Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa kinh tế & kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
đề án môn học
Đề tài:
một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
quan hệ thương mại Việt Nam - nhật bản
Giáo viên hướng dẫn : ts. Nguyễn thị hường
Sinh viên thực hiện : phạm tăng kiên
Lớp : QTKDQT - B
Khoá : 39
Hệ : Chính qui
Hà Nội 10/2000
Mở đầu
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc đó là xu thế tự do hoá ,khu vực hoá và toàn cầu hoá về thương mại .Những thay đổi
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, một mặt tạo ra những cơ hội thận lợi cho các nước đang phát triển có thể nắm bắt ,vườn tới nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác đang đặt ra những thách thức ,những vấn đề phức tạp hơn cho mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết . Chính vì vậy ,ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hội nhập vào xu thế này từ đại hội đảng lần thứ VI(12/1986) Việt nam đã thực hiện chính sách đối ngoạI từ đó đã tăng cường các quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới,không ngừng củng cố với các nước bạn bè truyền thống. Mà trong đó không thể không nọi tới quan hệ giữa việt nam và nhật bản. Hai nước này cùng nằm trong khu vực châu á có nhiều đIúm tương đồng về văn hoá -kinh tế,từ lâu đã quan hệ với nhau và ngày càng gắn bóchặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.
Quan hệ thương mại Việt- Nhật phôi thai kể từ đầu thế kỷ XVII đến nay tuy có nhiều khó khăn và thuận lợi, vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.
Trong những năm 70-80 của thế kỷ này, khi mà quan hệ kinh tế chính trị giữa hai nước gặp nhiều chắc trở thì hoạt động thương mại vẫn được duy trì. Bước sang thập kỷ 90,mọi cản trở đã dần được tháo gỡ, quan hệ thương mại Việt –Nhật đã có những bước tiến tốt đẹp cả về quy mô và chất lượng. Quan hệ thương mại Việt –Nhật đã tạo điều kiện cho hai nước xích lại gần nhau hỗ trợ nhau cùng phát triển đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam .
Mặc dù, Nhật Bản là bạn hàng thương mại đứng thứ hai của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt –Nhật có một vị trí khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng cho đến nay mối quan hệ này chưa thực sự được phát triển chưa xứng với tầm cỡ của nó. Quan hệ thương mại Việt –Nhật vẫn chưa thể hiện được xu hướng hợp tác lâu dài và còn cách xa tiềm năng kinh tế của hai nước.
Mối quan hệ này đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết trước yêu cầu thực tiễn. Do vậy, để tăng cường và thúc đẩy quan hệ phát triển thương mại Việt –Nhật là rất cần thiết hiện nay, nên em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt –Nhật”.
Rất mong được đóng góp một số ý kiến của mình vào thúc đẩy quan hệ này ngày càng tốt đẹp.
Đề tài này được trình bày với khuôn khổ có hạn nên ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế và sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại Việt –Nhật.
Chương II : Thực trạng quan hệ thương mại Việt –Nhật trong thời gian qua.
Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại Việt –Nhật.
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô trong khoa KT&KDQT và trung tâm tư liệu trường đại học KTQD tạo điều kiện thuận lợi cho em trong khi thực hiện đề tài. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến mọi người đã giúp đỡ em và đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Hường người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, đề tài này không tránh khỏi thiếu xót và những hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế và sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại Việt –Nhật.
I- Khái luận chung về thương mại quốc tế:
1. Khái niệm:
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ(hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá.
Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động khác nhau. Trên giác độ một quốc gia nó chính là hoạt động ngoại thương.
Ngoại thương là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài, bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mền máy tính, các thiết kế kỹ thuật các dịch vụ lắp ráp, thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và các loại dịch vụ khác… ), gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công tái xuất và chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ. Tất cả các hoạt động này đều lấy tiền tệ làm phương tiện trung gian.
2. Đặc điểm của thương mại quốc tế.
Ngày nay, thương mại quốc tế phát triển với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mọi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế của mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.
Tốc độ tăng trưởng thương mại “ vô hình” nhanh hơn tăng trưởng thương mại “hữu hình” thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với những xu hướng chủ yếu sau:
Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực và thực phẩm .
Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt
Tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là máy móc thiết bị.
Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng…
Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường càng cao, cáng mở rộng phạm vi thị trường sau lĩnh vực tài chính - tiền tệ ngày cáng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đi đôi với các quan hệ mâu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học và kỹ thuật, chuyển giao công nghệ … ngày càng đa dạng và phong phú, bổ sung cho nhau và thúc đẩy phát triển.
Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động và nhậy bén khi ra nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất gía và kém sức cạnh tranh.
Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy quan hệ tự do hoá thương mại, song mặt khác giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hàng rào mới, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.
II - Sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại Việt –Nhật.
1. Xu hướng toàn cầu hoá quan hệ kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải có một chính sách về thương mại thích hợp.
Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới hình thành một chỉnh thể thống nhất trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình quốc tế hoá diễn ra ở những cấp độ khác nhau trong tất cả các lĩnh vực như tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hoá - thể thao … điều đó đưa đến sự tất yếu phải “mở cửa” nền kinh tế của mỗi quốc gia ra thị trường thế giới và phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, phải coi thị trường thế giới vừa là nơi cung cấp các yếu tố “đầu vào” và là nơi tiêu thụ các sản phẩm “đầu ra” cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Chính đây là cơ sở khách quan cho việc hình thành chính sách mở cửa hay chính sách phát triển thương mại mỗi quốc gia.
Vì vậy, trong xu thế đó Việt Nam không nằm ngoài xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới. để tham gia vào thị trường thế giới hay thị trường khu vực để phát huy lợi thế so sánh của mình, điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải xây dựng các chính sách phù hợp “mở cửa” tự do hoá thương mại với các nước trên thế giới, trong khu vực nói chung và chính sách quan hệ thương mại Việt –Nhật nói riêng.
ở Đại hội VI (1986) Đảng ta đã đưa ra chính sách “mở cửa nền kinh tế, đa phương hoá quan hệ thương mại và đầu tư, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, tự do hoá thương mại …’’ và cùng với chính sách đổi mới đó chính phủ đã ban hành luật đầu tư nước ngoài(1987). Bộ luật này được Chính phủ liên tục sửa đổi cho phù hợp với điều kiện khách quan đặt ra được thể hiện ở các năm như vào năm 1996; năm 1999 và tháng 7 năm 2000. Điều này là động lực thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam và các nước trên thế giới và khu vực đặc biệt là quan hệ thương mại Việt –Nhật. Cùng với chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Việt Nam còn đưa ra chính sách hướng về xuất khẩu và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu với phương châm mở rộng diện bạn hàng, đối tượng hợp tác và vừa tập trung thu hút sức vào một số hoạt động có điều kiện phát triển nhanh và có hiệu quả cao(thể hiện ở văn kiện đại hội VIII - 1996) Đảng ta cũng đã đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là hoạt đông quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới, khu vực. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong ngành kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành thương mại nói riêng, để phục vụ cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước trên thế giới khu vực và duy trì mở rộng quan hệ với các nước truyền thống ngày một phát triển bền vững.
2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản có sự khác biệt nên có sự hỗ trợ cho nhau.
Do sự khác biệt về đIều kiện tự nhiên giữa Việt Nam và Nhật Bản như đất đai khí hậu ,khoáng sản…đã dẫn đến tình trạng mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và họ phải trao đổi cho nhau nhằm cân bằng phần dư thừa về loại sản phẩm này với sự thiếu hụt của sản phẩm khác.
Tiếp theo do sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kỹ thuậtgiữa Việt Nam và Nhật Bản đã đẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất,thí dụ như khác nhau về nguồn vốn,về trình độ kỹ thuật,về bí quyết công nghệ,về nhân lực và cả trình độ quản lý…Điều đó đòi hỏi phải có sự mở rộng phạm vi trao đổi giữa các yếu tố nói trên.
Quá trình phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản tất yếu dẫn đén phân công lao động ,sự phân công lao động này dần dần vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia biên giới hai nước đưa đến sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lẫn nhau giữa các công ty giữa hai nước. Và đặc biệt, xuất hiện một yếu tố khách quan là phải tiến hành chuyên môn hoá giữa các quốc gia nhằm đặt tới quy mô tối ưu cho từng ngành sản xuất mà cụ thể đây là hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là không phải mỗi nước Việt Nam hay Nhật Bản đều tự mình sản xuất mọi thứ hàng hoá để tự đáp ứng cho nhu caàu của mình kể cả trường hợp có đủ điều kiện cho việc sản xuất. Trái lại chính dung lượng của thị trường thế giới đòi hỏi mỗi quốc gia phải tập trung vào một số ngành và sản phẩm nhất định của mình có lợi thế để đạt tới quy mô sản xuất tối ưu.
Tiếp theo đó là sự đa dạng hoá trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia là một cơ sở quan trọng của việc phát triển quan hệ kinh tế – thương mại Việt – Nhật. Khi đời sống kinh tế ngày càng phong phú thì người tiêu dùng tìm đến các mặt hàng phù hợp thị hiếu và khả năng thanh toán của họ. Chính vì vậy mà quan hệ kinh tế Việt –Nhật cần có sự hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển và cùng đạt đến lợi ích chung tối ưu nhất giữa hai quốc gia.
3. Lợi thế so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.
a. Lợi thế so sánh của Việt Nam .
Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của đông nam á với dung lượng thị trường là 79 triệu người. Thị trường lao động của Việt Nam trong khu vực tương đối lớn nhưng lạI rẻ chất lượng không thua kém so với một số nước trong khu vực. Nếu so với Nhật Bản thì giá thuê lao động ở Việt Nam hết sức rẻ: o,18 USD /giờ trong khi đó Nhật Bản là 16,36USD /giờ. Việt Nam đang trong tình trạng dư thừa lao động quá lớn.
Việt Nam nhìn ra biển Đông với bờ biển dàI 3200 km , có nhiều đảo và quần đảo, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng lớn mỏ rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một yếu tố quan trọng nữa là Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới. Việt Nam có điều kiện hoà nhập với bước tiến của các nước trong khu vực một cách thuận lợi và đạt kết quả cao. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng của Đông Nam á nằm trên con đường chiến lược từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Hơn nữa Việt Nam lại nằm trên con đường độc nhất nối liền Đông á với Đông Nam á. đó là một tiềm năng rất lớn để phát triển và đó cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đaàu tư. Việt Nam nằm trên con đường giao thông kinh tế huyết mạch nối liền giữa Nhật Bản và thế giới bên ngoài, hàng năm 65 – 75% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Nhật Bản được vận chuyển trên con đường này. đây thật sự là thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản.
Việt Nam là một nước gần gũi về mặt địa lý, có nhiều điểm tương đồng về mặt kinh tế và văn hoá với Nhật Bản. Nhật Bản đã từng có mặt ở Việt Nam và Việt Nam đã từng được sử dụng các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ trước và bây giờ nó đã trở thành thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam . Việt Nam có rất nhiều loại tài nguyên thiên nhiên và trong nhiều thập kỷ qua đã từng xuất khẩu một khối lượng lớn sang Nhật Bản. Đương nhiên nếu không có Việt Nam , Nhật Bản vẫn có thể tìm kiếm tất cả những cái mà sự phát triển của nước này đòi hỏi của các nước khác. Tuy nhiên do vị trí của các nước này hoặc là nằm cách xa Nhật Bản hoặc không có nguyên liệu mà nền công nghiệp nước này yêu cầu hoặc chất lượng thấp hoặc giá cả chưa thoả đáng… nên Nhật Bản cần tới Việt Nam với tư cách là nguồn cung cấp nguyên liệu.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp khai thác và nông nghiệp –những hàng hoá mà nền kinh tế Nhật Bản đòi hỏi hơn nữa nền kinh tế Việt Nam lại đang trong giai đoạn ổn định và phát triển cho nên vấn đề thị trường đang là một vấn đề cấp bách.
b. Lợi thế so sánh của Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của Châu á với số dân lên tới 125,7 triệu người hầu như không có tài nguyên thiên nhiên gì và điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt. Thế nhưng, Nhật Bản là một trong cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, có mức dự trữ ngoại tệ đứng đầu trên thế giới với 233 tỷ USD và trình độ phát triển khoa học cao. Do vậy, Nhật Bản có ưu thế về vốn ,công nghệ và trình độ quản lý- những cái mà nền kinh tế Việt Nam đang rất cần. Trong khi đó Nhật Bản lại thiếu nguyên vật liệu và lương thực thực phẩm một cách trầm trọng – những cái nền kinh tế Việt Nam đang dư thừa.
Nhật Bản là cường quốc công nghiệp số một trên thế giới nhưng lại mang tính chất á Đông gần gũi với khu vực Đông Nam châu á do vậy sản phẩm của Nhật Bản thích nghi với người tiêu dùng Việt Nam. ấn tượng chữ tín của hàng công nghiệp Nhật Bản đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam từ những năm của thập kỷ 50-60. Chỉ có hàng công nghiệp của Nhật Bản mới thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam . không chỉ có thế nó còn có ưu thế cả về chất lượng và giá cả so với hàng hoá cùng loại của các nước công nghiệp khác.
Hàng xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp chế tạo – những hàng hoá mà nền kinh tế Việt Nam đang rất cần, vì hiện nay Việt Nam đang tiếan hành sự công nghiệp hoá hiện đại hoá nên rất cần những dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản.
Tóm lại, Nhật Bản và Việt Nam là hai nước có nền kinh tế bổ sung cho nhau, một nước công nghiệp phát triển và một nước nông nghiệp lạc hậu. Những cái mà Nhật Bản có hay có thể nói là dư thừa thì Việt Nam đang rất cần và ngược lại. đây là cơ sở cho việc trao đổi và là chìa khoá cho thương mại giữa hai nước phát triển. Quan hệ thương mại Việt –Nhật sẽ còn tiến xa hơn nữa khi hai nước khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh trong buôn bán và cung hợp tác phát triển.
4. Sự gặp gỡ lợi ích và nhu cầu tăng cường mở rộng quan hệ từ hai phía.
Nhật Bản ngày càng chứng tỏ là một cường quốc kinh tế và có vai trò to lớn trong khu vực và thế giới. Gần đây, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh và thay đổi trong chính sách của mình bằng chủ trương quay trở lạI châu á. Thực tế châu á hiện đang là bạn hàng và là đối tác kinh tế chủ yếu của Nhật Bản. “ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu á trong năm tàI chính từ tháng 3 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995 đã tăng với tốc độ kỷ lục 47% so với 11% mức tăng chung của tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoàI của Nhật Bản trong năm. chỉ riêng số đầu tư mới trong năm 1994 đã lên tới 9,7 tỷ USD chiếm 25% của tổng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài là 41,1 tỷ USD trong năm , tăng 1,5 tỷ USD so với 8,2 tỷ USD đầu tư của Nhật Bản vào châu á trong năm tài chính 1989- 1990. Vì vậy, mở rông quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng chính là nằm trong chiến lược chung nhằm đáp ứng những lợi ích màNhật Bản mong muốn. Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, trì trệ những năm gần đây thì việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tiến hành cải cách trong nước nhằm giải phóng toàn bộ những chở ngại về cơ cấu kinh tế cũng như hành chính trong đó giữ thông suốt và ổn định thị trường trong và ngoài nước là hướng thay đổi quan trọng của Nhật Bản đã và đang tiến hành. Vì thế tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước đông nam á, trong đó có Việt Nam là điều hết sức cần thiết và xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của chính Nhật Bản.
Khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc ở những năm 80 thì tình hình chính trị ở Nhật Bản đã có nhiều biến đổi mà nổi bật là đảng dân chủ – tự do với “ Hệ thống chính trị từ 1985” đã mât vị trí độc quyền. Trước những đòi hỏi của dân chúng và các đảng phái khác nhau… Nhật Bản buộc phảI đặt ra nhiều vấn đề trong đó có an ninh chính trị. Mặc dù chưa công bố công khai, song thếa giới vẫn nhận ra cái bón của Nhật Bản đang hiện ra khi nước này đang tìm những cách mới để bảo vệ an ninh và lợi thế quốc gia của mình trong môi trường thế giới ngày càng phức tạp và nhiều biến động bất ngờ. Nhật Bản đang có gắng hoạt động như một nước đứng đầu có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Một khi Mỹ giảm vai trò của mình ở châu á, nước Nga còn phải vật lộn với những khó khăn kinh tế thì rõ ràng đây là một cơ hội để cho các nưóc lớn trong khu vực như Nhật Bản và trung Quốc mở rộng ảnh hưỏng của mình. Làm thế nào và nước nào sẽ đóng vai trò thủ lĩnh trong khu vực, đây vẫn là câu hỏi mở. Vì thế, việc mở rộng quan hệ với đông nam á trong đó có Việt Nam cũng chính là yêu cầu cấn thiết để tìm kiếm lợi ích nói trên. Việt Nam không chỉ ở vị trí nối liền Nam và Đông á, Đông và Bắc á mà tiêu điểm quan trọng trong quan hệ chính trị giữa các nước trong khu vực. Một khi Việt Nam đã mỏ cửa hội nhập và là thành viên của ASEAN cũng như quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung quốc đã được caỉ thiện vì vậy Nhật Bản tăng cường quan hệ với Việt Nam chắc chắn sẽ có điều kiện mở rộng ảnh hưởng của mình. Điều này không chỉ tạo ra cân bằng trong quan hệ với các nước mà còn là dấu hiệu về tính chủ động và độc lập trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. đây cũng chính là sự điều chỉnh chính sách đối ngoạI của Nhật Bản – một chính sách thường bị phê phán chỉ là sự copy những biến tấu thay đổi của thế giới. Cũng cần nhấn mạnh thêm là, việc mở rộng quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn này đã nhận được sự ủng hộ và đông tình của các nước lớn, các nước trong khu vực và chính ngay cả trong nội bộ của Nhật Bản thân quen hệ hai nước trước đây vốn bị chi phối bởi các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện mới yếu tố kiềm chế quốc tế giảm đi sẽ là cơ hội thuận lợi để Việt Nam và Nhật Bản có thể mở rộng quan hệ. Xét ở góc độ vì sự ổn định chung của khu vực và thế giới, các cũng sẵn sàng ủng hộ việc hai nứoc Việt Nam –Nhật Bản mở rộng và tăng cường quan hệ. Đây chính là thuận lợi mà trước đây không thể có được. Trên thực tế hai nước đã có nhiều sáng kiến và hành động cụ thể giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Việc mở rộng tăng cường quan hệ giữa hai nước từ lợi ích của Nhật Bản mà còn xuất phát từ chính nhu câù và lợi ích của phía Việt Nam .
Để thoát khỏi khủng hoảng ,bao vây cô lập thì việc cải thiện và mở rộng quan hệ với các nước là hết sức cần thiết đối với Việt Nam .Chính sách đổi mới của Việt Nam thể hiện cả ở những thay đổi căn bản trong đối nội cũng như đối ngoaị đã chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước.Nhật Bản với tư cách là một nước có tiềm năng về kinh tế và có vai trò ổn định và hỗ trợ trong khu vực đã trỡ thành một đối tác và hướng ưu tiên để mở rộng quan hệ của Việt Nam .Điều này ,không chỉ nhằm mục đích duy trì môI trường ổn định xung quanh mà Việt Nam còn mong muốn nhận đươc sự giúp đỡ từ Nhật Bản . Hơn thế nữa,Nhật Bản cũng đã bắt đầu thể hiện vai trò của mình bằng các sáng kiến và hành động cụ thể ,đặc biệt trong quan hệ với các nước Đông Nam á .Vì thế,những vướng mắc ,trở ngại trong quan hệ hai nước dễ dàng được tháo gỡ và nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp để thúc đẩy các mối quan hệ này.Vì vậy, không chỉ kinh tế mà nhiều lĩnh vực như văn hoá ,khoa học…cũng được coi trọng kể cả những vấn đề vốn rất nhạy cảm như chính trị, an ninh.
Rõ ràng, chính sự gặp gỡ lợi ích từ hai phía ở giai đoạn này đã là cơ sở vững chắc để nhanh chóng mở rộng và thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam –Nhật Bản .Nếu đơn thuần chỉ tồn tại lợi ích từ một phía thì chắc chắn sẽ không có một giai đoạn mới quan hệ Việt – Nhật phát triển như ngày nay .Đây chính là cơ sở đáng tin cậy để tiếp tục mở rộng quan hệ trong tương lai.Điều này,không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì mục tiêu lâu dài của cả hai nước nhằm “xây dựng cho Châu á mới của ngày maivà sẽ đóng góp một cách to lớn vào lịch sử nhân loại”.
Chương II
Thực trạng quan hệ thương mại Việt –Nhật trong thời gian qua.
I- Thực trạng quan hệ thương mại Việt –Nhật
Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã trải một thời gian dài và gặp nhiều biến động nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển. Mối quan hệ này ngày càng được khẳng định trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam Nhật Bản nói chung. Để hiểu được mối quan hệ này có từ khi nào, quá trình phát triển của nó ra sao? Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Dựa vào đặc điểm lịch sử quan hệ thương mạI Việt –Nhật có thể được chia thành những giai đoạn sau:
1. Giai đoạn trước năm 1955.
Quan hệ thương mại Việt –Nhật đã phôi thai kể từ nửa đầu thế kỷ 17 khi tàu Goshuinsen (tàu buôn được shogun cấp giấy phép) chạy theo lộ trình giữa Hội An với các thành phố cảng của Nhật Bản như Nagasaki, sakai… lúc bấy giờ ở Nhật Bản khai thác được nhiều vàng, bạc, đồng Nhật Bản xuất sang Việt Nam vàng, bạc những đồng tiền bằng đồng, gươm,đao, mành xếp, quạt xếp… Còn trên những con tàu Goshuinsen khi trở về nước đã chất đầy tơ tầm, san hô, da hươu, ngà voi… lấy từ Việt Nam . Các thương gia Nhật Bản đã đem những hàng hoá mà mình dư thừa sang Việt Nam để bán cho thương gia ở đây và mua cuả họ những hàng hoá mà nhật không có để mang về nước. Những hoạt động buôn bán này thường hết sức nhỏ bé và mang tính chất thụ động. Cho tới khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp (cuối thế kỷ18), Pháp bắt đầu khai thác mỏ than Hòn Gai và thương gia Nhật đã vào mua một khối lượng lớn. Việt Nam xuất khẩu than đá sang nhật nhiều đến mức hầu hết những người dân Nhật thời bấy giờ chỉ biết đến Việt Nam là than Hòn gai. Do vậy, quy mô buôn bán Việt Nam Nhật Bản đã được mở rộng và hoạt động buôn bán không còn mang tính chất tự phát như trước đây và đã phát triển thành những hoạt động buôn bán có tổ chức.
Chiến tranh thế giới lần hai bùng nổ, Pháp hàng Đức. Tháng 9/1940 Nhật Bản đưa quân vào Đông Dương, từ 23/9/1940 sau khi Nhật Bản cho quân dời biên giới chiếm lạng Sơn, ném bom HảI phòng, đổ bộ lên Đồ sơn. với hiệp định Tokyo ngày 6/5/1941 Pháp thừa nhận vị trí ưu đãi của Nhật trong quan hệ kinh tế với Đông Dương. Ngay sau đó một số công ty của Nhật vào Việt Nam và nhanh chóng nắm các ngành kinh doanh quan trọng,khai thác nguồn lợi ở đây. Nhật Bản đã đẩy mạnh các hoạt động buôn bán với thị truờng này, nen chỉ một thời gian ngắn tỷ trọng buôn bán của Nhật Bản với thị trường Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản (1941 –1942)
Đơn vị: triệu F.FR
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Trị giá
Tỷ trọng%
Trị giá
Tỷ trọng%
1941
1599,63
56
336,4
16,8
1942
2338,8
94,6
1142,8
77,7
Nguồn: thống kê hàng năm về Đông Dương 1941-1942.
Khối lượng các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng khá nhanh, xem bảng 2
Bảng 2: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Việt Nam sang Nhật Bản
Đơn vị: tấn
Loại hàng
1940
1941
1942
Gạo
468280
583328
961941
Ngô
177023
119252
123980
Cao su
30683
37831
Apatít
24154
74750
Than không khói
479007
506495
288662
Quặng sắt và magan
41000
38991
62723
Các kim loại khác
2659
2350
4977
Nguồn: thống kê hàng năm về Đông Dương1941 -1942
Số liệu trên cho thấy Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản, mức xuất siêu tương đối lớn chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Nhật Bản. Hoạt động buôn bán Việt Nam - Nhật Bản tăng nhanh năm 1941 trị giá buôn bán Việt Nam -Nhật Bản mới chỉ đạt 1935,7 triệu F. FR, đến năm 1942 đã tăng lên 3481,6 triệu F.FR , tăng 79,9% so với năm 1941 khối lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng nhanh, đây là một bước nhảy vọt so với các thời kỳ trước năm 1940.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản là hàng tiêu dùng, một số tư liệu sản xuất và một số hàng hoá phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản tại Việt Nam.
Từ năm 1943 trở đi hoạt động thương mại Việt - Nhật giảm hẳn, trị giá buôn bán hai chiều không đáng kể. nguyên nhân là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và phát xít Nhật của Việt Nam đang diễn ra ác liệt và tiến dần tới hồi kết thúc. Tháng 8/1945 cuộc cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân, phát xít Nhật đã đầu hàng và rời khỏi Việt Nam. Sự ra đi này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt thời kỳ hoàng kim của quan hệ thương mại Việt - Nhật kiểu thuộc địa.
Quan hệ thương mại Việt – Nhật bị chấm dứt trong giai đoạn 1945-1955. Nguyên nhân là do phát xít Nhật bị bại trận và phải rời khỏi Việt Nam. Trong suốt giai đoạn này tuy có những lúc không phản ánh đúng bản chất của mình nhưng vẫn toát lên sự mong muốn hợp tác của cả hai bên. Sang giai đoạn mới, quá khứ đau thương của hai dân tộc sẽ lùi lại phía sau, cả hai nước cùng bước vào một thời kỳ mới- thời kỳ của sự hợp tác và phát triển.
2. Giai đoạn 1955-1975.
Nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền bắc hoàn toàn giải phóng trong khi đó miền nam lại rơi vào ách thống trị của đế quốc Mỹ. Tình trạng này kéo dài suốt 20 năm cho tới 30/4/1975 Việt Nam mới hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất. Thời kỳ này trong quan hệ với Việt Nam , Nhật Bản luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt chính sách của Mỹ, thiết lập quan hệ chặt chẽ với chính quyền Sài Gòn ở miền Nam và không quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hoà ở miền Bắc. Nhưng trong thực tế Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ không chính thức với miền Bắc Việt Nam về mặt chính trị xã hội. Để thực hiện chủ trương đó, năm 1955 “ Hội mâu dịch Việt- Nhật” – tổ chức thương mại phi chính phủ của Nhật Bản đã ra đời nhằm xúc tiến mậu dịch với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là bước tiến quan trọng của phía Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nhật phát triển theo chiều hướng tích cực. Sau khi hai miền Nam Bắc Việt Nam thống nhất (1975), hội mậu dịch Việt - Nhật có vai trò tích cực trong việc đưa hai nước xích lạI gần nhau hiểu biết thông cảm với nhau và xoá dần mọi mặc cảm giữa hai dân tộc. Trong thời gian này hoạt động buôn bán Việt- Nhật gặp rất nhiều khó khăn nảy sinh từ cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam đã làm cho kim ngạch buôn bán hai chiều còn rất nhỏ bé, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất sang Nhật Bản là than không khói gạo, cao su. Than là mặt hàng xuất khẩu của miền Bắc, gạo và cao su là mặt hàng xuất khẩu của miền Nam. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản là hàng tiêu dùng điện tử, tư liệu sản xuất, ô tô và một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho quân đội Mỹ ở miền Nam, còn máy móc thiết bị phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Tuy có nhiều cản trở nhưng ngày 21/9/1973, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản ở cấp đại sứ. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Từ đây quan hệ thương mạI Việt - Nhật được công khai hoá. Chính phủ Nhật Bản đã chính thức cho phép các công ty Nhật thiết lập quan hệ buôn bán với các tổ chức kinh tế của Việt Nam . quan hệ thương mại Việt –Nhật bước sang một giai đoạn mới đầy thuận lợi và có nhiều triển vọng với sự giúp đỡ của chính phủ hai nước. Sau sự kiện này, quan hệ thương mại Việt –Nhật sôi động hẩn lên bất chấp những khó khăn do cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam gây ra. Cho tới 30/4/1975 Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, Việt Nam đã thoát khỏi chiến tranh và bước vào thời kỳ cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kể từ đây quan hệ thương mại Việt –Nhật không còn mang những nét đặc thù như trước mà chỉ thuần tuý là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá của Nhật Bản với nước Việt Nam thống nhất. Do nhiều nguyên nhân tác động tới hoạt động thương mại giữa hai nước trong giai đoạn này, nên kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nhật hết sức nhỏ bé và được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt –Nhật 1955-1975
Đơn vị :triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng cộng
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước(%)
1956
0,34
-
0,39
-
0,72
-
1957
4,14
1217,6
3,80
974,4
7,94
1102,8
1958
3,65
88,2
4,63
121,8
8,27
104,2
1959
4,81
131,8
5,15
111,2
9,95
120,3
1960
7,56
157,2
6,57
127,6
14,12
141,9
1961
9,98
132,0
5,03
76,6
15,01
106,3
1962
9,02
90,4
3,75
74,6
12,77
85,1
1963
7,2
79,8
4,89
130,4
12,1
94,8
1964
7,9
109,7
4,18._.
85,5
12,07
99,8
1965
11,46
145,1
4,35
104,1
15,81
130,9
1966
9,65
84,2
5,53
127,1
15,18
96,0
1967
6,69
69,3
1,82
32,9
8,50
55,9
1968
6,11
91,3
2,44
134,1
8,55
100,6
1969
6,02
98,5
7,26
297,5
13,27
155,2
1970
6,32
104,9
5,02
69,1
11,34
85,5
1971
11,62
183,9
3,61
71,9
15,22
134,2
1972
2,54
21,9
3,05
84,5
5,59
36,7
1973
8
314,9
5
163,9
13
232,6
1974
30
375
21
420
51
392,03
1975
28
93,3
65
309,5
93
182,3
Tổng cộng
181,01
-
162,47
-
343,41
-
Nguồn : thống kê của bộ tài chính Nhật Bản, JETRO
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam _Nhật Bản tăng nhanh so với giai đoạn trước tuy còn thất thường ,nhưng đặc biệt kể từ năm 1974 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ,kim ngạch buôn bán hai chiều tăng vọt lên.Năm 1973 kim nhạch xuất nhập khẩu Việt-Nhật chỉ đạt 13 triệu USD đến năm 1974 đã tăng lên51triệu USD tăng 392,9%so với năm1973 nhưng tói năm 1975 đã lên tới 93 triệu USD tăng 182,3%so với năm 1974.
Trong vòng hai mươi năm (1956-1975) tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam –Nhật Bản đạt 343,41 triệu USD,trong đó nhập khẩu 162,47triệu USD ,xuất khẩu 181,01 triệu USD .Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản 18,54 triệu USD .Những kết quả đạt được từ hoạt động buôn bán Việt –Nhật tuy còn nhỏ bé nhưng rất đáng khích lệ đói với Việt Nam .
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản là than không khói ,hàng thuỷ hải sản và cao su.Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản là hàng tiêu dùng đIửn tử ,máy móc thiết bị và ô to.Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là nguyên liệu thô,thực phẩm chưa qua chế biến còn nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng chế taọ.Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt –Nhật đã phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế của hai nước.
Tháng 10/1973 sau khi hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ,Nhật Bản ký một hiệp định viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng 28 trệu USD cho năm tài chính 1975.Khoản viện trợ này được sử dụng để mua hàng hoá của Nhật Bản như xe tải hạng nặng,ôtô điện,máy ủi và các loại hàng hoá khác cần thiết cho Việt Nam khôi phục nền kinh tế.Hiệp định này đã làm cho kim nhạch xuất khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản tăng vọt lên năm 1974 kim nhạch xuất khẩu đạt 21 triêụ USD tăng 420% so với năm 1973,tới năm 1975 đã tăng lên 65 triệu USD tăng 309,5% so với năm 1974.Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Nhật năm 1975 cao hơn năm 1974 là 44 triệu USD.
Trong giai đoạn này khối lượng thương mại giữa hai nước còn hạn chế do hoàn cảnh chiến tranh và lệnh cấm vận của Mỹ ,vì vậy mức chu chuyển thương mại Việt-Nhật vẫn hết sức nhỏ bé.Quy mô buôn bán còn cách xa so với tiềm năng của hai nước nhưng dù sao nó cũng thể hiện được sự coó gắng và tinh thần hợp tác của cả hai bên.Chiến tranh đã vĩnh viễn lùi lại phía sau,quan hệ thương mại Việt –Nhật sẽ bớt khó khăn hơn và tiếp tục được phát triển trong điều kiện mới.
3. Giai đoạn 1975-1985 :
Trong gai đọan này, quan hệ thương mại Việt –Nhật tuy có gặp nhiều thuận lợi hơn nhưng lại gánh vác trọng trách nặng nề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam .Giờ đây, không còn lý do gì hai nước tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại với nhau.Cả Nhật Bản và Việt Nam đếu muốn lam việc này ,một công việc mà đáng lẽ họ phải lam từ lâu.Bằng hành động thiện trí và hợp tác của mình ,Nhật Bản hy vọng sẽ xoá đi được mặc cảm trước đây. Tháng 12/1976 lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, một đoan đại biểu các quan chức Nhật Bản tên nhiều lĩnh vực:công nghiệp ,thương mại, tài chính ,lâm nghiệp và giao thông do ngài KEISUKE ARITA,một quan chức ngoại giao sang thăm Việt Nam .thảo luận về ba vấn đề chính :(1) các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật ,(2) xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam và(3) vấn đề tài trợ cho xuất khẩu của Việt Nam đã được thoả thuận trong nhiều cuộc gặp gỡ Nhật –Việt tương tự.Các công ty và ngân hàng Nhật Bản đã bắt đầu tim hiểu thị trường Việt Nam ,có nhiều kế hoạch để bán hàng hoá ,vật tư thiết bị của Nhật Bản và mua nguyên vật liệu cần thiết là dầu thô ,nông sản của Việt Nam .
Để tăng cường thúc đẩy thương mại Việt –Nhật trong hai năm tiếp theo (1977-1978) Nhật Bản đã quyết định cho Việt Nam vay tiền với lãi suất thấp để thực hiện những chương trình trên thông qua các cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản .
Nhật Bản cũng hứa cung cấp cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại là 16 tỷ Yên trong 4 năm và các khoản cho vay khoảng 26 tỷ Yên. trong năm đầu thực hiện dự án này, Nhật Bản đã chi ra 4 tỷ Yên viện trợ không hoàn lạI và cho vay 10 tỷ yên. ngoàI ra Nhật Bản còn áp dụng chính sách bảo hiểm thương mại để đẩy mạnh hoạt động buôn bán với Việt Nam. Họ sử dụng bảo hiểm thương mạI trung và dàI hạn để bảo hiểm cho các công ty vay tiền ngân hàng mua hàng hoá từ Việt Nam và bán chịu hàng hoá cho Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản dùng chính sách này để khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hoạt động buôn bán với thị trường Việt Nam. Với những bước đi này, hai nước ngày càng tiến xa trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại.
Bên cạnh chính sách khuyến khích buôn bán với Việt Nam do chịu sự chi phối của Mỹ, Nhật Bản đã sử dụng quy chế “ hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước xã hội chủ nghĩa trong đó cóViệt Nam”. Chính quy chế thương mạI phần nào đã kìm hãm sự phát triển quan hệ thương mạI Việt –Nhật. Quan hệ thương mạI Việt –Nhật đang trên đà tiến triển tốt đẹp và theo chiều hướng thuận lợi thì vào cuối năm 1979, chính quyền Pôl pốp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược một số tỉnh phía nam Việt Nam và trung Quốc gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam . Quan hệ giữa trung quốc và chính quyền Pôl pốp của Campuchia với Việt Nam trở lên xấu đI và cuối cùng trở thành đối nghịch.
Từ đấy quan hệ của Mỹ, Nhật Bản với Việt Nam cũng vì thế tiếp tục theo chiều hướng đI xuống, đặc biệt là sau khi chính quyền Pôl Pốp bị đánh bạI ở Việt Nam và một số tỉnh ở Campuchia. Một lần nữa Mỹ cùng Nhật Bản, các nước phương tây khác và đồng minh của Mỹ trong khu vực liên kết với trung quốc thực hiện bao vây cô lập và cấm vận kinh tế chống Việt Nam. Dưới sức ép của Mỹ và dưới áp lực mạnh mẽ của các nước đồng minh, Nhật Bản quyết địhn đình chỉ viện trợ chính thức cho Việt Nam và bắt đầu sử dụng viện trợ kinh tế của họ như một đIều kiện về mặt chính trị làm áp lực đối với Việt Nam. Hoạt động này đã làm cho mọi hoạt động thương mạI của Việt Nam Nhật Bản về căn bản không thực hiện được như mong muốn vì vậy các giai đoạn tiếp theo ba chương trình hợp tác kinh tế - thuơng mại Việt Nhật bị đình lạI. Hoạt động thương mạI Việt Nhật một lần nữa lại rơI vào tình trạng không chính thức và khó khăn chồng chất. Doanh nghiệp hai nước chủ yếu sử dụng buôn bán qua trung gian để tránh lệnh trừng phạt và bao vây kinh tế của Mỹ chống Việt Nam. Quan hệ thương mạI Việt –Nhật được tiếp tục là do sự cố gắng hợp tác hết sức của các doanh nghiệp hai nước. Do vậy kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nhật bị giảm sút nhiều: năm 1978 là 281 triệu USD thì năm 1979 xuống còn 164 triệu USD , giảm 58,4% và tới năm 1982 tụt xuống 129 triệu USD. Hoạt động buôn bán hoàn toàn bất lợi đã dẫn đến mức chu chuyển thương mại Việt Nam Nhật Bản giảm 48%. Hoạt động thương mạI Việt Nhật diễn ra cầm chừng từ anưm 1979 cho tới năm 1984 khi Việt Nam bắt đầu rút quân ra khỏi Campuchia. Quan hệ Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản
Và các nmứoc các nước đồng minh của Mỹ cũng phần nào được cảI thiện.
Đến năm 1985 Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện tiến trình rút quân ra khỏi Campuchia. Lúc này Mỹ ,Nhật Bản và các nước đồng minh của Mỹ có tháI độ thiện chí hơn đối với Việt Nam. Quan hệ thương mạI Việt –Nhật cũng được cảI thiện. Chính vì vậy sau nhiều năm (1979-1983) buôn bán giảm sút thì đến năm 1984 chu chuyển thương mạI việt nhật đã nhích lên chút ít nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ba năm trước khi xảy ra vấn đề Campuchia. Sự biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật 1976-1985
Đơn vị: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng cộng
Tỷ giá xuất siêu
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước (%)
1976
49
-
167
-
216
-
-118
1977
73
148,9
173
103,6
246
113,9
-100
1978
52
71,2
229
132,4
281
114,2
-1,7
1979
48
92,3
116
50,7
164
58,4
-68
1980
49
102,1
111
95,7
160
97,6
-62
1981
37
75,5
109
98,2
146
91,3
-72
1982
36
97,3
93
85,3
129
88,4
-57
1983
38
105,5
119
127,9
157
121,7
-81
1984
51
134,2
119
100
170
108,3
-68
1985
65
127,5
149
125,2
214
125,9
-84
Tổng cộng
498
-
1385
-
1883
-
-887
Nguồn: thống kê bộ tài chính Nhật Bản, JETRO
Trong vòng 10 năm từ 1976-1985 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nhậtđạt 1883 triệu USD trong đó, trong đó xuất khẩu 498 triệu USD, nhập khẩu đạt 1385 triệu USD. Việt Nam đã nhập siêu từ Nhật Bản với khối lượng lớn hàng hoá trị giá 887 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. đIều này hoàn toàn hợp lý vì Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ nhật bản các tư liệu sản xuất và một số máy móc thiết bị nhỏ để xây dựng lạI đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nhật phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế hai nước. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn là than đá, cao su, thuỷ hảI sản và gạo. nguyên liệu thô, nông sản và thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nhật. Trong khi đó cơ cấu hàng nhập khẩu Việt Nam từ Nhật Bản lạI có sự thay đổi đáng kể các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc thiết bị loạI nhỏ, tư liệu sản xuất và ôtô tải. Tuy hoạt động buôn bán diễn ra còn cầm chừng thế nhưng sang giai đoạn mới mối quan hệ này lạI hoàn toàn khác hẳn, hoà nhập vào một thế giới hoà bình và phát triển, bước đầu khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
4. Giai đoạn 1986 đến nay.
Sang đến thập kỷ 80 thay cho cuộc chạy đua vũ trang, các nứoc nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển kinh tế nhằm xây dựng một thế giới hoà bình thịnh vượng và tương thuộc, đây là xu thế chung của khu vực và thế giới. Hoàn cảnh quốc tế đã hoàn toàn thay đổi trong khi đó Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn lạc hậu, bị bao vây và cô lập kinh tế. Tình hình này đòi hỏi Việt Nam phải có sự chuyển hướng chiến lược thiết lập nền hoà bình ổn định khu vực, mở hướng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam á, các nước Châu á - Thái Bình Dương.
Để thực hiệnđường lối đó, chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách cải tổ cơ cấu và mở cửa nền kinh tế vào năm 1986. Việt Nam bắt đầu thực hiện sự chuyển hướng chiến lược của mình với ba nội dung chính sau:
Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ bỏ mô hình công nghiệp hoá cũ, chuyển hướng cơ cấu các ngành và đIều chỉnh cơ cấu đầu tư. Ưu tiên trọng tâm được dành cho sản xuất lương thực,thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
Mở cửa nền kinh tế, đa phương hoá quan hệ thương mạI và đầu tư, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, tự do hoá thương mại…
Việt Nam thực hiện sự chuyển hướng chiến lược để hấp thụ những hiệu ứng tích cực từ cải tổ cơ cấu, dòng chảy vốn , kỹ thuật từ Nhật Bản và các nước NICs cho việc phát triển kinh tế nhằm thoát ra khỏi tình trạng cô lập và lạc hậu. Với chính sách đổi mới đó tháng 12 năm 1987 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành và có hiệu lực thi hành vào đầu năm 1988. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế thì năm 1988 là năm đầu tiên Việt Nam thực sự đổi mới với tốc độ tăng trưởng kịnh tế nhanh và bộ mặt nền kinh tế từng bước thay đổi. Kết quả đạt được có sự đóng góp của chính sách tự do hoá thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu.
Chính sách hướng về xuất khẩu và đẩy mạnh các hoạt đông xuất khẩu của chính phủ Việt Nam cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy quan hệ thương mạI Việt –Nhật phát triển. Nhà nứơc Việt Nam cho phép doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được phép tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của mình.
Khi Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới”, chính phủ Nhật Bản đã có “cái nhìn” tích cực đối với Việt Nam đó là đã cho phép các công ty Nhật Bản vào Việt Nam thăm dò và tìm đối tác để tăng cường buôn bán và hợp tác kinh doanh. Nhiều đoàn doanh nghiệp của Nhật Bản đã lần lượt sang Việt Nam để nghiên cứu thị trường, hoạt động này đã làm tăng “nhiệt độ” của mối quan hệ thương mại Việt –Nhật vốn đã “nguội lạnh” kể từ khi Việt Nam đưa quan vào Campuchia và Mỹ thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế chống Việt Nam.
Đầu năm 1988, liên doanh dầu khí Việt – Xô đã ký hai hợp đồng bán dầu mỏ cho nước ngoài, đều bán cho Nhật Bản. do vậy năm 1988 là năm đầu tiên xuất khẩu dầu thô mà lại xuất sang Nhật làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nhật năm 1988 tăng vọt lên so với năm 1987, năm 1987 chỉ dừng lại ở con số 232 triệu USD thế nhưng năm 1988 đã lên tới 390 triệu USD tăng 120,7 %. Năm 1989, Việt Nam rút hết quân ra khỏi Campuchia, vấn đề này vốn là hố sâu ngăn cách quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại Việt – Nhật nay đã được dàn xếp hoà bình lại tái lập ở Campuchia và khu vực ở Đông Dương đang ngày càng ổn định. Tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam, đó là kết quả của việc thực hiện thành công chính sách đổi mới của Việt Nam, đồng thời cũng là động lực thu hút sự tăng cường hợp tác kinh tế của Nhật Bản đối với Việt Nam. Tình hình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy hợp tác về kinh tế – thương mại Việt -Nhật ở các năm tiếp theo. Tháng 10/1990 lần đầu tiên trong lịch sử hai nước, ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch đã sang thăm Nhật Bản. theo đánh giá của hai phía chuyến đi thăm Nhật Bản lần này của ngoại trưởng Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mơí trong quan hệ Việt -Nhật. Tiếp đó, tháng 6/1991 ngoại trưởng Makayama sang thăm Việt Nam cùng với các chuyến thăm lẫn nhau quan hệ hai nước được cải thiện rõ rệt. Bứoc vào thập kỷ 90, trong tình hình bối cảnh thế giới thay đổi rất sâu sắc sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và trong giai đạn qua độ của tiến trình sắp xếp lại tương quan lực lượng ở Châu á -Thái Bình Dương và Nhật là ở Đông Nam á, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những điều kiện và khả năng phát triển thuận lợi hơn : (1) xu thế hội thoạI và hợp tác cùng phát triển, tính chất phụ thuộc lấn nhau giữa các nước đang ngày càng trở lên mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Châu á- Thái Bình Dương nổi lên là một khu vực rất quan trọng cả về chính trị và kinh tế, thực hiện sự quan tâm chú ý ngày càng lớn của các nứoc lớn và các trung tâm lớn trên thế giới. (2) sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản từ chỗ gắn chặt với Mỹ và phương Tây chuyển sang chủ trương “ quay trở lại Châu á” theo hướng coi trọng Châu á hơn, đóng vai trò chủ động hơn, nhằm phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực. Các nứơc ASEAN giờ đây là bạn của Việt Nam, nhân tố này tạo tiền đề cho Nhật Bản mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với Việt Nam.
Tháng 11/1992 sau “Hội thảo Quốc tế về chuyển sang kinh tế thị trường”chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ trở lạI cho Việt Nam ,kết thúc 14 năm gián đoạn (1978-1992) .Tiếp sau việc nối lạI viện trợ (ODA) cho Việt Nam ,chính phủ Nhật Bản tuyên bố huỷ bỏ quy chế hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng kỹ thuật cao, hàng chiến lược sang các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam,đã được áp dụng từ năm 1977.Từ nay Việt Nam được phép nhập khẩu những máy móc thiết bị hiệ đại từ Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Tháng 2/1993 đoàn KEIDANREN (Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản ) tới thăm Việt Nam .Đến tháng 3/1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức thăm Nhật Bản trong vòng 4 ngày và đã bày tỏ mong muốn Nhật Bản tăng cưoừng hợp tác hơn nữa với Việt Nam .Chuến thăm của Thủ tướng đã có vai trò không nhỏ trong việc cảI thiện quan hệ giữa hai nước và thu hút được sự quan tâm hơn nữa của chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam. Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam cũng trong tháng 3/1993,Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tái lập bảo hiểm thương mại trung và dài hạn sau 14 năm ngừng cung cấp (1979-1993).
Ngày 3/2/1994 “Diễn đàn thúc đẩy và phát triển hơn nữa quan hệ kinh doanh Việt Nam –Nhật Bản “ đã được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Diễn đàn này sôi động và thu hút đông đảo doanh nghiệp cả 2 nước tham gia.Sự kiện này đánh dấu một mốc phát triển của quan hệ thương mại Việt –Nhật .Từ tháng 4/1994 Chính phủ Nhật Bản mở thêm bảo hiểm ngắn hạn cho Việt Nam .Tiếp đó Nhật Bản ký với Chính phủ Việt Nam hiệp định “tránh đánh thuế hai lần”.Cứ 6 tháng một lần phía Nhật Bản xem xét và đIều chỉnh lại chính sách bảo hiểm thương mại.Những bước tiến này của phía Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động với Việt Nam .
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng TMICHI MURAYAMA-Thủ tuớng đầu tiên của Nhật Bản trong hai ngày 25-26/8/1994,đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ Việt-Nhật .Sự có mặt của Thủ tướng Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định mạnh mẽ chính sách “nhìn về Việt Nam” của Chính phủ Nhật Bản .Trong chuyến thăm,Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ ủng hộ tích cực chính sách đổi mới của Việt Nam ,tiếp tục hợp tác kinh tế với Việt Nam và dành cho Việt Nam một khoản viện trợ khoảng 60 tỷ yên trong tài khoá 1994 và cử sang Việt Nam đoàn đIều tra tổng hợp về hợp táckinh tế vào tháng 10/1994.Phía Nhật Bản cũng nhất trí về việc “Tổ chức những người tình nguyện Nhật Bản hợp tác với nước ngoài”,cử giáo viên Nhật Bản sang Việt Nam dạy tiếng Nhật Bản và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7 tỷ 733 triệu yên.
Sau chuyến thăm của thủ tướng, nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn về Việt Nam được tổ chức ở Tokyo, osaka, Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, đã làm nóng lên bầu không khí “ đầu tư vào Việt Nam” và buôn bán với Việt Nam . Các doanh nghiệp Nhật Bản được sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ ,các nhà bảo hiểm , ngân hàng và các công ty của Nhật Bản trong hoạt động buôn bán và đầu tư ở Việt Nam. Hoạt động xúc tiến mậu dịch của chính phủ Nhật Bản đã làm cho hoạt động thương mại Việt – Nhật sôi động và nhộn nhịp hẳn lên. Chính vì vậy, cho tới nay đã có những ngân hàng có tên tuổi như Bank of Tokyo, IBJ, Fufitsu, Misubishi và rất nhiều hãng thương mại lớn của Nhật Bản có mặt tại Việt Nam. Bằng các chính sách và bước đi của mình, chính phủ Nhật Bản đã thực sự thúc đẩy tiến trình hợp tác với Việt Nam trên cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Nhật Bản đã thực sự tiến xa hơn trong quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại với Việt Nam kể từ ngày Mỹ chính thức bỏ lệnh cấm vậnthương mại chống Việt Nam. đồng thời Nhật Bản cũng giành cho Việt Nam nhiều ưu đãi hơn trước. Chính vì vậy, mà hoạt động kinh doanh của các công ty Nhật Bản tại thị trường Việt Nam ngày càng sôi động cho đến nay đã có 168 công ty của Nhật Bản đầu tư và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Cuối năm 1994, một phái đoàn thương mại Việt Nam do thứ trưởng bộ thương mại Mai văn D dẫn đầu đã sang thăm Nhật Bản. thành phần đoàn gồm có các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam. Mục đích của chuyến thăm là thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Nhật Bản và tiếp cận với thị trường Nhật Bản để nắm bắt rõ thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh với thị trường này. nhiều cuộc hội thảo và diễn đàn về Nhật Bản và thị trường Nhật Bản đã được tổ chức tại Hà Nội và thành phố ò Chí Minh thổi bùng lên phong trào “buôn bán với thị trường Nhật Bản” tất cả những việc làm cụ thể và thiết thực này đã góp phần bước tiến quan hệ thương mại Việt –Nhật đang ở vào thời kỳ phát triển.
Ngày 11/7/1995 Mỹ chính thức tuyên bố “ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam” sự kiện này thực sự mở ra cho Việt Nam một kỷ nguyên mới cho sự phát triển hợp tác kinh tế – thương mại với tất cả các nước trên thế giới.
Những bước tiến của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam thực sự có ý nghĩa đối với quan hệ thương mạI Việt Nam – Nhật Bản. từ đây sẽ không có một lý do khách quan nào ngăn cản mối quan hệ này phát triển và chính phủ Nhật Bản cũng không phải điều chỉnh chính sách kinh tế thương mại của mình đối với Việt Nam. Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN. Sau 3 năm là thành viên của ASEAN, ngày 14/11/1998, Việt Nam lại bước vào một tổ chức mới,đó là diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - tháI bình dương. Sự kiện này đã đặt Việt Nam vào một vị thế mới trong quan hệ với Nhật Bản. Tất cả mọi ưu đãi trong buôn bán mà Nhật Bản đã dành cho các nước ASEAN và các nứoc trong khối APEC thì Việt Nam sẽ được hưởng. Hoạt động buôn bán của các nước ASEAN, APEC phát triển rất nhanh, chắc chắn Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng này.
Hoàn cành quốc tế ngày càng thuận lợi đã tạo đà cho quan hệ thương mại Việt –Nhật phát triển không ngừng và có những bước tiéen đáng ghi nhận, nhịp độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ, đã vượt xa so với giai đoạn trước.
Bảng 5 : kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản
Đơn vị : triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch XNK Việt- Nhật
Tỷ giá xuất siêu
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước (%)
Kim ngạch
So với năm trước (%)
1986
83
-
189
-
272
-
-106
1987
144
173,5
179
94,7
323
118,8
-35
1988
196
136,1
194
108,4
390
120,7
2
1989
347
177
169
87,1
516
132,3
178
1990
595
171,5
214
126,6
809
156,8
381
1990
662
111,3
217
101,4
879
108,7
445
1992
870
131,4
451
207,8
1321
150,3
419
1993
1069
122,9
639
141,7
1708
129,3
430
1994
1350
126,3
644
100,8
1994
116,7
706
1995
1716
127,1
921
143,0
2637
132,2
795
1996
2020
117,7
1140
123,8
3160
119,8
880
1997
2198
108,8
1283
112,5
3481
110,2
915
1998
1850
84,4
1380
107,6
3230
92,8
470
1999
1620
87,5
1315
95,2
2940
90,8
305
Tổng cộng:
14720
-
8935
-
23660
-
5789
Nguồn: số liệu thống kê của bộ tài chính Nhật Bản, JETRO.
Trong vòng 14 năm (1986 – 1999) tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt – Nhật đạt 24262 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Nhật đạt 15130 triệu USD, nhập khẩu 9132 triệu USD. Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản một khối lượng hàng hoá tương đối lớn trị giá 5998 triệu USD, chiếm 28,4% tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt – Nhật. Đây thật sự là một bất ngờ đối với Việt Nam vì trong nhiều năm liên tục Việt Nam đã tình trạng nhập siêu và hơn thế nữa Việt Nam là một nước trong những nước thâm hụt triền miên cán cân thương mại.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy nếu như năm 1986, 1987 Việt Nam vẫn nhập siêu từ Nhật Bản thì đến năm 1988 tình thế lại quay ngược trở lại. Năm 1988 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản sau một thời kỳ nhập siêu. Trong suốt 12 năm (1988 – 1999) Việt Nam liên tục xuất siêu sang Nhật Bản. Điều này phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam tuy còn ở mức thấp nhưng dù sao cũng là một nguồn động viên đáng khích lệ đối với Việt Nam. Việt Nam đã thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường Nhật Bản, vì vậy tình trạng thâm hụt triền miên của Việt Nam trong cán cân thương mại Việt – Nhật đã bị đẩy lùi. Kim ngạch buôn bán Việt – Nhật tăng nhanh và tương đối ổn định.
Qui mô buôn bán không ngừng gia tăng năm 1985 đạt 272 triệu USD, đến năm 1997 đã lên tới 3481 triệu USD, trong vòng 12 năm (1986 – 1997) kim ngạch buôn bán Việt – Nhật tăng 12,8 lần. Đến năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng và sự suy giảm kinh tế của Nhật Bản kim ngạch buôn bán có giảm chút ít, song vẫn đạt mức 3,23 tỷ USD tăng 11,9 lần so với năm 1986 trong đó Việt Nam vẫn xuất siêu 470 triệu USD. Năm 1999 tình trạng còn tồi tệ hơn, tính đến hết tháng 7/1999 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 90% so với cùng kỳ năm 1998. Phân tích sâu hơn ta thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 1999 giảm 4,37% tương ứng 47 triệu USD, so với cùng kỳ năm 1998, trong đó các mặt hàng giảm mạnh là: linh kiện xe máy CKD giảm 73,62%, phân bón các loại giảm 51,6%, ôtô các loại giảm 39,75%, sắt thép các loại giảm 18,58%. Tuy vậy, tỷ trọng mậu dịch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng mậu dịch của ta với thế giới thấp hơn không đáng kể ở năm 1998.
Trong hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản có phần khả quan hơn chút ít nó phản ánh sự cố gắng của ta trong đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung, trong những ngành hướng về xuất khẩu nói riêng. Tính đến tháng 9/1999 kim ngạch xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, nghĩa là cao hơn cùng kỳ năm trước tới 210 triệu USD. Trong đó đáng chú ý xuất khẩu gạo tăng mạnh đạt 444,29%, hoa quả tăng 92,05%, cao su tăng 90,2%. Nếu so với hoạt động xuất khẩu chung của chúng ta, thì hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản gia tăng mạnh hơn, vì vậy vai trò của thị trường Nhật Bản cũng gia tăng, chiếm tới 14% thị phần xuất khẩu của ta.
Điều đang lưu ý trong hoạt động mậu dịch của ta với Nhật Bản là trong nhiều năm chúng ta xuất siêu. Tuy nhiên, nhìn nhận đánh giá hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Song có điều thống nhất là xuất siêu ở đây không phải phản ánh thế mạnh trong hoạt động kinh doanh nói chung của các công ty Việt Nam. Trong thực tế chúng ta chưa tạo ra được những nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn. Chúng ta mới chỉ tìm kiếm những cái có sẵn (không phải nhiều) để xuất khẩu. Vấn đề này đặt ra là phải xây dựng được chiến lược về sản phẩm trong xuất khẩu nói chung, đối với từng thị trường nói riêng. Đây và vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Để giải quyết cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh thế sang hướng mạnh và xuất khẩu, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển các ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu, đặc biệt cần nâng cao năng lực cạnh tranh qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá kỹ thuật, công nghệ các ngành sản xuất chế biến hàng xuất khẩu ....
Bảng 6: Tỷ trong xuất khẩu Việt – Nhật trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Đơn vị: triệu USD
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Kim ngạch XK Việt – Nhật
347
595
662
870
1069
1350
1716
2020
2198
1850
Tổng kim ngạch XK của Việt Nam
1946
2404
2087,1
2580,7
2985,2
4054,3
5200
7256
9274
9300
Tỷ trọng %
17,8
24,8
31,7
33,7
35,8
33,3
33
27,8
23,7
19,9
Nguồn: Thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, JETRO
Kim ngạch xuất khẩu của Việ Nam sang Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng nhưng tỉ trọng của nó lại tăng giảm thất thường. Năm 1985 mới chỉ đạt 4,6% năm 1993 đã lên tới 35,8%, đến năm 1998 tụt xuống còn 19,9%. Năm 1998 là năm mà giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt – Nhật giảm trong một thời gian dài liên tục. Vậy nguyên nhân nào đưa đến việc giảm kim ngạch xuất khẩu Việt – Nhật? Nguyên nhân dễ nhận thấy là cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản, thực sự nền kinh tế Nhật Bản đang rơi vào vòng xoắn giảm phát. Điều này đã dẫn tới tính trạng giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 1997 so với năm 1996 (8,8% so với 17,7%) và sự chững lại của kim ngạch xuất khẩu năm 1998 so với năm 1997 (-15,8% so với 8,8%). Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng việc mất giá của đồng yên và của các đồng tiền khác đã làm cho hàng hoá Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có nên năm 1998 kim ngạch xuất khẩu Việt Nhật chỉ đạt 1850 triệu USD bằng 91,6% so với năm 1996. Đồng thời do suy thoái kinh tế của Nhật Bản, sức mua trong nước giảm, ngơừi dân Nhật Bản không còn sung túc như trước đã dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng dệt may... và trong chừng mực nào đó kể cả dầu thô. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế của Nhật Bản không những gây hậu quả trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến Việt Nam một cách gián tiếp. Châu á chủ yếu là Đông Nam á, chiếm 70% giá trị kim ngạch ngoại thương của Việt Nam khi hoạt động giữa các nước này và Nhật Bản suy yếu thì cũng sẽ ảnh hưởng tới tình trạng thương mại của Việt Nam do một tỷ lệ khá lớn hàng xuất khẩu (nông, lâm hải sản) của Việt Nam sang các nước Đông Nam á được tái xuất sang Nhật Bản sau khi được chế biến lại.
Công cuộc cải tổ, đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành quả bước đầu đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được từ sự tăng trưởng kinh tế phần nào được thực hiện trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản: năm 1989: 347 triệu USD nhưng đến năm 1996 đã lên tới 2020 triệu USD nhưng đến năm 1997, 1998 có dấu hiệu giảm sút và đến năm 1999 lại có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên kim ngạch xuất của Việt Nam sang Nhật Bản tăng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, yếu tố này chứng tỏ thị trường Nhật Bản đã chấp nhận hàng hóa của Việt Nam và triển vọng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa khi thời kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực và suy thoái kinh tế Nhật Bản qua đi.
Bảng 7: Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD
Tên hàng
1996
1997
1998
1999
Dầu thô và chế biến
634
603
305
302
Tôm đông lạnh
190
240
221
230
Dụng cụ gia đình
57
53
68
57
áo khoác dùng cho bé trai
116
98
65
63
Quần áo thể thao
61
62
61
65
Than đá
69
67
62
58
Sơ mi bé trai
59
62
57
54
Quần áo bé trai các loại khác
60
58
45
40
Va li, tủ, cặp, xắc các loại
57
59
44
41
Dép và phụ tùng
48
78
38
37
Nguồn: Hội mậu dịch Việt – Nhật
Bảng 8: Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Nhật Bản.
Đơn vị: Triệu USD
Tên hàng
1996
1997
1998
1999
Dầu thô và chế biến
634
603
305
307
Tôm đông lạnh
190
240
221
231
Linh kiện điện tử
19
94
94
95
Sản phẩm sắt thép
25
26
34
36
Ôtô các loại
38
48
32
30
Máy và phụ tùng cho điện thoại và điện tín
-
20
28
28
Máy xây dựng, khai thác
20
29
-
21
Hàng tơi lụa
-
22
28
27
Dầu nhẹ
25
27
28
30
Xe gắn máy các loại
153
59
27
25
Bán thành phẩm thép và hợp kim thép
18
6
24
25
Hàng dệt bông
20
25
21
21
Sợi tổng hợp
26
25
21
20
Nguồn: Hội mậu dịch Việt – Nhật.
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta trong những năm gần đây cũng đã có sự cải thiện. Cụ thể là các mặt hàng qua chế biến tăng lên, còn các mặt hàng chưa qua chế biến đã giảm dần, năm 1997 còn 53%. ...
Hiện nay các hàng xuấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34985.doc