Tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP. Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010: ... Ebook Một số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP. Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn FDI của TP. Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện mục tiêu được đề ra ngay từ Đại hội đảng lần thứ 6 năm 1986 “Về cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nu?c vào năm 2020”, nhiều chủ trương chính sách đã được xây dựng trong các Chiến lu?c phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, Chiến lược toàn diện tăng trưởng xóa đói giảm nghèo (2003), Mục tiêu thiên niên kỷ (2001), Định hướng chiến lược phát triển bền vững (2004). Các văn kiện này đều hướng tới các m?c tiêu chính như sau:
Về phát tri?n kinh tế: tăng trưởng GDP năm 2010 gấp đôi năm 2000, chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp còn 16-17%, tăng tỷ trọng công nghiệp lên 40-41% và tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ lên 42-43%;
Về xã hội: đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội về điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm và phân phối thu nhập, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển đô thị và quản lý quá trình di dân;
Về môi trường: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Đối với Việt nam, trong gần hai thập kỷ qua, khu vực Đầu tu trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) đã góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng với tốc độ cao của n?n kinh tế Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, xoá nghèo, tạo việc làm và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực. Thấy được tâm quan trọng của nó nên các tỉnh thành phố trong nước phải có những biện pháp và chính sách sử dụng và thu hút vốn FDI sao cho hiệu quả, hợp lý.
Hà Nội là một trong các tỉnh thành phố dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI nên em chọn đề tài “Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại Hà Nội.
Chương III: Giải pháp chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoàn thời gian tương đối lâu dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình đầu tư quốc tế được thực hiện trên thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu. Việc mở rộng sản xuất thông qua các hình thức FDI không chỉ đơn thuần là các hoạt động chu chuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là hoạt động chuyển giao công nghệ, bí quyết và các tài sản khác. Người bỏ vốn trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng là người sử dụng vốn, nhà đầu tư là người quản lý hoạt động đầu tư. Trong hoạt động FDI, người đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định nhằm tăng thêm năng lực sản xuất hiện có hoặc tạo ra năng lực sản xuất mới, họ cũng có thể mua lại một số cổ phiếu đủ lớn để tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh thu lợi tức.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà các nhà đầu tư nước ngoài góp một lượng vốn đủ lớn để thiết lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhờ đó cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, cùng với các đối tác nước nhận đầu tư chia sẻ rủi ro, thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.
Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
1.2 Đặc điểm của FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, đặc điểm của FDI cũng phụ thuộc theo các hình thức như sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành lập một pháp nhân
- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tác với các nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh thường được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sự sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh.Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trực tiếp không những với các nước được tiếp nhận đầu tư mà còn với các nước đi đầu tư ở các nước khác.
2. Chính sách thu hút FDI
2.1 Khái niệm chính sách thu hút FDI
Chính sách là tổng thể các tư tưởng ,quan điểm công cụ mà chủ thể quản lý sủ dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu tổng thể. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó các chính sách đề xướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Chính sách phát triển kinh tế xã hội là quyết sách của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chín muồi đặt ra trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước thông qua hoạt động thực thi của các ngành, các cấp có liên quan trong bộ máy Nhà nước.
- Xét theo nghĩa rộng chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm tư tưởng phát triển , những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Chính sách theo quan niệm trên là đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam đường lối do Đảng cộng sản Việt Nam - lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xây dựng.
- Xét theo nghĩa hẹp thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về chính sách kinh tế - xã hội ( chính sách công) :
Chính sách công là phương thức hành động được nhà nước tuyên bố và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Các vấn đề lặp đi lặp lại là những vấn đề gây ra sự hạn chế trong việc sử dụng đầu tư. Tình trạng lặp đi lặp lại này buộc nhà nước phải đưa ra các chính sách.
Chính sách là những hành động của nhà nước nhằm hướng tới những mục tiêu của đất nước. Với quan niệm này, chính sách công là bộ phận của chiến lược, bao gồm những giải pháp và công cụ thực hiện chiến lược.
Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội mà trong đó vấn đề được giải quyết là vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.2 Mục tiêu của chính sách thu hút FDI
Mỗi chính sách được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu riêng của mình,nhưng đều góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu bậc cao hơn.Chính sách thu hút FDI góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thông qua việc sử dụng các giải pháp và công cụ nhất định như:Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởngkinh tế đáng kể và liên tục , ổn định giá cả ,mức độ đảm bảo công ăn việc làm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp )và cân bằng cán cân thanh toán.Thứ hai,công bằng xã hội ,an toàn xã hội và tiến bộ xã hội.Thứ ba, cải thiện cơ cấu ngành,cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Là một chính sách kinh tế ,ngoài những mục tiêu tối cao và mục tiêu chung, chính sách thu hút FDI thực hiên nhưng mục tiêu đặc trưng của mình như:
Huy động vốn tư các nhà đầu tư nước ngoài đổi mới công nghệ, tạo việc làm, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển kinh tế thị trường.
2.3 Quan điểm về chính sách thu hút FDI
Nhiều người thường hiểu chính sách thu hút một cách đơn giản là những chủ trương, chế độ mà nhà nước ban hành nhằm thu hút vốn đầu tư điều đó đúng như chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương, chế độ đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.
- Chính sách thu hút được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người hoặc của xã hội từ việc thu hút được vốn đầu tư để phát triển khu vực đó. Thước đo chính để đánh giá, so sánh lựa chọn chính sách phù hợp là lợi ích mang tính xã hội mà chính sách đó mang lại. Đây cũng chính là lý do để các chính sách thu hút được gọi là chính sách công. Trong thực tế có tình trạng một chính sách đem lại lợi ích cho nhóm xã hội này nhiều hơn nhóm xã hội khác, thậm chí có nhóm còn bị thiệt hại. Khi đó chính sách thu hút phải đứng trên lợi ích của đa số của xã hội để giải quyết vấn đề.
- Chính sách thu hút là quá trình do nhiều người, nhiều tổ chức tham gia. Trước hết chính sách kinh tế - xã hội là sản phẩm của các đường lối chính trị quan hệ giữa các quốc gia, do nhà nước với tư cách là người tổ chức và quản lý vốn đầu tư của toàn xã hội xây dựng và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi. Nhưng qua đây không phải chính sách chỉ do các tổ chức công của nhà nước thực hiện. Ngày nay trong quá trình dân chủ hóa chính sách, vai trò của các tổ chức dân chúng và ngoài nhà nước ngày càng tăng lên cao hơn.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư có phạm vi tác động lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện sự cần thiết của can thiệp nhà nước trong các lĩnh vực đó.
2.4 Nội dung chính sách thu hút FDI
Là một trong những công cụ quản lý quan trọng của nhà nước, các chính sách thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự tăng trưởng chung của đất nước. Một số nội dung quan trọng của chính sách như sau:
- Tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục đầu tư nhanh chóng không rườm rà gây cản trở cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước trong việc thực thi các dự án. Tích cực phòng chống tham nhũng hiệu quả, tạo môi trường pháp luật cho các nhà đầu tư khi đầu tư trong nước.
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để nguồn đầu tư của các tổ chức vào trong nước có hiệu quả cao. Từ đó mới tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào lao động có tay nghề cao trong nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn và đặc biệt các nước trong khu vực. Có thể xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với các nước nhưng không nên lệ thuộc quá nhiều vào các nước đối tác dẫn đến tình trạng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nước đầu tư.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Việc quy hoạch tổng thể cần được minh bạch và công khai để các nhà đầu tư biết được rõ ràng yên tâm đầu tư vào một khu vực trong nước.
- Nâng cao cơ sở hạ tầng của đất nước, bên cạnh đó tạo môi trường trong sạch, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các lĩnh vực hiện tại có khả năng thu hút cao như các ngành công nghiệp, dịch vụ
3. FDI và chính sách thu hút FDI của Việt Nam
3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
3.1.1 Về quy mô dự án
Nhìn chung các dự án FDI vào Việt Nam Đều có quy mô vừa và nhỏ,trung bình cho cả giai đoạn 1988-2003 chỉ ở mức 8,3 triệu USD/dự án. Quy mô dự án có tính chất quan trọng trong các dự án đầu tư. Quy mô dự án quyết định đến lượng vốn đầu tư sử dụng trong dự án, quyết định tính chất lớn nhỏ của dự án. Quy mô dự án càng lớn thì quá trình sử dụng lao động, quản lý dự án cũng lớn. Bên cạnh đó nếu dự án có quy mô quá nhỏ không đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân có thể nhà nước hoặc cơ quan chính quyền tỉnh sẽ không cho thực hiện.
3.1.2 Về hình thức sở hữu
Do nhiều lý do trong đó có việc hạn chế thành lập doanh nghiệp FDI với 100% vốn đầu tư nước ngoài , các dự án FDI đăng ký ở Việt Nam cho đến giữa thập kỹ 90 chủ yếu dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nhà đầu tư nước ngoài.Tính đến cuối năm 1998 số dự án liên doanh chiếm tới 59%tổng số dự án và 69% tổng số vốn đăng ký.Từ năm 1997 hạn chế này đã được xoá bỏ và tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu số dự án FDI theo hình thức sở hữu.Hiện tại hình thức liên doanh giảm xuống còn chiếm 42,5% tổng vốn đăng ký, trong khi hình thức dự án có 100% vốn nước ngoài chiếm 45,5% còn lại là dự án BOT và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên doanh, số dự án liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng lên đáng kể .
3.1.3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
Vốn ĐTNN tập trung rất cao vào một số địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm (riêng Hà Nội, HCM, Đồng Nai, Bình Dương thu hút 2/3 vốn ĐTNN). Cơ cấu ngành cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ (tới 88%). Khu vực nông, lâm nghiệp chỉ thu hút 3% vốn ĐTNN, và có xu hớng giảm (đã giảm từ 21% giai đoạn 1988-1990 xuống 14,3% giai đoạn 1991-1995). Điều này cho thấy sức cạnh tranh thu hút hút đầu tư khác nhau giữa các vùng miền và các ngành.
Từ năm 1988 đến cuối tháng 8/2007 đất nước ta có tổng số vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn tương đối lớn so với các vốn đầu tư khác. Nếu số dự án của 100% vốn đầu tư nước ngoài trong thời kỳ này là 6054 thì liên doanh chỉ là 1514 tức là chỉ bằng ¼ so với vốn đầu tư nước ngoài được đổ vào Việt Nam. Phần nhỏ là các công ty cổ phần và các hợp đồng khác.
Bảng 1: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007(Theo hình thức đầu tư).
Đơn vị tính: nghìn USD
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
100% vốn nước ngoài
6054
44,002,952
18,133,419
12,467,591
Liên doanh
1514
21,772
8,343,964
11,574,913
Hợp đồng hợp tác KD
210
4,487,031
4,039,887
6,351,274
Công ty cổ phần
43
673,155
322,530
367,220
Hợp đồng BOT, BT, BTO
4
440,125
147,530
71,800
Công ty Mẹ - Con
1
98,008,000
82,958,000
73,738,000
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy có thể thấy rằng đất nước ta đang trong quá trình nâng cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cũng thấy rằng các doanh nghiệp trong nước đang còn yếu kém trong việc thực hiện đầu tư có hiệu quả các dự án trong nước.
Sau đây là bảng tình hình thu hút đầu tư vào cả nước trong những năm gần đây:
Bảng 2: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007(Theo ngành)
Đơn vịt ính: nghìn USD
Chuyên ngành
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đt thực hiện
Công nghiệp và xây dựng
5,252
Công nghiệp dầu khí
36
2,146,011
1,789,011
5,828,865
Công nghiệp nhẹ
2245
12,037,102
5,472,759
3,635,854
Công nghiệp nặng
2272
22,227,920
8,519,459
7,320,745,
Công nghiệp thực phẩm
290
3,444,180
1,529,173
2,203,981,
Xây dựng
409
4,421,371
1,590,669
2,219,727
Nông, lâm nghiệp
889
Nông – Lâm nghiệp
768
3,842,310
1,780,732
1,913,735
Thủy sản
121
362,693
171,458
166,535
Dịch vụ
1,685
Dịch vụ
810
2,058,412
889,421
443,206
Giaothông vận tải-Bưu điện
197
4,175,818
2,718,671
741,622
Khách sạn - Du lịch
206
5,499,848
2,298,676
2,509,336
Tài chính - Ngân hàng
64
840,150
777,395
762,870
Văn hóa –Y tế - Giáo dục
245
1,159,430
504,466
389,546
Xây dựng Khu đô thị mới
8
3,227,764
894,920
282,984
Xây dựng Văn phòng căn hộ
131
4,886
1,707
1,907
Xây dựng hạ tầng Khu chế xuất - Khu Công nghiệp
24
1,144,524
425,944
579,567
Nguồn: Tổng cục thống kê
3.1.4 Về địa bàn đầu tư
Cho đến nay FDI có mặt ở 62/64 tỉnh thành phố Việt Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua cơ cấu dự án FDI theo vùng thay đổi rất chậm. Phần lớn các dự án FDI tập trung vào các đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiên cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kĩ năng.
Sau đây bảng tình hình thu hút đầu tư FDI tại một sốcác tỉnh thành:
Bảng 3: Tình hình thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến cuối tháng 08/2007
Đơn vị tính: nghìn USD
Địa phương
Số dự án
Vốn đầu tư
Vốn điều lệ
Đầu tư thực hiện
Tp.HCM
2248
15,245,741
6,675,115
6,603,519
Hà Nội
896
11,110,634
4,604,694
3,938,343
Đồng Nai
855
10,018,972
4,058,742
4,214,807
Bình Dương
1431
7,070,030
3,064,665
2,082,570
Bà Rịa - Vũng Tàu
158
6,078,149
2,396,533
1,354,919
Hải Phòng
236
2,274,066
962,194
1,274,083
Dầu khí
34
2,101,961
1,744,961
5,828,865
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 4: Phân bổ vốn ĐTNN giữa các vùng kinh tế trọng điểm qua các thời kỳ
Vùng Kinh tế
1988-2004
1991-1995
1995-2000
2001-2005
Vùng kinh tế TĐ phía Nam
60,5%
53,7%
46,3%
63,6%
Vùng kinh tế TĐ phía Bắc
27,8%
25,8%
30,8%
17,5%
Vùng kinh tế TĐ miền Trung
2,0%
2,0%
2,0%
2,0%
nguồn:Dự ánVIE/01/021
3.1.5 Theo đối tác đầu tư
Cho đến nay đã có 74 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam ,trong đó Singapỏe, Đài Loan,Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà đầu tư lớn nhất ,chiếm 63,3% tổng số dự án va 63% tổng vốn đăng ký
3.2 Tác động của FDI tới kinh tế-xã hội Việt Nam
3.2.1 Về lĩnh vực kinh tế
3.2.1.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến kinh tế
ĐTNN làm tăng năng lực cạnh tranh, gây khó khăn cho các DN trong nu?c, nhung ngu?c lại cũng buộc DN trong nước phải vươn lên, hoạt động hiệu quả hơn hoặc chuyển đổi cơ cấu. Cho đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa phải là đã quá mức, tính theo đầu người, vẫn còn nhiều ngành hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cấp phép đầu tư. Trong những năm trước mắt và tương lai lâu dài ĐTNN tiếp tục là nguồn vốn đầu tư quan trọng đối với nền kinh tế do tiết kiệm trong nước chưa đủ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP đặt ra. Do nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn thiếu rất nhiều ngành kinh tế và những ngành đã hình thành còn rất nhỏ bé nên càng mở ra nhiều ngành nghề thì càng thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài mà không ảnh hưởng tiêu cực quá mức đến đầu tư trong nước.
Thực tế đầu tư thời gian qua phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư nước ngoài đổ vào những ngành nuớc ta có xu thế về lao động và thị trường (dệt may, da giày, xe máy, du lịch) và cả những ngành nước ta chưa hoặc không có lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ (khai thác dầu khí, viễn thông, ô tô, điện tử).
3.2.1.2 Đánh giá chính sách hiện tại
Chính sách đầu tư nói chung và chính sách nội địa hóa nói riêng về cơ bản chưa thành công trong việc phát triển mối liên kết giữa ĐTNN với đầu tư trong nước. Mối liên kết với DN trong nước ở cả 2 đầu cung cấp và tiêu thụ đều lỏng lẻo. Tuy nhiên có thể thấy rằng nhìn chung chính sách nội địa hóa tuy chua thúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ nhung nói riêng thì cũng có những ngành nội địa hóa nhanh hơn hẳn các ngành khác nhu ngành điện tử, xe máy. Kết quả nội địa hóa thấp cũng xảy ra ở những ngành nhu may mặc, da giày là những ngành không có chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích nội địa hóa. Chính sách uu đãi xuất khẩu bằng cách hoãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho nguyên liệu làm cho những ngành này phát triển tốt mà không cần phải phát triển các ngành phụ trợ. Trong trường hợp này chính sách thơng mại có tác động lớn hơn chính sách công nghiệp ngân hàng nhưng không đem lại kết quả cao.
Mặt khác, kết quả ĐTNN chua phù hợp với chủ truơng khuyến khích phát triển ngành. Có những ngành nghề mở ra, thậm chí đuợc khuyến khích và uu đãi nhiều nhung vẫn không thu hút đuợc đầu tu nhu trồng trọt, nghiên cứu khoa học, công nghệ cao, công nghiệp hóa dầu. Vấn đề có lẽ không nằm ở chính sách đầu tu. Chính sách khuyến khích đầu tu vào nông nghiệp không đạt kết quả do những khó khăn về sở hữu đất đai và tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nông nghiệp nuớc ta. Những vấn đề này chua thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Số lượng dự án khai thác dầu khí khá nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa phát triển được công nghiệp lọc dầu, mặc dù nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Mặc dù không có chính sách rõ rệt loại công ty cần được khuyến khích nhưng cho đến nay vốn đầu tư chủ yếu là của các công ty vừa và nhỏ, thích hợp với các đối tác Việt nam hơn. Việc thu hút đầu tu của các công ty đa quốc gia có lợi về nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao và mới, cách kinh doanh chính quy nhng mặt khác, các công ty này có sức mạnh chi phối thị trường quá lớn so với doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh đối đầu với các công ty đa quốc gia mà cần phải tìm cách tham gia hợp tác trong chuỗi dây chuyền giá trị của các công ty này hoặc các thị trường ngách. Thời gian tới, trong công tác xúc tiến đầu tư cần chú trọng hơn tới các công ty đa quốc gia.
Về hiệu quả đầu tu : chua thể kết luận hiệu quả đầu tu nước ngoài cao hay thấp hơn đầu t trong nước vì điều này còn tùy theo chỉ số đánh giá và lĩnh vực xem xét. Các dự án đầu t nước ngoài nhìn chung thu hồi vốn nhanh nhng tốn nhiều vốn mới tạo ra được một việc làm. Tuy nhiên nhà đầu t nước ngoài có u thế về vốn nên điều này không ảnh hưởng tiêu cực tới nước nhận đầu tư. Giá trị gia tăng và giá trị mới do ĐTNN tạo ra không cao (chủ yếu là lắp ráp, sơ chế) nhng vẫn lớn hơn đầu tư trong nước. Giá trị giữ lại ở Việt nam mà không chuyển về nước tương đối cao: mức độ tái đầu tư khá lớn, chủ yếu do môi trường đầu tư thuận lợi chứ không phải do bị hạn chế chuyển vốn về nước.
Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài đều cao hơn trong nước nhng ít chuyển giao công nghệ. Tác động đối với chuyển giao công nghệ cho trong nước chủ yếu dới hình thức lan truyền, thông qua cạnh tranh và học hỏi kinh nghiệm. Việc góp vốn bằng công nghệ không nhiều, dù đã xóa bỏ nhiều hạn chế. Cần phân tích sâu thêm nguyên nhân hạn chế chuyển giao công nghệ nhng có thể thấy sự thiếu vắng đầu tư của các công ty đa quốc gia và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có thể là những nguyên nhân quan trọng.
Đóng góp cho ngân sách của ĐTNN tăng nhanh cùng với việc tăng các dự án được phê duyệt và mở rộng hoạt động nhng thấp hơn so với trong nước do được hưởng nhiều chính sách u đãi, miễn thuế. Xu hướng chung về ưu đãi là thu hẹp mức ưu đãi, tiến dần tới mặt bằng như đầu tư trong nước nhng không được thực hiện một cách nhất quán và thường chưa đảm bảo nguyên tắc không hồi tố khi xóa bỏ ưu đãi.
ĐTNN về cơ bản không để lại gánh nặng kinh tế cho nước ta trong tương lai. ĐTNN có mức độ ổn định thấp hơn đầu tư trong nước do phụ thuộc vào tình hình kinh tế của bản thân nước đầu tư (kinh tế nước ta có mức độ ổn định vĩ mô khá cao) nhng thực tế vốn thực hiện không biến động lớn. Đa dạng hóa nước đầu tư (hiện đang tập trung vào các nước châu á) và đẩy mạnh thu hút vốn của các công ty đa quốc gia sẽ hạn chế bớt tác động tiêu cực này.
3.2.2 Về lĩnh vực xã hội
3.2.2.1 Vốn FDI tác động đến xã hội
Vốn ĐTNN đã có nhiều đóng góp quan trọng của vào thành tựu phát triển xã hội của Việt Nam: góp phần XĐGN, tạo nhiều việc làm (đặc biệt là việc làm gián tiếp®), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là kênh tiếp cận với nền công nghệ thế giới, hỗ trợ cho tiến trình hội nhập. Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư là rất rõ ràng (khoảng 1/5 tổng vốn đầu tư giai đoạn 1991-2004). Vai trò động lực, đầu tàu của ĐTNN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất tích cực. Khu vực ĐTNN luôn là đầu tàu trong các lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, với tốc độ tăng trưởng vượt trội. Điều đó cũng thể hiện qua tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực ĐTNN tăng từ 6,3% năm 1995 lên 13,3% năm 2003; đóng góp ngân sách đã lên tới gần 1, 5 tỷ đô la, cải thiện cán cân thanh toán... Thông qua vốn ĐTNN, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đa vào sử dụng tương đối có hiệu quả. Hàng năm, khu vực vốn ĐTNN tạo ra trung bình khoảng 60.000 việc làm mới, chiếm khoảng 5% việc làm mới tạo ra của cả nước. Tuy nhiên, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tỷ lệ này có thể lên tới 20%. So với phần lớn các nước thu hút ĐTNN (cao nhất gồm Singapore 54%, Braxin 23%, Mexico 21%; thấp nhất: Inđônexia 0,8%, Achentina 1,2%, Hàn quốc 2,3%) – Việt nam đạt mức trung bình khá.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những tác động tiêu cực về mặt xã hội của khu vực vốn ĐTNN. Chẳng hạn ĐTNN góp phần làm trầm trọng thêm chênh lệch phát triển KT -XH giữa các vùng trọng điểm và vùng có điều kiện KT -XH khó khăn, làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng miền và các nhóm giầu, nghèo. Nghĩa là góp phần làm tăng thêm những hậu quả xã hội chung của quá trình đầu tư phát triển cao. Đồng thời cũng làm nảy sinh những xung đột xã hội (xung đột lợi ích giữa chủ và thợ, xung đột giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài) xung quanh vấn đề chế độ đãi ngộ về lương, điều kiện môi trường sống của công nhân các doanh nghiệp ĐTNN lớn, vấn đề mất đất và mất công ăn việc làm của nông dân…Một hậu quả nữa là thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và các luồng di dân, gây khó khăn cho việc quản lý và cung ứng hạ tầng, đặc biệt tại khu vực ngoài hàng rào các khu công nghiệp; hạ tầng tại các KCN trở nên quá tải, các dịch vụ thiết yếu không được đảm bảo, làm giảm chất lượng sống đối với lao động ở những khu công nghiệp.
3.2.2.2 Đánh giá chính sách hiện tại
Đánh giá chung là không có dấu hiệu có ảnh hưởng bất lợi của khu vực ĐTNN đối với chính trị, an ninh đất nước cho đến thời điểm này. Xét về xung đột xã hội do khu vực ĐTTTNN gây ra thì ở Việt Nam mức độ còn thấp hơn so với các nước trong khu vực (xung đột xảy ra chủ yếu với các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn không lâu dài, bài bản (Đài Loan, Hàn Quốc). Nhìn chung, các doanh nghiệp lớn có văn hoá đối xử với công nhân và có kỷ cương tốt hơn. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh trước nay cũng đưa ra những cảnh báo về chất lượng của công tác quy hoạch và quản lý. Quy hoạch KCN chưa tính đến đầy đủ những yếu tố hạ tầng xã hội, quy hoạch phát triển ngành còn coi nhẹ vai trò của khu vực ĐTNN. Chính sách lao động và giải quyết các tranh chấp chưa được bài bản, chưa xem xét kỹ ảnh hưởng của thông lệ quốc tế trong tiến trình hội nhập trong khi khung thể chế của ta còn kém hoàn chỉnh….
Vấn đề đình công bãi công không chỉ do mức lương tối thiểu mà do hàng loạt các vấn đề khác nữa liên quan đến quy hoạch, đến chính sách, điều kiện sống đối với người lao động ở các KCN lớn.
Thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt nam chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; 5-10% tỷ lệ thoát nghèo nằm sát ngay ngưỡng nghèo, tình trạng dễ tổn thương còn khá phổ biến do có mức thu nhập thấp, không có dự trữ và việc làm không ổn định. Điều đó cho thấy đóng góp ĐTTTNN vào việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng còn hạn chế. Cụ thể là chênh lệch giữa các vùng miền về mức đầu tư, mức huy động ngân sách, xuất khẩu, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng gia tăng, hệ số GINI tăng từ 0, 28 lên 0,35, trong đó, thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, vùng phát triển tăng nhanh hơn vùng chậm phát triển. Thu nhập khu vực ĐTNN cao gấp từ 2 đến 5 lần khu vực trong nước.
Vấn đề đặt ra đối với chính sách ĐTNN là các giải pháp ưu đãi tài chính không cải thiện được cơ cấu. Các mức ưu đãi hiện nay áp dụng theo ngành nghề (khuyến khích và ít khuyến khích), mức độ sử dụng lao động và mức ứng dụng công nghệ tiên tiến đều cao hơn ở các KCN -KCX; nhất là gần đây, Nghị định 164 đã mở rộng thêm phạm vi ngành nghề, chi tiết và cụ thể hơn đến từng địa bàn ưu đãi. Tuy nhiên nhìn chung, vẫn chưa bao quát được đặc điểm kinh tế -xã hội và nhu cầu từng địa phương, do đó nhìn chung, tác động chỉ dẫn còn chưa nhiều, cũng nh chưa cải thiện đáng kể cơ cấu phân bổ vốn ĐTNN. Các địa phương đều có những giải pháp ưu đãi thêm như: hỗ trợ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí hạ tầng, đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin, làm cầu nối cho đối tác đầu tư, giảm các chi phí không chính thức…nhằm khắc phục các trở ngại do chênh lệch về điều kiện vị trí địa lí, dân trí, trình độ phát triển kinh tế -xã hội, tài nguyên, kết cấu hạ tầng, đặc biệt đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL. Các giải pháp năng động của chính quyền địa phương đã góp phần nâng cao đáng kể sức cạnh tranh thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, cũng gây trở ngại không ít cho công tác quản l?í, giám sát và đánh giá.
3.2.3 Về lĩnh vực môi trường
Trong những năm gần đây, ĐTTTNN ở Việt Nam đã có những tác động tích cực to lớn đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tiến hành ĐTTTNN cũng chứa đựng những bất lợi tiềm tàng về môi trường sinh thái, chủ yếu tác động tới ba lĩnh vực: Gây ô nhiễm môi trường; Làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; và Suy giảm đa dạng sinh học và những tác động về văn hoá. Do vậy, đạt bền vững môi trường là một mục tiêu quan trọng của hoạt động ĐTTTNN, cần được theo đuổi từ khâu lập chính sách, cơ chế khuyến khích, tới khâu quản lý và thực hiện các dự án đầu tư.
Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong suốt thời gian từ 1987 đến nay và các van b?n lu?t B?o v? môi tru?ng đã có một số điều khoản đề cập đến khía cạnh môi trường, nh: khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; không cấp phép đầu t nước ngoài vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến môi trường sinh thái, vv... Tuy nhiên, chưa thiết lập được các cơ chế mang tính khuyến khích cụ thể cho các hoạt động ĐTTTNN bền vững môi trường, mà còn dừng ở mức chung, như khuyến khích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái”. Yêu cầu cụ thể nhất trong các văn bản này là “Chủ đầu tư phải giải trình Đánh giá tác động môi trường của Dự án trong hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư”.
Nhiều doanh nghiệp ĐTNN cho rằng nội dung của một số điều khoản trong các văn bản về môi trường chưa rõ ràng, trong khi các cơ quan quản lý môi trường địa phương lại._. thiếu năng lực giúp họ giải đáp những thắc mắc về các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường. Mặt khác, sự không rõ ràng trong các quy định pháp luật về môi trường cũng là một yếu tố cản trở doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định trong Luật.
Do còn thiếu tính th?ng nh?t trong qu?n lý v? môi trường, nên thu?ng m?i KCN, trong dó có nhi?u doanh nghi?p ĐTNN ho?t d?ng, du?c qu?n lý môi trường theo m?t cách khác nhau.
Một nhận xét tổng quát là đa số doanh nghiệp ĐTNN đã tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, và các doanh nghiệp ĐTNN có kết quả môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên ĐTNN cũng đang gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường ở Việt Nam, chủ yếu do tổng lượng chất thải gây ô nhiễm từ các doanh nghiệp ĐTNN là lớn. Ngoài ra, một số doanh nghiệp ĐTNN chỉ tuân thủ tốt quy định về môi trường khi cơ quan quản lý phát hiện ra tình trạng ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. ĐTNN cung ?nh hu?ng d?n da d?ng sinh thái và m?t s? d? án ĐTNN v? du l?ch d?ch v? cung dã gây nên nh?ng xung d?t v? xã h?i và van hãa.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA HÀ NỘI
1. Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông; Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam. Vị trí địa lý và địa thế tự nhiên đã khiến cho Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1010, Hà Nội đã được Vua Lý Công Uẩn chọn làm thủ đô của cả nước.
Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên ) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.
Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời, sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thành phố Hà Nội nằm ở vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, độ cao trung bình từ 5 – 20 m so với mặt nước biển (chỉ có khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 m – 400 m, với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m). Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao so với các vùng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.
Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1. Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt). Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)
Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phân bố lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 vùng chính sau: vùng đồng bằng (địa hình đặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ nội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và một phần phía Nam của huyện Sóc Sơn; Độ cao trung bình của vùng từ 4 – 10 m, cao nhất khoảng 20 m so với mặt nước biển. Nơi đây tập trung đông dân cư, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc) và vùng đồi núi (chiếm 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Địa hình của vùng khá phức tạp, phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 8°, độ cao trung bình từ 50 - 100 m. Vùng này tầng đất rất mỏng, thích hợp phát triển các cây trồng lâm nghiệp).
1.1.3 Khí hậu
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm.
Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ khác có thể nói Hà Nội có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 92.097 ha, trong đó diện tích đất ngoại thành chiếm 90,86%, nội thành chiếm 9,14%. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 47,4%, đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất chuyên dùng chiếm 22,3%, đất nhà ở chiếm 12,7%, đất chưa sử dụng chiếm 9%.
Hệ thống đất của Hà Nội gồm các nhóm: đất phù sa thuộc hệ thống sông Hồng vừa có quy mô diện tích lớn (91,4% diện tích nhóm) phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các chỉ tiêu lý hoá học đều cao hơn đất phù sa của các sông khác. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng từ trung tính đến kiềm tính yếu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Đất phù sa được bồi đắp bởi các sông khác có màu nâu đậm, thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng; nhóm đất xám bạc màu (diện tích 17.663 ha, bằng 19,23% diện tích đất tự nhiên) tuy nghèo sét, nghèo dinh dưỡng song phân bố hầu hết ở địa bàn cao, thoát nước là điều kiện thuận lợi để gieo trồng cây trồng cạn; nhóm đất đỏ vàng (đất dốc) chiếm 8.386,3 ha. Tuy phân bố hầu hết ở địa hình dốc dưới 15°, độ phì đạt mức trung bình, song hầu hết tầng mỏng, chỉ thích hợp trồng cây hoa màu ngắn ngày, diện tích thích hợp với cây lâu năm chỉ có 780 ha ở tầng dày hơn 50 cm.
1.2.2 Tài nguyên rừng
Hà Nội có 6.740 ha đất rừng, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và một phần không đáng kể ở huyện Đông Anh, Gia Lâm. Hà Nội không có rừng tự nhiên. Khu vực phụ cận quanh Hà Nội cách từ 50 - 100 km có những khu rừng nổi tiếng như Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, rừng Tam Đảo.
Diện tích rừng trồng của Hà Nội đạt 6.720 ha, chiếm 99,7% đất rừng toàn thành phố, trong đó huyện Sóc Sơn 6.656 ha, chiếm 99%. Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo…Ngoài ra, còn có một số loại cây như sơn, gió, quế, cánh kiến, thông là những loại làm nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu. Tổng trữ lượng rừng nói chung khoảng 106.000 m³ gỗ bạch đàn và 286.000 tấn củi.
Rừng của Hà Nội là tài nguyên quan trọng để cân bằng môi trường sinh thái, chống thoái hoá đất đồi. Ngoài ra, rừng còn tạo ra cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho các hoạt động du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần của nhân dân và du khách.
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Hà Nội và vùng phụ cận rất phong phú và đa dạng. Trên diện tích 35.000 km² của Hà Nội và vùng phụ cận có hơn 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản khác nhau đã được phát hiện và đánh giá, khai thác ở các mức độ khác nhau. Khoáng sản cháy rắn có than đá, than nâu, than bùn: đã phát hiện 51 mỏ quặng và điểm quặng, trong đó có 2 mỏ trung bình, 18 mỏ nhỏ, tổng trữ lượng khoảng hơn 200 triệu tấn, chủ yếu là than đá (gần 190 triệu tấn), phân bố theo 2 hướng: Tây Hà Nội và Đông Hà Nội. Khoáng sản kim loại đen có trữ lượng 393,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở phía Bắc – Tây Bắc Hà Nội; măng gan và titan trữ lượng không đáng kể. Khoáng sản kim loại màu: có khoảng 42 mỏ và điểm quặng đồng, chì, kẽm, trữ lượng thấp; khoáng sản kim loại quý chủ yếu là vàng: xác định tại Hà Nội và vùng lân cận có 20 mỏ và điểm quặng vàng; trong đó có 4 mỏ được đánh giá sơ bộ có trữ lượng dưới 1 tấn (Trại Cau, Hòn Khê, Na Lương, Chợ Bến). Khoáng sản vật liệu xây dựng: Hà Nội và khu vực xung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, phần lớn là đá vôi và các loại mác ma khoảng 1/3 diện tích còn lại là vùng đồng bằng lấp đầy các loại sét, cát, cuội, sỏi; đá vôi có trữ lượng khoảng 4 tỉ tấn; đá hoa có trữ lượng 80 triệu tấn; có khoảng 85 mỏ sét các loại trữ lượng khoảng 1 tỉ tấn, trong đó sét gạch ngói là chủ yếu, số còn lại là sét chịu lửa, sét gốm sứ. Các mỏ sét này đều được lộ ra trên mặt đất và hầu hết đang được khai thác. Các loại đá vụn: cuội, sỏi, cát, đá ong…đều có trữ lượng đáng kể, chất lượng tốt, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất công nghiệp.
1.3 Tiềm năng kinh tế
1.3.1 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Hà Nội nằm trên châu thổ sông Hồng và là trung tâm của miền Bắc Việt Nam – là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch.
Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây.
1.3.2 Tiềm năng du lịch
Các yếu tố địa hình, địa chất, thời tiết, khí hậu của Hà Nội thuận lợi cho phát triển thực vật, cây cối bốn mùa xanh tốt, có điều kiện xây dựng một “thành phố xanh, sạch, đẹp”, tạo sức hút lớn đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Hệ thống sông, hồ của Hà Nội với sông Hồng, sông Đuống và nhiều hồ lớn phân bố ở cả nội và ngoại thành tạo cho thủ đô có sức hấp dẫn lớn về du lịch. Một số hồ có tiềm năng độc đáo như: Hồ Tây, Đầm Vân Trì, Hồ Linh Đàm…
Qua gần một nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước. Hệ thống tài sản văn hoá đặc sắc như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… Các lễ hội ở Hà Nội phong phú, đa dạng, đặc sắc và đậm đà bẳn sắc dân tộc, với 259 lễ hội dân gian, tiêu biểu như lễ hội Cổ Loa, Hội Gióng, Hội Đền Hai Bà Trưng, Hội Đống Đa…
Dân cư và phong tục tập quán mang đậm nét người Tràng An với truyền thống thanh lịch, mến khách và những nét độc đáo trong văn hoá ẩm thực. Xen lẫn những kiến trúc hiện đại, Hà Nội vẫn giữ được thành cổ, nhiều khu phố cổ, làng cổ với những nét kiến trúc đặc sắc và đa dạng của một thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hà Nội còn nổi tiếng từ xưa với những nghề và làng nghề thủ công tinh xảo như: nghề làm tranh dân gian Hàng Trống, nghề gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xá, trạm khảm Vân Hà…
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây
2.1 Tình hình chung
Tính đến nay, thành phố Hà Nội đã có 771 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 9,65 tỷ USD.Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng vốn đăng ký. Ngành dịch vụ thu hút đầu tư FDI nhiều nhất, chiếm 70,3% cơ cấu vốn, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 1,5 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra 78.000 việc làm, đóng góp 10% thu ngân sách cho thành phố, chiếm 16% GDP của thành phố.
2.2 Năm 2004 - 2007
Với 106 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới và bổ sung vốn, đạt tổng vốn đăng ký trên 290 triệu USD, năm 2004 được coi là năm khá thành công của Thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực này. Đó là chưa kể hai dự án có tổng số vốn lên tới 770 triệu USD đầu tư vào bất động sản và hạ tầng viễn thông đã cơ bản hoàn tất thủ tục từ cuối năm 2004, đang chờ được cấp phép. Năm 2004 đạt 119% về số dự án và 179% về tổng vốn đăng ký.
Bảng 4 : Các dự án đang thực hiện
Đơn vị tính: USD
Tên dự án
Ngày cấp
Vốn đầu tư
Công ty TNHH Điện tử Schimidt Việt Nam
20/10/2004
300.000
Công ty TNHH AIV Việt nam
23/09/2004
300.000
Cty TNHH Cunningham Lindsey Việt nam
24/12/2001
70.000
Công ty tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ IBH
22/10/2001
1.000.000
Công ty Tư vấn Thụy sĩ
10/07/2001
150.000
Cty Liên doanh TNHH tư vấn y tế Mediconsult Việt Nam
04/07/2001
160.000
CTLD tư vấn và hỗ trợ tiếp thị Ringer - Diano
28/04/2000
100.000
Công ty giám định TNHH ITS Việt Nam
02/02/1998
880.000
APAVE Việt nam & Đông Nam á
08/12/1997
1.150.000
Cty TNHH Tư vấn Thể thao Việt nam
14/11/1997
20.000
Công ty cung cấp dvụ bảo vệ
19/01/1995
1.000.000
Cty TNHH KPMG
17/05/1994
4.000.000
Nguồn :http:// www.hapi.gov.vn
Trong cơ cấu vốn đăng ký năm 2004, số vốn của các dự án đang hoạt động xin điều chỉnh tăng đạt 149,6 triệu USD (thuộc 32 dự án), còn lại là vốn đăng ký mới của 74 dự án. Đa số dự án mới được cấp phép đầu tư là dự án 100% vốn nước ngoài (60/74 dự án), còn lại là liên doanh (13 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (1 dự án). Trong số dự án tăng vốn đầu tư có 27 dự án 100% vốn nước ngoài, 5 dự án liên doanh. Số vốn đầu tư lớn nhất là CaNon, với khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Hà Nội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 1,5 tỷ USD.Đứng thứ hai trong cả nước về kết quả trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ sung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD.
Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 với tổng vốn là 50 triệu USD; dự án xây khách sạn 5 sao của Tập đoàn Charmvit, tổng vốn 80 triệu USD; dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng - căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam - Hà Nội với số vốn 500 triệu USD.
Hiện nay, Hà Nội đang chủ trương kêu gọi các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, điện tử - tin học, thiết bị điện, phần mềm, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, cơ kim khí và những dịch vụ tiến tiến như ngân hàng, tài chính, siêu thị, khách sạn cao cấp, nhà ở khu đô thị mới. Những lĩnh vực, ngành kinh tế trên đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý hiện đại nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế thủ đô.
Tính đến hết tháng 9, có 26 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký 188 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đầu tư tại thành phố tăng 80% (236/131 dự án); tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128/801 triệu USD). Như vậy, Hà Nội đã vượt 12% về số dự án và đạt 87% tổng số vốn đầu tư so với kế hoạch năm 2007. Việc hàng loạt các dự án điều chỉnh tăn vốn cho thấy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào tương lai hoạt động ở Hà Nội. Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo dự báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ nay đến cuối năm 2007, một số dự án FDI với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để có thể cấp phép hoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội ( liên doanh của Tổng Công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản với tổng vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD), dự án Công viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land ( Malaixia), dự án khu công nghệ cao… Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2007 với tổng số vốn đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Trong mấy tháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010.
2.3 Năm 2008
Tính đến ngày 22/02/2008 Hà nội thu hút được tổng cộng 44 dự án cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 46,9 triệu USD, trong đó:
- Dự án cấp mới là 39 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 14,1 triệu USD; trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất là Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam với vốn đầu tư 5 triệu USD.
- Dự án tăng vốn là 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 32,8 triệu USD; trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt Nam tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony tăng 4 triệu USD.
Ước tính đến hết tháng 2/2008 Hà Nội sẽ thu hút được 46 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 546,9 triệu USD, trong đó sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án mới là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland- Anh), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK). So với cùng kỳ năm trước số dự án tăng 59% (46/29), còn số vốn đầu tư tăng gấp 4,1 lần (546,9/130,9).
2.4 Đánh giá chung
2.4.1 Yếu tố tích cực
- Cơ chế thông thoáng tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nguồn lao động của thành phố dồi dào giá nhân công rẻ, có chất lượng cao hơn lao động các tỉnh khác.
- Số lượng khu công nghiệp, khu chiết xuất tăng lớn trong thời gian gần đây, dẫn đến nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đối tượng đầu tư nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất cho mình.
- Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội văn hóa lớn nhất trong cả nước, tập trung nhiều đầu mối kinh tế, thuận lợi trong việc lưu thông sản phẩm tạo ra của các nhà đầu tư. Có nhiều trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp dạy nghề, nguồn nhân lực trong tuổi lao động lớn, lương cao chính vì vậy nên thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao đến làm việc.
- Chuyển giao được các công nghệ cao.
2.4.2 Các vấn đề còn hạn chế
Gánh nặng lớn nhất là vấn đề đất đai nếu dự án không triển khai và không thanh lý được. Tiếp đó là vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư không thích hợp dưới góc độ kiến trúc, lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng. Yêu cầu chính trị, an ninh quốc phòng là một trong những yếu tố làm cho việc cấp phép thiếu rõ ràng, mất thời gian và cho đến nay vẫn chưa giải quyết được.
Sự tồn tại của cơ quan quản lý khu công nghiệp khu chế xuất ở trung ương và địa phương tạo ra hai chế độ chính sách, hai cơ chế về đầu tư nước ngoài. Điều này góp phần làm cho tình trạng thiếu nhất quán giữa các địa phương trong thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài càng thêm trầm trọng và gây sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Thiếu hạ tầng và lao động có tay nghề cần thiết là những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Vì vậy nhà nước cần đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào chính những lĩnh vực này. Trong khi tạm thời chua giải quyết được ngay vấn đề thiếu hạ tầng và lao động thì các yếu tố khác như cải cách thủ tục hành chính, cung cấp thông tin sẽ góp phần đáng kể thu hút đầu tư.
Việc triển khai thực hiện chính sách ĐTNN còn nhiều hạn chế do chất lượng còn thấp của công tác quy hoạch. Cụ thể là Quy hoạch còn thiếu cụ thể; một số ngành, sản phẩm quan trọng chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch đa ra triển khai chậm, dự báo thiếu chuẩn xác, thêm vào đó chủ trương luôn thay đổi, buộc địa phương phải chờ đợi xin ý kiến, mất thời gian, gây tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư. Nhiều hạn chế trong các quy hoạch ngành không phù hợp với các quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế.
Số lượng và quy mô KCN đã tăng gấp 2 dự kiến, tỷ lệ lấp đầy thấp, hạ tầng bất cập, giá thành cao làm triệt tiêu các u đãi. Các tỉnh thành lập KCN có tính chất phong trào, hầu hết thiếu nguồn lực đầu tư KCHT KT-XH, do đó chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Giá phí hạ tầng cao, triệt tiêu lợi thế về giá thuê đất rẻ. Việc sử dụng đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp chiếm đất lớn, chưa tính kỹ đến hậu quả về mặt xã hội.
Công tác quản lý Nhà nước về ĐTTTNN còn bất cập. Phân cấp ủy quyền phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, nhưng nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng hoặc chưa đúng mức, hoặc quá mức và cả hai đều có hậu quả. Địa phương đều đa ra các quy chế riêng, phá vỡ thế cân đối chung, tạo cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt còn thiếu cơ chế kiểm tra giám sát.
Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng tâm l?í rất mạnh đối với các nhà đầu tư. Cụ thể là chính sách liên quan trực tiếp đến ĐTTTNN hay thay đổi. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chậm được giải quyết (điều chỉnh của các luật, quy định chuyên ngành đất đai, quản lý ngoại hối, công nghệ, môi trường, lao động, xuất nhập cảnh…). Việc thực thi pháp luật, chính sách có lúc còn chưa nghiêm ở các cấp thực hiện (thủ tục cấp đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng, cấp visa, tuyển lao động...).
3. Các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố trong khung khổ chung của đất nước.
Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện bốn lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đỏi này thể hiện nỗ lực của chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo hướng hộ nhập của Việt Nam.
Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam trong 17 năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là:
(1) Thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và nhà nước đối với khu vực có vốn FDI. Trong thời ký đất nước mở cửa thì quan điểm của đảng và chính phủ khác nhiều so với thời kì đất nước còn đóng cửa. Khi hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đảng và nhà nước ta cho rằng yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Việc thu hút vốn đầu tư không những nhằm tạo tăng trưởng xóa đói giảm nghèo mà còn có khả năng trong việc tạo công bằng xã hội
(2) Chính sách thu hút vốn FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Các nước trên thế giới đều muốn thu hút vốn mạnh để phát triển đất nước mình chính vì vậy việc thu hút vốn của Việt Nam cũng ặp nhiều trở ngại lớn trong việc cạnh tranh này.
(3) Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Việt Nam thực hiện những cam kết này cũng là một yếu tố để thu hút vốn đầu tư, thực hiện các luật đầu tư mà tổ chức đề ra, tạo được sự yên tâm trong công cuộc đầu tư vào đất nước.
Bảng 5: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Lĩnh vực chính sách
Luật sửa đổi năm 1992 đến 1995
Luật sửa đổi năm 1996 đến hết năm 1999
Luật sửa đổi năm 2000 đến nay
Trình tự đăng ký
+Dự án FDI được nhận giấy phép đầu tư trong vòng 45 ngày.
+ Sau khi có giáy phép gia nhập, doanh nghiệp FDI vẩn phải xin đăng ký hoạt động.
+ Doanh nghiệp FDI được tự lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trên 80% được ưu tiên nhận giấy phép sớm.
+ Ban hành doanh mục doanh nghiệp FDI được đăng ký kinh doanh không cần xin giấy phép.
+ Bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư FDI
Lĩnh vực đầu tư
+ Khuyến khích các dự án lien doanh với doanh nghiệp trong nước, hạn chế dự án 100% vốn nước ngoài
+ Khuyến khích doanh nghiệp FDI dy vào những lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghẹ cao
+ Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI cho giai đoạn 2001 – 2005.
+ Mở rộng lĩnh vực cho phép FDI đầu tư xây dụng nhà ở.
+ Đa dạng hóa hình thức đầu tư, được mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước.
Đất đai
+ Phía Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án FDI.
+ Dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
+ UBND địa phương tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dự án được duyệt; doanh nghiệp thanh toán tiền giải phóng mặt bằng cho UBND.
+ Được quyền cho thuê lại đất đã thuê tại các khu công nghiệp, khu chế suất.
+ Được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất
Tỷ giá ngoại tệ
+ Các dự án FDI đầu tư hạ tầng và thay thế nhập khẩu được nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ.
+ Các doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực khác phải tự lo cân đối ngoại tệ, nhà nước không chịu trách nhiệm về cân đối ngoại tệ đối với các dự án này
+ Tự bảo đảm cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt động của mình.
+ Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%) sau đó nới dần tỷ lệ này.
+ Doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ với sự cho phép của ngân hàng nhà nước
+ Được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu giao dịch theo luật định.
+ Bãi bỏ yêu cầu chuẩn y khi chuyển nhượng vốn, giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
+ Giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%.
Xuất nhập khẩu
+ Doanh nghiệp phải bảo đảm tỷ lệ xuất khẩu theo đã ghi trong giấy phép đầu tư.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp FDI không được bán ở thị trường Việt Nam qua đại lý.
+ Doanh nghiệp FDI không được làm đại lý xuất nhập khẩu
+ Bải bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.
+ Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa đối với xét xuất xứ hang hóa xuất nhập khẩu.
+ Thu hẹp lĩnh vực yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu 80% sản lượng.
+ Doanh nghiệp FDI được tham gia dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu.
Thuế
+ Áp dụng thuế ưu đãi cho các dư án đầu tư vào các lĩnh vực đạc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong vòng 15 năm kể từ khi hoạt động.
+ Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không bao gồm phần bù trừ lợi nhậun của năm sau để bù cho lỗ của các năm trước.
+ Không được tính vào chi phí sản xuất một số khoản chi nhất định.
+ Thuế nhập khẩu được áp với mức giá thấp trong khung giá do bộ tài chính quy định
+ Miễn thuế nhập khẩu đổi với thiết bị, máy móc vận tải chuyên dung, nguyên liệu vật tư…
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để xuất khẩu sản phẩm.
+ Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian với tỷ lệ tương ứng
+ Bãi bỏ quy định buộc doanh nghiệp FDI trích quỹ dự phòng.
+ Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
Nguồn: Dự án CIEM-SIDA
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007- 2010.
4. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế thành phố Hà Nội
4.1 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực của thành phố
Năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Tác động của hội nhập kinh tế đến việc làm và thị trường lao động Việt Nam được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tình trạng thất nghiệp và nghèo có thể gia tăng. Vì dưới tác động của cạnh tranh, có những doanh nghiệp sẽ bị phá sản, hoặc thu nhỏ sản xuất, và sẽ dẫn đến việc lao động bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Trong khi đó, thị trường lao động sẽ hình thành theo hướng liên thông mở trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường lao động Việt Nam, và nếu lao động trong nước không được đào tạo tốt, có kỹ năng đáp ứng yêu cầu thì cũng sẽ bị cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.
Ngược lại, chính quá trình hội nhập cũng tạo thêm được nhiều việc làm có năng suất cao, trước hết là ở khu vực có vốn FDI và thông qua việc xuất khẩu các loại máy móc thiết bị. Từ đó, sẽ xây dựng và phát triển được một bộ phận việc làm hiện đại với năng suất cao, tác động lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế. Lao động Việt Nam khi được “so tay” với lao động ngoại quốc có kỹ năng tốt cũng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Hội nhập chính là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để nhanh chóng tiếp cận trì._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27544.doc