Lời mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang có những thay đổi sâu sắc. Bên cạnh những nước công nghiệp phát triển là sự vươn lên mạnh mẽ của các nước công nghiệp mới NIC, và các nước đang phát triển đã mang lại cho nền kinh tế thế giới một sắc thái mới, dưới các hình thức hợp tác hóa, đa phương hóa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Đòi hỏi mỗi quốc gia phải tự tìm cho mình con đường đi thích hợp để phát triển đất nước. Việt Nam cũng không tránh khỏi quy luật đó. Trong t
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK với Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là từ khi chúng ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách đổi mới cũng có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự khắc nghiệt của thị trường, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ của các đơn vị kinh tế trong nước mà còn có cả đơn vị kinh tế nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh hơn gấp nhiều lần.
Để tồn tại được thì buộc các doanh nghiệp nước ta phải tự khẳng định mình, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương việc đổi mới xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cơ hội chủ yếu để cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời tìm kiếm được nhiều nguồn hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước, đưa nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do vậy Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại, là một trong ba chương trình kinh tế lớn phải tập trung thực hiện.
Công ty Xuất nhập khẩu với Lào trực thuộc Bộ Thương mại - là một đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, hòa nhập với sự phát triển chung của toàn xã hội, đã ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường. Có được điều đó chính là nhờ vào bộ máy của Công ty được xắp xếp hợp lý, đội ngũ quản trị viên năng động sáng tạo, có năng lực vững vàng, cùng sự phấn đấu hết mình của các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Bằng kiến thức đã học kết hợp với việc đi thực tế ở công ty, tôi nhận thấy rằng việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động xuất khẩu là rất phù hợp với điều kiện và khả năng của công ty hiện nay vấn đề đặt ra là phải làm sao đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phát huy và khai thác hết mọi nguồn lực hiện có về vốn, lao động, trình độ, các lợi thế so sánh từng bước tạo nguồn thu ngoại tệ, tiếp thu những phương pháp quản lý hợp lý nhằm tạo được những những đột biến trong hoạt động xuất khẩu tạo nên thế lực mới cho công ty, đồng thời cũng là phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Với mong muốn được tham gia đóng góp một phần nhỏ bé vào Công ty để nó ngày càng phát triển thịnh vượng. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào". Nội dung chủ yếu bao gồm 3 chương sau:
Chương I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu với Lào
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào.
Do khả năng hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa phải là nhiều, do vậy chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cô, chú, anh chị trong Công ty và thầy giáo hướng dẫn để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Chương I
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất khẩu nhập khẩu với Lào.
1. Quá trình hình thành công ty.
Tên giao dịch: Công ty xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM
Tên tiếng Anh: Viet Nam National Import - Export corporation with Laos
Tên điện tín: VILEXIM
Địa điểm: P4 đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội
Trụ sở: P4 đường Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội
Công ty xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Thương mại, tiền thân của Công ty là Tổng công ty xuất nhập khẩu Biên giới (Frontarimex) được thành lập 2/1967. Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, vận tải quá cảnh và chi viện cho cách mạng Lào.
Tháng 7/1976 sau khi hòa bình lập lại công ty đổi thành Tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam sang là Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia, tiếp tục thực hiện nhận hàng viện trợ cho Lào và Campuchia, đồng thời xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với Lào và Campuchia.
Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường thì Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Campuchia tách ra thành Công ty xuất nhập khẩu với Lào và Công ty xuất nhập khẩu với Campuchia (VIKAMEX), có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ Thương mại theo Quyết định số 82/VNT-TCCB ngày 24/2/1987 của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại).
2. Quá trình phát triển của Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
Quá trình phát triển của Công ty được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 1987-1993 Công ty được Bộ Thương mại giao cho tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nước CHDCND Lào. Trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời làm chức năng thu nợ cho nhà nước.
Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến nay theo su thế của cơ chế thị trường và sự đổi mới của đất nước, để có thể thích ứng và phát triển vươn lên đòi hỏi công ty phải có những thay đổi trong chiến lược xuất nhập khẩu, kinh doanh và thị trường. Do vậy Bộ Thương mại đã có những điều chỉnh để công ty không chỉ thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào mà còn được phép tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu với tất cả các nước trên thế giới và cả thị trường trong nước góp phần vào sự phát triển nói chung của nền kinh tế nước ta. Trải qua hơn 10 năm hoạt động Công ty xuất nhập khẩu với Lào đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất điều đó được thể hiện qua sự lớn mạnh của công ty về vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhân lực... Sự phát triển của công ty còn được thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty như sau:
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
+ Chức năng của công ty.
Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại với CHDCND Lào và các nước trên thế giới góp phần thúc đẩy phát triển sự hợp tác, quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới.
Công ty nhận ủy thức xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của công ty.
Sản xuất và gia công các mặt hàng để phục vụ cho xuất khẩu.
Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước.
Xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động đồng thời làm tăng nguồn thu ngoại tệ đối với nhà nước.
+ Nhiệm vụ của công ty.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là với Lào, Công ty hoạt động theo pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và những quy định riêng trong toàn công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước và quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và trong giao dịch đối ngoại thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký. Trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với Lào và một số nước ta xuất khẩu những sản phẩm do Công ty sản xuất ra hoặc do Công ty liên doanh sản xuất; nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu và nhận làm các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Sản xuất gia công các mặt hàng xuất khẩu.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ.
+ Quyền hạn của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu với Lào là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thứ hai là có tài sản riêng, thứ ba tự chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình, thứ tư khi tham gia vào các quan hệ kinh tế với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quan tài phán. Do vậy được quyền chủ động giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản hợp tác liên doanh liên kết với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.
Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) ở trong và ngoài nước, được thực hiện liên doanh hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ở trong nước và ngoài nước phù hợp với quy chế của pháp luật hiện hành của nhà nước.
Công ty được tham gia tổ chức hội chợ triển lãm quảng cáo hàng hóa, tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Công ty ở trong và ngoài nước.
Được cử các cán bộ của Công ty đi công tác ở nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng và các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty...
Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức có tự chủ pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Sổ sách kế toán và việc phân phối lợi nhuận của Công ty được thực hiện theo quy chế hiện hành của Nhà nước.
3. Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu có liên quan đến hoạt động của Công ty.
Mặc dù Công ty xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM là một Công ty thương mại chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu, nhưng tháng 1/2001 Công ty cũng đã đi vào khai thác một liên doanh sản xuất sắt thép xây dựng tại thị trường Lào, do vậy Công ty có đặc trưng riêng được thể hiện chủ yếu như sau:
a. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Do là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cho nên Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh, buôn bán với hơn 40 nước trên thế giới cả Châu á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ trong đó thị trường chủ yếu là Châu á chiếm từ 80-85% tổng doanh thu trong đó phải kể đến các nước như: Lào, Nhật, Singapore, Hồng Kông, Indonexia, Đài Loan, Trung Quốc...
Đối với thị trường nội địa thì Công ty nhập khẩu về các mặt hàng mà Công ty có đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
b. Về mặt hàng và số lượng mặt hàng của Công ty.
Các sản phẩm mà Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với xuất khẩu thì Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản như: gạo, lạc nhân, hồ tiêu, cà phê, hạt điều, gỗ, hoa hồi, thảo quả... Hàng thủ công mỹ nghệ: đồ gốm, đồ sứ, sơn mài...
Đối với hàng nhập khẩu thì Công ty chủ yếu nhập các mặt như: Kim loại đen, kim loại màu, dây cáp nhôm, dây đồng, ống nước, đồ điện dân dụng như: máy điều hòa, tủ lạnh. Ô tô, xe máy, hóa chất...
c. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty.
Để hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả yêu cầu đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa ra một cơ cấu tổ chức tối ưu, tận dụng được mọi khả năng của các phòng ban và của từng thành viên trong toàn công ty theo nguyên tắc một thủ trưởng, tạo được thế và lực cho Công ty trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty, do Bộ Thương mại bổ nhiệm giữ vai trò chỉ đạo và điều hành chung trong toàn công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Bộ Thương mại về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo phổ bién và thi hành các chính sách pháp luật của Nhà nước. Đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Dưới Giám đốc là 2 Phó giám đốc. Các phó giám đốc do giám đốc đề nghị và được Bộ Thương mại bổ nhiệm. Phó giám đốc công ty làm tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có một phó giám đốc thường trực thay mặt giám đốc giám sát, chỉ đạo một số lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hà Nội, văn phòng đại diện và liên doanh sản xuất thép tại Lào rồi báo cáo lên giám đốc.
Phó giám đốc thứ 2 thay mặt giám đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh cho chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trong việc thi hành các chế độ chính sách của Nhà nước rồi báo cáo lên giám đốc.
Các phòng chức năng và các chi nhánh, các văn phòng đại diện: gồm có 3 phòng quản lý là phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch tổng hợp, 6 phòng nghiệp vụ, văn phòng đại diện tại Đông Hà, tại Lào.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý công ty trong từng thời kỳ một cách có hiệu quả, đánh giá chất lượng cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định mức lao động, tiền lương cho các thành viên trong công ty.
Tổ chức quản lý và thực hiện các công tác hành chính, quản trị nhằm phục vụ và duy trì các hoạt động cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện chế độ chính sách đối với nhân viên, tổ chức công tác hành chính văn thư lưu trữ, thuê, tuyển lao động...
+ Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ làm các công tác theo dõi nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán kế toán, làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế, lập báo cáo quyết toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ.
Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của công ty trong đó kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo nhân viên trong phòng kế toán hạch toán theo đúng chế độ mà nhà nước quy định.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ lập ra kế hoạch kinh doanh chung cho toàn công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng phòng kinh doanh cụ thể và báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từng tháng, quý, đồng thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong công ty...
+ Phòng nghiệp vụ xuất - nhập I, II, III, IV, phòng kinh doanh dịch vụ, và phòng đầu tư: được phép kinh doanh xuất nhập khẩu với tất cả các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó còn được phép kinh doanh trên cả thị trường trong nước, khi tìm được khách hàng các phòng này phải lập các phương án kinh doanh trình lên giám đốc, giám đốc sẽ xét duyệt và đứng ra làm đại diện để ký kết hợp đồng với khách hàng, còn các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch do các phòng trên tiến hành.
+ Chi nhánh và văn phòng đại diện: Hoạt động theo phương thức khoán, trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật, tập thể cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh và đại diện.
+ Liên doanh sản xuất thép: sản xuất thép xây dựng bắt đầu đi vào hoạt động từ 1/2001 tại Lào.
Sơ đồ số 3: Tổ chức bộ máy Công ty VILEXIM
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kinh doanh dịch vụ
Phòng xuất nhập
1
Phòng xuất nhập 2
Phòng xuất nhập
3
Phó giám đốc
thường trực
Phó giám đốc
chi nhánh
Giám đốc
Chi nhánh
tại Tp Hồ Chí Minh
Phòng xuất nhập
4
d. Nguồn nhân lực của công ty.
Tổng số cán bộ công nhân viên chức trong công ty là 87 người, chưa kể văn phòng đại diện.
Phòng giám đốc gồm: 1 cán bộ
Phòng phó giám đốc: 2 cán bộ
Phòng tổ chức hành chính gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 14 nhân viên.
Phòng kế hoạch tổng hợp gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 2 nhân viên.
Phòng kế toán tài vụ gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7 kế toán viên
Phòng xuất nhập khẩu I gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu II gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu III gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng xuất nhập khẩu IV gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 nhân viên.
Phòng kinh doanh dịch vụ XNK: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Phòng đầu tư: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: có 20 nhân viên.
Trong đó chủ yếu là ký kết hợp đồng dài hạn chiếm 85% tổng số lao động trong toàn công ty còn lại là ký kết theo từ 1 đến 3 năm. Đại đa số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đều đã tốt nghiệp đại học, có năng lực và kinh nghiệm trong kinh doanh. Công ty có một bộ máy quản trị viên năng động nắm bắt nhanh nhạy với cơ chế thị trường có những quyết sách rất đúng trong việc đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng số 1: Số lượng lao động và trình độ của công ty
STT
Chức vụ
Số lượng
Trình độ
Thâm niên công tác
1
Giám đốc
1
Đại học
37 năm
2
Phó giám đốc
2
Đại học
23 - 32 năm
3
Kế toán trưởng
1
Đại học
32 năm
4
Trưởng phòng
6
Đại học
18-33 năm
5
Phó phòng
10
Đại học
15-33 năm
6
Kế toán viên
7
Đại học
4-33 năm
7
Nhân viên
59
45 Đại học - 14 trung cấp
3-33 năm
8
Tổng
87
Dựa vào bảng trên cho thấy Công ty có một đội ngũ nhân lực tương đối tối ưu. Đại đa số cán bộ công nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học chiếm tới 83% trong toàn công ty trong đó số lao động trẻ đều đã tốt nghiệp đại học, chỉ có 14 lao động là chưa tốt nghiệp chiếm 17% nhưng đa số những nhân viên này hiện nay đã cao tuổi. Trong suốt những năm qua công ty đã và đang thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ nhân viên nhằm tăng thêm sự năng động, sáng tạo cho công ty. Do công ty là công ty thương mại nên số lao động trực tiếp chiếm không quá cao như các công ty sản xuất, mà chỉ có 54 người chiếm 63%, còn lao động gián tiếp có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 3 phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch tổng hợp. Chiếm 37% tổng số lao động trong toàn công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty.
Chương II
thực trạng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu
của Công ty xuất nhập khẩu với Lào
1. Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh.
Trong suốt những năm vừa qua kể từ ngày Công ty xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM tách ra khỏi Công ty xuất nhập khẩu Biên giới cũng là lúc đất nước ta bắt đầu thực hiện cơ chế mở cửa, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với sự thay đổi mạnh của nền kinh tế, Công ty xuất nhập khẩu với Lào cũng từng bước phát triển và hội nhập vào môi trường kinh doanh mới mặc dù gặp không ít khó khăn trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do việc đất nước ta mới chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường do vậy chúng ta chưa có được một hệ thống chính sách đầy đủ và đồng bộ, chưa thúc đẩy được mọi nguồn lực của từng đơn vị kinh tế, còn nhiều chính sách chưa hợp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Thứ hai, do doanh nghiệp khi mới thành lập không phải là một đơn vị có tiềm lực kinh tế lớn đã làm giảm hiệu quả cạnh tranh của công ty. Thứ ba, là do mới chuyển đổi cơ chế do đó các doanh nghiệp chưa nắm bắt được thông tin đầy đủ về các thị trường kể cả trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, khi chuyển đổi cơ chế cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp không còn được sự bao cấp của Nhà nước mà công ty phải tự hạch toán kinh doanh tự chịu trách nhiệm trước tài sản của công ty khác với trước đây công ty chỉ việc thực hiện kinh doanh theo chỉ tiêu của Nhà nước, còn thị trường đã được nhà nước lo, bị hạn chế nhiều hoạt động trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất yếu kém, chưa có kinh nghiệm thị trường. Sau một thời kỳ đã bắt đầu đi vào ổn định thì cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực ASEAN xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, đồng thời tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thị trường bị thu hẹp sức mua giảm. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu việc khủng hoảng kinh tế đã làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh, nhất là xuất khẩu. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tính hình hoạt động của công ty. Là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra cũng có nghĩa là đồng tiền của các nước ASEAN sẽ trở nên giảm giá trị hơn so với đồng nội tệ của nước ta làm cho hàng hóa của các nước này khi xuất khẩu sẽ rẻ hơn so vơí hàng hóa của nước ta, do vậy đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta, xuất khẩu sẽ trở nên rất khó khăn, dẫn tới sức mua giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống. Chính điều này đã làm cho lượng khách của công ty bị giảm sút.
Đứng trước những khó khăn đó công ty đã không lùi bước, bằng mọi nỗ lực cố gắng, đoàn kết một lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty không ngừng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, từng bước thâm nhập thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 vừa qua kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty không bị ảnh hưởng mạnh, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng đa dạng và có khả năng chiếm lĩnh thị trường cao. Để thấy rõ được sự tăng trưởng và phát triển của công ty trong những năm qua, chúng ta cùng xem xét và nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm vừa qua.
* Tình hình tài chính của công ty.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì để tiến hành sản xuất kinh doanh yếu tố đầu tiên cần phải có là vốn. Tùy thuộc vào khả năng tài chính mà các chủ thể kinh doanh tự chọn cho mình một đối tượng sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng loại công nghệ nào, quy mô sản xuất là bao nhiêu. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, nguồn vốn của các doanh nghiệp đều do nhà nước cấp để hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Nhưng từ khi thực hiện chính sách đổi mới thì nguồn vốn của các doanh nghiệp được trực tiếp do các doanh nghiệp quản lý và sử dụng nó. Bên cạnh nguồn vốn do nhà nước cấp (đối vói các doanh nghiệp nhà nước), doanh nghiệp còn được phép áp dụng các biện pháp huy động, mở rộng nguồn vốn như: vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, phát hành cổ phiếu trái phiếu (các công ty cổ phần), huy động vốn trong nội bộ công ty... để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cùng với sự phát triển của xã hội, và để cạnh tranh có hiệu quả các doanh nghiệp luôn phải đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tay nghề, trình độ quản lý, tăng cường các hình thức quảng cáo, marketing...
Công ty xuất nhập khẩu với Lào là một đơn vị kinh tế ra đời trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chuyển thành 1 chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán độc lập với số vốn ban đầu là 7.370.900.000 đồng. Do đặc điểm của công ty không lấy trọng tâm là sản xuất mà chỉ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu nên việc phân bổ nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn lưu động, nó chiếm một tỷ lệ khá lớn 59% (năm 1999) giá trị tài sản. Vốn cố định chiếm một tỷ lệ thấp 41% (năm 99) trong công ty phân bổ cho toàn bộ công ty dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi đơn vị thuộc công ty đều có trách nhiệm tự quản lý và bảo quản nó.
Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của công ty luôn được mở rộng và phát triển cả về vốn cố định và vốn lưu động.
Bảng số 2: Khả năng tài chính của công ty qua từng năm
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000 (đồng)
Năm 2001 (đồng)
Năm 2002 (đồng)
1
Vốn cố định
5.757.475.000
5.959.708.207
7.000.000.000
2
Vốn lưu động
3.474.561.000
5.757.474.539
10.000.000.000
3
Vốn ngân sách nhà nước
3.018.292.000
4
Vốn công ty tự bổ sung
6.213.726.000
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính và nguồn vốn hàng năm của Công ty
Từ bảng số 2 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá nhanh qua từng năm trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002 nguồn vốn của công ty tăng bình quân là 28,04% điều đó cho thấy khả năng tự tích lũy của công ty, nguồn vốn của công ty đã được cải thiện góp phần đáng kể trong việc giải quyết nhu cầu về vốn của công ty.
Bảng số 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2001/1999
TH
Tỷ lệ so với KH
TH
Tỷ lệ so với KH
TH
Tỷ lệ so với KH
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1
Kim ngạch XNK
1000USD
21.299
113,12%
19.298
107,2%
25.294
126%
3995
118,8%
2
Doanh số
Tỷ đồng
207
146,4%
188,57
100%
255
139,77%
48
123,2%
3
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
23,2
113,44%
30
136,9%
30
120%
6,8
129,3%
4
Lợi nhuận
Triệu đồng
580
113,4%
598
120%
606
101%
208
104,4%
Nguồn: Báo cáo thành tích thực hiện nghĩa vụ Kế hoạch
Đề nghị khen thưởng cờ thi đua Chính phủ
Từ bảng phân tích trên ta thấy: Tổng doanh thu của năm 2001 là 255 tỷ đồng tăng hơn sơ với năm 99 là 48 tỷ đồng tương đương 23,1%, công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và giảm ủy thác. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 25.294.000 USD tăng 3.995USD tương ứng với tỷ lệ tăng 18,7%, do công ty mở rộng thị trường và phạm vi hoạt động cả trong và ngoài nước.
* Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu với Lào trong các năm vừa qua.
Công ty Xuất nhập khẩu với Lào - VILEXIM có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước Châu á như Nhật Bản, Singapore, Lào, Hồng Kông, Indonexia, Đài Loan... Trong những năm qua kim ngạch buôn bán xuất nhập khẩu của Công ty tương đối ổn định thể hiện như sau:
Biểu số 4: Thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm gần đây (triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm
1999
2000
2001
2002
Kim ngạch XNK
15,904
21,2299
19,298
25,294
- Xuất khẩu
6,57
6,464
10,546
11,888
- Nhập khẩu
9,334
14,835
8,752
13,406
Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty
Qua bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong mấy năm vừa qua cho thấy hàng năm khá ổn định tỷ lệ tăng giảm khoảng 10% mặc dù năm 99 có giảm đáng kể song kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng và trở lại ổn định ngay trong năm tiếp theo, nhưng điều đáng chú ý ở đây là kim ngạch xuất khẩu ngày càng được cải thiện trong cán cân thương mại đã có năm kim ngạch xuất khẩu vượt cả nhập khẩu (năm 2001). Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay là một nước kém phát triển trình độ khoa học công nghệ chưa đáp ứng được với sự phát triển của thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta còn kém do vậy cán cân thương mại bị thâm hụt, trong những năm qua mặc dù chúng ta rất cố gắng nhưng việc cải thiện cán cân thương mại cũng chưa được bao nhiêu trong hơn 10 năm đổi mới nước ta đã nhập siêu là 16,1 tỷ đô la. Việc công ty dần thu hẹp được cán cân xuất nhập khẩu của công ty là một điều đáng khích lệ chứng tỏ được sự lớn mạnh trong việc phát triển thị trường xuất khẩu.
Bảng số 5: Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty trong mấy năm gần đây
Thị trường
Năm (đơn vị %)
1998
1999
2000
2001
2002
Nhật
45
30
35
30
40
Singapore
30
25
20
22
27
Lào
Rất ít
5
5,3
8
6
Hồng Kông
8
10
Rất ít
5,5
4
Indonexia
Rất ít
Rất ít
3
5
5
Đài Loan
4,2
6
10
12,5
6
Châu Âu
7
9,3
14
14
10
Thị trường khác
8
14
12
3
2
Tổng
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động xuất khẩu hàng năm của công ty.
Từ bảng trên cho chúng ta nhận xét thị trường của công ty chủ yếu là ở các nước Châu á trong đó đứng đầu là Nhật Bản và Singapore, hai thị trường này chiếm tới hơn một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Mặc dù Công ty có tên là Công ty Xuất nhập khẩu với Lào nhưng trong thực tế kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Công ty với nước bạn chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn dưới 10% tổng kim ngạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Điều này cũng là hợp lý bởi vì xuất phát từ thực tế của nền kinh tế Lào là nền kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp, nhu cầu về hàng hóa chưa lớn, manh mún các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là gạo, muối, hàng tiêu dùng... do vậy, Công ty đã tập trung vào các thị trường có tiềm năng hơn.
b. Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty.
* Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty.
Năm 1999, năm cận kề của thế kỷ XX, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đã vượt mức 10 tỷ đô la. Đây là kết quả của bao nỗ lực, cố gắng của hàng triệu người, từ nhà lãnh đạo, các thương nhân lặn lội mở rộng thị trường... đến những người lao động ngày đêm miệt mài trên đồng ruộng, nhà máy. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nước ta trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết và ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Cùng với sự mở rộng về quy mô là sự thay đổi rất linh hoạt về phương thức hoạt động của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong việc dành quyền xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, Công ty Xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh mở rôngj thị trường xuất khẩu, nhanh nhạy với thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, và với chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đảm bảo uy tín với khách hàng... Nên trong những năm qua công ty đã có nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty thì chủ yếu là các mặt hàng nông sản chiếm một tỷ lệ đáng kể như: lạc, gạo tẻ, cà phê, hạt điều, chè... Bên cạnh đó còn có các loại mặt hàng khác như: Hàng lâm sản (gỗ, các sản phẩm từ gỗ các loại, hoa hồi...), hàng bông vải sợi may mặc (sợi các loại, vải các loại, hàng dệt thêu ren...), hàng vật liệu xây dựng (xi măng, đá ốp, gỗ dán, ván sàn...), dược liệu (sa nhân, quế hồi, cây thuốc dân tộc), hàng thủ công mỹ nghệ: đồ gốm đồ sứ...
Bảng số 6: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty
Đơn vị: Triệu USD
STT
Mặt hàng xuất khẩu
2000
2001
2002
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
1
Hàng nông sản
4,137
64%
7,698
73%
9,035
76%
2
Hàng lâm sản
0,582
9%
0,527
5%
0,4758
4%
3
Bông vải sợi
0,905
14%
1,372
13%
1,1888
10%
4
Vật liệu xây dựng
0,323
5%
0,527
5%
0,713
6%
5
Thủ công mỹ nghệ
0,258
4%
0,211
2%
0,238
2%
6
Các mặt hàng khác
0,258
4%
0,211
2%
0,238
2%
Tổng cộng
6,464
100
10,546
100
11,888
100
Nguồn: Báo cáo về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng năm của Công ty
Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt của công ty như sau:
Nông sản: Đâu là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong bảng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 giá trị nông sản xuất khẩu là 4,137 triệu USD chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đến năm 2001 nhóm hàng này tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất vượt hơn cả năm 2000, nó chiếm tới 73% tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị là 7,698 triệu USD, điều này cho thấy Công ty đã chú trọng hơn vào việc xuất khẩu hàng nông sản và coi đây là thế mạnh của mình. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt giá trị 9,035 triệu USD chiếm tới 76% tổng giá ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4212.doc