Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex trong thời gian tới

Lời nói đầu Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là một thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt nam. là một công ty được chuyển từ một doanh ngiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo chủ trương cổ phần hoá doanh ngiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ. Chính vì vậy mà công ty phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và thách thức cũng như cơ hội cùng tồn tại song song với nhau. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã vững vàng đi lên, sá

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động đầu tư phát triển của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu petrolimex trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tạo trong đổi mới để có được vận hội phát triển như ngày nay. Công ty là thành viên của tổng công ty xăng dầu việt nam với nhiệm vụ là kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, vật tư thiết bị xăng dầu, phương tiện bồn chứa xăng dầu... công ty đã vượt lên khó khăn của chính mình, phát huy được trí tuệ tập thể, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm mới, nâng cao công tác quản lý, đạt được những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh các loại vật tư thiết bị xăng dầu, gas... cùng với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật chuyên sâu về ngành hàng, công ty đã tạo được uy tín trong và ngoài ngành. Để có thể trình bày cặn kẽ và tỉ mỉ về những điều đó đòi hỏi phải có một sự đầu tư rất lớn về mặt thời gian cũng như trình độ hiểu biết chuyên môn, với vốn kiến thức đã được trang bị ở trường cùng với sự chỉ đạo, quan tâm, tận tình giúp đỡ của tập thể công ty, em đã hoàn thành chuyên đề này. Chương I thực trạng đầu tư phát triển của công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex trong thời gian qua Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là thành viên của Tổng công ty xăng dầu việt nam có tên gọi và địa chỉ như sau: - Tên tiếng việt: Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex - Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Equipmen stock Company - Tên viết tắt: PECO - Trụ sở chính: Số 84/9, Ngọc khánh - Ba đình - Hà nội - Tel: 04.8343654; 04.7719709; 04.7719572; 04.8310515 - Fax: 04.7718661. Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex tiền thân là Chi cục vật tư I được ra đời ngày 28/18/1968: Tổng cục trưởng tổng cục vật tư đã ký quyết định số QĐ412/VT cho phép thành lập Chi cục vật tư, là đơn vị trực thuộc Tổng cục vật tư. Ngày 20/12/1972: Bộ trưởng bộ vật tư ký quyết địmh số QĐ719/VT đổi tên chi cục vật tư thành công ty vật tư số 1. Ngày 12/04/1977: Căn cứ quyết định số QĐ 233/VTQĐ, kho tích liệu của Tổng công ty xăng dầu được xác nhập vào Công ty Vật tư số 1. Hai đơn vị mới xác nhập này lấy một cái tên chung và tên công ty vật tư chuyên dùng được ra đời. Cũng từ đó công ty trở thành thành viên của tổng công ty xăng dầu việt nam Petrolimex. Nhiệm vụ ban đầu của công ty là mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị vật tư liên quan đến ngành xăng dầu, khí đốt và khí hoá lỏng. Ngày 30/11/2000: Căn cứ quyết định số QĐ 1642/2000/ QĐ- BTM của bộ trưởng Bộ Thương mại. Công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu được đổi tên thành công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex. Lúc này công ty được bổ xung thêm nhiệm vụ mới: đóng mới,sửa chữa, cải tạo các loại xe vận chuyển xăng dầu, hoá chất và khí hoá lỏng. Ngày 19/12/2001: theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước do Đảng và Chính phủ đề ra. Bộ trưởng bộ thương mại đã ký quyết định số QĐ 1437/2001/QĐ- BTM quyết định đổi tên công ty thành công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Như vậy, ta có thể thấy công ty đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều sự thay đổi. Trong quá trình đó, công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, cơ cấu quản lý để có thể thực hiện tốt nhất những yêu cầu mới đặt ra. qua đó công ty đã góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và giữ vững thế chủ đạo của tổng công ty xăng dầu việt nam Petrolimex trên thị trường. Về vốn kinh doanh của công ty: tổng số vốn điều lệ của công ty là 10 tỷ VNĐ được chia thành 100.000 cổ phần phổ thông, mỗi cổ phần trị giá 100.000 VNĐ. Vốn điều lệ của công ty do các cổ đông đóng góp bằng tiền hoặc tài sản theo quy định của pháp luật. Tổng công ty xăng dầu việt nam là cổ đông chi phối của công ty, có số vốn góp chiếm 30% tổng số vốn điều lệ của công ty, 70% còn lại do cán bộ công nhân viên và các cổ đông khác đóng góp. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức được pháp luật cho phép. vốn điều lệ của công ty được sử dụng nhằm hoạt động kinh doanh và không đem chia cho các cổ đông dưới bất kỳ trường hợp nào, trừ trường hợp công ty giải thể hay phá sản. Cổ phiếu của công ty là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu một hay nhiều cổ phần của cổ đông do công ty phát hành theo quy định của pháp luật + Cổ phiếu ghi danh: Tổng công ty xăng dầu việt nam là chủ sở hữu phần vốn nhà nước của công ty. Cổ đông là thành viên của hội đồng quản trị( HĐQT) công ty, các thành viên ban kiểm soát công ty, Giám đốc công ty (nếu là cổ đông của công ty). Lao động nghèo được mua trả chậm theo quy định của pháp luật nhà nước và chưa trả hết nợ cho nhà nước. + Cổ phiếu không ghi danh: cấp cho các cổ đông khác và cổ đông là hộ nghèo đã trả hết nợ cho nhà nước. Về hạch toán và phân phối lợi nhuận: công ty thực hiện chế độ hạch toán kế toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của mình và tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về kế toán thống kê. Lương phụ cấp hội họp, thù lao, chi ohí hoạt động của HĐQT và ban kiểm soát, tổ giúp việc HĐQT( nếu có) được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo mức do Đại hội đồng cổ đông( ĐHĐCĐ) quyết định và thực hiện theo quy chế quản lý tài chính của công ty. Công ty không sử dụng tài khoản 642( chi phí quản lý) vì đây là một quy định của ngành. Các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty hạch toán phụ thuộc và thực hiện theo quy chế quản lý tài chính của công ty do HĐQT ban hành. Công ty thực hiện chế độ lập,nộp,công khai báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Báo cáo này được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập hoat động tại việt nam và kết quả kiểm toan này được trình ĐHĐCĐ. Cuối mỗi năm tài chính, HĐQT xem xét, thông qua quyết toán trình HĐQT gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo coá kết quả kinh doanh + Báo cáo luân chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính Trích lập và phân phối lợi nhuận: Trích lập và sử dụng các quỹ của công ty trước khi nộp thuế được thực hiện theo đúng chế độ tài chính do nhà nước quy điịnh. Khi kết quả kinh doanh cuối năm bị lỗ, ĐHĐCĐ có thể quyết định trích từ quỹ dự trữ để bù hoặc chuyển toàn bộ hay một phần lỗ sang năm sau theo quy định của pháp luật. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Kinh doanh, xuất nhập khẩu những loại vật tư, thiết bị, phương tiện, bồn chứa, vận chuyển, bơm rót của ngành dầu khí. Đóng mới, sửa chữa, cải tạo những loại xe vận chuyển xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng. Thi công, xây lắp các công trình dầu khí, xăng dầu. Tư vấn, dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty. Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra công ty còn được phép kinh doanh trong các lĩnh vực khác mà luật pháp không cấm. Công ty hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ việt nam và cả ở nước ngoài khi có điều kiện. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, công ty đã vững vàng đi lên, sáng tạo trong đổi mới. Để có được vận hội phát triển như ngày nay, công ty đã vượt lên khó khăn của chính mình, phát huy được trí tuệ tập thể, đạt được những kết quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh số tăng trưởng, hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách với nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Những thành tựu mà công ty đạt được đã đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc nói chung và sự lớn mạnh của Tổng công xăng dầu Việt nam nói riêng. 3.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Tổ sửa chữa Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát XN. cơ điện & xây dựng CH. vật tư thiết bị XN cơ khí & điện tử XD P. kỹ thuật đầu tư Phòng kinh doanh P. tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Ban giám đốc HĐQT Chi nhánh phía nam NM thiết bị điện tử XD Phòng tông hợp Xưởng cơ khí Phòng tổng hợp Đội xây lắp Xưởng cơ điện Tổ tư vấn và dạy nghề Tổ bảo hành Cơ cấu tổ chức của công ty. Đại hội đồng cổ đông: Là Bộ phận quyết định cao nhất của công ty, bầu ra HĐQT. HĐQT là bộ phận quản lý công ty, bầu ra Giám đốc công ty. Giám đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của toàn bộ các phòng ban, các cửa hàng, xí nghiệp thuộc công ty, và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả của những hoạt động đó. Phó giám đốc và trưởng phòng Tài chính kế toán là người do giám đốc đề nghị bổ nhiệm, có nhiệm vụ giúp đỡ,tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành công việc hàng ngày. Công ty có hai phó giám đốc, một phụ trách lĩnh vực kinh doanh, một phụ trách lĩnh vực nội chính. Các phòng ban trong công ty có nhiệm vụ thực hiện, giúp đỡ giám đốc những công việc liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoach tài chính năm, triển khai thực hiện đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, phối hợp các phòng ban và đơn vị trực thuộc công ty, đôn đốc thu hồi công nợ kịp thời tăng vòng quay của vốn. + Tổ chức hệ thống kế toán, phân công nhiệm vụ và chỉ đạo cụ thể đến từng cán bộ, nhân viên để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. + Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. + Vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất do bộ tài chính và tổng công ty xăng dầu việt nam chỉ đạo. + Mở đầy đủ sổ sách theo dõi và hach toán cho các phần việc cụ thể: Thu- chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng công ty mở tài khoản giao dịch, nhập xuất, tồn kho hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, doanh thu, chi phí... + Tổng hợp kiểm tra, kiểm soát chứng từ ở tất cả các phần việc đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ trước khi tổ chức hạch toán. + Kê khai nộp đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ với nhà nước + Lập các báo cáo quyết toán, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm theo quy định chế độ tài chính. + Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, nghiệp vụ kế toán, thống kê các đơn vị trực thuộc công ty. + Lưu giữ tài liệu kế toán theo quy định của chế độ tài chính, lưu giữ quản lý hồ sơ tài sản thuộc công ty. + Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt của công ty. Phòng nhân sự – Hành chính có nhiệm vụ: + Tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên chức + Giải quyết các vấn đề thuộc nhân sự trong công ty như: thi đua, khen thưởng, tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Phòng kinh doanh: Phòng có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, ký kết hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, giúp việc cho HĐQT và giám đốc công ty trong những hoạt đông liên quan đến lĩnh vực mà mình chịu trách nhiệm Phòng kỹ thuật đầu tư có chức năng và Nhiệm vụ là: Chức năng: + Tham mưu giúp giám đốc công ty trong công tác kỹ thuật ngành hàng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. + Quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, quản lý chất lượng hàng hoá mà công ty đang kinh doanh, chất lượng các dự án đầu tư của công ty, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển của đơn vị. Nhiệm vụ : + Căn cứ vào định hướng và chiến lược phát triển và các phương án sản xuất kinh doanh của công ty đã được phê duyệt; Xây dựng các dự án dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về: đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành hàng, phát triển sản phẩm mới của công ty và các đơn vị trực thuộc. + Nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản phẩm là hàng hoá của công ty để đa dạng hoá sản phẩm, đẹp về mẫu mã, tính hoàn thiện ngày càng cao. + Tổ chức kiểm định hàng hoá công ty kinh doanh trước khi nhập kho. + Tổ chức thực hiện các công tác xây dựng cơ bản toàn công ty, hướng đẫn theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng nội bộ, kiểm tra đầu tư về xây dựng cơ bản các đơn vị cơ sở( thiết kế, dự toán, quyết toán) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức huấn luyện đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng bậc thợ cho công nhân trong công ty. + Quản lý kỹ thuật an toàn, an toàn lao động toàn công ty. + Quản lý số lượng, chất lượng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ của công ty. Trực tiếp làm thủ tục đất đai, thủ tục đầu tư, xin cấp phép các công trình xây dựng của công ty. + Quản lý hồ sơ đất đai và tài liệu kỹ thuật của công ty. II: khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua: 1.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Trong quá trình đó, công ty đã gặp không ít khó khăn từ việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, gần đây nhất là chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của đảng và chính phủ. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy song công ty đã không ngừng đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu tổ chức điều hành phù hợp với sự biến động của nền kinh tế. Mục tiêu hàng đầu của công ty vẫn là bảo toàn và phát triển nguồn vốn, mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảng 1: Các chỉ tiêu chủ yếu về kết quả kinh doanh của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ % so với năm trước 2003 2004 2005 2004 2005 Tổng doanh thu Tr. đ 83.497 128.570 109.082 154 84.84 Chi phí Tr.đ 3.562 4.448 5.688 124.9 127.88 LN trước thuế Tr.đ 1958 1.832 2.152 94 117.47 LN sau thuế 1.958 1.599 1.851 94 115.76 Chia cổ tức dự kiến Tr.đ 1.100 10 10 91 100 Lao động Người 136 147 152 108 103.4 Lương bình quân Đ/người/ tháng 1.488.120 1.337 1.700 90 127.15 Nộp ngân sách Tr.đ 2.923 5.995 3.698 205 61.68 Nhìn vào kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua ta thấy mặc dù doanh thu năm 2004 tăng 154% so với năm 2003 song tổng lợi nhuận trước thuế chỉ tăng có 94%. Nguyên nhân khách quan: - Sức cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành càng mạnh mẽ với nhiều nguồn hàng, chất lượng khác nhau làm cho thị trường càng đa dạng. - Giá cả đầu vào tăng cao; tỷ giá hối đoái biến động: giá đô la Mỹ giảm và đồng yên Nhật tăng mạnh gây khó khăn cho việc tạo nguồn và tiêu thụ hàng hoá. Nguyên nhân chủ quan - Chiết khấu kinh doanh thương mại khá cao nhưng chi phí bán hàng, lãi vay và chi phí quản lý cao nên lợi nhuận đạt được rất hạn chế. - Việc tạo nguồn chậm do việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trường còn hạn chế nên có lúc đã không có đủ lượng hàng để bán. - Công ty còn chưa có các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác bán hàng ra ngoài Petrolimex các loại cột TATSUNO, nhất là đối với một số loại cột bơm mang thương hiệu PECO. - Việc chủ động tiếp cận với khách hàng bước đầu đã được quan tâm, nhưng diễn ra không thường xuyên, không phát huy được tác dụng của các đại lý bán hàng và tổ công tác phía Nam. - Công tác tiếp thị còn yếu; sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng kinh doanh và các đơn vị chưa cao, bỏ lỡ một số thương vụ, thời cơ kinh doanh. - Công ty tiếp tục kinh doanh xăng dầu và gas, bước đầu, đã giao khoán cho các cửa hàng thuộc Công ty nhưng một số cửa hàng chưa có biện pháp hiệu quả để tăng doanh thu nên hiệu quả còn thấp như CH Yên Viên, CH Vĩnh Ngọc. Bảng 2. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2005. Stt Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ % so KH Tỷ lệ % so năm 2004 Kế hoạch Thực hiện 1 Sản lượng Xăng Mogas92 Xăng Mogas 90 Dầu diesel M3 M3 M3 2 Doanh thu tr.đ 128.570 107.400 109.082 101,5% 84,84% 3 Chi phí kinh doanh tr.đ 4.448 5.173 5.688 109,96% 127.88% 4 Lợi nhuận trước thuế tr.đ 1.832 2.514 2.152 85,6% 117,47% 5 Lợi nhuận sau thuế tr.đ 1.599 2.162 1.851 85,6% 115,76% 6 Chia cổ tức dự kiến % 10 10 10 100% 100% 7 Lao động người 147 161 152 94,41% 103,4% 8 Thu nhập bình quân tr.đ/ người/ tháng 1,337 1,800 1,700 94,44% 127,15% 9 Nộp ngân sách tr.đ 5.995 5.995 3.698 61,68% 61,68% Doanh thu đã bị giảm xuống còn 84.84% do những nguyên nhân sau: Nguyên nhân : - Nhà nước điều chỉnh một số chính sách nhập khẩu, chính sách thuế GTGT làm cho giá bán một số mặt hàng tăng lên, khó tiêu thụ. - Sức cạnh tranh của các mặt hàng cùng loại do các các nhà cung cấp khác ngày một tăng lên. Giá xăng dầu tăng mạnh, gây khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm - Giá cả đầu vào tăng cao, tỷ giá hối đoái biến động gây khó khăn cho việc tạo nguồn và tiêu thụ hàng hoá. - Sức ép tồn kho rất lớn, khả năng vay vốn ngân hàng hạn chế hơn một phần do lãi suất tăng, hạn mức tín dụng giảm nên công tác nhập khẩu, bổ sung lượng hàng nhập kho bán lẻ bị hạn chế. - Việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trường còn hạn chế, nhất việc là quảng bá hình ảnh Công ty và sản phẩm ra bên ngoài thông qua website; công tác tiếp thị còn yếu; sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kinh doanh chưa cao. - Công ty còn chưa có các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác bán hàng ra ngoài Petrolimex nhất là đối với một số loại vật tư, thiết bị nhỏ lẻ và cột bơm khác thương hiệu Tatsuno (và ngay cả cột bơm Tatsuno). - Việc chủ động tiếp cận với khách hàng diễn ra không thường xuyên, không phát huy được tác dụng của các đại lý bán hàng; công tác kinh doanh tại Cửa hàng VTTB số 5 chưa được đẩy mạnh. 2. Kết quả các hoạt động sản xuất Sản xuất cơ khí Năm 2005, tình hình sản xuất cơ khí tại Công ty gặp rất nhiều khó khăn: trong 4 tháng đầu năm Xí nghiệp Cơ khí & điện tử xăng dầu hầu như không sản xuất được bể nào. Nhu cầu đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ của các đơn vị trong cũng như ngoài Petrolimex cũng chững lại. Tuy sản phẩm của Công ty sản xuất đã tạo được uy tín trên thị trường, nhưng vẫn còn gặp khó khăn về giá thành khi cạnh tranh với các đơn vị khác. Công ty vẫn tận dụng các nguồn lực và điều kiện cơ sở vật chất hiện có để tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyền thống với chất lượng tốt như các loại bể thép 10m3, 15m3, 25m3... Tháng 6, các hoạt động sản xuất cơ khí đã có bước chuyển biến tích cực tạo nên tổng doanh thu sản xuất năm 2005 đạt 2.937 tr.đ - bằng 101,28% Kế hoạch. Sản xuất xây lắp Tổng giá trị sản lượng xây lắp trong kỳ đạt 6.000 triệu đồng, nhưng doanh thu chỉ đạt 4.425 tr.đ, bằng 54,41% kế hoạch đề ra. Công ty đã hoàn thành công trình bể 5.000m3 cho Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh đạt tiến độ và chất lượng tốt. Thi công công trình này là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển các hoạt động xây lắp và đã thể hiện năng lực, tay nghề của lực lượng công nhân trong mảng sản xuất này. Các công trình nhỏ lẻ khác cũng được thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên doanh thu đạt trong kỳ thấp là do khối lượng các hạng mục hoàn thành trong các năm trước đã được thanh quyết toán gọn trong năm 2004 còn các công trình khởi công nửa cuối năm 2005 phải đến quý 1 hoặc quý 2 năm 2006 mới quyết toán xong. Những tồn tại trong sản xuất - Công ty chưa đầu tư, mở rộng các mặt hàng cơ khí có độ tinh xảo cao, giá trị lớn. Các mặt hàng hiện có không mang tính cạnh tranh cao do yếu tố giá đầu vào và các đối tác cạnh tranh gay gắt. Công ty đã nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và điều kiện, năng lực của Công ty để thúc đẩy đầu tư dây chuyền đóng xe xitéc, tuy nhiên việc triển khai dự án này rất chậm; mặt khác do khó khăn từ phía quản lý Nhà nước và việc áp dụng thuế suất cho chassi xe rất cao nên hiệu quả sản xuất mặt hàng này có thể bị hạn chế. - Sản xuất xây lắp đã có bước chuyển biến, Công ty đã nhận được những hạng mục công trình lớn và đã có một Xí nghiệp chuyên thi công xây lắp nhưng máy móc, thiết bị kỹ thuật tuy có được bổ sung, sửa chữa nhưng năng lực thi công còn hạn chế. Các công trình rải rác khắp nơi nên việc quản lý giám sát để đảm bảo hiệu quả kinh tế còn hạn chế. - Việc thanh quyết toán các công trình xây lắp đã được thúc đẩy song một số công trình quyết toán còn chậm, nhất là các công trình tại vùng sâu vùng xa nên việc quay vòng vốn còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hạch toán. Về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Đại hội cổ đông thông qua, Công ty đã thực hiện kết quả cụ thể như sau: ĐVT: 1.000.000.đ Stt Loại hình kinh doanh Kế hoạch năm Kết quả thực hiện năm 2005 So với KH 2005 (%) 1 Kinh doanh VTTB 26.900 24.466 91% 2 Kinh doanh cột bơm 28.300 28.365 100,23% 3 Kinh doanh xăng dầu & gas 37.000 44.586 120,5% 4 Hoạt động khác 3.800 8.506 223,84% Tình hình kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Được sự đôn đốc tích cực của lãnh đạo Công ty, 6 tháng cuối năm lượng cột bơm về khá nên tình hình có được cải thiện. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư của xã hội chững lại nên kế hoạch doanh thu một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu kế hoạch. Kinh doanh vật tư thiết bị: Kinh doanh vật tư thiết bị năm 2005 có nhiều hạn chế, công tác nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng bị gián đoạn do sức ép về tồn kho và lãi vay. Doanh thu loại hình này chỉ đạt 24,466 tỷ đồng/26,9 tỷ (bằng 91% Kế hoạch), chiết khấu đạt 7,6%, nguyên nhân chính là do Công ty chưa tổ chức tốt các hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hóa cho các dự án ngoại trừ lô hàng ống thép đã ký từ năm 2004. Công tác bán hàng VTTB ra ngoài các đơn vị thuộc Petrolimex chưa được quan tâm đúng mức mặc dù Công ty đã khắc phục được các mặt hàng thiết bị truyền thống như thước đo dầu, van thở, ống cao su.... Việc hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm ra các đơn vị ngoài Petrolimex phản ánh khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần các vật tư thiết bị, hệ thống công nghệ, các thiết bị nhỏ lẻ của Công ty so với các đơn vị khác còn hạn chế. Kinh doanh cột bơm Trong năm 2005, Công ty lắp ráp được 364 cột bơm quy đổi các loại; cơ bản cơ bản phục vụ kịp thời, chuyển đến tận nơi và đáp ứng nhu cầu cột bơm với số lượng là 400 cột, chủ yếu là cho các đơn vị trong Tổng công ty xăng dầu Việt nam và các doanh nghiệp tư nhân tham gia kinh doanh xăng dầu. Số lượng cột bơm bán ra chỉ hơn so với năm 2003 là 340 cột nhưng thấp hơn nhiều so với 638 cột năm 2002; 475 cột bán trong năm 2004. Nguyên nhân do thực tế, 6 tháng đầu năm lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng được cơ cấu và chủng loại cột theo nhu cầu của khách hàng, trong khi tồn kho vẫn còn nhiều. Cuối năm, Công ty đã tích cực đôn đốc nhập khẩu nên lượng hàng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Năm 2005, Công ty vẫn chủ trương kết hợp nhập khẩu cột bơm SKD đáp ứng nhu cầu cầu khách hàng, đồng thời nhập linh kiện IKD để lắp ráp thành cột bơm VNT và PECO. Trong năm, Công ty đã nhập về được 185 bộ linh kiện SKD và 100 bộ linh kiện IKD cột bơm Tatsuno. Doanh thu kinh doanh cột bơm đạt tuy chỉ đạt 28.365 tr.đ (bằng 100% KH), nhưng chiết khấu đạt 7,63% góp phần đáng kể vào khoản lợi nhuận của toàn Công ty. Tuy nhiên tỷ trọng và cơ cấu các loại cột bơm đã nhập chưa hợp lý nên vẫn xảy ra tình trạng thừa loại này, thiếu loại khác. Kinh doanh xăng dầu và gas Sản lượng tại các cửa hàng xăng dầu có tăng so với trước, nhất là cửa hàng Ngọc khánh, Sài đồng và Vĩnh Ngọc do Công ty đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng và thiết bị đong rót tại các địa điểm này. Doanh thu kinh doanh xăng dầu tăng lên 44.586 tr.đ bằng 120,5% kế hoạch năm và bằng 138,59% so với năm 2004 (đây là một bước phát triển mạnh); lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu đã chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 363 tr.đ). Mục tiêu của Công ty là đặc biệt đẩy mạnh bán lẻ kết hợp với bán buôn trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, do tình hình biến động về giá cả xăng dầu (3 lần trong kỳ) và khó khăn về cơ chế giá giao nên việc bán buôn vẫn rất hạn chế. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công ty - ý thức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường tiếp thị, bán hàng của một bộ phận cán bộ còn yếu; có tình trạng ỷ lại, trông chờ dẫn đến hiệu quả làm việc của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. - Công tác tổ chức đấu thầu nắm bắt thông tinh nhà đầu tư còn yếu, Công ty chưa tổ chức phát triển tốt thị phần một số mặt hàng như: thiết bị PCCC, dụng cụ nhỏ, ống cao su, máy bơm lưu động, van các loại, cột bơm giá thấp.... - Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho các đơn vị ngoài Petrolimex chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức khai thác nguồn hàng bán thẳng không qua kho vẫn còn hạn chế. Công ty đã thiết lập trang web nhưng không được bổ sung, cập nhật nên thông tin còn nghèo nàn, hàng hoá Công ty chưa được quảng bá rộng rãi. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: - Nhà nước điều chỉnh một số chính sách nhập khẩu, chính sách thuế GTGT làm cho giá bán một số mặt hàng tăng lên, khó tiêu thụ. - Sức cạnh tranh của các mặt hàng cùng loại do các các nhà cung cấp khác ngày một tăng lên. Giá xăng dầu tăng mạnh, gây khó khăn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm - Giá cả đầu vào tăng cao, tỷ giá hối đoái biến động gây khó khăn cho việc tạo nguồn và tiêu thụ hàng hoá. Nguyên nhân chủ quan - Sức ép tồn kho rất lớn, khả năng vay vốn ngân hàng hạn chế hơn một phần do lãi suất tăng, hạn mức tín dụng giảm nên công tác nhập khẩu, bổ sung lượng hàng nhập kho bán lẻ bị hạn chế. - Việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trường còn hạn chế, nhất việc là quảng bá hình ảnh Công ty và sản phẩm ra bên ngoài thông qua website; công tác tiếp thị còn yếu; sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kinh doanh chưa cao. - Công ty còn chưa có các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác bán hàng ra ngoài Petrolimex nhất là đối với một số loại vật tư, thiết bị nhỏ lẻ và cột bơm khác thương hiệu Tatsuno (và ngay cả cột bơm Tatsuno). - Việc chủ động tiếp cận với khách hàng diễn ra không thường xuyên, không phát huy được tác dụng của các đại lý bán hàng; công tác kinh doanh tại Cửa hàng VTTB số 5 chưa được đẩy mạnh. tình hình tài sản của công ty đến 31/12/2005 Stt Chỉ tiêu 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 39.992.072.749 100% I. Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 31.653.746.633 79.15% 1 Tiền 983.170.173 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3 Các khoản phải thu 17.575.046.822 4 Hàng tồn kho 12.470.408.219 5 Tài sản lưu động khác 625.121.419 II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 8.338.326.116 20,85% 1 Tài sản cố định 7.329.195.489 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3 Chi phí XDCB dở dang 1.009.130.627 4 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 5 Chi phí trả trước dài hạn + Tỷ lệ tài sản cố định/Tổng tài sản là 20,85% so với 16,6% năm 2004; tăng 4,25%. + Tỷ lệ tài sản lưu động/ Tổng tài sản là 79,15% so với 83,4% năm 2004; giảm 4,25%. Thực tế, tài sản cố định tăng do đầu tư cơ sở vật chất nhằm mục tiêu cho thuê tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó tài sản lưu động giảm hơn do cuối năm Công ty giảm được sức ép về vốn lưu động, tồn kho có giảm nhiều so với năm 2004. tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty Stt Chỉ tiêu 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng % Tổng nguồn vốn 39.992.072.749 100% I. Nợ phải trả 23.551.153.078 58,89% 1 Nợ ngắn hạn 22.962.692.995 2 Nợ dài hạn 3 Nợ khác 588.460.083 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.440.919.671 41,11% 1 Nguồn vốn, quỹ 16.354.533.471 2 Nguồn kinh phí, quỹ khác 86.386.200 Nguồn vốn chủ sở hữu hiện nay của Công ty là 16.440 triệu đồng, trong đó vốn tự bổ sung là 1.662 triệu đồng; vốn khác là 38 triệu đồng. Vốn vay ngắn hạn của cán bộ CNV đạt 3.087 triệu đồng với các mức lãi suất khác nhau. Vốn vay ngân hàng cuối Quý IV khoảng 13.245 triệu đồng, Công ty không có nợ quá hạn. Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn đạt 58,89% so với 71,44% năm 2004, giảm 12,55% Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn là 41,11% so với 28,56% năm 2004, tăng 12,55% Cơ cấu vốn bố trí như vậy tương đối phù hợp.. Bên cạnh việc duy trì vốn để đảm bảo kinh doanh ngoài số vốn theo Điều lệ, Công ty đã tổ chức tốt khâu tạo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành đạt 1,7 lần so với 1,4 lần năm 2004); tình hình tài chính tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Công nợ: Công tác thu hồi công nợ đã có sự phối hợp đôn đốc giải quyết tích cực, song còn nhiều hạn chế; hiện Công ty có một số công nợ khó đòi như Gia Bình, Minh Đức, New Asean.... Một số công trình đã làm trong năm 2003, 2005 vẫn còn chưa quyết toán xong. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu là 1,97% so với 1,43% năm 2004, tăng 0,54% Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu là 1,70% so với 1,23% năm 2004, tăng 0,47% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản là 5,38% so với 3,9% năm 2004; tăng 1,48% Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản là 4,63% so với 3,36% năm 2004; tăng 1,27% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu giảm xuống 11,26% so với 11,75% năm 2004 do huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thêm 2,46 tỷ đồng vào 6 tháng cuối năm 2005. III. thực trạng đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua. I. Tình hình tổ chức và phân cấp quản lý tài chính của công ty Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty mà việc phân cấp quản lý tài chính được thực hiện tập chung tại công ty. các cửa hàng, xí nghiệp, chi nhánh... có sự phụ thuộc về tổ chức và quản lý tài chính đối với công ty. Việc huy động nguồn vốn, nhân lực, mua sám tài sản ... đều do công ty quản lý. Trước đây, khi các cửa hàng, xí nghiệp... có hoa hồng cao thì việc phân bổ các chi phí quản lý phải chuyển về công ty song những năm gần đây do hoa hồng thấp nên các cửa hàng, xí nghiệp... được phân bổ ở đơn vị mình một số chi phí có tính chất phân bổ ngay. việc trang bị tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị, máy móc, huy động nguồn vốn... đều phải đề nghị lên công ty hoặc công ty có kế hoạch từ trước để trang bị cho. 2. Tình hình vốn, nguồn vốn của công ty. Đơn vị tính: 1.000.000 đồng. Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh kết cấu(%) 2004 2005 A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu. I. Nguồn vốn quỹ 1. Nguồn vốn kinh doanh - Vốn góp cổ đông - Vốn tự bổ sung -Vốn từ nguồn khác 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3. LN chưa phân phối - Năm trước - Năm nay + Lợi nhuận thực hiện + Số tạm trích từ LN II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - Quỹ khen thưởng, phúc lợi. + Quỹ khen thưởng + Quỹ phúc lợi 13.201.120.576 13.185.220.576 15.900.000 10.116.038.923 10.116.038.923 10.116.038.923 10.000.000.000 116.308.923 14.510.086.015 13.730.326.015 779.760.000 12.841.267.645 12.744.363.645 10.090.203.056 10.000.000.000 90.203.056 2.654.160.589 2.654.160.589 2.654.160.589 -150.000.000 96.904.000 36.700.000 60.204.000 56.61 99.88 0.12 43.39 100 100 98.85 1.15 53.05 94.63 5.37 46.95 99.24 79.17 99.11 0.89 Tổng nguồn vốn 23.317.429.499 27.351.353.660 100 100 * Những hạn chế còn tồn tại Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.Trong hoạt động sản xuất kinh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32823.doc
Tài liệu liên quan