Mục lục
Lời Mở đầu
Chương I: tình hình thị trường cà phê thế giới
I. Nguồn gốc, vai trò của cây cà phê trên thị trường thế giới 1
1.Nguồn gốc, đặc điểm của cây cà phê 1
2. Vai trò cây cà phê trên thị trường cà phê thế giới 2
3. Vai trò các tổ chức xuất khẩu cà phê quốc tế 3
II. Tình hình sản xuất cà phê thế giới 4
1.Diện tích trồng cà phê 4
2. Năng suất 5
3. Sản lượng 5
4. Các nước sản xuất cà phê chính trên thế giới. 7
III. Tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới.
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới. 9
2. Tình hình dự trữ cà phê thế giới. 13
IV. Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giới. 17
1. Tình hình xuất khẩu 17
2. Tình hình nhập khẩu 22
3. Diễn biến giá cả 27
V. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới 30
1. Giải pháp về kỹ thuật, chế biến cà phê xuất khẩu 30
2. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê 32
3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Braxin 34 Chương II: Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
I. Vài nét về ngành cà phê Việt Nam 36
1. Sơ lược lịch sử trồng cà phê Việt Nam 36 2. Vai trò của cà phê xuất khẩu trong nền kinh tế 37
II. Thực trạng sản xuất cà phê 38
1. Diện tích năng suất sản lượng 38
2. Công nghiệp chế biến 41
III. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam 43
1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu 43
2. Giá cà phê xuất khẩu 45
3. Cơ cấu cà phê xuất khẩu 46
4. Chất lượng cà phê xuất khẩu 47
5. Thị trường cà phê xuất khẩu 50
IV Đánh giá chung tình hình xuất khẩu Việt Nam 57
1. Thành tựu 57
2. Hạn chế 60
Chương III: định hướng và giảI pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê giai đoan 2003-2010
I. Xu hướng phát triển của thị trường cà phê. 67
1. Xu hướng phát triển thị trường cà phê thế giới 67 2. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam 72
II. Định hướng phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 74
III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam thời kỳ đến năm 2010 80
1. Nghiên cứu đầu tư khoa học công nghệ trong lai tạo và chọn giống 80
2.Tăng cường thâm canh tăng năng suất và hoàn chỉnh quy hoạch 81
3.Phát triển công nghiệp chế biến 82 4. Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng 83
5.Nghiên cứu phát triển đa dạng chủng loại chế phẩm 84
6. Quan tâm xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm 85
7. Đẩy mạnh liên kết trong kinh doanh và củng cố vai trò của Hiệp hội 86
8. Tổ chức tốt công tác thông tin ttr và xúc tiến thương mại 87
9.Tổ chức tốt hệ thống vận tải bảo đảm chất lượng cho cà phê xuất khẩu 88
10. Các biện pháp về chính sách 89
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời Mở đầu
Cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại thế giới với giá trị trao đổi toàn cầu đạt 5,26 tỷ USD trong năm 2002. Cà phê cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển. Có khoảng 70 nước sản xuất cà phê trên thế giới, trong số đó 45 nước thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế chiếm tới 97% tổng nguồn cung cà phê toàn cầu.
Theo hệ thống mã HS của Việt Nam, cà phê theo mã số HS 090100 “Cà phê các loại rang hoặc chưa rang, đã khử hoặc chưa khử cafein” - thuộc nhóm hàng nông sản được khuyến khích xuất khẩu với mức thuế suất xuất khẩu 0% .
Trong những năm gần đây, cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Nếu như năm 1980, cả nước mới có 22,5 ngàn ha cà phê với sản lượng 8,4 ngàn tấn thì đến năm 2000, diện tích cà phê đã tăng lên tới 255 ngàn ha, sản lượng 554 ngàn tấn. Với các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho trồng cây cà phê tại nhiều địa phương trong cả nước, Việt Nam có nhiều lợi thế để sản xuất và xuất khẩu cà phê: năng suất thấp, giá thành rẻ và chất lượng cà phê tương đối tốt...Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng liên tục trong những năm đầu của thập niên 90, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996- 2000.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Khả năng dự trữ, chế biến còn rất hạn chế; chất lượng cà phê không cao; giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ở mức thua thiệt trên thị trường thế giới; xuất khẩu cà phê nhân thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu; thị trường xuất khẩu đã có những bước phát triển nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu qua trung gian...Thêm vào đó, tình hình thị trường cà phê quốc tế trở nên không thuận lợi trong những năm gần đây đã làm xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm liên tục, đặc biệt là từ năm 1998 tới nay, đã làm hiệu quả xuất khẩu cà phê giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam.
Để khắc phục những khó khăn đang hạn chế sự phát triển của ngành cà phê, nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần đánh giá được những yếu tố tác động tới khả năng phát triển của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới và tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Mục tiêu của luận văn này tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu và xu hướng phát triển thị trường cà phê thế giới trong những năm tới, triển vọng phát triển sản xuất cà phê của Việt Nam và khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam, phân tích các nhân tố cản trở sự phát triển của xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu chủ yếu...từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành cà phê, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu, khẳng định vị trí của cây cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của cả nước.
Trên cơ sở đó, em đã chia luận văn thành 3 chương:
Chương I: Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới
Chương II: Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn đến 2010
Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh cùng các thầy cô giáo trong khoa, công ty VINACAFE đã tạo điều kiện hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này.
Chương I
Tình hình thị trường cà phê thế giới
I-giới thiệu về cây cà phê trên thị trường thế giới.
Nguồn gốc và đặc điểm chung của cây cà phê
Cây cà phê được một người du mục Yemen (Châu Phi) tình cờ phát hiện ra. Hiện nay vẫn còn 200 000 ha cà phê mọc hoang dại dưới tán rừng Yemen.Từ một loài cây mọc hoang dại trong những cánh rừng ở Etiopia và arabica, cây cà phê đã dần dần được biết đến rộng rãi tại nhều nước trên thế giới.
Lúc đầu, người ta nướng lá cà phê sau nấu thành nước uống. Sau đó dùng vỏ quả chế thành nước uống và lên men quả chín thành rượu vang. Từ thế kỷ XV, hạt cà phê đã được sử dụng làm nước uống ở Ai Cập. Không những thế, nó đã trở thành thứ đồ uống thời thượng. Phong trào này sau đó lan mạnh sang Châu Âu và các châu lục khác. Nhu cầu về cà phê như một thứ đồ uống ngày càng phát triển. Chính vì thế cây cà phê đã được trồng với diện tích ngày càng rộng lớn. Từ vùng đất Arabica cà phê đã được đem đến trồng ở Java năm 1690, đến Hà Lan năm 1706, sang Trung Mỹ năm 1724.. Cà phê vối được đưa từ Tây Phi và Madagascar sang Nam Mỹ và Hà Lan năm 1899, rồi sang Java 1900…Cho đến nay , diện tích trồng cây cà phê đã lên đến hơn 10 triệu ha, có mặt ở khắp các châu lục với khoảng 15 tỉ cây cà phê đã cho thu hoạch. Khu vực trồng cà phê lớn nhất là Nam Mỹ với 4,8 triệu ha; Châu Phi khoảng 3,8 triệu ha; tại Bắc và Trung Mỹ là 1,5 triệu ha và tại Châu á khoảng 1,2 triệu ha.
Cà phê thuộc vào họ thực vật Rubiazeen. Theo phân loại thực vật học loại này có khoảng 500 loài nhưng chỉ có 2 chủng loại cà phê là có ý nghĩa kinh tế: cà phê chè Arabica, chiếm gần 70% sản phẩm cà phê thế giới và cà phê Canephora (còn được gọi là cà phê vối, Robusta) chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Các loại cà phê Liberica và Exelsa cũng có mặt trên thị trường nhưng chiếm một lượng không đáng kể. Theo cách phân loại của Hiệp định cà phê quốc tế (ICA), cà phê được chia làm hai loại chủ yếu : cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối, và cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê chè với 3 phân nhóm Arabica chính: Arabica Côlômbia dịu, các loại cà phê dịu khác và cà phê Arabica khác.
Cà phê chè được trồng hầu hết tại các vùng 230 vĩ độ Bắc tới 250 vĩ độ Nam, tại các vùng có điều kiện phù hợp như Mỹ, châu Phi, châu á, châu Đại Dương, tập trung chủ yếu tại Braxin, Côlômbia, Mêhicô và các nước Trung Phi.
Cà phê vối không chịu được lạnh như cà phê chè vì vậy việc gieo trồng chỉ hạn chế tại các vùng nằm ở 100 vĩ độ Bắc và Nam xích đạo, tập trung chủ yếu tại Indonexia, bờ biển Ngà, Uganda và Việt Nam.
Vai trò của cà phê trên thị trường thế giới
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới, mức tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng cao.Cà phê ngày nay không những tiêu thụ nhiều ở những nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển xu hướng uống cà phê cũng dần xuất hiện.
Cà phê còn được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh như: huyết áp cao, suy nhược thần kinh... Nhật bản còn áp dụng phương pháp ngâm mình trong bột cà phê để chữa bệnh và làm tăng thể lực.Ngoài ra cà phê cũng được dùng trong một số ngành công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Sản phẩm đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cà phê so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở các nước như sau:
Brazil
8-10%
Ruanda
65%
Burundi
90%
Colombia
90-95%
Etiopia
60%
Tandania
30-33%
Uganda
95%
Trung Phi
65%
Trên thế giới có hơn 80 quốc gia sản xuất cà phê và hơn 25 triệu người tham gia lao động trong ngành cà phê. Nền kinh tế của một số nước nghèo phụ thuộc rất nhiều vào cà phê, đặc biệt là một số nước Châu Phi. ở Uganda, cuộc sống của khoảng một phần tư dân chúng phụ thuộc vào mua bán cà phê ở mức này hay mức khác. Tại Etiopia, cà phê chiếm hơn 50% thu nhập xuất khẩu, trong lúc ở Burundi tỉ lệ đó là 80%. ở Goatamela, hơn 7% dân số lấy cà phê làm kế sinh nhai, ở Ônđurat, 10%, ở Nicaragoa, nước nghèo áp chót của Trung Mỹ, cà phê chiếm 7 % thu nhập quốc dân.Đối với nông dân các nước đang phát triển, cà phê đem lại cho họ một hy vọng về tương lai tươi sáng
Sản xuất cà phê góp phần tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại được củng cố và phát triển. Mặt khác, trồng cây cà phê cũng là việc phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Vai trò của các tổ chức xuất khẩu cà phê quốc tế:
Từ trên 50 năm nay giữa các nước sản xuất cà phê đã có các thoả thuận hạn chế xuất nhập khẩu cà phê. Các thoả thuận quốc tế về khống chế lượng cà phê đưa ra thị trường của các nước sản xuất như Liên đoàn cà phê quốc tế, Hiệp hội cà phê Mỹ La tinh, Tổ chức cà phê châu Phi... với mục tiêu là phối hợp các lợi ích của những nước trồng cà phê đã được ký kết nhằm củng cố giá cà phê trên thị trường, hạn chế ảnh hưởng của các chu kỳ giảm giá, phối hợp xuất khẩu, giải quyết lượng cà phê tồn kho và can thiệp vào thị trường định hạn để đẩy giá cà phê lên. Các hiệp định về hạn ngạch xuất khẩu cà phê dưới sự kiểm soát của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) được ký kết định kỳ để duy trì giá cà phê trên thị trường. Trong những thời điểm nhất định, tới 99% sản lượng cà phê và 90% nhu cầu của thế giới đối với cà phê nằm trong phạm vi quản lý của ICO.
Tuy nhiên, do hệ thống xuất khẩu theo hạn ngạch thiếu năng động và cứng nhắc, không tạo nên một cơ cấu sản xuất thích ứng với nhu cầu và cản trở sự thích nghi giữa sản xuất cà phê với nhu cầu về cà phê và sự chia rẽ thị trường theo các nước thành viên và các nước không thành viên, dẫn đến sự thiệt hại của các nước thành viên, nhất là khi vị trí của các nước ngoài ICO trên thị trường cà phê ngày càng tăng lên, đã dẫn đến sự thất bại của các hiệp định cà phê. Tuy ICO vẫn được duy trì như một diễn đàn đối thoại có tổ chức về cà phê nhưng đến năm 1993, 28 quốc gia sản xuất cà phê ở châu Phi, Mỹ La tinh và Inđonêxia, kiểm soát 85% lượng cà phê thế giới, đã thành lập “Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê” (ACPC) với hy vọng sẽ ổn định được giá cà phê trên thị trường bằng cách hạn chế lượng cà phê xuất khẩu, cân đối cung cầu để tránh những dao động quá lớn về số lượng cũng như về giá cả, bảo đảm việc làm và thu nhập của các nước sản xuất, có nguồn thu ngoại tệ thích hợp để tăng sức mua của các nước xuất khẩu.
II-Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức nông lương Liên hiệp quốc, trên thế giới có khoảng hơn 80 nước trồng cà phê phân bố ở Châu Phi, châu Mỹ, Châu á và Châu Đại Dương với tổng diện tích trên 10 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động khoảng 5,5-6 triệu tấn cà phê nhân.
1.Diện tích trồng cà phê thế giới.
Sản xuất cà phê thế giới tuy tăng giảm thất thường song xu hướng chung vẫn tăng lên. Về diện tích, trong 20 năm từ 1959-1988 diện tích cà phê thế giới đã tăng 2,2 triệu ha (từ 9,1 lên 11,3 triệu ha). Trong đó riêng Châu Phi tăng 2 triệu ha (từ 1,8 lên 3,8 triệu ha), khu vực Châu á Thái Bình Dương tăng 0,8 triệu ha (từ 0,4 lên 1,2 triệu ha). Từ năm 1988 cho đến 1995 diện tích trồng cà phê thế giới hàng năm tăng ở mức 0,1% đạt 10.493.940 ha vào năm 1995.ở các khu vực khác nhau trên thế giới mức tăng giảm cũng không đồng đều. Nếu như ở khu vực Châu á Thái Bình Dương mức tăng trung bình là 2,8% thì diện tích trồng cà phê của những nước khác lại giảm với tốc độ trung bình là 0,3%/ năm. Hiện nay như đã biết diện tích trồng cà phê ở Nam Mỹ với 4,8 triệu ha; Châu Phi đã lên đến 3,8 triệu ha; tại Bắc và Trung Mỹ là 1,5 triệu ha và tại Châu á khoảng 1,2 triệu ha
Tại hầu hết các nước cung cấp chính, cà phê chủ yếu được trồng ở những đồn điền lớn và được bán trực tiếp cho các thương nhân quốc tế. Do phân công lao động trong nền kinh tế quốc tế ngày càng thâm nhập sâu hơn cũng như do vai trò của cà phê ngày càng quan trọng hơn với tư cách là một nguồn thu ngoại tệ lớn nên đã hình thành các hệ thống tổng hợp về tiếp thị và kinh doanh cà phê trên phạm vi toàn cầu.Tuy nhiên cà phê vẫn là một trong số ít những mặt hàng nông sản giao dịch quốc tế mà vẫn được canh tác chủ yếu trên những đơn vị diện tích nhỏ của gia đình nông dân. Vẫn còn đến gần 70%cà phê thế giới được trồng tại các trang trại có qui mô dưới 10 ha, và trong số đó, đại bộ phận được canh tác tại các hộ gia đình trên những đơn vị diện tích từ một đến năm ha.
2. Năng suất
Năng suất cà phê bình quân toàn thế giới năm 1985 là 5,7 tạ/ha, năm 1995 giảm còn 5,34 tạ/ha, năm 1998 là 6 tạ/ha, hiện nay chưa quá 7 tạ nhân/ha, trong đó Châu Phi trên dưới 4 tạ nhân/ha, Nam Mỹ và Châu á trên 7 tạ nhân/ha, Trung Mỹ xấp xỉ 6 tạ nhân/ha.Như vậy là năng suất cà phê toàn thế giới không phải lúc nào cũng tăng một cách đồng biến theo thời gian. Mấy năm gần đây, do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống, kỹ thuật canh tác… nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha, điển hình là Costarica (Trung Mỹ) với diện tích cà phê là 85.000 ha, năng suất bình quân trên 1,4 tấn/ha, Philipine 1,27 tấn/ha. Khu vực Châu á Thái Bình Dương có mức năng suất tăng nhanh, trung bình 0,4%/năm. Ta cũng có thể thấy là việc tăng giảm năng suất cũng không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Hiện Việt Nam đang là nước có năng suất cao trên thế giới.
Nhìn chung, hiện nay cà phê được sản xuất với trình độ thâm canh cao. Việc trồng những loại cà phê có năng suất cao, sử dụng lao động tối đa trên một diện tích trồng trọt, tăng chi phí bảo vệ thực vật và đẩy mạnh chăm sóc đem lại năng suất cao trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, năng suất cà phê thường thay đổi theo chu kỳ bốn năm, ảnh hưởng tới sản lượng và giá cà phê trên thị trường thế giới.
3. Sản lượng
Sản lượng cà phê thế giới cũng có những nét biến động riêng biệt, tuy nhiên xu hướng chung là tăng theo từng thời kỳ. Trong vòng 38 năm kể từ năm 1960 đến năm 1997 sản lượng cà phê thế giới tăng lên 25 triệu bao, tương đương với 37,9% với mức tăng trung bình 1,25%/năm. Mức tăng giảm sản lượng cà phê thất thường và không đều ở các năm. Thấp nhất là năm 1964/1965 sản lượng xuống còn 53 triệu bao/năm. Sản lượng thời gian này thấp là do sương muối. Sự xuất hiện, gây tác hại rất lớn của bệnh rỉ sắt đã gây thêm khó khăn và tốn kém cho ngành cà phê ở nhiều nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 . Đến thời kỳ từ năm 1976/1977 đến 1987/1988 sản lượng tăng mạnh và ổn định, gần 40 triệu bao trong vòng hơn 10 năm. Giai đoạn sau đó, sản lượng cà phê thế giới tăng giảm thất thường, không ổn định. Tổng sản lượng cà phê toàn cầu tăng mạnh trong niên vụ 1991/92 nhưng lại giảm đi và chỉ tăng trở lại sau niên vụ 1995/96 và duy trì ở mức cao trong giai đoạn 1995/96 tới 2000/01. Sáu năm gần đây (từ năm 1997 đến nay), tổng sản lượng cà phê thế giới tăng 4% hàng năm, từ 94 triệu bao năm 1990 lên hơn 122 triệu bao vào năm 2002. Trong niên vụ 2001/02, sản lượng cà phê có giảm đôi chút nhưng có xu hướng tăng trở lại trong niên vụ 2002/03.
Bảng1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới
Đơn vị: 1000 bao
Niên vụ
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
2002/03
2003/04
Toàn cầu
108.453
113.433
116.581
110.104
122.759
107.129
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
Tuy nhiên sản lượng cà phê không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực. Khoảng 90% cà phê thế giới được sản xuất ở các nước đang phát triển, trong đó phần lớn là từ hai nước Braxin và Việt Nam. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Châu Mỹ La Tinh. Các nước phát triển sản xuất với khối lượng rất nhỏ, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu.
Trong cơ cấu sản lượng cà phê thế giới thì cà phê chè luôn chiếm ưu thế và nói chung thường giữ ở mức 65-70%, trong đó Braxin đóng góp một phần đáng kể vì nước này vốn là nước sản xuất chủ yếu cà phê chè. Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ lệ sản lượng cà phê vối tăng lên một cách mạnh mẽ với sự nhập cuộc của Việt Nam, quốc gia có sản lượng cà phê tăng lên 10 lần trong vòng hơn 10 năm gần đây. Cà phê vối là loại cây trồng phổ biến ở Việt nam. Trong khi đó, Braxin, tuy vẫn chủ yếu là quốc gia Arabica , nhưng cũng đã tăng hơn gấp đôi sản lượng Robusta trong mười năm qua, lên tới 11 triệu bao. Trên thị trường cà phê tràn ngập Robusta
Bảng 2: Đánh giá sản lượng cà phê trên thế giới theo từng loại
Đơn vị: Triệu bao
Niên vụ
1996/97
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
2002/03
Toàn cầu
99,4
103,6
104,0
115,0
111,7
110,2
119,1
Trong đó:
Arabica
64,8
69,5
73,4
75,4
68,8
72,6
79,5
Robusta
34,6
34,1
30,6
39,6
42,9
37,6
39,6
Tỷ trọng (%)
Arabica
65,2
67,1
70,6
65,6
67,6
65,9
66,7
Robusta
34,8
32,9
29,4
34,4
38,4
34,1
33,3
Nguồn: ICO và USDA. Coffee – An Export’s guide. International Trade Centre, Geneva, 2002.
4. Các nước sản xuất cà phê chính
Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu người ta chia các nước sản xuất cà phê thành các nhóm: nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất cà phê Robusta. Tuy nhiên cũng có nước thuộc nhóm Arabica cũng sản xuất cà phê Robusta và ngược lại. Trong thống kê thì người ta chia các nước sản xuất theo khu vực , vùng lãnh thổ như cà phê vùng Bắc và Trung Mỹ, vùng Nam Mỹ, khu vực Châu á Thái Bình Dương…Tuy nhiên, những nước sản xuất cà phê chính là Braxin, Colombia, Indonexia, Mexico, Cốtđivoa chiếm 52% sản lượng cà phê thế giới.
Trong thập kỷ 90, cơ cấu sản xuất cà phê Arabica ít thay đổi. Nhìn chung, cà phê Arabica được trồng nhiều ở các nước Mỹ La tinh, Trung Mỹ và Caribê trong khi cà phê Robusta được trồng nhiều tại châu Phi và châu á. Trong khi đó, cơ cấu sản xuất cà phê Robusta đã biến đổi về cơ bản. Côtđivoa, Uganda và các nước sản xuất cà phê Robusta khác ở châu Phi đã nhường vị trí hàng đầu cho các nước châu á (Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam) và các nước Mỹ La tinh (Braxin).
Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam đã tăng mạnh so với thập niên 80 và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thập kỷ 90, đưa Việt Nam trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Sản lượng cà phê Robusta của Inđônêxia đã giảm đi trong những năm gần đây và từ nước đứng đầu về sản xuất loại cà phê này, Inđônêxia đã trở thành nước đứng thứ hai, sau Việt Nam
Từ một nước hầu như chỉ sản xuất cà phê Arabica, sản lượng Robusta của Braxin đã chiếm tới 25 -30% sản lượng cà phê Robusta và 15 - 17% xuất khẩu cà phê Robusta toàn cầu. Tuy nhiên, Braxin vẫn là nước sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới mặc dù sản lượng có xu hướng giảm đi do mức giá cà phê thấp trong thập niên 90 không khuyến khích nông dân đầu tư cho các vườn trồng cà phê, chưa nói tới độ suy giảm theo chu kỳ của giống cây trồng này.
Côlômbia là nước đứng thứ hai về cung cấp cà phê với loại cà phê Arabica dịu chiếm vị trí riêng biệt trên thị trường thế giới. Khoảng 500.000 gia đình Colombia sống bằng nghề trồng cà phê.hầu hết cà phê sản xuất ra được đem xuất khẩu. Cà phê chiếm 10,6% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá Colombia. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Côlômbia trong giai đoạn 1995/96-2000/01 đã giảm mạnh so với giai đoạn 1991/92-1995/96 do tác động của mức giá thấp trên thị trường thế giới. Hiện Colombia đang giữ chức chủ tịch ICO, tích cực trong việc tuyên truyền về việc nâng cao chất lượng cà phê.
Nếu như một số nước chỉ sản xuất thuần tuý cà phê Arabica hay cà phê Robusta thì ấn độ sản xuất cả cà phê Arabica và Robusta với tỷ lệ gần như tương đương ( tương ứng 43% và 57%).
Indonesia hiện nay là nước xuất khẩu cà phê thứ hai Châu á. Khoảng 80% sản lượng cà phê Indonesia được đem đi xuất khẩu. Khoảng 87% sản lượng cà phê của nước này là loại Robusta và 13% là Arabica (chủ yếu trồng ở trên đất cao nguyên). Sản lượng cà phê Indonesia gần đây liên tiếp giảm do giá không hấp dẫn và Elnino gây biến đổi thời tiết. Thu nhập thấp khiến người trồng cà phê từ bỏ dần loại cây trồng này và năng suất giảm từ 437 kg/ha năm 2000/01 còn 420 kg/ha năm 2001/02 và còn 397 kg/ha năm 2002/02. Chính phủ Indonesia hiện nay đang khuyến khích nông dân trồng cà phê năng suất cao (Robusta) và tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica ở cao nguyên. Sản lượng năm 2001/02 đạt gần 6,61 triệu bao và dự kiến sẽ còn giảm trong niên vụ tới.
III. Tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới
1.Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới. Nếu như năm 1947 tổng lượng cà phê tiêu thụ của các nước là 27,6 triệu bao thì năm1997 là 99,4 triệu bao. Sự tăng trưởng của lượng tiêu thụ cà phê khá ổn định. Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng bình quân 0,6 %/năm , từ 91,2 triệu bao năm 1990 lên đến 104,5 triệu bao vào năm 2001. Năm 2002 đã tăng lên 105,8 triệu bao.
Tuy cà phê được sản xuất ra ở các nước đang phát triển nhưng lại được tiêu thụ phần lớn ở các nước công nghiệp phát triển, chiếm khoảng 75% lượng tiêu thụ cà phê thế giới.Tiêu thụ cà phê trên thế giới trong niên lịch 1999 khoảng 103,1 triệu bao, trong đó có 25,8 triệu bao tiêu thụ tại các nước sản xuất và 77,3 triệu bao tại các nước nhập khẩu. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ ở các nước sản xuất có xu hướng tăng lên là do đời sống kinh tế ở những nước đang phát triển này được cải thiện. Năm 1995/1996 lượng tiêu thụ tại các nước sản xuất là 23,2 triệu bao thì năm 200/2001 đã tăng lên 26,0 triệu bao, năm 20001/2002 lại tăng lên 700.000 bao so với vụ trước. Hai nước Brazil và Indonexia và có mức tiêu thụ nội địa cao, thường chiếm trên 30% sản lượng hàng năm.Thị trường nội địa của Braxin năm 2002 tiêu thụ 13,3 triệu bao tăng gần 3 triệu bao so với năm 1995/1996, chiếm đến 1/2 sản lượng tiêu thụ của tất cả các nước sản xuất và chiếm 12,8% so với lượng tiêu thụ toàn thế giới năm 2002. Các số liệu của ngành cho thấy thu nhập tại Braxin và một chính sách khuyến khích tiêu dùng cà phê có chất lượng cao cho thị trường nội địa là một thực tế khách quan đứng sau sự tăng trưởng này. Tại Châu á, tổng lượng cà phê tiêu thụ ở ấn Độ, Indonesia, và Philipine là cao mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người ở đây thấp. ở những nước Mỹ La Tinh khác, có thu nhập thành thị thấp và có mức tiêu thụ nội địa thấp mặc dù trong hơn ba năm qua một vài nơi ở Mexico đã trồng nhiều cà phê hơn và mức tiêu thụ tại Colombia vẫn được coi là đáng kể. Sức tiêu thụ ở Châu Phi vẫn không đáng kể, trừ Ethiopia, nước đã có truyền thống uống cà phê từ lâu đời, tiêu thụ tới 48% sản lượng cà phê sản xuất.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới
Đơn vị: 1000 bao
1996/97
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
Toàn cầu
100,906
101,319
103,953
103,045
104,501
105,855
Các nước NK
76,606
76,219
78,949
77,177
78,100
78,600
Mỹ
17,847
18,194
19,057
18,681
19,164
19,500
Tây Âu
36,382
35,125
36,652
34,709
34,924
34,800
trg đó: Pháp
5,623
5,317
5,311
5,316
5,469
Đức
9,773
8,990
10,508
9,456
9,675
Italia
4,857
4,843
4,977
5,122
5,346
Đông Âu
6,461
7,457
7,057
7,076
7,600
Châu á - TBD
9,951
9,592
10,292
19,757
10,985
trg đó: Nhật Bản
6,369
5,900
6,261
6,733
6,743
7,000
Các nước nk khác
3,684
3,596
3,583
3,647
3,827
Các nước XK
24,300
25,100
25,003
25,868
26,401
27,255
Braxin
11,000
11,500
12,100
12,750
13,100
13,410
Côlômbia
1,600
1,600
1,600
1,400
1,400
1,400
Inđônêxia
1,500
1,600
1,600
1,610
1,630
1,675
Nguồn: ICO. Coffee Exports Guide. International Trade Centre, Geneva, 2002.
Trong khi đó, ở các nước tiêu thụ cà phê truyền thống nhu cầu cà phê đã bão hoà và thậm chí có xu hướng giảm.Mức tiêu thụ bình quân đầu người tại các nước nhập khẩu cà phê năm 2002 đạt mức 81,75 triệu bao, thấp hơn mức 82,0 triệu bao năm 2001, giảm đi 3,3% so với thập kỷ 90. Trong đó năm 2002, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Mỹ, EU, hai khu vực tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới đã giảm 6,6% và 3,6% so với thập niên 90.Tuy thế phần lớn cà phê vẫn được tiêu thụ tại các nước như Mỹ, Phần Lan, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Nhật Bản. Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ khoảng 18,5 triệu bao/năm. Tiêu thụ bình quân đầu người của Mỹ gần tương đương với mức tiêu thụ bình quân toàn cầu - khoảng 4,1 - 4,2 kg/người/năm, trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người của EU khá cao, khoảng 5,2 - 5,5 kg/người/năm, trong đó tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất là Phần Lan - trên 11 kg/người/năm, Đan Mạch và Thụy Điển - trên 8 kg/người/năm và thấp nhất là Anh- chỉ trên 2 kg/người/năm. Mức tiêu thụ bình quân đầu người của Nhật Bản khá thấp, chỉ khoảng 3 kg/người/năm nhưng tăng ổn định trong suốt thập niên 90.(Phụ lục )
Bắt đầu từ cuối thập kỷ 80, một xu hướng quan trọng của các nước phát triển là chuyển từ tiêu thụ cà phê Robusta sang cà phê Arabica . Nhu cầu này tăng từ 39% năm 1986 lên 45% năm 1990. Loại cà phê Arabica ngày càng được ưa chuộng và ngày càng có nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn bởi chất lượng cũng như hương vị thơm ngon của nó. Do vậy giá cà phê Arabica thường cao gấp 2-2.5 lần giá cà phê Robusta. Xu thế này thấy rất rõ ở Anh và Bồ Đào Nha mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người giảm xuống 2%/năm. Những loại cà phê hảo hạng và đặc biệt phù hợp với thị hiếu đang ngày càng được ưa thích tại Mỹ và Nhật Bản cùng với sự phát triển của các quán cà phê “sành điệu và sang trọng”. .
Do những khác biệt về tập quán tiêu dùng, sản phẩm cà phê rất khác nhau giữa các nước, các khu vực. Người tiêu dùng ở Tây và Tây nam Châu Âu thường ưa chuộng cà phê thành phẩm có pha trộn lượng cà phê Robusta tương đối lớn trong khi người tiêu dùng Bắc Âu và Italia lại ưa chuộng cà phê thành phẩm có hàm lượng Arabica cao. Các nước Trung Âu chủ yếu sử dụng các loại cà phê dịu (Côlômbian Milds và các loại cà phê dịu khác) trong cà phê thành phẩm của họ.
Các loại cà phê thành phẩm không chỉ khác nhau do thành phần và tỷ trọng các loại cà phê nhân dùng trong chế biến mà còn khác nhau do kỹ thuật và các bí quyết trong khâu rang xay. Các bí quyết và các chất phụ gia dùng trong rang xay tạo nên các loại cà phê thành phẩm có hương vị đặc biệt, có các đối tượng khách hàng và thị phần riêng biệt trên thị trường tiêu thụ.
Về cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, cùng với sự phát triển của công nghệ chế biến, sản phẩm cà phê đã có những thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của các loại cà phê được pha chế đặc biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu rất khác nhau của người tiêu dùng. Nhờ công nghệ tách caffein và các chất kích thích khác trong cà phê mà không làm mất hương vị cà phê, tỷ lệ cà phê kiêng tăng nhanh trên thị trường các nước phát triển. Cà phê kiêng là loại cà phê được xử lý đặc biệt để tách các chất kích thích khỏi cà phê, cho phép một số người tiêu dùng dị ứng với các chất kích thích có thể sử dụng.
Bên cạnh cà phê kiêng, một hình thức rất được ưa chuộng là các loại cà phê dịu tự nhiên - loại cà phê sau khi rang có vị dịu nhẹ, không phải nhờ các công nghệ xử lý và giảm các chất kích thích mà nhờ công thức pha trộn các loại cà phê có nguồn gốc khác nhau, đó giảm được hàm lượng các loại axít có vị gắt, chủ yếu là các loại cà phê có nguồn gốc từ Braxin và Côlumbia.
Cà phê hòa tan xuất hiện trên thị trường từ những năm 30 và đã lan rộng từ thị trường các nước phát triển sang thị trường các nước đang phát triển trong những năm gần đây. Cà phê hòa tan - với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng - đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu tiêu dùng cà phê, phổ biến nhất là các loại cà phê espresso, cappuccino hay moka ở châu Âu và cà phê percolator ở Bắc Mỹ.
Các loại cà phê đặc biệt được sản xuất từ các hỗn hợp giữa cà phê chiết xuất với sữa bột và các phụ liệu khác bắt đầu được sản xuất từ những năm 80 nhưng đã nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trên thị trường với mức doanh thu trong năm 1992 đạt xấp xỉ một nửa doanh thu các loại cà phê chiết xuất truyền thống, phổ biến nhất là các loại cà phê lạnh, cappuccino, cafe au Lait và các hỗn hợp cà phê tẩm hương vị khác.
2.Tình hình dự trữ cà phê thế giới
Lượng cà phê dự trữ hàng năm bao gồm lượng tồn kho ở các nước sản xuất và lượng dự trữ ở các nước tiêu thụ. Lượng tồn kho thay đổi thất thường qua các năm. Từ năm 1993 lượng dự trữ trong kho các nước trên thế giới có xu hướng giảm đi từ 66,1 triệu bao xuống 37,9 triệu bao năm 1998. Theo ICO, lượng tồn kho được các nhà sản xuất dự trữ khi bắt đầu vào vụ cà phê 2000/2001 vào khoảng 21,63 triệu bao. Đây là lượng dự trữ thấp nhất kể từ năm 1980. .Theo giám đốc điều hành ICO, do cắt giảm sản lượng nên lượng cà phê dự trữ của các nước sản xuất chính cũng thấp hơn mức bình thường và có thể xu hướng này sẽ còn tái diễn trong năm tới. Thường thì lượng cà phê dự trữ của các nước sản xuất vào khoảng 24 triệu bao. Thời gian qua, lượng cà phê tồn kho lớn và nguồn cung dư thừa khiến giá cà phê trên thị trường thế giớ._.i giảm mạnh. Lượng cà phê tồn kho đầu niên vụ 2002/03 của các nước xuất khẩu khoảng 20,35 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua, so với 21,09 triệu bao niên vụ 2001/02 và 21,63 triệu bao niên vụ 2000/2001. Do những cải tiến về vận chuyển và kỹ thuật, lượng cà phê giữa niên vụ của các nước nhập khẩu cũng có chiều hướng giảm.
Bảng 4: Lượng tồn kho đầu vụ ước tính theo loại niên vụ 96/97-2000/2001
Đơn vị: 1000 bao
Niên vụ
1996/97
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01
Thế giới
33.035
29.574
25.804
23.462
21.630
Cà phê Arabica
28.202
22.285
20.434
18.397
16.299
Braxin
14.939
13.791
10.510
10.279
80589
Colombia
6.022
4.300
4.000
3.200
2.100
Các nước Châu Mỹ La Tinh khác
2.172
1.421
2.057
1.629
2.186
Châu á Thái Bình Dương
261
222
349
491
363
Cà phê Robusta
4.833
5.289
5.370
5.065
5.459
Braxin
611
564
1.711
1.536
1.636
Các nước Châu Mỹ La Tinh khác
82
152
113
40
53
Việt nam
167
200
250
283
667
Indonesia
723
253
412
1.080
555
Các nước Châu á TháI Bình Dương khác
1.204
1.153
1.331
1.302
1.229
Bờ biển Ngà
469
1.373
438
115
552
Uganda
1.320
1.305
801
396
450
Các nước Châu Phi khác
257
289
314
313
317
Thị phần(%)
Cà phê Arabica
85.4
82.1
79.2
78.4
74.9
Cà phê Robusta
14.6
17.9
20.8
21.6
25.1
Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới
Mức độ tồn kho dự tính của một số quốc gia sản xuất cà phê tại đầu mỗi niên vụ trong vòng 5 năm từ 1996/1997 cho đến 2000/2001 được trình bày trong bảng 4. Ta có thể thấy trong những năm này, lượng dự trữ cà phê thế giới đối với từng loại cà phê khác nhau thì tình hình cũng khác nhau. Nếu như cà phê Arabica có chiều hướng dự trữ giảm thì cà phê Robusta lại tăng lên. Có tình hình này là do sự gia tăng mạnh sản lượng Robusta ở một số nước như Việt nam Braxin làm cho sản lượng Robusta những năm gần đây tăng nhanh, khiến cho lượng cung vượt quá cầu nhiều trong khi cầu về cà phê Robusta lại không cao, nên khó tiêu thụ. Lượng cà phê Robusta vẫn nằm trong kho của các nước sản xuất lớn.Trong số đó Braxin vẫn là nước có lượng dự trữ cao nhất với hơn 10 triệu bao nhưng cần lưu ý rằng thị phần cà phê Robusta xét trên tổng thể của Braxin đã tăng lên hàng năm và hiện nay đang chiếm một phần tư trên tổng số tồn kho tại các quốc gia sản xuất cà phê.
Lượng dự trữ của các nước tiêu thụ chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng tồn kho của thế giới. Theo ICO, lượng dự trữ ở các nước nhập khẩu thuộc thành viên ICO chỉ chiếm khoảng 15% lượng dự trữ ở các nước thuộc thành viên ICO.Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ này tăng cao
Bảng 5: Dự trữ cà phê ở các nước tiêu thụ chính( cuối niên vụ bằng tháng 9)
Đơn vị: 1000 bao loại 60kg
Mỹ
Châu Âu
Nhật Bản
Các nước khác
Tổng cộng
1994/95
2608
7000
1340
100
11.048
1995/96
2611
6400
1089
100
9200
1996/97
2294
7390
1239
100
11.023
1997/98
1680
5820
1090
100
8690
1998/99
2824
7200
1420
160
11.604
1999/00
6259
10.400
1522
170
18.351
2000/01
5793
13.370
1710
200
21.630
2001/02
5488
13.270
1840
190
21.092
Nguồn: Báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ ( USDA) tháng 2/2002
Tuy nhiên những đánh giá và nhận định liên quan đến các số liệu tồn kho có độ chính xác không cao do các số liệu bên trong không phản ánh đúng lượng tồn kho thực sự. Trong một số trường hợp, các số liệu chính thức sẽ dự đoán thấp lượng cà phê được dự trữ do không thể ghi nhận tổng sản lượng hiện có đang nằm trong sự kiểm soát tư nhân taị mỗi quốc gia, trong khi ở các trường hợp khác các số liệu sẽ làm tăng mức lượng tồn kho hiện có. Đây là một trường hợp đã từng xảy ra trong thời gian khi mà mức tồn kho đóng giữ một vai trò quan trọng trong việc xác định hạn ngạch của mỗi quốc gia sản xuất cà phê tại tổ chức ICO, vì đây là một lợi thế của quốc gia khi ghi nhận số liệu tồn kho có thể có cao nhất. Do đó lượng cà phê chất lượng thấp, khó bán và thực tế có giá trị thấp đã thương xuyên được tính vào nhằm thổi phồng số liệu tồn kho của một quốc gia. Ngoài ra số liệu tồn kho cũng không thể phản ánh đúng tình hình dự trữ cà phê bởi sự can thiệp của các nhà đầu cơ theo giá cà phê để ăn chênh lệch giá. Hơn thế nữa, việc xác định tồn kho đã dừng lại vào năm 1989 cùng với việc ngưng hệ thống hạn ngạch. Mặc dù vậy những số liệu được lập một cách chính xác vẫn rất cần và nhiều cuộc thảo luận đã đề cập đến việc phải bắt đầu kiểm tra lại tồn kho một cách độc lập theo kế hoạch của ACPC nhưng việc này chưa được thực hiện.
IV.Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giới.
1.Tình hình xuất khẩu
Hầu hết các nước sản xuất cà phê chủ yếu là để xuất khẩu, đặc biệt là những nước nghèo đang phát triển. Hàng năm khoảng 25-30% sản lượng sản xuất ra để tiêu thụ nội địa, số còn lại xuất khẩu. nhưng tỷ trọng này khá khác biệt tại các nước sản xuất. Với các nước có mức tiêu thụ nội địa cao như Braxin, Etiopia hay Inđônêxia, sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu chỉ vào khoảng trên dưới 70% tổng sản lượng cà phê nhưng với các nước chủ yếu trồng cà phê cho xuất khẩu như Côtđivoa, Camơrun, Guatemala hay Việt Nam, tỷ lệ này có thể lên tới 92-95% ( xem phụ lục 2)
Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu là Braxin và Columbia, chiếm 45% tổng lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới. Hai nước này cùng với Inđônesia, Guatemala, Uganda, Mêhico, Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Costa Rica, El Salvado, Ethiopia và Kenia, 12 nước chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới. Xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất chủ yếu tăng mạnh trong năm 1992 nhờ sản lượng cao của niên vụ 1991/92 nhưng lại giảm xuống trong những năm sau và tăng trở lại vào năm 1996, nhờ sản lượng cao của vụ cà phê 1995/96.
Lượng xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước tiêu thụ và những chính sách điều tiết xuất khẩu của tổ chức các nước sản xuất cà phê (ACPC). Trong lúc đó nhu cầu tiêu thụ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố làm cho cán cân xuất khẩu và nhập khẩu luôn thay đổi. Khối lượng cà phê xuất khẩu trung bình những năm 70 là 50 triệu bao/năm thì đến những năm 80 đã tăng lên 66 triệu bao/năm, nửa đầu những năm 1990 là 75 triệu bao. Nếu tính tốc độ tăng xuất khẩu cà phê thế giới năm 80 so với năm 70 tăng 12%, năm 95 so với năm 1985 giảm 0,4%. Xuất khẩu cà phê từ những năm 1990 đến 1999 cũng tăng giảm thất thường, trung bình là 73,1 triệu bao. Riêng niên vụ 1994/1995 có sự sụt giảm bất ngờ từ 73,9 triệu bao xuống còn 67,2 triệu bao, là niên vụ có sản lượng thấp nhất trong thập kỷ 90. Những năm còn lại sản lượng xuất khẩu luôn lớn hơn 71 triệu bao. Con số này là khá cao không thực sự phản ánh cầu của thị trường mà có phần do sự can thiệp của các nhà đầu cơ. Trước tình hình giá giảm mạnh năm 1996 đã mua vào với khối lượng lớn tạo cầu giả. Năm 2000, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê ACPC kêu gọi 14 nước thành viên giữ lại 20 phần trăm lượng cà phê xuất khẩu, tức là chỉ nên duy trì ở mức 52,75 triệu bao.Từ năm 1999 cho đến năm 2002 sản lượng xuất khẩu cà phê tăng đều.
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới từ 1975- 1994
Đơn vị: (triệu bao)
Niên vụ
Số lượng
Niên vụ
Số lượng
1975-1976
57.961
1994-1995
67.200
1980-1981
65.609
1995-1996
73.300
1985-1986
69.204
1996-1997
71.600
1990-1991
74.200
1999-2000
88.391
1992-1993
77.600
2000-2001
91.071
1993-1994
73.900
2001-2002
91.302
Nguồn: ICO, F.O
Tuy nhiên tùy theo từng loại cà phê mà sản lượng xuất khẩu tăng hay giảm khác nhau. Lưọng cà phê Arabica, nhất là cà phê nhóm hương vị dịu ở Braxin và cà phê Arabica tự nhiên có xu hương giảm. Chỉ duy nhất có nhóm cà phê Arabica của Colombia là nhóm có phát triển, đây là cà phê nguyên thuỷ được phục hồi trồng lại ở Colombia, sản lượng xuất khẩu của nó tăng từ 7,9 triệu bao năm 1999/2000 lên 10,5 triệu bao năm 2000/2001, tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn con số 16,8 triệu bao của năm 1991/1992. Mặt khác, nhóm Robusta đã có sự tăng trưởng đột biến trong 5 năm qua cả về sản lượng và xuất khẩu. Năm 1995/1996, Robusta chiếm 31%, đến năm 2000/2001 nó đã lên đến 38% sản lượng xuất khẩu được. Mức tăng này có đóng góp đáng kể sản lượng của Việt Nam, ngoài ra sự tăng trưởng ở Braxin và ấn Độ cũng đóng vai trò quan trọng. Ta có thể thấy rõ điều dó qua bảng sau:
Bảng 7: Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới theo loại
Đơn vị: 1000 bao
Niên vụ
1996/97
1997/98
1998199
1999/00
2000/01
2002/03
Arabica
52.643
49.090
55.070
54.362
53.451
58,000
Robustas
24.846
25.205
24.933
29.887
30.739
29.890
Cà phê rang xay
52
72
157
102
54
Cà phê hoà tan,
4.535
4.192
3.685
4.229
5.005
Tỷ trọng (%)
Arabica
64,14
B2,49
55,68
61,37
59,89
Robusta
30,,27
32,08
29,73
33,74
34,44
Cà phê rang xay
0,06
0,09
0,19
0,12
0,06
Cà phê hoà tan
5,53
5,34
4,40
4,77
5,61
Nguồn: ICO và USDA. Coffee – An Export’s guide. International Trade Centre, Geneva, 2002.
Kể từ tháng 7/02 đến tháng 6/03, nhờ sự tăng lên về khối lượng xuất khẩu Arabica 6,52% nên tổng khối lượng xuất khẩu của cả niên vụ đã tăng lên mặc dù xuất khẩu robusta giảm 1,62%. Theo báo cáo của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), niên vụ 2002/03, xuất khẩu cà phê của toàn thế giới sẽ tăng từ 85,45 triệu bao niên vụ 2001/02 lên 87,98 triệu bao nhưng kim ngạch xuất khẩu của năm 2002 chưa bằng một nửa so với tổng kim ngạch năm 1998.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng tuy sản lượng trong những năm gần đây có thể tăng những không phải giá trị xuất khẩu cũng tăng theo đó bởi vì ngành cà phê là ngành kinh doanh đầy rủi ro với sự biến động mạnh mẽ của giá cả. Mà giá cả lại được điều tiết theo sự thay đổi của cung cầu cà phê đã được ICO thả nổi. Ta hãy xem xét và so sánh giữa kim ngạch và số lượng xuất khẩu trong thời gian qua.
Bảng 8: Lượng và trị giá xuất khẩu cà phê
Đơn vị: triệu bao, tỷ USD
1998
1999
2000
2001
2002
Côlômbia dịu
Lượng
12,56
11,49
11,16
11,70
11,37
Trị giá
2,35
1,67
1,42
1,02
0,98
Cà phê dịu khác
Lượng
21,94
24,57
27,06
22,92
20,98
Trị giá
3,74
3,17
3,20
1,83
1,69
Arabica Braxin
Lượng
18,29
21,67
27,06
22,92
20,98
Trị giá
2,75
2,42
1,88
1,42
1,32
Robusta
Lượng
27,13
27,73
32,62
33,44
30,22
Trị giá
2,59
2,20
1,68
1,12
1,10
Tổng cộng
Lượng
79,92
85,46
89,16
90,15
87,09
Trị giá
11,43
9,47
8,17
5,39
5,09
Nguồn: Coffee Market Report, tháng 7/2003. ICO.
Những năm 1990-1993 mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị đạt thấp 5,3-6,9 tỷ USD. Đây là thời kỳ khủng hoảng về giá cà phê thế giới. Giá thấp nhất vào năm 1992-1993 chỉ còn 1.130-1.266 USD/tấn) đã tác động rất lớn đến sản xuất cà phê trên thế giới cũng như sản xuất cà phê ở Việt Nam. Năm 1995 lượng cà phê xuất khẩu thấp 67,6 triệu bao, nhưng kim ngạch đạt trên 11 tỷ USD, nên chỉ số giá 2.620 USD/tấn. Đến năm 2001, đây là thời kỳ giá xuống thấp nhất trong gần 100 năm qua vì thế tuy sản lượng xuất khẩu của một số quốc gia có tăng mạnh nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi. Theo Giám đốc điều hành ICO, sự thiếu vắng một chính sách chung trong quản lý xuất khẩu và ngăn chặn sự sụt giá trong năm qua là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm về kim ngạch.
Từ đó đến nay, tình hình giá cả có chiều hướng được cải thiện nên hy vọng thời gian tới giá trị xuất khẩu cà phê sẽ tăng lên. Dẫu sao, ở nhiều nước đang phát triển, cà phê là một ngành sản xuất rất quan trọng, giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê ở một số nước chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước đó. Sản xuất cà phê có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nông thôn, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của các nước trồng cà phê cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của ngành cà phê, khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến cũng như tập quán kinh doanh. Nếu như Braxin, Côlômbia, Côtđivoa, ấn Độ và Inđônêxia đã có công nghiệp sản xuất cà phê hoà tan khá phát triển thì ở hầu hết các nước xuất khẩu cà phê còn lại, cà phê chủ yếu vẫn được xuất khẩu dưới dạng cà phê rang xay và nhiều nước hầu như chỉ xuất khẩu dưới dạng cà phê nhân thô.
Các nước xuất khẩu cà phê hoà tan chủ yếu là Braxin, chiếm hai phần ba lượng cà phê xuất khẩu thế giới, tiếp đó là Côlômbia, Ecuador, ấn Độ và Bờ Biển Ngà. Côlômbia là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều cà phê rang xay nhất, chiếm 50% tổng lượng cà phê rang xay toàn cầu, tiếp theo là Ecuador, Braxin, Peru, Costa Rica và Venezuela.
Lượng cà phê tái xuất đạt khoảng 10 triệu bao mỗi năm, chủ yếu là giao dịch giữa các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu.
Nguyên nhân buộc các nước trồng cà phê xuất khẩu cà phê chủ yếu ở dạng cà phê nhân là do không thể cạnh tranh với ngành công nghiệp chế biến cà phê ở các nước tiêu thụ. Họ thiếu những công nghệ hiện đại và một chiến lược tiếp thị hiệu quả cho phép sản xuất các loại sản phẩm đặc biệt phù hợp với từng thị trường tiêu thụ.
Trong thập niên 90, sản xuất cà phê sạch trở thành một xu hướng mới, phát triển mạnh trong ngành sản xuất cà phê. Sản lượng các loại cà phê đặc biệt như cà phê hữu cơ (organic coffee) và cà phê trồng trong bóng râm (shade coffee) tăng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là ở khu vực Nam Mỹ. Các loại cà phê này chủ yếu được phân phối qua các kênh tiêu thụ dược phẩm và thức ăn kiêng, lượng tiêu thụ qua kênh phân phối cà phê nhânng thường chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong niên vụ 1999/2000, xuất khẩu cà phê sạch đạt khoảng 40 triệu pount, trong đó khoảng 18 triệu pound có giấy chứng nhận cà phê sạch của các tổ chức quốc tế. Sản lượng cà phê trồng trong bóng râm với hương vị đặc trưng đạt 6,6 triệu pound trong vụ 2000/2001, được trồng tại Guatemala và El Sanvado, chủ yếu được dùng để xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU.
Cơ cấu xuất khẩu cà phê thành phẩm cũng đã có những thay đổi đáng kể. Trước đây, các nước trồng cà phê chủ yếu chỉ xuất khẩu cà phê nhân, cà phê rang xay và cà phê hoà tan chủ yếu do các nước phát triển nhập khẩu cà phê nhân để chế biến và xuất khẩu. Nước xuất khẩu cà phê rang xay và hoà tan lớn nhất không phải là Braxin, Colômbia, Inđônêxia hay Việt Nam - những nước trồng cà phê lớn nhất thế giới - mà là Đức và các nước EU khác. Tuy nhiên, từ giữa những năm 90, các nước trồng cà phê, đặc biệt là các nước trong khu vực Mỹ Latinh, đã tăng cường đầu tư cho công nghệ chế biến cà phê rang xay và cà phê hoà tan nhằm làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, cứu vãn ngành cà phê trong điều kiện khó khăn của thị trường cà phê thế giới. Các nước trồng cà phê Arabica cũng thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng phát triển công nghệ cà phê rửa sơ (cà phê nhân được xát vỏ và rửa trước khi phơi sấy) để tạo ra loại cà phê có hương vị tương tự như cà phê dịu Côlômbia, nhằm giảm vai trò độc tôn của Côlômbia trên thị trường cà phê dịu quốc tế.
2. Tình hình nhập khẩu cà phê thế giới
Nhu cầu nhập khẩu cà phê thế giới từ năm 1980 đến những năm gần đây, tăng bình quân 1,4%/năm. Những năm đầu thập kỷ 90, nhập khẩu cà phê thế giới biến động không ngừng, trung bình từ 1990-1994 giữ mức khoảng 90 triệu bao/năm. Nhưng từ năm 1995 có xu hướng giảm sút một phần là do dự trữ của các nước nhập khẩu ở những năm trước vẫn còn, phần khác là do sự thay đổi về nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cà phê đã chế biến trên thế giới.
Bảng 9: Tình hình nhập khẩu cà phê tại một số khu vực/nước
Đơn vị: 1000 bao
Các nước nhập khẩu/khu vực
1996/97
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01
Thế giới
76.606
76.219
78.949
77.177
78.936
Bắc Mỹ(Trong đó)
20.128
20.449
21.365
20.988
21.600
Mỹ
17.847
18.194
19.057
18.681
19.164
Tây Âu(Trong đó:)
36.382
35.125
36.652
34.709
34.924
Pháp
5.623
5.317
5.311
5.316
5.469
Đức
9.773
8.990
10.508
9.456
9.675
Italy
4.857
4.843
4.977
5.122
5.346
Đông Âu
6.461
7.457
7.057
7.076
7.600
Châu á và Thái Bình Dương(trong đó)
9.951
9.592
10.292
10.757
10.985
Nhật
6.369
5.900
6.261
6.733
6.743
Các nước khác
3.684
3.596
3.583
3.647
3.827
Nguồn: Tổ chức Cà phê Thế giới
Nếu như 90% sản lượng cà phê sản xuất ra trên thế giới là ở các nước đang phát triển thì 75% sản lượng cà phê nhập khẩu thuộc về các nước công nghiệp phát triển.Có thể kể tên ra đây một số nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới:Mỹ, Phần Lan, Đức, Pháp Italia, Thuỵ Điển, Nhật Bản…
Bên cạnh các nước phát triển, các nước đang phát triển tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng lượng cà phê nhập khẩu nhưng cùng với việc nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, con số này cũng ngày càng được tăng, nếu trong những năm 80, nhập khẩu của những nước đang phát triển chỉ tăng khoảng 3,5%/năm, thì sang đầu những năm 90 mức tăng này là 4,1%/năm. Ngay cả những nước sản xuất cà phê lớn cũng có nhu cầu nhập khẩu cà phê, tuy nhiên là cà phê đã qua chế biến.
*Nhập khẩu cà phê phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:
+ Giá cả và thu nhập:
Các thị trường nhập khẩu có phản ứng rất khác nhau đối với biến động giá cả. Tuy nhiên, nhìn chung, giá cà phê nhân có ảnh hưởng khá rõ rệt đối với lượng nhập khẩu trong khi giá cà phê chế biến ít biến động hơn và cũng ít ảnh hưởng hơn đến động thái nhập khẩu.
Thu nhập là yếu tố quan trọng đến nhập khẩu cà phê, nhất là đối với các loại sản phẩm cà phê cao cấp. Tại các nước có thu nhập cao và có truyền thống tiêu thụ cà phê như các nước Scanđinavia hay Hà Lan, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cũng như tỷ trọng tiêu thụ các loại cà phê ít biến động trong những năm qua trong khi đối với các nước có thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu có quan hệ trực tiếp đối với tốc độ tăng thu nhập dân cư.
+ Thị hiếu tiêu dùng và xu hướng cạnh tranh từ các loại đồ uống khác:
Mặc dù khó định lượng, sức ép cạnh tranh từ các loại đồ uống khác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ và nhập khẩu cà phê. Ngoài các yếu tố về giá cả, những mối quan tâm về sức khoẻ cũng là yếu tố có tác động tới mức tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ cà phê cũng như quyết định lựa chọn loại đồ uống của người tiêu dùng.
Tại nhiều thị trường, trong đó có Mỹ, sự phát triển của những loại đồ uống không cồn khác như trà thảo dược, nước trái cây và nước khoáng cùng với những chương trình quảng cáo về tác dụng của những loại đồ uống này tới sức khoẻ, đã ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ cà phê. Vì vậy, những chương trình của ICO nhằm khuyến khích tiêu thụ cà phê như giới thiệu các loại cà phê tách cafein hay giới thiệu các tác động tích cực cà phê đối với sức khoẻ như giảm stress, kháng khuẩn và các tác động trong điều trị các bệnh viêm họng, sởi...có khả năng tác động tốt tới xu hướng tiêu thụ cà phê trên thị trường.
Sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng cà phê và những xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng trên mỗi thị trường cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu nhằm vào các thị trường mục tiêu. Trong những năm gần đây, thị phần của cà phê dịu đã giảm đi trên thị trường Mỹ, nhường chỗ cho các loại cà phê có độ axit thấp như cà phê Arabica Braxin và cà phê Robusta. Xu hướng tiêu thụ trên thị trường Mỹ thường ảnh hưởng tới thị hiếu của nhiều nước châu á - TBD như Australia, Hồng Công hay Singapo. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại ưa chuộng các loại cà phê đặc biệt với chất lượng cao và mang những thương hiệu “huyền bí” như Blue Mountain hay Hawaiina Kona...Nhu cầu về các sản phẩm sạch (cà phê hữu cơ) cũng tăng nhanh trên thị trường nhiều nước phát triển trong khi mức giá cao của các sản phẩm này vẫn là trở ngại cho việc tăng tiêu thụ tại nhiều nước đang phát triển. Các nước phát triển chiếm tới 680 ngàn bao trong tổng số 700 ngàn bao cà phê hữu cơ ước tính tiêu thụ trong niên vụ 2002/03.
+ Chính sách thuế:
Chính sách thuế cũng như các rào cản hành chính về nhập khẩu và tiêu thụ cà phê của các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ và lượng cà phê nhập khẩu. Mặc dù những thoả thuận về cắt giảm thuế nhập khẩu cà phê trong khuôn khổ GATT và WTO đã giảm nhẹ đáng kể những rào cản này nhưng việc cắt giảm thuế nhập khẩu chủ yếu được áp dụng đối với cà phê nhân. Một số nước vẫn áp dụng mức thuế khá cao với cà phê chế biến và tạo ra những rào cản đáng kể đối với xuất khẩu cà phê chế biến. Những chính sách ưu đãi theo những thoả thuận song phương và đa phương với những khu vực nhất định cũng tạo ra sức ép cạnh tranh không công bằng đối với những nước xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của những thoả thuận này..
Bên cạnh đó, nhiều nước vẫn áp đặt các rào cản phi thuế quan đối với nhập khẩu cà phê như hạn ngạch nhập khẩu, đánh thuế tiêu thụ cao nhằm hạn chế tiêu dùng cà phê hay áp dụng các tiêu chuẩn, quy định rất khác nhau giữa các nước về nhãn sản phẩm hữu cơ và tiêu chuẩn môi trường...
Cà phê được nhập khẩu chủ yếu dưới dạng chưa chế biến. Trong năm 2001, cà phê nhân thô chiếm tỷ trọng 82,7% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu trong khi cà phê rang và cà phê hoà tan chiếm tỷ trọng tương ứng 6,6% và 10,7%. Tuy nhiên, nhập khẩu cà phê chế biến có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 1995 – 2001, nhập khẩu cà phê chưa chế biến chỉ tăng bình quân 1,5%/năm trong khi nhập khẩu cà phê rang và cà phê hoà tan đạt tốc độ tăng bình quân 7%/năm và 8%/năm.
Bảng 10: Nhập khẩu cà phê toàn cầu 1995- 2001
Đơn vị: (triệu bao)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng nhập khẩu
83,3
90,1
94,5
95,6
99,4
101,1
101,2
- Cà phê nhân
71,5
78,0
80,1
81,2
83,5
83,9
83,7
- Cà phê rang
4,6
4,9
5,2
5,6
6,4
6,8
6,7
- Cà phê hoà tan
7,2
7,2
9,2
9,8
9,5
10,4
10,8
Tái xuất
14,6
15,8
18,1
19,6
19,7
21,4
21,1
- Cà phê nhân
7,2
6,7
8,2
9,7
8,8
9,0
8,6
- Cà phê rang
4,1
4,9
5,2
5,1
5,6
5,8
5,7
- Cà phê hoà tan
3,3
4,2
4,7
4,8
5,3
6,6
6,8
Nhập khẩu ròng
68,7
75,3
76,4
76,0
79,7
79,7
80,1
- Cà phê nhân
64,3
71,3
71,9
71,5
74,7
74,9
75,1
- Cà phê rang
0,5
0,0
0,0
0,5
0,8
1,0
1,0
- Cà phê hoà tan
3,9
3,0
4,5
5,0
4,2
3,8
4,0
Nguồn: ICO và USDA. Coffee – An Export’s guide. International Trade Centre, Geneva, 2002.
Nếu như 90% sản lượng cà phê sản xuất ra trên thế giới là ở các nước đang phát triển thì 75% sản lượng cà phê nhập khẩu thuộc về các nước công nghiệp phát triển.Có thể kể tên ra đây một số nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới:Mỹ, Phần Lan, Đức, Pháp Italia, Thuỵ Điển, Nhật Bản…
Các nước nhập khẩu chủ yếu chiếm trên 90% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu, trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm tới 29% tổng lượng cà phê nhập khẩu. Đứng thứ hai là Đức với tỷ trọng khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản tăng nhanh, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng thứ ba thế giới về nhập khẩu cà phê trong những năm qua với tỷ trọng khoảng 9% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu (Nhập khẩu cà phê của các nước nhập khẩu chủ yếu tham khảo tại phụ lục 3).
Các nước nhập khẩu tiêu thụ khoảng 75% tổng lượng cà phê rang xay toàn cầu, trong đó 88% được rang xay trong nước. Buôn bán nội EU chiếm khoảng 60% tổng giao dịch cà phê rang xay, khoảng 12% cà phê rang xay được nhập khẩu từ các nước trồng cà phê và 28% giao dịch còn lại thuộc về các nước khác, chủ yếu là Mỹ.
Nhập khẩu cà phê hoà tan cũng chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng lượng nhập khẩu ròng do cà phê hoà tan thường được chế biến ngay tại nước tiêu thụ. Trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê hoà tan tăng rất chậm ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và EU. Mức tăng nhập khẩu cà phê hoà tan toàn cầu chủ yếu do xu hướng tăng nhập khẩu và tiêu thụ của các nước Đông Âu, đặc biệt là Nga và các nước Viễn Đông với sự phát triển của các loại cà phê chế biến sẵn “3 trong 1”.
Mỹ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ các nước Mỹ Latinh - Braxin, Côlômbia và Mêhicô. Cà phê đã qua chế biến chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng cà phê nhập khẩu của Mỹ. Trong khi đó, EU, trong đó có Đức, nhập khẩu nhiều cà phê nhân từ các nước ACPC (Châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương), để rang xay và chế biến cho nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như tái xuất. Nhật Bản nhập khẩu cà phê chủ yếu từ Braxin, Côlômbia và Inđônê xia. Cà phê nhân cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng cà phê nhập khẩu của Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu một lượng khá lớn cà phê chiết xuất dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất đồ uống và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Phương thức nhập khẩu của Mỹ, EU và Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng. Cà phê chủ yếu được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu qua các thương gia quốc tế. Nhiều nhà rang xay lớn của Tây Âu có các trung tâm mua gom riêng, quan hệ trực tiếp với nước xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà rang xay vẫn mua cà phê qua các trung tâm giao dịch quốc tế hoặc các nhà nhập khẩu trung gian. Tại nước nhập khẩu, cà phê nhân được các thương gia nhập khẩu và phân phối cho các nhà chế biến, nhà kinh doanh và các nhà sản xuất thực phẩm công nghệ. Cà phê rang xay dùng cho hộ gia đình thường được phân phối qua hệ thống bán buôn, từ các nhà rang xay tới các nhà bán buôn hàng thực phẩm chế biến và sau đó đưa vào hệ thống bán lẻ - cửa hàng, cửa hiệu, quán cà phê…Các nhà kinh doanh cà phê hoà tan chủ yếu là nhập khẩu cà phê bột với khối lượng lớn và đóng gói tại nước nhập khẩu hoặc nhập khẩu cà phê hoà tan đã đóng gói sẵn. Cà phê hoà tan dùng cho hộ gia đình thường được kinh doanh qua các đại lý tới các nhà bán buôn cấp 2, sau đó đưa vào mạng lưới bán lẻ .
Diễn biến giá cả
Có lẽ ít có loại hàng hoá nào lại có diễn biến giá cả phức tạp như cà phê. Người tiêu dùng cà phê đều biết đến sự thăng trầm của giá cà phê trên thị trường. Những nhân tố cơ bản cho việc định giá cà phê nhân trên thế giới là quan hệ cung - cầu trên thị trường, mức độ cũng như cách xử lý đối với cà phê trong kho tại nước sản xuất và tiêu thụ. Thêm vào đó còn có những ảnh hưởng như biến động năng suất mang tính chu kỳ của cà phê, hoạt động đầu cơ trên thị trường cà phê định hạn, biến động về giá thành sản phẩm trong sản xuất cũng như tiêu thụ, các yếu tố về mùa vụ đối với việc tiêu dùng cà phê. Ngoài ra, sự hình thành giá cà phê còn phụ thuộc vào sự phân bố thời vụ thu hoạch tại các nước sản xuất, vào những đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong canh tác, thu hoạch và chế biến, vào sự khác nhau về chất lượng giữa các loại cà phê cũng như các biện pháp can thiệp của các tổ chức cà phê quốc tế như ICO hay ACPC.
Theo các nhà phân tích giá cà phê biến động theo chu kỳ từ 4-5 năm.Ta hãy theo dõi tình hình biến động của giá cả cà phê thế giới. Giá cà phê tương đối ổn định cho tới năm 1989, tuy cũng có những đỉnh cao vào năm 1976-1977 và năm 1985-1986, chủ yếu do sương giá ở Braxin.Sau năm 1989, thị trường cà phê khồn còn sự điều tiết mà vận động theo quy luật cung cầu. Ngay lập tức, các nước tung ra thị trường lượng cà phê dự trữ trong kho của họ mấy năm trước, vì thế giá cà phê tụt xưống mức lịch sử dưới nửa đô la/kg, mức giá của những năm 1930. Giá cà phê chỉ được phục hồi sau khi các nước trong tổ chức ACPC quyết định hạn chế xuất khẩu. Biến động giá cả trên thị trường cà phê thế giới trong thập niên 90 có thể chia làm hai thời kỳ chủ yếu, trước 1995/1996 và sau 1995/1996. Trước niên vụ 1995/1996, sản xuất tăng chậm hơn nhu cầu tiêu thụ với tốc độ tăng sản xuất đạt 0.3%/năm và tốc độ tăng tiêu thụ 1,5%/năm. Dự trữ giảm và cán cân cung cầu nghiêng về phía nhu cầu đã đẩy giá cà phê tăng lên 133% trong giai đoạn 1992/1992 - 1995/1996 từ 83 cent/lb lên 95 cent/lb.
Sự tăng giá cà phê đã khuyến khích tăng sản xuất ở các nước sản xuất trên thế giới vì vậy, trong giai đoạn 1995/1996 - 1999/2000 sản xuất tăng nhanh hơn tiêu dùng với tốc độ tăng sản lượng là 2,7%/năm và tốc độ tăng tiêu thụ là 1,6%/năm, đẩy giá cà phê hạ xuống nhanh chóng. Từ sau mức giá cao kỷ lục của năm 1996/97, giá cà phê các loại trên thị trường thế giới luôn ở xu hướng giảm, tuy có biến động trong những thời điểm nhất định do tác động chủ yếu của các yếu tố sau:
Tháng 1-6/1997: Dự trữ của các nước nhập khẩu quá ít dẫn đến giá tăng mạnh;
Tháng 6/1997-7/1998: Giá giảm do cuộc khủng hoảng tài chính châu á dẫn tới việc bán ồ ạt từ các nước sản xuất cà phê Robusta;
Tháng 11/1998: Giá tăng do trận bão Mitch ở Trung Mỹ và dự trữ cà phê Robusta không đủ ở các nước nhập khẩu;
Tháng10-2/99: Thời tiết khô ở Brazil và sản lượng không ổn định ở Brazil làm giá cà phê tăng lên;
Tháng 1/2001 tới nay: Giá giảm do lượng cung cà phê thế giới tăng
Tuy vậy giá cà phê là khác nhau giữa các loại cà phê và ngay cùng một loại cũng còn tuỳ thuộc vào chất lượng. Giá cà phê chè bao giờ cũng cao hơn giá cà phê vối khoảng 30%, và xu hướng này ngày càng rõ ràng khi cầu về cà phê chè luôn tăng nhanh hơn, ở mức cao hơn cầu về cà phê vối trong khi cung về cà phê vối trong mấy năm trở lại đây lại tăng nhanh hơn cà phê chè. Giá cà phê Robusta đã giảm xuống chỉ bằng khoảng 50% giá cà phê Arabica như trong năm 2001. NgoàI ra có khi cùng một loạI cà phê chè thì giá cũng chia thành nhiều bậc, căn cứ vào phẩm chất, cách chế biến. Hiện nay đang tồn tại tình trạng giá bán của người nông dân thì thấp mà giá mua vào của người tiêu dùng vẫn cao, không hề giảm trước sự tụt giá của thị trưòng cà phê??? Như vậy có thể thấy, chất lượng càng thấp thì nguy cơ tụt giá càng cao. Cà phê thô là loại hàng tụt giá mạnh nhất.
Không những thế, giá cả cũng biến động liên tục ngay trong năm, tuỳ từng thời điểm đầu vụ, cuối vụ mà giá cà phê tăng giảm nhiều khi ở biên độ lớn. Ví dụ: trong năm 1997, biến động giá chia làm hai thời kỳ: Nửa đầu năm, giá cà phê tăng cao từ 100 xu Mỹ/pound đầu năm lên 311 xu Mỹ/pound giữa năm. Trong thời gian này, giá cà phê Arabica tăng mạnh, đã có thời đIúm tăng gấp đôI giá cà phê Robusta. Giá cà phê Robusta chỉ tăng nhẹ. Nửa cuối năm 1997, giá lạI xuống rõ rệt( xuống 150 xu Mỹ/pound).
Giá tham khảo cà phê các loại theo tháng và bình quân các năm 1997 - 2003 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 11: Chỉ số giá cà phê tham khảo của ICO
Giá tk của ICO
Côlômbia dịu
Cà phê dịu khác
Arabica Braxin
Rôbusta
London
NewYork
Thg7/97
135,04
190,57
190,41
158,52
79,65
156,27
75,90
Thg7/98
97,32
125,03
117,60
96,22
77,04
111,16
70,96
Thg7/99
78,21
107,05
94,85
78,13
61,56
96,74
59,37
Thg7/00
64,09
101,67
87,35
79,89
40,82
96,48
39,87
Thg7/01
43,07
69,70
58,72
46,43
27,43
57,43
24,28
Thg7/02
44,70
60,60
56,48
43,31
28,60
5._. nhân Việt Nam sử dụng Form D còn quá ít; mới chỉ có một số lượng không đáng kể các thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thương nhân Việt Nam lâu nay thường quan tâm đến thuế hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hơn là thuế suất hàng ta nhập vào các nước, do đó nhiều khi không tận dụng hết, thậm chí bỏ qua các cơ hội pháp lý có từ các nước giành cho ta, làm giảm lợi thế vốn có của mình trong giao dịch, đàm phán.
Bên cạnh việc tìm hiểu thị trường thì một điều vô cùng quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu là phải hiểu biết thấu đáo đối thủ cạnh tranh để đối sách kinh doanh hợp lý. Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 về chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 2001 - 2010 đã định hướng chuyển dịch cơ cấu nông sản trong 10 năm tới, yêu cầu các "cây con" nằm trong diện quy hoạch phải triển khai dần (trong đó có cây cà phê). Tuy nhiên, do tính chất sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải có thời gian đầu tư nhất định mới phát huy được hiệu quả, nên trong quá trình đó cần có bước đi và cách đi phù hợp để thâm nhập thị trường cho từng giai đoạn. Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường cần tránh "chạy đuổi" một cách rập khuôn theo đối thủ, vừa lãng phí thời gian công sức, vừa mệt mỏi mà vẫn khó đạt được hiệu quả. Đối với mặt hàng cà phê không thể không kể đến Braxin, Columbia. Cần lưu ý là, nghiên cứu đối thủ của ta về xuất khẩu cà phê nên chú trọng trước hết đến các đối thủ trên những thị trường mà họ đã xuất khẩu đáng kể. Chẳng hạn nghiên cứu các nhà xuất khẩu cà phê của Braxin nên chú trọng nghiên cứu cách kinh doanh của họ tại thị trường Đức, vì Braxin là nhà cung cấp cà phê đứng đầu của Đức (trước đây các nguồn cà phê truyền thống của Đức là Trung Mỹ, nhưng sau vì giá đắt nên Đức đã quay lưng lại để sử dụng cà phê hạt giá rẻ của Braxin).
9. Tổ chức lại hệ thống vận tải đảm bảo chất lượng cho cà phê xuất khẩu
Trong quá trình sản xuất va lưu thông tiêu thụ đạ biệt là xuất khẩu, vận tải là khâu quan trọng vì chính khâu này hay gây nên hư hỏng, giảm số lượng và chất lượng hàng hóa nhất. Tình trạng thừa thiếu giả cà phê ở Việt Nam là thừờng xuyên, nhiều năm miền Trung và miền Nam thừa cà phê không xuất được trong khi miền Bắc vẫ kkhông đủ cung cấp cho nội địa, nguyên nhân chính là không đủ phương tiện vận tải. Nhiều lô hàng cà phê khi ra đến cảng xuất khẩu kiểm tra thấy thiếu số lượng hoặc do phương tiện vận tải không đảm bảo gây nên tình trạng chất lượng giảm sút. Cần phải tổ chức lại hệ thống vận tải, kể cả đào tạo về kiến thức về thương phẩm cho lái xe và người giao nhận. Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhà kho bến bãi cầu đường và các thiết bị phương tiện vận tải cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chât lượng cà phê xuất khẩu. Trang bị các phương tiện vận tải có đủ khả năng vận chuyển và đảm bảo chất lượng hàng hóa khi vận chuyển là nhu cầu cấp thiết không chỉ trong xuất khẩu cà phê mà còn trong quá trình xuất khẩu bất cứ loại hàng hóa nào khác.
10.Các biện pháp về chính sách
Để thực hiện tốt các giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, ngành cà phê và Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước có vai tròn to lớn trong việc định hướng, hỗ trợ vốn và đặc biệt là ban hành các chính sách có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê nói chung và của các doanh nghiệp
*Chính sách thuế nông nghiệp
- Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới giảm xuống thấp. Vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt, nguyên nhân cơ bản là do sự quản lý vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành).
- Đối với vùng đất trống, đồi trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lương cà phê xuất khẩu.
Cụ thể là: sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế.
3.2 Chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
Cà phê là cây lâu niên (20-25 năm), (20-25 năm), để tránh tình trạng rủi Robusta tín dụng cần được cho vay trung hạn và dài hạn (10-15 năm) với lãi suất ưu đãi không quá 5%/năm, góp phần giảm sức giá thành tăng sức cạnh tranh
* Chính sách cho vay :
Do cây Ca fe là cây công nghiệp thu hoạch chỉ tập chung vào tháng 10 - 11, do đó nhu cầu về vốn vay để tạp chung đầu vào cho xuất khẩu thời kỳ này rất lớn và khả năng vốn tự có của các doanh nghiệp là rất hạn chế nếu mà nhà nước không thay đổi việc xem xét các điều kiện cho vay thủ tục vay, lãi xuất thì dẫn đến tình trạng các công ty sẽ mất cơ hội trong kinh doanh. Nhà nước cũng thất thu hàng triệu USD cho giá cà fê rất biến động nếu không có đủ vốn hoặc lãi xuất ngân hàng lớn thì các công ty xuất khẩu sẽ bằng mọi cách giải phóng vốn nhanh và khi giá lên thì hết hàng bán.
* Chính sách tín dụng xuất khẩu :
Trong hoạt kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và cà fê nói riêng, có rất nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài .
Các đơn vị kinh doanh phải bán chịu, trả chậm hoặc tín dụng ưu đãi đối với khách hàng. Trong trường hợp này nhà nước nên đứng ra bảo hiểm xuất khẩu đền bù và khuyến khích các đơn đẩy mạnh xuất khẩu. Thông thường tỷ lệ đền bù là 60 - 70% nhưng có trường hợp là 100%. Như vậy các nhà sản xuất sẽ phải quan tâm đến việc thu tiền bán hàng trước khi hết hạn tín dụng. Khi nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu sẽ giúp cho nhà xuất khẩu yên tâm hơn trong kinh doanh đồng thời còn nâng được hàng bán chịu gồm cả giá bán tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước nhằm chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và mở rộng thi trường.
Cần áp dụng biện pháp cấp tín dụng cho người sản xuất cà fê xuất khẩu vì trước và sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu rất cần vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Loại tín dụng này rất cần cho người sản xuất để đảm bảo thanh toán hết các khoản chi phí trong việc thu mua ( Bán nông sản cà fê xuất khẩu, đóng gói vận chuyển hàng ra sân bay, bến cảng...) lãi suất tín dụng xuất khẩu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu nói chung và của cà fê xuất khẩu nói riêng. Vì vậy nhà nước nên áp dụng tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại để nguồn hàng cà fê xuất khẩu có thể bán với giá thấp hơn, góp phần tăng sức cạnh tranh của cà fê Việt Nam trên thị trường thế giới.
* Chính sách trợ cấp xuất khẩu :
Ngoài biện pháp tín dụng xuất khẩu nhà nước cần áp dụng chính sách trợ cấp xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách dành ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ đã bán được hàng ra nước ngoài. Có thể trợ cấp bằng thuế suất ưu đãi, hoặc áp dụng giá ưu đãi tính cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như điện nước, vận chuyển... Mục đích trợ cấp là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế từ đó có phương hướng gia tăng lượng cà fê xuất khẩu trong tương lai theo quyết định số 151/TTG ngày 12/4/1993 nhà nước thành lập “ Quỹ bình ổn giá “ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp được chỉ định điều hoà cung cầu, giá cả chủ động can thiệp vào thị trường. Nhà nước nên tập chung hỗ trợ lãi xuất vay Ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu để có thể thu mua nhanh nông sản hàng hoá lúc đương vụ trong tâm lý “ có cần “ đồng thời tránh giá xuống thấp gây thiệt hại cho người sản xuất. Mặt khác, Nhà nước cũng nên tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tổ chức các hội chợ triển lãm, đào tạo chuyên môn kỹ thuật hay quản lý…. Thời gian tới nên áp dụng mức giá sàn để tránh tình trạng ép giá, có những biện pháp khen thưởng khuyến khích các doanh gnhiệp xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến sâu như cà phê hoà tan, cà phê rang xay… Những biện pháp này là rất cần thiết vì nó đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và nhà xuất khẩu , đồng thời có tác dụng khuyến khích phát triển kinh doanh. Vì vậy nhà nước nên tiếp tục thực hiện biện pháp trợ giá xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu nói chung và Càfe xuất khẩu nói riêng để tăng cường xuất khẩu có hiệu quả.
*Chính sách trợ giá xuất khẩu
Biện pháp trợ giá xuất khẩu đã được sử dụng ở nhiều nước như EU và Mỹ và có vai trò mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Ơr Việt Nam, một vài năm gần đây đã áp dụng biện pháp này đối với giá lương thực, giúp sản xuất lương thực không ngừng phát triển.Nên áp dụng biện pháp này trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê, vì cà phê là sản phẩm có xu hương biến động giá cả mạnh mẽ. Thị trường cà phê trong thời gian gần đây đang có những diễn biến bất lợi về giá.Tuy nhiên khi áp dụng cũng cần thận trọng và khéo léo tránh tạo ra phản ứng không tốt cho quá trình hội nhập quốc tế.
*Chính sách áp dụng tỷ giá linh hoạt
Từ khi chính phủ thực hiện cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá đã điều chỉnh linh hoạt hơn phần nào đã khép dần khoảng cách giữa tỷ giá quy định và tỷ giá trê thị trường tự do. Song cần linh hoạt hơn nữa tuy nhiên không áp dụng đột ngột tạo cú xốc mà cần sát với thị trường, có tác dụng khuyến khích xuất khẩu mà vẫn bảo đảm ổn định và phát triển. Trên cơ sở đó, chủ động hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái, áp dụng linh hoạt đối với từng đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu và khu vực thị trường đẻ có lợi khi nhập khẩu các nguyên liệu máy móc côngn ghiệp phục vụ sản xuất, chế biến cà phê và khi xuất khẩu cà phê đã chế biến.Điều này có thể thực hiện vì chúng ta có lợi thế khi thời gin thu hoạch và thời gian sản xuất không trùng, thời gian đầu tư xây dựng cơ bản khá dài.
* Chính sách đầu tư
Như đã nói ở trên, trong thời gian tới 2010, chúng ta cần nhiều nguồn vốn đầu tư để nâng cấp công nghiệp chế biến, thực hiện chủ trương côngnghiệp hoá hiện đại hoá trong ngành cà phê. Để làm được điều này, một nhân tố quan trọng là sự can thiệp của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách đầu tư và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tới quá trình sản xuất , chế biến xuất khẩu cà phê:
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê
- Đối với công nghệ chế biến, khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư công nghệ mới. Ưu tiên các cơ sở có hợp đồng bao tiêu
- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác khuyến nông, trước mắt tập trung vào lĩnh vực chế biến bảo quản.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các phương thức: Mở rộng quan hệ quốc tế, khuyến khích Việt kiều, các tổ chức quốc tê, các nước nhập khẩu đầu tư
* Chính sách đất đai
Đây là vấn đề lớn tác động trực tiếp đến thúc đẩy nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng. Trước những yêu cầu của sự phát triển cần xác định và quy hoạch theo các vung sản xuất nguyên liệu xuất khẩu một cách đồng bộ bao gồm : cơ sở hạ tần, giao thôngm điện, thông tin, chế biến… Xử lý tốt quan hệ giữa đát đai và sản xuất cà phê để có những biện pháp xử lý phù hợp. Cà phê là cây tồng lâu năm, do đó tạo đựoc Chính sách đất đai phù hợp là một vấn đề rất quan trọng, tránh tình trạng lãng phí khi nông dân chặt bỏ cây cà phê trông cây khác.
* Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ
KHCN tác động trực tiếp tới sản xuất và chất lượng cà phê xuất khẩu.Trong thời
gian tới, Chính sách KHCN cần tạo ra bước tiến mới, đáp ứng yêu cầu chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường.:
-Tập trung đầu tư nghiên cứu cơ bản và ứng dung, thực hiện các chương trình nghiên cứu cho giống, tạo ra giống năng suất cao, chất lượng tốt, công nghệ chế biến phát triển…
Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào các lĩnh vực trên
Đổi mới công tác quản ký khoa học, tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu trong các đề tài nghiên cứu.
- Tăng cường kinh phí đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học và những lớp nâng cao nghiệp vụ sản xuất và kinh doanh cho ngành cà phê.
Kết luận
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù cây cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, gắn liền với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của chúng ta.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê trong những năm tới đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong đầu tư phát triển, chuyển từ đầu tư tăng diện tích và sản lượng cà phê sang đầu tư cho phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê chế biến sâu, cà phê sạch...có nhiều tiềm năng xuất khẩu hơn cũng như khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành hàng kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. Triển vọng thị trường thế giới trung và dài hạn của một số nông lâm sản. Thông tin chuyên đề. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 6/2001.
2. Những vấn đề nông nghiệp, nông thôn và việc đảm bảo thông tin công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật phuc vụ phát triển. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông tin chuyên đề, số 3/2002.
3. Khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong khối ASEAN. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- FAO TCP/VIE/8821.
4. Chiến lược xuất khẩu cà phê thời kỳ 2001-2010. Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam. Tháng 6/2000.
5. Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2001/02 và phương hướng, nhiệm vụ 2002/03. VICOFA, tháng 1/2003.
6. Báo cáo dự thảo tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2003 vvà phương hướng nhiêm vụ 6 tháng cuối năm.
7. Cây cà phê Việt Nam- Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng, Hoàng Thanh Tiệm
8. Số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tổng cục Hải quan, 2003.
9. Dự báo thị trường một số mặt hàng chủ yếu. Coffee, Commodity projects, FAO, Tháng 12/2001.
10. Thị trường đồ uống và trái cây nhiệt đới. Tropical Beverage and Fruits. FAO, Commodity Notes, 2002.
11. Số liệu thống kê của Tổ chức cà phê quốc tế. ICO, Database, 2002
12. Thị trường các sản phẩm nhiệt đới. Horticultural and Tropical Products. FAS, USDA, Tháng 6/2003.
13 Tổ chức Cà phê thế giới. ICO, Database 2002.
14. ICO. Coffee Market Report, tháng 7/2003
15. Coffee - An Export’s guide. International Trade Centre, Geneva, 2002
16. Dự án thí điêm tái cơ cấu Tổng công ty Vinacafe
17. Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996-2002)- Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn- Viện kinh tế nông nghiệp- Nhà xuất bản nông nghiệp 2002
18.Báo cáo thường niên của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
19. Niên giám thống kê năm 2002
20. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào thế kỷ XXI- Nhà xuất bản nông nghiệp năm 2001
Các tạp chí:
21. Ngoại thương
22. Kinh tế và dự báo
23. Kinh tế và phát triển
24. Con số và sự kiện
25. Thời báo kinh tế Việt Nam
26. Nghiên cứu Châu Âu số 2/2003
27. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
28. Những vấn đề kinh tế thế giới số 3/2003
Các trang web:
www. vitranet.vn
www.mpi.vn
www. agroviet.gov.vn
Phụ lục 1A: Tình hình sản xuất cà phê thế giới
Nước/ khu vực
Niên vụ bắt đầu
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
2002/03
2003/04
Bắc Mỹ
Costa Rica
Tháng 10
2.459
2.688
2.502
2.338
2.188
2.220
Cu ba
Tháng 7
280
328
313
249
250
250
CH Đôminica
Tháng 7
422
694
437
432
650
600
En Xanvađo
Tháng 10
1.860
2.612
1.624
1.610
1.302
1.300
Guatemala
Tháng 10
4.300
4.364
4.564
3.530
3.802
3.802
Haiti
Tháng 7
442
402
497
425
425
425
Hônđurat
Tháng 10
2.494
3.067
2.821
3.098
2.600
2.800
Jamaica
Tháng 10
29
39
37
30
42
40
Mêhicô
Tháng 10
5.010
6.193
4.800
4.200
4.350
4.650
Nicaragua
Tháng 10
1.079
1.514
1.610
895
830
623
Panama
Tháng 10
192
167
170
160
150
150
Trinidat&Tobago
Tháng 10
17
16
14
14
15
15
Mỹ
Tháng 10
163
185
183
163
169
174
Cộng
18.747
22.269
19.572
17.144
16.773
17.049
Nam Mỹ:
Bolivia
Tháng 4
150
184
173
124
180
160
Braxin
Tháng 7
35.600
30.800
34.100
35.100
51.600
33.600
Côlômbia
Tháng 10
10.868
9.512
10.500
11.950
10.900
11.800
Ecuađor
Tháng 4
1.322
1.295
1.005
910
780
880
Guyana
Tháng 10
10
10
10
10
10
10
Paragoay
Tháng 4
34
28
31
31
35
35
Pe ru
Tháng 4
1.980
2.571
2.824
2.550
2.750
2.850
Vênêzuela
Tháng 10
1.250
880
1.027
1.065
920
897
Cộng
51.214
45.280
49.670
51.740
67.175
50.232
Châu Phi:
Angôla
Tháng 4
85
55
60
31
125
100
Bêning
Tháng 10
0
0
0
0
1
1
Burunđi
Tháng 4
356
501
337
257
597
335
Camơrun
Tháng 10
1.114
1.370
1.113
1.200
1.100
1.195
Trung Phi
Tháng 10
214
241
122
75
117
125
Côngô
Tháng 7
3
3
3
3
4
4
Côtđivoa
Tháng 10
644
457
433
430
735
700
Ghinê xích đạo
Tháng 10
2.217
5.700
4.333
3.033
2.500
2.400
Etiopia
Tháng 10
1
0
0
0
2
2
Gabông
Tháng 10
3.867
3.833
3.683
3.756
3.000
3.250
Gana
Tháng 10
4
2
0
1
2
2
Ghinê
Tháng 10
45
44
38
17
45
40
Kênia
Tháng 10
140
112
114
101
125
125
Liberia
Tháng 10
1.148
1.685
864
869
920
1.052
Mađagasca
Tháng 4
5
5
5
5
5
5
Malavi
Tháng 4
992
427
366
147
417
470
Nigieria
Tháng 10
64
59
63
60
67
65
Ruoanđa
Tháng 4
46
43
45
41
45
45
Siera Lêon
Tháng 10
222
308
273
307
366
325
Tanzania
Tháng 7
24
76
28
15
45
35
Togo
Tháng 10
739
837
821
624
800
850
Uganda
Tháng 10
321
263
197
116
300
300
Zaire
Tháng 10
3.640
3.097
3.205
3.507
3.100
3.200
Zambia
Tháng 7
56
58
90
96
80
90
Zimbabuê
Tháng 4
147
122
97
118
100
115
Cộng
16.094
19.298
16.290
14.809
14.598
14.831
Châu á và châu Đạidương:
ấn Độ
Tháng 10
4.415
4.870
5.020
5.010
4.588
4.660
Inđônêxia
Tháng 10
6.950
6.660
6.495
6.160
6.000
6.050
Lào
Tháng 10
230
260
300
230
170
180
Malaixia
Tháng 10
217
250
300
335
335
335
New Calêđônia
Tháng 10
10
10
10
10
10
10
Papua New Ghinê
Tháng 4
1.351
1.387
1.041
1.041
1.147
1.160
Philippin
Tháng 7
684
740
745
735
726
732
Sri Lanca
Tháng 10
35
38
43
31
40
40
Thái Lan
Tháng 10
916
1.271
1.692
559
907
1.050
Việt Nam
Tháng 10
7.500
11.010
15.333
12.250
10.250
10.750
Yêmen
Tháng 10
90
90
70
50
40
50
Cộng
22.398
26.586
31.049
26.411
24.213
25.017
Toàn cầu
108.453
113.433
116.581
110.104
122.759
107.129
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
Phụ lục 1B: Sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu của các nước
sản xuất chính
Nước/ khu vực
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
2002/03
2003/04
Bắc Mỹ
Costa Rica
2.154
2.347
2.157
1.988
1.883
1.895
Cu ba
80
128
113
49
50
50
CH Đôminica
97
369
112
92
310
260
En Xanvađo
1.633
2.445
1.473
1.466
1.164
1.162
Guatemala
3.900
3.964
4.139
3.110
3.382
3.382
Haiti
112
62
157
85
85
85
Hônđurat
2.237
2.803
2.550
2.712
2.314
2.499
Jamaica
14
25
17
20
32
30
Mêhicô
4.050
5.138
3.822
3.200
3.400
3.700
Nicaragua
924
1.359
1.419
759
694
487
Panama
135
100
103
98
85
85
Trinidat&Tobago
4
2
0
0
1
1
Mỹ
0
0
0
0
0
0
Cộng
15.340
18.742
16.062
13.579
13.400
13.636
Nam Mỹ:
Bolivia
105
134
123
74
130
110
Braxin
23.100
18.000
21.000
21.400
37.200
18.700
Côlômbia
9.418
7.982
8.970
10.360
9.305
10.195
Ecuađor
1.012
979
695
600
480
580
Guyana
10
10
10
10
10
10
Paragoay
14
8
9
9
12
12
Pe ru
1.780
2.341
2.560
2.360
2.565
2.665
Vênêzuela
395
170
292
320
200
197
Cộng
35.834
29.624
33.659
35.133
49.902
32.469
Châu Phi:
Angôla
60
35
25
11
90
65
Bêning
0
0
0
0
0
0
Burunđi
354
499
335
255
595
333
Camơrun
1.014
1.270
1.098
1.095
995
1.090
Trung Phi
195
222
103
56
98
106
Côngô
0
0
0
0
0
0
Côtđivoa
444
257
233
230
535
500
Ghinê xích đạo
2.159
5.640
4.271
2.969
2.435
2.400
Etiopia
1
0
0
0
2
2
Gabông
2.234
2.200
2.016
2.056
1.300
1.550
Gana
3
1
0
1
2
2
Ghinê
44
42
36
15
43
38
Kênia
90
62
64
54
75
75
Liberia
1.125
1.662
841
846
897
1.029
Mađagasca
0
0
0
0
0
0
Malavi
825
371
276
19
287
340
Nigieria
62
58
61
58
65
63
Ruoanđa
0
0
0
0
0
0
Siera Lêon
219
306
271
305
364
323
Tanzania
19
71
23
10
40
30
Togo
722
823
806
607
783
833
Uganda
319
261
195
114
298
298
Zaire
3.580
3.017
3.124
3.427
3.020
3.120
Zambia
55
57
89
95
79
89
Zimbabuê
143
118
93
114
96
111
Cộng
13.667
16.972
13.960
12.337
12.099
12.397
Châu á và châu Đại dương:
ấn Độ
3.615
4.070
4.045
3.910
3.433
3.490
Inđônêxia
5.350
5.305
5.160
4.695
4.495
4.525
Lào
229
259
299
229
169
179
Malaixia
9
190
240
175
175
175
New Calêđônia
10
10
10
10
10
10
Papua New Ghinê
1.349
1.385
1.040
1.040
1.146
1.159
Philippin
0
0
0
0
0
0
Sri Lanca
5
8
13
1
10
10
Thái Lan
483
838
1.192
49
387
530
Việt Nam
7.200
10.660
14.916
11.750
9.750
10.217
Yêmen
80
80
60
40
30
40
Tổng cộng
18.330
22.805
26.975
21.899
19.605
20.335
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
Phụ lục 2: Xuất khẩu cà phê của các nước
xuất khẩu chính
(Tháng 10-tháng 9)
1997/98
1998/99
1999/00
2000/01
2001/02
Cà phê dịu Côlômbia :
12.388
12.071
10.978
11.531
11.979
Côlômbia
10.911
10.292
9.035
9.437
10.625
Kenya
806
1.096
1.196
1.220
775
Tanzania
671
683
747
874
579
Cà phê dịukhác:
24.755
25.705
29.083
25.162
22.110
Bolivia
96
109
115
73
68
Burundi
371
391
463
314
250
Costa Rica
2.158
2.092
1.984
2.111
1.881
Cuba
129
80
127
90
87
Dominican Republic
418
161
189
102
114
Ecuador
1.146
901
834
763
567
El Salvador
1.885
1.812
2.490
1.714
1.473
Guatemala
3.890
4.593
4.901
4.414
3.330
Haiti
119
98
62
194
49
Honduras
2.299
2.086
2.857
2.470
2.617
India
3.685
3.426
4.500
3.715
3.421
Jamaica
20
21
30
29
28
Malawi
65
52
55
70
53
Mexico
3.883
4.136
5.164
3.637
2.893
Nicaragua
956
955
1.302
1.445
920
Panama
142
147
78
70
78
Papua New Guinea
1.200
1.374
1.050
1.060
1.026
Peru
1.785
2.204
2.311
2.418
2.686
Rwanda
249
282
304
267
274
Venezuela
80
582
96
26
85
Zambia
28
57
59
88
98
Zimbabwe
151
146
112
92
112
Cà phê Arabica:
18.436
24.701
20.830
23.041
27.927
Brazil
16.338
22.934
18.816
21.612
25.977
Ethiopia
2.090
1.757
2.005
1.418
1.939
Paraguay
8
10
9
11
11
Robustas:
23.463
21.365
28.204
30.104
24.626
Angola
50
58
30
17
10
Benin
0
0
0
0
0
Cameroon
787
1.027
1.272
1.145
617
Central African Rep.
107
194
188
104
100
Congo
0
0
0
0
0
Congo, Dem. Rep. of
589
448
333
222
171
Cote d'Ivoire
5.049
2.264
5.834
4.270
3.130
Equatorial Guinea
2
1
0
0
0
Gabon
2
3
0
2
1
Ghana
18
78
35
34
16
Guinea
122
74
28
64
48
Indonesia
5.411
5.430
5.063
5.149
5.071
Liberia
0
0
0
0
0
Madagascar
611
670
277
177
107
Nigeria
5
6
3
5
1
Philippines
30
9
4
3
6
Sierra Leone
45
19
64
13
10
Sri Lanka
20
16
1
3
1
Thailand
785
417
960
1.184
104
Togo
178
310
279
195
114
Trinidad and Tobago
5
4
2
0
0
Uganda
3.032
3.648
2.917
3.075
3.153
Vietnam
6.615
6.689
10.914
14.442
11.966
Tổng cộng
79.042
83.842
89.095
89.838
86.642
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
Phụ lục 3: nhập khẩu cà phê của các nước
Nhập khẩu chính
Cả năm
Cả năm
Cả năm
Cả năm
Cộng dồn từ đầu năm
Cộng dồn từ đầu năm đến tháng
Nước
1999
2000
2001
2002
2001
2002
2003
áo
1.548.000
1.301.000
1.495.000
Tháng 8
983.000
Australia
970.545
924.164
891.400
1.120.000
Bỉ-Luxembourg
2.997.000
3.273.000
3.203.000
3.788.000
Canada
3.170.000
3.140.000
3.134.000
Tháng 11
2.694.000
Trung Quốc
Tháng 2
30.433
Sip
48.600
CH Sec
799.015
865.500
937.500
918.800
Đan Mạch
1.083.000
1.028.000
1.079.000
1.078.000
Estonia
123.700
105.569
103.900
Tháng 8
61.500
73.500
Phần Lan
1.215.000
1.078.000
1.093.000
1.083.000
Pháp
6.659.000
6.506.000
6.709.000
6.908.000
Tháng 1
590.600
Đức
14.496.000
12.910.000
13.866.000
15.935.000
Tháng 1
1.263.000
1.373.000
Hy Lạp
692.000
812.400
860.500
893.700
Hong Kong
197.916
187.013
175.500
Tháng 11
139.300
Hungary
835.376
895.300
936.400
925.600
Tháng 1
66.800
71.900
Ireland
145.600
155.700
182.200
177.400
Italia
5.973.000
6.335.000
6.569.000
6.556.000
Nhật Bản
6.574.000
7.360.000
7.493.000
7.750.000
Hàn Quốc
1.138.000
1.316.000
1.331.000
1.395.000
Tháng 2
222.400
Lithuania
Ma rốc
442.300
584.200
590.000
Tháng8
395.000
470.000
Hà Lan
2.559.000
2.824.000
2.785.000
Tháng 9
1.983.000
New Zealan
152.404
186.428
200.300
204.200
Na Uy
797.200
668.437
723.400
704.800
Philippin
124.674
94.150
Tháng 9
119.307
Ba Lan
2.304.000
2.439.000
2.732.000
Tháng 11
2.436.000
Bồ Đào Nha
810.200
804.600
818.300
820.100
Rumania
Nga
1.563.000
2.354.000
2810000
Tháng 1
199.200
207.600
Singapor
Slovakia
282.975
307.800
341.900
325.800
Tháng 1
22.800
20.000
Tây Ban Nha
4.028.000
3.819.000
4.126.000
4.080.000
Tháng 2
763.500
Thuỵ Điển
1.806.000
1.677.000
2.068.000
1.849.000
Thuỵ Sĩ
1.165.000
1.200.000
1.276.000
Tháng 10
1.070.000
1.061.000
Đài Loan
128.909
131.408
174.265
Tháng 9
133.000
139.300
Thổ Nhĩ Kỳ
159.500
Anh
2.886.000
3.000.000
3.075.000
3.120.000
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
Phụ lục 4: Diến biến giá cà phê theo tháng (UScent/lb)
Th1
Th 2
Th3
Th4
Th5
Th6
Th7
Th8
Th9
Th10
Th11
Th12
Bq năm
Arabica dịu Côlômbia
1994
85,85
93,04
93,23
97,53
133,90
151,85
222,75
210,57
231,52
206,07
186,96
173,94
157,27
1995
177,23
175,07
185,75
180,30
177,18
170,89
157,22
163,21
141,49
132,08
129,09
110,47
158,33
1996
119,08
134,94
130,60
134,31
142,56
133,25
135,39
137,68
123,30
127,77
129,41
126,41
131,23
1997
146,18
188,62
212,96
199,22
318,50
227,15
190,57
193,46
196,29
169,40
161,38
183,32
198,92
1998
184,21
190,59
166,07
158,17
146,33
135,83
125,03
129,45
117,56
115,01
121,74
123,96
142,83
1999
123,07
116,92
117,05
114,02
123,95
121,45
107,05
105,28
97,77
103,69
126,76
140,35
116,45
2000
130,13
124,73
119,51
112,67
110,31
100,30
101,67
91,87
89,98
90,25
84,01
75,81
102,60
2001
75,33
76,70
76,94
78,25
80,92
74,38
69,70
73,50
68,80
62,88
62,33
62,57
71,86
2002
62,51
62,67
68,27
69,76
65,95
62,94
60,60
58,10
64,15
67,92
70,70
65,38
64,91
2003
67,27
67,47
62,16
64,40
65,74
65,41
Arabicas dịu khác
1994
77,21
82,69
85,57
89,23
121,97
142,57
217,67
198,07
220,10
199,06
180,76
167,47
148,53
1995
171,74
168,71
178,22
172,81
168,83
151,56
143,83
151,41
131,87
125,38
123,23
103,99
149,30
1996
109,38
122,71
119,05
122,01
128,56
124,46
120,47
122,49
114,05
120,62
119,90
115,01
119,89
1997
131,83
167,20
193,82
204,43
264,50
212,55
186,52
185,17
184,38
161,45
154,15
174,25
185,02
1998
175,04
175,87
154,82
147,08
134,35
121,56
113,86
119,89
108,07
107,07
113,84
115,54
132,25
1999
110,99
103,24
103,23
99,69
109,10
104,21
90,85
87,64
81,06
92,22
112,74
123,56
101,54
2000
109,17
101,17
98,26
92,41
91,76
84,10
85,20
74,52
73,83
75,43
70,47
64,81
85,09
2001
64,98
67,00
65,88
65,68
68,94
63,79
58,47
59,68
57,71
56,53
58,96
55,63
61,94
2002
57,34
60,51
66,38
65,78
58,45
55,12
53,07
52,02
57,58
64,05
70,15
64,75
60,43
2003
65,22
67,60
61,66
65,35
66,47
65,26
Arabicas Braxin
1994
71,42
80,14
84,72
87,14
118,37
136,43
211,81
192,38
212,73
191,21
172,83
159,73
143,24
1995
162,81
161,07
171,48
166,54
161,72
145,22
139,68
149,54
130,26
127,23
125,33
110,46
145,95
1996
127,54
144,05
140,99
132,92
134,76
125,44
106,93
108,28
103,10
105,77
103,76
103,71
119,77
1997
127,28
160,21
179,75
183,73
209,62
184,21
158,52
158,25
167,77
152,12
149,07
171,12
166,80
1998
179,83
177,78
154,84
141,11
124,89
104,09
96,22
101,92
92,76
91,32
96,67
100,28
121,81
1999
99,43
91,72
88,90
86,14
96,29
91,69
78,13
76,67
70,43
78,74
98,41
109,47
88,84
2000
97,68
91,51
89,93
86,46
87,23
78,32
79,89
70,57
71,14
72,28
68,95
64,39
79,86
2001
62,38
62,50
60,35
55,11
57,19
51,86
46,43
46,49
42,42
38,63
42,82
42,21
50,70
2002
43,14
43,17
48,70
49,70
45,39
43,00
43,31
40,18
44,53
46,08
49,25
46,55
45,25
2003
49,31
48,97
43,77
48,55
51,12
48,34
Robustas:
1994
60,91
62,25
66,46
72,64
96,05
113,31
164,65
162,68
182,95
170,09
154,19
130,48
119,72
1995
132,26
135,22
146,83
145,47
141,89
129,53
120,89
131,28
116,41
114,15
112,79
94,72
126,79
1996
91,99
98,99
91,99
91,45
92,10
86,46
78,14
80,16
74,83
72,97
70,51
63,08
82,72
1997
67,66
76,65
81,31
78,48
95,74
91,94
82,52
76,92
77,43
76,90
78,20
84,65
80,70
1998
86,03
85,79
84,67
90,60
92,64
84,55
78,40
79,98
80,88
80,36
80,40
82,82
83,93
1999
81,65
77,68
72,70
68,89
68,28
66,20
62,28
63,80
60,44
59,25
64,10
66,40
67,64
2000
53,62
49,41
47,26
45,21
45,19
43,72
41,93
38,94
39,47
36,55
33,34
30,78
42,12
2001
32,97
31,96
30,96
28,59
29,71
29,33
27,59
25,86
23,79
21,26
22,03
23,57
27,30
2002
22,88
24,46
29,77
30,35
29,43
29,26
29,31
28,74
33,31
34,44
39,38
38,68
30,83
2003
42,75
42,35
38,36
38,68
38,90
40,21
Source: International Coffee Organization (ICO).
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KLTN Ca phe.doc