộc UBND thành phố giai đoạn 1998-2000 và 2001-2005. Trong thời gian qua, 39 DNNN của thành phố đã được CPH và hoạt động dưới hình thức CTCP từ 1 đến 5 năm, 27 doanh nghiệp đang hoàn thành thủ tục CPH. Tổng vốn điều lệ của các DN CPH là 200 tỷ đồng , phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp trước khi chuyển đổi là 145 tỷ đồng, như vậy tổng số vốn được huy động thêm là 50 tỷ đồng. Một số DN CPH đã tiếp tục phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ như CTCP Giấy Hải Phòng, CTCP Sơn, hoá chất Minh Đức, CTCP Chế biến thuỷ sản Cát Hải. DN CPH thành công điển hình là CTCP Giấy Hải Phòng được CPH vào năm 1999, năm 2001 là doanh nghiệp đầu tiên của miền bắc được cấp giấy phép niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, hiện có mức cổ tức tới 30%/năm. Tuy nhiên, thành phố cũng có một số doanh nghiệp thuộc diện CPH hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài như Công ty thảm Hàm Kênh, Công ty thương mại Ngô Quyền chưa thể được CPH nhanh được, đến 31/12/2004, vẫn còn 87 doanh nghiệp cần được CPH trong khi thời gian phải hoàn thành công việc chỉ còn 1 năm nữa. Theo Đề án CPH được Chính Phủ phê duyệt năm 2001, tỉnh Đà Nẵng phải CPH 18 trong tổng số 55 DNNN thuộc tỉnh tính đến năm 2005. Sau 3 năm (9/2001 - 9/2004), Đà Nẵng mới CPH được 10 doanh nghiệp, đạt 55,55 % chỉ tiêu kế hoạch. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số các tỉnh thực hiện CPH chậm nhất. Năm 2004, chỉ có 16 DNNN của tỉnh được CPH. Theo báo cáo của Chi cục Tài chính doanh nghiệp của tỉnh, chỉ có 5/11 doanh nghiệp đang thực hiện CPH có lợi nhuận, tình hình tài chính “lành mạnh”, có thể tiến hành CPH đúng tiến độ. Các doanh nghiệp còn lại gặp khó khăn trong vẫn đề xử lý tài chính nên không thể CPH đúng tiến độ. Đó là các công ty : Thương mại - dịch vụ, Dịch vụ du lịch quốc tế, Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Vũng Tàu, Dịch vụ hậu cần thuỷ sản, Xây dựng và phát triển đô thị, Tramasuco. Công ty Dịch vụ hậu cần thuỷ sản có nhiều khoản nợ phải thu khó đòi được chuyển giao từ đơn vị tiền thân. Công ty không đầy đủ hồ sơ về các khoản nợ này, do đó việc xử lý nợ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, công ty phải chuyển giao cho các đơn vị khác một số tài sản có giá trị lớn nhưng không được sử dụng hiệu quả như cảng Lộc An, tàu dịch vụ hậu cần thuỷ sản, sau đó công ty mới có thể tiến hành định giá được. Công ty Thương mại - dịch vụ được Nhà nước giao cho số vốn là 9 tỷ đồng 569 triệu đồng.Vốn công ty đã thực mất là 4 tỷ 167 triệu đồng, chiếm 43% vốn Nhà nước giao. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh, công ty có khả năng mất vốn tới 20 tỷ 167 triệu đồng. Như vậy công ty có khả năng mất hết vốn Nhà nước và không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn, do đó không thể tiến hành CPH được. Công ty du lịch quốc tế cũng đã mất hết vốn Nhà nước và có nguy cơ phá sản vì công ty nợ một đối tác nước ngoài 5 triệu USD và họ đang tích cực đòi nợ. Như vậy, những tồn tại tài chính trong các DNNN thuộc diện CPH là lực cản lớn nhất đối với quá trình CPH DNNN ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 18 tổng công ty và 20 doanh nghiệp độc lập. Đây là một trong số những bộ CPH DNNN chậm nhất. Năm 2003, Bộ đã CPH được 42 DNNN, chỉ đạt 58% chỉ tiêu kế hoạch. Số DNNN trực thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn khá lớn (hơn 400 doanh nghiệp), hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong số các tổng công ty 90, tổng công ty có mức vốn điều lệ cao nhất là 1.000 tỷ đồng, thấp nhất đạt 100 tỷ đồng. Những doanh nghiệp thành viên có mức vốn điều lệ trung bình là 5 tỷ đồng. Có những doanh nghiệp chỉ có mức vốn từ 0,8 - 1 tỷ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp bị thua lỗ. Một số tổng công ty thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm như Tổng công ty Mía đường, Tổng công ty Dâu tằm tơ. Nhiều doanh nghiệp buộc phải được xử lý tài chính mới có thể tiến hành CPH được như : công ty Tiếp thị, toàn bộ các doanh nghiệp thuộc ngành mía đường, dâu tằm tơ, thuỷ lợi, chăn nuôi, kinh doanh lương thực, cà phê, lâm nghiệp. Bộ thương mại năm 1998 đặt kế hoạch CPH 7 doanh nghiệp, kết quả chỉ CPH được 1 doanh nghiệp, kế hoạch năm 1999 là CPH 12 doanh nghiệp song thực tế chỉ đạt được 5 doanh nghiệp, năm 2000 kế hoạch đạt ra là CPH 19 doanh nghiệp thì thực tế chỉ đạt được 8 doanh nghiệp, năm 2001 CPH được 5 doanh nghiệp so với kế hoạch là 19 doanh nghiệp, trong năm 2002 chỉ có 4 doanh nghiệp CPH thành công. Như vậy, sau 5 năm triển khai ngành thương mại chỉ CPH được 23 doanh nghiệp, tốc độ chỉ đạt 20% kế hoạch năm 2.2 Một số nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam 2.2.1 Về phía Nhà nước 2.2.1.1 Nhà nước vẫn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất khiến tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam diễn ra chậm. Luôn có một khoảng cách lớn giữa chính sách coi mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và thực tiễn. DNNN vẫn được hưởng rất nhiều ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu, được ưu tiên thực hiện những đơn đặt hàng hay gói thầu của Nhà nước… DNNN thường được Nhà nước bổ sung vốn, xoá nợ hoặc bảo lãnh, ít có nguy cơ bị phá sản do các chủ nợ (phần lớn là các DNNN khác) vẫn tin tưởng khách nợ của họ sẽ được hỗ trợ bởi Chính Phủ, các bộ, UBND. Ngoài ra, tần xuất thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn hơn nhiều so với các DNNN. Vì DNNN được hưởng nhiều ưu đãi như trên nên lãnh đạo DNNN không muốn tiến hành CPH, nếu bị bắt buộc phải CPH thì tìm cách “chây ỳ”, do đó tiến độ CPH bị chậm. 2.2.1.2 Nhà nước chậm bổ sung, sửa đổi luật về CPH DNNN : Vấn đề định giá Về tổ chức tiến hành định giá. Theo Nghị định 64/CP, việc định giá DNNN có thể được thực hiện bởi Hội đồng định giá hoặc một tổ chức trung gian như ngân hàng thương mại, công ty tài chính. Việc định giá DNNN được thực hiện bởi Hội đồng định giá thường không chính xác và kéo dài vì các thành viên trong Hội đồng định giá (bao gồm lãnh đạo trong doanh nghiệp và cán bộ của các bộ, sở) thường không có đủ chuyên môn và thường “nghiêng” về các mục tiêu quản lý riêng nên khó thống nhất với nhau. Ví dụ, để xác định giá trị doanh nghiệp, 2 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Điện tử - Tin học Việt Nam, 4 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Điện lực đã phải mời rất nhiều các đoàn kiểm tra khác nhau của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Địa chính. Các đoàn kiểm tra không thống nhất được ý kiến nên các doanh nghiệp đã phải chờ hơn một năm. Kết quả định giá của Hội đồng định giá không khách quan vì cổ phần của DN CPH được ưu tiên bán cho những người trong doanh nghiệp, người định giá doanh nghiệp vừa là người bán, vừa là người mua cổ phần, họ sẽ định giá thấp doanh nghiệp để dễ dàng mua được cổ phần của doanh nghiệp. Đây là một hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực CPH DNNN cần được loại bỏ. Về phương pháp định giá, theo Nghị định 64/CP, có 2 phương pháp định giá chính là phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu theo dòng tiền (DCF) (1) Phương pháp tài sản ròng là phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường tại thời điểm định giá của các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này dễ được áp dụng nhưng không giúp cơ quan định giá tính đủ giá trị doanh nghiệp vì không tính đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, trên thế giới, phương pháp này thường chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không có khả năng phát triển trong tương lai. (2) Phương pháp chiết khấu theo dòng tiền là phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên các dòng tiền dự tính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp định giá tiên tiến trên thế giới, mới được áp dụng ở Việt Nam. Nó giúp tổ chức định giá xác định chính xác hơn giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải tính những tỷ số chủ yếu như (1) tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3-5 năm liền kề; (2) tỷ suất lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp; (3) tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp; (4) hệ số rủi ro của doanh nghiệp. Việc xác định các tỷ số trên khá khó khăn. Theo các doanh nghiệp, trong tình hình các chính sách thường xuyên thay đổi như hiện nay, họ không thể chắc chắn về kết quả kinh doanh trong tương lai. ở Việt Nam cũng chưa có một tổ chức nào xác định hệ số rủi ro của các doanh nghiệp. Vì vậy, theo quy định, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ số rủi ro được ghi trong Niên giám định giá 1999, Ibboston Associates, Inc. Tuy nhiên, hệ số rủi ro trong niên giám sẽ không được chấp nhận nếu cao hơn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, để xác định các tỷ số trên, doanh nghiệp phải xác định tỷ lệ tăng trưởng của ngành, vùng. ở Việt Nam hiện nay, việc xác định tỷ lệ trên rất khó khăn. Về chi phí cho việc định giá. Theo quy định hiện hành, tổng chi phí cho việc CPH một DNNN không quá 0,01% giá trị doanh nghiệp. Với mức chi phí này, giá trị doanh nghiệp khó có thể được xác định một cách chuyên nghiệp, do đó thiếu chính xác. Bởi vì nếu áp dụng phương pháp giá trị tài sản ròng, các doanh nghiệp khó có đủ kinh phí để thuê các chuyên gia kỹ thuật thẩm định giá trị còn lại của các tài sản như dây chuyền máy móc, thiết bị, nhà cửa...Các doanh nghiệp sẽ sử dụng giá trị còn lại được ghi trong sổ sách vốn đã quá lỗi thời hoặc tự tính lại dựa trên ý kiến chủ quan của mình, do đó giá trị còn lại của tài sản sẽ không được xác định một cách chính xác. Nếu áp dụng phương pháp DCF, doanh nghiệp không đủ kinh phí để thuê chuyên gia xác định các tỷ lệ dự tính. Với nhiều doanh nghiệp, việc tính các tỷ lệ này nằm ngoài khả năng của họ. Thời điểm định giá doanh nghiệp và thời điểm phê duyệt chuyển DNNN thành CTCP còn quá xa.Vì vậy có những doanh nghiệp phải xác định lại giá trị, khiến việc CPH kéo dài. Vấn đề xử lý tài chính Nhiều DNNN thua lỗ, nợ đọng kéo dài, thậm chí mất hết vốn nhưng vẫn được đưa vào diện CPH. Thời gian để xử lý các khoản nợ, lỗ trong các doanh nghiệp này rất dài. Ví dụ, một công ty liên hợp thực phẩm ở Hà Tây đã hoàn thành việc định giá doanh nghiệp vào tháng 9/2003. Nhưng do số nợ thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 17 tỷ đồng, ngành thuế phải đề nghị Bộ Tài chính cho phép xoá nợ. Trong thời gian chờ kết quả, doanh nghiệp không triển khai được các bước CPH tiếp theo. Quá tháng 9/2004 mà chưa có kết quả, doanh nghiệp đã phải xác định lại giá trị doanh nghiệp. Chúng ta thường cho rằng nên chọn doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ để CPH vì đây mới là đối tượng cần được sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả. Nhưng các nhà đầu tư thường không mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này vì không muốn kế thừa các khoản nợ cũ của doanh nghiệp. Bản thân một số DNNN bị thua lỗ, nợ đọng cũng không muốn CPH vì nếu CPH họ sẽ phải dành phần lớn tiền bán cổ phiếu để bù lỗ, trả nợ, chi trả cho người lao động theo chính sách, vốn sẽ không còn để đầu tư phát triển. Trên thực tế, trong số hơn 600 DNNN đã CPH, hầu hết là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là những DNNN thua lỗ rất khó thực hiện CPH. Vấn đề lao động dôi dư Việc giải quyết những khoản lỗ, nợ dù sao cũng không khó khăn bằng việc giải quyết những lao động dôi dư. Thực tế cho thấy, trong quá trình sắp xếp lại DNNN nói chung và CPH DNNN nói riêng, tình trạng dư thừa lao động là không thể tránh khỏi. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW năm 2002, tình trạng dư thừa lao động ở các DNNN có 2 mức độ : dư thừa thực tế (chiếm 7,2% tổng số lao động trong các DNNN); dư thừa tiềm năng (đối tượng có thể cắt giảm mà không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chiếm 9,5% tổng số lao động trong các DNNN). Tình trạng dư thừa lao động ở các DNNN địa phương thường nghiêm trọng hơn các DNNN do Trung ương. Các doanh nghiệp ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại có tình trạng dư thừa lao động nghiêm trọng hơn các doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Lao động vô thời hạn (số biên chế cũ) có tỷ lệ dư thừa cao nhất, sau đó là lao động dài hạn, cuối cùng là lao động theo hợp đồng thời vụ (dưới 1 năm). Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở các DNNN: (1) DNNN gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm; (2) Lao động trong DNNN không đáp ứng được trước sự thay đổi của công nghệ; (3) DNNN thiếu hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện đại; (4) Trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động chưa được quy định rõ ràng. Số lao động dư thừa khó kiếm việc làm mới, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước chủ trương : Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng giải quyết. Một số giải pháp cụ thể đã được đưa ra là : khuyến khích người lao động dư thừa tự nguyện nghỉ; hạ tuổi hưu trong một số ngành; đào tạo lại lao động; cho lao động vay với lãi suất thấp để họ tự tạo công việc cho mình. Tuy nhiên, những giải pháp trên chưa được thực hiện nghiêm túc và cần được bổ sung. Ngoài ra, một số văn bản luật về lao động gián tiếp cản trở việc CPH DNNN, ví dụ điều 31 trong Bộ luật lao động quy định : trường hợp doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thì người sử dụng lao động kế tiếp vẫn phải thực hiện hợp đồng với tất cả lao động của doanh nghiệp. Việc cho thôi việc đối với 3 chức danh là giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng trong DNNN cũng gặp khó khăn vì các doanh nghiệp không biết giải quyết theo Nghị định 16/CP hay Nghị định 41/CP. Việc CPH bị đình trệ vì các doanh nghiệp không biết bố trí cán bộ đi đâu. Các văn bản luật về lao động chưa phù hợp với kinh tế thị trường, cản trở việc tái cơ cấu không chỉ cán bộ ở DNNN mà còn cản trở cả việc tái cơ cấu cán bộ quản lý hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Chính sách đối với DN CPH và người lao động từ năm 1992 đến nay liên tục thay đổi và lần thay đổi sau có phần ưu đãi nhiều hơn, khiến cho doanh nghiệp có tâm lý chờ đến khi chính sách được sửa đổi mới tiến hành CPH. Bản thân chính sách CPH DNNN nói chung cũng không được hoạch định thống nhất từ đầu do quá trình CPH DNNN ở Việt Nam mang nhiều tính thử nghiệm và thận trọng. Chỉ từ năm 1998 trở lại đây, Đảng và Nhà nước mới quyết định tăng tốc CPH DNNN, chế độ ưu đãi vì thế cũng rộng rãi hơn. Có thể hiểu rằng Nhà nước chấp nhận trả chi phí để CPH DNNN thành công trong ổn định và tăng trưởng. Những chính sách khác có liên quan đến CPH DNNN còn thiếu nhiều. Ví dụ, Nghị quyết 26 của TW được ban hành từ ngày 23/3/2003 có nêu : trong quá trình sắp xếp lại DNNN phải đưa một phần giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp để CPH, nhưng đến giữa năm 2004 vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể bằng văn bản nào được ban hành. Chính sách CPH cho phép doanh nghiệp thoả thuận khoanh, giảm, giãn, xoá nợ với ngân hàng nhưng bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, những khoản nợ khoanh, giãn, giảm, xoá đó hạch toán vào đâu chưa được hướng dẫn. Quy định về quản lý vốn của Nhà nước trong các DN CPH cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Ví dụ khi một công ty “con” tiến hành CPH thì công ty “mẹ” sẽ quản lý vốn Nhà nước, nhưng khi công ty “mẹ” cũng tiến hành CPH thì không biết ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý vốn ở công ty “con”. 2.2.1.3 Nhà nước chậm cải cách thủ tục hành chính Thời gian xây dựng, trình duyệt đề án CPH dài do các thủ tục còn rườm rà. Vì cơ chế “xin-cho”, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian mới lo đủ thủ tục CPH. Ví dụ như trường hợp của Công._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0340.doc
Tài liệu liên quan