Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy Xuất khẩu hàng hoá nông sản tại Công ty XNK Tổng hợp 1 (GENERALEXIM)

mục lục lời nói đầu Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho dân cư. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy Xuất khẩu hàng hoá nông sản tại Công ty XNK Tổng hợp 1 (GENERALEXIM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào hoạt động nông ngiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng được Công ty XNK Tổng hợp I chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Qua thực tế thực tập tốt nghiệp tại Công ty XNK Tổng hợp I cho thấy Công ty đã tìm ra cho mình hướng đi đúng trong hoạt động xuất khẩu, góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Song bên cạnh những thành công mà Công ty đã đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc xuất khẩu mặt hàng nông sản. Vì vậy đề tài " Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty XNK Tổng hợp I "được chọn để nghiên cứu. Đề tài tổng kết những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Luận văn tốt nghiệp dược kết cấu gồm 3 chương Chương I: Vai trò nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế mở. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty XNK Tổng hợp I. Chương III: Những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Công ty XNK Tổng hợp I. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tác giả đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn PTS. Nguyễn Thường Lạng cùng các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế. Sự góp ý tạo điều kiện của Ban giám đốc, phòng tổ chức cán bộ, Phòng nghiệp vụ 5 của công ty GENERALEXIM. Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn. chương i vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế mở i- Vai trò nội dung của hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm Xuất khẩu là việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hoá mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó, các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu còn diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm. Có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hay nhiều nước khác nhau. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.1. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu hàng hoá nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hoá của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết giữa người sản xuất nước này với người tiêu dùng nước khác. Nền kinh tế xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này, vai trò của xuất khấu đối với nền kinh tế thế giới nói chung thể hiện qua các điểm sau: - Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn góp phần vào xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cũng chính thông qua xuất khẩu các nước trên thế giới có thể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực... - Hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi phương pháp quản lý, trao đổi thành tựu khoa học tiên tiến... Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Không những cho phép tăng khối lượng sản phẩm mà còn tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính đa dạng của sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. - Hoạt động xuất khẩu góp phần tạo nên sự liên kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự pháp triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: dịch vụ thương mại, bảo hiểm, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính tín dụng quốc tế hay kinh doanh du lịch quốc tế... - Hoạt động xuất khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. - Thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Từ đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế thế giới tăng lên. 2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia -Xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi một quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện là Nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các điều kiện ấy. Trong thời kỳ hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật nhưng lại thừa lao động. Để giải quyết tình trạng này buộc phải tiến hành nhập khẩu những trang thiết bị từ bên ngoài mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cần thiết cho việc nhập khẩu.. Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu các nước có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau: + Đầu tư nước ngoài. + Vay nợ, viện trợ. + Thu từ hoạt động xuất khẩu. Nhưng đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn vay nợ, viện trợ trong tình hình hiện nay ở các nước kém hoặc đang phát triển huy động khó, nhất là sau khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa qua. Hơn nữa khi sử dụng nguồn vốn này các nước thường phải chịu những thiệt thòi và những điều kiện rằng buộc nhất định... Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà các nước có thể trông chờ vào đó là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Có thể nói, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ của nhập khẩu. - Thông qua hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như phát triển ngành công nghiệp thực phẩm thì trồng trọt chăn nuôi cũng có phát triển hoặc khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho phát triển ngành sản xuất nguyên liệu bông hay thuốc nhuộm phát triển. - Thông qua hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút được hàng triệu lao động, tạo thu nhập ổn định, cải thiện đời sống của nhân dân từ đó góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội kéo theo. - Xuất khẩu là cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động quốc tế. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước đối với phần còn lại của thế giới. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước và tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác xuất khẩu chính là cơ sở tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài thúc đẩy thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Xuất khẩu góp phần thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế đóng sang một nền kinh tế hướng ngoại. Bởi vì xuất phát từ những nhu cầu của thị trường thế giới để sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường thế giới cần. Việc đó có tác động tích cực từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước một cách hợp lý hơn từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất và còn giúp các nước khai thác triệt để lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi nước. Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ hơn lợi ích của thương mại Chẳng hạn trong nền kinh tế thế giới chỉ có hai quốc gia với hai loại hàng hoá là thép và vải. Bảng 1: Lợi ích TMQT đối với mỗi quốc gia và đối với nền kinh tế thế giới Quốc gia Hàng hoá Việt Nam Đài Loan Trước khi có TMQT Sau khi có TMQT Thép ( Kg/1 giờ công ) 1 6 7 12 Vải ( m/1 giờ công ) 4 3 7 8 Theo bảng số liệu trên có * Khi chưa có thương mại Quốc tế Việt Nam : 1 thép = 4 vải Đài Loan : 6 thép = 3 vải hay 3 thép = 1 vải * Sản phẩm toàn thế giới là 7 thép và 7 vải. * Sau khi có Thương mại Quốc tế: Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải Đài Loan chuyên môn hoá sản xuất thép - Việt Nam đạt lợi ích tối đa khi trao đổi theo tỷ lệ của Đài Loan 6 thép = 3 vải 3 thép = 1 vải --> Lợi ích tăng thêm là: 12 - 1 = 11 thép - Đài Loan đạt lợi ích tối đa khi trao đổi theo tỷ lệ của Việt Nam 1 thép = 4 vải 6 thép = 24 vải --> Lợi ích tăng thêm là: 24 - 3 = 21vải Sản phẩm toàn thế giới là 12 thép và 8 vải Ví dụ trên được minh hoạ bằng đồ thị sau: 24 3 6 Vải 4 1 12 Thép Đài Loan Việt nam Vải Thép Đường giới hạn khả năng sản xuất trước khi có thươmg mại quốc tế Đường giới hạn khả năng sản xuất sau khi có thươmg mại quốc tế Vậy thương mại quốc tế kích thích sản xuất và tiêu dùng ở mỗi quốc gia, kích thích tăng trưởng kinh tế. làm tăng sản phẩm của toàn thế giới. 2.3. Đối với doanh nghiệp - Qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng và mẫu mã của sản phẩm mình đưa vào thị trường quốc tế. Chính yếu tố này buộc các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo để tìm ra cho mình một hướng đi đúng, phù hợp để có thể tồn tại trên thị trường quốc tế. - Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để tái đầu tư quá trình sản xuất không những cả chiều rộng mà cả về chiều sâu. - Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó có điều kiện tiếp thu học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của đối tác, góp phần ngày một nâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viên trong doanh nghiệp. - Sản xuất hàng xuất khẩu giúp Doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, vừa thu hút được lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đối với Việt Nam Sự phát triển kinh tế - Xã hội luôn tồn tại và nẩy sinh các nghịch lý. Chính các nghịch lý này thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách,các nhà khoa học phải tìm lời giải đáp để đưa xã hội tiến lên vì chính các nghịch lý đólà đầu bài cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và là mục tiêu công việc cho các doanh nghiệp. Sự phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, mà một trong những vấn đề thấy rõ nhất đó là nghịch lý trong phát triển của nông thôn. Chính phủ đã xác định trọng tâm phát triển kinh tế hiện nay là vấn đề nông nghiệp- nông thôn- nông dân. ở khu vực có tới 80% dân số hiện nay đang có nhiều vấn đề cần giải quyết, có thể mô tả ở sơ đồ sau: Sơ đồ số 1: Nghịch lý trong phát triển nông thôn Một cái gì đó còn thiếu ? -Thừa lao động trầm trọng -Hàng hoá nông sản dư thừa so với nhu cầu -Tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác hết -Thiếu dinh dưỡng -Thiếu các phương tiện tối thiểu(nhà ở, điện, nước sạch) -Thiếu đầu tư về giáo dục và nâng cao dân trí + = Theo như phân tích của sơ đồ trên chúng ta thấy vai trò của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam là hết sức quan trọng hơn bao giờ hết vì: - Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu thì xuất khẩu chỉ trông chờ vào những sản phẩm sẵn có trong nước (chủ yếu do sức lao động thủ công tạo ra) và những sản phẩm thô sơ chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế, đó là các mặt hàng nông sản. Với điều kiện như vậy thì dẫu sao sản xuất loại hàng hoá này cũng là điều kiện cần thiết để tạo ngoại tệ, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.Vì vậy mà hiện nay, hàng nông sản chiếm giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. - Xuất khẩu hàng nông sản, đã tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại cung cầu ở mức giá cao hơn, nông dân không những bán được sản phẩm nông sản mà còn được cả giá. Từ những tác động này làm cho nông dân có thu nhập cao hơn và đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. - Xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác được tối đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực... Hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta thực hiện xây dựng các mô hình kinh tế mới như: Kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự nguyện, HTX kiểu mới... thì hoạt động xuất khẩu hàng nông sản càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, tạo tiền đề thúc đẩy các mô hình kinh tế mới này phát triển. ii- nội dung xuất khẩu hàng hoá ở công ty chuyên doanh xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu chủ yếu 1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá Trong giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ ngoại thương có những nét đặc trưng riêng, phức tạp hơn nhiều so với hoạt động thương mại trong nước. Vì thế doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu muốn tiến hành hoạt động của mình có hiệu quả thì cần tuân thủ các bước sau: Sơ đồ số 2: các bước thực hiện xuất khẩu hàng hoá Bước 1 Nghiên cứu thị trường Bước 2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu Bước 3 Ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu Bước 4 Phân tích đánh giá hiệu quả 1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là một loạt các thủ tục, kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ những thông tin cần thiết về thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực ra không phải chỉ đối với kinh doanh thương mại quốc tế mà bất cứ trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có đầy đủ các thông tin, hiểu biết về thị trường mình đang hướng tới. Mỗi thị trương hàng hoá cụ thể có những quy luật riêng, quy luật này thể hiện qua sự biến đổi nhu cầu cung cấp và giá cả hàng hoá trên thị trường. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hiểu được các quy luật vận động trên thị trường đó. Điều này trong kinh doanh quốc tế càng đòi hỏi phải nghiên cứu công phu và tỷ mỉ hơn, vì giá cả và khối lượng hàng thường lớn hơn so với thương mại trong nước, hơn nữa là do các nhà kinh doanh trong nước phải tiếp xúc với môi trường kinh doanh mới có yếu tố quốc tế... Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thị trường phải có kế hoạch nhất định bao gồm, nhận biết về sản phẩm xuất khẩu, lựa chọn thị trường và tìm hiểu đối tác. a- Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (bán gì?) Đây là một trong những nội dung cơ bản và cần thiết đầu tiên, các doanh nghiệp có ý định gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế thì trước tiên phải xác định được mặt hàng mà mình sẽ đưa ra. Mục đích của việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là để lựa chọn được những mặt hàng kinh doanh phù hợp năng lực và khả năng của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường, từ đó mới mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Mặt hàng được lựa chọn ngoài yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn phù hợp với thị trường quốc tế còn phải phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Chính điều này đòi hỏi phải có sự phân tích, đánh giá kỹ khả năng nội tại của doanh nghiệp cũng như dự đoán được thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi đưa mặt hàng này vào thị trường quốc tế. Khi lựa chọn mặt hàng xuất khẩu các nhà kinh doanh phải chú ý nghiên cứu những vấn đề sau: - Mặt hàng thị trường đang cần là gì ? Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải nhạy bén, biết sử dụng, thu thập, phân tích thông tin về thị trường xuất khẩu, vận dụng được các quan hệ bán hàng để từ đó có được thông tin cần thiết về mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu, mã... - Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? Việc tiêu dùng các mặt hàng thường tuân theo một tập quán tiêu dùng nhất định, phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầu của mặt hàng đó. - Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Chu kỳ sống của mỗi sản phẩm bao gồn bốn giai đoạn: Triển khai, tăng trưởng, bão hoà, suy thoái. Do vậy, nhà xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để từ đó có biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu. Sơ đồ số 3: chu kỳ sống của sản phẩm Lợi nhuận Chu kỳ SP mới Triển Tăng Bão hoà Suy thoái Phát triển khai trưởng sản phẩm mới Thời gian + Pha triển khai: Về cơ bản chưa có sản phẩm cạnh tranh và đơn vị cạnh tranh. Nên doanh nghiệp cần nỗ lực làm cho khách hàng biết tới sản phẩm của mình. + Pha tăng trưởng: Sản phẩm được thị trường chấp nhận. Nên doanh nghiệp cần đẩy nhanh quá trình kinh doanh để đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị trường. Qua đó tạo được môi trường tốt, tạo khả năng mở rộng thị trường cũng như tăng khả năng lựa chọn sản phẩm cho khách hàng từ đó tăng doanh thu bán sản phẩm. + Pha bão hoà: Lúc này đã có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị tham gia vào thị trường. Khi đó nếu là doanh nghiệp lớn thì cần dựa vào nguồn lực tích luỹ để triển khai chiến lược bao trùm. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ nên tập trung khả năng của mình vào môt số lĩnh vực nhất định, thực hiện chiến lược mặt hàng khác biệt và tiến tới kinh doanh một số mặt hàng đặc biệt. Đồng thời trong thời kỳ này doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị điều chỉnh, nghiên cứu lại. +Pha suy thoái: Mặt hàng trong giai đoạn này hầu như không còn bán được trên thị trường. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải dự đoán được khoảng thời gian lão hoá của sản phẩm để thay thế bằng một sản phẩm mới khác chặn đứng tình trạng suy thoái. b- Lựa chọn thị trường xuất khẩu (bán đi đâu?) Việc lựa chọn thị trường để xuất khẩu phức tạp hơn nhiều so với việc nghiên cứu thị trường trong nước, bởi ngoài việc nghiên cứu về quy luật vận động của thị trường... còn phải nghiên cứu một số vấn đề khác như: điều kiện tiền tệ, tín dụng điều kiện vận tải (của thị trường nước ngoài mà mình hướng tới)... Doanh nghiệp cần phải xác định được khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này cần có những dịch vụ gì đi kèm theo và nếu cần phải có hình thức Marketing như thế nào?... Chính vì vậy mà phải có một sự khách quan và tinh tế khi lựa chọn thị trường. Vậy nên lựa chọn thị trường phải chú ý vấn đề. - Thị trường và dung lượng thị trường: Nhà xuất khẩu phải tìm hiểu và nắm được các thông tin về các nhân tố làm thay đổi thị trường và dung lượng thị trường như: + Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chu kỳ: Đó là sự vận động của tình hình kinh tế các nước xuất khẩu, tính thời vụ trong sản xuất lưu thông và phân phối hàng hoá. Việc nghiên cứu ảnh hưởng này có ý nghĩa quan trọng quyết định việc định thời gian, địa điểm và đối tác giao dịch. + Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi dung lượng thị trường, như các nhân tố cơ bản sau: * Các biện pháp, chính sách của Chính phủ hoặc các tập đoàn tư bản lớn cũng có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dung lượng thị trường. * Thị hiếu, tập quán tiêu dùng của thị trường là giới hạn quan trọng dối với sự biến đổi dung lượng thị trường, đây là yếu tố mà nhà kinh doanh có thể tác động bằng các biện pháp để hướng dẫn thị hiếu hoặc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. + Các nhân tố ảnh hưởng có tính tạm thời tới dung lượng thị trường đó là việc đầu cơ trên thị trường gây đột biến về cung cầu và sự biến động của các chính sách chính trị-xã hội và các yếu tố biến động của thiên nhiên. - Vấn đề biến động giá cả trên thị trường. Việc phân tích và xác định xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế là cơ sở để giúp các nhà sản xuất xác định được mức giá tối ưu cho mặt hàng xuất khẩu. Do đó, người xuất khẩu phải nắm vững và có đầy đủ thông tin về sự biến động giá cả của hàng hoá trên thị trường quốc tế cũng như giá nguồn hàng cung cấp trong nước để có biến pháp thích hợp tăng hiệu qủa trong việc xuất khẩu hàng hoá. Trong buôn bán quốc tế, việc xác định giá cả của hàng hoá càng trở nên phức tạp, do hàng hoá vận chuyển trong thời gian dài và qua các nước, các khu vực khác nhau với những điều kiện khác nhau (thuế quan, chi phí vận chuyển...). Để thích ứng với sự biến động của giá cả thị trường, các nhà kinh doanh phải luôn linh hoạt trong việc định giá cho hàng hoá. Thông thường các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường định giá bán hàng hoá dựa trên ba căn cứ vào: * Căn cứ vào giá thành và các chi phí khác (vận chuyển bảo hiểm...) * Căn cứ vào sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng. * Căn cứ vào giá cả hàng hoá cạnh tranh.Khi định giá tuân theo các bước sau: Sơ đồ số 4: Sơ đồ các bước định giá hàng hoá Tính toán và phân tích chi phí Phân tích thị trường dự đoán lượng bán Xác định vùng giá và các mức giá dự kiến Đánh giá lựa chọn mức giá tối ưu Xác định cơ cấu giá Báo giá và thực hiện Nghiên cứu giá cả được coi là một vấn đề chiến lược bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Định giá hàng hoá đúng sẽ giúp cho các nhà kinh doanh dành thắng lợi trong kinh doanh. c- Lựa chọn đối tác kinh doanh (bán cho ai?) Trong hoạt động xuất khẩu, để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, doanh nghiệp phải thông qua một hay nhiều Công ty đang hoạt động trên thị trường đó, họ có kinh nghiệm thị trường mình cần hướng tới cũng như địa vị pháp lý để đảm bảo cho hai bên hoạt động một cách thuận lợi. Nhưng khi lựa chọn đối tác cần phải chú ý tới: - Quan điểm kinh doanh của đối tác - Lĩnh vực kinh doanh của đối tác - Khả năng về tài chính. - Uy tín và mối quan hệ của đối tác kinh doanh. - Những người đại diện cho Công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với Công ty nếu người giao dịch trực tiếp là đại diện của Công ty. Khi lựa chọn đối tác giao dịch, phương án tối ưu là trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với bạn hàng kinh doanh hạn chế những hoạt động trung gian. Nên ưu tiên những bạn hàng đã có quan hệ làm ăn quen thuộc. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các trung gian nếu xét thấy cần thiết và có hiệu quả đó là khi chúng ta thâm nhập vào thị trường mới. Việc lựa chọn đối tác sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để dẫn đến thành công trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. 1.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu Dựa vào kết quả thu được từ việc nghiên cứu thị trường, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ, dự đoán về diễn biến của quá trình xuất khẩu hàng hoá cũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Kế hoạch kinh doanh là phương án hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh. Nội dung của công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm: - Đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác buôn bán, dựa trên những kết quả phân tích về thị trường và đối tác để từ đó rút ra các mặt thuận lợi và những khó khăn của Công ty khi tham gia vào quan hệ buôn bán này. - Lựa chọn mặt hàng, thời gian, địa điểm và điều kiện cũng như phương thức kinh doanh. Bước này đòi hỏi phải chi tiết cụ thể dựa trên phân tích các thông tin có liên quan. - Đề ra các mục tiêu cụ thể khi tiến hành kinh doanh các mục tiêu này có thể là mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, mục tiêu về uy tín... Đây là bước thực hiện cần thiết bởi vì phải xác định rõ mục tiêu thì từ đó mới có cơ sở để xây dựng các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu đã đề ra. - Xây dựng các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đó là các biện pháp trong nước (đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, chất lượng sản phẩm, tăng giá thu mua...), các biện pháp ở ngoài nước (quảng cáo, tăng cường quan hệ bạn hàng, lập chi nhánh ở nước ngoài...). Một kế hoạch kinh doanh có khoa học dựa trên cơ sở phân tích chuẩn xác và đúng dắn về thị trường, bạn hàng cũng như về nội lực của Công ty mình sẽ góp phần vào thành công trong kinh doanh. 1.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu a- Ký kết hợp đồng xuất khẩu Sau khi nghiên cứu về thị trường, mặt hàng xuất khẩu, tìm hiểu đối tác và mà phán để thoả thuận mọi điều kiện có liên quan, thì doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đối tác sẽ thực hiện bước tiếp theo là ký kết hợp đồng. Khi đã ký kết hợp đồng có nghĩa giữa doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đối tác cùng rằng buộc với nhau thông qua các điều khoản quy định trong hợp đồng. Một trong hai bên nếu vi phạm sẽ bị xử lý, chính vì vậy khi ký kết hợp đồng với đối tác cần phải căn cứ vào: - Các định hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách, chế độ các chuẩn mực kinh tế-xã hội hiện hành. - Khả năng phát triển của sản xuất kinh doanh, chức năng hợp đồng kinh tế của mỗi bên - Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. - Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế và khả năng đảm bảo về tài sản của mỗi bên khi ký kết. * Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá bao gồm các nội dung. - Số hợp đồng. - Ngày, tháng, năm và nơi ký kết hợp đồng. - Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều khoản bắt buộc là: + Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu. + Điều 2: Giá cả, đơn giá, tổng giá trị. + Điều 3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng. + Điều 4: Điều kiện xếp hàng, thưởng phạt. + Điều 5: Giám định hàng hoá. + Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu. + Điều 7: Điều kiện thanh toán. + Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. + Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp. + Điều 10: Hiệu lực hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý các điểm sau: - Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo, bên kia cần xem xét kỹ lưỡng và cho ý kiến, nên dùng ngôn ngữ mà hai bên cùng thông thạo. - Người ký hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung đã ký. - Hợp đồng cần phải được trình bày rõ ràng, nội dung phải phản ánh đúng sự thoả thuận, không để tình trạng mập mờ suy luận nhiều cách khác nhau. - Các điều khoản trong hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật của các bên tham gia ký kết. b- Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi đã ký kết hợp đồng, người xuất khẩu tổ chức thực hiện hợp đồng mình đã ký kết. Căn cứ vào nội dung hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp các công việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng Sơ đồ số 5: Các bước tiến hành việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá Giấy xin phép xuất khẩu Thuê tầu Kiểm nghiệm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại Hoàn thành bộ CTTT Mua bảo hiểm Giao hàng lên tầu 1.4 Phân tích đánh giá hiệu quả Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau: a. Hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế Hiệu quả kinh doanh = (1) - Chi phí đầu vào = - Kết quả đầu ra: TR = P * Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu P: Giá cả hàng hoá Q: Số lượng hàng hoá Công thức (1) phản ánh xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra cần tiêu hao hết bao nhiêu đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào. b. Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng xuất khẩu Chẳng hạn dự định xuất mặt hàng giá quốc tế FOB (tại Hải Phòng) 1000 USD/tấn với khối lượng 1 tấn. Tổng chi phí (bao gồm giá mua và các chi phí khác) là 8.350.000 đồng. Tức là khi xuất khẩu mặt hàng đó, bỏ ra 8350 đồng thì thu được 1 USD. Tỷ giá hối đoái do ngân hàng quy định tại thời điểm đó là 1 USD = 14000 VNĐ Vậy: 14000 - 8350 = 3650 đồng tiền lãi. c. Tỷ suất doanh lợi (tỷ suất lợi nhuận) Đây là % lợi nhuận đem về so với vốn bỏ ra ban đầu. P’ = Trong đó: P’: là tỷ lệ lãi. P: là lợi nhuận quá trình kinh doanh C: là vốn bỏ ra kinh doanh d. Thời gian hoàn vốn (T) Đây là thời gian mà doanh nghiệp thu về được số vốn bỏ ra (gồm cả vốn tự có và đi vay). T = Trong đó: C: Vốn bỏ ra kinh doanh P: Mức doanh lợi (lãi) K: Mức khấu hao R: Mức hoàn trả vốn và lãi vay. Tuy nhiên phần vốn đi vay phải tính cả lãi suất phải trả, tính theo lãi suất kép. Nếu vốn đi vay ban đầu là Co thì vốn phải trả tại thời điểm t là: Ct = C0 * (1 + r)t -1 Trong đó: t: Thời gian kinh doanh r: Lãi suất ngân hàng. e. Điểm hoà vốn Là điểm mà tại đó chi phí kinh doanh bằng với doanh thu. Gọi X là số lượng sản phẩm bán ra để đạt tới điểm hoàn vốn thì: X = Trong đó: F: Chi phí cố định V: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm P: Giá đơn vị sản phẩm. f. Hiệu quả của việc xuất khẩu (HX) Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng cách so sánh ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng xuất khẩu đó (giá trị dân tộc của hàng hoá). HX = Trong đó: HX: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu TX: Doanh thu (bằng ngoại tệ) CX: Chi phí sản xuất sản phẩm sản xuất (bao gồm cả vận tải đến cảng xuất) h. Doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng Khi bán hàng xuất khẩu trong điều kiện tín dụng, tiền bán hàng thu được sẽ bị thay đổi do có lãi su._.ất tín dụng. Mặt khác nước xuất khẩu sẽ bị giảm một lượng tiền nhất định trong nền kinh tế trong thời gian cấp tín dụng xuất khẩu. Tất cả các hậu quả kinh tế ấy mang lại nguồn lợi bổ sung hay những mất mát. Chính vì vậy cần được tính toán khi xác định chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu. DX = = Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng. Tx: Thu nhập dòng về xuất khẩu. TCx: Tổng chi phí xuất khẩu. R: lãi suất tín dụng. Kv: Hệ số vốn hiệu quả kinh tế quốc dân t: thời gian thanh toán. ý nghĩa của công việc này là nhằm tạo điều kiện cho các thành viên trong doanh nghiệp thấy được các kết quả và hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ đó rút ra kinh nghiệm kinh doanh, đồng thời có những biện pháp khuyên khích tinh thần làm việc thông qua hình thức khen thưởng và xử phạt. 2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu Xuất khẩu không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán, đầu tư từ trong nước ra bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi kinh tế cho phù hợp và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay trên thế giới, tuỳ điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia cũng như từng chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế mà người ta lựa chọn các phương thức giao dịch khác nhau để tiến hành một cách có hiệu quả hoạt động này. Như vậy, hoạt động xuất khẩu mang tính đa dạng về hình thức. Trong quản lý, căn cứ vào các phương thức phân loại khác nhau có thể phân hoạt động xuất khẩu thành các hình thức khác nhau. a- Xuất khẩu trực tiếp Trong hình thức này các nhà xuất khẩu trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp cá nhân nước ngoài được nhà nước và Pháp luật cho phép. Với hình thức này không có sự tham gia của bất kỳ một tổ chức trung gian nào và trong hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp có ưu điểm là: - Tận dụng được hết tiềm năng, lợi thế để sản xuất hàng xuất khẩu. - Chủ động trong mọi tình huống với đối tác. - Lợi nhuận thu được không phải phân chia. Nhưng trong hình thức xuất khẩu trực tiếp này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải có một số các điều kiện: có khối lượng hàng hoá lớn, thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất nhập khẩu. b- Xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp một doanh nghiệp có hàng hoá muốn xuất khẩu, nhưng vì doanh ngiệp không được phép tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu hoặc không có điều kiện để tham gia. Khi đó họ sẽ ủy thác cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu làm dịch vụ xuất khẩu hàng hoá cho mình. Bên nhận uỷ thác sẽ thu được phí uỷ thác. Theo hình thức này, quan hệ giữa người bán và người mua được thông qua người thứ ba gọi là trung gian (người trung gian phổ biến trên thị trường là đại lý và môi giới). Việc thực hiện hình thức này có những ưu điểm sau: - Giúp cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu được những mặt hàng mà họ có khả năng sản xuất nhưng không có điều kiện thực hiện xuất khẩu. - Những người trung gian họ hiểu biết thị trường, luật pháp, tập quán địa phương. Do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và giảm bớt rủi ro cho người uỷ thác. - Giúp người uỷ thác tiết kiệm được khoản tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là: - Lợi nhuận bị phân chia. - Thông tin chậm hoặc đôi khi thiếu chính xác. - Ngoại tệ thu được không cao. Do đó nên sử dụng các hình thức xuất khẩu uỷ thác trong các trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào thị trường mới hoặc khi đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới... c- Buôn bán đối lưu (trao đổi hàng) Đây là hình thức giao dịch mà trong đó kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương. ở đây mục đích của xuất khẩu không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị bằng giá trị lô hàng xuất. Có nhiều hình thức buôn bán đối lưu: hàng đổi hàng (phổ biến), trao đổi bù trừ, chuyển giao nghĩa vụ... d- Gia công xuất khẩu (gia công quốc tế) Đây là phương thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). đ- Xuất khẩu theo định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký theo định thư giữa hai Chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu đãi như: khả năng thanh toán nhanh, rủi ro thấp... iii- các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh theo hai chiều tích cực và tiêu cực. Đối với xuất khẩu, một nội dung quan trọng của thương mại quốc tế thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh là mạnh mẽ hơn, bởi vì trong thương mại quốc tế, các yếu tố về môi trường kinh doanh phong phú và phức tạp hơn hẳn so với thương mại trong nước. ở đây phải kể tới các nhân tố: 1. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô Các nước khác nhau có chính sách thương mại khác nhau, thể hiện ý chí và mục tiêu của Nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan tới nền kinh tế của đất nước mình. Để nền kinh tế trong nước vận hành có hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp là thực sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất khẩu những công cụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết quản lý hoạt động này. a- Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ đối ngoại. Thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và do mức tiêu dùng trong nước giảm. Nhìn chung công cụ này chỉ được áp dụng đối với một số ít mặt hàng xuất khẩu bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. b- Các công cụ phi thuế quan: - Công cụ Quota (hạn ngạch xuất khẩu). Hình thức này áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạn ngạch được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Mục đích của Chính phủ khi sử dụng Quota xuất khẩu là nhằm quản lý kinh doanh hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều chỉnh loại hàng hoá xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo vệ tài nguyên cũng như điều chỉnh cán cân thanh toán... Bên cạnh việc thi hành những biện pháp quản lý hàng xuất khẩu như kể trên, các quốc gia còn áp dụng một số các biện pháp phi thuế quan khác như: Đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, các thông số kỹ thuật quy định cho hàng xuất khẩu... c- Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu - Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước. - Trợ cấp xuất cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mở rộng xuất khẩu đối với mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn so với tiêu thụ trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu có thể dưới các hình thức, trợ giá, miễn, giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu hoặc cho bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi để họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình... d- Các chính sách đối với cán cân thanh toán thương mại Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung bảo đảm cân bằng cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc củng cố lòng tin đối với các đối tác nước ngoài, nâng uy tín của mình trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh. Đương nhiên biện pháp để giữ cân bằng không phải là hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn. Sự cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực. Vấn đề đặt ra là cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng tới mặt hàng chủ lực, giảm bớt nhập siêu tiến tới cân bằng xuất nhập. Như vậy, nhìn chung việc giữ cán cân thanh toán, cán cân thương mại đã chứa đựng trong đó những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 2. Các quan hệ kinh tế quốc tế Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, các mối quan hệ quốc tế có tác động ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu cũng vậy, khi xuất khẩu hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác người xuất khẩu phải đối mặt với hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các hàng rào này chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Khi đó với xu hướng toàn cầu nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành. nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế cũng được ký kết với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào các liên minh kinh tế và các hiệp định thương mại ấy sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành vật cản đối với việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó. Tóm lại có được các mối quan hệ quốc tế mở rộng, bến vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia 3- Các yếu tố chính trị, Chính phủ và pháp luật Các yếu tố chính trị, Chính phủ và pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế. Các Công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của Chính phủ liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế hiện hành. Khi hoạt động kinh tế quốc tế nói chung, kinh doanh xuất khẩu nói riêng các nhà kinh doanh luôn phải lưu ý: - Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế (thủ tục và các quy định về mặt hàng xuất nhập khẩu, quy định về quản lý ngoại tệ...). - Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. - Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn. - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu như: Công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1950 hay luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương, INCOTERM 1993... 4- Các yếu tố khoa học công nghệ Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ tiên tiến đã được ra đời tạo ra những cơ hội, nhưng cũng gây nên nguy cơ đối với các nghề nói chung và các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ có tác động làm tăng hệ quả của công tác này. Điều thấy rõ nhất, là nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thông, tin học mà các đơn vị ngoại thương có thể đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác qua điện thoại, điện tín... giảm được chi phí đi lại. Bên cạnh đó khoa học công nghệ còn có tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... Đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Chương II thực trạng xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i I- khái quát về công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i - HANOI 1- Sự hình thành Công ty Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được chính thức thành lập ngày 15/12/1981 theo quyết định 1356/TCCB của Bộ ngoại Thương ( nay là Bộ Thương Mại). Thực tế đến tháng 3/1982 công ty mới chính thức đi vào hoạt động. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có tên giao dịch đối ngoại: Vietnam National General Export- Import Corporation. Viết tắt: GENERALEXIM - HANOI Trụ sở: 46 Ngô Quyền- Hà Nội. Địa chỉ điện tín: GENERALEXIM - HANOI Điện thoại giao dịch: (84-4) 8264009 Fax: 84-48259894 Tháng 7/1996 theo quyết định số 858/TCCB của bộ trưởng bộ Thương Mại quyết định hợp nhất Công ty Promexim (Công ty phát triển và nhập khẩu) vào Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. 2- Quá trình phát triển Công ty Công ty ra đời phát triển trong tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến đổi, và được phân cách bởi quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ một kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước năm 1986. Do đó quá trình hoạt động và phát triển của Công ty có thể chia làm hai giai đoạn lớn. 2.1 Giai đoạn 1 (1982-1986): Tìm hướng đi phù hợp để phát triển Đây là giai đoạn đầu của Công ty, với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất nghèo nàn, với số vốn ban đầu được Nhà nước cấp 139.000 đồng. Hơn nữa trong thời gian này với cơ chế chính sách quản lý kinh tế quan liêu. Đường lối đổi mới đang là tư duy, chưa được cụ thể hoá bằng văn bản, nhất là đối với quản lý kinh tế. Công ty XNK tổng hợp I có thể dược xem là đơn vị được giao đột phá vòng vây cơ chế cũ, với quyền lấy thu bù chi. Từ những khó khăn trên Công ty đã dần dần khắc phục từng vấn đề một cách rõ ràng: - Đối với vốn: Công ty chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên Bộ (Ngân hàng và ngoại thương) họp, ra được văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của Công ty trong các phương thức kinh doanh, các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, vấn đề lập quỹ hàng hoá... làm cơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau này. Đồng thời Công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động ngày một phát triển hơn. Từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng được một quỹ hàng hoá phong phú, đa dạng. - Đối với đội ngũ cán bộ: Công ty chú trọng tổ chức bồi dưỡng, gửi đi đào tạo ở nước ngoài khi có chỉ tiêu, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn của kinh doanh bao cấp. Trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng đổi mới, nhưng hoàn toàn chưa có thực tế để xây dựng thành các quy định chính thức, nền nếp suy nghĩ trong công tác quản lý của cơ chế bao cấp chưa dễ thay đổi. Đây cũng chính là những khó khăn của công ty Nhưng với những cố gắng trên, Công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Điều này đã chứng minh được hướng đi đúng đắn phù hợp của Công ty cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty 1982 -1986 Năm Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1982 11.800.000 11.800.000 100 6.174.204 1983 12.278.000 12.647.000 103 71.889.790 1984 18.021.000 19.463.000 108 93.940.138 1985 31.193.000 35.560.000 114 2.624.995 1986 40.356.000 46.813.000 116 81.109.952 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Qua bảng số liệu trên cho ta thầy rằng. Công ty đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Đặc biệt có sự tăng đột biến về kim ngạch XNK năm 1985 so với năm 1984 tăng gấp gần hai lần. Đó là dấu hiệu mở ra một thời kỳ phát triển mới của Công ty. 2.2 Giai đoạn 2 (1987 - 2001): Phát triển và vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển a- Từ 1987 đến 1989: Đây là thời kỳ Công ty phát triển mạnh về mọi mặt, đã được Bộ Kinh tế đối ngoại cũng như Bộ nội vụ tăng 5 bằng khen, 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình Bảng 3: Kim ngạch XNK của công ty từ 1987 -1989 Năm Kim ngạch XNK (USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1987 43.516.000 51.349.000 118% 852.835.115 1988 42.832.000 49.257.000 115% 2.294.617.070 1989 40.751.000 44.418.000 109% 2.084.271.142 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác lên 18 triệu USD tăng gấp 45 lần so với năm 1982 (là 400.000 USD). Công ty đã có một đội ngũ cán bộ có năng lực và hoạt động thực tế cao hơn thời kỳ đầu. Giai đoạn này Công ty tập trung xây dựng tiếp một số vấn đề được xem là trọng điểm, là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của Công ty, đó là: - Vấn đề phương thức kinh doanh, quan hệ hữu cơ giữa Công ty với các cơ sở. Kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài. - Vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh. - Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. b- Từ 1993 đến 1995: Tình hình kinh kế trong nước và quốc tế có những biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá bị tác động mạnh mẽ. Đây là giai đoạn cơ chế thị trường dần dần rõ nét. Vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các khách hàng cũ của Công ty trong nước không còn như trước nữa, hầu hết các đơn vị Tỉnh đã trực tiếp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà thị trường xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp, mất thị trường các nước XHCN, khu vực thị trường TBCN bắt đầu bị các đơn vị khác cạnh tranh. Các mặt hàng xuất khẩu uỷ thác lớn của Công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong tổ chức kinh doanh khá phổ biến... Tóm lại, giai đoạn này Công ty hoạt động trong tình hình chung diễn biến phức tạp, nên việc giữ vững được và phát triển thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực rất lớn. Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1993 - 1995 Năm Kim ngạch XNK(USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1993 38.858.000 40.655.000 102 6.751.825.946 1994 37.000.000 37.000.000 100 6.526.543.703 1995 39.806.000 41.000.000 103 7.784.665.440 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM c- Từ 1996 đến 2001: Vượt qua giai đoạn trên, Công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ lẻ như Quận, Huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh; Triển khai kinh doanh gia công xuất nhập khẩu; khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động, học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế; xây dựng kho chưa hàng xuất nhập khẩu... Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc có hiệu quả nên Công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty năm 1996-2001 Năm Kim ngạch XNK(USD) Hoàn thành % kế hoạch Đóng góp ngân sách VND Kế hoạch Thực hiện 1996 41.109.000 47.177.000 144 41.897.000.000 1997 47.700.000 49.222.000 103 40.645.000.000 1998 50.098.000 56.611.000 113 39.839.000.000 1999 55.092.000 63.560.000 115 42.970.000.000 2000 57.999.000 78.433.000 135 49.240.000.000 2001 63.184.000 64.448.642 102 53.819.000.000 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Biểu đồ số 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 1996 - 2001 3- Cơ cấu tổ chức của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình sau: giám đốc p. giám đốc i p. giám đốc iii Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại Thành phố HCM P. giám đốc ii Phòng hành chính Phòng kho vận Các phòng nghiệp vụ XNK Các liên doanh Hệ thống cửa hàng Hệ thống cơ sở SX Chi nhánh tại Đà Nẵng Phòng tổ chức Phòng tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Quan hệ chức năng Quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo Sơ đồ số 6: cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty XNK Tổng hợp I * Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài vụ, Phòng tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán, tài vụ: Hoạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quí, năm). Đảm bảo toàn bộ vốn phục vụ cho các hoạt động của Phòng, ban trong Công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. - Phòng Tổ chức: Nắm toàn bộ nhân lực Công ty, tham mưu cho Giám đốc về sắp xếp nhân lực. Quy hoạch, đào tạo, điều hành, bổ sung theo yêu cầu kinh doanh. Các công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội... Ban giám đốc ngoài giám đốc còn có ba Phó Giám đốc là những người cố vấn cho giám đốc. Mỗi Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao. *Phó Giám đốc I - Phòng Tổng hợp: Đưa ra các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình của Công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho Giám đốc. Làm công tác thị trường Maketing, giao dịch thương vụ với khách hàng nước ngoài, thông tin giáo dục, tuyên truyền. - Các phòng nghiệp vụ + Phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 : Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp. + Phòng nghiệp vụ 2 : Chuyên nhập khẩu. + Phòng nghiệp vụ 3 : Chuyên gia công hàng xuất khẩu. + Phòng nghiệp vụ 4 : Chuyên lắp ráp xe máy. - Các liên doanh: + Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Đệ nhất tại 53 Quang Trung-Hà Nội. + Liên doanh chế biến gỗ tại Đà nẵng. - Cửa hàng:Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền - Hà Nội. * Phó giám đốc II - Chi nhánh tại Hải Phòng - Chi nhánh tại Đà Nẵng - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh * Phó giám đốc III - Hệ thống các cơ sở sản xuất: + Xí nghiệp may ở Hải Phòng. + Xưởng lắp ráp xe máy ở Tương mai - Hà nội. + Xưởng sản xuất và chế biến gỗ tại Cầu Diễn-Từ Liêm - Hà Nội. - Phòng Hành chính: Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của Công ty, bảo đảm công tác lễ tân, bảo quản, quản lý tài sản của Công ty và của cán bộ công nhân viên trong giờ làm việc, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. - Phòng kho vận: Quản lý kho và phương tiện cho thuê, chuyên chở đảm bảo kho hàng và xuất, nhập kho chính xác. Công ty đã có một bộ máy tổ chức khá hoàn chỉnh, có tương đối đầy đủ các phòng, ban. Tuy nhiên phân công chuyên môn hoá chưa được quán triệt, nhất là các phòng nghiệp vụ 1, 5, 6, 7 đều kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có một sự chỉ đạo thống nhất dẫn tới hiệu quả không cao. Công ty chưa có một bộ phận chuyên sâu nghiên cứu thị trường mà nó được nhập trong phòng Tổng hợp. Trên thực tế Công ty chưa tổ chức được đội ngũ có trình độ thu nhập thông tin, xử lý và đưa ra các quyết định cho từng thời kỳ, các phòng nghiệp vụ tự đi tìm thị trường. ii- đặc điểm và tổ chức kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i 1- Đặc điểm của Công ty 1.1 Phạm vi hoạt động của Công ty - Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến và các sản phẩm dệt may. - Nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hoá chất và hàng tiêu dùng. - Được sản xuất và gia công chế biến hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, hàng nông lâm, hải sản chế biến và dược liệu. - Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại. - Được đưa đón khách vận tải hàng hoá phục vụ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu. - Được cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho hàng nhà xưởng và phương tiện nâng xếp dỡ. - Được đại lý và mở cửa hàng buôn bán lẻ hàng xuất nhập khẩu và hàng xản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước, được liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể nói, mặt hàng kinh doanh đa dạng cho ta biết được chiến lược kinh doanh của Công ty là đa dạng hoá. Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang tìm cho mình một hướng đi mới, tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực có khả năng thu hút được lợi nhuận cao. Trong đó mặt hàng nông sản cũng được Công ty nghiên cứu xem xét chính. Đây là mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích lại có thị trường thế giới rộng lớn khả năng cung cấp nguồn hàng dồi dào, nguồn vốn đầu tư không nhiều. Vấn đề hiện nay của Công ty là nghiên cứu đầu vào, đầu ra hợp lý, đảm bảo hàng của Công ty được thị trường chấp nhận và tiếp cận ngày càng nhiều, có khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác cũng như với các nước xuất khẩu nông sản. 1.2. Những mặt hàng nông sản của Công ty Kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực của Công ty, và đã được Công ty thực hiện từ nhiều năm nay nên Công ty có nhiều kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.(Những mặt hàng nông sản mà Công ty kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là: Lạc nhân,Hạt tiêu, Cao su, Cà phê, Sa nhân, Quế.) Để cho việc kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng nông sản của Công ty ngày càng phát triển (tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo dựng niềm tin với khách hàng). Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nhằm rút kinh nghiệm để hoàn thiện khâu thu mua, giảm chi phí khâu thu mua, nâng cao chất lượng sản phẩm có chất lượng và hàm lượng lao động kỹ thuật cao. Công ty thường xuyên đưa những cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở thu mua hàng để chọn mua những hàng tốt. Để mở rộng kinh doanh hàng nông sản, Công ty thường cử một số cán bộ kinh doanh mặt hàng này tham gia vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để tìm đối tác kinh doanh, quảng cao, khuyếch trương sản phẩm hàng hoá của mình và tìm cách đưa sản phẩm hàng hoá của mình vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng. 1.3. Thị trường kinh doanh tổng hợp ở Công ty XNK Tổng hợp I. Công ty XNK Tổng hợp I kinh doanh trên phạm vị cả nước và ở nước ngoài. Trong nước, bạn hàng của Công ty là các đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh những mặt hàng Công ty quan tâm, chủ yếu là các đơn vị thuộc Bộ thương mại, Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, bộ giao thông vận tải và nhiều Công ty thuộc các địa phương. ở nước ngoài, Công ty có quan hệ lâu dài với các bạn hàng các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Nguồn hàng nước ngoài nhìn chung là ổn định, có khả năng cung cấp nhiều mặt hàng cho một số thị trường lớn như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Singapore, Malayxia, Thái Lan, Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, ý, Hungarie. Điều nổi bật Công ty đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc-một thị trường đầy triển vọng, chi phí vận chuyển thấp .Và một thị trường lớn nữa là thị trường Mỹ. Do có địa bàn hoạt động kinh doanh rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng, Công ty cần thiết phải thiết lập mối quan hệ với các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức tài chính, các đơn vị trong và ngoài nước có khả năng cung cấp thông tin, vốn, nhằm củng cố và duy trì thị trường, thực hiện nhiệm vụ trong từng năm và xác định kế hoạch phát triển xuất nhập khẩu cho những năm tiếp theo. 2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty 2.1. Mạng lưới vật chất kỹ thuật Trụ sở Công ty đặt tại 46 Ngô Quyền-Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Hệ thống thông tin gồm các máy: điện thoại, telex, fax, Computer đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài, đã góp phần đưa lại các thông tin kinh tế một cách kịp thời. Diện tích nhà làm việc, kho tàng, sân bãi, phương tiện vận tải, cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ cho công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 2.2. Lực lượng lao động Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện gánh vác nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho toàn cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Nếu xét trên ba nhóm tổng thể điều hành, chuyên viên quản lý, nhóm nhân viên quản trị và nhóm nhân viên tác nghiệp, thì ta có biểu sau: Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu phân bổ lao động Số lượng Tỷ lệ % 1. Tổng số lao động 464 100 2. Phân theo cơ cấu - Tổng điều hành - Chuyên viên quản trị - Nhân viên tác nghiệp 03 150 311 0,65 32,33 67,02 3. Phân theo trình độ - Đại học và trên Đại học - Trung cấp và cao đẳng - Phổ thông trung học 418 46 0 90 10 0 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Nhìn chung, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Hầu hết đội ngũ cán bộ có sức khoẻ tốt, trình độ khá, được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh, vì vậy Công ty là đơn vị có uy tín cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.3. Vốn Công ty từ ngày thành lập trong tay vốn lưu động chỉ có 139.000 đồng đến nay có gần 50 tỷ đồng. Với nguồn vốn này cũng đáp ứng được tạm đủ nhu cầu hoạt động của Công ty. Ngoài ra Công ty còn huy động vốn nhàn rỗi ở các cán bộ công nhân viên Công ty, vay thêm ở một số các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng cường, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công ty Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty đều đạt những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở đã tạo cho Công ty hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty làm công tác xuất nhập khẩu đã đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế và lực của Công ty. Trên cơ sở đó Ban lãnh đạo Công ty XNK Tổng hợp I nhận định chiến lược kinh doanh của mình là Đa dạng hoá mặt hàng và phương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm kiếm thời cơ, xây dựng củng cố địa bàn kinh doanh cũ, tìm kiếm bạn hàng mới, mặt hàng mới. Từ năm 1996 - 2001, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có được thành công nhất định. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty năm 1996 - 2001 Đơn vị: Triệu đồng._.hiếu nại. Thông qua hạch toán nghiệp vụ trong quan hệ của Công ty với bạn hàng nước ngoài để có sự linh hoạt khi xuất khẩu hàng hoá. ở giai đoạn tổng kết quá trình xuất khẩu, Công ty cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc kiểm điểm thực hiện hợp đồng của bạn hàng nước ngoài. Công ty lâu nay chưa chú ý nhiều đến công tác này, nhưng đây là vấn đề quan trọng bởi khi các đánh giá về bạn hàng, về thị trường mới có thể rút ra nhận định chiến lược có nên tiếp tục để hàng hoá vào đó hay không? Khối lượng, mẫu mã, chất lượng có cần thay đổi như thế nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường mới. Thanh lý hợp đồng cần được tiến hành ngày sau khi ký hợp đồng, tránh hiện tượng thất lạc hồ sơ, giấy tờ. Công tác lưu trữ, dự trữ của Công ty cần thực hiện tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh. Đối với một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu càng lớn thì quá trình hạch toán nghiệp vụ càng phải hoàn thiện và có tính khoa học. Công ty XNK Tổng hợp I là một đơn vị kinh doanh có quy mô tương đối lớn so với các doanh nghiệp trong nước, nhìn chung Công ty làm tốt công tác này, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao thì cần phải hoàn thiện khâu này hơn nữa, tiến hành hạch toán kinh doanh từng phòng nghiệp vụ thông qua sự kiểm tra giám sát của các phòng quản lý. 5. Hoàn thiện khâu thanh toán. Việc thu tiền càng thuận lợi, càng nhanh càng tốt cho doanh nghiệp, nó giúp cho Công ty tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng lợi nhuận cho Công ty. iii - một số kiến nghị - giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Công ty xnk tổng hợp i Đối với Việt Nam trong những năm tới, xuất khẩu hàng nông sản là hoạt động cực kỳ quan trọng nhằm tạo nguồn vốn cho phát triển nền kinh tế đất nước, nó xứng đáng được đặt lên địa vị được ưu tiên trong chính sách và chiến lược kinh tế của Nhà nước ta. Nhằm đưa quy mô hoạt động xuất khẩu hàng nông sản lên ngang tầm với tiềm năng của đất nước, điều đó cần có sự nỗ lực lớn từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia xuát khẩu hàng nông sản. Do đó, tác giả luận văn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị - đó cũng là biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. 1. Kiến nghị với Nhà nước 1.1. Đẩy mạnh sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản Sản xuất chính là khẩu tạo ra hàng cho xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, chất lượng hàng xuất khẩu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản thì bên cạnh việc tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng, Việt Nam cần phẩi đầu tư mạnh cho phát triển sản xuất hàng nông sản theo chiều sâu, từng bước nâng cao chất lượng hàng nông sản. Các biện pháp tiến hành bao gồm: - Tạo nguồn vốn ban đầu cho nông dân: Đây là việc làm hết sức cần thiết vì để mở rộng được diện tích đất gieo trồng, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học quản lý vào sản xuất... đòi hỏi cần có những chi phí không phải là nhỏ, mà nhiều khi người nông dân không tự trang trải nổi. Thời gian qua, các chương trình trợ giúp vốn cho người dân đã được thực hiện song kết quả thu được còn hạn chế. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do việc cho người nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi diễn ra dàn trải, thiếu tập trung. Điều đó dẫn tới mỗi hộ nông dân chỉ có thể vay một vài trăm ngìn đồng, không đủ cho đầu tư sản xuất. Các hội nông dân năng động muốn làm ăn lớn đã chấp nhận đi vay lớn lãi suất tín dụng thông thường thì lại gặp khó khăn trong vấn đề tải sản thế chấp. Trong khi đó ngân hàng lại có hiện tượng ứ đọng tiền mặt. - Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Mặt khác tại các ngân hàng còn diễn ra tình trạng ứ đọng vốn nhưng Công ty XNK nói chung khó đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn... nên rất khó tiếp cận được với nguồn vốn này. Thời gian tới Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp để khuyến khích ngân hàng cho các Công ty vay vốn để thu mua nông sản. Nhà nước nên bỏ quy định hạn chế mức tín dụng đối với ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích xuất khẩu. Trong trường hợp giá nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng thấp hay giá thu mua nông sản trong nước tăng gây thua lỗ cho các cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản xuất khẩu thì Nhà ước nên xem xét bằng qũy bình ổn giá cả để giảm đi một phần lãi suất tín dụng. Về phía ngân hàng, Nhà nước cũng cần xem xét lại các quy định về tài sản thế chấp để nó giữ đúng vai trò là điều kiện đảm bảo an toàn vốn cho vay chứ không phải là vật căn cứ giữa ngân hàng và Công ty. 1.2. Có đường lối, chính sách đúng đắn về hệ thống nghân hàng Việt Nam Để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thì ngoài việc có chiến lược xuất nhập, có chính sách trợ giá....Thì nhà nước cần có một đường lối chính sách đúng đắn về ngân hàng sao cho các ngân hàng Việt Nam phát huy được vai trò " bà đỡ" cho nền kinh tế. Hiện nay đã có ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Thương Mại, ngân hàng Thương Mại cổ phần Xuất nhập khẩu Eximbank, song các ngân hàng này còn bị hạn chế về vốn, công nghệ , nghiệp vụ , chưa phục vụ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu .Với mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho xuất khẩu, hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan tài trợ và bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu dưới hình thức ngân hàng như ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc China Eximbank, ngân hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản, ngân hàng xuất nhập khẩu Hungari, ngân hàng xuất nhập khẩu Triều Tiên... hoặc dưới hình tổ chức bảo hiểm như Hermes của Đức, Coface của Pháp...Mặc dù cơ cấu tổ chức có khác nhau song các tổ chức trên đều có một phần vốn quan trọng do chính phủ cấp, phần còn lại do các tổ chức này huy động thêm. Các tổ chức này đều chung mục đích là thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá cho quốc gia trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh và khai phá thêm thị trường mới. Từ những vấn đề bức xúc nêu trên, thiết nghĩ, nên chăng chúng ta cần có một ngân hàng mạnh về vốn, trình độ cao về công nghệ, giỏi về nghiệp vụ, một ngân hàng chuyên doanh lấy tên là ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, 100% vốn của nhà nước như là một tổng công ty quốc doanh. Ngân hàng sẽ độc quyền kinh doanh đối với những mặt hàng xuất khẩu chiến lược theo chủ trương của chính phủ trong từng thời kỳ và cạnh tranh trong lĩnh vực khác. Có như vậy, chúng ta mới đi được trên đôi chân của mình, thực hiện được sự bảo hộ cho các ngân hàng nội địa, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. 1.3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giảm, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường Những quy định về XNK và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói chung ở nước ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu được đổi mới và hoàn thiện, cụ thể là: - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ: Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo được tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kem thổi ngược” khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại không khuyến khích sản xuất mặt hàng đó. Việc khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và khuyến khích đầu tư sản xuất xuất khẩu ở nước ta hiện nay chỉ mới nhìn đến các Công ty có sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu và Công ty kinh doanh XNK. Trong thực tế còn vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng cac ưu đã. Vì thế Nhà nước cần xem xét và có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này. - Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế, công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số bất cập với diễn biến của hoạt động xuất khẩu, nhiều khi còn không ít thiếu sót và nhược điểm cần khắc phục và giải quyết. Về lâu dài, các quy định về xuất nhập khẩu hiện hành phải được bổ sung, sửa đổi, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển thuận lợi. Hiện nay, ở Việt Nam , thủ tục xuất khẩu vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức cho doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khi tỏ ra quan liêu, cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Đối với các mặt hàng có hạn ngạch, Nhà nước nên áp dụng đấu thầu để tránh hiện tượng tiêu cực, đem lại sự công bằng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trước mắt, khi chưa đưa được hình thức này vào áp dụng, cơ quan quản lý Nhà nước mà trực tiếp là Bộ thương mại phải lựa chọn ra các Công ty đáng tin cậy để giao hạn ngạch. Các Công ty phải có đủ điều kiện về vốn, mạng lưới thu mua, kho tàng để mua hết hàng hoá đặc biệt là nông sản cho người sản xuất. Mặt khác, Bộ thương mại cũng cần phải giám sát chặt chẽ, phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách hạ giá một cách bất hợp lý, gây thiệt hại cho Công ty cũng như Nhà nước. - Thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho người xuất khẩu:Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung. Chính sách này cần được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác, tuỳ theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch qua lớn so với giá thực tế trên thị trường. Mục đích phá giá đồng bản tệ là để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của đất nước và cải thiện cán cân đối ngoại . Về mặt lý thuyết, việc phá giá tiền tệ làm giảm nhập khẩu và xác lập một tỷ giá thuận lợi hơn cho tăng cường xuất khẩu. khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định một tỷ giá vừa đủ, nhưng cũng vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo toàn được đội ngũ bạn hàng. Thành công của biện pháp này đòi hỏi một loạt các chính sách đi kèm nhằm tạo điều kiện dể chuyển những nhân tố tăng trưởng bên trong và bên ngoài và giữ cho nền kinh tế không " suy sụp" trong điều kiện lạm phát. Từ quan điểm này, việc trọn thời điểm để phá giá tiền tệ là hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước sau 1 tháng kể từ đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 7/8/2001, NHNN Quyết định thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệ xuống ± 7%. Đồng thời năng tỷ giá chính thức 11.800VND/USD lên 12.998VND/USD cho thấy xuất khẩu của một số mặt hàng đã tăng so với tháng 7/2000 như: Gạo tăng 75%, Cà phê tăng 49%, Chè tăng 20%... Ngoài ra, điều chỉnh tỷ giá còn giảm lỗ cho những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ, và một số mặt hàng đang bị lỗ chuyển thành có lãi. Thực tiễn trên một lần nữa khẳng định cần có một chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý linh hoạt không nên cứng nhắc, luôn phải có sự điều chỉnh để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước. 1.4. Mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế - Cùng việc mở rộng các quan hệ song phương, tham gia ký kết các hiệp định thương mại, Nhà nước ta cần phải tham gia vào các mối quan hệ đa chiều của khu vực và trên thế giới theo phương thức đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ thương mại. Trước mắt Việt Nam còn phải tích cực phấn đấu để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), cố gắng đàm phán thành công hiệp định thương mại với Mỹ.. . Một số kiến nghị khác -Theo dõi sát việc thi hành thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp để kịp thời có các biện pháp xử lý những phát sinh vướng mắc nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực của chế độ thuế này đối với doanh nghiệp xuất khẩu - Đẩy nhanh việc hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu để cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng cho hoạt động xuất khẩu - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin về thị trường nông sản trên thế giới cho các Công ty hoạt động trên lĩnh vự này. Có thể nói thị trường nông sản thế giới là một thị trường biến động khá phức tạp. Nhưng ở Việt Nam thông tin này còn thiếu và chậm, độ chính xác lại chưa cao. Cho nên thời gian tới Nhà nước cũng như các Bộ có liên quan đắc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường thế giới. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các danh nghiệp có cơ hội thăm dò tìm kiếm thị trường. - Có sự đầu tư thích đáng vào nâng cấp cơ sở hạ tầng nhất là khu vực cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn và vùng miền núi. 2. Giải pháp đối với Công ty 2.1. Tổ chức nghiên cứu thị trường xác định mạng lưới thông tin Theo KEMCHIONMAE - một chuyên gia kinh tế xuất sắc của Nhật bản thì “ Bí quyết đảm bảo sức mạnh kinh doanh của một Công ty trước hết là thông tin”. Thông tin chính xác, đầy đủ về thị trường, về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó chính là tiền đề cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và thành công. Thật vậy, đối với một Công ty kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới, nơi có nhiều cơ hội làm ăn và đồng thời có nhiều rủi ro thì thông tin đóng một vai trò quan trọng, là chìa khoá, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chiến thuật kinh doanh, là nguồn gốc của thắng lợi và do đó là quyền lực quyết định sự tồn tại của Công ty trên thương trường. Thông tin cần có về một thị trường hàng hóa trên thế giới rất đa dạng và phức tạp. Muốn có được thông tin, nhà kinh doanh phải coi việc nghiên cứu thị trường là một công việc hàng đầu và tất yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nghiên cứu đó phải được tiến hành nhằm thu thập thông tin về tất cả các khâu trong quá trình tái sản xuất của một ngành hàng hoá (sản xuất - phân phối - tiêu dùng). Tìm thị trường là khó khăn nhưng sẽ trở nên dễ dàng nếu Công ty có được những thông tin chính xác về tình hình thị thường hàng hoá thế giới. Đối với Công ty XNK Tổng hợp I, thời gian qua việc thu lượm và xử lý thông tin còn chậm, chưa đầy đủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn. Chính vì vậy, Công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác thị trường như: Thu thập thông tin, quảng cáo, tuyên truyền thế mạnh của mình thông qua báo chí, phim ảnh... cải tiến hình thức quảng cáo marketing sản phẩm của mình để phù hợp với người tiêu dùng từng nước. Đồng thời, Công ty cần tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm tổ chức trong và ngoài nước, đây là một cơ hội rất tốt cho Công ty trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu, chào hàng, tìm đối tác kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, mặt khác cũng là một môi trường tốt để Công ty học hỏi và nâng cao nghiệp vụ kinh doanh và nghệ thuật thương mại. Nước ta có một lực lượng Việt Kiều rất lớn. Đây là thị trường tiêu thụ lớn, đồng thời giúp Công ty khuyếch trương sản phẩm của mình. Công ty cần phải tận dụng nguồn lực này. Trong thời gian tới, ngoài việc thực hiện dịch vụ kiều hối nên có những biện pháp hơn nữa đẩy mạnh khai thác nguồn tiềm năng này cùng với Việt Kiều mở các văn phòng đại diện nhằm thu hút, tập hợp thông tin về thị trường trong nước sở tại và giới thiệu hàng nông sản của Công ty. Thời gian gần đây nước ta đón rất nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài, các thương nhân đến thăm và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Việt Nam , Công ty cần tranh thủ thu thập thông tin, tiếp xúc với doanh nhân để chọn cho mình hướng kinh doanh thích hợp. Thực tiễn cho thấy các năm qua, qua các cuộc viếng thăm Công ty đã ký kết được hợp đồng mua bán, nghiên cứu nhu cầu khách hàng nước ngoài để có kế hoạch kinh doanh thích hợp. Chính vì vậy công ty nên tổ chức phòng marketing với chức năng: - Điều tra thăm dò nhu cầu của thị trường nước ngoài. - Chỉ ra các nhu cầu trên thị trường, các đoạn thị trường một cách chính xác khả thi. - Hoạch định các biện pháp chính sách như: chính sách sản phẩm, chính sách thị trường, chính sách giá cả...để thâm nhập và khai thác thị trường thành công. - Thu hồi thông tin phản hồi từ các đối tác... Tổ chức phòng marketing của công ty XNK tổng hợp I có thể tổ chức như sau: Sơ đồ số 8: Cơ cấu tổ chức phòng marketing Phòng marketing Bộ phận marketing XK Nguồn thu mua trong nước Thị trường nước ngoài Bộ phận marketingNK Thị trường nước ngoài Nhu cầu trong nước Với cơ cấu tổ chức phòng marketingnhư trên. ở đây xin đưa ra một kế hoạch chiến lược hoạt động của bộ phận marketing xuất khẩu của công ty theo sơ đồ sau: Thị trường XK Lựa chọn kế hoạch xuất khẩu Đánh giá cơ hội thị trường --------------- 1- Đánh giá hị trường tiềm năng 2-Ước tính lượng bán tiềm năng 3-Phân đoạn thị trường Xác định chiến lược XK ----------------- 1- Dụ kiến khối lượng bán ra 2- Nguần lực của công ty 3- Đối thủ cạnh tranh Chiến lược Marketing xuất khẩu Thông tin phản hồi Xây dựng các kế hoạch chiến lược marketing ------------------- 1- Đề mục tiêu XK 2- Kế hoạch hoá Marketing Mix: Sản phẩm, giá cả,phân phối, khuếch trương Ngoài ra Công ty XNK Tổng hợp I cần đặt các đại diện, cử cán bộ có chuyên môn sang các thị trường mới để thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tóm lại, công tác tìm kiếm thông tin tiếp cận thị trường là cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua. Nền kinh tế vĩ mô với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế không cho phép doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới mà không trang bị đầy đủ thông tin và nghệ thuật, kỹ thuật thương mại, chắc chắn sẽ bị bóp nghẹt và bị rủi ro là điều khó có thể không xảy ra. 2.2 Tổ chức tốt mạng lưới thu mua nông sản Khác với những sản phẩm công nghiệp, Việt Nam sản xuất nông sản diễn ra trên diện tích rộng, công tác thu mua lại diễn ra trong khoảng thời gian ngắn với khối lượng lớn. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua nông sản rộng khắp. Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp nông sản là tương đối dồi dào, nhưng để tránh những biến động về nguồn hàng do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, có nhiều doanh nghiệp được phép kinh doanh nông sản, hạn ngạch xuất khẩu nông sản gia tăng... Công ty cần kết hợp chặt chẽ với người sản xuất. Trong trường hợp dự báo khả năng xuất khẩu nông sản sẽ có nhiều thuận lợi, giá nông sản trên thị trường quốc tế sẽ tăng thì ngoài việc kết hợp thu mua nông sản trước cho người sản xuất, các doanh nghiệp nên cố gắng cấp vốn cho người lao động mở rộng diện tích gieo trồng, đầu tư sâu để nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm. Trong khâu thu mua, Công ty cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc. Vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp. Kế thúc khâu thu mua, Công ty phải đặc biệt chú trọng đến bảo quản hàng hoá, cấn phải chú ý nông sản là mặt hàng dễ bị mốc, mọt. Nhiều Công ty mặc dù sản phẩm đầu vào sản phẩm cấp tốt nhưng do bảo quản yếu nên chất lượng sản phẩm bị xuống cấp nghiêm trọng, không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Các hoạt động chế biến, đóng gói sản phẩm... cũng phải được tiến hành hẩn trương để chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu. 2.3. Huy động các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hàng nông sản Vốn luôn luôn là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với các Công ty chế biến, xuất khẩu nông sản hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Công ty phải chủ động tạo vốn kinh doanh từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Việc huy động nguồn vốn trong nước có thể thực hiện qua một số nguồn thu sau: - Huy động từ các ngân hàng thông qua hình thức vay. Mặc dù có nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn này nhưng Công ty vẫn phải coi đây là nguồn vốn quan trọng nhất để khai thác. Hiện nay, ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay nên rất thuận lợi cho các Công ty vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng để thu mua nông sản, chế biến, xuất khẩu. - Huy động vốn từ cán bộ, nhân viên Công ty. Hiện nay lượng vốn nhàn rỗi trong lực lượng lao động này còn khá lớn. Tận dụng nguồn vốn này mặc dù Công ty có thể trả lãi suất cao hơn một chút nhưng lại thu được lợi về nhiều mặt. + Thời hạn thanh toán nợ cho cán bộ nhân viên không bị khắt khe như ở các ngân hàng, Công ty có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, không phải chịu sức ép mạnh mẽ từ phía ngân hàng khi đến thời hạn thanh toán. + Khi cán bộ nhân viên bỏ vốn ra cho Công ty vay thì tự họ sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với hoạt động của Công ty. - Công ty phải tự huy động vốn từ chính lợi nhuận tích luỹ được. Đây là nguồn cơ bản lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh của Công ty. Ngoài việc huy động vốn từ các nguồn hàng trong nước thì vay vốn nước ngoài cuãng là giải pháp quan trọng và có hiệu quả mà Công ty cần lưu ý. Nguồn vốn nước ngoài có ưu điểm là rất lớn nhưng huy động lại khó vì các chủ nợ nước ngoài thường đòi hỏi các Công ty phải có những bảo đảm đáng tin cậy như tài sản thế chấp, tình hình sản xuất, xuất khẩu của Công ty. Việc huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua hình thức sau: - Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của Công ty, đặc biệt là khách hàng có khối lượng mua lớn, các bạn hàng quen thuộc có mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên để vay vốn từ các khách hàng này, điều quan trọng là Công ty phải thường xuyên bảo đảm được các hợp đồng đã ký kết về khối lượng và chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu. - Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm khi nhập hàng hoặc xin ứng vốn trước khi xuất hàng. Đây là hình thức huy động vốn nước ngoài có tính khả thi cao mà không phải mất khoản tiền lãi vốn vay. Song đòi hỏi Công ty phải có uy tín cao, nguồn hàng ổn định và kém chất lượng cao. Tăng cường công tác đầu tư, liên doanh liên kết với các đối tác. Trong tình trạng vừa thiếu máy móc thiết bị công nghệ thì đây là giải pháp hữu hiệu, giúp Công ty mở rộng chế biến xuất khẩu hàng nông sản. Việc hợp tác kinh doanh không chỉ chú ý đến đối tác trong nước hay nước ngoài, Công ty đều phải tỉnh táo lựa chọn đối tác đáng tin cậy để vừa giải quyết được khó khăn vừa bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp. 2.4. Có chính sách sản phẩm thích hợp Trong nền kinh tế thị trường, công ty chỉ có thể tạo và giữ uy tín của mình bằng chính sản phẩm và dịch vụ bán hàng của mình. Bởi thế có chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp được Công ty có thể dạnh tranh trên thị trường thế giới. Thời gian qua, chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn chưa cao, ngoài nguyên nhân từ phía các nhà sản xuất còn một nguyên nhân nữa là do các nhà chế biến, các nhà xuất khẩu chưa thực sự chế biến và bảo quản tốt. Trong xu hướng tiêu dùng hàng nông sản trên thế giới hiện nay là chuyển từ hàng rẻ, phẩm cấp thấp sang hàng có chất lượng cao thì đây là một hạn chế lớn cần khắc phục. Về phía Công ty cần thực hiện những công việc sau: - Cần phải coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của chiến lược về sản phẩm. Thật vậy, theo GS -TS. Võ Tòng Xuân phát biểu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam : “Chất lượng và giá cả đó là hai vấn đề sống còn”. Để có được sản phẩm chất lượng cao đáp ứng xuất khẩu, Công ty không chỉ nâng cao hiệu quả của công tác giám định mà còn phải tiến xa hơn nữa cung cấp những giống cây nông sản cao cấp phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới cho người sản xuất, hỗ trợ cho họ về các dịch vụ kém theo nhằm đảm bảo nguồn hàng thu mua có chất lượng. - Đẩy mạnh đầu tư vào khâu chế biến nông sản, khoảng chênh lệch giữa giá hàng nông sản sơ chế và hàng nông sản đã quá chế biến tinh ngày càng gia tăng. Vì thế sẽ là thiệt thòi cho Công ty nếu cứ xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản sơ chế như hiện nay. 2.5. Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV Nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những nguồn lực cơ bản của quốc gia. Nhật Bản những năm 50 nghèo nàn về mọi mặt, thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ..... nhưng đã đi lên bằng chính trí tuệ con người Nhật Bản. Với Việt Nam và cụ thể là đối với Công ty, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong ký kết hợp đồng mua bán. Kinh doanh trong môi trường quốc tế đầy biến động, thông tin thay đổi từng giờ, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải năng động, sáng tạo, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ để có thể dự báo được những biến động của thị trường, nắm bắt nhanh những thông tin về tình hình thế giới và đưa ra những ứng xử linh hoạt trước những biến động đó. Để làm được điều này Công ty cần có những biện pháp sau: - Thường xuyên gửi cán bộ, các nhà doanh nghiệp tre có năng lực đi học tập nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước. - Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp hộ nâng cao được trình độ nghiệp vụ xuất khẩu. Định kỳ gửi cán bộ đi đào tạo lại. - Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên đòi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ chi phí song hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn, quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của Công ty. kết luận Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thông qua đó các quốc gia có được nguồn ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xã hội đất nước, hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Với tầm quan trọng như vậy, xuất khẩu được đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy chủ lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh xuất khẩu trở thành nhiệm vụ chiến lược quốc gia trong suốt thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, tất cả các Bộ, ngành và đặc biệt là sự thực hiện của tất cả các Công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Với yêu cầu đặt ra, Công ty XNK Tổng hợp I đã luôn tìm cho mình hướng đi đúng đắn đẩy mạnh xuất khẩu phục vụ các chương tình kinh tế của Đảng và nhà nước, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Trên đây, luận văn đã trình bầy vai trò, nội dung và thực tiễn về hoạt động kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp I. Tác giả luận văn hy vọng sau thời gian thực tập tại Công ty tác giả sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản tạo điều kiện phát huy được những kiến thức đã tích luỹ ở trường. Phụ lục Phụ lục số 1 Dự báo giá thế giới Nguồn: Commodity Price Outlook tháng 11/2001 Ngân hàng thế giới 1. Gạo Giá có thể tiếp tục thấp (USD/tấn) 2. Cao su Giá tiếp tục thấp (USD/kg) 3. Cà phê Vụ cà phê Braxin bội thu làm giản giá (USD/kg) 4. Ca cao Giá hiện hành USD/kg 5. Chè Giá hiện hành USD/KG Phụ lục số 2 Contract No.01/gene - creo/99/ecc Between: the vietnam national general export - import corporation ( generallexim) Address: 46 Ngo Quyen street, Ha Noi, Viet Nam Telephone: 84 - 48265192 Fax: 84 - 4 - 859894 Represented by: Mrs Nguyen Thi Phuong, Director Hereinafter called the Seller. an: creo trade inc Address: Hikosen Blgd, 19 - 3, Kichijoji - Honcho3 - Chome, Musashino - shi, Toky, 180 Japan Telephone: 0422 - 21 - 4401 Fax: 0422 - 21 - 4424 Represented by: Mr. Yoshihiro Kikui, Director Hereinafter called the buyer, Both the Seler and the buyer agreed to sigh this contract under the following terms and conditions: 1. Commodity: Eri cut cocoon: Uniformed ivory white color Cocoon shall have the lengthin minimum 3cm 2. Price and term of shipment: CIF Bangkok port ( Incoterms 1993). Unit price: USD 8.00/kg Total: 6.240,00USD 3. Shipment 3.1. Shipment port: Hai phong port 3.2. Partial Shipment: Not Allowed 3.3 Transhipment: Allowed 3.4 Total quantity: 780 KGS ( 26 jute bags of a bout 30 kg net) 3.5 Time of Shipment: Before 30.1.2002 4. Payment The Buyer Shall remitte 6.2400,0 USD to the Bank for Foreign trade of Vietnam(Vietcombank). The payment shall be made upon presentation of the followwing dicements: 4.1. 3/3 Set of clean shipped on board bill of loding marked freight prepaid. 4.2. Commercial invoice in 03 originals 4.3. The certificate of origin to be issued by Vietnam Chamber of Commerce and Industry. 4.4 Packing list in 03 originals 4.5 The Seller’s certificate of quality and quantity. 4.6 The Insurance Polycy to cover 110% contrant value with claim payable in Japan Note: The Seller’s Certficate of quality at loading port shall be the fina. 5. arbitration: Contracting parties hereto undertake to fulfill this contract in good faith any dispute or cintrversy atisingshall be amicable negotiations. Should these fail, the parties shall subumit to the Vietnam Arbitration committee in Hano, Vietnam Chamber of Commerse and Industry whose awards shall be final and both parties. 6. Otheer conditions: a. All expence including bank. taxes, custom duties and collections in the territory of the Seller’s country relating to this contract shall be borne by the buyer. b. Any amendments or supplement to this contract shall be valid provide to be in writing and signed by the and authorized persions. c. The Selle shall establish daily operational contract with the reprseentative oflice of CREO TRADE INC. Hanoi,Jan.19,2002 The buyer The seller Tài liệu tham khảo 1/ Báo cáo “Sự phát triển của Công ty XNK tổng hợp I qua 17 năm thành lập” 2/ Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ 2002 của Công ty Generalexim 3/ Thương mại Việt Nam - Dự báo phát triển đến năm 2010 (Viện nghiên cứu thương mại 6/1999) 4/ Giáo trình “Kinh tế học quốc tế” - chủ biên PGS - PTS Tô Xuân Dân - Nhà xuất bản Giáo dục - 1998. 5/ Kinh tế 2001 - 2002 Việt Nam và Thế giới 6/ Thời báo kinh tế - Bài: Khuyến khích DN xuất khẩu- TgNguyễn Đức Hoàn- Số 19 - 6/3/2002 - Bài: Thách thức xuất khẩu 2002- Tg Lê Đăng- Số 8-27/1/2002-06-23 -Bài: Cà phê cùng cao su chung sống- Tg Hưng Văn- Số34- 28/4/2002 7/ Việt Nam chính sách Thương Mại và đầu tư (Chủ biên: Viện sĩ Võ Đại Lược - Viện nghiên cứu kinh tế thế giới - 2000). - Bài: Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam- Tg Đỗ Đức Định- Tr 213 - Bài: C/S Thương Mại của Việt Nam: Sự tiến triển, những vấn đề và triển vọng- Tg Lê Bộ Lĩnh- Tr 21 8/ Tạp chí Tài chính -Bài: Cần “bà đỡ ” cho các DN xuất khẩu- Tg PTS. Hoàng Hồng Hạnh (Tr 34 số 5/2002) -Bài:Chính sách điều chỉnh tỷ giá thúc đẩy xuất khẩu- Tg PTS. Nguyễn Đình Tài ( Tr 37 số 1/2002) 10/ Các tài liệu khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0499.doc
Tài liệu liên quan