TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
ở Công ty đóng tàu Hạ Long.
Sinh viên: LƯU VĂN TÚ
Lớp: QLKT BII K3
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. PHAN KIM CHIẾN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên: LƯU VĂN TÚ
Lớp: QLKT BII K3
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. PHAN KIM CHIẾN
Quảng N
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh - tháng10/2007
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Từ viết tắt
Diễn giải
1
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
2
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
3
NNL
Nguồn nhân lực
4
GTVT
Giao thông vận tải
5
CB-CNV
Cán bộ - công nhân viên
5
XD-CB
Xây dựng cơ bản
6
LĐ
Lao động
7
KCS
Kiểm tra chất lượng
8
ATLĐ
An toàn lao động
9
CNVC-LĐ
Công nhân viên chức lao động
10
VINASHIN
Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ
Số trang
LỜI MỞ ĐẦU
5
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
7
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
7
1.Khái niệm nguồn nhân lực:
7
2. Các khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
8
3. Một số quan điểm cơ bản về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ NNL trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
8
4. Yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo và phát triển đội ngũ NNL
9
5. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực
10
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.
12
1. Đặc điểm về đào tạo nguồn nhân lực nói chung
12
2. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
13
3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật
14
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
16
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
16
1. Thông tin chung về Công ty đóng tàu Hạ Long
16
2. Qua trình hình thành và phát triển
17
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty đóng tàu Hạ Long
19
4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
21
5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
24
a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty.
24
b. Công tác quản trị doanh nghiệp
26
c. Định hướng phát triển của Công ty.
28
II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG.
32
1. Cơ cấu nguồn nhân lực
32
2. Thực trạng nguồn nhân lực
35
3. Thực trạng công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực
37
4. Một số tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển NNL ở Công ty
42
CHƯƠNG III:
CẤC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
43
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
43
1. Một số giải pháp về cơ cấu NNL.
43
2. Một số giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL:
44
II. MỘT SỐ ĐỀ SUẤT TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL
46
1. Một số kiến nghị với nhà nước
46
2. Một số kiến nghị đối với Công ty và tập đoàn
49
KẾT LUẬN
52
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và thực hiện CNH-HĐH ở Việt Nam là bước chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế. Yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH cũng đã đặt ra nhiệm vụ to lớn đối với công tác nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khi nói tới vấn đề nguồn nhân lực đã có nhiều ý kiến thống nhất rằng con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và cũng là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội.
Thực tế cho thấy, những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh trong thời kỳ gần đây là những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu về tiềm năng “chất xám”, các nước thành công trong việc đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên quý giá đó phải kể đến đó là Hàn quốc, Nhật bản...
Những công trình nghiên cứu mới nhất đã đi tới kết luận, con người là nguồn vốn lớn nhất, quý nhất của xã hội.
Một nhà kinh tế học phương tây đã có nhận định: tài sản lớn nhất của công ty hiện nay, không phải là các lâu đài công xưởng mà chính là những cái nằm trong vỏ não của các nhân viên.
Như vậy, rõ ràng con người đặc biệt là tri thức của họ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp phát triển.
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện CNH-HĐH và mở cửa nền kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải có đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có bản lĩnh vững vàng trước những thời cơ, thách thức trong quá trình phát triển.
Qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chiến lược của công tác nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của công đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới.
Từ nhận thức trên và qua thực tế công tác tại Công ty đóng tàu Hạ Long em nhận thấy rằng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và ở Công ty đóng tàu Hạ Long nói riêng là rất thiết thực và là điều kiện tiên quyết để bắt kịp với nền kinh tế đang hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Do đó, trong chuyên đề thực tập này em xin mạnh dạn đề cập đến vấn đề “Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở Công ty đóng tàu Hạ Long” nhằm mục đích nhìn nhận vào thực trạng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nói chung và cụ thể là ở Công ty đóng tàu Hạ Long để từ đó đúc kết và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và ở Công ty đóng tàu Hạ Long nói riêng.
Vì khả năng và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không thể không có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự tư vấn, đóng góp ý kiến và hướng đẫn của các thầy cô để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC:
1.Khái niệm nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Theo quan điểm kinh tế thì nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động của họ. Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động của mỗi nước bao gồm cả độ tuổi hết tuổi lao động là rất khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước ở từng giai đoạn cụ thể.
Ở Việt nam trước đây độ tuổi lao động được quy định từ 16 đến 60 tuổi đối với nam và 16 đến 55 tuổi đối với nữ. Hiện nay độ tuổi lao động được quy định lại là 15 đến 55 tuổi đối với nam và 15 đến 50 tuổi đối với nữ.
Về chất lượng nguồn nhân lực đó là phản ánh trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ của người lao động.
Đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế lao động thì họ định nghĩa NNL là nguồn lực về con người và nó được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho toàn xã hội bao gồm toàn bộ các dân cư có cơ thể phát triển bình thường không bị khuyết tật hoặc dị tật bẩm sinh.
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội là khả năng lao động của xã hôi được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, theo cách hiểu này NNL tương đương với nguồn lao động.
Theo một số quan điểm khác thì NNL còn có thể hiểu là tổng hợp những cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Nhận xét: Chúng ta đều thấy rằng dù đứng trên bất kỳ quan điểm nào, cách xác định quy mô nguồn nhân lực như thế nào đi chăng nữa thì tất cả những cách tiếp cận đó đều thống nhất ở một điểm là nói đên NNL là nói đên khả năng lao động của con người đối với xã hội.
Mục đích của việc tìm hiểu nguồn nhân lực cho phép chúng ta nghiên cứu được mối quan hệ giữa chúng và các phạm trù khác một cách chặt chẽ hơn.
2. Các khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là quá trình học tập làm cho người lao động lắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trươc mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.
Hoạch định (hay còn được gọi là công tác giáo dục): được hiểu là các hoạt động giáo dục, định hướng để định hướng cho con người nhận thức được một nghề nghiệp hoặc lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp trong tương lai.
3. Một số quan điểm cơ bản về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ NNL trong những năm đổi mới:
Vấn đề xây dựng đội ngũ NNL trong những năm tới là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm mục đích xây dựng đội ngũ NNL trong những năm đổi mới được hữu hiệu trong đó những quan điểm sau đây được coi là hiệu quả hơn cả:
- Phải luôn nắm vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác quy hoạch, đào tạo và phát triên NNL.
- Cần chăm lo đến tính đồng bộ của đội ngũ NNL, phải hết sức coi trọng và tập trung xây dựng tốt đội ngũ NNL có trình độ và kỹ năng lao động.
- Cần có quan điểm, phương pháp đánh giá, sử dụng NNL một cách khoa học và khách quan, công tâm.
- Đánh giá đúng trình độ đội ngũ NNL trong các tổ chức và bố trí sử dụng đúng NNL là vấn đề khó khăn phức tạp và quan trọng nhất. Khi đánh giá phải có quan điểm đúng và phải theo tiêu chuẩn quy định, căn cứ vào kết quả và hiệu quả hoạt động của NNL, xét đến một cách đầy đủ, hoàn cảnh và điều kiện hoạt động lao động sản xuất kinh doanh của đội ngũ NNL.
- Cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ bằng việc thể chế hoá thành các quy chế, quy định, quy trình và chỉ đạo thực hiện một cách chặt chẽ việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo và phát triển NNL.
- Trong công tác hoạch định, đào tạo và phát triển NNL phải kết hợp chặt chẽ giữa trước mắt và lâu dài, kế thừa và phát triển nhằm đảm bảo kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách vững vàng.
4. Yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo và phát triển đội ngũ NNL trong thời kỳ hội hập:
Nền kinh tế nước ta đang bước sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thực hiện mục tiêu chiến lược đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, công tác hoạch định, đào tạo và phát triển đội ngũ NNL chuyên nghiệp trong đó có đội ngũ NNL có trình độ kỹ thuật có đủ phẩm chất và năng lực, nắm bắt được khoa học công nghệ hiện đại và vận dụng thích ứng vào điều kiện cụ thể ở mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định.
ở nước ta hiện nay, công tác hoạch định, đào tạo và phát triển NNL đang đứng trước những mâu thuẫn gay gắt:
Thứ nhất: Yêu cầu từng quy mô với việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Thứ hai: đào tạo NNL có chất lượng cao với sự hạn hẹp về tài chính và đội ngũ giáo viên có trình độ cao.
Thứ ba: sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu ngành giáo dục và thị hiếu tập trung vào một số ít ngành nghề của người học.
Chính từ thực tế như vậy cho nên trong những năm gần đây, nhu cầu đào tạo NNL có trình độ ở nước ta tăng lên rất nhanh, nhiều trường đại học và cao đẳng kinh tế đã mở rộng quy mô đào tạo.
Sự tăng nhanh về quy mô đào tạo ở các trường kỹ thuật đã góp phần từng bước khắc phục sự thiếu hụt về số lượng đội ngũ NNL có trình độ kỹ thuật và kỹ năng lao động. tuy nhiên điều này lại đang làm xuất hiện mâu thuẫn trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo do hạn chế về tài chính và năng lực nội sinh của các cơ quan đào tạo và trưởng thành từ trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo mô hình kế hoạch hoá tập trung.
Trong quá trình đổi mới, một bộ phận khá lớn NNL đã được đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng lao động. Tuy nhiên trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và hội nhập trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ NNL xét về số lượng, chất lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với thời kỳ hội nhập kinh tế.
5. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Trong xã hội nguyên thuỷ, khi mà nền sản xuất xã hội loài người mới hình thành thì con người là trung tâm của mọi quá trình sản xuất, đó là một điều hiển nhiên ngay cả khi cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất bùng nổ, máy móc đã được đưa vào sản xuất nhưng vai trò của con người vẫn được khẳng định một cách chắc chắn. Rồi tiếp đó là cuộc cách mạng thứ hai, thứ ba nổ ra, khoa học kỹ thuật đã phát triển một cách nhanh tróng, máy móc công nghệ đã thay thế con người trong nhiều công đoạn từ đơn gian đến phức tạp, sản lượng đầu ra đã không ngừng được tăng lên, năng suất lao động xã hội được cải thiện một cách không ngờ vv... Nói tóm lại, thành tựu mà kho học công nghệ là vô cùng to lớn, Từ đây xuất hiện, nảy sinh quan điểm cho rằng lực lượng sản xuất mạnh mẽ, tổ chức sản xuất sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Và theo quan điểm của các nhà kinh tế học thành viên hiệp hội công nghiêp Hoa Kỳ đã nhận định rằng: “Chìa khoá của sự thành công là sự tự động hoá trong sản xuất”. Với thời kỳ này, ở các nước phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ, triết lý kinh doanh coi công nghệ là trung tậm, ý niệm trông cậy vào công nghệ đã được truyền bá rộng rãi. Trong khi đó nhân công được coi là một yếu tố làm hao phí sản xuất.
Trên thực tế ở nhiều nước công nghiệp, điều này được thể hiện vẫn thông qua việc định hướng và đổi mới trang thiết bị và sản phẩm mà vẫn giữ nguyên cách tổ chức lao động truyền thống.
Một thời gian sau, những người ủng hộ quan điểm này đã thất bại cay đắng, biểu hiện cụ thể là những tổ hợp sản xuất được tự động hoá ở trình độ cao đã tỏ ra kém hiệu quả so với các xí nghiệp chỉ đơn thuần cơ giới hoá. Các công xưởng của tương lai này đã rơi vào tình trạng giảm năng suất lao động, lãng phí nhân lực.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bước sang một giai đoạn mới đã có những thay đổi liên tục trong sản xuất liên quan tới việc áp dụng kỹ thuật tin học, các công nghệ thông tin và các phần mềm tự động hoá. Những thay đổi đó đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là thực hiện sản xuất một bên là cách phân công lao động hiện đại, làm nảy sinh trực tiếp vấn đề phải xem xét lại toàn bộ hệ thống đào tạo nhân công sẽ thay đổi của các thang giá trị về con người cũng buộc phải hình thành một cơ chế lao động mới. Và mối quan hệ chặt chẽ giữa các khía cạnh công nghệ, xã hội và kinh tế của sản xuất đã được thừa nhận, từ đó trong triết lý kinh doanh đã có bước ngoặt từ quan điểm coi công nghệ làm trung tâm sức mạnh sang coi con người làm trung tâm, ưu tiên con người ở khía cạnh tri thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng lao động.
Một lần nữa con người lại được đặt vào đúng vị trí của nó trong quá trình sản xuất. Với quan điểm như vậy, hiện nay các nước phát triển đã thay đổi cách tổ chức lao động, xây dựng mô hình sử dụng NNL tri thức làm mũi nhọn trong chiến lược cạnh trạnh của mình.
Xét về bối cảnh ở nước ta là một nước công nông nghiệp đang phát triển, trình độ công nghệ còn hạn chế, do đó với nền sản suất của nước ta từ trước đến nay con người vẫn đang phải sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Do đó, vai trò của nguồn nhân lực vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Đặc điểm về đào tạo nguồn nhân lực nói chung.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 của Đảng đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khọc, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý”. Các chính sách của Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Đào tạo đang trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội , là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh.
Trong nền kinh tế không ngừng phát triển, việc phân bố lại cơ cấu nhân lực dưới tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ là đòi hỏi khách quan cho sự phát triển đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Những đòi hỏi khách quan ấy quyết định xu thế, đường lối, chính sách phát triển nghề nghiệp; mục tiêu, nội dung và phương phát đào tạo.
Như vây có thể khẳng định rằng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quá trình thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực con người trí thức, phát triển các kỹ năng và các phẩm chất lao động mới, thúc đẩy sáng tạo thành tựu khoa học – công nghệ mới, đảm bảo cho sự vận động tích cực các ngành nghề, lĩnh vực và toàn bộ xã hội. Quá trình đào tạo làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người; phát triển toàn bộ và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách; phát triển cả về năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu câu nhân lực cho CNH, HĐH đất nước.
2. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH được thể hiện qua các đặc điểm chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới phát triển con người cả về trí tuệ, tình cảm, tinh thần và thể chất; hình thành nhân cách, đạo đức, nhạy bén với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, có tác phong công nghiệp, có thể lực cường tráng, lao động bên fbỉ, dẻo dai, làm việc có năng suất, hiệu quả, đời sống văn hoá phong phú, hướng tới nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để tạo ra nhiều của cải vật chất và tình thần cho xã hội.
- Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành cực kỳ quan trọng của phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu cập nhật tri thức khoa học – công nghệ hiện đại cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu nhân lực của các khu vực, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.
- Thứ ba: Việc đào tạo nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng trong chuẩn bị nhân lực cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực như:
+ Đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Đào tạo nhân lực cho các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế mở vv…
+ Đào tạo nhân lực cho các ngành dịch vụ chất lượng cao như giáo dục, đào tạo, tài chính, ngân hàng, y tế, bảo hiểm kiểm toán vv…
+ Đào tạo nhân lực cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đào tạo nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.
- Thứ tư: Đào tạo nguồn nhân lực phải đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội cho tất cả mọi người tham gia đào tạo, đảm bảo con em của những gia đình có công với nước, người nghèo, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận hệ thống đào tạo.
- Thứ năm: Đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá và tri thức hoá kinh tế. Qua trình toàn cầu hoá, tri thức hoá kinh tế đặt ra vấn đề bức xúc đối với hệ thống đào tạo. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều có sự chạy đua gay gắt về phát triển nguồn nhân lực để nâng cao hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học-công nghệ trong từng sản phẩm, từng ngành và nền kinh tế. Nguồn nhân lực được coi là nguồn vốn quan trọng bậc nhất đối với các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Sự thành công của phát triển kinh tế xã hội được quyết định bởi sự phát triển của “vốn nhân lực”. Do đó, hệ thống và các chính sách đào tạo của nước ta phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện để bắt nhịp được xu hướng chính sách, thể chế đào tạo của thế giới, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế và đáp ứng cạnh tranh về nguồn nhân lực trên thị trường lao động quốc tế.
3. Đặc điểm đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật là hoạt động cung cấp những kiến thức, kỹ năng và rèn luyện những phẩm chất mới cho người lao động, sự kết hợp và tương tác cảu các yếu tố này tạo lên năng lực chuyên môn-kỹ thuật của người lao động để họ đảm nhận được các công việc nhất định.
Đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta được thực hiện thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nghề nghiệp của quốc gia, bao gồm hệ thống các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, trường đào tạo trung học chuyên nghiệp và trường đào tạo cao đẳng, đại học. Các nội dung đào tạo được thực hiện trong các trường là:
Đào tạo kiến thức nghề nghiệp.
Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
Giáo dục các phẩm chất, thái độ nghề nghiệp.
Các loại hình đào tạo thông thường được chia ra:
Đào tạo mới: Được áp dụng đối với những người chưa có nghề.
Đào tạo lại: Đào tạo những người đã có nghề, song vì lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa.
Đào tạo nâng cao: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được công việc phức tạp hơn và làm việc có năng suất cao hơn.
Đào tạo liên thông: Nhằm chuyển đổi giữa lao động kỹ thuật thực hành và lao động chuyên môn mang tính hàn lâm và ngược lại.
Các phương pháp đào tạo thông thường bao gồm:
Đào tạo trong công việc gồm có: đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo và đào tạo theo hình thực luân chuyển và thuyên chuyển công việc.
Đào tạo ngoài công việc gồm các hình thức: tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp; cử đi học ở các trường chính quy; hội nghị hoặc hội thảo chuyên đề; đào tạo theo phương thức từ xa vv...
Mỗi một lạo hình và phương pháp đào tạo đều có những ưu điểm và ngược điểm của nó do vậy các tổ chức và doanh nghiệp nên căn cứ vào tình hình thực tế của mình để đưa ra các giải pháp cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Ở CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐÓNG TÀU HẠ LONG
1. Thông tin chung về Công ty đóng tàu Hạ Long
Tên công ty: Công ty đóng tầu Hạ Long (trước là Công ty đóng tàu Hạ Long).
Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước - khối kinh tế trung ương.
Tên giao dịch quốc tế: Ha Long Ship Building Company Limited
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ
- Bốc xếp hàng hoá và kinh doanh dịch vụ cầu tàu, kho bãi, phá dỡ tàu cũ, phục hồi máy móc, thiết bị.
- Xây lắp các công trình công nghiệp, GTVT và dân dụng.
- Chế tạo, lắp đặt các loại thiết bị nâng hạ (các loại cần cẩu).
- Sản xuất khí công nghiệp…
Địa chỉ: Phường Giếng Đáy –T.P Hạ Long- T. Quảng Ninh, Việt Nam
Tài khoản:
Việt nam đồng: 102010000226804 – Ngân hàng công thương Bãi Cháy- Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh
Ngoại tệ: 10202000002489 –Ngân hàng công thương Quảng Ninh
Điện thoại:(84-033) 846556 - Fax: (84-033) 846044
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (trước là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam) Địa chỉ Tập đoàn: 109 Quán Thánh- Quận Ba Đình- Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
2. Qua trình hình thành và phát triển
- Quá trình hình thành
Công ty đóng tàu Hạ Long (trước là Công ty đóng tàu Hạ Long) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ việt nam (Nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam). Công ty được thành lập theo quyết định số 4390/QĐ-TC ngày 15-11-1976 của bộ giao thông vận tải với nhiệm vụ chính là đóng mới và sửa chữa các loại tàu sông, tàu biển có trọng tải từ trên 1.000 tấn đến 30.000 tấn. Ngoài nhiệm vụ chính là đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, Công ty còn chế tạo một số trang thiết bị cơ khí phục vụ cho nghành cơ khí đóng tàu và một số nghành kinh tế khác.
Theo quyết định thành lập số 4390/QĐ-TC của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15/11/1976 Công ty đóng tàu Hạ Long ra đời. Đến nay, các giai đoạn phát triển của Công ty có thể tóm lược qua mốc thời gian quan trọng sau:
Ngày 15/11/1976: Ban chuẩn bị sản xuất Hạ Long tổ chức bàn giao đợt một công trình thứ ba để tiến hành khởi công sản xuất vừa xây dựng.
Từ năm 1976-1980: Công ty đóng tàu Hạ Long đi vào hoàn thiện xây lắp đợt một, vừa sản xuất bước đầu sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải bé, vừa từng bước chuẩn bị sửa chữa tàu lớn, đóng tàu mẫu.
Những năm tháng đầu đi vào sản xuất có khó khăn về mọi mặt nhưng toàn thể Công ty đã vượt qua và đạt được kết quả đáng phấn khởi.
Từ năm 1981-1985: Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giao Thông Vận Tải, Cục cơ khí và được sự hướng dẫn của các chuyên gia Ba Lan, Công ty đã tổ chức lễ đấu đà đóng tàu mẫu Việt Ba 01 trọng tải 1100 tấn.
Từ năm 1986 đến nay: Sự chuyển đổi cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lí kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Biến đổi ấy không chỉ tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội nói chung mà còn tác động đến hoạt động sản xuất của Công ty.
Tuy có nhiều khó khăn, thử thách nhưng Công ty đóng tàu Hạ Long đã trải qua thử thách đó đi vào nền kinh tế thị trường, có nhiều mặt trưởng thành. Đến thời điểm này, năm 2007 Công ty đã tiếp nhận nhiều hợp đồng mới những con tàu có trọng tải lớn.
- Quá trình phát triển
Quá trình phát triển của Công ty có thể được chia thành 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1976-1986
Giai đoạn này Công ty hoạt động theo cơ chế: Kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Công ty sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao. Sản phẩm, vật tư, cung ứng, giá cả đều do nhà nước quy định. Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là phương tiện tàu thuỷ có trọng tải trên dưới 5000 tấn. Bắt đầu tìm kiếm đến thị trường Châu Âu, Châu á với hàng loạt sản phẩm như: Tàu Việt Ba 01, 02, 04 xuất sang Ba Lan. Ngoài ra Công ty còn khai thác tốt được thị trường trong nước từ Miền Trung trở ra với các loại sản phẩm như: Sà lan 250 tấn và các loại tàu phục vụ vận tải trên biển và hàng loạt tàu chiến cho Bộ quốc phòng.
+ Giai đoạn 1986 - 1995 :
Thực hiện nghị quyết Đại hội VI của Đảng, doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ chế sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh sang cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tự cân đối. Đã phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ CNV. Tạo ra nhiều mặt hàng sản xuất phụ. Tăng thêm khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước, cải thiện được đời sống của cán bộ CNV khá hơn so với thời bao cấp trước đó.
Mặc dù là buổi đầu tiếp cận với cơ chế thị trường nhưng doanh nghiệp đã nhanh chóng chiếm lĩnh đưọc phần thị trường mới tương đối lớn và ổn định như: Hợp đồng đóng mới tàu 3.000 tấn xuất cho Campuchia
+ Giai đoạn 1995 đến nay :
Đây là giai đoạn doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường. Trước tình hình đó nhà nước kịp thời có những chính sách bảo trợ và ngành cơ khí đóng tàu đã vạch ra những định hướng phát triển cho ngành, giúp cho Ban Giám đốc Công ty tìm ra hướng đi phù hợp đưa Công ty thoát khỏi khủng hoảng, tìm lại được vị trí trên thị trường với phương châm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo toàn và phát huy hiệu quả của vốn do nhà nước cấp. Từng bước hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu, cho cán bộ công nhân đi đào tạo trình độ nghiệp vụ và tay nghề tại các nước như Ba Lan, Nhật Hàn Quốc Mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để khai thác khả năng sẵn có và thực hiện hạch toán kinh doanh tự trang trải trong doanh nghiệp.
Kết quả là doanh nghiệp đã tìm kiếm được thị trường mới vào các năm 1998 - 2003, doanh nghiệp ký được hợp đồng đóng mới tàu 3500 tấn cho Công ty dầu khí Việt Nam, ụ nổi 8500 tấn cho Công ty tàu biển Sài Gòn
Tàu 12000 tấn, Tầu 6300T và đặc biệt là hợp đống đóng mới một loạt tàu có trọng tải 53.000 tấn xuất khẩu cho Anh quốc- Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh của Công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động ,sản xuất-kinh doanh.
- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
+ Chức năng
Cũng như các doanh nghiệp khác thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, Công ty đóng tàu Hạ Long được Nhà nước giao cho chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả, nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Nhiệm vụ
Đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ
Gia công kết cấu thép
Kinh doanh cảng, bốc dỡ hàng hoá, khai thác kho ngoại quan
Sản xuất ôxy, đất đèn.
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty đóng tàu Hạ Long.
- Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:
Qua sơ đồ trên ta thấy: Đứng đầu Công ty là tổng Giám Đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tổng giám đốc điều hành và quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tập đoàn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các phó tổng Giám đốc do Ban giám đốc lựa chọn và đề nghị Chủ tịch hội đồng quản trị của Tâp đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam bổ nhiệm và bãi nhiệm. Mỗi Phó tổng Giám đốc được phân công phụ trách một số công việc và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
Có thể nói bộ máy của Công ty được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Các phòng ban, các đơn vị trực thuộc Công ty là các trưởng phòng, Quản đốc các phân xưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về lĩnh vực điều hành quản lý của mình.
4. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4555.doc