Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH thương mại Thụy Dương

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty 4 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 6 Bảng 1.1 : Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty qua các năm 12 Bảng 1.2: Báo cáo kết qủa kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2007 13 Hình 1.3: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty 14 Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm 19 Hình 2.1: Biểu đồ doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thời gian …………………...19 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2003 - 2

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH thương mại Thụy Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
007 20 Bảng 2.3: Doanh thu từng loại sản phẩm qua các năm 21 Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu của từng loại sản phẩm năm 2006 22 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu của từng loại sản phẩm năm 2007 22 Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu một số sản phẩm năm 2006 25 Bảng 2.5: Điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ cạnh tranh 27 Bảng 2.6: Chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường 29 Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty 30 Bảng 2.7: Số lượng cây xăng của Công ty qua các năm 31 Bảng 2.8: Số lượng đại lý, cửa hàng của Công ty qua các năm 31 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số lượng đại lý, cửa hàng của Công ty qua các năm 31 Bảng 2.9: Sự phân bố đại lý, cửa hàng bán lẻ của công ty năm 2007 32 Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụ qua các kênh những năm gần đây 34 Bảng 2.11: Giá dầu Diezel 0,25%S (dầu DO) vận chuyển tới Huội Quảng tại từng thời điểm 37 Bảng 2.12: Chi phí cho từng hình thức quảng cáo qua các năm. 40 Hình 3.1: Sơ đồ quá trình tuyển chọn của công ty 52 LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Thông qua hoạt động tiêu thụ thì các doang nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng, thu hồi lại vốn và tiếp tục quay vòng cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ càng chứng tỏ được vai trò cũng như tầm quan trọng của nó. Tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng cần phải quan tâm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình mới mong tồn tại và phát triển. Công ty TNHH thương mại Thụy Dương kinh doanh trong lĩnh vực thương mại vì vậy mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần phải được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động tiêu thụ của Công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. Với nhận thức và thực trạng đó, em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty TNHH thương mại Thụy Dương” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH thương mại Thụy Dương Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ của Công ty thời gian qua Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Quốc Việt CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THỤY DƯƠNG 1.1/ Một số nét khái quát về công ty TNHH thương mại Thụy Dương 1.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại Thụy Dương Công ty TNHH thương mại Thụy Dương thành lập theo giấy phép số 072457 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 31 tháng 7 năm 1999 với số vốn đầu tư ban đầu là 5.000.000.000 ( Năm tỷ đồng ) và được đóng góp bởi ba thành viên. Một số thông tin về Công ty TNHH thương mại Thụy Dương như sau: Trụ sở chính: 181 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội Số điện thoại: 04.8362557 Fax: 04.8360312 Số tài khoản: 000 54522 0001 ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - chi nhánh Hà nội Từ những năm đầu khi thành lập, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương chủ yếu kinh doanh các mặt hàng chính như cung cấp các tư liệu sản xuất (chủ yếu là xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm sau dầu). Sau một thời gian hoạt động kinh doanh, trên thương trường đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ, có nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh và công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy Công ty đang dự định bổ sung thêm một số ngành nghề khác như: đại lý mua bán ký gửi hàng hoá (chủ yếu là xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm sau dầu), buôn bán tư liệu tiêu dùng, dịch vụ điện tử tin học, môi giới thương mại, kinh doanh nhà hàng. Trong những năm đầu do chưa tiếp cận được nhu cầu của thị trường nên hoạt động kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu tiêu thụ. Nhưng đến nay sản phẩm của Công ty đều tiêu thụ tốt, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ không chỉ ở Hà nội mà còn mở rộng ra các tỉnh lân cận và doanh thu tiêu thụ của Công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. 1.1.2/ Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính của Công ty Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy của Công ty Giám Đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ Phòng kỹ thuật Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Các đại lý, cây xăng Công ty TNHH thương mại Thụy Dương là doanh nghiệp bao gồm các thành viên tham gia góp vốn và kinh doanh tuân thủ theo pháp luật. Tất cả các thành viên trong Công ty đều có chức năng và nhiệm vụ riêng: 1.1.2.1/ Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo bao gồm có 3 người: 1 giám đốc chung, 1 phó giám đốc kinh doanh và 1 phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và các quan hệ đối tác, được ban giám đốc tín nhiệm và bổ nhiệm. Trong trường hợp cụ thể thì Giám đốc có thể uỷ quyền cho thành viên khác đại diện cho Công ty. Giám đốc có quyền cao nhất trong ban giám đốc, được thực thi các quyền hạn trong đó: quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý từ trưởng phó các phòng, ban trở xuống và quyết định các khoản chi phí hay đầu tư. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kinh doanh có nhiệm vụ giúp giám đốc tìm ra các khách hàng tiềm năng, các nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ sản phẩm và điều phối tình hình kinh doanh tại công ty. Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có khả năng cung cấp các sản phẩm mà Công ty cần, đồng thời cũng đề ra các chính sách đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật giúp giám đốc phụ trách về mặt kỹ thuật của các sản phẩm kinh doanh tại Công ty, giám sát chất lượng, quy cách và mẫu mã của từng sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm các đơn vị kinh doanh bạn để trao đổi tìm ra các sản phẩm mới có chất lượng tốt hơn thay thế các sản phẩm kém chất lượng hơn. 1.1.2.2/ Các phòng ban Dưới ban lãnh đạo là các phòng ban và có 4 phòng sau: Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập kho và xuất kho, tư vấn khách hàng các tính năng của các sản phẩm và chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực hạch toán kinh tế, giám sát và điều hành mọi hoạt động tài chính của Công ty, tìm hiểu và thực hiện các chính sách về nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước. Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Trưởng phòng kiêm kế toán TSCĐ Kế toán chi phí giá thành,thanh toán với người mua người bán Kế toán tiền lương, tiền gửi Ngân hàng và quỹ tiền mặt Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư Phòng kế toán đặt dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê, kiểm tra các bộ phận trong Công ty, tuân thủ các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính: * Trưởng phòng kiêm kế toán TSCĐ : Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do kế toán viên thực hiện đồng thời chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về các thông tin do kế toán cung cấp. Ngoài ra kế toán trưởng theo dõi tình hình biến đổi tài sản cố định, tính và trích khấu hao tài sản cố định phân bổ vào chi phí. * Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư: có nhiệm vụ giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành và ghi sổ cái tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp, tổ chức ghi chép, tập hợp chứng từ, kiểm tra kiểm soát các chứng từ phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, tình hình xuất tồn kho hàng hoá. * Kế toán chi phí giá thành, thanh toán với người mua, người bán, theo dõi tiêu thụ : tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm và tính ra giá thành các sản phẩm nhập kho. Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và các chi phí liên quan đến việc tiêu tụ sản phẩm của công ty . Theo dõi công nợ phải thu, phải trả. Hàng tháng lập báo cáo kế hoạch về tiêu thụ từng loại sản phẩm để Công ty đưa ra quyết định nên kinh doanh mặt hàng nào có chất lượng, sức tiêu thụ mạnh và có chính sách ưu đãi tới khách hàng . * Kế toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt: từ bảng chấm công hàng tháng do phòng tổ chức gửi tới kế toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và dựa trên tổng quỹ tiền lương đó tiến hành trích lập tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Theo dõi biến động giao dịch qua tài khoản tại Ngân hàng và quỹ tiền mặt của Công ty. Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ Phòng tổ chức hành chính và bảo vệ có nhiệm vụ duyệt quỹ lương, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại Công ty và kiêm luôn trách nhiệm bảo vệ tài sản cho Công ty. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch phân phối sản phẩm theo đơn đặt hàng của từng khách hàng, giám sát tình hình cung cấp và bảo quản kho tàng vật liệu. 1.1.2.3/ Các đại lý cây xăng Dưới các phòng ban trên là các đại lý, cây xăng được phân bố ở nhiều tỉnh thành và ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội. Nó là cơ sở tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của Công ty, quyền hạn và nghĩa vụ của nó như sau: Mục đích bán hàng là đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn khu vực. Đứng đầu là cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hoạt động kinh doanh, về lao động và về quản lý hàng hoá. Công nhân làm nhiệm vụ bán hàng được chia làm 4 ca, phục vụ cả 24 giờ trong ngày. Kế hoạch nhập hàng căn cứ vào nhu cầu thực tế tại các khu vực thị trường và khả năng sức chứa từng thời điểm. Công ty sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng và vận chuyển đến cho các cửa hàng. Khi nhận hàng cửa hàng phải có trách nhiệm kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho. Nếu có vấn đề thừa thiếu, kém chất lượng hàng hoá thì lập biên bản, cả hai bên cùng kí và gửi lên Công ty xử lý. Khi nhận bàn giao ca, ca trưởng phải có trách nhiệm kiểm tra số máy qua cột bơm và sản lượng hàng hoá hiện tại đối với các loại dầu mỡ, các hộp phi gas và kiểm tra trang thiết bị, máy móc dụng cụ. Cuối ca, ca trưởng kiểm tra hàng hoá và tiền hàng đã bán, giao về quỹ cửa hàng, đối với tiền, hàng hoá giao cho ca sau. Cuối tháng, căn cứ lượng hàng xuất nhập theo bảng kê định kỳ, cửa hàng lập báo cáo biểu thống kê bao gồm: báo cáo cân đối hàng hoá các loại nhập xuất tồn; báo cáo công nợ; báo cáo công nợ chi tiết khách; báo cáo thu nộp tiền; báo cáo sử dụng chứng từ tài chính. 1.2/ Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại Công ty TNHH thương mại Thụy Dương 1.2.1/ Sản phẩm Công ty TNHH thương mại Thụy Dương kinh doanh mặt hàng chủ yếu là xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm sau dầu: Xăng thì có xăng A92 và xăng A95 phục vụ cho nhu cầu của người dân và có bán tại các cây xăng Dầu thì có dầu diesel 0,25%S, dầu diesel 0,5%S (dầu DO) phục vụ cho việc chạy các loại ôtô trọng tải lớn, các loại máy móc thi công công trình xây dựng … Các sản phẩm sau dầu: hiện nay công ty có kinh doanh rất nhiều các sản phẩm sau dầu như dầu Advan, dầu Mobil one, dầu Mobilgear, dầu Fanh, dầu Vacuoline, dầu Supertrans, dầu Mêkông…Ngoài ra còn có các loại mỡ như: mỡ HTC, mỡ NO, mỡ XHP, mỡ SHC và nước mát Mặt hàng xăng dầu liên quan đến toàn bộ nền sản xuất và đời sống dân cư, hơn nữa nước ta chưa sản xuất được nên mặt hàng này vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định và không bị ảnh hưởng do biến động xăng dầu, Nhà nước đã can thiệp vào việc quản lý mặt hàng này. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua việc quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước sẽ giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp đầu mối. Hiện nay theo nghị định 55, giá xăng nói là doanh nghiệp tự quyết nhưng thực chất doanh nghiệp chỉ được quyền đề xuất, thực hiện hay không vẫn phải thông qua liên bộ Tài chính - Công thương định hướng. Có ba lý do khiến Nhà nước vẫn phải can thiệp để kìm giữ giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Thứ nhất, là an ninh năng lượng. Thứ hai là khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Lý do này xuất phát từ áp lực đến ngân sách và tác động tới các ngành đang sử dụng nhiều xăng dầu để sản xuất kinh doanh. Thứ ba là áp lực tăng giá xăng dầu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên theo cơ chế mới, doanh nghiệp sẽ được nới lỏng thêm một bước là được quyền đưa ra mức giá định hướng cho cả năm trên cơ sở giá cả các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu và đăng ký liên bộ Tài chính - Công thương để áp dụng cho cả năm. Các cơ quan chức năng đang nhanh chóng nghiên cứu và triển khai đề án điều hành giá bán lẻ xăng dầu, trong đó sẽ đưa vào hoạt động quỹ bình ổn xăng dầu trong năm nay. Việc thực hiện đề án xăng dầu là một bước chuẩn bị quan trọng trong việc thực hiện lộ trình đưa giá xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường. Theo đó, khi giá xăng dầu ở mức thấp thì doanh nghiệp đóng góp một phần lãi vào quỹ và đến khi giá xăng dầu tăng thì quỹ sẽ là nguồn hỗ trợ một phần thiệt hại cho doanh nghiệp, nhằm giữ giá xăng dầu không tăng quá cao. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước sẽ không phải điều chỉnh ngay giá bán mỗi khi giá thế giới biến động và các biện pháp điều hành giá xăng dầu sẽ chủ động hơn.  1.2.2/ Khách hàng Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 8%, thêm vào đó là thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Điều đó dẫn đến nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân và các doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các công ty xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất. Có thể kể ra đây một số khách hàng lớn và quen thuộc của Công ty như: - Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex - Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long - Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ môi trường Hà Nội - Công ty cổ phần Licogi - Công ty TNHH Cavico…….. Bên cạnh đó, Công ty cũng cho xây dựng những cây xăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ của người dân. Công ty có mạng lưới tiêu thụ trên khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Nam Hà, Sơn La hay Hà Tây… Đối với từng nhóm khách hàng thì Công ty lại có những chủ trương khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng: Đối với nhóm khách hàng là các cơ sở kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân sử dụng nhiều diesel và nhiên liệu đốt lò, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, Công ty chủ trương dành cho nhóm khách hàng này những ưu đãi nhất định về nguồn, giá cả, công nợ. Đối với nhóm khách hàng tiêu dùng trực tiếp với số lượng nhỏ lẻ, Công ty cùng với hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ của mình luôn nỗ lực phục vụ với tinh thần đủ số lượng, đúng chất lượng và thời gian mở cửa bán hàng. 1.2.3/ Các phương thức bán hàng tại Công ty Khác với những doanh nghiệp thương mại, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương là một đơn vị vừa mang tính chất kinh doanh thương mại vừa mang tính chất phục vụ. Với đặc điểm kinh doanh ngành nghề đa dạng của Công ty mà chủ yếu là các sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm sau dầu do đó công việc của Công ty gắn chặt vào một dây chuyền từ khâu nhập hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Thực tế những năm gần đây do sự gia tăng các loại máy móc phục vụ sản xuất cũng như đời sống nhân dân được cải thiện vì vậy sản phẩm của Công ty cũng tiêu thụ mạnh trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, Công ty đã và đang áp dụng nhiều hình thức tiêu thụ khác nhau: 1.2.3.1/ Hình thức bán buôn Đây là hình thức mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho Công ty. Các khách hàng chính của Công ty là các công ty xây dựng, các công ty môi trường…hoặc các đại lý của Công ty đặt tại các tỉnh lân cận Hà Nội như Nam Hà, Sơn La… Đối với hình thức bán buôn, Công ty đã tổ chức giao hàng tới các đại lí với phương châm bán số lượng nhiều với tất cả sản phẩm như xăng dầu mỡ nhờn và các sản phẩm sau dầu và phương thức thanh toán là trả chậm. 1.2.3.2/ Hình thức bán lẻ Công ty đã tiến hành bán các sản phẩm tới các cửa hàng bán lẻ với số lượng ít và phương thức thanh toán ngay. Ngoài ra, Công ty cũng có một số cửa hàng bán lẻ phục vụ người tiêu dùng. Những năm đầu mới thành lập Công ty có 2 cây xăng và đến nay Công ty đã có 6 cây xăng trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Cây xăng 14 – 181 Hoàng Quốc Việt Cây xăng 10- Hoàng Quốc Việt Cây xăng Cổ Nhuế Cây xăng Xuân Đỉnh Cây xăng 463 Đội Cấn Cây xăng ở Trường Chinh Sắp tới Công ty có dự định đầu tư xây dựng thêm một số cây xăng ở các vùng lân cận như Láng Hoà Lạc… 1.2.4/ Tình hình nhân sự Công ty hiện nay có 128 cán bộ, nhân viên trong đó: Trên đại học : 4 người Đại học, cao đẳng : 58 người Trung cấp : 6 người Công nhân kỹ thuật : 18 người Lao động trực tiếp : 42 người Phần đông nhân viên trong Công ty phải kiêm nhiều việc và thực hiện nhiều chức năng. Trong Công ty, các nhân viên thuộc các phòng ban chủ yếu đều là lực lượng trẻ, năng động và có trình độ. Trong tổng số cán bộ, nhân viên thì có đến gần 50% ở trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học. Đây là một trong những điểm mạnh của Công ty. Số cán bộ nhân viên của Công ty trong những năm gần đây có tăng nhưng với mức độ thấp, đó là sự quán triệt tinh thần gọn nhẹ, hiệu qủa trong cơ cấu quản lý, tiết kiệm chi phí và lấy hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu số một. Bảng 1.1 : Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty qua các năm Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nhân sự 76 93 107 121 128 Nguồn:Phòng tổ chức hành chính Khẳng định quan điểm coi yếu tố con người là nền tảng cho sự phát triển của Công ty, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương rất coi trọng công tác nâng cao chất lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm, Công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hoạt động đào tạo và kiểm tra, bảo vệ sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn về các chủ đề chuyên môn nghiệp vụ khác nhau nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho nhân viên được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, đời sống của người lao động cũng được quan tâm chu đáo, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp người lao động yên tâm gắn bó, cống hiến cho đơn vị. Tạo cơ hội bình đẳng cho từng cán bộ công nhân viên để có thể phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của họ trong công việc là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách con người của Công ty TNHH thương mại Thụy Dương. 1.3/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 1.3.1/ Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 1.2: Báo cáo kết qủa kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2007 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 75.771.445 124.123.237 159.155.401 215.055.638 Giá vốn hàng bán 73.094.452 120.861.578 155.859.270 211.598.429 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.676.993 3.261.659 3.296.131 3.457.209 Doanh thu từ hoạt động tài chính 7.649 12.364 24.135 21.321 Chi phí hoạt động tài chính 459.645 669.326 526.154 435.712 Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng 1.953.355 2.292.329 2.422.467 2.521.254 Lợi nhuận trước thuế 271.642 312.368 371.645 521.564 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.060 87.463 104.061 146.037 Lợi nhuận sau thuế 195.582 224.905 267.584 375.527 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2004-2007 như sau: Từ năm 2004 đến năm 2007 thì doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng qua các năm. Nếu như năm 2004 doanh thu của Công ty mới chỉ đạt 75 tỷ thì đến năm 2007, con số này đã là 215 tỷ, tăng gấp 3 lần so với năm 2004. Điều đó phần nào chứng tỏ được thành công của Công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá, khai thác nhu cầu của khách hàng. Doanh thu tăng cũng kéo theo lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng qua các năm. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua biểu đồ sau: Hình 1.3: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty trong giai đoạn 2004-2007 Đơn vị:Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy từ năm 2004 đến năm 2007 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng: Năm 2005, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 224.905 nghìn đồng, tăng 29.323 nghìn đồng (tương ứng tăng 15%) so với năm 2004 Năm 2006, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 267.584 nghìn đồng, tăng 42.679 nghìn đồng (tương ứng tăng 18,97 %) so với năm 2005 Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Công ty là 375.527 nghìn đồng, tăng 107.943 nghìn đồng (tương ứng tăng 40,3 %) so với năm 2006 Như vậy, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2006 so với năm 2005. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 so với năm 2005 lại tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2005 so với năm 2004. Nó phần nào chứng tỏ được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Doanh thu, lợi nhuận qua mỗi năm tăng lên thì lượng tiền Công ty nộp vào Ngân sách Nhà nước cũng tăng lên: Bảng 1.3: Tình hình nộp ngân sách nhà nước của Công ty Đơn vị:nghìn đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Thuế VAT 197.350 467.327 417.302 429.566 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.060 87.463 104.061 146.037 Tổng 273.410 554.790 521.363 575.603 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Năm 2004, Công ty nộp vào ngân sách nhà nước 273.410 nghìn đồng thì đến năm 2007, con số này đã là 575.603 nghìn đồng, tăng gấp đôi so với năm 2004. Đây tuy chưa phải là một con số lớn nhưng nó cũng thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty đối với sự nghiệp phát triển của nước nhà. Công ty đã và đang có những chính sách chiến lược phát triển để làm giàu cho Công ty và cho đất nước. 1.3.2/ Tình hình tài chính của công ty những năm gần đây Bảng 1.4: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng TS 11.589.685 100 14.255.356 100 16.826.475 100 TSLĐ 7.624.501 65,79 9.420.200 66,08 11.172.160 66,39 TSCĐ 3.965.184 34,21 4.835.156 33,92 5.654.315 33,61 Tổng NV 11.589.685 100 14.255.356 100 16.826.475 100 Nợ phải trả 8.713.528 75,18 10.823.922 75,93 11.971.939 71,15 Vốn CSH 2.876.158 24,82 3.431.434 24,07 4.854.536 28,85 Nguồn: phòng kinh doanh Nhin vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình tài chính của Công ty những năm gần đây là khá ổn định. Tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm. Trong cơ cấu tài sản của Công ty thì tài sản lưu động thường ở mức 65% - 66% tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty có một lượng tiền lưu động khá lớn, đó có thể là các khoản tiền mặt, các khoản phải thu của khách hàng hay lượng xăng dầu tồn kho. Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì khoản nợ phải trả cũng luôn giữ ở mức ổn định là 71% - 75% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu và tài sản cố định cũng liên tục tăng qua các năm. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn này là khá hợp lý, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra một cách thuận lợi. 1.4/ Những thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH thương mại Thụy Dương 1.4.1/ Thuận lợi - Công ty TNHH thương mại Thụy Dương là một đơn vị hạch toán độc lập, có trụ sở và con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên việc kí kết hợp đồng, giao dịch thương mại với các doanh nghiệp khác là đúng pháp luật và được nhà nước bảo hộ. - Nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để Công ty có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận. - Công ty luôn tìm cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn giao hàng cho các bạn hàng đúng chất lượng, số lượng và thời gian. Vì vậy, Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và trở thành địa chỉ tin cậy để các bạn hàng tìm đến. - Mối quan hệ giữa công ty với ngân hàng luôn được giữ vững, đảm bảo cho hoạt động tài chinh phục vụ hoạt động doanh ổn định. - Những điều kiện về tài nguyên, xã hội và chính trị được phát huy đã tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó tác động tích cực vào tinh thần của cán bộ công nhân viên của Công ty. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty trẻ, năng động, sáng tạo và có trình độ. Điều đó một phần giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả cao. - Trang thiết bị, máy móc được đầu tư mua mới và sửa chữa định kỳ giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.4.2/ Khó khăn Dù đã có một thời gian để phát triển và cũng đã đạt được nhiều thành công nhưng Công ty vẫn đang gặp phải những khó khăn và cần khắc phục trong thời gian tới: Thứ nhất, đó là tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường Trong điều kiện kinh tế mở cửa, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương cũng không ngoại lệ.Hiện tại trên thị trường có các công ty về xăng dầu như : Công ty Petro Việt Nam,Công ty cổ phần dầu nhớt và hoá chất Vilube Vn, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, Công ty xăng dầu Minh Hồng…Các công ty không ngừng cạnh tranh về thị phần và khách hàng. Nền kinh tế càng phát triển thị cạnh tranh diễn ra càng găy gắt. Do vậy để giữ vững thị phần và vị thế của mình trên thị trường Công ty cần phải có những chiến lược về chất lượng và giá cả để thu hút khách hàng và giữ vững lượng khách hàng đã có của mình. Thứ hai, là sự biến động không ngừng của thị trường dầu mỏ trên thế giới Tình hình thị trường dầu mỏ trên thế giới luôn biến động, Việt Nam là nước xuất dầu thô và phải nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ từ nước ngoài. Do vậy thị trường dầu mỏ trong nước chịu tác động lớn từ nước ngoài. Sự biến động này cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Nó ảnh hưởng tới nguồn cung cấp hàng cho Công ty, ảnh hưởng tới giá cả của các mặt hàng, ảnh hưởng tới nhu cầu của khách hàng… Thứ ba, hiệu quả sử dụng lao động tại công ty chưa cao Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, Công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị văn phòng cho đội ngũ nhân viên nhằm đạt được hiệu suất làm việc cao nhất song vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác này như: Công ty chưa thực sự khai thác hết khả năng tiềm tàng của nhân viên, chưa tạo ra được môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, chưa thực hiện tốt công tác khen thưởng công minh cũng như kỷ luật nhằm khuyến khích họ làm việc có hiệu quả. Đây là những khó khăn, tồn tại mà công ty cần tìm biện pháp khắc phục trong thời gian tới. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THỜI GIAN QUA 2.1/ Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty thời gian qua 2.1.1/ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm Bảng 2.1: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 80.985 75.771 124.123 159.155 215.055 Nguồn: phòng kinh doanh Hình 2.1: Biểu đồ doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty liên tục tăng qua các năm: Năm 2003 doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty là 80.905 triệu đồng. Năm 2004, doanh thu tiêu thụ của Công ty là 75.771 triệu đồng, giảm 5.134 triệu đồng (tương ứng 6,35 %) so với năm 2003. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu thụ của Công ty trong thời gian này không được tốt và các đơn đặt hàng lớn không nhiều. Năm 2005, doanh thu của Công ty là 124.123 tỷ đồng tăng 48.352 triệu đồng so với năm 2004 (tương ứng 63,8%). Có sự gia tăng đột biến như vậy là do năm 2004 không đạt được kế hoạch đề ra nên đến năm 2005 Công ty đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ như: xây dựng thêm cây xăng, mở rộng thêm hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ, ký kết các hợp đồng cung cấp nhiên liệu lớn với các công ty xây dựng và các công ty môi trường…Thêm vào đó là nhu cầu của khách hàng cũng ngày một lớn. Năm 2006, doanh thu tiêu thụ của Công ty là 159.155 triệu đồng, tăng 35.032 triệu đồng (tương ứng 28,22%). Năm 2007, doanh thu tiêu thụ của Công ty là 215.055 triệu đồng, tăng 55.900 triệu đồng (tương ứng 35,12%). Doanh thu tăng thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2.1.2/ Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ những năm gần đây Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2003 - 2007 Đơn vị: triệu đồng Năm DT Kế hoạch DT Thực hiện %DT Kế hoạch 2003 82.388 80.905 98,2% 2004 90.354 75.771 83,9% 2005 112.256 124.123 110,6% 2006 137.648 159.155 115,6 2007 195.723 215.055 109,9% Nguồn: Phòng kinh doanh Trong hai năm 2003 và 2004 Công ty đã không đạt được kế hoạch đã đề ra, cụ thể: Năm 2003, Công ty chỉ đạt 98,2 % doanh thu kế hoạch. Năm 2004, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của Công ty còn thấp hơn so với năm 2003. Trong năm này, doanh thu tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 83,9% so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây do có chiến lược đúng đắn, có các biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và do các điều kiện khách quan khá thuận lợi nên doanh thu tiêu thụ của Công ty không những đạt mà còn vượt so với kế hoạch đã đề ra. Cụ thể: năm 2005, Công ty đạt 110,6 % doanh thu kế hoạch, vượt kế hoạch 10,6%; năm 2006, Công ty đạt 115,6% doanh thu kế hoạch, vượt kế hoạch 15,6% và năm 2007, Công ty đạt 109,9% doanh thu kế hoạch, vượt kế hoạch 9,9%. 2.1.3/ Doanh thu._. của xăng, dầu và sản phẩm sau dầu qua các năm Bảng 2.3: Doanh thu từng loại sản phẩm qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Sản phẩm 2005 2006 2007 DT % DT % DT % Xăng 36.169 29,14 47.623 29,92 57.211 26,6 Dầu 57.142 46,04 76.774 48,24 118.194 54,96 Sản phẩm sau dầu 30.812 24,82 34.758 21,84 39.650 18,44 Tổng 124.123 100 159.155 100 215.055 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu của từng loại sản phẩm năm 2006 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu của từng loại sản phẩm năm 2007 Nhìn vào biểu đồ có thể thấy trong thời gian vừa qua doanh thu tiêu thụ từ dầu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu tiêu thụ từ sản phẩm sau dầu lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Công ty có rất nhiều các bạn hàng lớn là những công ty xây dựng và các công ty môi trường. Nhận biết được thực tế trên, Công ty đã có những biện pháp, chính sách nhất định để tăng sản lượng tiêu thụ của loại sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. 2.2/ Các giải pháp mà Công ty áp dụng 2.2.1/ Hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường Thị trường luôn luôn có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường chính là môi trường mà một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thị trường bao gồm khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung cấp..v.v.. và tất cả các nhân tố đó ít hay nhiều đều tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay thì công tác nghiên cứu thị trường ngày càng trở nên quan trọng hơn và ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp tìm ra được những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được điều đó, Công ty thương mại Thụy Dương cũng thường xuyên có những chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác này thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. 2.2.1.1/ Nghiên cứu cầu về sản phẩm Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng đều phải nghiên cứu cầu. Nghiên cứu cầu sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng của mình là ai, họ ở đâu, họ có nhu cầu gì và họ cần bao nhiêu… Đây là một công việc rất quan trọng và nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Công ty TNHH thương mại Thụy Dương là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, nhập hàng về để bán cho khách hàng vì vậy mà công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng càng cần phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên hơn. Qua quá trình nghiên cứu, Công ty chia khách hàng của mình thành hai đối tượng chính: Thứ nhất: đó là những người tiêu dùng nhỏ lẻ mua xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Thứ hai: đó là các công ty mua với số lượng lớn (chủ yếu là các công ty xây dựng mua về để chạy máy thi công, các công ty môi trường và các công ty kinh doanh xăng dầu khác). Ngoài ra, Công ty cũng chia thị trường tiêu thụ của mình thành hai thị trường chính: thị trường trên địa bàn Hà Nội và thị trường ở các tỉnh lân cận như Nam Hà, Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng… Đối với đối tượng thứ nhất là những người tiêu dùng nhỏ lẻ, một giải pháp của Công ty đó là cho xây dựng các cây xăng nhằm phụ vụ nhu cầu khách hàng. Để xây dựng một cậy xăng tại một địa điểm nào đó đòi hỏi Công ty phải xem xét tới rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố rất quan trọng đó là nhu cầu của khách hàng. Qua quá trình nghiên cứu cầu, Công ty sẽ biết được tại một địa điểm nào đó nhu cầu về xăng dầu của người dân là bao nhiêu và nó đã được đáp ứng hay chưa, nếu đã được đáp ứng thì đáp ứng bao nhiêu %… Từ đó công ty sẽ quyết định xem có nên đặt cây xăng tại địa điểm đó hay không và nếu có đặt thì đặt 3 cột bơm hay 6 cột bơm…Phương pháp nghiên cứu mà Công ty sử dụng trong trường hợp này là phương pháp điều tra gián tiếp thông qua các số liệu thống kê (Ví dụ như mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người, số cây xăng trên địa bàn…). Đối với đối tượng thứ hai là các công ty mua với số lượng lớn, Công ty thường sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp, tức là phòng kinh doanh trực tiếp gọi điện liên lạc với khách hàng hoặc cử nhân viên đến để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng nó cũng có những hạn chế đó là phạm vi áp dụng của nó chỉ bao gồm các khách hàng truyền thống và quen thuộc và rất khó để có thể áp dụng phương pháp này đối với các khách hàng mới. Ngoài ra một cách khác để doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu từ khách hàng là thông qua các số liệu có sẵn từ các năm trước. Cách làm này cũng còn đơn giản và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu một số sản phẩm năm 2006 Đơn vị: Đồng Mặt hàng Dự báo Số lượng Dự báo doanh thu (chưa thuế) Mã Tên Đơn vị tính ATF Dầu ATF 220 hộp 570 25.209.200 1300 Dầu 1300 15W/40 Lít 82.100 1.963.868.700 DSP Dầu Supetrans Kg 35.950 576.552.070 FANH Dầu fanh Lon 2.320 87.001.850 D50 Dầu 50 Lít 78.290 1.488.651.460 D424 Dầu Rarus Lít 6.240 147.060.020 D68 Dầu 68 Lít 168.450 3.246.213.220 XHP222 Mỡ XHP 222 Kg 3.760 197.229.100 MO Mỡ EP Kg 36.310 1.435.807.330 NM Nước mát Lon 1.530 63.665.720 Nguồn: Phòng kinh doanh 2.2.1.2/ Nghiên cứu cung về sản phẩm Giống như nghiên cứu cầu, hoạt động nghiên cứu cung cũng có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các chính sách tiêu thụ của Công ty. Hiện nay, việc nghiên cứu cung của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc điều tra các số liệu thống kê về đối thủ cạnh tranh, quan sát các hoạt động kinh doanh, chính sách giá cả hay sản phẩm của họ, thăm dò ý kiến khách hàng để từ đó rút ra được các điểm mạnh điểm yếu của đối thủ. Qua tìm hiểu thì trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm sau dầu. Có thể kể ra đây một số doanh nghiệp như: Công ty xăng dầu khu vực I Công ty TNHH thương mại Hồ Gươm Công ty TNHH thương mại xăng dầu Minh Hồng Công ty TNHH thương mại và vận tải Hà Sơn Công ty TNHH thương mại Phú Thụy Công ty TNHH thương mại xăng dầu Thuỷ Trung Công ty TNHH Tân Phú Thái Công ty xăng dầu chất đốt Hà Nội Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Việt Phương Công ty TNHH Phương Bắc Doanh nghiệp Huyền Trang Trên đây là một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm sau dầu có trụ sở tại Hà Nội. Ngoài ra, tại các thị trường khác của Công ty như Nam Hà, Sơn La hay Lào Cai… Công ty cũng phải cạnh tranh với một số đối thủ khác như Công ty xăng dầu Hà Nam, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình (thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam)… Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các công ty cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng uy tín, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, thời gian giao hàng, chính sách giá cả và chính sách thanh toán…Thêm vào đó, chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố giúp cho các công ty cạnh tranh với nhau. Ví dụ, khi công ty cổ phần xây dựng Sông Đà xây dựng một công trình tại Sơn La, công ty có thể lựa chọn công ty xăng dầu Hà Sơn Bình làm nguồn cung cấp nhiên liệu chính chứ không phải các công ty khác nhằm giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm chi phí nguyên nhiên liệu…Chính vì vậy, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các chính sách tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh và trên cơ sở đó đề ra các chính sách tiêu thụ hợp lý cho công ty mình. Qua công tác nghiên cứu tìm hiểu, Công ty cũng rất quan tâm tới việc tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các chiến lược, biện pháp kinh doanh phù hợp: Bảng 2.5: Điểm mạnh, điểm yếu của một số đối thủ cạnh tranh Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu 1. Công ty xăng dầu khu vực I - Được thành lập từ lâu nên có mối quan hệ bạn hàng tốt với các khách hàng - Thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên có nhiều thuận lợi và ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân khác - Có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp - Có ưu thế về vốn, nguồn hàng và phương tiện vận chuyển - Bộ máy hoạt động còn khá cồng kềnh (hiện nay Nhà nước đang yêu cầu các doanh nghiệp này phải giảm 5% chi phí quản lý để giảm giá xăng dầu) - Chưa linh hoạt trong khâu tiêu thụ 2. Công ty TNHH thương mại xăng dầu Minh Hồng - Có nguồn vốn lớn, quy mô lớn nên có thể đáp ứng được nhiều đơn hàng với số lượng lớn - Có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp - Có đầy đủ phương tiện vận chuyển - Linh hoạt, chủ động trong khâu tiêu thụ - Hoạt động kinh doanh trong nhiều kĩnh vực nên nhiều khi phải phân tán nguồn lực 3. Công ty TNHH Phương Bắc - Là công ty nhỏ nên có thể xâm nhập vào các thị trường ngách - Thiếu phương tiện vận chuyển - Qui mô nhỏ, vốn ít nên không đáp ứng được các đơn hàng lớn - Số lượng các đại lý, cây xăng ít Nguồn: Phòng kinh doanh 2.2.1.3/ Nhận xét về công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty Nhận biết được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường, Công ty TNHH thương mại Thụy Dương đã rất chú trọng đến vấn đề này và nó cũng ít nhiều đã đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế: Thứ nhất: đó là Công ty chưa có một đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, có trình độ, chưa có một bộ phận chuyên phụ trách về hoạt động nghiên cứu thị trường vì vậy mà hiệu quả công việc còn chưa cao. Thứ hai: hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được tiến hành một cách thường xuyên. Thứ ba: các hình thức, phương pháp mà Công ty đang áp dụng còn đơn giản và nhiều khi còn chưa phù hợp. Thứ tư: công tác nghiên cứu của Công ty chủ yếu hướng vào thị trường truyền thống mà ít quan tâm tìm kiếm các thị trường, khách hàng mới. Thứ năm: chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn còn hạn chế: Bảng 2.6: Chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường một số năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Chi phí nghiên cứu thị trường 120 450 145 215 Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng số liệu có thể thấy chi phí nghiên cứu thị trường có tăng qua các năm. Năm 2004, chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty là lớn hơn cả bởi vì năm này công ty tiến hành nghiên cứu để dự định năm 2005 mở thêm một cây xăng nữa tại Đội Cấn – Hà Nội. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra vẫn còn thấp. 2.2.2/ Xây dựng và quản trị kênh phân phối Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của marketing. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (kênh phân phối) của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn.Chỉ có qua tổ chức và quản lý các kênh phân phối khoa học thì những khả năng này mới được thực hiện. 2.2.2.1/ Thực trạng kênh phân phối của Công ty Hiện nay, Công ty sử dụng hai hệ thống kênh phân phối: đó là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty Công ty TNHH thương mại Thuỵ Dương Đại lý, cửa hàng bán lẻ Khách hàng Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp Thứ nhất, kênh phân phối trực tiếp: Tại kênh phân phối trực tiếp, Công ty nhập hàng về và bán trực tiếp cho các khách hàng.Các khách hàng mua với số lượng lớn có thể đến ký hợp đồng trực tiếp với Công ty hoặc các chi nhánh của Công ty. Còn những khách hàng tiêu dùng nhỏ lẻ có thể mua trực tiếp tại các cây xăng của Công ty. Do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn nên Công ty cũng có những giải pháp nhằm mở rộng kênh phân phối này. Năm 1999 khi mới thành lập Công ty chỉ có 2 cây xăng thì đến nay Công ty đã có 6 cây xăng trên địa bàn Hà Nội và trong tương lai sẽ tiếp tục mở thêm một số cây xăng nữa nhằm bao phủ thị trường, đưa sản phẩm của công ty tới khách hàng và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Công ty cũng thành lập các chi nhánh tại các tỉnh lân cận như Sơn La, Tuyên Quang … nhằm có thể đưa sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh nhất, trực tiếp nhất. Bảng 2.7: Số lượng cây xăng của Công ty qua các năm Năm 1999 2000 2002 2005 Số lượng cây xăng 2 4 5 6 Nguồn: phòng kinh doanh Thứ hai, kênh phân phối gián tiếp: Trong kênh phân phối gián tiếp, Công ty đưa sản phẩm của mình tới khách hàng thông qua một hệ thống các đại lý, các cửa hàng bán lẻ. Các sản phẩm được phân phối qua kênh này chủ yếu là dầu dầu mỡ nhờn… Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã xây dựng được một hệ thống các đại lý, các cửa hàng bán lẻ rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong số đó bao gồm cả những điểm sửa xe hay rửa xe, Công ty cũng liên hệ với họ, tạo mối quan hệ với họ và biến họ trở thành những điểm bán lẻ cho sản phẩm dầu nhờn, dầu mỡ của mình. Số lượng các đại lý, cửa hàng bán lẻ của Công ty liên tục tăng qua các năm: Bảng 2.8: Số lượng đại lý, cửa hàng của Công ty qua các năm Năm 2001 2003 2005 2007 Số lượng 112 134 152 191 Nguồn: phòng kinh doanh Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng số lượng đại lý, cửa hàng của Công ty qua các năm Năm 2001, Công ty mới chỉ có 112 đại lý, cửa hàng bán lẻ thì đến năm 2007 Công ty đã có 191 đại lý, cửa hàng bán lẻ phân bố tại nhiều khu vực thị trường. Số lượng đại lý, cửa hàng bán lẻ của Công ty tăng qua các năm đã cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc kết nạp các thành viên kênh và mở rộng thị trường. Sự nỗ lực đó đã phần nào mang lại hiệu qủa nhất định. Qua biểu đồ trên ta cũng có thể thấy là trong từng giai đoạn thì số lượng các đại lý và cửa hàng bán lẻ của Công ty tăng không đều nhau. Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2003 và 2003 – 2005, mỗi giai đoạn công ty kết nạp thêm khoảng 20 thành viên kênh thì trong giai đoạn 2005-2007 đã có 39 đại lý, cửa hàng bán lẻ được kết nạp thêm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì khi mà nền kinh tế tăng trưởng mạnh thì kéo theo nhu cầu của người dân về xăng dầu cũng như các sản phẩm sau dầu tăng theo và Công ty cần phải mở rộng kênh phân phối của mình để đáp ứng nhu cầu đó. Theo thời gian thì số lượng đại lý, cửa hàng bán lẻ của Công ty ngày càng nhiều nhưng nó lại phân bố không đều ở các khu vực thị trường: Bảng 2.9: Sự phân bố đại lý, cửa hàng bán lẻ của công ty năm 2007 STT Khu vực Đại lý, cửa hàng bán lẻ 1 Hà Nội 116 2 Hà Nam 21 3 Hà Tây 19 4 Hải Phòng 15 5 Quảng Ninh 12 6 Tuyên Quang 6 7 Sơn La 2 Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng số liệu trên có thể thấy rất rõ là số lượng đại lý, cửa hàng bán lẻ của Công ty là khá nhiều nhưng phân bố lại không đều ở các khu vực thị trường. Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhất các đại lý và cửa hàng bán lẻ của Công ty (116 đại lý,cửa hàng bán lẻ). Nhận biết được tầm quan trọng của từng kênh phân phối nên Công ty TNHH thương mại Thụy Dương cũng luôn cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm phát triển cả hai kênh phân phối hiện nay của Công ty: Đối với kênh phân phối trực tiếp, Công ty đề ra các chính sách hỗ trợ như chính sách giá, chính sách quảng cáo, chính sách thanh toán và hỗ trợ vận chuyển… nhằm kích thích lượng tiêu thụ qua kênh này (các chính sách này được trình bày rõ hơn ở phần sau). Thêm vào đó là các cố gắng để mở rộng kênh như xây dựng thêm các cây xăng và các chi nhánh. Đối với kênh phân phối gián tiếp, phòng kinh doanh của Công ty cũng luôn tìm cách mở rộng hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, Công ty cũng có các biện pháp nhằm khuyến khích các thành viên kênh. Có thể kể đến một số biện pháp như: Thứ nhất, hỗ trợ vận chuyển: dù đối với cả các đại lý lớn hay các các điểm bán nhỏ lẻ thì phương châm của Công ty vẫn là đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh nhất và kịp thời nhất. Các nhân viên kinh doanh sẽ giao hàng đến tận nơi và đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ mua với số lượng lớn thì Công ty sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển. Thứ hai, thưởng cho các đại lý, cửa hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn bằng cách thưởng trực tiếp bằng dầu hoặc giảm trừ trên giá. Thứ ba, hỗ trợ bảng hiệu đối với các đại lý mua với số lượng nhiều cũng như các cửa hàng nhỏ lẻ. Thứ tư, luôn quan tâm đến các thành viên kênh: gọi điện để nắm bắt nhu cầu và thăm hỏi tặng quà nhân các dịp lễ tết. Món quà giá trị có thể không lớn nhưng nó thể hiện sự quan tâm của Công ty tới các trung gian, nhờ thế đã góp phần tăng cường mối quan hệ của Công ty với các trung gian. Thứ năm, nâng cấp các cơ sở nhỏ nếu kinh doanh hiệu quả. 2.2.2.2/ Tình hình tiêu thụ qua từng kênh Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụ qua các kênh những năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng Năm Các kênh 2005 2006 2007 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Kênh trực tiếp 106.988 88,62 139.897 87,9 191.881 89,22 Kênh gián tiếp 17.135 13,8 19.258 12,1 23.174 10,78 Tổng 124.123 100 159.155 100 215.055 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng số liệu trên có thể thấy, trong các năm gần đây lượng tiêu thụ qua kênh trực tiếp lớn hơn rất nhiều so với lượng tiêu thụ qua kênh gián tiếp và nó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì Công ty thường xuyên ký các hợp đồng cung cấp nhiên liệu với các công ty xây dựng, công ty môi trường và các công ty kinh doanh xăng dầu khác với giá trị mỗi hợp đồng lên đến vài tỷ đồng. Trong khi đó, các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong kênh gián tiếp lại chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng như dầu nhờn, dầu mỡ có giá trị không quá lớn. Một điều nữa mà ta có thể nhận thấy thông qua bảng số liệu trên đó là doanh thu tiêu thụ qua kênh gián tiếp liên tục tăng qua các năm. Điều này có được là do Công ty đã không ngừng mở rộng hệ thống các đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của kênh gián tiếp trong tổng doanh thu lại giảm dần qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của kênh gián tiếp trong tổng doanh thu là 13,8%, đến năm 2006 con số này là 12,1% và đến năm 2007 thì chỉ còn lại là 10,78 %. 2.2.2.3/ Một số đánh giá về hoạt động xây dựng và quản trị kênh phân phối hiện nay của Công ty Công ty TNHH thương mại Thụy Dương hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại vì vậy Công ty đã rất quan tâm tới việc xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối. Và với những nỗ lực của mình, Công ty đã thu được những thành quả nhất định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Những mặt tích cực mà Công ty đã đạt được trong hoạt động này là: Qua nhiều năm hoạt động Công ty đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Kênh phân phối hiện nay của Công ty hiện đã vươn tới nhiều thị trường và doanh thu tiêu thụ của các đại lý, cây xăng hay cửa hàng ngày càng tăng. Công ty cũng có kế hoạch phát triển kênh phân phối một cách đúng đắn, tăng cường đầu tư vào kênh phân phối trực tiếp và kết quả là doanh thu tiêu thụ của kênh này ngày càng tăng, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Một số chính sách, biện pháp khuyến khích các thành viên kênh đã được áp dụng và đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Nhờ đó mà Công ty cũng đã tạo lập và duy trì được mối quan hệ khá tốt với các đại lý và các cửa hàng bán lẻ của mình. Đội ngũ nhân viên kinh doanh của Công ty giàu kinh nghiệm, có năng lực vì vậy đã góp phần rất lớn vào việc mở rộng thị trường và tạo mối quan hệ với các đại lý,cửa hàng bán lẻ. Công ty cũng đã rất chú trọng đến việc lấy thông tin phản hồi từ các trung gian trong kênh phân phối nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thực tế là hiệu quả đạt được từ công việc này cũng khá cao, một phần nào đó đã giúp nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số vấn đề hạn chế còn tồn tại: Thứ nhất, kênh phân phối của Công ty tuy đã vươn tới nhiều khu vực thị trường tuy nhiên một số thị trường vẫn còn bỏ ngỏ. Một số thị trường giàu tiềm năng như Nam Định, Phú Thọ hay Hưng Yên… Công ty vẫn chưa thiết lập được hệ thống cửa hàng phân phối tại đó. Do chính sách của Công ty và do điều kiện tiềm lực kinh tế còn hạn hẹp nên các thị trường này vẫn chưa được quan tâm khai thác, vì vậy đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trước. Thứ hai, hoạt động mở rộng kênh phân phối của Công ty nhiều khi vẫn còn chạy theo số lượng. Công ty chưa quan tâm đến việc đưa ra các tiêu chí cụ thể, chặt chẽ trong việc kết nạp các thành viên kênh vì vậy đôi khi chất lượng của các thành viên kênh này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hình ảnh của Công ty và hoạt động tiêu thụ của Công ty. Thứ ba, một số đại lý, cửa hàng bán lẻ thuộc kênh phân phối của Công ty ngoài việc bán sản phẩm của Công ty thì đồng thời cũng cung cấp sản phẩm của Công ty khác cho khách hàng. Công ty cũng chưa có các biện pháp mạnh để ngăn chặn hiện tượng này. Thứ tư, hệ thống đại lý, cửa hàng trong kênh phân phối gián tiếp hiện nay của Công ty vẫn chưa được quy hoạch rõ ràng và nhiều khi thị trường còn chồng chéo lên nhau. Thêm vào đó thì công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá các thành viên kênh vẫn chưa được bài bản, khoa học. Hiện nay Công ty mới chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động của thành viên kênh chủ yếu là thông qua doanh thu bán hàng. Thứ năm, một số biện pháp, chính sách khuyến khích các thành viên kênh tuy đã đạt được một số hiệu quả nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và cần được Công ty quan tâm chú trọng hơn nữa. Tóm lại, trong hoạt động xây dựng và quản lý kênh phân phối, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp thích hợp hơn nhằm phát huy những thành quả đạt được đồng thời khắc phục, hạn chế những mặt còn tồn tại. 2.2.3/ Chính sách giá cả Do đặc thù của sản phẩm cũng như đặc thù của hoạt động kinh doanh mà chính sách giá cả của Công ty có một số điểm khác so với các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác. Đối với mặt hàng xăng dầu, Công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ tại các cây xăng theo giá mà nhà cung cấp của Công ty đã quy định và Công ty sẽ ăn hoa hồng theo số lượng bán ra (khoảng 200 đồng/lít đối với xăng và 300 đồng/lít đối với dầu). Còn nếu bán trực tiếp cho các Công ty xây dựng hay các doanh nghiệp, Công ty sẽ cộng thêm chi phí vận chuyển vào giá bán. Bảng 2.11: Giá dầu Diezel 0,25%S (dầu DO) vận chuyển tới Huội Quảng tại từng thời điểm Ngày Tên hàng ĐV tính Giá chưa VAT(đ/lít) Thuế VAT (đ/lít) PXD (đ/lít) Giá TT (đ/lít) 1/9/2007 Dầu Diesel 0,25%S lít 7.554,54 755,46 300 8.610 Vận chuyển tới Huội Quảng lít 466,66 23,34 490 Giá thanh toán 9.100 22/11/2007 Dầu Diesel 0,25%S lít 8.900 890 300 10.090 Vận chuyển tới Huội Quảng lít 485,71 24,29 510 Giá thanh toán 10.600 Nguồn: Phòng kinh doanh Đối với các sản phẩm sau dầu thì cũng giống như mặt hàng xăng dầu, Công ty sẽ yêu cầu các đại lý, các cửa hàng bán lẻ của mình bán với giá mà nhà cung cấp đưa ra. Tuy nhiên, nếu các nhân viên kinh doanh của Công ty bán các sản phẩm này trực tiếp cho các khách hàng (những khu công nghiệp hay những nhà máy…) thì họ có thể tự đưa ra mức giá hợp lý (thường là cao hơn mức giá mà Công ty đưa ra). Trong những năm gần đây, giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới biến động liên tục kéo theo sự tăng giảm giá cả nhiên liệu trong nước và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động giá cả xăng dầu đến doanh thu, lợi nhuận của các khách hàng, Công ty Thụy Dương đã áp dụng một chính sách giá linh hoạt nhằm tạo thuận lợi cho cả Công ty cũng như khách hàng (Ví dụ như ký các hợp đồng xây lắp có điều khoản cho phép điều chỉnh giá hợp đồng khi có sự biến động giá cả của các loại nhiên liệu đầu vào). 2.2.4/ Phương thức thanh toán Hiện nay, Công ty đang áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng cũng như bản thân Công ty. Các phương thức thanh toán hiện nay của Công ty gồm có: trả ngay, trả chậm, chuyển khoản và tạm ứng…Đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau Công ty lại áp dụng các phương thức thanh toán khác nhau sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất: Đối với các công ty ký hợp đồng với giá trị lớn, Công ty cho áp dụng phương thức thanh toán là trả chậm và chuyển khoản. Đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ thuộc kênh phân phối của Công ty mà mua với số lượng lớn thì phương thức thanh toán là tạm ứng, trả chậm. Tuỳ vào giá trị của đơn hàng mà họ sẽ thanh toán cho Công ty một phần và sau đó thanh toán khoản còn lại khi đơn hàng được hoàn thành. Đối với các cửa hàng bán lẻ với số lượng ít thì trước đây Công ty áp dụng phương thức thanh toán là trả chậm, tuy nhiên đây chỉ là những cơ sở tư nhân kinh doanh nhỏ lẻ cho nên dẫn đến tình trạng khó thu hồi công nợ cho Công ty. Vì vậy, hiện nay Công ty áp dụng phương thức thanh toán là trả ngay đối với các cửa hàng này. Nhìn chung các phương thức thanh toán mà Công ty đang áp dụng là khá phù hợp và hiệu quả. 2.2.5/ Hoạt động quảng cáo thương mại Quảng cáo là một trong những công cụ marketing nhằm mục đích làm cho khách hàng biết đến Công ty và sản phẩm của Công ty nhiều hơn. Quảng cáo tốt sẽ giúp cho Công ty tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng, khách hàng sẽ tìm đến công ty nhiều hơn và hoạt động tiêu thụ cũng sẽ đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm nên thời gian qua công tác này cũng chưa được chú trọng tại Công ty TNHH thương mại Thụy Dương. Như chúng ta đã biết, sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là xăng dầu và các sản phẩm sau dầu. Công ty chia khách hàng của mình ra làm hai đối tượng chính: thứ nhất đó là những người tiêu dùng nhỏ lẻ, mua xăng dầu phục vụ cho tiêu dùng cá nhân tại các cây xăng, và thứ hai, đó là những công ty mua với số lượng lớn (chủ yếu là các công ty xây dựng mua về chạy máy móc thi công và các công ty kinh doanh xăng dầu khác). Hoạt động quảng cáo của Công ty chủ yếu là hướng vào đối tượng thứ hai. Mục đích quảng cáo của Công ty là nhằm tạo hình ảnh tốt đối với các công ty có nhu cầu, và trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu cho các công ty đó. Tuy nhiên, các hình thức quảng cáo của công ty lại chưa thực sự đa dạng. Hình thức quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình hầu như không được thực hiện. Hình thức quảng cáo chủ yếu mà Công ty áp dụng đó là quảng cáo qua các băngron, apphich và các biển quảng cáo nhưng các băngron và apphich này lại chỉ được treo ở các đại lý và cửa hàng xăng dầu của Công ty và đó là một điểm hạn chế cần khắc phục. Một hình thức quảng cáo khác đó là Công ty trực tiếp đến giới thiệu sản phẩm của mình với các doanh nghiệp có nhu cầu. Hiện nay, hình thức này mang lại hiệu quả lớn nhất tuy nhiên nó cũng có hạn chế là rất khó tiếp cận với khách hàng mới chưa biết nhiều về Công ty. Hàng năm, chi phí dành cho hoạt động quảng cáo của Công ty mới chỉ dừng lại ở mức 0,3% - 0,5% doanh thu. Đây chỉ là một con số nhỏ và rõ ràng là Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tới hoạt động này. Bảng 2.12: Chi phí cho từng hình thức quảng cáo qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng Hình thức quảng cáo 2004 2005 2006 2007 1. Truyền hình _ _ _ _ 2. Báo đài 45 90 115 140 3. Bangron, bảng hiệu và các hình thức khác 267 325 480 510 Tổng 312 415 595 650 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng chi phí dành cho quảng cáo của Công ty có tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Thời gian tới, Công ty cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động quảng cáo và cần phải đa dạng hoá các hình thức quảng cáo. 2.2.6/ Hoạt động vận chuyển Hoạt động vận chuyển là một vấn đề rất quan trọng trong hậu cần kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khi mà các phương thức cạnh tranh về giá cả, chất lượng đôi khi không đạt được hiệu quả nhất định thì chính hoạt động vận chuyển nhiều khi lại làm nên sự khác biệt. Vận chuyển hàng hoá đến đúng thời gian và địa điểm với một chi phí hợp lý nhất sẽ góp phần giúp công ty tạo uy tín với khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuỳ vào yêu cầu của từng khách hàng mà Công ty Thụy Dương sẽ vận chuyển hàng hoá đến cho khách hàng hay là để cho khách hàng tự vận chuyển lấy. Ví dụ đối với các công ty xây dựng, Công ty nhận chuyển dầu đến tận các công trình, tiền cước vận chuyển sẽ được tính vào tiền hàng và nhận vào tháng tiếp theo còn đối với các công ty môi trường, các công ty này đặt mua hàng trước tại phòng kinh doanh của Công ty, sau đó các xe sẽ đến các của hàng của Công ty đưa phiếu và nhận hàng. Đối với các đại lý, cửa hàng bán lẻ của Công ty, khi các đại lý, cửa hàng này đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ báo số lượng cho phòng kĩ thuật để điều động xe chở hàng đến nơi giao hàng đúng thời gian, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tiền cước vận chuyển trong trường hợp này lại do Công ty Thụy Dương chịu. Hiện nay, Công ty đã đầu tư mua sắm 03 xe ô tô xi téc hiệu SAM SUNG SM 510 có trọng tải là 16.000 kg, mỗi xe có 5 khoang chứa, mỗi khoang có dung tích là 1.000 lít, như vậy mỗi chuyến một xe có thể vận chuyển được 5000 lít xăng dầu đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là loại xe chuyên chở xăng dầu đến các khách hàng. Ngoài ra, Công ty cũng có hai xe tải để chở các sản phẩm sau dầu đến các đại lý, các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ lái xe được đào tạo và tuyển chọn đúng tiêu chuẩn đảm bảo cho hàng hoá được vận chuyển đến nơi an toàn. Công ty có phương tiện để tự tiến hành vận chuyển nên chi phí vận chuyển cũng được giảm đáng kể so với một số doanh nghiệp khác phải thuê ngoài. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm, khi mà lượng hàng cần vận chuyển lớn thì Công ty cũng phải tiến hành thuê ngoài để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách kịp thời nhất. Nhìn chung, hoạt động vận chuyể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28570.doc
Tài liệu liên quan