Mục lục
Lời nói đầu……………………………………………………………………………...
01
Chương I: Một số nét khái quát về công ty may Chiến Thắng………………………
03
I. Quá trình hình thành và phát triển ………………………………………......
03
II. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật công ty may Chiến Thắng ………………………
05
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ……………………………………..……
05
2. Tình hình lao động. ……………………………………...………………
06
3.Thiết bị và công nghệ. ……………………………………...………………
10
4. Vốn kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty tron
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của Công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g những năm gần đây. ……………………………………...……………………………
13
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến Thắng….
15
I. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty …………………………
15
1. Hình thức xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Chiến Thắng …………
15
2. Tình hình xuất khẩu của Công ty …………………………………….
16
II. Thực trạng tình hình xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (FOB) của công ty may Chiến Thắng hiện nay. ……………………………………...………………
23
1.Thực trạng xuất khẩu hàng FOB tại công ty may Chiến Thắng ……………
1.1 Các mặt hàng xuất khẩu theo hình thức FOB. ………………………
24
1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng FOB……………………………………
26
1.3 Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu hàng FOB……….
30
1.4 Thị trường xuất khẩu. ……………………………………………….
30
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB………
38
2.1 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tê…………
2.2 Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho may xuất khẩu ……………….
44
2.3 Tình hình chính trị thương mại ………………
47
III Một số đánh giá về khả năng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng. ……………………………………...……………
49
1. Điểm mạnh. ……………………………………...………………………….
49
2. Điểm yếu. ……………………………………...……………………………
50
3. Cơ hội và thách thức…………………………………………………………
52
IV. Sự cần thiết phải chuyển đổi hình thức gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu theo hình thức FOB. ……………………………………...……
56
1. Sự cần thiết của chuyển đổi từ gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu hàng FOB. ……………………………………...………………………
56
2 Kinh nghiệm của một số nước về chuyển đổi từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc………………………………
57
2.1 Hồng Kông: ……………………………………...……………………
57
2.2 Trung Quốc-ASEAN và kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường: …………
58
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng . ……………………………………...……
61
I.Mục tiêu phát triển của công ty may Chiến Thắng từ nay đến năm 2010………
61
II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng. ……………………………………...……………………
64
1. Các giải pháp thuộc về phía Công ty. ……………………………………...
1.1 Tổ chức tốt công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường. …………………
64
1.2 Mở rộng phát triển thị trường nguyên vật liệu phục vụ may xuất khẩu.
66
1.3 Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn. ……………………
69
1.4 Nâng cao chất lượng của sản phẩm ……………………………
70
1.5 Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc tại chỗ cho khách du lịch nước ngoài và kiều bào về thăm tổ quốc. ………………………………
77
2. Giải pháp thuộc về phía nhà nước. ……………………………………...…
79
2.1 Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường. ………………………………
2.2 áp dụng một chính sách tín dụng phù hợp với ngành dệt may xuất khẩu
81
2.3 Chính sách thuế……………………………………...……………….
81
2.4 Chính sách đầu tư cho ngành dệt và phụ liệu may……………………
82
2.5 Các kiến nghị khác
Kết luận……………………………………...……………………………………………………
84
Danh mục tài liệu tham khảo……………………...……………………………………...
85
lời nói đầU
Qua hơn 10 năm đổi mới, hoà chung với nhịp điệu phát triển chung của toàn cầu trong những bước chuyển mình đầu tiên của thiên niên kỷ mới, đất nước đã trải qua bao gian lao, thử thách và ngày nay bước đầu đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể. Theo đà chuyển biến chung của đất nước, hoạt động thương mại quốc tế cũng đã tham gia đóng góp một phần công sức không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam trong khi đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khâủ nhằm góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã khẳng định: “ Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại.”
Hàng dệt-may là một trong những mặt hàng chủ lực đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hướng mạnh đến xuất khẩu. Thời gian qua, ngành dệt-may có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hàng hoá tiêu dùng trong nước, có nhiều điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động và cũng là ngành có tỷ lệ lợi tức tương đối cao. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng gia tăng và hàng năm thu về cho đất nước một khoản ngoại tệ hơn 1 tỷ USD. Hiện nay, ngành may Việt Nam đã có quan hệ với hơn 200 công ty thuộc 40 quốc gia trên thế giới và khu vực. Điều đó đã khẳng định được uy tín ngày càng cao của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, ngành may xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở mức độ gia công cho nước ngoài là chủ yếu, hiệu quả thấp, đây là yếu tố làm cho chúng ta bị động trong sản xuất, đôi khi sản xuất này mang tính thời vụ và phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sự biến động về thị trường của khách hàng nước ngoài. Điều đó đặt ra cho ngành một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là phải nhanh chóng chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thực hiện tốt nhất mục tiêu của chiến lược tăng tốc mà ngành dệt may đặt ra từ nay đến năm 2010.
Là một thành viên của Tổng công ty may Việt Nam, công ty may Chiến Thắng đã phát triển từ một xí nghiệp may quy mô nhỏ sản xuất đơn thuần theo pháp lệnh nhà nước đã trở thành một Công ty chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, lớn mạnh cả quy mô năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty may Chiến Thắng đã từng bước khẳng định được uy tín của mình trên thị trường may mặc xuất khẩu với trên 15 mặt hàng may mặc khác nhau xuất sang được gần 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, doanh thu xuất khẩu của Công ty tăng trung bình 15%/ năm. Mặc dù đạt dược kết quả như vậy nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng giống như các doanh nghiệp may mặc khác của Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Để theo kịp xu hướng phát triển chung của ngành may mặc Việt nam và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình, phương hướng phát triển của công ty may Chiến Thắng trong những năm tới là phải nhanh chóng chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu theo hình thức FOB.
Sau một thời gian thực tập tại công ty may Chiến Thắng, đứng trước thực trạng khó khăn chung trong Công ty và những vướng mắc trong việc đẩy mạnh việc chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu trực tiếp , với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và góp phần tìm ra những giải pháp cho Công ty cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Thạch Liên, tôi đã chọn đề tài:
“Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng ”
Luận văn được viết gồm 3 phần:
Chương I: Một số nét khái quát về công ty may Chiến Thắng
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến Thắng
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của Công ty
Tuy nhiên, với thời gian thực tế còn ít và trình độ có hạn vì vậy đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được chỉ bảo, góp ý của các thầy cô, Ban lãnh đạo của công ty may Chiến Thắng cùng toàn thể bạn đọc để tôi có thể hoàn thành bài luận văn tốt hơn. Qua đây tôi xin cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Trần Thị Thạch Liên và toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty may Chiến Thắng đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Chương I: Một số nét khái quát về công ty may Chiến Thắng
I. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty may Chiến thắng là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập ngày2/3/1968 do quyết định của Bộ Nội thương, có trụ sở ban đầu tại số 8B Lê Trực quận Ba Đình – Hà nội.Cơ quan quản lý khi thành lập là Cục vải sợi may mặc. Hiện nay công ty thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp nhẹ và chuyên sản xuất 3 mặt hàng chính: sản phẩm may, găng tay da và thảm len.
Các giai đoạn phát triển:
w Giai đoạn 1: Ra đời và lớn lên trong khó khăn (1968-1975)
-Năm1968: thời kỳ mới thành lập, xí nghiệp gồm 2 ngành cắt và 2 phân xưởng may, phân xưởng ở Lê Trực còn phân xưởng II ở Hoài Đức –Hà Tây. Cơ sở vật chất ban đầu còn lạc hậu , thô sơ chỉ có 200 máy đạp chân, 325 cán bộ công nhân viên, tổng diện tích là 4300 m2.
- Tháng 5/1971: xí nghiệp chính thức được chuyển giao cho bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Nhiệm vụ mới là may hàng xuất khẩu, chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động.
- Mùa xuân năm 1975, trong khí thế thắng lợi, cả nước đã thống nhất, cán bộ công nhân May Chiến Thắng đã phấn khởi thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 7 năm từ khi thành lập (1968-1975), Xí nghiệp đã có những bước tiến bộ vượt bậc, giá trị tổng sản lượng tăng 10 lần, sản lượng tăng hơn 6 lần, đạt 1.969.343 sản phẩm.
wGiai đoạn 2: ổn định và từng bước phát triển sản xuất (1976-1990)
- Nhiệm vụ sản xuất ngày càng nặng nề hơn, việc may hàng cho quốc phòng vẫn còn tiếp tục. Khối lượng hàng may xuất khẩu cho các nước Đông Âu và Liên Xô cũ ngày càng tăng, không có điều kiện mở rộng thêm mặt hàng sản xuất, Xí nghiệp đã tổ chức gia công ở bên ngoài
- Bước sang năm 1977, việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào lề nếp và có nhiều tiến bộ. Mẫu mã sản phẩm khá ổn định, chủ yếu là 2 mã hàng AS351 và 501A (quần áo bảo hộ cho CHLB Đức).
- 1980-1981: Nổi bật trong giai đoạn này là phong trào “Hạch toán bàn cắt” được hoàn thiện và lan rộng trong toàn Xí nghiệp.
- Năm1987, Luật đầu tư nước ngoài ra đời, Xí nghiệp đã tiếp cận với thương gia Hồng Kông và Hàn Quốc.
- Bước sang năm 1990, sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo sau 4 năm tiến hành đã thu được một số thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế xã hội. Xí nghiệp may Chiến Thắng, công tác cải tiến quản lý tổ chức lại sản xuất đã đi vào nề nếp. Song sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã ảnh hưởng to lớn tới thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Xí nghiệp đã mở rộng thị trường ra một số nước ở khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc…Tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu theo phương thức gia công từ vải được nâng dần. Do vậy mà lợi nhuận cũng được tăng cao.
Kết quả là năm 1990, Xí nghiệp đã đạt tổng giá trị sản lượng 1285 triệu đồng, riêng về xuất khẩu được hơn 3 triệu sản phẩm và Xí nghiệp đã đạt được các thành tích:
+ Cờ thi đua tiên tiến của Bộ Công nghiệp nhẹ.
+ Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quốc tế kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Mười Nga của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam
+ Bằng khen xuất sắc nhất của liên đoàn thành phố
w Giai đoạn 3: Đổi mới và phá triển bền vững (1990 đến nay)
- 25/8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/Cnn-TCLĐ chuyển Xí nghiệp thành công ty may Chiến Thắng
- Năm 1993, công ty đã liên kết với hãng Gennie’s Fashion của Đài Loan sản xuất áo váy cho phụ nữ có thai
- 1994 hợp tác với HangDong của Hàn Quốc, xây dựng công nghệ sản xuất găng tay da.
- 25/3/1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống đa được sát nhập với công ty theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.
- Năm1997, công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành Công đã cơ bản hoàn thành, bao gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13.000 m2, đủ mặt bằng cho 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng da và một phân xưởng thêu in, 50% khu vực sản xuất đã được trang bị hệ thống điều hoà không khí và đã trở thành trụ sở chính .
Hơn 30 năm qua,công ty may Chiến Thắng đã phát triển từ một xí nghiệp may quy mô nhỏ sản xuất đơn thuần theo pháp lệnh của nhà nước trở thành công ty may Chiến Thắng ngày nay, lớn mạnh cả quy mô năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trụ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường .So với ban đầu, công ty có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24.836 m2 và 1530 loại thiết bị các loại được chia làm 3 cơ sở:
+ Cơ sở chính –số 10 Thành Công
+ Cơ sở 8B Lê Trực
+ Cơ sở 114 Lương Văn Bằng.
Ngày 1/1/2000 cơ sở Lê Trực đã tách ra thành Công ty cổ phần may Lê Trực. Do đó hiện nay Công ty chỉ còn hai cơ sở chính. Trong tương lai, May Chiến thắng sẽ phát triển hướng tới một mô hình “Trung tâm sản xuất – kinh doanh –thương mại tổng hợp”.
Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện chương trình “ Đầu tư tăng tốc ” của ngành dệt may Việt nam, năm khởi đầu thực hiện thực hoạt động thương mại Việt Nam-Hồng Kông, thời cơ mới mở ra, khó khăn và thuận lợi đan xen, đó cũng là thách thức không nhỏ trên con đường phát triển của ngành dệt may và của công ty may Chiến Thắng.
II. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật công ty may Chiến Thắng
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay công ty có 2956 lao động được bố trí vào 10 phòng ban, 10 xí nghiệp sản xuất, 5 cửa hàng, các kho, trung tâm thiết kế.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Tổng giám đốc
P. TGĐ phụ trách kỹ thuật
sản xuất
P. TGĐ phụ trách kinh tế
Phòng
kỹ thuật
công nghệ
Phòng
bảo vệ quân sự
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức lao động
Phòng
hành chính tổng hợp
Phòng kế toán
Phòng y tế
Phòng phục vu sản xuất
Phòng kinh doanh nội địa
Phòng kinh doanh tiếp thị
8
XN
may
XN
da
XN cắt
da
XN thêu
XN
thảm
len
Lớp học may
Trung tâm thiết kế thời trang
Kho
thảm
Kho
cơ khí
Kho NVL
Kho đầu tấm
Đội xe
Kho TP
CH
thời trang
CH Kim Mã
CH
Bà Triệu
CH
Ng
Thái
Học
2. Tình hình lao động.
Lao động là một yếu tố quan trọng trong tiềm năng của Công ty đối với việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà Ban lãnh đạo của Công ty cần phải tính đến. Nguồn lao động ổn định, có tay nghề cao, gắn bó với công ty là một trong những thế mạnh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Để hiểu rõ hơn tiềm năng lao động trong Công ty, ta phân tích cơ cấu lao động năm 2003
Hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty(2956 người)
2956 người
Nhóm chức năng quản lý
252 người (8,53%)
Nhóm chức năng sản xuất
2704 người (91,47%)
Quản trị
HC
Bảo vệ, lái
xe, văn thư nhân viên vệ sinh: 67 người
(26,59%)
QL
kinh tế
CBCNV quản lý kinh tế, kế toán, lao động tiền lương: 72
người
(28,57%)
QL kỹ thuật
Kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên
69 người
(27,38%)
Giám đỗc
GĐ,PGĐ
quản đốc
TP,GĐ và PGĐ
các XN
tổ trưởng
44 người
(17,46%)
Sản xuất phụ
Công nhân sản xuất phụ 132 người (4,88%)
Sản xuất chính
Công nhân sản xuất
chính 2572
người (95,12%)_
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: công nhân sản xuất chiếm 91,47%, lao động quản lý chiếm 8,53%. Điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty được tinh giảm tối đa.
Số công nhân sản xuất chính chiếm một tỷ lệ lớn: 95,12%, công nhân phụ chỉcó 4,88% cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuyên sâu về may mặc.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kinh tế của công ty còn đang ở mức trung bình: từ 27-28% cần được đào tạo và tuyển dụng thêm.
Bảng1: Tình hình trình độ và chất lượng lao động của công ty:
STT
Chỉ tiêu
Số lượng
%
Tổng số
2956
1
Giới tính
-Nam
428
14,48%
-Nữ
2528
85,52%
2
Nhóm tuổi
<25
1016
34,37%
26-35
1314
44,45%
>35
626
21,18%
3
Thâm niên nghề
<5 năm
1548
52,37%
5-10 năm
1054
35,66%
>10 năm
354
11,67%
4
Trình độ học vấn
- PTTH
1340
45,33%
- Trung cấp
1501
50,78%
- CĐ-ĐH
106
3,59%
- Trên ĐH
3
0,1%
Theo số liệu, ta thấy nguồn nhân lực của công ty trẻ, đa số là nữ, về trình độ học vấn đa số là ở trình độ PTTH và trung cấp (96,11%) còn cao đẳng và đại học còn quá ít, có 3,59%. Song việc phân công lao động ở công ty khá phù hợp với chuyên môn và ttình độ dã được đào tạo. Điều này có tác động tích cực đến tâm lý người lao động tạo ra động lực, khuyến khích được người lao động làm tốt công việc của mình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quý I năm 2003, Công ty đã tuyển bổ xung thêm 118 công nhân trong đó có 60 công nhân do Công ty đã đào tạo. Trong năm tới Công ty có hướng mở thêm xí nghiệp may ở Bắc Cạn do đó Công ty đã đào tạo 300 công nhân may, 25 thợ cả, 1 quản trị kinh doanh cho công ty may Bắc Cạn . Về giải quyết lao động dư dôi, Công ty đang có kế hoạch nghiên cứu và từng bước sắp xếp cho 113 công nhân ngành thảm len do không đủ việc làm ngành thảm và sản xuất kinh doanh này không hiệu quả.
Tuy nhiên số lượng lao động tăng giảm trong kỳ còn khá cao do sản xuất theo đơn hàng, chiếm trung bình gần 10%, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định trong hoạt động sản xuất, thêm vào đó là phát sinh những vấn đề liên quan đến chi phí cho đào tạo lại và đào tạo mới. Đây là vấn đề lãnh đạo Công ty cấn quan tâm giải quyết và khắc phục kịp thời.
Công ty có 10 xí nghiệp, trong đó có 8 xí nghiệp may(1 XN may da), 1 xí nghiệp thảm len, 1 xí nghiệp thêu với trình độ tay nghề , bậc thợ của công nhân sản xuất như sau:
Bảng 2: Bậc thợ của công nhân tại Công ty may Chiến Thấng
Tên xí nghiệp
Số lượng (người)
TS: 2742
Bậc thợ
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc4
Bậc 5
Bậc 6
Các XN may
2071
758
796
214
190
78
35
XN da
460
60
148
223
24
4
1
XN thảm len
169
69
72
11
9
7
1
XN thêu
42
15
13
9
3
1
1
Về trình độ bậc thợ, ở mức độ bậc1,2,3 là chủ yếu, riêng ngành may có 2071 người mà chỉ có 78 người bậc 5, 35 người bậc 6 và cả công ty không có ai đạt được mức bậc thợ cao nhất (7/7). Vì vậy, bậc thợ cao cũng như lao động khoa học kỹ thuật, lao động quản lý giỏi là “ Tài sản ” quý gía của công ty, công ty cần quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng và đào tạo một cách có hiệu quả.
Trong khoảng thời gian 1998-2003, thu nhập của người lao động trong Công ty liên tục tăng đều đặn, năm 1998 thu nhập bình quân là 807 nghìn đồng/người thì năm 2000 tăng lên 913 nghìn và con số này đã lên tới gần 1 triệu vào năm 2003 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định, hiệu quả kinh tế cao tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Nhìn chung, công ty đã từng bước xây dựng cho mình một cơ cấu lao động được coi là gần tối ưu và đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, ngành nghề, giới tính lứa tuổi đặc biệt là phân định rõ chức năng nhiêm vụ, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận cá nhân với nhau để mọi bộ phận đều có người phụ trách và có sự ăn khớp, đồng bộ trên từng dơn vị và trên phạm vi toàn công ty. Mặc dù còn thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất bậc cao song điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được vì nguồn nhân lực của công ty còn rất trẻ và có đủ năng lực cũng như cơ hội để phát huy được khả năng của mình.
3.Thiêt bị và công nghệ.
Máy móc thiết bị là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất thực tế và chất lượng sản phẩm của công ty. Do đó, hàng năm công ty đều đầu tư vốn vào việc mua sắm trang thiết bị và mở rộng diện tích sản xuất.
Vốn đầu tư trang thiết bị máy móc và xây lắp của công ty từ năm 1999 đến năm 2002:
Bảng 3: Vốn đẩu tư cho MMTB
Vốn đầu tư
Đơn vị
Năm
1999
2000
2001
2002
Mua MMTB
tr. đ
733
725
733
742
Xây lắp
”
167
153
267
165
Tổng cộng
”
900
905
900
977
Qua bảng số liệu trên ta thấy: công ty may Chiến Thắng rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị ở từng khâu sản xuất nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ phục vụ cho sản xuất.
Hàng năm, công ty đã đầu tư trên 900 triệu đồng vào việc mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất. Theo đánh giá của Tổng công ty Dệt may Việt Nam máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất là thuộc loại mới tiên tiến hiện đại. Do đặc điểm của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là may hàng xuất khẩu nên yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, chính vì vậy phần lớn máy móc của công ty là do Nhật sản xuất từ năm 1991-1997.
Hiện thời công ty co 1530 máy, trong đó có 36 loại máy chuyên dùng với bảng thống kê MMTB chính của công ty như sau
Bảng 4: Thống kê MMTB
TT
Tên máy
SL
Nhà sản xuất
Năm sx
Năm sd
Nguyên
giá( đồng)
GTCL
1
May may 1 kim
1173
Juki-Nhật
1991
1992
180640984
12154688
2
Máy may 2 kim
211
Brother-Nhật
1993
1993
381572606
16884720
3
Máy vắt sổ
100
Juki- Nhật
1997
2000
26818000
15286271
4
Máy thùa tròn
21
Juki-Nhật
1992
1993
97123875
6294854
5
Máy đính cúc
27
Hashi ma-HK
1997
2000
3892358
662384
6
Máy ép mex
5
Hashima- HK
1995
1997
4672280
18543
7
Máy thêu
4
Jajima-USA
1995
1995
2839492
45677
8
Máy cắt
26
KM-Nhật
1997
1998
98575230
6758940
9
Máy díc dắc
44
Juki-Nhật
1993
1997
10
Máy là găng bông
7
Namoto-Nhật
1995
1999
14592760
1316369
…
Với số lượng máy móc thiết bị hiện đại, hàng năm công ty có thể sản xuất được 5.000.000 sản phẩm (quy đổi theo sơ mi).Mặt khác góp phần hoàn thiện các công đoạn của quá trình sản xuất, hoàn thiện được sản phẩm hơn, nâng cao chất lượng đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng, tạo lòng tin với khách hàng và nâng cao chữ tín cho công ty.
Đối với XN may da, do liên doanh với hãng Hangdong của Hàn quốc lên máy móc thiết bị chủ yếu là của Hàn Quốc và được đưa vào sử dụng từ năm 1994 cho nên hiện nay đã khấu hao tương đối, cần được bảo dưỡng và mua sắm mới.
Người thực hiện bảo dưỡng và lắp đặt MMTB cho công ty là Công ty cơ khí Gia Lâm. Công ty mang máy móc thiết bị cần sửa chữa xuống công ty cơ khí Gia lâm trừ những những MMTB cồng kềnh thì được sửa chữa tại chỗ.
Công tác bảo dưỡng và sửa chữa được thực hiện dựa trên “ Bảng kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị ”, trong nội dung bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị, đối với từng loại máy tuỳ thuộc vào từng bộ phận khác nhau có chu kỳ bảo dưỡng khác nhau.
Tại các phòng ban, các cán bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế được trang bị hệ thống máy vi tính, máy in, fax… đặc biệt trong khâu thiết kế và giác mẫu đã được sử dụng máy tự động.
Vì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 60% là gia công cho nên công nghệ sản xuất được chuyển giao từ bên nước ngoài về từ mẫu mã, quy trình thực hiện, hướng dẫn kỹ thuật…Còn đối với hàng FOB thì một phần công ty tự nghiên cứu, một phần dựa trên hàng gia công.
So với công nghệ may của các nước tong khu vực thì công nghệ may của công ty đã bắt kịp với:
- Trình độ tự động hoá, điện khí hoá: 30%
- Công nghệ giác mẫu ở trình độ tự động hoá : 50%
Bên cạnh việc đầu tư bổ sung thiết bị chuyên dùng, máy móc hiện và tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, năm 2001 công ty đã đầu tư 14 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp nhà xưởng, xây dựng và đi vào hoạt động XN may 10, phân xưởng II XN may 9 (Thái nguyên), mở thêm một xưởng may áo sơ mi,thu hút thêm 800 lao động.
Hiện nay, công ty có tổng diện tích nhà xưởng sản xuất là 9260 m2, diện tích nhà kho là 3810 m2. Đặc điểm kiến trúc nhà xưởng: nhà xây 5 tầng có cầu thang máy để vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng. Xung quanh nhà xưởng có lắp kính tạo không gian rộng rãi thoáng mát cho công nhân, 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí. Đường xá sân bãi công ty được đổ bê tông. Hệ thống nhà kho của công ty được đặt ở tầng 1 tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển. Điều kiện bảo quản của các kho rất tốt giúp cho sản phẩm không bị hư hỏng hay mất vệ sinh.
Tuy nhiên các cơ sở sản xuất chính của công ty đều nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng khó mở rộng và việc vận chuyển hàng hoá cũng khó khăn do hàng phải đóng vào container nên phải vận chuyển vào ban đêm.
Nhìn chung về MMTB, công nghệ sản xuất và nhà xưởng của công ty đã được xây dựng mua sắm không những đáp ứng được yêu cầu sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu mà còn tạo điều kiện chuyển đổi hình thức gia công sang hàng FOB nhưng để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả thì công ty phải xây dựng một quỹ riêng và đầu tư một cách hợp lý.
4. Vốn kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản đó là: Vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Yếu tố cơ bản quyết định hiện nay của các doanh nghiệp ở nước ta là vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 1999 là 45.720.284.000 đồng, đến năm 2000 là 40.669.700.000 đồng và đến tháng 12/2002 con số đó đã lên tới 89.958.030.285 đồng. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được mở rộng.
Nhu cầu về vốn xét trên góc độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động…Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý đóng vai trò quan .Cơ cấu vốn có xu hướng thay đổi, tăng tỷ lệ TSCĐ lên theo nguyên giá đầu kỳ năm 2002 là 77,5 tỷ đồng đến cuối kỳ đã tăng lên 85 tỷ đồng và điều này cho thấy trong hai năm 2001,2002 công ty đã đầu tư một lượng tiền lớn cho việc tu bổ máy móc nhà xưởng. Năm 2002 vốn cố định chiếm 65%, vốn lưu động chiếm 35% con số này chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty còn rất nhỏ bé và trong tương lai Công ty phải tìm mọi cách huy động được nhiều nguồn vốn lớn hơn cho kinh doanh. Quý I/2003 về tình hình tài chính so với cùng kỳ năm 2002, giá sản phẩm tăng do một số chi phí đầu vào tăng như điện, lãi vay ngân hàng, tiền vận chuyển…Mặt khác một số quy định mới về GTGT làm Công ty gặp khó khăn trong việc hoàn thuế đầu vào, ảnh hưởng một phần đến cơ cấu vốn lưu động.
Với điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư đổi mới liên tục, công ty may Chiến Thắng trong những năm qua đã có một tốc độ phát triển tăng trưởng ổn định bình quân là 12% một năm. Doanh thu năm 2001 tăng 10 tỷ so với năm 2000 và đến năm 2002 con số này đã đạt trên 81 tỷ tức tăng 19 tỷ so với năm 2001, để thấy rõ điều này ta xem xét bảng tổng kết sau:
Bảng 5: Hệ thống các chỉ tiêu
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
DK2003
1
Doanh thu
Tr.đ
58.149
62.146
81.027
100.000
2
Giá trị sxcn
”
41.774
49.679
60.000
69.000
3
Vốn kinh doanh
tỷ.đ
40,67
45,08
83,92
4
Vốn cố định
”
26,21
28,75
57,15
5
Vốn lưu động
”
14,46
16,33
27,77
6
Tổng số lao động
người
2.476
2.645
2.956
3.200
7
Lao động quản lý
”
142
153
250
270
8
Thu nhập BQ
1000
913
926
987
1000
9
May gia công
sp
693.089
841.013
1.141.015
10
May bán FOB
sp
103.919
220.205
227.689
11
May bán nội địa
sp
55.698
95.382
108.995
12
Nộp ngân sách
Tr.đ
720
440
480
544
13
(+) lãi, (-) lỗ
Tr.đ
(+)1.301
(+)1.360
(+)1.450
(+)1.550
Theo như bảng thống kê trên đây thì thu nhập của người lao động tăng đều 6%/ năm, giúp cho người lao động ổn định cuộc sống và đủ sức giữ họ ở lại với Công ty. Hàng may gia công đã đạt uy tín với bạn hàng với số lượng lớn, năm 2002 tăng lên hơn 300.000 sản phẩm so với năm 2001. Sản phẩm may bán FOB của Công ty tăng rõ rệt, năm 2000 đạt 212% so với năm 1999 và năm 2002 đạt 220% so với năm 1999 hay tăng 3,45% so với 2001. Xu hướng này phản ánh nỗ lực tăng thị phần xuất khẩu trực tiếp của Công ty và vị trí sản phẩm may Chiến Thắng trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Đây là lý do tại sao tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng vọt trong hai năm vừa qua.
Sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng luôn đạt hiệu quả cao với mức lãi suất bình quân một năm là hơn 1 tỷ. Hiện nay gia công đang là thế mạnh của Công ty nhưng tỷ lệ về xuất khẩu hàng FOB đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ và hy vọng trong một tương lai không xa công ty may Chiến Thắng sẽ đủ sức mạnh và đủ tự tin để tự chủ trong kinh doanh và tìm kiếm thị trường cho những sản phẩm bán FOB của mình.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến Thắng.
I. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
1. Hình thức xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Chiến Thắng
Hình thức xuất khẩu của công ty may Chiến Thắng là kết hợp giữa gia công xuất khẩu và xuất khẩu theo hình thức FOB.
- Gia công hàng may mặc là đối tác nước ngoài cung cấp cho toàn bộ nguyên phụ liệu, mẫu mã, định mức và phía Công ty tự tổ chức sản xuất theo yêu cầu hoặc sự giám sát của khách hàng. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công
Có thể nói gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất chủ yếu trong ngành may mặc ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù hình thức gia công không thu được lợi nhuận nhiều hơn so vơi hình thức FOB. Sau nhiều năm hoạt động, hình thức may gia công vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Công ty bởi vì nó có những ưu điểm và thích hợp điều kiện hiện nay. Duy trì hình thức gia công ngoài việc đảm bảo việc làm cho người lao động, giữ được khách hàng truyền thống, ổn định sản xuất, không phải mất nhiều vốn đầu tư, không phải lo sáng tạo mẫu mã cũng như đầu ra của sản phẩm. Bởi vậy doanh thu xuất khẩu hàng gia công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu. Kim ngạch gia công xuất khẩu chiếm tỉ trọng từ 50%-75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty . Công ty hiện nay đã có các hợp đồng may gia công hàng xuất khẩu cho các hãng may mặc nổi tiến thế giới như KAPPA, REEBOK, C&A... song hầu hết các hợp đồng này đều được ký qua các nhà thầu phụ như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, mặc dầu năng lực sản xuất của ngành dệt may phát triển rất nhanh và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,96 triệu USD, song lợi nhuận thu về lại còn thấp và bấp bênh vì chỉ dựa vào sản xuất hàng gia công xuất khẩu đi EU.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc được bắt nguồn từ hai hình thức là: “Mua nguyên liệu-Bán thành phẩm” và “Sử dụng nguyên liệu trong nước dành cho sản xuất hàng xuất khẩu”.
- Hình thức mua nguyên liệu-bán thành phẩm: các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu như vải, sợi, phụ liệu cho hàng may mặc từ nước ngoài, sau đó tự tổ chức sản xuất trên cơ sở nguyên liệu nhập về. Khi hình thành sản phẩm sẽ tìm thị trường tiêu thụ. Hàng sản xuất ra sẽ mang nhãn hiệu “Sản xuất tại Việt Nam”.
Mua đứt bán đoạn hay xuất khẩu trực tiếp (còn gọi là bán FOB) đang là hoạt động xuất khẩu được quan tâm lớn. Với phương thức này đòi hỏi phải củng cố và phát triển đội ngũ tạo mốt, thiết kế, nâng cao trình độ quản lý, trình độ marketing, khuyến khích các công ty phát huy tối đa năng lực hiện có và khả năng sáng tác. Hơn thế nữa, nếu thực hiện phương thức này sẽ có lãi ít nhất gấp 2 lần so với phương thức gia công xuất khẩu hoàn toàn, mặt khác sẽ tạo điều kiện cho các doan._.h nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường, qua đó nắm được nhu cầu thị hiếu của thị trường, từ đó có thể chủ động sản xuất, tránh gặp phải những khó khăn trong sản xuất mà những doanh nghiệp thực hiện gia công thường gặp.
Trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2000-2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003 trình Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam và Bộ Kế hoạch Đầu tư, công ty may Chiến Thắng đã xác định việc đầu tư hợp lý và hiệu quả là: “đầu tư thêm thiết bị chuyên dùng để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, khai thác và tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước một cách có hiệu quả trên cơ sở đó hình thành mối liên hợp dệt may để sử dụng vải nội địa vào may xuất khẩu bán FOB”.
2. Tình hình xuất khẩu hàng của Công ty
Kể từ khi thực hiện hình thức xuất khẩu theo hình thức FOB( mua nguyên liệu bán thành phẩm) năm 1996, công ty đã có bước phát triển khá ấn tượng, đặc biệt về kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năng lực sản xuất của cũng như chất lượng hoạt động đã có những bước tiến đáng kể tạo ra tiềm lực cho những bước phát triển của công ty trong những năm qua cũng như trong những năm sắp tới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ chỗ chỉ sản xuất được một số quân trang phục vụ quân đội, đến nay các sản phẩm may mặc của công ty may Chiến Thắng không những đạt yêu cầu cao về chất lượng mà còn phong phú đa dạng về mẫu mã kiểu dáng đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản.. . Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 5 triệu sản phẩm may mặc (quy đổi theo sơn mi ) bao gồm các chủng loại áo jacket, áo váy nữ, áo sơ mi, quần áo đồng phục cho các cơ quan cơ sở sản xuất, trường học và hơn 2 triệu sản phẩm may da, gồm găng tay da mùa đông và găng chơi golf. Ban đầu, công ty hầu như tập trung vào gia công hàng xuất khẩu dựa trên đơn hàng từ nước ngoài và cho tới ngày nay sản phẩm gia công của công ty đã có uy tín với bạn hàng và chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây, công ty đã có sản phẩm bán FOB trực tiếp tăng từ 0 % từ năm 1996 đến 26% năm 2001 và con số này tăng lên 38% trong tỷ trọng hàng xuất khẩu năm 2002, xu hướng này còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Hình thức xuất khẩu của công ty là kết hợp giữa may gia công và mua bán FOB. Sau khi từng bước đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp công ty vẫn duy trì hình thức gia công để đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ mối quan hệ truyền thống. Để thấy rõ được tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua chúng ta đi phân tích các số liệu cụ thể sau:
Bảng 6. Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu
Chỉ tiêu
ĐVT
1999
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
trđ
65.475
58.149
62.010
81.027
Doanh thu xuất khẩu
trđ
61.051
54.081
59.140
77.829
DTXK/TDT
%
91,7
93
95,4
96,1
Nguồn: Phòng XNK công ty may Chiến Thắng
Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy rằng xuất khẩu đóng một vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hơn 90% doanh thu của công ty là do xuất khẩu mang lại. Năm 2002, doanh thu của công ty đạt trên 81 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 77 tỷ đồng và tăng mạnh về doanh thu bán hàng FOB.
Bên cạnh đó, hoạt động gia công hàng may mặc cho Mỹ có nhiều hứa hẹn sau khi hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được phê chuẩn vào cuối tháng 12 năm 2001 và khởi đầu đặt hàng của hãng thời trang Amerex với một loạt các đơn đặt hàng khối lượng lớn và giao hàng ngay. Nhưng đây mới chỉ là nấc thang đầu tiên để cho hàng may mặc của may Chiến Thắng lọt vào thị trường Hoa Kỳ. Như vậy tốc độ tăng trưởng của công ty trong những năm qua là tương đối ổn định, doanh thu hàng năm tăng trung bình 14% và dự kiến đến năm 2005 doanh thu của công ty sẽ đạt tới con số hơn 115 tỷ, gấp đôi doanh thu năm 2000.
Sản phẩm của công ty nhìn chung là đa dạng, gồm rất nhiều mặt hàng. Ta có thể dễ dàng hình dung hơn thông qua bảng tổng kết sơ bộ sau của phòng XNK về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chính qua các năm:
Bảng7 :Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng.
STT
Mặt hàng
Đvt
1999
2000
2001
2002
1
Jacket các loại
sp
581.222
588.472
641.274
1.009.405
2
áo váy các loại
’’
187.232
88.678
0
0
3
Sơ mi các loại
’’
122.270
123.883
10.000
53.884
4
Khăn tay TE
’’
2.248.085
2.647.465
2.524.844
1.864.763
5
Quần áo thể thao
’’
0
49.543
26.088
37.358
6
Sản phẩm may khác
’’
38.344
0
64.192
142.796
7
Găng tay da
’’
1.786.896
1.978.591
1.888.892
1.494.385
8
Thảm len
’’
8.027
632,4
920,11
540,41
9
mac logo
’’
3.630.000
0
0
0
10
Quần các loại
’’
46.503
10.455
120.265
213.119
Nguồn: Phòng XNK- báo cấo xuất khẩu các năm
Qua bảng thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, có thể nhận thấy các mặt hàng áo Jacket, khăn tay,găng tay các loại là sản phẩm xuất khẩu chính của công ty. Những sản phẩm này tuy có biến động qua các năm song vẫn giữ tỷ lệ tương đối ổn định, năm 2002 áo Jacket xuất khẩu đạt trên 1 triệu sản phẩm tăng 56% so với năm 2001 và 70% so với 2000 còn sản phẩm găng tay trong mấy năm gần đây đều giữ ở mức ổn định là trên 1,5 triệu sản phẩm. Điều này chứng tỏ khách hàng công ty là khách hàng của công ty là khách hàng truyền thống.
Bên cạnh thế mạnh là áo Jacket, găng tay, khăn tay TE Công ty đang phát huy thế mạnh một số sản phẩm mới như áo sơ mi, áo váy, quần các loại. Việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu sẽ giúp Công ty hạn chế được rủi ro và khai thác các thị trường mới tiềm năng.
Bảng 8: Cơ cấu tỷ lệ hình thức xuất khẩu theo mặt hàng của công ty
Mặt hàng
ĐVT
2000
2001
2002
FOB
GC
FOB
GC
FOB
GC
Jacket
%
9,5
90,5
21,5
78,5
28,6
72,4
Sơ mi
”
59,8
40,2
100
-
100
-
Quần các loại
”
9,8
90,2
70
30
28,3
72,7
Bộ
”
3,1
96,9
-
100
20,4
78,6
Tỷ lệ xuất khẩu theo hình thức FOB ở một số mặt hàng chủ lực của Công ty đã tăng lên như áo Jacket từ 9,5% năm 2000 đã đạt 28,6% năm 2002, đặc biệt là áo sơ mi Công ty đã hoàn toàn thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Theo kế hoạch sản xuất năm 2003, một số mặt hàng xuất khẩu trực tiếp như áo Jacket sẽ chiếm khoảng 40%, sơ mi 80%, quần các loại và bộ chiếm khoảng 35% trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu.
Trong hơn 10 năm qua, ngành may mặc nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, nhiều năm đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, uy tín chất lượng sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới.Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 1999 đạt trên 4,5 triệu USD tăng 10,7 % so với năm 1998 nhưng trong năm 2000 con số này lại giảm 18,5% so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường năm 2000 có những biến động phức tạp, đồng EURO của Châu Âu sụt giá trên 20% so với đồng USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu, do đó một số thị trường truyền thống của Công ty lại giảm như thị trường Anh, Tây Ban Nha, Đài Loan, Hàn Quốc. Đến năm 2001 và 2002 tổng kim ngạch của Công ty đã có xu hướng khôi phục, tăng lên 4,9 triệu USD vào năm 2002
Biểu : Kim ngạch xuất khẩu của công ty may Chiến Thắng từ năm 1998-2002
(đơn vị tính USD)
Bảng 9 :Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
B/Q
Tốc độ tăng KN
100%
10,7%
-15,6%
6,7%
21,7%
5,9%
Dự tính kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 20 triệu USD vào năm 2005 và mức tăng bình quân trong kim ngạch xuất khẩu là 15% một năm. Tổng số nộp ngân sách nhà nước là 704 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người/tháng sẽ tăng tới 1 triệuđồng so với năm 2001 là 926 nghìn đồng.
Song song với việc đẩy mạnh hàng gia công dệt may xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm, việc chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may đang được Chính phủ và lãnh đạo Doanh nghiệp quan tâm và thực hiện. Năm 1996 cũng được đánh dấu là năm đầu tiên thực hiện xuất khẩu hàng FOB, mở ra một hướng đi mới cho Công ty, song vấn đề tìm kiếm thị trường còn nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, những đơn hàng dệt may của năm 1998 hoặc bị “đổ bể” hoặc nhận được yêu cầu giảm giá 15-20% trước áp lực “đại hạ giá” tại các nước trong khu vực. Ngoài ra các đơn đặt hàng từ thị trường Nhật Bản cũng đã giảm sút từ 10-20%. Những nỗ lực trong việc khai thông các thị trường mới như Nga, Đông âu, Đức, châu Phi... vẫn chưa mang lại kết quả khả quan. Những biến động từ nhiều phía đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công ty
Bảng 10 : Thị trường xuất khẩu của Công ty (USD)
Thị trường
1999
2000
2001
2002
Châu âu
3.080.690
2.812.895
3.354.891
2.691.917
Đông á&ĐNA
758.301
735.642
629.005
344.069
Châu mỹ
94.547
95.052
241.088
1.777.875
Châu úc
6.656
38.719
0
0
Iran
0
16.819
11.822
8.466
Thị-trường khác
232.658
139.283
95.630
138.626
Tổng
4.532.304
3.822.923
4.077.976
4.961.077
Nguồn : Báo cáo xuất khẩu các năm- phòng XNK
Theo số liệu báo cáo thì trong năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 4,96 triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2001. Thị trường Châu âu với khả năng đạt 2,69 triệu USD sẽ vươn lên dẫn đầu chiếm khoảng 54% tổng kim ngạch, đứng thứ hai là thị trường Châu Mỹ chiếm 35,8% còn Châu úc và các nước khác chiếm khoảng 10,2%.
Tiềm năng của Công ty còn rất lớn, nhưng thị trường tiêu thụ đang gặp nhiều khó khăn. Các thị trường lớn như EU thì bị hạn chế bởi hạn ngạch. Lượng hạn ngạch hiện nay mới đáp ứng khoảng 40% năng lực sản xuất của toàn ngành. Thị trường Hoa Kỳ, do chưa được hưởng ưu đãi tối huệ quốc, nên thuế rất cao, hàng của ta khó có thể xâm nhập. Hiệp định Việt Nam- EU đã ký có cải thiện đáng kể về khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU so với trưóc, nhưng với con số đó, ngành dệt may Việt Nam chưa tận dụng được năng lực của mình. Nếu kể thêm cả kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường phi quota thì tỷ lệ trên cũng chỉ xấp xỉ 75%. Để tận dụng nốt phần còn lại, các doanh nghiệp trong nước phải cố gắng cao độ để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tìm kiếm thị trường mới.
Là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại nhận thức rõ vấn đề này, đã và đang làm hết sức mình để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng may mặc như tìm cách xây dựng, mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hưũ nghị với các nước trong lĩnh vực thương mại, ký kết các Hiệp định, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, tính đến nay đã ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước trên thế giới. Riêng về hàng dệt may đã ký với các nước EU, Canada, Na-uy và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ. Việc đàm phán, thuyết phục EU cho điều chỉnh tăng hạn ngạch đã được Bộ Thương mại tiến hành vào giữa năm 1999, mặt khác tiếp tục vận động các nước thành viên ASEAN chuyển một phần hạn ngạch cho ta, tiếp tục tổ chức đi nghiên cứu mở thị trường mới như ở Nam Mỹ, Đông Âu..., áp dụng các biện pháp thưởng hạn ngạch đã khuyến khích Công ty cũng như các doanh nghiệp may xuất khẩu vào thị trường không hạn ngạch các mặt hàng làm bằng nguyên liệu sản xuất trong nước và khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng FOB một cách có hiệu quả.
Như vậy, trong 10 năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty đã có mức tăng trưởng ổn định, tuy nhiên còn có khó khăn nhất là hoạt động xuất khẩu trực tiếp FOB còn mới mẻ và đòi hỏi những nhân tố nhất định, nhưng cũng đã đánh dấu những bước chuyển mình đáng kể và có nhiều triển vọng.
II. Thực trạng tình hình xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (FOB) của công ty may Chiến Thắng hiện nay.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang có nhiều chuyển đổi, công ty may Chiến Thắng đã có hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình, nỗ lực hoàn thiện phương thức gia công, chuyển giao thiết bị công nghệ và từng bước tiến lên xuất khẩu theo hình thức FOB( mua nguyên liệu bán thành phẩm ) các sản phẩm may mặc.
Năm 2002, Công ty đạt giá trị sản xuất công nghiệp 60 tỉ đồng, bằng 122 %, doanh thu đạt 81 tỉ đồng, bằng 131% và kim ngạch xuất khẩu đạt 4,96 triệu USD, bằng 124% so với cùng kỳ năm 2001
Cũng năm vừa qua, Công ty đã đầu tư trên 977 triệu đồng cho đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu nhập từ Nhật Bản. Đầu tư không chỉ tập trung vào mua sắm máy móc, trang thiết bị mới, mà còn ở cả khu đầu tư mở rộng thị trường. Để đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu theo hình thớc FOB nói riêng, Công ty đã chú trọng hơn vào hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm năng lực sản xuất cũng như tạo ra uy tín của Công ty để bạn hàng trong và ngoài nước có thể tìm hiểu và đặt quan hệ vơí Công ty. Lần đầu tiên trong năm 2002, công ty may Chiến Thắng đã mở Văn phòng tại Đức bán giới thiệu sản phẩm của mình và cho các đơn vị thành viên, tuyên truyền quảng cáo làm gia tăng xuất khẩu trực tiếp. Hàng may mặc Công ty đã có mặt tại các triển lãm Nhật, EU, và Quảng Châu (Trung quốc), Canada và Iran là những thị trường mới được khai thác. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức những đợt đi nghiên cứu thị trường ở nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc…Trong những lần đi này, Công ty có điều kiện tìm hiểu thực tế thị trường và qua đó có thể tìm kiếm khách hàng.
Với những nỗ lực to lớn, hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo hình thức FOB của Công ty trong những năm gần đây bước đầu đạt được kết quả đáng kích lệ và rất khả quan tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, cụ thể:
1. Tình hình xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng
1.1 Các mặt hàng xuất khẩu theo hình thức FOB.
Trong những năm qua, Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may trong đó tập trung chính vào các mặt hàng như: áo Jacket, áo sơ mi, quần các loại và bộ thể thao. Các sản phẩm khăn tay, găng tay da xuất khẩu còn rất khiêm tốn.
Bảng 11: Giá trị một số sản phẩm xuất khẩu FOB chủ yếu của Công ty
Mặt hàng
Đvt
2000
2001
2002
Jacket
USD
761.237
1.244.024
1.934.687
sơ mi
”
185.172
37.800
305.075
quần các loại
”
9.340
285.273
287.383
áo gilê
”
0
301.360
0
bộ
”
7.440
0
34.100
áo gió
”
0
0
29.863
Sản phẩm áo Jacket có thể coi đây là mặt hàng chủ yếu và thế mạnh của công ty. Kỹ thuật sản xuất aó Jacket đã đạt tới trình độ tương đối cao, đặc biệt là loại áo 2, 3 lớp vì vậy công ty rất có uy tín trong sản xuất mặt hàng này và được nhiều bạn hàng tin cậy. Ta có thấy giá trị xuất khẩu FOB mặt hàng này trong vòng 4 năm 1999 đến 2002 đều giữ ở mức ổn định trên dưới 1 triệu USD. Riêng năm 2002 là trên 130 nghìn sản phẩm chiếm 59,7% sản lượng hàng FOB đem lại nguồn ngoại tệ 1,9 triệu USD chiếm 76% thu ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp đem lại, trong đó chủ yếu cho thị trường EU, Mỹ.
Sơ mi là sản phẩm thế mạnh Công ty đang khai thác có hiệu quả, công ty sản xuất mỗi năm khoảng trên dưới 50 nghìn sản phẩm, năm 2000 giá trị sản phẩm tiêu thụ đạt gần 190 nghìn USD, tuy có giảm xuống còn một nửa trong năm 2001 nhưng đến năm 2002 xu hướng bắt đầu tăng lên đặc biệt là từ khi Công ty tiếp nhận dây chuyền sản xuất sơ mi cao cấp.
Hàng quần áo thể thao mới được công ty đưa vào sản xuất trong mấy năm gần đây đã được khách hàng quan tâm và đặt hàng, đem lại 214.972 USD chiếm 5% ngoại tệ thu được. Nhờ đó mà nguồn ngoại tệ thu được ngày một tăng, công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, sản phẩm xuất khẩu theo hình thức FOB chưa đa dạng, chưa có sản phẩm nào độc đáo khác biệt do Công ty tự sáng tạo hầu hết các sản phẩm có chất lượng thông thường, đáp ứng nhu cầu chung của thị trường, còn các loại hàng cao cấp đắt tiền đòi hỏi kỹ thuật cao như comple, quần áo dạ hội áo da, áo lông thì công ty chưa sản xuất và xuất khẩu được. Muốn đưa loại hàng cao cấp ra thị trường đòi hỏi phải có một mẫu mốt riêng người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi trình độ tay nghề cao, nguyên vật liệu cao cấp, việc này đối với công ty là tương đối khó song về lâu dài công ty phải có đầu tư theo chiều sâu để có chỗ đứng trên thị trường về các mặt hàng này.
1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng FOB
Mặc dù chỉ xuất khẩu trực tiếp được một số sản phẩm nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng FOB của Công ty không ngừng tăng. Nếu như kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của Công ty vào những năm đầu thực hiện xuất khẩu hàng FOB chỉ kiêm tốn 1,13 triệu USD năm 1999, sang năm 2001 đạt được 1,84 triệu USD thì đến năm 2002 đã đạt được 2,34 triệu USD tức tăng 107% so với năm 1999, chiếm 46,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự tính đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 5,7 triệu USD chiếm 46% doanh thu xuất khẩu.
Biểu : Kim ngạch xuất khẩu hàng FOB của công ty may Chiến Thắng 1999-2002( Đơn vị tính USD)
Việc gia tăng mua bán đứt đoạn của Công ty cho thấy xu thế giảm dần hàng gia công để tự chủ hơn trong sản xuất và kinh doanh. Tính chủ động đó khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam theo giá FOB gia tăng. Để thấy rõ cơ cấu xuất khẩu của Công ty ta có bảng so sánh tỷ lệ gia công và tỷ lệ bán FOB của Công ty như sau:
Bảng 13: So sánh tỷ lệ bán FOB và gia công
Chỉ tiêu
Đvt
1999
2000
2001
2002
DK 2003
Tổng KNXK
USD
4.532.304
3.822.923
4.077.976
4.961.077
9.580.000
Bán FOB
”
1.127.716
955.704
1.842.457
2.327.408
4.700.000
Gia công
”
3.404.588
2.867.219
2.235.519
2.633.669
4.880.000
Tỷ lệ FOB
%
24,9
25
45,2
46,8
46
Tỷ lệ GC
%
75,1
75
54,8
53.2
54
Nguồn : Phòng XNK-Báo cáo xuất khẩu hàng năm
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp của Công ty đã tăng dần qua các năm. Năm 2001 tỷ lệ xuất khẩu theo hình thức FOB là 45,2 %, tăng lên 20,2% so với năm 2000, chiếm tỷ lệ doanh thu tương ứng là 45% và tăng lên 46,8 % vào năm 2002. Nếu nhìn vào kim ngạch xuất khẩu hàng gia công chiếm trên 50% song thực chất của gia công là lấy công làm lãi, khách hàng nước ngoài đặt đơn hàng tại Công ty, cung cấp kiểu mốt và nguyên vật liệu, còn Công ty chỉ thu được một khoản là phí gia công và một số ít tiền nguyên phụ liệu thêm. Các nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình gia công chủ yếu được nhập khẩu, sản xuất của doanh nghiệp có lúc bị gián đoạn cũng có lúc làm 3 ca mà vẫn không hết việc dẫn đến sự chậm chễ trong khâu giao hàng cho khách. Trong khi nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành may cũng như sản phẩm đầu ra có giá cả hầu như không giảm thì giá gia công ngày càng giảm, trung bình từ 15-20% so với giá gia công bình thường. Nhiều công ty muốn giả quyết công ăn việc làm cho người lao động nên sẵn sàng ký kết hợp đồng với giá cả và điều kiện thua thiệt, làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và gây tranh chấp với khách hàng giữa các Công ty trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì thế mà bị hạn chế và kém hiệu quả.Chính điều này đã không tạo ra được sự tích luỹ cao để giúp Công ty đầu tư phát triển về sau, do đó gia công chỉ là giải pháp tạm thời
Bảng14 : Tỷ lệ doanh thu gia công và bán FOB
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
DT gia công
45.419
74%
40.338
74,6%
32.643
53%
45.603
54%
DT bán FOB
15.632
26%
13.743
25,4%
26.479
47%
35.424
46%
Tổng DTXK
61.015
100%
54.081
100%
59.140
100%
77.892
100%
Nguồn: Phòng XNK công ty may Chiến Thắng
Năm nào công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt do tăng việc bán và xuất khẩu các sản phẩm FOB nên công ty vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch doanh thu và có lãi. Không những thế, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm với nhịp độ cao. Chỉ riêng năm 2002, tổng doanh thu của công ty đã đạt 77,8 tỷ đồng, tăng trên 18 tỷ đồng so với năm 2001, lợi nhuận đạt 1,4 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2001. Năm 2002 có thể nói là một năm đầy thành công với công ty, doanh thu xuất khẩu FOB tăng với nhịp độ cao chưa từng thấy. Tỷ lệ doanh thu bán FOB so với tổng doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2000 doanh thu chỉ là trên 13 tỷ đồng thì đến năm 2001 là 26 tỷ với tốc độ tăng là 50% và đến năm 2002 là 35 tỷ chiếm tỷ trọng 46% trong doanh thu. Tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn gia công trong tổng doanh thu nhưng doanh thu xuất khẩu theo FOB năm 2002 vẫn tăng với tốc độ là 25% so với năm 2001
Sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu xuất khẩu theo hình thức FOB đã dẫn đến tỷ của doanh thu xuất khẩu của hình thức FOB trong tổng doanh thu của Công ty ngày một tăng. Dự kiến đến năm 2003 sẽ giữ ổn định ở mức 47%.
Biểu : Những thay đổi mới nhất về tỷ trọng doanh thu hàng xuất khẩu của công ty may Chiến Thắng trong 4 năm gần đây.
Phương thức sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như vốn, thị trường, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trình độ quản lý và kỹ năng của công nhân. Tuy Công ty còn nhiều hạn chế về các yếu tố trên nhưng sau 4 năm cơ cấu sản xuất của Công ty đã có bước cải tiến rõ rệt. Doanh thu bán FOB đã tăng lên từ 26% năm 1999 đến năm 2002 là 46% tăng hơn 20% so với năm 1999 trong tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty còn gia công có xu hướng giảm đi.
Số lượng hàng gia công xuất khẩu cao hơn so với hàng FOB nhưng lợi nhuận đem lại không lớn, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất phần lớn nhập từ nước ngoài nên doanh nghiệp chỉ thu được một phí nhỏ gọi là phí gia công.Ta thử xét một ví dụ sau:
- Giá gia công một áo sơ mi nam vải cotton 100% là 0,6 USD/ chiếc, nếu bán theo FOB là 3,1 USD/chiếc.
- Giá gia công áo Jacket từ 3 đến 4,5 USD/chiếc(tuỳ theo 2 hay 3 lớp ),theo giá FOB là từ 15 đến 25 USD/chiếc. Rõ ràng doanh thu theo theo giá FOB thường gấp 5 đến 10 lần may gia công.
Sở dĩ có sự chênh lệch về giá trị là do chênh lệch giữa giá gia công và FOB, xin lấy một ví dụ : Một chiếc áo Jackẻt trị giá 25 USD thì giá trị nguyên phụ liệu là 14 USD/chiếc, các khoản phí trung gian là 7,5 USD/chiếc còn lại là phí gia công là 3,5 USD / chiếc. So sánh tỷ lệ 3,5/25 ta sẽ thấy được phần doanh nghiệp gia công được nhỏ bé đến mức nào.
Bán FOB không những mang lại lợi nhuận cao hơn hình thức gia công hàng xuất mà còn giúp cho công ty có thể bán sản phẩm của mình trực tiếp đến người nhập khẩu không thông qua một hình thức trung gian nào. Điều này đồng nghĩa Công ty có thị trường của chính mình, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ổn định hơn, thu nhập cao hơn, tạo điều kiện tích luỹ để có khả năng đổi mới máy móc thiết bị .
Mặt khác cùng với việc đẩy mạnh bán FOB, bộ phận thị trường của Công ty sẽ hoạt động một cách nhanh nhậy và hiệu quả hơn nữa để phát triển và duy trì mối quan hệ làm ăn, những bạn hàng truyền thống, tìm kiếm, quảng cáo, lôi kéo các khách hàng mới nhằm thâm nhập và phát triển thị trường và đây là một yêu cầu cơ bản, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường của bất cứ doanh nghiệp nào.
1.3Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu hàng FOB
Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho các hợp đồng lớn và đôí với các khách hàng mới. Đối với các khách hành quen thuộc đã hợp đồng lâu năm Công ty có sử dụng thêm phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ. Nhưng Công ty chủ yếu áp dụng thanh toán bằng L/C với đồng tièn thanh toán là USD. Trước khi thực hiên hợp đồng nhân viên phòng XNK phải kiểm tra chi tiết thư tín dụng xem có phù hợp với hợp đồng hay không để đảm bảo hạn chế mọi rủi ro trong thanh toán tiền hàng. Với hình thức thanh toán này Công ty và bạn hàng sẽ thuận lợi trong hoạt động mua bán hàng gia công và đặc biệt là FOB.
Công ty còn có những hình thức ưu đãi riêng đối với bạn hàng truyền thống như có thể giao hàng cho đối tác khi họ chưa mở L/C nhưng đã có cam kết sẽ mở, thường sử dụng hình thức đàm phán thay cho áp dụng các biện pháp phạt hợp đồng khi đối tác không thực hiện đúng theo hợp đồng…Cách làm đó một phần để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin tưởng lẫn nhau đồng thời đó cũng là một hình thức quảng cáo gián tiếp cho uy tín Công ty thông qua bạn hàng truyền thống.
1.4 Thị trường xuất khẩu.
Trong điều kịên tình hình kinh tế trong nước ổn định và chính sách đổi mới mở cửa của Đảng và nhà nước đã thực hiện hơn 10 năm qua, với chính sách đối ngoại mở rộng đã đưa ngành may mặc nước ta cũng công ty may Chiến Thắng từng bước hoà nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế và nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã trở thành viên chính thức của ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ là thành viên của APEC, AFTA, đồng thời chúng ta đang tích cực đàm phán xin ra nhập tổ chức Thương mại thế giới(WTO). Trong bối cảnh thuận lợi đó, với phương châm lấy xuất khẩu hàng FOB để phát triển do đó ngoài thị trường xuất khẩu chính như EU, Đông á, Châu Mỹ Công ty đã xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng khác.
Bảng 15 : Thị trường xuất khẩu trực tiếp của Công ty (USD)
Thị trường
1999
2000
2001
2002
Châu âu
1.271.716
738.530
1.476.100
1.436.139
Đông á&ĐNA
0
0
266.457
16.167
Châu mỹ
0
200.360
88.050
866.636
Iran
0
16.519
11.850
8.466
Tổng
1.271.716
955.709
1.842.457
2.327.408
Nguồn : Báo cáo xuất khẩu các năm- phòng XNK
Nhìn vào tổng kết này chúng ta có thể nắm được thị trường tiêu thụ chính của Công ty và kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho thị trường đó. Một điều rất dễ nhận thấy đó là thị trường Châu Âu là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, luôn lớn hơn 1 triệu USD hàng năm. Riêng năm 2002 Công ty khai thác thêm được thị trường mới đầy tiềm năng là Mỹ.
+ Thị trường Châu Âu.
Đây là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may rất lớn, đa dạng phong phú về chủng loại đồng thời đòi hỏi sự tinh tế rất cao. Với thị trường này yêu cầu về chức năng bảo vệ của quần áo chỉ chiếm 10-15% giá trị sử dụng còn yêu cầu về thẩm mỹ mẫu mốt thời trang chiếm tới 85-90%. Do vậy sản phâm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự kết tinh của chất xám cao.
Mức tiêu thụ hàng may mặc ở thị trường này vào loại cao trên thế giới, trung bình người dân tiêu dùng khoảng 19 kg vải/năm trong khi đó các nước khác mức tiêu thụ chỉ là: Hàn Quốc 15,8 kg; Trung quốc là 6,5 kg; Việt Nam chỉ có 1,5 kg. Mặc dù tiêu thụ nhiều như vậy đây lại là thị trường nhập khẩu hàng dệt may vào loại lớn nhất thế giới.
Cho đến nay, Đông Âu và EU đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước và các khu vực kinh tế ngoài khối. Đối với Việt Nam hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam và EU được ký kết vào ngày 15/2/1992 thì Việt Nam là nước thứ 51 tham gia vào thị trường may Châu Âu. Châu Âu đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong những năm qua. Đối với công ty may Chiến Thắng thì thị trường Châu Âu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là các bạn hàng truyền thống, có uy tín làm ăn hợp tác lâu năm ở một số nước được miêu tả trong bảng tổng kết kim ngạch xuất khẩu Châu Âu như sau:
Bảng16 : Kim ngạch xuất khẩu FOB sang thị trường Châu Âu.
Thị trường
ĐVT
2000
2001
2002
Đức
USD
14.700
520.610
637.994
TBN
”
187.400
0
0
Đông âu
”
376.845
468.833
665.483
Pháp
”
163.038
486.687
61.669
Sec
183.900
0
71.013
Tổng
”
738.530
1.476.100
1.436.139
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu năm 2000-2002
Công ty may Chiến Thắng đã gặp rất nhiều thuận lợi khi có hàng dệt may xuất khẩu sang EU vào đúng thời điểm Việt Nam được hưởng quy chế chung GSR( General system of Reference ). Đây là hệ thống cơ chế ưu đãi phổ cập của các nước Phương Tây giành cho các nước kém phát triển nhằm giảm và miễn thuế nhập khẩu cho hàng hoá của các nước này khi xuất sang thị trường EU.
Theo bảng thống kê trên thì Đức và Đông Âu nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất trong cộng đồng Châu Âu của Công ty .Vào năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu FOB vào Đức là trên 14700 USD , tăng lên 520.610 USD vào năm 2001, đến năm 2002 con số đã đạt trên 647 nghìn USD.Trong năm 2002, một số thị trường chính của Công ty như Tây Ban Nha, Pháp tổng kim ngạch có xu hướng giảm. Lý do cơ bản là việc co hẹp các hợp đồng gia công may mặc Nhưng đổi lại hàng may bán FOB sang EU đã tăng gần gấp đôi sau hai năm từ 0,7 triệu USD năm 2000 lên tới 1,4 triệu USD vào năm 2002 chính mức tăng này dù nhỏ bé nhưng bù đắp được rất lớn mức giảm sút về hàng gia công sang EU.
Hiệp định hàng dệt may Việt Nam - EU được ký kết đã mở ra một thời kỳ mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU. Theo Hiệp định Việt Nam được xuất sang thị trường EU 151 chủng loại mặt hàng trong đó có 46 loại xuất khẩu tự do không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, ngoài ra còn co 14 loại hàng gia công thuần tuý với số lượng nhỏ.Với số hạn ngạch tăng và quy định được nới lỏng hơn trước, nhất là mức thuế thấp theo Chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc giúp cho các sản phẩm may của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam dễ dàng xâm nhập và có thể cạnh tranh với các nước khác trên thị trường EU. Thêm nữa ngày 17/10/1997 Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU giai đoạn 1998-2001 đã được ký kết tại Bỉ mang nhiều thuận lợi cho Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt máy sang EU có thể tăng lên 30% so với trước đây.
Do đo, tại thị trường này Công ty Công ty tập trung vào sản xuất hàng FOB và tăng số lượng các mặt hàng gia công loại I ( gồm 18 Cát nguội ) bởi 18 mặt hàng này Liên bộ Thương mại – Công nghiệp – Kế hoạch và đầu tư không cấp hạn ngạch mà Công ty có toàn quyền sử dụng tối đa số lượng và chủng loại trong phạm vi năng lực và hợp đồng Công ty có. Trong thị trường EU, Công ty cần giành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường Đức vì đây là thị trường tiềm năng lớn nhất của Công ty tại EU với kim ngạch xuất khẩu FOB hàng năm luôn ở mức trên 500 nghìn USD chiếm từ 50-65% tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào Châu Âu. Bên cạnh đó, cần thiết lập mối quan hệ làm ăn uy tín, lâu dài trên cơ sở đó tìm cách mở rộng thị trường và bạn hàng mới để tăng tỷ lệ xuất khẩu theo FOB ở Châu Âu.
+ Thị trường Châu Mỹ.
Thị trường mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1994 với ba nước thành viên là Mỹ, Canada, Mexico. Đây là khu vực thị trường tự do lớn, so với EU thì khu vực thị trường này có cùng số dân nhưng mức tiêu thụ hàng dệt và may mặc gấp 1,5 lần. Do đó nó được dự kiến là thị trường lớn cho các sản phẩm may Việt Nam trong những năm tới sau khi hàng hoá thâm nh._.iêu dùng ở thị trường này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn giá cả.. Sản phẩm may có chất lượng thoả mãn nhu cầu khách hàng không chỉ tính đến các đặc tính kỹ thuật mà người ta chú ý nhiều đến những tính chất đặc biệt của nó mà người tiêu dùng ưa chuộng như: tính mềm mại, mịn màng, thoáng mát, ít được biến dạng, có cảm giác thoải mái trong sử dụng, sạch sẽ…Những sản phẩm này được tạo ra từ những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên như: bông, len, tơ tằm, tơ sợi hoá học siêu mảnh…sản xuất trên những thiết bị và công nghệ hiện đại. ứng với một số chủng loại nguyên liệu được sản xuất trên một dây chuyền thiết bị công nghệ đã được lựa chọn, chất lượng mặt hàng được sản xuất tạo ra phụ thuộc vào cả quá trình sản xuất. Vì vậy để có chất lượng mặt hàng may xuất khẩu cao phải quản lý quá trình sản xuất và theo nghĩa rộng hơn là quản lý chất lượng mặt hàng đồng bộ.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Chất lượng sản phẩm được nâng cao nếu có những điều kiện cụ thể để sản xuất hàng hoá có chất lượng cao. Những điều kiện đó là:
- Yêu cầu về chất lượng phải rõ ràng, không mơ hồ và được viết thành văn bản, được phổ biến rộng rãi trong toàn Công ty .
- Những điều kiện kỹ thuật phải được trang bị đầy đủ để đạt yêu cầu về chất lượng
- Mỗi thành viên trong Công ty có thể đánh giá được công việc của họ có đáp ứng được yêu cầu chất lượng không, biết phải làm gì để ngăn chặn việc sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng và xấu. Đồng thời thấy rõ được hậu quả do chất lượng tồi gây ra cho Công ty.
Như vậy chất lượng là yếu tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng FOB của Công ty, do đó cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
àXây dựng chính sách chất lượng của Công ty .
Sau khi tiến hành triển khai xây dựng hệ thống ISO 9001 phiên bản 2000, Công ty phải xây dựng và hình thành chính sách chất lượng của Công ty. Chính sách này phải phản ánh được định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong lĩnh vực quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đó có tính cam kết vơi chất lượng của Công ty đối với nhu cầu của khách hàng đồng thời chính sách chất lượng của Công ty phải được viết thành văn bản độc lập và được phổ biến rộng rãi với mục đích: nâng cao vị trí của Công ty bằng những sản phẩm có chất lượng cao, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bằng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Để sản phẩm may của Công ty chiếm lĩnh và phát triển tên thị trường thế giới nhất là theo phương thức FOB gắn liền với các biểu tượng có uy tín, chất lượng cao của nhãn hiệu Việt Nam, bên cạnh việc hoàn thiện áp dụng ISO 9001 với 11 quy trình thì Công ty phải từng bước tiến tới áp dụng ISO 14000 và SA 8000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là điều kiện quan trọng cho Công ty có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường hàng đầu thế giới như EU, Mỹ, Nhật Bản…
àXây dựng hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm: Quản lý chất lượng theo chi phí hiệu quả là một phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng. Hoạt động đảm bảo chất lượng phải bao gồm các biện pháp phòng ngừa sai hỏng với phương châm “ Làm tốt ngay từ đầu ” đòi hỏi Công ty phải chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các phương tiện để đáp ứng yêu cầu sản xuất như:
- Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đúng hướng có trọng điểm nhằm tạo nên sự thay đổi cơ bản về chất trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đưa trình độ công nghệ thiết bị trở nên hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Cũng cần phải nói thêm ở đây là do điều kiện đầu tư ở Việt Nam không đồng bộ và còn nghèo nàn nên vấn đề được đề ra là làm sao tận dụng một cách hiệu quả nhất các máy móc hiện có, tránh sự lãng phí không cần thiết, từ đó tăng tính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty đã có dự án đầu tư năm 2003 một hệ thống thiết kế mẫu với tổng mức đầu tư là 1,247 tỷ đồng, đầu tư thiết bị chuyên dùng tại Hà Nội với tổng mức đầu tư 1,287 tỷ đồng và ở Bắc Kạn là 4,477 tỷ đồng.
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu, đảm bảo cho việc cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn và bảo quản tốt tránh xuống phẩm cấp. Cần chú ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh dễ hư hỏng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu mã và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì.
-Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Muốn sản phẩm có chất lượn g cao, giá cả phù hợp thì người lao động phải có trình độ cao, nghiêm túc trong công việc và được bố trí hợp lý để khai thác tối đa những khả năng của họ. Qua đó tăng năng suất lao động và tạo cho người lao động có thu nhập ổn định hơn.
Chăm lo đào tạo, khuyến khích vật chất đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề là động lực quan trọng thiết thực để nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Việc thường xuyên tổ chức các khoá học đào tạo để nâng cao trình độ công nhân là điều nên làm, đặc biệt khi có điều kiện Công ty có thể cử các cán bộ có năng lực đi sang nước ngoài học hỏi kinh nghiệm
Chất lượng sản phẩm là đòi hỏi thiết yếu của khách hàng nên Công ty phải chú trọng hàng đầu. Chỉ khi đáp ứng tốt nhu cầu này thì sản phẩm mới tạo ra được uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường
àNgoài biện pháp nâng cao chất lượng cần chú trọng tới chức năng kiểm phẩm trong quá trình sản xuất. Trên mỗi khâu của quá trình sản xuất đều cần có những bộ phận kiểm tra, đánh giá để qua tổng công đoạn chất lượng luôn được bảo đảm. Không chỉ cần thiết kế xây dựng đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) có chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để quản lý được chất lượng trong toàn bộ dây truyền sản xuất của Công ty, Công ty nên đào tạo một đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng theo quy mô toàn ngành, đông thời phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá đánh giá chất lượng áp dụng chung cho toàn Công ty để hoạt động quản lý một cách đồng bộ về chất lượng.
Bên cạnh việc duy trì chất lượng cao cho sản phẩm qua hệ thống quản lý chất lượng, cần phải tạo đựơc lòng tin từ phía khách hàng. Điều đó đặc biệt quan trọng bởi khách hàng nước ngoài chưa buôn bán trực tiếp với các doanh nghiệp may Việt Nam nên chưa hiểu gì về ta. Khi hợp tác buôn bán với họ luôn tâm nguyện nguyên tắc trong kinh doanh luôn bảo đảm quyền lợi của khách hàng, làm cẩn then đúng tiến độ từ khâu thiết kế, chào hàng,giao dịch, triển khai sản xuất, kiểm tra chất lượng và giao hàng đúng tiến độ. Những nguyên tắc này rất được coi trọng trong phong cách là việc của người nước ngoài, tạo niềm tin với họ sẽ tạo ra cơ hội lớn để hàng dệt may của Công ty thâm nhập sâu vào thị trường các nước.
Tiết kiệm chi phí, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm:
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, tiết kiệm để giảm giá thành là một biện pháp thiết thực làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty trên thị trường. Công ty cần tính toán phương án pha cắt hợp lý nhất vừa đảm bảo yêu cầu cắt may vừa tiết kiệm nguyên liệu góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Tiêu hao nguyên vật liệu ở khâu pha cắt chiếm tới 50% tổng mức tiêu hao nguyên vật liệu trong một sản phẩm nên cần nghiên cứu phối hơp các loại mẫu khác nhau trên cùng một mẫu là mẫu để tận dụng tối đa diện tích tấm vải. Đông thời chú ý đào tạo nâng cao taynghề của người thợ pha cắt và rà soát lại hệ thống địng mức kinh tế kỹ thuật để đưa ra phương án tối ưu.
Trong Công ty nên chuyên môn hoá các chi tiết theo các phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng, mỗi xí nghiệp thành viên chỉ sản xuất một loại sản phẩm hay một công đoạn trong việc chế tạo sản phẩm, làm như vậy sẽ cho phép giảm thời gian ngưng trệ sản xuất và giảm tỷ lệ sai hỏng ở các khâu sản xuất. Đầu tư có chọn lọc theo mặt hàng thế mạnh, chuyên môn hoá sản xuất là chiến lược Công ty đã thực hiện bước đầu thành công cần tiếp tục thực hiện
Chú trọng nghiên cứu phát triển mẫu mốt
Khi tham gia vào thị trường may thế giới, Công ty luôn phỉa đối mặt với vấn đề lớn là cạnh tranh. Thị trường thế giới là thị trường cạnh tranh mạnh giữa các nhà sản xuất với nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm được coi trọng do tác động của yếu tố thời trang hay nói cách khác đi yếu tố mẫu mốt thời trang tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm may mặc.
Đối với Công ty hiện nay, để chuyển sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt là yêu cầu không thể thiếu được. Nó giúp cho Công ty phát triển theo hướng chủ động, không phụ thuộc vào khách đặt hàng nước ngoài, nhờ đó nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh nhanh chóng chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
Với kinh nghiệm thành công của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như thực trạng của Công ty, để phát triển nghiên cứu mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén, Công ty cần quan tâm đến các biện pháp sau:
à Doanh nghiệp cần có sự liên kết kinh tế kỹ thuật chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm thời trang để có thể tập trung nguồn vốn trí tuệ cho việc hình thành và phát triển các nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Quá trình đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển mẫu mốt lại không thể thu hồi vốn được ngay. Mặt khác, với nguồn hàng gia công lại sẵn có và đem lại lợi nhuận ngay, tuy có thấp nhưng mẫu mốt, kiểu dáng đều có sẵn Công ty không phải lo nghiên cứu sáng tác cũng như chi phí của hoạt động này. Điều này giải thích tại sao công tác nghiên cứu thiết kế chưa được Công ty quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Song đó chỉ là giải quyết khó khăn trước mắt, nếu không có tầm nhìn chiến lược, biết tập trung mọi nỗ lực để có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ cho phát triển nghiên cứu mẫu mốt thì có lẽ chẳng bao giờ Công ty thoát khỏi cảnh lành thuê với giá gia công rẻ mạt. Cho nên giải pháp quan trọng đối với Công ty là phải tập trung mọi điều kiện cho việc nghiên cứu phát triển mẫu mốt.
à Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trang bị hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ hiện đại đảm bảo cho sự tiếp cận nhanh nhất của người sáng tác, thiết kế có xu hướng biến động của thời trang thông qua các tạp chí thời trang trong và ngoài nước, các catologe sản phẩm của các hãng sản xuất thời trang may mặc và đặc biệt là qua mạng Internet. Khi đó Phòng kinh doanh –tiếp thị phải thực sự phát huy vai trò tham mưu cho hoạt động này.
à Chăm lo, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn chuyên làm công tác nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt. Đội ngũ cán bộ này phải được đào tạo có hệ thống tại các trường đào tạo chính quy thiết kế thời trang trong và ngoài nước. Ngoài ra, Công ty có chính sách khuyến khích đội ngũ này không ngừng học hỏi và trau rồi kiến thức về thời trang, chăm lo bồi dưỡng cả đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ làm công tác thiết kế.
à Để công tác nghiên cứu mẫu mốt có thể triển khai được tốt, trong kế hoạch tài chính, doanh nghiệp phải dành cho chi phí nghiên cứu sáng tác thiết kế, chế thử mẫu mốt một cách thích đáng.
Mục đích cuối cùng của công tác nghiên cứu, phát triển mẫu mốt là cho ra đời một cách thường xuyên các mặt hàng may mặc với kiểu dáng phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng khu vực thị trường khác nhau. Ban đầu Công ty có thể lựa chọn cơ cấu sản phẩm có tiềm năng như áo sơ mi, quần tây, áo Jacket, quần áo trẻ em, quần áo TT, quần áo đồng phục tiến hành sáng tạo cải tiến một số chi tiết để tạo ra sản phẩm mới song chỉ bán thử nghiệm tại nội địa hay một số nước láng giềng. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành thiết kế thử nghiệm sản phẩm mới có tính độc đáo riêng như:
+ quần áo diệt vi trùng, trong hoàn cảnh hiện nay dịch bệnh SARS đang là vấn đề rất nguy hiểm và cả thế giới đang quan tâm nên sản phẩm may mặc này sẽ gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất bằng loại sợi có tẩm thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi trùng.
+ quần áo có mùi thơm: Bằng loại có phủ một chất dễ hấp thụ nnhững phân tử có mùi thơm, hay trong túi áo, cổ có đặt một loại giấy thơm, mùi này sẽ bám vào quần áo khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái tỉnh táo.
+ quần áo cách điện phục vụ cho công nhân làm việc trong môi trường điện cao thế…
Công việc nghiên cứu mẫu mốt và thiết kế tuy tốn kém nhưng sẽ giúp cho Công ty tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường từ đó có được những định hướng kinh doanh thiết thực và có hiệu quả. Kinh nghiệm của các nhà sản xuất hàng may mặc lớn của thế giới cho thấy, không ngừng đổi mới và cải thiện mẫu mốt ngay cả khi đạt đỉnh cao của uy tín là bí quyết quan trọng để thành công và không bị tụt hậu so vơí đối thủ cạnh tranh.
Đảm bảo yêu cầu về giao hàng
Giao hàng đúng hạn là yêu cầu quan trọng với sản phẩm may mặc do yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang. Vì vậy cần:
- Chủ động trong vận chuyển trong bốc dỡ hàng hoá
- Sắp xếp, tổ chức sản xuất một cách hợp lý các mã hàng tránh để tình trạng có lúc dây chuyền sản xuất để trống nhưng có lúc sản xuất không kịp để giao hàng đúng thời hạn.
- Có những cán bộ có kinh nghiệm chuyên trách khâu làm thủ tục xuất khẩu, đặc biệt là những cán bộ đã qua đào tạo tại trường đại học Ngoại Thương, Kinh tế, tránh để tình trạng hàng sản xuất xong nhưng không thể xuất được.
Chú trọng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Nhiều nước đăng ký nhẵn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện nay các doanh nghiệp may của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác do đó sản phẩm may mặc mang nhẵn hiệu “Made in Viet Nam” là rất ít khách hàng biết đến trên thị trường. Để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may mặc của Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng cần khẳng định vị trí trên thị trường thế giới bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đăng ký nhẵn hiệu hàng hoá phải chịu chi phí cao có khi lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy để tiết kiệm chi phí, Công ty có thể kết hợp với một số doanh nghiệp may khác để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
1.5 Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc tại chỗ cho khách du lịch nước ngoài và kiều bào về thăm tổ quốc.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành du lịch cũng có những bước tiến bộ đáng kể. Nhịp độ khách quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm là 20%. Năm 2002 đón 2,3 triệu khách quốc tế, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt khá cao so với mức tăng 9,2% của năm 2001. Khách du lịch đến từ nhiều nước và lãnh thổ như Malaysia, Hàn Quốc, Trung quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha,Thuỵ sĩ, Nhật Bản, Mỹ…Tổng cục du lịch Việt Nam dự báo với tốc độ tăng trưởng này và đặc biệt là Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức SEAGAME 22 vào tháng 12 sắp tới, đây là ngày hội lớn của các nước ASEAN cho nên lượng khách nước ngoài vào Việt Nam có thể nên tới 2,8 triệu người. Do đó đây là một cơ hội để công ty may Chiến Thắng cũng như các doanh nghịêp may mặc tiếp cận với khách nước ngoài. Điều đó cũng có ý nghĩa như việc phát triển thị trường tiêu thụ và các mặt hàng Công ty có thể khai thác là quần áo thể thao, quần sooc, quần áo thiết kế trên chất liệu truyền thống là tơ tằm và thổ cẩm…Hình thức xuất khẩu tại chỗ này tuy mơi mẻ và nguồn thu ngoại tệ không lớn nhưng đây cũng là dịp Công ty giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng nước ngoài là có thể tìm kiếm được các đối tác thực hiện đơn hàng xuất khẩu trực tiếp sau này. Các biện pháp cụ thể:
+ Tiến hành sản xuất một số lô hàng mẫu để chuẩn bị tung ra thị trường vào tháng 11 với những sản phẩm chính là quần áo thể thao, quần sooc, áo sơ mi và một số loại quần áo may trên chất liệu thổ cẩm và tơ tằm.
+ Lấy tên giao dịch CHIGAMEX làm nhẵn hiệu cho sản phẩm
+ Bao bì bao gói sản phẩm phải được hoàn thiện và hấp dẫn hơn. Nếu bao bì đẹp thì tạo ấn tượng rất tốt với khách hàng và trên bao bì ghi rõ tên, địa chỉ của Công ty và cả cửa hàng giới thiệu sản phẩm để gây nhớ.
+ Nếu có điều kiện Công ty có thể thực hiện chương trình tài trợ cho một số bộ môn thể thao như bóng đá để quảng bá sản phẩm của mình.
2. Giải pháp thuộc về phía nhà nước.
Trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp và đẩy mạnh thị trường nhằm đạt mục tiêu đề ra, công ty may Chiến Thắng gặp không ít khó khăn mà bản thân ngành dệt may không thể giải quyết nổi đó là vấn đề vốn đầu tư, thông tin xuất nhập khẩu và thị trường, các mối quan hệ thương mại quốc tế. Do đó Công ty cũng như ngành dệt may rất cần các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ.
Vào năm 2005, sản phẩm dệt may phải hoà nhập lại theo các nguyên tắc chung của WTO, một mặt tạo ra thuận lợi cho các nước xuất khẩu, mặt khác tạo ra thử thách với các nước có sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Vì vậy trong hoàn cảnh nguồn vốn còn hạn hẹp, hình thức xuất khẩu hàng FOB còn mới mẻ, chiến lược đầu tư đúng đắn có hiệu quả cho ngành dệt may Việt Nam là tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may nói chùng và hàng FOB nói riêng của nước ta trong thời gian tới, xin đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước:
2.1 Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc có thể thể tìm hiểu và phát triển thị trường, cơ quan chủ quản, bộ, ngành, hiệp hội may cần phối hợp nghiên cứu để đưa ra một tổ chức có tính chất chính quy và pháp lý, có trách nhiệm tư vấn, môi giới hỗ trợ các doanh nghiệp may về các thông tin về thị trường một cách khoa học, chính xác và có hệ thống.
Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may và Hội hiệp may Việt Nam cần phối hợp thống nhất, trở thành đầu mối giới thiệu hàng, liên kết các doanh nghiệp để tạo điều kiện mở rộng thị trường và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp may Việt Nam.
Hiện nay, với tư cách là thành viên của ASEAN, nước ta đã tham gia vào Liên đoang công nghiệp dệt Châu á, do đó trong thời gian tới Chính phủ đẻ có thể hỗ trợ cac doanh nghiệp dệt may có thể thâm nhập sâu vào thị trường dệt may thế giới Chính phủ cần nhanh chóng thúc đẩy quá trình Việt Nam trở thành thành viên của WTO và tham gia hiệp định ATC.
Chính phủ và các bộ phận ngành cần tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên EU để đẩy mạnh đàm phán nhằm yêu cầu uỷ ban Châu Âu nâng mức hạn ngạch dệt may dành cho nước ta để tạo điều kiện tăng khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp may Việt nam, đặc biệt là xuất khẩu theo hình thức FOB.
Đối với thị trường Mỹ, sau khi hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết, nhanh chóng tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm mở đường cho việc Hoa Kỳ trao cho ta quyền tối huệ quốc. Đồng thời nhà nước thông qua các cơ quan ngoại giao của mình tại Hoa Kỳ hỗ trợ các doành nghiệp dệt may trong tìm kiếm thông tin nghiên cứu thị trường, bước đầu tạo lập quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu hàng dệt may nước này.
Để giúp ngành dệt may quay trở lại các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, Chính phủ cần tiến hành đàm phán với các này về phương thức thanh toán và ký kết các văn kiện cấp nhà nước để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của ta vào thị trường này.
2.2 áp dụng một chính sách tín dụng phù hợp với ngành dệt may xuất khẩu
Tín dụng và trợ cấp xuất khẩu là công cụ hữu hiệu của nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Đối với ngành dệt may một ngành rất khuyến khích xuất khẩu, nhà nước cần có chính sách phù hợp như:
- Thành lập quỹ bảo hiểm và quỹ hỗ trợ chung cho cả nước, đồng thời cho phép Tổng công ty dệt may thành lập quỹ bảo hiểm riêng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi giá cả thế giới biến động cũng như khi gặp rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua công cụ lãi suất. Một điều hết sức quan trọng là nhà nước cần cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho dự án phát triển vùng trồng bông để trong tương lai có thể tự túc nguyên liệu cho ngành dệt. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn bởi nếu đáp ứng được nguồn nguyên liệu cơ bản chúng ta sẽ có điều kiện tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp và tránh được những bất lợi và thế bị động khi xảy ra những biến động về giá trên thị trường nguyên liệu thế giới.
- Thành lập quỹ thưởng xuất khẩu để có nguồn vốn thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
2.3 Chính sách thuế.
Chính sách thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp may xuất khẩu như thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nhiều trường hợp cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu hoàn chỉnh làm cản trở cho việc thực hiện sản xuất hàng FOB. Cũng nhập vải vào Việt Nam rồi xuất ra sản phẩm, đưa vào thị trường EU, nếu là công ty nước ngoài làm thì không phải chịu thuế, còn các doanh nghiệp trong nước mua vải về để sản xuất hàng xuất khẩu thì phải chịu thuế doanh thu 1%. Vướng mắc đầu tiên là nguồn nguyên liệu đại lý nhập vải vào phải ứng thuế nhập khẩu. Người gia công bị mất 1% thuế doanh thu thì thà ngồi chờ vải khách nước ngoài đem đến gia công có lợi hơn. Và thế là từ chỗ ngành may Việt Nam có thể dành được thế chủ động, thoát ra để mua đứt bán đoạn lại đành phải bị động, ngồi chờ hàng gia công cho nước ngoài. Thêm vào đó là tình trạng một loại nguyên phụ liệu nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao khác nhau vẫn áp dụng cùng mức thuế như hiện nay đã gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Do đó nhà nước cần đổi mới chính sách theo hướng:
- Tiến hành xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho ngàng dệt may. Nhà nước cũng nên miễn thuế nhập khẩu các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc trợ nhuộm trong nước chưa sản xuất được, cho giảm thuế suất VAT vải sợi xuống 5% và tăng thời gian khâu hao cơ bản cho máy sợi và dệt từ 10 đến 15 năm nhằm tạo điều kiện giảm giá thành vải cung cấp trong nước, thúc đẩy việc sử dụng vải sợi để may hàng xuất khẩu.
- Cải thiện thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Cho phép các doanh nghiệp này nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu thay vì phải nộp ngay sau khi mua hàng.
- Có chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng FOB, tận dụng nguyên liệu trong nước xuất khẩu sang thị trường mới.
2.4 Chính sách đầu tư cho ngành dệt và phụ liệu may.
Ngành dệt nước ta hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may xuất khẩu hầu như phải nhập hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất vì chất lượng vải trong nước chưa đủ tiêu chuẩn, đồng bộ cho xuất khẩu. Vì vậy với phương châm “ may là lối ra cho dệt ” cần được thực hiện theo chiều sâu, hình thành một sô cụm sản xuất dệt, in nhuộm hoàn tất với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng vải cho may xuất khẩu.
Từ phân tích thực trạng ngành dệt và phụ liệu may ở nước ta hiện nay cho thấy cần có sự hỗ trợ to lớn của nhà nước cho sự phát triển của ngành dệt và phụ liệu may bên chính những nỗ lực vươn lên của chính các doanh nghiệp.
Trước hết,nhà nước cần có chính sách thích hợp về vốn, tài chính để tạo điều kiện cho đầu tư phát triển ngành dệt. Tuy nhiên quá trình đầu tư phải trọn lọc tránh dàn trải, quán triệt phương trâm lấy đầu tư gắn với thị trường.
Để ngành may mặc xuất khẩu thực sự có nguồn nguyên liệu ổn định thì chuyện giải quyết tận gốc nguồn nguyên liệu cho ngành dệt là vô cùng quan trọng. Muốn vậy nhà nước phải có chính sách trợ giá thoả đáng cho người trồng bông, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp có thể tổ chức thu mua nhanh chóng, tích cực đưa các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho người trồng bông. Bên cạnh đó, nhà nước cũng khuyến khích đầu tư phát triển ngành sản xuất phụ liệu may như chỉ, khoá,cúc, mex…để đảm bảo cung cấp một cách đồng bộ. Giải quyết được nguồn nguyên liệu tại chỗ chính là giải pháp cơ bản lâu dài cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chuyển dần sang phương thữc xuất khẩu trực tiếp.
2.5 Một số kiến nghị khác.
+ Hoàn thiện công tác quản lý hạn ngạch: Năng lực sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của ngành còn lớn hơn nhiêu so với hạn ngạch ta được hưởng. Vì vậy, một mặt Chính Phủ cần đẩy mạnh công tác quản lý và tìm kiếm hạn ngạch mỡi, mặt khác cần hoàn thiện công tác quản lý đảm bảo công bằng, nghiêm minh trong công tác phân bổ. Tổ điều hành của Liên bộ cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện hạn ngạch đạt hiệu quả cao. Đồng thời tăng cường hình thức thưởng hạn ngạch để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất, để xuất khẩu và đặc biệt là xuất khẩu trực tiếp .
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Đối với ngành dệt may nhu cầu xuất khẩu là rất lớn, vì vậy việc duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý như hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, cần phải có giải pháp khéo léo điều chỉnh tỷ giá hối đoái, mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu, chú ý đến tỷ lệ lạm phát trong và ngoài nước, cán cân thương mại và khuynh hướng thay đổi gí của đồng tiền. Việc điều chỉnh cần được thực hiện từ từ qua từng giai đoạn nên tiến hành lúc có lạm phát ỳ và thời điểm khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta đang ở mức tăng.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may: Cần kêu gọi rộng rãi và có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may. Riêng đối với hình thức xuất khẩu FOB cần ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU…Chỉ đạo các bộ, ngành sớm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mà Chính phủ đã đồng ý dành cho ngành dệt may trong chiến lược tăng tốc phát triển
Kết luận
Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đã được Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định, là điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, tăng cường thu nhập quốc dân, là tiền đề để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, ngành Dệt May được đánh giá là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của ngành, công ty may Chiến Thắng đã có những cố gắng, nỗ lực trong việc hoạt động, kinh doanh và sản xuất. Việc thực hiện chuyển đổi từng bước từ phương thức gia công may mặc xuất khẩu sang xuất khẩu hàng FOB đã và đang được Bộ Công nghiệp, Ngành dệt may, các doanh nghiệp may xuất khẩu và Công ty quan tâm, bàn luận và đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn và chiến lược thực hiện.
Việc thực hiện quá trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA đến năm 2003 và xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch buôn bán hàng dệt may vào năm 2005 theo Hiệp định tự do hoá thương mại của WTO sẽ đặt ngành dệt may Việt Nam vào sự cạnh tranh gay gắt truớc những đối thủ nặng ký như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia... Do đó, tạo dựng cho ngành một thế chủ động trong kinh doanh làm hàng xuất khẩu là một yêu cầu bức bách và thật sự cần thiết. Ngoài sự tự lực vươn lên của ngành dệt may không thể thiếu sự giúp đỡ của Chính phủ về cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện chiến lược phát triển của ngành, từ đó chuẩn bị cho ngành dệt may Việt Nam một hành trang tốt từ những năm đầu của thế kỷ XXI này.
Đối với công ty may Chiến Thắng thì việc đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của Công ty trong tương lai. Tuy tỷ trọng của doanh thu xuất khẩu theo hình thức FOB của Công ty trong mấy năm qua còn nhỏ so với gia công xuất khẩu nhưng đã có sự gia tăng rất nhanh chóng. Điều này chứng tỏ xuất khẩu hàng FOB đã thực sự mang lại hiệu quả và phương hướng phát triển của Công ty là hoàn toàn đúng đắn.
Để thực hiện hiệu quả quá trình đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB, công ty may Chiến Thắng phải chuẩn bị tốt nhất về tài chính, công nghệ, lao động… cũng như các biện pháp, bước đi thích hợp tại khác thời điểm khác nhau. Từ đó có thể khai thác tốt những tiềm năng, cơ hội mà Công ty có được và từng bước khẳng định uy tín cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường may mặc quốc tế, tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng đối với sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của Công ty.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – PGS-PTS Vũ Hữu Tửu
(NXB Ngoại thương 1996)
Giáo trình Thương mại quốc tế – PGS.TS Nguyễn Duy Bột
(Đại học KTQD)
Kinh tế học – David Begg.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
(NXB Sự thật )
Kỹ thuật thực hành kinh doanhxuất nhập khẩu tại Việt Nam
(TS Nguyễn Thị Hồng Vân – Nhà xuất bản thống kê 1999)
Giáo trình Kinh tế học quốc tế – GS-PTS Tô Xuân Dân
(NXB Giáo dục 1995)
Công ty may Chiến Thắng –Quá trình hình thành và phát triển và báo cáo công tác thị trường hàng may mặc qua các năm
Quyết định số 11/1998 QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều
hành XNK năm 1998.
Giáo trình Các ngành hinh tế thương mại dịch vụ
(PGS.TS Đặng Đình Đào- Đại Học KTQD)
Các tạp chí Thương mại, Kinh tế và dự báo, Kinh tế và phát triển, Thời báo kinh tế Việt Nam, Ngoại thương và thông tin kế hoạch ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư các số năm 1999,2000, 2001, 2002, 2003, Tham luận của các đơn vị thành viên thuộc TCTy dệt may Việt Nam tại Hội nghị Phát triển thị trường (Hà Nội ngày 3-4-2000).
Luận văn tốt nghiệp khoá 39,40.
Nhận xét của cơ quan thực tập
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29690.doc