Lời Mở đầu
Xuất khẩu là một phương tiện không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhận thực được điều đó, năm 1986 thực hiện đường lối đổi mới, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra định hướng "Kinh tế đối ngoại là trọng điểm, xuất khẩu là một trong ba chương trình kinh tế chủ đạo của đất nước". Hơn 15 năm đổi mới, nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu đặc biệt là những lĩnh vực xuất khẩu phát huy được lợi thế về nhân
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta trọng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công.
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ và khẩn chương. Hiện nay hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực hội phát triển kinh tế cho Quốc gia nào biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế cho quốc gia mình. Trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh chủ động những mục đích chính và đẩy mạnh xí nghiệp tăng GDP cho đất nước.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trên thị trường nội địa, vì quy mô thị trường rất rộng lớn khó kiểm soát, khoảng cách địa lý lớn doanh nghiệp khó cập nhật được thông tin từ thị trường, khác nhau về văn hoá tiêu dùng, tuân thủ tập quán, thông lệ quốc tế và luật pháp của các quốc gia khác. Nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ có thị trường rộng lớn, với sức mua lớn thuận lợi cho viêhc mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài nước. Vậy một doanh nghiệp muốn tồn và phát triển đều phải nỗ lực chiến thắng trong cạnh tranh, tiến hành công tác phát triển thị trường. Đó là yêu cầu thiết yếu trong kinh doanh, sự chiếm lĩnh thị trường sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản trong điều kiện là lợi nhuận.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến vấn đề nghiên cứu phát triển thị trường song vẫn gặp nhiều khó khăn thi thực hiện.
Xác định đúng phương hướng và giải pháp phát triển thị trường phù hợp với tình hình khó khăn có huy động và phân bổ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch lại càng khó khăn hơn. Vì vậy hiện nay các hoạt động phát triển thị trường chưa thực sự đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.
Thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng mang tính truyền thống, đậm nét văn hoá dân tộc, ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, còn mang tính chất phục vụ cho đời sống tinh thần của tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ tăng dần theo sự tiến bộ trong văn hoá tiên dùng của loài người, cùng với sự giao lưu kinh tế văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ không được Nhà nước ta chú ý nhiều cho đầu tư phát triển thành mặt hàng mũi nhọn như gạo, thuỷ sản, dầu mỏ, than đá, dệt may, giầy dép nhưng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đã đem lại cho nước ta một phần không nhỏ góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hoá của dân tộc, giải quyết tình trạng dư thừa lao động, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi các mặt tiêu cực của xã hội hiện đại.
Xuất từ vai trò của thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty xuất khẩu Thăng Long - Bộ quốc phòng nói riêng và lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Em xin chọn đề tài: "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta trọng giai đoạn hiện nay".
Trên cơ sở những kiến thức đã được nghiên cứu tại nhà trường cơ quan thực tập và những hiểu biết từ xã hội của mình, báo cáo thực tập của em gồm 3 chương.
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn hiện nay.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta hiện nay.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở nước ta giai đoạn hiện nay
Chương I
Lý luận chung về xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu
I. Bản chất của xuất khẩu hàng hoá
1. Khái niệm và sự cần thiết của xuất khẩu hàng hoá
1.1. Khái niệm
xuất khẩu được hiểu là bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện nền kinh tế xã hội, hàng tiêu dùng cho đến hàng sản xuất nông nghiệp, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia.
a. Sự cần thiết của xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buônbán ở phạm vi Quốc tế, nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy nhanh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đối với các doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế của một quốc gia.
2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
a. Đối với nền kinh tế
xuất khẩu là một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có 4 điều kiện là:
Nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ hầu hết các Quốc gia đang phát triển như Việt Nam đều thiếu vốn và kỹ thuật, để có vốn và kỹ thuật thì con đường ngắn nhất là phải thông qua thương mại quốc tế.
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
* Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống của nhân dân.
* Xuất khẩu là cơ sở để môi trường và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
b. Đối với doanh nghiệp
Vươn ra thị trường bên ngoài là xu hướng chung của mỗi Quốc gia và các doanh nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng "Hướng về xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại". (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII).
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Những nhân tố thuộc về tiềm năng như tài nguyên thiên nhiên, lao động.. rất dồi dào ngược lại những nhân tố như vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý lại thiếu. Vì vậy chiến lược "hướng vào xuất khẩu". Về thực chất là giải pháp "mở cửa" nền kinh tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài kết hợp với tiềm năng trong nước là lao động và tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, còn nhằm mục đích nhập khẩu những thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn và dần dần cải thiện đời sôngs vật chất của nhân dân.
3. Các hình thức và nội dung của xuất khẩu hàng hoá
a. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
* Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất tới khách hàng nước ngoài.
* Xuất khẩu gia công uỷ thác: xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công đơn vị hướng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác.
* Hình thức mua bán đối lưu: Là phương thức trong đó người mua đồng thời là người bán và người bán đồng thời là người mua, hai bên trao đổi vứi nhau với tổng tỷ giá hàng tương đương nhau việc giao hàng diễn ra đồng thời mục đích trao đổi mua bán là để sử dụng không để bán.
*. Hình thức mua bán tại hội chợ triển lãm: Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.
* Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là cuộc triển lãm công thương nghiệp. Tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hoá mà còn là nơi được ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường, quảng cáo, xúc tiến... tại hội trợ và triển lãm đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
* Giao dịch qua trung gian: Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ ba đứng ra tiến hành công việc mua bán thay cho mình.
* Giao dịch tái xuất: Giao dịch tái xuất là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với mục đích để tái xuất khẩu thu lợi nhuận chứ không phải với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước. Giao dịch này luôn luôn thu htú ba nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta còn gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá
1. Các nhân tố bên ngoài
1.1. Chính trị
Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là biểu hiện quan hệ quốc tế giữa hai Quốc gia. Ngày nay với quan điểm phát triển hợp tác đa phương cùng có lợi, hoạt động xuất khẩu được tiến hành mà gặp sự cản trở do dự khách biệt về chế độ giữa các quốc gia. Nhưng trước đây có một thời kỳ sự khác biệt đó là một rào cản, không chỉ ngăn cách quan hệ ngoại thương mà còn cản trở quan hệ hợp tác khác. Sự ổn định về chính trị giữa các Quốc gia, khu vực đặc biệt của các nước xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Một môi trường chính trị thường xuyên biến đổi làm suy giảm nòm tin của doanh nghiệp về thị trường nước ngoài và làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh.
1.1.2. Kinh tế
Hoạt động xuất khẩu là một trong các lĩnh vực của hoạt động kinh tế. Do vậy, nó cũng biến động theo tình hình kinh tế của từng Quốc gia. Để đánh giá sự biến động đó thường xem xét nhiều chỉ tiêu như: Tốc độ tăng tưởng tình hình lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát tiềm năng của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế... Những chỉ tiêu đó không chỉ phản ánh khái quát chung về môi trường kinh doanh ở một Quốc gia. Bên cạnh đó nó phản ánh nhu cầu của quốc gia đó các loại sản phẩm hàng hoá.
1.1.3. Văn hoá
Yếu tố văn hoá xã hội của thị trường mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu cũng có một ảnh hưởng lớn. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp cần phải hướng tới khách hàng. Trong khi quy mô về dân số, tốc độ phát triển của dân cư, cơ cấu dân số... lại quy định nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và xu thế biến động trong tương lai.
Thu nhập và mức sống của người dân của thị trường nước ngoài quyết định đến nhu cầu tiêu thụ và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. ở những quốc gia có đời sống cùng cao như ở các nước tư bản phát triển yêu cầu về chất lượng rất khắt khe, mẫu mã sản phẩm phải được thường xuyên cải tiến trong khi vấn đề giá cả có thể chỉ là thứ yếu.
Vấn đề dân tộc, chủng tộc và tôn giáo: đặc điểm này rất đa dạng ngay trong cả một quốc gia. Mỗi vùng, địa phương có phong tục, tập quán riêng ở đó các quy tắc và những điều cấm riêng có thể ngăn cản khả năng tiêu thgụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Các nhân tố vĩ mô
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua thuế, vốn, lãi suất, tỷ giá các loại quỹ... cùng nhiều quy định khác và những hướng dẫn về pháp luật, tư vấn cho các nhà doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những hỗ trợ hoặc thuộc dịch vụ thương mại như thông tin, tiếp thị, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các cuộc tiếp xúc giữa các nhà doanh nghiệp với nhau, tiếp xúc giữa chính phủ và các doanh nhân, hiệp hội ngành nghề và tiến hành các hội nghị.
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hỗ trợ lại càng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam và trở nên khó khăn hơn. Bởi lẽ, sự hỗ trợ, trợ cấp có thể vi phạm các nguyên tắc của hệ thống thương mại đa phương và quốc tế. Do vậy, trong khi khẳng định sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp là cần thiết phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế đã ký kết và phải dựa trên quan điểm bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn để chuẩn bị cho hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
Chương II
thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta
hiện nay
I. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta thời gian vừa qua
1. Đánh giá về sản phẩm và thị trường Việt Nam
1.1. Đánh giá về sản phẩm và thị trường Việt Nam
1.1.1. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không đồng đều khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên những sản phẩm này thường rất tinh sảo và độc đáo.
Hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì chúnglà những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng và có cách thể hiện riêng qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm dù có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống hiện thực văn hoá tinh thần với sắc màu đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ thuật đặc sắc. Do đó chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc.
ở Việt Nam, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất hiện từ rất lâu, có nhiều làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo mang tính chất rất riêng của Việt Nam hơn nữa nguyên liệu sản xuất cho mặt hàng này của Việt Nam có rất nhiều và rẻ. Cùng với sự mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước Châu Âu, Đông á, Mỹ và Nam Mỹ, và dần đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế.
1.1.2. Vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân
Xuất hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đem về cho đất nước một lượng không nhỏ ngoại tệnăm 1999 (nếu không kể đồ gỗ xuất khẩu) kim ngạch là 171 triệu USD năm 2000 đạt 237 triệu USD năm 2001 đạt 237 triệu USD năm 2002 đạt 320 triệu USD. Dự kiến 2003 đạt khoảng 400 triệu USD.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đem lại một lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhất là lao động nông nhàn ở nông thôn giúp nông dân có thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần đẩy mạnh mở rộng quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới. Đồng thời nó giải quyết đầu ra cho sản phẩm khôi phục các ngành nghề truyền thống đã xuất hiện rất lâu ở nước ta.
1.2. Đánh giá về tình hình thị trường hàng thủ công mỹ nghệ
Hiện nay, hầu như tất cả các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới đều xuất khẩu dưới dạng thành phần một số nước đã có luật cấm xuất khẩu nguyên liệu hoặc bans thành phẩm và quản lý việc khai thác nguyên liệu rất chặt chẽ nhằm bảo vệ môi trường, tận dụng lợi thế để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng nước mình, xu hướng xuất khẩu thành phẩm là tất yếu khách quan trong tình hình mới của thế giới.
Việt Nam là một nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường thế giới. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn qúa nhỏ bé so với các nước khác chỉ đạt khoảng 0,2% kim ngạch của thế giới. Nhà nước ta đãcó nhiều khuyến khích, ưu đãi phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này nhưng chưa đạt hiệu quả cao. So với các nước trong khu vực tiềm năng của ta về mặt hàng này không phải nhỏ nên cần phải áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy mặt hàng này hơn nữa.
II. đánh giá điển hình thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng
1. Lý do lựa chọn đơn vị khảo sát là Công ty Thăng Long
1.1. Vài nét về Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng (BQP)
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thăng Long - BQP
Quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam là một quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước bền bỉ. Kể từ khi đất nước còn trong đêm dài đô hộ của chủ nghĩa thực dân đế quốc cho đến khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, rồi lực lượng vũ trang được thành lập, được sự đùm bọc của nhân dân, quân đội nhân dân đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng vũ trang đã cùng toàn dân làm nên bao kỳ tích vẻ vang, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hanh phúc ấm no cho mọi nhà.
Hiện nay, khi nước nhà không còn đe doạ bởi giặc ngoại xâm, nhân dân được sống trong thanh bình thì một bộ phận không nhỏ của lực lượng vũ trang được chuyển sang làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần quan trọng nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Quân đội hiện nay đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược là: bảo vệ tổ quốc và tham gia xây dựng kinh tế xây dựng đất nước.
Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng là một doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và phát triển trong hoàn cảnh như vậy. Tiền thân của Công ty là một xưởng sản xuất ốc vít, cơ khí mộc mạc mà hầu hết cán bộ công nhân viên là thương binh, con em các gia đình liệt sỹ trong chiến tranh, là cơ sở của binh trạm 99 đường Lê Duẩn, một địa chỉ rất quen thuộc với bao đoàn quân từ hậu phương làng nghề truyền thống Bát Tràng; là một số đơn vị tàu tuyền; một đơn vị tàu thuyền; một đơn vị khai thác than tại Quảng Ninh từ thủa ban đầu các đơn vị này đều là các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ trong cơ chế bao cấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Trải qua thời gian cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp, lạc hậu về công nghệ, mặt bằng sản xuất đơn điệu, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước. Dưới ánh sáng của nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế dần dần được chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế dần dần được chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp quân đội cũng thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp quân đội cũng thay đổi về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động để hoà nhập thích nghi trong cơ chế đổi mới.
1.1.2. Hệ thống tổ chức của Công ty Thăng Long - BQP
a. Cơ quan Công ty
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước quân khu, BQP, cấp trên trực tiếp, pháp luật và trước cấp uỷ của mình về điều hành hoạt động của Công ty.
- Các Phó giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Có hai phó giám đốc:
- Kế toán trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành công việc.
b. Các xí nghiệp thành viên
* Nguồn nhân lực
Cán bộ công nhân viên chức của Công ty hầu hết là các quân nhân, ngoài ra Công ty tuyển thêm nhiều lao động tự do làm theo hợp đồng dài hạn với Công ty. Hầu hết họ là người có tay nghề và trình độ tương đương cao.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Thăng Long.
a. Chức năng của Công ty
- Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do khu thủ đô - BQP giao cho trên cơ sở vốn đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác. Phát triển và mở rộng sản xuất đạt hiệu quả cao theo quy định của Nhà nước và bộ quốc phòng dựa trên việc đầu tư liên doanh liên kết.
- sản xuất kinh doanh một số mặt hàng được Nhà nước và BQP cho phép. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu thị trường tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trừ những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do Bộ quốc phòng hoặc Nhà nước định giá. Đầu tư theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng.
- Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá, tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước và Bộ quốc phòng.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng theo quy định của Bộ luật lao động, các quy định khác của Bộ quốc phòng và của Nhà nước.
- Sử dụng vốn vào quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn có hoàn trả, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai.
b. Nhiệm vụ
- Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do quân khu Bộ quốc phòng, mn giao cho để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh hoặc các nhiệm vụ đặc biệt, đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ quốc phòng và cấp trên trực tiếp về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường, đổi mới, hiện đại hoá côngnghệ và phương thức quản lý.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định và và yêu cầu của cấp trên, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn tài sản, các quỹ về kế toán, hạch toán và chế độ khác, chịu trách nhiệm về tính xác thực và các hoạt động tài chính của Công ty.
1.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của các phòng ban chức năng:
* Ban giám đốc
- Nhận vón, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho, sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
- Tổ chức điều hành các hoạt động của Công ty.
- Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm đơn giá tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng.
* Các phòng nghiệp vụ
- Phòng tài chính: với sự đứng đầu của kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán tài chính của Nhà nước.
- Phòng tổng hợp: có chức năng tổ chứclđ, làm công tác hành chính cũng như kết hợp công tác Đảng, công tác chính trị.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: tham mưu cho giám đốc về luật pháp về chính sách trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thực hiện các hoạt động nhập khẩu trong khuôn khổ được phép.
* Các đơn vị thành viên (xí nghiệp, chi nhánh, đại diện).
- Chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty về mọi mặt.
- Có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Công ty.
- Trên cơ sở nhiệm vụ Công ty giao, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Được quan hệ giao dịch và tìm kiếm thị trường, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm. Được ký hợp đồng theo sự uỷ quyền của giám đốc Công ty.
- Khi cần thiết được tuyển dụng lao động ngắn hạn phù hợp lao động và theo quy định của Bộ quốc phòng.
- Trực tiếp thực hiện và đảm bả các chế độ quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị theo quy định của Nhà nước, Bộ quốc phòng và chỉ đạo của Công ty.
2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của Công ty
2.1. Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu nó bao gồm các khâu cơ bản nghiên cứu thị trường trong và ngoaì nước, xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh giao dịch ký kết hợp đồng thu mua hoặc mua gom hàng trôi nổi trên thị trường xúc tiến khai thác nguồn hàng... phần lớn nghiệp vụ này làm tăng chi phí lưu thông mà không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá.
- Công tác thu mua tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Do vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thông thông qua hệ thống các đại lý thu mua hàng xuất khẩu mà chủ động và ổn định trong việc phát triển kinh doanh.
- Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ khi ký xong hợp đồng xtt thuê các đơn vị thu gom hàng. Ví dụ, ở hàng gốm Bát Tràng Công ty có đại diện ở đó khi thực hiện hợp đồng Công ty đưa mẫu để sản xuất cơ sở đó sẽ tiến thu gom hàng để giao cho Công ty theo thoả thuận của hợp đồng.
2.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
- Phần lý luận tôi đã đề cập đến 6 hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gia công uỷ thác, phương thức mua bán đối lưu, giao dịch thông qua trung gian, tái xuất khẩu.
Bộ thương mại đã quy định đơn vị nào trực tiếp xuất nhập khẩu thì được cấp giấy phép kinh doanh, các đơn vị chưa có khả năng xuất khẩu thì uỷ thác cho các đơn vị có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng uỷ thác và nội thuế uỷ thác từ 1 - 15% theo giá trị lô hàng thực xuất.
- Công ty đã xuất khẩu theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, ngoài ra còn có cả tái suất song chiếm tỷ lệ nhỏ, cơ cấu từng hình thức xuất khẩu được thể hiện như sau:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ năm 1997 - 2001
Chỉ tiêu
Năm
Tổng kim ngạch
Kim ngạch giai uỷ thác
Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp
Tỷ suất uỷ thác
Tỷ suất xuất khẩu trực tiếp/kim ngạch xuất khẩu
1997
10718
7066
3250
65.93
30,32
1998
12069
7038
3888
58.18
31,14
1999
10404
7027
3307
67,54
31,79
2000
11254
7200
4004
63,98
35,58
2001
12840
7450
4966
50,02
38,68
2002
14969
7505
5075
50,13
39,90
Tổng
72282
43286
24490
(Nguồn: BCXK phòng tài chính kế hoạch)
Qua số liệu ta thấy hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp, ngoài ra còn có tái xuất và một số hình thức khác. Trong đó xuất khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm trên 60%, năm 1997 và năm 1999 chiếm 67,54%, do lợi thế của Công ty và đặc biệt có uy tín vì vậy có nhiều đơn vị chưa đủ khả năng xuất khẩu đã tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho Công ty để xuất khẩu bên cạnh đó Công ty đẩy mạnh Công ty xuất khẩu trực tiếp chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu do xuất khẩu uỷ thác phí uỷ thác Công ty lấy từ 1 - 1,5% giá trị lô hàng do vậy thu lợi nhuận không lớn, trong những năm gần đây Công ty vẫn duy trì xuất khẩu uỷ thác nhưng đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, năm 2001 chiếm 38,68% tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2002 chiếm 39,90% tổng kim ngạch xuất khẩu là do Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hoá mặt hàng.
2.3. Phương thức thanh toán
- Hiện nay với cơ chế thị trường việc hạch toán giữa hai nước bằng phương thức ghi sổ, chuyển khoản tín dụng chứng từ, việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa bằng phương thức ghi sổ, trả chậm hoặc đòi hàng. Đồng ngoại tệ được tính toán giữa các nước với nhau bằng Rup chuyển nhượng với các thị trường khác, doanh nghiệp thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, thường từ 10 - 15 ngày sau khi giao hàng, nếu không phát hiện ra sai sót thì bên nước ngoài sẽ tiến hành thanh toán, đồng thời tiền thanh toán là USD, thanh toán bằng hình thức chuyển nhượng giữa hai ngân hàng.
3. Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty
Công ty Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đã gặp sự cố gắng, nỗ lực của toàn Công ty, Công ty đã có chỗ đứng và ngày càng phát triển về quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước cùng với việc Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam (3/2/1994) và Việt Nam ra nhập khối ASEAN thị trường ngoài nước được mở rộng Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước, Công ty đã giữ vững và tăng kim ngạch xuất khẩu trong khi cơ cấu của nền kinh tế nước ta đang biến đổi, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997 - 2002
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch xuất khẩu
10718
12096
10404
11254
12840
14969
Tốc độ tăng trưởng (%)
+
12,86
-13,98
8,17
14,09
16,58
(Nguồn: báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch)
Qua số liệu trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng cũng có năm giảm qua đó ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường trong 5 năm gần đây (1998 - 2002) tốc độ tăng cao nhất là 16,58% hay tương đương với 2.129.000 USD đó là năm 2002 so với năm 2001 song có năm giảm 13,98% là năm 1999 so với năm 1998 để hiểu rõ tại sao có điều đó xảy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tuy nhiên do Công ty có rất nhiều mặt hàng em chỉ đưa ra một số mặt hàng cơ bản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gần đây.
a. Hàng cói, ngô, dừa, mây
Mặt hàng về cói, ngô, dừa, mây rất đa dạng và phong phú nhiều kiểu dáng, mẫu mã. Ví dụ, làn chiếu, dép, thảm lau chân, rổ rá, các loại hộp đựng... nguyên liệu đầu vào rẻ song mang đậm nét á Đông dồi dào tập chung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long do vậy nhiều làng nghề thủ công sản xuất mặt hàng này và hiện nay giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nông nhàn, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này như sau:
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gói, ngô, dừa, mây từ năm 1997 - 2002
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Trị giá xuất khẩu hàng cói, ngô, dừa
Tỷ trọng (%)
Tốc độ tăng giảm (%)
1997
10718
1730
16,14
+13,1
1998
12096
957
7,91
-44,68
1999
10404
812
7,80
-15,89
2000
11254
1071
9,52
31,89
2001
12840
1196
9,31
11,67
2002
14969
1496
9,99
25,08
Tổng
72281
7262
10,05
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch)
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ trọng xuất khẩu trung bình hàng cói, mây, ngô, dừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty là 7262/72281 = 10,05%. Tỷ trọng có những năm cao đặc biệt năm 1997 tốc độ tăng khá cao là 13,1% song năm 1999 so với 1998 giảm 15,15% hay 812.000 USD. Xuất khẩu mặt hàng này giảm mau đáng để đó là thị trường Nam Chiều Tiên và Đức cụ thể năm 1997 ở thị trường Chiều tiên kim ngạch xuất khẩu là 764.985 USD nhưng năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 4326 USD đứng trước tình hình đó Công ty đã tìm và phát triển thị trường mới. Năm 2000 Công ty coi mặt hàng cói, ngô, dừa, mây là mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường Nhật Bản có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm nă._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29716.doc