Lời nói đầu
Hà Tây là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh giàu tiềm năng về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực. Qua mười năm đổi mới nhất là giai đoạn 1996-2000 kinh tế Hà Tây đã có sự phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Trong năm năm (1996-2000), GDP tăng bình quân hàng năm 7,3%, GDP bình quân đầu người đạt 315 USD/ năm . Cơ cấu GDP có bước chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Năm 1995 cơ cấu GDP là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (48,3-25,3%-26,3%).
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 2000 cơ cấu là: Nông nghiệp-Công nghiệp-Dịch vụ (41%-30,5%- 8,5%)...Có được kết quả như trên là do sự cố gắng của các ngành các cấp trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành thương mại tỉnh. Con số 28,5% là con số đầy ý nghĩa trong điều kiện những năm đổi mới, những năm gần đây hoạt đông thương mại của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, về vốn, về tổ chức mạng lưới thương mại ...vv.Trong những năm qua hoạt đông thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động phong phú và có được kết quả đáng khích lệ tạo điều kiện để các hoạt động kinh tế khác phát triển, nhất là đã giải quyết tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện cho phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh...vv.
Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX đặt ra mục tiêu đến năm 2005 là:
* Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 8%.
* Giá trị sản xuất Nông nghiệp tăng 4-5%/ năm, CN-TTCN tăng 12%/ năm, TM-DV-DL tăng 8-9%/ năm.
* Kinh ngạch xuất khẩu tăng 15%/ năm.
* Cơ cấu GDP đến 2005: N2-CN & XDCB-TMDVDL lần lượt tương ứng 35%-35%-30%.
Yêu cầu về phát triển kinh tế như trên đòi hỏi ngành thương mại cần đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh hơn nữa. Việc đẩy mạnh hoạt đông thương mại không phải không thể làm được, nếu chúng ta có các giải pháp đúng đắn khắc phục được khó khăn, phát huy thế mạnh tiềm năng của tỉnh, phù hợp với thực trạng của hoạt động thương mại và lý luận phát triển thương mại thì nhất định sẽ đẩy mạnh được. Góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh em mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong bài viết có tựa đề: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây”.
Bài viết gồm :
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại.
Chương II: Thực trạng hoạt động thương mại và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại đang thực hiện trên địa bàn Hà Tây.
Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Hà Tây
Kết luận.
Với kiến thức còn hạn chế, thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, bài viết chắc chắn còn có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn đọc để việc nghiên cứu đề tài này hoàn hảo hơn.
Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
+ Ban giám đốc, các cô chú ở Sở thương mại Hà Tây.
+ Các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý đã dìu dắt em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài viết này.
+ Xin đặc biệt cảm ơn TS Mai Văn Bưu Trưởng khoa Khoa học Quản lý, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành bài viết này.
+ Xin đặc biệt cảm ơn CN Nguyễn Văn Đồng Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Sở thương mại Hà Tây, người đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại Sở thương mại Hà Tây.
Hà Tây ngày 22 tháng 03 năm 2001.
Sinh viên
Nguyễn Nguyên Dũng.
Chương I:
Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại
Khái niệm hoạt động thương mại.
Theo bộ luật thương mại:
“Hoạt động thương mại là việc thực hiện các hành vi thương mại.”
+ Hành vi thương mại là hành động của thương nhân nhằm mục đích thu lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa thương nhân với các bên có liên quan trong thương mại (Thương mại là sự trao đổi, mua, bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận).
+ Hành vi thương mại gồm các hành vi sau:
Một là: Mua hàng hoá để bán lại cho người tiêu dùng hoặc cho thương nhân khác.
Hai là: Mua máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu ... để sản xuất hàng hoá và bán các hàng hoá đó .
Ba là: Mua, bán, cho thuê và thuê cơ sở thương mại.
Bốn là: Sử dụng hối phiếu.
Năm là: Đại diện thương mại.
Sáu là: Môi giới thương mại.
Bảy là: Uỷ thác mua bán hàng hoá.
Tám là: Đại lý mua, bán hàng hoá.
Chín là: Thuê mua tài chính.
Mười là: Gia công trong thương mại.
Mười một là: Đấu thầu hàng hoá.
Mười hai là: Đấu giá hàng hoá.
Mười ba là: Giao nhận kho vận.
Mười bốn là: Giám định hàng hoá.
Mười năm là: Quảng cáo thương mại.
Mười sáu là: Trưng bày và giới thiệu hàng hoá.
Mười bảy là: Hội chợ triển lãm thương mại.
Việc mua, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa thương nhân với bên không phải thương nhân cũng được coi là hành vi thương mại đối với thương nhân khi hành vi đó của thương nhân được thực hiện nhằm mục ddích thu lợi nhuận.
Như vậy tương ứng với các hành vi thương mại có các hoạt động thương mại. Tuy nhiên còn nhiều cách phân loại khác.
Phân loại
* Căn cứ vào nội dung, hoạt động thương mại phân thành 14 hoạt động như trên.
* Căn cứ vào chủ thể hoạt động thương mại phân ra:
+ Thương mại Nhà nước.
+ Thương mại ngoài Nhà nước.
* Căn cứ vào tính chất của hàng hoá, dịch vụ hoạt động thương mại phân thành
+ Thương mại hàng hoá hữu hình.
+ Thương mại hàng hoá vô hình.
Đặc điểm của hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là quá trình thực hiện hành vi thương mại. Do đó nó có các đặc điểm sau:
+ Mục đích của hoạt động thương mại là lợi nhuận.
Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động thương mại với một số hoạt động khác. Hoạt động thương mại là hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá dịch vụ ... trên thị trường, nhưng không phải cứ hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ nào trên thị trường đều là hoạt động thương mại. Chỉ khi nào các hoạt động đó vì mục đích lợi nhuận mới là hoạt động thương mại.
+ Hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bối cảnh chính trị, nhận thức của thương nhân, quan niệm của con người về giá trị ...vv.
+ Hoạt động thương mại chỉ diễn ra khi sản xuất hàng hoá phát triển đến một trình độ nhất định.
Rõ ràng rằng khi sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra chưa nhiều chưa dư thừa thì không có sự trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ dẫn đến không có hoạt động thương mại.
+ Ai cũng có thể tiến hành hoạt động thương mại.
Điều này quá rõ ràng vì muốn tồn tại con người phải trao đổi hàng hoá & dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu. Nếu ai đó bị cấm tiến hành mọi hoạt động thương mại chắc chắn khó tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong một số hoạt động thương mại chỉ một số người, tổ chức mới được phép tiến hành theo luật định.
4) Vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh
4.1) Hoạt động thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá lớn ở tỉnh.
4.2) Hoạt động thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất trong tỉnh.
Hoạt động thương mại có mục đích là lợi nhuận. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách để cải tiến công tác, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, hạ chi phí để thu nhiều lợi nhuận. Đồng thời cạnh trạnh trong hoạt động thương mại bắt buộc người sản xuất trong tỉnh phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động. Đây là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển .
4.3) Hoạt động thương mại kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới.
Người tiêu dùng mua bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tái tạo nhu cầu. Hoạt động thương mại một mặt làm cho cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính phong phú đa dạng của nhu cầu. Hoạt động thương mại đáp ứng tốt hơn là chế độ trao đổi hiện vật. Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược trở lại người tiêu dùng làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng. Do vậy hoạt động thương mại làm tăng trưởng nhu cầu và là gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
4.4) Hoạt động thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, tham gia bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, xây dựng xã hội văn minh đặc biệt là khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo.
Vai trò này của hoạt động thương mại có thể thấy qua vai trò của chợ. Chợ phát triển đặc biệt là chợ chuyên doanh, chợ bán buôn phát luồnglà bước khởi đầu của phát triển đô thị, ở khu vực nông thôn dần dần hình thành thị trấn. Thông qua nhu cầu của lưu thông hàng hoá một loạt lĩnh vực khác như đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dịch vụ khác phát triển làm thay đổi từng bước bộ mặt của một vùng dân cư. Ơ miền núi chợ là nơi sinh hoạt văn hoá, tinh thần của người dân. ở đây diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, các sản phẩm văn hoá được bày bán, từ đó góp phần làm cho văn hoá phát triển và được giữ gìn.
4.5) Hoạt động thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho xây dựng cơ bản phát triển, thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân vào sản xuất.
Hoạt động thương mại diễn ra đòi hỏi một lượng nhân công nhất định. Càng có nhiều hoạt động thương mại càng cần nhiều người làm càng giải quyết tốt việc làm cho nguồn nhân lực trong tỉnh và tạo thu nhập cho họ.
Hoạt động thương mại còn đóng góp cho ngân sách một khoản không nhỏ. UBND tỉnh thu thuế từ hoạt động thương mại như thuế môn bài, thuế chợ, thuế chuyến, thuế XNK, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Muốn hoạt động thương mại tốt cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt do đó hoạt động thương mại đặt ra yêu cầu tất yếu phải xây dựng và đầu tư từ đó khiến cho tốc độ XDCB trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Đồng thời hoạt động thương mại còn cung ứng đầy đủ các yếu tố sản xuất cho hoạt động sản xuất và hoạt động XDCB.
Khi tiến hành hoạt động thương mại mà dễ dàng thuận lợi thì sẽ có nhiều người tiến hành do vậy vốn được bỏ vào kinh doanh không còn nhàn rỗi nữa.
4.6) Hoạt động thương mại mở ra các mối quan hệ kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, mở rộng quan hệ quốc tế.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, hội chợ triển lãm,... người sản xuất trong tỉnh có thể giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với khách hàng từ tỉnh bạn và nước ngoài để ký kết hợp đồng hợp tác làm ăn. Đồng thời khách hàng cũng có thể biết đến tỉnh có thế mạnh gì, tiềm năng ra sao, chính sách phát triển thế nào thông qua hoạt động thương mại từ đó mà tìm đến mua hàng, bán hàng, đặt quan hệ kinh tế,văn hoá... với các doanh nghiệp, người làm ăn kinh tế trong tỉnh.
5) Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của một tỉnh.
5.1) Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của một tỉnh. Nếu tỉnh nằm ở vùng có nhiều thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc; gần các trung tâm thương mại, kinh tế, văn hoá lớn; tiếp giáp với các thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của tỉnh, gần các cửa khẩu... thì chắc chắn hoạt động thương mại sẽ dễ dàng và thuận lợi vì chi phí vận chuyển có thể thấp, dễ có quan hệ buôn bán hợp tác với các đối tác khác, xuất nhập khẩu dễ hơn...Ngược lại tỉnh ở vị trí không gần các thị trường tiêu thụ lớn các hàng hoá, không có hệ thống đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua, hệ thống thông tin liên lạc không được phát triển ở đây... hoạt động thương mại sẽ rất khó khăn. Vì hàng hoá sản xuất ra không có thị trường lớn để tiêu thụ, chí phí sẽ cao vì giao thông khó khăn, khó có các hàng hoá dịch vụ phục vụ sản xuất hơn...
5.2) Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh.
Kinh tế của tỉnh phát triển ở trình độ thấp, hàng hoá có không nhiều hoặc có nhưng chất lượng không cao, hệ thống cơ sở hạ tầng không phát triển, sức mua của dân cư thấp, thu nhập của người làm kinh tế không cao,... chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại.Vì kinh tế phát triển ở trình độ cao thì thu nhập của dân cư trong tỉnh cao cầu sẽ cao, hàng hoá có nhiều với chất lượng khá, đa dạng về chủng loại nguồn hàng dồi dào sẽ làm cho hoạt động thương mại diễn ra đa dạng ... Thực tế cũng chứng minh ở đâu kinh tế phát triển thì hoạt động thương mại sẽ phát triển. Kinh tế phát triển là điều kiện cần cho hoạt động thương mại phát triển nhưng ngược lại hoạt động thương mại phát triển cũng làm cho kinh tế phát triển.
5.3) Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội các tỉnh lân cận, trong nước, khu vực, quốc tế.
Các tỉnh lân cận thường có quan hệ hợp tác rất tốt với tỉnh, đây cũng là các thị trường có quan hệ mật thiết đối với thị trường của tỉnh. Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của các tỉnh lân cận rối ren, ảm đạm sẽ ảnh hưởng tới cầu cho hàng hoá của tỉnh ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Đất nước không ổn định về chính trị, kinh tế không phát triển, xã hội biến loạn thì ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, tình hình chính trị-xã hội của tỉnh vì tỉnh là một bộ phận của quốc gia. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của tỉnh. Không thể phát triển kinh tế nói chung cũng như phát triển hoạt động thương mại nói riêng được khi đất nước nội chiến, bị xâm lược, chiến tranh, hoả hoạn thiên tai... Đất nước ổn định về chính trị, phát triển kinh tế, phát triển xã hội là một tiền đề cần thiết cho phát triển hoạt động thương mại của cả nước nói chung và của một tỉnh nói riêng.
Các nước trong khu vực, quốc tế không ổn định về chính trị, kinh tế khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến nước ta, và ảnh hưởng đến một tỉnh nói riêng. Tỉnh có quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực, quốc tế càng rộng bao nhiêu thì mức độ ảnh hưởng càng lớn bấy nhiêu. Hoạt động ngoại thương của tỉnh phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài. Nếu các thị trường này biến động sẽ làm cho hoạt động ngoại thương của tỉnh biến động theo. Có thể theo chiều hướng tích cực nếu thị trường các nước biến động theo chiều hướng tích cực và ngược lại.
5.4) Thị trường các tỉnh lân cận, trong nước, quốc tế.
Một tỉnh chỉ có thể sản xuất một số mặt hàng nhất định, chỉ có một số yếu tố đầu vào cho sản xuất nhất định. Do vậy buộc phải buôn bán với bên ngoài để có những cái còn thiếu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Các tỉnh lân cận là những nơi mua hàng của tỉnh, cung cấp các hàng hoá tỉnh cần cho sản xuất, cho xuất khẩu, cho nhập khẩu, cho tiêu dùng. Tỉnh nào gần nơi cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu, khoa học kỹ thuật công nghệ, nguồn hàng hoá tiêu dùng,... sẽ có điều kiện phát triển kinh tế tốt. Tỉnh nào có thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình sẽ phát triển kinh tế thuận lợi. Các tỉnh khác vừa là thị trường vừa là nguồn hàng dồi dào để cho thương nhân của tỉnh khai thác tiến hành hoạt động thương mại.
Thị trường các nước trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của tỉnh. Tỉnh xuất các mặt hàng các nước cần và nhập các mặt hàng tỉnh cần từ nước ngoài. Nhu cầu, cơ cấu nhu cầu, thói quen tiêu dùng, đặc điểm thị trường các nước sẽ ảnh hưởng đến nội dung và hình thức hoạt động ngoại thương của tỉnh. Kết quả hoạt động ngoại thương của tỉnh phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm, khai thác thị trường xuất nhập khẩu nước ngoài, khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ với chất lượng tốt nhất,...
5.5) Quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh về thương mại.
Rõ ràng khó phát triển hoạt động thương mại khi quan điểm, đường lối của Đảng không muốn, chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh có nhiều vấn đề đặt ra không hợp thực tế và quy luật khách quan. Quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về thương mại của các cấp uỷ Đảng, Chính phủ và UBND các cấp có ảnh hưởng trực tiếp dến hoạt động thương mại. Để hoạt động thương mại phát triển cần có quan điểm, chính sách tốt nghĩa là các quan điểm, chính sách đó phù hợp những gì thực tế đòi hỏi, phải giải quyết được các vướng mắc trong khi tiến hành hoạt động thương mại.
5.6) Nhận thức tư tưởng và trình độ của thương nhân trong tỉnh.
Đây là nhân tố khá ảnh hưởng. Khi nhận thức, tưởng chưa thông thì hành động khó có kết quả tốt, trình độ mà kém khó nghĩ ra phương án hay để nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội làm ăn. Trong hoạt động thương mại thương nhân đóng vai trò chính. Nhận thức tư tưởng, trình độ của thương nhân kém sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại và ngược lại.
5.7) Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của tỉnh.
Hàng hoá, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao dễ giành thắng lợi trong việc giành hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ do vậy hoạt động thương mại dễ diễn ra. Đồng thời hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh cũng dễ mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác làm ăn bên ngoài, dễ mở rộng thị trường và giữ thị trường đã có do đó khiến cho hoạt động thương mại phát triển.
5.8) Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại.
Cơ sở hạ tầng kém sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động thương mại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại gồm các chợ, các cửa hàng buôn bán hàng hoá, trụ sở văn phòng giao dịch, trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại,... Nếu các cơ sở hạ tầng nói trên nằm ở vị trí thuận lợi như mặt đường, đầu mối giao thông, gần khu dân cư, có điện nước, có dịch vụ thông tin liên lạc viễn thông,... tốt, lại được xây dựng khang trang sach sẽ cảnh quan tươi đẹp, giá thuê hợp lý,... thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người mua người bán nhờ vậy hoạt động thương mại sẽ diễn ra sôi động phong phú giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất và làm sống động một vùng dân cư.
5.9) Thu nhập của dân cư trong tỉnh.
Thu nhập của dân cư trong tỉnh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của tỉnh. Vì thu nhập dân cư ảnh hưởng đến nhu cầu và cơ cấu cầu về các hàng hoá, dịch vụ mà cầu và cơ cấu nhu cầu sẽ quyết định đến nội dung và hình thức của hoạt động thương mại. Thu nhập thấp sẽ dẫn đến cầu hàng hoá dịch vụ thấp sẽ hạn chế hoạt động thương mại và ngược lại.
5.10) Sự quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại và sự hoạt động của các doanh nghiệp thương mại.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở các huyện thị và Sở thương mại tỉnh có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển hoạt động thương mại trên địa bàn. Các cơ quan này có nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sự phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn, lập chiến lược phát triển thương mại, cấp giấy phép và xem xét các hoạt động kinh doanh thương mại, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật về thương mại của Nhà nước, đào tạo cán bộ làm công tác thương mại, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc chống buôn lậu, làm hàng giả, chống gian lận thương mại, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn,... Sự hoạt động có hiệu quả hay nói khác đi là sự quản lý Nhà nước có hiệu quả của các cơ quan này sẽ làm cho hoạt động thương mại phát triển bởi vì các công việc họ làm chính là việc thực hiện cơ chế, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở hạ tằng cho hoạt động thương mại. Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hoạt động không hiệu quả thì sự quản lý Nhà nước về thương mại bị buông lỏng điều này sẽ khiến cho thị trường không lành mạnh, các hoạt động thương mại phát triển tự phát không theo định hướng. Muốn hoạt động thương mại phát triển cần thiết phải có sự quảnlý Nhà nước có hiệu quả.
Các doanh nghiệp thương mại của tỉnh có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn. Bởi vì thông qua hoạt động của mình các doanh nghiệp thương mại đã phát triển và mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho cả tỉnh. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp thương mại đóng góp phần lớn trong các chỉ tiêu đo sự phát triển của hoạt động thương mại. Doanh nghiệp thương mại Nhà nước còn thể hiện sự chủ đạo trong nhiều lĩnh vực, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường, chi phối và điều tiết giá cả một số mặt hàng. Doanh nghiệp thương mại hoạt động có hiệu quả sẽ làm cho hoạt động thương mại phát triển và ngược lại.
5.11) Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán của nhân dân trong tỉnh.
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và cách tiêu dùng hàng hoá do vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Một nơi có truyền thống không ăn thịt thì nơi đó thịt không thể bán được, một nơi có tục kiêng ăn, kiêng mặc những thứ loè loẹt vào một số tháng nào đó thì khó có thể buôn bán các thứ trang phục loè loẹt đó trong các tháng kiêng...vv. Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau giữa các nơi cũng sẽ làm cho tính thông thương của thị giữa các vùng trong tỉnh bị hạn chế điều đó cũng sẽ làm cho hoạt động thương mại kém phát triển. Vùng này không thể bán cho vùng kia sản phẩm của mình nếu như phong tục tôn giáo vùng đó không cho phép tiêu dùng hàng hoá đó và ngược lại.
6) Một số chỉ tiêu đo sự phát triển của hoạt động thương mại của một tỉnh.
6.1) GDP thương mại dịch vụ và tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ.
6.1.1) GDP thương mại dịch vụ.
+ GDP thương mại dịch vụ là tổng giá trị tăng thêm mà hoạt động thương mại dịch vụ tạo ra.
+GDP thương mại dịch vụ là chỉ tiêu cho phép biết vai trò, khả năng, hiệu quả của hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại càng phát triển thì GDP thương mại dịch vụ càng lớn và ngược lại.
+ GDP thương mại dịch vụ = GDP của tỉnh-(GDP nông nghiệp + GDP công nghiệp ) = Tổng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ-Chi phí trung gian của hoạt động thương mại dịch vụ.
6.1.2) Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ.
+ Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ là kết quả của việc đem so sánh GDP thương mại dịch vụ của năm này với GDP thương mại dịch vụ của năm kia.
+ Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ cho phép ta biết khả năng phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ năm này so với năm kia như thế nào và kết quả phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ của tỉnh trong một thời kỳ ra sao. Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại dịch vụ càng lớn chứng tỏ hoạt động thương mại của năm này so với năm kia càng tiến bộ và ngược lại.
+ Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại dịch vụ của năm i so với năm j = (GDP thương mại dịch vụ của năm i - GDP thương mại dịch vụ của năm j) chia cho GDP thương mại dịch vụ của năm j.
6.2) Mức lưu chuyển hàng hoá xã hội của tỉnh.
+ Lưu chuyển hàng hoá là quá trình sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua quan hệ mua bán, tức là thông qua quan hệ hàng hoá và tiền tệ.
+ Lưu chuyển hàng hoá bao gồm:
* Lưu chuyển hàng ban đầu (Người sản xuất bán cho thương nghiệp, bán cho người tiêu dùng sản xuất, bán cho dân cư): Phản ánh khối lượng hàng hoá rời khỏi lĩnh vực sản xuất đi vào lĩnh vực lưu thông.
* Lưu chuyển hàng hoá trung gian (Thương nghiệp bán cho thương nghiệp, bán cho dân cư, bán cho người tiêu dùng sản xuất): Phản ánh khối lượng hàng hoá lưu chuyển trong các tổ chức thương nghiệp chưa ra khỏi lĩnh vực lưu thông, nói lên quy mô kinh doanh của ngành thương nghiệp.
* Lưu chuyển hàng hoá bán buôn (Người sản xuất và thương nghiệp mua của người sản xuất, mua của dân cư, mua của thương nghiệp, mua của người tiêu dùng sản xuất ): Phản ánh khối lượng hàng hoá mua về với mục đích để tiêu dùng sản xuất hoặc tiếp tục bán.
* Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: Phản ánh khối lượng hàng hoá mua về thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ cho phép tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu tiêu dùng và mức sống của dân cư.
+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội phản ánh tổng khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường bao gồm cả bán lẻ lẫn bán buôn.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội = Tổng mức bán ra xã hội + Tổng mức mua vào xã hội
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội cho biết vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.Tổng mức lưu chuyển xã hội càng lớn thì hàng hoá được lưu thông càng nhiều. Điều này cho thấy kinh tế xã hội của tỉnh càng phát triển.
6.3) Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu:
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu là tổng giá trị xuất khẩu cộng với tổng giá trị nhập khẩu.
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu cho biết kết quả của hoạt động ngoại thương của tỉnh. Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu càng lớn thì hoạt động ngoại thương càng phát triển. Đồng thời còn phản ánh nền kinh tế của tỉnh là nền kinh tế “mở” hay không, “mở” ở mức độ nào.
+ Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu = Tổng kinh ngạch xuất khẩu + Tổng kinh ngạch nhập khẩu.
Nếu tổng kinh ngạch xuất khẩu > Tổng kinh ngạch nhập khẩu tỉnh xuất siêu. Nếu tổng kinh ngạch xuất khẩu< Tổng kinh ngạch nhập khẩu tỉnh nhập siêu. Tỉnh nào nhập siêu nhiều sẽ không tốt và phản ánh rằng hàng hoá của tỉnh xuất được ít kinh tế chưa phát triển lắm.Tỉnh nào xuất siêu điều đó chứng tỏ tỉnh có trình độ phát triển kinh tế xã hội khá tốt hàng hoá có chât lượng và giá trị cao...vv.
+ Tổng kinh ngạch xuất khẩu chia cho dân số của tỉnh = bình quân xuất khẩu đầu người. Chỉ tiêu này cho biết trình độ hoạt động ngoại thương của tỉnh. Nếu chỉ tiêu này đạt 180USD/1 người thì tỉnh là tỉnh có hoạt động ngoại thương phát triển trung bình, thấp hơn thì ngược lại.
6.4) Một số chỉ tiêu khác.
Ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có một số chỉ tiêu khác đo hoạt động thương mại như : Số lao động hoạt động thương mại dịch vụ; Số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ; Số chợ, số cửa hàng, số trung tâm thương mại, số siêu thị, số trung tâm xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; Số vốn của ngành thương nghiệp dịch vụ; Lãi của ngành thương nghiệp Nhà nước; Số doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu, hoạt động nội thương; Số thuế ngành thương mại dịch vụ đóng hàng năm...vv.
Chương II:
Thực trạng hoạt động thương mại và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại đang thực hiện ở Hà Tây.
I) Một số nét cơ bản về tỉnh Hà Tây.
Hà Tây trước đây là một phần của tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991 đến đầu năm 1992 Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hoà Bình
Hà Tây có diện tích tự nhiên 2.192,95 Km2 bao gồm 14 huyện, thị xã trong đó Hà Đông là tỉnh lỵ. Toàn tỉnh có 24 phường và 300 xã.
Tính đến hết năm 2000:
+ Dân số Hà Tây là 2.423.000 người, đứng thứ bảy so với toàn quốc. Hà Tây có 3 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 99%.
+ Lao động ở trong độ tuổi 1276.300 người chiếm 52,55% dân số.
+ Công nhân viên chức địa phương quản lý khoảng 48.200 người.
+ Tổng sản phẩm GDP theo giá thực tế: 7540 tỷ đồng.
Cơ cấu GDP theo ngành:
Công nghiệp& xây dựng cơ bản: 2.304.000.000 đồng chiếm 30,5%
Nông-lâm-thuỷ sản: 3090 tỷ đồng chiếm 41%
Thương mại dịch vụ: 2146 tỷ đồng chiếm 28,5%
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế:
Ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 79%
Khu vực Nhà nước chiếm 21%
+Tốc độ tăng GDP bình quân 1996-2000 khoảng 7,2% năm cao hơn cẩ nước (6,8%). GDP bình quân đầu người năm 1996 khoảng 2 triệu đồng, năm 2000 đạt gần 3,112 triệu đồng tương ứng với trên 200 USD nhưng chỉ bằng 60% mức bình quân của cả nước.
+ Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996-2000 của tỉnh tăng với tốc độ 8,1% năm. Năm 2000 đạt khoảng 3285 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994) tăng gần 709 tỷ đồng so với năm 1996. Bình quân lương thực trong 4 năm qua hàng năm tăng 3,22%, sản lượng lương thực bình quân/ người năm 1999 đạt 414 kg/người. Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, năm 1999 đạt trên 68% về giá trị sản lượng. Ngành trồng trọt có nhiều sản phẩm có thể xuất khẩu được, các thế mạnh của sản phẩm trồng trọt là:
Sản lượng thóc năm 2000 đạt khoảng 877.000 tấn.
Sản lượng mầu năm 2000 đạt khoảng 123.000 tấn.
Sản lượng ngô: 70080 tấn quy thóc.
Sản lượng lạc: 5400 tấn quy thóc.
Sản lượng đậu tương: 17.800 tấn quy thóc.
Cây mía đạt: 15.000 tấn.
Ngành trồng trọt không những đáp ứng đủ lương thực cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh mà còn dư thừa cho xuất khẩu. Lương thực của Hà Tây có chất lượng khá cao do làm tốt khâu chọn giống, chăm sóc dưới sự chỉ đạo khá sâu sát của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp ở địa phương.
Ngành chăn nuôi từng bước phát triển đa dạng để trở thành ngành chính. Năm 1999 ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng gần 30% của Nông nghiệp với nhiều sản phẩm như:
Đàn trâu: 34000 con.
Đàn bò : 94000 con.
Đàn lợn : 900.000 con.
Thịt lợn xuất chuồng: 75.000 tấn.
Gia cầm : 77.000.000 con.
Ngành chăn nuôi đã tạo ra nhiều nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh, dư thừa cho xuất khẩu.
+ Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng đáng kể so với năm 1996 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 16% (1996-2000). Giá trị sản lượng của các ngành năm 2000 là :
Khối doanh nghiệp Nhà nước trung ương: 184,5 tỷ đồng.
Khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương : 264 tỷ đồng.
Ngoài Nhà nước : 1558,5 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 990 tỷ đồng.
Các sản phẩm chính của ngành là đá các loại, bia, vỏ đồ hộp, vỏ bao bì, chè khô, quần áo may sẵn, đồ chơi trẻ em. Hà Tây là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công nhất nước (106 làng nghề ) với nhiều sản phẩm làm ra nổi tiếng trong cả nước như tơ lụa Hà Đông, sản phẩm rèn Đa Sĩ, nón chuông, khảm trai Phú Xuyên, Sơn mài mỹ nghệ Thường Tín... Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề ở một số huyện trong tỉnh rất cao như Hoài Đức, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Hà Đông... Các làng nghề phát triển tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển, giải quyết công ăn việc làm, thu hút vốn nhàn rỗi,... của nhân dân vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn... Các sản phẩm công nghiệp của Hà Tây còn gặp khó khăn về thị trường mặt hàng, sản phẩm. Các cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu chưa đủ sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
+ Đời sống văn hoá-xã hội của nhân dân trong tỉnh được chú trọng. Các hoạt động văn hoá thông tin có nhiều tiến bộ trong việc giữ gìn truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác y tế có nhiều thành tựu đến nay 100% số xã có cơ sở y tế. Năm 2000 theo thống kê trung bình đã có trên 9,5 bác sĩ/ vạn dân, 16,6 giường bệnh/vạn dân. Công tác kế hoạch hoá gia đình được duy trì tốt năm 2000tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm. Số hộ xem truyền hình đạt 80%. Công tác triển khai xoá đói giảm nghèo đã triển khai có hiệu quả hơn. Công tác giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ, số học sinh phổ thông năm 1999-20._.00 tăng 1%, 12/14 huyện thị được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
+ Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, với nhiều di tích lịch sử văn hoá (nhiều chỉ sau Hà Nội và Thành phố HCM ) gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Hà Tây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Chùa Hương, Chùa Thầy, Đồng mô,... Hàng năm lượng khách đến với Hà Tây không phải nhỏ. Đây là điều kiện để du lịch và hoạt động thương mại Hà Tây phát triển.
+ Hà Tây có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt so với một số tỉnh khác
* Về giao thông: Hà Tây chỉ có 20% đường tốt, 40% đường trung bình, 50% đường xấu. Hà Tây có cả đường sông, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ và hàng không. Đường sắt có tổng chiều dài khoảng 42,5km, đường thuỷ gồm các tuyến sông do trung ương quản lý dài khoảng 148km, địa phương quản lý dài 7km. Có các cảng Sơn Tây, Hồng Vân, Vạn Điểm (thuộc Sông Hồng), Vân Đình, Tế Tiêu (Thuộc sông Đáy). Hà Tây có hai sân bay: Hoà Lạc, Miếu Môn, hiện các sân bay này thuộc bộ quốc phòng quản lý. Trong tương lai dự kiến xây dựng Hoà Lạc thành sân bay du lịch và xây dựng Miếu Môn thành sân bay Quốc tế.
* Về thông tin liên lạc: Trang bị máy điện thoại tính đến hết năm 1999 có 100% số xã có điện thoại và 1,59 máy/ 100 dân.
* Về điện lưới: Tính đến hết năm 2000 tỉnh đã có 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia với tổng số hộ nông thôn sử dụng điện chiếm khoảng 98,6% tổng số hộ của toàn tỉnh.
Trong thời gian tới từ 2001 đến 2005 Hà Tây sẽ:
+ Nắm bắt và tranh thủ những đIều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, phấn đấu đạt mức bình quân chung của cả nước vào năm 2010.
+ Tận dụng những cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế theo hướng “mở cửa và hướng ngoại”. Hà Tây phấn đấu đạt kinh ngạch xuất khẩu so với năm 2000 vào năm 2005 tăng gấp 1,5-2 lần và vào năm 2010 gấp 3-4 lần.
+ Từng bước nâng cao đời sống và mức thu nhập của dân cư, phấn đấu vào năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo.
+ Từng bước tăng cường văn hoá giáo dục, y tế, và giải quyết các vấn đề xã hội khác theo tinh thần nghị quyết trung ương V khoá VIII của Đảng nhằm cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Giai đoạn 2001-2005 Hà Tây cố gắng đạt:
* GDP của tỉnh tăng với tốc độ 8%/ một năm với giá trị GDP theo giá hiện hành đạt trên dưới 15.000 tỷ đồng với cơ cấu GDP, NN-CN&XDCB-TMDV lần lượt tương ứng là 35%-35%-30%.
* GDP/ người là 5,01 triệu đồng theo giá hiện hành.
*Kinh ngạch xuất khẩu đạt 70-80 triệu USD.
* Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 1 triệu tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5-5% một năm.
* Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 12% một năm.
+ Giai đoạn 2005-2010:
* Nhịp tăng trưởng GDP: 9-12% một năm.
* Cơ cấu kinh tế NN-CN&XDCB-TMDV: 23%-40%-37%.
* GDP/ người một năm đạt: 940 USD.
* Lương thực quy thóc: 12-13 triệu tấn năm 2010, đưa ngành rau quả thành ngành chính để cung cấp cho Hà Nội và các khu công nghiệp.
* Giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 11-11,5%, hình thành và xây dựng các khu công nghiệp và 17 cụm công nghiệp trên địa bàn.
* Du lịch cố gắng thu hút 2,5 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế khoảng 450-500 nghìn lượt. Hình thành các cụm du lịch Hà Tây.
* Phấn đấu đến 2010 đường quốc lộ đi qua tỉnh100% bê tông nhựa, các tỉnh lộ được được trải nhựa hoặc đá dăm nhựa đạt tỷ lệ 50%.
* Phấn đấu đến năm 2005 có 5,6 máy điện thoại / 100 dân, năm 2010 co 7,5 máy điện thại/ 100 dân.
Tóm lại Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai và tài nguyên. Nhân dân Hà Tây có tri thức khá cao có đời sống tinh thần phong phú đa dạng. Kinh tế Hà Tây những năm qua phát triển khá tốt, mọi hàng hoá đều có sản lượng khá cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh về hàng hoá đó đồng thời còn dư thừa cho xuất khẩu. Nông nghiệp của tỉnh có nhiều thành tựu, các mặt hàng chủ yếu của nông nghiệp có mức sản lượng cao, chất lượng khá, phục vụ khá tốt cho hoạt động thương mại. Nguồn hàng hoá của nông nghiệp phong phú đa dạng. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu. Nhu cầu và sức mua của nhân dân trong tỉnh chưa được cao, còn thấp, các nhu cầu chủ yếu vẫn tập trung vào hàng hoá thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất. Tuy vậy nhu cầu này khá lớn và đa dạng đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại. Hàng hoá của tỉnh sản xuất ra tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao và giá thành khó cạnh tranh. Thị trường vẫn là điều khó khăn nhất của sản phẩm của tỉnh. Tỉnh cũng có nhu cầu rất lớn về một số mặt hàng như nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, máy móc trang thiết bị, khoa học kỹ thuật... phục vụ cho sản xuất. Trong giai đoạn tới hàng hoá của tỉnh làm ra ngày càng nhiều, nhu cầu về các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ngày càng tăng do vậy vấn đề thị trường ngày càng trở lên quan trọng và cấp bách. Phát triển hoạt động thương mại trong thưòi gian tới là tất yếu đối với Hà Tây vì hoạt động thương mại phát triển sẽ giải quyết vấn đề thị trường cho các hoạt động khác...mà vấn đề thị trường là vấn đề then chốt cho phát triển kinh tế ở Hà Tây hiện nay.
II) Một số nét cơ bản về Sở Thương Mại Hà Tây
Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của sở.
Ngày 14/3/1951 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Sở Mậu Dịch. Sau ba tháng người lại ký sắc lệnh thành lập các chi Sở mậu dịch ở ba tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình. Đây là tiền thân của Sở thương mại và du lịch Hà Sơn Bình và Sở Thương Mại Hà Tây ngày nay. Sau khi thành lập ba chi Sở đã đi vào hoạt động và có những đóng góp quan trọng cho việc kháng chiến của nhân dân ta. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp mặc dù địch càn quét phá hoại nhưng đội ngũ cán bộ của Sở vẫn bám trụ, tổ chức kinh doanh và cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho quân đội và các cơ quan, nhân dân, chuẩn bị các mặt hàng để phục vụ các chiến dịch lớn. Mạng lưới thương nghiệp của ba tỉnh cũ ở vùng địch hậu vẫn phát triển. Thời kỳ hoà bình lập lại (1958-1960) ba chi Sở trở thành ba Ty thương nghiệp trực thuộc ba tỉnh, trực thuộc Ty có các công ty chuyên doanh. Mạng lưới thương nghiệp được củng cố và phát triển phục vụ nhân dân các hàng hoá thiết yếu quan trọng, phục vụ đủ nguyên, nhiên vật liệu cho hoạt động công nông nghiệp. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1961-1975) ba Ty vẫn tiếp tục hoạt động tốt, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và kháng chiến chống mỹ. Mạng lưới thương nghiệp phát triển nhanh với số lượng lớn các cửa hàng công ty, HTXMB. Đội ngũ cán bộ của Ty tăng nhanh về số lượng, chất lượng, lao động ngày càng được nâng cao. Từ 1975 đến trước 1986 ba Ty thương nghiệp đã tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp, Mạng lưới HTXMB, hạn chế rất tốt sự phát triển của tư thương, cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, quân đội và phục vụ cho hoạt động sản xuất công nông nghiệp. Từ 1986 đến 1991 Sở thương mại du lịch Hà Sơn Bình được thành lập. Sở đã chỉ đạo các công ty chuyển đổi cơ chế kinh doanh làm ăn cho phù hợp với chủ trương của Đảng, thị trường hàng hoá của tỉnh đã có bước phát triển mới. Thương nghiệp Nhà nước dần mất đi vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự phát triển của tư thương. Chức năng và nhiệm vụ của Sở thay đổi căn bản, tương đối giống như ngày nay. Sở không còn trực tiếp can thiệp vào thị trường và các công ty nữa mà thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại. Từ cuối năm 1991 đầu năm 1992 tỉnh Hà Sơn Bình tách thành Hà Tây và Hoà Bình, Sở thương mại du lịch Hà Tây được thành lập với chức năng và nhiệm vụ cơ bản giống như ngày nay. Năm 1994 do yêu cầu của phát triển kinh tế Sở thương mại du lịch Hà Tây tách thành Sở thương mại và Sở du lịch Hà Tây. Hoạt động của Sở giống như ngày nay.
Lịch sử hình thành và phát triển của Sở là lịch sử hào hùng vẻ vang. Từ khi thành lập đến nay Sở đã có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và hoạt động thương mại nói riêng của tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Thương Mại Hà Tây.
2.1) Chức năng: Sở Thương Mại Hà Tây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Tây, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định cuả pháp luật.
2.2) Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương Mại Hà Tây.
2.2.1) Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường.
+ Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, xây dựng các đề án, chương trình, phát triển thương mại cụ thể của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình đó.
+ Xét hoặc tham gia xét duyệt các chương trình, đề án của tỉnh có liên quan đến thương mại.
+ Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên đại bàn tỉnh theo uỷ quyền của bộ thương mại và UBND tỉnh.
+ Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thương mại.
+ Tiến hành tổ chức khảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thị trường nước ngoài để phục vụ công tác phát triển thương mại của tỉnh.
+ Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu và mức dự trữ lưu thông các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách đối với đồng bào dân tộc miền núi, kinh ngạch xuất nhập khẩu...
+ Trên cơ sở cân đối cung cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh phối hợp với các sở quản lý ngành khác chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách để đảm bảo nhu cầu thị trương trong tỉnh, góp phần bình ổn, thực hiện chính sách thương mại ưu đãi đối với miền núi, dân tộc theo quy định của pháp luật.
+ Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan Nhà nước có liên quan.
2.2.2) Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại.
+ Trình UBND tỉnh ban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại.
+ Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc ổ xung các quy điịnh có liên quan đến hoạt động thương mại.
+ Phổ biến hướng dẫn giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn tỉnh để đảm baỏ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại.
+ Chủ trì cùng các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn tiêu dùng họp lý, tiết kiệm.
+ Cấp giấy phép kinh doanh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ thương mại.
+ Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng địa diện chi nhánh ở nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về HTX thương mại dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ thương mại đã phân cấp hoặc uỷ quyền cho UBND tỉnh, hoặc các nhiệm vụ khác về thương mại do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
2.2.3) Về công tác thanh kiểm tra kiểm soát thị trường.
+ Chỉ đạo cơ quan kiểm kiểm soát thị trường thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
+ Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc Sở phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn tỉnh trong việc kiểm tra kiểm soát thị trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ lũng đoạn thị trường kinh doanh trái phép, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn tỉnh.
+ Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật của văn phòng địa diện, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì hoặc tham gia giải quyết có liên quan đến lĩnh vực quản lý về thương mại.
2.2.4) Về công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thương mại được UBND tỉnh giao cho Sở thực hiện quyền sở hữu.
+ Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, sát nhập, giải thể, tổ chức lại, bán, khoán, cho thuê, cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Trình UBND tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cảu doanh nghiệp.
+ Trình UBND tỉnh quyết đinh bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp.
+ Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra phương án tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét và đề nghị UBND tỉnh quyết định cử người quản lý phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước có cổ phần chi phối, hoặc cổ phần đặc biệt.
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của bộ luật lao động và quy định của pháp luật.
+ Giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tình hình hoạt động thương mại và các mặt công tác khác theo quy định của Tổng cục thống kê, Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước có hoạt động thương mại thuộc tỉnh do các Sở chuyên ngành khác quản lý.
+ Phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành trình UBND tỉnh quyết định việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với Sở quản lý ngành giám sát, kiểm tra việc thực hiệ kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
Đối với doanh nghiệp TW đóng trên địa bàn tỉnh và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đăng ký kinh doanh thương mại tại tỉnh.
+ Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ thương mại và các cơ quan hữu quan khác.
2.2.5) Về công tác đào tạo.
+ Căn cứ vào nhu cầu và xu hướng phát triển thương mại của tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác thương mại cho tỉnh.
+ Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ... cho cán bộ công chức thuộc Sở quản lý và doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
2.2.6) Thực hiện các công tác và nhiệm vụ khác do Tỉnh uỷ và UBND tỉnh giao cho.
2.2.7) Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về thương mại đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở cấp huyện, thị xã trong tỉnh.
Tổ chức của Sở Thương Mại Hà Tây.
Sở bao gồm :
+ Giám đốc, các Phó giám đốc.
+ Các phòng chuyên môn giúp việc : 4 phòng.
+ Các đơn vị trực thuộc:
*Các doanh nghiệp trực thuộc: 16 doanh nghiệp.
*Chi cục quản lí thị trường.
3.1) Giám đốc là người điều hành mọi công việc của Sở, là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của Sở trước UBND tỉnh. Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công việc được phân công.
3.2) Phòng tổ chức, phòng hành chính: là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý công tác cán bộ, hành chính, quản trị thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
3.3) Phòng kế hoạch tổng hợp: là phòng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch thống kê và thông tin thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
3.4) Phòng quản lý hành chính thương mại: là phòng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cơ chế , chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động thương mại trên địa bàn.
3.5) Thanh tra Sở: giúp Giám đốc Sở công tác thanh tra, kiểm tra , kiểm soát việc thực hiện pháp luật thương mại của các doanh nghiệp, thương nhân trên địa bàn, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở.
3.6) Chi cục quản lý thị trường: là cơ quan giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn.
III) Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động thương mại của tỉnh Hà Tây
Hà Tây giáp Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, là tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh án ngữ giữa Hà Nội các tỉnh vùng ĐBSH, Đông Bắc với vùng Tây Bắc do vậy hàng hoá ra vào tỉnh phong phú đa dạng vì hàng hoá các tỉnh cung cấp cho vùng Tây Bắc phải đi qua Hà Tây. Điều này rất thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình dịch vụ thương mại gắn liền với lưu thông hàng hoá. Ngoài ra tỉnh cũng có lợi thế hơn các tỉnh khác trong việc cung cấp các hàng hoá cho vùng Tây Bắc vì ở gần hơn chi phí vận chuyển rẻ hơn. Hà Tây giáp Hà Nội đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn. Bởi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá-khoa học kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có điều kiện phát triển thương mại, là nơi tiêu dùng hàng hoá nông sản thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tiêu dùng rất lớn. Đây là một thị trường rất hấp dẫn và là nơi tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các tỉnh. Hà Tây gần Hà Nội nên có lợi thế hơn các tỉnh khác trong việc cung cấp hàng hoá nhất là hàng nông sản, thực phẩm đồng thời cũng dễ dàng mua các hàng hoá phục vụ tiêu dùng và sản xuất của nhân dân trong tỉnh và phục vụ cho xuất nhập khẩu. Điều này khiến cho hoạt động thương mại của tỉnh phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn đối với các hàng hoá của Hà Tây bởi gần nơi có hàng hoá nhiều và có khả năng cạnh tranh cao do vậy hàng hoá của tỉnh rất có thể sẽ thua ngay trên sân nhà và mất thị trường trong tỉnh nhất là các hàng hoá công nghiệp, hàng công nghệ và một số hàng khác. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại Hà Tây.
Hà Tây có nhiều đường giao thông quan trọng của cả nước đi qua như đường quốc lộ số 1,6,32..., có cả đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ nên giao thông thuận tiện hàng hoá lưu thông dễ dàng. Điều này sẽ khiến cho hoạt động thương mại phát triển vì hàng hoá các tỉnh miền nam, miền trung, vùng Tây Bắc sẽ qua Hà Tây vào Hà Nội và các tỉnh khác, cạnh các con đường sẽ là các cửa hàng, điểm mua bán, điểm dịch vụ... sầm uất.
Kinh tế Hà Tây mười năm qua liên tục phát triển, hàng hoá làm ra ngày càng nhiều về số lượng, chủng loại hàng, chất lượng được nâng cao dần. Đây là điều kiện để phát triển thương mại vì có hàng hoá mới có thể tiến hành hoạt động thương mại được.
Nhân dân trong tỉnh có truyền thống tốt đẹp, có thói quen tiêu dùng không cầu kỳ, giữa các vùng dân cư rất hoà thuận... điều này sẽ khiến cho lưu thông hàng hoá dễ dàng hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên mức thu nhập của dân cư còn thấp nhu cầu chưa cao sẽ khiến cho hoạt động thương mại bị hạn chế.
Thương nhân Hà Tây mấy năm gần đây tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng trình độ còn nhiều hạn chế, nhận thức tư tưởng chưa có tầm chiến lược. Đây là một khó khăn đối với hoạt động thương mại của Hà Tây.
IV) Thực trạng hoạt động thương mại Hà Tây.
1) Thực trạng GDP thương mại dịch vụ.
Trong các năm qua GDP thương mại dịch vụ của tỉnh liên tục tăng trưởng, tỷ trọng ngày càng cao trong GDP toàn tỉnh. Giai đoạn 1991-1996 tỷ trọng GDP thương mại dịch vụ so với GDP của tỉnh dao động trong khoảng 4,6%-5,6% trong khi mức bình quân của cả nước là 12,8%-13,8%. GDP thương mại so với GDP dịch vụ nói chung cũng chiếm tỷ lệ thấp (15%-21% ) so với mức trung bình chung cả nước (31%-36,5% ). Điều đó chứng tỏ sự đóng góp của hoạt động thương mại vào tổng GDP của tỉnh còn rất nhỏ chưa xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về thương mại của tỉnh. Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP TMDV khoảng 8,8%/ năm cao hơn tốc độ tăng GDP của tỉnh (7,3% ). Năm 2000 GDP dịch vụ bằng khoảng 152% so với nó năm 1995. Năm 1998 GDP TM chiếm khoảng 26,45% GDP dịch vụ, khoảng 7,26% GDP của tỉnh. NHìn chung GDP TM đã có mức tăng trưởng khá hơn (khoảng 12%/ năm ) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy hoạt động thương mại đã có bước tiến bộ so với thời kỳ trước nhưng so với yêu cầu thì vẫn còn chưa đạt. Hoạt động thương mại chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế về thương mại của tỉnh, còn nhiều yếu kém trong khâu tổ chức mạng lưới, tìm kiếm và khai thác thị trường .
2) Thực trạng tình hình lưu chuyển hàng hoá xã hội.
Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội (LCHHXH) cả tỉnh đạt 5372 tỷ đồng tăng 10% so với năm 1999, trong đó LCHH bán lẻ là 2780 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 1999. Khu vực kinh tế trong nước đóng góp phần lớn trong tổng mức LCHHXH và LCHH bán lẻ, trong đó kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cả bán buôn và bán lẻ. Theo Sở Thương Mại Hà Tây và Cục Thống Kê tỉnh thì tình hình LCHHXH tỉnh thời kỳ qua năm sau đều tăng hơn năm trước, tỷ trọng kinh tế Nhà nước trong tổng mức LCHHXH đều chiếm khoảng 25-27%. Có thể thấy thực trạng mức LCHHXH của tỉnh qua bảng:
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng mức LCHHXH
1672,6
1797,7
2066
2489
2780
I
Phân theo TPKT
1
Kinh tế Nhà nước
453,3
488,1
523
657
810,8
2
Kinh tế tập thể
11
13
16,6
3
Kinh tế tư nhân cá thể
129,3
1395,6
1511,5
1796
1916,9
4
Kinh tế hỗn hợp
20,7
23
40,5
II
Phân theo NKT
1
Thương mại
812,9
850,9
1161
1398
1699,2
2
Khách sạn nhà hàng
153,3
162,5
270
325
430
3
Dịch vụ
100,9
120,1
63
76
6
4
Sản xuất trực tiếp bán
605,4
664,2
571
699
609,1
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
3) Thực trạng tình hình lưu thông hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây.
Trong các năm qua hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây phần lớn được vận chuyển bằng đường bộ theo các quốc lộ 1, 6, 32,...Do Hà Tây là tỉnh nông nghiệp, hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhu cầu hàng hoá tiêu dùng trên địa bàn không lớn nên khối lượng hàng hoá lưu thông ra vào địa bàn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Tuy nhiên khối lượng hàng hoá lưu thông qua địa bàn Hà Tây chủ yếu giữa Hà Nội và các vùng trong cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây là một thuận lợi lớn cho tỉnh để phát triển các loại hình dịch vụ thương mại cho khách vãng lai.
Hàng hóa ra khỏi tỉnh Hà Tây chủ yếu là hàng nông sản, thựuc phẩm, một số hàng công nghiệp như máy kéo, vật liệu xây dựng, hàng dệt may, mây tre đan... Các hàng hoá này được tiêu thụ ở nước ngoài và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (chủ yếu là Hà Nội), vùng Đông Bắc, Tây Bắc. Nhìn chung sản phẩm của tỉnh bước đầu đã phát triển cả về số lượng chủng loại... nhưng khâu tổ chức khai thác thị trường còn hạn chế.
Hàng hoá vào tỉnh Hà Tây chủ yếu là vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm công nghệ, hàng tư liệu sản xuất,... Nguồn cung cấp chủ yếu cho tỉnh là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra một số tỉnh vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc cũng cung cấp cho tỉnh một số nguyên nhiên vật liệu, lâm sản, khoáng sản để phục vụ xuất khẩu. Các nước như Nhật Bản, Pháp, Đức,... cũng là nơi cung cấp cho Hà Tây các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu.
Về giá trị XNK.
Đơn vị tính: 1000 USD.
STT
Các chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Tăng BQ
96-2000
I
Tổng KNXK
14900
18500
29800
36000
45000
31,9%
1
DNNN
6700
9500
10400
14000
24000
1.1
DNNNTW
1500
2755
4000
1.2
DNNN ĐP
6700
8000
9325
10000
2
LD-ĐTNN
3200
3500
13400
15000
7000
3
Ngoài NN
5000
5500
6000
7000
14000
II
Tổng KNNK
14306
25194
56020
56300
61000
43,7%
1
DNNN
5148
11900
15490
19400
24000
1.1
DNNNTW
4360
1.2
DNNNĐP
11130
2
LD-ĐTNN
9158
13294
38330
37800
27000
3
Ngoài NN
2200
10000
Qua bảng ta thấy:
Tổng kinh ngạch XNK của tỉnh những năm qua đều có mức tăng khá.
Xuất khẩu:
Năm 1996 toàn tỉnh xuất được 14,9 triệu USD, tăng 55% so với 1995.
Năm 1997 là 18,5 triệu USD, tăng 24% so với năm 1996.
Năm 1998 : 29,8 triệu USD, tăng 61% so với năm 1997.
Năm 1999: 36 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 1998.
Năm 2000: 45 triệu USD, tăng 25% so với năm 1999.
Tốc độ tăng XK bình quân thời kỳ 1996-2000 khoảng 31,9%/năm.
Nhập khẩu:
Năm 1996 toàn tỉnh đạt 14,3 triệu USD, tăng 318% so với năm 1995.
Năm 1997: 25,119 triệu USD, tăng 75,79% so với năm 1996.
Năm 1998: 56,02 triệu USD, tăng 122,75% so với năm 1997.
Năm 1999: 56,3 triệu USD, tăng 0,5% so với năm 1998.
Năm 2000: 61 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 1999.
Tốc độ tăng NK bình quân thời kỳ 1996-2000 khoảng 43,7%/năm.
Hà Tây vẫn chủ yếu là nhập siêu qua các năm. Mức tăng tăng trưởng XNK khá cao, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước. Năm 2000 bình quân giá trị XK đầu người đạt 18,5 USD/ người thấp hơn rất nhiều (khoảng 10 lần) so với mức 180 USD/ người, mức của nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.
Tỷ trọng giá trị XK, NK của DNNN ngày càng giảm trong tổng giá trị XK, NK toàn tỉnh diều đó cho thấy hoạt động XNK của tỉnh đã có sự phong phú về đối tượng tham gia. DNNN không còn độc quyền về XNK nữa, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần khác tham gia. Đóng góp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác làm cho kinh ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh. Thời kỳ 1991-1995 hầu như chỉ có DNNN địa phương tham gia XNK, kinh ngạch XNK thời kỳ này thấp. Bắt đầu từ 1995 số lượng doanh nghiệp tham gia XNK tăng nhanh, tổng kinh ngạch XNK tăng mạnh, tuy nhiên DNNN vẫn có tỷ trọng lớn về giá trị XNK trong tổng giá trị XNK toàn tỉnh thực hiện.
4.2) Về số lượng doanh nghiệp tham gia XNK trên địa bàn.
Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 80 doanh nghiệp tham gia XNK. Trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. DNNN kinh doanh XNK năm 2000 là 26 DN, doanh nghiệp tư nhân là 29, còn lại khoảng 24 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bình quân một doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 XK được 923,077 nghìn USD, NK được 923,077 nghìn USD. Bình quân một doanh nghiệp tư nhân XK được 428,758 nghìn USD, NK được 344,827 nghìn USD . Bình quân một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài XK được 291,667 nghìn USD, NK được 1125 nghìn USD. Như vậy về XK DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất, về NK doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2000 trong số 80 doanh nghiệp tham gia XNK có 51 doanh nghiệp trực tiếp XNK, 29 doanh nghiệp gián tiếp XNK, có 67 doanh nghiệp có mức vốn trên 1 tỷ đồng trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đồng, 8 doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, 5 doanh nghiệp có vốn dưới 500 triệu đồng. Hầu hết vốn của các doanh nghiệp là vốn đi vay, vốn lưu động rất ít.
Số lượng doanh nghiệp tham gia XNK ở tỉnh nhìn chung đông về số lượng, năng lực XNK rất hạn chế, vốn ít chủ yếu là vốn đi vay, vốn lưu động hạn chế. Tuy đều có sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp gia XNK hàng năm nhưng số lượng các doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK không tăng mà có xu hướng giảm đi. Đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Có thể thấy tình hình các doanh nghiệp tham gia XNk ở tỉnh qua bảng:
(Đơn vị tính: doanh nghiệp )
Tiêu thức phân loại
1995
1996
1997
1998
1999
2000
I) Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình sở hữu
28
47
52
58
79
80
Nhà nước
9
13
14
12
26
26
Tư nhân
19
21
24
24
29
29
DN có FDI
13
14
22
23
24
II) Phân theo quy mô vốn
28
47
52
58
79
80
Dưới 500 triệu đồng
9
10
13
5
6
5
500 triệu-1 tỷ đồng
9
9
6
8
9
8
Trên 1 tỷ đồng
10
28
33
45
64
67
III) Phân theo tính chất hoạt động
28
47
52
58
79
80
Trực tiếp
5
19
21
29
50
51
Gián tiếp
23
28
31
29
29
29
Về mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu.
Những mặt hàng mà Hà Tây chủ yếu XNK thời kỳ 1995-2000 là:
Mặt hàng XK:
Trong phần một số nét cơ bản về tỉnh Hà Tây ta thấy tỉnh có thế mạnh về hàng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, một số hàng công nghiệp, khoáng sản...vv. Đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Có thể thấy điều này qua bảng: (đơn vị tính: 1000 USD)
STT
Tên hàng
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng giá trị
9620
14900
18500
29800
36025
45000
1
Gạo
571
600
1757
1207
1522
2
Lạc
602
374
112
133
318
9
3
Chè
1088
1001
773
83
1999
354
4
Cá
71
330
5
Thịt lợn đông lạnh
185
6
Hạt tiêu
150
7
Hoa quả các loại
969
150
555
879
3445
6115
8
Tơ
30
89
103
1525
833
9
Gỗ, Lâm sản
95
100
35
214
10
Thảm cói
61
396
473
133
239
11
Hàng may mặc
981
4021
6214
6933
12445
15664
12
Giầy da
357
1190
1873
13
Gỗ, mỹ nghệ
165
286
264
19
80
14
Hàng mây tre đan
520
956
1356
1426
944
769
15
Da thuộc
1301
620
16
Gang đúc
469
553
639
468
17
Đồ chơi trẻ em
52
103
948
1340
18
Quặng sắt khoáng sản
214
250
19
Đá ốp lát
165
100
100
200
89
90
20
Bao bì
3814
9219
8112
21
Đồ hộp cao cấp
1472
1500
Nguồn: Sở Thương Mại & Cục Thống Kê tỉnh Hà Tây.
Qua bảng ta thấy một số hàng như hoa quả, gỗ mỹ nghệ, hàng may mặc, gang đúc gạo, thảm cói, tơ...là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn của tỉnh. Một số mặt hàng như lạc, tơ, gỗ mỹ nghệ... có sự giảm sút những năm gần đây (lạc năm 2000 hầu như không xuất được chỉ đạt khoảng 9000 USD trong khi đó sản lượng lạc của tỉnh năm 2000 khoảng 5400 tấn quy thóc). Trong các mặt hàng tỉnh xuấ._.òng đại diện tư vấn đầu tư, khách sạn và một số siêu thị nhỏ với phương thức bán hàng thuận tiện văn minh để phục vụ dân cư trong khu vực và khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Trung tâm thương mại Xuân Mai: Đây là trung tâm có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá sản xuất trong tỉnh cho khu công nghệp Xuân Mai, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trên địa bàn, cung cấp hàng tiêu dùng cho dân cư thị trấn Xuân Mai và các vùng phụ cận, ngoài ra trung tâm còn là đầu mối giao lưu hàng hoá với các tỉnh vùng Tây Bắc. Diện tích sàn nên ở mức 15-20 nghìn m2 gồm các trung tâm chuyển phát luồng hàng bán buôn, bán lẻ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trong khu vực và siêu thị loại nhỏ phục vụ dân cư trong vùng, vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD.
+ Trung tâm thương mại Hoà Lạc: Đây là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh giai đoạn 2001 đến 2020. Trung tâm này chủ yếu phát triển vào những năm sau 2010 và có nhiệm vụ cung cấp vật tư nguyên liệu cho khu công nghiệp Hoà Lạc, hàng tiêu dùng cho dân cư trên địa bàn và các vùng lân cận, tổ chức tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra trung tâm thương mại này còn là đầu mối giao lưu với các trung tâm thương mại huyện thị trong tỉnh với các vùng trong cả nước kể cả với các tổ chức nước ngoài. Trung tâm thương mại này nên có diện tích sàn khoảng 30-40 m2 gồm các văn phòng, khách sạn, các siêu thị phục vụ dân cư và khách du lịch. Kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu USD.
+ Trung tâm thương mại Miếu Môn: trung tâm thương mại này sẽ được hình thành cùng với sự phát triển của khu đô thị Miếu Môn và cảng hàng không, dịch vụ hàng không quốc tế ... Trung tâm có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng không, khách du lịch và dân cư trong vùng nên quy mô không lớn. Diện tích chỉ nên khoảng 8-10 m2 bao gồm siêu thị, chợ, cửa hàng kinh doanh. Kinh phí đầu tư khoảng 5 triệu USD.
- Ngoài các trung tâm thương mại nói trên tỉnh cũng nên đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện và các cụm thương mại-dịch vụ có chức năng chủ yếu là bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong khu vực. Các trung tâm cấp huyện gồm có một cửa hàng thường là cửa hàng bách hoá lớn, hoặc một cửa hàng lớn bán nhiều loại hàng hoá khác nhau hoặc là một siêu thị nhỏ và nhiều cửa hàng bán lẻ khác. Ngoài ra trong các trung tâm này nên có các văn phòng nghiệp vụ, một số cửa hàng dịch vụ như sửa chữa, cắt may ăn uống... Quy mô chỉ nên phục vụ khoảng 20 nghìn dân cư trở lên, xây ở đường quốc lộ nơi tập trung đông dân cư nhất là thị trấn, huyện lỵ.
- Muốn xây dựng thành công các trung tâm thương mại thì phải giải quyết được vấn đề về vốn, đất, địa điểm, chính sách ưu tiên cho khu đầu tư,... Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần có nghị quyết về việc xây dựng các trung tâm thương mại, giao cho Sở thương mại nghiên cứu phương án xây dựng các trung tâm thương mại cấp tỉnh (5 trung tâm thương mại kể trên). Yêu cầu các huyện, thị uỷ, UBND các huyện, thị xã, Sở xây dựng, Sở tài chính, Sở địa chính, Sở kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, địa điểm, về thẩm định đầu tư, thẩm định phương án xây dựng, về các chính sách cần có để tiến hành xây dựng các trung tâm thương mại được thuận lợi,... UBND tỉnh nên cho phép áp dụng hình thức “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” nghĩa là có thể dùng một phần ngân sách cộng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư theo nguyên tắc đôi bên bình đẳng và cùng có lợi. Vốn ngân sách nên chi cho nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, xây dựng thiết kế và chi cho các công tác giải phóng mặt bằng nếu có. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư rót vốn đầu tư UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích như cho thuê đất với giá rẻ, thời gian thuê đất dài đủ để các nhà đầu tư thu hồi đủ vốn và có lãi, miễn giảm thuế một số năm đầu khi trung tâm thương mại đi vào hoạt động, cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên một số điều kiện khác như trang bị hệ thống thông tin liên lạc...
1.4) Các giải pháp về cơ chế, chính sách cho hoạt động thương mại.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở thương mại, Sở tư pháp tiến hành rà soát lại các văn bản mà tỉnh ra về thương mại xem có chỗ nào chưa hợp lý, còn gây khó hiểu và mâu thuẫn nhau để tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động thương mại. Sở thương mại cần nghiên cứu lại các cách tuyên truyền phổ biến pháp luật thương mại cho phù hợp với thực tế, để đạt hiệu quả cao hơn. Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, UBND tỉnh liên quan đến thương mại cho cán bộ công nhân viên trong ngành, người kinh doanh thương mại trong tỉnh. Hình thức tuyên truyền phổ biến nên thông qua đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Hà Tây, tổ chức các cuộc thi về hiểu biết pháp luật thương mại, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát tờ rơi biểu hỏi ...
- Cần thiết đổi mới các chính sách đang thực hiện và thực hiện các chính sách mới. Các chính sách nên đổi mới và ban hành thêm có thể là: chính sách về thuế, chính sách về vốn, chính sách về đất, chính sách về lao động, chính sách về các vấn đề khác.
+ Chính sách thuế: Với thương nhân kinh doanh hàng chính sách cho các dân tộc ít người của tỉnh nên miễn thuế, giảm thuế. Với chủ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thương mại lớn ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của tỉnh miễn giảm thuế một số năm khi công trình hoàn thành đi vào hoạt động. Xem xét thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp, cần đề nghị Tổng cục thuế, Bộ tài chính cho phép áp dựng một số thủ tục hoàn thuế mới, thu thuế mới cho phù hợp với tình hình của tỉnh.
+ Chính sách về vốn: Cho phép mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại với mọi hình thức đầu tư như 100% vốn, BOT, liên doanh lien kết,... Chỉ đạo Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo,... của tỉnh ưu tiên một số vốn với lãi xuất thấp cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK vay để mua hàng dự trữ chờ xuất khẩu, cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước miền núi vay để mua hàng phục vụ đồng bào dân tộc ít người, cho các HTX nông nghiệp vay để làm dịch vụ thương mại. Thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích trong kinh doanh XNK, kinh doanh nội thương, xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại,...vv.
+ Chính sách về đất: Giành một số đất thuận tiện về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc... làm trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại, chợ, cửa hàng... Giảm thuế thuê đất cho người đầu tư kinh doanh thương mại có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại của tỉnh. Quy hoạch một số đất thích hợp làm vùng chuyên canh trồng cây, con giống xuất khẩu, làm khu chế biến, bảo quản hàng XK, làm kho bãi chứa đựng hàng hoá, làm các khu công nghiệp, khu đô thị mới ...vv.
+ Chính sách về lao động: Khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động, quy định một số mức lương cho một số ngành sản xuất kinh doanh dựa vào mức lương cơ bản của Nhà nước và đặc thù của hoạt động hoạt động kinh doanh, sản xuất. Hàng năm thưởng cho các đơn vị có nhiều thành tích trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo cho người lao động các khoản theo quy định của pháp luật. Dành một phần ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước đào tạo người lao động, ưu đãi các sáng kiến có ích của người lao động, đặc biệt chú trọng ưu đãi các Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng các công ty thuộc Sở thương mại quản lý.
+ Chính sách khác: Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại nghiên cứu áp dụng Khoa học kỹ thuật vào hoạt động thương mại, khuyến khích nghiên cứu cải tiến phương pháp bán hàng, mua hàng, quảng cáo sản phẩm,... Chú trọng ưu đãi các sáng kiến khoa học có giá trị của công nhân viên.
2). Các giải pháp từ phía doanh nghiệp.
2.1). Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Chiến lược kinh doanh đúng sẽ cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Vì vậy mỗi doanh nghiệp thương mại Hà Tây phải đề ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn trên cơ sở hiện trạng doanh nghiệp môi trường hoạt động và mục tiêu xác định. Để xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh đúng đắn cần hoàn thiện các điều kiện sau:
- Cần tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá kinh doanh theo hướng “Nhà nước điều tiết thị trường, thị trường trực tiếp hướng dẫn và điều tiết doanh nghiệp”. Thực hiện triệt để kế hoạch hoá gián tiếp trong tiến trình chuyển sang kinh tế thị trường. Trước hết cần xác định chiến lược kinh doanh là một bộ phận của kế hoạch hoá kinh doanh vì vậy chỉ thể có thể áp dụng có hiệu quả chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp khi thực hiện đổi mới triệt để và toàn diện công tác kế hoạch hoá kinh doanh.
- Vừa quán triệt các định hướng phát triển của Nhà nước, UBND tỉnh, của Sở thương mại, vừa phải nghiên cứu đầy đủ thị trường và môi trường kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội, tránh rủi ro.
- Tự chủ xác định và thực hiện các giải pháp, lựa chọn và triển khai các phương án chiến lược kinh doanh tối ưu.
- Tối ưu hoá việc huy động và phân bổ các nguồn lực trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Việc phân bổ và tiến hành theo các mục tiêu chiến lược từ đó chú trọng mục tiêu ưu tiên.
- Kịp thời điều chỉnh các mục tiêu và phương án chiến lược kinh doanh phù hợp với chiều hướng và mức độ thay đổi của môi trường kinh doanhtrong tiến trình thực hiện chiến lược.
Thực tế ở Hà Tây cho thấy nhiều giám đốc, lãnh đạo công ty thương mại hoặc là chưa thấm nhuần bản chất của phương án tư duy chiến lược hoặc là chưa hình thành ý thức tư duy chiến lược. Do vậy dẫn đến thực trạng các quyết định đề ra vẫn còn mang tính tự phát, bị động và chứa đựng rủi ro cao. Các giám đốc và lãnh đạo các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần được đào tạo và hãy tự đào tạo theo nhiều cách với nhiều nội dung. Có như vậy họ mới đủ sức đề ra chiến lược kinh doanh đúng và thực thi có hiệu quả chúng.
2.2). Nâng cao trình độ người lao động và nhân viên kinh doanh.
- ở phần thực trạng ta đã biết lao động của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây vừa đông vừa yếu về trình độ. Do vậy nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và nhân viên các doanh nghiệp thương mại là điều cần thiết vì con người là yếu tố quyết định của mọi việc, cán bộ là gốc của mọi công việc. Đây cũng là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại có thể:
+ Xem xét về nhu cầu lao động trong tương lai, xác định nhu cầu đào tạo.
+ Xem xét trình độ người lao động hiện nay, yêu cầu trình độ trong thời kỳ mới suy ra nhu cầu đào tạo.
Có thể đào tạo bằng nhiều hình thức như:
+ Đào tạo tại chỗ: Mời chuyên gia người dạy về trực tiếp đào tạo lại doanh nghiệp.
+ Gửi đi đào tạo: Cử những cán bộ nhân viên cần phải đào tạo và đào tạo lại đi học ở các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước, đi dự tập huấn các lớp do Sở thương mại, Bộ thương mại... Có thể học chính quy, tại chức, bổ túc, chuyên tu...
Để khuyến khích người lao động đi học và tự đào tạo các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích như: Cấp lương trong thời gian đi học, trợ cấp sách vở tài liệu, thưởng khi kết quả học tập cao, đảm bảo các điều kiện ăn ở, đi lại, đảm bảo công việc khi học xong, thưởng cho các sáng kiến có giá trị thực tiễn của người lao động, nâng lương, nâng ngạch cho người có trình độ, tổ chức các cuộc thi kiến thức trong công ty... Các doanh nghiệp cần dành một phần lợi nhuận để làm ngân sách đào tạo, kiểm tra thường xuyên trình độ người lao động trong công ty. Các doanh nghiệp nên thiết lập hệ thống thông tin thuận tiện cho việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của công ty, các kiến thức cần trang bị cho người lao động.
Riêng đối với lãnh đạo các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, doanh nghiệp thương mại ngoài Nhà nước, Sở thương mại cần thường xuyên tập huấn các kiến thức mới liên quan đến công tác thương mại. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng cần có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, văn hoá, kế toán, quản lý... đặc biệt là kiến thức quản trị kinh doanh. Người lãnh đạo phải không ngừng nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị mới có thể đảm trách công việc được giao.
2.3) Từng bước xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp.
Thuật ngữ văn hoá doanh nghiệp chưa trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại Hà Tây nói riêng. Song trên thực tế thuật ngữ này tồn tại từ khá lâu trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Bởi vậy chắc chắn rằng trong tương lai văn hoá doanh nghiệp sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu được để tạo nên sức mạnh doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có thể là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên doanh nghiệp. Mục tiêu của văn hoá doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác cần thiết giữa các thành viên trong doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy gắn bó thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin cậy vào sự thành công của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận, yếu tố hợp thành như: Những chuẩn mực chung, các nghi lễ, tập tục, giai thoại, truyền thống, triết lý kinh doanh, tinh thần hợp tác, tinh thần vì mọi người, tinh thần quyết thắng, tinh thần tương thân tương ái...
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Thứ nhất: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Văn hoá doanh nghiệp chính là bầu không khí hoạt động, môi trường bên trong của doanh nghiệp do các thành viên của nó, trước hết là ban lãnh đạo tạo ra. Nó ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của mỗi thành viên và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có văn hoá doanh nghiệp tích cực sẽ tạo ra một không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung khiến cho cacs cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt được nhiều lợi ích cho bản thân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn ổn định lâu dài mà chỉ dựa vào nguồn vật chất thì không thể tác động sâu sắc đến công nhân viên chức, quan trọng là phải truyền bá quan niệm, bắt rễ từ chỗ sâu kín trong nội tâm nâng cao lực hướng tâm của công nhân viên. Chính sự coi trọng, tuân thủ vào hoạt động trunh thành với văn hoá doanh nghiệp đã gắn kết toàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động. Nhờ đó doanh nghiệp không ngừng phát triển nguồn nhân lực.
Văn hoá doanh nghiệp còn là cội nguồn của những đổi mới cải tạo trong công ty. Nó bù đắp cho chỗ yếu của cơ cấu tổ chức, kế hoạch, các nguồn vật chất trước những cơ hội xuất hiện tình cờ, khó đoán trước và không thể dự đoán chính xác.
Thứ hai: Văn hoá doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi thường xuyên của các cá nhân kể cả những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Nó quan hệ sâu sắc đến động cơ hành động của doanh nghiệp, định hướng có tính chất chiến lược cho doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp càng mạnh càng định hướng mạnh tới cán bộ công nhân viên thống nhất ý chí càng cao, do đó doanh nghiệp càng ít chỉ thị mệnh lệnh, sơ đồ tổ chức gọn nhẹ hơn.
Đối với tầng lớp cán bộ lãnh đạo văn hoá doanh nghiệp là đinh hướng và là một căn cứ để đưa ra các quyết định quản lý chung quan trọng. Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp một mặt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh với mục tiêu lâu dài, mặt khác phải có sự mềm dẻo dễ thích ứng của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh dễ thay đổi. Một khi văn hoá doanh nghiệp đã thâm nhập vào toàn bộ cán bộ công nhân viên chức thì lúc đó doanh nghiệp có một sức mạnh lớn và một sự mềm dẻo hơn trong kinh doanh.
Thứ ba: Văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong kinh doanh.
Các chuẩn mực giá trị được phản ánh trong văn hoá doanh nghiệp bao hàm cả những nguyên tắc sử xự trong doanh nghiệp. Chúng là hệ gía trịchuẩn đánh giá mọi hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp, biểu dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu, từ đó các thành viên biết nên làm gì và không nên làm gì. Chúng hướng dẫn cách sử xự của các thành viên, nêu ra hệ giá trị chuẩn để các mọi người có thể xét đoán hành vi của mình, mặt khác chúng còn bao hàm cả nghĩa vụ và bổn phận của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với xã họi nói chung.
Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần:
Thứ nhất: Vì văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần chung của doanh nghiệp, tài sản này không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một sự phấn đấu bền bỉ, gian khổ, quá trình này dần hình thành quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái chung của doanh nghiệp. Do vậy cần có sự tổng kết thực tiến hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện ra những hành vi tiêu biểu, khuyến khích mọi người làm theo một phong cách phổ biến và thường xuyên tạo ra một tập tục, một nền nếp và những thói quen không gì thay đổi được.
Thứ hai: Vì văn hoá doanh nghiệp chỉ có thể tạo lập được khi những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp có đủ sức đủ tài để sáng lập ra hệ thống giá trị, sáng lập ra ý nghĩa hoạt động của doanh nghiệp. Họ phải là những người cổ vũ người bền bỉ bênh vực và là những người lan truyền các giá trị khắp doanh nghiệp. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần hiểu điều này và thấm nhuần sâu sắc các giá trị đã khởi xướng, cần phải giữ thói quen gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các tập tục thói quen, những chuẩn mực chung của doanh nghiệp, khơi dậy và giữ gìn các thành tích truyền thống của doanh nghiệp.
Thứ ba: Doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần tăng cường hợp tác với các giới ngoài xã hội, nhất là giơí văn học, khoa học kỹ thuật, áp dụng các hình thức trao đổi và hợp tác quốc tế. Bởi vì văn hoá doanh nghiệp gắn liền với văn hoá xã hội.
Thứ tư: Các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần tăng cường giáo dục văn hoá cho các thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức, đạo đức, trình độ thẩm mỹ của nhân viên kinh doanh, phải đáp ứng được các nhu cầu văn hoá của các thành viên trong doanh nghiệp. Bởi vì văn hoá doanh nghiệp là do toàn thể người lãnh đạo, quản lý, nhân viên tạo nên. Nó chỉ có thể tạo ra dựa trên nền tảng văn hoá của mỗi thành viên.
2.4) Từng bước đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, thu hút vốn từ các nguồn tài chính, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh, hình thành một số vùng nguyên liệu, hàng hoá dịch vụ phục vụ kinh doanh.
- Hệ thống cửa hàng, điểm mua bán của các doanh nghiệp thương mại Hà Tây hầu hết đã cũ và xuống cấp. Các doanh nghiệp cần tiến hành đầu tư nâng cấp cải tạo. Khó khăn nhất là vốn các doanh nghiệp thương mại cần có chính sách thu hút vốn từ nhiều nguồn:
+ Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Dùng tài sản thế chấp khác để vay đầu tư cho các cửa hàng trọng điểm có thể đem lại hiệu quả cao, nhưng phải xác định được đâu là cửa hàng trọng điểm đem lại hiệu quả cao. Các doanh nghiệp thương mại có thể căn cứ vào thực sự hoạt động của các cửa hàng hiện có, căn cứ vào các thông tin về thị trường, về đầu tư... để xác định. Nếu có khó khăn về phía Nhà nước các doanh nghiệp thương mại nên đề nghị Sở thương mại, UBND tỉnh giúp đỡ. Chú ý rằng đầu tư các cửa hàng phải theo quy hoạch của Sở thương mại.
+ Đối với cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp: Có thể liên kết đầu tư, kãi hưởng theo phần vốn hoặc cá nhân tổ chức có tiền đầu tư xây dựng xong được thuê một số năm nhất định, lấy tiền thuê trừ tiền đầu tư...
+ Đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: Vay với lãi xuất nhất định không thấp hơn lãi xuất ngân hàng lúc bấy giờ, cho phép mượn cửa hàng kinh doanh bằng vốn của mình nộp một số khoản theo thoả thuận với doanh nghiệp, đảm bảo công việc và các chính sách về trả lãi, trả gốc chó người cho vay...
+ Mạnh dạn nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán trong tương lai.
- Đẩy mạnh công tác Marketting, nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần:
+ Khuyến khích cán bộ công nhân viên tìm kiếm thị trường. Ai tìm được hợp đồng về cho doanh nghiệp sẽ trọng thưởng và có ưu đãi đặc biệt.
+ Bất cứ ai đem đến cơ hội bán hàng, mua hàng hoá đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, các hợp đồng khác có lợi cho doanh nghiệp đều được thưởng. Các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần công khai các mức thưởng cho các loại hợp đồng có được nhờ bên ngoài, tuy nhiên mức thưởng này không trái quy định của Nhà nước.
+ Nâng cao năng lực cán bộ làm marketing, nghiên cứu thị trường.
+ Tham gia hội chợ, triển lãm, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều nơi.
+ Đẩy mạnh quảng cáo và tiếp thị.
+ Mở rộng mạng lưới bán lẻ, đại lý cho mặt hàng của công ty
- Các doanh nghiệp cần hình thành các vùng nguyên liệu, hàng hoá phục vụ kinh doanh. Muốn vậy cần:
+ Hỗ trợ một phần kinh phí cho người trồng, nuôi...ở các vùng nguyên liệu, hướng dẫn cách trồng, nuôi, chăm bón, thu hoạch và bảo quản...
+ Hoàn thiện khâu bảo quản dự trữ.
+ Hoàn thiện việc chế biến, bán hàng...
5). Các giải pháp khác.
Ngoài ra các doanh nghiệp thương mại Hà Tây cần có các giải pháp khác như: mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu (nội dung hoạt động, nâng cao uy tín, chăm lo đời sống cán bộ và nhân viên...
Kết Luận
Hoạt động thương mại có vai trò quan trọng trong việc pháp triển kinh tế xã hội ở Hà Tây. Nó có đặc điểm riêng, chịu sự ảnh hưởng của một số nhân tố nhất định và có điều kiện tồn tại riêng. Hoạt động thương mại là tất yếu khách quan, bao gồm nhiều hoạt động. Hoạt động thương mại Hà Tây thời gian qua đã có sự phát triển hơn trước nhưng so với yêu cầu thì chưa đạt. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như GDP thương mại dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ cao, XNK có dấu hiệu tích cực, giải quyết phần nào công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ cho nhân dân... nhưng hoạt động thương mại ở Hà Tây còn nhiều bất cập như cơ sở hạ tầng yếu kém, doanh nghiệp thương mại nhiều nhưng số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không lớn, lao động đông nhưng trình độ yếu kém, vốn ít lợi nhuận thấp ..., Cơ chế chính sách còn nhiều cản trở, quản lý Nhà nước về thương mại chưa theo kịp yêu cầu... Đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Để đẩy mạnh được các cơ quan Nhà nước của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp phù hợp ở trên, phải có bước đi thích hợp, không được chủ quan duy ý chí, nóng vội. Các doanh nghiệp thương mại cần mạnh dạn đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, đào tạo lao động, xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, thu hút vốn, hình thành nguồn cung cấp nguyên liệu hàng hoá, mở rộng thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bán, mua hàng... Các hộ kinh doanh mạh dạn mở rộng đầu tư kinh doanh, thực hiện nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước, thực hiện văn minh thương nghiệp... Nếu làm được như vậy nhất định hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mạnh mẽ.
Danh mục tài liệu tham khảo
Luật thương mại
Kỷ yếu hội thảo: Thương mại với nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước (ĐHTM 5/1999).
Quy hoạch phát triển thương mại Hà Tây đến năm 2010.
“40 năm TNQD Hà Sơn Bình”. Sở thương mại Hà Tây.
“50 năm TM Việt nam”. Bộ thương mại.
Báo cáo tổng kết năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000. (Sở thương mại Hà Tây).
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX.
Niên giám thống kê các năm 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 tỉnh Hà Tây. (Cục thống kê tỉnh ).
Quy hoạch phát triển tỉnh Hà Tây đến năm 2010. (Viện quy hoạch & TKNN- UBKH Hà Tây).
10) “Làng nghề Hà Tây thực trạng và giải pháp” (Nguyễn Ngọc Khoa 11/1999).
11) Các báo:
+ Thương mại
+ Con số và sự kiện
+ Hà Tây
+ Thương Nghiệp miền núi
+ Đầu tư
Các số năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000.
13) Đề án môn học:
“Làng nghề đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp cần thực hiện để phát triển” (Nguyễn Nguyên Dũng – QLKT 39B ).
Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức của Sở Thương mại Hà Tây
Giám đốc
Phòng
tổ chức
Phòng KHTH
Phòng QLHCTM
Thanh tra
Sở
Chi cục QLTT
Phòng
hành chính
16 DNNN trực thuộc
Giải thích một số thuật ngữ viết tắt trong Luận văn
+ TMDV : Thương mại dịch vụ
+ XNK : Xuất nhập khẩu
+ XK : Xuất khẩu
+ NK : Nhập khẩu
+ KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
+ KNNK : Kim ngạch nhập khẩu
+ KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu
+ CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
+ TM-DV-DL : Thương mại - Dịch vụ - Du lịch
+ TM : Thương mại
+ DV : Dịch vụ
+ N2 ; NN : Nông nghiệp
+ CN & XDCB : Công nghiệp và xây dựng cơ bản
+ HTX : Hợp tác xã
+ HTXMB : Hợp tác xã mua bán
+ DN : Doanh nghiệp
+ DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
+ DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
+ HCM : Hồ Chí Minh
+ THCS : Trung học cơ sở
+ UBND : Uỷ ban nhân dân
+ ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng
+ LCHHXH : Lưu chuyển hàng hoá xã hội
+ LCHH : Lưu chuyển hàng hoá
+ TPKT : Thành phần kinh tế
+ NKT : Ngành kinh tế
+ QLNN : Quản lý Nhà nước
+ TBPT : Thiết bị phụ tùng
+ NLSX : Nguyên liệu sản xuất
+ TN : Thí nghiệm
+ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
+ DT : Diện tích
+ TSCĐ : Tài sản cố định
+ QLTT : Quản lý thị trường
+ HĐND : Hội đồng nhân dân.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động thương mại 3
1. Khái niệm hoạt động thương mại 3
2. Phân loại 4
3. Đặc điểm hoạt động thương mại 4
4. Vai trò của hoạt động thương mại đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh 4
4.1. Hoạt động thương mại thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển 5
4.2. Hoạt động thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất trong tỉnh 5
4.3. Hoạt động thương mại kích thích nhu cầu và tạo ra nhu cầu mới 5
4.4. Hoạt động thương mại góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá 5
4.5. Hoạt động thương mại góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động 5
4.6. Hoạt động thương mại mở ra các mối quan hệ kinh tế của tỉnh với các tỉnh khác trong vùng và cả nước, mở rộng quan hệ quốc tế 6
5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của một tỉnh 6
5.1. Vị trí địa lý 6
5.2. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh 6
5.3. Tình hình kinh tế chính trị xã hội các tỉnh lân cận, trong nước, khu vực, quốc tế 7
5.4. Thị trường các tỉnh lân cận, trong nước, quốc tế 7
5.5. Quan điểm đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh về thương mại 8
5.6. Nhận thức tư tưởng và trình độ của thương nhân trong tỉnh 8
5.7. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của tỉnh 8
5.8. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại 8
5.9. Thu nhập của dân cư trong tỉnh 8
5.10. Sự quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước về thương mại và sự hoạt động của các doanh nghiệp thương mại 8
5.11. Truyền thống, tôn giáo, phong tục tập quán của nhân dân trong tỉnh 9
6. Một số chỉ tiêu đo sự phát triển của hoạt động thương mại của một tỉnh 9
6.1. GDP thương mại dịch vụ và tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ 9
6.1.1. GDP thương mại dịch vụ 9
6.1.2. Tốc độ tăng GDP thương mại dịch vụ 10
6.2. Mức lưu chuyển hàng hoá xã hội của tỉnh 10
6.3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11
6.4. Một số chỉ tiêu khác 12
Chương II: Thực trạng hoạt động thương mại và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại đang thực hiện ở Hà Tây 13
I. Một số nét cơ bản về tỉnh Hà Tây. 13
II. Một số nét cơ bản về sở thương mại Hà Tây 17
1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Sở 17
2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Thương mại Hà Tây 18
2.1. Chức năng 18
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại Hà Tây 18
3. Tổ chức của Sở Thương mại Hà Tây 21
III. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động thương mại của tỉnh Hà Tây 22
IV. Thực trạng hoạt động thương mại Hà Tây 23
1. Thực trạng GDP thương mại dịch vụ 23
2. Thực trạng tình hình lưu chuyển hàng hoá xã hội 23
3. Thực trạng tình hình lưu thông hàng hoá ra vào tỉnh Hà Tây 24
4. Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu 24
4.1. Về giá trị XNK 24
4.2. Về số lượng doanh nghiệp tham gia XNK trên địa bàn 26
4.3. Về mặt hàng và thị trường XNK 27
5. Thực trạng về tổ chức mạng lưới thương mại 30
5.1. Thương nghiệp Nhà nước 30
5.2. Thương nghiệp ngoài Nhà nước 32
5.3. Mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại 32
5.3.1. Mạng lưới chợ 32
5.3.2. Siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại 34
6. Thực trạng các doanh nghiệp thương mại Hà Tây 34
6.1. Thực trạng về vốn 34
6.2. Thực trạng về lao động và thu nhập của người lao động 35
6.3. Thực trạng về doanh thu 36
6.4. Thực trạng về lợi nhuận thực hiện 37
6.5. Thực trạng về cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thương mại 37
7. Thực trạng cơ chế chính sách về thương mại đang thực hiện 38
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Hà Tây 43
I. Phương hướng, mục tiêu đẩy mạnh 43
1. Phương hướng 43
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 43
II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn hà tây 44
1. Giải pháp từ phía Nhà nước 44
1.1. Giải pháp về mạng lưới thương mại 44
1.1.1. Đối với thương nghiệp Nhà nước 44
1.1.2. Đối với thương nghiệp ngoài Nhà nước 46
1.2. Các giải pháp về xuất nhập khẩu 46
1.3. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng của hoạt động thương mại 48
1.3.1. Giải pháp về chợ 48
1.3.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 50
1.3.3. Về trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm xúc tiến thương mại,... 50
1.4. Các giải pháp về cơ chế, chính sách cho hoạt động thương mại 52
2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 53
2.1. Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh đúng đắn 53
2.2. Nâng cao trình độ người lao động và nhân viên kinh doanh 54
2.3. Từng bước xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp 55
2.4. Từng bước đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, thu hút vốn từ các nguồn tài chính, mở rộng thị trường tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh, hình thành một số vùng nguyên liệu hàng hoá dịch vụ phục vụ kinh doanh 57
3. Các giải pháp khác 58
Kết luận 59
Danh mục tài liệu tham khảo 60
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0298.doc