Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị Cổ phần Kinh doanh tại Công ty Cơ khí 120

lời mở đầu Trong sự phát triển đi lên của đất nước ta, các doanh nghiệp luôn luôn phải phấn đấu vươn lên để dứng vững trên thị trường, Doanh nghiệp là một mắt xích của quá trình tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp là nơi trực tiếp sản xuất hàng hoá, là nơi trực tiếp kết hợp lao động của con người với các tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do đó muốn đất nước phát triển thì trước tiên là phải phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải hoạt động

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị Cổ phần Kinh doanh tại Công ty Cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Sản xuất kinh doanh là một trình bao gồm từ khâu nghiên cứu, khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường đến quyết định sản xuất, chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất, tổ chức tiêu thụ những hàng hoá đó. Muốn sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp luôn phải có các thông tin bên ngoài và thông tin bên trong để ra các quyết định sản xuất kinh doanh. hệ thống thông tin bên trong doanh nghiệp luôn phản ánh chính xác thực trạng của doanh nghiệp tạo cho các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh. Do đó trong doanh nghiệp có một bộ phận là kế toán quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị có nội dung cơ bản là tính chi phí kinh doanh và kết quả hay còn gọi là quản trị chi phí kinh doanh. Quản trị chi phí kinh doanh cung cấp thông tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản trị doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120, tôi xin đề cấp tới vấn đề: Một số giải pháp Chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí kinh doanh tại công ty cơ khí 120. Nội dung luận văn này gồm 3 phần: Chương I: Nâng cao chất lượng công tác tính và quản trị chi phí kinh doanh điều kiện cơ bản để tạo ra thông tin kinh tế bên trong chính xác làm cơ sở cho các quyết định quản trị khoa học. Chương II: Thực trạng quản trị chi phí kinh doanh tại Công ty cơ khí 120. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí kinh doanh tại Công ty cơ khí 120. Chương I nâng cao chất lượng công tác tính và quản trị chi phí kinh doanh- điều kiện cơ bản để tạo ra thông tin kinh tế bên trong chính xác làm cơ sở cho các quyết định quản trị khoa học 1.1. Quản trị chi phí kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm quản trị chi phí kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, quản trị chi phí kinh doanh là công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý kinh tế. Trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, người quản lý phải hiểu biết, tổ chức, phối hợp, tiên liệu và kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp, nhằm chỉ đạo cũng như hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy các nhà quản trị không chỉ cần nắm vững các thông tin kế toán đơn thuần phản ánh sự kiện kinh tế tài chính đã xảy ra thông qua số liệu kế toán tài chính, đồng thời cần phải có thông tin kế toán đã thu thập, xử lý, chọn lọc thành các mang riêng biệt phục vụ cho công tác quản lý mà quản trị chi phí kinh doanh- kế toán quản trị cung cấp. Do đó, có thể nói quản trị chi phí kinh doanh là phương pháp xử lý các dữ kiện kế toán đế đạt được các mục tiêu thiết lập thông tin cho việc lập dự toán ngân sách về chi phí, doanh thu và kết quả trong một thời kỳ hoạt động, cũng như kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Theo Haberstock: “Quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng nội, nó mô tả- về nguyên tắc được thực hiện hàng tháng- đường vận động của các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh”. Như vậy quản trị chi phí kinh doanh là loại kế toán phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp và nó được xem như là hệ thống trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định. 1.1.2. Phân biệt kế toán tài chính và quản trị chi phí kinh doanh - kế toán quản trị Quản trị chi phí kinh doanh và kế toán tài chính(KTTC) đều là những công cụ quản lý kinh tế rất hữu hiệu của mỗi doanh nghiệp. Cả KTTC và QTCPKD cùng nghiên cứu quá trình sản xuất, cùng sử dụng hệ thống ghi chép ban đầu và cùng thể hiện trách nhiệm của người quản lý. Quản trị chi phí kinh doanh sử dụng rộng rãi các số liệu ghi chép hàng ngày của KTTC mặc dù nó có triển khai và làm tăng số liệu này. Ngoài ra KTTC và QTCPKD đều có khái niệm trách nhiệm và quản lý, với KTTC đó là khái niệm quản lý trên toàn doanh nghiệp và QTCPKD là quản lý từng bộ phận có trách nhiệm với chi phí. Mặc dù vậy giữa KTTC và QTCPKD có nhữnh điểm khác biệt khá rõ, sở dĩ có những điều này là do mục đích cung cấp thông tin của chúng cho những đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Cụ thể phân biệt trên những điểm cơ bản sau: - Kế toán tài chính và quản trị chi phí kinh doanh có đối tượng sử dụng khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khác nhau. Đối tượng sử dụng thông tin của quản trị chi phí kinh doanh là những nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp, còn đối tượng của kế toán tài chính là những người bên ngoài doanh nghiệp, cơ quan chức năng. - Thông tin của quản trị chi phí kinh doanh đặt trọng tâm chủ yếu cho tương lai, thông tin luôn cần phải linh hoạt, tốc độ và thích hợp với từng quyết định, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán cũng như không buộc phải có độ chính xác gần như tuyệt đối và thông tin của quản trị chi phí kinh doanh thì được biểu diễn dưới hình thái giá trị lẫn hình thái vật chất (hiện vật). Đối với thông tin của kế toán tài chính thì chủ yếu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra. Thông tin của kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc kế toán, có tính phản ánh khách quan sự kiện kinh tế đã xảy ra, phải có độ chính xác gần như tuyệt đối và chủ yếu được biểu diễn dưới hình thái giá trị. - Báo cáo của kế toán tài chính phản ánh tình hình của doanh nghiệp nói chung, còn báo cáo của quản trị chi phí kinh doanh đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp. Các báo cáo kế hoạch tài chính chủ yếu là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của toàn doanh nghiệp. Báo cáo quản trị chi phí kinh doanh là các báo cáo thực hiện của từng bộ phận, từng khâu công việc trong doanh nghiệp. - Về nguyên tắc, kế toán tài chính đề cập đến mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh thì quản trị chi phí kinh doanh chỉ tập hợp các quá trình liên doanh đến sự vận động của quá trình sản xuất ở bên trong doanh nghiệp. - Trong khi kế toán tài chính tiến hành theo định kỳ thì quản trị chi phí kinh doanh chi phí kinh doanh tiến hành thường xuyên liên tục. Quản trị chi phí kinh doanh là nhằm phục vụ thông tin cho chức năng ra quyết định của nhà quản trị và thường không có sẵn nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, quản trị chi phí kinh doanh còn phải kết hợp với nhiều ngành khác như thống kê, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được. - Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là sổ sách, báo cáo của kế táon tài chính ở mọi doanh nghiệp đều mang tính bắt buộc. Trái lại, sổ sách, báo cáo của quản trị chi phí kinh doanh là riêng biệt, hoàn toàn tùy thuộc vào cách thiết kế của nhà quản trị từng doanh nghiệp sao cho phù hợp và có tác dụng giúp nhà quản trị ra được các quyết định đúng đắn. Ta có thể mô phỏng cơ sở phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị qua bảng sơ đồ sau: Kế toán Quản trị kế toán tài chính Nhà quản trị bên trong DN Thành phần bên ngoài DN hướng về tương lai linh hoạt tốc độ, thích hợp biểu diễn bằng giá trị và hiện vật Phản ánh quá khứ chính xác. Tuân thủ nguyên tắc kế toán biểu diễn dưới mọi hình thái giá trị Từng bộ phận khâu công việc Toàn Doanh nghiệp Căn cứ phân biệt Đối tượng phục vụ Đặc điểm của thông tin Phạm vi báo cáo thường xuyên Thường là một năm Kỳ báo cáo không có tính pháp lệnh có pháp lệnh Tính pháp lệnh 1.1.3. Nhiệm vụ của quản trị chi phí kinh doanh * Nhiệm vụ 1: Quản trị chi phí kinh doanh là một công cụ đắc lực cung cấp những tài liệu phục vụ cho quản trị. Đây là nhiệm vụ có tính chất bao trùm của công tác Quản trị chi phí kinh doanh. Nhờ quản trị chi phí kinh doanh mà toàn bộ hao phí được tập hợp và hạch toán không phụ thuộc vào việc chúng có gắn liền với các dòng vận động của tiền tệ hay không và cũng không phụ thuộc vào việc liệu có dẫn đến giá trị chi phí tài chính tương đương hay không? Nhờ đó các thông tin chi phí kinh doanh khác nhau được tập hợp lại, chế biến, lưu trữ và tiếp tục đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vì hệ thống thông tin phục vụ cho toàn bộ quá trình điều khiển doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nên nhiệm vụ chủ yếu của quản trị chi phí kinh doanh doanh nghiệp. *Nhiệm vụ 2: Nhiệm vụ kế hoạch hoá. Để điều khiển có kết quả và hiệu quả các quá trình kinh tế diễn ra bộ máy quản trị doanh nghiệp phải luôn tìm cách để xác định trước được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể và cần phải diễn ra trong tương lai như thế nào? Để hoàn thành nhiệm vụ đó quản trị doanh nghiệp cần phải có các thông tin vừa phải đa dạng vừa phải đầy đủ. Nhờ có nhiệm vụ kế hoạch hoá của quản trị chi phí kinh doanh mà có thể xác định được các phương án hành động có thể và dự đoán trước được kết quả cũng như hậu quả của phương án đó. Nhiệm vụ này luôn gắn chặt với mục tiêu kinh doanh và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Nó tạo ra một cơ sở để lựa chọn và ra quyết định lựa chọn phương án kinh tế tối ưu. * Nhiệm vụ 3: Nhiệm vụ kiểm tra. Quản trị chi phí kinh doanh phải trả lời cho bộ máy quản trị doanh nghiệp các vấn đề cần thiết để bộ máy quản trị doanh nghiệp có thể điều khiển được các quá trình kinh doanh, kết hợp các yếu tố kinh tế với nhau để thực hiện mục tiêu kinh doanh với thời hạn gắn nhất. Nhờ có nhiệm vụ kiểm tra mà có thể loại bỏ nhanh nhất những khuynh hướng phát triển không may mắn và từ đó có thể “ lái” quá trình kết hợp các yếu tố trở lại theo kế hoạch vạch ra. Bộ máy quản trị doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất có các tính toán kiểm tra phục vụ các cơ quan kiểm tra nhờ việc trước hết chúng mô tả chân thực các hiện tượng và quá trình xảy ra trong kinh doanh. Ngoài ra còn kiểm tra tính hiệu quả kinh tế của mỗi lượng chi phí: chi phí kinh doanh được quy định từ kế hoạch, được dựa trên cơ sở các phân tích có tính chất kinh tế kỹ thuật. Các lượng chi phí nàyđược so sánh với các chi phí thực tế. 1.2. Sự cần thiết phải tính chi phí kinh doanh một cách chính xác ở các doanh nghiệp Cơ chế thị trường hình thành và phát triển ở Việt Nam đã đẩy các doanh nghiệp từ chỗ được bao cấp hoàn toàn sang việc hạch toán độc lập lời ăn lỗ chịu theo đúng qui luật của thị trường. Từ chỗ chỉ lo làm theo kế hoạch không phải lo đầu vào, đầu ra cũng không phải trả lời câu hỏi sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào? Cho ai? Các doanh nghiệp hiện nay đã phải trả lời câu hỏi này và phải xem xét, phân tích đánh giá vấn đề này một cách kỹ lưỡng. Muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt thì doanh nghiệp phải tự khẳng định chính bản thân mình. Cơ chế thị trường bán khó hơn mua thì sự cạnh tranh quyết liệt để bán được hàng là điều tất yếu. Để có sức cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần phải đổi mới, cải tiến sản xuất kinh doanh, mở rộng nâng cấp trang thiết bị cũ, tổ chức lại bộ máy quản trị và điều quan trọng hơn là doanh nghiệp cần phải hạch toán thu chi một cách chính xác và có các quyết định đúng đắn kịp thời. Để đạt được các điều kiện trên doanh nghiệp cần phải có các thông tin kinh tế cần thiết. Thông tin kính tế này có hai loại: + Thông tin phục vụ bên ngoài. + Thông tin phục vụ bên trong . Các thông tin phục vụ bên ngoài chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước, cơ quan chủ quản do đó nó mang tính bắt buộc thống nhất và kiểm tra được. Ngoài ra các thông tin phục vụ bên ngoài còn phục vụ cho nhiều đối tượng khác như bạn hàng; khách hàng... Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải hiểu biết hết sức rõ ràng về bản thân mình thì mới có các quyết định đúng đắn. Về bản chất thì hoạt động quản trị chi phí kinh doanh là quá trình chuẩn bị và ra các quyết định quản trị do vậy bộ máy quản trị cần nắm rất rõ các thông tin hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định quản trị. Như vậy có thể nói thông tin bên trong đặc biệt quan trọng hay quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp thông tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị nên nó trở thành một công cụ chủ yếu không thể thiếu của quản trị doanh nghiệp. Quản trị là quan trọng do vậy khi ra các quyết định nhà quản trị phải đảm bảo tính chính xác và có hiệu quả của quyết định đề ra. Muốn làm được điều đó cần phải tính đến các vấn đề chi phí kinh doanh mà bản chất của nó là mô tả các quá trình có ý nghĩa kinh tế diễn ra trong kinh doanh. Trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay nâng cao hiệu quả sản xuất để giảm lỗ trong kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) đang hết sức được quan tâm chủ yếu đến. Nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp là bán các sản phẩm dịch vụ vì thế bất cứ nghành nào cũng phải tính đến các chi phí bỏ ra để tính toán xem lỗ hay lãi. Hơn thế nữa phải còn biết rõ khối lượng sản phẩm hàng hoá là bao nhiêu và giá cả của nó như thế nào là phù hợp. Khi giá cả của thị trường đang cao hơn thì điều chỉnh giá cả và số lưọng để hạn chế thua lỗ. Việc tính chi phí không chính xác sẽ dẫn tới định giá bán không chính xác do đó không thể đưa ra một quyết định chính xác được. Hạch toán giá thành tuân theo nguyên tắc bắt buộc và được qui định thống nhất nên nó mang bản chất của kế toán tài chính và nó mang ít thông tin không thể đáp ứng được nhu cầu thông tin một cách chính xác mà cần phải tính chi phí kinh doanh thông qua các số liệu thông tin từ kế toán tài chính. Hạch toán giá thành mang trong đó quá nhiều nhược điểm và sự lạc hậu. Tự bản thân nó không thể tự hoàn thiện thành tính toán chi phí kinh doanh được mà nó phải xây dựng nên QTCPKD-KTQT (kế toán quản trị). Qua phân tích lý thyết và thực tế tính giá thành có thể đi đến kết luận là việc xây dựng công tác quản trị chi phí kinh doanh không được phép xem nhẹ ngay từ khâu đầu tiên mà cần phải xây dựng các cơ sở lý luận nkhoa học làm nền tảng cho sự phát triển một cách vững chắc. Do vậy tính chi phí kinh doanh là một khâu không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuả bất kỳ một xí nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh nào. Tính và quản trị chi phí kinh doanh một cách chính xác- đảm bảo nguyên tắc “vừa đủ” tức bảo đảm được bí mật trong thông tin kinh doanh, nó sẽ tạo ra cho doanh nghiệp các điều kiện nắm bắt các cơ hội mới và tránh được nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài ra tính chi phí kinh doanh còn cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, liên tục và thường xuyên cho bộ máy quản trị doanh nghiệp. Giúp cho nhà quản trị luôn có thông tin cập nhật về tình hình doanh nghiệp để đưa ra các quyết định quản trị chính xác. Vì vậy tính chi phí kinh doanh một cách chính xác và quản trị chi phí kinh doanh là một công cụ quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. 1.3. Công cụ kế toán quản trị với các doanh nghiệp Kế toán là một công cụ cung cấp thông tin kinh tế cần tiết để quản trị doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của kế toán là phản ánh một cách liên tục toàn bộ các quá trình kinh tế diễn ra trong doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên, hiện này việc sử dụng công cụ này có khác nhau giữa các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và nước ta. ở các nước này kế toán trong các doanh nghiệp được tiến hành theo hai phương pháp cụ thể hoàn toàn khác nhau cả về mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp tiến hành là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Về lý thuyết, dưới đây có thể đề cập đến một vài luận cứ chủ yếu để hình thành hai phương pháp kế toán tài chính và kế toán quản trị doanh nghiệp. Thứ nhất, nhu cầu cung cấp thông tin của kế toán doanh nghiệp. Người ta phân các đối tượng cần nhận thông tin của doanh nghiệp thàn h hai loại là đối tượng bên ngoài và đối tượng bên trong. Đối tượng bên ngoài trước hết phải kể đến các cơ quan quản lý Nhà nước. ở các nước cơ quan tài chính luôn là cơ quan cần có thông tin để xác định và kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra, tuỳ theo từng nước mà người ta quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khác của Nhà nước, các viện nghiên cứu kinh tế... Các thông tin loại này phải phản ánh các tình trạng tài sản, tài chính và sản lượng của doanh nghiệp, phải đảm bảo tính pháp lý, phải được tính toán từ hệ thống tài khoản với chế độ hạch toán kép, vì thế mọi nước đều gọi phương pháp tạo ra nguồn thông tin loại này là kế toán tài chính. Như thế kế toán tài chính luôn có đặc điểm: chỉ phản ánh quá trình tài chính diễn ra trong doanh nghiệp theo các quy định thống nhất của Nhà nước. Đối tượng nhận thông tin bên trong là bộ máy quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải tự mình nắm bắt thị trường và thật am hiểu về thực trạng kinh tế - kỹ thuật bên trong của mình để ra các quyết định quản trị đúng đắn. Các thông tin về quá trình bên trong của doanh nghiệp không thể là các thông tin đối ngoại ở trên bởi lẽ thứ nhất, như trên đã trình bày, các thông tin đối ngoại chỉ đề cập đến các quá trình vận động tài chính giữa doanh nghiệp và môi trường chứ không phản ánh một cách cụ thể quá trình bên trong của doanh nghiệp: thứ hai, vì thông tin đối ngoại mang tính thống nhất và pháp lý nên chỉ có thể phản ánh theo nguyên tắc “trung bình”, chỉ trên cơ sở nguyên tắc “bình quân” này thì các quy định mới dễ được chấp nhận nhất. Mặc dù vậy, mức “bình quân” này không phải lúc nào cũng phản ánh được thực tế ở từng doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa các đối tượng nhận thông tin là mối quan hệ mâu thuẫn: nếu các thông tin đã được tạo ra theo nguyên tắc thống nhất sẽ phù hựp và đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, lại không phản ánh đúng thực trạng của từng doanh nghiệp cá biệt và do đó không đáp ứng được nhu cầu thông tin nội bộ. Đối lập với kế toán tài chính, kế toán quản trị doanh nghiệp phản ánh quá trình kinh tế tạo ra kết quả của doanh nghiệp, tức là nó dựa trên cơ sở số liệu của kế toán tài chính để tiếp tục tính toán và phản ánh chi tiết các quá trình kinh tế sản xuất diễn ra trong doanh nghiệp. Hoàn toàn khác về bản chất với kế toán tài chính, kế toán quản trị doanh nghiệp được tiến hành xuất phát từ nhu cầu thông tin và tình hình thực tế từng doanh nghiệp, không có khuôn mẫu bắt buộc và quy định chung. Thứ hai, xét trên giác độ bảo toàn vốn của doanh nghiệp lý thuyết kế toán đã đề cập đến hai nguyên tắc bảo toàn vốn là bảo toàn vốn về mặt giá trị và bảo toàn vốn về mặt hiện vật. Phản ánh quá trình tài chính diễn ra giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh kế toán tài chính đã tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn về mặt giá trị. Nguyên tắc bảo toàn vốn về mặt hiện vật lại không chú ý đến việc xác định xem với các kết quả thu được bảo đảm về mặt hiện vật trong điều kiện giá cả hoàn toàn ổn định. Cũng vì thế bên cạnh kế toán tài chính không thể không xây dựng kế toán quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc riêng, nguyên tắc bảo toàn tài sản doanh nghiệp về mặt hiện vật. Từ nhiều năm chúng ta chỉ duy trì chế độ kế toán thống nhất mà nếu xét về bản chất đó là kế toán tài chính. Song nếu xét cụ thể hơn về nội dung, chế độ kế toán của nước ta đã quy định vượt qua khỏi giới hạn của kế toán tài chính, tức là nó không dừng ở việc phản ánh quá trình diễn ra giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh mà còn quy định phải phản ánh cả nội dung kinh tế thuộc về quá trình tạo ra kết quả của doanh nghiệp, ví dụ điển hình là chế độ hạch toán giá thành. Quan niệm và cách làm này đến nay không phù hợp bởi trong cơ chế kinh tế mới bí mật về thông tin kinh tế ở từng doanh nghiệp phải được bảo vệ nếu để lọt các thông tin quan trọng của doanh nghiệp ra ngoài các đối thủ cạnh tranh sẽ tiêu diệt doanh nghiệp. Điều này không những gây thiệt hại tài sản của bản thân doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến nền kinh tế. Từ sự phân tích trên chúng ta thấy: thứ nhất, trong cơ chế kinh tế mới tất yếu phải hình thành và duy trì ở các doanh nghiệp hai phương pháp kế toán là kế toán tài chính và kế toán quản trị, thứ hai, kế toán quản trị hoàn toàn đối lập với kế toán tài chính ở chỗ nó không mang tính “bắt buộc” mà do doanh nghiệp tự xác định; trong khi kế toán tài chính lấy bảo toàn vốn của doanh nghiệp về mặt giá trị thì kế toán quản trị lấy bảo toàn vốn về mặt hiện vật làm nguyên tắc; trong khi kế toán tài chính đề cập chủ yếu đến các quá trình tài chính diễn ra giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh thì kế toán quản trị đề cập chủ yếu đến các quá trình kinh tế diễn ra bên trong quá trình tạo ra kết quả của doanh nghiệp và trong khi các báo cáo của kế toán tài chính chỉ thực hiện ở những mốc thời gian nhất định thì kế toán quản trị tiến hành thường xuyên. Kế toán quản trị là một phạm trù hoàn toàn mới. Mặc dù nội dung cơ bản là tính chi phí kinh doanh và kết quả song kế toán quản trị hoàn toàn không phải là hạch toán giá thành cũng như tính chi phí sản xuất mà chúng ta vẫn áp dụng cho tới nay xét trên mọi phương diện như: Về nguyên tắc; về mục đích; nội dung và phương pháp. Trong nội dung và phương pháp tiến hành tính chi phí kinh doanh cũng hoàn toàn khác với hạch toán giá thành. Tính chi phí kinh doanh chỉ sử dụng số liệu ban đầu của kế toán tài chính và từ đó nó được tiến hành theo nội dung và phương pháp phù hợp với đặc điểm, ý đồ của từng doanh nghiệp; trước kia nó cũng có thể được tiến hành bởi hệ thống kế toán kép song ngày nay người ta đã phát triển sang phương pháp mới đơn giản hơn. Bên cạnh kế toán tài chính, việc thực hiện kế toán quản trị là đòi hỏi của công tác quản trị doanh nghiệp hiện đại bởi chỉ có như thế kế toán mới vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin để các đối tượng liên quan kiểm tra và kiểm soát doanh nghiệp lại vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin đầy đủ, để bộ máy quản trị doanh nghiệp ra các quyết định kinh doanh. ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, doanh nghiệp không thể không chú ý tới kế toán quản trị. Kế toán quản trị mang nội dung tính chi phí kinh doanh và kết quả và vì thế thường được gọi là tính chi phí kinh doanh. Mặc dù đến nay kế toán quản trị ở nhiều nước khác rất phát triển, bao hàm nhiều nội dung và phát triển nhiều phương pháp khác nhau song luôn tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là tự nguyện. Các doanh nghiệp áp dụng công tác kế toán quản trị ở phạm vi rộng hay hẹp, nông hay sâu còn tuỳ thuộc vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng cũng như mục tiêu và phương pháp tổ chức công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp mình. Đặc điểm này hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi để từng bước tổ chức và phát triển kế toán quản trị ở các doanh nghiệp nước ta. Bên cạnh đó, nguyên tắc hiệu quả cũng phải được chú ý tới khi tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp. Tuy không được công bố và không ai ngoài bộ máy quản trị doanh nghiệp được biết song kế toán quản trị cũng không thể đồng nghĩa với việc lập “sổ đen” bởi vì nguyên tắc của nó là phải dựa vào hệ thống số liệu của kế toán tài chính và chỉ thực hiện làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị. Vì kế toán tài chính và kế toán quản trị hoàn toàn khác nhau nên nhiều phạm trù được sử dụng trong từng lĩnh vực cũng không giống nhau, chẳng hạn chi phí tài chính và chi phí kinh doanh... Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và phát triển ngay từ các cơ sở lý thuyết của khoa học kế toán để từ đó có thể xây dựng và phát triển kế toán quản trị doanh nghiệp. Đồng thời nguyên tắc hiệu quả cũng đòi hỏi kế toán quản trị phải sử dụng số liệu của kế toán tài chính mà điều này chỉ có thể thực hiện được ngay từ khi hình thành hệ thống tài khoản kế toán. 1.4. Kế toán quản trị với chức năng quản lý Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc về các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đó. Các chức năng cơ bản của nhà quản trị giúp họ quản trị điều hành hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng được khái quát trong sơ đồ sau đây: Lập kế hoạch Đánh giá Ra quyết định Thực hiện Kiểm tra Sơ đồ 1 - 1 Sơ đồ chu kỳ kế hoạch và kiểm tra Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay trở lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định. Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi nhà quản trị phải đề ra những quyết định đúng đắn nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Muốn có những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, nhà quản trị có nhu cầu về thông tin rất lớn. KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó. 1.4.1. Lập kế hoạch và dự toán Lập kế hoạch xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hay ngắn hạn. Kế hoạch mà nhà quản trị phải lập thường có dạng là dự toán. Dự toán là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng những nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong số các ban dự toán thì ban dự toán về lưu chuyển tiền tệ là quan trọng nhất vì nếu thiếu tiền do không được dự trù đầy đủ, doanh nghiệp sẽ không có khả năng tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch, dù kế hoạch xây dựng rất hợp lý. 1.4.2. Tổ chức thực hiện Với chức năng tổ chức thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị cũng có nhu cầu rất lớn đối với thông tin kế toán, nhất là thông tin KTQT. Nhà quản trị cần được kế toán cung cấp thông tin để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong quá trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung. 1.4.3. Kiểm tra và đánh giá Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này, nhà quản trị cần được các kế toán viên cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp nhà quản trị nhận diện ra những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý. 1.4.4. Ra quyết định Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Đó là một chức năng quan trọng xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một số quyết định khác được lập không thường xuyên như quyết định về việc có nên xây dựng thêm phân xưởng mới hay không, hay có nên thâm nhập vào thị trường mới hay không. Để có thông tin thích hợp, đáp ứng cho nhu cầu thích hợp của quản lý. KDQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. KDQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất, và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. KDQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định thích hợp nhất. 1.4.5. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý với quá trình kế toán Sơ đồ cho thấy mối quan hệ giữa các chức năng quản lý với quá trình kế toán. Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các chức năng và quá trình kế toán Xác định mục tiêu Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Kiểm tra, đánh giá Chính thức hoá thành các chỉ tiêu kinh tế Triển khai bản dự toán chung và các bản dự toán chi tiết Thu nhập kết quả thực hiện Soạn thảo báo cáo và thực hiện Các chức năng quản trị Quá trình kế toán Đối với mỗi doanh nghiệp, sau khi đã xác định các mục tiêu chung chúng sẽ được chính thức hoá bằng chỉ tiêu kinh tế, thí dụ: doanh thu tăng 10% lợi tức tăng 12%...Các chỉ tiêu này trở thành căn cứ để lập kế hoạch chính thức. Trên cơ sở đó, kế toán soạn thảo và triển khai bản dự toán chung và các bản dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện theo dõi, và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Sau đó kế toán thu nhập kết quả thực hiện và soạn thảo báo cáo thực hiện, cung cấp cho nhà quản trị để anh ta đánh giá, kịp thời phát hiện và khắc phục các điểm yếu kém. Chu kỳ quản lý và quá trình kế toán vận động liên tục, lập đi lập lại không ngừng, điều này đỏi hỏi cải tiến nâng cao chất lượng công việc để ngày càng quản lý tốt hơn và doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát đạt. 1.5. Chi phí kinh doanh và một vài nguyên tắc tính cơ bản 1.5.1 Khái niệm chi phí, chi phí kinh doanh *Khái niệm chi phí Trong sổ sách kế toán - tài chính - giá thành đã định nghĩa: " Chi phí là một thước đo bằng những khoản tiền của một số các nguồn được sử dụng cho một mục đích" Còn có khaí niệm: " Chi phí là một khái niệm của kế toán có chi phí giới hạn trong xí nghiệp, gắn với các mục tiêu của xí nghiệp và chi phí ngoài xí nghiệp, có cơ sở ở các hoạt động khác hoặc các nguyên nhân khác". Như vậy, chi phí là một khái niệm mang tính khái quát cao, trong quá trình phát triển của kế toán doanh nghiệp, khái niệm chi phí đã được phát triển thành các khái niệm cụ thể là chi ra, chi phí kinh doanh và chi phí tài chính. * Khái niệm chi phí kinh doanh " Chi phí kinh doanh là sự tiêu phí ( thông thường) giá trị cần thiết có tính chất xí nghiệp về vật phẩm và dịch vụ để sản xuất sản phẩm của xí nghiệp" Từ khái niệm trên cho thấy chi phí kinh doanh phải là sự hao phí về vật phẩm và dịch vụ. Sự hao phí về vật phẩm và dịch vụ phải liên quan đến kết quả. Do đó, không phải mọi sự hao phí về vật phẩm đều là đối tượng của tính chi phí kinh doanh mà chỉ hao phí nào có liên quan đến mục tiêu tạo ra và thực hiện kết quả hoặc duy trì năng lực sản xuất cần thiết của xí nghiệp mới nằm trong khái niệm chi phí kinh doanh. Hơn nữa, những hao phí vật phẩm có liên quan đến kết quả xí nghiệp phải được đánh giá, nghĩa là phải được đo bằng đơn vị tiền tệ . * Phân biệt chi phí kinh doanh với chi ra và chi phí tài chính Vì quản trị chi phí kinh doanh được xây dựng trên cơ sở sử dụng số liệu của kế toán tài chính do đó nó có quan hệ chặt chẽ với chi ra và chi phí tài chính. Chi ra là mọi khoản tiền đã trả của xí nghiệp. Do vậy, chi ra là sự giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tăn._.g tổn thất dưới dạng nợ, vay ngắn hạn, giảm phương tiện thanh toán, giảm nợ của người khác. Chi ra là một khái niệm hoàn toàn mang bản chất tài chính, nó mô tả hành động phải bỏ tiền ra dưới mọi hình thức nhằm một mục đích nào dó. Ta có sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi ra và chi phí tài chính. Chi ra nhưng không là chi phí tài chính Chi ra là chi phí tài chính Chi phí tài chính là chi ra Chi phí tài chính nhưng không phải là chi ra Chi phí (thời kỳ) = giảm tài sản Bảng: Quan hệ giữa chi ra và chi phí tài chính Chi phí tài chính bao gồm những hao phí vật phẩm theo thực tế và qui định liên quan đến việc tạo ra kết quả của một thời kỳ gắn với việc chi ra. Chi phí tài chính của một thời kỳ xác định là sự chi gắn với kết quả của thời kỳ đó. Nó là sự hao phí hoặc tiêu phí giá trị của một thời kỳ tính toán nhất định được tập hợp ở kế toán tài chính và có mặt trong tính lỗ lãi cuối năm. Có thể phân biệt chi phí kinh doanh và chi phí tài chính ở bảng sau: Tổng chi phí tài chính của một thời kỳ Chi phí tài chính của thời kỳ ở các lĩnh vực hoạt động phụ Chi phí tài chính xí nghiệp của thời kỳ Chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính Chi phí tài chính xí nghiệp có tính chất dặc biệt Cho phí tài chính khác ( ví dụ : khấu hao có tính chất tài chính) chi phí tài chính của thời kỳ bằng chi phí quản trị của kỳ Chi phí kinh doanh khác ( ví dụ: Khấu hao có tính chất quản trị) Chi phí doanh bổ sung (ví dụ: Tiền công của chủ doanh nghiệp) Không bình thường Ngoài kỳ tính toán Chi phí tài chính trung tính của kỳ Toàn bộ chi phí kinh doanh của kỳ Bảng: Quan hệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh doanh 1.3.2. Một vài nguyên tắc tính cơ bản * Nguyên tắc phân bổ theo quan hệ nhân quả Nguyên tắc này đòi hỏi trước hết khi phân bổ chi phí gián tiếp phải tuân thủ: Chỉ tính cho các điểm chi phí hoặc đối tượng chi phí ( kết quả) những chi phí được xác định rõ ràng xảy ra cho điểm hoặc đối tượng đó. Đây là nguyên tắc đáp ứng tốt nhất tính chính xác của việc tính chi phí kinh doanh trong quản trị chi phí kinh doanh nên chỉ áp dụng nguyên tắc khác khi không thể áp dụng nguyên tắc này.(Không đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc này) * Nguyên tắc khả năng "chứa" hay lợi nhuận thô Vì các chi phí kinh doanh cố định không có quan hệ tỷ lệ với kết quả tạo ra nên phải áp dụng nguyên tắc lợi nhuận thô. Với nguyên tắc này thì chi phí kinh doanh được phân bổ theo một quan hệ tỷ lệ với mức lợi nhuận thô. Người ta gọi hiệu số giữa giá bán sản phẩm và chi phí kinh doanh biến đổi của đơn vị sản phẩm là lợi nhuận thô hay lượng bù đắp. * Nguyên tắc trung bình Nguyên tắc này được sử dụng khi mối quan hệ giữa chi phí kinh doanh và điểm chi phí hoặc chi phí theo đối tượng không chặt chẽ hoặc không xác định được. ở đây, người ta phân bổ chi phí kinh doanh vào các đối tượng nhận chi phí kinh doanh một cách bình quân. * Nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này phải có sự thống nhất giữa kế toán tài chính và quản trị chi phí kinh doanh mà thể hiện là chi phí kinh doanh sử dụng số liệu ban đầu do kế toán tài chính cung cấp. * Nguyên tắc tính hiệu quả Đây là nguyê tắc cao nhất đối với tổ chức quản trị chi phí kinh doanh và luôn phải trả lời câu hỏi: có đem lại hiệu quả kinh tế không? 1.6. Một số nội dung và phương pháp chủ yếu của quản trị chi phí kinh doanh 1.6.1. Một số nội dung chủ yếu Ta đã biết do QTCPKD là tính toán hướng nội, nó mô tả đường vận động của các nhân tố sản xuất kinh doanh trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc thanh toán mọi hao phí trong việc tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp đó là chi phí kinh doanh QTCPKD của tất cả các nghành nói chung đều bao gồm một số nội dung chủ yếu sau và dựa trên cơ sở ba bước. + Tính chi phí kinh doanh theo loại. + Tính chi phí kinh doanh theo điểm. + Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng. Tính chi phí kinh doanh theo loại Tính chi phí kinh doanh theo điểm Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp * Bước 1: tính chi phí kinh doanh theo loại. Tính chi phí kinh doanh theo loại là tính CPKD mô tả và tập hợp các hao phí xuất hiện xác định chi phí cho yếu tố sản xuất nhất định. Tuỳ thuộc vào môi trường kinh doanh mà có các cách phân loại khác nhau. Một sự phân chia khoa học các chi phí kinh doanh phát sinh theo loại phải tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiếp tục của tính chi phí kinh doanh. Phân chia loại CPKD luôn phụ thuộc vào hình thức mục và tiêu của cả hệ thống toàn doanh nghiệp. Căn cứ phân loại chi phí kinh doanh. - Căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố tiêu dùng trong sản xuất ta có thể một vài tiêu thức. + Tính chi phí kinh doanh về lao động. + Tính chi phí kinh doanh về vật tư. + Tính chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính. + Tính chi phí kinh doanh về dịch vụ thuê ngoài và các khoản phải nộp. - Căn cứ vào chức năng của hoạt động sản xuất kinh doanh. + CPKD trong lĩnh vực mua sắm + CPKD trong lĩnh vực chế biến. + CPKD quản trị. + CPKD trong lĩnh vực tiêu thụ. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác như: CPKD trực tiếp và gián tiếp... Tập hợp chi phí kinh doanh quan trọng. * Tập hợp các chi phí kinh doanh về lao động Bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất đó là tiền lương và các đóng góp bảo hiểm liên quan trực tiếp đến người lao động được qui định theo luật. Căn cứ để xác định nó là dựa vào bảng lương và các hình thức trả lương (Có thể trả lương thời gian hay theo sản phẩm). Ta nhận thấy rằng căn cứ để xác định chi phí kinh doanh về lao động và chi phí tài chính về lao động là như nhau. Từ các căn cứ đó tập hợp được các chi phí kinh doanh với nội dung là tiền lương của công nhân viên chức. Còn bảo hiểm đã được qui định bằng pháp luật của nhà nước. Tập hợp chi phí kinh doanh khác liên qun trức tiếp và gián tiếp đến việc sử dụng lao động. Đó là các loại chi phí cho thể thao văn hoá, nhà trẻ, thư viện, nhà ăn... và cho các loại chi phí liên quan đến việc bồi dưỡng và đào tạo nghề nghiệp. Việc xác định các loại chi phí này căn cứ vào các chứng từ liên quan để tập hợp. Đối với một số loại phí không thể tập hợp trực tiếp vì nếu tập hợp trực tiếp sẽ dẫn đến sai lệch về kết quả như tiền nghỉ phép, lễ tết, tiền nghỉ ốm đau đó phải tập hợp như nhau: - Ước tính cho cả năm. - Ước tính cho mỗi tháng bằng1/2 tổng số cả năm. - ở tháng cuối cùng thì điều chỉnh lại. * Tập hợp chi phí kinh doanh về vật tư. (được tiến hành theo hai bước) - Bước 1: Tập hợp vật tư cần dùng. Có thể tiến hành một trong ba phương pháp sau: + Phương pháp 1: Phương pháp này thực hiện qua chứng từ kế toán (ghi chép liên tục). Phương pháp này cũng tương tự như hạch toán giá thành. Trong phương pháp này chứng từ cần phải đề cập được một số nội dung cơ bản sau: - Ngày tháng xuất kho. - Loại vật tư. - Điểm sử dụng vật tư. - Đối tượng sử dụng vật tư. Phương pháp này rất chính xác những nó đòi hỏi chi phí kinh doanh lớn. Phương pháp này có thể áp dụng trong ngành cơ khí. - Phương pháp 2: Phương pháp tính theo mức chênh lệch. Phương pháp này không sử dụng các chứng từ xuất nhập vật tư nên không cần ghi chép một cách liên tục. Nội dung của phương pháp này là xác địng lượng vật tư sử dụng ở cuối kỳ căn cứ: - Số lượng vật tư khi kiểm kê (đầu vào cuối kỳ) - Chứng từ nhập vật tư. Việc tính toán được sử dụng theo công thức: NVLtdi = NVLđki +NVLni - NVLcki Trong đó NVLtdi: Lượng nguyên vật liệu tiêu dùng thứ i. NVLđki: Lượng nguyên vật liệu ở đầu kỳ của loại nguyên vật liệu i. NVLni: Lượng nguyên vật liệu nhập (tăng) trong kỳ của loại nguyên vật liệu i. NVLcki: Lượng nguyên vật liệu có ở cuối kỳ của loại nguyên vật liệu i. - Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản nên tốn ít chi phí trông kho theo dõi vật tư. - Nhược điểm: Không theo dõi được các nguyên nhân gây hao hụt, mất mát vật tư, việc kiểm kê theo qui định thường chỉ tiến hành vào cuối năm trong kỳ, khi tính chi phí kinh doanh thường phải ngắn hơn và không xác định chi phí vật tư trực tiếp và chi phí chung về vật tư. Do vậy, phương pháp không áp dụng được cho các doanh nghiệp lớn, sản xuất nhiều loại sản phẩm. + Phương pháp 3: Phương pháp tính ngược (định mức) Nguyên tắc tính là xuất phát từ lượng sản phẩm (dịch vụ) đã/ sẽ sản xuất ra để tính ngược lại số vật tư mỗi loại cần sử dụng theo các tiêu chuẩn định mức có sẵn và theo qui trình ngược từ vật mang chi phí đến điểm chi phí và cuối cùng là chi phí theo loại: Việc tính toán sử dụng theo công thức: NVLtdi= Spj x NVLđmi (J=1,m) Trong đó: Spj: Lượng sản phẩm thứ j sản xuất ra trong kỳ. NVLđmi: định mức tiêu dùng nguyên vật liệu i cho một đơn vị sản phẩm J. - Phưong pháp này có ưu điểm: Cần ít chi phí cho công việc tính toán. - Nhược điểm: Không đem lại kết quả chính xác, kết quả tính không rõ ràng vì không thể tính trực tiếp cho chi phí vật tư chung được và không thể xác định được sự giảm kho vật tư do các nguyên nhân khác nếu không bổ xung bằng phương pháp kiểm kê kho. Phương pháp này chỉ nên sử dụng với các doanh nghiệp có cơ cấu sản xuất đơn giản. - Bước 2: Tính giá trị vật tư tiêu hao. Nguyên tắc của tính giá trị vật tư hao phí là phải bảo vệ tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật. Trong công tác hạch toán giá thành, người ta chỉ sử dụng giá trị trung bình của kỳ tính toán để xác định chi phí vật tư. Giá trị trung bình của kỳ tính toán chỉ có thể được xác định vào cuối kỳ nên trong quá trình tính toán phải sử dụng một loại giá tạm thời là loại giá tạm tính. Đến cuối kỳ tính toán người ta mới xác định được chênh lệch giữa giá tạm tính và giá trị trung bình kỳ tính toán để điều chỉnh phù hợp. Giá trị trung bình này thực chất là giá mua trung bình của kỳ tính toán. Những trong tính chi phí kinh doanh có thể có rất nhiều loại giá khác nhau. Tính chi phí kinh doanh sử dụng các loại giá như: - Giá mua vào. - Giá mua lại: là giá đảm bảo mua lại lượng vật tư đã đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh. - Giá cập nhật: Giá tính theo ngày xuất vật tư, ngày xuất kho sản phẩm, ngày thu tiền. - Giá tính toán: giá tính toán phải đảm bảo mục đích duy trì tài sản của doanh nghiệp về mặt hiện vật, người ta còn gọi là giá bù đắp, giá tính toán sử dụng trong CPKD khác về bản chất cách tính trong hạch toán giá thành. Giá tính trong hạch toán giá thành là giá tính toán trên cơ sở các yếu tố thực tại còn giá tính trong CPKD phải dựa trên cơ sở các dữ liệu tương lai (dữ liệu kế hoạch). Tính chi phí kinh doanh về vật tư. Cpnvli= NVLtdi x GĐGi Trong đó: Cpnvli: CPKD về loại nguyên vật liệu i. GĐGi: Giá trị đơn giá cho một nguyên vật liệu i. Kết quả xác định chi phí kinh doanh về vật tư không nhất thiết phải truìng với chi phí vật tư trong hạch toán giá thành do đó việc sử dụng nó trong kế toán doanh nghiệp là rất cần thiết. Nhằm ghi chép sự sai khác giữa giá trị vật tư tài chính và giá trị vật tư chi phí kinh doanh. Đơn giản nhất là sử dụng một tài khoản riêng trong hệ thống tài khoản kế toán cho phép làm được điều đó. Tập hợp chi phí kinh doanh không trùng với chi phí tài chính. Những CPKD không trùng với chi phí tài chính gồm: - Khấu hao quản trị. - Lãi về vốn sản xuất. - Các thiệt hại rủi ro trong kinh doanh. - Tiền thuê mượn. - Tiền công của chủ doanh nghiệp. - Tập hợp khấu hao trong quản trị. Trong thực tế do nguyên tắc không bắt buộc của quản trị chi phí kinh doanh do đó tuỳ tình hình môĩ doanh nghiệp, tuỳ theo đặc điểm của từng máy móc thiết bị khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khấu hao khác nhau cho thích hợp. Có các phương pháp khấu hao như: phương pháp khấu hao theo đường thẳng; khấu hao giảm dần; khấu hao theo kết quả sử dụng. + Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: đậy là phương pháp đã được sử dụng rất lâu trong hạch toán giá thành nhưng có điểm khác là hạch toán giá thành sử dụng giá mua sắm ban đầu thì (giá nguyên thuỷ hay giá điều chỉnh) còn chi phí khấu hao kinh doanh sử dụng giá mua lại tài sản thiết bị. Do đó nó đáp ứng tốt được nguyên tắc duy trì tài sản về phương diện hiện vật vì nó luôn đảm bảo mua sắm lại được tài sản cố định dù giá cả thị trường thay đổi và có thể tránh được rủi ro về tài chính trong suốt quá trình sử dụng chúng. Khi sử dụng giá mua lại tài sản thiết bị thì chỉ có thể sử dụng được các tài liệu của kế toán tài chính về số lượng và hiện trạng tài sản cố định, từ đó quản trị chi phí kinh doanh xác định chi phí khấu hao kinh doanh phù hợp. + Tính khấu hao giảm dần: Phương pháp I: Giữ tỷ lệ khấu hao không đổi người ta tiến hành tính khấu hao như sau: P = 100 (1- ) P: Tỷ lệ khấu hao theo tỷ lệ % n: số năm sử dụng tài sản cố định theo ước tính. R: giá trị tài sản cố định sau khi thanh lý. B: giá trị tài sản cố định sau khi trích khấu hao. Phương pháp 2: Giữ cơ sở tính khấu hao không đổi. D = D: giá trị khấu hao. N: Tổng của dãy số liên tiếp số năm sử dụng tài sản cố định. Tính mức khấu hao: a = D.T a: lượng khấu hao của năm cuối T: số năm sử dụng còn lại tính từ năm đầu tiên. Phương pháp 3: Khấu hao theo kết quả đạt được. Phương pháp này không đề cập đến số năm sử dụng và đề cập đến kết quả và thiết bị đạt được theo ưóc tính để tính khấu hao. a = a: Lượng khấu hao của năm. L: Tổng kết quả mà tài sản cố định có thể tạo ra. Lp: Kết quả mà thiết bị tạo ra trong kỳ tính khấu hao. - Tiền trả lãi vốn kinh doanh + Tiền trả lãi vốn kinh doanh + Vốn sản xuất cần thiết của doanh nghiệp: vốn sản xuất này không phải là vốn nằm trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp vì vốn nằm trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp chứa đựng cả yếu tố vốn không cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Giá trị của vốn được đánh giá trong bảng tổng kết tài sản không trùng với mục tiêu của tính chi phí kinh doanh. Vốn sản xuất cần thiết này không bao gồm vốn chiếm của người khác. + Xác định và tập hợp tiền lãi của vốn sản xuất - Vốn cố định: Thường sử dụng một trong hai phương pháp sau; - Phương pháp 1: phương pháp tính theo số tiền lãi phải trả theo giá trị còn lại. - Phương pháp 2: Phương pháp tính số tiền tiền lãi phải trả theo giá trị bình quân. Tính chi phí kinh doanh thực hiện tiền lãi sản xuất và không phân biệt vốn đi vay hay vốn tự có. - Vốn lưu động: Tính theo giá trị trung bình của vốn lưu động cần thiết có cơ sở để tính lãi là tỷ lệ lãi xuất có thể sử dụng tỷ lệ lãi xuất ngân hàng. - Tập hợp các thiệt hại rủi ro trong kinh doanh: Việc tập hợp gắn liền với việc kinh doanh. Nếu bảo hiểm càng tăng bao nhiêu thì rủi ro càng được bảo hiểm bấy nhiêu. Được phân làm hai loại: + Loại chung: không nhìn thấy được trước do đó người ta dùng lợi để bù trước cho nó. + Loại đơn lẻ: Có thể tính toán trước được liên quan đến từng bộ phận trong doanh nghiệp nên được tập hợp với tư cách là thiệt hại rủi ro trong kinh doanh. Người ta có thể tập hợp nó theo các loại sau: - Thiệt hại do dự trữ - Thiệt hại về tài sản, thiết bị như mất cắp, giảm giá do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bị hỏng trước khi kết thúc thời gian tính khấu hao. - Thiệt hại sau quá trình bán hàng như khách hàng không trả tiền, những dịch vụ bảo hành sản phẩm. - Thiệt hại do thiên tai định hoạ (bão, lụt...) - Tiền thuê mướn tài sản. Có hai loại: + Thuê mướn có hợp đồng cũng được kế toán tài chính nhìn nhận là một chi phí tài chính. + Thuê mướn không có hợp đồng: không được kế toán tài chính nhìn nhận là một loại chi phí. Loại chi phí thuê mượn này đặc biệt xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ và trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Dựa trên cơ sở thực tế thuê mượn để tính toán và tập hợp. + Tiền công chủ doanh nghiệp. * Bước 2: Tính chi phí theo điểm. Đây là bước tiếp theo của tính chi phí kinh doanh theo loại với tư cách là bước thứ hai trong quá trình tính CPKD để gắng liền tính chi phí kinh doanh theo đối tượng. + Nhiệm vụ: - Tập hợp các chi phí kinh doanh theo điểm mà nó xuất hiện. - Thực hiện việc xác định các kết quả trao đổi lẫn nhau giữa các điểm trung gian. - Tạo ra cơ sở xác định các chìa khoá phân bổ. - Kiểm tra tính hiệu quả và tạo ra cơ sở để ra các quyết định quản trị. - Các tiêu thức hình thành các điểm chi phí kinh doanh. - Phải có sự phù hợp giữa các điểm chi phí với các phạm vi, lĩnh vực trách nhiệm. - Có cơ sở về sự phụ thuộc giữa các chi phí kinh doanh và kết quả bộ phận của doanh nghiệp. - Phải tạo ra cơ sở để hình thành chìa khoá phân bổ theo nguyên tắc gây ra (phân bổ theo quan hệ nhân quả). - Các cách phân loại điểm chi phí kinh doanh. Điểm chi phí kinh doanh có thể có được hình thành một cách khái quát nhất ở các doanh nghiệp và tiếp tục được hình thành ở các cấp thấp hơn cho tới từng nơi làm việc. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hình thành các điểm chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Ta có thể nêu lên một vài quan điểm quan điểm dưới đây: Không gian Chức năng Trách nhiệm Kỹ thuật tính toán 1 2 Các tiêu thức hình thành điểm chi phí kinh doanh 1 3 1 21 3 1 2 2 5 4 3 4 - Không gian: + Kho tàng. + Khu vực sửa chữa + Khu vực sản xuất + Khu vực quản lý - Theo quan điểm chức năng. + Chức năng mua sắm. + Chức năng sản xuất. + Chức năng quản trị. + Chức năng tiêu thụ. - Theo quan điểm phạm vi trách nhiệm: + Phòng ban + Phân xưởng + Ngành - Theo quan điểm kỹ thuật tính toán + Điểm chi phí cuối cùng (chi phí chính). + Các điểm chi phí phụ. Bảng tính chi phí kinh doanh cấp doanh nghiệp. Điểm chi phí kinh doanh Số liệu ban đầu Lĩnh vực chung Linh vực vật tư lĩnh vực sản xuất Linh vực quản trị lĩnh vực tiêu thụ 1 2 3 4 CPKD lao động. CPKD vật tư. Nhiệm vụ của bảng: + Tập hợp và phân bố chi phí ban đầu cho các điểm. + Hình thành các chìa khoá phân bố hợp lý + Kiểm tra và phân tích chi phí kinh doanh Các bước tiến hành: + Bước 1: Đưa các số liệu chi phí trực tiếp vào dòng đầu tiên của bảng. + Bước 2: Đưa số liệu kinh doanh gián tiếp ban đầu vào bảng. + Bước 3: Phân bổ các chi phí kinh doanh gián tiếp cho các điểm chi phí phụ trợ vào các điểm chi phí chính. + Bước 4: Tiếp tục phân bổ các điểm chi phí thứ cấp. + Bước 5: Tiếp tục phân bổ các chi phí gián tiếp thứ cấp. + Bước 6: Đưa vào bảng các số liệu gián tiếp bình quân đã đạt được. + Bước7: So sánh giữa chi phí trung bình quân của kỳ trước và kỳ tính toán. - Xác định đại lượng phân bổ: Về lý thuyết thì có thể sử dụng nhiều loại đại lượng phân bổ khác nhau song trong thực tế khi sử dụng các bảng tính chi phí kinh doanh người ta chỉ sử dụng đại lượng phân bổ là tỷ lệ bổ xung. * Bước 3: Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng. Thực chất của việc tính CPKD theo đối tượng là bước thứ 3 của tính chi phí kinh doanh. Nó trả lời câu hỏi tính chi phí kinh doanh đưa ra nhằm mục đích gì? - Nhiệm vụ: Tính giá thành đơn vị sản phẩm và giá thành của các đối tượng tính chi phí. - Xác định đại lượng phân bổ: và lý thuyết có thể sử dụng nhiều loại đại lượng phân bổ khác nhau song trong thực tế khi sử dụng các bảng tính chi phí kinh doanh người ta chỉ sử dụng đại lượng phân bổ là tỷ lệ bổ sung. + Kiểm tra chi phí kinh doanh đối với mỗi đối tượng tính chi phí bằng cách so sánh cái phải đạt và cái đã đạt. + Xác định giá cả của sản phẩm mới và giới hạn thấp của giá bán sản phẩm. + Xác định chi phí kinh doanh của từng thời kỳ tính toán trong mối quan hệ với sản lượng. + Chuẩn bị các thông tin về chi phí kinh doanh để đánh giá lượng sản phẩm tồn kho, lượng sản phẩm dở dang. - Các hình thức tính chi phí kinh doanh theo đối tượng. + Tính chi phí kinh doanh cả thời kỳ tính toán (đối tượng thời gian). + Tính chi phí kinh doanh và theo từng đối tượng sản xuất. Tính chi phí kinh doanh theo sản xuất, theo sản phẩm, người ta phân loại các loại sau đây: Đối tượng tính CPKD Sản phẩm tiêu thụ dùng nội bộ Sản phẩm đem bán Bán thành phẩm Sản phẩm cuối cùng Dịch vụ khác Dụng cụ thiết bị tự chế Kết quả nội bộ khác - Các phương pháp tính chi phí kinh doanh theo đối tượng: + Phương pháp giản đơn: - Phương pháp giản đơn không phân bước k = K/x. k: giá thành đơn vị sản phẩm. K: chi phí kinh doanh toàn bộ. x: sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Phương pháp này đỏi hỏi sản phẩm sản xuất ra với khối lượng lớn, không có sản phẩm tồn kho, hoặc giá trị sản phẩm tồn kho không đổi. - Phương pháp giản đơn có phân bước: Ki = Ki/xi. Ki: chi phí kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm ở bước thứ i. Ki: toàn bộ chi phí kinh doanh ở bước thứ i. Xi: sản lượng sản phẩm hoặc bán thành phẩm ở bước thứ i. Phương pháp này phải tách biệt giữa chi phí kinh doanh sản xuất trực tiếp, chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí kinh doanh bán hàng. Tính giá thành giản đơn có phân bước dựa trên cơ sở kết quả chi phí kinh doanh đã được bước tính chi phí kinh doanh theo điểm xác định ở từng bước. Ta chia kết quả ở từng bước đó cho số lượng của những bán thành phẩm của từng bước. Bước sau nhận kết quả của bước trước đã tính để làm cơ sở tính tiếp tục. Phương pháp này được áp dụng khi sản xuất tiến hành qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đều hình thành kho trung gian cho bán thành phẩm đã được chế biến xong ở giai đoạn đó. - Phương pháp hệ số tương đương: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp sản xuất theo nhóm. Sau khi đã phân nhóm sản phẩm (bán thành phẩm), kỹ thuật tính toán cũng tương tự như phương pháp giản đơn nên nhiều quan điểm cho rằng đây là phương pháp giá thành đơn giản. - Phương pháp theo đại lượng đo: tương đối giống với phương pháp tính theo tỷ lệ bổ sung chỉ khác nhau ở chỗ mỗi điểm chi phí người ta xác lập mối quan hệ giữa chi phí kinh doanh và kết quả tại chính thời điểm đó. - Phương pháp tính theo tỷ lệ bổ sung: Để tính chi phí kinh doanh theo phương pháp này người ta lập biểu tính chi phí kinh doanh như sau: Tiêu thức Giá trị 1. Chi phí vật tư trực tiếp 2. Chi phí vật tư gián tiếp I. Chi phí kinh doanh vật tư 3. Chi phí tiền lương trực tiếp 4. Chi phí tiền lương gián tiếp 5. Các chi phí tiền lương trực tiếp đặc biệt II. Chi phí kinh doanh lao động 6. Chi phí quản trị doanh nghiệp 7. Chi phí tiêu thu chung 8. Chi phí tiêu thụ trực tiếp đặc biệt I + II + 6 + 7 + 8 = Z đơn vị sản phẩm Trong khoa học cũng như trong thực tế, phải phân biệt giữa hai phương pháp tính bổ sung là: - Phương pháp tính bổ sung tổng hợp: trong phương pháp này người ta tính tỷ lệ bổ sung trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Tỷ lệ này được tính bằng công thức: Tỷ lệ tính bổ sung = - Phương pháp tính bổ sung chi tiết: người ta tách biệt các loại chi phí kinh doanh chung chẳng hạn như thành chi phí kinh doanh vật tư, chi phí kinh doanh chế biến, chi phí tiêu thụ, chi phí quản trị. Đối với mỗi loại đó người ta tính tỷ lệ chi phí kinh doanh một cách cụ thể. Tỷ lệ bổ sung chi phí kinh doanh vật tư = Tỷ lệ tính bổ sung CPKD chế biến = Tỷ lệ tính bổ sung chi phí QTDN = Nếu tính theo công thức (1) thì có thể tính nhanh được nhưng không chính xác, nếu muốn chính xác thì cần tính theo công thức: Tỷ lệ bổ sung CPKD tiêu thụ sản phẩm = Nếu tính theo công thức này thì độ chính xác cao nhưng rất phức tạp. Ưu điểm của phương pháp tính bổ sung là do có kết quả từ việc tách rời các chi phí trực tiếp theo đối tượng và chi phí chung theo đối tượng cho nên nó có tính chính xác và dễ thực hiện. Nhược điểm: tính chính xác phụ thuộc vào việc xác định đại lượng phân bổ hay tỷ lệ tính bổ sung. + Phương pháp tính chi phí kinh doanh theo đối tượng cho công nghệ sản xuất nhiều sản phẩm có thể tính bằng hai phương pháp: - Phương pháp tính giá trị còn lại: phương pháp này thường được sử dụng cho các công nghệ sản xuất một sản phẩm chính và vài sản phẩm phụ. Công thức tính: KH = S XNI (PNI - KaNI) KH = KH: giá thành đơn vị sản phẩm của sản phẩm chính. KH: toàn bộ chi phí kinh doanh của công nghệ sản xuất nhiều sản phẩm. XNI: số lượng của loại sản phẩm phụ thứ i. KaNi: chi phí chế biến bổ sung để sản xuất một sản phẩm phụ thứ i. XH: số lượng của sản phẩm chính. - Phương pháp theo kiểu phân bổ: áp dụng trong trường hợp công nghệ sản xuất ra các loại sản phẩm không phan biệt chính phụ. Có thể sử dụng các phương pháp cụ thể khác nhau chẳng hạn như: phương pháp tính theo giá cả thị trường hoặc phương pháp phân bổ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm của các sản phẩm. 1.4.3. Các phương pháp tính kết quả theo phương pháp quản trị chi phí kinh doanh + Phương pháp chi phí kinh doanh toàn bộ: Theo phương pháp này, so sánh toàn bộ chi phí kinh doanh của thời kỳ tính toán với kết quả tạo ra trong thời kỳ đó. Kết quả tạo ra của thời kỳ bao gồm giá trị sản lượng thành phẩm cộng (trừ) giá trị của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang tăng lên (giảm đi) đánh giá theo giá sản xuất. Phương pháp này thích hợp với điều kiện sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ hết trong kỳ tính toán vì phương pháp này không nói tới giá trị chênh lệch của sản phẩm đã tiêu thụ và chi phí kinh doanh toàn bộ của thời kỳ tính toán. + Phương pháp chi phí kinh doanh của giá trị sản lượng: Theo phương pháp này, người ta không so sánh doanh thu với chi phí kinh doanh toàn bộ của thời kỳ tính toán mà so sánh với giá thành của các sản phẩm đã tiêu thụ. Phương pháp này xác định rõ ràng giá trị kết quả của mỗi vật mang chi phí nên làm cho tính kết quả trở thành một công cụ để kế hoạch hóa và kiểm tra đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chương II Thực trạng quản trị chi phí kinh doanh tại công ty cơ khí 120 2.1 - Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị chi phí kinh doanh ở công ty cơ khí 120 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí 120 2.1.1.1. Quá trình hình thành công ty cơ khí 120 Công ty cơ khí 120 được thành lập từ tháng 7 năm 1947 với tên gọi, lúc đó là Nhà máy có khí 120 thuộc bộ Giao thông vận tải với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kết cấu thép và sửa chữa xe máy công trình và ô tô vận tải. Ngày 25 tháng 7 năm 1990 với quyết định số 1329/ TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải đổi tên Nhà máy cơ khí 120 thành Nhà máy 120 thuộc Bộ Giao thông vận tải. Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 1044/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải ngày 27 tháng 5 năm 1993 theo quy chế về thành lập và giả thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định sos 388/ HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 như sau: - Thành lập doanh nghiệp Nhà nước. - Nhà máy 120. - Trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải. - Mã số ngành kinh tế kỹ thuật :25. - Nhà máy đặt trụ sở chính tại: Cây số 7, đường Trương Định, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. . Vốn kinh doanh: 4204 triệu đồng trong đó: - Vốn cố định: 3502 triệu đồng. - Vốn lưu động: 702 triệu đồng. Nguồn vốn: - Ngân sách Nhà nước cấp: 3438 triệu đồng. - Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 329 triệu đồng. - Vốn vay: 374 triệu đồng. - Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, sửa chữa phương tiện, thiết bị giao thông vận tải. Mã số: 0105. - Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác. Mã số: 0107. - Sản xuất kết cấu thép. - Dịch vụ khác. - Hình thức tổ chức Nhà máy 120: Quốc doanh. Giấy đăng ký kinh doanh số 108513 do trọng tải kinh tế Nhà nước cấp ngày 11 tháng 6 năm 1993. Tiếp theo quyết định số 5239/ TCCB-LĐ ngày 23 tháng 12 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo công văn số 5918/ ĐMDN ngày 18 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15 tháng 6 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 1465 ?TCCB-LĐ đổi tên từ Nhà máy 120 thành Công ty cơ khí 120 thuộc Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải với chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo Quyết định thành lập doanh nghiệp số 1044/ TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 27 tháng 5 năm 1993. 2.1.1.2. Sự phát triển của Công ty cơ khí 120 Công ty cơ khí 120 ( trước là Nhà máy cơ khí 120) được thành lập từ tháng 7 năm 1947. Trải qua 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay Công ty cơ khí 120 luôn lấy sản phẩm kết cấu thép làm trọng tâm bên cạnh nhiệm vụ sửa chữa xe máy công trình và xe ôtô vận tải. Những sản phẩm kết cấu thép của công ty đã thực hiện được từ năm 1965 đến năm 1990 là: - Các loại dầm cầu thép hàn, tán bằng I 550 có khẩu độ 18, 24, 36, 48 m cho sở giao thông vận tải Thái Bình, Sơn La, Lạng Sơn với khối lượng 475 tấn. - 25 phao trọng tải từ 8 đến 10 tấn phục vụ xây dựng cầu Tràng Tiền Thành phố Huế với khối lượng 150 tấn. - 8 bộ thiết bị cho dây truyền kiểm tra lắp ráp xe gắn máy dạng CKD trị giá 1,5 tỷ đồng. - 52 rơ-mooc 4 T có phanh cho Công ty Đường Quảng. - 15 chiếc cần cẩu thủy sức nâng 1,5 đến 3 tấn cho các tầu phà sông biển 1000 đến 3000 tấn, các loại xe triền tầu, triền hào phục vụ cho sửa chữa thiết bị vận tải đường sông với khối lượng 250 tấn. Tính bình quân sản lượng sản xuất kết cấu thép thì từ năm 1990 đến nay Công ty cơ khí 120 sản xuất mỗi năm từ 800 tấn đến 1000 tấn. Năm 1992 Công ty cơ khí 120 đã đầu tư xây dựng một bể mạ kẽm với công suất 2500 tấn/năm cùng với các đơn vị khác trong Tổng công ty, Công ty cơ khí 120 đã góp phần vào thắng lợi kế hoạch sản xuất 657 tấn mạ kẽm, 1800 tấn cột điện đường dây 500 KV Bắc Nam. Năm 1994, 1995, Công ty tiếp tục sản xuất cột điện cho hệ thống tải điện 110, 220 KV với sản lượng sản xuất 1500 tấn, mạ kẽm 1750 tấn. Năm 1996, dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty cơ khí Giao thông vận tải, Công ty cơ khí 120 đã tham gia hoàn thành công trình tuyển rửa cát Đồng Môn - Khánh Hòa, công trình được gắn biển: “Công trình thi đua chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII” với khối lượng 100 tấn và tiếp tục sản xuất cột điện cho đường dây 110-220 K V với khối lượng 70 tấn. Năm 1995, giá trị hàng hóa của công ty đạt 17 tỷ đồng. Năm 1996, giá trị hàng hóa cũng đạt 17 tỷ đồng trong đó sản phẩm kết cấu thép đạt 50%. Tất cả các sản phẩm của công ty đều có đặc điểm là sản phẩm kết cấu thép với công nghệ chủ yếu là công nghệ hàn, tán thép hình các loại và giá trị sản lượng còn thấp so với nhu cầu thị trường do năng lực sản xuất có hạn. Được sự giúp đỡ của Bộ Giao thông vận tải và sự cố gắng, làm việc hết mình của cán bộ công nhân viên, Công ty cơ khí 120 tiếp tục lấy nhiệm vụ sản xuất kết cấu thép cho ngành giao thông vận tải làm trọng tâm, bảo đảm việc làm cho cán bộ công nhân viên với mức thu nhập hàng tháng từ 500.000 - 600.000 đồng/ người/ tháng. 2._. 27946300 74218600 11 cộng 1940325095 15734253 399752745 39514254 81938431 282365061 301682524 3062057363 Cơ sở để ghi vào phần một là: + Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH ghi số liệu ở các dòng TK622. + Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ ghi số liệu cho dòng TK621. + Căn cứ vào bảng phân bổ lương và BHXH, Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác để ghi số liệu cho các dòng TK627, 641, 642. + Căn cứ vào số liệu các dòng TK621, 622, 627 để ghi số liệu vào dòng TK154. + Các dòng TK khác được tập hợp từ các chứng từ có liên quan. Phần hai phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ khấu hao TSCĐ chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ dựa vào các bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, vật liệu và công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ của các tháng để lập bảng tổng hợp vật liệu cộng cụ dụng cụ, bảng tổng hợp tiền lương và BHXH, bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ. Bảng số 20:Bảng tập hợp vật liệu Quý IV Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 8.227.780 61.447.051 69.674.831 2. Mạ cột điện 135.874.000 152.821.610 589.613.255 878.308.865 3. Kết cấu cột điện 566.544.422 240.376.757 806.831.179 4. Phụ kiện, tiếp địa 38.212.375 38.212.375 Tổng 740.630.797 401.426.147 651.060.306 1.793.027.250 Bảng số 21:Bảng tập hợp tiền lương quý IV- 1997 Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 6.072.000 6.072.000 2. Mạ cột điện 30.369.000 10.830.000 86.120.170 127.319.170 3. Kết cấu cột điện 46.275.575 29.966.800 6.605.000 82.847.375 4. Phụ kiện, tiếp địa 291.000 219.000 Tổng cộng 76.935.575 40.796.800 98.797.470 216.529.845 Bảng số22: Bảng tập hợp BHXH, BHYT, KPCĐ Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 528.602 528.602 2. Mạ cột điện 2.369.098 1.478.089 7.496.873 11.344.060 3. Kết cấu cột điện 3.729.452 4.113.213 574.944 8.417.639 4. Phụ kiện, tiếp địa 27.178 27.178 Tổng cộng 6.125.728 5.591.302 8.600.449 20.317.479 Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí tiền lương công nhân trực tiếp. TSCĐ dùng để mạ cột điện đã được trích hết khấu hao còn dây chuyền lắp ráp xe máy được tính trực tiếp. Bảng số 23:Bảng tập hợp khấu hao TSCĐ quý IV 1997 Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 1.542.175 2. Mạ cột điện 3. Kết cấu cột điện 21.046.163 4. SP phụ kiện, tiếp địa 90.717 5. Lắp ráp xe máy 11.413.630 Tổng cộng 11.376.826 11.336.826 11.379.033 34.092.685 Dựa vào số liệu trên các nhật ký chứng từ số 125 và bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương và BHXH của các tháng kế toán lập bảng tổng hợp tiền điện và bảng tổng hợp chi phí khác. Chi phí tiền điện ngoài sản phẩm mạ được tính trực tiếp còn các sản phẩm khác đựoc phân bổ theo tiền lương trực tiếp. Bảng số 24:Bảng tập hợp chi phí tiền điện quý IV 1997 Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 1.711.066 2. Mạ cột điện 165.388.510 3. Kết cấu cột điện 23.314.174 4. Phụ kiện, tiếp địa 5. Lắp ráp xe máy 7.136.700 Tổng cộng 89.808.080 23.302.210 79.440.000 197.550.290 Bảng số 25: Bảng tập hợp các khoản chi phí khác quý IV 1997 Tên sản phẩm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1. Bulông 4.412.022 2. Mạ cột điện 92.507.796 3. Kết cấu cột điện 60.195.397 4. Phụ kiện, tiếp địa 211.436 5. Lắp ráp xe máy 11.319.489 Tổng cộng 44.533.483 70.261.316 53.851.341 168.646.140 2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế tạo còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá trị sản phẩm dở dang doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. Do tính chất sản phẩm của công ty là các sản phẩm cơ khí, Công ty đã áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức và theo tỷ lệ gía vốn trên doanh thu của quý trước. Theo phương pháp này công thức tính cụ thể như sau: Đối với sản phẩm bulông cột điện được xác định như sau: Giá bán 1 kg bu lông cột điện: 14500 Mức đọ hoàn thành : 90% Tỷ lệ giá vốn trên doanh thu của quý trước: 0,79 Giá trị 1 đơn vị SPDD = 14500 x 0,79 x 90% = 10309,5 Các sản phẩm khác được đánh giá theo cách tương tự. Dựa vào Báo cáo Giá trị sản phẩm dở dang của Ban kiểm kê kế toán tính ra tổng giá trị sản phẩm dở dang. Các chi tiết như ECU, đệm phẳng, đệm vênh tạo nên sản phẩm bu lông cột điện hoàn chỉnh. Bảng số 26: Giá trị bán thành phẩm. TT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn trọng ồTL Đơn giá TT 1 Bulông CĐM 24x45 Bulông CĐM20x45 Bulông CĐM20(60+55) Bulông CĐM24(60+80) cái - - 5000 5000 3533 1067 0,148 0,22 0,331 0,568 740 1100 1176,3 600,1 2 Ecu M20 Đệm phẳng Ecu 27 - - - 350 799 119 0,064 0,014 0,163 22,4 91,1 19,4 3 Đệm phẳng 20 Đệm phẳng 24 Đệm phẳng 27 - - - 3022 2293 1150 0,03 0,034 0,06 90,66 78 69 4 Đệm vênh 20 Đệm vênh 24 Đệm vênh 27 - - - 10000 7500 3373 0.05 0,034 0,06 500 255 202,38 5 Bu lông M16x55 bộ 2167 0,188 407,4 Cộng 1+2+3+4+5 5357,13 10309,5 55229362 Kẽm chì trong lò kg 8188 8188 14166 1434310,54 Tổng cộng 198660416 Công việc cuối cùng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là lập Bảng tập hợp chi phí sản xuất chính. Căn cứ vào Bảng tập hợp vật liệu, Bảng tập hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng tập hợp khấu hao tài sản cố định, Bảng tập hợp chi phí tiền điện, Bảng tập hợp các khoản chi phí khác để lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chính. Bảng 27:Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm chính quý IV 1997. Tên sản phẩm D D đầu kỳ Vật liệu Lương BHXH KHCB Điện CP khác Tổng chi phí D D cuối kỳ GTSPNK 1. Bulông CĐ 86947472 69674831 6072300 528602 1542175 1711006 4412022 83940866 55229362 11565040 2. Kẽm chì TL 256196500 143431054 3. Mạ CĐ 69090180 878308865 127319170 11344060 165388510 92507796 1274868401 1456724027 4. Kết cấu CĐ 477290772 806831179 82847375 8417639 21046103 23314074 60195397 1002651827 1479942599 5. Lắp ráp XM 25369000 2653316 11413630 7136700 11319489 57892135 57892135 6. Phụ kiện tiếp địa 38212375 291000 27178 90717 211436 38832706 38832706 Cộng 889524924 1793027250 241898845 22970795 34092685 117550290 168646140 2458186005 198660416 3149050513 2.4.3. Tính giá thành * Khái niệm về tính giá thành: Gía thành là toàn bộ chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xét về mặt hạch toán theo quá trình của doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm chia ra làm hai loại: + Gía thành sản xuất thực tế sản phẩm (Gía thành công xưởng thực tế) và giá thành tiêu thụ sản phẩm (Gía thành toàn bộ sản phẩm). + Giá thành thực tế sản phẩm và toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm, trong đó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. + Giá thành sản phẩm tiêu thụ là chi phí thực tế của số sản phẩm đã tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm gía thành sản xuất thực tế sản phẩm đã tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm đó. GTSXSP = 889524924 + 2458186005 - 198660416 = 3149050513 2.5. Đánh giá ưu nhược điểm của công tác quản trị chi phí kinh doanh của công ty Cơ khí 120 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Cơ khí 120 trong giai đoạn hiện nay là tiến hành sản xuất không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh va mở rộng quy mô sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm cơ khí và dịch vụ khoa học kỹ thuật cho ngành Công nghiệp nhẹ và công nghiệp địa phương. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, Công ty phải khai thác, tận dụng ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công tác chi phí phải tốt. Trước hết, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty phải bám chặt lấy thị trường. Mặt khác thúc đẩy sản xuất kinh doanh Công ty phải làm tốt công tác nghiên cứu chính xác nhu cầu về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ khoa học kỹ thuật: Công ty đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch đặt ra hay chưa? công tác tổ chức sản xuất và công tác tổ chức quản lý ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Công tác quảng cáo xúc tiến bán hàng làm được hay chưa?... Do đó, khi ra các quyết định sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch, phản ánh kinh doanh cần lấy thị trường làm căn cứ, là cơ sở, là quyết định của Công ty sẽ sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất bao nhiêu? Bởi vậy, sau một chu kỳ kinh doanh Công ty cần thiết phải tiến hành phân tích, xem xét rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc quản trị chi phí kinh doanh , cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao. 2.5.1. Ưu điểm - Đây là cách tính quen thuộc của Công ty trong thời gian dài và quen thuộc với nó. - Dễ dàng báo cáo lên cấp trên và đáp ứng đúng yêu cầu của cấp trên. - Không phải xâydựng công thức tính mới có chỉ việc áp dụng nó sao cho thích hợp và đảm bảo yêu cầu của các cơ quan quản lý vĩ mô. - Giữ được bí mật tương đối. Nếu đồi thủ có được bảng giá thành sản phẩm thì cũngkhó phá hoại được va rất khó để tìm hiểu được thông tin về Công ty. 2.5.2. Nhược điểm Giá thành là nhân tố bắt buộc và phải trình báo lên cơ quan cấp trên nên nó mang tính chủ quan của nhà quản trị. Giá thành chỉ mang bản chất thuần tuý tài chính. Vì vậy nó cung cấp rất ít thông tin cho bộ máy quản trị. Nó quy mọi chi phí chi ra la chi phí sản xuất hết. Nếu nhìn vào bảng giá thành giám đốc sẽ không biết được các khoản chi phí nà tăng lên và tăng như thế nào? để có các quyết định kịp thời. Giá thành sản phẩm bao quát hết toàn bộ quá trình xảy ra trong công ty vì thế nó không phản ánh đúng các chi phí bỏ ra vì có khi có loại chi phí không liên quan gì đến sản xuất những vẫn được tính đến như những khoản chiếm dụng vốn của khách hàng. Giá thành sản phẩm của Công ty được tiến hành định kỳ do đó nó không phù hợp với nền kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường mọi cơ hội đến và đi rất nhanh những nguy cơ đến nhanh nhưng ra đi chậm nó để lại hậu quả lớn cần có thời gian khắc phục. Nếu chỉ có báo cáo định kỳ thì sẽ không đủ thông tin để dự báo, nắm bắt phòng và chống lại các nguy cơ. Các đối thủ cạnh tranh luôn rình rập các sơ hở của Công ty để chiếm lấy thị trường và gây thiệt hại đến Công ty như giảm giá hoặc tăng chiết khấu... Máy móc thiết bị đều cũ và lạc hậu làm chi phí khấu hao là rất lớn (thường máy móc thiết bị sử dụng từ 10 đến 20năm, có máy móc thiết bị sử dụng gần 30 năm) ảnh hưởng tới tiến độ hợp đồng. Công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường hoạt động kém hiệu quả nên quá trình sản xuất kinh doanh cũng phát triển kém gây cho công tác quản trị chi phí gặp các khó khăn, khó nắm bắt được xu hướng sản xuất nên kế hoạch chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, bảo dưỡng máy móc nhiều khi không sát với thực tế. Công ty thực hiện công tác quản trị chi phí theo cơ chế khoán thì luôn phải theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng sản xuất ra sản phẩm có đúng với yêu cầu kỹ thuật không ? vì nếu không theo dõi chặt chẽ thì phân xưởng sản xuất ra sản phẩm có thể đưa ra những nguyên vật liệu có chất lượng không tốt, rẻ tiền hơn vào sản xuất sản phẩm để chi phí sản xuất nhỏ hơn số tiền khoán,...Hơn nữa, nhiều khi số tiền khoán (chi theo dự toán trước) đưa ra có thể thấp hơn so với thực tế thực hiện, do đó việc dự toán mức khoán là rất khó, luôn phải biến đổi để phù hợp với từng sản phẩm sản xuất ra. Vậy nhược điểm công tác quản trị chi phí ở Công ty Cơ khí 120 cần phải khắc phục nhanh chóng để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao. chương III một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty cơ khí 120 Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp đã bước đầu thích nghi với môi trường kinh doanh mới với nhiều thời cơ và thách thức mới. Các doanh nghiệp phải tự hạch toán và tính toán chi phí sao cho hợp lý. Với phương châm quản lý chi phí càng đúng, càng chặt chẽ thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động ảnh hưởng. Công tác quản trị chi phí kinh doanh trong ngành cơ khí nước ta còn nhiều hạn chế và ở mức thấp, bản thân ngành vẫn chưa nắm rõ bản chất, nội dung, mục đích và sự cần thiết của quản trị chi phí kinh doanh đối với ngành nền việc tính toán chi phí thực tế để đưa ra các quyết định phần nhiều vẫn phải dựa vào công cụ tính giá thành. Ngay từ đầu thế kỷ này, người ta bắt đầu thực hiện ở xí nghiệp tiến bộ trên thế giới việc tính toán chi phí quản trị bên cạnh tính toán tài chính với tư cách gần như một phương pháp đã được thử nghiệm của kế toán kép vào lĩnh vực bộ phận kế toán mới. Người ta gọi là kế toán chi phí hay là kế toán quản trị. Trong quá trình phát triển của nó phương pháp này đã chứng minh là phương pháp rất mạnh nhằm đáp ứng các mục tiêu và có tính biện chứng của tính toán chi phí quản trị và kết quả. Người ta đã liên tục soạn thảo các tính toán phụ trên các biểu khác nhau và đưa các số liệu vào bảng tuỳ theo các mục đích sử dụng rất khác nhau và luôn luôn đổi mới chúng. Thấy rõ được sự cần thiết của việc áp dụng công tác quản trị chi phí kinh doanh về sản xuất trong ngành cơ khí hiện nay của công ty, trong bài viết này em sẽ đưa một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tính chi phí kinh doanh mà theo em nó có thể giúp một phần nào đó cho Công ty tính toán có hiệu quả hơn. 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí kinh doanh ở Công ty cơ khí 120 Ta nhận thấy rằng việc Công ty sử dụng phương pháp tính chi phí kinh doanh hiện nay tương đối phức tạp vì trong đó nó liên quan đến việc tập hợp của nhiều loại chi phí nhiều khoản mục. Phương pháp này có lợi là có thể biết rõ được các khoản mục chi có chi phí là bao nhiêu cho từng loại sản phẩm. Những phương pháp này nếu dùng để đưa ra các thông tin nhanh cần thiết cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh là không thể được vì việc tập hợp nó rất phức tạp. Do các khoản mục quá chi tiết nên nhiều khi gây rắc rối cho việc tập hợp vì trong khi sản xuất sẽ có nhiều loại chi phí phát sinh. Để đơn giản hoá công tác tính toán thì những khoản mục nào có cùng tính chất, cùng nội dung chi phí về kinh tế ta sẽ tập hợp vào một điểm. Qua bài viết này em sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tính chi phí kinh doanh tại Công ty cơ khí 120. Để thực hiện biện pháp này công việc đầu tiên phải làm là phân loại chi phí kinh doanh. Đây chính là bước đầu tiên của tính chi phí kinh doanh. * Tính chi phí kinh doanh theo loại Qua việc phân tích, ta có thể phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ra làm các loại sau: - Lương: Được tập hợp từ bảng lương và các hình trả lương (có thể là trả lương theo thời gian hoặc trả lương theo sản phẩm). Lương này có thể tập hợp từ các loại chi phí liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc sản xuất. Trong chi phí kinh doanh gián tiếp đến việc sản xuất kinh doanh có thể bao gồm một vài loại chi phí như: Chi phí về y tế, chi phí công đoàn, chi chế độ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác về thông tin tuyên truyền, cải thiện điều kiện làm việc, chi phí cho phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật... - BHXH: được trích theo phần trăm lương theo tỷ lệ quy định. - Loại chi phí về vật tư: Có thể được tập hợp từ các chứng từ xuất khẩu vật tư, hoặc theo mức chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Trong chi phí về vật tư có thể bao gồm một số loại chi phí sau: Chi phí về nhiên liệu, chi phí về vật liệu, chi phí về điện lực. - KHTSCĐ: Việc tập hợp dựa trên nguyên giá tài sản cố đinh. Có thể sử dụng phương pháp tính khấu hao giảm dần hoặc khấu hao theo kết quả đạt được. - Lãi về vốn sản xuất: Đó là phần lãi mà Công ty cần phải chi trả cho việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Công ty có thể trả lại cho việc vay ngân sách, vay ngân hàng hoặc vốn liên doanh liên kết. Phương pháp tính lãi nếu lãi về vốn cố định có thể tính bằng phương pháp tính số tiền lại theo giá trị còn lại hoặc theo giá trị bình quân. Còn nền tính lãi cho việc sử dụng vốn lưu động thì có thể tính lãi dựa trên cơ sở tỷ lệ suất ngân hàng. - Tiền thuê mượn tài sản trong đó gồm: + Thuê mượn cẩu. + Thuê mượn phương tiện vận chuyển. v. .v - Thuế sử dụng đất. - Chi phí sử dụng tài sản cố định. - Thiệt hại trong sản xuất kinh doanh: Có thể do đền bù tai nạn, phạt, thiệt hại do bão lũ lụt, thiên tai.v...v Sau khi đã phân các loại chi phí kinh doanh theo loại, ta cần phải quy tập nó vào các điểm tính chi phí kinh doanh. Đây chính là bước thứ hai của công việc tính chi phí kinh doanh. * Tính chi phí kinh doanh theo điểm ở Công ty cơ khí 120 ta cần hiểu điểm chi phí là gì thì sự phân bổ này dễ dàng hơn. "Điểm chi phí kinh doanh là lĩnh vực bộ phận của doanh nghiệp được giới hạn theo chức năng, có tính tổ chức hoặc theo các tiêu thức khác mà chi phí gây ra tại chỗ đó sẽ được tập hợp làm sáng tỏ kế hoạch hoá và kiểm tra". - Chi phí cho điểm quản trị: Chi phí cho ban giám đốc cùng các phòng ban gián tiếp. - Chi phí bán hàng: Chi phí cho nhân viên bán hàng, kho tàng, chi phí bằng tiền khác phục vụ bán hàng. - Chi phí sản xuất: Trong điểm chi phí sản xuất còn có các điểm chi phí nhỏ hơn đó là chi phí các phân xưởng mà ở đây Công ty có 4 phân xưởng: Phân xưởng sửa chữa; phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ khí: Chi phí kinh doanh Điểm bán hàng Điểm sản xuất Điểm quản trị Sơ đồ hoá các điểm chi phí kinh doanh. Để tiện lợi cho việc tính toán và tập hợp số liệu ta có thể sử dụng tính toán theo bảng sau: Bảng 28: Bảng tính chi phí kinh doanh TT Điểm chi phí Loại chi phí Số liệu ban đầu Điểm quản trị Điểm sản xuất Điểm bán hàng 1 Lương 241.898.845 76.214.700 98.951.470 66.732.675 2 BHXH 22.970.795 6.634.587 8.613.856 7.722.325 I Chi phí lao động 264.896.640 82.849.287 107.565.326 74.455.027 3 Vật liệu 1.793.027.250 2.053.431 1.308.319.700 32.654.119 4 Nhiên liệu+ điện lực 117.550.290 47.570.350 65.987.657 3.992.183 II Chi phí vật tư 1.910.577.540 49.623.781 137.307.357 486.646.302 5 Chi phí TSCĐ 34.092.685 8.550.000 22.855.745 2.686.940 6 Lãi vốn sản xuất 53.388.712 - 37.854.027 15.534.685 7 Thuế đất 7.936.189 - 5.876.215 2.059.974 8 Thiệt hại trong SX-KD 11.740.047 - 8.745.059 2.994.988 9 Chi khác 168.646.140 21.850.000 100.781.975 46.004.165 Tổng cộng: 2.451.250.140 162.837.068 1.657.985.704 630.382.081 Phương pháp xây dựng các điểm chi phí kinh doanh và được quy nạp vào bảng tính chi phí kinh doanh được sử dụng ở nhiều các doanh nghiệp phát triển, nó có lợi thế là đơn giản có thể tính toán nhanh và độ chính xác cao. ở mỗi điểm tính chi phí kinh doanh cũng cần phải bảng tính chi phí. Bảng 29: bảng tính chi phí kinh doanh cho điểm quản trị sstt điểm chi phí loại chi phí bộ máy quản trị và các phòng ban 1 Lương 76.214.700 2 BHXH 6.634.587 3 Vật liệu 2.053.431 4 Điện 47.570.350 5 Chi phí TSCĐ 8.550.000 6 Chi khác 21.850.000 Tổng cộng: 162.873.068 bảng 30: bảng tính chi phí cho điểm sản xuất tt điểm chi phí loại chi phí số liệu ban đầu Phân Xưởng kết cấu Phân Xưởng cơ khí Phân Xưởng sửa chữa 1. Lương 98.951.470 27.841.000 49.515.800 21.594.670 2 BHXH 8.613.856 2.715.900 2.875.956 3.022.000 3 Vật liệu 1.308.319.700 875.098.700 231.750.000 201.471.000 4 Nhiên liệu+điện lực 65.987.657 22.785.000 30.857.000 12.345.657 5 Chi phí vật tư 137.307.357 897.883.700 262.607.000 213.816.657 6 Chi phí TSCĐ 22.855.745 8.597.400 12.900.000 1.358.345 7 Lãi vốn SX 37.854.027 12.357.000 18.479.267 7.017.760 8 Thuế đất 5.876.215 - 4.855.107 1.021.108 9 Thiệt hai trong SX-KD 8.745.059 3.587.450 5.157.609 - 10 Chi khác lãi vốn SX 100.781.975 24.958.375 38.788.000 37.035.600 Tổng cộng 1.657.985.704 977.940.825 395.178.739 284.866.140 bảng 31: bảng tính chi phí cho điểm bán hàng STt điểm chi phí loại chi phí chi phí bán hàng 1 Lương 66.732.675 2 BHXH 7.722.325 3 Vật liệu 32.654.119 4 Nhiên liệu+ điện lực 3.992.183 5 Chi phí TSCĐ 2.686.940 6 Lãi vốn sản xuất 15.534.685 7 Thuế đất 2.059.974 8 Thiệt hại trong SX-KD 2.994.988 9 Chi khác 46.004.165 Tổng cộng: 630.382.081 *Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng Từ sự tập hợp phân loại và tập hợp theo điểm ở trên đây chính là bước phân bỏ và tính chi phí kinh doanh theo đối tượng. Ta sẽ phải trả lời câu hỏi “Chi phí kinh doanh của Công ty xuất hiện nhằm mục đích gì” Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng có nhiệm vụ tính toán các chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm cho từng đơn vị kết quả. Đây là cơ sử xác định giá trị sản phẩm và Công ty sẽ phải quyết định giá bán sản phẩm tối thiểu là bao nhiêu để không phải đóng của sản xuất và xác định giá mua tối đa mà Công ty có thể mua nguyên vạt liệu để đảm bảo hoà vốn. Tính chi phí kinh doanh theo đối tượng ở Công ty nên là tính theo đối tượng sản phẩm có nghĩa là tính giá thành đơn vị sản phẩm. Từ đây Công ty cần lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với đặ điểm của Công ty từ sự nghiên cứu lý thuyết cộng với thực tế của Công ty em xin đề nghị cách tính giá như sau: đó là phương pháp bổ sung chi tiết. Đây là phương pháp” quan tâm đến việc xác định và sử dụng hệ số tính bổ sung ở từng lĩnh vực bộ phận doanh nghiệp” Sau đây là mẫu biểu giá thành sản phẩm của Công ty cơ khí 120 theo phương pháp mới: TT Tiêu thức Giá trị 1 Chi phí vật tư trực tiếp 1.308.319.700 2 Chi phí vật tưe gián tiếp 662.257.804 I Chi phí vật tư 1.910.577.504 3 Tiền lương trực tiếp 220.529.845 4 Chi phí tiền lương chung 44.339.795 II Chi phí lao động 26.486.640 I + II Chi phí sản xuất trực tiếp 2.235.447.144 5 Chi phí quản trị chung 283.221.288 6 Chi phí tiêu thụ chung 630.382.081 I + II + 5 + 6 = Giá thành = 3.149.050.531 Theo phương pháp tính này giá thành của sản phẩm sản xuất không đổi so với cách tính của doanh nghiệp với giá thành sản xuất sản phẩm đều là: 3.149.050.531vnđ 3.2. Một số giải pháp về tổ chức quản lý để thực hiện tốt công tác tính chi phí kinh doanh có hiệu quả Để thực hiện tốt công tác tính chi phí kinh doanh Công ty cơ khí 120 cần phải: + Thống nhất về phương pháp tính toán, mẫu biểu. + Ra các văn bản qui định chế độ báo cáo kết quả thực hiện có kèm theo phân tích tình hình thực hiện để hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty + Ra các cơ chế thưởng phạt khuyến khích với các phân xưởng có khả năng tổ chức sản xuất, và có thành tích tốt. + Cần phải dựa trên kết quả báo cáo kinh doanh của Công ty để đưa ra các quyết định hợp lý. Trong quản lý về kế toán, hiện tại Công ty cơ khí 120 đang duy trì chế độ hạch toán theo khoản mục chi (gồm có 52 khoản mục chi theo quyết định 574). Trong đó ghi rõ từng yếu tố công việc do đó dẫn đến mức độ chính xác khi cập nhật số liệu không thực tế ngoài ra Công ty chưa có một đội ngũ chuyên môn làm về công tác kế toán quản trị do vậy cần có biện pháp là: + Cần phải tổ chức một phòng ban trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn được học qua chuyên ngành kế toán quản trị để hiểu rõ được mục đích , nội dung, phương pháp của việc tính toán chi phí kinh doanh. Phòng này cần được trang bị hệ thống máy vi tính để có thể cập nhật và xử lý số liệu một cách nhanh chóng, cung cấp kịp thời cho những bộ phận cần sử dụng số liệu cho nhiều mục đích khác nhau đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin nhanh của kế toán quản trị cho bộ phận quản lý Công ty. + Do cần phải tính chính xác đến từng điểm chi phí nên ở mỗi điểm chi phí cũng cần tổ chức các bộ phận chuyên môn làm công tác tính chính xác mọi chi phí chi ra trên phương diện bảo toàn tài sản theo phương diện hiện vật. + Phải bóc tách và cập nhật số liệu theo đúng nội dung kinh tế của kế toán quản trị . Phải bóc tách cho đúng những chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Cần phải có sự phân tích và đánh giá một cách thường xuyên về kết cấu thực hiện theo các năng lực sử dụng thiết bị. Do ngành cơ khí cần phải sử dụng một khối lượng tài sản cố định khá lớn vì vậy cần thường xuyên tổ chức đánh giá lại giá trị tài sản cố định. + Phải có được một sự quản lý đánh giá chính xác thời hạn của các thiết bị đưa vào sửa chữa. Phải có được phương pháp điều chỉnh chi phí nhanh khi điều kiện sản xuất thay đổi nhằm mục đích thực hiện dúng thời hạn hợp đồng sản xuất sản phẩm. 3.3. Một số giải pháp nhằm sử dụng công cụ kế toán quản trị trong việc hạ giá thành sản phẩm và chi phí kinh doanh * Đổi mới kỹ thuật Đổi mới kỹ thuật nói chung và trong ngành cơ khí nói riêng là một trong những cách để tăng năng xuất lao động, giảm chi phí và giảm giá thành. Với giác độ kinh tế, mục tiêu cuối cùng của đổi mới kỹ thuật là làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa với lượng tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá tính trên đơn vị sản phẩm ít hơn so với trươvs đổi mới. Ta biết rằng, thời điểm đổi mới kỹ thuật là thời điểm bỏ thiết bị cũ hoạt động kém hiệu quả thay vào đó là những thiết bị mới hoạt động hiệu quả hơn, có vị trí vô cùng quan trọng. Cần phải xác định được chính xác thời điểm đổi mới này. Công cụ kế toán quản trị với việc tính toán thường xuyên cơ thể xác định được thời điểm đổi mới này. Kế toán quản trị có thể tính toán được giá trị hiệu qủa sử dụng của từng thiết bị, tính toán được chênh lệch giữa lợi ích, tác hại của việc sử dụng thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới. Đổi mới kỹ thuật chỉ được chấp nhận ứng dụng vào sản xuất khi xét thấy có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước khi chưa đổi mới. Hiệu quả kinh tế đó phải được chứng minh bằng việc làm năng suất lao động tăng, chi phí giảm, lợi nhuận tăng nhiều hơn trước. * Tổ chức và khai thác và quản lý lao động - Tổ chức khai thác và quản lý lực lượng sản xuất hệ cơ quan gián tiếp của ngành từ trên xuống dưới và mối quan hệ lực lượng sản xuất của hệ cơ quan gián tiếp này với lực lượng sản xuất trực tiếp. Có nghĩa là việc tổ chức khai thác và quản lý lực lượng lao động sống và lao động vật hoá nắm trong các cơ quan lãnh đạo trong ngành cơ khí làm sao để đạt được những mục tiêu cơ bản là truyền đạt phương hướng sản xuất và phản hồi kết quả thực hiện hững phương hướng đó bằng các só liệu về kinh tế, kỹ thuật nhanh chóng và chính xác. Trên cơ sở, kết quả đó, phân tích được những chỗ mạnh chỗ yếu bằng những số liệu kinh tế kỹ thuật cụ thể, để có biện pháp mới bổ xung kịp thời nhằm không ngừng khai thác và quản lý tốt hơn. Để làm được tốt cần phải không ngừng cải tiến nội dung tổ chức lao động khoa học trong các cơ quan gián tiếp từ trên xuống dưới trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cấp, mỗi tổ chức và mõi con người cụ thể, làm sáng tỏ các chức năng của cán bộ tham mưu, cán bộ nghiên cứu , cán bộ kiểm tra. Kết hợp hài hoà giữa các chức năng trong đó chức năng điều khiển là chức năng động lực. - Cần tổ chức sử dụng lao động một cách khoa học bằng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phản ánh lao động sống và lao động vật hoá xã hội cần thiết trên từng loại công việc cụ thể nằm trong quy trình công nghệ của ngành cơ khí để tránh việc lãng phí lao động không hợp lý. 3.4. Tăng sản xuất sản phẩm sản xuất trên cơ sở nghiên cứu dự toán nhu cầu của thị trường, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tổ chức tốt các dịch vụ bán hàng Khi các nhân tố khác ổn định thì việc tăng sản phẩm sản xuất theo nhu cầu thị trường sẽ biểu hiện hiện khả năng quản trị chi phí kinh doanh của Công ty đã thực hiện thành công. Để tăng sản xuất các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống, đặc biệt là chú trọng sản xuất các mặt hàng kết cấu thép như: cột điện, tháp truyền hình.v.v... Đồng thời kết hợp với việc nghiệp cứu chính xác nhu cầu thị trường để từ đó thiết kế những sản phẩm mới trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất của Công ty. Khi sản phẩm sản xuất tiêu thụ được nhanh thì chứng tỏ vốn sản xuất kinh doanh của Công ty quay vòng nhanh, số tiền trả lãi vốn sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống làm cho giá thành sản phẩm được hạ, khi đó công tác chi phí kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả. kết luận Cơ chế thị trường bắt buộc mọi doanh nghiệp phải vươn lên tồn tại và phát triển. Công ty Cơ khí 120 là một công ty có truyền thống lâu năm về sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm kết cấu thép. Nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và tăng lợi nhuận lên mức có thể. Tuy vậy có một vấn đề cản trở những công việc trên đó chính là kinh doanh. Để có thể cạnh tranh vấn đề hàng đầu là giá cả thấp chính là chi phí kinh doanh thấp. Giảm chi phí kinh doanh chính là yếu tố cơ bản cho việc hạ giá cả sản phẩm xuống nhưng sẽ là rất khó nếu như chúng ta không quản trị được những chi phí chúng ta bỏ ra. Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn nên trong luận văn tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. tài liệu tham khảo 1. Phạm Văn Được: Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh: Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; 1995 2. GS. PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên): Quản trị kinh doanh - những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 3. GS. PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên): Kinh tế và quản lý công nghiệp; Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1997 4. Trần Hoàn Nam: Kế toán - Tài chính - Quản trị - Giá thành; Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1995 5. GS. TS Ngô Đình Giao (chủ biên): Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp; Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật; Hà Nội 1997 6. Tạp chí tài chính số 4/96 (trích bài của thầy Nguyễn Ngọc Huyền) 7. Tạp chí kinh tế và dự báo tháng 6/96 (trích bài của thầy Nguyễn Ngọc Huyền) 8. Tạp chí tài chính 4/95 (trích bài của thầy Nguyễn Ngọc Huyền) mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0342.doc