Lời nói đầu
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể các hoạt động kinh tế của xã hội. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế, nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển, là nguồn thu trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến – thương mại và dịch vụ h
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậu cần cho ngành khai thác hải sản. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và sự tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày càng tăng trong khi nguồn lợi tự nhiên của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản đã được phát triển để bù đắp vào những sự thiếu hụt đó. Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm gần 35% sản lượng thuỷ sản dùng làm thực phẩm. ở Việt Nam, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản ngày càng lớn, nó đáp ứng tốc độ phát triển cao của ngành và đảm bảo phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản ở Việt Nam nhấn mạnh cả khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản. Trong khai thác thuỷ sản chuyển dịch nội tại trong tiểu ngành ở các lĩnh vực theo hướng chuyển từ khai thác gần bờ sangkhai thác xa bờ kết hợp với nghề nuôi ven biển. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản , các loài thuỷ đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Hiện đại hoá các cơ sở chế biến, công nghệ chế biến đẩy mạnh thương mại thuỷ sản.
Bước vào thập kỷ 90, ngành Thuỷ sản Việt Nam có sự phát triển nổi trội trên các mặt, chuyển dịch cơ cấu ngành đạt được những thành tựu về tốc độ chuyển dịch và chất lượng cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành thực sự là động lực để phát triển ngành Thuỷ sản bước vào giai đoạn hội nhập. Trên những cơ sở đó, em đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản giai đoạn 1991-2002.
Chương III: Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010.
Đây là một đề tài lớn, do vậy việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một nỗ lực rất lớn của bản thân. Để đạt được kết quả này em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cán bộ phòng Kinh tế-xã hội Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Chương I: Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
I- các khái niệm cơ sở và sự cần thiết của Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
1. Các khái niệm về cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
1.1. Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành Thuỷ sản.
a) Khái niệm cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu ngành có vai trò quyết định, vì nó được phát triển quan hệ cung cầu thị trường. Theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, nó đảm bảo sản xuất theo nhu cầu thị trường. Cơ cấu thành phần kinh tế là lực lượng để thực hiện cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể chuyển dịch đúng đắn trên từng vùng lãnh thổ, cho nên việc phân bố không gian lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển ngành và thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng.
Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành các tương quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành đó trong nền kinh tế quốc dân. Mối quan hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỉ lệ giữa các ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế, mối quan hệ này bao hàm cả về mặt số lượng và chất lượng, chúng thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu được đề ra trong một thời kỳ nhất định.
Do cơ cấu ngành “luôn luôn vận động và phát triển”, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường nên khi phân tích cơ cấu ngành cần thấy rõ tính quy luật của sự vận động và luôn đặt ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu cho thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
b) Khái niệm cơ cấu ngành thuỷ sản:
Trên cơ sở phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá và nhu cầu quản lý, nhiều ngành mưu sinh dựa trên việc sử dụng các đối tượng sinh vật cụ thể (cá, tôm, rong câu, nhuyễn thể…) ở các khu vực khác nhau (nước ngọt, nước lợ, nước mặn…) và những hoạt động sản xuất cũng khác nhau (khai thác, nuôi trồng, chế biến…) kết hợp hữu cơ với nhau đòi hỏi một cơ cấu gắn bó, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý, hình thành nên cơ cấu ngành thuỷ sản.
Cơ cấu ngành thuỷ sản là tổ hợp các tiểu ngành, chúng có mối quan hệ với nhau về cả lượng và chất, tỉ lệ này biến đổi nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của toàn ngành trong một thời kỳ nhất định. Các tiểu ngành và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản bao gồm: khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại thuỷ sản, cơ khí dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản.
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
a) Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành trong nền kinh tế:
Sức ép của nhu cầu thị trường và yêu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế. Sự thay đổi này chính là chuyển dịch cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định hướng và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác, hợp lý và hiệu quả hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành được coi là một nội dung cơ bản, lâu dài trong quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước. Nếu xác định phương hướng và giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội cao trong sự phát triển, ngược lại sẽ phải trả giá đắt cho sự phát triển về sau.
Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ ở tất cả các quốc gia đều đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành. Đối với các quốc gia đang phát triển, chuyển dịch cơ cấu ngành phải luôn luôn gắn liền với quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá, phải phù hợp với yêu cầu của Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hóa đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải định vị được một cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong một ngành, xác định hợp lý các ngành trọng điểm, ngành mũi nhọn cho phù hợp với quá trình phát triển.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành trong cơ cấu kinh tế là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lý, đa dạng, trong đó cần phát triển các ngành, các tiểu ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phải kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định. ở đây, nhà nước có vai trò quyết định trong việc hoạch định chủ trương và chính sách kinh tế vĩ mô, còn các doanh nghiệp thì có vai trò quyết định việc thực thi phương hướng, nhiệm vụ chuyển dịch.
b) Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản:
Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản là sự thay đổi cơ cấu ngành Thuỷ Sản từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn dưới tác động của nhiều yếu tố (Thị trường, giá cả, kinh tế, xã hội…) theo mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ nhất định. Trong qúa trình chuyển dịch, cơ cấu ngành Thuỷ Sản có sự thay đổi tỉ lệ cả về mặt lượng và mặt chất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản ở Việt Nam được gắn liền với Công Nghiệp Hoá và Hiện Đại Hoá theo hướng xuất khẩu.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản ở mỗi thời kỳ khác nhau không giống nhau, nó nhằm vào sự phát triển chung của ngành Thuỷ Sản và sự phát triển bền vững của ngành. Vấn đề phát triển bền vững của ngành Thuỷ Sản những năm gần đây được đề cập rất lớn và cũng do vậy chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản cũng diễn ra mạnh mẽ hơn: chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ được đề cập ở các tiểu ngành cấu thành nên ngành mà còn ở cả trong nội bộ của các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản của Bộ Thuỷ Sản và nhà nước là: cơ cấu lại hợp lý giữa các tiểu ngành tạo sự phát triển cân đối giữa các bộ phận trong ngành, chuyển dịch cơ cấu giữa nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đẩy mạnh chế biến – thương mại thuỷ sản theo hướng xuất, đưa ngành Thuỷ Sản trở thành ngành mũi nhọn trong công cuộc phát triển đất nước. Nét đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản Việt Nam là chú trọng cả nuôi trồng, khai thác, xuất khẩu thuỷ sản.
Trong nuôi trồng chú ý cải tạo giống, khai thác bảo vệ môi trường cùng nguồn lợi thuỷ sản. Trong đánh bắt, khai thác chú trọng kết hợp khai thác gần bờ và xa bờ, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi. Trong chế biến chú trọng vào đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu.
2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
2.1. Nhu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản trước hết được bắt đầu từ yêu cầu tăng trưởng của ngành Thuỷ Sản. Tăng trưởng ở đây không phải là sự gia tăng sản lượng đơn thuần mà đó là sự gia tăng giá trị được tạo ra từ quá trình sản xuất của các lĩnh vực, các tiểu ngành trong ngành thuỷ sản. Trước kia, ngành Thuỷ sản Việt Nam có được sự phát triển là nhờ phần lớn vào sự phát triển của ngành khai thác hải sản. Ngày nay, đứng trước nhu cầu phát triển ngành Thuỷ sản ngày càng cao, nó đặt ra những nhu cầu mới cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành. Tức là, cần phát triển đồng thời hợp lý các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo ra một sự phát triển đồng bộ. Sản lượng của toàn ngành không chỉ bó buộc do khai thác đem lại. Đóng góp giá trị ngành Thuỷ sản có mặt của nhiều lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại thuỷ sản. Đặc biệt nhấn mạnh phát triển chế biến thuỷ sản để tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm thuỷ sản; nhấn mạnh xuất khẩu để mở rộng cầu, phát triển cung. Trên cơ sở thực tiễn, nó đòi hỏi ngành cần có sự thay đổi, biến đổi cơ cấu trong nội bộ ngành để ngành có thể phát triển mở rộng đảm bảo phát triển bền vững. Tài nguyên biển là một dạng tài nguyên có thể tái sinh nhưng cũng là hữu hạn. Trong thực tế, sự phát triển của nghề khai thác thuỷ sản ở các vùng biển gần bờ nơi có điều kiện thuận lợi nhất đã bị tận dụng hết, nhiều nơi đã sử dụng quá mức, có nơi đã làm cho nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng kéo theo là sự giảm sút về hiệu quả thu nhập, và đi theo nó là sự tăng nguy cơ phá sản đối với các nghề khai thác cũng như những cộng đồng ngư dân khai thác. Cùng với việc khai thác qua mức là hậu quả về môi trường đè nặng lên sự phát triển bền vững của ngành Thuỷ Sản cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu khai thác lợi thế của ngành: Tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam là rất lớn cả về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản. Ngành thuỷ sản Việt Nam có được những lợi thế phát triển hơn hẳn những ngành khác, đặc biệt trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. Xuất phát từ những lợi thế phát triển ngành nó đã đặt ra những yêu cầu cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành, phát huy hết lợi thế trên từng tiểu ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng sản phẩm tiêu thụ. Ngành thuỷ sản trong giai đoạn gần đây đã chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế đặc biệt trong kim ngạch xuất khẩu. Ngành thuỷ sản muốn phát triển cần phải xây dựng một cơ cấu ngành hợp lý đáp ứng được các nhu cầu về phát triển ngành trong thời gian tới.
Yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH: Ngành thuỷ sản cũng như các ngành khác trong nền kinh tế đều đứng trước những nhu cầu khách quan của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Ngành Thuỷ sản phải chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, đưa các thành quả của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hiện đại hoá các công đoạn sản xuất, dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Muốn vậy, cần phải xây dựng và hình thành nên một cơ cấu ngành hợp lý hiệu quả với sự phát triển cân đối của các tiểu ngành. Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản hiện nay được gắn với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu.
Chiến lược phát triển vì con người chỉ ra rằng: mọi sự phát triển và tăng trưởng muốn thực hiện được đều phải có các tác động thúc đẩy. Động lực đó là gì nếu không phải là chính quyền lợi của con người?. Bởi vì chính con người mới làm nên lịch sử, nếu không tạo ra cho con người sự kích thích bằng chính lợi ích của họ thì sẽ không có sự tham gia tích cực nào của con người vào các hoạt động nhằm đưa nền sản xuất, kinh tế – xã hội phát triển nhanh được. Do vậy, chăm lo đến lợi ích của con người, mọi yếu tố liên quan đến con người phải được đặt lên hàng đầu trong mọi quốc sách. Ngành Thuỷ Sản góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người dân Việt Nam. Nhiều cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư ven biển, trên vùng đầm phá có cuộc sống phải dựa vào ngành thuỷ sản, trong số họ, đại bộ phận là dân nghèo. Nhờ chuyển từ sản xuất chỉ cho tiêu dùng trong nước sang xuất khẩu, nhờ quá trình chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng, nhờ tác động của sự phát triển kinh tế nên giá cả và vị trí của các sản phẩm thuỷ sản tăng lên làm cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ sản tăng lên, đời sống của người sản xuất thuỷ sản được cải thiện, nhiều công việc mới được mở ra do phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến – dịch vụ cho nghề cá. Vậy nhu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản còn xuất phát từ chiến lược phát triển vì con người của Việt Nam.
Kinh nghiệm phát triển ngành Thuỷ Sản của các nước cho thấy rằng: để phát triển ngành Thuỷ Sản thì cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành: thiết lập một cơ cấu ngành hợp lý đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các bộ phận đặc biệt phải đề cao công nghệ chế biến vì chế biến là khâu làm tăng giá trị của sản phẩm thuỷ sản mà không phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ sản vì nguồn lợi thuỷ sản không phải là vô hạn. ở nhiều quốc gia có ngành Thuỷ Sản phát triển mạnh, giá trị đóng góp lớn trong GDP ngành lại là do khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản đem lại. Điều này khác hẳn với Việt Nam vì khả năng đánh bắt xa bờ của Việt Nam còn ở mức thấp. Đối với Việt Nam, khai thác gần bờ đã tới trần, khai thác xa bờ chưa thực sự phát triển, vậy để nâng cao sản lượng khai thác chỉ còn cách chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ kết hợp với đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản. Đó cũng chính là nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản có vai trò to lớn không chỉ đối với sự phát triển của ngành Thuỷ Sản mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Vai trò đó được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
a) Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản có vai trò trong sự phát triển của ngành Thuỷ Sản:
Chuyển dịch cơ cấu ngành là sự thay đổi cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn, dưới sự định hướng có mục đích và dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luận và thực tiễn. Mục đích cao nhất của chuyển dịch cơ cấu ngành là đạt tới một cơ cấu mà ở đó tạo được sự phát triển cho bản thân ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nên nó có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo bền vững đối với ngành và nền kinh tế. Đến lượt nó, khi ngành, nền kinh tế phát triển ở một mức độ nào đó thì có tác dụng trở lại đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, đặt ra những yêu cầu mới cũng như tạo mọi điều kiện để cơ cấu ngành chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển ngành có vai trò qua lại bổ xung cho nhau trong quá trình phát triển để đạt được trình độ cao hơn. Đối với ngành thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu ngành cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành.
Ngành Thuỷ Sản muốn phát triển đòi hỏi phải có một cơ cấu ngành hợp lý, tạo ra những động lực cho sự phát triển. Điều đó có nghĩa là tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành tạo ra những ngành mới, các lĩnh vực sản xuất mới nhằm nâng cao sản lượng, giá trị của ngành Thuỷ Sản. Trước kia, sản lượng của ngành phần lớn là do khai thác đem lại, sản lượng từ nuôi trồng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Trong khi đó chúng ta lại khai thác tới trần ở các khu vực gần bờ, một số nơi có nguồn lợi nhất đã khai thác quá mức. Do vậy, cần mở rộng khai thác ra xa bờ để không những đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn tăng sản lượng để xuất khẩu. Chính quá trình chuyển dịch cơ cấu đã làm tăng sản lượng của toàn ngành Thuỷ Sản bằng nhiều con đường hợp lý hơn: khai thác gần bờ kết hợp với khai thác xa bờ, khai thác kết hợp với nuôi trồng. Và từ đây, giá trị của toàn ngành được nâng lên ngoài do việc tăng sản lượng mà còn do mở rộng chế biến – thương mại thuỷ sản đem lại.
Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản có vai trò trong tăng trưởng của ngành, GDP của ngành Thuỷ Sản trong hơn 10 năm gần đây không ngừng tăng lên: năm 1991 là 2.272 tỉ đồng, năm 1995 là 6.664 tỉ đồng đã tăng lên 3 lần so với năm 1991, năm 2002 là 20.340 tỉ đồng đã tăng xấp xỉ 3,1 lần so với năm 1995. Đó là thành công rất lớn của ngành Thuỷ Sản trong giai đoạn vừa qua mà vai trò không thể không kể đến đó là do chuyển dịch cơ cấu ngành.
Không chỉ tác động đến tăng trưởng của ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành còn có vai trò trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Trong nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản, chúng ta đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một hướng đi không những đảm bảo phát triển ngành thuỷ sản mà còn tác động đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tạo sự phát triển lâu dài cho ngành thuỷ sản.
b) Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cả nước:
Xu hướng chuyển dịch nông- lâm- ngư nghiệp là tăng tỷ trọng các ngành lâm nghiệp - ngư nghiêp (Thuỷ sản) đặc biệt là ngư nghiệp, đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp. Muốn vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 09 NQ-CP của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, chúng ta cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong ngành thuỷ sản, từng bước tạo ra một cơ cấu hợp lý trong ngành để đảm bảo sự phát triển và đóng góp vai trò trong quá trình chuyển dịch nông- lâm- ngư nghiệp hiện nay của đất nước. Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản còn thể hiện ở vấn đề phát triển phối hợp giữa các tiểu ngành trong nghề nông nghiệp (Theo nghĩa rộng) ở khâu sử dụng đất, nguồn nước và không gian lãnh thổ.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng mở rộng đóng góp một phần không nhỏ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhờ việc chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp, trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. ở nhiều địa phương trên nhiều miền của đất nước mở rộng diện tích có thể nuôi trồng được thuỷ sản cả ở các ao hồ chứa nước, sông ngòi, các vùng ngập mặn ven biển. Gần đây, phong trào nuôi tôm trên cát phát triển mạnh ở các tỉnh miền trung. Các nhà máy chế biến thuỷ sản mọc lên ở nhiều nơi, tăng cả về số lượng và năng suất chế biến. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản mạnh mẽ nay đã tạo ra sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế trên cả ba bộ phận: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản có giá trị nâng cao GDP của ngành Thuỷ Sản từ đó có tác dụng nâng cao tỉ trọng của ngành Thuỷ Sản trong cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của cả nước. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp là rất quan trọng, nó đảm bảo sự phát triển của ngành nông nghiệp trong tổng thể các ngành kinh tế của cả nước
c) Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập:
Ngành Thuỷ Sản là một trong những ngành thu hút lượng lao động tương đối lớn trong nền kinh tế, mỗi năm giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Do việc chuyển dịch cơ cấu ngành nên ngành có khả năng mở rộng thu hút lao động vào ngành trên nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh: khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại thuỷ sản và dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản.
Bảng 1: Tình hình thu hút thêm lao động qua các năm vào ngành thuỷ sản giai đoạn 1991 - 2002
Đơn vị: người.
Năm
Ngành
1991
1995
2000
2001
2002
Toàn ngành
50.000
90.000
98.000
125.000
120.000
Khai thác
37.000
72.000
78.500
89.700
82.250
Nuôi trồng
9.420
12.500
12.000
27.200
25.200
Chế biến-DVTS
3.580
3.500
7.500
8.100
12.550
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Ngành Thuỷ Sản ngày càng thu hút thêm nhiều lao động, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong việc giải quyết việc làm hàng năm (mỗi năm Việt Nam cần giải quyết việc làm cho 1,2 - 1,4 triệu người lao động trong giai đoạn 1996-2000). Giá trị sản xuất của ngành qua các năm rất lớn: năm 2000 là 21.777,4 tỉ đồng, năm 2001 là 25.568,9 tỉ đồng, điều này góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản còn có vai trò thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, thu ngoại tệ, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản nhằm phát triển bền vững.
II- Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản.
1. Nhóm nhân tố về tài nguyên và điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất có ý nghĩa trong việc phát triển ngành thuỷ sản, đặt biệt trong hình thành cơ cấu ngành hợp lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững. Việt Nam có bờ biển dài, trong nội địa có nhiều ao hồ kênh rạch chằng chịt là những tiềm lợi để phát triển ngành thuỷ sản, song để xây dựng nên một cơ cấu ngành hợp lý lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên. Hiện nay xu hướng là phát triển nghề cá ra khơi, hạn chế... song do yếu tố thời tiết, khí hậu lại hay có bão nên nghề khơi gặp nhiều khó khăn. Chính sự khó khăn trong phát triển nghề khơi nên từ trước đến nay nghề... đã phát triển quá mức làm cho nguồn lợi hải sản gần bờ cạn kiệt nghiêm trọng. Cơ cấu trong khai thác không hợp lý gây ảnh hưởng đến năng suất khai thác và môi trường sinh thái. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản trong khai thác hiện nay. Vấn đề đặt ra là từ việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên chúng ta phải đưa ra các biện pháp làm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác hải sản. Yếu tố điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong chiến lược xây dựng một cơ cấu ngành hợp lý trong tương lai. Điều kiện tự nhiên một mặt có vai trò đảm bảo sinh tồn, phát triển của các loài thuỷ sinh vật, mặt khác với điều kiện tự nhiên như ở Việt Nam cũng là nguyên nhân( Nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều) gây ra các dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Mỗi năm có khoảng 5- 9 cơn bão gây ảnh hưởng rất lớn tới các khu nuôi trồng thuỷ sản, làm tràn, vỡ các bờ ngăn, khó khăn trong việc thoát nước, thay nước trong các mùa lũ. Kết quả là nuôi trồng thuỷ sản kém hiệu quả, do chi phí ngăn lũ, ngăn bãom chống dịch bệnh quá lớn.
Một điểm quan trọng của ngành Thuỷ Sản là đại bộ phận các lĩnh vực sản xuất từ khai thác đến nuôi trồng đều là sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên, do đó ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện tự nhiên như là điều kiện tiên quyết của sản xuất. Các nhân tố về tài nguyên và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Ngay từ ban đầu, các yếu tố này đã hình thành nên cơ cấu ngành Thuỷ Sản đầu tiên với tỉ trọng khai thác chiếm phần lớn. Dần dần, ngành khai thác gặp phải những khó khăn cộng thêm những đòi hỏi, những yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu ngành nên cơ cấu ngành Thuỷ Sản có sự biến đổi, chuyển dịch theo hướng có lợi hơn, hợp lý hơn. Quá trình chuyển dịch này phụ thuộc nhiều vào các nguồn lợi thuỷ sản và điều kiện tự nhiên. Chúng ta không thể thiết lập các khu nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản tại các nơi, các vùng miền không có nguồn lợi về thuỷ sản cũng như điều kiện tự nhiên để có thể phát triển được ngành thuỷ sản, vì các sinh vật thuỷ sinh chỉ có thể tồn tại và phát triển sinh sống trên những môi trường sống nhất định mà thôi.
Các nhân tố về tài nguyên và điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Nó có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên của một nước như nước ta hiện nay vừa giàu có và phong phú để có thể khai thác triệt để, vừa có những mặt hạn chế và những rủi ro do sự thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu gây ra. Chẳng hạn, muốn chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản bằng cách đẩy mạnh khai thác xa bờ nhưng thực tế nguồn lợi xa bờ không lớn cộng thêm điều kiện về khí hậu, thời tiết (luôn có bão, gió xoáy…) không tốt thì quá trình chuyển dịch cơ cấu sẽ bất khả thi. Đây là một ví dụ điển hình ảnh hưởng của các nhân tố tài nguyên, điều kiện tự nhiên đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản.
Sản phẩm của ngành Thuỷ Sản có đặc tính mau ươn, chóng thối, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới như ở Việt Nam. Vì vậy, chính sách chuyển dịch cơ cấu phải xác định đúng thế mạnh cũng như những điểm bất lợi của đất nước, của mỗi tiểu ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới mong tìm được một cơ cấu hợp lý, tối ưu. Việc định vị một cơ cấu ngành hợp lý trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các điều kiện tự nhiên là cơ sở để phát triển ngành thuỷ sản vững mạnh.
2. Nhóm nhân tố về nhu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm.
Thị trường, đặc biệt là nhu cầu về tình hình cạnh tranh trên thị trường (trong và ngoài nước) là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu tiên đến cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Chính nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu cần vươn lên để thoả mãn, là cơ sở để đảm bảo tính thực thi và hiệu quả của các phương án lựa chọn cơ cấu ngành Thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế. Thị trường là một yếu tố khách quan đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Chúng ta sản xuất, chế biến, phục vụ cho nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế có đặc điểm luôn biến động theo thu nhập, thị hiếu và tập quán sử dụng thực phẩm. Bởi vậy, cơ cấu ngành Thuỷ Sản phải linh hoạt để đáp ứng được các nhu cầu của thị trường đa dạng và luôn biến động đó.
Giá cả là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hoá, giá cả có vai trò quan trọng trong việc kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng và từ đó kích thích hoặc kìm hãm sản xuất. Sự vận động của giá cả sẽ định hướng cho sự biến động, thay đổi, xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Chính giá cả sản phẩm quyết định lợi ích của ngư dân trong việc khai thác, nuôi trồng, kinh doanh nghề biển. Ngư dân sẽ tập trung kinh doanh những mặt hàng cho giá cả sản phẩm cao, thu lại lợi ích lớn, hạn chế đầu tư vào việc kinh doanh những mặt hàng quá thấp, lợi ích thu được không cao. Từ đây lợi ích cá nhân được đề cao, lợi ích xã hội không được đề cập, dẫn đến một cơ cấu ngành không hợp lý, không đảm bảo phát triển bền vững của ngành. Mặt khác sự chênh lệch giá cả giữa các mặt hàng cũng tạo ra sự thay đối cơ cấu ngành có thể là tiêu cực, có thể là tích cực. Chẳng hạn trong giai đoạn giá còn cố định hoàn toàn do nhà nước định đoạt (giai đoạn trước năm 1981), tỉ lệ chênh lệch giá giữa các loài hải sản rất ít. Việc khai thác các loài hải sản có giá trị cao tốn phí rất lớn và cho sản lượng thấp nên không khuyến khích ngư dân tập trung khai thác các loài hải sản quí mà chạy theo sản lượng. Từ đây, cơ cấu nghề nghiệp khai thác đem lại sản lượng lớn như lưới vó ánh sáng, mành ánh sáng…cơ cấu đối tượng khai thác và nuôi trồng cũng có sự chuyển dịch: đẩy mạnh khai thác nuôi trồng các loài hải sản cho năng suất cao, sản lượng lớn. Kéo theo nó là cơ cấu chế biến, cơ cấu đội tàu khai thác, cơ cấu thị trường cũng có sự thay đổi theo. Khi cơ chế giá cả thay đổi thích ứng với điều kiện thị trường mới thì tác động làm cho cơ cấu ngành Thuỷ Sản thay đổi theo. Và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản theo sự tác động của giá cả ngày càng nhạy cảm hơn theo xu thế tự do.
3. Nhóm nhân tố về cơ chế, thể chế.
Cơ chế, thể chế là các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tác động đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong các ngành trong nền kinh tế trong đó có ngành thuỷ sản. Cơ chế, thể chế vừa là các định hướng vừa là nhân tố tác động trực tiếp đến cơ cấu ngành thuỷ sản. Nhà nước thiết lập cơ chế, thể chế, ban hành các chính sách nhằm tác động vào sự phát triển của các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để từ đó điều chỉnh, thay đổi dần cơ cấu, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu, nhanh chóng đạt tới cơ cấu hợp lý, hiệu quả.
Những định hướng chiến lược và vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Trong trường hợp phó mặc cho sự tác động của thị trường thì sự hình thành cơ cấu ngành mong muốn sẽ quá chậm. Ngược lại, những định hướng thiếu cơ sở khách quan có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước trong quá trình thực hiện đều dẫn đến chỗ hình thành cơ cấu ngành kém._. hiệu quả, khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành xét về hiệu quả kinh tế – xã hội không đạt.
Nhóm nhân tố về cơ chế, thể chế có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản ở nhiều khía cạnh khác nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình chuyển dịch và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành. Chính sách phát triển ngành Thuỷ Sản của Nhà nước là một nhân tố trực tiếp tác động đến cơ cấu ngành. Một bản “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ Sản” chi tiết với lộ trình và tiến độ thực thi sẽ là vô cùng quan trọng để định hình cơ cấu ngành trong tương lai. Điều này không những nhằm xác định các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mũi nhọn cần ưu tiên, mà còn là căn cứ để phân phối các nguồn lực một cách hữu hiệu. Mặt khác, nó cho phép tạo ra các tháp trụ cho nền nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp) mà các nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển đã làm. Đồng thời còn tạo ra được hình ảnh của ngành Thuỷ Sản nước ta trên khu vực và quốc tế trong quá trình hội nhập.
4. Nhóm nhân tố về khoa học – công nghệ.
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật cùng với cơ hội phổ biến và chuyển giao nhanh chóng của chúng làm cho cơ cấu ngành Thuỷ Sản nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung mang tính uyển chuyển cao. Điều này không những tác động tới cơ cấu toàn ngành mà còn tác động trực tiếp đến từng doanh nghiệp, công ty, từng hộ ngư dân tham gia vào hoạt động thuỷ sản trên toàn bộ các mặt: khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại và dịch vụ thuỷ sản.
Khoa học - công nghệ - kỹ thuật ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu thị trường trong ngành Thuỷ Sản. Sự bùng nổ của khoa học – kỹ thuật mới làm cho sự phát triển của ngành Thuỷ Sản không chỉ chạy theo sản lượng mà còn chạy theo giá trị. Chính khoa học – công nghệ đã tác động làm nâng cao giá trị trên một đơn vị sản phẩm thuỷ sản. Cùng với nó là sự ra đời công nghệ chế biến thuỷ sản làm nâng cao tỷ trọng của các ngành dịch vụ chế biến trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Mặt khác, khoa học – công nghệ thay đổi rất nhanh đã đặt ra những yêu cầu lớn đối với ngành Thuỷ Sản: cần phải thay đổi theo các hệ thống công nghệ chế biến, kỹ thuật khai thác…điều này là rất khó khăn đối với ngành Thuỷ Sản ở nước ta hiện nay. Bởi vì để thay đổi một quy trình sản xuất mới hiện đại hơn cần một khối lượng nguồn lực rất lớn (về vốn, con người…) đây là vấn đề trăn trở của Việt Nam không chỉ đối với ngành Thuỷ Sản.
Ngoài ra còn nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. Các nhân tố cần kể đến đó là nhóm các nhân tố phi kinh tế, các nhân tố này tuy rằng không lượng hoá được các ảnh hưởng của nó nhưng có phạm vi ảnh hưởng hết sức rộng rãi, phức tạp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản, các nhân tố bao gồm: truyền thống, luật lệ, các chính sách, quan hệ hợp tác, các đặc điểm văn hoá - xã hội, cơ cấu thành phần sở hữu, tôn giáo…đều có những ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển, thậm chí nhiều khi nó được xem xét như mục đích, động lực của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành.
III- Tiềm năng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam.
1. Điều kiện tự nhiên.
Việt Nam ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam á, phần đất liền kéo dài và tương đối hẹp ngang, bù lại phần trên biển mở khá rộng về phía Đông và phía Nam. Diện tích đất liền là 330.991 km2, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải là 226.000 km2 và diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền). Hải phận giáp với Trung Quốc, Phillipin, Bruney, Indonexia, Malayxia, Campuchia, Thailan. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, cứ 100 km2 đất liền có 1 km2 bờ biển, gấp 6 lần trung bình toàn thế giới. Với 112 cửa sông, lạch, gần 30 km bờ biển có 1 cửa sông lạch. Đặc biệt trong phần đất liền có hàng trăm nghìn ao, hồ, đầm, phá lớn nhỏ.
Trong lĩnh vực nghề cá, biển Việt Nam có thể chia thành 5 vùng:
+ Vùng biển Vịnh Bắc Bộ: Tính từ vĩ tuyến 170 trở lên phía Bắc, là một vịnh nông phần lớn độ sâu nhỏ hơn 50 m, có nơi sâu đến 100 m. Đáy chủ yếu là bùn và bùn đất.
+ Vùng biển Trung Bộ: Giới hạn từ vĩ độ 110 30’ N đến 170N. Đáy biển có độ dốc và độ sâu lớn, vùng có nhiều cửa sông, có sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ và độ mặn theo mùa.
+ Vùng biển Đông Nam Bộ: Giới hạn từ vĩ độ 60 N- 110 30’ N, bờ biển gấp khúc lồi lõm, độ dốc đáy biển không lớn. Trong vùng này, thềm lục địa rộng và nông với đáy bằng phẳng độ sâu khoảng 30- 60 m.
+ Vùng biển Trung Nam Bộ (Vịnh Thái Lan): Giới hạn từ vĩ độ 60 30’ N- 10030’N là vịnh kín, đáy hình lòng chảo, nơi sâu nhất không quá 80 m. Trong vùng này có tới 150 đảo xa bờ và gần bờ.
+ Vùng giữa biển Đông: Đáy biển rất sâu (Hơn 2000 m), có quần đảo san hô rộng lớn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm, gió mùa gồm cả tính chất chí tuyến và tính chất á xích đạo, từ Bắc vào Nam tính chất nội chí tuyến mạnh dần. Khí hậu Việt Nam vừa đa dạng, vừa thất thường. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa 3 loại gió mùa: Đông bắc, Đông nam, Tây nam. Ngoài ra Việt Nam mỗi năm có trung bình khoảng 9 - 10 cơn bão tập trung vào tháng 5 đến tháng 12.
Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất có ý nghĩa trong việc phát triển ngành Thuỷ Sản, đặc biệt trong xây dựng cơ cấu ngành hợp lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững.
2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản.
Trải dài trên 13 vĩ độ và có một vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, vùng biển và đất liền Việt Nam có đủ điều kiện tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thuỷ sinh vật. Có thể chia thành 3 vùng cư trú còn gọi là 3 môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật.
a) Môi trường nước mặn:
Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có chủng loại đa dạng, chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương sinh học, cá phân bố theo mùa vụ rõ ràng, sống phân tán với quy mô nhỏ. Các đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 67,8 % trong khi các đàn cá mang tính đại dương chỉ chiếm 32,2%.
Nguồn lợi hải sản Việt Nam có thể ước tính như sau: Tôm có 75 loài, mực 25 loài, bạch tuộc 7 loài, rong biển 653 loài trong đó rong kinh tế chiếm 14 % (90 loài), san hô (Loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loại thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 400 loài có giá trị kinh tế (Trữ lượng ước tính là 3.764.000 tấn và khả năng khai thác cá biển là 1.800.000 tấn) và hàng trăm loài hải sản khác có giá trị.
b) Môi trường nước lợ:
Môi trường nước lợ bao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm phá. Nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra biển. Chính sự pha trộn này đủ tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của nhiều loại thuỷ sản có giá trị: tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vuộc, cá trám, cá trái, cá bớp, cua biển...
Tổng diện tích mặt nước lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 761.138 ha, bao gồm: vùng triều 635.383 ha, eo vịnh 125.755 ha. Đặc biệt rừng ngập mặn là một bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, ở đó hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thuỷ sinh, là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. Vùng nước lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn vừa có ý nghĩa không thể thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
c) Môi trường nước ngọt:
Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng. Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ xung nguồn nước cho các thuỷ vực. Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm trong cả nước đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu long.
Môi trường nước ngọt được sử dụng để phát triển ngành Thuỷ Sản trong những năm gần đây có hiệu quả. Sản lượng thuỷ sản không chỉ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn phục vụ xuất khẩu. Một số loài có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng phổ biến trên diện tích rộng ở khắp các tỉnh thành như: Cá da trơn (Cá tra, cá ba sa...) tôm đồng, baba, cá chép, rô phi... Tuy nhiên cho đến nay, nguồn lợi nước ngọt để phát triển, nuôi trồng thuỷ sản không cao, phần lớn các mặt nước lớn, tự nhiên và nhân tạo như các dòng sông, các hồ chứa, các vùng ngập nước, ruộng trũng chưa được sử dụng.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002.
I- Tổng quan về sự phát triển của ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002.
1. Tình hình phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam giai đoạn 1991- 2002.
Giai đoạn 1991- 2002, ngành Thuỷ Sản Việt Nam có sự phát triển, tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ngành Thuỷ Sản thời kỳ 1991- 2000 và kế hoạch 2 năm 2001- 2002 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Sự phát triển này ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 2: Tình hình phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002.
Năm
Hạng mục
1991
1995
2000
2001
2002
Tốc độ tăng trưởng bình quân
1991-2002
1995-2002
Tổng sản lượng thuỷ sản (1.000 tấn)
1.066,331
1344,4
2.003,7
2226,9
2.410,9
7,03
8,7
Tổng giá trị sản xuất thuỷ sản (tỷ đồng)
9.308,4
13.028
21.777,4
25.568,9
27.769
9,53
11,42
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản (triệu USD)
252
550,1
1.402,17
1.760,6
2.014
18,91
20,37
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (1.000 ha)
0,520
851
652
887,5
955
87,07
19,09
Nguồn: Báo cáo kế hoạch ngành.
Về tổng sản lượng thuỷ sản: Năm 1991 mới chỉ đạt 1.066.330 tấn đến năm 2002 con số này là 2.410.900 tấn, tăng gấp đôi, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả thời kỳ này là 7,03%. Giai đoạn từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản đạt khá cao 8,7%. Tổng sản lượng thuỷ sản do ngành khai thác và nuôi trồng đem lại, trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trong cả giai đoạn tăng nhanh với tốc độ cao hơn so với sản lượng do ngành khai thác cung cấp nhưng tỉ trọng sản lượng khai thác vẫn chiếm trên 50% và khoảng cách ngày càng được rút ngắn. Năm 1991, nuôi trồng thuỷ sản đạt 335.910 tấn chiếm 31,5%, năm 2000 sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 36% và đến năm 2002 chiếm 40,48% tổng sản lượng thuỷ sản.
Về tổng giá trị sản xuất thuỷ sản: ngành thuỷ sản là một trong các ngành thu được tổng giá trị sản xuất cao trong nền kinh tế. Năm 1991 đạt 9.308,4 tỷ đồng; năm 1995 đạt 13.028 tỷ đồng và đến năm 2002 đạt 25.568,9 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 1991. Giai đoạn gần đây tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt ngày càng cao. Cụ thể: giai đoạn 1995-2002 là 11,42%.
Về giá trị xuất khẩu thuỷ sản: xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành một điểm mạnh của Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Năm 1991, tổng kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 252 triệu USD thì đến năm 2000 lần đầu tiên Việt Nam đạt con số trên 1 tỉ USD (1,402 tỉ USD) và chỉ sau có 2 năm kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2.014 triệu USD. Đây là một thành công rất lớn của ngành thuỷ sản Việt Nam trong sự nghiệp phát triển ngành. Trong cả thời kỳ 1991-2002, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt cao 18,91%, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong các mặt hàng xuất khẩu. Trong giá trị thuỷ sản xuất khẩu, Tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm từ 40-60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản: Năm 1991 cả nước có khoảng 520 ha mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, con số này tăng lên nhanh chóng 1995: 581.000 ha và đến năm 2002: 955.000 ha góp phần đưa tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 976.100 tấn chiếm 40,48% tổng sản lượng thuỷ sản.
Ngành Thuỷ Sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác, đặc biệt so với lĩnh vực (ngành) có quan hệ gần nhất là nông nghiệp. Giai đoạn 1991- 2002, GDP của ngành Thuỷ Sản đã tăng từ 2.272 tỷ đồng lên 20.340 tỷ đồng, tức là tăng gấp 9 lần. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ Sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế không ngừng được tăng lên cả về trị số tuyệt đối và tương đối. Nếu năm 1991 GDP của ngành Thuỷ Sản chỉ chiếm chưa đầy 3%, năm 1995 chiếm 3,5 % thì đến năm 2000 tỷ lệ đó là 4%.
Trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành Thuỷ Sản: khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại dịch vụ, hậu cần thuỷ sản…đều có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn 1997- 2002.
2. Những thuận lợi và thách thức phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2010.
2.1. Thuận lợi.
Đảng và nhà nước rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rất rõ tầm quan trong của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn:
+ Coi ngành thuỷ sản là một ngành mũi nhọn trong quá trình phát triển nền kinh tế đến năm 2010.
+ Coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là bước đi ban đầu và quan trọng nhất.
+ Coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và làm muối kém hiệu quả sang nuôi trông thuỷ hải sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn( Theo tinh thần của nghị quyết 09 NQ- CP ngày 15/ 6/ 2000) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trong toàn quốc: Chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản: 1998- 2000; chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản 1997- 2002; chương trình phát triển giống thuỷ sản, các dự án phát triển nuôi tôm công nghiệp; các dự án phát triển nuôi biển.
Ngành thuỷ sản đã có một thời gian khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới( Khoảng 20 năm) của nền kinh tế theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước: Đã có sự cọ sát với nền kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực, từ khai thác, chế biến, nuôi trồng đên thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể.
Hàng thuỷ sản liên tục giữ thể gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới.
Việt Nam có bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, vừa có nhiều thuỷ đặc sản quý giá được thế giới ưa chuộng vừa có điều kiện để phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần, mặt khác nước ta còn có điều kiện tiếp cận dễ dang với mọi thị trường trên thế giới và khu vực.
Việt Nam chưa phát triển nuôi trông thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi, chúng ta còn nhiều tiềm năng các vùng biển để nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.Việc đưa thành công các kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp, nhất là đối với vùng duyên hải miền Trung. Khả năng này vừa mang ý nghĩa đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi tôm thâm canh, sử dụng tài nguyên xưa nay bỏ phí, vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đồng thời cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường vùng ven biển.
Chúng ta có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh khi dùng loại lao động này trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biển thuỷ sản. Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những lợi thế so sánh động( và thường lợi thế ấy chúng ta phái tạo ra như lợi thế về công nghệ cao, lợi thế về kỹ thuật yểm trợ).
2.2. Những thách thức:
-Việt Nam quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn, thu nhập đầu người thấp... là những sức ép rất lớn cả về kinh tế- xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản.
Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng xuất và hiệu quả kinh tế thấp.
Công nghệ sản xuất hàng thuỷ sản ở Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước, nên sức cạnh tranh thấp, khả năng thâm nhập thị trường hạn chế.
Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu cũng là những thách thức đối ngành thuỷ sản.
Sự hội nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của ngành thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều phương thức khác nhau phải đương đầu trên thị trường thế giới và cả ở ngay trên thị trường Việt Nam với các nước khác.
II- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002.
1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu toàn ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002.
1.1. Giá trị gia tăng (GDP) và cơ cấu ngành Thuỷ Sản giai đoạn 1991- 2002.
Trong giai đoạn 1991- 2002, ngành Thủy Sản có bước phát triển lớn cả về mức tăng trưởng và mức độ chuyển dịch cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong cả thời kỳ là 5,247%. Tốc độ tăng trưởng này đã có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản.
Bảng 3: Giá trị gia tăng (GDP) và cơ cấu ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 1991- 2002 (theo giá thực tế).
Hạng
mục
Năm
Giá trị gia tăng (tỷ VNĐ)
Cơ cấu (%)
Ngành thuỷ sản
Trong đó
Ngành thuỷ sản
Trong đó
Khai thác
Nuôi trồng
Dịch vụ
Khai thác
Nuôi trồng
Dịch vụ
1991
2.272
1.437,70
794,97
39,33
100
63,28
34,99
1,73
1992
3.125
1.943,13
1.125,00
56,87
100
62,18
36,00
1,82
1993
4.007
2.292,00
1.634,45
80,55
100
57,20
40,79
2,10
1994
4.762
2.490,50
2.120,50
150
100
52,30
44,53
3,17
1995
6.664
3.355,32
3.070,77
237,91
100
50,35
46,08
3,57
1996
9.771
4886,48
4388,52
469,00
100
50,01
45,19
4,80
1997
10.130
4843,15
4775,29
511,56
100
47,81
47,14
5,05
1998
11.598
5.659,82
5.350,16
588,01
100
48,80
46,13
5,07
1999
12.651
5.832,11
6.173,69
645,2
100
46,10
48,80
5,16
2000
14.906
6.339,52
7.770,49
795,8
100
42,53
52,13
5,34
2001
16.645
6.831,10
8.870,12
943,78
100
41,04
53,29
5,67
2002
20.340
8152,27
11032,4
1155,31
100
40,08
54,24
5,68
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu ngành Thuỷ sản trong thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực và diễn ra với tốc độ khá. Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản, giảm tương đối tỷ trọng ngành khai thác thuỷ sản. Mặc dù, sản lượng và tốc độ tăng sản lượng của khai thác thuỷ sản ở mỗi năm đều lớn hơn so với nuôi trồng thuỷ sản nhưng tỷ trọng GDP giữa khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản có sự chuyển dịch từ năm 1991, GDP của nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu cao hơn so với GDP của khai thác thuỷ sản. Lý do cơ bản của vấn đề này là khối lượng khai thác lớn nhưng tỷ trọng về khối lượng của các loài thuỷ hải sản có giá trị lại thấp so với tổng khối lượng đánh bắt được trong khí đó nuôi trồng thuỷ sản phần lớn là các loài có giá trị.
Tỷ trọng của nuôi trồng thuỷ sản trong GDP của toàn ngành tăng tử 34,99% năm 1991 lên 45,19% năm 1996 và 54,24% năm 2002. Dịch vụ thuỷ sản tăng từ 1,73% năm 1991 lên 4,8% năm 1996 và 5,68% năm 2002. Tỷ trọng của khai thác đánh bắt thuỷ sản trong GDP của toàn ngành giảm dần, từ 63,20% năm 1991 xuống còn 50,01% năm 1996 và 40,08% năm 2002. Sự chuyển dịch cơ cấu đó phản ánh đúng thực trạng phát triển sản xuất thuỷ sản của cả nước trong thời gian qua. Việc nuôi trồng thuỷ sản (Nước ngọt, nước lợ, nước mặn) đã phát triển mạnh kéo theo dịch vụ thuỷ sản cũng phát triển. Trong nuôi trồng thuỷ sản, nuôi nội địa ngày càng được chú trọng kết hợp với việc mở rộng nuôi nước mặn. Trong dịch vụ thuỷ sản đó là sự phát triển của chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản, sự phát triển của các cơ sở chế biến làm cho giá trị trên một đơn vị thuỷ sản ngày càng tăng, từ đó nâng cao giá trị của hàng thuỷ sản Việt Nam, đặc biệt phục vụ xuất khẩu. Việc khai thác thuỷ sản cũng được đầu tư phát triển nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như khó khăn về vốn, về ngư trường đánh bắt, nguồn lợi thuỷ sản cũng ngày càng cạn kiệt...
Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành Thuỷ Sản thời gian qua là hợp lý. Bởi vì: Nhìn chung trong ngành khai thác thuỷ sản, trữ lượng khai thác là hữu hạn, song tình hình khai thác đã tới trần thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. Trong khi tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn nên cần được đẩy mạnh ngành nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với chế biến thuỷ sản và thương mại thuỷ sản. Đối với nuôi trồng thuỷ sản tập trung vào các đối tượng thuỷ sản có giá trị cao phục vụ không chỉ cho nhu cầu xuất khẩu mà còn cho nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng hiện nay. Đối với chế biến thuỷ sản, đưa công nghệ mới vào các khâu chế biến làm hiện đại hoá các dây chuyền chế biến, xây dựng và mở rộng quy mô của công nghệ chế biến từng bước đã có sự phân bố hợp lý hơn giữa các cơ sở chế biến và nguồn nguyên liệu.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản Việt Nam thời gian qua là chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, phát triển bền vững gắn chuyển dịch cơ cấu ngành với Công nghiệp và Hiện đại hoá: việc sử dụng tài nguyên và các điều kiện tự nhiên khác được chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm thiểu sức ép khai thác gần bờ nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lợi thông qua đẩy mạnh khai thác xa bờ, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác gần bờ, tạo bước phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản ở cả nước ngọt và nước lợ, bắt đầu mở mang nuôi biển. Trong nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi dần phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh (Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng lên đáng kể: Năm 1991 chiếm 32,75% đến năm 2002 chiếm 41,3%). Cơ cấu đối tượng nuôi luôn có định hướng phục vụ cho xuất khẩu gần đây còn phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành Thuỷ sản.
Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002 có sự thay đổi, vốn đầu tư được điều chỉnh theo hướng phát triển cân đối, hợp lý giữa các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành Thuỷ Sản. Nuôi trồng thuỷ sản và chế biến thuỷ sản là 2 lĩnh vực được đầu tư mạnh:
Bảng 4: Cơ cấu và điều chỉnh vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Tổng vốn đầu tư
Khai thác
Nuôi trồng
Chế biến
thuỷ sản
Cơ sở hạ tầng
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
1991- 1995
2.829,4
100
902,1
31,9
860,6
30,4
745.473
26,4
321,3
11,34
1996- 2000
13.391,9
100
4.056,3
31,8
3.430,9
25,6
3.586,7
26,8
2.117,9
15,82
2001
5.012,6
100
839,6
16,7
1.736
34,6
1.797
35,8
640
12,79
2002
5.870
100
1.105
18,8
3.192
54,4
1.088
18,5
485
8,28
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành khai thác Thuỷ Sản có xu hướng giảm: Giai đoạn 1991-1995 chiếm 31,89%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 31,78%, năm 2001 chiếm 16,71%, năm 2002 18,82%. Đầu tư vốn chủ yếu tập trung vào chuyển đổi từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ: ở khâu đào tạo nhân lực, mua sắm tàu thuyền mới (>90 CV), hiện đại hoá ngư cụ khai thác. Khai thác xa bờ được đầu tư phát triển mạnh từ 1997 trở lại đây theo tinh thần của chỉ thị số 20 CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá, trong đó nêu rõ “Điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu nghề cá, hoán đổi nghề cá gần bờ, hạn chế việc đóng mới tàu thuyền nhỏ, khuyến khích đóng tàu thuyền lớn đi khơi. Đầu tư có trọng điểm nghề khơi nhằm hình thành các tổ hợp đánh cá khơi xa mạnh, hiện đại...”.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng Thuỷ Sản có xu hướng tăng: giai đoạn 1991-1995 chiếm 30,42%, giai đoạn 1996-2000 chiếm 25,62%, năm 2001 chiếm 34,63%, năm 2002 chiếm 54,37%. Giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư tăng với tốc độ lớn so với giai đoạn trước 39,6% song tỷ trọng giảm so với cả thời kỳ (1991-2002) là do trong giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng trong ngành Thuỷ Sản, đây là cái mốc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong ngành Thuỷ Sản. Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành chế biến Thuỷ Sản tăng giảm nhẹ: Giai đoạn 1996-2000 chiếm 26,78% đến năm 2001 chiếm 35,84%, năm 2002 giảm bằng 18,53%. Lý do của sự thay đổi tăng giảm vốn đầu tư cho chế biến Thuỷ Sản là do nhu cầu mở rộng quy mô chế biến Thuỷ Sản ở từng năm, từng giai đoạn khác nhau.
Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản cũng có sự chuyển dịch đáng kể: vốn đầu tư trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách ổn định, vốn tự huy động giảm, vốn tín dụng tăng.
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản giai đoạn 1991-2002.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1991-1995
%
1996-2000
(%)
2001
(%)
2002
(%)
Tổng vốn đầu tư
2.829.340
100
13.391.956
100
5.012.600
100
5.870.000
100
Trong nước
2.352.350
83,14
11.612.113
86,71
4.404.571
87,78
5.350.000
91,14
- Ngân sách NN
275.620
9,74
1.122.123
8,38
640.000
12,77
3.344.800
56,98
- Vốn tín dụng
236.730
8,37
2.130.000
15,90
2.564.571
51,16
485.200
8,27
- Vốn tự huy động
1.840.000
65,03
8.359.990
62,43
12.000.000
23,94
1.520.000
25,89
Vốn nước ngoài
476.990
16,86
1.779.843
13,29
608.028
12,13
520.000
8,86
- ODA
111.2000
3,93
855.800
6,39
-
-
-
-
- FDI
365.790
12,93
924.043
6,90
-
-
-
-
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
1.3. Cơ cấu nguồn lao động phân bố trong ngành Thuỷ Sản:
Trong ngành Thuỷ Sản, lao động tập trung phần lớn vào khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, chế biến – thương mại thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ. Cơ cấu lao động trong thời gian qua có sự dịch chuyển tích cực từ khai thác sang nuôi trồng chế biến và thương mại thuỷ sản. Trong số lao động đánh bắt hải sản thì số lao động nghề cá quy mô nhỏ chiếm 73%, nghề cá quy mô lớn chiếm 27%. Thực trạng vấn đề giải quyết lao động dư thừa trong khai thác hải sản gần bờ theo chủ trương phát triển khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản hiện nay còn nhiều khó khăn. Bởi vì, để có thể chuyển số lao động này sang khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản cần đầu tư rất lớn để nâng cao chất lượng nguồn lao động, hơn nữa khai thác xa bờ không phải là một lĩnh vực thu hút nhiều lao động. Vấn đề này đặt ra một yêu cầu lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản và khả năng phát triển ngành Thuỷ sản trong thời gian tới.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.
2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong khai thác thuỷ sản:
Chuyển dịch cơ cấu trong khai thác thuỷ sản không phải ngày nay mới đặt ra, nó là quá trình liên tục từ khi cha ông ta biết dùng những dụng cụ thô sơ như lao, xiên, bầy…để đánh bắt cá. Cùng với quá trình phát triển khoa học – kỹ thuật, cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu ngư lưới dụng cụ cũng dần dần được chuyển đổi theo hướng ngày càng tiên tiến và hiện đại hơn. Nhu cầu của con người về hải sản cũng ngày càng đa dạng, nên cơ cấu hải sản đánh bắt cũng liên tục thay đổi theo nhu cầu thị trường. Số lượng lao động khai thác hải sản ở nước ta tăng dần cùng với quá trình tăng dân số. Sản lượng tàu thuyền đánh bắt và công suất máy của từng đơn vị tàu thuyền cũng ngày càng tăng, phạm vi hoạt động của tàu thuyền càng rộng hơn, cơ cấu tỉ lệ sản lượng hải sản khai thác gần bờ và xa bờ cũng thay đổi.
Chủ trương và hướng chuyển dịch cơ cấu trong khai thác hải sản đó là chuyển dịch từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ đảm bảo khai thác hải sản bền vững. Trong giai đoạn 1991-2002 cơ cấu trong khai thác hải sản có xu thế chuyển dịch theo hướng tích cực:
a) Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền khai thác:
Trong giai đoạn 1991-2002, số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, ngược lại thuyền thủ công giảm dần: năm 1991 tàu thuyền máy có 44.347 chiếc chiếm 59,6%, thuyền thủ công 30.224 chiếc chiếm 40,4%, năm 2001 tổng số thuyền máy là 77.495 chiếc chiếm 85% và thuyền thủ công có 13.267 chiếc chiếm 15%. Đến năm 2002, tổng tàu thuyền máy 81.800 chiếc chiếm 87,2% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-2002, bình quân hàng năm số lượng tàu thuyền máy tăng 6,1%, nhưng tốc độ tăng về số lượng tàu máy có xu hướng chậm dần, giai đoạn 1991-1995 tốc độ trung bình là 11,5%/năm, nhưng đến giai đoạn 1996-2002 chỉ còn 1,8%/năm. Tương tự tốc độ tăng tổng công suất cũng có xu hướng giảm dần, giai đoạn 1991-1995 tốc độ trung bình 21%/năm, đến giai đoạn sau chỉ còn 15,6%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả khai thác hải sản ngày càng thấp đã tự động hạn chế tốc độ tăng tàu thuyền. Năm 2001, tổng công suất đã đạt tới 4.038.365 CV lớn gấp 5 lần so với năm 1991. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ năm 1991 đến 2002 là 1,9%. Công suất bình quân 1991 đạt 18 CV/chiếc, đến năm 2000 đạt 42,2CV/chiếc, năm 2001 là 47CV/chiếc. Năm 2002 công suất bình quân 49CV/chiếc, tăng 2,72 lấn so với năm 1991.
Bảng 6: Cơ cấu công xuất tàu thuyền.
Đơn vị: %.
Năm
Công suất
1991
1996
2002
Dưới 20 CV
58
43,2
36,2
24 - 45 CV
32
29,8
26,7
46 - 75 CV
9
12,8
15,1
76 - 90 CV
0,7
10,8
14,6
> 90 CV
0,3
3,4
7,4
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tỉ lệ tàu loại dưới 20 CV giảm từ 58% xuống còn 36,2%, tỉ lệ loại từ 76CV trở lên tăng từ 1% lên 22%.
Số lượng tàu thuyền có khả năng đánh bắt xa bờ (loại có công suất từ 90 CV trở lên theo qui định trong nghị quyết 393/TTg ngày 9/6/1996 của Chính phủ) ngày một tăng nhanh. Năm 1997, với chủ trương chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ đảm bảo phát triển bền vững toàn ngành mới chỉ có khoảng 5.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ thì năm 2000 đã có 5.896 chiếc, tăng 687 chiếc so với năm 1999, năm 2001 có 6.005 chiếc, năm 2002 có 6.075 chiếc.
Trong cơ cấu công suất đội tàu thuyền máy, giảm tỉ lệ loại tàu dưới 20 CV và tăng tỉ lệ loại tàu trên 75 CV trở lên cũng là một xu thế chuyển dịch hợp lý. Quá trình chuyển dịch này tăng mạnh từ năm 1997 khi có chủ trương chuyển từ khai thác vùng lộng sang vùng khơi. Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền là yếu tố quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành khai thác hải sản. Nó quyết định đến sự dịch chuyển trong cơ cấu nghề nghiệp khai thác, cơ cấu sản lượng và năng suất khai thác.
b) Cơ cấu nghề nghiệp khai thác:
Cơ cấu họ nghề (Họ nghề là từ chuyên ngành chỉ các nhóm nghề khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp), quyết định tính hợp lý của việc khai thác hải sản. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác phải chuyể._.các vùng ven biển, hải đảo góp phần tích cực và thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh và chủ quyền của tổ quốc.
+ Đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia, nâng cao mức dinh dưỡng của nhân dân bằng cách góp phần tăng mức cung cấp sản phẩm thủy sản cho các thị trường trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận được với mọi loại thực phẩm thuỷ sản.
+ Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá, hiện đại hoá có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến và thích hợp, nhằm không những tạo ra hiệu quả kinh tế cao, phát huy những lợi thế so sánh mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai.
Các chỉ tiêu cụ thể:
- Không tăng sản lượng khai thác nhiều trong thời kỳ 2000- 2010 giữ mức từ 1.200.000- 1.400.000 tấn/năm (ở đây chỉ tính riêng cho khai thác cá, tôm, mực). Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ 10- 13 %/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng từ 10-15%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 tăng khoảng 12-15%/năm, giai đoạn 2005- 2010 là 10- 12%/năm. Giá trị xuất khẩu tương ứng là 3,0- 3,5 tỷ USD năm 2005 và 4,5- 5 tỷ USD năm 2010.
- Số lao động trực tiếp và phục vụ cho nghề cá tăng trung bình 2- 3%/ năm; 3.500.000 lao động (2000), 4.200.000 lao động (2005) và 4.700.000 lao động (2010). Trong đó lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động chế biến thuỷ sản tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Lao động khai thác giảm nhẹ.
2.2. Kế hoạch phát triển thuỷ sản năm 2003.
a) Tổng sản lượng thuỷ sản: 2.490.000 tấn. Trong đó:
- Sản lượng khai thác: Giữ ổn định ở mức 1.400.000 tấn.
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: 1.090.000 tấn, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2002.
b) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản:
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 2,25 tỷ đến 2,3 tỷ USD tăng 12- 15% so với thực hiện năm 2002.
c) Diện tích nuôi trồng thuỷ sản:
1.000.000 ha, tăng 4,7% so với thực hiện năm 2002. Trong đó:
- Diện tích nuôi mặn, lợ: 550.000ha, tăng 3,7% so với thực hiện năm 2002.
- Diện tích nuôi nước ngọt: 450.000 ha, tăng 5,8% so với thực hiện năm 2002.
d) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 6.001,067 tỷ đồng. Trong đó:
- Vốn ngân sách: 560.097 tỷ đồng.
- Vốn tín dụng: 3.521 tỷ đồng.
- Vốn tự huy động: 1.620 tỷ đồng.
- Vốn nước ngoài: 300 tỷ đồng.
Trung ương quản lý: 525,974 tỷ đồng:
- Ngân sách: 212,274 tỷ đồng (Xây dựng cơ bản: 142 tỷ đồng, nuôi trồng thuỷ sản: 33 tỷ đồng, BĐHĐ: 36,974 tỷ đồng).
- Tín dụng: 163,700 tỷ đồng.
Tự huy động: 150 tỷ đồng.
Địa phương quản lý: 5.475,093 tỷ đồng.
- Ngân sách: 347,793 tỷ đồng (Chương trình nuôi trồng thuỷ sản: 147 tỷ đồng, chương trình Biển Đông hải đảo: 110,793 tỷ đồng, tránh trú bão:40 tỷ đồng, xây dựng cảng cá, bến cá: 50 tỷ đồng).
- Tín dụng: 3.357,3 tỷ đồng.
- Tự huy động: 1.470 tỷ đồng.
- Vốn nước ngoài: 300 tỷ đồng.
e) Chi ngân sách thuộc bộ: 295,671 tỷ đồng.
- Xây dựng cơ bản: 167,3 tỷ đồng( Xây dựng cơ bản: 142,3 tỷ đồng, chương trình nuôi trồng thuỷ sản: 25 tỷ đồng.
- Sự nghiệp kinh tế: 57,51 tỷ đồng.
- Nghiên cứu khoa hoc: 35,686 tỷ đồng.
- Đào tạo: 18,785 tỷ đồng.
- Quản lý hành chính: 8,6 tỷ đồng.
- Quản lý chương trình: 1,8 tỷ đồng.
- Tìm kiếm cứu nạn: 1,5 tỷ đồng.
- Đàm phán với nước ngoài: 2,09 tỷ đồng.
- Chi khác: 2, 4 tỷ đồng.
f) Nộp ngân sách nhà nước: 1.800 tỷ đồng.
3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản đến năm 2010.
Chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản tiếp tục được đẩy mạnh để thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010. Mục tiêu chung là: Cân đối giữa khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, giữ sản lượng khai thác ổn định ở mức 1.200.000- 1.400.000 tấn bằng việc giảm dần sản lượng khai thác các vùng ven bờ và gần bờ, đồng thời tăng dần sản lượng khai thác ở các vùng biển xa bờ để bù đắp số sản lượng bị suy giảm do hạn chế dần việc khai thác gần bờ. Nâng cao sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản sẽ trở thành ngành sản xuất nguyên liệu chủ yếu, sản lượng của ngành phải vươn lên chiếm 60- 65% tổng sản lượng thuỷ hải sản. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và thương mại thuỷ sản, nâng cao giá trị gia tăng cho từng đơn vị hàng thuỷ sản Việt Nam(V: Đạt 2.000.000- 2.500.000 tấn vào năm 2010):
Bảng 17: Dự báo giá trị gia tăng(GDP) cơ cấu
ngành thuỷ sản đến năm 2010.
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2002
2005
2010
Khai thác
40,08
30,8
24-29
Nuôi trồng
54,24
60
>60-65
Dịch vụ thuỷ sản
5,68
9,2
11
Ngành thuỷ sản
100
100
100
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Tỷ trọng GDP ngành nuôi trồng thuỷ sản tăng dần chiếm 60- 65 %, tỷ trọng dịch vụ thuỷ sản tăng, chiếm khoảng 11%, tỷ trọng GDP khai thác hải sản giảm dần, chiếm khoảng 24- 29%.
Cơ cấu nội bộ ngành, các tiểu ngành có sự dịch chuyển tích cực, được gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu. Sản lượng khai thác gần bờ ổn định và bắt đẩu giảm, nâng cao dần sản lượng khai thác xa bờ đến năm 2005, sản lượng khai thác xa bờ phải chiếm tỷ trọng từ 40 đến 42%, đến năm 2010 chiếm 50%. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nuôi trồng thuỷ sản hiện đại hoá dần phương thức nuôi, phát triển theo hướng công nghiệp, diện tích nuôi thâm canh là chính. Phát triển các cơ sở chế biến, từng bước hiện đại hoá dây chuyền sản xuất. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Đài Loan...Giảm xuất khẩu các loại nguyên liệu thô, đưa mặt hàng giá trị gia tăng chiếm 35- 42 %. Về đầu tư, cơ cấu lại hợp lý cơ chế đầu tư theo hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành. Chuyển dịch nguồn lao động hợp lý giữa các tiểu ngành: Tăng nguồn lao động trong các ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, giảm nhẹ nguồn lao động trong khai thác hải sản.
II- Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010.
1. Tăng cường năng lực thể chế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản muốn đạt được các mục tiêu đề ra để thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 chúng ta cần tăng cường năng lực thể chế. Giải pháp tăng cường năng lực thể chế mang tính chất vĩ mô tác động vào cơ cấu ngành thuỷ sản và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn tới để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành đến năm 2010. Như đã phân tích ở các phần trên, nhân tố thể chế có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản, nó mang tính chất định hướng cho sự chuyển dịch và từ đây các giải pháp khác mới được thực hiện. Đây là giải pháp cơ sở, và trong thực tế giải pháp thể chế để tác động vào chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta trong giai đoạn trước chưa thực sự thành công và đây cũng là nguyên nhân xuất phát những tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 1991-2002. Bộ Thuỷ sản cùng với nhà nước cần phải xác định hệ thống các chính sách tác động vào ngành thuỷ sản làm cho cơ cấu ngành thay đổi, tốc độ chuyển dịch đạt được các mục tiêu đã định. Tăng cường năng lực thể chế bao gồm các nội dung:
+ Xác định và thiết lập cơ sở và khuôn khổ pháp luật để quản lý sự phát triển nghề cá. Từng bước đưa sự phát triển ngành vào quĩ đạo, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, manh mún đặc biệt ở các tiểu ngành và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ trung ương đến địa phương. Củng cố một bước hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quảnlý trên các địa phương mà trước hết là các địa phương trọng điểm nghề cá. Cụ thể:
- Hình thành hệ thống cán bộ thuỷ sản chuyên trách ở các xã, huyện nghề cá trên 29 tỉnh thành ven biển với nhiệm vụ: thống kê tình hình phát triển sản xuất kinh doanh nghề cá địa phương; thúc đẩy địa phương phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất theo mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu; trực tiếp hướng dẫn người lao động nghề cá về kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức mới trong sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc chuyển lao động trong ngành khai thác hải sản gần bờ sang khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản.
- Chính quyền địa phương phải kết hợp với bộ thuỷ sản trong việc bàn giao kỹ thuật, công nghệ, giống…xuống đến tận các hộ ngư dân, người lao động.
- Thành lập các phòng thuỷ sản ở các huyện nghề cá ven biển với chức năng là bộ phận tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề cá cấp huyện, tổ chức định hướng phát triển cây trồng vật nuôi phù hợp với từng địa phương đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
+ Từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động của ngành. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức quản lý ngành kết hợp với các hình thức tinh giản biên chế. Đưa bộ máy quản lý tiến dần đến hệ thống nhỏ gọn linh hoạt, hoạt động hiệu quả, thích ứng nhanh nhậy với thị trường.
+ Tăng cường năng lực lập dự án và giải ngân để thực hiện các dự án phát triển các ngành lĩnh vực trọng điểm. Xây dựng các trung tâm dự báo nguồn lợi (Cả về nguồn lợi khai thác và nguồn lợi nuôi trồng), dự báo nhu cầu thị trường (trong nước và quốc tế) và khả năng nội lực để phát triển ngành thuỷ sản.
Muốn thực hiện được giải pháp tăng cường năng lực thể chế , cần thực hiện các nội dung sau :
+ Nhà nước và Bộ Thuỷ sản cần thể chế hoá, hợp pháp hoá, xác định rõ phạm vi trách nhiệm và tăng cường năng lực quản lý các cơ quan quản lý từ cấp Bộ đến cấp cơ sở.
+ Xác định rõ các tiêu chuẩn, giới hạn, hệ thống thủ tục , chức năng rõ ràng và phân chia từng bước trách nhiệm quản lý cho các cộng đồng ngư dân vùng ven biển ( từ 6 hải lý trở vào ). Giao cho cấp tỉnh quản lý vùng nước của điạ phương mình từ 6-12 hải lý .
+ Thiết lập một hệ thống giám sát, đánh giá , sự phát triển
+ Khảo sát , qui hoạch và thiết lập hệ thống các vùng cấm khai thác cả năm hoặc theo từng thời vụ để bảo vệ môi trường , các bãi đẻ và các bãi sinh trưởng của đàn cá con. Xây dựng các trung tâm bảo vệ nguồn lợi con giống (Bộ thuỷ sản là người trực tiếp quản lý ngành dưới sự giám sát cao nhất là quốc hội ).
+ Hiện đại hoá bộ máy quản lý. Kết hợp quản lý dọc, quản lý ngang đối với sự phát triển của ngành. Nâng cao chất lượng quản lý các chương trình dự án thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo các mục tiêu đặt ra đến năm 2010.
2. Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư kết hợp điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý.
Giải pháp về điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho ngành thuỷ sản:
Đầu tư hợp lý phát triển cơ cấu ngành: Theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành cần đầu tư mạnh vào các ngành, các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn làm động cơ cho việc chuyển dịch; đầu tư hạn chế vào các lĩnh vực đã ở mức giới hạn không cần mở rộng về qui mô và chất lượng. Phải khai thác hiệu quả các nguồn vốn, quán triệt quan điểm “nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng”.
Đầu tư vào khai thác xa bờ để chuyển dịch cơ cấu từ nghề lộng sang nghề khơi đồng thời đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao giá trị và sản lượng của ngành nuôi trồng bù đắp việc ổn định mức khai thác từ 1.200.000 đến 1.400.000 tấn của ngành khai thác đến năm 2010. Trong khai thác xa bờ cần đầu tư vốn kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu ngư cụ đánh bắt; trong chế biến thuỷ sản nhấn mạnh đầu tư vào việc nghiên cứu và tạo giống; trong chế biến thuỷ sản đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất, hiện đai hoá công nghệ chế biến.
Giải pháp về thu hút vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu và phát triển ngành:
Đối với nguồn vốn trong nước :
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất-kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này.
+Xây dựng các chinh sách liên quan đến việc bảo lãnh tín dụng cho nuôi trồng thuỷ sản , lấy tài sản hình thành làm thế chấp và tín chấp cho vay lần đầu tạo vốn lưu động .
+ Tổ chức huy động vốn vay từ ngân hàng thông qua các trung gian đầu tư và người sản xuất kinh doanh thuỷ sản phải tiếp xúc với các nguồn vốn tín dụng một cách gián tiếp thông qua trung gian đầu tư. Theo hình thức này, ngân hàng có thể tham gia phối hợp cùng đầu tư hoặc cho các công ty lớn trong các thành phần kinh tế khác nhau vay những khoản tiền lớn để đầu tư vào các lĩnh vực thuỷ sản mà họ thấy có hiệu quả cao như xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung, các khu công nghiệp sản xuất giống tập trung. Đến lượt mình các công ty trung gian sau khi đầu tư có thể dùng các hình thức cho vay bằng hiện vật, cho thuê hoặc bán trả chậm …cho người sản xuất kinh doanh thuỷ sản trực tiếp .
+ Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về vốn cho các khu vực còn gặp nhiều khó khăn như vùng ven biển, hải đảo, vùng giáp biên ; đầu tư mạnh vào các vùng trọng điểm nghề cá như đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ.
Đối với nguồn vốn nước ngoài :
+ Cần hoàn thiện cơ sở đầu tư, các định chế quản lý, mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, tạo môi trường hấp dẫn hơn, sớm xem xét và có quyết định hợp tác đầu tư khai thác, chế biến- dịch vụ và thương mại thuỷ sản với các nước .
+ Khẩn trương xây dựng một số khu kinh tế mở có quy chế riêng tại một số đảo hoặc vùng ven biển như khu chợ cá, dịch vụ thuỷ sản .
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích đâù tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết vào những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như : Chế biến, sản xuất giống, nuôi biển…
3. Giải pháp về thị trường.
- Trước hết phải nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường về giá cả và chất lượng. Muốn vậy cần phát triển vùng nguyên liệu tập trung với qui mô hợp lý, đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật sản xuất nhằm tạo ra nguyên liệu đồng đều với số lượng đủ lớn. Các cơ quan chức năng ở địa phương và trung ương cần có chiến lược nghiên cứu tìm hiểu, khai thác thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho ngư dân. Đồng thời chủ động hợp tác khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia vào việc thiết lập các mạng lưới thu mua rộng khắp nhằm thu mua trực tiếp từ ngư dân, bao tiêu được nhiều sản phẩm thuỷ sản hàng hoá đảm bảo chất lượng . Vì các sản phẩm thuỷ sản có đặc tính mau ươn chóng thối cộng thêm khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam . Cần đầu tư phát triển các cơ sở chế biến với công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường . Trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần nắm bắt rõ thị trường và những đòi hỏi thực sự của thị trường để không xảy ra các trường hợp không chấp nhận , trả lại sản phẩm khi hàng đã xuất sang các nước .
- Mở rộng phát triển thị trường cả trong nước và nước ngoài tận dụng vị trí tối đa của vùng ven biển, thế mạnh của sản phẩm thuỷ sản để tăng cường giao lưu kinh tế . ổn định thị trường truyền thống , thúc đẩy mở rộng thị trường tiềm năng lớn như EU, Bắc Mỹ, Trung Quốc; tìm cách xâm nhập các thị trường mới như Trung và Nam Phi, các nước ARập …Tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho từng loại mặt hàng, lợi dụng đồng bộ các yếu tố địa lý, thương mại, ngoại giao, truyền thống …Tuy nhiên phải chọn yếu tố chất lượng giá cả làm lợi thế cạnh tranh là chủ yếu. Tìm hiểu rõ thị trường về đối tượng mặt hàng sản phẩm thuỷ sản để xem xét đánh giá nếu nguồn khai thác đã cạn kiệt, sản lượng khai thác giảm mà nhu cầu thị trường lớn thì phải đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản cả trong việc nghiên cứu tạo giống và nâng cao sản lượng.
- Từng bước cơ cấu lại các doanh nghiệp để phân lập các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia vào thị trường Thuỷ sản, sự hạn chế chỉ tham gia vào “thị trường” Thuỷ sản phải diễn ra trong một thời gian biểu nhất định. Kiên quyết dẹp bỏ những xí nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên khó có khả năng khôi phục để tạo ra điều kiện cho sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Cần đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển trong các ngành mũi nhọn, mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu.
- Tăng cường công tác tiếp thị, triển lãm nhằm quảng bá các sản phẩm có khả năng xuất khẩu của ngành. Xúc tiến nghiên cứu tiến tới đăng ký thương hiệu sản phẩm trên trường quốc tế. Tạo dựng và duy trì trạng thái thị trường có lợi cho ngành Thuỷ sản bảo đảm tính hiệu suất của việc phân phối vốn, đất đai: ví dụ chính sách sử dụng đất đai lâu dài, chính sách hình thành trang trại lớn chấp nhận hình thành chủ trang trại và công nhân làm thuê trong vùng nông thôn ven biển. Nên hạn chế quá nhiều người có thể tham gia vào phát triển nghề cá mà phát triển doanh nghiệp có trọng điểm nhằm không những phát triển bền vững mà còn đảm bảo sự phát triển có hiệu quả cao của các doanh nghiệp. Cũng tương tự như trong nuôi trồng thuỷ sản: không ưu tiên phát triển manh mún, trong chế biến Thuỷ sản không nên phát triển dàn trải.
4. Giải pháp về công nghệ.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ phải biết lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương trong từng vùng, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng tiểu ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mang tính thiết thực, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế sản xuất và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành. Phải có sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa đơn vị thực hiện dự án (cơ quan ở địa phương) và cơ quan chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự án, đồng thời huy động được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của địa phương tham gia, tạo điều kiện để cán bộ địa phương tiếp cận với tiến bộ mới. Sự phối hợp đó là nòng cốt để đưa tiến bộ kỹ thuật vào thực tế cuộc sống và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ trong việc liên kết hữu cơ “4 nhà” đó là nhà nông (nghề ruộng bao hàm cả ngành Thuỷ sản), nhà khoa học, nhà nước và nhà doanh nghiệp nhằm trực tiếp đột phá trong sản xuất kinh doanh ngành Thuỷ sản đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu ngành từ nay đến năm 2010.
Hoàn thành công nghệ và tăng trưởng năng lực các cơ sở sản xuất giống đặc biệt là tôm và các loài hải sản có giá trị. Dần dần đáp ứng nhu cầu cả nước về số lượng và chất lượng để phát triển ngành nuôi trồng Thuỷ sản nhằm đạt được mức chuyển dịch cơ cấu ngành. Mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm Thuỷ sản, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.
Tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý…nhằm cung cấp kịp thời thông tin về biến động thị trường, từng bước khắc phục hiện tượng “thiếu thông tin” của người sản xuất. Tránh tình trạng sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn đến phải chuyển đổi đối tượng nuôi trong nuôi trồng Thuỷ sản điều này rất lãng phí về mọi mặt từ vốn đầu tư đến đào tạo nguồn lao động để có thể nuôi được các loài thuỷ, hải sản khác.
Triển khai công nghệ - khoa học vào các ngành, lĩnh vực cần tốc độ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn tới, như trong khai thác xa bờ, nuôi trồng Thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Từng bước hiện đại hoá cơ cấu tàu thuyền (về công suất máy và kỹ thuật đánh bắt), cơ cấu ngư cụ đánh bắt. Chính khoa học – công nghệ mới tạo ra những loại tàu có công suất lớn có khả năng đánh bắt xa bờ trong khoảng thời gian dài với các công cụ đánh bắt hiện đại tiên tiến. Đưa công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học vào vấn đề tạo giống và nhân giống các loài Thuỷ sản, hải sản có giá trị và có nhu cầu tiêu dùng cao.
Muốn thực hiện thành công các giải pháp trên cần triển khai các biện pháp sau:
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội trong khai thác hải sản. Quy hoạch phát triển nuôi trồng một cách bền vững, trọng tâm là các vùng nuôi công nghiệp.
Nghiên cứu lợi dụng tổng hợp nguyên liệu để nâng cao giá trị thu nhập của ngành thuỷ sản.
Nghiên cứu các mặt hàng, các công nghệ thích hợp để sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.
Nghiên cứu, hoàn thiện và phổ biến các công nghệ tiến bộ trong khai thác.
Nhanh chóng chuyển giao các thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho người sản xuất kinh doanh và cho các nhà trường.
Xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống. Xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho các đối tượng nuôi. Nhập nội, thuần hoá và nhân rộng các giống nuôi có chất lượng cao.
Nghiên cứu công nghệ làm sạch môi trường, công nghệ y sinh để chẩn đoán phòng trị bệnh thuỷ sản.
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ giảm thất thoát sau thu hoạch.
Nghiên cứu đưa vật liệu mới (composit) ứng dụng cho việc đóng tàu đánh cá và sản xuất vật liệu phục vụ cho ngành nuôi.
Phát triển và hoàn thiện các công nghệ sinh học lưu trữ gen, các công nghệ nuôi. Xây dựng các khu bảo tồn trên biển.
5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
Muốn đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đã đặt ra thì nguồn nhân lực để phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng tâm cần được đào tạo để đáp ứng nhu cầu. Thực trạng hiện nay hầu hết các tỉnh vùng hay cả nước đều thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ để trực tiếp chỉ đạo sản xuất, nhất là ngành nuôi trồng Thuỷ sản. Bởi vậy, cần có những chế độ đãi ngộ cụ thể để thu hút cán bộ kĩ thuật vào ngành Thuỷ sản, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ địa phương ven biển và bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có (để cập nhật những tiến bộ mới) vừa thiết thực lại dễ bố trí ổn định cuộc sống. Để có thể chuyển dịch cơ cấu từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là rất quan trọng. Phải đào tạo trình độ chuyên môn, kĩ thuật tay nghề cho đội ngũ lao động dư thừa trong khai thác hải sản gần bờ để họ có khả năng chuyển đổi sang xa bờ hoặc phát triển nghề nuôi biển. Không chỉ vậy, ở đây còn phải có những chính sách về vốn để phát triển sản xuất ở các lĩnh vực, nghề mới.
Muốn nguồn nhân lực trong ngành Thuỷ sản về lâu dài có chất lượng cao phải đưa ra các chương trình đào tạo dài hạn bằng việc nâng cao trình độ văn hoá cho người dân ven biển. Đây không chỉ là nhiệm vụ trong chiến lược phát triển ngành Thuỷ sản mà còn là chiến lược phát triển nền kinh tế từ nay đến năm 2002. Đào tạo nguồn nhân lực gắn với việc giáo dục không những thông tin về nguồn lợi Thuỷ sản, khả năng khai thác hiện đại…để từ đó tạo ra xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành xuất phát từ từng hộ ngư dân, người lao động.
Ngoài ra, Bộ Thuỷ sản và nhà nước cần kết hợp triển khai hệ thống các giải pháp khác để đưa ra các ngành, các lĩnh vực sản xuất tập trung phát triển theo đúng nhu cầu phát triển của nó trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
6. Triển khai thực hiện các chương trình nhằm thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản:
6.1. Chương trình hợp lý hoá khai thác hải sản.
Mục đích:
- Phát triển khai thác hải sản xa bờ có hiệu quả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Tạo ra mốt cơ cấu khai thác hải sản phù hợp.
Tạo cơ hội chuyển đổi và tăng việc làm thay thế có hiệu quả và có thể hỗ trợ cho ngư dân đang khai thác hải sản gần bờ chuyển sang nghề mới với những thu nhập thích đáng.
Tham gia một cách chủ động với các nước trong khu vực trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc khai thác nguồn lợi hải sản vùng chồng lấn.
Nội dung:
Chương trình có thể bao gồm các dự án sau:
Thăm dò và đánh giá trữ lượng nguồn lợi hải sản( xa bờ, gần bờ). Tổ chức hệ thống dự báo nguồn lợi phục vụ cho ngư dân khai thác.
Hợp tác quốc tế về thăm dò, khai thác hải sản vùng khơi và viễn dương.
Xây dựng đội tàu khai thác hải sản hợp lý bao gồm đội tàu khai thác gần bờ, xa bờ, tàu dịch vụ tại các ngư trường có trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, bảo quản và an toàn đi biển phù hợp.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống đóng, sửa tàu đánh cá, dịch vụ cơ khí dệt lưới, bao bì cần thiết.
Tổ chức đội tàu khai thác viễn dương.
Xây dựng hệ thống neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền khai thác hải sản trong toàn quốc.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật, ngư dân phục vụ chương trình khai thác hải sản xa bờ.
6.2. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Mục đích:
Sử dụng tiềm năng các vùng nước một cách có hiệu quả để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt phát triển nuôi lợ và nuôi biển.
áp dụng nhanh các tiến bộ công nghệ nuôi trồng thuỷ sản nhiệt đới, tiên tiến vào Việt Nam, tạo khả năng đẩy nhanh sản lượng, nhất là các loài hải sản xuất khẩu.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản.
Tăng cường khả năng kiểm soát môi trường thuỷ sinh, kiểm soát dịch bệnh.
Nội dung:
Có thể bao gồm các dự án sau:
Nuôi thuỷ sản nước lợ( tập trung cho nuôi tôm).
Thúc đẩy nhanh chương trình đột phá nuôi biển với các nội dung:
+ Nuôi hải sản bằng lồng, bè và vùng rạn ở các eo, vịnh.
+ Nuôi nhuyễn thể hai vỏ.
+ Nuôi hải sản theo phương thức công nghiệp ở vùng cao triều( chủ yếu là ở ven biển miền Trung và miền Bắc).
Dự án phát triển nuôi cá nước ngọt, kết hợp với sản xuất nông nghiệp( tập trung nuôi cá ruộng trũng và nuôi cá hồ chứa).
Cũng cố và phát triển việc xây dựng, quản lý hệ thống trại giống cấp I.
Để phát triển các vùng nuôi cần tiến hành các dự án riêng về các mặt sau đây:
Dự án sản xuất giống, đặc biệt là giống thủy sản nước lợ và giống hải sản.
Dự án sản xuất thức ăn cho nuôi thuỷ sản công nghiệp.
Dự án xây dựng các trại giống công ích chuyên sản xuất giống thả ra sông, hồ, biển.
Tăng cường cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi.
Tăng cường khả năng kiểm soát, dự báo phòng trừ dịch bệnh.
Lập ngân hàng bảo tồn gen các giống thuỷ đặc sản.
Xây dựng các khu bảo tồn sinh vật biển.
6.3. Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản.
Mục đích:
Tạo điều kiện thuận lợi để hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới và trong nước. Đảm bảo cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện tham gia sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Tăng cường quản lý thị trường thuỷ sản trong nước, củng cố các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tài chính, thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản.
Nội dung:
Có thể gồm các dự án sau:
Xây dựng chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp, bao gồm cả tiếp thị và thông tin thị trường.
Quy hoạch lại và đổi mới, nâng cấp từng xí nghiệp chế biển thuỷ sản và cả hệ thống công nghiệp chế biến thuỷ sản theo chiến lược sản phẩm và thị trường đã hoạch định.
Tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh thuỷ sản và an toàn thực phẩm.
Tăng cường năng lực bảo quản, chống thất thoát nguyên liệu thuỷ sản sau thu hoạch.
Chuyển đổi hệ thống doanh nghiệp nhà nước thành hai loại: doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp thương mại.
Cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại.
Kết luận
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành thuỷ sản được gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành từ nay đến năm 2010. Việc chuyển mạnh nghề cá tự do sang nghề cá được quản lý thống nhất bằng luật pháp có sự phân cấp cụ thể từ trung ương đến địa phương cùng với quá trình chuyển mạnh cơ cấu ngành theo hướng từ khai thác tài nguyên tự nhiên chủ yếu hiện nay sang khai thác lao động, kỹ thuật công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển thuỷ sản ổn định lâu bền nhấn mạnh vào nuôi trồng thuỷ sản, chế biến và xuất khẩu giai đoạn vừa qua 1991-2002 có những kết quả thành tựu lớn. Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển ngành đến năm 2010, các giải pháp nhằm tác động vào chuyển dịch cơ cấu ngành mang một ý nghĩa quan trọng, đây là một trong những cơ sở để hoàn thành các mục tiêu. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhấn mạnh vào việc đưa ra các giải pháp , hệ thống các giải pháp bao gồm : giải pháp vĩ mô và vi mô để tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. Kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 1991-2002 là rất lớn, vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản được đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó song tỷ lệ đóng góp vào tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước là do ngành khai thác đem lại. Từ đây, nó đặt ra những yêu cầu mới về tốc độ chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng và sự chuyển dịch trong nội bộ các tiểu ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh .
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế PGS.TS Lê Du Phong.
2. Tạp chí công nghiệp Việt nam số 5/2001 : “Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức”- PGS.TS.Nguyễn Kế Tuấn.
3. Lựa chọn hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong tiến trình công nghiệp hoá Việt Nam–GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng-Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 44-2001.
4. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – NXB Thống kê 2002.
5. Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin . Tập 2- NXB Thống kê 2000.
6. Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam –Viện kinh tế học –GS.TS.Đỗ Hoài Nam-NXB KHXH 1996
7. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam từ năm 1995-1998. Vũ Hùng Dũng – Tạp chí NCKT số 266 tháng 7/2000.
8. Dự thảo Qui hoạch tổng thể ngành thuỷ sản đến năm 2010- Viện kinh tế và qui hoạch thuỷ sản.
9. Niên giám thống kê (từ năm 1991-2001)
10. Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản – TS.Hà Xuân Thông- Viện kinh tế và qui hoạch thuỷ sản 2000.
11. Đánh giá tác động của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu – Kĩ sư. Lê Xuân Nhật – Hà nội2/2003
12. Chương trình khai thác hải sản xa bờ thời kỳ 2002-2010. Viện kinh tế và qui hoạch thuỷ sản – Hà nội tháng 5/2002.
13. Tổng quan về ảnh hưởng của quá trình đổi mới lên sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt nam – TS. Hà Xuân Thông- Viện kinh tế và qui hoạch thuỷ sản – Hà nội 5/1998.
14. Giáo trình Kinh tế phát triển tập I và II – NXB Thống Kê 2000.
15. Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế-xã hội – Khoa Kinh tế và Phát triển –Hà nội 2002.
16. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản giai đoạn 1991-2002. Viện kinh tế và qui hoạch thuỷ sản.
Mục lục
Trang
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép các bài viết và đề tài nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên
Nguyễn Thành Lân
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37127.doc