Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà

Lời mở đầu Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo trong nước đang mở rộng, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thâm nhập vào các khoảng trống. Trong những năm qua có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào thị trường, nhưng những doanh nghiệp cũ vẫn giữ được thị phần của mình chủ yếu là nhờ lí do n

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày. Tuy nhiên trong khoảng 10 -15 năm nữa khi thị trường chỉ tăng trưởng ít thì cường độ cạnh tranh sẽ dữ dội hơn rất nhiều. Khi đó chỉ có những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mới tồn tại được trong thị rường này. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải đưa ra những biện pháp nhằm để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, dài hạn cho mình để thắng được đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Muốn như vậy trước hết phải có nguồn lực và sau nữa là phải bằng những khả năng, kỹ năng, nghệ thuật khai thác các nguồn lực hiện có để xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Công ty bánh kẹo Hải Hà không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, đã giúp em hiểu rõ hơn hoạt động thực tế của một doanh nghiệp, rèn luyện thêm khả năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh thực tiễn ở cơ sở. Với tính chất quan trọng bao trùm của yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà”. Vì thời gian và vốn kiến thức có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào ba công cụ cạnh tranh chủ yếu đó là sản phẩm, giá và thời gian-dịch vụ. Đề tài đề cập đến những nét đặc trưng về năng lực cạnh tranh của Công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty với kết cấu như sau: Phần thứ nhất: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần thứ hai: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần thứ ba: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà. Vì vốn kiến thức chưa thật đầy đủ và thời gian có hạn nên đề tài không thể không có những sai sót. Nhưng với sự cố gắng, nổ lực của bản thân để thực hiện tốt đề tài của mình hy vọng sẽ có một phần đóng góp vào những chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Văn Lư và các cán bộ phòng kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. phần thứ nhất: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Công ty hiện có 7 đơn vị thành viên gồm 5 xí nghiệp trực thuộc và 2 liên doanh nước ngoài. Trụ sở công ty đặt tại: Số 25-Đường Trương Định- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Tên giao dịch: Hải Hà Company. Viết tắt: HAIHACO. Với hơn 40 mươi năm hình thành và phát triển, công ty đã trải qua các giai đoạn sau: _Giai đoạn 1959-1961: Tháng 11 năm 1959, Tổng công ty nông thổ sản miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ của công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960, thực hiện chủ trương của Tổng công ty, cơ sở đã đi sâu nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng miến từ đậu xanh. Và ngày 25/12/1960 Xưởng Miến Hoàng Mai ra đời, đánh dấu bước đi đầu tiên cho sự phát triển của công ty sau này. _ Giai đoạn 1962-1967: Đến năm 1962, Xí nghiệp Miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Thời kỳ này Xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng dầu, tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm, vừa phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chổ. Từ đó nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Thực Nghiệm Hải Hà. Ngoài sản xuất bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, cháo tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, dầu đạm tương, bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em và bước đầu nghiên cứu mạch nha. _ Giai đoạn 1968-1991: Tháng 6 năm 1970, thực hiện chủ trương của Bộ lương thực thực phẩm, nhà máy đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy Hải Châu bàn giao sang với công suất 900tấn/ 1năm. Với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột và lấy tên là Nhà Máy Thực Phẩm Hải Hà, với số cán bộ công nhân viên là 555 người. Đến 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng nhà với tổng diện tích sử dụng là 2500m2, số cán bộ công nhân viên là 900 ngưòi. Năm 1988, do việc sáp nhập các cán bộ nhà máy trực thuộc Bộ công nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy mở rộng và phát trển thêm nhiều dây chuyền sản xuất, dần dần hoàn chỉnh luận chứng kinh tế. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi. Một lần nữa nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Kẹo Xuất Khẩu Hải Hà.Với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 15%, sản xuất từ chổ thủ công đã dần tiến tới cơ giới hoá 70-80% với số vốn nhà nước giao từ ngày 1/1/1991 là 5454 triệu đồng. _Giai đoạn 1992 đến nay: Tháng 1/1992, nhà máy chuyển về Bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Theo quyết định 397 của Bộ công nghiệp nhẹ ngày 15/4/1994 nhà máy được quyết định đổi tên thành Công Ty Bánh Kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Năm 1993 công ty liên doanh với công ty Kotobuki(Nhật Bản) thành lập liên doanh Hải Hà- Kotobuki. Với tỷ lệ góp vốn: . Việt Nam 30% (12tỷ). . Nhật Bản 70% (28tỷ). Năm 1995 thành lập liên doanh Hải Hà- Miwon (Hàn Quốc) tại Việt Trì. Với số vốn góp của Hải Hà là 1tỷ đồng. Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà - Kameda tại Nam Định với số vốn góp của Hải Hà là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 1998 do hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Tính chất và nhiệm vụ sản suất . Cơ cấu sản xuất của Công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu sản xuất của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà XN Bánh XN Kẹo XN Phụ Trợ XN t.phẩm Việt TRì XN dinh dưỡng N.Định PX bánh kem xốp PX bánh bích quy PX làm bột gạo PX kẹo cứng Px kẹo mềm PX kẹo gôm PX cơ khí PX kẹo các loại PX kẹo Jelly PX kem xốp các loại Công ty bánh kẹo Hải Hà Hải Hà- Kotobuki Miwon VN PX giấy bột Hiện nay Công ty có 5 xí nghiệp: Xí nghiệp bánh gồm 3 phân xưởng: phân xưởng bánh kem xốp, phân xưởng bánh bích quy và phân xưởng làm bột gạo. Xí nghiệp kẹo gồm 3 phân xưởng: phân xưởng kẹo cứng, phân xưởng kẹo mềm, phân xưởng kẹo gôm. Xí nghiệp phụ trợ: sữa chữa máy móc thiến bị, chế biến một số nguyên liệu như bột giấy, cắt giấy... Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có các phân xưởng sản xuất kẹo các loại và phân xưởng kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc. Xí nghiệp Nam Định có phân xưởng sản xuất bánh kem xốp các loại. Với đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo cùng với sự đa dạng về chủng loại Công ty đã áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền, đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phù trợ và phục vụ sản xuất về không gian cũng như thời gian. Hệ thống kho hàng, lực lượng vận chuyển nội bộ và vận tải bên ngoài, cùng với bộ phận sản suất phù trợ đã đáp ứng kịp thời cho bộ phận sản xuất chính. Trên sơ sở này đã đảm bảo sự cân đối giữa các phân xưởng, quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng với 3 ca làm việc trong một ngày và giờ “chết” hầu như không có. Với một cơ cấu sản xuất khá phù hợp đã kết hợp hiệu quả lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất và là cơ sở quan trọng cho Công ty có được một bộ máy quản lý tinh giảm, hiệu quả góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Chức năng và vị trí các bộ phận của Công ty được sắp xếp như sau: Tống giám đốc được sự giúp đỡ của PTGĐ kinh doanh và PTGĐ tài chính trong việc nghiên cứu, điều hành, tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: Gồm 18 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, còn lại là các nhân viên phụ trách các mảng công việc. Phòng kinh doanh có chức năng: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Điều độ sản suất và lập kế hoạch. Cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua vật tư thiết bị. Ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức hoạt động Marketing từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, mở rộng thị trường lập ra các chiến lược tiếp thị. Lập kế hoạch phát triển cho các năm sau. Phòng kỹ thuật : Gồm có 18 người. Phòng kỹ thuật có chức năng: Nghiên cứu kỹ thuật cơ điện, công nghệ. Theo dõi thực hiện quá trình công nghệ. Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới. Đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm Phòng tài vụ: Gồm có 14 nhân viên, trong đó có trưởng phòng, phó phòng, kế toán trưởng còn lại là các nhân vien kế toán. Với chức năng: Đảm bảo vốn hoạt động sản xuất khinh doanh Tổ chức công tác hạch toán kế toán Đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm Phân phối nguồn thu nhập Phòng hành chính-tổ chức, lao động-tiền lương: gồm 22 nhân viên, có chức năng: Tổ chức hành chính, lao động, tiền lương xây dựng chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội... Tuyển dụng lao động. Phụ trách về bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Tiếp khách Phòng y tế, bảo vệ nhà ăn có chức năng bảo vệ, kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, tổ chức bữa ăn giữa ca và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống nhà kho có chức năng dự trữ nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất, dự trữ, bảo quản sản phẩm làm ra. Tổng giám đốc Ld Hải hà- kotobuki Ld hải hà- miwon Ptgđ Kinh doanh Ptgđ Tài chính Phòng Tài vụ Phòng kd Hệ thống cửa hàng Nhóm Mar Kho Đội xe XN bánh XN kẹo XN phụ trợ XN Việt Trì XN Nam Định Nhà ăn Ban bảo vệ Văn phòng Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng ĐT- PT ơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ` Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, ứng với cấp quản lý nào sẽ có người ra quyết định ở cấp đó. Với các bộ phận và các cấp có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, giữa các phòng ban có mối liên hệ và phối hợp tương đối chặt chẽ. Đảm bảo luồng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp luôn được lưu thông. Sự phân cấp phân quyền rõ ràng giữa các cấp không có các quyết định chồng chéo. Đây chính là một điểm mạnh của Công ty với bộ máy quản trị có hiệu lực và quyền uy. Bảo đảm tăng hiệu quả của các quyết định, tăng hiệu quả trong kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty. 1.3. Nhiệm vụ. Sản xuất kinh doanh bánh kẹo cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước và từng bước xâm nhập thị trường ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, phát triển thêm những mặt hàng mới có chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Tăng cường công tác cải tiến, đổi mới công nghệ. Nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Thực hiện các nhiệm vụ và nghiã vụ đối với nhà nước. Không ngừng nâng cao công tác quy hoạch đào tạo cán bộ. Thực hiện phân phôí theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ công nhân viên. Mốt số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực canh tranh của Công ty Đặc điểm về máy móc thiết bị Đôi với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến số lượng, chất lượng, mẫu mã và quan trọng nhất là chi phí so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Bảng 1 : Thống kê năng lực sản xuất và mức độ trang bị. STT Tên thiết bị Công suất (kg/giờ) Nước sản xuất Năm sản xuất 1 Nồi nấu kẹo chân không 300 Đài Loan 1994 2 Dây chuyền SX Kẹo cứng 500 Italia 1995 3 Dây chuyền SX Kẹo mềm 1000 Hà Lan 1996 4 Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly 320 Australia 1996 5 Dây chuyền sản xuất kẹo Caramen 200 Đức 1998 6 Dây chuyền sản xuất bánh Cracker 300 Đan Mạch 1992 7 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 500 Malaixia 1999 8 Dây chuyền sản xuất bánh Biscuit 500 Italia 1999 9 Dây chuyền đóng gói bánh 200 Nhật Bản 1995 10 Dây chuyền sản xuất kẹo Chew 400 Đức 2001 Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty gồm: - Xí nghiệp bánh có 3 loại dây chuyền sản xuất bánh Kem xốp, bánh Biscuit và bánh mặn. - Xí nghiệp kẹo có 2 loại dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm. - Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có dây chuyền sản xuất kẹo mềm các loại và dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn, cốc. Với mức độ trang thiết bị máy móc hiện nay của Công ty được đánh giá là đứng đầu trong nước. Công ty đã liên tục nhập các dây chuyền công nghệ của các nước tiên tiến trong những năm gần đây. Do đó chủng loại sản phẩm cũng liên tục tăng qua các năm với chất lượng và mẫu mã đa dạng tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Công ty. Bảng 2: Thống kê máy móc cũ đang còn sử dụng STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm 1 Máy trộn nguyên liệu 1 Trung Quốc 1960 2 Máy quận kẹo 1 Trung Quốc 1960 3 Máy cán 1 Trung Quốc 1960 4 Máy cắt 12 Việt Nam 1960 5 Máy sàng 2 Việt Nam 1960 6 Máy nâng khay 2 Việt Nam 1960 7 Máy giấy bột 1 Trung Quốc 1965 8 Máy trong XN phụ trợ 21 TQ,VN 1960 9 Nồi sấy Wk4 1 Ba Lan 1966 10 Nồi nấu liên tục SX kẹo cứng 1 Ba Lan 1977 11 Nồi hoà đường CK22 1 Ba Lan 1978 12 Nồi nấu nhân CK22 1 Ba Lan 1978 13 Máy tạo tinh 1 Ba Lan 1978 14 Dây chuyền SX kẹo CAA6 1 Ba Lan 1977 15 Dây chuyền SX kẹo mềm 1 Đài Loan 1979 Bên cạnh những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhập về từ Đức, Nhật, Italia,..thì hiện tại Công ty vẫn còn duy trì một số máy móc đã quá lạc hậu, là nguyên nhân của sự không đồng bộ trong sản xuất, là nguyên nhân của sản phẩm hỏng, sự hao hụt nguyên vật liệu, giảm năng suất và chất lượng sản xuất, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh. Đặc điểm về quy trình công nghệ. Với đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo, quy trình công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm cũng như khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu. Phương pháp tổ chức sản xuất của công ty là phương pháp sản xuất dây chuyền. Mỗi xí nghiệp, phân xưởng được phân công hoá một chủng loại sản phẩm nhất định do vậy mối liên hệ sản xuất- kỹ thuật của các xí nghiệp không ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Với 3 chủng loại chính là: kẹo cứng, kẹo mềm, bánh các loại, có quy trình công nghệ sản xuất như sau: Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm Nguyên vật liệu Hoà tan Nấu Làm nguội Tạo hình Bao gói Đóng thành phẩm Phụ liệu hương liệu Kẹo đầu đuôi Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng có nhân Nguyên vật liệu Hoà tan Nấu Làm nguội Tạo hình Bao gói Đóng thành phẩm Nguyên vật liệu Nấu nhân Bơm nhân Nguyên liệu Nhào lộn Tạo hình Nướng Làm nguội Đóng thành phẩm Phủ sô cô la Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Với đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo, chất lượng chịu ảnh hưởng lớn theo các khâu của quá trình công nghệ như khâu nướng bánh trong quy trình công nghệ sản xuất bánh sẽ ảnh hưởng hầu như toàn bộ phẩm chất của bánh về màu, mùi, độ giòn..., hoặc như khâu tạo hình cắt kẹo thường tạo ra kẹo đầu đuôi..., để khắc phục những điểm yếu trong quy trình sản xuất do chủ quan gây ra, Công ty đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị tự động điều chỉnh theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp hiệu quả, đúng quy trình giữa máy móc và lao động thủ công. Việc sản xuất sản phẩm luôn thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh gây lãng phí nguyên liệu, giữ hao hụt ở mức thấp nhất. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đặc điểm về nguyên vật liệu Đặc điểm về số lượng, chủng loại, nguồn cung ứng nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến các quyết định hậu cần cho sản xuất, nhất là công tác dự trữ nguyên vật liệu vì nó quyết định đến chi phí lưu kho. Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty rất đa dạng. Một số loại chiếm tỷ trọng lớn như: đường, bột mỳ, nha, gluco, sữa, váng sữa, bơ, hương liệu... và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm: kẹo cứng 73.4%, kẹo mềm 71.2%, bánh 65%. *Công tác thu mua: Hiện nay, Công ty có một mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất bảo đảm đúng thời hạn và chất lượng đúng. Một phần do thị trường trong nước cung cấp như: đường, sữa, gluco, bột gạo, cà phê... Với những nhà cung ứng như nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngải, Biên Hoà,Vạn Phúc, công ty sữa Việt Nam... Còn lại phần lớn là phải nhập từ các nước Tây Âu, úc ... với các nguyên liệu như mạch nha, bột mỳ, sữa bột, Shortening, bơ, kakao, hương liệu... Đặc biệt Công ty đã tự sản xuất được một số loại nguyên liệu như glucoza, nha, giấy bột gạo, túi, nhãn... Bảng 3: Một số nhà cung ứng trong nước Nhà cung ứng Tên vật liệu Khối lượng(tấn) Đơn giá Công ty đường Lam Sơn Đường 809,8 5500 Công ty đường Lam Sơn Gluco 1086,0 4400 Công ty đường Quãng Ngãi Đường 539,8 5450 Công ty đường Quãng Ngãi Gluco 625,4 4370 Vina Flour Bột 505 1100 Liksil Bao bì Tân Tiến Bao bì Công ty sữa Việt Nam Sữa 130,2 5100 Công ty sữa Việt Nam Dầu bơ 25,6 7143 Với đặc điểm của nguyên liệu là khó bảo quản, dễ hư hỏng, giảm phẩm chất nên để đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất Công ty đã thực hiện kiểm tra từ khâu mua vào đến lưu kho. * Công tác tổ chức quản lý kho: Hệ thống quản lý kho nguyên vật liệu của Công ty tại trụ sở chính gồm 4 kho gồm 2 kho nguyên liệu chính, một kho bao bì và một kho vật tư kỹ thuật. Kho được bố trí theo nguyên tắc nhập trước xuất trước. Công ty thực hiện cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức đã được xác định trong kỳ kế hoạch. * Công tác thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: Công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do phòng Kỹ thuật đầu tư và phát triển thực hiện. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật định mức bao gồm: _ Tiêu chuẩn định mức của ngành. _ Thành phần của sản phẩm. _ Tình hình thực hiện định mức cũ các kỳ trước. _ Kinh nghiệm của công nhân. Trước khi đưa mức vào áp dụng trong sản xuất phải thông qua Hội đồng định mức của Công ty và được Tổng giám đốc phê duyệt. Hàng tháng, cán bộ định mức theo dõi, phân tích tình hình thực hiện mức đối với từng công nhân và có những đề xuất, biện pháp làm cơ sở cho công tác tổ chức sửa đổi định mức. Bảng 4 : Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất các loại bánh kẹo STT Sản phẩm Nguyên Vật liệu Kẹo cứng Kẹo mềm Kẹo Jelly Bánh kem xốp Bánh Biscuit 1 Đường ´ ´ ´ ´ ´ 2 Bột mỳ ´ ´ 3 Gluco ´ ´ ´ ´ 4 Shortening ´ ´ ´ 5 Sữa ´ ´ ´ ´ 6 Bột gạo ´ ´ ´ 7 Bột gô ´ ´ ´ ´ 8 Ka cao ´ ´ ´ ´ 9 Cà phê ´ ´ ´ ´ 10 Bơ ´ ´ ´ 11 Tinh dầu ´ ´ ´ ´ 12 Axit chanh ´ ´ 13 Lecithin ´ 14 Galatin ´ ´ 15 Axit lactic ´ 16 Muối ´ ´ 17 Hương liệu ´ ´ ´ ´ ´ 18 Phẩm màu ´ ´ ´ ´ ´ 19 Túi ´ ´ ´ ´ ´ 20 Hộp ´ ´ ´ ´ ´ Với vai trò quyết định của nguyên liệu tới quá trình sản xuất, Công ty đã có sự quan tâm đúng mức về mọi mặt tổ chức cung ứng cũng như sử dụng nguyên vật liệu. Vấn đề khó khăn là có những nguyên vật liệu quan trọng còn phải nhập từ nước ngoài với giá cao dẫn đến chi phí nguyên liệu cao, đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành của một số sản phẩm của Công ty cao hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sự năng động của đội ngũ cán bộ kinh doanh đã đảm bảo nguyên liệu đúng về chất lượng, đủ về số lượng và kịp thời cho sản xuất. Điều này làm cho sản phẩm của Công ty luôn luôn có đủ chủng loại và số lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đặc điểm về lao động Từ bảng cơ cấu lao động( trang bên), nguồn nhân lực của Công ty có những đặc điểm sau: -Về mặt số lượng: Hiện nay công ty đã có 2168 lao động với mức lương bình quân 1.150.000đồng/người-tháng. - Về mặt chất lượng: Bên cạnh những công nhân lành nghề trên 20 năm kinh nghiệm, Công ty có một đội ngũ lao động khá trẻ với bậc thợ bình quân 4/7. Số lao động có trình độ đại học 8,4%, cao đẳng và trung cấp 4,43%. Trong đó cán bộ quản lý và cán bộ phòng kỹ thuật chủ yếu có trình độ đại học và ở tuổi trung bình 35. Chất lượng lao động chính là điểm mạnh của Công ty so với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác. - Về cơ cấu: Lao động của Công ty chủ yếu là nữ chiếm khoảng 70%. Vì tính chất sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên ngoài lực lượng lao động dài hạn 58,13% Công ty còn sử dụng lao động thời vụ 16,74%. - Về công tác tuyển dụng: Công tác này do phòng tổ chức phụ trách. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, phòng tổ chức lập kế hoạch, qui trình tuyển dụng đầy đủ các bước: tuyển sơ bộ, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra, phỏng vấn. Đối với lực lượng lao động thời vụ thì quy trình tuyển dụng đơn giản hơn. - Về chế độ đãi ngộ: Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm cho người lao động. Ngoài lương Công ty còn áp dụng các hình thức thưởng, phạt phù hợp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động dài hạn, thực hiện nghiêm túc quy chế an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm. Tổ chức công đoàn của Công ty hoạt động thực sự có hiệu quả, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. Có thể khẳng định nguồn nhân lực hiện nay của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và kinh doanh. Với đội ngũ công nhân có năng lực, trình độ, trách nhiệm và kỹ luật, bên cạnh đó là đội ngũ quản trị viên có kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo, cùng với sự năng động, sắc sảo của đội ngũ nhân viên kinh tế trẻ và sự linh hoạt, nhạy bén của ban Giám đốc đang tạo ra một môi trường, một sức mạnh vô hình kích thích sản xuất phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 40 tỉnh thành trong cả nước và 3 nước Lào, Mông Cổ, Trung Quốc. Với sự góp mặt của những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo vào thị trường trong nước, và sự mở rộng địa bàn của các doanh nghiệp Miền Nam ra cả nước, Công ty đang phải tham gia vào một cuộc canh tranh gay gắt. Thị trường tiêu thụ theo khu vực: Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường Thị trường 2000 (tấn) Tỷ trọng 2001 (tấn) Tỷ trọng 2002 (tấn) Tỷ trọng Tổng 11114 100 11566 100 12130 100 Miền Bắc 7172 64,63 7336 63,43 7585 62,53 Miền Trung 2297 20,67 2324 20,09 2443 20,14 Miền Nam 1530 13,76 1782 15,41 1889 15,57 Xuất khẩu 115 1,04 124 1,07 213 1,76 Thị trường Miền Bắc là thị trường chính, thị trường truyền thống của công ty, là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của công ty chiếm gần 2/3 tổn sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên trên thị trường này hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ Tràng An, Hải Châu, Hữu Nghị, Biên Hoà, Kinh Đô... và đặc biệt là nạn làm hàng giả các sản phẩm của Công ty gây ảnh hướng xấu đến uy tín của Công ty, làm giảm sút sản lượng tiêu thụ. Tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn đã và đang xâm nhập vào thị trường truyền thống của Công ty, nhưng Hải Hà vẫn được đánh giá là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất tại thị trường này và khó có công ty nào khác có thể cạnh tranh với vị trí dẫn đầu này trong những năm tới. Thị trường Miền Trung có lượng tiêu thụ tương đối cao, khoảng 20% tổng sản lượng tiêu thụ. Là thị trường chưa ổn định do địa bàn và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Quảng Ngãi, bánh kẹo Thái Lan, Trung Quốc... nhưng đây lại là thị trường đầy hứa hẹn, nếu Công ty có một hệ thống đại lý hiệu quả, và chiến lược khuyếch trương, quảng cáo thích hợp thì khả năng giành vị trí trong tốp dẫn đầu về thị phần tại thị trường này sẽ không phải là khó khăn. Thị trường Miền Nam mức tiêu thụ còn nhỏ, là thị trường không ổn định, nhưng đang có xu hướng tăng nhờ chiến dịch thâm nhập với sự hình thành hệ thống kênh phân phối ở Miền nam của Công ty vào cuối năm 2001. Nhưng trước mắt sẽ đặt ra nhiều khó khăn rất lớn một phần do khoảng cách địa lý, nguyên nhân lớn khác là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như Biên Hoà, Kinh Đô, Liên doanh Perfetti... Thị trường xuất khẩu là thị trường tiềm năng của Công ty, hàng năm khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng cao hơn so với mức tăng ở các thị trường trong nước, tuy nhiên đây là thị trường khó thâm nhập vì khó cạnh tranh với các mặt hàng của họ về chất lưọng. Bảng 7: Tóm tắt thị hiếu tiêu dùng trên 3 khu vực thị trường Khu Đặc vực điểm Miền Trung Miền Bắc Miền Nam Loại bánh kẹo sử dụng Bánh kẹo Huế, Hải Hà, Quãng Ngãi, Biên Hoà... Bánh kẹo Hải Hà, Tràng An, Hải Châu, Kinh Đô, Quảng Ngãi... Kinh Đô, Vinabico, Biên Hoà... Đặc điểm tiêu dùng -Thích mua kẹo cân hoặc xé lẻ. -Không quan tâm nhiều đến bao bì -Quan tâm đến độ ngọt và hình dáng viên kẹo -Thích mua kẹo gói -Quan tâm nhiều đến bao bì -Độ ngọt vừa phải, thích vị chua ngọt -Mua theo cân -ít quan tâm đến bao bì -Thích bánh kẹo có độ ngọt cao Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn hàng ngày và phục vụ cho dịp lễ tết, làm quà do đó quá trình sản xuất và tiêu thụ của Công ty mang tính thời vụ. Do đó có ảnh hưởng rất lớn đến các khâu khác như: dự trữ nguyên vật liệu, lao động thời vụ, ...Trong thời gian tới Công ty cần xác định thời điểm thích hợp để tăng cường các hoạt động khuyếch trương quảng cáo, và phát triển các sản phẩm thích ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên từng thị trường, theo từng mùa. Bảng 8: Tình hình tiêu thụ theo mùa của Công ty Mùa Tháng 2000 2001 2002 Mùa lạnh 1 1870 1924 1997 2 1157 1190 1256 3 909 1150 1194 4 793 810 838 Mùa nóng 5 708 720 764 6 584 594 622 7 377 394 428 8 356 400 459 9 487 493 527 10 640 646 694 Mùa lạnh 11 1013 1019 1079 12 2220 2226 2272 Tổng 11114 11566 12130 Đặc điểm về tài chính Là một doanh nghiệp Nhà nước, vốn kinh doanh chủ yếu của Công ty do Nhà nước cấp, hạch toán kinh doanh độc lập, chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bảng 9: Cơ cấu vốn của Công ty bánh kẹo Hải Hà Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng(%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng(%) Giá trị (tỷ đ ) Tỷ trọng(%) 1.Theo cơ cấu -Vốn lưu động -Vốn cố định Tổng số 2.Theo nguồn vốn - Vốn chủ sở hữu - Vốn vay Tổng số 54,13 122,70 176,83 5,05 171,78 176,83 30,61 69,39 100 2,86 97,14 100 57,69 127,80 185,49 5,35 180,14 185,49 31,10 68,90 100 2,88 97,12 100 57,97 156,31 214,28 10,56 203,72 214,28 27,05 72,95 100 4,93 95,07 100 Về mặt tài sản: Tài sản của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2000 tổng tài sản của Công ty là 176,83 tỉ đồng, trong đó tài sản lưu động 30,61%, đến năm 2002 tổng tài sản của Công ty là 214,28 tỉ đồng, trong đó tài sản lưu động là 27,05%. Về mặt nguồn vốn: Vốn vay chiếm tỉ lệ rất lớn, tuy vốn chủ có tăng qua các năm, năm 2000 vốn chủ 5,05tỉ chiếm 2,86%, năm 2001 vốn chủ là 5,35 tỉ chiếm 2,88%, năm 2002 là 10,56tỉ chiếm 4,93%. Tỉ lệ giữa vốn lưu động và vốn cố định là 3/7, đây là tỉ lệ hợp lý của ngành sản xuất bánh kẹo do đòi hỏi nguồn đầu tư lớn cho máy móc thiết bị. Nguồn vốn vay chiếm tỉ trọng lớn chứng tỏ Công ty rất có uy tín, tuy nhiên điều này làm khả năng huy động vốn khó khăn hơn, chi phí vốn cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần thứ hai: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà Phân tích các hoạt động phục vụ cho cạnh tranh Hoạt động thông tin quảng cáo Với thời đại thông tin quảng cáo, và thực tế hiện nay các đối thủ cạnh tranh của Công ty đang sử dụng các chiến dịch quảng cáo với quy mô lớn và rất có hiệu quả như Công ty Kinh Đô, Biên Hoà, Hải Châu...Thời gian gần đây hoạt động quảng cáo đã được Công ty rất chú trọng với chi phí ngày càng tăng, đặc biệt là sản phẩm mới kẹo Chew có chương trình quảng cáo rất quy mô và có ấn tượng lớn đối với người xem về chủng loại cũng như mẫu mã, riêng tháng 4 năm 2002 chi phí quảng cáo kẹo Chew là 151,13triệu đồng với thời lượng phát sóng là 104 lần trong các chương trình phim chuyện của 23 tỉnh trong nước, thêm vào đó chương trình quảng cáo này đã khắc hoạ rõ nét biểu tượng HAIHACO của Công ty. Biểu tượng của Công ty còn xuất hiện ở tất cả các đại lý trong nước trên phông, biển quảng cáo; trên những xe vận chuyển của Công ty; trên áo, mũ của những đợt khuyến mãi. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty được đặt trước Công ty giới thiệu tất cả các sản phẩm của Công ty về chất lượng cũng như giá cả tránh cho khách hàng những nhầm lẫn hay khúc mắc khác khi mua hàng ở những cửa hàng khác. Bảng 10: Chi phí quảng cáo của Công ty qua 3 năm Năm 2000 2001 2002 So sánh(%) 01/00 02/01 Chi phí quảng cáo(tỉ đồng) 2,346 3,097 4,24 132,01 136,90 Doanh thu(tỉ đồng) 195,540 212,140 226,73 108,49 106,88 % Chi phí quảng cáo theo doanh thu 1,200 1,460 1,870 Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực quảng cáo qua các năm, cụ thể năm 2001 chi phí cho quảng cáo là 3,097 tỉ tăng 0,751tỉ tương ứng với 32,01% so với năm 2000. Năm 2002, chi phí là 4,24 tỉ tăng 1,143tỉ tương ứng với 36,9% so với năm 2001. Bên cạnh đó tỉ lệ chi phí quảng cáo trong doanh thu cũng tăng cùng với sự tăng trưởng của doanh thu qua các năm. Năm 2000 chi phí quảng cáo chiếm 1,2% doang thu, năm 2001 là 1,46%, năm 2002 là 1,87%. Tuy nhiên nếu so sánh với quy mô hoạt động quảng cáo của những Công ty khác trong ngành thì phạm vi, mức độ, chi phí của các chiến dịch quảng cáo của Công ty còn quá nhỏ. Những Công ty mới thâm nhập vào thị trường trong nước đã có những chỗ đứng vững chắc với những sản phẩm đặc trưng thì các chiến dịch quảng cáo rất hiệu quả của họ đóng một vai trò rất quan trọng. Như chúng ta đã thấy những chiến dịch quảng cáo rầm rộ của Kinh Đô, Bibica hay Hữu Nghị với vụ mùa bánh Trung thu, nó._. đã khắc hoạ được tên tuổi của những Công ty này với người tiêu dùng. Công ty Perfetti Việt Nam với sản phẩm kẹo Alpenliebe đã tài trợ cho chương trình truyền hình được nhiều người ưa thích, đó là một chiến lược mang lại hiệu quả rất lớn. Hay chương trình tài trợ Seagame23 tổ chức tại Việt Nam của Kinh Đô... Ngoài hoạt động quảng cáo có thể kể đến vai trò thông tin của các hội nghị khách hàng, hội nghị khách hàng là cơ hội rất tốt cho cả Công ty cũng như khách hàng khi muốn trao đổi thông tin với nhau. Hiện nay Công ty mỗi năm chỉ mới tổ chức hội nghị khách hàng một lần thì chưa tương xứng với vai trò của nó. Quảng cáo là một hoạt động có thể coi là hỗ trợ tích cực nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của một Công ty. Đối với Công ty Hải Hà trong thời gian tới cần xác định được những chiến dịch quảng cáo với hiệu quả cao, một chiến dịch quảng cáo có quy mô cần được xây dựng và thực hiện với một sự đầu tư lớn do vậy Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách như bộ phận Marketing để đảm bảo hiệu quả cao. Hoạt động triển lãm, hội chợ Đây là hoạt động Công ty tham gia rầm rộ và cũng mang lại hiệu quả rất lớn. Công ty tham gia hầu hết các hội chợ từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn như những cuộc triển lãm thanh niên ở quận đến các hội chợ mang tính quốc gia như Hội chợ xuân, Hội chợ người tiêu dùng, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao...Qua việc tham gia của Công ty tại các hội chợ này đã nâng cao uy tín của Công ty, và qua đó cũng đánh giá được khả năng tiêu thụ của Công ty. Trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục duy trì hoạt động này. Có thể đánh giá hoạt động triển lãm, hội chợ của Công ty qua Hội chợ xuân tổ chức tại cung văn hoá Hữu Nghị Việt Xô, và Triển lãm Giảng Võ 3 năm 2001 - 2003 với số liệu sau: Bảng 11: Một số chỉ tiêu tổng kết từ Hội chợ xuân 2001 - 2003 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu 387 402 475 Chi phí gian hàng 25 25 27 Chi phí nhân sự 8,4 9 9,8 Chi phí vận chuyển 4,6 5,4 6 Chi phí vật chất khác 8 9,5 11 Tham gia hoạt động hội chợ triển lãm với mục đích chính không phải là lợi nhuận mà là nâng cao uy tín, giới thiệu sản phẩm mới, thăm dò thị hiếu của khách hàng, nên Công ty đã hầu như không bỏ qua một hội chợ triển lãm nào thuộc lĩnh vực của mình. Sự thành công của các hội chợ xuân, và các hội chợ khác trong những năm gần đây đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, và Công ty tiếp tục nhận được các lời đề nghị tham gia hội chợ của các tổ chức trong nước, chứng tỏ được uy tín và tên tuổi của Công ty trong ngành công nghiệp thủ đô cũng như của cả nước. II. Phân tích tình hình thực hiện các công cụ cạnh tranh chủ yếu Về sản phẩm Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh. Phân tích trình độ đa dạng hoá sản phẩm Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên tuổi lâu năm, được người tiêu dùng từ nông thôn đến thành thị biết đến với những sản phẩm kẹo quen thuộc. Công ty thoả mãn yêu cầu của thị trường trong nước với sự đa dạng của chủng loại sản phẩm. So với các Công ty khác trong ngành, sản phẩm của Hải Hà được xếp là đa dạng và phong phú nhất và có thể coi đây là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Công ty hiện nay. Năm 2002 Công ty đã cung cấp cho thị trường cả nước hơn 12.000 tấn bánh kẹo với hơn 130 chủng loại sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng với chất lượng cao, mẫu mã bao bì mới hấp dẫn, đa dạng, đủ sức cạnh tranh với bánh kẹo cùng loại trong và ngoài nước. Bảng 12 : Cơ cấu chủng loại sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà Bánh Kẹo Ngọt Mặn Cứng Mềm Dẻo Quy xốp, bánh bông lúa, Hải đường, Cẩm chướng, Bánh bơ galette, Kem xốp, Kem xốp phủ sôcôla... Violet, Dạ lan hương,Thuỷ tiên, Cracker... Dứa, dưa, dâu, xoài, Hoa quả, Wandisnay, Tây du ký, Me, Sôcola, Caramel... Dứa, Dâu, Cốm sữa, Sữa dừa, Cà phê, ... Jelly chip chip, Jelly cốc, Jelly hộp, kẹo gôm, Chew... Trong những năm đổi mới, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như: Bánh Cracker với dây chuyền sản xuất hiện đại của Italia, bánh phủ sôcôla, kẹo dứa thơm, kẹo dứa mềm, kẹo Jelly, bánh Violet, bánh Dạ lan hương, bánh kem xốp... Đặc biệt cuối năm 2002 Công ty đầu tư thêm dây chuyền kẹo Chew của Đức với 8 loại kẹo Chew là sản phẩm mới nhất của Công ty cũng như của thị trường bánh kẹo trong nước. Bảng 13 : Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2002 Chủng loại sản phẩm Số loại sản phẩm Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Bánh kem xốp 12 1094 9,02 Bánh mặn 10 436 3,59 Bánh biscuits 17 1855 15,29 Bánh hộp 12 225 1,85 Kẹo Jelly 13 465 3,83 Kẹo Caramen 9 335 2,76 Kẹo cứng có nhân 25 2686 22,14 Kẹo mềm 21 4085 33,67 Kẹo cân 5 385 3,17 Kẹo Chew 8 564 4,65 Tổng 132 12130 100 Từ thực hiện theo đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, Công ty thực hiện cả việc đa dạng hoá về hình thức, mẫu mã bao gói, trọng lượng bao gói. Trước đây kẹo chủ yếu được gói 250g, nhưng hiện nay trọng lượng mỗi gói rất da dạng, ví dụ như kẹo Jelly chip chip có đến 5 loại trọng lượng: 25g, 50g, 150g, 250g, 500g. Với sự đa dạng hoá sản phẩm Công ty thâm nhập rộng rãi và trở thành quen thuộc đối với người tiêu dùng trong cả nước, đặc biệt là ở thị trường miền Bắc. Ta có thể làm phép so sánh chủng loại sản phẩm của Hải Hà với Hải Châu, đối thủ cạnh tranh mạnh tại thị trường miền Bắc qua các năm như sau: Bảng 14 : Chủng loại sản phẩm của Hải Hà và Hải Châu từ 1998-2002 Nhóm sản phẩm 1998 1999 2000 2001 2002 Hải Hà Hải Châu Hải Hà Hải Châu Hải Hà Hải Châu Hải Hà Hải Châu Hải Hà Hải Châu Kẹo cứng các loại 18 6 24 7 30 13 39 14 39 15 Kẹo mềm các loại 26 8 28 9 31 14 34 15 42 19 Bánh các loại 17 20 20 24 42 35 51 39 51 41 Tổng 61 34 72 40 103 62 124 68 132 75 Biểu đồ 1: So sánh chủng loại sản phẩm của Hải Hà và Hải Châu qua 5 năm Tốc độ đa dạng hoá sản phẩm của Công ty hiện nay là tương đối nhanh, đối với sản phẩm bánh kẹo thì đây là vấn đề rất quan trọng. Trong những năm tới Công ty phải giữ vững và phát huy lợi thế này. Về chất lượng sản phẩm Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của Công ty luôn an tâm về chất lượng vì uy tín lâu năm của Công ty. Sản phẩm của Công ty có độ dinh dưỡng cao, đủ chất đạm, không chứa độc tố ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và sức khoẻ người tiêu dùng. Công ty đã xem chất lượng là vấn đề sống còn, là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Hiện nay, tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều được đảm bảo về chất lượng, được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được xuất xưởng. Công ty không đưa ra bán các sản phẩm thứ cấp hay sản phẩm loại hai. Thực tế sản phẩm của Công ty đã được nhiều người tiêu dùng ưa thích, xứng đáng với danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong các lần tham gia hội chợ triển lãm, trong Top 200 sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao năm 1999 do người tiêu dùng bình chọn thì sản phẩm của Công ty xếp thứ 64, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Công ty như bánh kẹo Quảng Ngãi xếp thứ 167... Bên cạnh đó mẫu mã bao gói sản phẩm của Công ty trong hai năm gần đây có cải tiến nhiều, như sản phẩm kẹo cứng có nhân trong dịp tết Nguyên đán 2003, Công ty đã cho ra các loại hộp rất đặc sắc về hình dáng mẫu mã, rất tiện dùng trong dịp Tết và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Hoặc như kẹo Chew mới đưa vào sản xuất cũng có rất nhiều mẫu mã bao gói phản ánh trung thực chất lượng của sản phẩm. Các tiêu chuẩn chất lượng thực tế Công ty đạt được so với tiêu chuẩn có thể tham khảo qua hai sản phẩm kẹo sữa dừa và bánh kem ở Bảng 15. Tuy nhiên hiện nay các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện rất tốt công cụ cạnh tranh chất lượng và những đối thủ cạnh tranh có lợi thế rất lớn vì họ có hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh mới có điều kiện thuận lợi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO9002, ISO9001... Cụ thể, ngay trên thị trường Hà Nội, sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng với một số sản phẩm kẹo Tràng An như Kẹo hoa quả, kẹo sữa dừa, đặc biệt là kẹo cốm Tràng An chất luợng cao, và sản phẩm bánh kem xốp của Hải Châu. Tại thị trường miền Trung và miền Nam các đối thủ cạnh tranh về chất lượng của Công ty là các Công ty đường như Quãng Ngaĩ, Lam Sơn, Biên Hoà. Ngoài ra còn có các Công ty liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là Công ty sản xuất kẹo Perfetti Việt Nam với các loại kẹo chất lượng cao được ưa thích như: Kẹo cao su Bigbabol, kẹo sữa Alpenliebe... Các loại bánh nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Đức... tuy giá có cao hơn nhưng được người tiêu dùng ở các trung tâm thành phố, thị xã tiêu dùng vì chất lượng cao hơn hẳn các sản phẩm trong nước. Với chất lượng sản phẩm của Công ty thì chưa thể là một công cụ đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chính vì vậy trong những năm tới Công ty cần quan tâm hơn nữa về mặt chất lượng. Cần có một sản phẩm có chất lượng thật đặc sắc mang bản sắc của Công ty nhằm nâng cao uy tín và quảng bá cho các sản phẩm khác.Cần nhanh chóng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng để mang lại hiệu quả cao hơn về mặt sản xuất, tạo sự tin tưởng cao hơn cho khách hàng về chất lượng của Công ty . Về giá Giá là một công cụ cạnh tranh quan trọng đặc biệt trong ngành bánh kẹo, ngành mà sự quyết định của người tiêu dùng phụ thuộc lớn vào giá sản phẩm. Để hạ được giá thành sản phẩm, Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như làm tốt công tác kiểm tra chất lượng và giá mua nguyên liệu đầu vào, bảo đảm sự an toàn của kho tàng để giảm hao hụt, mất mát nguyên liệu. Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu trong sản xuất, pha cắt, gói, đóng hộp. Đầu tư đổi mới thiết bị nấu kẹo chân không liên tục, vừa tăng chất lượng kẹo, vừa giảm phế liệu, giảm tiêu hao nguyên liệu đường, nha, hương liệu. Công ty đã áp dụng gói kẹo bằng máy thay thế gói thủ công vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Do đó đã có được giá thành hợp lý cho các loại sản phẩm bánh kẹo truyền thống, tạo năng lực cạnh tranh lớn về giá mà vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, để tránh tâm lý của người tiêu dùng đối với bánh kẹo thực phẩm giá thấp là kém chất lượng, Công ty đã không hạ thấp giá bán của sản phẩm mà thay bằng việc tăng tỷ lệ chiết khấu tiêu thụ, hoặc kèm theo tặng phẩm và giải thưởng cho khách hàng. Bảng 16: Bảng giá một số sản phẩm của Công ty Tên sản phẩm Qui cách Giá kg Giá thùng Giá hộp Bánh hộp Royal 8 hộp´550g 29.091 128.000 16.000 Bánh kem xốp hộp 110g 20 hộp´150g 31.333 94.000 4.700 Bánh hộp giấy Camellia 30 hộp´110g 40.909 135.000 4.500 Kẹo cà phê 300g 20 gói´300g 26.000 156.000 7.800 Bánh Cracker hộp mặn 10 hộp´300g 33.333 100.000 10.000 Công ty có phương châm bảo đảm hài hoà lợi ích của Công ty với lợi ích của khách hàng, do vậy thị trường của Công ty luôn được mở rộng bằng cách không hạn chế số lượng đại lý mà chỉ hạn chế trên cơ sở điều kiện của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là trong hạch toán. ở từng địa bàn khác nhau Công ty có những biện pháp hỗ trợ khác nhau nhằm giúp các đại lý của Công ty đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm như chính sách trợ giá, chính sách hoa hồng cho các đại lý, chính sách thưởng cho các đại lý. Điều này đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá mong muốn của Công ty, tránh trường hợp bị các đại lý ép giá. Bảng 17: Mức trợ giá cho các đại lý của Công ty năm 2002 Khu vực Mức hỗ trợ (đồng/tấn) Kẹo Bánh 1 Hà Đông, Gia Lâm, Từ Liêm 60.000 90.000 2 Hà Nội 50.000 75.000 3 Đông Anh, Từ Sơn, Thường Tín 64.000 96.000 4 Phủ Lý, Vĩnh Yên, Việt Trì, Bắc Ninh 70.000 105.000 5 Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên 80.000 120.000 6 Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ, Nam Định, Hoà Bình, 90.000 135.000 7 Thanh Hoá, Thái Nguyên 100.000 150.000 8 Thái Bình, Uông Bí, Đông Triều, Hạ Hoà, Hải Phòng, Kiến An 140.000 210.000 9 Hạ Long, Thuỷ Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, L Sơn 170.000 255.000 10 Nghệ An, Cẩm Phả 180.000 270.000 11 Hà Tĩnh 240.000 360.000 12 Cao Bằng, Sơn La, Đông Hà, Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái, Bắc Cạn, Đồng Hới 250.000 375.000 13 Quảng Trị 300.000 450.000 14 Huế 300.000 450.000 15 Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi 400.000 600.000 16 Quy Nhơn 450.000 675.000 17 Lai Châu 520.000 780.000 18 Gia Lai 500.000 750.000 19 Kon Tum 550.000 825.000 20 Đắc Lắc 600.000 900.000 21 Tuy Hoà, Nha Trang 600.000 900.000 22 TP HCM, Phan Thiết, Phan Rang, Lâm Đồng 650.000 975.000 Bảng 18: Giá bán của một số sản phẩm có so sánh (đồng/kg) Đơn vị Loại SX SP Hải Hà Hải Châu Tràng An Hữu Nghị Biên Hoà Quảng Ngãi Lam Sơn Bánh kem xốp Kẹo hoa quả Bánh kem xốp sô Kẹo cốm Kẹo Jelly Kẹo sữa dừa Bánh bích quy Bánh cẩm chướng Bánh bông lúa 17.000 10.000 30.000 20.000 32.000 20.000 19.000 12.000 18.500 20.000 9.500 32.000 24.000 11.300 17.700 32.000 23.000 22.000 Sự chênh lệch về giá giữa Công ty và các đối thủ cạnh tranh là đáng kể. Mức giá của Công ty tuy thấp hơn Biên Hoà, Tràng An và bánh kẹo nhập ngoại, nhưng lại cao hơn so với Hải Châu, Hữu nghị. Trong thời gian tới Công ty cần phải tổ chức bộ phận có trách nhiệm cụ thể để theo dõi tình hình biến động về giá trên thị trường để có chính sách điều chỉnh giá thích hợp. Không ngừng nghiên cứu, có biện pháp khả thi để hạ giá thành sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao trên thị trường. Về thời gian và dịch vụ Về thời gian Bảng 19: Thời gian kế hoạch giao hàng cho các đại lý của Công ty (Tính cả cấm đường) Khu vực Thời gian(ngày) 1 Hà Đông, Gia Lâm, Từ Liêm, Hà Nội, 1/2 2 Đông Anh, Từ Sơn, Thường Tín, Phủ Lý, Vĩnh Yên, Việt Trì, Bắc Ninh 1/2 - 1 3 Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn Tây, Phú Thọ, Nam Định, Hoà Bình, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Thái Bình, Uông Bí, Đông Triều Hạ Hoà, Hải Phòng, Kiến An, Hạ Long, Thuỷ Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn 1 - 1/2 4 Nghệ An, Cẩm Phả, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Sơn La, Đông Hà, Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái, Bắc Cạn, Đồng Hới 1/2 - 2 5 Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn 2 - 2,5 6 Lai Châu, Gia Lai Kon Tum, Đắc Lắc, Tuy Hoà, Nha Trang 2,5 - 3 7 TP HCM, Phan Thiết, Phan Rang, Lâm Đồng 3 - 3,5 Với đội xe, và các cán bộ tiếp thị năng động, Công ty luôn giao hàng theo đúng tiến độ. Đây là yếu tố quyết định đảm bảo uy tín của Công ty và sự tin tưởng của của các đại lý, đảm bảo sự gắn bó lâu dài giữa Công ty và các đại lý, đảm bảo duy trì và phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua trình độ tổ chức kênh phân phối sản phẩm. Với đặc tính của sản phẩm bánh kẹo là sản xuất đến đâu phải tiêu thụ hết đến đó, và để đáp ứng một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất nhu cầu của người tiêu dùng, nên Công ty đã chọn hệ thống trung gian rộng khắp để tiêu thụ sản phẩm. Cho đến cuối năm 2002, Công ty đã thiết lập được mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm khá rộng với hơn 180 đại lý tại 41 tỉnh thành phố trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Sơ đồ 6: Kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Người bán buôn Đại lý Người bán lẻ Người tiêu dùng Công ty sử dụng hệ thống kênh phân phối với 3 kênh: Kênh 1: Kênh phân phối trực tiếp, bán trực tiếp thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Số lượng tiêu thụ tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm chiếm 3-4% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm của Công ty. Kênh 2: Kênh trung Kênh 3: Kênh dài Hai kênh này đảm bảo phân phối phần lớn sản phẩm. Trong đó tiêu thụ qua đại lý chiếm khoảng 85-90% tổng khối lượng tiêu thụ. Thông qua các kênh phân phối Công ty có thể điều chỉnh giá bán sản phẩm của mình, tránh được sự thay đổi giá ngoài tầm kiểm soát. Bảng 20: Kết quả tiêu thụ theo khối đại lý Khu vực thị trường 2000 2001 2002 So sánh Số đại lý Sản lượng Số đại lý Sản lượng Số đại lý Sản lượng 2001/ 2000 2002/ 2001 Miền Bắc 127 7170 131 7334 134 8243 102,30 112,39 Miền Trung 22 2295 25 2322 27 3122 101,18 134,42 Miền Nam 15 1528 18 1780 20 2359 116,47 132,49 Tổng 165 10993 174 11436 181 13724 104,06 120 Với số lượng đại lý lớn như hiện nay, Công ty đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường nhưng trong những năm tới nếu muốn tăng thêm số đại lý phải có sự nghiên cứu phân tích thị trường hợp lý, nếu không sẽ có ảnh hưởng tiêu cực, làm giảm mức tiêu thụ. Nếu trong một khu vực có quá nhiều đại lý sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý dẫn đến giảm lợi nhuận của họ cũng như của Công ty. Cần có giải pháp cụ thể hoàn thiện kênh phân phối, kết dính các kênh lại với nhau, đặc biệt những biện pháp quản lý người bán và điều khiển người bán, tạo sự hợp tác giữa người bán trên thị trường. Để tăng lượng xuất khẩu trong thời gian tới, Công ty cần tìm con đường hợp lý mở văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các nước ASEAN, và phải có bộ phận chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề này. Về dịch vụ Hoạt động khuyến mãi của Công ty không rầm rộ như những doanh nghiệp khác, mà chỉ dừng lại ở việc sử dụng hình thức tặng quà với những người mua khối lượng lớn, tặng mũ, áo mang tên HAIHACO. Bảng 21: Chính sách khuyến mãi của Công ty Loại sản phẩm Giá bán Chính sách khuyến mãi 1. Bánh Cẩm chướng 105.000đ/thùng 8kg Mua 100 thùng thưởng 1 thùng 2. Kẹo Jelly cup 81.000đ/thùng 3kg Mua 50 thùng thưởng 1 thùng 3. Bánh Dạ lan hương 110.000đ/thùng 7kg Mua 100 thùng thưởng 1 thùng 4. Kẹo trái cây 130.000đ/thùng 7kg Mua 20 thùng thưởng 1 thùng Các loại bánh khác Mua >=100.000đ thưởng 1 mũ Mua >=500.000đ thưởng 1 áo Bảng 22: Chính sách hoa hồng đại lý Tên sản phẩm Giá bán/kg Hoa hồng 1.Bánh hộp Royal 29.091 5% 2.Bánh hộp giấy Camellia 31.333 5% 3.Bánh kem xốp hộp 110g 40.909 5% 5.Kẹo cà phê toffee 300g 26.000 5% 6.Bánh Cracker hộp mặn 33.333 5% 7.Kẹo Jelly cup 27.000 3% 8.Kẹo trái cây 18.570 2% Phương thức thanh toán giao dịch Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, công ty đã áp dụng một cách hợp lý chế độ thanh toán và chế độ khen thưởng trong thanh toán. Ngoài ra Công ty còn thực hiện những hình thức giao dịch thuận lợi: bán hàng qua điện thoại, vận chuyển đến tận nơi, cho khách hàng đổi hàng khi không tiêu thụ được và có chính sách bù đắp thiệt hại cho các đại lý khi gặp biến động lớn về giá cả. Chính nhờ phương thức thanh toán giao dịch gọn nhẹ, nhanh chóng và bảo đảm đã tạo nên một yếu tố quan trọng giúp Công ty khuyến khích khách hàng đến với mình, tăng năng lực cạnh tranh so với các đối thủ. Bảng 23: Chế độ ưu đãi trong thanh toán Nội dung Chế độ ưu đãi - Đại lý trả chậm(<15 ngày) Được trừ 0% chiết khấu - Đại lý trả tiền ngay Được trừ 0,9% chiết khấu - Khách hàng mua số tiền >7 triệu Được trừ 1% chiết khấu - Đại lý thanh toán trước thời hạn quy định Được giảm tương ứng với lãi suất ngân hàng theo số ngày thanh toán trước hạn Phân tích những nhân tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh Năng lực về máy móc thiết bị Trước năm 1993 phần lớn máy móc thiết bị của Công ty nhập từ các nước Đông Âu, năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp. Trước đòi hỏi của nhu cầu thị trường, và tình hình cạnh tranh mới, Công ty đã nhập các dây chuyền công nghệ hiện đại của các nước phát triển. Tình hình máy móc thiết bị hiện tại của Công ty được phản ánh qua Bảng 24. Bảng 24: Một số máy móc thiết bị của Công ty hiện đang sử dụng Stt Các loại máy móc thiết bị Số lượng (chiếc) Công suất thiết kế Công suất thực tế Nguyên giá (USD) Giá trị còn lại (USD) Nước sản xuất Năm sử dụng I Xí nghiệp kẹo 66 A Kẹo cứng 15 1 Dây chuyền CAA6 2 2tấn/ca 1,7tấn/ca 900.000 310.000 Ba Lan 1985 2 Nồi nấu liên tục 3 24kg/h 22,7kg/h 500.000 216.650 Ba Lan 1985 3 Nồi Sirô(hoá đường) 1 125kg/g 123,5kg/h 300.000 130.000 Ba Lan 1985 4 Máy trợ tính 1 10tấn/ca 9,2tấn/ca Ba Lan 1985 5 Máy gói kẹo cứng 6 6tấn/ca 5,74tấn/ca 400.000 258.345 Đức 1995 6 Máy gói kẹo gói 2 3,7tấn/ca 3,56tấn/ca VN 1997 B Kẹo mềm 51 2tấn/ca 1,8tấn/ca 7 Máy gói kẹo mềm EWS 3 1tấn/ca 0,98tấn/ca 550.000 381.680 Đức 1995 8 Máy đánh trộn 5 1tấn/ca 0,87tấn/ca 400.000 173.300 T. Quốc 1960 9 Nồi nấu kẹo 6 2,5tấn/ca 2,6 tấn/ca Ba Lan 1991 10 Bàn làm nguội kẹo 20 VN 1998 11 Máy quật kẹo 3 9tấn/ca 8,6 tấn/ca 265.550 203.580 VN 1960 12 Máy gói kẹo gói 4 1tấn/ca 0,975tấn/ca 800.000 613.500 Đức 1996 13 Máy cán kẹo thủ công 2 0,6tấn/ca 0,6 tấn/ca VN 1960 14 Máy cán kẹo thủ công 8 1tấn/ca 0,95tấn/ca VN 1960 II Xí nghiệp bánh 8 A Dây chuyền Đan Mạch 4 2tấn/ca 1,92tấn/ca 1.000.000 667.680 1992 15 Máy đánh trộn 2 2tấn/ca 1,95tấn/ca 300.000 225.000 Mỹ-T.Quốc 1992 16 Dây chuyền bánh 1 2tấn/ca 1,94tấn/ca 500.000 375.000 Đan Mạch 1992 17 Máy đóng gói 1 2tấn/ca 1,92tấn/ca 200.000 150.000 Đan Mạch 1992 B Dây chuyền Italia 4 950.000 730.350 1995 18 Máy đánh trộn 1 2,5tấn/ca 2,43tấn/ca 310.000 232.500 Đan Mạch 1995 19 Dây chuyền bánh 1 2,5tấn/ca 2,45tấn/ca 450.000 337.500 Nhật 1995 20 Máy đóng túi 1 2,5tấn/ca 2,47tấn/ca 150.000 115.000 Singapo 1995 21 Máy phết kem 1 2,5tấn/ca 2,45tấn/ca 100.000 93.500 Singapo 2000 III XN Nam Định 9 1 Nồi hơi 1 2tấnhơi/h 1,8tấn/h ấn Độ 1990 2 Lò nướng vỏ bánh kem 5 50kg/h 45kg/h VN 1993 3 Xốp 2 100kg/h 85kg/h VN 1993 4 Máy cắt bánh kem xốp 1 200kg/h 170kg/h 95.000 67.850 VN 1993 Nếu so sánh với các doanh nghiệp trong ngành thì Công ty có hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại, tính đến thời điểm này Công ty đã đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Như dây chuyền Jelly đổ khuôn, Jelly đổ cốc của Italia, Đan Mạch; dây chuyền kẹo Caramen của Đức; đặc biệt là dây chuyền kẹo Chew của đức mới nhập cuối năm 2002 với 27 tỉ VNĐ, trong 3 tháng đầu năm 2003 doanh thu kẹo Chew là 7 tỉ. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì máy móc thiết bị của Công ty còn yếu kém nên muốn cạnh tranh trong khu vực vẫn còn khó khăn. Vấn đề thay thế hệ thống máy móc thiết bị cũ của Ba Lan, Trung Quốc thế hệ những năm 1960-1980 mà Công ty đang sử dụng là một trong những vấn đề đang được Công ty hết sức quan tâm. Do hệ thống máy móc thiết bị này đã gây tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu cao, và sai hỏng, nên trong những năm qua mặc dù sản phẩm hỏng đã giảm đi nhiều nhưng kết quả chưa phải là tối ưu. Bảng 25: Mức độ sản phẩm hỏng của Công ty Năm Tỷ lệ sai hỏng (%) 1997 1,0 1998 0,5 1999 0,3 2000 0,1 2001 0,07 2002 0,05 Về hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của Công ty qua bảng trên ta thấy là chưa cao. Hầu hết các dây chuyền công nghệ chỉ sử dụng tối đa là 90% công suất thiết kế của máy móc thiết bị, chỉ có các dây chuyền công nghệ mới nhập của Đức, Đan Mạch, Italia thì công suất thực tế mới đạt hơn 95% công suất thiết kế. Đây đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí sản xuất của Công ty . Ta có thể đánh giá mức độ sử dụng máy móc thiết bị qua chỉ tiêu sau: Công suất thực tế M ức độ sử dụng = ´ 100% Công suất thiết kế Từ bảng trên ta có thể tính mức độ sử dụng máy móc thiết bị trong một ca sản xuất: 8530 Mức độ sử dụng = ´ 100% = 91,72% 9300 Trong thời gian tới để đảm bảo cho năng lực cạnh tranh, bên cạnh việc đầu tư dây chuyền công nghệ mới đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm, Công ty cần phải có những giải pháp thích hợp thay thế hệ thống máy móc cũ đang sử dụng, cơ cấu lại máy móc thiết bị, tận dụng công suất tối đa, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Lao động Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng sống còn với mọi tổ chức trong tương lai. Phương pháp và nghệ thuật tuyển mộ, sử dụng lao động, các chương trình, chiến lược tuyển chọn, bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Vấn đề đãi ngộ, khuyến khích người lao động tất cả đều ảnh hưởng tới việc tạo lợi thế cạnh tranh của Công ty về lao động. Đối với ngành bánh kẹo, trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của người lao động và đặc biệt là trình độ tổ chức lao động có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm...từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, tốc độ tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Xét về trình độ lao động hiện nay của Công ty có thể nói là đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh, với số lao động là 2168 người trong đó cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng, trình độ công nhân bậc trung bình toàn Công ty là 4/7. Bảng 26: Cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị: Người Chỉ tiêu lao động Đại học Cao đẳng - trung cấp Công nhân kỹ thuật 1. Cán bộ quản lý 2.Cán bộ kỹ thuật 3.Công nhân bậc 6-7 4.Công nhân bậc 4-5 5.Công nhân bậc 3 32 150 65 31 315 515 740 Tổng 182 96 1570 Tỷ trọng(%) 8,4 4,43 72,4 Ta thấy: Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 182/2168=8,4% Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng-trung cấp là 96/2168=4,43% Tỷ lệ công nhân bậc 3 trở lên là 1570/2168=72,4% Tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng của Công ty là tương đối cao, đây là nguồn nhân lực quyết định đến sự thành công của các chiến lược cạnh tranh của Công ty. Đội ngũ công nhân với thâm niên và trình độ của Công ty là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh chưa thể có được. Bảng 27: Cơ cấu lao động theo chức năng Đơn vị : Người XN Chức năng XN kẹo XN bánh XN phụ trợ XN N.Định XN Việt Trì Hành chính Tỷ trọng 1.Lao động gián tiếp 85 32 8 14 48 85 12,54 Nghiệp vụ kinh tế 11 4 4 4 10 54 32 Nghiệp vụ kỹ thuật 24 12 4 8 20 18 31,6 Bộ phận phục vụ 50 16 2 18 13 36,4 2.Lao động trực tiếp 644 365 48 75 764 0 87,46 Tổng 729 397 56 89 812 85 Tỷ lệ lao động gián tiếp toàn Công ty là 197 người chiếm 272/2168=12,5% trong tổng số lao động, tức cứ 100 lao động có 12,5 lao động gián tiếp, đây là tỷ lệ tương đối cao, cơ cấu tố chức quản lý này quá đồ sộ, lương nhân viên gián tiếp mỗi năm rất lớn làm tăng chi phí quản lý, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh giảm . Trong lực lượng lao động gián tiếp tỷ lệ nhân viên kinh tế là 87/272=32%, còn nghiệp vụ kỹ thuật là 86/272=31,6%. Với tỷ lệ nghiệp vụ kỹ thuật cao công ty có điều kiện nghiên cứu về mặt kỹ thuật của sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm định mức...Tuy nhiên nhân viên kinh tế là ít so với nhu cầu phát triển thị trường hiện nay. Bảng 28: Cơ cấu lao động theo thời hạn sử dụng Đơn vị: người Loại lao động Hành chính XN kẹo XN bánh XN phụ trợ XN N. Định XN V. Trì Tỷ trọng Lao động dài hạn 70 419 182 36 66 487 58,13 Lao động hợp đồng 12 200 130 20 13 170 25,13 Lao động thời vụ 3 110 85 0 10 155 16,74 Tổng 85 729 397 56 89 812 Nguồn: phòng lao động tiền lương Công ty Bánh kẹo Hải Hà Lượng lao động theo thời vụ của Công ty hiện nay là 363 người chiếm 363/2168=16,74%, lao động hợp đồng là 545 chiếm 545/2168=25,13%. Việc sử dụng lao động hợp đồng và lao động thời vụ của Công ty là hướng đi đúng của Công ty nhằm giảm chi phí nhân công, phù hợp với tính chất sản xuất. Để đạt được hiệu quả tốt phải quản lý chặt chẽ hơn nữa đội ngũ lao động này. Tuy nhiên với cơ cấu lao động hiện thời, Công ty đang gặp phải một số khó khăn lớn, thứ nhất là với lượng lao động lớn hàng năm tiền lương cho cán bộ công nhân viên rất cao, như năm 2002 gần 2,5 tỉ, số lương này tính vào giá thành cho một sản phẩm là không nhỏ từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thứ hai, việc tổ chức lại ản xuất giảm bớt nhân công dư thừa, lượng lao động thủ công đang là vấn đề được ban lãnh đạo Công ty hết sức quan tâm. Tài chính Nguồn lực tài chính là cơ sở cho việc phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác trong một doanh nghiệp. Nếu một công ty có bộ máy quản trị tài chính linh hoạt, nhạy bén, thì có thể tạo ra một lợi thế rất lớn trong cơ chế cạnh tranh hiện nay. Nguồn lực tài chính của Công ty thể hiện trong Bảng 29: Bảng 29: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà Đơn vị: 1000đồng Tài sản 2000 Tỷ trọng 2001 Tỷ trọng 2002 Tỷ trọng So sánh 01/00 02/01 A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 54.131.004 30,60 57.695.800 31,10 57.970.354 27,04 106,5 100,4 I. Tiền mặt 785.282 0,44 1.075.342 0,58 1.352.995 0,63 136,9 125,8 II.Các khoản đầu tư ngắn hạn 3.586.164 1,93 3.865.214 1,80 107,7 III. Các khoản phải thu 31.816.159 17,99 29.759.386 16,00 29.235.264 13,63 93,53 98,23 VI. Hàng tồn kho 12.582.183 7,11 12.405.878 6,68 12.302.628 5,74 98,60 99,16 V. Tài sản lưu động khác 8.947.380 5,06 10.869.030 5,86 11.214.253 5,74 121,4 103,1 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 122.701.977 69,4 127.802.706 68,90 156.316.018 72,96 104,1 122,3 I.Tài sản cố định 121.596.987 68,76 127.802.706 68,90 156.316.018 72,96 105,1 122,3 II. Các khoản đầu tư dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.104.990 0,64 Tổng tài sản 176.833.029 100 185.498.506 100 214.331.372 100 104,9 115,5 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 171.782.002 97,14 180.142.474 97,11 203.768.046 95,07 104,9 113,1 I. Nợ ngắn hạn 57.661.491 32,60 56.405.149 30,40 57.201.142 26,69 97,82 101,4 II. Nợ dài hạn 104.087.816 58,86 112.386.450 60,58 130.899.762 61,07 107,9 116,4 III. Nợ khác 10.032.693 5,68 11.350.875 6,12 15.667.142 7,34 113,1 138,0 B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu 5.051.032 2,86 5.351.032 2,89 10.563.326 4,93 105,9 197,4 I.Nguồn vốn quỹ 5.051.032 2,86 5.351.032 2,89 10.563.326 4,93 105,9 197,4 II.Nguồnkinhphí Tổng nguồn vốn 176.833.029 100 185.498.506 100 214.331.372 100 104,9 115,5 Ta có thể thấy thực trạng bức tranh tài chính của Công ty qua 3 năm 2000-0002 qua các chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 30: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Stt Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 02/01 1 Khả năng thanh toán nhanh 0,720 0,810 0,790 112,50 97,53 2 Hệ số nợ 34,0._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0037.doc