Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả đất đồi dốc của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Phần I Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất đai luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Có đất đai mới có sản xuất, nó là nền móng đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là một loại tư liệu đặc bịêt và không thể thay thế. Nó vừa là tư liệu sản xuất lại vừa là đối tượng sản xuất. Vì vậy, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng và là một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển k

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả đất đồi dốc của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Nó quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong luật đất đai nước CHXHCNVN đã khẳng định: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,và ngư nghiệp là thành phân quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. Cùng với sự phát triển xã hội loài người, dân số ngày càng tăng, các tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng phát triển mạnh mẽ. Đất đai ngày càng phải được sử dụng nhiều hơn cho các lĩnh vực phục vụ con người. Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất đai là có hạn không thể tăng lên được và đang có xu hướng giảm. Diện tích đất bình quân trên đầu người giảm dần cùng với nhu cầu cho cuộc sống của con người ngày càng cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là làm sao để sử dụng đầy đủ hợp lí và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vốn đã hạn hẹp nay lại đang có xu hướng giảm dần nhằm tạo ra đầy đủ của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho các nhu cầu ngày càng cao của con người. Đồng thời tạo ra sự phân công lao động trong xã hội và sự cân bằng trong quá trình phát triển chung của toàn xã hội. Nước ta có gần 330.000 km2 tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó có trên 3/4 diện tích là đất đồi và núi còn lại là đồng bằng. Lương thực thực phẩm chủ yếu được sản xuất ra từ nguồn tài nguyên này thông qua ngành sản xuất nông nghiệp và nó chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Mặt khác, dân số nước ta đông, có tới gần 80 triệu dân trong khi đó có hơn 70% dân số sống và lao động trong ngành nông nghiệp với nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp lại rất khiêm tốn so với thế giới (chỉ có 6,94 triệu ha, bằng 1/6 mức bình quân / người trên thế giới). Đất nông nghiệp trên lãnh thổ nước ta phân bố không đều, điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương cũng khác nhau nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khai thác và sử dụng khác nhau. Trước sức ép về nhu cầu lương thực thực phẩm và nhu cầu ngày càng cao của xã hội, việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi làm tăng năng suất đất đai là điều kiện cần thiết. Khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đặc biệt là các vùng đất đồi dốc đang là vấn đề được nhiều lao động quan tâm và đây cũng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặt ra mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lâm Thao là huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ. Nó có vị trí và địa hình tương đối đặc biệt, là huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp với tổng diện tích tự nhiên là 13.152,15 ha, dân số trên 123.588 người, phát triển kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Thực hiện nghị quyết 327 của chính phủ, Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao đã cùng nhau phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng, diện tích đất trống đồi núi trọc được giảm thiểu, các vùng kinh tế trọng điểm được xây dựng trên cơ sở sản xuất hàng hoá theo định hướng CNH- HĐH đất nước. Diện tích đất đồi dốc đã dần được đưa vào khai thác và sử dụng, đời sống của nhân dân trong huyện đã được nâng lên. Song, do ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Việc khai thác và sử dụng đất đồi dốc chưa hợp lí nên đất đồi dốc của huyện những năm gần đây bị xuống cấp và có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân của huyện là cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất đai vốn có. Việc đầu tư, thâm canh, lựa chọn các giống cây trồng có năng suất cao, các mô hình kinh tế có hiệu quả kinh tế cao đưa vào sản xuất vừa đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội vừ đảm bảo cân bằng sinh thái của vùng trung du Phú Thọ. Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của trường ĐHNNI – Hà Nội và chính quyền huyện Lâm Thao, để giúp đỡ nhân dân sử dụng có hiệu quả đất đồi dốc của mình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả đất đồi dốc của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu củ đề tài: 1.2.1.Mục tiêu chung: Đánh giá khả năng kinh tế của một soó loại cây trồng trên đất đồi dốc. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của một số mô hình kinh tế sử dụng trên đất đồi dốc. Từ đó, có biện pháp sử dụng hợp lí đất đồi dốc nhằm phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá lí luận về đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đồi dốc của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lâm Thao thông qua một số loaị cây trồng chính. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình kinh tế sử dụng trên đất đồi dốc. Từ đó, đề ra một số phương pháp, giải pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí, có hiệu quả đối với đất đồi dốc của huyện. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sử dụng đất đồi dốc của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lâm Thao. Đất đồi dốc đang và có khả năng đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nôi dung: Đánh giá tình hình sử dụng đất đồi dốc của huyện trên cơ sở nghiên cứu các loại cây trồng chính của vùng đất đồi. Phạm vi không gian: Nghiên cứu các mô hình kinh tế đang được áp dụng ở 6 xã cùng đất đồi dốc của huyện Lâm Thao. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong 3 năm, một số chỉ tiêu nghiên cứu trong một năm. Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/02 đến 26/06/2003. Phần II Cơ sở lí luận và thực tiễn. 2.1. Cơ sở lí luận: 2.1.1.Khái niệm về đất đai, vị trí, vai trò và tác dụng của việc sử dụng đất đai trong sản xuất nông -lâm-ngư nghiệp: 2.1.1.1.Một số khái niệm: Khái niệm về đất đai: Có rất nhiều khái niệm về đất đai, mỗi khái niệm được xét trên các góc độ khác nhau. Nhưng nhìn chung đều có các tính chất khác nhau. Theo FAO, đất đai được định nghĩa như sau: “ Đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường tự nhiên, những yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất. Như vậy, đất đai không chỉ có thổ nhưỡng mà còn bao gồm các yếu tố liên quan về địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, lớp phủ của thực vật và động vật. Trong Luật đất đai của nhà nước CHXHCNVN quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí”. Khái niệm về đất nông nghiệp:Trong điều 42 của Luật đất đai đã nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” Khái niệm về đất lâm nghiệp: Trong điều 43 của Luật đất đai cũng nêu: “Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng rừng, khoanh các ngành có liên quan”. Khái niệm về đất đồi: Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất đồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về đất đồi. Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài, tìm hiểu về đất đồi, chúng tôi cũng có những luận điểm chung với các nhà nghiên cứu về đất đồi như sau: Đất đồi là đất có độ dốc, bề mặt nằm nghiêng, thường gồ ghề không bằng phẳng. Mặt nghiêng được gọi là sườn đồi. Đất đồi thường có tính chất là dễ bị rửa trôi và dễ bị sói mòn, có độ phì thấp, kém dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng của đất đồi tuỳ thuộc vào từng loại đất, từng điều kiện địa hình và độ dốc, độ cao thấp khác nhau. Hầu hết các loại đất đồi chỉ thích hợp với các loại cây ưa cạn, không phù hợp với các loại cây ưa nước như: ngô, khoai, sắn, dứa, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Tuỳ theo chất đất, từng điều kiện địa hình và khí hậu mà ta bố trí cây trồng phù hợp để cây trồng sinh trưỏng và phát triển tốt. Vì vậy, để sử dụng đất đai tốt, có hiệu quả chúng ta phải hiểu và nắm vững các đặc tính sinh học của các loại cây trồng. Từ đó, bố trí, sắp xếp các loại cây trồng trên từng loại đất ở từng vùng sao cho phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Phân loại đất đồi: Có nhiều cách phân loại đất đồi. Trong khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi phân loại đất đồi theo một số chỉ tiêu sau: * Đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại đất có đầy đủ những yếu tố sau: - Đất có địa hình bầng, ít lượn sóng,ít bị chia cắt. - Có địa hình dốc,độ dốc nhỏ hơn 15o - Độ phì nhiêu của đất đảm bảo cho các loại cây trồng phát triển. - Thuận lợi cho việc phất triển giao thông hoặc có khả năng mơ rộng giao thông. - T ầng đát dầy trên 50cm. Trong đất nông nghiệp đất trồnh cây được xem xét trên cơ sở có đầy đủ các điều kiện dưới đây: - Có địa hình bằng ít dốc,độ dốc dưới 8o - Tầng đất dày trên 50cm - Độ phì của đất đảm bảo cho các loại cây trồng phát triển. - Thuận lợi về giao thông và có khả năng mở rộng giao thông. Đát trồng cây lâu năm có các điều kiện sâu: - Địa hình lượn sóng,đồi núi thấp,ít bị chia cắt,độ dốc <15o. - Tầng đất dày tối thiểu 50cm. - Độ phì của đất đảm bảo cho cây trồng phát triển. - Có khả năng mở rộng giao thông. * Đất phục vụ cho mục đích nông lâm kết hợp có các điều kiện sau: - Độ dốc của đất từ 15o-25o. - Đất có địa hình dốc,lượn sóng. - Hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. - Khó khăn về giao thông. * Đất phục vụ cho mục đích lâm nghiệp bao gồm các yếu tố sauP: - Đất quá dóc,có địa hình chia cắt,độ dốc từ 25otrở lên. - Tầng đát mỏng dưới 50cm. - Không có điều kiện làm thuỷ lợi. - Khu rừng khoanh nuôi hoặc tái tạo tự nhiên. 2.1.1.2. Vị trí, vai trò và tác dụng của đất đai trong sản xuất nông – lâm nghiệp: Đất đai trong sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng, nó vừa mang tính chất là một tư liệu sản xuất, vừa mang tính chất là một tư liệu lao động của sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Đất là tư liệu sản xuất vì nó thường xuyên chịu tác động của công cụ lao động như: cày, bừa, cuốc,… tác động vào nhằm khai thác và sử dụng đất được tốt hơn. Nó cũng thể hiện tính chất như một tư liệu lao động khi nó tác động lên đối tượng lao động như cây trồng, vật nuôi,…Trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp đất đồi trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây sống và đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Chính vì vậy, đất đai là nhân tố tích cực, nhân tố cơ bản của quá trính sản xuất nông lâm nghiệp, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Mọi hoạt động của con người, hệ sinh vật đều dựa vào đất đai là chủ yếu. Có đất đai con người xây dựng nhà ở cho mình, xây dựng các công trình cơ sở vật chất, kinh tế văn hoá xã hội, trồng các loại cây phục vụ cuộc sống, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,… tạo ra lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của con người. Nhờ có đất đai, con người sử dụng các biện pháp canh tác, các tiến bộ khoa học kĩ thuật làm tăng độ phì của đất, cung cấp cho cây trồng đầy đủ các chất dinh dưỡngtạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, đạt hiệu quả, năng suất cao. Cũng như đất, con người tồn tại và phát triển, xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ và văn minh hơn, đảm bảo cho sự sinh tồn trên trái đất. Vì vậy, đất là nền tảng cuả mọi hoạt động kinh tế văn hoá xã hội, dù xã hội loài người có phát triển vượt bậc, khoa học công nghệ có phát triển mạnh mẽ, tìm ra các công cụ thay thế trí óc và lao động con người song vẫn không tìm ra sản phẩm thay thế được đất đai. Diện tích đất liền trên thế giới rất thấp so với tổng bề mặt trái đất, trong khi đó núi cao, sa mạc diện tích đất bị băng tuyết phủ quanh năm, chiếm một diện tích rất lớn, diện tích đất canh tác phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp là rất nhỏ. Song nó phải đáp ứng nhu cầu rất lớn của con người đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Đây là bài toán khó cho các quốc gia trên trái đát, nó không thể giải quyết được trên một phạm vi không gian nhất định mà phải được sự quan tâm giúp đỡ của toàn nhân loại trên trái đất. Đất đồi trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng chiếm một phần rất lớn, đây là loại đất phục vụ cho nhiều ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông - lâm sản tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá khác nhau phục vụ cho nhu cầu của con người và xuất khẩu. Tuy nhiên, đất đồi dốc có độ dốc từ 150 trở lên khó giữ ẩm, không phù hợp với cây trồng ưa nước, chủ yếu phù hợp với cây lâu năm có rễ khoẻ như: cây lâm nghiệp, cây công nghiệp cây ăn quả. Việt Nam là một nước có tới 3/4 là đất đồi, phát triển kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp nên đất đồi có vị trí đặc bịêt quan trọng, khai thác và sử dụng hợp lí, có hiệu quả đất đồi của nước ta nó không những đảm bảo về lương thực, thực phẩm mà nó còn có thể tạo nên hệ sinh tái bền vững. 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả: Theo quan điểm triết học của Mác thì bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người trong mọi thời đại. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả nhưng nhìn chung thì hiệu quả đạt được phải đảm bảo được trên cả ba mặt sau: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả: là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với một chi phí nhỏ nhất. Chỉ tiêu về hiệu quả được mô phỏng tổng quát theo cách sau: Cách 1: trong đó: H: Hiệu quả Q: Kết quả sản xuất C: Chi phí sản xuất (Lưu ý: giá trị H càng lớn thì hiệu quả càng cao) Cách 2: Giá trị H càng nhỏ thì hiệu quả càng cao Cả hai công thức trên đều dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của giá trị sản xuất. Cách 3: Biểu thị khi thay đổi một phần chi phí thì hiệu quả đạt được là bao nhiêu. Khi H càng tăng thì phần chi phí mới bổ xung càng hiệu quả. Cách 4: H = Q – C Đây là giá trị tuyệt đối của hiệu quả. Hiệu quả càng cao khi mà lượng Q – C càng lớn. * Hiệu quả kinh tế: Là sự so sánh giữa kết quả kinh tế làm ra và chi phí để làm ra kết quả đó. Kết quả kinh tế: Là đầu ra của một quá trình sản xuất kinh tế hay một hoạt động kinh tế. Chi phí sản xuất: là đầu vào của một quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu trung gian xuyên suốt quá trình hoạt động kinh tế. * Hiệu quả xã hội: Là sự so sánh giữa kết quả đáp ứng các nhu cầu phúc lợi của xã hội với phần chi phí để làm ra kết quả đó. * Hiệu quả môi trường: Là sự so sánh giữa kết quả đáp ứng về môi trường sinh thái với chi phí bỏ ra để làm ra kết quả đó. Phân loại hiệu quả: * Căn cứ vào nội dung: Nếu căn cứ vào nội dung thì phạm trù hiệu quả được chia ra làm 3 nội dung cơ bản: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Hiệu quả kinh tế : Thể hiện trên kết quả đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. ở các dự án đầu tư cho nông lâm nghiệp và nông thôn thì hiệu quả kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, cây trồng sự đa dạng hoá nền sản xuất nông lâm nghiệp và chủng loại sản phẩm dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng khác nhau. Hiệu quả xã hội: Thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các nguồn lực và phúc lợi xã hội giữa các vùng, các tầng lớp trong xã hội. Đồng thời phải đảm bảo sự bền vững của dự án đầu tư thông qua các khả năng tham gia của người được hưởng lợi, quá trình đầu tư và sử dụng thành quả đạt được phải được thực hiện trên cơ sở ổn định kinh tế - xã hội. Hiệu quả môi trường sinh thái: Là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường. Trong các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn, đó là khả năng bảo tồn và phát triển các loại tài nguyên, tài nguyên trong nông nghiệp bao gồm: Đất, nước, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương thức tác động vào sản xuất, bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả sử dụng lao động hiệu quả sử dụng đất đai, nguyên liệu hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả sử dụng các biện pháp khoa học, quản lí. Căn cứ vào không gian, thời gian Không gian: hiệu quả đạt được ở một số khu vực, một tỉnh, một huyện hay một xã và hiệu quả đạt được trong xã hội. Thời gian: hiệu quả đạt được trong một khoản thời gian ngắn hay dài hạn nhất định. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp : Khi nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta phải xác định sự tác động của việc sử dụng đất đai, đặc biệt là đất đồi đến các yếu tố có thể định hướng. Đất nông nghiệp là một tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất tạo ra sản phẩm. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp – lâm nghiệp thì chúng ta phải tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu về sử dụng đất sau: Diện tích đất bình quân / 1 lao động Năng suất đất đai. Giá trị gia tăng/ 1 ha đất, 1 lao động. Thu nhập hỗn hợp/1 ha đất, 1 lao động Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian (GO/ IC) Đồng thời, phải giải quyết được các vấn đề đang tồn tại trong xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động để nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân trí. Bên cạnh đó còn cần phải đảm bảo được vấn đề về môi trường sinh thái như: chống sói mòn, chống rửa trôi đất đai, nâng cao độ phì của đất tạo ra sự đa dạng sinh học. 2.2. Cơ sở thực tiễn: 2.2.1. Khái niệm chung về tình hình sử dụng đất đồi dốc: 2.2.1.1. Tình hình thế giới: Theo tài liệu của FAO thì tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thế giới là 1.476 triệu ha, trong đó vùng đất đồi núi chiếm gần 66%, diện tích còn lại là đồng bằng phục vụ chủ yếu cho sản xuất lương thực, thực phẩm thì ngày càng bị mất dần cho các công dụng và các ngành khác. Sự bùng nổ dân số thế giới trong mấy thập kỉ qua cũng đóng góp một phần không nhỏ đến diện tích đất nông – lâm nghiệp bị giảm đi. Sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới đạt ở mức khá cao, khoảng hơn 6 tỉ người và dự đoán sẽ đạt khoảng 10 tỉ người vào năm 2050. Khi đó, vấn đề lương thực, thực phẩm sẽ trở lên khó khăn, yêu cầu con người vẫn phải tìm ra phương án giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, con người phải khai thác và sử dụng đất đai ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn đặc biệt là sử dụng đất trong nông nghiệp. Nhưng trên thực tế đất nông nghiệp ngày dần bị thu hẹp nên cần phải sử dụng đất đúng mục đích và tiết kiệm hơn. Do đó vấn đề sử dụng đất đồi dốc đã đã đặt ra và phải được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn, đồng thời lại phải đảm bảo được các vấn đề về xã hội và môi trường sinh thái. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi nhận thấy ở khu vực Đông Nam á diện tích đất đồi hiện đang bị thoái hoá rất nhanh, chiếm 45% tổng diện tích. Trong đó có tới 21% diện tích bị sói mòn do nước. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, hoả hoạn cháy rừng, điển hình là cháy rừng ở Inđônêxia vào năm 1998 và ở Việt Nam năm 2001. Cho nên các nước đều cần phải có chương trình của mình về sử dụng đất nói chung và đất đồi nói riêng. Nhiều công trình dự án khai thác và sử dụng đất đồi dốc có kết quả cao đã được thế giới công nhận như: mô hình SALT (Sloping Agricultural Land Teahnology) phát triển và sử dụng đất đồi dốc của Philipin. Còn ở Thái Lan nhiều vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là phía Đông Bắc Thái Lan được sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc, chính phủ Thái Lan đã đầu tư xây dựng giao thông vận tải, hỗ trợ vốn, kĩ thuật tổ chức, khuến nông, khuyến lâm cho vùng này, nhằm khuyến khích sản xuất các loại nông – lâm sản phục vụ cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu. Lấy chương trình xuất khẩu lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nông sản khác làm mục tiêu để phát triển nền nông – lâm nghiệp của đất nước. Từ đó, người dân quan tâm đến sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm cho đời sống được nâng cao, môi trường sinh thái được cải thiện. Đối với Trung Quốc thì vấn đề lương thực, thực phẩm và các nhu cầu nông sản khác luôn được đáp ứng. Mặc dù là nước có dân số rất đông (hơn 1,2 tỉ người), trong khi đó đất đai ở đồng bằng thì nhỏ hẹp. Có được như vậy là nhờ Trung Quốc đã áp dụng triệt để các mô hình kinh tế có hiệu quả trong sử dụng đất đồi, một trong những mô hình đó là mô hình SALT. Theo mô hình này họ bố trí canh tác trên đất đồi dốc là sự bố trí cây trồng nông nghiệp bao gồm các cây thân thảo và thân gỗ xen vào đó là các cây họ đậu. Các loại cây này được thiết kế theo đường đồng mức và khoảng cách các hàng được bố trí tuỳ theo độ dốc. Theo cách bố trí này đã làm cho việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ngày càng được mở rộng và sử dụng có hiệu quả hơn. 2.2.1.2. Tình hình trong nước: Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về chính sách đổi mới nền kinh tế. Với nghị quyết 10 của chính phủ đất đai đã thực sự trở thành tài sản của nhân dân và được nhân dân sử dụng hợp lí hơn. Do ảnh hưởng tồn dư của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nước ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các mặt hàng nông sản của chúng ta đẫ không đáp ứng được thị trường cả nước về số lượng và chất lượng đặc biệt là một số mặt hàng nông sản như cà phê, hạt điều, cao su, hồ tiêu,.. do không đáp ứng được thị trường và một số nguyên nhân khác nên một phần diện tích đất trồng cuẩ chúng ta đã được thay thế bằng một số loại cây trồng khác làm ảnh hưởng rất lớn đến xã hội cũng như môi trường sinh thái. Việc khai thác và sử dụng đất đồi không hợp lí đã dẫn đến mực nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Theo dự báo của môi trường năm 1998 thì mức nước ngầm ở Tây Nguyên đã bị hạ xuống hơn trước là 20m. Vấn đề cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt ở các vùng đồi núi đang gặp rất hiều khó khăn, cần phải có giải pháp để khắc phục. Còn ở khu vực trung du miền núi đã áp dụng mô hình kinh tế vườn – ao – chuồng – rừng (V – A – C- R) đã đạt được hiệu quả tương đối cao. Điều này cho thấy việc khai thác và sử dụng đất đồi đang là vấn đề hết sức quan trọng, cần phải có biện pháp sử dụng hợp lí, sao cho có hiệu quả cả về kinh tế – xã hội cũng như về môi trường. Với chính sách về phát triển kinh tế vùng đồi núi, đẩy mạnh cơ cấu cây trồng hợp lí hơn bằng việc đẩy mạnh cây công nghiệp và cây ăn quả. Diện tích đất đồi đã có sự gia tăng trong mấy năm qua. Cụ thể như sau: Diện tích cây lâu năm năm 2001 tăng 1,1 triệu ha so với năm 1986 (gấp 1,13 lần). Năm 2001 so với năm 99 ta thấy diện tích cây hàng năm giảm đi 56,8nghìn ha, cây công nghiệp lâu năm tăng 139,6 nghìn ha (tăng 11%), cây ăn quả tăng 28,2nghìn ha (tăng 5,5%). Cơ cấu các loại cây trồng đã thay đổi theo hướng tích cực. Các loại cây công nghịêp, cây ăn quả có giá trị cao đã dần được đưa vào trồng và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp (tăng từ 8,47% năm 1987 lên tới 17,9% năm 2002. Trong khi đó diện tích cây hàng năm đã giảm từ 91,3% xuống còn 81,53% trong vòng 15 năm. Với chương trình mới 5 triệu ha rừng của chính phủ, hi vọng rằng đất đồi núi của nước ta sẽ được che phủ, hiệu quả về xã hội và môi trường sinh thái sẽ được giữ vững. Quá trình khai thác và sử dụng dất đồi của nước ta còn có nhiều hạn chế. Việc đầu tư quy hoạch đất đồi đôi khi chưa thoả đáng nhưng đã phần nào làm đổi mới bộ mặt các vùng nông thôn. Phát triển và sử dụng như hiện nay đã một phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, cải thiện đời sống cho ngưòi nông dân. Tuy nhiên, Đảng, nhà nước và nhân dân các khu vực đồi núi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng đất đồi: Theo tài liệu của FAO, trên thế giới có 937 triệu ha diện tích đất đai là đồi núi trong tổng số 1,476 tỷ ha. Châu á Thái Bình Dương với tổng số 453 triệu ha đất thì có tới 351 triệu ha đất đồi (chiếm 77,5%). Diện tích đất đồi núi chiếm một tỉ lệ rất lớn nên sử dụng có hiệu quả đất đồi có, đẩy mạnh sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước va xuất khẩu, đồng thời giữ được môi trường sinh thái phát triển ổn định. Muốn vậy chúng ta phải phát triển nèn nông nghiệp, sản xuất hàng hoá theo hướng nông lâm kết hợp gắn liền với phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, trước khi đưa các mô hình kinh tế vào sử dụng khai thác đất đồi có hiệu quả phải được nghiên cứu, xem xét kĩ sao cho phù hợp với thế mạnh của vùng để thực sự có hiệu quả. 2.2.3. Một số chỉ tiêu được sử dụng khi nghiên cứu: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Giá trị sản xuất (Gros out put-GO):Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất ường là một năm.Với hệ thống cây trồng vật nuôi,giá trị sản xuất chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích. Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm hay khối lượng công việc Pi: Là giá cả sản phẩm hay giá cả công việc - Chi phí trung gian (Intermediate-IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên (như giống,phân bón,thuốc sâu...) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản suất kinh doanh. Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. IC = GO –VA Hay IC = Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kì sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất (Total-IC): Là toàn bộ chi phí vật chất tính bằng tiền,bao gồm cả khấu hao tài sản cố dịnh khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Trong trồng trọt,tổng chi phí vật chất thường bao gồm : chi phí trung gian cộng với khấu hao tài sản cố định,chi phí tài chính và các khoản thuế khác. TC=GO-MI Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất,bao gồm thu nhập công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích. MI = GO-TC hay MI = VA –(A+ T) Trong đó: A: là phần giá trị khấu hao tài sản cố định. T : là thuế nông nghiệp. - Giá trị gia tăng (Value Added-VA):Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích,trong một chu kì sản xuất kimh doanh. Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và ghi phí trung gian. VA = GO – IC - Giá trị gia tăng/ chi phí chung gian(VA / IC): Là chỉ số tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra cho ta thấy hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi trung gian.với 1 đồng chi phí thì sẽ tạo ra dược bao nhiêu đòng trong giá trị tăng thêm.Từ đó quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất một loại sản phẩm. - Giá trị sản xuất/chi phí sản xuất(GO/ TC): Là chỉ số tương đối của hiệu quả xã hội, nó không những phản ánh được phần giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí mà còn cho biết rõ được lượng lao động cần được sử dụng trong quá trình sản xuất. - Ngoài ra trong khi nghiên cứu đề tài chúng tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu bình quân như : khấu hao, lãi ròng, thuế... ã Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội : Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động để nâng cao thu nhập. Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách làm ăn của người lao động. Giải quyết vấn đề công bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị. ã Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường sinh thái: Diện tích, mật độ, tỉ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, độ che phủ của rừng. Chống sói mòn và rửa trôi đất đai. Điều hoà không khí, lượng mưa và nâng cao độ ẩm. Tạo ra sự đa dạng sinh học. Phần III Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Lâm Thao là huyện đồng trung du của tỉnh Phú Thọ mới được tái lập, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Trung tâm huyện là thị trấn lâm thao cách thành phố Việt Trì khoảng 10 Km về phía đông, mốc hành chính thống nhất và tương đối ổn định Phía bắc giáp với huyện Phù Ninh. Phía đông giáp với thành phố Việt Trì. Phía nam giáp với huyện Tam Nông. Phía tây giáp với thị xã Phú Thọ. Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 13152,16 ha được chia ra làm 17 đơn vị hành chính (gồm 16 xã và 1 thị trấn) với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi xã cũng rất khác nhau. 3.1.1.2. Địa hình. Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp tiêu biểu của một vùng bán sơn địa: Có núi, đồi, đồng ruộng, sông ngòi và hồ đầm. Nhìn chung Lâm Thao có địa hình thấp, độ cao trung bình 30m- 40m cao nhất là núi Nghĩa Lĩnh (núi vua Hùng) cao 159 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, rất thuận lợi cho sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp và xây dựng các công trình chuyên dùng, như giao thông thuỷ lợi... Một phần về phía tây bắc của huyện có địa hình tương đối phức tạp có đồi núi thấp xen kẽ với đầm hồ. Bao gồm 6 xã miền núi: Hà Thạch, Xuân Lũng, Tiên Kiên, Hy Cương, Chu Hoá và Thanh Đình. 3.1.1.3. Khí hậu. Lâm thao là huyện trung du mièn núi phía bắc việtn nam nên mang đặc điểm của khí hậu miền bắc Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa nóng. Muà nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Đặc điểm của mùa này là nhiệt độ cao, gió thịnh hành là gió Đông Nam có mưa nhiều. Theo số liệu của trạm khí hậu thuỷ văn Phú hộ : Nhiệt độ trung bình / ngày là 26.870C. Lượng mưa trung bình / tháng là 197,7mm. Số ngày nắng trung bình / ngày là 4,22giờ. Số ngày mưa trung bình / tháng là 12,3ngày. Tổng tích ôn toàn mùa là 5752,50C Mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Đặc điểm của mùa này: Nhiệt độ trung bình / ngàylà 190C. Lượng mưa trung bình / tháng là 66,2mm. Số ngày mưa trung bình/ tháng là 7- 8 ngày. Số giờ nắng trung bình/ ngày là 1,62 giờ. Tổng tích ôn toàn mùa là 2873 0C Tình hình khí hậu, nhiệt độ thay đổi ở hai mùa rõ rệt rất thuận lợi cho việc bố trí các loại cây trồng ngắn ngày trong mùa vụ. 3.1.1.4. Thuỷ văn Huyện Lâm thao có sông Hồng chảy qua bắt đầu từ xã Hà Thạch qua các xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, thị trấn Lâm Thao, Hợp Hải, Kinh kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao xá rồi tới cảng Việt Trì. Sông Hồng giao với sông Đà và sông Lô tại vùng tiếp giáp giữa xã Cao Xá và thành phố Việt Trì. T._.heo kết quả tính toán của trạm khí hậu thuỷ văn tỉnh Phú Thọ lượng nước chảy qua sông Hồng tại khu vưc huyện hàng năm tương đối lớn, khoảng 200 m3/s. Sông Hồng góp phần bù đắp phù sa cho đồng ruộng và đảm nhận vai trò quan trọng trong viêc tưới tiêu nước cho các xã phía tây nam của huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ngòi, kênh mương tương đối hoàn chỉnh rất thuận lợi cho viêc tưới tiêu đồng ruộng, đảm bảo cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước và một số cây hoa mầu trên địa bàn khu vục phía tây nam của huyện Lâm Thao. 3.1.1.5. Nông hoá thổ nhưỡng Đất đai của huyện Lâm Thao phần lớn là diện tích vùng đồng bằng, một phần là đồi núi và thung lũng có thể chia ra làm hai vùng lớn: * Vùng đồi núi: Bao gồm 6 xã miền núi với tổng số 4642,25 ha, có 4 nhóm đất chính: Đất xám (X): Có diện tích 3699,75 ha chiếm 58,17% tổng diện tích đất đồi. Phần đất này có độ dốc từ 50 – 150 có khả năng thích ứng tốt với cây ăn quả và một số loại cây trồng ngắn ngày ưa cạn. Đất đỏ vàng (F): Có diện tích 685,54 ha chiếm 14,77% tổng diện tích đất đồi, có độ dóc từ 150 – 250, đất này chua và nghèo dinh dưỡng. Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất và dăm cuội có kết vón (Fk): có tổng diện tích là 1418,83 ha chiếm 30,56% tổng diện tích đất đồi, phần đất này có độ chua và nghèo dinh dưỡng. Đất sói mòn trơ sỏi đá (E): Có diện tích là 38,18 ha chiếm 0,82% tổng diện tích đất đồi, phần đất này có độ dốc từ 250 trở lên, bị sói mòn rất mạnh, độ phì nhiêu thấp, rất chua, lượng lân, kali và mùn rất nghèo. * Vùng đất đồng bằng và thung lũng có tổng diện tích là 8509,91 ha chiếm 64,70% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất đồng bằng có diện tích 8386,34 ha chiếm 63,76% đất tự nhiên, còn lại 153,57 ha là đất thung lũng. Là vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng được bao bọc bởi sông Hồng nên hàng năm vùng đất bãi ven sông Hồng thường xuyên được bồi đắp phù sa với một trữ lượng lớn. Đất đai ở khu vực này rất màu mỡ, cùng với hệ thống sông ngòi, hệ thống kênh mương tưới tiêu đồng ruộng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đất đai của vùng đồng bằng được khai thác triệt để hàng năm gieo trồng hai vụ lúa và một vụ màu (cây ngô, đậu tương, rau xanh...) và đã trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho nhu cầu của huyện và một số vùng phụ cận. 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 3.1.2.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu đặc biệt quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch trên địa bàn. Tình hình biến động đất đai của huyện 3 năm qua được thể hiện qua biểu 1 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện ttrong ba năm qua tăng 75,66 ha. Năm 2000 diện tích đất tự nhiên là 13076,5 ha đến năm 2002 là 13152,16 ha, trong đó có 4642.16 ha là diện tích đất đồi và núi (chiếm 35,34%). Sự gia tăng này là do năm 2001 huyện Lâm Thao tổ chức kiểm kê lại đất đai, phần lớn diện tích đất tăng thêm là trong khi kiểm kê thấy thừa trong nhân dân và một phần đất bãi được bồi đắp thêm. Bảng ngag 1 Đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng cao nhất 8054,48 ha (chiếm 61,34% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2002), tăng lên 88,12 ha so với năm 2000, trong đó đất trồng cây hàng năm là 6095,44 ha (chiếm46,35%); Đất cây lâu năm 10,23 ha (chiếm 0,08%); Đất vườn tạp có diện tích 1732,56 ha (chiếm 13,17%), còn lại là đất có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 215,18 ha chiếm1,64% so với tổnh diện tích đất tự nhiên. Năm 2000 toàn huyện có 818,23 ha đất lâm nghiệp (chiếm 6,62%), đến năm 2002giảm xuống còn 769,09% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân ba năm qua giảm 24,57 ha/ năm. Đất chuyên dùng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000 đất chuyên dùng có diện tích 1795,35 ha (chiếm 13,73%), năm 2002 đã tăng lên 1935,35 ha (chiếm so với tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân đất chuyên dùng tăng 70,05 ha/ năm. Cùng với sự gia tăng của đất chuyên dùng đất ở cũng tăng lên nhanh. Năm 2000 toàn huyện có 579,45 ha (chiếm 4,43%), đến năm 2002 có 613,45 ha (chiếm4,46% so với tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân diện tích đất ở tăng 17 ha/ năm. Sự tăng lên nhanh chóng của đất ở và đất chuyên dùnglà do sau khi huyện tái lập (năm 1999) đất đai được kiểm lại để quy hoạch và xây dựng khu trung tâm thị trấn huyện và một số khu kinh tế trọng điểm của huyện như :Trung tâm thị trấn Lâm Thao, khu công nghiệp Tiên kiên, khu chiết suất Sơn Vi... Năm 2000 diện tích đất tự nhiên là 13076,5 ha đến năm 2002 là 13152,16 ha. Đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn 1780,48 ha chiếm 13,54% so với tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2002). Trong 2 năm qua huyện đã khai thác và sử dụng thêm được 82,07 ha, bình quân mỗi năm khai thác và sử dụng thêm 41,03 ha. Trong đó tổng diện tích đất đồi chưa sử dụng là 198,34 ha (chiếm 1,51%), còn lại là đất có diện tích nặt nước. Đối với đất chưa sử dụng có khả năng khai thác và sử dụng được cần phải có biện pháp khai hoang phục hoá để đưa vào phục vụ cho mục đích Nông – Lâm - Ngư nghiệp hay khai thác nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Lao động là nhân tố cơ bản và không thể thiếu, nó quyết định kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, qua biểu 2 ta thấy: Năm 2002 toàn huyện có tổng số 124547 người, tăng 1752 người so với năm 2000. Tốc độ gia tăng dân số tương đối ổn đinh, bình quân tăng 0,7%/năm. Dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp, năm 2000 có 106463 khẩu nông nghiệp (chiếm 86,7%) đến năm 2002 có 101243 khẩu nông nghiệp (chiếm 81,29% tổng số nhân khẩu toàn huyện). Trong khi đó số khẩu nông nghiệp tăng lên nhanh. Năm 2002 có 23304 khẩu (chiếm 13,71%), tăng 6972 khẩu so với năm 2000 bình quân mỗi năm tăng 3486 khẩu. Bên cạnh đó số hộ phi nông nghiệp cũng tăng lên nhanh và số hộ nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Năm 2000 số hộ nông nghiệp là 25446 hộ chiếm 87,27% tổng số hộ của huyện, đến năm 2002 số hộ nông nghiệp giảm xuống còn 23486 hộ chiếm 76,73% tổng số hộ của huyện. Số hộ phi nông nghiệp tăng chủ yếu được chuyển sang từ hộ nông nghiệp họ là những người có sự nhạy bén tốt trong nền kinh tế thị trường đã chuyển sang làm dịch vụ, kinh doanh hay làm nghề phụ... sự tăng lên của hộ phi nông nghiệp kéo théo số khẩu phi nông nghiệp cũng tăng lên. Điều này cho thấy quá trình đô thị hoá các vùng nông thôn của huyện đã thu hút được lớn lượng lao động dư thừa, nhàn dỗi trên địa bàn huyện và tạo cơ hội tốt cho một số ngành nghề, dịch vụ kinh doanh phát triển. Đồng thời tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và dư thừa đáng kể. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Năm 2000 toàn huyện có 57829 lao động, trong đó có 49426 lao động nông nghiệp (chiếm 85,47%) còn lại 8403 lao động phi nông nghiệp (chiếm 14,53%), đến năm 2002 số lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 47070 lao động (hiếm 79,48%), lao động phi nông nghiệp tăng lên 12154 lao động, chiếm 20,52% tổng số lao động của huyện. Thông qua một số chỉ tiêu bình quân tính toán ở biểu 2 cho thấy: Bình quân số nhân khẩu/ hộ, bình quân số khẩu nông nghiệp/ hộ nông nghiệp 3 năm qua có xu hướng giảm dần. Năm 2000 bình quân số khẩu/1 hộ là 4,21 người và bình quân số khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 1,98 người, đến năm 2002 bình quân số khẩu/1 hộ là 4,06 người và bình quân số khẩu nông nghiệp/1 hộ nông nghiệp là 1,93 người. bảng gnang 2 Trong khi đó bình quân lao động nông nghiệp/ 1 hộ nông nghiệp và bình quân số lao động/1 hộ tương đối ổn định, khoảng 2 lao động nông nghiệp/1 hộ nông nghiệp và 4,2 lao động/1 hộ. Điêù nay cho chúng ta thấy tốc độ gia tăng của lao động cùng với sự giảm dần của lao động nông nghiệp và tốc độ tăng lên của lao động phi nông nghiệp phản ánh sự phân công lao động xã hội của huyện đang dần phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị hoá một số khu vực kinh tế trọng điểm của huyện. Song, đa phần lao động nông nghiệp và một phần lao động phi nông nghiệp chưa được qua trường lớp đào tạo. Lực lượng lao động này chủ yếu là lao động thủ công, khả năng tiếp thu các công nghệ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn rất hạn chế. Vì vậy cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai trong sản xuất Nông-Lâm -Ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để thu hút lực lượng lao động tại chỗ. Phải có chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hoá để giải phóng lao động nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực kinh tế khác phù hợp theo hướng chuyển dịch kinh tế của huyện trong giai đoạn hiện nay. 3.1.2.2. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng của huyện Lâm Thao Cơ sở hạ tầng là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định tới năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi hay chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đó là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh hay của một đơn vị kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm được bớt những ảnh hưởng xấu của điều kiện tự nhiên và nó giúp cho chúng ta có điều kiện tốt để tái sản xuất mở rộng. ý thức được điều này trong những năm gần đây đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Lâm Thao tính đến ngày 31/12/02 toàn huyện có: * Về giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông của huyện khá phát triển và đa dạng. Vừa có đường bộ, đường sắt và đường thuỷ tạo nên một mạng lưới khép kín rất thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Riêng đối với đường bộ có đủ các loại đường từ cấp quốc gia đến thôn xóm. Đường bộ do trung ương quản lý dài 20 km, đường tỉnh lộ 308 và 310 dài 32km, đường huyện có chiều dài 18,9km và 297,1km đường xã trong đó có 205km đường bê tông còn lại 92,1km là đường cấp khối; Tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai có chiều dài 12km chạy qua; hệ thống đường thuỷ sông Hồng có chiều dài 31,2km với 1 bến phà và 8 bến đò phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đi lại giữa các xã trong vùng. * Về thuỷ lợi: Nước và hệ thống thuỷ lợi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người. Theo số liệu điều tra năm 2002 toàn huyện có 65 hồ, đập lớn nhỏ phục vụ tưới tiêu nước cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có 32 trạm bơm tưới tiêu nước, hiện tại diện tích đất nông nghiệp cần đảm bảo tưới tiêu nước 900 ha. Diện tích đất thường xuyên bị ngập úng quá lớn 350 ha. Đây là huyện rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp do đó các xã thị trấn luôn tạo điều kiện ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là ngành trồng trọt và chăn nuôi. * Về y tế: Toàn huyện có 1 bệnh viện huyện và 17 trạm y tế trực thuộc nằm trên địa bàn của các xã, thị trấn với 73 cán bộ y tế: có 41 y sỹ, 14 nữ hộ sinh và 18 bác sỹ. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bện cho nhân dân thì trong những năm tới vấn đề đầu tư nâng cấp và mỏ rộng cơ sở vật chất theo chiều sâu là vấn đề mang tính cấp thiết cần được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa. * Về giáo dục: Hệ thống giáo dục đào tạo của huyện tương đối phát triển, đa dạng về các loại hình giáo dục, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Số trường tiểu học công lập là 18 trường với 448 lớp học và 557 giáo viên giảng dạy, quản lý; số trường trung học cơ sở công lập là 18 trường với 268 lớp và 464 cán bộ trong đó có 453 giáo viên giảng dạy; 4 trường phổ thông trung học gồm 77 lớp học, 189 cán bộ phụ trách trong đó có 2 trường phổ thông trung học công lập, 1 trường bán công và 1 trường dân lập. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn 1 trường cao đẳng hoá chất và 1 trường công nhân kỹ thuật với tổng số trên 5000 sinh viên hàng năm. Đây là nơi đào tạo ra lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao phục vụ cho nhà máy Pin-Ăc quy Vĩnh Phú, nhà máy Suppe và hoá chất Lâm Thao và một số nhà máy xí nghiệp khác trong và ngoài tỉnh. Toàn huyện có156 lớp mẫu giáo gồm 18 trường mầm non và 174 giáo viên với 392 học sinh hàng năm. Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy còn thiếu thốn chưa đảm bảo được nhu cầu về mặt bằng, không gian đối với hệ thống giáo dục mầm non. Huyện cần phải có kế hoạch mỏ rộng quy mô và đầu tư theo chiều sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong vùng. Về thống điện -thông tin liên lạc: Hệ thống điện lưới trên địa bàn huyện tương đối hoàn thiện và đầy đủ, công trình điện khí hoá nông thôn đã được hoàn thành với 17/17 xã và thị trấn trong huyện có điện quốc gia với 100% hộ sử dụng điện vào sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành bưu điện huyện Lâm Thao 3 năm qua đã có bước chuyển biển đột phá ra rệt và đã có những đóng góp to lớn trong việc truyền thông, giao lưu kinh tế- văn hoá giữa các vùng trong và ngoài huyện. Hiện nay mạng lưới bưu điện huyện có 3 bưu cục khu vực và 14 bưu điện văn hoá xã với tổng số 5216 đầu máy điện thoại cố định. Ngoài ra mạng lưới thông tin báo, đài truyền thanh khá hoàn thiện với 1 đài phát thanh huyện và 17 đài phát thanh xã, thị trấn. Về an ninh quốc phòng: Chủ yếu là các doanh trại quân đội đóng trên địa bàn các xã miền núi. Trong tình hình hiện nay để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện các đơn vị hầu hết đều có đội thường trực tuần tra, bảo vệ luôn sát sao với công an huyện, tiếp xây dựng và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương cùng với các khu vực khác của tỉnh. * Về đặc điểm văn hoá- xã hội: Người dân Lâm Thao luôn tự hào về truyền thống của người con đất tổ vua Hùng, cội nguồn dân tộc với truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sinh hoạt văn hoá truyền thống của người dân Lâm Thao rất đa dạng và phong phú, tiêu biểu là nền văn minh lúa nước với lễ hội Đền Hùng. Đây không chỉ là lễ hội của người dân Lâm Thao mà nó còn là ngày lễ hội chung của dân tộc Việt Nam. Ngoài lễ hội đền Hùng Lâm Thao còn có nhiều lễ hội khác gắn với các di tích lịch sử của dân tộc như hội Trò, lễ hội Đình Trám...đó là dịp để nhân dân trong vùng, huyện giao lưu văn hoá, thăm hỏi và động viên nhau trong phát triển sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế xã hội. 3.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Lâm Thao 3 năm qua. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Lâm Thao 3 năm qua được thể hiện trên biểu 3cho thấy: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng lên đáng được khích lệ. Năm 2002 tăng 176820 triệu đồng so với năm 2000 (315.884 triệu đồng). Bình quân tốc độ phát triển 1,24 lần/ năm. Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2002 là 178750 triệu đồng chiếm 36,28% tổng giá trị sản xuất, tăng hơn năm 2000 là 64423 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 1,27% lần/ năm; giá trị sản xuất năm 2002 tăng 2565 triệu đồng so với năm 2000 (chiếm tỷ trọng10,04% tổng giá trị sản xuất), tốc độ phát triển bình quân là1,03 lần/ năm. Lâm nghiệp không phải là thế mạnh của huyện. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,65% (8135 triệu đồng) trong tổng giá trị sản xuất năm 2002; giá trị sản xuất của ngành ngư nghiệp được duy trì và tăng lên hàng năm, năm 2000 là 6672 triệu đồng, bình quân tăng 1624 triệu đồng/ năm. Tổng giá trị sản xuất Nông- Lâm - Ngư nghiệp năm 2002 đạt 248005 triệu đồng (tăng 71381 triệu đồng so với năm 2000), trong khi đó công nghiệp - dịch vụ- thương mại đạt 139210 triệu đồng (tăng 105439 triệu đồng so với năm 2000), chiếm 44,07% tổmg giá trị sản xuất. Tốc độ phát triển bình quân của ngành công nghiệp và triểu thủ công nghiệp cao hơn của ngành nông nghiệp. Riêng giá trị sản xuất của 6 xã vùng đồi năm 2002 đạt 168110 triệu đồng (chiếm34,12% tổng giá trị sản xuất của huyện) tăng 57908 triệu đồng so với năm 2000. Từ thực tế trên cho thấy nền kinh tế của huyện đang dần được hoàn thiện và ngày càng hợp lí hơn trong xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của huyện. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Thao trong những năm tới là phải giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời đầu tư phát triển mạnh threo chiều sâu, đặc biệt là đối với các xã thuộc khu vực miền núi của huyện. Trong sản xuất nông nghiệp ngoài việc giữ vững và phát triển ngành trồng trọt cần phải đầu tư phát triển mạnh trong chăn nuôi, dần đưa giá trị của ngành chăn nuôi cao ngang bằng với giá trị của ngành trồng trọt. Bảng gnang 3 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chung Đề tài nghiên cứu dưa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội trong sự vận động và biến đổi không ngừng, mối tương quan giữa các hiện tượng tự nhiên. 3.2.2. Phương pháp cụ thể 3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế Phương pháp này được dùng để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội, thực chất của phương pháp này là tổ chức điều tra thu thập tài liệu trên cơ sơ quan sát số lớn đảm bảo tính chính xác đầy đủ, kịp thời. Tổng hợp hệ thống hoá tài liệu thu thập được chủ yếu, phân tổ thống kê, phân tích tài liệu thu thập được và chỉnh lí trên cơ sở đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng.Từ đó rút ra những quy luật và bản chất của hiện tượng, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyêt các yêu cầu đặt ra. * Chọn điểm nghiên cứu: Điểm nghiên cứu là 6 xã miền núi và một số khu đất đồi dốc trên địa bàn huyện, nghiên cứu hiệu quả của một số loại cây trồng chính trên đất đồi và một số mô hình kinh tế được phân bổ theo từng xã đang được sử dụng trên đất đồi của huyện Lâm Thao * Thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp là tài liệu đã có sắn số liệu, các số liệu này đã được xử lí và chỉnh sửa. Bao gồm: Niên giám thống kê năm 2000, năm 2001, năm 2002 của tỉnh Phú Thọ; Báo cáo của các phòng ban trong huyện: Phòng thống kê, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Khuyến nông...; Báo cáo quy hoạch và sử dụng đất đai của huyệnLâm Thao trong thời kỳ 2000-2005, các dự án, các chương trình phát triển kinh tế, môi trường... của vùng làm cơ sở để phân tích đánh giá các ưu nhược điểm trong quá trình phát triển kinh tế trên đất đồi của huyện những năm qua và phương hướng trong nhưng năm tới. - Số liệu sơ cấp: Đây là các số liệu có được thông qua điều tra từ thực tế, phỏng vấn các chủ trang trại, các hộ gia đình, để tìm hiểu nghiên cứu tình hình khai thác và sử dụng đất đồi đốc vào các mục đích khác nhau. Phải tiến hành chọn hộ điều tra theo phương pháp phân loại hộ điển hình, phỏng vấn các chủ trang trại, hộ gia đình theo nội dung đã chuẩn bị từ trước trong phiếu điều tra và ghi chép lại Tổng hợp liệu điều tra: Phân bổ theo các tiêu thức khác nhau tuỳ theo từng loại đất sản xuất, theo từng khoản mục chi phí và từng đối tượng sản xuất. Từ đó rút ra các kết luận về các kết quả, hiệu quả thu được trên từng hạng mục loại đất được sử dụng. Phân tích số liệu: Trên cơ sơ các chỉ tiêu đã được tổng hợp như các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phân tích diễn bién theo thời gían, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất, các khâu sản xuất và quá trình lưu thông giữa kinh tế xã hội và môi trường. 3.2.2.2. Phương pháp chuyên khảo Nghiên cứu các quy trình sản xuất kinh doanh ở các hộ điển hình trên từng xã trong các điều kiện khác nhau, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm khai thác và sử dụng đất đai vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo được yêu cầu về xã hội và môi trường sinh thái. 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu phải phù hợp với yêu cầu trên lĩnh vực kinh tế xã hội môi trường, phù hợp với nội dung tính toán và đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, tính khoa học phải phù hợp với các điều kiện của địa phương và nêu lên các hiệu quả đạt được khi tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu: - Giá trị sản xuất: GO - Giá trị gia tăng: VA - Thu nhập hỗn hợp: MI - Thu nhập ròng: LN - Tổng chi phí: TC - Chi phí trung gian: IC Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất đồi của huyên Lâm Thao 4.1.1. Tiềm năng đất đồi dốc của huyện Lâm Thao Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cuả huyện Lâm Thao năm 2001 toàn huyện có 4642,25 ha đất đồi dốc các loại với 4446,75 ha đã được đưa vào sử dụng còn lại 195 ha chưa được khai thác và sử dụng.Trong quá trình nghiên cứu địa bàn,căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại đất đồi dốc huyện Lâm Thao gồm có: 2511,73 ha đất nông nghiệp, trong đó có 1976,2 ha đất trồng cây hàng năm; 10,23 ha đất trồng cây lâu năm và 525,3 ha đất vườn tạp. Đất nông nghiệp chủ yếu là các gò đồi nằm xen vào đó là hồ đầm và thung lũng rất phù hợp cho phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm ưa cạn. Đất lâm nghiệp có diện tích 769,09 ha bao gồm 17,77 ha đất rừng tự nhiên và 751,32 ha đất rừng sản xuất. Đất lâm nghiệp tương đối tập trung được phân bố chủ yếu ở ba xã xung quanh khu vực di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương, Tiên Kiên và Thanh Đình) hiện nay khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được nhà nước công nhận là rừng quốc gia nên việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện gắn liền với quy hoạch phát triển bền vững, mở rộng diện tích đất rừng tự nhiên bảo tồn các loài động thực vật. Đất chuyên dùng và đất ở năm 2002 có tổng diện tích 1165,93 ha chiếm 25,12% tổng diện tích đất đồi của huyện. Đất chuyên dùng được sử dụng chủ yếu trong các khu dân cư như đường giao thông nhà máy Suppe và hoá chất lâm thao, trường cao đẳng hoá chất... Hiện nay còn 195 ha đất đồi chưa được sử dụng có độ dốc từ 200, trong đó có 148,5 ha có khả năng sử dụng trồng cây lâm nghiệp. Nhìn chung, đây là khu vực tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng, có vị trí tương đối thuận tịên cho việc phát triển nông lâm nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm rất da dạng và phong phú. Vì vậy, việc phát triển kinh tế xã hội của huyện phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội 6 xã miền núi. 4.1.2. Tình hình khai thác và sử dụng đất đồi của huyện Khai thác và sử dụng đất đai hợp lí, có hiệu quả phản ánh trình độ quản lí và sản xuất của con người. Vấn đề khai thác tiềm năng đất đồi trên địa bàn huyện cần phải được quan tâm ở cả hai lĩnh mặt chiều rộng và chiều sâu góp phần vào việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm này ngày càng có hiệu quả hơn. Với diện tích 2511,73 ha đất nông nghiệp phân bố rải rác ở khu vực miền núi của huỵen và đực trồng nhiều loại cây trồng khác nhau. Có 1976 ha đất trồng cây hàng năm ;1618 ha đất sử dụng cho mục đích trồng cây sắn, lạc, khoai lang Biểu 4: Hiện trạng khai thác và sử dụng đất đồi của huyện Lâm Thao (năm 2002) Loại đất Thực hiện(2002) Quy hoạch (2005) So với quy hoạch Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) - Tăng + Giảm Cơ cấu (%) -Tổng diện tích Đ Đ 4642,25 100,00 4642,25 100,00 A- Đ Đ đã sử dụng 4446,75 95,79 4467,25 96,23 -20,50 -0,44 I-Đất nông nghiệp 2511,73 54,10 2479,25 53,40 -32,48 -0,70 1-Đất cây hàng năm 1976,20 42,57 1895,50 40,84 +80,45 +1,73 - Sắn +Lạc+K lang 1618,00 34,85 1560,00 33,60 +58,00 +1,25 - Đất trồng dứa 36,13 0,78 120,50 2,59 -84,73 -1,82 - Đất trồng mía 38,12 0,82 45,00 0,97 -6,88 -,015 - Cây hàng năm khác 283,50 6,10 170,25 3,65 +113,25 +2,44 2-Đất cây lâu năm 10,23 0,22 65,50 1,41 -55,27 -1,19 - Cây chè 7,23 0,16 50,50 1,08 -43,27 -0,93 - Cây tre lấy măng 3,00 0,06 15,00 0,32 -12,00 -0,26 3-Đất vườn tạp 525,30 11,31 508,05 10,94 +17,30 +0,37 - Cây vải +nhãn +xoài 182,50 3,93 195,50 4,21 -13,00 -0,28 - Cây bưởi 29,80 0,64 55,50 1,20 -25,70 -0,55 - Các loại cây khác 313,00 6,74 257,00 5,53 +56,00 +1,21 II-Đất lâm nghiệp 769,09 16,57 762,90 16,43 +6,19 +0,13 -Đất rừng tự nhiên 17,77 0,38 17,77 0,38 -Đất rừng sản xuất 751,32 16,18 745,13 16,05 +6,19 +0,13 +Cây NLG đặc dụng 475,85 10,25 424,63 9,15 +51,22 +1,10 +Rừng hỗn hợp 275,50 5,93 320,50 6,90 -45,00 -0,93 III-Đất chuyên dùng 914,75 19,70 959,75 20,67 -45,00 -0,93 IV-Đất ở 251,18 4,63 265,35 5,72 -14,17 -1,09 B-Đ Đ chưa sử dụng 195,5 4,21 175 3,77 +20,50 +0,44 Nguồn số liệu: Phòng nông nghiệp Có 3,16 ha đất trồng cây dứa; 38,12 ha đất trồng mía và 283,5 ha đất trồng một số loại cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế không cao; có 10,23 ha đất trồng cây lâu năm, trong đó 7,23 ha là đất cây chè đang cho thu hoạch và 3 ha đất trồng cây tre lấy măng (cây măng Bát Độ) bắt đầu cho thu hoạch; Đất vườn tạp phân bố trong khu dân cư với diện tích khá lớn 525,3 ha (chiếm11,31% tổng diện tích đất đồi). Nhìn chung các nhóm cây trồng trên đất vườn tạp đều có hiệu quả kinh tế không cao, cây trồng chủ yếu là cây bưởi, nhãn, xoài, hồng... phục vụ chủ yếu cho gia đình và nhu cầu trong địa phương, chưa có quy mô mở rộng để sản xuất kinh doanh. Hiện nay tòan huyện có 751,32 ha đất rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở các xã xung quanh khu vực Đền Hùng được sử dụng cho mục đích trồng cây nguyên liệu giấy (như : cây keo, bạch đàn, cây lấy gỗ...) phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng và công ty giấy Lửa Việt của tỉnh Phú Thọ. Như vậy, so với quy hoạch và sử dụng đất đồi của huyện vào năm 2005 tổng diện tích dất được sử dụng tăng 20,5 ha so với năm 2002. Trong đó đất nông nghiệp giảm xuống còn 2479,25 ha chiếm 53,4% tổng diện tích đất đai, giảm 32,48 ha (có 44,67 ha đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào đất chuyyen dùng và đất ở và có 12,19 ha đất lâm nghiệp được chuyển sang sử dụng cho mục đích nông nghiệp); Đất chưa sử dụng đến năm 2005 chỉ còn 175 ha có 20,5 ha đất chưa sử dụng được khai thác chuyển vào đất lâm nghiệp.Trong khi đó đất lâm nghiệp vào năm 2005 giảm xuống chỉ còn 762,9 ha chiếm 16,43% tổng diện tích đất đai (có 26,69 ha đất lâm nghiệp chuyển sang đát nông nghiệp và đất chuyên dùng). Thực tế đất lâm nghiệp năm 2005 giảm 7,19 ha. Qua biểu 4 chúng ta nhận thấy rằng: Sự biến động đất đồi của huyện đang từng bước chuyển đổi theo đúng quy hoạch sử dụng đất và có xu hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá các khu vực nông thôn và hình thành khu kinh tế trọng điểm của huyện, đặc biệt ở khu vực 6 xã miền núi. Song song với quá trình này dân cư trong khu vực sẽ dần gia tăng, các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ, sản xuất cung tăng lên theo. Vì vậy, vấn đề sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đồi trong những năm tới của huyện là rất cần thiết, tạo cân bằng trong sự phân công lao động xã hội của khu vực. 4.1.3. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng /1 ha đất đồi của huyện Lâm Thao 4.1.3.1. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng ngắn ngày Qua điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy rằng: Cây ngắn ngày được trồng chủ yếu trên đất đồi dốc của huyện là cây sắn, lạc, khoai lang, đậu đỗ và một số loại cây lương thực khác. * Hiệu quả kinh tế của cây sắn: Cây sắn là cây trồng chủ yếu trên đất đồi của huyện trong những năm trước đây khi sản xuất lương thực còn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu cho nhân dân trong vùng, cây sắn đã góp phần cung cấp lương thực tại chỗ, giải quyết được cái đói cho nhân dân. Từ khi sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu của con người thì diện tích cây sắn giảm xuống và dần đi vào ổn định, các giống sắn cho năng suất cao dần được đưa vào trồng làm tăng sản lượng sắn phục vụ cho chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Cây sắn có mức độ đầu tư thâm canh ít,có thời gian sinh trưởng tương đối dài (9-10 tháng) kể từ khi trồng mới đến khi cho thu hoạch, là cây có khả năng chịu hạn tốt và thích ứng được trên nhiều loại đất ở nhiều mức đầu tư khác nhau. Thời gian sau thu hoạch đến khi trồng mới đất thường để trống, chưa được sử dụng vào các mục đích khác. Biểu 5: Hiệu quả kinh tế của cây sắn/ 1ha đất đồi dốc của huyện Lâm Thao (năm 2002) Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá CÂY SĂN Mức T.T Mức T.B SS 1000 SL TT SL TT TT I-Chi phí sản xuất(TC) 1000 7.408 6.857 551 1.Chi phí chung gian (IC) 1000 3.008 2.457 551 -Giống 1000 400 400 - -Phân chuồng Tấn 180 8 1.440 6 1.080 360 -NPK 1000 518 439 79 -N Kg 3 60 180 54 162 18 -P205 Kg 1,1 80 88 70 77 11 -K20 Kg 2,5 100 250 80 200 50 -Dụng cụ + vôi bột + T S 1000 300 300 250 50 -Chi phí khác 1000 350 350 300 50 2.Chi phí công lao động Công 15 220 3.300 220 3.300 - 3.Thuế đất nông nghiệp 1000 1.100 1.100 - II-Giá trị sản xuất (GO) 1000 14.290 12.365 1.925 -Thu từ sản phẩm chính Tạ 350 39,5 13.825 34 11.900 1.925 -Thu từ sản phẩm phụ 1000 465 465 - III-Một số chỉ tiêu BQ 1.Giá trị gia tăng (VA) 1000 11.282 9.908 1.374 2.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000 10.182 8.808 1.374 3.Thu nhập ròng (LN) 1000 6.882 5.508 1.374 4. VA/ IC Lần 3,15 4,08 5.GO/ TC Lần 1,95 1,86 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Với nhóm hộ có mức độ đầu tư thâm canh tốt năng suất trung bình đạt được khoảng 39,5 tấn/ ha, giá trị sản lượng đạt 14.290 ngàn đồng cao hơn nhóm hộ có mức đầu tư trung bình đạt 31,5 tấn/ ha, giá trị sản lượng đạt 12.365 ngàn đồng. Giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, thu nhập ròng của mức tiên tiến cao hơn mức trung bình là 1.374 ngàn đồng. Mức mức giá trị gia tăng đạt 11.282 ngàn đồng, thu nhập hỗn hợp là10.182 ngàn đồng và thu nhập ròng là 6882 ngàn đồng đối với nhóm hộ tiên tiến. Và nếu được đầu tư tốt hơn còn có thể đạt được năng suất và giá trị sản lượng cao hơn nữa. Tỷ lệ giá trị gia tăng/ chi phí chung gian và giá trị sản xuất/ tổng chi phí sản xuất của mức tiên tiến cao hơn hẳn của nhóm hộ trung bình. Điều này chứng tỏ rằng đất đai chưa được khai thác triệt để, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. * Hiệu quả kinh tế của công thức luân canh: Năm 2002 toàn huyện có 1618 ha đất đồi trồng cây lạc, cây đậu tương và cây khoai lang theo công thức luôn canh: Lạc + Đậu tương và Lạc+Khoai lang. Đây là nhóm cây trồng ngắn ngày có hiệu quả tương đối cao, thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng vốn nhanh. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh được sử dụng trên 1 ha đất đồi ở huyện Lâm Thao được thể hiện trên biểu 6 cho thấy: Đối với cây lạc: Cây lạc có giá trị kinh tế tương đối cao so với cây đậu tương và cây khoai lang trên cùng một đơn vị diện tích. Song giá ._.hỉ tiêu hiệu HQ 1. Giá trị gia tăng (VA) 44.575 40.994 4.681 44.610 41.100 3.510 2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 42.425 38.994 3.431 42.460 39.120 3.340 3. Thu nhập ròng (LN) 40.625 37.044 3.581 40.720 37.230 3.490 4. VA/IC 16,24 15,68 16,28 16,18 5. GO/ TC 6,91 6,8 7,14 6,88 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Hiệu quả kinh tế của cây keo và bạch đàn ở các mức đầu tư khác nhau đạt được trên 1 ha đất đồi được thể hiện trên biểu 18 cho thấy: Cây keo là cây nguyên liệu giấy có giá trị kinh tế cao hơn cây bạch đàn (1 ha đất trồng keo có thể cho năng suất từ 85 m3 đến 115 m3, bạch đàn cho năng suất từ 80 m3 đến 95 m3) trong khi đó giá bán nguyên liệu của hai loại cây này là ngang nhau đồng thời cây keo còn góp phần làm tăng hiệu quả về môi trường sinh thái. Qua kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế trên bảng chúng ta có thể thấy rằng cây keo có lợi thế hơn hẳn cây bạch đàn. Mức chi phí sản xuất thấp hơn lại có giá trị sản xuất cao hơn. Lãi dòng thực tế của mức tiên tiến cao hơn mức trung bình là 4.070 ngàn đồng đối với cây bạch đàn và 3.790 ngàn đồng đối với cây keo; mức chênh lệch về chi phí đầu tư ở các nhóm hộ trồng cây bạch đàn là 339 ngàn đồng và 300 ngàn đồng đối với nhóm hộ trồng keo. Bình quân 1 ha trồng bạch đàn lãi khoảng 5.805 ngàn đồng/ năm đối với mức tiên tiến và 5.292 ngàn đồng đối với mức trung bình. Ngoài ra các hộ còn có thêm nguồn thu nhập từ trồng xen cây ngắn ngày ngay từ năm đầu. Từ thực tế cho thấy khả năng tăng vốn đầu tư ban đầu để gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ làm tăng thêm năng suất của cây nguyên liệu và có thể đạt được mức tối đa. Mặt khác, việc lựa chọn nhóm cây trồng hợp lý cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, đó cũng chính là biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai của huyện. * Hiệu quả kinh tế của cây Luồng Thanh Hoá được trồng trên 1 ha đất đồi của huyện. Cây Luồng Thanh Hoá là loại cây thuộc họ tre nứa, cây thẳng đều phù hợp trong xây dựng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đặc biệt là đối với các vùng nông thôn. Đây là loại cây trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều năm sau (khoảng 18 năm). Do vậy cây Luồng Thanh Hoá cũng có thời kỳ kiến thiết cơ bản như cây chè và một số loại cây ăn quả (thường là 5 năm sau khi trồng mới) sau đó mới cho thu hoạch. Biểu19: Chi phí sản xuất cho 1ha đất đồi trồng cây Luồng Thanh Hoá ở huyện Lâm Thao (năm 2002). Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá 1000 VND Thành tiền 1000 VND I-Chi phí trồng mới 31.200 1.Chi phí chung gian 18.402 -Giống Cây 300 2,5 750 -Phân NPK kg 200 1,35 270 -Thuê đào hố trồng cây Hố 280 2,6 700 - Chi phí khác 650 2. Công lao động gia đình 750 II-Chi phí trong thời kỳ KTCB 8.540 1.Chi phí chung gian 4.790 -Phân NPK kg 400 540 -Công chăn sóc và bảo vệ Công 150 1,35 2.250 -Chi phí khác 15 2.000 2.Công lao động gia đình 250 15 3.750 III.Chí phí thời HTKD 4.291 1.Chi phí trung gian 1.858 - Phân NPK kg 80 1,35 108 -Thuê lao động khai thác Công 50 15 750 -Chi phí khác 1000 2.Công lao động gia đình Công 50 15 750 3.Thuế đất 1.100 4.Khấu hao 583 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Chi phí sản xuất của cây Luồng Thanh Hoá/ 1 ha đất đồi được thể hiện qua biểu 19 cho thấy chi phí trồng mới có mức đầu tư tương đương với chi phí trồng keo và bạch đàn (3.120 ngàn đồng), trong đó chi phí công lao động hết 4.450 ngàn đồng còn lại là đầu tư chi phí vật chất cơ bản là giống và phân bón. Chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là 8.540 ngàn đồng (bình quân mỗi năm chi phí 2.135 ngàn đồng) vào các khâu bảo vệ và chăm sóc giúp cây hình thành búi nhanh, đẻ măng nhiều và mập ngọn. Chi phí trong thời kỳ hạch toán kinh doanh được thể hiện trên biểu với mức chi phí bình quân là 4.219 ngàn đồng/năm trong đó chi phí cho cơ sở vật chất chỉ cần 1.858 ngàn đồng còn lại là công lao động gia đình, thuế đất và khấu hao (tính khấu hao cho 5 năm thu hoạch đầu tiên). ở thời kỳ này chỉ cần đầu tư phân hoá học, công lao động chăm sóc và chặt tỉa các cây nhỏ, các cây có khả năng cho khai thác. Bón phân hoá học và chăm sóc tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và tăng khả năng đẻ măng. Biểu 20: Hiệu quả kinh tế của cây Luồng Thanh Hoá/ 1 ha đất đồi huyện Lâm Thao (năm 2002) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Cây Luồng Thanh Hoá I. Giá trị sản xuất (GO) 12.244 - Thu từ sản phẩm chính 9.800 - Thu từ sản phẩm phụ 2.444 II. Tổng chi phí (TC) 4.291 1. Chi phí trung gian (IC) 1.858 2. Chi phí công lao động 750 3. Thuế đất 1.100 4. Khấu hao 583 III. Một số chỉ tiêu hiệu quả 1. Giá trị gia tăng (VA) 10.386 2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 8.703 3. Thu nhập ròng 7.953 4. VA/IC 5,59 5. GO/TC 2,85 6. Lợi nhuận BQ/năm 5.965 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Kết quả kinh tế thu được trên 1 ha đất đồi trồng Luồng Thanh Hoá ở huyện Lâm Thao được thể hiện qua biểu 20 cho thấy: Đây là loại cây nguyên liệu đa mục đích, có khả năng cho năng suất và giá trị sản lượng cao. Tuy mới được đưa vào trồng trên đất đồi của huyện trong những năm gần đây song đã được các chủ hộ, trang trại chấp nhận đầu tư và đang nhân rộng diện tích. Hiện nay toàn huyện có 98 ha đất trồng Luồng trong đó có 28 ha đang cho thu hoạch, mỗi năm 1 ha cây Luồng Thanh Hoá cho khai thác được 12.244 ngàn đồng và cần sử dụng hơn 100 công lao động. Ngoài sản phẩm chính thu được là cây Luồng các hộ còn có thể chiết, dâm cành, làm cây giống nhằm bán cho nhu cầu của nhân dân trong vùng. Giá trị gia tăng đạt được/ 1 ha đất trồng Luồng là 10.386 ngàn đồng gấp 5,59 lần so với chi phí trung gian. Thu nhập hỗn hợp hàng năm/ 1 ha đạt 8.703 ngàn đồng với mức lãi dòng là 7.593 ngàn đồng. Bình quân lãi/ năm trong cả quá trình sản xuất kinh doanh đạt 5.965 ngàn đồng từ thực tế này chúng ta có thể thấy rằng cây Luồng là cây nguyên liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây keo và bạch đàn. Do cây Luồng Thanh Hoá có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn, có khả năng giữ đất và làm đất bạc màu ít hơn so với cây keo và đàn vì vậy cần phải mở rộng diện tích đất trồng Luồng thay cho các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp và ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. * Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rừng hỗn hợp/ 1 ha đất đồi rừng ở huyện Lâm Thao. Đây là mô hình phổ biến trên địa bàn huyện và một số khu vực khác trong phạm vi cả nước. Các loại cây trồng chủ yếu là cây lấy gỗ (cho thu hoạch về lâu dài) và các loại cây nguyên liệu giấy được trồng xen (như: bồ đề, tre, nứa, giang...) cho thu hoạch sau khi trồng từ 3 đến 4 năm. Hầu hết các loại cây này có giá trị kinh tế không cao khả năng cải tạo đất chỉ đạt ở mức trung bình nhưng dễ gây hoả hoạn vào mùa khô sẽ làm mất cân bằng sinh thái. Hiện nay toàn huyện có 275,5 ha đất rừng hỗn hợp 108,7 ha đất rừng được trồng theo mô hình: Luồng (tre) + cây nguyên liệu gỗ đang cho thu hoạch với hiệu quả kinh tế khá cao. Đây là một mô hình tương đối khép kín trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với cây Luồng (tre) có khả năng khai thác sau khi trồng 4 năm với mức thời gian khá dài trong khi đó cây gỗ chỉ có khả năng cho khai thác từ năm thứ 10 trở đi. Biểu 21: Chi phí sản xuất/1 ha đất đồi trồng rừng hỗn hợp ở huyện Lâm Thao Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá 1000đ Mức TT Mức TB SS SL TT 1000 đ SL TT 1000đ SL TT 1000đ I. Chi phí trồng mới 8.376,5 7.539 837,5 1. Chi phí trung gian 7.701,5 6.864 837,5 - Giống: Cây Luồng TH Cây lấy gỗ 1000 7.764 1.764 - Hom 3 280 840 280 840 - Cây 0,7 1.320 924 1.320 924 - - NPK kg 1,35 250 337,5 200 270 50 67,5 - Phân chuồng Tấn 180 10 1.800 6 1.080 4 720 - Đào hố trồng cây Công 15 200 3.000 200 3.000 - - Dụng cụ + thuốc sâu 1000 400 400 - - Chi phí khác 1000 400 350 50 2. Công lao động gia đình Công 15 45 675 45 675 - II. Chi phí TKKTCB 2.062 1.444,5 617,5 1. Chi phí trung gian 1000 862 244,5 617,5 - NPK kg 1,35 120 162 70 94,5 50 67,5 - Thuê lao động chăm sóc Công 20 300 20 300 - Chi phí khác 1000 400 150 250 - Công lao động gia đình Công 15 80 1.200 80 1.200 - III. Tổng chi phí 1000 14.562,5 11.872,5 2.690 1. Chi phí trung gian 1000 10.287,5 7.597,5 2.690 2. Công lao động gia đình Công 4.275 4.275 - IV. Thời kỳ HTKD 1000 5.870 5.405 465 1. Chi phí trung gian 1000 1.380 1.275 105 - NPK - Thuê khai thác Công 15 70 1.050 70 1.050 - - Chi phí khác 1000 330 225 105 2. Công lao động gia đình Công 1.440 1.440 - 3. Khấu hao 1000 1.950 1.590 360 4. Thuế đất 1000 1.100 1.100 - Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phía điều tra Chi phí sản xuất cho 1 ha đất rừng hỗn hợp: Luồng + cây nguyên liệu gỗ được thể hiện trên biểu 21: Qua biểu 21 cho thấy mức đầu tư tiên tiến hết 8.376,5 ngàn đồng cao hơn mức trung bình (7.539 ngàn đồng) là 837,5 ngàn đồng, trong đó chi phí vật chất của mức tiên tiến là 7.701,5 ngàn đồng và của mức trung bình là 6.864 ngàn đồng. Chi phí cho công lao động hết 675 ngàn đồng. ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4 năm đầu kể từ khi trồng mới) chi phí bình quân cho mỗi năm hết 2.062 ngàn đồng, trong đó chủ yếu là công lao động chăm sóc và bảo vệ. Chi phí cho cả thời kỳ này là 8.248 ngàn đồng đối với mức tiên tiến và 5.778 ngàn đồng đối với mức trung bình. Từ khi cây băt đầu cho khai thác các chủ rừng bắt đầu phải tính khấu hao (7 năm đầu kể từ khi khai thác). Mức khấu hao cho mức tiên tiến là 1.950 ngàn đồng và 1.590 ngàn đồng đối với mức trung bình. Trong thời kỳ này các chủ rừng phải tiếp tục đầu tư phân bón và chăm sóc cho cây phát triển. Tổng chi phí/ 1 năm ở thời kỳ hạch toán kinh doanh là 5.870 ngàn đồng/ ha đối với mức tiên tiến và 5.405 ngàn đồng/ ha đối với mức trung bình. Do nhiều loại cây được trồng trên cùng diện tích đất rừng hỗn hợp, chúng có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau nên thời gian cho khai thác cũng rất khác nhau. Vì vậy khả năng khai thác ở các thời điểm cũng rất khác nhau. ở đề tài này chúng tôi chia làm 2 thời kỳ khai thác: Thời kỳ 1 – Từ khi bắt đầu thu hoạch khai thác đến năm thứ 9; thời kỳ 2- Từ năm thứ 10 về sau. Tổng toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh là 35 năm. Hiệu quả kinh tế của 1 ha đất đồi rừng hỗn hợp ở các thời kỳ được thể hiện trên biểu 22. Thời kỳ 1: Từ năm thứ 5 đến năm thứ 9 Hàng năm khai thác các loại cây hỗn hợp có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn cây gỗ phục vụ cho nhu cầu nhân dân và nhà máy giấy Bãi Bằng đạt giá trị sản lượng là 12.700 ngàn đồng với mức tiên tiến và 11.100 ngàn đồng đối với mức trung bình. Thời kỳ này cây gỗ chưa cho thu hoạch, sản phẩm thu được là cây luồng đạt 11.200 ngàn đồng đối với mức tiên tiến và 9.800 ngàn đồng đối với mức trung bình, trung bình mỗi năm khai thác được 1000 đến 1200 cây. Biểu 22: Hiệu quả kinh tế/ 1 ha đất đồi rừng hốn hợp ở huyện Lâm Thao (năm 2002) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm thứ 5- 9 Năm thứ 10về sau Mức TT Mức TB SS Mức TT Mức TB SS I. Giá trị sản xuất (GO) 12.700 11.100 1.600 12.350 10.700 2.010 1. Thu từ cây gỗ 5.000 5.000 - 2. Thu từ cây luồng 11.200 9.800 1.400 5.700 4.250 1.860 3. Thu từ sản phẩm phụ 1.500 1.300 200 1.600 1.450 150 II. Chi phí sản xuất (TC) 5.870 5.405 465 4.530 4.265 265 1. Chi phí trung gian (IC) 1.380 1.275 105 1.275 1.150 125 2. Chi phí công lao động 1.440 1.440 - 2.155 2.015 140 3. Thuê đất 1.100 1.100 - 1.100 1.100 - 4. Khấu hao 1.950 1.590 360 - - - III. Một số chỉ tiêu hiệu quả 1. Giá trị gia tăng 11.320 10.185 1.135 11.075 9.550 1.885 2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 8.270 7.135 1.135 9.975 8.450 1.525 3. Thu nhập ròng (LN) 6.830 5.695 1.135 7.825 6.435 1.385 4. VA/IC 8.2 7,89 11,22 9,56 5. GO/TC 2.16 1,13 2,21 2,1 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Thời kỳ 2: Từ năm thứ 10 trở về sau ở thời kỳ này cây gỗ đã trưởng thành và bắt đầu cho khai thác. Ngoài tiền thu được từ cây Luồng hàng năm các chủ rừng còn có thể tăng thu nhập từ khai thác gỗ, bình quân mỗi năm khai thác thêm được 5.000 ngàn đồng (8 m3 – 10 m3 gỗ) tổng giá trị sản lượng thu được thời kỳ này đạt 14.300 ngàn đồng đối với mức tiên tiến và 12.290 ngàn đồng đối với mức trung bình. Giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và thu nhập ròng thu được hàng năm/ 1 ha đạt khá cao. Bình quân trong thời kỳ sản xuất kinh doanh có khả năng cho khai thác được 11.116 ngàn đồng đối với mức tiên tiến cao hơn mức trung bình (9.656 ngàn đồng) là 1.151 ngàn đồng và còn có khả năng đạt được cao hơn nữa nếu chúng ta lựa chọn các loại cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trung bình mỗi năm lãi 6.561 ngàn đồng với mức tiên tiến và 5.410 ngàn đồng với mức trung bình. 4.1.4. So sánh hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng/ 1 ha đất đồi huyện Lâm Thao Qua quá trình nghiên cứu trên địa bàn cho thấy hiệu quả kinh tế giữa các mức đầu tư khác nhau đối với từng loại cây trồng trên cùng một loại đất là rất khác nhau. Một số loại cây trồng có khả năng cho hiệu quả kinh tế khá cao (cây Luồng Thanh Hoá, măng Bát Độ, dứa, lạc...) so với các loại cây trồng khác, hầu hết các hộ đầu tư ở mức tiên tiến thì cây trồng sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng trình độ thâm canh của các hộ còn hạn chế, năng suất đất đai, cây trồng chưa được sử dụng và khai thác có hiệu quả, giá trị sản lượng trên 1 đơn vị diện tích còn có khả năng đạt được cao hơn nữa. Từ thực tế căn cứ vào từng loại đất trồng các loại cây khác nhau chúng tôi tiến hành phân chia các loại cây thành 3 nhóm cây trồng khác nhau và so sánh chúng ở mức đầu tư tiên tiến: a. Nhóm cây trồng ngắn ngày: Lạc, sắn, đậu tương, dứa, khoai lang, mía, măng. b. Nhóm cây trồng lâu năm : Bưởi, nhãn, xoài, vải, chè... c. Nhón cây lâm nghiệp: Bạch đàn, keo, Luồng, cây nguyên liệu gỗ. 4.1.4.1. Nhóm cây trồng ngắn ngày Cây trồng ngắn ngày có kgả năng thu hồi vốn nhanh (thường là sau 1 mùa vụ), được trồng trên những chân đồi thấp, độ dốc nhỏ hơn 80 thuận lợi cho việc canh tác. Hiệu quả kinh tế của nhóm cây này thể hiện trên biểu 23: Qua biểu 23 chúng ta có thể thấy rằng cây dứa là cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Giá trị sản xuất đạt được hàng năm là 67.000 ngàn đồng với mức thu nhập dòng đạt được 45.090 ngàn đồng, cây măng Bát Độ có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với hiệu quả kinh tế cây dứa. Giá trị sản xuất hàng năm đạt 39.800 ngàn đồng đây là cây cần một lượng vốn tương đối lớn có khả năng cho lợi nhuận cao hơn đối với các hộ có sử dụng lao động gia đình. Tỷ lệ giá trị gia tăng/ chi phí chung gian đạt 9,42 lần, trong khi đó giá trị gia tăng/ chi phí chung gian của cây dứa là 4.82 ngàn đồng với mức thu nhập hỗn hợp hàng năm là 31.700 ngàn đồng. Mía là cây cho hiệu quả kinh tế thấp nhất, sau mía là cây sắn. giá trị sản xuất/ 1 ha đất đồi trồng mía là 14.900 ngàn đồng trong khi đó vốn đầu tư ban đầu cần 10.370 ngàn đồng và thu nhập ròng hàng năm chỉ đạt 4.530 ngàn đồng, giá trị gia tăng/ chi phí chung gian chỉ đạt 1,7 lần. Biểu 23 Cây sắn có chu kỳ sản xuất tương đối dài (9 đến 10 tháng) cho hiệu quả kinh tế không cao và có khả năng trồng xen vào diện tích đất trồng cây lâu năm. Giá trị sản xuất hàng năm/ 1 ha đất đồi trồng sắn đạt 14.290 ngàn đồng, thu nhập ròng hàng năm là 6.882 ngàn đồng và có thể đạt được hiệu quả cao hơn nữa nếu chúng ta sử dụng đất trong thời gian còn lại sau khi thu hoạch sắn (trồng đậu tương, lạc...), để tăng hệ số sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu nhập cho các hộ, trang trại. Các khu chân đất thấp thường được sử dụng để trồng cây ngắn ngày theo công thức luân canh như: lạc + khoai lang; lạc + đậu tương. Hiệu quả kinh tế của công thức luân canh trên biểu 23 cho thấy: Hiệu quả kinh tế của công thức 1 cao hơn của công thức 2 thu nhập ròng bình quân/ năm đạt 9.501,6 ngàn đồng /ha tổng giá trị sản xuất hàng năm là 19.924 ngàn đồng (công thức 1); thu nhập ròng bình quân/ năm là 9.167,6 ngàn đồng/ha, tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 21.500 ngàn đồng (công thức 2). Trong khi đó tổng chi phí đầu tư cho công thức 1 là 10.422,4 ngàn đồng và 12.332,4 ngàn đồng đối với công thức 2. Qua biểu 23 chúng ta thấy được cây trồng nào có hiệu quả kinh tế cao nhất cần phải có biện pháp mở rộng diện tích hơn nữa, đồng thời thu hẹp dần diện tích các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp nhằm khai thác tiềm năng của đất đồng thời xây dựng các vùng chuyên canh để sử dụng đất đồi của huyện một cách có hiệu quả cao nhất, góp phần tăng thu nhập của huyện và ổn định đời sống nhân dân. 4.1.4.2. Nhóm cây trồng lâu năm Cây trồng lâu năm thường cho thu hoạch trong một thời gian trồng mới và thời gian kiến thiết có bản. Năng suất cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó giá trị sản xuất thu được hàng năm thường có sự thay đổi. Trong vài năm gần đây, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi đối với cây ăn quả nên năng suất hàng năm đạt được khá cao, giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động (năm 2002 giảm xuống mạnh: xoài 3500 đồng/ kg, nhãn 2000đồng/ kg, na 5000 đồng/ kg, bưởi 1700 đồng/ kg...) làm cho người sản xuất lo ngại trong vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm của mình. Vì vậy người dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích theo hướng kinh tế trang trại với quy mô chuyên canh cao, mà chỉ dừng lại ở việc cải tạo đất vườn tạp là chính. Trong những năm tới để đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả cần có biện pháp xây dựng nhà máy chế biến nông sản phẩm nhất là đối với cây ăn quả có giá trị kinh tế cao góp phần ổn định giá cả đồng thời tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Qua biểu 24 cho thấy: Trong nhóm cây lâu năm được trồng trên đất đồi của huyện Lâm Thao các loại cây ăn quả như vải, nhãm, xoài, hồng... có giá trị kinh tế cao hơn cả trong khi đó mức chi phí trong thời kỳ trồng mới và kiến thiết cơ bản là ngang nhau sau đó đến cây chè và cây bưởi. Hiệu quả kinh tế của 1 ha đất cây lâu năm (năm 2000): - Đối với các loại cây ăn quả là vải, nhãn, xoài, hồng... giá trị sản xuất năm 2000 đạt được là 39.000 ngàn đồng, mức đầu tư là 9.080 ngàn đồng thu nhập ròng đạt 29.200 ngàn đồng. Bình quân lãi/ 1 năm trong cả chu kỳ sản xuất kinh doanh đạt 22.440 ngàn đồng, giá trị gia tăng/ chi phí chung gian là 10,15 lần. - Đối với cây bưởi: giá trị sản xuất hàng năm đạt được ở thời kỳ hạch toán kinh doanh là 18.198 ngàn đồng, chi phí sản xuất là 11.670 ngàn đồng (trong đó có 6.090 ngàn đồng chi cho vật tư, phân bón...) thu nhập ròng đạt được 6.528 ngàn đồng, thu nhập hỗn hợp là 8.778 ngàn đồng. Tỷ lệ giá trị gia tăng/ chi phí chung gian là 1,99 lần. Bình quân lãi/1 năm trong thời kỳ kinh doanh là 5.684 ngàn đồng. - Đối với cây chè: giá trị sản xuất hàng năm đạt được là 13.800 ngàn đồng với mức chi phí sản xuất là 9.640 ngàn đồng;thu nhập ròng hàng năm đạt 4.160 ngàn đồng, chi phí công lao động hàng năm là 4.200 ngàn đồng (280 công/ ha). Bình quân lãi/ 1 năm trong cả thời kỳ sản xuất kinh doanh là 3.500 ngàn đồng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 313 ha đất trồng cây lâu năm khác (như cam, chanh, chuối...) với diện tích phân tán nằm xen trong các khu dân cư và cho hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong những năm tới huyện cần có biện pháp mởi rộng diện tích đất trồng cây ăn quả bằng cách chuyển đổi, cải tạo đất vườn tạp thông qua các dự án trồng cây ăn quả nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đồi và sử dụng theo đúng quy hoạch. Biểu 24: So sánh hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng lâu năm/ 1ha đất đồi huyện Lâm Thao (năm 2002) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Cây Bưởi CAQ (vải, nhãn, xoài, hồng) Cây Chè I. Giá trị sản xuất (GO) 18.198 39.000 13.800 - Thu từ sản phẩm chính 17.448 35.000 13.800 - Thu từ sản phẩm phụ 750 4.000 - II.Chi phí sản xuất (TC) 11.670 9.080 9.640 1. Chi phí trung gian (IC) 6.090 3.660 1.970 2. Chi phí công lao động 2.250 3.000 4.200 3.Thuế đất 1.100 1.100 1.100 4. Khấu hao 2.230 1.320 2.470 III.Một số chỉ tiêu hiệu quả 1. Giá trị gia tăng (VA) 12.108 35.340 11.930 2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 8.778 32.920 8.360 3. Thu nhập ròng (LN) 6.528 29.920 4.160 4. VA/IC 1,99 10,15 6,06 5. GO/TC 1,56 4,30 1,43 6. Bình quân LN/ năm 5.684 20.680 3.467 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra 4.1.4.3. Nhóm cây lâm nghiệp Trong quá trình nghiên cứu nhóm cây lâm nghiệp chúng tôi tiến hành nghiên cứu các loại cây có hiệu quả kinh tế cao đã được trồng trên địa bàn huyện, gồm: cây bạch đàn, cây keo, cây luồng và cây lấy gỗ. Từ biểu 25 cho thấy trong các loại cây được nghiên cứu, nhóm cây lâm nghiệp và cây Luồng Thanh Hoá có hiệu cao hơn cả (bình quân lãi 5.965 ngàn đồng/ ha/ năm trong quá trình sản xuất kinh doanh). Sau đó đến cây keo (bình quân lãi 5.822 ngàn đồng /ha /năm trong quá trình sản xuất kinh doanh), thấp nhất là cây bạch đàn (bình quân lãi/ ha/ năm l;à 5.803 ngàn đồng trong quá trình sản xuất kinh doanh). Trong khi đó bạch đàn là cây có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái (dễ làm cạn kiệt tài nguyên đất) bên cạnh đó trong quy trình trồng bạch đàn về cơ bản chỉ trồng mới không chú ý nhiều đến đầu tư phân bón, vì vậy hầu hết các khu đất đã trồng bạch đàn sa một chu kỳ sản xuất kinh doanh (7 năm) các hộ tiếp tục để chồi và thu hoạch lần 2 (5 năm) đất trở nên cằn cỗi khó có thể cải tạo và trồng cây trồng khác, chi phí đầu tư cho cải tạo lại đất là rất lớn. Biểu 25: So sánh hiệu quả kinh tế của nhóm cây lâm nghiệp/ 1ha đất đồi huyện Lâm Thao (năm 2002) ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Cây Bạch Đàn Cây keo Cây Luồng TH Rừng cây hỗn hợp I. Giá trị sản xuất (GO) 47.500 47.350 12.244 12.410 - Thu từ sản phẩm chính 45.000 43.780 8.750 10.826 - Thu từ sản phẩm phụ 2.500 3.570 2.444 1.584 II.Chi phí sản xuất (TC) 6.875 6.630 4.291 4.755 1. Chi phí trung gian (IC) 2.925 2.740 1.858 1.293 2. Chi phí công lao động 2.850 2.790 7500 2.036 3.Thuế đất 1.100 1.100 1.100 1.100 4. Khấu hao - - 583 326 III.Một số chỉ tiêu hiệu quả 1. Giá trị gia tăng (VA) 44.575 44.610 10.386 11.116 2. Thu nhập hỗn hợp (MI) 43.475 43.510 8.703 9.690 3. Thu nhập ròng (LN) 40.625 40.720 7.953 7.655 4. VA/IC 15,24 16,3 5,59 8,60 5. GO/TC 6,91 7,14 2,85 2,61 6. Bình quân LN/ năm 5.803 5.820 5.965 6.561 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra Ngoài ra trên địa bàn huytện còn có 108,7 ha rừng trồng theo mô hình luồng + cây nguyên liệu gỗ, đây là mô hình mới, có hiệu quả kinh tế tương đối cao, thu nhập ròng ở thời kỳ hạch toán kinh doanh đạt 7.655 ngàn đồng, bình quân trong chu kỳ sản xuất kinh doanh 1 ha đất trồng rừng theo hình thức này đạt 6.561 ngàn đồng, và cần khoảng 140 công lao chăm sóc và khai thác. Giá trị sản xuất của nhóm cây lâm nghiệp được thể hiện trên biểu 25 cho thấy: Đối với cây bạch là: (47500:7) = 6786 ngàn đồng/ ha/ năm Đối với cây keo là: (47350:7) = 6764 ngàn đồng / ha/ năm Đối với cây Luồng T.H là: 6965 ngàn đồng / ha/ năm. Đối với mô hình rừng hỗn hợp là6561 ngàn đồng /ha/ năm. Đối với ngành lâm nghiệp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng khác nhau mà có phương pháp tính hiệu quả khác nhau, biện pháp khai thác và sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất cũng khác nhau. Qua kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của nhóm cây lâm nghiệp thì cây luồng cho hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó còn giải quyết được vấn đề xã hội và môi trường sinh thái. Khi trồng cây lâm nghiệp bên cạnh mục đích về hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xét đến hiệu quả xã hội và môi trường cần đạt được. Vì vậy trong các năm tới huyện cần mở rộng diện tích đất trồng cây luồng, keo và rừng hỗn hợp thay cho diện tích đất trồng bạch đàn, diện tích đất rừng đã khai thác và có khả năng trồng mới. Nghiên cứu khai thác và sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả là vấn đề trọng tâm, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành, các tổ chức kinh tế nhằm giúp các hộ gia đình, các chủ trang trại lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với loại đất được giao và đầu tư vốn sao cho hợp lý nhằm đưa năng suất cây trông và năng suất đất đai ngày càng cao hơn. Trong đó khai thác đất đai theo chiều sâu là cách sử dụng đất có hiệu quả nhất. 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả đất đồi của huyện Lâm Thao 4.2.1. Phương hướng và quan điểm sử dụng đất đồi dốc 4.2.1.1. Các căn cứ xây dựng phương hướng - Căn cứ vào phương hướng quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2010. - Căn cứ vào phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện Lâm Thao năm 2001 – 2010. - Căn cứ vào nghị quyết 10 của huyện Lâm Thao về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2001- 2005. - Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về thực trạng khai thác và hiệu quả sử dụng đất đồi của huyện Lâm Thao năm 2002. Chúng tôi dự kiến mục tiêu và phương hướng sử dụng đất đai ở khu vực 6 xã miền núi trong thời gian tới. 4.2.1.2. Quan điểm về sử dụng đất đồi Với thế mạnh là phát triển nông nghiệp thì đất đai là nguồn lực quan trọng đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy quan điểm khai thác và sử dụng đất phải tuân thủ những mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã được thông qua hội đồng nhân dân huyện tập chung sử dụng đất theo từng sinh thái. Chúng ta phải nghiên cứu cụ thể tình hình của từng vùng và từng khu đất trong huyện từ đó đề ra những biện pháp nhằm cải tạo và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tốt nhất. Trong quá trình khai thác và sử dụng đất theo từng vùng sinh thái chúng ta cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Sử dụng tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo sử dụng đất lâu dài. - Ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác, đảm bảo giữ vững an toàn lương thực. – Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Chú trọng phát triển cây ăn quả, cây lấy gỗ và tập trung trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. – Phải dành quỹ đất cho phát triển cơ sở công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản. – Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có nhằm phục vụ cho nhu cầu trong huyện và lưu thông với các thị trường bên ngoài. - Đẩy mạnh các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, kết hợp giữa sản xuất Nông – Lâm –Ngư nghiệp tạo thành mô hình khép kín, hỗ trợ và bổ xung cho nhau cùng phát triển. 4.2.1.3. Mục tiêu sử dụng đất đồi ở khu vực 6 xã miền núi của huyện trong thời gian tới Đưa đất đồi núi vào sản xuất, sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả cao nhất, phấn đấu đến năm 2005: - Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt: 132.480 triệu đồng trong đó ngành trồng trọt đạt 104.410 triệu đồng; ngành chăn nuôi đạt 28.070 triệu đồng. – Giá tri sản xuất ngành lâm nghiệp đạt: 14.057 triệu đồng. - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt: 123.520 triệu đồng. - Giá trị sản xuất ngành dịch vụ thương mại đạt: 45.543 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất đạt được năm 2005: 315.600 triệu đồng Nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm cho 6 xã trong khu vực bằng cách phát triển kinh tế, khai thác đất đồi theo các mô hình kinh tế trang trại và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Xây dựng và quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, phát triển vùng chuyên canh sản xuất (cây lạc, đậu tương, dứa), khuyến khích trồng các loại cây ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao. – Quản lý bảo vệ và phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại, làm giàu hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống nhằm tăng thu nhập cho người lao động vùng nông thôn và khu vực miền núi. - Kết hợp hài hoà giữa 3 yếu tố đó là: Quản lý- Bảo vệ- Sản xuất, sản xuất phải gắn với giải quyết việc làm, thu hút lao động thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao đời sống dân sinh. Tiến tới sử dụng đất đai phải giàu lên từ đất thông qua việc tổ chức sản xuất hợp lý. Quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên hiện có. Trồng mới rừng phòng hộ ở các sườn núi quá dốc, các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cấp bảo vệ rừng kinh tế đã trồng và trồng mới những loại cây có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là rừng bạch đàn chồi không có trữ lượng nhằm làm tăng độ che phủ của rừng, không để đất trống đồi núi trọc và rừng kém hiệu quả đưa thành công mô hình chăn nuôi bò lai sin, bò sữa và chăn nuôi lợn suất khẩu trên địa bàn. Tiến tới xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế đồi rừng, phát triển kinh tế trang trại để mọi người dân đều hiểu và có ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. 4.2.1.4. Phương hướng sử dụng đất đồi của huyện trong những năm tới Để đạt được những mục tiêu trên, việc mở rộng diện tích đất gieo trồng từ thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là biện pháp rất cần thiết. Đồng thời tăng cường hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện NQ VIII- TW đề ra, phát triển kinh tế vườn đồi theo các mô hình kinh tế trang trại, đẩy mạnh công tác quản lý đối với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Mở rộng dần diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao bằng cách cải tạo dần đất vườn tạp. Tăng cường phát tiển và mở rộng quy mô các mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp, tạo điều kiện cho các mô hình này phát triển nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, lao động và các tiềm lực khác của vùng. 4.3. Một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đồi dốc của huyện 4.3.1. Giải pháp trong công tác quy hoạch Muốn thực hiện tốt công tác quy hoạch, trứơc hết các xã vùng đồi phải xây dựng được ké hoạch sử dụng đất đai của mình. Thực hiện quy hoạch diện tích từng loại cây trồng cụ thể, từ đó xác định tổng quỹ đất của từng loại cây trồng được sử dụng trên từng loại đất. Phải có dự án hợp lý cho từng loại cây trồng trên từng vùng đất khác nhau. Sau đó xây dựng bản đồ quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất đai, phân biệt các loại đất, độ dốc và tính chất sinh lý- hoá của từng loại đất trên cơ sở đó xác định loại cây trồng nào thích nghi với từng loại đất đó, kết kợp giữa điều kiện khí hậu, tình hình đất đai, điều kiện kinh tế xã hội để xây dựng kế hoạch sử đất đồi đạt hiệu quả cao nhất. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37097.doc