Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý mạng bán hàng của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Lời mở đầu Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin, mọi thành tựu khoa học công nghệ được đáp ứng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh giữa các Công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng nỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, có như

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý mạng bán hàng của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy mới tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm, yếu tố mạng lưới tiêu thụ luôn có tầm quan trọng và tính thời cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong những Công ty có truyền thống, uy tín, nó được phát triển lâu dài và là một Công ty lớn của miền Bắc. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số Công ty cùng ngành nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là hoạt động bán hàng gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Để có thể đứng vững trong tình hình hiện nay trên thị trường bánh kẹo, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ trước tới nay. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động bán hàng ở Công ty hiện nay, em chọn nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU” Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu. Chương 2: Thực trạng quản lý mạng bán hàng của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý mạng bán hàng của Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu. Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý mạng bán hàng của Công ty, góp phần vào sự phát triển của Công ty. Em hy vọng phần nào đó có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của Công ty. Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô và các anh chị trong Công ty để đề tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên: Th.S Mai Xuân Được cùng các thầy cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Sinh viên Lê Văn Phi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1.1 Thông tin chung về Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch quốc tế: HAI CHAU CONFECTIONNERY JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HACHACO JSC Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: (04) 8621664 Fax: 04 8621520 Email: haichau@fpt.vn Website: Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển – HN Mã số thuế: 01.001141184-1 Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2 Trong đó: - Nhà xưởng: 23.000m2 - Văn phòng: 3.000m2 - Kho bãi: 5.000m2 - Phục vụ công cộng: 2.400m2 Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một Công ty Cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Mía đường 1 – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty thành lập ngày 02 tháng 9 năm 1965. 1.1.2 Ngành nghề kinh doanh hiện nay + Bánh kẹo. + Bao bì thực phẩm. + Gia vị, Mì ăn liền. + Các loại nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Hoạt động thương mại và dịch vụ tổng hợp. + Văn phòng nhà xưởng cho thuê. Là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm với hơn 40 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao. Trong những năm gần đây (2001-2007), Công ty tiêp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc... Và sản xuất các chủng loại sản phẩm rất đa dạng: bánh bích quy, quy kem, lương khô tổng hợp, kem xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại với gần 100 chủng loại mặt hàng rất phong phú và chất lượng cao. Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% năm, doanh thu sản phẩm hàng hoá trên 160 tỷ VNĐ/năm, tăng trên 350% so với năm đầu mới đầu tư. Tổng sản phẩm bánh, kẹo, bột canh các loại hiện nay gần 20.000 tấn/năm. Để cùng hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường, Công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện hiện chương trình ISO-9000: 2000, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày càng đổi mới hơn về phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm tỷ trọng 20% lực lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Trong những năm gần đây,các sản phẩm của Công ty tham gia các kỳ hội chợ triễn lãm trong nứơc và quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hàng năm đều được tặng thưởng Huy chương vàng và được bình chọn vào TOP TEN "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Do có những bề dày thành tích sản xuất kinh doanh, Công ty đã được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Nhà Nước: 1 Huân chương Kháng chiến, 5 Huân chương Lao động, 3 Huân chương Chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Bộ Ngành - Thời kỳ đổi mới. Công ty đã xác lập quan hệ thương mại trên phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất, thương maị trong nước và các công ty nước ngoài như: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Nhật, Bỉ, Italia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore... Và kênh phân phối sản phẩm trên toàn quốc với 350 đại lý là đầu mối chính chiếm thị phần lớn sản phẩm Hải Châu tại các tỉnh thành phố. 1.1.3 Các giai đoạn phát triển 1.1.3.1 Giai đoạn 1: Từ năm 1965 - 1986 Ngày 16/11/1964:: Bộ trưởng bộ công nghiệp ra quyết định số 305/QDDBT tách ban thiết kế ra khỏi nhà máy Hoàng Mai, thành lập Ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng Hải và Quảng Châu sang, bộ phận ban thiết kế và chuẩn bị sản xuất vừa khẩn trương xây dựng vừa lắp đặt thiết bị cho phân xưởng mỳ sợi. Ngày 2/9/1965: Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt nhà nước cắt băng khánh thành nhà máy Hải Châu. Lúc này, phân xưởng bánh kẹo đã có sản phẩm bán ra trên thị trường và hoạt động sản xuất dần ổn định. Nhà máy ra đời gồm 3 phân xưởng chính là phân xưởng mỳ sợi, phân xưởng bánh , phân xưởng kẹo. Năm 1976 bộ công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu sơn (Lạng sơn) thành phân xưởng sấy phun. Mặt hàng chủ yếu của phân xưởng này là sữa đậu lành và bột canh. Năm 1978: Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền từ công ty Sam Hoa(TPHCM ) để thành lập phân xưởng mỳ. Năm 1982: Bộ công nghiệp thực phẩm cho dừng phân xưởng mỳ do khó khăn về nguyên liệu và công ty đã đầu tư 12 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp. Sản phẩm bánh kem xốp xốp có mặt trên thị trường trở thành sản phẩm có thế mạnh của công ty. 1.1.3.2 Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến nay Thời kỳ này, để phát triển sản xuất kinh doanh công ty đã mở rộng sản xuất bằng việc tận dụng mặt bằng nhà xưởng. Năm 1989 – 1990: Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 200 lit/ngày. Năm 1990 – 1991 công ty lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất Bánh quy Đài loan nướng bánh bằng lò điện tại phân xưởng sản xuất cũ với công xuất là 2,5 – 2,8 tấn/ca. Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao lại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước nên đạt hiệu quả kinh tế cao. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác công ty tiếp tục đẩy mạnh đi vào sản xuất theo chiều sâu các mặt hàng truyền thống là bánh kẹo và mua sắm thêm máy móc thiết bị mới để phục vụ sản xuất, thêm vào đó là thay đổi mẫu mã sản phẩm nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năm 1993: công ty mua thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức với công suất 1 tấn/ca. Năm 1994 công ty đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức với mức công suất 500 kg/ca để sản xuất bánh kẹo với chất lượng cao. Năm 1996 công ty liên doanh sản xuất Sôcôla giữa Bỉ và công ty bánh kẹo Hải Châu ra đời và đi vào hoạt động với những sản phẩm Sôcôla Bỉ chất lượng cao. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ có 30% là bán trong nước 70% là bán ở nước ngoài. Cũng trong năm 1996 công ty đã mua 2 dây chuyền sản xuất kẹo của Đức trong đó : + Dây chuyền sản xuất kẹo cứng có công suất 2400 kg/ca. + Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 1200 kg/ca. Năm 1998 công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh có công suất thiết kế 4 tấn/ ca. Năm 2001 mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp với công suất thiết kế là 1,6 tấn/ca. Cuối năm 2002 đầu tư thêm dây chuyền sản xuất Sôcôla với năng suất 200 kg/giờ. Năm 2004 công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh kẹo mềm cao cấp với công suất 2,2 tấn/ca trị giá 80 tỷ đồng. 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ BỘ MÁY QUẢN TRỊ 1.2.1 Cơ cấu tổ chức sảc xuất Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu gồm 6 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ: + Phân xưởng bánh 1: Sản xuất bánh Hương thảo, Lương khô, Bánh quy hoa quả trên dây chuyền của Trung Quốc. + Phân xưởng bánh 2: Sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôla trên dây chuyền của CHLB Đức. + Phân xưởng bánh 3: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh Marie, petit,… trên dây chuyền Đài Loan. + Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loại bột canh thường, bột canh Iốt trên dây chuyền sản xuất bột canh của Việt Nam. + Phân xưởng kẹo: Sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức. + Phân xưởng bánh mềm: Sản xuất bánh mềm cao cấp trên dây chuyền bánh mềm của Hà Lan. + Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ): Đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy,…phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng của các sản phẩm. Mỗi tổ trong các phân xưởng thường được chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ra trong ca. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu sản xuất của công ty Bánh kẹo Hải Châu Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu FX Bánh mềm FX Kẹo FX Bánh III FX Bánh II FX Bột canh FX Bánh I Bánh Tulip Sôcôla Kem xốp Lương khô Bánh custard Kẹo cứng Kẹo mềm Kẹo xốp Bánh quy Lương khô Bánh quy BC iốt BC thường (Nguồn: phòng kế hoạch vật tư) Để quản lý phân xưởng, trong các phân xưởng còn có bộ phận quản lý gồm có: + Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng. + Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị. + Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất. + Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ tổng hợp số liệu trên phòng Tài vụ. 1.2.2 Bộ máy quản trị Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty Bánh kẹo Hải châu Đại Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban điều hành Ban kiểm soát Phòng tổ chức Phòng hành chính bảo vệ Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng đầu tư XDCB Phòng kế hoạch vật tư Phòng kinh doanh thị trường XN Quy kem xốp XN Bánh Cao cấp XN Gia vị TP XN Kẹo Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh (Nguồn Phòng Tổ chức) Do đặc thù về loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất và đặc biệt để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, Công ty sử dụng hình thức quản lý kết hợp trực tuyến với chức năng. Hình thức quản lý này đã tận dụng được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của cả 2 phương thức. Cách quản lý này thể hiện cả tính tập trung và phi tập trung. Do đó bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định, khoa học, phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất, hiệu quả. 1.3 TIỀM LỰC CỦA CÔNG TY 1.3.1 Vốn kinh doanh Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Vốn của công ty lên rất nhanh trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình bước vào cổ phần. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng Việt Nam). Mỗi năm tổng nguồn vốn của Công ty lại tăng lên, tình hình tài sản của Công ty trong thời gian qua được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty (đơn vị: Triệu đồng) TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 Tổng tài sản 82569.2 132317.9 157820.3 166062.6 2 TCCĐ và đầu tư ngắn hạn 44657.8 49210.7 49523.1 50165.5 3 TSCĐ và Đầu tư dài hạn 37911.5 83107.2 108297.2 115897.1 4 Tổng vốn 82569.3 132317.9 157820.3 166062.6 5 Nợ phải trả 5567.9 104525.2 135342.9 139014.7 6 Vốn chủ sở hữu 26701.4 277805.7 22477.4 27047.9 7 NVKD 26701.4 27805.7 25678.4 23244.9 Nguồn khác 0 -23 -3201 3803 (Nguồn: Phòng TCKT) Khoảng năm 2003 đến 2006 tài sản của công ty không ngừng tăng lên, Công ty đã mạnh dạn đầu tư 1 số dây chuyền sản xuất, trong đó đáng chú ý là doanh thu sản xuất bánh mềm Hà Lan, làm cho giá trị tổng tài sản năm 2006 tăng lên 166062.6 triệu đồng tương ứng với mức tăng 5,2% so với năm 2005. Tài sản được đầu tư thêm bởi nguồn vốn chủ sở hữu và vay ngân hàng. Tuy nhiên vốn kinh doanh của công ty lại giảm năm 2006 giảm 7,2% so với năm 2005. Vốn chủ sở hữu được bổ sung hầu hết dự án được đầu tư và vốn vay ngân hàng. Vốn ít lại bị các đại lý mua trả chậm nên công ty thiếu vốn lại càng thiếu hơn bởi vậy Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt cơ hội trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ đặc biệt là các đối thủ liên doanh với nước ngoài thì nguồn vốn của công ty là rất hạn chế. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng đây là giai đoạn đầu của quá trình cổ phần, Công ty tất yếu sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhất là khâu quản lý và huy động nguồn vốn, Công ty vẫn đang từng bước thích nghi với hình thức hoạt động này và rõ ràng những kết quả đã đạt được trong thời gian này là rất đáng ghi nhận. 1.3.2 Lao động Tổng số lao động của công ty tính đến thời điểm tháng 12/ 2006 là 1070 người trong đó + Tổng số lao động Nữ là 710 người. + Tổng số lao động Nam là: 360. - Phân loại lao động theo trình độ lao động + Đại học trở lên: 185 người. + Cao đẳng, trung cấp: 59 người. + Công nhân, Kỹ thuật: 721 người. + Lao động phổ thông: 105 người. - Phân loại lao động theo hợp đồng lao động: + Hợp đồng không xác định thời hạn 600 lao động. + Hợp đồng lao động thời vụ: 106 lao động. + Hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm : 106 lao động. - Phân loại lao động theo chức năng : + Cán bộ nhân viên quản lý, nghiệp vụ: 105 người. + Công nhân trực tiếp: 779 người. + Công nhân phục vụ: 64 người. - Phân loại lao động theo chất lượng: + Công nhân trực tiếp dài hạn: 523 người. Trong đó: Công nhân bậc 1 đến bậc 3 là 191 người. Công nhân bậc 4 – bậc 5 là: 240 người. Công nhân bậc 6 là 92 người. + Công nhân trực tiếp theo hợp đồng ngắn hạn : 256 người. + Cán bộ quản lý: 34 người: Trong đó: Trình độ đại học là 38 người. Trình độ trung cấp 6 người. + Nhân viên quản lý: 69 người. + Nhân viên kinh tế : 54 người. + Nhân viên kỹ thuật: 15 người. Là một Công ty sản xuất bánh kẹo chủ yếu, do yêu cầu của thị trường nên Công ty phải xản xuất theo mùa vụ. Cuối năm và đầu năm thị trường đòi hỏi cần có nhiều sản phẩm nên Công ty phải tăng năng lực sản xuất, cần thêm lao động. Do đó, Công ty phải tuyển thêm lao động thời vụ. Số lao động hợp đồng này có tay nghề không cao, không đủ để đảm bảo sản xuất, do đó làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao động của Công ty. Tuy nhiên biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm chi phí nhân công khi sản phẩm tiêu thụ chậm. Về chất lượng lao động, tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học hoặc trung cấp, hầu hết các công nhân có trình độ cao, bậc thợ trung bình là 4/7. Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân thông qua việc thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp hoặc gửi đi học về quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài. 1.3.3 Nguyên vật liệu và các nguồn cung ứng Nguyên liệu dùng trong xản xuất bánh kẹo của Công ty rất đa dạng. Một số chiếm tỷ trọng lớn như: đường, bột mỳ, nha, sữa, váng sữa, bơ, hương liệu… và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm: kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 71,2%, bánh 65%. Chất ngọt: Đây là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty đặc biệt là với sản phẩm kẹo (kẹo chứa 60-90% ngọt). Có hai loại: đường kính và mật tinh bột. Công ty chỉ dùng loại 1 để đưa vào sản xuất. Loại nguyên liệu này được Công ty mua hầu hết ở trong nước, riêng mật tinh bột có một số loại đặc chủng được Công ty nhập từ nước ngoài. Chất béo: Bơ nhạt, dầu bơ… được Công ty nhập từ nước ngoài. Sữa: Sữa đặc, sữa bột và váng sữa. Sữa đặc có đường được Công ty mua từ Công ty sữa Vinamilk, còn sữa bột và váng sữa được nhập từ nước ngoài. Bột mỳ: Là nguyên liệu chính để sản xuất bánh. Vì trong nước chưa sản xuất được nên Công ty cũng nhập từ nước ngoài. Các phụ gia thực phẩm: Chất tạo xốp, chất tạo màu, chất tạo hương và chất bảo quản được Công ty nhập từ các Công ty lớn có uy tín trên thế giới được đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm rất cao. Đặc biệt với các chất tạo màu và chất bảo quản nếu dùng nhiều có hại cho sức khỏe của con người được Công ty sử dụng rất hạn chế. Có thể nhận thấy nguồn nguyên liệu ở trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu xản xuất của Công ty, nguồn nguyên liệu chủ yếu Công ty nhập từ nước ngoài, điều này đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhưng giá thành xản xuất cao, dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy Công ty cần tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liệu trong nước để dần thay thế cho nguồn nhập khẩu nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4 KẾT QUẢ KINH DOANH Trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn hơn 1 năm nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, Công ty đã dần thích nghi với hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và đang ngày một vững mạnh hơn trên quá trình phát triển, điều này được thể hiện rõ qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau đây: Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sxkd (Đơn vị: Triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng 04/05 Tốc độ tăng 06/05 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 177.369 185.936 203.972 4.83% 9.70% 1. Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ 172.316 180.450 195.788 4.72% 8.50% 2. Giá vốn hàng bán 140.692 146.250 157.219 3.95% 7.50% 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 31.624 34.195 38.570 8.12% 12.79% 4. Doanh thu hoạt động tài chính 14.559 15.145 15.773 4.02% 4.14% 5. Chi phí tài chính 8.252 9.522 11.253 15.39% 18.17% 6. Chi phí bán hàng 19.278 20.443 21.830 6.04% 6.78% 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.345 16.620 16.920 1.68% 1.80% 8. Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh 2.308 2.755 4.339 19.36% 57.51% 9. Thu nhập khác 1.224 1.260 1.298 2.86% 3.01% 10. Chi phí khác 1.134 1.157 1.182 1.98% 2.16% 11. Lợi nhuận khác 90 103 116 14.44% 12.62% 12. Tổng lợi nhuận/ (lỗ) trước thuế 2.398 2.858 4.455 19.18% 55.89% 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 671.44 800.24 1.248 19.18% 55.89% 14. Lợi nhuận/ (Lỗ) sau thuế 1.726 2.058 3.208 19.98% 55.89% (Nguồn: P-TCKT) Nhìn chung năm 2006 là một năm hoạt động có hiệu quả của Công ty, sau 2 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần Công ty đã từng bước thích nghi và dần đi vào nhịp tăng trưởng. Điều này thể hiện trước hết ở lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 3,2 tỷ, tăng 1,15 tỷ đồng so với năm 2005. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 cũng tăng 18,036 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 9,7% so với năm 2005. Sở dĩ các chỉ tiêu này tăng lên là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 tăng 15,338 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 8,5% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ lượng hàng hóa bán ra của Công ty đã gia tăng đáng kể, mạng lưới tiêu thụ được mở rộng, số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên, chủng loại sản phẩm đa dạng hơn. So với doanh thu thì hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất năm 2006 cũng tăng lên so với năm 2005. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ giữa tốc độ gia tăng của doanh thu so với tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán ( 8.5/7.5 ), tỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty đã sử dụng tốt hơn chi phí xản xuất. điều này có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí thấp hơn. Hơn nữa hoạt động tài chính vẫn luôn đem lại hiệu quả hàng năm cho Công ty, bởi Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc thù, với các hoạt động chính là sản xuất hàng hóa, nên lãi suất từ các Ngân hàng do các nguồn tài chính nhàn rỗi là tương đối. Đây là hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất của Công ty, do vậy Công ty vẫn luôn tích cực duy trì. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU THỜI GIAN QUA 2.1 THỰC TRẠNG MẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 2.1.1 Sơ đồ tổ chức mạng bán hàng của Công ty Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiết lập và phát triển hệ thống mạng bán hàng và phương thức phân phối sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mặt hàng bánh kẹo vì đây là loại hàng hoá mà hành động mua của khách hàng thường là nhờ sự có sẵn của chúng trên thị trường. Nhận thức được điều đó nên trong những năm qua Công ty Hải Châu đã thiết lập một hệ thống mạng bán hàng với cơ cấu được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Hệ thống mạng bán hàng của Công ty Hải Châu Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Bán lẻ Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ Công ty bánh kẹo Hải Châu Người tiêu dùng cuối cùng Môi giới (1) (2) (3) (4) Các yếu tố cấu thành mạng bán hàng của Công ty với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nhà sản xuất: Ở đây Công ty đóng vai trò là nơi sản xuất trực tiếp hàng hóa để tung ra thị trường. Rõ ràng nếu không có người sản xuất thì sẽ không có hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu. Điều đó nói lên vị trí trọng yếu của sản xuất trong quá trình tái sản xuất xã hội. Nhưng trong điều kiện của kinh tế thị trường, người sản xuất “phải đưa ra thị trường cái mà khách hàng cần, chứ không thể đưa ra cái mà mình có sẵn”. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường để hoạch định chương trình sản xuất kinh doanh của mình đảm bảo sự thích ứng với các đòi hỏi và các điều kiện của thị trường. Là một Công ty chuyên sản xuất về bánh kẹo cùng các loại gia vị thực phẩm là chính, Công ty Bánh kẹo Hải Châu vẫn luôn nắm bắt kịp thời các nhu cầu của thị trường đối với những sản phẩm mà Công ty đã và đang sản xuất, và tích cực tìm hiểu những nhu cầu mới của thị trường đối với các loại sản phẩm mới để từ đó có thể đưa ra các định hướng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Người tiêu dùng: Đó là những chủ thể có nhu cầu hàng hóa và họ mua hàng hóa để tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Người tiêu dùng phụ thuộc vào người sản xuất ở khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ phụ thuộc vào hàng hóa xản xuất ra. Ngược lại, người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến người sản xuất và tổ chức mạng bán hàng của người sản xuất. Chính nhu cầu của khách hàng về bánh kẹo cùng các sản phẩm mà Công ty đang sản xuất là cơ sở định hướng mục tiêu và tạo nên động lực cho Công ty. Do vậy Công ty phải luôn thích ứng với nhu cầu của khách hàng và phải tìm cách thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Các đại lý bán buôn và bán lẻ: Các đại lý là một trung gian trợ giúp cho Công ty thực hiện quá trình tiêu thụ hàng hóa được nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Do vậy vai trò của các đại lý là hết sức quan trọng, để phát huy tích cực vai trò đó, Công ty phải lựa chọn các đại lý phù hợp với đặc thù của loại hàng hóa mà Công ty sản xuất, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty ở từng khu vực thị trường. Các đại lý mà Công ty đã lựa chọn đều đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Công ty yêu cầu, đó là có địa điểm thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa, có khả năng tài chính đến mức độ nhất định để có thể đảm bảo với Công ty về khả năng chi trả, có cơ sở vật chất phục vụ việc bảo quản và bán hàng… Hiện nay Công ty vẫn đang tích cực duy trì và ngày một mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên cơ sở mở rộng thêm các đại lý mới ở các khu vực thị trường mới. - Môi giới: Môi giới có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức kinh tế. Họ là trung gian giữa các yếu tố trong mạng bán hàng. Sự xuất hiện củ môi giới gắn liền với sự xuất hiện của trao đổi hàng hóa trên thị trường. Vì 3 lý do cơ bản là sự phức tạp trong quan hệ cung – cầu trên thị trường, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và do sự bất lực của người bán và người mua trong nắm bắt thông tin thị trường mà việc xuất hiện người môi giới là cần thiết. Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, người môi giới thực hiện chức năng giúp người bán và người mua tìm thấy nhau, giúp các cách thức thực hiện hoạt động mua bán và thực hiện mua bán theo ủy thác. Ở Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, vai trò của các môi giới chủ yếu thể hiện trong quá trình tiêu thụ hàng hóa ở thị trường xuất khẩu, tuy đóng góp không nhiều trong tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức môi giới mà Công ty đang sử dụng. 2.1.2 Hệ thống mạng bán hàng của Công ty Hàng hóa do Công ty sản xuất ra sẽ vận động theo những kênh khác nhau để đến với người tiêu dùng. Mạng bán hàng của Công ty chính là tập hợp các kênh đó, để thực hiện những yêu cầu đặt ra cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu sử dụng đồng thời nhiều kênh phân phối. Hệ thống mạng lưới bán hàng của Công ty được thể hiện qua sơ đồ tổ chức ở trên, cụ thể hệ thống được chia làm 4 kênh phân phối chính sau đây: * Kênh 1: Là kênh phân phối mà sản phẩm của Công ty từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua trung tâm Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và một số siêu thị như Intimex, Marco… (ở Hà Nội), siêu thị Nhật Nam (TP. Hồ Chí Minh)… Kênh tiêu thụ này không những giúp Công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp Công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó Công ty có thể nhận được những thông tin phản ánh từ phía khách hàng về sản phẩm, về nhân viên, về Công ty… một cách nhanh chóng và kịp thời. Mặc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên kênh này không lớn, chỉ chiếm khoảng15% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm nhưng thông qua kênh này Công ty có thể giới thiệu với người tiêu dùng về những sản phẩm của Công ty. Để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, hiện nay cửa hàng giới thiệu sản phẩm gần Công ty còn đảm nhận chức năng phân phối, vận chuyển, lưu kho và giao hàng trực tiếp cho các đại lý ở Hà Nội và các khu vực thị trường xung quanh. * Kênh 2: Là kênh phân phối mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy hàng của Công ty thông qua Trung tâm kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại ở 15 Mạc Thị Bưởi. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ ở khu vực gần Công ty đến lấy hàng. * Kênh 3: Là kênh phân phối sản phẩm từ Công ty thông qua các đại lý bán buôn và bán lẻ đến với tay người tiêu dùng, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty, nó được sử dụng để đưa sản phẩm tới khu vực thị trường xa Công ty . Khối lượng hàng hoá tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 70%- 75% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Với ưu điểm là nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, các đại lý này giúp Công ty nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của Công ty được phân phối thông suốt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống Các đại lý của công ty được duy trì và phát triển tốt mối quan hệ với các đại lý của công ty. Tổng số đại lý của công ty năm 2006 là 183 đại lý là ba miền trong đó miền Nam là 29, Miền bắc 71 đại lý,miền trung 10 và tại hà nội có 73 đại lý... Đây là kênh tiêu thụ đem lại doanh thu lớn nhất cho Công ty. Năm 2006 hầu hết các đại lý ở các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 15%-24%. Cụ thể: Đại lý Lê Thị Phương ở Hà Nội tiêu thụ bột canh tốt nhất với hơn 1.736 tấn/ năm, doanh thu 9,6 tỷ đồng. Đại lý tiêu thụ bánh quy tốt nhất là Nguyễn Thị Hoa ở Thanh Hoá với 402 tấn bánh kẹo, doanh thu 5,9 tỷ đồng. Đại lý tiêu thụ kẹo tốt nhất là Lê Thị Loan ở Thái Nguyên với 547 tấn bánh kẹo, có doanh thu 5,8 tỷ đồng. * Kênh 4: Là kênh phân phối mà sản phẩm từ Công ty đến với tay người tiêu dùng thông qua các Công ty môi giới là chủ yếu, các Công ty môi giới mà Công ty Hải Châu đang hợp tác là Công ty TNHHTM Thái Hoà, Công ty XNK siphắtthasa, ...các Công ty thương mại khác của Đức, Nga, Campuchia… Thông qua các Công ty môi giới này, sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ qua kênh nay rất nhỏ, chỉ chiếm 0,53% sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty với doanh thu tiêu thụ gần 1,7 tỷ. Hiện nay để hỗ trợ cho các kênh phân phối, Công ty sử dụng 3 hình thức vận chuyển: + Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng. + Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với đơn giá vận chuyển. + Công ty thuê xe vận chuyển ngoài cho khách hàng. Ngoài ra Công ty còn áp dụng chế độ thưởng cho các đại lý tiêu thụ tốt, có doanh thu lớn. Cụ thể: Các đại lý có doanh thu lớn hơn 1 tỷ đồng một năm thì sẽ được thưởng 0,5% doanh thu và cứ mỗi tỷ tăng thêm được hưởng 0,1%. Với việc áp dụng các loại kênh phân phối và hình thức vận chuyển như trên của Công ty là khá hợp lý, vì vậy mà quá trình phục vụ và phân phối sản phẩm được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đại lý lớn và lâu dài của Công ty. 2.2 THỰC TẾ QUẢN LÝ MẠNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 2.2.1 Các hình thức khuyến khích các thành viên trong mạng bán hàng Mục tiêu cơ bản của công tác này là tạo động lực để các nhà trung gian thi hành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Côgn ty luôn có các chính sách ưu đãi đối với các thành viên trong mạng thực hiện tốt nhiệm vụ và vai trò của mình, như là: hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu theo hàng bán, hỗ trợ quảng cáo và khuyến mại… 2.2.1.1 Chính sách hỗ trợ vận chuyển cho các đại lý Đại lý của Công ty được hỗ trợ vận chuyển 100%, nếu đại lý tự vận chuyển thì sẽ dược Công ty hoàn tiền lại. Mức hỗ trợ vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách từ Công ty đến đại lý. Cụ thể mức hỗ trợ vận._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36838.doc
Tài liệu liên quan