Trường Đại học NGoại Thương
Khoa Kinh tế ngoại thương
Khoá luận
tốt nghiệp
Đề tài:
Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch
GV hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thanh Tú
Lớp : Trung 1
Khóa : 38E
Hà Nội 12/2003
Hà Nội 12/2003
lời nói đầu
Trong quá trình phát triển, các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật... trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... hiện nay thường qua
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tâm phát triển sản xuất, xuất khẩu dệt may như một ngành xuất khẩu chính.
ở Việt Nam, ngành dệt may trong các năm qua cũng được quan tâm đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất, và cũng trải qua bao thăng trầm bởi thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước. Đến nay, kim ngạch ngành dệt may năm 2002 đạt mức 2,7 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chỉ đứng sau xuất khẩu dầu thô. Xuất khẩu dệt may đã tạo dựng được bước phát triển khởi sắc đáng mừng.
Để thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngành công nghiệp nói chung cần duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm, trong đó ngành dệt may cần có tốc độ tăng trưởng cao hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chung, và tiến kịp các nước ASEAN trong lộ trình hội nhập. Để đi xa hơn nữa, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang có nhiều việc cần làm: đổi mới công nghệ hàng loạt cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh quốc tế, chuyển mạnh hơn nữa hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu v.v...
ý thức được tình hình trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: " Một số giải pháp chủ yếu nhằm đầy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch" cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan về một số thị trường dệt may phi hạn ngạch trên thế giới
Chương II: Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết nên nội dung khoá luận này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô và góp ý của đông đảo bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2003
chương 1
Tổng quan về một số thị trường dệt maY phi hạn ngạch trên thế giới
Hiện nay, thế giới đang tồn tại hai hình thái thị trường dệt may chủ yếu. Đó là thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch (nếu căn cứ vào tiêu chí có sự ấn định về mặt số lượng của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu). Thị trường hạn ngạch gồm những nước và khu vực như thị trường EU, thị trường Canada,... Thị trường phi hạn ngạch gồm các nước và khu vực không hạn chế mức nhập khẩu và chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của chính sản phẩm đó
Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu nhưng thị trường phi hạn ngạch điển hình là: Nhật Bản, SNG (chủ yếu là Nga) và Châu Phi. Ngoài ra khoá luận còn nêu tóm tắt một số thị trường khác như ASEAN, Ôxtraylia và Trung Đông.
1. Thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính nhưng đầy hấp dẫn
Thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Mỹ và thị trường EU. Tuy nhiên nếu với thị trường EU và thị trường Mỹ hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế bởi hạn ngạch thì khi chúng ta xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản lại không phải chịu hạn ngạch. Như vậy, có thể khẳng định rằng Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Vậy thị trường Nhật Bản có những đặc điểm gì ?
1.1. Mức tiêu thụ
Nhật Bản là một thị trường mở, có quy mô tương đối lớn đối với các nhà xuất khẩu hàng may mặc nước ngoài. Với số dân là 126,9 triệu người và mức thu nhập bình quân hàng năm vào khoảng 30.039 USD/người, Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên việc mua sắm của người Nhật Bản đối với các sản phẩm nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng đều khác biệt với các thị trường như Mỹ và EU hay bất kỳ một thị trường nào khác. Một trong những nguyên nhân là Nhật Bản đang đối mặt với sự thay đổi giữa các nhóm tuổi trong xã hội theo hướng già hoá dân số tương đối nhanh chóng. Theo một nghiên cứu về xu hướng thay đổi dân số Nhật Bản giai đoạn 1990-2025 cho thấy: năm 2000 nhóm tuổi từ 15-29 là 16 triệu người thì tới năm 2010 sẽ giảm xuống còn 12,3 triệu người và đến năm 2025 chỉ còn 10,8 triệu người. Số dân có độ tuổi từ 30-59 cũng có mức giảm đáng kể qua các năm như năm 2000 có 42,7 triệu người, đến năm 2010 giảm xuống 42,2 triệu người, năm 2025 độ tuổi này chỉ còn 38,7 triệu người. Trong khi đó nhóm dân số có độ tuổi từ 60-64 lại tăng lên. Năm 2000 có 4,4 triệu người nhưng đến năm 2025 sẽ tăng lên 5,3 triệu người, nhóm dân số có độ tuổi trên 65 cũng có mức tăng như vậy. (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 12/2003)
Xu hướng già hoá dân số của Nhật Bản sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cách thức tiêu dùng hàng hoá, sự lựa chọn, sở thích, thói quen, tâm lý tiêu dùng, đồng thời nó còn tác động đến mức chi tiêu của người Nhật Bản. Nếu như trước đây, vào thập niên 80, các gia đình Nhật Bản đoạt ngôi vô địch về tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm so với thu nhập nhưng giờ đây tỷ lệ này chỉ tương đương với người Mỹ vốn quen thói tiêu hoang. Theo số liệu mới nhất của chính quyền Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tiền tiết kiệm so với thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm từ 23% năm 1975 còn 14% năm 1990; 6,9% năm 2001; 4% năm 2002 và 2% vào quý I năm 2003 (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 31/2003). Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn cả tỷ lệ tiết kiệm 3,5% của người Mỹ và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 10% ở Liên minh Châu Âu (EU). Sự giảm sút về tỷ lệ tiền tiết kiệm khiến cho mức chi tiêu so với thu nhập của người Nhật Bản tăng lên. Do vậy sẽ không hề ngạc nhiên khi kết quả một cuộc điều tra về người tiêu dùng Nhật Bản cách đây hai năm về tiêu chí mà họ quan tâm nhất khi chọn mua hàng may mặc đã cho thấy: giữa hai tiêu chí là giá cả và chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng ưu tiên giá cả hàng may mặc hơn chất lượng hàng hoá một cách tương đối.
Vậy nhưng theo kết quả một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, có đến 42% người tiêu dùng chọn mua hàng may mặc dựa theo kiểu dáng; 25% khách hàng lựa chọn theo chất lượng; 21% lựa chọn theo nhãn mác; 12% khách hàng lựa chọn theo giá cả (Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 12/2003). Qua những con số trên chúng ta có thể thấy rằng đã có một sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản một cách tương đối, từ quan tâm đến giá cả giờ chuyển sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng mặc dù từ trước đến nay người Nhật Bản vẫn luôn khắt khe và khó tính thậm chí còn được đánh giá là thị trường khó tính nhất thế giới. Đặc biệt đối với hàng dệt may, người Nhật chú ý đến từng đường kim mũi chỉ, sản phẩm không được có sai sót gì dù là nhỏ nhất.
Vậy là với mức chi tiêu "thoáng" hơn, giờ đây người Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao để mua những sản phẩm chất lượng tốt, tính thời trang thẩm mỹ cao. Sản phẩm còn phải thể hiện được những nét đặc trưng của nơi sản xuất về truyền thống văn hoá, nguyên vật liệu bởi họ quan niệm rằng một sản phẩm may mặc không chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường là để mặc, mà nó còn là một sản phẩm nghệ thuật làm đẹp cho người sử dụng. Họ trở nên tin tưởng và dễ dàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản như tiêu chuẩn công nghiệp Nhật (JIS) hoặc các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Người tiêu dùng Nhật Bản cũng sẵn sàng từ chối những sản phẩm làm theo kiểu dáng "hàng nhái" cho dù bán với giá rẻ hoặc những sản phẩm có những vết xước, vết bẩn trên bao bì, những sợi chỉ sợi bông còn sót lại trên bề mặt sản phẩm, kể cả sản phẩm sắp xếp không ngăn nắp đẹp mắt, bị xô lệch. Đây có thể sẽ là những gợi ý để doanh nghiệp Việt Nam tham khảo khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản vì hiện tại nhiều chuyên gia kinh tế Nhật Bản đều có chung một nhận xét về hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam: mặc dù hàng may mặc Việt Nam đạt chất lượng tốt nhưng không đồng đều, không ổn định, kiểu dáng mẫu mã rất nghèo nàn và chưa thể hiện được những yếu tố đặc trưng của sản phẩm may mặc Việt Nam.
Ngoài ra, mức tiêu thụ hàng may mặc của người dân Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của giá đồng Yên. Còn nhớ cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 98 đã làm cho nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề, kinh tế suy thoái, sức mua giảm sút. Nhưng khi nền kinh tế nước này có dấu hiệu phục hồi, đồng Yên tăng giá, giá hàng hóa giảm, do vậy người tiêu dùng Nhật Bản thấy không cần phải tiết kiệm để giữ giá trị tài sản thực.
Mức tiêu thụ hàng may mặc của người Nhật
Đơn vị: triệu Yên
Chủng loại
1997
1998
1999
2000
2001
Hàng dệt kim
1.176.768
1.155.672
1.024.614
1.078.446
1.055.324
Hàng dệt thoi
1.638.039
1.565.785
1.372.379
1.500.833
1.498.793
Tổng
2.814.806
2.721.457
2.396.994
2.579.279
2.554.117
(Nguồn: Báocáo của JETRO)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu phục hồi của kinh tế Nhật Bản qua mức tăng của năm 2000 so với năm 1999. Tuy nhiên đến năm 2001 kinh tế Nhật Bản cũng như nhiều nền kinh tế lớn khác như Mỹ đều bị tác động bởi vụ khủng bố 11/9 nhưng sự suy giảm mức tiêu thụ của người dân Nhật Bản không quá nhiều. Vậy nên chúng ta hãy tiếp tục tin tưởng vào triển vọng sáng sủa của kinh tế Nhật Bản thời gian tới.
1.2 Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm dệt may
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rất nhiều hàng dệt may. Nhìn chung hàng dệt may được tiêu thụ có thể phân thành hai nhóm chính nếu căn cứ theo phương thức dệt là hàng dệt kim và hàng dệt thoi. Trong đó hàng dệt kim thường chiếm tới 70% tổng khối lượng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản.
Trong nhóm hàng dệt kim, những mặt hàng được người Nhật quan tâm thường là các loại áo len, áo khoác nam, áo khoác nữ, sơ mi, quần áo trẻ em, găng tay, bít tất, áo gile, T.shirt, quần áo dệt kim, quần áo thể thao, áo jacket. Trong đó hàng dệt kim với chất liệu là len hoặc cotton được ưa chuộng hơn cả.
Bên cạnh đó, hàng dệt thoi mà chủ yếu là lụa tơ tằm, các loại áo sơ mi dệt thoi chất liệu bông, áo blouse, đồ lót, váy làm từ chất liệu tơ tằm cũng được người Nhật Bản yêu thích.
1.3. Mức tự cung đảm bảo
Là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản tăng nhanh qua các năm. Mức nhập khẩu có chững lại khi nền kinh tế Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998. Nhưng kể từ sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật đang tăng trở lại. Ngược với xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều, hiện nay mức sản xuất hàng dệt may trong nước của Nhật Bản ngày một suy giảm, nhất là từ năm 1992 cả về mặt giá trị và số lượng.
Một trong nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc sản xuất tại thị trường nội địa không được mở rộng là do sự suy giảm sức mua trên thị trường, áp lực của nền kinh tế giảm phát những năm vừa qua, đơn giá sản phẩm bị hạ xuống một cách đáng kể qua từng năm. Để đáp ứng đòi hỏi hạ giá bán hàng hoá, các nhà bán lẻ đã buộc phải bán hàng hoá với giá rẻ, dẫn tới việc giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngành dệt may Nhật Bản. Và hệ quả tất yếu là các nhà sản xuất hàng dệt may và các hãng buôn đã chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài nhằm đối phó với tình hình này.
Trong 5- 10 năm qua việc chuyển hoạt động sản xuất hàng dệt may ra nước ngoài đã phát triển rất nhanh mà điểm đến thường là những nước đang phát triển rất gần với Nhật Bản. Đầu tiên là sự chuyển dịch sang Hàn Quốc và Đài Loan. Tiếp đó là thị trường Trung Quốc và thị trường Inđônêxia, hai trong số nhiều nước thuộc khu vực Đông á và Đông Nam á với nguồn nguyên phụ liệu dồi dào, nguồn lao động phong phú với giá tương đối rẻ. Hiện nay Trung Quốc được xem là một "cơ sở" sản xuất lớn và là nguồn nhập khẩu quan trọng của Nhật Bản.
Hiện tại mức sản xuất trong nước của Nhật Bản chỉ chiếm trên dưới 30% tổng lượng tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa. Xu hướng này sẽ được thể hiện rõ hơn qua bảng số liệu dưới đây.
Năng lực sản xuất nội địa
(Đơn vị:triệu Yên)
Chủng loại
1997
1998
1999
2000
2001
Hàng dệt kim
415.602
381.422
314.742
280.585
211.124
Hàng dệt thoi
660.404
585.595
484.036
502.190
377.956
Nguồn:Báo cáo của JETRO
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng mức tự cung trong nước cả hai loại hàng dệt kim và dệt thoi đều giảm nhưng hàng dệt kim giảm nhanh hơn hàng dệt thoi từ năm 1998, hàng dệt thoi giảm nhưng tốc độ giảm tương đối ổn định.
Nhưng việc chuyển sản xuất ra nước ngoài với nhịp độ nhanh trong 5-10 năm trở lại đây đã tác động xấu đến thị trường nội địa Nhật Bản. Thậm chí tại Nhật Bản đã có nhiều đánh giá lại là xét cho cùng sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhiều nhất lại không có sẵn cho họ. Có thể việc chuyển sản xuất hàng dệt may ra nước ngoài những năm tới sẽ không còn nhanh và nhiều như trước nữa.
Nhu cầu nhập khẩu
Với mức tự cung đảm bảo chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng mức tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nội địa nên kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản thường rất lớn cả về mặt giá trị và khối lượng, chiếm xấp xỉ 70% tổng cầu của thị trường đối với cả hai loại là hàng dệt kim và hàng dệt thoi. Một nguyên nhân mà mục 1.3 đã nêu, đó là do xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản nhằm đối phó với tình trạng giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngành dệt may. Hình thức mà các công ty này hoạt động dựa trên sự liên doanh liên kết với các công ty Trung Quốc. Do vậy những sản phẩm được làm ra ở những thị trường như thế này dễ dàng được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận hơn bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ở các nước khác, những hàng hoá được sản xuất ở Trung Quốc được đối xử như với hàng hoá được sản xuất tại Nhật Bản vậy.
Hàng may mặc nhập khẩu của Nhật Bản bao gồm hàng dệt thoi và hàng dệt kim. Dưới đây là bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong một số năm gần đây.
Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản
(Đơn vị:triệu Yên)
Chủng loại
1997
1998
1999
2000
2001
Hàng dệt kim
770.412
782.895
719.019
808.410
853.171
Hàng dệt thoi
995.394
995.394
902.634
1.013.980
1.135.825
Nguồn:Báo cáo của JETRO
Ngoài ra còn có một cách phân loại hàng dệt may nhập khẩu nữa là căn cứ theo những đặc điểm khác biệt nổi bật nhất của hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá của Nhật Bản người ta chia ra thành những loại sau:
Những sản phẩm có sức thu hút, có tính thời trang, có chất lượng cao. Đó là những sản phẩm đặc biệt hấp dẫn về cả màu sắc, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, thiết kế cũng như sự khéo léo tinh tế trong từng đường nét của sản phẩm. Với những đặc điểm nổi bật đó, loại sản phẩm này thường được nhập khẩu từ những trung tâm thời trang nổi tiếng trên thế giới tập trung chủ yếu ở Mỹ và các nước EU.
Những sản phẩm làm từ những loại nguyên phụ liệu hiếm không thể sản xuất được ở Nhật Bản như len cashmere, vải nỉ angora, hoặc một số loại len ít phổ biến khác...
Những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động, với nhiều khâu thủ công tỉ mỉ thường được sản xuất ở các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào nhưng giá nhân công lại rẻ.
Những sản phẩm thủ công mang đậm truyền thống dân tộc của nơi sản xuất ra nó. Đó là những sản phẩm truyền thống được làm bằng tay. Hầu như không phân biệt chủng loại, những sản phẩm như thế đều được nhập khẩu vào Nhật Bản bởi người Nhật rất coi trọng những nét đặc trưng cá biệt của sản phẩm, đặc biệt là những nét đẹp của từng nền văn hoá mỗi dân tộc ẩn chứa trong sản phẩm đó.
1.5. Những nhà cung cấp chủ yếu của Nhật Bản
Hiện tại bạn hàng chính của Nhật Bản là các khu vực, các nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, EU, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
1.5.1.Trung Quốc
Trung Quốc được xem là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất của Nhật Bản trên hai thị trường: thị trường đại chúng và thị trường hàng hoá cấp trung. Theo thống kê xuất nhập khẩu hàng dệt may, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết có tới 79,6% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt kim và 80,4% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt thoi năm 2001 của Nhật Bản là do Trung Quốc cung cấp. Nếu xét về lượng nhập khẩu thì Trung Quốc còn chiếm thị phần lớn hơn với hàng dệt kim là 87,7% và hàng dệt thoi là 89,9%. Như vậy Trung Quốc đã chiếm ưu thế tuyệt đối với cả hai nhóm hàng dệt thoi và dệt kim. Hiện tại không chỉ có các công ty Nhật Bản mà cả các các doanh nghiệp Mỹ và các hãng kinh doanh ở EU đã chuyển hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc nhằm giảm giá thành sản phẩm và để rút ngắn thời gian giao hàng.
Trung Quốc luôn chiếm ưu thế trên thị trường đại chúng với những mặt hàng bình dân và thị trường sản phẩm cấp trung bởi nguồn nguyên phụ liệu trong nước phong phú, lực lượng lao động dồi dào, mức lương không cao. Chính vì vậy mức giá hàng hoá Trung Quốc đưa ra luôn có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Nhật Bản. Đó là những thuận lợi khiến Trung Quốc chiếm thế thượng phong với hầu hết các mặt hàng trên hai thị trường kể trên. Trong những năm vừa qua, với việc gia tăng hoạt động gia công xuất khẩu, Trung Quốc càng tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nhật Bản.
1.5.2.Hàn Quốc
Do vị trí địa lý gần kề Nhật Bản nên Hàn Quốc có được những ưu thế về vận tải hơn các nước khác. Thực vậy hàng hoá từ cảng Pusan của Hàn Quốc có thể chuyên chở tới cảng Shimonoseki nằm ở phía Tây của Nhật Bản chỉ trong vòng một ngày. Điều đó đã tạo cho Hàn Quốc những lợi thế nhất định. Tuy nhiên với sự tăng giá của đồngWon thời gian gần đây và giá nhân công cao đã làm khả năng cạnh tranh cuả hàng dệt may Hàn Quốc giảm đáng kể nhất là những mặt hàng dành cho thị trường đại chúng. Vì thế, hiện nay Hàn Quốc chủ yếu tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cấp trung hơn là những mặt hàng bình dân như trước kia.
1.5.3.EU
Tuy bất lợi cả về khoảng cách địa lý cũng như giá nhân công cao hơn hẳn các nước ASEAN nhưng hàng dệt may của EU vẫn có thể đứng vững trên thị trường Nhật Bản, bởi những mặt hàng xuất khẩu của EU sang thị trường này thường là những mặt hàng cao cấp, hợp thời trang và đắt tiền. Đó là những sản phẩm gắn với những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp thời trang thế giới, nhưng số lượng cung cấp chỉ có hạn. Ngoài ra EU cũng được coi là đã khéo léo sử dụng những ảnh hưởng của mình tại thị trường dệt may Nhật Bản. Song một điều không thể phủ nhận là hàng dệt may của EU được đánh giá rất cao bởi sự tinh tế trong việc sử dụng màu sắc sản phẩm, việc kết hợp khéo léo hơn hẳn những sản phẩm của Nhật Bản. Nhưng từ cuối thập niên 80 phần lớn những những sản phẩm của các thương hiệu lớn của EU đều đã được sản xuất tại Nhật Bản dưới hình thức license chứ không còn được nhập khẩu trực tiếp từ EU.
1.5.4. Mỹ
Việc nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Mỹ bắt đầu tăng đáng kể từ cuối những năm 80. Điều đó đã biến Mỹ trở thành một trong những nhà cung cấp hàng may mặc quan trọng đối với Nhật Bản. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là những loại quần áo thông thường, thứ đến là những mặt hàng thời trang. Trên thực tế một trong những thế mạnh về hàng dệt may của Mỹ là mặt hàng chất liệu cotton.
1.5.5.ASEAN
Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 khi việc xuất khẩu hàng dệt may của các nước công nghiệp mới (NIEs) sang Nhật Bản có xu hướng giảm thì cũng là lúc các nước ASEAN như Thái Lan, Inđônêxia, Philippin từng bước tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường Nhật Bản. Mặc dù ngành dệt may tương đối phát triển nhưng ASEAN vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những hàng hoá của Trung Quốc. Gần đây hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng. Cho dù hiện nay những nước ASEAN vẫn còn cần phải giải quyết nhiều vấn đề như nguồn nguyên phụ liệu, công nghệ thiết bị sản xuất, giá nhân công nhưng chắc chắn xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản sẽ tăng trưởng trong tương lai.
2. Thị trường truyền thống SNG
2.1. Đặc điểm của thị trường SNG
Đây là khu vực địa lý có diện tích lớn nhất thế giới, trải dài trên hai châu lục á-âu, cùng với số dân hơn 300 triệu người, SNG hiện đang là cơ hội để mở rộng thị trường không thể bỏ lỡ của mọi doanh nghiệp. Thị trường SNG bao gồm cộng đồng các quốc gia độc lập chủ yếu sau:
Cộng hoà Liên Bang Nga với diện tích là 17.075.200 km2 và dân số là 143,5 triệu người.
Cộng hoà Belarutcia với diện tích là 207.600 km2 và dân số là 9,9 triệu người.
Cộng hoà Moldova với diện tích là 33.700 km2 và dân số là 4,3 triệu người.
Cộng hoà Ukraina với diện tích là 603.700 km2 và dân số là 48,2 triệu người.
Cộng hoà Grudia với diện tích là 69.700 km2 và dân số là 4,4 triệu người.
Cộng hoà Acmenia với diện tích là 29.800 km2 và dân số là 3,8 triệu người.
Cộng hoà Azecbaizan với diện tích là 86.600 km2 và dân số là 8,2 triệu người.
Cộng hoà Udơbêkixtan với diện tích là 447.400 km2 và dân số là 28,4 triệu người.
Cộng hoà Tazikixtan với diện tích là 143.100 km2 và dân số là 6,3 triệu người.
Cộng hoà Kiecghikixtan với diện tích là 198.500 km2 và dân số là 5,0 triệu người.
Cộng hoà Kazacxtan với diện tích là 2.717.300 km2 và dân số là 14,8 triệu người.
Cộng hoà Tuyecmenia với diện tích là 488.100 km2 và dân số là 5,6 triệu người.(Niên giám thống kê 2002)
Tất cả các quốc gia trên được tách ra từ Liên bang Xô Viết trước đây (Liên Xô cũ) cho nên đều giao lưu tốt một ngôn ngữ (tiếng Nga) bên cạnh một nền văn hoá gần gũi tương đồng. Đây là một thuận lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường đầy hứa hẹn này.
Lâu nay, SNG vẫn được coi là thị trường truyền thống của Việt Nam bởi mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, sự hiểu biết sâu sắc giữa các nước anh em trong khối các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, bởi mối quan hệ kinh tế-thương mại đã được tạo dựng trong quá khứ, và giờ đang trở thành nền móng vững chắc giúp chúng ta nhanh chóng khôi phục thị trường này, tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm thuận lợi trong việc hiểu rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của thị trường truyền thống này.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước ta trước đây chủ yếu là các mặt hàng may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, dầu thô và hàng nông thuỷ sản, đồng thời cũng là những mặt hàng chủ lực của nước ta hiện nay. Trong số các mặt hàng đó, giá trị xuất khẩu dệt may thường chiếm 60-70% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Sự phân chia thành nhiều thị trường các quốc gia độc lập hiện nay dẫn tới những chính sách kinh tế thương mại của mỗi quốc gia khác nhau và các chính sách ngoại thương cũng khác nhau. Chính vì thế việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường các nước này đã thay đổi rất nhiều so với trước kia và xuất hiện cách thức mới trong quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước SNG. Do vậy muốn trở lại với thị trường này chúng ta cần phải dựa trên quan hệ truyền thống làm nền tảng, trong việc tiếp cận thị trường SNG chúng ta cũng cần xác định nên bắt đầu từ đâu và thị trường nào đóng vai trò quyết định nhất. Trong thị trường SNG hiện nay, rõ ràng đóng vai trò quyết định nhất trong quan hệ ngoại thương, đó là thị trường Nga.
Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới trải dài trên hai lục địa Âu và á, có biên giới giáp với 14 quốc gia cũng như giáp với rất nhiều biển và đại dương.
Nga cũng là một nước đa sắc tộc đa tôn giáo. Tại Nga hiện có hơn 100 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%, người Tácta chiếm 3,8% và người Ukraina chiếm 3% dân số. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu người ở các nước khác trên thế giới. Phần lớn dân Nga theo đạo Cơ đốc chính thống. Tuy nhiên, một bộ phận dân số không nhỏ là gần 20 triệu người theo đạo Hồi sống dọc biên giới phía Nam của Nga. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Phật, Do Thái, Thiên Chúa giáo La Mã.
Thị trường Nga đã từng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Những biến động về chính trị xã hội của Liên Xô cũ năm 91-92 đã khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh, xuất khẩu hàng dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi Liên Xô tan rã, kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng sâu sắc, sản xuất đình trệ, giá cả leo thang, đời sống nhân dân sa sút, nợ nước ngoài và nợ khó đòi trong nội bộ nền kinh tế chồng chất. Các chương trình, chính sách kinh tế thiếu thực tế đầu những năm 1990 như chương trình tư nhân hoá ồ ạt cộng với tình hình chính trị bất ổn càng đẩy nền kinh tế sâu vào vòng xoáy khủng hoảng. Khi bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi vào các năm 1996-1997 thì nền kinh tế Nga lại rơi vào ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997-1998.
Những năm vừa qua, sau một loạt những chương trình cải cách của Chính phủ thời tổng thống Nga Putin như chương trình cải cách về thuế, cải cách trong những lĩnh vực "độc quyền tư nhân", cải cách pháp lý, cải cách luật lao động, cải cách hành chính, cải cách trợ cấp xã hội.v.v. nền kinh tế Liên Bang Nga đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và có những chuyển biến tích cực: kinh tế đi vào ổn định do chuyển đổi cơ cấu đúng hướng, lạm phát được kiềm chế, GDP năm1999 là 3,2% và năm 2000 đạt 7,9% tiếp đó trong năm 2001 đạt hơn 5%, năm 2002 là 4,3%, trong sáu tháng đầu năm 2003 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2001. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều tăng trưởng đáng kể thậm chí năm 2000 Nga đã trở thành nước xuất khẩu lương thực. (
Mặt khác, Nga cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như: cơ bản giải quyết nợ lương, từng bước tăng lương hưu, lương ngân sách và lương quân đội, bước đầu cải thiện được đời sống nhân dân. Tuy vẫn còn một số khó khăn cần phải khắc phục như phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, tỉ lệ thất thoát vốn lớn, khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước...nhưng nền kinh tế Nga đang phục hồi và tăng trưởng một cách khả quan.
Như vậy Liên Bang Nga đã đạt được sự phát triển ổn định và đó là lý do rất đáng để chúng ta tin tưởng về một tương lai tốt đẹp của đất nước này.
Hiện tại, kinh tế Nga đang đi theo hướng kinh tế thị trường hiện đại. Trọng tâm của nền kinh tế Nga không phải là có chuyển hướng kinh tế hay không mà là phải đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế như thế nào cho phù hợp nhất với riêng nước Nga.
Với quy mô nhập khẩu tới 50 tỷ USD mỗi năm về hàng tiêu dùng, chủ yếu là nông phẩm và đồ gia dụng, Nga thực sự là một thị trường đầy triển vọng với Việt Nam. Mặt khác Nga mới chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng chứ chưa chú ý đầu tư phát triển sản xuất hàng tiêu dùng cỡ nhỏ như quần áo, giày dép, nông sản và thực phẩm chế biến, đồ nhựa gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, gia vị, đông dược, gỗ ván sàn. Đó cũng là một lợi thế cho Việt Nam xuất khẩu những hàng hoá tiêu dùng sang thị trường này.
Theo thoả thuận đã đạt được giữa hai nước trong tổng số nợ hàng năm mà Việt Nam phải trả cho phía Nga, phần lớn trong số đó Việt Nam trả bằng hàng hoá. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp hàng hoá sang Nga. Quan trọng hơn là tạo chỗ đứng lâu dài trên cho hàng hoá Việt Nam tại thị trường Nga.
2.2. Thị hiếu tiêu dùng
Tuy Liên Bang Nga được coi là thị trường truyền thống của ta nhưng sau những biến động của lịch sử , chắc chắn thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga cũng khác. Trước đây doanh nghiệp Việt Nam khá quen thuộc với thói quen và sở thích tiêu dùng của người dân Nga, đó là những người tiêu dùng khá dễ tính không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Hiện nay, hàng may mặc tại thị trường Nga đã có những thay đổi về cơ bản, tuy không khó tính như thị trường Nhật Bản nhưng thị trường Nga đang tiếp cận ngày một nhanh với thị trường các nước Châu Âu, các tập đoàn thương mại lớn trên thế giới đầu đã có mặt tại Nga, ở Châu Âu có hàng hoá gì thì Nga cũng có loại hàng đó. Do vậy, yêu cầu về chất lượng cũng như hình thức sản phẩm ở mức cao với giá cả chấp nhận được. Hàng có phẩm chất trung bình chỉ có thể tiêu thụ được ở các vùng nông thôn.
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia có thị phần may mặc lớn nhất tại thị trường Nga. Hàng may mặc Trung Quốc có giá rẻ hơn lại đa dạng hơn về màu sắc cũng như mẫu mã sản phẩm. Hàng Thổ Nhĩ Kỳ có ưu thế về vận chuyển và giao hàng.
Như vậy những khó khăn khi quay trở về thị trường truyền thống SNG nói chung và thị trường Nga nói riêng vẫn còn đang ở phía trước. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần có một cách nhìn biện chứng về thị trường này.
Thị trường Châu Phi, một thị trường tiềm năng cần được khai thác
Quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam- Châu Phi dựa trên nền tảng vững chắc bởi những nét tương đồng về lịch sử và nguyện vọng thiết tha về độc lập dân tộc đã được thiết lập từ nhiều năm về trước, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ đó vẫn không ngừng được củng cố và phát triển. Giờ đây trước những diễn biến mới của tình hình quốc tế, việc tăng cường quan hệ với các nước Châu Phi càng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại "đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế, chính trị" của Đảng và Nhà nước ta.
Những nét chung về thị trường Châu Phi
Châu Phi là một châu lục lớn thứ 3 trên thế giới (có diện tích khoảng 31 triệu km2) chia làm hai khu vực chính Bắc Phi và Nam Phi, với 53 quốc gia Châu Phi chứa đựng trong mình một tiềm năng to lớn đang bắt đầu " thức giấc". Trên thực tế thị trường Châu Phi rộng lớn với 800 triệu người tiêu dùng đang trong giai đoạn tái thiết và phát triển, là lực hấp dẫn mạnh mẽ thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Hầu hết các nước Châu Phi đều là những nền kinh tế đang phát triển, với mức thu nhập bình quân ở nhiều nước xấp xỉ 400USD/người/năm. Tuy mức thu nhập bình quân tính theo đầu người này còn khá khiêm tốn nếu không muốn nói là thấp nhưng lại có tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, với nguồn lao động dồi dào. Sự ổn định chính trị đang dần trở lại với châu lục này lại cộng thêm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế thì chắc chắn trong một tương lai không xa Châu Phi sẽ có một diện mạo mới tươi sáng hơn.
Ngoài Ai Cập và Cộng hoà Nam Phi, Châu Phi vẫn chưa tự xây dựng được cho mình những ngành công nghiệp quan trọng cần thiết để khai thác nguồn nguyên liệu đa dạng của mình bởi lẽ thiếu vốn để xây dựng nhà máy, lại chưa đào tạo được nhiều công nhân lành nghề, nhà quản lý và kỹ thuật viên tốt nên không đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế công nghiệp của Mỹ ._.và Châu Âu. Từ đầu thế kỷ XX và ngay đến hiện tại Châu Phi chỉ có một số ngành công nghiệp tiêu dùng quy mô nhỏ như công nghiệp dệt, thuốc lá, nước giải khát, giày dép và sản xuất linh kiện ô tô.
Hiện nay nền công nghiệp nhiều nước Châu Phi vẫn chưa tạo lập được vị trí xứng đáng với ưu thế về tài nguyên. Do vậy ngoại thương đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của lục địa này. Hiện có khoảng 1/4 sản phẩm của châu lục này được xuất khẩu, trong đó dầu khí là mặt hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu, tiếp đến là cà phê, ca cao, bông, khí đốt tự nhiên... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước Châu Phi nổi bật là những mặt hàng như máy móc các loại, hoá chất, nhựa, hàng dệt may, các sản phẩm hoá dầu, cao su tự nhiên, hàng tiêu dùng, hàng nông sản (gạo, chè, cà phê), hàng thủ công mỹ nghệ.
Cơ cấu nhập khẩu trên cho thấy, phần lớn những mặt hàng mà Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh. Trong những năm gần đây với mục tiêu tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác, Việt Nam và các nước Châu Phi đã trao đổi và ký nhiều thoả thuận, hiệp định song phương trong khuôn khổ pháp lý. Đến nay Việt Nam đã ký với các nước Châu Phi 15 hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật, 14 hiệp định thương mại, 4 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác với 8 nước Châu Phi cũng đã được thành lập. Năm 1991 trao đổi thương mại hai chiều mới chỉ đạt 15 triệu USD thì đến nay đã đạt trên 200 triệu USD và đang tiếp tục trong chiều hướng phát triển. Hàng Việt Nam đã có mặt tại thị trường 44 nước trong khu vực này với nhiều sản phẩm có thế mạnh như gạo, nông sản, hàng may mặc, giày dép, hàng gia dụng.
Theo báo Đầu tư ngày 30/5/2003, 10 bạn hàng nhập khẩu lớn nhất tại Châu Phi của Việt Nam năm 2001 là các thị trường Nam Phi, Ai Cập, Angola, Senegan, Angieri, Tanzania, Nigieria, Ghana, Kenya, Gabông. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 29,1 triệu USD, thị trường Ai Cập là 28,6 triệu USD, hai thị trường xếp cuối bảng là Kenya và Gabông lần lượt là 4 triệu USD và 3 triệu USD.
Như vậy Nam Phi là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Hiện nay thị trường này được chúng ta đặc biệt quan tâm do nước này không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu, đồng thời cũng mở rộng các thị trường còn lại ở Châu Phi. Thị trường Nam Phi nói riêng và thị trường Châu Phi nói chung nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm và khai thác thị trường mới của Nhà nước ta. Do vậy ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngoài những điểm chung với các nước còn lại của Châu lục đen, Nam Phi còn có những nét riêng biệt. Nam Phi là một thị trường lớn với diện tích 1.221.037 km2 và dân số là 43,7 triệu người. Với mức thu nhập bình quân theo đầu người là 1200 USD/năm, Nam Phi được xếp vào hàng các nước có thu nhập cao trong số các nước đang phát triển. Thị trường Nam Phi không phải là thị trường khó tính vì nhu cầu rất đa dạng. Các sản phẩm cao cấp cũng như bình dân đều có thể tiêu thụ được tại thị trường này. Trong vài năm trở lại đây, những cải cách kinh tế được chú trọng như chính sách linh hoạt về ngoại hối, cơ cấu lại nền kinh tế làm cho đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng, thị trường nội địa không ngừng mở cửa cho cạnh tranh từ bên ngoài.
Bạn hàng lớn của Nam Phi là EU và Mỹ nhưng Châu Phi cũng là một đối tác quan trọng của đất nước cực Nam Châu Phi này. Nam Phi hiện là thành viên của SACU (Liên minh Thuế quan Miền Nam Châu Phi, gồm 5 nước: Bôtsoana, Lêsôthô, Nammibia, Swaziland, Nam Phi). Thương mại giữa các nước thuộc SACU hầu như không có cản trở gì và hoàn toàn tự do. Cũng trong khu vực Châu Phi, Nam Phi đã cam kết thành lập một khu vực thương mại tự do với các thành viên của SADC (Cộng đồng phát triển Miền Nam Châu Phi) gồm 14 nước Miền Trung và Miền Nam Châu Phi. Như vậy có thể coi Nam Phi là một cánh cửa để đưa hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các nước Trung và Nam Châu Phi.
Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 34,3 tỷ USD, đóng góp 45% GDP, nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD. Nam Phi là nước xuất khẩu vàng hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Nam Phi cũng xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau như kim cương, các sản phẩm kim loại (sắt, thép), đá quý, nông sản (ngô, kê), thuốc lá sợi, hoá chất, than, uranium. Cùng với xuất khẩu, Nam Phi cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng như máy móc các loại, dụng cụ khoa học, nhựa, hàng dệt may, dầu mỏ.v.v.
Hiện Nam Phi đang tuân thủ các hiệp định tự do thương mại với một số nước như EU, Dimbabue. Trên cơ sở các hiệp định đó, Nam Phi xác định mức thuế cho mặt hàng may mặc cũng như các mặt hàng khác. Nam Phi cũng đang tiến hành đàm phán ký kết hiệp định tự do thương mại với ấn Độ và Trung Quốc, hai trong số các quốc gia có thế mạnh về ngành dệt may trên thế giới hiện nay. Mức thuế chung thường dao động từ 20-60%.
Như vậy thị trường Châu Phi nói chung và thị trường Nam Phi nói riêng là một cánh cửa còn bỏ ngỏ. Trước mắt việc hiệp định thương mại Việt Nam- Nam Phi đã có hiệu lực, trong đó hai nước cam kết dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc (MFN) về thuế quan có thể coi là thuận lợi bước đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập được hay không và có thể trụ vững trên thị trường này không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của doanh nghiệp về những "thượng đế" "lục địa đen" mà trước hết là thị hiếu tiêu dùng của họ.
3.2. Thị hiếu tiêu dùng
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên của vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng phần lớn đất đai là sa mạc nên hầu hết các nước Châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc. ở hầu hết lục địa Châu Phi chỉ có hai mùa là mùa hè và mùa đông. Mùa hè thường bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài cho đến tháng 2. Thời gian còn lại là mùa đông. Vào mùa hè, nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 35-40 0C nhưng ban đêm nhiệt độ lại hạ xuống 5-7 0C. Vì vậy, những người thuộc tầng lớp bình dân chủ yếu là người da đen không nhiều tiền ở Châu lục này đều muốn có những chiếc áo lưỡng dụng, vừa có thể khoác vào ban ngày nhưng cũng đủ ấm cho họ vào ban đêm, giúp họ chống lại cái khắc nghiệt của những đêm sa mạc
Người da đen ở Nam Phi chiếm khoảng 77% dân số nước này. Nhìn chung họ thích mặc những loại quần áo vừa túi tiền hoặc rẻ tiền, chủ yếu là quần jeans, áo thun, áo phông. Họ không phải là người kỹ tính về chất liệu nhưng vải phải đủ độ bền, màu sắc càng màu mè, càng đậm thì càng được ưa chuộng.
Người da trắng chiếm 14% dân số Nam Phi. Khác với người da đen, phần đông người da trắng thuộc tầng lớp có thu nhập khá cao. Do đó, với họ, tông màu được ưa chuộng hơn cả, đó là màu sáng. Người da trắng cũng tỏ ra sành điệu hơn trong ăn mặc nhất là giới trẻ. Họ chuộng những màu cơ bản kiểu dáng Châu Âu, nhưng đơn giản và tiết kiệm vẫn là tiêu chí được chú trọng.
Ngoài ra, hàng may mặc Châu Phi còn phân theo mùa. Thường thì vùng Đông Bắc Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt hơn cả. Vì vậy yêu cầu về độ bền của vải, độ ấm của quần áo được đặt lên hàng đầu, những tiêu chí còn lại như màu sắc, kiểu dáng chỉ là thứ yếu.
Nhìn chung thị trường Châu Phi là thị trường không đòi hỏi chất lượng quá cao và kỹ tính như thị trường Nhật Bản hay thị trường EU hoặc là thị trường Mỹ. Những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng bởi trình độ phát triển của nước ta có nhiều điểm phù hợp với các nước Châu Phi. Và thực tế là hầu hết hàng hoá Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Châu Phi. Thậm chí tại thủ đô Luanda của Angola các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam như quần áo, điện tử, xe gắn máy,.v.v được bày bán rộng rãi và có sức tiêu thụ manh tại khu "Việt Nam town". Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng cho hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được chỗ đứng xứng đáng trên thị trường này tương xứng với tiềm năng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Châu Phi vì hòa bình và phát triển theo nguyên tắc cùng có lợi.
4. Một số thị trường khác
4.1. Thị trường một số nước trong khu vực
ASEAN là tên gọi tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á được chính thức thành lập vào ngày 8/8/1967. Ngày 28/7/1995 đã đi vào lịch sử khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Lào cũng trở thành thành viên thứ 8 của hiệp hội vào tháng 7/97. Hiện tại ASEAN đã quy tụ được đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam á làm thành viên của mình.
Cùng với việc ưu tiên thương mại nội khối, ASEAN đã thiết lập những mối quan hệ kinh tế rộng rãi với các nước đối thoại của mình như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Ôxtraylia, Newzealand, Canada, Hàn Quốc, với các nước thứ 3 khác và với các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình và hoạt động hợp tác quốc tế.
Hiện nay bạn hàng chính của ASEAN là Nhật Bản, Mỹ và EU. Trong đó Nhật Bản luôn chiếm vị trí nổi bật. Nhật Bản đã chi phối thị trường xuất khẩu ASEAN từ 1970-1987 với tỷ trọng vào khoảng 20,9-29,6%, Nhật Bản thường nhập khẩu một khối lượng hàng hoá sơ chế lớn từ Inđônêxia và nhanh chóng di chuyển một số ngành công nghiệp của họ sang khu vực này trong 10 năm qua.
Từ năm 1988-1991 Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của ASEAN trong đó tỷ trọng chiếm khoảng 20,2%.
Hiện nay ASEAN ngày càng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mình bên cạnh việc duy trì những thị trường truyền thống đã có.
Một trong những đặc điểm trong buôn bán nội khối của ASEAN là cơ cấu xuất khẩu của các nước thành viên tương đối giống nhau khi cùng có sự chuyển hướng từ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta không thâm nhập được vào thị trường nội khối. Tuy nhiên, để thâm nhập thành công đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng dệt may, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với việc giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng, đúng chủng loại.
Trong số các thị trường của các nước ASEAN, Lào là thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm và đang tìm cách thâm nhập thị trường này.
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có diện tích là 236.800 km2 và dân số tính đến tháng 7/2002 là 5,5 triệu người. Sở dĩ thị trường Lào được các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm là vì thị trường này ở vào vị trí như là chiếc cầu nối giữa vùng Đông Bắc Thái Lan hội nhập với Việt Nam và các nước trong khu vực, Lào có đường biên giới chung với các nước Trung Quốc, Myanmar và Campuchia, trong những năm tới khi đường xuyên á đã thông, các cây cầu nối Lào với Thái Lan, những con đường bộ thông suốt giữa Việt Nam-Lào thì Lào không chỉ là một thị trường tiêu thụ mà còn có thể là thị trường trung chuyển và quá cảnh hàng hoá đầy tiềm năng của Việt Nam.
Bên cạnh đó thị trường Lào hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam bởi trong khi chi phí về nhập khẩu vải phụ liệu vào Lào cũng xấp xỉ như khi nhập khẩu vào Việt Nam nhưng giá nhân công tại Lào lại rẻ hơn. Đồng thời các công ty dệt may Việt Nam còn có thể liên doanh với các công ty Lào để có thể tranh thủ hạn ngạch của bạn.
Hiện Lào không phải chịu hạn ngạch dệt may khi xuất khẩu vào EU do số lượng không đáng kể ngoài ra hàng may mặc của Lào cũng nhận được một số ưu đãi về mặt thuế quan như được hưởng GSP....Do đó việc liên kết với phía Lào để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang nước thứ 3 để tận dụng những ưu đãi của Lào và ưu đãi của nước nhập khẩu là rất có triển vọng.
Hiện nay Trung Quốc và Thái Lan là những đối thủ cạnh tranh đối với hàng hoá Việt Nam tại thị trường Lào. Tuy nhiên ta có những thế mạnh mà hai đối thủ trên không thể có được đó là quan hệ hữu nghị đặc biệt thắm tình anh em giữa hai nước Việt Nam-Lào.
4.2. Thị trường Ôxtraylia
Ôxtraylia là một lục địa rộng lớn nằm ở Nam Bán cầu có diện tích 7.686.850 km2 được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông, ấn Độ Dương ở phía Tây, biển Arafura ở phía Bắc, Nam Đại Dương ở phía Nam. Với số dân chỉ là 19 triệu người nhưng Ôxtraylia lại là một xã hội đa văn hoá và đa sắc tộc với 65% người dân gốc Châu Âu, hơn 30% số dân nhập cư từ Châu á, thổ dân chỉ chiếm dưới 1%. ( Đó chính là nguyên nhân tạo ra sự phong phú muôn màu muôn vẻ về nhu cầu hàng dệt may của người dân nước này.
Nằm tách biệt so với các châu lục còn lại bởi sự bao bọc của đại dương nhưng kinh tế của Ôxtraylia mang nhiều nét đặc thù của kinh tế các nước Châu Âu đặc biệt là kinh tế nước Anh. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của lịch sử di dân và khai phá những vùng đất mới của người Châu Âu nhiều thế kỷ trước. Với GDP năm 2002 là 270 tỷ USD, hiện nay kinh tế Ôxtraylia đứng thứ 14 thế giới và đứng thứ 9 trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thứ 11 trên thế giới về mức thu nhập bình quân theo đầu người là 17000 USD. Có được vị trí như vậy là do từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Ôxtraylia đã có sự điều chỉnh lớn trong cơ cấu kinh tế, đó là sự chú trọng phát triển công nghiệp chế tạo cơ khí để xây dựng những ngành này thành mũi nhọn xuất khẩu. Những ngành công nghiệp nói trên hiện được coi là những ngành kinh tế chủ yếu của Ôxtraylia, đóng góp lớn vào GDP bên cạnh những ngành như chăn nuôi, trồng trọt, khai khoáng, chế biến thực phẩm và ngành dịch vụ.
Bạn hàng lớn của Ôxtraylia là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc trong đó Nhật Bản được xem là đối tác kinh tế thương mại quan trọng nhất của Ôxtraylia, kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2001 là hơn 2 tỷ USD, bằng 13% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Úc, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu của Úc. Bên cạnh đó Úc cũng rất coi trọng xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc vì Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO. Và hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ 3, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Úc. Kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 8 tỷ USD, dự kiến kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ còn tăng gấp đôi trong thập kỷ này. Thương mại của Úc với ASEAN trong thời gian qua cũng phát triển đáng kể. Kim ngạch thương mại năm 2000 đã tăng 62% so với năm 1996 với giá trị là 32 tỷ AUD. Xuất khẩu của ASEAN sang Úc tăng 110%. Trong thời gian này Úc cũng đang tích cực thảo luận với một số nước ASEAN để ký hiệp định thương mại tự do song phương.
Trong suốt 30 năm qua, quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Ôxtraylia không ngừng được củng cố và mở rộng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ôxtraylia đã ký với Việt Nam một loạt các hiệp định như hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/90), hiệp định tránh đánh thuế hai lần... nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời những hiệp định này đã tạo điều kiện cho các công ty Ôxtraylia thiết lập và mở rộng hoạt động ở Việt Nam tương đối dễ dàng cũng như hỗ trợ cho việc thâm nhập ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Úc. Theo Thương vụ Việt Nam tại Ôxtraylia cho biết những mặt hàng mới của Việt Nam có triển vọng thâm nhập vào thị trường Úc như nhựa gia dụng, đồ gỗ, hàng may mặc, hải sản. Tuy nhiên trên thực tế không ít doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Ôxtraylia từ nhiều năm qua nhưng vẫn mơ hồ về tập quán tiêu thụ trên thị trường này. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, tham tán thương mại Việt Nam tại Ôxtraylia nhận xét:" Người tiêu dùng ở Úc rất kỹ tính, phải biết cách chiều chuộng. Không chỉ các nhà bán lẻ và các đại lý mà cả các nhà sản xuất ở đây cũng luôn luôn lắng nghe ý kiến cuả người tiêu dùng để đáp ứng đầy đủ những điều kiện của họ." Nhưng với những mặt hàng mới, đặc biệt là hàng dệt may, tập quán được giảm giá 5% so với giá thị trường đã rất quen thuộc với các nhà tiêu thụ ở Úc. Đây thực sự là thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vì hàng Việt Nam thường đắt hơn hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Úc.
Các chuyên gia thương mại cũng cho rằng từ năm 2005, hàng may mặc và giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Ôxtraylia sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng của Trung Quốc do Ôxtraylia sẽ bãi bỏ hạn ngạch đối với hai nhóm hàng này của Trung Quốc.
Hiện tại hàng dệt may nhập khẩu của Ôxtraylia có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm hàng phù hợp cho đại đa số người tiêu dùng thường do các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Inđônêxia cung cấp. Những mặt hàng này tương đối bình dân vì thế chúng thường có giá cả thấp nhưng chất lượng chấp nhận được. Bên cạnh đó, l nhóm hàng khác có tính kỹ thuật cao hơn được Ôxtraylia nhập khẩu chủ yếu từ các nước Newzealand, Mỹ và Nhật Bản.
Đây có thể sẽ là những thông tin tham khảo giúp cho doanh nghiệp Việt Nam cân nhắc hướng hoạt động sản xuất vào nhóm sản phẩm vừa phù hợp với bản thể doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Ôxtraylia.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt để những mặt hàng mới tìm được chỗ đứng trên thị trường Ôxtraylia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ phải chấp nhận những đơn hàng nhỏ với mức giá cạnh tranh. Song điều đáng mừng là chính sách thị trường của Ôxtraylia muốn đa dạng hoá nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu đa sắc tộc, đa văn hoá. Do vậy doanh nghiệp Việt Nam sẽ vẫn còn rất nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường này, nhưng có thâm nhập được hay không, điều đó còn phụ thuộc vào sự chủ động tìm cho mình một con đường đi riêng phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp Việt Nam.
4.3. Thị trường Trung Đông
Đây là khu vực có vị trí địa lý rất thuận lợi, nối liền Châu á, Châu Phi, Châu Âu đồng thời còn tiếp giáp với Địa Trung Hải, Hồng Hải và ấn Độ Dương. Trung Đông có điều kiện để phát triển kinh tế cho các nước trong khu vực đặc biệt, là trong lĩnh vực giao thông vận tải và buôn bán. Do khí hậu sa mạc khắc nghiệt nên điều kiện trồng trọt ở đây rất khó khăn. Trung Đông là khu vực tương đối rộng lớn tuy nhiên địa hình chủ yếu là núi cao nguyên và sa mạc.
Tuy Trung Đông là khu vực tương đối giàu tài nguyên nhưng không đa dạng, chỉ có dầu mỏ và khí đốt là có trữ lượng đáng kể và được xem là hai nguồn tài nguyên quan trọng nhất của vùng đất này. Hầu hết các nước trong khu vực đều phải dựa vào hai nguồn tài nguyên này.
ở các nước Trung Đông thành phần dân cư khá phức tạp, gồm những cộng đồng người khác nhau, trong đó người arập chiếm hơn 65% dân số của cả khu vực. Ngoài ra còn có người Thổ Nhĩ Kỳ, người Ba tư và người Cuôc. Khu vực Trung Đông có 3 tôn giáo lớn là Đạo Hồi, Đạo Do Thái và Đạo Thiên Chúa. Do thành phần dân cư và tôn giáo tương đối phức tạp nên trong khu vực thường xuyên xảy ra xung đột tôn giáo và sắc tộc. Đây chính là một khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên bản đồ thế giới nên từ trước đến nay Trung Đông luôn bị các đế quốc lớn "nhòm ngó ". Chỉ từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2, các nước Trung Đông mới giành được độc lập nhưng kinh tế của những nước này vẫn phụ thuộc sâu sắc vào các nước phương Tây. Các nước Trung Đông chỉ thực sự bắt tay phát triển kinh tế từ sau 1945. Nhưng nhìn chung các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển chưa cao, chưa đồng đều.
Tình hình xuất nhập khẩu của các nước Trung Đông không ổn định. Cơ cấu xuất khẩu của các nước Trung Đông chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm từ dầu, một số sản phẩm truyền thống có nguồn gốc từ cây công nghiệp nên có xu hướng chịu giá cánh kéo rất bất lợi.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng nông sản, hàng dệt may...Các nước Trung Đông nhìn chung không khó tính như các nước Nhật Bản, Mỹ hay EU. Nhưng để hàng dệt may có thể xuất khẩu được sang thị trường này các doanh nghiệp có thể tiếp thị theo cách truyền thống là tham gia triển lãm, bán hàng tại các hội chợ quốc tế. Theo kinh nghiệm của các nhà doanh nghiệp thành đạt, muốn bán hàng thành công tại đây đòi hỏi sự kiên nhẫn công sức và chi phí ban đầu là rất đáng kể. Đặc biệt tại thị trường Ai Cập việc tiếp thị và giao dịch trực tiếp tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng hoặc trên cơ sở mẫu mã có sẵn, giá cả cạnh tranh sẽ là lợi thế cho những quyết định nhanh chóng với những điều kiện giao dịch trên, việc mua bán hàng qua hệ thống siêu thị các cửa hàng miễn thuế cũng rất phổ biến tại Ai Cập. Bạn hàng chính của Trung Đông là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc.
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh tại irăc đầu năm 2003, một lần nữa khu vực Trung Đông lại rơi vào vòng xoáy của các cuộc xung đột. Theo các nhà phân tích kinh tế với sự tàn phá của chiến tranh ở Irăc vừa qua, giờ đây khu vực Trung Đông nói chung và Irăc nói riêng đang chủ yếu tập trung vào tái thiết hạ tầng cơ sở hơn là mua sắm hàng tiêu dùng. Sự tàn phá của cuộc chiến không chỉ ở phạm vi Irăc mà còn làm tổn hại về kinh tế đối với hàng loạt các quốc gia trong khu vực như Côoét, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syri, Libăng, kéo mức sống của khu vực này tụt hậu tới 10 năm so với mức trước chiến tranh. Dự đoán để thị trường khu vực này hồi phục mức tiêu thụ hàng hoá như trước thì phải mất ít nhất một thập kỷ nữa. Tuy vậy quan điểm của Bộ thương mại nước ta là quyết tâm không để mất thị trường Trung Đông đặc biệt là thị trường Irăc.
Quan hệ kinh tế thương mại với các nước Trung Đông không giống như những khu vực khác. Bởi tại hầu hết các nước trong khu vực này, Nhà nước vẫn nắm độc quyền về ngoại thương. Việc buôn bán đều diễn ra trong khuôn khổ hiệp định, các doanh nghiệp không thể tự động tìm kiếm bạn hàng. Vì vậy, hơn lúc nào hết vai trò của Chính phủ, của Nhà nước là vô cùng quan trọng, là chiếc cầu nối vững chắc đưa doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường này.
5. Đánh giá chung về các thị trường phi hạn ngạch
Nhìn chung, ngoài thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn và thường xuyên của Việt Nam, các thị trường còn lại hoặc là còn rất mới hoặc vì những lý do khách quan mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta còn nhỏ hoặc thậm chí bị gián đoạn. Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới hiện nay, đó là mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp của ta với các nước đó cũng như trong điều kiện mới về chính trị, kinh tế, xã hội của bản thân những quốc gia này đã cho thấy các thị trường dệt may phi hạn ngạch nói trên đều là những thị trường còn nhiều tiềm năng cần được doanh nghiệp Việt Nam mở rộng. Do vậy doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua cơ hội này dù những khó khăn còn đang ở phía trước. Hơn thế nữa điều đó sẽ khẳng định rõ hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là muốn "làm bạn với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, tôn giáo", từ đó hai bên cùng phát triển kinh tế, giữ vững hoà bình, hợp tác và phát triển trên nguyên tắc cùng có lợi.
Tất cả những phân tích trên cho thấy, thị trường phi hạn ngạch dệt may trên thế giới đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức. Điều quan trọng hơn và thiết thực hơn là thực tế xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này đạt kết quả ra sao. Đó cũng là nội dung lớn mà chương 2 sẽ đề cập.
Chương 2
Tình hình sản xuất và xuất khẩu dệt may của Việt Nam những năm qua
Năng lực sản xuất hàng dệt may của Việt Nam
Trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành dệt may nước ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP và góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Để có được những thành tựu đáng khích lệ như vậy ngành dệt may đã biết phát huy những lợi thế so sánh để những sản phẩm của ngành dệt may nước ta có thể vươn xa đến với những thị trường mới.
Lợi thế sản xuất
1.1.1. Nguồn lao động và giá nhân công.
Đối với ngành may mặc thế giới, ngành may mặc Châu á nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng có lợi thế tương đối về nguồn nhân công dồi dào và mức lương tương đối thấp so với các khu vực còn lại trên thế giới. Tính đến năm 2005 dân số Việt Nam sẽ là 87,6 triệu người và đến năm 2010 dân số nước ta là 100 triệu người. Do mức lương tương đối thấp nên giá công may của Việt Nam chỉ là 0,18 USD/giờ thấp hơn so với mức bình quân của nhiều nước như Inđônêxia là 0,32 USD/giờ, của ấn Độ là 0,58USD/giờ và của Trung Quốc là 0,7 USD/giờ.(Tạp chí thương mại số 27/2003)
Ngoài ra, các sản phẩm dệt may thường là các sản phẩm có giá trị lao động sống cao trong khi lao động của Việt Nam không chỉ dồi dào mà còn khéo tay, thời gian đào tạo ngắn từ đó dẫn đến chi phí đầu tư thấp. Do vậy, yếu tố lao động dồi dào, tiền lương thấp là một trong những lợi thế để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta nhằm phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành dệt may nói riêng.
1.1.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Mục tiêu đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Việt Nam rất đa dạng và phong phú, ngoài lĩnh vực may quần áo xuất khẩu, các chủ đầu tư còn đầu tư vào những lĩnh vực khác: sản xuất túi du lịch, bô lô, vali, túi thể thao, dây khoá kéo, kim máy may, giầy da... với thời hạn đầu tư ngắn nhất là 5 năm và dài nhất là 30 năm. Hiện nay ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều bước phát triển để từ đó đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới đồng thời giành được sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.3. Chính sách của Nhà nước đối với phát triển ngành dệt may.
Nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới đã có những tác động tích cực tới kết quả của ngành dệt may trong những năm vừa qua, cụ thể như :
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đặc biệt là việc nới lỏng trong quy chế thương mại, cho phép các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh cũng như các địa phương được quyền xuất khẩu trực tiếp đã tạo ra môi trường sản xuất và kinh doanh thuận lợi đối với ngành dệt may.
- Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đã xác định việc sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu là một trong những lĩnh vực chú trọng trong chiến lược đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó việc thu hút vốn đầu tư sẽ được thực hiện theo phương châm “nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”. Cụ thể hoá chiến lược đầu tư này là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa lại cho nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng nhiều cơ hội thu hút vốn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh.
Nghị định số 55-CP của Chính phủ ngày 6/9/1995 đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty dệt may Việt nam. Đây là một bước quan trọng tiến tới việc xoá bỏ tình trạng manh mún, phân tán của nghành dệt may làm tăng sức cạnh tranh của ngành trong việc thu hút vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách thiết thực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may, đặc biệt đối với thị trường phi hạn ngạch là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với Châu Phi một châu lục có nhiều nét tương đồng về lịch sử với Việt Nam thông qua cuộc hội thảo "Việt Nam-Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI" được tổ chức tại Hà Nội tháng 5 năm 2003.
Ngoài ra, còn rất nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành hoặc sửa đổi trong những năm gần đây để phù hợp với tình hình mới cũng đã có những tác động tích cực tới sự phát triển của ngành dệt may nước ta.
Năng lực sản xuất
1.2.1. Các cơ sở sản xuất chủ yếu
Tính đến hết năm 2002, ngành dệt may Việt Nam có khoảng 187 doanh nghiệp, trong đó có 70 doanh nghiệp dệt và 117 doanh nghiệp may. 70 doanh nghiệp dệt lại bao gồm 32 doanh nghiệp nhà nước và 38 doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra Việt Nam còn có gần 800 công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân trong đó có 600 đơn vị may và hai 200 tổ hợp dệt (Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp số 2/2003).
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may nước ta thời gian qua có đóng góp không nhỏ của đầu tư nước ngoài. Theo Vụ Quản lý dự án thuộc Bộ kế hoạch đầu tư hiện nay trong cả nước có 500 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài hoạt động trên các lĩnh vực: sợi, dệt nhuộm, đan len, may mặc, phụ tùng máy may với tồng số vốn đăng ký là 2.600 triệu USD. Khu vực dệt may có vốn đầu tư nước ngoài không những góp phần phát triển năng lực sản xuất mà còn tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may trong đó có thị trường phi hạn ngạch. Trong các nhà đầu tư vào ngành dệt may ở nước ta, Đài Loan là nước có số dự án đầu tư nhiều nhất là 144 dự án với tổng vốn đăng ký 1.100 triệu USD trong đó vốn thực hiện là 420 triệu USD.(Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp số 2/2003)
Ngoài ra còn có hàng nghìn tổ sản xuất nhỏ mang tính gia đình, cá thể tập trung chủ yếu vào những sản phẩm đơn giản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, chỉ có một số lượng rất nhỏ sản phẩm là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Như vậy hiện nay toàn ngành dệt may đã thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 1.600.000 lao động kể cả 700.000 lao động trồng bông, nuôi tằm, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp.(Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp số 2/2003)
Với mục đích tập trung những nguồn lực phân tán, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định thành lập Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đến ngày 20/9/1997, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đã làm lễ ra mắt mở đầu cho một hoạt động mới trong lĩnh vực dệt may của cả nước. Là đầu tàu của ngành dệt may Tổng Công ty đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức quản lý, chính sách hạch toán, hợp nhất các xí nghiệp nhỏ và mới thành lập vào các công ty lớn có thế mạnh, liên kết giữa dệt và may nhằm chủ động được cả đầu ra và đầu vào.
Cho tới nay tổng giá trị sản xuất của toàn ngành dệt may đã chiếm khoảng 8,58% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, chiếm tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, với năng lực hiện đạt là 90.000 tấn các loại sợi/năm trong đó 22% là sợi chải kỹ, còn lại là sợi thô các loại, 380 triệu mét/năm (khổ 80) đáp ứng được 30% nguyên liệu làm hàng xuất khẩu, 22.000 tấn/năm vải dệt kim, 25.000 tấn/năm khăn bông các loại và 400 triệu sản phẩm may (Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp số 2/2003).
Theo Tổng công ty Dệt may Việt Nam cho biết từ đầu năm đến nay đ._.ược quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế cũng có nghĩa là sản phẩm đó hội đủ được các điều kiện để có thể thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào dù là thị trường khó tính nhất.
Ngoài ra, khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng với khối lượng lớn lại yêu cầu về thời gian cung ứng ngắn, nếu nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quản lý trên thì việc hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng sản xuất, đảm bảo thực hiện hợp đồng sẽ dễ dàng hơn. Bởi khi đó sản phẩm sản xuất ra sẽ được quản lý theo một tiêu chuẩn quốc tế thống nhất từ đó chất lượng sản phẩm sẽ đồng đều. Đây là tiền đề chứng minh doanh nghiệp Việt Nam là bạn hàng đáng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề các doanh nghiệp cần phải chú trọng. Sản phẩm có sức cạnh tranh phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, về giá, về kiểu dáng, mẫu mã..., từ đó có khả năng thu hút được khách hàng đặt hàng và tiêu thụ mạnh trên thị trường. Trong đó, việc nâng cao chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hàng may mặc xuất khẩu. Chất lượng hàng có được đảm bảo thì người mua mới chấp nhận và thanh toán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu chuyên môn hóa sản xuất tạo điều kiện giữ vững và nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là tại các thị trường phi hạn ngạch, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả”, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, trong rất nhiều trường hợp, trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh.
Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần có những biện pháp như:
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, xây dựng bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp do đặc điểm của nguyên phụ liệu sợi vải là dễ hư hỏng, dễ hút ẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp ( như mã hàng, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì...),
Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ đúng các yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu giao hàng đúng hạn. Bởi một trong những đặc trưng của mặt hàng dệt may là yếu tố thời vụ. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, rút ngắn thời gian nhận hàng và giao hàng. Trên thực tế, để tạo ra và phát huy được ưu thế về giao hàng đúng hạn là nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng cần thiết với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Điều này sẽ là nền tảng cho những mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các đối tác nước ngoài.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên đồng bộ hoá chủng loại máy móc, thường xuyên phát động các phong trào thi đua tay nghề, phát huy tinh thần tự nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động.
Việc đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu chính là giữ uy tín lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, một "tài sản" vô giá trong kinh doanh.
2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ
Với mục tiêu phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 là: "hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, đồng thời chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước với những sản phẩm phù hợp, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ thực tiễn nêu trên đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp cho ngành dệt may, trong đó công tác đổi mới công nghệ và thiết bị được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
2.3.1.Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ
Việc đầu tư đổi mới công nghệ là rất cần thiết nhưng việc đầu tư cụ thể ra sao thì vẫn cần phải có sự cân nhắc sao cho vừa phù hợp với thời đại, đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường với sức cạnh tranh cao nhưng cũng phù hợp với nguồn lực của từng doanh nghiệp. Với tình hình ngành dệt may Việt Nam hiện nay đa phần gồm các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nên thực hiện chính sách "hai tầng công nghệ". Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư trang thiết bị hiện đại đổi mới công nghệ lấp dần khoảng cách về trình độ công nghệ dệt may giữa nước ta với các nước tiên tiến, các đơn vị dệt may vẫn có thể duy trì công nghệ ít vốn (công nghệ sử dụng nhiều lao động) giúp ta tiết kiệm vốn và giải quyết việc làm. Mỗi loại công nghệ sẽ đáp ứng nhu cầu từng thị trường khác nhau, từng thị phần khác nhau nên vẫn có thể được sử dụng đồng thời trong tình trạng thiếu vốn đầu tư như hiện nay.
2.3.2. Xây dựng lộ trình đổi mới cụ thể
Trong tình hình hiện nay, khi mà đa phần thiết bị công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới trong khi đó công việc đầu tư đổi mới công nghệ luôn cần phải có một nguồn vốn lớn. Điều này đòi hỏi ngành dệt may phải xây dựng được cho mình lộ trình đổi mới cụ thể nhằm sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn dành cho việc đầu tư, đồng thời giảm thiểu được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, không đúng mục đích.
Cho đến thời điểm này, Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã xây dựng được lộ trình đổi mới công nghệ theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu vào năm 2002 và giai đoạn thứ hai được thực hiện năm 2005.
Lộ trình đổi mới công nghệ
Loại công nghệ
Mức độ đạt được đến năm 2005
1. Sản xuất bông xơ
Hiện đại hoá 100%
2. Công nghệ kéo sợi bông, len, xơ hoá học hoặc sợi pha cho may mặc
Hiện đại hoá và đổi mới 100%
3. Công nghệ kéo sợi lõi, sợi Fancy
Sản xuất đủ yêu cầu thị trường
4. Công nghệ kéo sợi ma sát cho dệt công nghiệp
Sản xuất đủ yêu cầu thị trường
5. Công nghệ kéo sợi OE
Sản xuất đủ yêu cầu thị trường
6. Công nghệ dệt không thoi
Đạt 60-80% sản lượng sợi vải
7. Công nghệ sản xuất vải không dệt
Sản xuất đủ yêu cầu thị trường
8. Công nghệ dệt kim
Đổi mới đạt 60-80% sản lượng vải
9. Công nghệ hồ sợi dọc
Đạt 100% quy trình công nghệ và đơn hồ chất lượng cao
10. Công nghệ thiết kế sản phẩm may mặc
Tự động 30%, bán tự động 50%, 50% có bộ sưu tập
11. Công nghệ may
Đầu tư công nghệ mới
12. Công nghệ đúc cơ khí
Hiện đại hoá 100%, lắp ráp máy dệt với tỷ lệ nội địa hoá 30-50%
13. Công nghệ in, nhuộm, hoàn tất vải bông cao cấp
Đạt 100%
14. Công nghệ nhuộm, hoàn tất vải len và pha len, vải bông pha xơ tổng hợp và vải tơ tằm chất lượng cao, sợi cao cấp
Đạt 100%
Nguồn: Tạp chí Dệt may năm 2002
Trong đó cơ cấu vốn đầu tư dự kiến theo các nguồn như sau:
Cơ cấu nguồn vốn
Tỷ trọng (%)
Vốn tự có của doanh nghiệp
8%
Vốn ngân sách
7%
Vốn ODA
20%
Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước
35%
Vốn tín dụng thương mại
30%
2.4. Nhóm giải pháp giảm chi phí trong giá thành xuất khẩu
Trong điều kiện hàng dệt may Việt nam đang giảm ưu thế về giá nhân công, các doanh nghiệp dệt may cần có các biện pháp để tăng sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
2.4.1.Giảm chi phí nguyên phụ liệu
Chi phí nguyên vật liệu là một bộ phận lớn cấu thành nên giá thành sản phẩm dệt may. Trong tình hình hiện nay, khi mà phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may đều phải nhập khẩu do sự phát triển không cân đối giữa ngành dệt và may thì việc giảm chi phí nguyên phụ liệu là không hề đơn giản, nhất là khi giá cả nguyên phụ liệu trên thị trường thế giới biến động bất thường hoặc nếu có dự báo được khả năng xảy ra "sốt" thì phần lớn doanh nghiệp trong nước cũng chỉ đủ sức dự trữ trong thời gian ngắn do thiếu vốn và kho bãi.
Vì vậy, trước mắt khi ngành dệt của ta chưa đủ khả năng cung cấp đầu vào cho ngành may thì các doanh nghiệp may cần phải thiết lập được quan hệ bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, bên cạnh đó vẫn cần đa dạng hoá nguồn cung cấp để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một hai nguồn cung. Còn về lâu dài, để có thể giảm chi phí nguyên phụ liệu, cũng là để tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm dệt may, Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành dệt may đẩy mạnh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trong nước nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu thay thế nhập khẩu.
2.4.2.Giảm chi phí khác trong khâu sản xuất
So với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, chi phí sản xuất hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam còn cao. Do vậy việc tiết giảm chi phí sản xuất là yếu tố sống còn đối với ngành dệt may Việt Nam đặc biệt là khi hội nhập một cách đầy đủ vào AFTA hay thực hiện các thoả thuận thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA). Cụ thể các doanh nghiệp cần tiến hành việc sắp xếp lại quy trình sản xuất, tăng cường các biện pháp giám sát định mức tiêu hao bằng cách xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng. Doanh nghiệp cũng cần quản lý tốt lao động, nâng cao chất lượng lao động, thường xuyên rèn luyện kỹ năng của người lao động từ đó nâng cao năng suất lao động giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên cải tiến để hợp lý hoá các công đoạn sản xuất. Ngoài ra, đối với việc đóng gói bao bì, nhãn hiệu cho sản phẩm nên hợp lý vừa giúp sản phẩm thêm đẹp nhưng cũng không nên quá lãng phí.
2.4.3.Giảm chi phí trong khâu lưu thông
Việc giảm chi phí lưu thông là rất quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam. Để giảm chi phí trong khâu lưu thông các doanh nghiệp cần tiến hành việc đánh giá phân tích các bộ phận chi phí nằm trong chi phí lưu thông, từ đó có cách giảm thiểu cho từng bộ phận. Có thể nói, việc giảm chi phí trong khâu lưu thông đôi khi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, nhất là khi hiện tại nhiều doanh nghiệp dệt may của ta vẫn xuất khẩu qua trung gian. Chẳng hạn để xuất khẩu sang thị trường Ôxtraylia ta vẫn phải trung chuyển qua Singapore nên chi phí vận chuyển đã đội giá thành lên cao. Cũng tại thị trường irăc thời gian qua do các hoạt động thương mại bị ngừng trệ nên các doanh nghiệp của ta đã phải chịu chi phí lưu kho bãi rất lớn. Do vậy để có thể giảm chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi hoặc các loại phí về thủ tục hành chính, quản lý, ngành dệt may nói chung và mỗi doanh nghiệp dệt may nói riêng cần nỗ lực xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường phi hạn ngạch sau khi đã trải qua giai đoạn ban đầu làm gia công xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể cân nhắc việc liên doanh với các công ty thị trường nước nhập khẩu qua đó tiến hành xuất khẩu tại chỗ, giảm đáng kể cước phí vận chuyển nhất là tại thị trường Nga.
2.5. Nhóm giải pháp về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực
2.5.1. Quy hoạch lại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Đối với mọi doanh nghiệp nguồn lực con người luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng, con người chính là yếu tố động nhất và "cách mạng" nhất trong quá trình sản xuất. Do đặc thù của ngành dệt may nước ta hiện nay là đang thu hút và sử dụng một lượng lớn lao động với trình độ văn hóa không đồng đều. Như vậy muốn đạt được mục tiêu phát triển trong những năm tới, vừa là để chuẩn bị nguồn nhân lực cho chương trình đầu tư phát triển và hội nhập quốc tế, công việc cấp thiết của ngành dệt may là phải quy hoạch lại nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp của ngành. Từ đó ngành dệt may và Tổng công ty Dệt may phải tích cực chủ động xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể có tính toán cân nhắc giữa nhu cầu và khả năng, đề xuất những cơ chế chính sách để làm sao huy động được các loại hình đào tạo cùng tham gia thì mới có thể thoả mãn được nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn trong vòng 5-10 năm tới.
2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả
Ngành dệt may cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và thu hút các học sinh có khả năng theo học ngành công nghệ dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư dệt may trầm trọng đã xuất hiện và có thể kéo dài trong vài năm tới. Ngành dệt may cũng cần nhanh chóng xúc tiến quy hoạch hệ thống trường, trung tâm dạy nghề dệt-may (từ thiết kế, kỹ thuật, điều hành sản xuất, thương mại), đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nhằm đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may Việt nam. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia thiết kế thời trang và marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từ đó từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt nam. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ bảo đảm công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị “hút” sang các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài.
Để có đủ sức hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may cần đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống đào tạo trên một cách toàn diện nhằm đáp ứng đòi hỏi mà chiến lược phát triển của ngành đã đặt ra.
2.6. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, sản xuất của doanh nghiệp
2.6.1. Xây dựng phương án và tổ chức sản xuất kinh doanh.
Ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ buôn bán với nhiều bạn hàng với nhiều nước trên thế giới. Chính do sự phức tạp và tiềm ẩn các yếu tố rủi ro của môi trường kinh doanh ở các thị trường này cho nên điều đặc biệt đối với doanh nghiệp là xây dựng một phương án kinh doanh.
Tổ chức sản xuất kinh doanh cũng có một vai trò to lớn cho hoạt động xuất khẩu. Do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu. Giải pháp cho vấn đề này có thể là hình thức tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh: Một công ty mẹ với nhiều công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Hình thức tổ chức này cũng có thể là giải pháp cho vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn hiệu của một công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định.
2.6.2. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
Cần khẳng định rằng, trong vài năm tới, gia công hàng may mặc vẫn sẽ là hình thức xuất khẩu chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt nam chưa đủ “nội lực” để xuất khẩu trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế, ... và đặc biệt là phối hợp các “công đoạn” này để cho ra đời một sản phẩm có sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém thì gia công vẫn là hình thức cần thiết và hiệu quả.Tuy nhiên để giữ được bạn hàng, thị trường, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn cần có những biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí nhằm duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm. Gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt - giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn. Đồng thời, thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ các nước khác và tích lũy đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.
2.6.3.Thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Thách thức đối với ngành dệt may nước ta trong tương lai là không nhỏ. Chiến lược đầu tư đúng đắn, có hiệu quả là cần thiết, một là theo hướng đầu tư thêm thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Hai là, tăng cường đầu tư chiều sâu, chỉ giữ lại những sản phẩm truyền thống có khả năng hoà nhập. Để tạo nguồn vốn và tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần:
Tăng cường vốn tự có, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động, giảm giá thành, tăng nguồn vốn lưu động.
Huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp với lãi suất hợp lý.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực may vẫn cần thiết nếu như chúng ta muốn có một ngành công nghiệp may thực sự hướng về xuất khẩu. Các sản phẩm may của các doanh nghiệp này với các ưu thế về công nghệ, nguyên liệu, mẫu mã sẽ mở đường cho sản phẩm may với nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, nên tập trung đầu tư vào các mặt hàng mới, phức tạp mà các doanh nghiệp hiện có chưa sản xuất được. Các doanh nghiệp trong nước tự tìm kiếm thị trường đặc biệt là thị trường phi hạn ngạch.
Thu hút sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức môi trường thế giới cho “sản phẩm công nghiệp xanh và sạch”. Hiện nay các doanh nghiệp dệt đang rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để thay đổi công nghệ dệt - nhuộm theo các tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và các nước quan tâm nhiều đến vấn đề này như Hà Lan, Đức, Canada, Newzealand... mà các nước xuất khẩu sản phẩm dệt trong khu vực như ấn Độ, Nêpan đã áp dụng có thể là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.
2.7. Những kiến nghị đối với Nhà nước
2.7.1. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu
Nhà nước cần cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hiện vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời hạn ngắn.
Đơn giản thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Tình trạng một loại nguyên liệu nhưng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao cũng như chức năng khác nhau vẫn được áp dụng cùng một mức thuế như hiện nay đem lại nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp may xuất khẩu.
Cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời tính phần xuất khẩu tại chỗ này vào tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu quy định tại giấy phép đầu tư, giảm khó khăn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện quy định này, đặc biệt là những năm đầu tiên sản xuất chưa ổn định.
Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào sau khi xuất khẩu, thay vì phải nộp ngay sau khi hàng về.
Gia tăng thời hạn miễn thuế cho hàng may mặc tạm nhập tái xuất.
2.7.2. Chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp may
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp may mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường phi hạn ngạch.
Nhà nước hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, đưa ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Để tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước.
Thành lập các trung tâm tư vấn đại diện thương mại tiếp thị cho ngành may. Các trung tâm này có nhiệm vụ thông tin, nắm bắt kịp thời các thay đổi về giá cả, tỷ giá, quy định hải quan, những chính sách thương mại đầu tư của nước nhập khẩu. Đồng thời, tiếp thị tốt hơn bằng cách giới thiệu sản phẩm Việt Nam. Tìm hiểu yêu cầu mặt hàng của các nước nhập khẩu, tìm hiểu xu hướng thời trang, cung cấp các thông tin về mẫu mốt có như vậy, các mẫu chào hàng sẽ phong phú và sát nhu cầu thị trường. Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nước và giúp Doanh nghiệp tiếp cận với những nhà nhập khẩu trực tiếp. Các đại diện thương mại cần xúc tiến hơn nữa việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, đặc biệt các đối tác nước ngoài, nâng cao hiệu quả của việc tham gia triển lãm hội chợ. Khi đưa sản phẩm sang giới thiệu tại các hội chợ triển lãm, các Doanh nghiệp cần có sẵn danh mục các đối tác đã được nghiên cứu, chọn lọc từ trước để giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng.
Hỗ trợ cho ngành thời trang, thiết kế, tạo điều kiện để phát triển ngành may trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh.
2.7.3. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may
Đầu tư đổi mới công nghệ cho ngành dệt là một đòi hỏi cấp bách không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội. Để giải quyết vốn cho đầu tư của ngành dệt trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn (kể cả vốn ngân sách cấp và vốn vay với lãi suất ưu đãi), tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngoài xã hội, cụ thể là:
Vay vốn ngoài xã hội là vay từ các tổ chức tín dụng, tài chính và thị trường chứng khoán. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ của Chính phủ để các doanh nghiệp dệt may phát hành chứng khoán và thuê tài chính.
Với các dự án lớn hiệu quả kinh doanh còn thấp, thời gian huy động vốn dài, Chính phủ cần bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi có thời gian trả nợ từ 5-10 năm với lãi suất thấp hoặc cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ODA của các nước có thời gian thu hồi vốn dài, lãi suất thấp.
Chính phủ cần hỗ trợ vốn từ ngân sách đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở các khu công nghiệp, cho công tác nghiên cứu và đào tạo, các dự án môi trường. Đồng thời bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động dưới các hình thức cấp vốn của các doanh nghiệp hạn hẹp, chủ yếu sử dụng vốn vay, chi phí sản xuất cao.
Nhà nước cũng cần điều chỉnh thuế VAT của các mặt hàng vải hiện nay từ 10% xuống 5% để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hai mặt hàng này nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho ngành may làm hàng xuất khẩu. Đối với vải bán cho các công ty nước ngoài để các công ty Việt Nam gia công áp dụng mức thuế 0% như đối với hàng xuất khẩu.
Với các thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư tài sản cố định cần miễn thuế nhập khẩu. Các thiết bị kể cả nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước nên đưa vào danh mục hàng chịu thuế VAT với thuế suất bằng 0%.
Ngành dệt trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu đặc biệt với các mặt hàng cao cấp, mặt hàng có chất lượng cao. Do vậy Nhà nước cần có chính sách thực sự khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguyên phụ liệu trong nước. Nhưng để làm được điều này thì bản thân ngành dệt may cần phải có sự đầu tư, phát triển mạnh cụ thể như sau:
Có quy hoạch phát triển ngành dệt may trong đó đảm bảo sự cân đối giữa 2 ngành.
Có quy hoạch sắp xếp lại ngành dệt để có thể phối hợp phát huy năng lực hiện có.
Có chính sách thực sự khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước.
Kết luận
Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Đó cũng là mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Với ý nghĩa đó Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, ngành dệt may cũng chính là ngành hàng xuất khẩu chế biến quan trọng của Việt Nam hiện nay.
Cũng như nhiều mặt hàng khác, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường trên thế giới nói chung và thị trường phi hạn ngạch nói riêng đang góp phần xứng đáng vào chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và đang từng bước giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, đồng thời đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai chỉ sau xuất khẩu dầu thô. Nhưng để những ưu thế trên của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ngày càng được phát huy, những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường phi hạn ngạch càng trở nên cần thiết.
Với mong muốn ngành dệt may Việt Nam ngày càng vững mạnh, hàng dệt may Việt Nam ngày càng cải thiện được vị trí của mình tại nhiều thị trường trên thế giới nên em đã lựa chọn đề tài " Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch" làm khoá luận tốt nghiệp cho mình. Dẫu biết rằng khóa luận này khó tránh khỏi thiếu sót do sự hạn chế về trình độ, thời gian của người viết, nhưng em vẫn mong rằng khoá luận này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam, hoàn thiện hình ảnh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong con mắt của người tiêu dùng trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
Tạp chí thương mại số 6, 7, 8, 9, 11, 21, 25, 27, 35, 58, 64, 65, 66, 71 năm 2003.
Thông tin chiến lược chính sách công nghiệp- Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp số 2, 4, 9 năm 2003.
Thời báo kinh tế Việt Nam số 128, 152, 145, 154 năm 2003.
Tạp chí kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 42 năm 2002.
Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 1 năm 2002.
Tạp chí Doanh nghiệp thương mại số 166, 167 năm 2002, số 172, 175, 187 năm 2003.
Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 5, tháng 10, tháng 11 năm 2002.
Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2001, 2002- Tổng cục Thống kê
Báo Đầu tư số 65 năm 2002, số 66 (30/5/2003).
Tạp chí Kinh tế và phát triển số 59, 68 năm 2003.
Tạp chí Ngoại thương số 9, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 29, 30, 31, 32 năm 2003
Tạp chí Con số và sự kiện số 1-2 năm 2002, số 2-3, 7, 11 năm 2003.
Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 12, 14, 23, 31 năm 2003.
Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á số 2/2002
Báo Công nghiệp và thương mại số 27, 30, 32, 37 năm 2003
Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1, 3, 5, 10 năm 2003.
Thời báo kinh tế Sài Gòn 13/2/2003
Báo cáo kinh doanh xuất khẩu cuối năm của Tổng công ty Dệt may Việt Nam các năm: 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003(9 tháng đầu năm).
Niên giám thương mại 2001.
Niên giám thống kê 1999, 2000, 2001, 2002.
(trang Web của Tổng công ty Dệt may Việt Nam)
Báo cáo của JETRO ( (Trang Web của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản)
(Hội nhập kinh tế quốc tế -Bộ Ngoại giao)
(Bộ Thương mại Việt Nam)
(Cơ quan xúc tiến thương mại của thành phố Hồ Chí Minh)
(Bộ Ngoại giao - Thương mại Ôxtraylia)
(Cơ quan xúc tiến xuất khẩu)
(Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)
Mục lục
Lời nói đầu
1
Chương 1: tổng quan về một số thị trường dệt may phi hạn ngạch trên thế giới
3
1. thị trường Nhật Bản, một thị trường khó tính nhưng đầy hấp dẫn
3
1.1. Mức tiêu thụ
3
1.2. Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm dệt may
7
1.3. Mức tự cung đảm bảo
7
1.4. Nhu cầu nhập khẩu
9
1.5. Những nhà cung cấp chủ yếu của Nhật Bản
11
2. thị trường truyền thống sng
13
2.1. Đặc điểm của thị trường SNG
13
2.2. Thị hiếu tiêu dùng
18
3. thị trường Châu Phi, một thị trường tiềm năng cần được khai thác
19
3.1. Những nét chung về thị trường Châu Phi
19
3.2. Thị hiếu tiêu dùng
23
4. một số thị trường khác
24
4.1. Thị trường một số nước trong khu vực
24
4.2. Ôxtraylia
26
4.3. Trung Đông
29
5. Đánh giá chung về mức cung cầu của các thị trường phi hạn ngạch
32
Chương 2: tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam những năm qua
33
1. NĂNG LựC sản xuất HàNG DệT MAY Việt Nam
33
1.1. Lợi thế sản xuất
33
1.1.1.Nguồn lao động và giá nhân công
33
1.1.2.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
34
1.1.3.Chính sách của Nhà nước đối với phát triển ngành dệt may
34
1.2. Năng lực sản xuất
35
1.2.1. Các cơ sở sản xuất chủ yếu
35
1.2.2. Cơ cấu chủng loại công nghệ
38
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
40
2.1. Tình hình xuất khẩu dệt may nói chung
40
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
40
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
43
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
45
2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may sang thị trường phi hạn ngạch
46
2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
46
2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
47
2.2.3. Các phương thức xuất khẩu chủ yếu
58
2.2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
61
3. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường phi hạn ngạch
68
3.1. Những kết quả chủ yếu đã đạt được
68
3.2. Những tồn tại chính
69
Chương 3: những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch
73
1. Định hướng xuất khẩu vào các thị trường phi hạn ngạch
73
1.1. Dự báo thị trường dệt may thế giới phi hạn ngạch
73
1.2. Mục tiêu xuất khẩu vào thị trường phi hạn ngạch
74
1.3. Những định hướng lớn
76
1.3.1. Định hướng về sản phẩm
76
1.3.2. Định hướng về thị trường
77
2. Các giải pháp
78
2.1. Nhóm giải pháp về marketing - nghiên cứu thị trường
78
2.1.1. Thường xuyên nghiên cứu thị trường và cập nhật thông tin
78
2.1.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế
80
2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm
80
2.2.1. Đầu tư cho thiết kế sản phẩm
80
2.2.2. Đổi mới cải tiến mẫu mã
81
2.2.3. Tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm
82
2.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
83
2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ
85
2.3.1. Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ
85
2.3.2. Xây dựng lộ trình đổi mới cụ thể
86
2.4.Nhóm giải pháp giảm chi phí trong giá thành xuất khẩu
88
2.4.1.Giảm chi phí nguyên phụ liệu
88
2.4.2.Giảm chi phí khác trong khâu sản xuất
89
2.4.3.Giảm chi phí trong khâu lưu thông
89
2.5. Nhóm giải pháp về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực
90
2.5.1. Quy hoạch lại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
90
2.5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả
90
2.6. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý, sản xuất của doanh nghiệp
91
2.6.1. Xây dựng phương án và tổ chức sản xuất kinh doanh
91
2.6.2. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp
92
2.6.3. Thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
92
2.7. Những kiến nghị đối với Nhà nước
93
2.7.1. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu
93
2.7.2. Chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp may
94
2.7.3. Đầu tư phát triển ngành dệt có sự cân đối giữa ngành dệt và may
95
Kết luận
98
Tài liệu tham khảo
99
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV530.doc