Lời nói đầu
Đất nước Việt nam đã và đang trong một thời kỳ đổi mới kinh tế đầy sống động. Công cuộc đổi mới này được bắt nguồn từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986). Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và liên tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố nhưng một bộ phận vô cùng quan trọng phải kể đến là việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Xuất nhập
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu là lĩnh vực cần thiết không thể thiếu đối vối bất kỳ quốc gia nào.Để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bởi vì xuất khẩu sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước còn nhập khẩu sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có hiệu quả góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Việt Nam tuy là một nước giàu tài nguyên nhưng vẫn chưa đảm bảo được đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Nắm được thực trạng đó ngay từ ngày đầu thành lập công ty Thương mại dịch vụ nhựa đã rất chú trọng vào lĩnh vực nhập khẩu nguyên liệu nhựa, hoá chất nhựa. Công ty đã đầu tư rất lớn vào lĩnh vực này và biến nó thành ngành kinh doanh chủ yếu của công ty nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu của các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa trong toàn quốc.
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu không những có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội.
Qua nhận thức về mặt lý luận tại trường đại học Kinh tế quốc dân cùng với thời gian thực tập nghiên cứu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Cao Thuý Xiêm và gợi ý của các cán bộ trong công ty tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tàI: Vận dụng lý luận vào thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty để rút ra những mạt được, tồn tạI cơ bản,nguyên nhân gây ra những tồn tại. Trên cơ sở đó đề xuất một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tàI lấy công ty thương mạI dịch vụ nhựa làm đối tượng nghiên cứu. Hoạt động của công ty có nhiều mặt, đề tàI chỉ đI sâu nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Đề tài gồm 3 phần:
Chương I : Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Chương II : Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa trong thời gian qua .
Chương III : Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Thương mại dịch vụ nhựa
Chương I
Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu
I. Hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
1. Sự cần thiết của nhập khẩu:
Khái niệm hoạt động nhập khẩu là việc mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi. Nó không chỉ là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có các tổ chức bên trong và bên ngoài. Vậy thực chất nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ các hàng hoá đó ở thị trường nội địa hoặc tái sản xuất với mục đích thu lợi nhuận, nối liền sản xuất giữa các quốc gia.
Thực tế đã chứng minh rằng: không một nước nào, quốc gia nào có khả năng sản xuất mọi loại hàng hoá đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và con người đã thấy được lợi ích của trao đổi hàng hoá giữa các nước từ khi xuất hiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Hoạt động xuất nhập khẩu là cần thiết vì lý do cơ bản là khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu và mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu. Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã chứng minh được rằng, chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho mọi quốc gia và gọi đó là quy luật lợi thế tương đối hay lý thuyết về lợi thế so sánh. Lý thuyết này khẳng định, mọi nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế. Một quốc gia hay các cá nhân có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế bằng cách chuyên môn hoá vào sản xuất các hàng hoá mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả sản xuất cao nhất và xuất khẩu các hàng hoá đó đổi lấy hàng nhập khẩu từ quốc gia, khu vực khác.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ thực hiện. Từ đó nó mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia. Hoạt động nhập khẩu đã cho phép một quốc gia tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng so với danh giới khả năng sản xuất và tiêu dùng trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, không giao lưu buôn bán. Như vậy, hoạt động nhập khẩu làm cho mỗi quốc gia có nhiều loại hàng hoá hơn, có thể cải thiện cuộc sống trong nước.
Ngoài ra, sự cần thiết của nhập khẩu còn được chứng minh qua việc nó góp phần phát huy được thị hiếu của dân cư mỗi nước. Các nước có lực lương sản xuất phát triển, có kỹ thuật công nghệ tiên tiến sẽ sản xuất ra nhiều loại hàng hoá khác nhau, chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn các nước có ít nguồn lực và lực lượng sản xuất kém phát triển. Nhưng nhu cầu của con người thì không có giới hạn. Chỉ có thông qua con đường thương mại quốc tế các nước sẽ mua, nhập khẩu những hàng hoá dịch vụ ở những thị trường có giá rẻ, chất lượng cao và bán, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường có giá cả đắt. ở đây điều quan trọng hơn cho các nước là không phải lúc nào cũng nhập khẩu được hàng hoá, dịch vụ giá rẻ và xuất khẩu được giá đắt mà chính là các nước đã lợi dụng được lợi thế so sánh để trao đổi quốc tế để sao cho cả hai bên đều có lợi.
Hoạt động nhập khẩu cũng có thể mang vào trong nước những trào lưu mới, những phong tục tập quán của các quốc gia khác nhau đồng thời cũng diễn ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu gây ra những khó khăn cho một số ngành sản xuất trong nước kéo theo một số tầng lớp dân cư. Do vậy, các quốc gia đều có chính sách rất cụ thể, rõ ràng với vấn đề thương mại quốc tế. Nước ta từ đại hội đảng lần thứ VI đã có một bước ngoặt đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế đất nước. Đó là việc đổi mới cơ chế hành chính, từ đó dẫn đến đổi mới chính sách thương mại quốc tế. Đảng ta nhận rõ: Thương mại quốc tế trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu dẫn tới cạnh tranh, theo dõi kiểm soát lẫn nhau giữa các chủ thể kinh doanh hàng hoá lạc hậu. Đó chính là tiến trình phát triển của lịch sử và Việt Nam. Bởi vậy, nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung là tất yếu khách quan, tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh thương mại ở phạm vi quốc tế. Nhập khẩu thể hiện mối liên hệ không thể thiếu giữa các nền kinh tế các quốc gia với nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu để bổ sung các hành hoá mà trong nước không sản xuất được hay không đáp ứng được nhu cầu
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của đất nước ta, vai trò nhập khẩu trở nên quan trọng được thể hiện ở khía cạnh sau:
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước. Bởi vì nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây truyền hiện đại kéo theo sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật lao động chặt chẽ trong đội ngũ công nhân, gây ý thức hiệu quả.
-Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản trong nước. Đồng thời thông qua nhập khẩu hàng hoá, Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới, điều này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của từng doanh nghiệp.
-Nhập khẩu cũng làm đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã các loại hàng hoá góp phần cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân. Nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng là nơi thu hút hàng triệu lao động, vừa giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
-Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối và ổn định.
-Nhập khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, mỗi cán bộ tham gia hoạt động nhập khẩu. Nhờ nhập khẩu mà các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụng tích cực.
-Nhập khẩu tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và hàng hoá ngoại, tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước buộc phải không ngừng vươn lên để tồn tại, tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.
-Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Nhập khẩu giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước, tạo đầu vào cho sản xuất. Nhập khẩu hiện đại hoá công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, đồng thời giảm các hao phí, tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên thị trường quốc tế.
Để phát huy vai trò của hoạt động nhập khẩu cần:
-Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước.
-Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động nhập khẩu, tức là không chỉ vì mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp bỏ qua lợi ích xã hội.
-Đảm bảo nguyên tắc ngoại thương và quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong hoạt động phải chú ý tạo uy tín không chỉ với các nước trong khu vực mà với tất cả cácnước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi.
3. Một số hình thức nhập khẩu chủ yếu:
Trong sự phát triển đa dạng chung của thế giới hiện đại thì hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng phát triển phong phú dưới nhiều hình thức. Có thể kể ra một vài hình thức nhập khẩu thông dụng đang được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp như sau:
3.1. Nhập khẩu trực tiếp:
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải đầu tư, nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí sao cho có lãi, ký kết và thực hiện hợp đồng theo đúng chính sách, luật pháp của quốc gia cũng như của quốc tế. ở hoạt động nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu mọi chi phí, mọi rủi ro cũng như phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động nhập khẩu của mình.
3.2. Nhập khẩu uỷ thác:
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác. Bên uỷ thác vẫn phải tự mình nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí liên quan.
3.3. Nhập khẩu liên doanh:
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu trên cơ sở liên kết kinh tế tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên.
3.4. Nhập khẩu đổi hàng:
Nhập khẩu đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Nó là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán không dùng tiền mà là hàng hoá. ở đây mục đích nhập khẩu hàng hoá không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuất được hàng, thu được lãi từ hoạt động xuất.
3.5. Nhập khẩu tái xuất:
Nhập khẩu tái xuất là hình thức nhập khẩu nhưng không phaỉ để tiêu thụ trong nước mà để tái xuất sang nước thứ ba nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi nhuận. Những hàng nhập này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mối bạn hàng xuất và nhập để làm sao cho thu được số tiền lớn hơn chi phí bỏ ra. Như vậy, nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba bên: bên nhập khẩu, bên tạm nhập tái xuất và bên xuất khẩu. Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển qua nước tái xuất mà có thể chuyển qua nước thứ ba (nước nhập khẩu). Tiền trả cho nước xuất khẩu do nước tái xuất thu được từ xuất khẩu sang nước thứ ba. Nhiều khi bên tái xuất còn thu được lợi do thu nhanh trả chậm.
II. Hiệu quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1. Hiệu quả kinh doanh
1.1.Khái niệm
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều phải xác định cho mình các mục tiêu hoạt động kinh doanh cụ thể. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thích hợp. Mục tiêu bao trùm lâu dài của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước hết mọi doanh nghiệp phải xác định tính toán sao cho sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vaò để đạt được lợi nhuận tối đa. Như vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố chi phí đầu vào và kết quả đạt được. Mọi khái niệm hiệu quả kinh doanh được đưa ra đều chỉ ra mối liên hệ giữa kết quả đạt được và chi phí đầu vào ở những khía cạnh khác nhau.
Như vậy, hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực như lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... để đạt được các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã xác định. Có thể biểu diễn khái niệm bằng công thức sau:
Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế nào đó
K: Là kết quả thu được từ nó
C: là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
Như thế, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
1.2. Bản chất:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế rất rộng phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
Có thể hiểu kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp có thể cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, thị phần... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm... Những kết quả này lại không cho thấy được trình độ quản lý, trình độ sử dụng đầu vào của doanh nghiệp.
Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. ở công thức (1) ta thấy khái niệm phạm trù hiệu quả kinh doanh bao gồm kết quả (đầu ra) và chi phí (nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều được tính bằng cả hai đơn vị hiện vật và giá trị. Tuy nhiên nếu tính bằng đơn vị hiện vật thì rất khó xác định do tính không đồng nhất đơn vị đo lường . Vì vậy người ta thường tính hiệu quả theo đơn vị giá trị mà biểu hiện là tiền tệ .
Như vậy , bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã hội , nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh , phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu lợi nhuận . Đồng thời nó cũng là thước đo trình độ tiết kiệm yếu tố đầu vào, nguồn lực xã hội . Tiêu chuẩn hiệu quả đặt ra là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được coi như là một trong những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sử dụng đạt được ở trình độ nào đó mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích và tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có thể được hiểu là tạo ra kết quả cao hơn trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc kết quả tăng kết quả lớn hơn so với tốc độ tăng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào.
Chúng ta đều biết rằng các nguồn lực xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng lên. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải biết tận dụng và sử dụng tiết kiệm tối đa các nguồn lực đầu vào để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Nếu doanh nghiệp làm tốt ba điều trên thì sản phẩm sẽ tiêu thụ được trên thị trường, không lãng phí các nguồn lực sản xuất. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là cực kỳ quan trọng và không thể không đặt ra với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Nó thực sự là vấn đề sống còn đối với mọi doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh đó là: chất lượng và sự khác biệt hoá. Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có lợi để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
1.4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, phản ánh trình độ sử dụng lực lueượng sản xuất dưới chế độ CNXH trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì quan hệ sản xuất ngày càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả sử dụng. Càng nâng cao hiệu quả sử dụng thì càng hoàn thiện quan hệ sản xuất, yêu cầu của quy luật kinh tế ngày càng được thoả mãn.
Đối với bản thân doanh nghiệp thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn, hay nói cách khác nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh góp phần tái sản xuất mở rộng, để cải thiện đời sống nhân dân, tích luỹ cho ngân sách, tăng uy tín và thế lực của công ty trên thương trường.
Đối với cá nhân thì nó là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say lao động giúp cho năng suất lao động ngày một nâng cao. Qua đó hiệu quả kinh doanh cũng sẽ được nâng cao.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
2.1. Các nhân bên trong doanh nghiệp
2.1.1. Nhân tố lao động
Đây là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, công việc của công ty. Nếu công ty có đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình tích cực trong công việc thì sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Để có được đội ngũ lao động có trình độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm cao... thì buộc bản thân doanh nghiệp phải chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Bố trí sắp xếp lao động cả về vật chất, tinh thần. Đó là những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp để có thể tạo dựng một đội ngũ lao động có hiệu suất cao.
2.1.2. Vốn kinh doanh
Công ty nếu có nguồn vốn lớn (đặc biệt là nguồn vốn lưu động) sẽ nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, có khả năng kí kết những hợp đồng lớn, tạo sự tin tưởng với đối tác, tạo sự vững vàng ổn định cho công ty mở rộng hoạt động kinh doanh. Vì vậy, công ty nên tận dụng mọi khả năng huy động vốn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.1.3. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và nghiên cứu đầy đủ hơn về môi trường kinh doanh. Qua đó doanh nghiệp có thể nắm bắt và vận dụng được những cơ hội kinh doanh tốt, tránh được rủi ro. Dovậy, việc tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin kinh doanh, vừa tiết kiệm được chi phí kinh doanh cho thông tin. Hệ thống thông tin nội bộ đáp ứng tốt nhất yêu cầu hiệu quả là hệ thống thông tin có sự trợ giúp của hệ thống chế bản dữ liệu điện tử.
2.1.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố quản trị doanh nghiệp tác động tới hiệu quả kinh doanh. Công tác quản trị được tiến hành tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp một hướng đi đúng, định hướng các mục tiêu kinh doanh ngắn và dài hạn hợp lý. Từ đó làm cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý còn giảm tối thiểu các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu, góp phần xây dựng và lựa chọn một cách hợp lý các phương án huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.2.1. Nhân tố cạnh tranh
Nền kinh tế thị trường với nền kinh tế mở, khuyến khích sản xuất phát triển kinh doanh, ngày càng làm tăng mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, chiếm ưu thế trên thị trường, vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo giá thành hợp lý sẽ chiếm vị trí cao trong thị trường và thu lợi nhuận. Ngược lại, doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh để thua kém các bạn hàng thì sẽ có thu nhập thấp và kinh doanh không mấy hiệu quả.
Cạnh tranh được xét theo hai góc độ:cạnh tranh trong nội bộ ngành sản xuất trong nước và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong cùng một thời điểm nhất định, nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp cùng nhập khẩu một loại mặt hàng và tiêu thụ ở thị trường nội địa thì sẽ ảnh hưởng tới giá cả và sức tiêu thụ và do đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Các nhà sản xuất nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường nội địa cũng trở thành một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Họ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng, mẫu mã, uy tín... nhằm thu hút khách hàng, từ đó tạo ra việc giảm doanh số bán hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước sản xuất một loại mặt hàng như các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Để đảm bảo cạnh tranh tốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì ngay từ khâu lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp nên có hướng lựa chọn đúng đắn, tránh những ngành kinh doanh có mật độ doanh nghiệp tham gia quá dầy để giảm bớt tốc độ cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị chi phí sản xuất của một doanh nghiệp nào đó với giá cả thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái có vai trò nhất định đối với quá trình trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác, tác động tương quan giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu tới khả năng cạnh tranh của công ty.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ. Nếu không có các yếu tố khác ảnh hưởng sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, bởi vì người nhập khẩu sẽ phải dùng đơn vị đồng tiền nội tệ hơn để mua cùng một khối lượng hàng hoá nhập khẩu. Việc giảm tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Bởi vì với việc tăng chi phí đồng tiền trong nước để mua hàng hoá tiêu dùng hay nguyên liệu sản xuất ở nước ngoài, các nhà nhập khẩu buộc phải tăng chi phí kinh doanh. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hơn nữa nếu tăng chi phí sẽ làm giảm cầu trên thị trường và khách hàng sẽ chuyển sang thay thế dùng hàng khác dẫn tới hàng hoá, nguyên vật liệu sẽ bị ứ đọng, giảm hiệu quả kinh doanh. Xét về hiệu quả kinh tế xã hội, việc giảm tỷ giá hối đoái sẽ khuyến khích xuất khẩu do các nhà xuất khẩu sẽ được nhận lãi do đổi ngoại tệ lấy đồng bản tệ bị rẻ đi, đồng thời có khả năng bán hàng với mức giá thấp hơn giá cả trên thị trường thế giới. Điều này dẫn đến khuyến khích trong nước tạo việc làm và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì sẽ có tác động khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung trong nước.
2.2.3. Hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu là qui định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó đưọc nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến tình trạng hạn chế số lượng nhập khẩu và ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Do việc hạn chế số lượng nhập khẩu của hạn ngạch, các nhà sản xuất trong nước sẽ thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn với điều kiện của thương mại tự do. Đối với cả chính phủ và các doanh nghiệp trong nước, việc cấp hạn ngạch có lợi là xác định trước được số lượng nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu tức là do có hạn ngạch nên giá hàng nhập khẩu trong nước sẽ tăng lên. Hạn ngạch có tác động khác thuế quan ở hai điểm:
- Thứ nhất, chính phủ không thu được thuế, vì hạn ngạch làm tăng giá nội địa của hàng hoá bị hạn chế cho nên những người cung cấp nước ngòai và những người nhập khẩu hàng hoá của họ sẽ có được lợi nhuận lớn nhờ doanh số này.
- Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền. Và do đó họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa.
Hạn ngạch làm hạn chế số lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp. Với mức cung thấp, giá cân bằng sẽ cao hơn trong điều kiện thương mại tự do. Vì vậy, nếu tính về kết quả thu được từ việc bán một đơn vị hàng hoá nhập khẩu ở thị trường nội địa thì các doanh nghiệp này có kết quả cao hơn. Nhưng nếu xét tổng kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp không có kết quả kinh doanh cao hơn trong trường hợp có hạn ngạch nhập khẩu. Hiệu quả kinh doanh giảm xuống do việc giảm quy mô sản xuất kinh doanh. Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể tự chủ đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.4. Thuế nhập khẩu:
Có nhiều cách đánh thuế khác nhau như: tính và thu một số tiền nào đó đối với mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm (%) đôí với tổng giá trị hàng hoá hay là kết hợp cả hai cách đó. Thuế quan nhập khẩu là loại thuế mà người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu nhận được.
Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu là để góp phần vào việc phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thuế nhập khẩu còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do phải đóng một khoản thuế nhập khẩu nên giá trị của hàng hoá trong nước cao hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải gánh chịu thuế này. Điều này đã đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và hạn chée mức nhập khẩu.
2.2.5. ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng:
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong các hoạt động ngoại thương. Sự phát triển nhanh chóng, hiện đại của tài chính ngân hàng có tác dụng rất lớn tới việc quản lý, cung cấp vốn, thanh toán của doanh nghiệp. Các quan hệ uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu bảo đảm về mặt lợi ích. Đồng thời, do có lòng tin với ngân hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể được ngân hàng đứng ra bảo lãnh, cho vay với lượng vốn lớn kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội làm ăn hấp dẫn.
2.2.6. ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải và liên lạc:
Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc đã ảnh hưởng rất rõ nét đến hoạt động nhập khẩu. Nó đã đơn giản hoá công việc của nhập khẩu rất nhiều, giảm chi phí, đồng thời nâng cao tính kịp thời, nhanh gọn của công tác xuất nhập khẩu.
Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải là điều kiện thuận tiện để vận chuyển hàng hoá, hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hệ thống kho góp phần đảm bảo nhanh chóng quá trình thực hiện xuất nhập khẩu.
2.2.7. ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ:
Các chính sách của chính phủ cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu thì chính sách tỷ giá của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc ổn định tỷ giá luôn được coi là phương hướng thích hợp cho mọi chính sách kinh tế đôí ngoaị cũng như trong nước. Tăng hay giảm tỷ giá đều bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh. Do đó để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì việc ổn định tỷ giá là nhân tố hết sức quan trọng.
._.Các chính sách tài chính tín dụng cũng có ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu. Hệ thống tín dụng hiện nay ở Việt nam được phát triển theo hướng đa dạng hoá, đa thành phần. Hệ thống tín dụng này có thể đáp ứng mọi loại nhu cầu về vốn tiền tệ với mọi thành phần, mọi tổ chức kinh tế. Do đó, nếu tỷ lệ lãi suất ổn định, hợp lý sẽ giúp các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả cho đơn vị mình. Ngược lại, nếu tỷ lệ lãi suất tín dụng hay thay đổi và không hợp lý sẽ làm cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, hiệu quả kinh doanh thấp và doanh nghiệp không phát triển được.
Kết luận: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Các nhân tố đó đều tác động đến hiệu quả koinh doanh theo hai hướng: thúc đẩy và cản trở. Điều quan trọng phải làm đó là làm sao để phát huy tối đa các nhân tố thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và hạn chế tối đa các nhân tố cản trở nó.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là mục tiêu cao nhất mà các doanh nghiệp hướng tơí. Vì vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải nỗ lực, phấn đấu, phát huy hết khả năng để đạt được mục tiêu đó.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:
3.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp:
3.1.1. Chỉ tiêu phản ánh số lượng
-Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được tính như sau:
LN = TR - TC
Trong đó:
TR : Tổng doanh thu từ hoạt dộng kinh doanh
TC : Tổng chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh
Nếu ta mang lợi nhuận để so sánh với chi phí kinh doanh, doanh thu hay vốn kinh doanh thì sẽ biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu năng suất lao động:
Chỉ tiêu năng suất biểu hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng yếu tố lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Trong đó : W : Năng suất lao động trong thời kỳ
Q : Khối lượng sản xuất trong kỳ
T : Số lượng lao động bình quân trong kỳ hoặc thời gian công tác trong kỳ
Năng suất lao động phản ánh lượng sản phẩm mà một người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm...).
3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:
Đượ c tính theo công thức:
Trong đó: LN là tổng lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
TC là tổng chi phí trong thời kỳ đó.
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận có thể thu về từ một đồng chi phí bỏ ra.
Ví dụ : Giả sử tổng chi phí bỏ ra kinh doanh nhập khẩu của công ty trong một năm là 100 đồng, tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu thời kỳ này là 4 đồng.
Tức là khi bỏ ra một đồng chi phí, công ty sẽ thu được về 0,04 đồng lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Trong đó : LN là tổng lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định
TR là tổng doanh thu từ hoạt đọng kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong thời kỳ đó.
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ví dụ : Giả sử tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty trong một năm là 100 đồng và tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu trong thời kỳ đó là 3 đồng.
Tức là trong một đồng doanh thu của công ty có 0,03 đồng lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn:
Đối với đơn vị kinh doanh nhập khẩu thì chủ yếu là vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn được tính theo công thức:
Trong đó : LN là tổng lợi nhuận kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thời kỳ nhất định.
VLĐ là tổng số vốn lưu động bình quân trong thời kỳ đó.
Chỉ tiêu này cho biết có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng vốn lưu động bỏ ra.
Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao .
2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
a. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Những chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là:
_ Sức sản xuất của vốn lưu động (HVLĐ )
Trong đó : TR là tổng doanh thu.
VLĐ là vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động (VLĐ ) thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Tốc độ chu chuyển vốn lưu động : là số vòng quay của vốn được thực hiện trong một thời gian nhất định cần thiết để thực hiện tuần hoàn quá trình vốn lưu động từ khi mua đến khi bán hàng.
- Số vòng lưu chuyển vốn lưu động được tính như sau
Trong đó : TR là tổng doanh thu từ hoạt dộng kinh doanh.
VLĐ là tổng số vốn bình quân sử dụng trong một thời kỳ nào đó.
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động ( HĐN )
Hệ số này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết được để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng lao động
=
Năng suất Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
lao động Tổng số lao động bình quân trong kỳ
=
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ
tính cho một lao động Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận mà một lao động làm ra trong một kỳ, chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng lao động càng cao.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố riêng lẻ phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố càng cao, đồng thời nó cũng phản ánh được từng khía cạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Chương II
Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa
I. Khái quát về công ty thương mại dịch vụ nhựa
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty Thương mại dịch vụ nhựa là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty nhựa Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 2999/ QĐ-TCCB ngày 8/10/1997 của Bộ Công nghiệp ( Tên giao dịch quốc tế: Plastics Trading and Service Company)
Trụ sở chính của Công ty: 39 Ngô Quyền - Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội .
Công ty là đơn vị hoạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Công ty có con dầu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Chương Dương. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuộc phạm vi số vốn do Tổng Công ty giao cho quản lý. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa gắn liền với bối cảnh ra đời và quá trình phát triển của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.
Tiền thân của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam cũng như Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa là Công ty tạp phẩm được thành lập ngày 7/8/1976, theo quyết định số 927/ CNn-TCQL của Bộ Công nghiệp nhẹ bao gồm : toàn ngành nhựa, da giày, xà bông, sắt tráng men, văn phòng phẩm Hồng Hà.... Đến năn 1987, thực hiện nghị dịnh 302/CP của Chính phủ, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 421/CNn-TCCB ngày 1/12/1987 đổi tên Công ty tạp phẩm thành Liên hiệp các xí nghiệp Nhựa và tạp phẩm. Cuối năm 1989, một số đơn vị thành viên chuyển sự quản lý sang cơ quan chức năng khác, chỉ còn lại Liên hiệp sản xuất- xuất nhập khẩu Nhựa hoạt động theo Nghị định 27/HĐBT ngày 22/2/1988. Ngày 15/3/1993 Bộ Cộng nhẹ đã ra quyết định chuyển đổi Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Nhựa thành Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Cuối năn 1997, Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa đã chính thức được thành lập trên cơ sở trước đây là chi nhánh phía Bắc của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam.
2.Đặc điểm chủ yếu của công ty
Công ty Thương mại dịch vụ nhựa là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại hàng hoá và dịch vụ nhựa, được Nhà nước cấp vốn 100% kinh doanh, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty và tuực hiện các chức năng cơ bản như một doanh nghiệp thương mại.
2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu và nhiệm vụ của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam đề ra, tạo lập năng lực hoạt động của công ty, thúc đẩy kinh doanh phát triển tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng tài chính kế toán
Trạm kho vận
Phòng ngiệp vụ quản lý
Hệ thống cửa hàng
-Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng Công ty và pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và làm nghĩa vụ với Nhà nước.
-Phòng tổ chức hành chính: Giúp giám đốc công ty nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý và kinh doanh, tổ chức sắp xếp đội ngũ cán bộ sử dụng đúng người, đúng việc, chịu trách nhiệm trong công việc tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Quản lý các hoạt động liên quan tới xuât nhập khẩu, giúp giám đốc kinh doanh và cân đối các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Phòng có nhiệm vụ tham gia vào việc ký kết các hợp đồng, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa công ty đơn vị liên quan. Tổ chức liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài. Tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm nguồn hàng, mở rộng quan hệ bạn hàng quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty.
-Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính và các hoạt động kinh doanh khác bằng tiền. Nhiệm vụ của phòng là ghi chép đầy đủ, hạch toán chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xây dựng các báo cáo tài chính từng năm và dài hạn. Tham gia quá trình ký thanh lý quyết toán các hợp đồng kinh tế giữa các cá nhân, tổ chức với công ty.
-Hệ thống cửa hàng: Có nhiệm vụ và giới thiệu sản phẩm cùng phòng kinh doanh làm các thử nghiệm thị trường, làm đại lý cho các công ty thành viên.
-Trạm kho vận Hải Phòng: Làm thủ tục hải quan và nhận hàng nhập khẩu cho tất cả các đơn vị trực thuộc công ty ở phía Bắc, vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng đến các địa điểm bán hàng hoặc cơ sở sản xuất, lư kho phần hàng chưa được sử dụng tại Hải Phòng.
-Phòng nghiệp vụ tổng đại lý: Có chức năng tiếp thị cho các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa của toàn Tổng Công ty Nhựa, là đầu mối tiêu thụ cho các nhà máy trong toàn ngành Nhựa.
2.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh và môi trường kinh doanh của công ty
Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Được thành lập trên cơ sở trước đây là chi nhánh phía Bắc của Tổng công ty Nhựa Việt Nam , công ty Thương mại dịch vụ Nhựa vẫn tiếp tục kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng truyền thống là nguyên liệu nhựa, hoá chất. Đây là các mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng bởi vì ngành nhựa nước ta là một ngành non trẻ, những năm gần đây mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Mặt khác các nguyên liệu hoá chất phục vụ cho sản xuất sản phẩm nhựa hầu như chưa được sản xuất tại Việt Nam.
Các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa bao gồm:
-PVC trong đó có PVC compound ( bột PVC tổng hợp ), PVC resin, dầu DOP.
-PP.
PE gồm LDPE, HDPE, LLDPE.
-TDI.
-PA.
-Một số nguyên liệu hoá chất khác...
+ PVC là nguyên liệu Nhựa phổ biến dùng chế tạo các đồ nhựa gia dụng, các dây cách điện, các loại ống nhựa, khung cửa, chai lọ... là các mặt hàng đang được tiêu dùng mạnh trên thị trường. Lượng nhập PVC compound đang ngày càng giảm trong khi PVC resin, dầu DOP được ưa chuộng hơn.
+PP là nguyên liệu dùng để sản xuất các loại bao dệt, màng co trống thấm... Hiện nay kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng.
+PE: Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng và phát hiện ra các ứng dụng mới của PE, có thể dùng để chế tạo các loại hoa nhựa, đồ chơi, thùng đựng chai lọ, bao bì bóng vỏ cáp điện... Tuy nhiên đã và đang xuất hiện nhiều liên doanh thị trường Việt Nam sản xuất loại nguyên liệu này làm cho lượng nhập khẩu của công ty ngày càng giảm.
+PA: Nhựa pôliamit là nguyên liệu để chế tạo dây cước, dệt lưới đánh cá và các phụ tùng trong công nghiệp bằng nhựa như: bánh răng, gối đỡ trục trong máy dệt.
Hàng năm, lượng nguyên liệu công ty nhập về rất lớn, lên tới hàng ngàn tấn.
Bảng 1: Số lượng nhập một số mặt hàng chủ yếu của công ty trong thời gian 1997-2001.
Đơn vị : tấn
Mặt hàng
1997
1998
1999
2000
2001
PVC
1.875
2.191
2.280
695
1.712
PP
776
787
106
112
116
HDPE
587
796
545
206
110
Nhôm
320
219
_
_
789
DOP
610
522
660
425
_
TDI
152
319
251
213
258
Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty
Chuyển sang cơ chế thị trường, công ty luôn phải tự chủ trong kinh doanh sao cho sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước cấp đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận . Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, công ty phải biết tận dụng những nguồn cung ứng để thu mua với giá hợp lý chất lượng cao đồng thời tăng lượng khách hàng và hạn chế những thất bại do đối thủ cạnh tranh mang lại. Hhiện nay công ty đã và đang tạo lập được nhiều các hoạt động cùng các mối quan hệ với bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty , bao gồm:
- Các bạn hàng cung ứng: Trước đây khi còn là công ty tạp phẩm, công ty chỉ nhận hàng hoá từ cấp trên rót xuống theo chỉ tiêu rồi phân phối, nhưng bây giờ phải tự lo nguồn hàng để hoạt động nên công ty đã phải nghiên cứu chọn lựa nhiều nhà cung cấp khác nhau. Đối với các sản phẩm phục vụ cho xây dựng thì công ty lấy tại các đơn vị uy tín như: Sunkyong, Sumitomo, của Nhật Bản và Enichem, EAC của Italia. Đối với nguyên liệu chính như; PVC, PP công ty chủ yếu nhập của Thái Lan. Với những nguyên liệu bao bì phục vụ cho sản xuất, những dầu thường dùng như DOP thì công ty nhập của Itochu, Sumitomo của Nhật Bản hayHýoing, Jampoo của Hàn Quốc. Ngoài ra công ty còn nhập từ các đơn vị trong nước như TPC Vina, Viet Thai Plaschem...
- Các khách hàng của công ty: Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đa dạng chủng loại hàng hoá, nguyên liệu cho nên phải giao dịch tiếp xúc với nhiều loại khách hàng và cơ sở tiêu thụ rộng khắp khu vực phía Bắc. Với những khách hàng mua nguyên liệu, nhiên liệu bao bì sản xuất thì khách hàng truyền thống thường xuyên với công ty là: cơ sở sản xuất dép, đồ gia dụng tại Nam Định hay công ty nhựa Hưng Yên lấy nguyên liệu để sản xuất màng mưa. Khách hàng truyền thống uỷ thác nhập khẩu cho công ty là: Sắt tráng men nhôm Hải Phòng, công ty nhựa Hà Nội...và một số khách hàng mới như công ty nhựa Hàng Không, công ty TNHH Ngọc Long...
Công ty cần tiếp xúc và mở rộng quan hệ giao dịch để tăng lượng khách hàng, giữ uy tín với khách hàng truyền thống và thu hút thêm với khách hàng mới.
-Các đối thủ cạnh tranh: Kinh doanh mặt hàng và nguyên liệu nhựa tạo ra lợi nhuận cao mà việc đầu tư chỉ cần quy mô vừa phải, giá thành hạ cho nên trong những năm gần đây thị trường đã dung nạp rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành hàng có nhiều tiềm năng khai thác này. Công ty phải đối phó cạnh tranh gay gắt với rất nhiều doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh. Điển hình là công ty nhựa cổ phần Hà Nội, này nắm thị phần rất lớn ở Hà Nội và đang là cơ sở thu hút lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra phải kể đến tổng công ty hoá chất hay một số liên doanh khác của Thái, Nam Triều Tiên. Lợi thế của các đối thủ cạnh tranh là họ rất mạnh và hiện đại, một số doanh nghiệp sản xuất đã hình thành nên bộ phận kinh doanh chuyên tiêu thụ sản phẩm của họ trực tiếp cho các khách hàng chứ không qua trung gian. Công ty cần nắm bắt kịp thời những lợi thế cạnh tranh của các đối thủ khác để từ đó vận dụng linh hoạt vào công ty mình.
2.3 Đặc điểm về vốn kinh doanh
Là một doanh nghiệp thương mại nên vốn lưu động là vô cùng quan trọng không thể thiếu cho hoạt động kinh doanh. Được nhà nước cấp vốn 100% nhưng trong thời gian hoạt động, công ty luôn thiếu vốn và khan hiếm vốn đến mức trầm trọng. Theo các báo cáo tài chính trong những năm gần đây, ngân sách nhà nước cấp khoảng 2 tỷ đồng hàng năm. Với lượng vốn ngân sách hạn hẹp, công ty lại phải chi phí cho việc trả tiền thuê mặt bằng 39 Ngô Quyền là gần 1 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn bị hạn chế một phần do thiếu vốn.
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty.
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Tổng vốn kinh doanh
12.188
13.015
11.864
10.946
16.235
Trong đó: - VCĐ
739
640
541
448
355
- VLĐ
11.449
12.375
11.323
10.498
15.880
Ngân sách cấp
1.779
2.079
2.209
2.209
2.209
Vốn lưu động thiếu
9.670
10.296
9.114
8.289
13.671
Nguồn: Báocáo tài chính của công ty Thương mại dịch vụ nhựa từ năm 1997-2001
Nguồn vốn của công ty xét về tổng số thì biến động thất thường qua các năm, vốn cố định giảm dần mà không được bổ sung. Xét về cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn lưu động trên tổng số vốn lớn hơn rát nhiều so với vốn cố định trên tổng số vốn. Vốn lưu động hàng năm luôn luôn thiếu. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, công ty đã phải tự động vươn lên và tìm mọi cách để huy động vốn, trong đó có biện pháp là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất ngân hàng lại cao khiến cho công ty gặp khó khăn trong khâu thanh toán nợ. Thời gian gần đây lượng khách đặt điều kiện cho việc mua hàng là phải được thanh toán chậm trả ngày càng gia tăng vì thế công ty bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Vấn đề đặt ra là làm sao huy động được nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Để huy động vốn, công ty đã đưa ra một biện pháp rất là mới mẻ, đó là vay của cán bộ lao động trong công ty với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm và thấp hơn lãi vay ngân hàng. Hình thức huy động này rất thích hợp với công ty vì vừa tạo điều kiện tăng thu nhập cho lao động vừa không phải chịu sức ép về lãi vay.
Trong thời gian tới, công ty cần áp dụng tích cực các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Đội ngũ lao động và cơ cấu lao động của công ty.
Công ty thương mại dịch vụ nhựa có quy mô không lớn lại chủ yếu kinh doanh buôn bán hàng hoá nên tổng số lao động của công ty không nhiều. Tính đến ngày 31/3/2002, công ty có tổng số 49 lao động, trong đó có 45 lao động là thuộc biên chế nhà nước và có 4 lao động hợp đồng. Trong tổng số 45 lao động thuộc biên chế nhà nước thì có 23 là nam và 22 là nữ. Như vậy tỷ lệ nam và nữ là đồng đều. Qua một thời gian dài từ năm 1997-2001, số lượng và chất lượng lao động có thay đổi
Bảng 3: Đội ngũ lao động và cơ cấu trình độ lao động
Năm
Tổng CBCNV
Trình độ
Đại học, Cao đẳng
Trung, sơ cấp
Phổ thông
1997
58
22
18
18
1998
50
19
16
15
1999
48
20
15
13
2000
48
20
15
13
2001
49
21
15
13
Nguồn: Báo cáo thi đua hàng năm của công ty Thương mại dịch vụ nhựa từ năm 1997-2001
Năm 1998 là năm đầu tiên công ty Thương mại dịch vụ nhựa hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mới, bộ máy tổ chức có nhiều thay đôỉ. Năm 1998, bộ máy tổ chức từ 5 phòng ban rút xuống còn 4 phòng ban và có thêm 2 phòng khác được thành lập là phòng nghiệp vụ quản lý và trạm kho vận Hải Phòng. Số lao động giảm đi 8 người vì lý do chuyển công tác và nghỉ hưu. Những lao động có trình độ đại học tập trung chủ yếu ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán tài chính. Sự phân bố này nhìn chung chưa hợp lý. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có 100% trình độ đại học trong khi phòng nghiệp vụ quản lý và phòng hành chính mỗi phòng chỉ có một cán bộ có trình độ đại học. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gồm các cán bộ có trình độ đại học tốt nghiệp các trường Ngoại thương, Luật và Kinh tế Quốc Dân. Đây là đội ngũ năng động và đem lại hiệu quả kinh doanh chủ yếu của công ty. Công ty cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ hơn nữa của cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để cán bộ phòng luôn cập nhập những thông tin và yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 1997-2001
Theo báo cáo tài chính 5 năm trở lại đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động
Chỉ tiêu
1997
1998
98/97
1999
99/98
2000
00/99
2001
01/00
Tổng doanh thu
46.113,41
50.680,57
109,90
43.309,97
85,46
41.121,75
94,95
63.517,70
154,46
Tổng chi phí
46.091,11
50.672,55
109,95
43.299,83
85,45
41.267,77
95,31
63.677,79
154,30
Lợi nhuận từ HĐKD
22,30
8,02
35,96
10,14
126,43
(146,02)
(160,09)
Lợi nhuận từ HĐTC
39,26
38,76
98,73
27,61
71,23
185,73
672,69
145,26
78,21
Lợi nhuận từ HĐBT
39,38
21,64
54,95
35,02
161,83
19,86
12,27
41,52
209,06
Tổng lợi nhuận
100,94
68,42
67,78
72,77
106,36
59,57
81,86
26,69
44,80
Thuế đã nộp
875
862
98,51
1.303
151,16
2.464
189,10
6.143
249,31
Thuế còn phải nộp
209
156
74,64
283
181,41
256
90,46
134
52,34
Thu nhập BQ/ ng
0,847
0,791
93,39
0,780
98,61
0,790
101,28
0,770
97,47
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1997-2001 của công ty thương mại dịch vụ nhựa
Năm 1998, doanh thu tăng và bằng 109,9% so với năm 1997. Doanh thu tăng thể hiện sự cố gắng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, năm 1999, doanh thu đã giảm so với năm 1998, chỉ bằng 85,46%. Năm 2000 doanh thu lại tiếp tục giảm và chỉ bằng 94,95% so với doanh thu năm 1999. Như vậy trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty đã bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu và những biến động của thị trường vì vậy lượng đơn đặt hàng giảm hẳn, hàng hoá nhập về bị ứ đọng. Năm 1998 chi phí tăng lên 110% so với năm 1997. Năm 1999 chi phí giảm 85,45% so với năm 1998. Năm 1998 chi phí lại tiếp tục giảm xuống còn 95,31% so với năm 1999. Như vậy bên cạnh tốc độ giảm của doanh thu tốc độ của chi phí cũng giảm theo tương ứng. Tuy nhiên, do tổng doanh thu năm 1998 tăng 109,9% so với năm 1997 nhưng chi phí năm1998 lại tăng 109,95% so với năm 1997. Điều này đã dẫn đến tình trạng tổng lợi nhuận của năm1998 giảm chỉ bằng 67,78%.
Trong những năm gần đây, tổng lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm sút. Nếu như năm1999 tổng lợi nhuận là 72,77 triệu đồng thì năm 2000 lợi nhuận chỉ còn 59,57 triệu đồng tức là giảm chỉ bằng 81,86% so với năm 1999 . Năm 2001 tổng lợi nhuận chỉ còn 26,69 triệu đồng giảm chỉ bằng 44,80% so với năm 2000. Như vậy, doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm. Năm 2000 và năm 2001 lợi nhuận giảm với tốc độ lớn. Ngoài nguyên nhân chủ quan do công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, khả năng mở rộng thị trường của công ty còn bị hạn chế còn một nguyên nhân khách quan là do từ năm 2000 chính phủ áp dụng thuế giá trị gia tăng với mặt hàng nhập khẩu nên tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào phải bỏ ra nhiều hơn trước. Giá đầu vào tăng mạnh mà già nguyên liệu bán ra không thể tăng cao vì người tiêu dùng không chấp nhận. Vì vậy đã có nhiều lô hàng nhập về vẫn bị tồn đọng dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm.
Mặc dù tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm nhưng công ty vẫn luôn cố gắng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Năm 1999 công ty đã nộp 1.303 triệu đồng. Năm 2000 số thuế công ty nộp ngân sách nhà nước là 2.464 triệu đồng và tới năm 2001 tăng là 6.143 triệu đồng. Chính vì số thuế đã nộp tăng lên nên số thuế công ty còn phải nộp giảm dần. Năm 2000 thuế còn phải nộp ở mức 256 triệu đồng như vậy giảm bằng 90,465 so với năm 1999
Năm 2001, công ty nợ nhà nước giảm còn 134 triệu đồng tức là giảm còn 52,34% so với năm 2000. Những kết quả đó cho thấy rõ trách nhiệm xã hội của công ty .
Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm từ năm 1998 đến năm 2001 nhưng công ty luôn cố gắng giữ ổn định mức thu nhập bình quân đầu người, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ toàn công ty.
II. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa trong thời kỳ 1997- 2001
1. Phân tích thực trạng hiệu quả nhập khẩu
1.1. Hình thức nhập khẩu
Xét về hình thức nhập khẩu công ty chỉ thực hiện hai hình thức nhập khẩu chủ yếu: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
Bảng 4: Cơ cấu loại hình nhập khẩu hàng năm (1997- 2001).
Đơn vị: ngàn USD
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nhập khẩu trực tiếp
2.810
59,42
3.736
53,79
2.609
49,27
1.218
47,04
3.318
66,08
Nhập khẩu uỷ thác
1.919
40,58
3.209
46,21
2.686
50,73
1.371
52,96
1.703
33,92
Tổng kim ngạch nhập khẩu
4.729
100
6.945
100
5.295
100
2.589
100
5.021
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1997 - 2001 của công ty Thương mại dịch vụ nhựa
Hình thức nhập khẩu trực tiếp luôn chiếm ưu thế hơn so với hình thức nhập khẩu uỷ thác. Năm 1997, hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng 59,42%, năm 1998 là 53,79% và năm 2001 chiếm tỷ trọng 66,08% so với tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này đã cho thấy rằng công ty đã luôn tự chủ trong hoạt động kinh doanh , nắm bắt kịp thời nhu cầu nguyên liệu sản xuất, phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng.
Năm 1999 và 2000, tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác cao hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Cụ thể năm 1999, nhập khẩu uỷ thác chiếm 50,73% và năm 2000 chiếm tỷ trọng 52,96 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu tăng, đồng thời đã có một số công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam như Mitsuvina, TPC Vina, VietThai Plastchem... đã đi vào hoạt động và cung cấp một số lượng nguyên liệu nhựa cho các nhà máy sản xuất trong nước. Chính vì nguyên nhân này mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty giảm cả về số lượng lẫn giá trị. Năm 2001, hình thức nhập khẩu uỷ thác giảm, chiếm 27,94 % tổng giá trị nhập khẩu. ĐIều này cho thấy công ty đã tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty cần nghiên cứu và phân tích nguyên nhân cụ thể để kịp thời điều chỉnh đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu. Hiện nay nhà nước đang có chủ trương khuyến khích xuất khẩu, công ty nên tận dụng những ưu đãi đặc biệt vừa tăng kim ngạch nhập khẩu , vừa tăng thêm doanh thu .
1.2. Phân tích tinh hình nhập khẩu theo kết cấu mặt hàng nhập
Tên mặt hàng
Năm 1997
%
Năm 1998
%
Năm 1999
%
Năm 2000
%
Năm 2001
%
PVC
850.672
17,98
1.554.145
22,38
937.634
17,71
303.188
11,71
1.328.500
26,46
DOP
426.094
9,01
314.432
4,53
640.400
12,09
56.827
2,19
-
-
PP
546.185
11,55
635.590
9,15
56.405
1,07
48.121
1,86
160.802
3,20
HDPE
499.874
10,57
609.617
8,78
49.895
0,94
55.104
2,13
58.920
1,18
LDPE
27.840
0,59
16.658
0,24
-
-
10.967
0,43
29.998
0,59
PPG
305.314
6,46
406.409
5,86
352.460
6,65
68.400
2,65
458.120
9,121
TDI
367.845
7,78
554.209
7,98
428.310
8,09
399.412
15,42
570.310
11,35
Nguyên liệu bao bì
275.418
5,82
244.074
3,51
190.169
3,59
159.672
6,17
-
-
Phụ gia PVC
9.300
0,12
-
-
-
-
13.800
0,54
14.107
0,29
Nguyên liệu
Hoá chất khác
672.240
14,22
1.696.787
24,43
1.902.144
35,93
1.047.886
40,47
1.825.311
36,36
Phụ tùng lẻ
119.079
2,52
304.324
4,38
21.720
0,41
58.860
2,24
198.567
3,96
Thiét bị máy
629.164
13,30
608.428
8,76
715.790
13,52
367.128
14,19
376.182
7,49
Tổng giá trị
4.729.025
100
6.944.727
100
5.294.927
100
2.589.365
100
5.020.817
100
Tuỳ từng năm, tuỳ tình hình thay đổi của thị trường và phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách, phương án trong năm của công ty mà các mặt hàng được nhập theo tổng giá trị khác nhau. Mặt hàng PVC, DOP, HDPE, TDI hầu như không thể thiếu trong danh mục hàng nhập khẩu hàng năm, chúng đóng một vai trò quan trọng trong danh mục hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Để hiểu rõ lý do tăng hoặc giảm tỷ trọng của những mặt hàng chủ yếu, ta hãy xem xét một số loại mặt hàng cụ thể sau:
6PVC : Qua biểu đồ số 1 cho ta thấy giá trị nhập khẩu công ty thu được không ngừng tăng lên từ năm 1997 đến năm 1999 và chiếm tỷ trọng đáng kể trong hàng chục nguyên liệu nhập khẩu của công ty. Cụ thể giá trị nhập khẩu PVC năm 1997 là 850 ngàn USD, năm 1998 là 1.554 ngàn USD, năm 1999 là 938 ngàn USD, chiếm tỷ trọng tổng giá trị nhập khẩu tương ứng là 17,98%; 22,38%; và 17,71%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đây là mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Đồng thời các cơ sở nhà máy sản xuất trong nước có nhu cầu sử dụng khối lượng lớn nguyên liệu PVC.
Tuy nhiên, bước sang năm 2000 giá trị mặt hàng này lại đột ngột giảm xuống chỉ còn 303 ngàn USD và chiếm tỷ trọng chỉ còn 17,71% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Nguyên nhân khách quan là ban vật giá chính phủ đã ban hành phụ thu 10% đối với mặt hàng PVC nhập khẩu với mục đích là bảo hộ cho công ty MitsuiVina (một công ty liên doanh giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật bản. Vì lý do này mà công ty đã hạn chế nhập khẩu vì giá trị nhập đầu vào cao hơn. Nguyên nhân chủ quan thuộc về khả năng mở rộng thị trường của công ty.
Năm 2001, giá trị nhập khẩu PVC thu được của công ty tăng cao hơn hẳn các năm về trước, đạt 1.329 ngàn USD chiếm tỷ trọng 26,46% tổng giá trị hàng nhập khẩu . Nguyên nhân chính ở đây là chính phủ đã điều chỉnh lại mức phụ thu PVC chỉ còn
5% vì lý do các công ty trong nước đã hạn chế nhập PVC vì phụ thu cao, bản thân
công ty MitsuiVina chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, chủng loại. Điều này khiến hoạt động trong nước giảm xuống. Một nguyên nhân nữa làm cho giá trị nhập khẩu PVC của công ty tăng cao vào năm 2001 vì công ty đã mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng và tăng cường củng cố các mối quan hệ với bạn hàng.
Trên thực tế đây là mặt hàng trong nước có nhu cầu rất lớn, vì thế công ty cần phát huy năng lực để thu hút thêm bạn hàng để từ đó tăng giá trị nhập khẩu , tăng hiệu quả kinh doanh.
6DOP : Đây là mặt hàng kinh doanh tương đối ổn định, thường xuyên của công tyvào những năm 1997, 1998 và 1999 . Sang năm 2000, mặt hàng này có xu hướng giảm đi, chỉ còn 56 ngàn USD chiếm tỷ trọng 2,19% tổng giá trị. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã làm cho thị phần tiêu thụ nguyên liệu của ._.ương mại - Dịch vụ Nhựa đã xác định phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới như sau: Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, hướng nhập khẩu vào nguyên liệu, hoá chất ngành Nhựa, vẫn coi trọng uỷ thác nhưng phải có biên pháp tăng nhập khẩu kinh doanh, coi nhập khẩu kinh doanh là chính. Đầu tư thêm vào hệ thống cửa hàng, có thể nâng cấp lên thành trung tâm thương mại nhằm thu hút hơn nữa lượng khách hàng. Tích cực tìm các đối tác nước ngoài để liên doanh nhập khẩu, khai thác triệt để các lợi thế của công ty.
Nói tóm lại, phương hướng chính của công ty là mở rộng quy mô kinh doanh theo hướng đa dạng hoá, làm cho các mặt hàng kinh doanh gắn bó lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau theo hướng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa tận dụng được tiềm năng và phân tán rủi ro. Những phương hướng trên được công ty đề ra và phấn đấu đạt được nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng hay hiệu quả kinh doanh nói chung.
Mục tiêu của kế hoạch nhập khẩu năm 2002 của công ty. Do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong nước ngày càng tăng, đã có rất nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh được thành lập và triển khai hoạt động. Nhu cầu trong nước rất lớn nhưng công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để có thể đứng vững trong có chế thị trường công ty không những cần mở rộng thị trường ngoài nước để tìm kiếm nguồn hàng nhằm đa dạng hoá mặt hàng đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn phải lựa chọn những nguồn cung cấp nào đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chủng loại giá cả hợp lý. Trên cơ sở kinh doanh các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2001, căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng ký kết hợp đồng có thể được, công ty đã có kết hoạch kinh doanh năm 2002 như sau:
Bảng 13: Kế hoạch kinh doanh năm 2002.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện 2001
Kế hoạch 2002
1
Kim ngạch NK:
- Kinh doanh
- Uỷ thác
1000USD
-
-
4.181
2.778
1.403
3.850
2.340
1.510
2
Doanh thu(DT):
- DT từ NK
- DT khác
Triệu. đ
-
-
63.517,7
60.342
3.175.7
64.800
59.200,5
5.599,5
3
Lợi nhuận(LN):
- LN từ KN
- LN khác
Triệu.đ
-
-
26,69
18,48
8,21
32,75
17,89
14,86
4
Nộp ngân sách
Triệu.đ
6.143
6.300
Nguồn: Đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002.
Cùng với việc nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2002, công ty cũng đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: PVC, DINP, HDPE…
Bảng 14: Kế hoạch chi tiết mặt hàng kinh doanh năm 2002.
Mặt hàng
Đơn vị
Thực hiên 2001
Kế hoạch 2002
Năm 2002/2001
(%)
PVC
DINP
PP
HDPE
PET
Khác
Tấn
-
-
-
-
-
1.712
652
116
110
120
469
1.500
500
300
200
300
500
87,62
76,69
258,62
181,81
250
106,61
Đó là những mục tiêu cụ thể mà công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa đặt ra để hoàn thành vào năm 2002.
Cùng với việc xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2002, công ty cũng đã nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển công ty đến năm 2005 về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng của toàn ngành. Một số định hướng chung của công trong những năm tới, đó là:
- Tăng cường các biện pháp nhằm tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, khắc phục tình trạng thiếu vốn.
- Tăng cường nghiên cứu tình hình tiêu thụ nguyên liệu trong nước, nắm bắt được sự thay đổi trên thị trường thế giới để có biện pháp phù hợp. Không ngừng củng cố uy tín trong kinh doanh, mở rộng hợp tác liên doanh, mở rộng quan hệ buôn bán với các đối tác trong khu vực.
- Từng bước hoàn thiên cơ chế kinh doanh, cơ chế phân phối thu nhập nhằm khích lệ, động viên người lao động phấn đấu hết mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác kinh doanh, đẩy mạnh công tác đào tạo, tái đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng công tác đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong điều kiện mới.
- Thực hiên tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
II.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa.
1.Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường.
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng gắn với thị trường. Nẵm vững thị trường, hiểu biết được các quy luật của thị trường là hết sức quan trọng, nó là một đòi hỏi tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trường, khách hàng mà do đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá. Nghiên cứu thị trường ngoài nước sẽ cho phé doanh nghiệp thấy được bạn hàng nào có khả năng đáp uứng tối ưu thị trường trong nước.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường có vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường để xác định trị trường nào doanh nghiệp có thể tham gia và cho phép công ty tận dụng tối đa đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa là một công ty nhập khẩu nhựa, có quan hệ với nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công tác nghiên cứu thị trường đã được công ty quan tâm nghiên cứu. Khác với trước đây, việc nghiên cứu thị trường là không quan trọng, mọi hợp đồng đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, công ty đã giao cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên trách và tự chủ về công tác nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn được tiến hàng ở mức độ chung chung, khái quát như nắm được tình hinh chung về kinh tế chính trị xã hội. Về bạn hàng mới chỉ nắm được sơ lược về lại hình kinh doanh của họ với các công ty, tổ chức khác. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường, đi vào nghiên cứu cụ thể, nắm chính xác các chế độ, chính sách có liên quan đến công việc kinh doanh ở thị trường đó, nắm được phong tục tập quán thị hiếu của thị trường, uy tín của phía đối tác ở trong và ngoài nước. Xác định chính xác các thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình kinh doanh hiện tại của họ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người giao dịch trực tiếp với mình. Việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu, công ty có thể trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế để xác định rõ các thị trường cung cấp từng loại hàng hoá về giá cả, chất lượng, sau đó cân nhắc chi phí vận chuyển, uy tín bạn hàng và khả năng kinh doanh lâu dài để quyết định nên nhập khẩu hàng hoá đó tư thị trường nào.
Để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, công ty nên thành lập bộ phân Marketing. Khi tổ chức bộ phận Marketing cần chia làm 2 nhóm công việc: nhóm nghiên cứu thị trường nhập khẩu, nhóm nghiên cứu thị trường trong nước đòi hỏi phải có nhgiệp vụ Marketing, hiểu biết về Marketing, phải hiểu biết về nguyên liệu nhựa có như vậy mới biết thị trường cần những loại nguyên liệu sản xuất nào, chất lượng và số lượng như thế nào. Nếu công ty nắm bắt đầy đủ các thông tin đó thì sẽ điều chỉnh được khối lượng nhập khẩu vừa đủ, phù hợp với tình hình cung cầu trên thị trường, tránh được tình trạng làm ăn thua lỗ. Đối với nhân viên nghiên cứu thị trường nhập khẩu yêu cầu phải có nghiệp vụ Marketing, thạo ngoại ngữ, hiểu biết về thương mại, tổ chức tư vấn quốc tế, có khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, năng động và tháo vát.
Hiện nay, thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty vẫn là các nước thị trường truyền thống ở khu vực Châu á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó công ty đang cố gắng mở rộng kinh doanh sang một số các bạn hàng mới ở thị trường Trung - cận Đông. Tuy nhiên, trong kinh doanh, công ty chỉ nên lựa chọn một số đối tác chính, lâu dài để vạch kế hoạch kinh doanh với hộ chứ không thể kinh doanh tràn lan. Trong thời gian tới công ty nên dựa vào quá trình hợp tác làm ăn trong những năm qua để chọn lựa ra những bạn hàng ở những nước nhất định và lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài với họ.
Nếu công ty đẩy mạnh hoạt động và nghiên cứu mở rộng thị trường thì sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, hiểu quả kinh doanh ngày càng cao.
2.Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu.
Ngày nay, trong kinh doanh không một doanh nghiệp nào lại chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng cố định bởi vì như vậy rất mạo hiểm. Gần đây chính phủ lại cho phép các doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nằm trong danh mục đăng ký kinh doanh công ty Thương mại - Dịch vụ Nhưựa cho tới nay vẫn chuyên nhập các mặt hàng truyền thống là các nguyên liêu nhựa PVC, PE, PP, PA… nhưng đồng thời công ty vẫn luôn cố gắng tìm những mặt hàng mới có lợi nhuận cao để kinh doanh, bởi vì gần đây dung lượng thị trường của công ty ngày càng giảm do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành.
Hiện nay, các mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại nguyên liệu nhựa phục vụ cho các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa. Đối với các mặt hàng truyền thống này, công ty cần kinh doanh, nắm chắc tình hình và phán đoán được nhu cầu thị trường trong nước nhằm đảm bảo việc nhập hàng đẻe có hàng bán liên tục, giữ chắc thị phần của công ty. Đồng thời trên cơ sở các mặt hàng chủ yếu công ty cần phải tiến hành nhập khẩu đa dạng hoác các mặt hàng, đó có thể là mặt hàng mới hoàn toàn, không liên quan đến ngành hàng đang kinh doanh hoặc cùng có thể là mặt hàng thay thế hàng đàng nhập khẩu để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Việc này đòi hỏi công ty phải có những cán bộ giỏi linh hoạt trong kinh doanh, biết chớp thời cơ. Đồng thời công ty cũng cần lưu ý những điều rủ ro khi có kế hoạch đa dạng hoá mặt hàng:
- Đặc điểm của hàng hoá: Đặc tính kỹ thuật, đặc điểm tiêu thụ, tính thời vụ cảu hàng hóa.
- Những doanh nghiệp nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này, số lượng bao nhiêu, thực tế hiệu quả kinh doanh như thế nào.
- Chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng đó.
Những thông tin thu thập có đầy đủ, chính xác hay không là tuỳ thuộc vào trình độ của người cán bộ kinh doanh, vào khả năng giao dịch, thu thập và xử lý thông tin của họ.
Việc đa dạng hoá mặt hàng khập khẩu sẽ làm cho công ty có được những kết qủa sau:
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tức là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được nâng lên.
- Tạo tính chủ động linh hoạt cho việc thực hiện quá trình kinh doanh, tức là hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu bền vững.
- Việc đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu làm tăng kim ngạch nhập khẩu tức là tăng hiệu quả kinh doanh nói chung.
3. Củng cố và mở rộng quan hệ với bạn hàng khách hàng.
Trong thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Việc thu hút được bạn hàng và khách hàng đã khó, giữ được uy tín quan hệ làm ăn với khách hàng lại càng khó hơn. Điều cốt yếu dành thắng lợi trên thương trường hiện nay là có sự tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn hàng.
Đối với bạn hàng, khách hàng cũ: Khách hàng, bạn hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nào càng có nhiều khách hàng, bạn hàng có uy tín, có khả năng cộng tác lâu dài thỉ tỷ lệ thành công của doanh nghiệp càng cao. Nắm được điều này, công ty Thương mại dịch vụ Nhựa đã không ngừng thặt chặt mối quan hệ với các bạn hàng cũ truyền thống như: Tập đoàn Jampoo. Sumitomo, Itochu, Sunkyong… Trong thời gian tới, để giữ vững uy tín và mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng công ty cần:
+ Trong cách cư xử của mình vơi khách hàng, bạn hàng công ty phải thể hiện được chữ tín. Công ty cần giúp đỡ và đảm bảo cho bạn hàng, thậm chí ngay cả khi lợi ích của công ty có bị vị phạm chút ít, không vì một lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ đi mối quan hệ lâu dài đã tốn nhiều thời gian để vun đắp. Khi ta tỏ ra thiện chí thì bạn hàng càng cảm kích và tạo nhiều thuận lợi cho công việc của công ty.
+ Công ty cần tăng cường mối quan hệ với các bạn hàng khách hàng cũ bằng việc khuyến khích lợi ích vật chất cho họ. Có nhiều hình thức khuyến khích lợi ích vật chất cho họ. Có nhiều hình thức khuyến khích vật chất có thể là tăng % hoa hồng cho khách hàng khi thực hiện hợp đồng mua bán lớn, nhận phần vận chuyển hàng hoá cho bạn hàng, giảm giá hàng bán trong trường hợp mua khối lượng lớn, mua liên tục…
+ Đối với bạn hàng, khách hàng mới: Trông nền kinh tế thị trường sự khắc nghiệt của nó không cho phép một doanh nghiệp chỉ bó hẹp phạm vi kinh doanh trong một thị trường nhất định với một số bạn hàng nhất định. Các bạn hàng, khách hàng truyền thống có thể rơì bỏ chúng ta bất cứ lúc nào khi lợi ích của họ không được đảm bảo. Do đó, công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa cũng như các doanh nghiệp khác luôn phải tìm kiếm và quan hệ với các bạn hàng, khách hàng mới. Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Công ty cần thực hiện một số biẹn pháp sau nhằm mỡ rộng quan hệ bạn hàng từ đó tăng các hợp đồng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu:
- Giao đúng hẹn, đúng số lượng, chất lượng mẩu mã để tạo uy tín với bạn hàng.
- Tìm các đối tác tin cậy, chào giá hợp lý và có hoa hồng cho những khách hàng lần đầu tiên ký hợp đồng.
- Có dịch vụ chuyển đến tận nơi giao cho khách hàng tiêu thụ.
4. Tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận.
Chi phí luôn luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh daonh nhập khẩu thì việc tiết kiệm chi phí nhập khẩu phải được chú trọng hàng đầu.
Như đã trình bày ở phần trước, chi phí được hình thành bởi 3 yếu tố:
- Chi phí mua hàng
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng 12:
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu NK
42.885,36
47.639,72
41.144,47
38.043,22
60.341,8
Chi phí nhập khẩu
Trong đó:
-Chi phí mua hàng
-Chi phí BH&QL
42.825,3
38.407,2
4.418,1
47.597,5
42.427,7
5.169,8
41.095,1
35.627,8
5.467,3
38.013,1
34.217,00
3.796,1
60.323,3
55.049,9
5.291,9
Tỷ lệ: Chi phí mua hàng/ DTNK
0,895
0,891
0,866
0,900
0,912
Tỷ lệ:Chi phíBH& QLDN/ DTNK
0,10
0,11
0,130
0,10
0,10
Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 1997 - 2001 của công ty.
Tỷ lệ chi phí 2 năm gần đây năm 2000 và năm 2001 liên tục tăng. Nừu như năm 1999 tỷ lệ này là 0,886 thì năm 2000 là 0,900 và năm 2001 là 0,91. đây là một nguyên nhân làm giảm lợi nhuận , ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Để tiết kiệm chi phí thì ở từng yếu tố phải có sự hạn chế.
4.1. Đối với chi phí mua hàng
Yếu tố này phụ thuộc vào thời điểm nhập hàng. Nếu công ty nhập hàng vào đúng thời điểm giá hạ và xuất hàng với giá cao thì sẽ thu được nguồn lợi lớn. Và ngược lại, nếu thời điểm nhập hàng mà giá hàng tăng cao khi xuất bán, giá trên thị trường lại hạ xuống, thì hàng sẽ ứ đọng hoặc không có lãi. Chính vì vậy, để giá vốn hàng bán không bị tăng cao đòi hỏi công ty phải nắm vững giá cả trên thị trường có đâỳ đủ thông tin về hàng nhập và nhu cầu của khách hàng để đảm bảo mỗi lần nhập hàng đều có thể tiêu thụ ngay và có lãi. Vấn đề kinh doanh trong những năm qua cho thấy, để hạn chế sự thua lỗ do nguyên nhân khách quan như giá hàng lên xuống thất thường, tỷ giá dao động với biên độ lớn… Để tiết kiệm chi phí mua hàng công ty nên áp dụng:
- Nhập hàng và bán hàng theo hình thức bao tiêu. Với hình thức này, công ty sẽ thoả thuận trước với đối tác về giá cả, số lượng và tỷ giá và như vậy nếu giá cả có thay đổi cao. Song với tình hình kinh tế nhiều biến động thì công ty nên phát huy hình thức này để hạn chế rủi ro.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cần bám sát thị trường và lựa chọn nguồn hàng nhập với giá thấp nhất. Điều này sẽ giúp công ty có nhiều lô hàng hiệu quả tốt, chênh lệch giá gốc và doanh thu cao, hạn chế phần nào khó khăn của doanh nghiệp do doanh thu thấp gây ra. - áp dụng nguyên tắc: Quy luật số lớn. Công ty nên xác định phương án nhập khẩu rõ ràng, cụ thể là khi nhập thì nhập với số lượng lớn, tránh tình trạng nhập tràn lan. Có như vậy chi phí vận chuyển sẽ giảm đi nhiều so với nhập nhiều lần
Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp việc trước mặt là sử dụng và bố trí hợp lý kho tàng, phương tiện vân tải. Công ty có 2 kho chứa hàng: Kho ở Hải Phòng và kho ở Hà Nội. Chính vì vậy, mỗi lần nhập hàng cần tính toán cần nhắc đưa hàng về hai kho một cách hợp lý để phân phối hàng phù hợp cho khách hàng từng khu vực, hạn chế việc điều phối hàng từ kho này sang kho khác, tiết kiệm được chi phí vận chuyển .
Đối với việc mua sắm, sử dụng các dụng cụ, đồ dùng. Vấn đề này cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ tránh việc sắm sửa quá thừa thãi, lãng phí, gây tốn kém cho công ty. Việc tiếp thị và các khoản chi tiếp khách cần phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Để thưc hiện đựoc những điều này việc tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên là việc làm cần thiết, giúp họ có ý thức hơn đối với tập thể, với công ty, tiết kiệm từ những chi phí nhỏ nhất như điên, nước, xăng, dầu, điện thoại…
Đối với các khoản lãi vay hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nếu công ty huy động vốn vay lãi ngân hàng hàng năm thì phải chịu lãi suất rất lớn. Công ty có thể huy động vốn từ đôi ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách đặt ra mức lãI suất thấp hơn mức lãI suất ngân hàng nhưng cao hơn mức gửi tiết kiệm nhàm thu hút vốn từ CBCNV đồng thời tăng thu nhập cho CBCNV. Quan hệ tốt với bạn hàng để có thể mua hàng với phương thức chậm trả, tìm kiếm thêm khách hàng mới để mở rộng thị trường tieu thụ giúp thu hồi và quay vòng vốn nhanh.
2 Sử dụng hợp lý nguồn vốn và huy động vốn có hiệu quả.
Trong tổng số vốn kinh doanh của công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng nhất. Vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty có thể coi đó là nguồn chính nuôi sống hoạt động thương mại của công ty, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý và chọn phương thức huy động vốn có hiệu quả là rất cần thiết nhằm giúp công ty tự chủ trong hoạt động kinh doanh, thực hiện kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, chớp thời cơ, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Việc sử dụng vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho việc quay vòng vốn nhanh, tiết kiệm được tiền trả lãi vay. Để thực hiện được điều đó cần làm tốt các việc sau:
- Cân nhắc kỹ về việc mua hàng để tránh trả chậm và khả năng thanh toán của khách hàng để tránh việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Phải nắm vững và điể tra khả năng toài chính của khách hàng để có quyết định đúng trong việc cho họ chậm trả(cả về số tiền và thời gian).
- Chiếm dụng vốn của bên đối tác trong hoạt động nhập khẩu bằng cách thoả thuận trong hợp đồng phương thức bán hàng xong mới trả tiền.
- Khéo léo và quan hệ tốt với bạn hàng để có thể mua chịu hàng của họ và bán cho khách hàng thu được tiền ngay, hoặc cho khách nợ với thời gian ngắn hơn thời gian công ty đựoc nợ nhà cung cấp.
- Điều phối hợp lý các khoản trả trước của người mua để thanh toán với người bán, tiết kiệm được vốn đi vay.
Trong điều kiện tình trạng thiết vốn như hiện nay, công ty cần lựa chọn các phương thức huy động vốn sao cho hiệu quả kinh doanh được tăng lên. Vốn lưu động được ngân sách cấp của công ty chỉ có 2,2 tỷ đồng. Nếu tính 1 năm quay vòng 4 lần thì công ty chỉ có 8,8 tỷ đồng vốn lưu động trong khi doanh thu hàng năm của công ty từ 40 - 50 tỷ đồng. Do vậy, việc kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn đi vay. Trong khi hoạt động, nếu công ty không huy động một cách kịp thời sẽ không tận dụng đựoc thời cơ kinh doanh, hoặc nếu huy động vốn không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, hoặc phải trả lãi suất cao hoặc không vay được vốn dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu và đem lại doanh thu chính cho công ty. Nếu công ty không kịp thời cung cấp vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh thì sẽ bỏ lỡ nhiều hợp đông có giá trị và sẽ giảm doanh thu tức là giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Để huy động vốn có hiệu qủa, công ty có thể áp dụng một sô biện pháp sau:
- Mở rộng quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để có đầy đủ thông tin về việc vay vốn và có thể vay được vốn một cách kịp thời.
- Sử dụng triệt để nội lực của mình bằng cánh vay vốn của cán bộ công nhân viên của công ty, việc này đồng thời đem lại những lợi ích sau:
+ Nâng cao tinh thqàn trách nhiệm trong công tác của cán bộ CNV.
+ Giải quyết một phần việc thiếu vốn lưu động, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Khi gặp khó khăn về tài chính có thể kéo dài thời hạn thanh toán của CBCNV với sự đồng ý của họ dễ dàng hơn so với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trong năm 2000, công ty đã áp dụng giải pháp này và đã huy động được hơn 1 tỷ đồng vốn lưu động từ đội ngũ CBCNV trong công ty, góp phần giải quyết một số khó khăn về vốn.
Nếu công ty huy động và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm tăng doanh thu nhờ thực hiện được nhiều thường vụ kinh doanh nhập khẩu từ đó lợi nhuận được tăng lên.
- Khi công ty ký kết được các hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn, mặt hàng nhập là loại hàng Nhà nước đang khuyến khích nhập khẩu nhưng công ty không có đủ vón thì công ty có thể vay ngân hàng và xin giảm lãi vay(lãi suất ưu đãi đối với các mặt hàng khuuyến khích nhập khẩu). Việc này sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh cho cho phí nhập khẩu giảm.
6. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh mềm dẻo, linh hoạt.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh là công việc rất quan trọng, nó cho biết mục tiêu, hình ảnh của công ty trong tương lai và các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Và một mục tiêu hiệu qủa cũng là một trong số các mục tiêu cần phải đạt được tính bền vững và nâng cao. Để kinh doanh trong môi trường quốc tê, công ty cần phải tự điều chỉnh các hoạt động của mình cho thích ứng, phải chấp nhận và đáp ứng nhiều đòi hỏi của thị trường bên ngoài.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động cho công ty và các thành viên của công ty. Chiến lược kinh doanh chỉ ra những lợi thế và bất lợi của công ty, tạo điều kiện cho công ty khải thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hoá các mối đe doạ và các rủi ro trong hoạt động khai thác lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh khác.
Trong những năm qua công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược mà chỉ xây dựng được nhứng kế hoạch 1 năm, chưa có kế hoạch từ 2 năm trở lên. Đặc biệt là tính khả thi của kế hoạch chưa cao, độ linh hoạt của kế hoạch còn thấp. Bản kế hoạch do công ty đưa ra tổ chức thực hiện và lập cho năm tài chính kế tiếp, được căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thị trường, chỉ đạo của Tổng công ty và nguồn vốn của công ty. Do chưa xây dựng chiến lược kinh doanh nên hoạt động nhập khẩu của cong ty còn nhỏ lẻ, manh mún tuỳ theo số lượng đơn đặt hàng của khách hàng năm. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu còn nhiều mặt bị hạn chế .
Bảng 16: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1.Tổng kim ngạch NK:
- Uỷ thác
- Kinh doanh
1000USD
-
-
4.690
1.860
2.830
4.729
1.919
2.810
100,83
103,2
99,3
5.278
3.062
2.216
6.945
3.209
3.763
131,6
104,8
168,6
7026
3400
3626
5295
2686
2.609
75,4
97
72,01
4987
2690
2297
239826
590
2297
48,1
51,30
44,3
3856
150
2346
4181
1403
2778
108,4
92,9
118,4
2.Doanh thu NK
Tỷ đồng
41990
42885
102,1
45370
47639
150
50621
41144
81,3
40032
38043
95,03
50714
60342
118,9
3.Nộp ngân sách
T/đồng
1084
875
80,7
1018
862
84,7
1586
1303
82,2
2720
2464
90,6
6277
6143
97,86
4.Lợi nhuận
T/đồng
65,10
60,02
92,1
4097
41,18
100,51
5072
4933
97,2
4832
3018
62,4
24,40
1848
75,7
Nguồn: Đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm từ 1997 - 2001.
KH: kế hoạch
TH: thực hiện
Do tình hình môi trường trong và ngoài nước luôn luôn biến động vì vậy các chi tiêu hàng năm đưa ra chưa đạt sự phù hợp sự biến động của thị trường. Có tình trạng trên là do công ty chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp và do công ty chưa có cán bộ có trình độ lập kế hoạch trung hạn, chiến lược dài hạn. Trình độ lập kế hoạch chưa cao, mới chỉ ở mức độ định tính. Tuy là một doanh ngiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng thiết nghĩ công tác kế hoạch hoá, chiến lược hoá hoạt động kinh doanh là không thể thiếu. Nếu bước đầu khi chưa xây dựng được hệ thống chiến lược cho minh công ty nên kế hoạch hoá trung hạn để đinh hướng cho hoạt động nhập khẩu hiện tại và tương lai, tạo tình chủ động hơn mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả và khả thi, trong thời gian tới công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng chiến lược, cụ thể:
+ Cử cán bộ chuyên trách đến các trường đào tạo bồn dưỡng nghiện vụ xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn.
+ áp dụng công tác cụ thể máy tính để mô hình hoá chiến lược.
- Bám sát nhu cầu thị trường và các tiềm năng của doanh nghiệp, đệ trình lên Tổng công ty xét duyệt phương án kinh doanh nhằm được cung cấp thêm vốn.
- Đặt kế hoạch chiến lược phát triển của công ty trong mối quan hệ với sự phát triển chung của Tổng cổng ty, mối quan hệ vơi sự phát triển chung của toàn ngành. Muốn thực hiện được yêu cầu này thì công ty phải tính toán các chỉ tiêu một cánh cụ thể, đồng bộ, có hệ thống ví dụ như:
+ Nhu cầu hiện tại và tương lai thị trường?
+ Tốc độ tăng doanh thu hàng năm là bao nhiêu?
+ Chỉ tiêu lợi nhuận thu hàng năm là bao nhiêu?
+ Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là bao nhiêu?
Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh mềm dẻo, công ty có thể có các kết quả:
- Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra luôn luôn được hoàn thành và thực hiện tốt.
- Công tác kế hoạch hoá, chiến lược hoá mang lại kết quả to lớn nhất mà công ty có thể đạt được, đó là: Hiệu quả kinh daonh nhập khẩu được nâng cao tăng trưởng bền vững và ổn định.
7. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên.
Công ty Thương mại - Dịch vụ Nhựa tuy là công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Nhựa Việt Nam nhưng nó có vai trò khá quan trọng trong việc phân phối hàng hoá, mà ở đây là các nguyên phụ liệu vật tư về nhựa, là yếu tó đầu vào của quá trình sản xuất ra các mặt hàng nhựa đã được người tiêu dùng chấp nhận do tiện dụng, giá cả hợp lý. Vai trò của công ty có thể được cụ thể trên các mặt sau:
- Đã thực hiện được chức năng xã hội luân chuyển hàng hoá nên các doanh nghiệp sản xuất trong Tổng công ty tiêu thụ hàng hoá nhanh hơn, tiết kiệm chi phí tiêu thụ.
- Góp phần làm giảm chi phí lưu thông trong qúa trình mua bán vật tư ở các đơn vị sản xuất .
- Tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất mua bán vật tư với số lượng và thời gian theo đúng yếu cầu của sản xuất và khả năng kinh tế của mình.
Với vai trò quan trọng như vậy, Nhà nước nên có những chế độ ưu đãi hơn về thuế cho công ty nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty tạo môi trường hoạt động cho công ty đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và việc áp dụng chế độ miễn giảm với công ty hoặc áp dụng thuế suất ở nhóm ngành thấp. Cụ thể là :
- Đề nghị Nhà nước có chính sách hợp lý hơn với hàng tồn kho vì khi áp dựng thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999 làm giá thành toán tăng khoảng 10% trong kinh doanh bị thua lỗ.
- Đề nghị Nhà nước giảm thuế suất giá trị gia tăng xuấng 5% áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu Nhựa. Đây là loại mặt hàng đáp ứng được nâng cao tiêu dùng của người dân thay thế cho các loại sản phẩm từ các nguyên liệu đắt tiền hoặc cung cấp có hạn khác như kim loại, gỗ, giấy…
- Đề nghị Nhà nước bỏ chế độ phụ thu nhập khẩu đối với mặt hàng bột PVC vì lợi dụng khi giá trên thị trường thế giới giảm do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chích châu á, chúng ta có thể nhập được nhiều nguyên liệu này vơi giá thấp giúp cho việc hạ thấp giá thành sản phẩm, thúc đẩy qúa trình sản xuất trong nước đáp ứng nâng cao nhu cầu người tiêu dùng.
- Đề nghị Nhà nước, Bộ công nghiệp cũng như Tổng công ty có những biện pháp nhằm bổ sung cho công ty sô vốn lưu động phải tăng thêm khi áp dụng thuế giá trị gia tăng vị là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nên công ty rất khó khăn trong vấn đề vay vốn.
- Các trung tâm tư vấn pháp luật Quốc tế phòng thông tin Thương mại của Bộ Thương mại cần hoạt động tích cực hơn nữa trong việc cung cấp kế hoạch nhập khẩu và phương hướng đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới, về luật lệ cũng như tập quán của các nước bạn hàng để công ty, thành công hơn nữa trong ký kết hợp đồng nhập khẩu và xây dựng các mối làm ăn lâu dài với các bạn hàng .
kết luận
Trong thời gian thực tập tạI công ty thương mạI dịch vụ nhựa, bản than tôI đã đI sâu vào nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Với số kiến thức đã được nhà trường đào tạo cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế, cộng với sự học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ của công ty trong công tác nghiệp vụ nhập khẩu , tôI đã cố gắng vận dụng lý thuyết vào thực tế để rút ra những mặt được, mặt tồn tạI, nguyên nhân gây ra tồn tạI và giảI pháp cho việc kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, bên cạnh sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Cao Thuý Xiêm cùng với việc tạo điều kiện của các cô chú trong công ty. Tôi mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn thiéu nên chắc chắn những đánh giá tôI đưa ra còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô chú rong công ty để tôi hoàn thiện hơn nữa kỹ năng phân tích, đánh giá của mình và từ đó có thể đưa ra các giải pháp sát thực tế hơn nữa và hữu ích cho việc nâng cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo các thầy cô giáo và các cô chú trong công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0362.doc