lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kimh doanh là điều quan trọng. Các doanh nghiệp phải bước đi từng bước vững chắc trong mọi hoạt động, phải tạo được sự tăng trưởng hiện tại và tạo những tiền đề vững chắc cho tương lai. Xong để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cần phải có đủ vốn để đảm bảo các xây dựng cần thiết, máy móc và thiết bị, mua nguyên vật liệu, đáp ứng những chi ph
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp cho vấn đề huy động vốn & sử dụng vốn có hiệu quả ở Công ty Hoá chất mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í quảng cáo và tiêu thụ, chi trả nhân công và trang trải vô số những chi phí khác phát sinh .Như vậy có thể nói rằng vốn là máu của một doanh ngiệp, là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được . Nhưng vấn đề là ở chỗ vốn được huy động ở đâu và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam , các doanh nghiệp Nhà Nước hầu hết đang ở trong tình trạng kinh doanh không hiệu quả mà một trong những nguyên nhân gây nên là thực trạng không hiệu qủa ở khai thác và sử dụng nguồn vốn. Vì thế việc tìm ra những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính là cần thiết
Xuất phát từ tính cấp thiết đó và qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty Hoá chất mỏ, em xin trình bày một số vấn đề về "Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử vốn có hiệu quả ở Công ty Hoá chất mỏ" làm Luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề như sau :
- Lời nói đầu
- Phần I: Lý luận chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Phần II: Thực trạng về nguồn vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty Hoá chất mỏ.
- Phần III: một số giải pháp để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Hoá chất mỏ
Phần I
Lý luận chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
I. Vốn và tầm quan trọng của vốn
1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích là tối đa hoá lợi nhuận . Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn.
"Vốn kinh doanh là giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền".(1)
Dưới giác độ vật chất mà xem xét thì phân thành hai loại vốn là: vốn thực( công cụ lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính( tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền). Theo hình thái biểu hiện chia ra: vốn hữu hình( công cụ lao động, đối tượng lao động, tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán....) và vốn vô hình( lợi thế trong kinh doanh, bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp...). Căn cứ vào phương thức luân chuyển chia ra: vốn cố định và vốn lưu động.
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản đó là: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ đông trong công ty cổ phần. Nguồn vốn bao gồm: tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại.
Vốn là một phạm trù kinh tể trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng hoá.
2.Đặc điểm
Như đã biết vốn sản xuất kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền( công cụ sản xuất, đối tượng lao động, tiền mặt, các chứng từ có giá trị khác....) gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
-Vốn là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Vốn có giá trị và giá trị sử dụng: tức là vốn có thể được mua, được bán, được trao đổi trên thi trường cũng như có thể được sử dụng vào một khâu hay toàn bộ qúa trình tái sản xuất. Như vậy vốn cũng là một loại hàng hoá.
- Vốn có khả năng sinh lời: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả sẽ làm cho đồng vốn của doanh nghiêp sinh sôi nảy nở.
- Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn luôn luôn biến động và chuyển hoá hình thái vật chất theo thời gian và không gian. Toàn bộ sự vận động của vốn khi tham gia quá trình sản xuất được thể hiện ở sơ đồ sau:
TLSX
T-H -SX- H' - T'
SLĐ
Sự vận động của vốn trong doanh nghiệp thương mại có thể chỉ là: T-H- T' Và trong doanh nghiệp ngân hàng là: T-T'.
Qua sơ đồ ta thấy: quá trình vận động của vốn trải qua ba giai đoạn chủ yếu sau đây:
Giai đoạn một: vốn hoạt động trong phạm vi lưu thông, lúc đầu là vốn tiền tệ(T) tích luỹ được đem ra thị trường(đó là thị trường các yếu tố đầu vào) mua hàng hoá bao gồm TLSX và sức lao động. Trong giai đoạn này vốn thay đổi từ hình thái vốn tiền sang vốn sản xuất.
TLSX
T-H
SLĐ
Giai đoạn hai: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông bước vào hoạt động trong khâu sản xuất. ở đây các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố hàng hoá dịch vụ được sản xuất ra trong đó có phần giá tri mới (do giá trị sức lao động con người tạo ra )
TLSX
H'
SLĐ
Giai đoạn ba: Sau giai đoạn sản xuất tạo ra H' thì vốn lại trở lại hoạt động trên lĩnh vực lưu thông dưới hình thái hàng hoá. Kết thúc giai đoạn này ( hàng hoá được tiêu thụ ) thì vốn dưới hình thái hàng hoá chuyển thành hình thái vốn tiền tệ ban đầu nhưng về mặt số lượng có thể là khác nhau.
H' T' ( T' ạ T )
Từ sự phân tích sự vận động của vốn thông qua " vòng tuần hoàn vốn " ta thấy rằng: tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn chỉ khi tiền được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời mới được gọi là vốn. Với tư cách đầu tư thì mục đích cuối cùng là tạo được T' phải lớn hơn T.
3. Vai trò của vốn kinh doanh
Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiệ để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm , tăng việc làm và thu nhập cho người lao động , đóng góp cho xã hội.....Như vậy:
Vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư.
Vốn kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệp trong sự phân tích nhu cầu thị trường là: quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
4. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách phân loại xong nếu căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, vào mục đích sử dụng số tiền vốn mà doanh nghiệp có thì được chia làm hai loại đó là vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ). Sự khác nhau cơ bản đó là: nếu như VCĐ tham gia vào quá trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ là đối tượng lao động. Nếu như vốn lao động tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hoá thì VCĐ là phương thức để dịch chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá.
Mặt khác nếu như VLĐ được kết chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá và thu hồi được ngay sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá còn vốn cố định tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.
4.1. Vốn cố định.
*Khấi niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Theo qui định của nhà nước chỉ các tư liệu sản xuất có đủ hai điều kiện: có giá trị lớn (trên năm triệu đồng) và thời gian sử dụng ít nhất là một năm.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết định đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, quyết định việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc sử dụng các thành tựu công nghệ mới, là nhân tố quan trọng bảo đảm tái sản xuất mở rộng và việc không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân.Vì vậy việc sử dụng vốn cố định là một vấn đề quan trọng cả về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật VCĐ bao gồm toàn bộ những TSCĐ đang phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải....Vốn cố định tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ sản xuất thì hình thái hiện vật của VCĐ không thay đổi nhưng giá trị của nó giảm dần và chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.
*Cơ cấu của vốn cố định:
Là tỷ trọng của từng loại VCĐ so với tổng toàn bộ VCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ lệ trong cơ cấu vốn là một chỉ tiêu động mang tính biện chứng và phụ thuộc nhiều nhân tố như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất .... Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai góc độ là: nội dung kế hoạch và quan hệ mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề đặt ra là pải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phhù hợp với đặc điểm kin tế kỹ thuật của doanh nghiệp và với trình độ phát triển khoa học -kỹ thuật.
Có nhiều cách phân loại, xong chúng ta có thể dựa vào tính chất cụ thể của nó để phân loại:
-Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh gồm:
+Nhà cửa, vật kiến trúc
+Máy móc, thiết bị .
+Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
+Thiết bị ,dụng cụ quản lý.
+Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm.
+Các tài sản cố định khác.
Còn các tài sản cố định vô hình gồm có: bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả, lợi thế vị trí....
-Tài sản cố định doanh nghiệp dùng chi mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng(cũng được phân loại như trên).
-TSCĐ doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc giữ hộ Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4.2 Vốn lưu động.
*Khái niệm: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp tiến hành bình thường.
Vốn lưu động bao gồm giá trị tài sản lưu động như: nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, bao bì và vật liệu bao bì, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang....và vốn lưu thông như: thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư mua ngoài chế biến, vốn tiền mặt...
Khác với VCĐ, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ được luân chuyển không ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ ,sản xuất và tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn đó VLĐ được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể là hình thái hiện vật hay hình thái giá trị.
Có thể thấy rằng vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hay gián đoạn.
* Cơ cấu vốn lưu động:
Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. ở những doanh nghiệp khác nhau, kết cấu vốn lưu động không giống nhau. Xác định được cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì cần thiết phải tiến hành phân loại vốn khác nhau.
- Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người ta chia vốn làm ba loại:
+ Vốn dự trữ: là một bộ phận dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế,... dự trữ và đưa vào sản xuất.
+ Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất lưu thông như thành phẩm vốn tiền mặt.
- Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn ra làm hai loại:
+ Vốn lưu động định mức: là số vốn lưu động cần thiết tối thiểu thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến.
+ Vốn lưu động không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính định mức được.
- Căn cứ vào nguồn hình thành:
+ Vốn lưu động tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp, vốn lưu động từ bổ sung lợi nhuận, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn ...
+ Vốn lưu động đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong kinh doanh. Có thể vay vốn ngân hàng, của các tổ chức tín dụng hoặc có thể vay vốn của các đơn vị, tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước.
Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý và có hiệu quả.
II. Một số vấn đề về huy động vốn của doanh nghiệp:
1. Những vấn đề cơ sở:
Để có được vốn hoạt động thì doanh nghiệp phải thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động vốn là hoạt động nhằm đáp ứng cầu về vốn của doanh nghiệp.
Huy động vốn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau hay nói cách khác là các ràng buộc khác nhau như:
+ Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: một doanh nghiệp Nhà nước khi huy động vốn phải chịu sự ràng buộc cuả các văn bản quản lý Nhà nước về tỷ lệ huy động tối đa có thể ( Luật DNNN ).
+ Sự vững mạnh về tình hình tài chính nói chung và có khả năng thanh toán nói riêng sẽ là những điều kiện mà chủ nguồn tài chính chú ý khi xem xét bỏ vốn cho doanh nghiệp.
+ Chiến lược kinh doanh quyết định cầu về vốn và từ đó ảnh hưởng đến lượng vốn cần thiết huy động của doanh nghiệp.
Xuất phát điểm của chiến lược kinh doanh là cơ sở để huy động vốn. Để thực hiện huy động vốn thì ta cần phải xác định cầu về vốn của doanh nghiệp.
Để dự đoán cầu về vốn của doanh nghiệp ta có thể sử dụng hai phương pháp:
+ Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu.
+ Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của ngành là cơ sở để làm xuất phát điểm cho mình. Phương pháp này hay được sử dụng cho những doanh nghiệp mới thành lập hay những doanh nghiệp đã hoạt động nhưng cần thiết lập lại cơ cấu vốn.
2. Các hình thức huy động vốn:
Có nhiều cách phân loại nguồn cung ứng vốn cho doanh nghiệp. Nếu căn cứ vào nơi cung ứng có thể phân loại nguồn cung ứng vốn ở dạng khái quát nhất thành nguồn cung ứng từ nội bộ và nguồn cung ứng vốn từ bên ngoài. Trên cơ sở đó người ta lại tiếp tục phân loại cụ thể hơn.
2.1. Tự cung ứng:
- Khấu hao tài sản cố định: việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với doanh nghiệp Nhà nước trong chừng mực nhất định phải phụ thuộc ý đồ của Nhà nước, các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể. Trong chính sách tài chính của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đây là một nguồn cung ứng vốn bên trong của mình.
- Tích luỹ tái đầu tư: phụ thuộc vào hai nhân tố cụ thể là tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ phải sử dụng cho các khoản:
+ Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định.
+ Trả các khoản phải quy định.
+ Lập các quỹ đặc biệt.
- Điều chỉnh cơ cấu tài sản: Phương thức này tuy không làm tăng tổng số vốn sản xuất - kinh doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết.
2.2. Phương thức cung ứng từ bên ngoài:
* Cung ứng từ ngân sách Nhà nước:
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từ ngân sách Nhà nước cấp. Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên, càng ngày hình thức này càng bị thu hẹp cả về quy mô vốn và phạm vi được cấp. Hiện nay đối tượng được hưởng hình thức này là các DNNN xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế; các dự án đầu tư ở những lĩnh vực sản xuất hàng hoá công cộng, hoạt động công ích mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng.
* Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu:
Là hình thức do doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Vì lẽ đó nhiều nhà quản trị học coi hình thức này là nguồn cung ứng nội bộ.
Tuy nhiên chỉ có công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn mới được phát hành. Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hoá thông tin tài chính theo Luật doanh nghiệp.
* Vay tiền bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường là có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
- Ưu điểm chủ yếu: có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp.
- Hạn chế: đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận đặc biệt khi kinh tế suy thoái lạm phát cao. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp phải tính toán thoả mãn hai điều kiện: tài sản cố định phải nhỏ hơn tổng số vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luật định mới được phép phát hành trái phiếu.
* Vay vốn của các ngân hàng thương mại:
Vay vốn từ các ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn dưới các hình thức cụ thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và một bên cho vay. Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các doanh nghiệp cùng tham gia thẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Yêu cầu doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Nếu doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng có thể bị ngân hàng thương mại kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho vay.
* Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:
Trong hoạt động kinh doanh, quan hệ mua bán trao đổi giữa các doanh nghiệp thông thường không kết thúc tại một điểm, tức là xuất hiện sự chênh lệch về mặt thời gian giữa dòng tài chính và dòng vật chất. Thực chất luôn diễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền cuả khách hàng. Nếu tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng nhiều hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dôi ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp. Ngoài ra tín dụng thương mại còn gồm cả khoản đặt cọc trước của khách hàng.
Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng ( thường phải thanh toán trong vòng 30 - 90 ngày ) đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng.
* Tín dụng thuê mua:
Trong cơ chế thị trường hình thức này được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến. Hình thức này có ưu điểm rất cơ bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh nghiệp có cầu về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua. Doanh nghiệp không chỉ được nhận máy móc thiết bị mà còn được nhận tư vấn đào tạo.
Tuy nhiên cũng có những hạn chế như: chi phí kinh doanh cho việc sử dụng máy móc thiết bị cao và hợp đồng tương đối phức tạp.
* Vốn liên doanh, liên kết:
Với phương thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó.
- Ưu điểm: với hình thức này doanh nghiệp sẽ có được một lượng vốn cần thiết cho một hoặc một số hoạt động nào đó mà không tăng nợ.
- Nhược điểm: các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận thu được.
* Nguồn vốn ODA:
Đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này là các chương trình hợp tác của Chính Phủ, các tổ chức phi Chính Phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán. Hình thức này có chi phí kinh doanh thấp ( sử dụng vốn ). Tuy nhiên để nhận được nguồn vốn này các doanh nghiệp phải chấp nhận thủ tục chặt chẽ. Đồng thời doanh nghiệp phải có điều kiện làm việc với các cơ quan Chính Phủ và chuyên gia nước ngoài.
* Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI:
Với phương thức này doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn nhận được cả kỹ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến và cũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên huy động vốn theo hình thức này phải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp ( tổ chức kinh tế ) nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn.
3. Các nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp nhà nước:
3.1. Vốn chủ sở hữu:
- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp:
Các doanh nghiệp Nhà nước ngay từ khi mới thành lập đã được Nhà nước cấp cho một lượng vốn nhất định. Đây là lượng vốn quan trọng để đầu tư xây dựng ban đầu và mở rộng sản xuất. Khi sử dụng vốn này các DNNN phải nộp thuế sử dụng vốn NSNN. Từ 01/01/1997, theo Nghị định số 59/ NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 70/ TC-CSTC của Bộ tài chính thì chỉ có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thì mới phải nộp thuế sử dụng vốn NSNN và được tính từ lợi nhuận sau thuế.
- Vốn hình thành do lợi nhuận để lại:
Đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn liên doanh liên kết:
Đây là một hình thức phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là vốn do các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước đóng góp để cùng thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc trong liên doanh, liên kết là các bên tham gia liên doanh, liên kết phải bình đẳng với nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong phạm vi tỷ lệ vốn góp. Tuy nhiên trong trường hợp liên doanh, liên kết với nước ngoài, do trình độ yếu kém nên bên Việt Nam thường chịu nhiều thiệt thòi, lượng vốn góp của Việt Nam còn thấp ( thường ở mức 30 - 35 % ) nên các quyết định của bên Việt Nam còn thiếu trọng lượng.
Ngoài ra còn có thể huy động từ cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp.
- Vốn do cổ phần hoá DNNN mang lại:
Đây là nguồn vốn huy động từ việc DNNN phát hành cổ phiếu. Vốn cổ phần do cổ đông đóng góp thông qua việc mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Mức lãi của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( nếu lỗ thì không phải trả ).
3.2. Vốn vay:
- Vốn vay ngân hàng:
Ngày 31/5/1997, Ngân hàng trung ương đã có Công văn số 471 về điều kiện cho các DNNN vay vốn mà không phải thế chấp, bảo lãnh, tín chấp, ... không giới hạn theo vốn điều lệ mà căn cứ vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn vay của các tổ chức tài chính trung gian:
Đây là một nguồn cũng rất quan trọng trong tương lai khi hệ thống thị trường tài chính chứng khoán nước ta đi vào hoạt động. Đó là:
+ Vay các tổ chức tín dụng.
+ Thuê mua, thuê tài chính, thuê hoạt động.
- Phát hành trái phiếu
- Mua bán chịu ( chiếm dụng vốn ) của các doanh nghiệp khác.
- Vay từ nội bộ công nhân viên.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có một số quỹ như: quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng , quỹ phúc lợi ... mà doanh nghiệp có thể huy động tạm thời vào sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể trả chậm lương cho cán bộ công nhân viên, nộp thuế chậm lại.
4. Một số cân nhắc khi huy động vốn:
4.1. Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Trước hết cần xem xét lại thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cần huy động bằng việc tính toán các chỉ tiêu tài chính căn bản như: khả năng thanh toán, chỉ số nợ, chỉ số hoạt động , chỉ số doanh lợi. Đồng thời tính toán lại các chỉ tiêu theo phương án huy động khác nhau. Trên cơ sở đó khẳng định mục tiêu, phương án huy động cụ thể.
4.2. Phân tích luận chứng kinh tế kỹ thuật:
Phân tích nghiên cứu kỹ càng luận chứng kinh tế kỹ thuật đối với khoản tài chính cần huy động, tính đến các rủi ro liên quan như: rủi ro về mệnh giá, tỷ suất, hối đoái.
4.3. Chính sách tài trợ:
Phân tích và lựa chọn sử dụng chính sách tài trợ thích hợp, có nghĩa là nguồn huy động được lựa chọn tài trợ cho bộ phận tài sản nào, chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tài trợ hiện tại và so sánh với kỳ kinh doanh cũng như đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
4.4. Chủ các nguồn tài chính:
Nghiên cứu tỷ mỷ các nguồn tài chính ( chủ nợ ) cũng là một sự cân nhắc tuyệt đối quan trọng. Nếu đó là các ngân hàng, các tổ chức tài chính thì tiềm lực sức mạnh kinh doanh của họ là một bảo đảm cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp cần kéo dài thời hạn các khoản nợ vì một lý do nào đó. Hơn nữa cũng cần xem xét động cơ tham gia vào nguồn tài chính doanh nghiệp của họ.
4.5. Quyết định huy động nguồn vốn:
Quyết định huy động các nguồn tài chính luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, do vậy trước hết cần tập trung nghiên cứu và khai thác triệt để các biện pháp quản trị khả thi đối với nguồn huy động. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính khó khăn, khả năng thanh toán thấp.
4.6. Kế hoạch huy động tài chính cho chi trả:
Nguồn tài chính huy động hôm nay sẽ phải thanh toán chi trả khi đáo hạn ( đối với những khoản vay ) do đó doanh nghiệp cần phải có kế hoạch huy động thanh toán, chi trả.
5. Các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn:
Khi doanh nghiệp thực hiện huy động vốn từ các nguồn thì các chủ tài chính như ngân hàng, các chủ đầu tư thường cân nhắc và xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi vốn của doanh nghiệp.
- Các chỉ số về khả năng thanh toán:
Tổng tài sản lưu động
+ Khả năng thanh toán chung =
Tổng nợ ngắn hạn
Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanh song chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng hơn nếu chỉ số này lớn hơn 2.
Tổng tài sản lưu động - tồn kho
+ Khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Nếu chỉ số này ³ 1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ bị rơi vào tình trạng vỡ nợ và các chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn.
Vốn bằng tiền
+ Khả năng thanh toán tức thời =
Tổng nợ ngắn hạn
- Các chỉ số mắc nợ:
Tổng số nợ
+ Chỉ số mắc nợ chung =
Tổng số vốn ( tổng số tài sản có )
Về mặt lý thuyết chỉ số này nằm trong khoảng >0 và <1 nhưng thông thường nó dao động xung quanh giá trị 0,5. Bởi vì lẽ nó bị tự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và con nợ. Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho vay thêm. Mặt khác về phía con nợ, nếu vay nợ quá nhiều sẽ bị mất tự chủ quyền kiểm soát nhiều bên đồng thời bị chia lợi nhuận quá nhiều cho sự vay nợ của mình.
Vốn vay
+ Hệ số nợ k =
Vốn chủ
Chỉ số này được sử dụng làm giới hạn ràng buộc cấp tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu
+ Hệ số tự chủ tài chính =
Tổng tài sản
Đó là một số chỉ tiêu liên quan đến việc huy động vốn được quan tâm xem xét bởi cả hai là doanh nghiệp đi vay và chủ cho vay.
III. Một số vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
1. Quan niệm chung về hiệu quả:
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả nhưng tựu chung lại ta thấy rằng hiệu qủa là công cụ để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rất rộng rãi trong cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và kỹ thuật. Xong ở đây chúng ta chỉ xem xét hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động, thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn ) để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy có thể mô tả bằng công thức:
K
+ Hiệu quả kinh doanh ( H ) =
C
trong đó:
K: là kết quả đạt được
C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả
C
+ Suất hao phí: Q =
K
Từ hai loại chỉ tiêu này ta sẽ đi xem xét với yếu tố đầu vào là vốn cố định và vốn lưu động.
2. Mục đích của phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Làm thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn, kịp thời:
- Xác lập được một cơ cấu vốn hợp lý
- Giúp cho các nhà quản trị đánh giá được tình hình thực tế về vấn đề sử dụng vốn.
- Từ đó tìm ra những mặt yếu kém, chưa có hiệu quả phát hiện ra những nguyên nhân để tìm ra những biện pháp khắc phục. Tuy nhiên để công việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đúng, xác thực và phát huy được những mục đích trên thì cần quán triệt một số nhiệm vụ sau:
+ Thông tin thu thập để phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện kế hoạch, ... của doanh nghiệp và nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp như báo cáo về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp khác đặc biệt cùng ngành.
+ Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thích hợp.
3. Quản lý vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng :
3..1.Quản lý vốn cố định:
* Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng tham gia vào sản xuất, do chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng ( tức là sự giảm về chất lượng và sự giảm về tính năng kỹ thuật ) và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do sự tác động của yếu tố tự nhiên gây ra. Tài sản cố định bị hao mòn hữu hình trước hết là nó trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới được sản xuất ra. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì trong khi sử d._.ụng và không sử dụng tài sản cố định bị hao mòn hữu hình là do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu, thời tiết, ...
- Hao mòn vô hình của tài sản cố định: là do sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định do có những tài sản cố định cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn.
Như vậy nguyên nhân của hao mòn vô hình là do kỹ thuật ngày càng tiến bộ, tổ chức sản xuất ngày càng hoàn thiện.
- Khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố định bị hao mòn. Bộ phận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn mà nó được dịch chuyển dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ khấu hao tài sản cố định được coi là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:
Việc tính khấu hao tài sản cố định chính xác kịp thời, đầy đủ là biện pháp để bảo toàn vốn cố định, để phòng ngừa hao mòn vô hình của tài sản cố định và chống được hiện tượng " ăn vào vốn " - một thực tế khá phổ biến trong các DNNN ở nước ta trong thời gian qua. Cho nên việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao là quan trọng.
+ Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng ( Phương pháp tính khấu hao cố định ):
NG
Mk =
T
Mk : mức khấu hao cố định hàng năm
NG: nguyên giá tài sản cố định
T: thời gian sử dụng định mức cả đời máy
+ Phương pháp tính khấu hao gia tăng:
trong đó:
TK: tỷ lệ trích khấu hao năm
NGt : giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối năm thứ t
NG0 : nguyên giá tài sản cố định
* Kế hoạch khấu hao tài sản cố định:
Là một biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định cả trên phương diện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu giá trị về tài sản cố định trong năm kế hoạch, tổng giá trị tài sản cố định ở đầu kỳ, xác định tổng giá trị tài sản cố định bình quân cần tính khấu hao, mức khấu hao phải tính trong năm và tình hình phân phối sử dụng quỹ khấu hao.
- Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn
( như đất đai )
- Tài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ngày nào đó của tháng thì tháng sau mới tính khấu hao.
Giá trị bình quân tài Giá trị TSCĐ tăng Số tháng sẽ sử
sản cố định tăng thêm = thêm trong năm x dụng TSCĐ
trong năm kế hoạch 12
- Tài sản cố định giảm bớt trong năm kế hoạch: nếu giảm trong một ngày nào đó của tháng thì tháng sau mới không phải tính khấu hao.
Giá trị bình quân tài Giá trị TSCĐ giảm Số tháng sẽ không
sản cố định giảm bớt = bớt trong năm x sử dụng TSCĐ
trong năm kế hoạch 12
- Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính trong năm kế hoạch được xác định theo công thức:
Tổng giá trị bình Tổng giá trị Tổng giá trị Tổng giá trị bình
quân TSCĐ phải = TSCĐ có + TSCĐ bình quân - quân TSCĐ
tính khấu hao ở đầu kỳ tăng lên trong kỳ giảm bớt trong kỳ
Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được coi là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định.
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Giá trị sản lượng ( doanh thu )
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Tổng số vốn cố định sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định, cho biết một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
4. Quản lý vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
4.1. Quản lý vốn lưu động:
* Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về vốn lưu động của doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu này nhằm mục đích đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, tránh ứ đọng vốn và ngược lại nếu quá ít sẽ gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn tác động xấu đến hoạt động thu mua vật tư, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
-Muốn xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phải lần lượt tính toán vốn lưu động định mức ở từng khâu ( dự trữ, sản xuất, lưu thông ) và đối với từng loại nguyên vật liệu ( chính, phụ ) sau đó tổng hợp lại vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này tương đối phức tạp.
- Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động: nội dung phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn, chia làm 2 trường hợp:
+ Thứ nhất: dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
+ Thứ hai: dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ trước của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho thời kỳ tiếp theo, đồng thời xem xét tới tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh và sự cải tiến tổ chức sử dụng vốn lưu động để xác định toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản.
* Bảo toàn vốn lưu động:
Bảo toàn vốn lưu động là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có phương pháp bảo toàn vốn lưu động hợp lý. Các biện pháp đó là:
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, để xác định số vốn lưu động hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại.
- Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không thể sử dụng được do kém hoặc mất phẩm chất phải xử lý, kịp thời bù đắp.
- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài, cần tìm biện pháp để loại trừ lỗ trong kinh doanh.
- Để đảm bảo vốn lưu động trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợi nhuận cho mục đích tích luỹ và tiêu dùng, doanh nghiệp phải dành ra một phần lợi nhuận để bù đắp số hao hụt vốn vì lạm phát và phải được ưu tiên hàng đầu.
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Giá trị sản lượng ( doanh thu )
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì đem lại mấy đồng giá trị sản lượng hay doanh thu. Như vậy chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Giá trị sản lượng ( doanh thu )
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng sản phẩm tiêu thụ thì cần bao nhiêu vốn lưu động.
Tổng lợi nhuận
- Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung:
- Hiệu quả sử dụng vốn:
D
HVSD =
VSXKD
trong đó:
HVSD: hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
D: là doanh thu hoặc số lượng sản phẩm tiêu thụ
VSXKD: là số dư bình quân vốn sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận
HV = x 100%
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân
6. Phân tích khả năng thanh toán:
theo công thức:
Số tiền có thể dùng thanh toán
K =
Các khoản nợ phải trả
K: là hệ số khả năng thanh toán
ý nghĩa:
+ Nếu K ³ 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình trạng tài chính của doanh nghiệp bình thường hoặc tốt.
+ Nếu K < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán công nợ và tình trạng tài chính ở mức không bình thường hoặc xấu.
- Các khoản nợ phải trả bao gồm:
+ Các khoản phải trả người bán, người mua
+ Các khoản phải nộp ngân sách
+ Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên
+ Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng
+ Các khoản phải trả khác
Phân tích khả năng thanh toán để biết được các khoản phải thu, phải trả, tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn.
phần ii
thực trạng về tình hình huy động và sử dụng vốn ở công ty hoá chất mỏ
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty hoá chất mỏ
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển:
Ngành hoá chất mỏ ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp than. Từ một đơn vị cung cấp thuộc Bộ công nghiệp nặng quản lý trực tiếp, dần dần cùng với nhịp độ sản xuất và phát triển mở rộng, hoá chất mỏ công nghiệp không chỉ phục vụ riêng cho than mà cho cả nghành điện và một số ngành khác có nhu cầu được phép sử dụng vật liệu nổ. Và đơn vị hoá chất mỏ được tách ra thành lập xí nghiệp trực thuộc công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư ( Coalimex ) từ năm 1965 với tên gọi là Công ty hoá chất mỏ như hiện nay. Công ty đã có hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành và ngày càng khẳng định mình. Công ty có nhiệm vụ cung ứng vật liệu nổ cho các đơn vị thuộc Tổng công ty than Việt Nam và một số khách hàng ngoài ngành.
Quá trình hình thành của công ty trải qua các giai đoạn:
- Ngày 20/12/1965: Với tên gọi đầu tiên là Tổng kho 3 thuộc Công ty cung ứng vật tư, lúc đầu chỉ là kho chứa vật liệu nổ đặt tại Hữu Lũng - Lạng Sơn với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận hàng trữ và cung ứng vật liệu nổ cho ngành than và các ngành kinh tế quốc dân.
- Tháng 11/1975: Thành lập xí nghiệp hoá chất mỏ trực thuộc Công ty vật tư.
- Năm 1977: cụm kho Cái Đá thuộc Xí nghiệp vật tư - Công ty than Hòn Gai sát nhập vào Xí nghiệp hoá chất mỏ trực thuộc Bộ điện và than.
- Tháng 9/1979: Xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, toàn bộ số vật liệu nổ phải sơ tán xuống các tỉnh phía nam. Cũng từ đó các cụm kho tàng trữ vật liệu nổ từng bước được hình thành ở các tỉnh trung du đồng bằng, miền trung, miền nam theo yêu cầu sử dụng của các ngành kinh tế. Các chi nhánh hoá chất mỏ được thành lập trên mọi miền đất nước như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Thái, Hà Bắc, chi nhánh dịch vụ Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Hải Phòng.
Trước yêu cầu quản lý và sử dụng vật liệu nổ ngày càng cao, ngày 01/4/1995, được sự đồng ý của Chính Phủ, xí nghiệp hoá chất mỏ thuộc Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư tách ra thành lập Công ty hoá chất mỏ trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam theo quyết định số 204 NL/TCCB-LĐ.
Như vậy kể từ 01/4/1995 Công ty hoá chất mỏ chính thức được thành lập, là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập , đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam. Địa điểm đầu tiên của văn phòng công ty đặt tại xã Đình Xuyên - Gia Lâm - Hà nội. Nhưng thực chất từ khi thành lập cho đến nay Công ty luôn đóng tại tổ 27 - phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Sản xuất, phân chế, thử nghiệm, đóng gói, bảo quản, cung ứng vật liệu nổ
+ Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ ngành và nguyên vật liệu may mặc.
+ Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy bao bì vật liệu nổ, giấy sinh hoạt.
+ Dịch vụ cung ứng xăng dầu vật tư hàng hoá khác.
+ Sản xuất than sinh hoạt, vật liệu xây dựng.
+ May hàng bảo bộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
+ Vận tải đường thủy, đường bộ.
+ Xây lắp dân dụng, sửa chữa ô tô.
+ Dịch vụ ăn nghỉ cho khách.
Hiện tại quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đến nay Công ty Hoá Chất Mỏ đã có 10 phòng ban, 10 xí nghiệp, 01 trung tâm, 05 chi nhánh, 02 văn phòng đại diện với tổng số 1.643 cán bộ công nhân viên chức, chất lượng cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Năng lực sản xuất và cung ứng của công ty ngày càng lớn.
2. Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty năm năm qua.
Biểu 1:
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
1. Vốn kinh doanh.
29.959
36.157
35.924
36.035
- Vốn cố định.
15.070
18.579
18.932
- Vốn lưu động.
14.889
17.578
17.578
2. Doanh thu.
320.000
300.900
227.200
108.833
3. Lợi nhuận sau thuế.
2.218
519
- 869
200
4. Nộp NSNN
10.410
3.860
6.340
1.643
5. Số lao động (người).
1.390
1.596
1.320
6. Thu nhập bình quân (người/ tháng )
1,423
0,975
0,94
0,784
Năm 1998 và 1999 thu nhập bình quân đầu người của công tu thấp là ảnh hưởng của việc ngừng sản xuất kinh doanh của ngành than nên việc cung ứng thuốc nổ giảm nhiều so với kế hoạch của Tổng công ty Than Việt Nam giao.
Cuối 1999 công ty có số lỗ do ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng (hiện nay Nhà nước đang xem xét cho công ty).
Về năng lực sản xuất kinh doanh không ngừng được tăng cường và củng cố.
3. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn.
3.1. Bộ máy tổ chức của công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến, tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách biệt rõ ràng các trách nhiệm. Đứng đầu công ty là giám đốc-người chịu trách nhiệm chung trước nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể công nhân viên chức trong công ty về mọi hoạt động của công ty. Tham mưu và trợ giúp cho giám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc chỉ đạo công tác sản xuất, phó giám đốc kỹ thuật an toàn và đầu tư, phó giám đốc đời sống, phó giám đốc về kế toán tài chính và kiểm toán.
Biểu 2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc đời sống
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh tế
Phòng TCNS
Phòng TM
Phòng KHCHSX
Phòng TTBVPC
Văn phòng công ty
Phòng
KTAT
Phòng
TKĐT
Phòng
TKKTTC
Phòng
kiểm toán
XN
HCM
QN
XN
HCM
NB
XN
HCM
Bắc Thái
XN
HCM
Và cảng Thái Bưởi
XN
Vận tải sông biển Hải Phòng
XN
Vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh
XN
Sản xuất và cung ứng vật tư HN
XN
HCM
Đà Nẵng
XN
HCM Sơn La
XN
HCM
Bà Rịa Vũng Tàu
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Các phòng ban chức năng gồm có:
- Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp quản lý lao động của công ty sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện công tác trả lương và phân phối lương.
- Phòng thống kê kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của công ty, tổ chức bộ máy kế toán từng xí nghiệp. Quản lý việc phân phối cho các đơn vị thành viên lập kế hoạch tài chính, vay vốn.
Tập hợp cung cấp tin tức tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng thương mại: Tham mưu cho Giám đốc xác định mặt hàng, thị trường giá cả, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước đồng thời thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu.
- Phòng kỹ thuật an toàn sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cung ứng cho các đơn vị thành viên, quản lý triển khai các kế hoạch.
- Văn phòng công ty: Làm công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách hàng trong và ngoài nước, tổ chức hội nghị và hội thảo với các đơn vị thành viên của công ty.
- Phòng thanh tra-pháp chế: Giúp Giám đốc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật.
Tuy mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ riêng của mình nhưng các phòng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tập trung vào sự điều hành chỉ huy thống nhất của giám đốc. Công tác quản lý tài chính tại công ty hoá chất mỏ xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính và có biện pháp tăng cường quản lý tài chính. Vì đây là một DNNN nên khi huy động vốn cần chú ý đến vấn đề sở hữu của doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh, điều đó tồn tại hai mâu thuẫn: Công ty có thể tiếp cận sâu được vào thị trường nên sẽ đạt được sự phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó sẽ làm chậm vòng quay của vốn lưu động bởi vì sự luân chuyển của đồng tiền phải qua các chi nhánh, xí nghiệp rồi mới trở về công ty. Nên người chủ doanh nghiệp phải tính toán để xông vào khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời biết tổ chức luân chuyển tiền, thu hồi tiền nhanh.
3.2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất.
Nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định, vẫn sản xuất các loại mặt hàng truyền thống: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, theo kế hoạch sản lượng mỗi năm của công ty tăng từ 3% đến 5%. Công ty phải thường xuyên đầu tư, đổi mới công nghệ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của công ty cho phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.
Công ty chuyên sản xuất vật liệu nổ, công nghệ phức tạp, phải gia công qua nhiều bước, đòi hỏi sự chính xác và an toàn cao.
Công ty thực hiện kinh doanh đa ngành với mặt hàng chính là vật liệu nổ công nghiệp cần được an toàn, mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn. Đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của công ty.
Công ty đã mở rộng thị trường cung ứng của mình, mới đầu chỉ làm nhiệm vụ cung ứng thuốc nổ cho khai thác mỏ ở miền bắc sau đó toàn quốc và làm nhiệm vụ quốc tế với hai nước bạn: Lào và Cam pu chia. Theo đó nhu cầu về VLĐ tăng theo sản lượng cung ứng.
3.3. Đặc điểm về lao động.
Tính đến ngày 31/12/2000 công ty Hoá Chất Mỏ có 1.643 cán bộ công nhân viên chức, chất lượng công nhân viên chức ngày càng được nâng lên, thể hiện:
- Số có trình độ đại học 169 người = 10% tổng số CBCNVC.
- Số có trình độ trung cấp là 150 người ằ 9% tổng số CBCNVC.
- Số công nhân kỹ thuật là 1.274 người ằ 77,54% CBCNVC.
- Số lao động phổ thông là 50 người ằ 3,46% CBCNVC.
Số lao động nữ có 391 người chiếm 24% tổng số CBCNVC và số lao động nam chiếm 76% tổng số CBCNVC.
Biểu 3: Cơ cấu trình độ.
Các chỉ tiêu về trình độ học vấn
1998
1999
2000
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Đại học
126
7,89
148
9,13
169
10
Trung cấp
353
22,11
242
14,93
150
9
CN kỹ thuật
1.024
64,16
1.170
72,22
1.274
77,54
LĐ phổ thông
93
5,84
60
3,72
50
3,46
(Nguồn báo cáo chất lượng lao động Công ty Hoá Chất Mỏ).
Ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số lao động của toàn công ty. Đây là một vấn đề để nâng cao hịêu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tuy nhiên số công nhân kỹ thuật khá đông và tăng dần qua các năm và số lao động phổ thông thì giảm dần. Đó cũng là một nhân tố quan trọng của công ty.
Nhìn chung đội ngũ CBCNVC của công ty cần phải được tiếp tục đào tạo dưới nhiều hình thức.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty được Tổng công ty điều từ các đơn vị khác nhau của ngành than về công ty. Số cán bộ này có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhưng số đông chưa từng quản lý vật liệu nổ. Như vậy đội ngũ cán bộ trong công ty vừa thừa lại vừa thiếu. Rõ ràng rằng kế hoạch về nguồn vốn, cơ cấu vốn và sử dụng vốn như thế nào là do các nhà quản trị của công ty đưa ra. Nên họ có một vai trò quyết định đến việc sử dụng hiệu quả của vốn.
3.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu của công ty sản xuất các loại thuốc nổ (AHI, ZECNÔ, ANFO chịu nước, ANFO thường...).
Dây chuyền sản xuất chủ yếu của công ty là của Liên Xô mua về từ cuối những năm 70. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công ty đã chịu khó đầu tư mua sắm máy móc thiết bị đổi mới dây chuyển công nghệ và công ty đã nghiên cứu sản xuất thuốc nổ SJC đặc biệt là đã thành công trong việc sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước, có tính năng kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ. Vì thế công ty đã phải đầu tư một phần lớn vốn để mua sắm trang thiết bị dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước. Vốn ngân sách nhà nước cấp có hạn nên công ty cũng phải huy động từ nhiều nguồn khác.
Việc đầu tư, đổi mới dây chuyển sản xuất và sửa chữa kịp thời cho dây chuyền sản xuất sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vốn của công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, nâng cao năng suất lao động và sản phẩm trung gian giảm rất nhiều tránh ứ đọng vốn. Cuối cùng làm tăng vòng quay của vốn lưu động.
3.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu là để sản xuất các loại thuốc nổ như AH1, Tecnô, ANFO thường, ANFO chịu nước... Một số loại có thể mua được trong nước nhưng phần lớn phải nhập từ nước ngoài. Do đặc điểm của nguyên vật liệu này gây một số khó khăn: tàu chở phải là chuyên dùng, thời gian nhập phải báo trước ba tháng, chi phí cho mỗi lần nhập rất tốn kém. Chính những điều đó đòi hỏi cần một lượng dữ trữ ít nhất cho đủ sản xuất trong vòng 2 tháng và làm chậm tốc độ quay vòng của vốn lưu động.
Những loại nguyên vật liệu này cần phải dự trữ để đảm bảo hoạt động diễn ra bình thường, vốn lưu động nằm trong phần dự trữ rất lớn cho nên cần phải có biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, dự trữ vừa phải để giảm khối lượng của vốn lưu động.
Với năng lực sản xuất là 2 vạn tấn thuốc nổ/1 năm nên trữ lượng vật tư phải lớn và có giá trị cao. Những loại nguyên vật liệu này công ty thường xuyên phải dự trữ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Nên cần có biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, hạn chế thấp nhất mức dự trữ nguyên vật liệu để tránh ứ đọng vốn lưu động.
3.6. Đặc điểm về tiêu thụ.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là vật liệu nổ phục vụ cho ngành khai thác than, khai thác đá... sản phẩm thuốc nổ có liên quan rất lớn đến an toàn, an ninh quốc gia. Chính vì vậy mà các đơn vị cung ứng, sử dụng thuốc nổ đều phải có giấy phép của các cấp có thẩm quyền. Việc tiêu thụ của công ty được kiểm soát chặt chẽ. Sản phẩm tiêu thụ của công ty phụ thuộc rất lớn đến ngành khai thác than, đá và các ngành có sử dụng vật liệu nổ. Trong mấy năm qua do khó khăn chung của nền kinh tế, sức sản xuất của các ngành trên giảm nên làm cho lượng hàng tồn kho của công ty lớn. Điều này đã ảnh hưởng tới vốn của công ty. Để tránh sự độc quyền về cung cấp vật liệu nổ trong nước, quyết định của Chính Phủ cho sự tồn tại hai công ty là: Công ty hoá chất mỏ và Công ty XNK vật tư kỹ thuật của Bộ Quốc Phòng. Với mục đích tạo ra môi trường cạnh tranh để mỗi một công ty ngày càng hoàn thiện hơn từ khâu sản xuất,tiêu thụ và dịch vụ phục vụ khách hàng.
Sản phẩm vật liệu nổ của công ty chủ yếu là cung cấp cho các công trình xây dựng cơ bản mà vốn cho các công trình xây dựng này là do NSNN cấp. Hầu hết các công trình phải hoàn thành thì mới được thanh toán. Cho nên vốn bị khách hàng chiếm dụng là rất lớn, làm cho khả năng luân chuyển vốn kém, làm ứ đọng vốn lưu động. Đồng thời chi phí cho việc lưu thông sản phẩm cũng rất lớn.
II. Thực trạng về tình hình huy động vốn ở công ty
1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn:
Trước hết chúng ta xem xét tình hình tài sản và các nguồn vốn của công ty qua một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của các năm như sau:
Biểu 4: Tổng kết tài sản qua các năm:
Đơn vị: đồng
Tài sản
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
162.385.026.008
143.328.193.246
127.902.125.844
I. Tiền
4.939.852.337
3.313.862.586
6.558.096.089
II. Các khoản phải thu khác
63.473.923.934
63.825.586.541
62.742.201.692
1. Phải thu khách hàng
47.226.082.386
48.361.162.529
50.806.684.370
2. Trả trước người bán
716.540.035
2.269.096.483
558.236.808
III. Hàng tồn kho
91.781.480.589
73.468.622.758
55.643.472.546
IV. Tài sản lưu động khác
1.589.488.802
2.080.914.393
2.376.672.031
V. Chi phí sự nghiệp ( đầu tư quốc gia )
600.280.346
639.473.960
551.683.486
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
25.163.994.432
35.390.185.673
35.571.806.008
I. Tài sản cố định
21.317.462.593
28.559.836.253
28.967.337.537
1. Tài sản cố định hữu hình
21.317.462.593
28.559.836.253
28.967.337.537
Nguyên giá
47.536.522.373
65.074.155.242
69.650.407.055
Giá trị hao mòn luỹ kế
26.219.059.780
36.514.318.989
40.683.069.518
II. Các khoản đầu tư dài hạn
500.000.000
1.000.000.000
1.000.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3.346.531.838
5.380.349.420
5.604.468.417
Cộng tài sản
201.434.340.131
178.718.378.919
163.473.931.852
nguồn vốn
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
A. Nợ phải trả
156.098.349.581
135.093.535.705
117.870.270.732
I. Nợ ngắn hạn
145.022.925.161
123.097.510.012
108.830.481.484
II. Nợ dài hạn
11.075.424.420
11.977.052.010
9.039.789.248
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
45.335.990.550
43.624.843.214
45.603.661.120
I. Nguồn vốn quỹ
36.835.990.550
35.124.843.214
37.103.661.120
II. Nguồn kinh phí ( nguồn hàng dự trữ quốc gia )
8.500.000.000
8.500.000.000
8.500.000.000
Cộng nguồn vốn
201.434.340.131
178.718.378.919
163.473.931.852
Qua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau:
Biểu 5:
Tổng tài sản
+ D
+ (%)
Đầu năm 1998: 168.310.608.096
Cuối năm 1998: 201.434.340.131
33.123.732.035
19,68
Cuối năm 1999: 178.718.378.919
- 22.715.961.212
- 11,27
Cuối năm 2000: 163.473.931.852
- 15.244.447.067
- 8,53
Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện: Năm 1998 tăng so với 1997 là 19,68% nhưng năm 1999 lại giảm so với 1998 là 11,27% và năm 2000 giảm so với 1999 là 8,53%. Tương đương với sự biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Có thê năm 1992 và 2000 các nguồn vốn huy động của công ty giảm.
Biểu 6: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
A. Nợ phải trả
27,65%
- 13,456%
- 12,75%
I. Nợ ngắn hạn.
18,87%
- 15,12%
- 11,59%
II. Nợ dài hạn.
3794,6%
8,14%
- 24,5%
B. Nguồn vốn CSH.
- 1,5%
- 3,77%
4,54%
Nhìn vào biểu trên ta thấy năm 1998 tài sản tăng lên được hình thành từ khoản nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm đi. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty và hệ số tự chủ về tài chính.
Năm 1999 và 2000 tài sản của công ty giảm, tương ứng là nguồn vốn của công ty bị giảm. Nhưng điều đáng bàn là ta sẽ xem xét các nguồn huy động vốn của công ty.
2. Những hình thức huy động mà công ty đã áp dụng.
Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào.
a. Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp.
ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan.
Ta hãy xem xét nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty.
Biểu 7:
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Phải trả người bán.
2,195%
- 3,975%
2,75%
2. Người mua trả tiền trước.
- 58,01%
73,69%
110,77%
Tổng (1 + 2)
- 55,815%
69,715%
113,52%
Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thê là cùng tăng nhưng có thể lại tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thị lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh.
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng.
Biểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Phải thu khách hàng.
29,46%
2,4%
5,057%
2. Trả trước người bán.
934,15%
216,67%
- 75,39%
Tổng (1 + 2)
963,61%
219,07%
- 70,333%
Như vậy năm 1998 và năm 1999 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến năm 2000 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ để xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch.
Biểu 9: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng.
Đơn vị: đồng.
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Vốn đi chiếm dụng.
41.764.261.982
42.453.331.858
40.888.656.725
42.306.834.622
2. Vốn bị chiếm dụng.
36.518.803.708
47.942.622.421
50.630.259.012
51.364.921.178
3. Chênh lệch.
5.245.458.274
- 5.489.290.563
- 9.741.602.287
- 9.058.086.556
Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 1997 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công của các công trình và nguồn vốn Nhà nước cấp.Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu.
b. Vay ngắn hạn ngân hàng.
Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau:
Biểu 10: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng.
Đơn vị: Đồng.
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Giá trị.
51.937.095.511
76.155.695.845
61.792.965.702
39.962.244.884
2. Phần tăng, giảm.
24.218.600.334
-14.362.730.143
-21.830.720.818
3. % tăng.
46,63%
- 18,86%
- 35,33%
Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm.Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng có một ưu đãi là: lãi suất vay thấp hơn so với các tổ chức khác và có thể vay khi có nhu cầu. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.
c. Các khoản phải nộp NSNN, phải trả CNV và phải trả khác.
Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau:
Biểu 11: Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Đầu 1998
Cuối 1998
Cuối 1999
Cuối 2000
1. Phải nộp NSNN.
2.583.721.757
1.311.712.356
-365.087.886
1.432.018.860
2. Phải trả CNV.
4.693.381.126
4.878.707.893
2.950.451.221
5.727.281.804
3. Phải trả nội bộ.
3.931.587.881
7.457.2147.046
3.610.704.065
869.009.940
4. Phải trả khác.
17.091.423.922
12.766.260.163
14.219.820.185
18.530.091.374
5. Tổng.
28.3._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0005.doc