Lời nói đầu
Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là bước ngoặt phát triển về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.
Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biết đến.
Thành tựu đó chứng
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn.
Tuy nhiên, chuyển sang kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay gắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm nào đó, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển khôn ngoan, có sự tính toán kỹ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lựơc phát triển chung mới dành được thắng lợi và đạt được hiệu quả tối ưu.
Đối với nước ta xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng thu nhập đặc biệt đối với người nông dân.
Cùng với Việt Nam, trên thị trường gạo thế giới còn có nhiều nước khác tham gia như:Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan…đó là những đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta.
Mười bốn năm qua xuất khẩu gạo cuả Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề thị trường, giá cả, chất lượng gạo, vấn đề đầu ra… Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý thì xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới.
Với đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam” em xin được đưa ra một vài đánh giá về thực trạng xuất khẩu gạo và cách giải quyết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta.
Nội dung của đề án gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận về xuất khẩu gạo.
Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề án em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô đặc biệt là thầy Hoàng Văn Định, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô.
Do trình độ có hạn nên đề án của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hân
Nội dung
Chương 1
Lý luận chung về xuất khẩu gạo
I.Thực chất và vai trò của xuất khẩu gạo
Thực chất xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài và với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước. Bao gồm xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch
Cơ sở của xuât khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế.
Hoạt động khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao. Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Các loại hìng xuất khẩu chính:
-Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài. Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp (trên 2/3 kim nghạch)
-Xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu qua khâu trung gian.
-Tạm xuất, tái nhập như hàng đưa đi triển lãm, đưa đi sửa chữa( máy bay, tàu thuỷ ) rồi lại mang về.
-Tạm nhập, tái xuất như hàng đưa đi triển lãm, hội chợ, quảng cáo sau đưa về.
Hình thức kinh doanh “tạm nhập, tái xuất” được hiểu là việc mua hàng của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam rồi lại làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến.
- Chuyển khẩu: Mua hàng của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu
- Dịch vụ xuất khẩu
2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu , khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
2.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch
- Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu , xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
2.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập chung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập chung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ghi với thị trường.
- Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh.
2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
II. Đặc điểm xuất khẩu gạo
Đặc điểm về sản xuất
Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúa kém do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa màng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể.
Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển như : Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ , Pakistan…Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu cầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa.
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng đồng thời với những thuận lợi là các khó khăn như: bão , lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất.
Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt…
Đặc điểm xuất khẩu lúa gạo
- Tính thời vụ trong trao đổi:
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm , điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.
- Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ:
Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các nước Châu á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ trên thế giới. Trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao đổi trên thế giới, Châu á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng gạo lớn nhất. Năm 1995 trừ số lượng đã xuất khẩu đi các lục địa khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của Châu á vẫn gấp 21,4 lần Châu Mỹ, 23,2 lần Châu Phi và 80,5 lần Châu Âu.
- Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu vì thế xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp.
Nguyên nhân , thứ nhất, là do yếu tố chính trị quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buốn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủvới nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu.
- Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới:
Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Ttung Quốc, Việt Nam…. Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác.
- Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo , tuỳ thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể phù thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế mà trong nhiều thập kỷ qua, người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ cấp loại nào (5% tấm, 10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB. CIF,C&F…)
Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể, giữa các nước xuất khẩu là không đồng nhất: như giá gạo của việt nam thường thấp hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm , do điều kiện tự nhiên, nguồn giống tạo nên loại gạo đó.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo.
1. Nhân tố thị trường.
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó co thể xét trên các yếu tố cơ bản sau:
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hươngs tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu âu, ..) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng.
- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với những sản phẩm đặc sản thì gái có quyết định khá lớn.
2. Nhân tố về cơ sở vất chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông.
- Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ gạp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo.
Nhân tố về chính sách vĩ mô.
Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng marketinh tiếp cận thị trường, sự am hiểu luất kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay xuất khẩu gạo gọp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất.
Chương 2
Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo của
Việt Nam
I. Thực trạng về sản xuất và chế biến lúa gạo ở Việt Nam
1.Sản xuất lúa gạo
Từ sau đổi mới sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lưọng. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo nhưng nhờ đường lối đổi mới và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989 trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu.
Bảng: Sản xuất lúa nói chung của cả nước
từ năm 1990-2003
Năm
Diện tích(1000ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(1000 tấn)
1990
6042.8
31.8
19225.1
1991
6302.8
31.1
19621.9
1992
6475.3
33.3
21590.4
1993
6559.4
34.8
22836.5
1994
6598.6
35.7
23528.2
1995
6765.6
36.9
24963.7
1996
7003.8
37.7
26396.7
1997
7009.7
38.8
27523.9
1998
7362.7
39.6
29145.5
1999
7653.6
41.0
31393.8
2000
7666.3
42.4
32529.5
2001
7492.7
42.9
32108.4
2002
7504.3
45.9
34447.2
2003
7449.3
46.3
34518.6
Tổng
97976.9
379829.4
Nguồn: Tổng cục thống kê 1-2001và Bộ NN & PTNT, Vụ Kế hoạch và quy hoạch 2002
1.1. Về sản lượng
Từ năm 1990-2003 sản lượng lúa có xu hướng tăng và ổn định. Trung bình mỗi năm tăng 1776.2 tấn tương ứng 5.03% so với năm trước. Đây là mức tăng của năm 1992 là khá cao 10.2% so với năm 1991 về số tuyệt đối là 1986.5 nghìn tấn mức tăng này là khá cao đặc biệt trong thời gian này nước ta mới bắt đầu thực hiện cơ chế mở cửa, nền kinh tế mới có sự chuyển biến tích cực. Từ 1990- 2003 sản lượng lúa luôn tăng tuy không đều qua các năm, có năm tăng 2338.8 nghìn tấn(2002) có năm tăng 71.4 nghìn tấn (2003) và đặc biệt năm 2001 đã bị giảm sút 421.1 nghìn tấn so với năm 2000. Tuy nhiên năm 2002 lại tăng với lượng cao nên sản lượng 2002 so với 2000 vẫn tăng 1917.7 nghìn tấn.
Năm
Sản lượng(1000tấn)
Chênh lệch
+/-
%
1990
19,225.1
-
-
1991
19,621.9
396.8
2.06
1992
21,590.4
1968.5
10.03
1993
22,836.5
1246.1
5.77
1994
23,528.2
691.7
3.03
1995
24,963.7
1435.5
6.10
1996
26,396.7
1433.0
5.74
1997
27,523.9
1127.2
4.27
1998
29,145.5
1621.6
5.89
1999
31,393.8
2248.3
7.71
2000
32,529.5
1135.7
3.62
2001
32,108.4
- 421.1
- 1.30
2002
34,447.2
2338.8
7.30
2003
34,518.6
71.4
0.21
Nguồn: Niên gián thống kê- 2003
Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục như trên là:
- Do sự nỗ lực của hàng chục triệu nông dân trong điều kiện đổi mới, người lao động làm chủ ruộng đất từ đó làm chủ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất tiêu thụ, được đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi xuất khẩu gạo ngày càng tăng, gạo ngày càng được giá sẽ khuyến khích trực tiếp những người nông dân tích cực sản xuất nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống.
- Do những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sinh học, thuỷ lợi, phân bón …đặc biệt trong lĩnh vực sinh học chẳng hạn như áp dụng các giống lúa mới vào sản xuất, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng nhanh sản lượng. Cùng với hàng chục triệu người nông dân trên đồng ruộng còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ cuả các nhà khoa học đã trực tiếp làm nên thành quả của mặt trận nông nghiệp những năm qua.
1.2. Diện tích
Từ 1990-2003 diện tích gieo trồng không ngừng tăng, nhưng được chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Từ 1990-2000 diện tích tăng và ổn định qua các năm, năm 1991 diện tích tăng 260 nghìn ha- tương ứng tăng 4.3% so với năm 1990, năm 1998 tăng 263 nghìn ha –3.7% so với năm 1997. Đây là hai năm diện tích gieo trồng tăng với tốc độ cao. Nguyên nhân là do nhà nước thực hiện đổi mới quản lý trong nông nghiệp từ đó khuyến khích được sản xuất với quy mô lớn và số vụ trong năm cũng tăng để đáp ứng nhu cầu gạo hàng hoá. Từ năm 2001 –2003 diện tích có sự biến động không ổn định , năm 2001 diện tích giảm 173.6 nghìn ha, đến năm 2002 diện tích có tăng 11,6 nghìn ha so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn năm 2000 là 162 nghìn ha. Đến năm 2003 diện tích lại giảm so với năm 2002 là 55 nghìn ha. Nguyên nhân do trình độ đô thị hóa ngày càng tăng các khu công nghiệp, dân cư chủ yếu đuợc xây dựng ở vùng đồng bằng dẫn đến diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp . Do đó những năm sắp tới cần tăng cường thâm canh thực hiện tăng sản lượng dựa vào tăng năng suất cây trồng chính là chủ yếu.
1.3.Về năng suất
Xu hướng tăng của năng suất ổn dịnh hơn so với xu hướng tăng của diện tích. Từ năm 1991-2003 năng suất luôn tăng trong đó năm 1992 mức tăng khá cao 2.2 tạ / ha – 7.07%, năm 2002 mức tăng 3 tạ/ha – 7% so với năm trước. Có được mức tăng liên tục như trên là do nông nghiệp nước ta đã có được những đầu tư về vốn, khoa học, kỹ thuật cho sản xuất nhưng mức sản lượng này còn thấp so với tiềm năng và so với nhiều nước trên thế giới. Do đó Viêt Nam cần chú ý đầu tư vào sản xuất hơn.
Theo tạp chí con số và sự kiện –7-2004. Trong 6 tháng đầu năm 2004 diện tích lúa đông xuân cả nước ước tính đạt 2978,4 nghìn ha , giảm 44,2 nghìn ha và bằng 98,5 % vụ đông xuân năm 2003. Các địa phương phía Bắc đạt 1146 nghìn ha bằng 98,6%. Do đầu vụ năm nay ở phía Bắc có rét đậm kéo dài và hạn hán trên diện rộng làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy. Các tỉnh phía Nam đạt 1814,4 nghìn ha, bằng 98,5 % do một phần diện tích lúa năng suất thấp được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Thời tiết cuối vụ diễn biến thuận lợi hơn tạo điều kiện cho trà lúa chính vụ phát triển tốt và năng suất khá. Đến trung tuần tháng 6 các địa phương phía bắc thu hoạch 856 nghìn ha chiếm 74 % diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 57,8 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2003, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt 62,2 tạ/ha tăng 0,8 tạ/ha ,vùng trung bộ đã thu hoạch xong với 56,6 tạ/ha tăng 2,2 tạ/ha, miền núi phía bắc 49,4 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha. Sản lượng lúa phia bắc ước tính đạt 6,73 triệu tấn, tăng 3,4 vạn tấn so với vụ đông xuân trước. Các địa phưong phía nam đã thu hoạch xong với năng suất đạt 56,6 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha ,sản lượng ước tính đạt 10,3 triêu tânông dân tăng 14 vạn tấn. Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8,6 triệu tấn tăng 11,9 vạn tấn. Tính chung năng suất lúa đông xuân năm nay cả nước đạt 57,1 tạ/ha tăng 1,4 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2003 và sản lượng đạt 17 triệu tấn tăng 17,4 vạn tấn. Có thể nói triển vọng năng suất và sản lượng sẽ đạt ở mức cao
2 . Thực trạng về chế biến lúa gạo
Những năm gần đây công nghệ sau thu hoạch của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể.
-Tổn thất sau thu hoạch giảm xuống: tổn thất sau thu hoạch ( còn gọi là “ mất mùa trong nhà”) là tổn thất xảy ra ở tất cả các khâu của hệ thống sau thu hoạch từ khi thu hoạch, sơ chế , bảo quản, chế biến đưa nông sản ra thị trường cho đến khi tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê và số liệu điều tra những năm trước đây (1990-1991) của viện công nghệ sau thu hoạch và tổng cục thống kê thì tổn thất sau thu hoạch lúa ở Việt Nam từ 13%-16% trên tổng sản lượng lúa thu hoạch , tương đương 1-2% GDP hàng năm. Mức tổn thất được chi tiết cho các khâu sau:
+Khâu thu hoạch: 1.3-1.7%
+Khâu vận chuyển:1.2-1.5%
+Khâu đập, tuốt lúa: 1.4-1.8%
+Khâu phơi sấy, làm sạch:1.9-2.1%
+Khâu bảo quản :3.2-3.9%
+Khâu xay xát:4-5%
Theo điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch, trong gần 10 năm (1992-2002), nhờ áp dụng công nghệ sau thu hoạch của lúa giảm xuống 10-12%. Như vậy trung bình đã giảm được 3- 4% tương đương 1 triệu tấn lúa. Các nhà kinh tế đã tính toán rằng cứ 1% tổn thất tương đương 7 triệu USD hay 100 tỷ đồng .
Việc giảm tỷ lệ tổn thất xuống còn 3- 4% tương ứng việc tăng thêm 1-28 triệu USD hay 300- 400 tỷ VND cho đất nước.
Giá trị sản lượng của lúa gạo tăng lrên: Nhờ áp dụng công nghệ sau thu hoạch đặc biệt công nghệ bảo quản, chất lượng gạo xuất khẩu thay đổi theo hướng tỷ trọng gạo có chất lượng cao tăng lên , tỷ trọng gạo có chất lượng thấp giảm xuống. Năm 1990 tỷ lệ gạo 40% tấm chiếm 55% tổng khối lượng gạo xuất khẩu, gạo phẩm chất cao 5% tấm chỉ chiếm 3.3%. Năm 1998 gạo phẩm chất cao tăng lên 27% từ 1999 gạo phẩm chất cao xuất khẩu chiếm 35- 40%. Công nghệ chế biến gạo tiên tiến đặc biệt công nghệ tách hạt và đánh bóng gạo đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam lên hàng thứ hai trong số các nước xuất khẩu gạo.
Hệ thống máy xay xát lúa gạo ở Việt Nam
Số máy
Tổng công suất (tấn/ha)
1.Khối cơ sở quốc doanh
Miền Bắc
Miền Nam
950
278
348
3600
2756
5844
2.Khối cơ sở tự nhiên
3890
17400
3.Các cơ sở khác
160
10000
Tổng số
5000
26000
Nguồn : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn –2001
Hiện nay các cơ sở xay xát đã đủ sức xay xát hết số thóc cho tiêu dùng và xuất khẩu, trung bình mỗi năm khoảng 13.5 triệu tấn tronmg đó Đồng bằng sông Hồng là 4 triệu tấn, sông Cửu Long là 9 triệu tấn. Các cơ sở xay xát quốc doanh thực hiện một quy trình xay xát khép kín từ khử trấu, xát trắng đánh bóng, tạo màu, phân loại, đóng bao. Các cơ sở tư nhân chỉ tiến hành 1 hay 2 công đoạn của quá trình xay xát gạo nhưng chiếm 75% lượng gạo xay xát của cả nước.
II. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
Năm 1989 Việt Nam đã có mức tăng trưởng đầy ấn tượng về lượng gạo xuất khẩu . Năm đó chúng ta xuất khẩu được hơn 1.4 triệu tấn gạo, thu về 290 triệu USD với giá bình quân 204 USD/tấn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Mỹ. Những năm tiếp theo lượng gạo xuất khẩu có xu hướng tăng ở mức ổn định và trở thành 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu thu về lượng ngoại tệ lớn cho đất nước .
10 nhà xuất khẩu gạo năm 2003
STT
Tên nước
Sản lượng (tấn)
1
Thái Lan
7,500,000
2
ấn Độ
4,000,000
3
Việt Nam
3,500,000
4
Mỹ
2,950,000
5
Trung Quốc
2,250,000
6
Burma
1,500,000
7
Pakistan
800,000
8
Urugoay
650,000
9
ôtrâylia
500,000
10
Ai Cập
500,000
Nguồn : Báo cáo thực trạng và tổng quan thị trường gạo thế giới được bộ nông nghiệp Mỹ công bố.
Tính chung trong 15 năm, nứơc ta tham gia thị trường gạo xuất khẩu, chúng ta đã cung cấp hơn 40 triệu tấn, bình quân 2.7 triệu tấn/ năm, thu về cho đất nước hơn 9 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
1.Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức lương thực bình quân nói chung và lúa gạo nói riêng liên tiếp được cải thiện, Việt Nam không những tự túc được lương thực trong nước, mà còn dư thừa lương thực để xuất khẩu. Năm 1989 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta. Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới với vị trí là một nước xuất khẩu thứ 3. Trên thực tế, số lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây càng gia tăng hơn.
Bảng: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Năm
Số lượng (nghìn tấn)
Giá trị(triệu USD)
Số lượng
% thay đổi so với năm trước
Giá trị
% thay đổi so với năm trước
1989
1450
-
290
-
1990
1624
12.00
374
28.96
1991
1033
-36.39
234
-37.43
1992
1946
88.38
418
78.63
1993
1722
-11.51
362
-13.40
1994
1983
15.16
424
17.13
1995
1988
0.25
530
25.00
1996
3003
51.06
855
61.32
1997
3575
19.05
870
1.75
1998
3730
4.33
1024
17.70
1999
4508
20.86
1025
0.09
2000
3476
-22.89
672
-34.44
2001
3729
7.28
619
-7.89
2002
3240
13.11
726
17.28
2003
3890
20.06
734
1.10
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê
Xu hướng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng được chia làm 3 giai đoạn khá rõ.
Từ năm 1989-1992 giai đoạn này lượng xuất khẩu không đều đến năm 1991 giảm ở mức thấp 1033 nghìn tấn kéo theo kim ngạch cũng ở mức thấp giảm hơn năm trước(1990) là 37.43%. Khi đó Pakistan đã giành mất vị trí thứ 2 của nước ta. Tuy nhiên đến năm 1992 nước ta nhanh chóng giành lại vị trí thứ hai của mình với số lượng 1946 tăng gần 90%, kim ngạch tăng gần 80%.
Từ 1993-1999 lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Tuy năm 1993 lượng xuất khẩu giảm so với 1992-11.51%, kim ngạch giảm -13.4% nhưng đến 1994 lượng xuất khẩu đã tăng 1983 nghìn tấn lớn hơn1992, kim ngạch cũng tăng lên 424 triệu USD (năm 1992 –418 triệu USD).
Đặc biệt năm 1999 lượng xuất khẩu tăng cao nhất 4508 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1025 triệu USD cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên so với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới thì lượng gạo xuất khẩu của nước ta được coi là khá ổn định. Theo đánh giá của FAO khu vực Châu á - Thái Bình Dương, ở Châu á ngoài cường quốc xuất khẩu gạo à Thái Lan, còn có 3 nước khác có khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu gạo là ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc. Song thời gian qua sản lượng gạo xuất khẩu của cả 3 nước đều không ổn định: ấn Độ có năm xuất khẩu 5 triệu tấn (năm 1995) vươn lên vị trí thứ 2 sau Thái Lan, nhưng các năm khác lại đạt rất thấp phổ biến dưới 1 triệu tấn gạo:năm 1993 là 767 nghìn tấn; năm 1994 là 890 nghìn tấn ; năm 1997 dưới 2 triệu tấn. Pakistan cao nhất 1.8 triệu tấn (1995), các năm khác dưới 1 triệu tấn. Trung Quốc năm cao nhất là năm 1994 xuất 1.6 triệu tấn, năm 1998 sản lượng lương thực đạt mức kỉ lục 490 triệu tấn nhưng xuất khẩu vẫn chỉ đạt 1 triệu tấn.
Khác với các nước trong khu vực 17 năm qua thực hiện chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo tinh thần của nghị quyết 10 của Bộ chính trị và các chính sách kinh tế tài chính của Đảng và Nhà nước sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ở nước ta phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh.
2.Chất lượng vầ chủng loại gạo
Chất lượng gạo trên thế giới được phân thành 5 loại dựa trên 9 chỉ tiêu: Tỉ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ Amilaza, tỷ lệ Protêin, nhiệt hoá, mùi thơm. Còn gạo của chúng ta chủ yếu chỉ quan tâm đến 3 chỉ tiêu đầu.
Cùng với sự tăng lên về số lượng chủng loại, chất lượng gạo của Việt Nam trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Trong những năm đầu xuất khẩu gạo, tỷ lệ gạo chất lượng thấp và trung bình chiếm tới 80-90%, đến năm 1998 chỉ còn 47% và cuối năm 2003 tỷ lệ này là 40%. Tỷ lệ gạo chất lượng cao( 5-10%) đã tăng từ 1% năm 1989 lên 55% năm 2003 tỷ lệ gạo chất lượng thấp chỉ còn 21%.
Bảng : Chất lượng gạo xuất khẩu qua các năm
Năm
Cấp loại gạo(% tấm )
5
10
15
20
25
>25
1989
0.35
-
-
2.22
5.02
92.41
1990
3.98
10.21
5.69
3.42
20.47
56.23
1991
7.51
27.58
4.98
5.58
25.85
28.50
1992
18.96
21.48
11.03
4.25
13.82
30.96
1993
25.62
25.62
13.24
8.23
19.08
16.21
1994
44.51
25.00
4.03
9.03
7.31
10.12
1995
30.50
24.58
12.02
10.73
18.11
4.06
1996
30.59
17.66
5.45
6.23
21.70
18.37
1997
27.63
16.20
7.11
1.27
35.98
12.08
1998
26.92
26.15
13.97
0.41
30.82
1.73
1999
18.30
15.80
22.30
1.40
35.10
7.10
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ kế hoạch và quy hoạch.
3.Thị trường và giá cả xuất khẩu
3.1.Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Bảng: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2002-2003
Khu vực
Năm 2002
Năm 2003
Khối lượng
(tấn)
%
Khối lượng
(tấn)
%
Châu á
2295.100
59
1.55.200
48
Châu Phi
778.000
20
324.000
10
Trung Đông
350.000
9
939.600
29
Châu Mỹ
311.000
8
226.800
7
Châu Âu
155.60._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24274.Doc