Lời nói đầu
Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy vấn đề đất đai và nhà ở hết sức quan trọng. Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước kéo theo vấn đề đô thị hoá vì vậy đất đai và nhà ở được rất nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân hết sức quan tâm đến. Vấn đề như buôn bán chuyển nhượng đất đai và nhà ở diễn ra hết sức sôi động đặc biệt là đất đai và nhà ở đô thị. Qúa trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (QSDĐƠ) và quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ)
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mấy năm trở lại đây được các cấp có thẩm quyền xét duyệt nhằm mục đích quản lý đất đai và nhà ở có hiệu quả cao. Giấy chứng nhận QSDĐƠ và QSHNƠ không những tạo điều kiện cho nhà nước quản lý chặt chẽ về tình trạng đất đai và nhà ở mà còn giúp con người sử dụng đất đai và nhà ở có thể an tâm đầu tư hay sử dụng ổn định vì đã có GCN – một chứng thư pháp lý đảm cá lợi ích hợp pháp cho họ. Thực hiện NĐ60/CP của Chính phủ và QĐ69/QĐ-UB Thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện kê khai đăng ký QSDĐƠ và QSHNƠ một cách tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì công tác cấp GCN còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Để nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD ĐƠ và QSHNƠ đô thị cần phải có những biện pháp cần thiết để khắc phục giải quyết những khó khăn đó. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy anh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn thành phố Hà nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, những quy định và chính sách của Nhà nước, các phương pháp thống kế, phân tích để thu thập và phân tích thực trạng của công tác này.
Kết cấu chuyên đề: Ngoài lời nói đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhầ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
Chương II. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sơ rhữ nhà ở và quyền sử dung đất ở đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG I :
Cơ sở lý luận về cấp Giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ đô thị.
I. Vai trò của đất đai và nhà ở.
1.Vị trí của đất đai trong sản xuất và đời sống xã hội
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hôi, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát và phát triển của hội loài người. Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng uý giá của mỗi một quốc gia, là điều kiện tồn tại của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
Các Mác viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiẹn không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp…”.
Đất là lớp bề mặt của trái đất có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mọi hoạt động của con người gắn liền với bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất phụ thuộc vào độ phì của nó .
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai gắn liền với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông… Đất đai cung cấp nguyên liệu cho các ngànhcông nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ..
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính như là chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là nguồn lực cho cácc mục đích tiêu dùng.
Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng hình thành các vùng kinh tế của đất đai nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng . Nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là yéu tố khách quan để đáp ứng nhu cầu đó, ở nước ta diện tích đất tự nhiên 33 triệu ha, xếp thứ 55 trên thế giới. Đất rừng chiếm 28-29%, đất nông nghiệp chiếm 19-22% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm 42-45% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết diện tích đất đai nước ta là rừng núi và chưa khai thác. Điện tích đất đai được sử dụng vào mục đích nông nghiệp chưa đầy 25%.
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên,xã họi cả nước có 7 vùng kinh tế sinh thái. Đó là: vùng Miền Núi và Trung du Bắc Bộ, vùng Đòng Bằng Sông Hồng, vùng Khu Bốn cũ, vùng Duyên Hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng sông Cửu Long. Diện tích đất đai phân phối giữa các vùng không đồng đều, ở những vùng đất đai rộng lớn thì dân cư lại thưa thớt. Những vùng này thường điều kiện sản xuất khó khăn. Vùng trung du Bắc Bộ chiếm 31,1% diện tích đất tự nhiên, nhưng chỉ chiếm 16,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Trng khi đó vùng Đồng Bằng sông Hồng chiếm 3,78% đất tự nhiên nhưng chiếm 8,7% diện tích đất nông nghiệp. Đòng bằng sông Cửu Long chiếm 11,95% đất tự nhiên nhưng chiếm tới 34,30% diện tích đất nông nghiệp của cả nước …Mỗi vùng có những sắc tháI riêng về đất đai và các diều kiện khác . Sử dụng đầy đủ và hợp lí đất đai của mỗi vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế của đất nước.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như một tư liệu sản xuất đặc biệt, tuy nhiên đối với ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị tri vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng cho cơ sở, làm địa điểm tiến hành theo thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phảI có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định tren đó sẽ là nơI xây dựng các nhà xưởng, để máy móc kho tàng, bến bãI, nhà làm việc…Tất cả những cáI đó là cần thiết trước tiên để hoạt động kinh doanh.
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng: cá nhà máy mới mọc lên làm số làm tăng số lượng diện tích đất đI dành cho yêu cầu này.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngànhcong nghiệp là sẹ phát triển của các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới, những yêu cầu này càng tăng lênlamg cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành đó cũng tăng lên.
Trong ngành nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt. Nó không những la chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. Vì vậy, đất đai được đưa vào quá trình sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp được gọi là ruộng đất và ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đươc. Không có ruộng đất, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động .
Ruộng đât là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, đất đai vẫn luôn là đối tượng lao động. Để thu được nhiều nông sản phẩm, con người cùng với kinh nghiệm của mình vàkhả năng lao động với những phương pháp khác nhau tác động tích cực vào ruộng đất bằng hàng loạt các quá trình cải tạo đất. Mục đích của hoạt động đó là nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi để sản xuất và tăng nông sản phẩm.
Trong nông nghiệp, ruộng đất cũng là tư liệu lao động. Con người lợi dụng một cách ý thức các tính chất tự nhiên của đất để tác động lên cây trồng.
Như vậy, quá trình lao động của con người trong lĩnh vực nông nghiệp gồm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là hoạt động của người lao động biến đất dai có độ màu mỡ thấp thành đất đai có độ màu mỡ cao hơn, giai đoạn kế tiếp là giai đoan mà con người sử dụng chất dinh dưỡng của đất tác động lên cây trồng.
Đất đai là một bộ phận của lãnh thổ mỗi quốc gia nói đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói những bộ phận lãnh thổ, trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó.
2 .Vị trí và vai trò của nhà ở.
a. Vị trí của nhà ở.
Nhà ở là tàI sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống của con người. Nhà ở là phương iện quan trọng để bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão…Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phảI đảm bảo các điều kiện như ăn, mặc, ở và những tư liệu sinh hoạt khác. Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh : “Con người trước hết cần phải ăn uống chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị khoa học nghệ thuật tôn giáo..”Sự hình thành và phát triển cộng đồng làng xã, thôn xóm, sự phát triển của các khu dân cư và quá trình đo thị hoá luôn gắn liền với sự phát triển nhà ở. Nhà ở không những có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi gia đình, mà còn là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mức sống của dân cư mỗi dân tộc. Tực tế cho thấy khi nhìn vào các ngôi nhà có thể biết được phong tục tập quán, đời sống vật chất tinh thần của những người đang sống trong ngôi nhà đó và cả cộng đồng của xung quanh đó. Nhà ở bao giờ cũng gắn liền với đất ở. Đất ở bao gồm diện tích đất trên đó nhà ở đã được xây dựng và diện tích hành lang lối đi, đất vườn, khuôn viên gắn liền với nhà ở, nhiều nước người ta gọi nhà đất là địa ốc.
Khái niệm về nhà ở và nhà ở đô thị:
Nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và là không gian bên trong được ngăn cách với môi trường bên ngoài để ở.
Nhà ở đô thị: là kiến trúc cư trú mà con nhười dùng để ở theo một đơn vị thời gian theo đơn vị sinh hoạt gia đình trong đô thị. Đó là một trong những điều kiện vật chất cơ bản của sự sinh tồn dân cư đô thị, đồng thời cũng là điều kiện vật chất quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội.
Nhà ở là sản phẩm của quá trình xây dựng, cho nên nó có những đặc trưng của quá trình xây dựng như:
Sản phẩm xây dựng da dạng, phức tạp khó chế tạo, khó sửa chữa do yêu cầu về mặt chất lượng cao.
Sản phẩm xây dựng thường mang tình đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư:
Sản phẩm xây dựng có kích thước, quy mô và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu, thời gian khai thác sử dụng lâu.
Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành.
Sản phẩm xây dựng chủ yếu là phần kiến trúc, kết cấu với nhiệm vụ nâng đỡ, bao che là chủ yếu nên nó không tác dụng trực tiếp lên đối tượng lao động.
b. Vai trò của nhà ở.
Nhà ở luân là vấn đề nóng bỏng của mọi xã hội, trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, là sự quan tâm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức kinh tế, xã hội và cả quốc gia. Nhà ở có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá chính trị xã hội.
Vai trò nhà ở được thể hiện:
Nhà ở là điều kiện vật chất trọng yếu để táI sản xuất sức lao động cho người dân.
Trong bất kỳ xã hội nào kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cũng là điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất. Sản xuất xã hội của vùng muốn tiến hành liên tục không ngừng, ngoài một tiền dề cơ bản là táI sản xuất tư liệu sản xuất, còn một tiền đề nữa là tái sản xuất sức lao động.
TáI sản xuất sức lao động bao gồm tái sản xuất bản thân người lao động và sự sinh tồn, phát triển của thế hệ sau. Vì vậy, phải duy trì sinh mệnh và sự phát triển thể lực, trí lực của người lao động và thế hệ sau, phảI đảm bảo các tư liệu sinh hoạt thiết yếu về ăn ở mặc…Nhà ở với tư cách là tiêu dùng cá nhân, là tư liệu sinh hoạt cơ bản tối cần thiét cho sự sinh tồn của những người trong đô thị. Toàn bộ sản xuất xã hội và toàn bộ người lao động đều phảI có nhà ở. Nhà ở không chỉ là tư liệu sinh tồn mà còn là điều kiện đẻ con người hởng thụ và phát triển, nhà ở cần được không ngừng tăng lên, nâng cao số lượng và chất lượng, làm cho người lao động và thế hệ sau sống yên vuivà phát thẻ lực trí lực. Trong tình hình đó, nhà ở không chỉ đảm bảo sinh tồn cho người lao động và sự kéo dài của thế hệ sau, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sức lao động.
Nhà ở là điều kiện trong yếu để phát triển kinh tế.
Nhà ở không chỉ là một tư liệu sinh hoạt phục cho đời sống dân cư mà cũng là điều kiện vật chất kinh tế để có thể tiến hành bình thường và phát triển có hiệu quả. Xét giác độ vĩ mô, nhà ở của công nhân viên chức cá doanh nghiệp gần hay xa nơi làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến độ dàI thời gian đI trên đường đến nơi làm việc và mức hao phí thể lực của họ, do đó ảnh hưởng đến hiêuh quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều kiện cư trú của dân cư tốt hay xấu, không chỉ liên quan đến táI sản xuất sức lao động mà còn tác động đến tính tích cực sản xuất của người lao động.
Xét từ góc độ vĩ mô, nhà ở có vai trò khá quan trọng trong quá trình táI sản xuất nền kinh tế, liên quan đến sự phát triển của các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, máy móc xây dựng.Thông thường trong giá thành và sản phẩm xây dựng, 70% giá trị chuyển dịch của vật liệu, thiết bị và máy móc xây dựng, cơ khí, luyện kim, hoá chất. Sự phát triển nhà ở kích thích nhu cầu tiêu dùng của dân cư đô thị đối với các loại hàng điện tử, dụng cụ gia đình nọi thất…
Hàng hoá nhà ở à mở rộng nhà ở, sẽ làm cho tổng sản phẩm xã hội tắng lên nhanh chóng, dẫn đến làm thay đổi kết cấu lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, giảm bớt áp lực thị trường đối với các hàng không thuộc về nhà ở.
Nhà ở là điều kiện vật chất trọng yếu ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và điều chỉnh các mõi quan hệ xã hội.
Vai trò của nhà ở được thể hiện thông qua số lượng, kết cấu, hình thức kiến trúc và bố cục nhà ở. Số lượng nhà ở không chỉ ảnh hưởng đến sự biến đổi kết cấu gia đình dân cư, kéo dài hoặc tăng nhanh quá trình phân li mới mà còn ảnh hưởng tới thời kì kết hôn của thanh niên trong độ tuổi thích hợp, nó trở thành một vấn đề xã hội to lớn. Mức độ hợp lí của số lượngvà kết cấu nhà ở có ảnh hưởng đến nguyên tắc luân lí và trạng thái của thanh niên.
Hình thức xây dựng nhà ở quy định hình thức của dân cư ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng và giao lưu tình cảm giữa những con nhười. Bố cục nhà ở ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt kiến trúc, giao thông và thị trường sử dụng của vùng.
Với tầm quan trọng của nhà ở như đã nói ở trên đây, thì vấn đề nhà ở là mỗi quan tâm của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. ở nước ta,dưới sự lãnh đạo của đảng, chúng ta đang phấn đấu thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Nhà nước rất quan tâm lãnh đạo, toạ môI trường thuận lợi và động viên khuyến các tầng lớp dân cự phát huy nội lực đẻ xây dựng nhà ở,
II. Sự cần thiết cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ.
1. Sự cần thiết phải quản lí đất và nhà ở
a. Sự cần thiết và vai trò quản lí nhà nước đối với nền kinh tế
Nghị quyết lần thứ VI đã khẳng định việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Đẻ phát triển nền kinh tế –xã hội thì việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan. Nhưng để có thể phát huy tốt những tích cực và hạn chế những những tiêu cựccủa cơ chế thị trường thì nhà nước đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết:
Trong giới hạn nhất định, cơ chế thị trường có khả năng điều chỉnh nền sản xuất xã hội như tự động phân bổ điều tiết các yếu tố đầu vào của các ngành kinh tế dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, kích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triếnản xuất, tăng năng xuất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội, mở rộng thị trường trong và ngoàI nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường có những khuyết tật nhất định: do mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên có thể th]ờng xuyên nên tình trạng mất ổn định, phá vỡ các cân đổi trong nền sản xuất xã hội, nhiều vấn đề kinh tế xã hội, môI trường sinh tháI như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, huỷ hoại môI trường sinh thái… Do vậy để khắc phục những hậu quả tiêu cực đó, cần phảI có sự quản lí Nhà nước đối với nền kinh tế.
Để phát triển nền kinh tế thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng,hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp là nơI trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống đóng góp thu nhập quốc nội, tạo ra nguồn tích luỹ để táI sản xuất mở rộng chính bản thân doanh nghiệp và góp phần lớn vào quá trình CNH-HĐH đất nước. Doanh nghiệp là nởitực tiếp sử dụng các nguồn lực. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, phát huy nội lực, giảI phóng sức sản xuất,phát triển nền sản xuất xã hội chủ nghĩavà các thành phần kinh tế khác theo định hướng XHCN. Do đó phảI phát huy tính tự chủ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong đó, Nhà nước vừa nâng cao hiệu lực quản lí vĩ mô nền kinh tế quốc dân, vừa phát huy vai trò tự chủ, năng động của các thành phần kinh tế trng sản xuất kinh doanh tạo môI trường kinh tế thuận lợi và môI hành lang pháp lí an toàn cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Vai trò quản lí Nhà nước đối với nền kinh tế thông qua kế hoạch, định hướng, hoạch định và thẹc hiện các chinnnhs sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát trọng tài… đối với các doanh nghiệp cơ sở ngày cầng quan trọng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là thước đo của quản lí vĩ mô của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường nhiều vấn đè nảy sinh trong hạot đọng kinh anh của các doanh nhiệp mà chính bản thân doanh nghiệp khong thể tự giảI quyết được. Bởi vậy, việc quản lý của nhà nước là rất cần thiết nhằn giảI quyết những ách tắc, trở ngảitong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpđể đản bảo cho các doanh nghiệpphát triển theo định hướng của nhà nước và nấng cao hiệu quả kinh doanh.
Để có thể xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nhà nước quản lí vĩ mô bằng các công cụ gián tiếp để phát huy những ưu việt và hạn chế những tiêu cực của thị trường. Do kinh tế thị trường vận hành theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu quy luật cạnh tranh,giá cả là tín hiệu của quan hệ cung cầu trê thị trường, thị trường có vai trò quyết định đối với sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội,các chủ thể kinh tế thể hiện tính độc lập, tự chủ và cos quyền quyết định hoạt động kinh doanh của mình.
Nhà nước nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tê xã hội, lập quy hoạch kế hoạch định ra các mục tiêu các cân đối về nguồn lực, các biện pháp thực hiện quy hoạch kế hoạch nhằm mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước .
Xây dựng bộ máy Nhà nước quản lí kinh tế xã hội của dân, do dân, vì dân, là một bộ máy hành chính công có hiệu lực, dưới sự kiểm soát và giám sát của dân, có các thể chế để phát huy dân chủ và tự quản lí của dân, nhằm hướng tới việc thực hiện chiến lược đã được hoạch định.
Thông qua việc ban hành một khuôn khổ pháp luật, bảo đảm cho hoạt động dân sự và kinh doanh, tạo ra sự công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Duy trì sự ổn định nền kinh tế, bảo đảm các cân vĩ mô, huy đọng các nguồn lực cần thiết, bảo vệ môI trường sinh tháI thông qua hệ thống các chính sách…
Thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước ở những nghành then chốt, những vị trí chiến lược của đất nước mà tăng cường thực lực của nhà nước tác đọng vào nền kinh tế thị trường.
Vởy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước là cần thiết để duy trì trạng tháI cân bằng, khắc phục các mâu thuẫn nảy sinh để xã hội ổn định và phát triển.
b.Vai trò quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở
Đất đai và nhà ở là hai yếu tố cấu thành nên bất động sản của một quốc gia, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tầm quan trọng của nó càng tăng lên. Bất động sản ngày càng tăngvà hình thành các hoạt động mua bán rất sôI động.
Thực tế thị trường bất động sản đã co nhưng nhà nước chưa thừa nhận, vì vậy hoạt động diễn ra thầm lặng. Nhưng từ năm 1990 hoạt động của thị trường bất động sản đã sôI động và đã có hiện tượng đầu cơ tích trữ.
Nhà nước đã có luật đất đai công nhận quyền sử dụng đất cho người đó thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế…
Nghị định 87/CP đưa ra giá đất, nó nói lên Nhà nước thừa nhận đất đai có giá. Nhà nước xây dựng khung giá chung cho các vùng và các tỉnh đã làn cho thị trường đất đai và nha ở ngày càng sôI động.
Thị trường tàI chínhtrong thị trường bất động sẩn: Cuộc khủng hoảng tàI chínhnăm1999, thị trường bất động sản luôn gắn chặtvới thị trường tàI chính: một công ty hoặc một cá nhân không thể bỏ tiền mua được mà sử dụng thị trường công cụ chứng khoán, đóng cổ phần để mua. Cho nen thị trường bất động sản gắn với tình hình tàI chính hay cụ thể trên thụ trường chứng khoán.
Với vị trí của đất đai và nhà ở trong thị trường, nhà nước cần có vai trò gì để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển?
Nhà nước có các quy định cụ thể mua bán trong kinh doanh bất đọng sản, là nước với tư cách là đẻ quản lí vĩ mô, xử lí các tranh chấp các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế.
Nhà nước có vai trò hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường bất động sản. Thể hiện bằng các ông cụ của mình: Chỉo đạo hướng dẫn đưa các công nghệ kỹ thuật vào vào để kinh doanh nhà ở. Nhà nước hình thành một số công ty, tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào thị trường.
Vai trò bổ sung những lỗ hổng của thị trường, nhà nước phải quy định cho người buôn bán trao đổi do cơ quan nhà nước chứng nhận tránh tình trạng mua bán chịu.
Nội dung quản lí nhà nước thể hiện:
Thông qua hoạch định chiến lượcphân bổ đất đai và phát triể nhà ởcó cơ sở khoa họcnhằm phục vụ cho mục ddích kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, đảm cảo xây dựng và phát triển nhà ở hợp lí, giúp cho nhà nước quản lí chặt chẽ đất đai và quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển nhà ở, giúp người sử dụng đất và sử dụng nhà có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai và nhà ở có hiệu quả cao.
Thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất và nhà ở, nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai, nhà ở về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế- xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và xây dựng phát triển nhà ở hợp lí.
Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai và nhà ở, tạo cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai và nhà ở.
Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai và nhà ở như chính sách gía cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nươc kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lí đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở hợp lí, đạt hiệu quả cao để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái
Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lí và sử dụng đất đai và nhà ở, nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai cửa xây dựng, cải tạo, phát triển nhà ở, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luật đất đai và nhà ở.
2. Bản chất và sự cần thiết cấp GCN.
a, Bản chất và vai trò của giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ
- Bản chất của giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ:
Giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với QSD ĐƠ và QSHNƠ của người chủ sử dụng đất đai và nhà ở. Đây là quan hệ pháp lý giữa người sử dụng đất và người sở hữu nhà ở. Cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ thể hiện ý chí của nhà đối với chức năng nắm quyền lực trong tay đồng thời với tư cách là chủ sở hữu( chủ sử dụng đất và cho hưởng các quyền lợi về nhà- đất màhọ làm chủ theo quy định chung đã đưa ra.
- Vai trò của giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ:
+ Thông qua việc cấp giấy chứng nhận nhà nước sẽ nắm dược quỹ nhà đất mà mình đang quản lý. Từ đó sẽ có những giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đồng thời phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch đô thị. Mà quy hoạch đô thị đô thị đóng vai trò quan trọng nhất trong quy hoạch phát triển đô thị, nhất là khi cả nước đang trong qúa trình công nghiệp hoá, đô thị hoá.
+ Cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ khẳng định sự làm chủ của người dân giúp họ yên tâm đầu tư, cải tạo, xây dựng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nhà .
+ Thị trường bất động sản đang phát triển rất sôi động song chủ yếu là phát triển ngầm, việc cấp giấy chứng nhận sẽ tạo ra hệ thống hồ sơ tài liệu đầy đủ về tình hình sử dụng đất, tạo nèn tảmg pháp lý đẻ hoàn thiện thị trường bất động sản.
+ Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD Đ đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sử dụng đất tham gia các hoạt động kinh tế góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thế chấp quỳên sử dụng đất, góp vốn để liên doanh, liên kết giá trị quyền sử dụng đất.
Cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ đô thị sẽ làm cho nhà nước tăng thêm nguồn thu.
Một vai trò quan trọng khác là việc cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến người dân thong qua việc họ được hưởng những quyền lợi của người làm chủvà bảo vệ quyền lợi đó đúng bản chất XHCN mà nước ta đã định hướng.
b. Sự cần thiết cấp Giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ
Đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của cả dân tộc. Vì vậykhông thể có bất cứ cá nhân nào, hay một nháom người nào chiếm hữu tài sản chung thành tài sản riêngvà tự ý đặt quyền định đoạt cá nhân đối với tài sản chung đó. Chỉ có nhà nước,người đại diện hợp pháp duy nhất của mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lý tối cao đối với đất đai. Điều 1 Luật Đất Đai có ghi: “đất đai thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Mặy khác đất đai là yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất , của các doanh nghiệp là cơ sở nền tảng cho các tổ chức kinh tế chính trị xã hội khác đặt trụ sở của mình. Vì vậy, việc giao đất cho họ sử dụng là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên quyền sử dụng đất phải trong khuôn khổ pháp luật và sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Đặc biệt với nước ta khi vấn đè sưở hữu nhà nước dược đặt lên hàng đầu thì công tác quản lý Nhà nước về đất đai là yêu cầu không thể thiếu.
Thông qua các công cụ quản lý như: quy hoạch, kế hoạch, đánh giá phân hạng đất, các công cụ về tài chính, công cụ về pháp luật..Nhà nước nắm chắc được toàn bộ quỹ đất đai về quỹ nhà cả về số lượng và chất lượng. Từ đó Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và qúa trình xây dựng, cải tạo và phát triển nhà ở giúp người sử dụng đất và người sử hữu nhà ở có biện pháp hữu hiệu để bảo về và sử dụng đất đaivà nhà ở có hiệu quả cao. Măt khác Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho người sử dụng đất yên tâm sử dụng, đầu tư vào kinh doanh. Nhà nước kích thích các tổ chức kinh tế, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai, xây dựng vàphát triển nhà ở hợp lý,đạt hiệu quả kinh tế cao để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái . Còn Nhà nước thì có một khoản thu tài chính nhờ thuế.
Trong nền kinh tế quốc dân các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần vào thu nhập quốc nội, tạo ra nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng cho chính bản thân doanh nghiệp và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong sự sôi động của nền kinh tế thị trường, lợi nhuận kinh tế được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong cuộc sông, lợi ích của cá nhân luôn được đề cao và theo đuổi. Người sử dụng nhà đất cũng không tránh khỏi quy luật ấy trong quá trình sử dụng lô đất của mình. Một tập hợp những người sử dụng đất liền kề nhau đang theo đuổi nhữnh mục đích kinh tế và cuộc sống khác nhau thì mâu thuẫn trong sử dụng nhà, đất là không thể tránh khỏi. Những tác động qua lại đó mang cả tính tích cực lẫn tiêu cực. Nó mang tính tích cực trong trường hợp như voiệc xây dựng một trung tâm thương mại trên một mảnh đất, nó sẽ mang lại giá trịo cao hơn cho các lô đất xung quanh. Nó mang tính tiêu cực như một xưởng sản xuất gây ô nhiễm làm cho các khu đất xung quanh không có ai dám mua dẫn đến tình trạng đất bị giảm giá trị của khu đất bên cạnh. Điều này đòi hỏi cần phải có sự tác động của nhà nước để hướng các hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng chung phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp mà không gây ảnh hưởng tới lợi ích các hoạt động khác. Có thể nói khi này công tác quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng như là người cầm cân tạo hành thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia trong hoạt động về đất đai và nhà ở.
Sự quản lý của nhà nước về đất đai và nhà ở là một hoạt động không thể thiếu vì đất đai và nhà ở là nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống con người. Trong những năm qua , khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nhu cầu về đất đai và nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết đối với các tổ chức và cá nhân. Thị trường bất động sản đã được hình thành, song còn nhiều yếu tố tự phát, thiếu sự định hướng. Sự can thiệp của chính phủ nhằm phát huy hiệu quả của thị trường bất động sản nói chung và của đất đai nói riêng. Mội biện pháp thường được các chính phủ tiến hành là tăng mức độ rõ ràng của các thông tin thông qua việc làm tốt công tác đăng ký thống kê và cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ, quy hoạch định hướng sử dụng đất và xxây dựng nhà ở. Một mục tiêu quan trọng trong chính sách đô thị là nhằm bảo đảm và cải thiện công bằng kinh tế cho những nhóm người có thu nhập thấp trong vấn đề sử dụng đất. Nếu thiếu sự can thiệp của chính phủ, các hộ gia đình và những người có thu nhập thấp khó có thể có đủ khả năng có đất để sản xuất và đẻ cư trú.
Thêm vào đó chúng ta đang chủ trương thi hành chính sách sở hữu nhà nước về đất đai, vì vậy vấn đề quản lý chặt chẽ các biến động về tình hình sử dụng đất đai, nhất là đất để xây dựng các công trình xây dựng cụ thể cụ thể là nhà ở là hêtswcs quan trọng. Điều này cho phép nhà nước ._.có thể điều tiết tình hình sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Đăng ký cấp giấy chứng nhận là một trong những nội dungcủa công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ởtức là phải thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ.
Công tác đăng ký cấp giáy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ được thực hiện tốt một mặt giúp cho nhà nước nắm chắc quỹ đất mặt khác thiết lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và người sử dụng đất. Thông qua giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ người sử dụng thực hiện các quyềnvà nghĩa vụ sử dụng đất của mình một cách có giá trị, yên tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai góp phần khơi dậy nguồn lực phát triển kinh tế xã hội còn tiềm ẩn trong đất.
Chúng ta xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước là thực hiện mô hình kinh tế hỗn hợp, việc quản lý, điều tiết nền kinh tế thông qua sự tác động của “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” nhằm phát ưu thế và hạn chế được những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế vận động và phát triểntheo hướng bền vững. Việc chúng ta thừa nhận theo mô hình trên đây có nghĩa là nhà nước không đứng ngoài quá trình phát triển. Nhìn một cách tổng quát, nhà nước cóp hai chức năng cơ bản: Chức năng điều khiểnvà chức năng phát triển. Để thực hiện vai trò chức năng của mình, Nhà nước sử dụng một hệ thống các công cụ pháp luật, các chính sách vĩ mô, trongđó có các giải pháp tác động gián tiếp, các giải pháp tác động trực tiếp, các giải pháp có tác động lâu dài... đến các hoạt động kinh tế xã hội, tạo thành hành lang an toàn cho các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Trong quá trình tác động nhà nước cần phải giải quyết thoả đángmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Sừ phát triển kinh tế luôn phải chú ý đến các vấn đề xã hội và ngược lại. Điều đó hoàn toàn phụ thuôch vào vai trò điều tiết của nhà nước, bởi vì bản thân nền kinh tế thị trường tự nó không giải quyết được các vấn đè xã hội, chúng ta không thể chấp nhận sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội và sừ hy sinh của con người để đạt được sự tăng trưởng với bất kỳ giá nào. Tuy vậy giải quyết vấn xã hội không thể vượt quá khả năng cho phép của nền kinh tế, mà phải đặt nó trong mối quan hệ với nền kinh tế, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Vì vậy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước là rất cần thiết để duy trì trạng thái cân bằng, khắc phục các mâu thuẫn nẩy sinh để xã hội ổn định và phát triển.
Việc xây dựng hệ thống đất đai rõ ràng, đáng tin cậy và cho phép có sự tham gia của nhiều thành phần không thể tách rời khỏi cải tổ các quy trình quản lý, các chính sách,các công cụ các quy chế để việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả. Do vậy vấn đề quản lý nhà nước về đất đái và nhà ở nói chung và công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ nói riêng trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải tiến hành.
III. Quy định pháp lý của cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ
1. Căn cứ để cấp Giấy Chứng Nhận
Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ là một chứng thư pháp lý, cũng giống như bất kỳ quyết quyết định pháp lý nào, phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
-Thể hiện đầy đủ, đúng các nội dung của giấy chứng nhận. Nội dung không có thông tin phải gạch bỏ bằng một nét
- Các nội dung viết trên giấy phải chính xác, thống nhất với đợt đăng ký đã được duyệt và quyết định cấp giấy chứng nhận.
Trên 2 trang của giấy chứng nhận chỉ viết một kiểu chữ, một loại mực theo ngôn ngữ Việt Nam, chữ viết rõ ràng, không sửa chữa
Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ được cấp theo mấu thống nhất do tổng cục Địa chính phát hành.
Giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ được lập thành 2 bản. Một cho chủ sử hữu và một lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận.
Giấy tờ gốc theo quy định trong Nghị định 60/CP
2. Các đối tượng chịu trách nhiệm chịu kê khai
Nguyên tắc chung: Đối tượng chịu kê khai đăng ký nhà ở, đất ở là các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có quan hệ trực tiếp đối với nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cụ thể :
Chủ hộ hoặc người được chủ hộ uỷ quyền thay mặt cho hộ gia đình kê khai đăng ký nhà ở, đất ở. Trong trường hợp chủ hộ uỷ quyền cho người khác kê khai đăng ký, thì người đứng tên trong hồ sơ vẫn phảI ghi theo tên của chủ hộ.
Cá nhân sử dụng đất, sở hữu hoặc sử dụng nhà hoặc người được uỷ quyền hợp pháp thực hiện kê khai đăng ký nhà ở .
Các tổ chức kê khai đăng kí nhà ở đất ở là: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị , chính trị xã hội, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài, liên doanh giữa một bên là tổ chức trong nước, một bên là tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: do thủ trưởng hoặc là người được thủ tục uỷ quyền, đứng tên kê khai đăng ký nhà ở, đất ở phải là tên các tổ chức sử dụng đất, sở hữu hoặc sử dụng nhà.
Tổ chức kê khai đăng ký nhà ở đất ở phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, trường hợp tổ chức chưa có tư cách pháp nhân thì phải do tổ chức chủ quản có tư cách pháp nhân đứng ra kê khai đăng kí nhà ở đất ở.
Các đơn vị thuộc bộ quốc phòng do đơn vị chủ quản là tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn , bộ tư lệnh, biên phòng, học viện, nhà trường và các cơ quan , đơn vị trực thuộc bộ quốc phòng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đứng tên kê khai đăng ký đất.
Các tổ chức thuộc bộ nội vụ, công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đứng tên kee khai đăng ký nhà ở đất ở
Nhà ở đát ở tại đô thị phải được đăng ký tại UBND phường, thị trấn, xã. Chủ sử hữu hợp pháplà người được cấp GCN quyền sử hưũ Nhà ở và quyền sử dụng đất ơtrong trường hợp khác thì người sử dụng nhà có nghĩa vụ đăng ký
3. Hồ sơ xin cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở:
Hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đấtở.
Quyết định giao đất và giấy phép xây dựng nhà hoặc xác nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với trường hợp tại khoản 1 điều 10 của nghị định 60/CP: “trong trường hợp chủ nhà có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan nhà nước có tthẩm quyền của nhà nước Việt Nam Dân chủ cọng hoà, Chính phủ lâm thời Cộng Hoà miền Nam Việt Nam, hoặc nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp thì chủ nhà được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giấy sở hữu nhà , đất hoặc giấy tở hợp lệ khác.
Đối với trường hợp nhà ở và đất ở hợp với quy hoạch, không có tranh chấp thì phải có ý kiến cuả UBND phường, thị trấn sở tại xác nhận người làm đơn là người tạo lập nhà và xác nhận của cơ quan quản lí quy hoạch có thẩm quyền .
Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng xây cất không hợp lệ , nhưng phù hợp với quy hoạch , không có tranh chấp thì phải có quyết định giao đất và xác nhận của cơ nquan quản lý quy hoạch có thẩm quyền. Nếu chủ nhà xây dụng có giấy phép trên đất phù hợp với quy hoạch, nhưng chưa có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp người làm đơn không phải là chủ nhà thì phải kèm theo giấy tờ hợp lệ khác như: giấy tờ mua bán nhà ở, các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế, thế chấp , chia nhận, quà tặng , người làm đơn được cấp GCN sau khi thực hiện các nghiax vụ của chủ nhà và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật .
IV. Quy trình tổ chức cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị.
1. Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
- Người sử dụng đất sau khi kê khai đăng ký đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận này do Tổng cục Địa chính phát hành.
Theo quy định của Chính phủ giấy chứng nhận quyền SHNƠ và QSD ĐƠ tại nội thành, nội thị xã, thị trấn do uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương cấp.
Uỷ ban nhân dân huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở đất chuyên dùng tại nông thôn .
+ Cộng đồng dân cư sử dụng đất có các công trình đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ tại nông thôn
2. Nội dung các bước tiến hành đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ .
Đăng ký đất ở , nhà ở là một nội dung quan trọng cơ bản trong quản lý Nhà nước về đất đai,nhà ở. Nó không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người chủ nhà ở và chủ sử dụng đất ở trước pháp luật mà còn đảm bảo cho các cơ quan quản lý nắm chắc được hiện trạng nhà và đất ở địa phương mình, lập kế hoạch phát triển nhà ở. Từ đó phát hiện ra những tranh chấp, vướng mắc của các chủ sở hữu tìm giải pháp giải quyết kịp thời theo đúng pháp luật, bảo đảm đúng công bằng. Trên cơ sở dăng ký QSD ĐƠ và QSHNƠ, nhà nướcc cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ cho chủ sở hữu.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy nhanh tiến độ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổngcục địa chính đã ban hành quy trình đăng ký đất đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các bước sau:
Cấp GCN quyền sử dụng đất ở quyền sở hữu nhà ở tại đô thị
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 đã quy định cụ thể:
Chương điều 8 chương III ghi: “ nhà ở đất ở phải được đăng ký tại uỷ ban nhân dân phường, thị trấn”.
Điều9 ghi : “ Người có nghĩa vụ đăng ký nhà ở, đất ở là chủ sở hữunhà ở.Trong các trường hợp thì người chủ sử dụng phải có nghĩa vụ đăng ký”.
Theo nghị định 60/CP thì các bước thực hiện trong việc đăng ký QSD ĐƠ và QSHNƠ để được cấp giấy chứng nhận như sau:
Bước 1: Kê khai đăng ký nhà ở và đất ở.
Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đaivà nhà ở cấp Tỉnh phối hợp với Uỷ ban các cấp hướng dẫn việc kê khai đăng ký đầy đủ, đúng với thực trạng nhà ở, đất ở của từng tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Chủ nhà kê khai đầy đủ, rõ ràng nội dung đúng theo mẫu quy định, sao chụp chuẩn bị các bản sao giấy tờ có liên quan về nhà ở, đất ở và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn. Hồ sơ kê khai được lập thành 3 bộ để quản lý ở 3 cấp: phường, quận, thành phố.
Cán bộ địa chính phường có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính tại phường lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất để các hộ dân làm cơ sở kê khai đăng ký. Trường hợp nhà ở thuộc sở hứu nhà nước bao gồm nhà tự quản và nhà do các công ty kinh doanh quản lý thì việc kê khai đăng ký theo một tình tự khác.
Cơ quan quản lý nhà, đất cấp tỉnh cùng với Uỷ ban các cấp theo chương trình đã được ban chỉ đạo cấp tỉnh hoạch định, bố trí lịch tiếp nhận đăng ký nhà ở đất ở tại phường, kiểm tra nội dung kê khai vào sổ tiếp nhận đăng ký để thực hiện công việc chủ nhà khi nộp đăng ký nhà ở, đất ở phải tiếp nhận đămh ký.
Bước 2: Kiểm tra phân loại hồ sơ nhà ở, đất ở:
Hội đồng đăng ký đất ở nhà ở cấp phường và nhóm các cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý nhà ở, đất ở kiểm tra bản đăng ký và các giấy tờ kèm theo phân thành 2 loại: loại có đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận và loại chưa đủ điều kiện xét cấp giấy chứng
nhận.
Đối với trường hợp có đủ điều kiện xét, cấp giấy chứng nhận:
Nhóm cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý nhà đất cùng với ỷu ban nhân phường kiển tra, đo vẽ nhà ở đất ở.
Cấp đơn xin cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ đã hoàn tất cácc thủ tụcđã nêủ bước trên.
Uỷ ban nhân dân cấp phường lập danh sách nhứng trường hợp có đủ điều kiện để cấp giấy QSD ĐƠ và QSHNƠ để trình Uỷ ban nhân dâncấp quận tổng hợp,trình Uỷ ban nhân dáan cấp tỉnh.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ, các cơ quan quản lý nhà nước về nhà đất hướng dẫn các công việc phải làm theo các trường hợp cụ thể sau:
Hồ sơ có đủ điều kiện cấp đổi giấy ngay giấy chứng nhận cho dân: nhà ở chính chủ đang quản lý có đủ giấy tờ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tại điều 4 của quyết định 69/1999/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội; nhà ở của cán bộ công nhân viên tự xây trên đất được cơ quan, đơn vị phân cho thuê quyết định giao đất củacấp có thẩm quyền để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên; nhà ở mua của các đơn vị có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở bán. Uỷ ban nhân dan phường, thị trấn có trách nhiễmác nhận hồ sơ kê khai đănmg ký với các nội dung sau:
- Khuôn viên diện tích đất ở nhà ởthực tế đang sử dụng không có tranh chấp khiếu kiện.
- Sau khi xác nhận Uỷ ban nhân phường, thị trấn có thể trả lại chủ nhà để tự nộp đơn xin cấp, đổi giấy chứng nhận tại sở Địa chính Nhà đất hoặc có công văn gửi thẳng sở Địa chính Nhà đất đề nghị cấp, đổi giấy chứng nhận.
- Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ.
Hồ sơ tương tự như trên nhưng không phải chính chủ đang quản lý sử dụng ( gồm các trường hợp chia cho thừa kế... chưa đăng ký sang tển trước bạ tại cơ quan quản lý nhà đất của thành phố hoặc chưa xác nhận tại phường), hội đồng kê khai đăng ký phường xem xét từng trường hợp cụ thể để phân loại và xác nhận:
Khuôn viên diện tích nhà ở đất ở thực tế đang sử dụng, không có tranh chấp khiếu kiện .
Phần diện tích nhà tăng thêm nếu có ngoài diện tích trong giấy tờ hợp pháp sẽ xác nhận
Sau khi xác nhận Uỷ ban nhận dân phường lập biên bản phân loại hồ sơ, lập trích ngang hồ sơ kê khai cho các hội đồng, đồng thời lập tờ trình hội đồng xét cấp giấy chứng nhận của quận huyện để xét duyệt.
Hồ sơ không có giấy tờ hợp lệ về nhà ở đất ở, hội đồng kê khai đăng ký cấp phường xem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận :
Khuôn viên diện tích nhà ở đất ở thực tế đang sử dụng không có tranh chấp khiếu kiện.
Thời gian chủ nhà thực tế sử dụngđất trước ngày18/12/1980, từ 19/12/1980đến 14/10/1993, hay từ 15/10/1993 đến nay.
Sau khi xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp phường lập biên bản phân loại hồ sơ kê khai cho các hộ đồng thời lập tờ trình hội đồng xét cấp giấy chứng nhận của quận huyện để xét duyệt.
Uỷ ban nhân dân công khai kết quả phân loại hồ sơ của hội đồng kê khai đăng ký cấp phường trong trời gian 10 ngàytại các tổ dân phố để nhân dân đóng góp ý kiến, nếu không có khiếu nạiUỷ ban nhân dân phường lập tờ trình kèm theo danh sách trích ngang, hồ sơ kỹ thuất sửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký chuyển lên quận, huyện xét duyệt.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ tại cấp quận, huyện.
Phòng địa chính nhà đất cấp huyện có trách nhịêm tổng hợp, kiểm ttra hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do Uỷ ban nhân dâncấp phường chuyển lên thẩm định, kiến nghị việc cấp hay chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để cấp giấy chứng nhận.
Các trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo giấy chứng nhận QSHNƠ để chủ tich Uỷ ban nhân dân quận huyện ký trình Thành phố .
Các trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ để chr tịch Uỷ ban nhân dân quận huyệnký trình thành phố.
Các trường hợp có vướng mắc cần xử lý , phòng địa chính nhà đất ttập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp huyện xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt hội đồng lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp trường hợp nào để lại bổ sung hồ sơ và trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp được hội đồng thông qua, phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị ccấp giấy chứng nhận, tờ trình và bản thảo cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ để chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận , huyện ký trìnhthành phố.
Phòng địa chính nhà đất cấp quận có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ kê khai đăng ký, biên bản xét duyệt, tờ trình, bản thảo giấy chứng nhận của các trường hợp được đề nghị cấp cho sở Dịa chính Nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận.
Riêng những trường hợp chủ sử dụng đất, sở hữu nhà có nhu cầu sớm được cấp giấy chứng nhận mà không phải chờ theo đợt phân loại và xem xét của hội đồng cấp phường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng địa chính nhà đất quận , huyện nhưng các hộ phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chínhvới nhà nước theo quy định . Phòng địa chính nhà đất quận huyện phối hợp với UBND tiến hành thẩm tra nguồn gốc đất và các điều kiện cấp giây chứng nhận theo quy định , lập biên bản thẩm tra, tổng hợp hồ sơ để Uỷ bannhân dân quận huyện trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận
Bước 4: Trình Uỷ ban nhân Thành phố ký giấy chứng nhận và cấp giấy chứng nhận.
Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh thực hiện tổ chức phúc tra các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhậnQSD ĐƠ và QSHNƠ kèm theo danh sách, lập báo cáo trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhkèm theo danh sách các tổ chức cá nhân có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về kết quả kiểm tra; trình Uỷ ban nhân dân các giâý chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở đã được thực hiện theo đúng quy định.
Uỷ ban nhân đân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trưng ương duyệt và ký giấy chứng nhận.
Những trường hợp có đầy đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi giấy chứng nhận Sở Địa chính Nhà đất trực tiếp thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân ký cấp giấy chứng nhận.
Những trường hợp không đủ điều kiện sẽ trả lại quận và thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bbổ sung ddể hoàn thiện hồ sơ và thời gian thực hiện.
Sở Địa chính Nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và bảo lưu giâý chứng nhận.
Bước 5: Phương thức giao giấy chứng nhận.
Các cơ quan quản lý nhà đất cùng với Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức giao giấy chứng nhận tại phường sau khi người được cấp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cho nhà nước và các nghĩa vụ khác như:
Các trường hợp đổi giấy chứng nhận sẽ được Sở Địa chính Nhà đất giao giấy chứng nhận cho chủ nhà đất tại văn phòng.
Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản thu theo quy định, Sở địa chính nhà đất sẽ có thiông báo chuyển cục thuế thành phố cho chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai, Sở địa chính nhà đất sẽ lưu lại các giấy tờ gốc và gia giấy chứng nhận cho chủ nhà .
Trường hợp các chủ nhà có đơn xin nộp chậm, Sở địa chính nhà đất sẽ đóng dấu “ chưa hoàn thành nghĩa vụ về tài chính,khi thực hiện các quền theo luật định thì phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Sau khi nộp chủ nhà tới Sở địa chính nhà đất để xác nhận : đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính” vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký.
Đối với các trường hợp do Uỷ ban nhân dân quận trình, sau khi giấy chứng nhận được Uỷ ban nhan dân thành phố ký, Sở địa chính nhà đất vào sổ đăng ký tại sở đóng dấu “ chưa hoàn thành nghiã vụ tài chính khi thực hiện các quyền theo luật thì phải nộp các khoản
theo luật định” đối với các trường hợp phải nộp các khoản thu theo luật định thì phải nộp các khoản thu theo luâtj định vào giấy chứng nhận và chuyển trả giấy chứng nhận cho uỷ ban nhân dân quận huyện. Uỷ ban nhân dân quận huyệncó trách nhiệm tổ chức giao giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi.
Trường hợp chủ nhà muốn nộp ngay, Uỷ ban nhân dân quận huyện phối hợp với các cơ quan thuế và kho bạc nhà nước nộp các khoản thu theo quy định. Sau khi nộp chủ nhà tới Sở địa chính để dăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào giấy chứng nhận và sổ đăng ký quản lý
ChươngII:
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị Hà Nội
I . Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội.
1. Điều kiện tự nhiên:
Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước là một thành phố lớn nằm hai bên bờ sông hồng và trong vùng đồng bằng trù phú nổi tiếng lâu đời, Hà nội có vị trí và địa thế rất đẹp thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Về mặt hành chính, Hà Nội là thành phố trực thuộc trưng ương với 7 quận nội thành( Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân) và 5 huyện ngoại thành. Hà Nội là một thị trường đầy hứa hẹn về đất đai và nhà ở. Mặt khác do Hà Nội nằm trong vùng đông bằng châu thổ sông Hồng, chỉ có ít khu vực đồi, núi phía bắc và tây Sóc Sơn nên đất đai hầu hết là bằng phẳng, ít phức tạp, có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp và xây dựng. Đây cũng là một ưu thế của thị trường nhà đất Hà Nội.
Hà Nội có nhiều đầm, hồ tự nhiện và hệ thống sông , kênh mương giầy đặc. Hiện nay do nhu cầu đô thị hoá người ta đã san lấp để làm đất xây dựng nên diện tích đất ngày càng tăng lên.
Hà Nội có 4 loại đất chính là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Phần lớn đất đai Hà Nội thuộc nhóm đất phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp các huyện, chiếm hầu hết diện tích đất của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Nhóm đất bạc màu chủ yếu phát triển trên đất phù sa cổ, tập trung nhiều ở 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp.Nhóm đồi núi chủ yếu tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị xói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng,nhiều nơi trơ sỏi, sạn, nghèo chất dinh dưỡng. Hà Nội là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị cho cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống phục vụ cho nhu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và dành một phàn cho xuất khẩu.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
Hà Nội là thành phố có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển, biểu hiện:
+ Có vị trí, địa thế thuận lợi ở trung tâm Bắc Bộ. Có sông Hồng, mmọt trong 2 con sông lớn nhất đất nước chảy qua, tạo cho Hà Nội gắn bó một cách tự nhiên, thuận lợi vơí mọi miền của đất nước và các nước xung quanh,.
+ Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà đồi dào lượng nhiệt, độ ẩm ánh sáng để phát triỉen nông nghiệp, đặc biệt là rau và hoa quả.
+ Có nguồn tài nguyên phong phú như thuỷ sản, nmước ngầm và nông sản quý. Bên cạnh đó, về mặt tự nhiên Hà Nội còn có một số điểm không thuận lợi như thiên tai thường hay xảy ra ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất hoặc nhưng tác động do con người gây ra đối với các điều kiện tự nhiên và môi trường sốngnhư việc đốt phá rừng, canh tác không hợp lý làm xói mòn đất đai, gây ô nhiễm cho đất, cho nguồn nước ngầm và không khí. ở một số nơi, mức độ ô nhiễm đã đến mức báo động. Vì thế, bên cạnh việc khai thác và sử dụng hơp lý các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, việc chủ động phòng chống thiên tai, cải tạo và bảo vệ môi trường đã trở nên vô cùng cấp thiết.
2. Điều kiện kinh tế
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước. Nền kinh tế của thành phố phá triển mạnh và cơ cấu phức tạp. Điều này phụ thuộc voà sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhất là vị trí của thủ đô Hà Nội. Trong cơ cấu ngành kinh tế, nổi lên các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ với nhiều sản phảm truyền thống có chất lượng cao. Hà Nội là trung tâm kinh tế đứng thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy tập trung nhiều cơ quan xí nghiệp, nhàmáy nên diện tích đất đai, nhà ở của dân cư có phàn bị thu hẹp. Mặt khác do kinh tế phát triển trình độ dân trí cao nên nhu cầu về đất đai, nhà ở có cơ cấu riêng biệt so với vùng khác. Chẳng hạn như các gia đình có đời sống cao, có tiềm lực về kinh tế thì họ muốn có ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, rộng rãi hay nói cách khác họ muốn có một ngôi nhà ngoại ô để về nghỉ cuối tuần... Do đó, điều kiện kinh tế cũng đóng một vai trò quyết định đói với sự phát triển của nhà ở đô thị.
3. Điều kiện xã hội.
Một đặc điểm nổibật của điều kiện xã hội là dân số. Như đã nói, Hà Nội bao gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với tổng diện tích là 922.8km2, dân số của thành phố tính đến cuối năm 2002 khoảng 4758000 người, trong đó dan số nội thành chiếm 57.6%. Hiện nay Hà Nội chiếm khoảng 3% dân số cả nước và dứng thứ 9 về mặt dân số theo đơn vị lãnh thổ hành chính. Như vậy dân số Hà Nội khá lớn đã làm cho nhu cầu đất đai nhà ở tăng lên. Mật đọ dân số nội thành là 24689 người/ km2, ngoại thành là 1.324/ người/ km2. Mật độ này gấp 12 làn so với mật độ trung bình của cả nước. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên hàng năm. Ngoài ra còn co tác động của quá trình đô thị hoá, dân cư nông thôn đổ ra thành thị ngày càng nhiều làm cho dân số Hà Nội tăng lên một cách nhanh chóng và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái.
4. Quỹ đất của Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên Thành phố năm 2000 là 92092,45 ha.
Phân theo loại đất như sau:
Đất nông nghiệp : 43612,43 ha chiếm 47,3% diện tích đất tự nhiên.
Đất lâm nghiệp :6712,6 ha chiếm 7,2% diện tích đất tự nhiên
Đất chuyên dùng: 20534,39 ha, chiếm 22,2% ciện tích đất tự nhiên.
- Đất ở:11688,65ha ,chiếm 12,6% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng và sông suối đá : 9549,65ha chiếm10,3% diện tích đất tự nhiên.
Phân theo đối tượng sử dụng đất:
- Hộ gia đình, cá nhân:48.473,64ha, chiếm 52,6% diện tích đất tự nhiên.
- Các tổ chức kinh tế: 9402,2ha, chiếm 10,25.
- Tổ chức nước ngoài và liên doanh với nước ngoài:600,43ha, chiếm0,65%diện tích đất tự nhiên.
- UBND xã quản lý: 18.585.98ha chiếm20,2% diện tích đất tự nhiên.
- Cáctổ chức khác: 5766,53ha chiếm 6,3% ndiện tích đất tự nhiên.
Bình quân diện tích đất tự nhiên:
- Theo nhân khẩutự nhiênlà: 346,83 m2/người.
- Theo hộ gia đìnhlà: 1434,84 m2/hộ.
Đất ở tại Hà Nội là 11.688,65ha, chiếm 12,7% diện tích đất tự nhiên:
+ Phân loại theo đất:
Đất ở đô thị là 2871,88ha chiếm 24,6% diện tích đất ở.
Đất ở nông thôn là 8816,77 ha chiếm 75,4% diện tích đất ở.
+ Phân theo đối tượng sử dụng:
Hộ gia đình cá nhân: 11027,93 ha, chiếm 94,3% diện tích đất ở
Các tổ chức kinh tế: 411,40ha chiếm 3,5% diện tích đấtở.
UBND các xã quản lý 0,93ha chiếm 0,0033% diện tích đất ở
Các tổ chức khác: 248,93ha chiếm 2,12% diện tích đất ở.
+ Bình quân đất ở:
Tính theo nhân khẩu tự nhiên ; 97,22m2/người.
T ính theo hộ gia đình: 402,22m2/hộ .
Bình quân đất ở tính đô thị tính theo nhân khẩu tự nhiên:10,8m2/người.
Bình quân đất ở đô thị tính theo hộ gia đình:44,74m2/hộ.
Bình quân đất ở tính nông thôn tính theo nhân khẩu tự nhiên: 33,2m2/người
Bình quân đất ở nông thôn tính theo hộ gia đình: 137,35m2/hộ.
5. Những ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ.
Sự di dân tự do quá nhanh ở các tỉnh về Hà Nội và việc mua nhà dịnh cư lâu dài ở đây. Làm cho việc mua bán nàh ngày càng tăng, hơn nữa nhãng người mới nhập cư chưa có hộ khẩu ổn định nên họ rất ngại việc đăng kí nhà ở làm thủ tục sang tên đổi chủ, nê không thể thống kê được lượng nhà được giao địch trên thị trường , mặt khác cũng không thể nắm chắc được quỹ nhà hiện có, và cũng dã làm thất thoát một lượng lớn thuế chuyển quyền.
Sự phát triển kinh tế nhanh kéo theo quá trình đô thị hóa chóng mặt, khiến cho nhu cầu về nhà ở hết sức cấp thiết, để có dược đất để xay nhà người ta bất chấp cả pháp luật xây nhà lên cả đất nông nghiệp,
Hàng năm lượng đất bãi bồi của Hà Nội có một lượng không nhỏ nhưng do biến động hàng năm lớn nên việc nắm bắt quản lý khong hề dễ dàng, chính vì không có ai quản lý nên người dân đã tự ý xây nhà lên cả đây để đòi bồi thường.
II. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội
1. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 1999:
Để tăng cường quản lý nhà nước về nhà ở và đất đai thì công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ là rất quan trọng và cần thiết,. Và thực hiện Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính Phủ về cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ tại đô thị
Theo kế hoạch của Tổng cục Địa chính việc cấp GCN QSD Đ sẽ hoàn thành trên phạm vi cả nước vào trước năm 2003
Việc triển khai thực hiện Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 và Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về xá lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở taị đô thị Hà Nội là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo đame thực hiện các chính sách của nhà nước về nhà ở, đất ở một cách chặt chẽ chính xác, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cán bộ và nhân dân.
Từ năm 1995 đến nay , UBND Thành phố Hà Nội đã ttạp trung chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý đất đai , từng bước đưa công tác quản lý về đất đai theo quy định . Đồng thời với vuiệc bàn giao bản đồ địa chính cho UBND các phường xã, thị trấn để quản lý, công tác kiểm kê , thống kê đất đai hàng năm đi vào nề nếp.Thành phố đã trình Chính phủ phê duỵêt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hiện nay, tại khu vực đô thị Hà Nội, nơi có tính chất rất đa dạng và mức độ biến động lớn đặc biệt là lĩnh vực nhà ở, đất ở do quản lý buông lỏng trong một thời gian dài và phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề xã hội và tồn tại lịch sử, các chính sách của nhà nước về nhà ở, đất ở đô thị cũng thay đổi nhiều theo từng giao đoạn phát triển của kinh tế xã hội, hồ sơ quản lý nhà, đất ảnh hưởng các thời kỳ thiếu, ở nhiều địa bàn phường, xã, thị trấn hầu như không có hồ sơ quản lý , gây nhiều khó khăn, gây nhiều bất cập cho chính quyền các cấp và các ngành của thành phố trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai, quản lý các chuyển dịch, thay đổi về nhà ở, đất ở, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy hoạch đô thị, chống lẫn chiếm đất. Cho nên việc triển khai Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một bức xúc của thực tiễn quản lý đô thị.
Để tổ chức thực hiện vững chắc, từ cuối năm 1996 UBND thành phố tiến hành thí điểm việc kê khai đăng kí, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 2 phường Kim Liên và Láng Thượng, quận Đống Đa theo chỉ đạo của Tổng cục Địa chính. Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội cùng với các cấp ngành có liên quan tổ chức xét duyệt cấp GCN quiyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Kết quả kê khai đăng kí đến ngày 15/10/1997:
Số lượng thửa đất đai kê khai đăng kí được thống kê như sau:
+ Tổng số thửa đất của 2 phường là 4489 thửa, trong đó Kim Liên là 2307 thửa, Láng Thượng là 2182 t._.o chúng ta thấy, vấn đề sở hữu và sử dụng là những vấn đề rất phức tạp, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau( nhất là vấn đề sở hữu và sử dụng ruộng đất). Tuy nhiên,trong những năm vừa qua Đảng và nhà nước đã đề ra và thực hiện thành công cơ chế kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai. Thành công của sự kết hợp này là ở chỗ: quyền sở hữu toàn dân về đất đai vẫn không hề thay đổi bằng cơ chế khoán dử dụng lâu dài cho các hộ, cũng như các tẻ chức kinh tế,chính trị xã hội khác. Việc công nhạn quyền và nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng đất nhất là các hộ nông dân, thực sự đã tạo ra động lực lớn thúc đẩy qua trình sử dụng đất đai hợp lý hơn và đặc biệt là thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển với mức độ cao hơn trước rất nhiều.
3. Đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích
Nhà ở là yếu tố liên quan đến tất cả mọi người, bởi vì ai cũng cần phải có nhà ở để tồn tại và phát triển, nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu cá nhân và gia đình họ. Như vậy, nhà ở có liên quan xhặt chẽ đến từng cá nhân. Nhà ở không chỉ liên quan đến lợi ích trực tiếp của từng cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến lợi ích của mọi tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Đất đai cũng phản ánh mỗi quan hệ về lợi ích của cá nhân, tập thể và của cộng đồng xã hội. Đối với các tổ chức kinh tế, đất đai là yếu tố sản xuất, càn các tổ chức chính trị xã hội, đất đai là cơ sở, là nền móng để tồn tại và phát triển. Do vậy chú ý đến lợi ích của con người là phát huy đầy đủ tính tích cực chủ động, sáng tạo của con người. Lợi ích không chỉ động lực, mà quan trọng hơn nó phương tiện của quản lý dùng để động viên con người.
Tuy nhỉên, lợi ích về đất đai và nhà ở không chỉ liên quan dến lợi ích cá nhân mà nó còn liên quan đến lợi ích tập thể, lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy phải kết hợp hài hoà ba lợi ích đó, không để lợi ích này lẫn át hoặc triệt tiêu lợi ích khác.
Để xây dựng hài hoà ba lợi ích, cần thực hiện các vấn đề cơ bản sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở vận dạng các quy luật khách quan và phù hợp với đặc điểm của đất nước. Chiến lược đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xã hội và lợi ích của toàn thành viên trong xã hội.
-Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch và kế hoạch về đất đai và nhà ở. Các loại quy hoạch và kế hoạch đó phải quy tụ được lợi ích của toàn xã hộivà lợi ích của các thành viên trong xã hội.
- Thực hiện đầy đủ chế độ thu thuế đất và nhà ở. Xem đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi cá nhân đối với nhà nước, đối với toàn xã hội. Nghĩa vụ thuế là công cụ để điều hào lợi ích và công bằng xã hội.
- Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế và các đòn bẩy kinh tế nhằm thúc đẩy các tổ chức và cá nhan quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và nhà, nhằm duy trì đảm bảo các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
-Sử dụng linh hoạt các phương pháp quản lí, không chỉ là các phương pgháp hành chính, phương pháp kinh tế mà cả phương pháp giáo dục. Trong nhiều trường hợp, phương pháp giáo dục là phương pháp có hiệu quả để kết hợp hài hoà ba lợi ích trên.
-Thực hiện tốt công cụ luật pháp. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm lợi ích các nhân. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm lợi ích tạp thể và lợi ích của xã hội, nhằm tạo ra những hành lang pháp lýcho sự kết hợp ba lợi ích về đất đai và nhà ở.
Trong vấn đề cần lưu ý khi xem xét mối quan hệ về lợi ích là lợi ích vật chất bao giờ cũng gắn với lợi ích tinh thần. Vì vậy, khi xem xét giải quyết lợi ích vật chất về đất đai và nhà ở, khía cạnh tinh thần lớn nhất là vấn đề công bằng xã hội.
4.Tiết kiệm và hiệu quả.
Đây là một trong những nguyên tắc quản lí cơ bản, bởi vì bất cứ một hạt động nào dù là kimh tế, chính trị hay xã hội đều phải được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên tiết kiệm và hiệu quả là một khái niệm phức tạp cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau. Theo ý kiến củab nhiều nhà kính tế:
Tiết kiệm = tổng thu nhập- tiêu dùng
Khái niệm này gắn với tích luỹ.
Như vậy, tiết kiệm có liên quan đến khâu sản xuất, xây dựng và khâu tiêu dùng.
Tiết kiệm trong sản xuất, với ý nghĩa tích cực của nó là một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra nhiều đồng sản phẩm.
Tiết kiệm trong tiêu dùng là mức chi tiêu hợp lý, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, không xa hoa lãng phí.
Tiết kiẹm, như vậy là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Vì hiệu quả là khả năng thực hiện có kết quả cao các nhiệm vụ, với chí nhỏ nhất.
Đất đai và nhà ởe là hai loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng, là điều kiện tồn tại cơ bản gắn liền vơi hạot động của con người, của các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội vàcủa nhà nước. Mặt khác, chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó dân số tăng lên ngày càng nhiều, do đó đất đai và nhà ở ngày càng trở nên khó khăn và hạn hẹp hơn. Điều này càng cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và nhà ở. Hơn nữa đất đai và nhà ở là những loại bất động sản có lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Mọi sự lãng phí trong đầu tư và sử dụng chúng đều có thể dẫn đến thảm hoạ phá sản. Bài học về sự bất ổn kinh tế ở Châu á cuối những năm 90 của thế kỷ trước, mà một trong những nguyên nhân của nó là vấn đề đầu tư về đất đai và nhà ở cho chúng ta thấy vấn đề này.
Như vậy, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai và nhà ở rõ ràng là một nguyên tắc quan trọng. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này là công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong việc sử dụng đất và nhà ở với chi phí thấp nhất.
Để thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cần -phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan.
- Xây dưng và thực hiện tốt các quy hoạch và kế hoạch về đất đai và nhà ở, phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí, tránh phô trương hình thức, tránh phá đi làm lại.
- Giảm chi phí vật tư đối với các công trình xây dựng cơ bản về đất đai và nhà ở. Đẩy nhanh tiến độ thi công để nhanh đưa các công trình cơ bản vào sử dụng.
- Sử dụng tối đa năng lực sản xuất của các công trình.
Công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ là một nội dung quan trọng trong quản lí nhà nước về đất đai và nhà ở, do đó khi thực hiện cần phải đảm bảo được các nguyên tắc trên.
Nền kinh tế nước ta đang trong qua trình chuyển đỏi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy việc thúc đẩy hợp pháp hoá quyền sở hữu, sử dụng bất động sản và thiết lập thể chế cần thiết trong nền kinh tế nước ta. Việc cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản nước ta thành thị trường chính thức.
Thông qua công tác kê khai đăng kí cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ thì nhà mước có thể nắm chắc tình hình sở hữu, sử dụng nhà, đất, phục vụ cho việc thu thuế đất, là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu, sử dụng đất nhà,. ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng nhiều chế độ quản lí, nhiều loại hồ sơ khác nhau để vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, vừa tiến tới mục tiêu lâu dài xây dựng một hồ sơ địa chính thống nhất. Tuy nhiên, trong các chế độ quản lý mọi hệ thống hồ sơ thiết lập thì việc xác dịnh quyền sở hữu và quyền sử dụng luôn được coi trọng. Yêu cầu pháp lý của hệ thống hồ sơ ngày càng đầy đủ, thống nhất, chặt chẽ hơn.
Hệ thống hồ sơ dưới các chế độ nhìn chung đều có nhiều chủng loại, luôn bao gồm hai nhóm tài liệu: nhóm lập theo thứ tự thửa và nhóm lập theo thứ tử dụng đất để tra cứu. Xu hướng chung của các hệ thống hồ sơ ngày càng nhiều tài liệu. Điều đó phản ánh lịch sử sở hữu, sử dụng nhà, đất rất phức tạp và tình trạng sở hữu nhà , đất ngày càng manh mún ở Việt Nam.
Do tồn tại lịch sử và cơ chế quản lý, nhà trước đây bị buông lỏng và vấn đề nhà, đất tại đô thị luôn là vấn đề mang tính xã hội phức tạp và nhảy cảm, liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân. Việc nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở, đất ở mà nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo XHCN về nhà, đất đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện chính sách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước CHXHCN Việt Nam thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là vấn đề bức xúc được sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt nhà ở, đất ở tại đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội với các hình thức sử dụng đất và đôi tượng sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp. Tốc độ đô thị hoá rất nhanh dẫn đến nhu cầu nhà ở đất ở tăng lên rất nhanh do đó xuất hiện tình trạng mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp...nhà đất không tuân thủ theo các quy định của pháp luật, xây dựng nhà không phép, sai phép vi phạm quy hoạch đô thị, lấn chiếm đất công... diễn ra khá phổ biến, hơn thế nữa, công tác quản lý nhà bị buông lỏng trong thời gian dài khiến công tác lập hồ sơ quản lý trở nên cấp bách và cần thiết xác định chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất chính xác, quản lý chặt chẽ các chủ sử dụng chu sở hữu nhà, đất là việc không thể thiếu của các cấp chính quyền.
Công tác kê khai đăng kí, xét cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ là một công việc hết sức phức tạp, luôn đi sâu đi sát với nhân dân. Mặt khác, với tốc đô thị hoá như hiện nay, mức độ chuyển dịch về nhà , đất rất mạnh mẽ như mua bán, chuyển nhượng, thừa kế thế chấp, trình trạng lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà không phép, trái phép, vi phạm quy hoạch đô thị xảy ra rất phổ biến. Viêc giải quyết tranh chấp, tố cáo khiếu nại dài chưa được chưaq được kịp thời, kéo dài vụ việc làm tăng tính phức tạp của vụ việc. Do đó trong quá trình thực hiện các cấp các ngành cần xử lí nghiêm minh , dứt điểm các vụ việc tránh tình trạng tồn đọng hồ sơ gây bất bình đẳng trong nhân dân. Cán bộ được giao nhiệm vu thực hiện công tác này cần quán triệt tư tưởng chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt, không máy móc. Đồng thời người sử dụng phải thực hiện đầy đử các quy định của nhà nước, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.
Việc tổ chứcviệc chỉ đạo của các cơ quan có thảm quyền phải xuyên suốt, quản lý chặt chẽ đến từng cấp, từng khâu của công việc. Công tác thanh tra kiểm tra,đôn đốc việc thực hiện công tác kê khai đăng kí, xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ của các cấp chính quyền phải chặt chẽ, kịp thời. Nhà nước cần có những văn bản hướng đãn cho các bnộ thực hiện nhiệm vụ được thuận lợi và giải quyết các vướng mắc cho nhân dân.
II.Một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và SDĐƠ
Việc tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang đặt ra yêu cầu phải có chuyển biến tích cực vừ đạt hiệu quả cao của quản lý nhà nướcđối với đất đai và nhà ở.
Để quản lý chặt chẽ quỹ đất, nà trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật, mục tiêu quản lí đến từng thửa đất , từng ngôi nhà thông qua công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Đồng thời theo dõi cập nhật thường xuyên biến động về nhà, đất và chủ sử dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà, đất hiện nay. Qua theo dõi công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm tới để đảm bảo cho cồng tác này thực hiện được những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra chúng ta cần tìnm ra những nguyên nhân và những giải pháp.
Giải pháp vĩ mô.
a. Hoàn thiện chính sách nhà nước
Cơ sở pháp lí của công tac xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ là luật đất đai, và cụ thể hơn là nghị định 60/CP và một sốnghị định khác có liên quan.
Các văn bản hướng dẫn việc thưch hiện chính sách, các biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo nhsf đất ta9j Hà Nội của chính phủ, các bộ ngành có liên quan vẫn đảm bảo nguyên tắc chung là tôn trọng các chính sách cũ đã tiến hanhf vào năm 1958-1964 không rũ rối xem xét lại, đảm bảo ổn đing\hj kinh tế xã hội. Nhưng trên thực tế tren 80% thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết thoả đáng đều có nội dung liên quan đến nhà ở, đất ở và giải quyết những thắc mắc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về nhà ở, đất ở trên địa ban thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nguyên nhân chính là do thiếu hồ sơ. Nhị định 60/CP của Chính phủ vè cấp GCNQSHNƠ vàaQSD ĐƠ tại đô thị ra đời là mp\ột bước ngoặt trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở đất ở tại đô tạo cơ sở pháp lý giúp người dân thực hiện được các quyền cơ bản theo luật dất đai quy định. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách của TW và của thànhvphố trước đây còn khó cạp nhật, còn khó thực hiện. Sau khi chỉ thị số18/1999/CT/TTDngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủvề một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ , UBND thành phố đã ban hành quyết định69/QĐ-UB ngày 18/8/9/1999, thay thế quyết định 3564 tháo gỡ về cơ bản các vướng mắc tồn tại trước đây trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn nảy sinh nhiều vấn đè bát cập, Nhà nước vẫn có những văn bản, chính sách hướng dẫn để áp dụng thực hiện công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tiến hành nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của nhà nước về quản lý đất đai và nhà ở.
- Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai: một hệ thống chính sách pháp luật đất đai hoàn thiện không những tạo ra động lực phát huy được nguồn phát triển mà còn tạo ra môi trườn xã hộin ổn định để phát triển bền vững. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền và tổ chức thi hành luật đất đai soa cho có hiệu lực và hiệu quả.
- Khi cấp xét GCN thì phải có phù hợ với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hay không. Do đó cần khẳng định vai trò của ngành -cơ quan đất đai nói chung và kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ nói riêng ở các địa phương đối vơi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Khuyến khích, nghiên cứu xây dựng một mô hình quy hoạch sử dụng đất phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội của thành phố. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các cấp hành chính là không thể thiếu cần triển khai thực hiện đề án quy hoạch sử dụgn đất một cách tỏng hợp nhất của quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Công tác quy hoạch phải đi trước trong việc xây dựng cho các công trình phúc lợi và mtj bằng khu dân cư. Bản đồ quy hoạch phải được công khai, lộ giới phải được cắm mốc một cách rõ ràng, chỗ nào được xây dựng chỗ nào không được xây dựng để nhân dân biết được mà tránh tình trạng xây trức đập sau, gây lãng phí. Trong quy hoạchta nên nghien cứu để hạn chế tối đa tình trạng giải toả cacá khu dân cư.
- Lập quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố cho giai đoạnđến năm 2020 cấp quận, huyện đến năm 2010 và cấp phường xã, thị trấn, đến năm 2005.
- Xây dựng chế độ thanh trả thường xuyên từ cấp phường, xã. Tổ chức công tác tỏng kiểm kê đo đặc bản đồ. Hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện chỉ thị thủ tướng chính phủ về việc kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất ở cấp xã, phường, quận, huyện, của các tổ chức
b. Về tổ chức thực hiện
Để công tác quản lýnhà, đất được tăng cường đồng bộ phát huy quyền lam chủ của nhân dân. Hệ thống hồ sơ quản lý nhà đất từg bướcđược hoàn thiện thì công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ gắn với chính quyền các cấp trong quá trình thực hiẹn đểđưa các chủ trương, củab dảng và nhà nước voà thực tiến cuộc sống và thực tiến tiếp tục đề xuất hoàn thiện các chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nhànước và nguyệnvọng chính đáng của nhân dân.
Để thực hiện tốt cong tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ tren địa bàn thành phố Hà NộI thì chúng ta cần phải coi trọng côg tác tổ chức lực lượng, chuẩn bịvật tư, kinh phí, tài liệu, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đến từng người thực hiện. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ ra những sai sót trong quá trình chỉ đạo, thực hiện. Kịp thời phát hiện những nhân tố mới để nhân ra diện rộng.
Cải cách thủ tục hành chính : mạnh dạn giao việc cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ cho cơ quan chuyên trách: hầu hết các nưởctên thế giới đều có cơ quan chuyên trách về đăng ký bất động sản. Việc phân cấp này góp phần làm tăng tráchnhiệm cho ngành địa chính, đồng thời đẩy nhanh tốc độ cấp GCN đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính , giản nhẹ khối lượng cong việc của chủ tịch UBND các cấp.
Hiện nay thủ tục hành chính còn quá cồng kềnh, quy định trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành trong công tác phân loại hò sơ và xét cấp gGCN QSHNƠ và QSD ĐƠ chưa được cụ thể còn nhièu điểm chồng chéo và phụ thuộc vào nhau gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhiều thành phần than gia không phát huy được hiệu quả. Nhà nước cần xem xét giảm bớt thủ tục hành chính , quy định rõ trách nhiệm của từng cấp.
Giảm thiểu các thủ tục, đối với công dân và các tổ chức, tổ chức tốt cơ chế một cửa, công khai các thủ tục quy trình và thời gian giải quyết bước đầu tạo niềm tin cho cảc tổ chức và công dân.
Giảm thiểu và cong khai các thủ tục quy trình và thời gian giải quyết từng khâu công việc, chống phiền hà, phân cấp mạnh và phát huy trách nhiệm quản lý trách nhiệm cho các cơ sở thực hiện tốt hức nămg, bước đầu tạo niềm tin của các tổ chức và nhân dân trong quan hệ giải quyết công việc. Tiến hành rà soát và điều chỉnh các quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, đảm bảo các cơ sở pháp lý, tránh phiền hà.
Thành lập tổ công tác liên ngành Địa chính, Xây dựng, Thuế đến từng khóm để làm thủ tục GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Các mẫu khai phát đủ cho cả ba ngành và khai nộp một lần và chỉ đến kho bạc nộp một lần.
Hệ thống thông tin:
Sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin đã dẫn đến cuộc cách mạng lần thứ ba: cuộc cách mạng thôg tin. Cuộc cách mạng này đã tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội tạo nên sự chuyển biến về chất của nên văn minh công nghiệp tiên tiến sang nền văn minh thông tin và trí tuệ, từ nền công nghiệp truyền thống sang nền KT thông tin. Ngành quản lý đất đai của Việt Nam cũng bị tác đọng sâu sắc của cuộc cách mạng đó.
Hệ thống thông tin đất đai(LIS) được xây dẹng trên cơ sở hai khối lượng thông tinlớn là bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính nhằm phục vụ các yêu cầu của 7 nội dụng quản lý nhà nướcvề đất đai và nhà ở. Ngoài ra để chuẩn bị cho sự hình thanh thị trường bất động sản, hệ thống thông tin sẽ ảnh hưởng đến mực độ thành cong và khả năng quản lý, điều tiết tình hình bất động sản.
Tập trung chỉ đạo mở rộng kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất, nhà, nhằm mục tiêu phấn đấ: Tành phố Hà NộI là mọt trong những tỉnh đầu tiên của cả nước về cơ bản hoàn thành hệ thống bản đồ số, có cơ sở dữ liệu của hệ thống công nghệ theo công nghệ thông tin hiện đại GIS để áp dụng vào nhiệm vụ Địa chính - Nhà đất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời phục vụ cho ông tác lãnh đạo quản lý được thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố, đòng thời đáp ứng được yêu cầu thông tin về đất, nhà của tổ chức và cá nhân. Do đó cần áp dụng công nghệ hai bước: thành lập bản đồ ảnh cơ sở( do tổng cục địa chính thực hiện ) và thành lập bản đồ địa chính từ bản đồ ảnh cơ sở(do địa phương quản lý).
c.Giải pháp về thuế
Việc thu tiền sử dụng đất khi hợp thức hoá, cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ cho người đang sử dụng đất không do nhà nước giao đất theo giá đất của nhà nước như nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày23/8/2000 của Chính phủ đã quy định. Luật đất đai chỉ quy định giá, thực tế cho thấy tỉ lệ cấp GCN QSHNƠ vàQSD ĐƠ trong các trường hợp không có nguôgn gốc do nhà nước giao nhiều hơn các trường hợp được nhà nước giao đất mới có thu tiền sử dụng đất theo luật đất đai. Chính phủ đã sửa đổi mức thu tiền sử dụng đất để đẩy mạnh tiến độ hợp thức hoá, lấy mục tiêu quản lý là chính, thu ngân sách là phụ. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi tiếp, theo hướng giảm mức thu,phân định rõ mức ngưỡng giảm phạt... cho phù hợp với thực tế, để sơmd hoàn thành bước một - bước cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ làm cơ sở cho một thị trường đất đai phát triển.
Về thu lệ phí trước bạ: Luật đất đai quy định nghĩa vụ của người sử dụng đất phải nọp lệ phí địa chính, được hiểu là những chi phí cho công tác quản lý nhà nước về công tác địa chính như cấp GCN, như trích lục bản đồ, lập hồ sơ... thực tế, thời gian qua, gia tính lệ phí trước bạ, mức thu lệ phí trước bạ đã cản trở, làm chậm tiến đọ cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ và quá trình xử lý các trường hợp vi phạm khác.
Thuế và các khoản thu tài chính:tăng cường áp dụng sơ chế miễn giảm hoặc cho nợ tiền sử dụng đất cho đến khi thực hiện giao dịch chuyển dịch quyền sử dụng đất ở.
. Hỗ trợ về tài chính
Để phục vụ công tác kê khai đăng ký, cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ nhằm phục vụ công tác quản lý cần phải đưa công nghệ thôg toin vào quá trình kê khai đăng ký cấp và quản lý GCN phải tiến hành trên quy mô lớn, khối lượng hồ sơ sẽ tăng lên rất nhiều và việc quản lý hồ sơ cũng gặo nhiều khó khăn. Do đó việc đầu tư vào côg tác này là rất cần thiết, nó vừa đáp ứng được khối lượng quản lý của côg việc vànhu cầu quản lý được nhanh gọn, dễ quản lý và tránh bỏ sót thông tin, thông tin được lưu giữ một cách an toàn, cập nhật bổ sung kịp thời mọi tình huốngxảy ra. Đồng thời phải tổ chức đào tạo lực lượng kỹ thuật viên có trình độ để áp dụng những thành tưuh khoa học tiên tiến vào công tác kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ, thiết kế bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch, quản lý hồ sơ trên hệ thống máy tính.
Muốn vậy cần có một quỹ đầu tư đủ lớn để phục vụ cho những hoạt động trên nhằm thúc đẩy, hoàn thiện công tác kê khai đăng ký, xét cấp GCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2 Giải pháp vi mô
a. Về chủ trương :
Phải quán triệt sâu sắc nộ i dung, tinh thần, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Xác định công tác lập hồ sơ địa chính và công tác cấp GCNQSHNƠ và QSD ĐƠ là nhiệm vụ quan trọng của cấp Uỷ và chính quyền các cấp. Tỉnh uỷ UBND các thành phố cần tập trong chỉ đạo sâu sát, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Các ban nghành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh tiến độ theo đúng quy hoạch.
Do việc đẩy mạnh công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ tại đô thị là một trong những nội dung của cồg tác quản lí nhà đất, có ý nghĩa quan trọng và tích cực trong điều kiện hiện nay. Tạo điều kiện cho mội hoạt động vè xây dựng , các hoạt đọng vè bất động sản và nhieu flĩnh vực khác trong hoạt động kinh tế xã hội. Có một số vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là công tác cấp GCN QSHNƠ vadf QSD ĐƠ taih dô thị nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sátư tình trạng sử dụng đất tạo điiêù kiện cho thị trường bất dộng sản haoạt động một các tích cựctheo đúng quy luật phát triển của thị trường tránh mộik hình thức hoạt động đan xen, ngầm không công khai, trao tay gây lãng phí , diến ra một cách tự phát thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Muốn quản lý tốt được quỹ đất, quỹ nhà thì các cơ quan quản lý phải nắm chắc được quỹ đất, nhà thông qua công tác cấp GCN cùng cấp thông tin dầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sử đụng đất để xây dựng và ban hành các văn bản chính sách đất đai ,nhà cửa, lập hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng và phát triển nhà, phân hạng và địng giá nhà, đất, thanh tra cử lý vi phạm , giải quyết tranh chấp đất, nhà. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng ứng các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện những điều nêu trên cần phải:
- Quán triệt phương châm: “ dễ làm trước khó làm sau”. chon khâu đột phá để tổ chức thực hiện. Cố gắng hoàn thiện dứt điểm một số khu vực được lựa chọn, nhất là một số phường thị trấn còn ít khối lượng.
- Tiến hành cải cách hành chính thường xuyên nhằm giảm bớt các thủ tục thừa. Giải quyết kịp thời các vướng mắc của cơ sở. Đồng thơi phải thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ thực hiện nhất là ở cấp cơ sở trong qua trình thực hịên nhiệm vụ.
- Tổ chức theo dõi và đôn đốc thường xuyên tình hình thực hiện tại cấp cơ sở, kịp thơi đề xuất các biện pháp tháo gỡ trình UBND thành phố và các cơ quanchỉ đạo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
- Tổ chức thí điểm phân cấp cho quận huyện cấp GCN .
Trong thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế cũng không nên trông chờ vào sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng để đạt được thành tích. Trong khichờ đợi để hoàn chỉnh các thủ tục nhà, đất để nắm được quyền sử hữu quyền sử dụng chính thức , một công việc phải được thực hiện trong nhiều năm tới là có nên chăng có một hình thức sở hữu đất, quyến sở hữu nhà tạm thời để tạo điều kiện công khai hóa việc chuyển dịch đất đai và nhà ở, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai,nhà ở dần đi vào nè nếp.
b. Nâng cao năng lực cán bộ
Cần tập trung đủ lực lương cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có tinh thần trách nhiêm cao tham gia vào công tác kê akhai đăng ký, xét, cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp phường xã, thị trấn.
Cần có sự chỉ đạo sats sao của các cấp chính quyền trong qua triònh thực hiện, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan.
Thường xuyên tổ chức các chính sách mớicủa nhà nước cho cán bộ để nâng cao trình độ, góp phần đẩy nhanh công tác cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý Nhà nướcvề đất đai và nhà ở.
Kê khai đăng ký, xét cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về nhà đất. Nhịp độ của nó tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hôị của đất nước, tổb chức tốt công tác này chính là tạo điều kiện cho sự ổn định về mọi mặt đặc biệt là lĩnh vực nhà đất. Để phát huy vai trò tích cực của mình, nàh nước cần tổ chức lực lượng kê khai đăng ký nhà, đất, đồng thời phải có chính sách cụ thể để giải quyết những tồn đọng lịch sử do có liên quan đến chế độ sở hữu, sử dụng đất và xử lý nhà đấtở không phù hợp với quy hoạch phát triển, bảo tồn những giá trị văn hoá lịch sử trong qúa trình đô thị hoá như hiện nay.
c.Tăng cường hệ thống tuyên truyền
Cần làm tốt côngtác tuyên truyền vận đọng làm cho quá trình sử dụng đất quán triệt đâỳ đủ chủ trương, chính sachs của Đảng và Nhà nước cũng như kế hoạch của địa phương về công tác cấp quản lý đất đai và cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ. Thông qua tuyên truyền làm cho mọingười nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện QSD Đ theo luật định, tích cực hưởng ứng và chấp hành đầy đủ mọi quya định trong công tác cấp GCN và lập hồ sơ địa chính. Để làm tốt công tác thong tin tuyên truyền các cấp chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành báo, đài phát thành, đài truyền hình. và bằng mọi hình thức để đưa các thông tin về chính sách của nhà nước về nhà, đất đến từng người dân, giúp đỡ dân thực nắm chắc được những quy định của nhà nước.
.
Kêt luận
Nước ta đang trong thời kỳ đi lên CNXH, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy việc tăng cường quản lý Nhà nước về đất dai và nhà ở là quan trọng và cần thiết. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khảng định: đất đai thuộc sử hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phục vụ lợi ích toàn xã hội. Vì thế, việc quản lý sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là Nhà nước.
Công tấc cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ đô thị là một bước ngoặt quan trọng trong việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, sau một thời gian dài buông lỏng. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có vai trò không thể thiếu cho việc xác định cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện công việc quản lý của mình, đồng thời là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trước pháp luật. GCN QSHNƠ và QSDĐƠ có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tá cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ, việc tìm ra những giải pháp cho vẫn đề này đã trở thành một nhu cầu tất yếu không chỉ đối với Thành phố Hà Nội mà còn với cả nước.
Mục lục
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về cấp Giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ đô thị. 3
I. Vai trò của đất đai và nhà ở. 3
1.Vị trí của đất đai trong sản xuất và đời sống xã hội 3
2 .Vị trí và vai trò của nhà ở. 6
II. Sự cần thiết cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ. 10
1. Sự cần thiết phải quản lí đất và nhà ở 10
2. Bản chất và sự cần thiết cấp GCN. 15
III. Quy định pháp lý của cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ 20
1. Căn cứ để cấp Giấy Chứng Nhận 20
2. Các đối tượng chịu trách nhiệm chịu kê khai 20
3. Hồ sơ xin cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở 21
IV. Quy trình tổ chức cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị. 22
1. Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt 22
2. Nội dung các bước tiến hành đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ . 23
ChươngII: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSD ĐƠ và QSHNƠ tại đô thị Hà Nội 30
I . Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội. 30
1. Điều kiện tự nhiên: 30
2. Điều kiện kinh tế 31
3. Điều kiện xã hội. 32
4. Quỹ đất của Hà Nội 33.
5. Những ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận QSHNƠ và QSD ĐƠ. 34
II. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội 35
1. Tình hình kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 1999 34
2. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2000: 45
3. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2001: 49
4. Tình hình cấp GCN QSHNƠ và QSD ĐƠ đến năm 2002: 53
III Đánh giá chung về công tác cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ tại đô thị Hà Nội 55
1. Thành tựu đã đạt được 55
2.Những tồn tại vướng mắc 56
3. Nguyên nhân chủ yếu 57
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSHNƠ và QSDĐƠ trên địa bàn thành phố Hà Nội .60
I. Quan điểm 60
1. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước 60
2. Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai và nhà ở 62
3. Đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích 63
4.Tiết kiệm và hiệu quả. 64
II.Một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ và SDĐƠ 68
1. Giải pháp vĩ mô. 69
2 Giải pháp vi mô 74
Kêt luận 78
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29669.doc